Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Cập nhật Tin thứ Hai, 29-10-2012

CỰC NÓNG!  Đại biểu Đặng Thành Tâm trở lại họp Quốc hội (TP). Đề nghị “đồng chí X” phát biểu cảm tưởng!
- VTV-Bản tin tài chính trưa 29-10-2012  “… Dường như các nhà đầu tư không còn quan tâm tới thị trường nữa … Chỉ đến khi thông tin đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm bất ngờ xuất hiện để tham gia kỳ họp quốc hội được công bố lúc 10h sáng thì thị trường trở nên nhộn nhịp hơn”.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Không quân VN trước sứ mệnh ngăn chặn các mối đe dọa từ biển (NLĐ/ĐV).
- Đại biểu Đặng Thành Tâm trở lại họp Quốc hội (TP). – Ông Đặng Thành Tâm bất ngờ xuất hiện tại Quốc hội (Đào Tuấn).   - TÂM ĐI RỒI TÂM LẠI VỀ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Tâm đi rồi Tâm lại về,/ Đánh nhau chí tử lại huề rồi sao?
- Thủ tướng đã “trốn” vụ tiếp xúc cử tri Hải Phòng rồi, mà giờ còn xúi Ông Khanh, hãy gửi thư kêu cứu cho Thủ tướng! (Quê Choa). “Thủ tướng đã rất đồng tình việc không để thủ tướng làm trưởng ban chống tham nhũng, vì ngài biết thừa đó là việc vừa đá bóng vừa thổi còi rất nguy hại cho đất nước, thì hà cớ gì ngài để cho Hải Phòng vừa đá bóng vừa thổi còi?
 - “Cắt” 832 ha rừng phòng hộ để tái định cư thuỷ điện (SGTT). – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thành Trí: Dừng ngay việc triển khai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6, 6A (SGGP). – “Họ không phải là những người tử tế!” (NLĐ/ Saving Cát Tiên). Độc giả nào chưa ký thỉnh nguyện thư, xin mời vào đây ký phụ một tay, trước khi nhóm chuyển lên QH. Nếu mất VQG Cát Tiên, sẽ là tổn thất lớn đối với cư dân trong khu vực nói riêng và người dân VN nói chung.
- Vụ án Công ty cho thuê tài chính 2: Yêu cầu làm rõ trách nhiệm một số cá nhân (TT).
- Khi bộ Tài chính tính thu cả phí xe đạp điện… là lúc kinh tế đất nước cùng kiệt quá rồi (TVN). Gợi ý thêm một nguồn thu nữa: Phí đi bộ!   – Nên thu phí ai? (TT).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chống gia cầm nhập lậu: Lòng vòng “chuyền bóng” trách nhiệm (NNVN).
- Đàm Hà Phú: NGOÀI CƠM ÁO, CŨNG CẦN TÌNH NGHĨA (Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ
- Sóng gió Yasukuni (Petrotimes).

 Chính trị – Xã hội

Phản đối Trung, Đài âm mưu hút dầu khí Biển Đông -Vietnam Plus   —-  Trung Quốc, Đài Loan âm mưu hút dầu khí Biển Đông - Báo Đất Việt—-Nỗ lực phi lý của học giả Trung Quốc, Đài Loan - Thanh Niên   —-Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông khó được ký kết sớm - Petrotimes    —–Chuyện về một “Bermuda”của Việt Nam -Đại Đoàn Kết    —Báo Malaysia: Nhật Bản muốn đối phó với TQ phải có vũ khí hạt nhân (GDVN)
« Học giả » Đài Loan và Trung Quốc kêu gọi hai bên hợp lực khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông (RFI)    —Bắc Kinh dùng chiến lược ‘Trung Quốc trước tiên’ (TVN)
Sáng 29/10: Tâm bão số 8 trên vùng bờ biển Hải Phòng-Thái Bình - Hà Nội Mới   —- Bão liên tục ngoặt hướng, giật cấp 15  (VTC)—-3 người chết, tháp truyền hình đổ sập vì bão Sơn Tinh  -VnExpress - Tối 28/10, bão Sơn Tinh (mạnh cấp 11) hoành hành khắp các huyện ven biển từ Ninh Bình tới Hải Phòng. Ít nhất 3 người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, điện lưới…
Quảng Bình: Sóng đánh sập nhiều đoạn đê biển gây thiệt trên 30 tỷ đồng -QĐND  —-Bão quét qua Cát Bà, Cô Tô, sóng biển cao 5 – 6m (VTC)   —Ảnh: Hàng ngàn người chạy bão số 8 (VTC)    —-Hình ảnh sức tàn phá kinh hoàng bão Sơn Tinh (VTC)   —-Đứt lồng bè nuôi cá trong bão, nhiều ngư dân trôi dạt   —–Thiệt hại hàng chục tỉ đồng vì bão số 8 (NLĐ)
Thủ tướng san bớt trách nhiệm ở tập đoàn nhà nước - VnExpress   —–Vẫn còn hi vọng tăng lương vào 1/5 năm sau? - Dân Trí    ——Giáo dân Cồn Dầu không còn hy vọng (RFA)    —-Bộ trưởng Ireland xem xét kết quả của chương trình trợ giúp VN (RFA)   —Lương tâm và lương tháng (BBC)
Sắp công bố kỷ luật ở EVN (VNN)   —-Luật Đất đai và những bức xúc không thể bỏ qua (TVN)    —-Sẽ lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng(VNN)   —-Chống tham nhũng: Phải minh bạch tài sản! (NLĐ)
Lo ngại bội chi ngân sách  (TN) -Còn 2 tháng nữa mới hết năm, nhưng con số bội chi ngân sách Tổng cục Thống kê công bố ngày 27.10 đã lên tới hơn 155.000 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm Quốc hội phê duyệt là 140.200 tỉ đồng.    —–Rủi ro ngân sách  (TN) -Tuần này, Quốc hội (QH) sẽ có 2 phiên thảo luận quan trọng về tình hình kinh tế xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách năm 2013.
Gặp đại biểu từng chất vấn chuyện ‘bầu’ Kiên(VNN)    —–Siết nhập cư, Hà Nội chỉ giảm được dân trên giấy(VNN)
Dự luật đất đai sửa đổi: Đâu là những điểm mới?  -TT – Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc phỏng vấn xung quanh vấn đề mới được đưa ra trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Khóc ròng với trạm thu phí  (NLĐ) -Trên nhiều tuyến quốc lộ trong cả nước, mật độ các trạm thu phí được xây dựng dày đặc nhằm mục đích tận thu. Hầu hết các trạm tiền thì thu đủ nhưng bỏ mặc đường sá xuống cấp.

Trần Thị Lành – Thư ngỏ gửi ngài Chủ tịch Nước (X-Cafevn)

Tôn Nữ Thị Ninh – Xây dựng thương hiệu và khởi nghiệp tại Việt Nam [video] (Danluan)

Hoàng Linh Vương – Đảng có quyền tha tội cho Đồng Chí X?(Danluan)

Người Buôn Gió – Kế gom vàng(Danluan)

Linh mục Đinh Hữu Thoại chia sẻ về sự việc các thanh niên yêu nước bị bắt cóc và tự do tôn giáo tại Việt Nam (RCTM)
Trao đổi cùng Dân Biểu Liên bang Dan Lungren về sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ các nhà dân chủ, yêu nước một cách phi lý. (RCTM)
Khuất Đẩu – Annam Style (Danluan) -Từ điệu nhảy lạ lùng đó, hãy tưởng tượng những dân oan mất đất mất nhà, một sớm đẹp trời, không cầm đơn biểu tình mà đeo một cái ống thổi lửa lòng thòng dưới háng hay một cái quạt mo không cần phành ra cũng cắt được ba góc, tất cả vạn người cùng nhảy chóc chóc thì thử hỏi nhà cầm quyền lấy cớ gì mà đánh ai, bắt giữ được ai. Không chừng công an cũng đành phải vung roi điện, dùi cui lên trên không mà nhảy theo mệt nghỉ.
Lê Nguyên Bình – Đừng bất mãn khi đảng độc tài cứ ngoan cố! (Danluan)
GĐ Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo theo kiểu “tiếp tay” cho sai phạm?  (GDVN)   —–Thông tin mới nhất về tập đoàn Vinashin(GDVN)   —-Lá thư kêu oan của Nguyên Phó Chủ tịch Tiên Lãng có gì? - Dân Việt   —-Ông Đặng Thành Tâm lại đi họp Quốc hội (Dantri)    —-Thủ tướng sẽ nắm trực tiếp dưới 10 Tập đoàn nhà nước (Dantri)    ——VnEconomy   -5 vấn đề được đề nghị làm rõ tại thủy điện Sông Tranh 2
Những biểu hiện thời tiết dị thường của biến đổi khí hậu ở Việt Nam   (Dân trí) – Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường.

Kinh tế

Không nên vội chuyển sang vàng miếng SJC - (Chinhphu.vn)   —-‘Không có chuyện độc quyền trong kinh doanh vàng’ (VTC)
Chính phủ ủng hộ việc hạ giá, bán nhà giá rẻ (VTC)   —-Căn hộ 10 triệu/m2: Đừng nói là không thể (VEF)   —Lo 50% hợp tác xã sẽ giải thể (TT)
Thương mại VN – Kampuchia đạt gần hai tỷ rưỡi đô la trong 9 tháng (RFA)   —-Việt Nam xuất khẩu 6 triệu 900 ngàn tấn gạo (RFA)
Đức đứng trước nguy cơ suy thoái (VEF)   —-Nhà đầu tư Nhật Bản chiếm gần 50% vốn FDI của Việt Nam (TN)
“Soi” các ngân hàng sắp tái cơ cấuVIR - (baodautu.vn)  -Phương án tái cấu trúc các ngân hàng thuộc diện tái cấu trúc từ nay đến cuối năm đang dần hé lộ      —-Tập đoàn Vinashin sẽ thành tổng công ty? - SGTT     —-Truy tìm “đồng phạm” khiến bất động sản đóng băng - VnMedia

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Không đi học thêm, bị hạ điểm, sỉ nhục - (NLĐO) – Một số phụ huynh phản ánh nhiều năm liền các học sinh không đi học thêm đã bị cô Lê Thị Kim Nguyên (giáo viên môn vật lý, trường THCS Cao Bá Quát,…   —Giáo viên thất nghiệp và trách nhiệm giáo dục (VNN)

“Vây” công ty tư vấn du học đòi lại tiền - Tuổi Trẻ    —-Lại “bán trường” để tránh giải thể - Tuổi Trẻ    —–Giáo dục Thời đại -Vẫn còn căn bệnh hình thức    —-Giáo dục Thời đại -Giáo viên phải là người gieo hứng thú, khơi gợi sáng tạo
Giáo viên ngang nhiên ‘đì’ học sinh, sỉ nhục phụ huynh (VTC) -“Tao chấm vậy là đúng, mày nghe lời con mày thì cứ lên trường mà hỏi hiệu trưởng ấy” và dí tay vào mặt chị. >>>>Đuổi cô giáo ép học sinh khạc nhổ bạn học  >>>>Bức xúc cô giáo xách tai bé mẫu giáo
Ký sự tân cử nhân dài cổ chờ việc (VNN)    —-Học trực tuyến tiếp tay cho viết luận thuê? (VNN)    —-Đề án đổi mới giáo dục: Thiếu nội dung xứng tầm (TN)   —Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh?   (GDVN) – Từ thời các triều đại Phong kiến ở thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19, giáo dục được rập khuôn theo Trung…
Tìm lối thoát cho giáo dục bằng… du học  (VNN) -Dù đã có một số cái giá phải trả, nhưng ước mơ được “thoát khỏi” môi trường giáo dục trong nước là sự thật hiện hữu?   —-Nghỉ hè là thất nghiệp  (NLĐ) -Đa số cán bộ, giáo viên tại các trường ngoài công lập chỉ được ký hợp đồng thời vụ hoặc dưới 12 tháng, nhiều nguy cơ mất việc trong khi áp lực công việc caoGiáo viên thất nghiệp và trách nhiệm giáo dục (GDVN)

16 dấu hiệu có thể bạn bị nhiễm HIV   (GDVN)    —Nhiều suất học bổng toàn phần ĐH và sau ĐH tại Ả-rập Xê-út (GDVN)   —-Học bổng từ Đại học Manchester, Anh (GDVN)
“Sẽ giảm được 2/3 “tiến sĩ giấy”, nếu…”  – Tạp chí ĐẸP - “Tôi tin chắc rằng chỉ cần siết chặt tiêu chuẩn ngoại ngữ là đã có thể giúp giảm bớt ít nhất 2/3 số tiến sĩ “giấy” hiện nay, ít ra là trong lĩnh vực tôi…
Hãy quan tâm thiết thực tới các cựu nhà giáo đang dần vắng bóng!  (Dân trí) – Theo dự kiến vừa công bố, các nhà giáo về hưu trong khoảng thời gian từ đầu năm 1994 cho tới cuối năm 1998 (5 năm) sẽ được trợ cấp 1 lần khoản tiền (những) 2 triệu đồng (!). Kinh thế cơ chứ! Tôi tin là nhiều cụ sẽ… rưng rưng nước mắt…  >>  Bức thư ngỏ gửi Ban soạn thảo trợ cấp nhà giáo

Thế giới

Nhật tăng cường năng lực bộ binh - Pháp luật TP   —-Tướng Trung Quốc: Áp dụng chiến tranh du kích với Nhật trên biển -VnMedia   —-Cựu thủ tướng Ý dọa lật đổ chính phủ (NLĐ)

Dân Trí Sóng thần đã ập đến Hawaii     —-Bão Sandy có thể là trận bão lớn nhất thổi vào nước Mỹ (RFA)     —-‘Siêu bão’ sẽ ảnh hưởng ra sao đến bầu cử ở Mỹ (VOA)   —Dân miền đông Hoa Kỳ chuẩn bị trước trận ‘Siêu bão” (VOA)   —-Các vấn đề bầu cử của Mỹ: Vai trò của chính quyền (VOA)
Người dân Ukraina đi bầu trong lúc thủ lãnh đối lập đang ở tù (RFA)   —Ukraina bầu Quốc hội, một trắc nghiệm dân chủ (RFI)    —-Bầu Quốc hội vòng hai tại Litva (RFI)  —-Thủ tướng Ấn cải tổ nội các trước bầu cử(RFA)
Thủ tướng Julia Gillard: Sự trổi dậy của châu Á sẽ giúp nước Úc(RFA)   —-Úc nói kiềm chế TQ là ‘không thể’ (BBC)
Hơn 26.000 người Miến phải sơ tán vì xung đột tôn giáo(RFA)   —-LHQ: 22,000 người Miến Điện phải dời cư vì giao tranh (VOA)    —Phủ tổng thống Miến Điện thừa nhận tình hình nghiêm trọng ở Rakhine (RFI)
Giao tranh tiếp diễn ở Syria dù có lệnh ngưng bắn(VOA)    —-Palestine trả đũa vụ không kích của Israel(VOA)  —–Nigeria: Bạo động làm 9 người chết(VOA)   —–Bom nổ ở Iraq, ít nhất 2 người thiệt mạng(VOA)
Trung Quốc đình chỉ một dự án ở miền đông sau nhiều ngày biểu tình(VOA)   —Dưới áp lực biểu tình, Trung Quốc ngưng một dự án nhà máy lọc dầu (RFI)   —-Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ? (RFI)    —-Trung Quốc cần cải cách toàn diện (RFI)    —–Bước khởi nghiệp của Tập Cận Bình -VnExpress
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc (BBC)   —-Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dọa kiện nhật báo Mỹ New York Times (RFI)

Eloy Gutierrez Menoyo  <<<===Nhà đối kháng chống Castro qua đời  (BBC) –  Nhà bất đồng Eloy Gutierrez Menoyo, cựu đồng chí của Fidel Castro, qua đời ở Havana.
    Ca sĩ Anh Gary Glitter, từng bị ba năm tù ở Việt Nam, bị bắt trong vụ Savile (RFI) -Vụ xì-căng-đan người dẫn chương trình truyên hình nổi tiếng của BBC là Jimmy Savile, bị nghi ngờ tấn công tình dục trẻ vị thành niên trong suốt bốn thập kỷ, đến hôm nay 28/10/2012 lại mang tầm vóc…
Nhật Bản : Người tiêu dùng vẫn e ngại hải sản vùng Fukushima (RFI)   —Bộ phim Iran về Mahomet thách thức ưu thế của Ả Rập Xê Út (RFI)
Iran nhiều năm trời bí mật do thám Israel không bị phát hiện?(GDVN)   —-Phi công “non” trên tàu sân bay Liêu Ninh rất dễ gây thảm hoạ thê thảm (GDVN)    —-Quân đội Mỹ – Hàn phô diễn sức mạnh tại căn cứ không quân Osan(GDVN)   —-Video: Hải quân Mỹ thử nghiệm tàu bắn tên lửa điều khiển từ xa(GDVN)


 Tuyệt tác trên cơ thể mỹ nữ Nhật (VNN)====>>>
Tháng 11 sẽ có kết luận xử lý sai phạm ở EVN(VTC News)    —Giang hồ khét tiếng Thành Nam làm an ninh phường (VTC)   —–Pháp luật TPHCM -Cướp giật gia tăng, chính quyền ở đâu?    —–ANTĐ -Nạn nhân bị bắn bằng súng tự chế    —2 cô giáo chết bất thường: Chờ công bằng - Khampha.vn   —–Truy bắt băng cướp táo tợn trên quốc lộ 19 (TN)
Nạn trộm chó và những chuyện đau lòng – Bài 3: Nghiện ngập và liều lĩnh - Pháp luật TPHCM   —–Bình Định: Bọ xít hút máu người trở lại (VTC)    —-Người đàn ông chết bất thường trước cổng nhà (VTC)   —Yêu cầu làm rõ tội tham ô tại ALCII
Những cô dâu khốn khổ vì vàng  (VNN) -Giữa tiếng nhạc xập xình của đám cưới, nhìn cô dâu đeo vàng đến gãy cả cổ, hai họ đều cười râm ran, chẳng có ai biết rằng chỉ sau một đêm về nhà chồng, Minh đã bị lột sạch để… trả nợ
Tín dụng đen bủa vây cổng Suối Tiên  (NLĐ) -Để có thể yên ổn làm ăn, hàng trăm người bán hàng rong, chạy xe ôm… đều bị buộc trở thành con nợ của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi
Chủ trốn, giám đốc lãnh đủ! (NLĐ)   —-Giám đốc “con” của Công ty Tâm Mặt Trời bỏ trốn (NLĐ)     —Cướp 4 vụ, đâm chết 1 người chỉ trong buổi sáng (NLĐ)   —–Truy nã kẻ giả danh “sĩ quan tình báo” chuyên lừa tình, tiền (NLĐO)
Xe tải sụp “hố tử thần” -TT – Chiều 28-10, một chiếc xe tải nhỏ đã bị sụp bẫy “hố tử thần” ngay ngã tư Nguyễn Duy Dương – Hùng Vương (P.9, Q.5, TP.HCM).
Cận cảnh đoàn tàu chục tỷ bị thiêu rụi, bán sắt vụn tại Nha Trang  (GDVN) – Những chiếc tàu được mua với giá hàng tỷ đồng nay được bán với giá mỗi chiếc vài chục triệu đồng.    —-Xe máy lại bốc cháy trơ khung trên cầu Chương Dương (Dantri)

Lớn chuyện với “đồ nhỏ”!  (Dantri) -Sự việc ngày 26/10 người dân và cơ quan chức năng ở Quảng Nam phát hiện những chiếc áo dây nịt ngực nhãn hiệu Trung Quốc bên trong chứa những gói chất lỏng màu trắng, khi chảy ra dính vào tay gây ngứa ngáy, khó chịu đang làm nhiều phụ nữ lo lắng.

 

 1328. Tâm lý không bị trừng phạt

BoxitVN
Phạm Toàn
Mở đầu chủ nhật lan man
Suốt năm ngoái cho tới hôm nay, mình hiệu đính cả thảy 8 hoặc 10 cuốn gì đó trong bộ sách Triết học cho trẻ em của nhà xuất bản Tri thức.
Bản thảo mới xong vừa gửi lại ban biên tập có chủ đề tính ác và cái ác của con người (không phải tính ác của con vật) – con vật không ác, ai không tin, xin cứ coi lại đoạn băng cưỡng chế đầm của anh hùng nông dân hiện đại Đoàn Văn Vươn. Trong đoạn băng này, có cảnh một người mấy lần đùn đẩy chú cảnh khuyển, nhưng chú không chịu tiến lên.
… sang một câu hỏi triết học
Trong cuốn sách mới hiệu đính, nhan đề Cả ngàn lý do để mà ác, có đoạn đối thoại dài của Platon trong cuốn Nền Cộng hòa, một trong những người đối thoại nêu quan điểm riêng về việc con người ta làm điều thiện và làm điều ác.
Người đối thoại này kể câu chuyện về một anh chăn cừu tên là Gygès, vốn là một người tốt bụng. Tình cờ Gygès nhặt được một chiếc nhẫn thần giúp anh trở nên vô hình. Khi đó anh ta làm gì? Anh ta không cưỡng được: anh ta vào trong cung điện, lên giường của hoàng hậu, rồi giết vua để thế chỗ ông ta. Khả năng vô hình tạo cho anh ta tình trạng không bị trừng phạt; và với tình trạng không bị trừng phạt, tất cả đức hạnh, tất cả thiện ý đều tan biến.
Tác giả viết như người vừa bắt được vàng, chỉ vì đã có vũ khí cho luận điểm mới của mình – tác giả nêu câu hỏi : “Nào, bây giờ giả dụ là chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị bắt quả tang, sẽ không bao giờ bị trừng phạt, liệu bạn sẽ không bao giờ làm điều ác chứ?
Lập luận của người đối thoại là như sau : khả năng tàng hình là gì? Đó là cách diễn đạt đồng nghĩa của khả năng không bị bắt quả tang làm điều ác như vậy là khả năng không thể bị trừng phạt.
Một khi kẻ thủ ác có được cơ chế thần linh hoặc chính trị để không bị trừng phạt thì … thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, chắc chắn là chỉ có chú cảnh khuyển của Công an Hải Phòng là còn có… tính người.  
… và một lời kính thưa
Kính thưa một ông nào đó vẫn đang thực lòng tin tưởng hoặc giả vờ tin tưởng vào nền đạo lý dựa trên phê bình và tự phê bình để sửa chữa cái xấu, cái ác trong xã hội.
Liệu đó là kết quả của một trình độ lý luận hay đây chỉ là việc thuận miệng ghép phê bình và tự phê bình vào với nhau, rồi coi như đó là một chân lý hiển nhiên?
Phê bình và tự phê bình là hai phạm trù không gắn được với nhau.
Cơ chế của phê bình là công khai và ngoại hướng, khéo tổ chức sẽ dấn đến những thiết chế dân chủ hóa xã hội con người. Các thiết chế dân chủ đó bao gồm ba thành phần tham gia vào “công tác phê bình” (nhại thế cho vui): có một thành tố A phạm lỗi một thành tố B vạch lỗi và một thành tố C kiểm soát. Các thành tố A, B và C có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các sai phạm có thể là lỗi (mang tính dân sự) hoặc tội (mang tính hình sự). Công thức hoạt động của mô hình này là công khai – minh bạch – hiệu quả. Công khai, đó là không dấm dúi. Minh bạch, đó là làm cho mọi ý đồ dấm dúi thành mất khả năng dấm dúi, thành công khai. Hiệu quả, đó là không ai bịp được ai, không có một thằng dẻo mỏ nào chiếm diễn đàn nói nhăng nói cuội rồi cả hệ thống cứ nói một đằng làm một nẻo.
Còn tự phê bình? Tự phê bình thuộc cơ chế riêng tư và nội hướng. Tự phê bình là hành vi cao cả của con người có văn hóa. Văn hóa cao tới đâu thì khả năng tự phê bình cao tương ứng tới đó. Thơ của Trần Việt Phương tự phê bình về sự ngây thơ chính trị của mình và thế hệ mình. Và thơ Chế Lan Viên tự phê bình về sự dính líu vô trách nhiệm về chính trị của cá nhân ông. Đó là hai dẫn chứng cho tự phê bình và cái tầm suy tưởng triết học hoặc xã hội học của chủ thể tự phê bình. Trình độ cao có thể là sám hối, là tỉnh ngộ, là chia sẻ. Không ai có quyền bắt người khác tự phê bình – đó là cơ chế của tự phê bình. Tự phê bình kiểu Mao Trạch Đông làm nhục con người vì lý do nào đó và lừa cho chủ thể bộc bạch tâm tư ra cho cả lũ Hồng vệ binh đấu đá dưới cái vỏ “phân tích đúng sai”, vờ vịt “giúp đỡ” nhau, thực chất là xúi giục đấu đá. Có lúc việc khuyên nhủ diễn ra theo cung cách “lưu manh chân tình” như thế này: “người nói (đấu đá) không có tội người nghe (phân tích sau khi tự phê bình) phải sửa mình”.
Liệu ông chủ xướng biện pháp phê bình và tự phê bình có nghĩ rằng cả cái khối cường hào ác bá ở Tiên Lãng và Hải Phòng sẵn lòng công khai tâm điạ của chúng ra qua tự phê bình? Có tin nổi chúng sẽ thành khẩn tự phê bình và khai ra những tài khoản đang gửi ở nước ngoài để tự nguyện chuyển tiền vào Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo?
Lan man chủ nhật một chút thôi
Bọn người xấu được đặt vào diện phải chỉnh đốn biết rõ hơn ai hết rằng không giải pháp nào (hiện đang dùng) lại đủ sức động chạm tới chúng.
Chúng rất sợ tam quyền phân lập – thì chính cái đó lại không có trên đất nước này. Từ đó mà bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Bọn người xấu cũng rất sợ một xã hội dân sự tham gia vạch mặt chúng. Tự do báo chí là điều chúng rất sợ. Nhưng cái nền tự do ngôn luận này cũng rất mong manh trên đất nước ta.
Bọn người xấu cũng rất sợ các hội đoàn ra tay. Nhưng thử xem đoàn thể thanh niên chẳng hạn đã làm gì để giải pháp phê bình và tự phê bình có tác dụng tốt? Và ta đã thấy cái xã hội dân sự èo uột đã củng cố niềm tin bệnh hoạn của bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Đã đén lúc những ai chủ trương phê bình và tự phê bình để chỉnh đốn những điều hư đốn đủ sức dẫn đến mất nước hãy thực tâm đứng ra phê bình và tự phê bình một chút coi! Các ngài sẽ thấy mình đúng hay sai? Chân tình hay giả dối? Đầu óc lành mạnh hay đang u mê?
Hay chính các ngài cũng thấy mình mang tâm lý không bị trừng phạt?
P. T.
Nguồn: BoxitVN

  Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc

Các luật sư của gia đình ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ cáo buộc của tờ New York Times rằng gia đình của Thủ tướng Trung Quốc đã tích lũy được hàng tỷ đô la.

Trong một tuyên bố đăng tải trên truyền thông Hồng Kông, các luật sư nói rằng trong khi một số thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh, không ai trong số họ hoạt động bất hợp pháp.

Tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD.

Trung Quốc đã lên án bài phóng sự như một hành động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York Times cùng các trang tham khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các blogs đã bị chặn ở Trung Quốc.

Tối hôm thứ Bảy, 27/10, các luật sư từ Văn phòng Luật Junhe và Công ty Luật Grandall đưa ra tuyên bố đáp lại điều mà họ gọi là thông tin "không đúng sự thật" của tờ New York Times.

"Cái mà họ gọi là ‘tài sản chìm’ của các thành viên trong gia đình của ông Ôn Gia Bảo trong bài báo của The New York Times không hề tồn tại", tuyên bố nói.
Các luật sư cũng phủ nhận rằng ông Ôn Gia Bảo có bất kỳ vai trò nào trong hoạt động kinh doanh của gia đình, cũng như không hề có chuyện ông cho phép gia đình gây ảnh hưởng đến chính sách.

Bản tuyên bố đặc biệt đề cập đến người mẹ 90 tuổi của ông Ôn Gia Bảo, người được tường thuật là không có bất cứ tài sản hay thu nhập nào khác ngoài tiền lương và hưu bổng.

'Đe dọa khởi kiện'

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý"
Tuyên bố của gia đình ông Ôn Gia Bảo

Một cáo buộc trung tâm của bài báo trên New York Times là một trong các thành viên gia đình Thủ tướng có vốn đầu tư lên tới 120 triệu đô-la trong công ty bảo hiểm Bình An Insurance.

Tuyên bố của các luật sư gia đình Thủ tướng kết thúc với một lời đe dọa rõ ràng về việc có hành động khởi kiện pháp lý:

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý," tuyên bố nói.

Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên của tờ Times, bà Eileen Murphy tỏ ra tự tin:

"Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến," bà viết trong một email được tờ báo này trích dẫn.

‘Đề tài nhạy cảm’
Ông Ôn Gia Bảo
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có tiếng là một quan chức 'gần dân' trên truyền thông Trung Quốc

Trong điều tra của mình, tờ New York Times cho biết về nhiều tài sản mà thân nhân của ông Ôn Gia Bảo nắm giữ, trong đó có địa ốc, bảo hiểm và các hãng xây dựng.

"Trong nhiều trường hợp, tên của các thân nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”

"Một số doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả China Mobile,"

Tờ báo nói rằng cả chính phủ và người thân của ông Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đều từ chối bình luận về cuộc điều tra dựa trên các hồ sơ trong giai đoạn từ 1992-2012.

Trung Quốc luôn tỏ ra nhạy cảm về các tin tức nói về các nhà lãnh đạo của họ, đặc biệt là khi chúng đề cập sự giàu có và tài sản của các nhà lãnh đạo cấp cao.

'Chuyển giao quyền lực'

"Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến"
Eileen Murphy, phát ngôn nhân tờ Times

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong lúc xuất hiện ngày một nhiều các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các quan chức chính quyền đang gây ra bất mãn sâu rộng trong công chúng.

Hồi tháng 6/2012, một phóng sự của Bloomberg điều tra nguồn gốc tài chính của thân nhân ông Tập Cận Bình, người được cho là sắp nắm chức Chủ tịch Nước, đã khiến trang mạng của hãng tin này bị chặn ở Trung Quốc.

Động thái đã diễn ra mặc dù bài điều tra nói chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc làm sai trái của ông Tập Cận Bình hoặc gia đình của ông.

Ông Ôn Gia Bảo đã ngồi ghế Thủ tướng Trung Quốc trong gần 10 năm.

Ông được cho là sắp rời chiếc ghế quyền lực trong một quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu vào ngày 08/11.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo được xem là một nhân vật biết đến nhiều trên truyền thông Trung Quốc với hình ảnh phổ biến là một quan chức Chính phủ “gần dân” cũng như nổi tiếng là một nhà lãnh cao cấp của Đảng luôn “quan tâm sâu sắc tới đời sống thường dân.”
(BBC)

Thế giới bí ẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc

“Để sau đại hội” … Đó là câu trả lời cho mọi đề nghị phỏng vấn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc — không loại trừ cả các cuộc gặp không chính thức. Điều gì đang xảy ra đằng sau những bức tường đỏ của trụ sở Đảng cộng sản Trung Quốc, chỉ cách Tử Cấm thành 2 bước chân?
Báo Le monde diplomatique số 702, tháng 9/2012
Trong khu phố Ngụy Công Thôn, trên vỉa hè rộng nối Đại học Nhân dân, một trong những trường lâu đời nhất ở Bắc Kinh, với bến xe điện ngầm cùng tên, Hội đồng nhân dân đã cho dựng một cột báo điện tử, với màn hình cảm ứng và hệ thống tương tác, cho phép người ta tự định vị mình trong thành phố. Trên các mặt của cột báo điện tử này, các áp phích đỏ hiện dòng chữ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), biểu tượng búa liềm rất bắt mắt, với hình ảnh của những người lao động ưu tú và các nhà lãnh đạo kiểu mẫu. Phải chăng đây là sản phẩm công nghệ tốt nhất để biết mình đang ở đâu trong chính sách cộng sản? Dường như ít có khả năng các nhóm sinh viên, thường đi tiên phong trong lĩnh vực thời trang, trong cái tháng Sáu ấy, con gái thì quần soóc hay váy ngắn khêu gợi, con trai thì sơmi bó hoặc áo phông in những dòng chữ tiếng Anh…, nắm bắt được thông điệp kia. Trung Quốc, nơi sự hiện đại phóng túng nhất chung sống với những cách thức cổ lỗ nhất, bước đi như vậy đó.
Hội nghị thứ 18 của ĐCSTQ, sẽ diễn ra “vào nửa cuối năm 2012”, theo thông cáo chính thức, phản ánh nghịch lý này. Đảng duy nhất, cai quản đất nước kể từ năm 1949, đã hình dung ra một quy chế gia hạn các ban lãnh đạo trung ương. Những người đứng đầu tổ chức Nhà nước (tổng bí thư, cũng là chủ tịch nước Cộng hòa, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội) chỉ được bầu tối đa hai nhiệm kỳ và không được quá 10 năm. Tuổi giới hạn đối với các thành viên của các thẩm cấp quốc gia (ủy ban trung ương, Bộ chính trị, ủy ban thường trực) được ấn định là 68.
Như vậy, 2012 sẽ là năm chứng kiến một trong những thay đổi các nhà lãnh đạo lớn nhất chưa từng thấy ở một đất nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số 9 thành viên của ủy ban thường vụ Bộ chính trị (CPBP), sẽ có 7 người bị thay thế; từ 60% đến 65% ủy viên chính thức ở ủy ban trung ương cũng sẽ phải nhường chỗ. Vậy những người sắp thăng tiến sẽ được chỉ định theo tiêu chí nào? Điều này thì bí mật. Gợi nhớ lại các tục lệ thời còn Tử Cấm thành, sự kế nhiệm trong nội bộ ĐCSTQ được chuẩn bị hết sức bí mật, bằng các trò quyền lực mờ ám, các mánh khóe xảo quyệt, những động tác giả và những đòn ngầm.
Cách đó hơn 2 nghìn km, ở Quảng Đông, Duyệt Tuệ (tên nhân vật được thay đổi để tránh gây phiền toái), mặc quần soóc bò, áo chẽn lụa, mái tóc dài và khuôn mặt trang điểm kỹ, giống như tất cả các thanh niên xuất thân từ tầng lớp trung lưu, với cuộc sống bình lặng và thoải mái trong các cuộc tranh luận. Nếu những người bạn của cô từ chối nói về chính trị, Duyệt Tuệ lúc đầu lưỡng lự, sau đó cũng vui lòng thổ lộ.
Mẹ làm giáo viên tiểu học, bố là công chức, cô tốt nghiệp cao học ngành luật tại trường đại học danh tiếng Tôn Trung Sơn, nơi chúng tôi gặp cô. Cũng như bố mẹ mình, cô là một đảng viên cộng sản. Cô lập tức giải thích: “Đảng là một kiểu tổ chức ái hữu, như một mạng lưới để thành công. Phần nào giống như một hiệp hội nghề nghiệp.” Có nghĩa đó là một đảm bảo giúp cô kiếm được một công việc tốt, có cơ hội thăng tiến. Ngừng một lát, cô đỏ mặt nói tiếp: “Tôi đã ước mơ được vào đảng ngay từ bé”. Giống như phần lớn lớp trẻ ở Trung Quốc, cô đã từng là đoàn viên thanh niên. Cô kể lại với ánh mắt sáng bừng: “Khi tôi được kết nạp đảng vì tôi là một học sinh xuất sắc, tôi đã rất hạnh phúc. Đó như là một phần thưởng, Một ngày hội.”
5 năm sau, nhiệt tình ấy đã tan biến. “Nếu được làm lại, tôi sẽ không làm điều đó vì nó gây ra lắm sự phiền nhiễu. Tôi mất quá nhiều thời gian cho họp hành khi tôi còn có nhiều mối quan tâm khác”. Những tháng vừa qua, các chi bộ đảng, thường lơ mơ ngủ, bỗng trở nên sôi động vì một vụ nổ vang dội phát sinh từ việc cách chức một nhà lãnh đạo nổi tiếng, ông Bạc Hy Lai, khiến những chia rẽ trong nội bộ PCC bị phơi bày ra ánh sáng. Duyệt Tuệ nói tiếp: “Nhưng nhất là tôi cứ phải lặp lại những câu trả lời do đảng viết sẵn. Tôi không được tự do nói những điều tôi nghĩ. Điều này khiến tôi bị ức chế, bởi tôi cũng có một sự độc lập trong ý thức chứ”.
Tất nhiên, chính thức mà nói, chẳng ai cấm cô từ bỏ giọng lưỡi giáo điều chính thức. Nhưng khi đó cô sẽ bị buộc phải thanh minh và đối đầu với những “đồng chí” có trách nhiệm thuyết phục cô và đưa cô trở lại con đường đúng.
Trả lại thẻ Đảng và mở sang trang khác ư? Không thể được. Đó sẽ là một kiểu phản bội chính trị. Có thể cô sẽ tránh đi bằng cách rời bỏ khu phố của mình: chỉ cần cô không thể hiện là mình đang sống. Nhưng, nếu có tham gia một hoạt động công cộng hoặc một doanh nghiệp nhà nước, cô sẽ không tránh được các chỉ thị. Theo lời giải thích của một đảng viên lão làng, người khó chịu về tình trạng này: “Chúng tôi không bị bắt buộc phải tin: chúng tôi đến các cuộc họp, nhắm một mắt và lại tiếp tục như thế…”
Trên thực tế, việc ra khỏi đảng còn khó khăn hơn việc vào đảng. Thông thường, bí thư đảng ủy (nhà trường, khu phố, doanh nghiệp hoặc làng xã) chọn ra người mà anh ta cho là xứng đáng đi theo anh ta. Nếu như, chẳng may, người ta để lỡ cơ hội vào đảng khi còn ở trường trung học hoặc đại học và thấy rằng tấm thẻ búa liềm rất có lợi cho sự nghiệp của mình, người ta có thể trình một đơn xin vào đảng, với điều kiện là có người giới thiệu và phải vượt qua hàng loạt các cuộc điều tra về công tác cũng như về sinh hoạt cá nhân của mình.
Từ năm 2007 đến 2012, tổng cộng đã có hơn 10 triệu người gia nhập ĐCSTQ. Tổ chức khổng lồ này chính thức bao gồm 80,6 triệu đảng viên — gần bằng dân số nước Đức. Theo những thống kê chính thức, gần 1/4 số đảng viên dưới 35 tuổi và một nửa từ 36 đến 60 tuổi. Nghịch lý là: trong khi các nhà lãnh đạo cộng sản (đặc biệt là ở địa phương) chưa bao giờ bị nhân dân chỉ trích một cách công khai như vậy thì cũng chưa bao giờ có số người xin vào đây đông như vậy. Đó là vì tấm thẻ đảng viên là một bảo bối cho những người trẻ (ít ra là cho những người không giàu) và một đảm bảo sự yên ổn cho đảng với hy vọng rằng nhờ đó mà quản lý xã hội tốt hơn.
Các đảng viên trẻ có một vị trí được đảm bảo, cũng như vậy, các nhà trí thức trẻ, trước đây bị coi là “tiểu tư sản”, nay được người ta trải thảm đỏ dưới chân. V ấn đề là xây dựng một “đảng ưu tú”, như lời lẽ được nghe thấy nhiều lần. Vì đảng và Nhà nước là một, nên đất nước cần nhận sự được đào tạo. Và do đó ưu tiên tuyển dụng trong các trường đại học ở Trung Quốc hoặc ở nước ngoài – một hướng đi ngày càng được ưa chuộng. Nhưng điều này không áp dụng với các trường của đảng.
Ngay khi người ta nắm nhũng chức vụ quan trọng, ở tỉnh hoặc ở cấp trung ương, việc được đào tạo qua nhà trường chính trị cao cấp này là bắt buộc. Các vị tân quan đến đó để bắt đầu tìm hiểu sự tinh tế của chủ nghĩa Mác theo kiểu Trung Quốc và của chính sách đương thời, đồng thời tiếp thu những năng lực ở trình độ cao về mặt hành chính công. Đôi khi trong cùng một địa phương, như ở Thượng Hải, trường cộng sản có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tồn tại song song với trường hành chính ra đời từ những cải cách hồi những năm 1980, theo kiểu Trường hành chính quốc gia (ENA) của Pháp. Các giáo sư Trung Quốc và người ngoài danh tiếng nhất được mời đến đây giảng dạy, trường Quảng Đông khoe rằng họ đã mời được những nhà kinh tế học lớn nhất của Mỹ, Internet được sử dụng tự do. Không cuốn sách nước ngoài nào, dù là mang tính chỉ trích nhất, bị cấm. Tóm lại, khi cần đào tạo những tinh hoa lãnh đạo của mình, đảng rất hào phóng.
Mặc dù đã nhiều lần yêu cầu, chúng tôi vẫn không thể bước qua ngưỡng cửa Trường Đảng Trung ương, ở Bắc Kinh, do Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo số một của đất nước trong tương lai. Thế nhưng hai nhà báo của tờ Trung Quốc hàng ngày, Trần Hà và Viên Phương, lại đang đắm chìm trong thế giới riêng biệt ấy, nơi tập trung những quan chức cộng sản, đến từ các tỉnh, thành phố và thủ đô, Trong tuần đầu tiên, các học viện (bị tách khỏi thế giới bên ngoài, “ngay cả các thư ký và lái xe cũng phải đợi ở ngoài cổng trường” – tác giả chú thích), phải trải qua “các bài kiểm tra để đánh giá trình độ hiểu biết về lý luận của họ, kể cả các nền tảng của chủ nghĩa Mác”. Sau đó họ được chia theo nhóm để nghe giảng những đề tài khác nhau: lịch sử đảng, các tôn giáo, vấn đề các dân tộc thiểu số, chống tham nhũng, ngăn ngừa bệnh sida-HIV… Họ sẽ họp để trao đổi và mỗi người được hoàn toàn tự do bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng vẫn có sự phân cấp rõ rệt: các học viên hạ cấp (huyện, xã) không được học, ăn cùng mâm và ngủ cùng phòng với những học viên thượng cấp (quan chức cấp tỉnh hoặc thủ đô).
Theo Trần Hà và Viên Phương, ở trong trường, có một lớp học đặc biệt, dành cho các cán bộ từ 45 đến 50 tuổi, là những người sẽ tạo nên “xương sống của chính phủ trong tương lai” và thông thường họ học trong 1 năm. Sau 3 tháng đầu tiên chỉ đọc các loại sách kinh điển, như cuốn Tư bản của Các Mác hay Chống Duhring của Friedrich Engels, các học viên nội trú sẽ được đào tạo chuyên sâu về tất cả các vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực quản lý: hệ thống lập pháp, soạn thảo một ngân sách, kiểm soát tài chính, chính sách đối ngoại, quản lý, lãnh đạo và quản lý nhân sự, diệt trừ tham nhũng, phương pháp giải quyết các xung đột… Như vậy, họ được tham dự một khóa huấn luyện rất chuyên nghiệp của các nhà lãnh đạo.
Nhưng trường học này cũng là cái sàng lọc. Hai nhà báo nói rõ hơn: Ban tổ chức trung ương đầy quyền lực chi phối các công việc của đảng, các quyết định bổ nhiệm trong chính phủ, giới truyền thông (cùng với ban tuyên giáo), các trường đại học, các doanh nghiệp Nhà nước – “thường xuyên cử cán bộ tham dự các lớp học và tham gia các cuộc tranh luận, để lựa chọn những học viên xuất sắc nhằm đề bạt sau này. Một giảng viên đã tiết lộ với chúng tôi rằng nếu một học sinh nào đó bị đình chỉ học tập vì thái độ không tốt trong lớp (…) thì sự nghiệp chính trị của họ coi như kết thúc.” Chừng ấy điều để nói lên rằng những người muốn thăng quan tiến chức cần phải uốn lưỡi bảy lần trước khi hé ra một ý kiến chỉ trích.
“Phần thưởng luôn dành cho người vâng lời, điều này chưa bao giờ thay đổi”, một cán bộ của ĐCSTQ giấu tên than thở khi gặp chúng tôi cách đây vài tháng ở Bắc Kinh. Ông ấy nhắc lại rằng các tiêu chí thăng tiến được xác định một cách chính thức: không dưới 70 tiêu chí, gồm cả trình độ học vấn, thâm niên và, thành tích nếu là người nắm giữ các trách nhiệm, chẳng hạn trong lĩnh vực đầu tư hoặc môi trường. Và không được quên quy định nổi tiếng này: Mọi vi phạm quấy rối trật tự công cộng mà gây tai tiếng trong cả nước sẽ bị cho những điểm Xấu và điều đó kìm hãm sự nghiệp. Nếu thiếu tính minh bạch, thì sự độc đoán sẽ ngự trị… và việc tái tạo một thế hệ ưu tú theo hình mẫu sẽ kéo dài mãi.
“Sau khi mở cửa và cho đến giữa những năm 1990, một người từ cấp thấp có thể leo cao. Bây giờ thì không thể nữa rồi.”, ông Dương Kế Thằng, nhà kinh tế học, cựu biên tập viên cao cấp của Tân Hoa xã khẳng định. Trong một quán café cũ, nằm ngoài đường vành đai 4 ở phía Nam Bắc Kinh, ông kể lại cho chúng tôi về cuộc phiêu lưu của cuốn sách “Phân tích các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc”, xuất bản ở Hồng Công (và vì thế được lưu hành một cách giấu giếm), sau đó được xuất bản ở Đại lục năm 2011 sau 2 lần bị cấm. Tác giả cuốn sách, cũng là đảng viên cộng sản, không hề bị đe dọa, mặc dù ông đã chỉ đích danh vào một trong nhũng điểm yếu của hệ thống: sự hình thành một tầng lớp những người hưởng thừa kế.
Theo ông, “không còn động lực xã hội. về cơ bản, các chỗ ngồi đã được định sẵn cho các con ông cháu cha, được đào tạo tốt hơn. Với thế hệ sinh ra sau các cải cách, người ta nói rằng có một sự phục hồi các tầng lớp xã hội: con em các cán bộ đảng và/hoặc viên chức, sẽ lại trở thành cán bộ; con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Điều gì là bình thường ở phương Tây sẽ trở nên không thể chịu đựng được ở một đất nước rêu rao là “chính quyền nhân dân” và “xã hội chủ nghĩa” đặc sắc Trung Quốc.
Trên thực tế, “các thái tử”, con các nhà lãnh đạo lão thành của đảng (phái thái tử), giữ các ghế chủ chốt trong bộ máy (% số ủy viên hiện nay của Bộ chính trị), và nhất là đứng đầu các tổ chức công hoặc bán công lớn. Người ta nói rằng họ đang cạnh tranh với các nhà lãnh đạo xuất thân từ những gia đình khiêm nhường hơn đã kinh qua công tác Đoàn thanh niên cộng sản, gọi là “phái đoàn thanh niên”, mà tiêu biểu là chủ tịch Hồ cẩm Đào vàThủ tướng Ôn Gia Bảo. Chủ tịch tương lai, ông Tập Cận Bình, con trai của ông Tập Trọng Huân, nguyên phó thủ tướng Trung Quốc (cánh tay phải của cố Thủ tướng Chu Ân Lai), thuộc về phái thứ nhất, trong khi người ngấp nghé chức Thủ tướng, ông Lý Khắc Cường lại thuộc phái thứ hai.
Một cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ ĐCSTQ chăng? Sự tồn tại những trào lưu tư tưởng khác nhau – không được thừa nhận một cách chính thức – không dính dáng gì đến gốc gác của các thủ lĩnh. Trước khi bị loại khỏi chính trường, ông Bạc Hy Lai, lúc đó là Bí thư thành ủy Trùng Khánh (32,6 triệu dân) và là con trai của một trong những nhà cách mạng lão thành, đã từng đấu tranh cho các quyền của những người công nhân – nông dân (dân công) và là kẻ thù công khai của những người khởi xướng, nhưng cũng là nhà quán quân về những vụ kiện chớp nhoáng, ít đếm xỉa đến nhân quyền. Cách đó 1500 km theo đường chim bay, ông Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, nơi có các xí nghiệp xuất khẩu lớn, không phải là con nhà nòi cộng sản. Ông muốn là người truyền bá chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ trương mở cửa về chính trị và những quyền tự do công cộng. Như vậy, thật khó có thể phân tích xã hội Trung Quốc theo những hệ quy chiếu chính trị của phương Tây: những nhà cải cách hay bảo thủ, cánh hữu hay cánh tả – mặc dù một số người, trong đó có cả những người nuối tiếc Mao Trạch Đông lẫn những nhà trí thức đấu tranh cho các quyền xã hội, thích tự nhận mình là “cánh tả mới”.
Những bất đồng thậm chí có thể được giải quyết bằng bạo lực (theo nghĩa tượng trưng), như vụ Bạc Hy Lai. Với tiếng tăm là người xóa bỏ tham nhũng, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị buộc tội tham nhũng và nuối tiếc chủ nghĩa Maoít – đã bị Bắc Kinh thẳng tay loại bỏ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định sự tồn tại “Nguy cơ quay trở lại thời kỳ Cách mạng văn hóa vẫn tồn tại”.
Các giải thích chính thức này luôn bị lên án trong các cuộc tranh luận ở chốn riêng tư. Khi mà chính đảng chứ không phải một tòa án độc lập nào đưa ra bản cáo trạng ấy, thật khó để phân rõ thật giả. Tuy nhiên, tham nhũng đã ăn sâu ở Trung Quốc đến nỗi người ta không thể hình dung được rằng nhà lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh đã có thể thay một bè cánh này bằng một bè cánh khác có lợi cho ông ta. Cũng như vậy, việc ông đã đưa “nhạc đỏ” trở lại gu thời thượng là điều không thể tranh cãi. Nhưng vì thế mà kết luận rằng ông muốn quay trở lại những thời điểm tồi tệ nhất của chủ nghĩa Mao ít và của những hồng vệ binh, thì vẫn còn một bước mà ông không dám vượt qua… Yên Liệt Sơn, một trong những cựu chủ biên của tờ báo Nam Phương cuối tuần ở Quảng Đông nói thẳng: “Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả”. Đã nghỉ hưu ở tuổi 60 và đón tiếp chúng tôi tại trụ sở của nhóm báo chí nổi tiếng về những loạt bài điều tra thanh trừng này, theo ông, “Một số thái độ có thể gợi lại giai đoạn Cách mạng văn hóa. Nhưng, kể từ đó, nhân dân đã hiểu biết hơn, tinh thần cởi mở hơn. Không thể có sự tụt lùi được.”
Là nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc của trường Tôn Trung Sơn, chuyên gia về những biểu tượng gắn với Cách mạng văn hóa, giáo sư Phùng Nguyên, sinh ra đúng thời chủ nghĩa Maoít điên cuồng, năm 1964, rõ ràng không có thói quen nói quanh co: “Có thể có những sự hoài niệm ở những người cổ lỗ nhất. Nhưng chỉ là thứ yếu. Ngược lại, với những người trẻ, việc gợi lại chủ nghĩa Mao phản ánh 2 thực tế: một là thái độ bất mãn không tìm được chỗ để bộc lộ cũng như để giải quyết, với cảm tưởng rằng trước đây xã hội công bằng hơn và thoải mái hơn; hai là việc thiếu cách nhìn chỉ trích đối với giai đoạn này.” Sự đánh giá chính thức về Mao và triều đại của ông luôn được tóm lại bằng một câu ngắn gọn: “70% tốt, 30% xấu”, và những nghiên cứu chỉ trích khó có thể khai thông một lối đi. Phùng Nguyên hẳn biết điều gì đó khi thấy 2 trong số các bài viết của ông về thời kỳ này bị cấm đưa vào một cuốn sách tập hợp các bài giảng của ông. Và người ta hiểu rằng ông đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu lịch sử trung thực, không bị biến thành một công cụ, kể cả vì lý do tốt đẹp nào đó.
Vụ tai tiếng của ông Bạc Hy Lai chắc chắn đã không như vậy nếu như những cuộc tranh luận được tự do hơn và các trào lưu được công nhận, như điều mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa vào đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông. Lời cam kết đã bị lãng quên, nhưng xung đột về tư tưởng bên trong bộ máy không vì thế mà không bùng nổ, chủ yếu về vai trò của Nhà nước (và của đảng), cũng như về các nội dung cải cách xã hội và chính trị.
Và chủ nghĩa xã hội thị trường theo kiểu Trung Quốc, trong tất cả các vấn đề trên ư? Người ta đọc được trong một cuốn sách mỏng chính thức có tên Bạn biết gì về Đảng cộng sản Trung Quốc rằng: “Đó là một sự áp dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội của Mác và Ăngghen (…) Quan niệm về hệ thống của nó chứng tỏ một chủ nghĩa Mác đang trên đường phát triển”. Chắc hẳn không một người cộng sản nào làm theo tư tưởng cổ lỗ này. Nhưng vấn đề vẫn còn nguyên. Là một chuyên gia về các mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp, giáo sư Hà Cao Triều, người hay qua lại giữa Quảng Đông và New York, thừa nhận rằng “thực sự không có khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ và chủ nghĩa tư bản Trung Quốc. Nhưng ở Trung Quốc, người ta cố gắng cải thiện hoàn cảnh của công nhân và nông dân, đó là điều tự nhiên”. Dù sao thì cũng không thực sự thuyết phục để định nghĩa về chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên điều đó giải thích vì sao người ta đề cao một tư tưởng thay thế: Khổng giáo.
Ông Lưu Cẩm Tường, cựu phó thị trưởng chịu trách nhiệm về tài chính của tỉnh Quảng Đông tán thành điều này: “Nếu như cho rằng nhờ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nghe nói đến công bằng nhiều hơn, thì Thụy Điển còn xã hội chủ nghĩa hơn Trung Quốc. Ở đây, nhiều khía cạnh của xã hội cũ vẫn tồn tại. Người ta không biết rõ hơn đi đâu. Người ta không còn những tiêu chí. Không còn hình mẫu. Đánh giá chế độ của chúng ta như thế nào? Kinh tế thị trường, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản nhà nước… Không một khái niệm nào thực sự cho phép chúng ta định nghĩa nó. Vì vậy luôn có sự bối rối về đường hướng phải theo. Chúng ta cần phải thực hiện một công trình lý luận lớn. Người ta có thể cho rằng mình đang ở giai đoạn tư bản nhà nước như là một phương thức để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi mỗi cá nhân có vai trò hơn.” Mục đích này thực sự là đáng khen, nhưng người ta vẫn chưa thấy trong công tác chuẩn bị cho đại hội của ĐCSTQ một chút bóng dáng nào của sự chuyển hướng.

Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN
Xem thêm:

 

 Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ?

Đất hiếm, nguyên liệu cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao (en.wikipedia.org)

Gần đây, khi quan hệ hai bên lại căng thẳng trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng biện pháp kinh tế để gây sức ép trên Tokyo. Thế nhưng lần này, không thấy Trung Quốc dùng đến loại vũ khí đất hiếm, từng chứng tỏ hiệu quả cách nay hai năm, khi họ hạn chế việc xuất khẩu loại nguyên liệu thiết yếu cho nền công nghiệp Nhật Bản, buộc được đối thủ lùi bước trong cuộc đọ sức cũng về chủ quyền biển đảo.

Nguyên do rất đơn giản. Rút kinh nghiệm lúc ấy, Tokyo, cùng với nhiều nước khác, đã tìm cách hóa giải ngón đòn này của Bắc Kinh và đã có dấu hiệu thành công.

Một bài phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post vào hôm qua, 27/10/2012, đã mô tả cụ thể một phần trong chiến lược được Nhật Bản và Hoa Kỳ áp dụng để phá vỡ thế lệ thuộc vào nguồn đất hiếm, mà cho đến gần đây Trung Quốc hầu như nắm độc quyền : Đó là tự mình đầu tư khai thác, chứ không còn trông chờ vào một nhà cung cấp duy nhất.

Ví dụ được tờ báo Mỹ nêu bật là trường hợp của tập đoàn Nhật Hitachi Metals, đã qua tận bên Mỹ, đầu tư vào một cơ sở sản xuất nam châm công nghệ cao từ đất hiếm. Nhà máy đặt tại một thành phố nhỏ bé, không đầy 4000 dân tại tiểu bang North Carolina, mang một cái tên tiền định là China Grove. Dù chỉ sử dụng 70 nhân công, nhà máy này là một thí dụ nhỏ cho thấy là việc vận dụng thế lực của thị trường đôi khi có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thống trị việc sản xuất các loại nam châm hi-tech đó, một phần bởi vì Trung Quốc hầu như có độc quyền trên việc khai thác và tinh chế các nguyên liệu đất hiếm dùng để làm ra các sản phẩm này.

Có 14 loại đất hiếm thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như giúp chiếu sáng các loại ống nhòm nhìn đêm, tạo chất màu tỏa sáng màn hình của điện thoại thông minh...

Riêng về loại nam châm đất hiếm đang được đầu tư sản xuất ở Mỹ, chất liệu này nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn nam châm kim loại truyền thống, nên cực kỳ hữu dụng trong các bình ắc quy cung cấp năng lượng trong xe hơi chạy bằng điện. Mục tiêu của hãng Hitachi Metals là nhằm cung ứng cho các nhà sản xuất xe chạy bằng điện hay chạy bằng cả điện lẫn xăng.

Chiến lược thoát khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh đã được ông Koshi Okamoto, giám đốc điều hành chi nhánh tại Mỹ của Hitachi Metals giải thích : " Tương tự như mọi nhà cung cấp khác, chúng tôi đang cố gắng để khỏi phải lệ thuộc vào các nguồn từ Trung Quốc ".

Phải nói là cách nay hai năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Bắc Kinh đã lợi dụng thế độc quyền của mình trên các khoáng sản, để dùng đất hiếm như một vũ khí chính trị và kinh tế - cụ thể là để trừng phạt Nhật Bản vì dám tranh chấp các hòn đảo ở Biển Hoa Đông với Trung Quốc, và để lôi kéo các công ty nước ngoài di dời các nhà máy qua Trung Quốc bằng miếng mồi " được cung cấp đất hiếm giá rẻ ".

Tương tự như Hitachi của Nhật, công ty Mỹ Molycorp trụ sở tại Colorado đã kết hợp với một số đối tác ở Úc và ở nơi khác, để phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc. Molycorp đã cho mở cửa trở lại một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, bang California. Mỏ này đã bị đóng cửa một thập kỷ trước đây vì không đương cự được trước nguồn cung cấp đất hiếm giá rẻ đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch Molycorp Mark A. Smith cho biết là công ty của ông đã tăng số nhân công làm việc tại mỏ từ 55 lên thành 420 trong những năm gần đây, hằm sản xuất khoảng 40.000 tấn một năm vào năm 2013, chiếm khoảng 30% nguồn cung dự trù cho toàn thế giới.

Theo doanh nhân Mỹ này, chiến lược thoát khỏi sự lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc đang đơm hoa kết trái. Trước đây, vào lúc uy lực đất hiếm của Trung Quốc cực mạnh, giá sản phẩm làm ra tại Trung Quốc rẻ hơn những nơi khác đến 40%, khiến cho các nơi sản xuất ngoài Trung Quốc phải đóng cửa. Thế nhưng, hiện nay, theo ông Smith, giá của Trung Quốc đã gần như ngang bằng với nơi khác. Điều này làm cho vũ khí đất hiếm của Trung Quốc mất đi hiệu quả.

Từ hai năm nay, vị trí độc quyền của Trung Quốc trong địa hạt đất hiếm đang bị sói mòn dần dần. Nhật Bản, nước tiêu thụ hàng đầu, ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp, đi tìm đất hiếm ở Mông Cổ, Việt Nam, hay ở Mỹ như nói trên…

Mới đây, báo The Asahi Shimbun của Nhật đã tiết lộ khả năng Tokyo nhập khẩu một khối lượng đất hiếm lớn từ Ấn Độ, có thể đáp ứng được 15% nhu cầu của Nhật Bản. Thương vụ quan trọng này dự trù được ký kết nhân chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Manmohan Singh vào tháng 11 tới đây.

Theo các nhà quan sát, động thái hoàn toàn không vô ích trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trọng Nghĩa (RFI)

 ‘TQ sẽ dùng sức mạnh bảo vệ chủ quyền’

Thứ trưởng Trương trong một cuộc tham vấn với phái đoàn Nhật Bản về đảo tranh chấp

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa nước ông sẽ dùng đến ‘biện pháp mạnh’ để đáp trả lại ‘bất cứ động thái nào đe dọa chủ quyền’ của họ.

Phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh vào tối thứ Sáu ngày 26/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân cho biết nước ông theo đuổi đường lối ngoại giao hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng và trước sau vẫn đi theo con đường phát triển hòa bình.

‘Không có lựa chọn’

“Chúng tôi muốn sống trong không khí hữu nghị với tất cả các nước kể cả Nhật Bản nhưng chúng tôi luôn bảo vệ những nguyên tắc cũng như điểm cốt lõi của mình,” hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời ông Trương nói.

“Nếu bất cứ ai đó muốn thách thức điểm cốt lõi này trên vấn đề chủ quyền thì Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài cách phải đáp trả bằng sức mạnh để loại trừ những phá hoại và trở ngại để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển hòa bình,” ông nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trương gọi hành động của Nhật Bản ‘mua lại’ một nhóm đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật là đã có ‘những tác động nghiêm trọng nhất’ đến quan hệ Trung-Nhật kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1972.

"Nếu bất cứ ai đó muốn thách thức điểm cốt lõi này trên vấn đề chủ quyền thì Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài cách phải đáp trả bằng sức mạnh để loại trừ những phá hoại và trở ngại để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển hòa bình." - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân

Ông lặp lại rằng quần đảo Điếu Ngư mà phía Nhật hiện đang kiểm soát với tên gọi Senkaku là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc ‘trên cả phương diện sự thật lịch sử lẫn luật pháp’.

“Nhật Bản không có quyền mua bán lãnh thổ Trung Quốc bằng bất cứ cách nào và không có vụ mua bán nào được cho phép dù là chỉ một tấc đất của Điếu Ngư Đảo hay bất cứ những gì có trên đảo,” ông nhấn mạnh.

Trương Chí Quân cũng chĩa mùi dùi và lực lượng cực hữu Nhật Bản mà ông cho là đã đạo diễn ‘trò hề mua bán đảo’.

“Những gì mà cánh hữu muốn làm cuối cùng cũng được chính phủ Nhật hoàn thành,” ông nói.

Ông cảnh báo rằng ‘khuynh hướng chính trị nguy hiểm’ của cánh hữu Nhật ‘vốn đã từng đưa châu Á chìm trong thảm họa’ nếu không được ngăn chặn mà còn khuyến khích và dung túng do nhu cầu chính trị trong nước thì sẽ trở nên ngày một mạnh bạo và có ngày sẽ đưa Nhật Bản theo ‘con đường nguy hiểm’.

‘Từ bỏ ảo tưởng’

“Nếu Nhật Bản không đối diện lịch sử, không thể tự vấn lương tâm của mình và không thành thật sửa chữa lỗi lầm thì dù nền kinh tế của họ có phát triển như thế nào đi nữa thì quốc gia này cũng không thể đứng thẳng được về mặt đạo lý hay tâm lý,” ông nói.

"Nếu Nhật Bản không đối diện lịch sử, không thể tự vấn lương tâm của mình và không thành thật sửa chữa lỗi lầm thì dù nền kinh tế của họ có phát triển như thế nào đi nữa thì quốc gia này cũng không thể đứng thẳng được về mặt đạo lý hay tâm lý." - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân
Ông nói mặc dù Trung Quốc đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động ‘mua đảo’ của Nhật Bản ngay từ đầu mà nước này vẫn ‘bỏ ngoài tai’ trước những lời cảnh báo của Trung Quốc.

“Không một sự đe dọa hay sức ép nào từ bên ngoài có thể làm nhụt đi chút nào ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính phủ và nhân dân Trung Quốc,” ông khẳng định và cho biết chính phủ nước ông đã có một loạt biện pháp mạnh mẽ để ‘bảo vệ chủ quyền’ đối với đảo tranh chấp.

Ông kêu gọi Nhật Bản hãy ‘nhận thức chính xác tình hình’, ‘từ bỏ mọi ảo tưởng’ và ‘đối diện với thực tế’.

“Nhật Bản cần sửa chữa lỗi lầm với những bước đi đáng tin cậy và có những nỗ lực thật sự để giải quyết thỏa đáng vấn đề hiện tại,” ông Trương nói.
(BBC)

Câu chuyện của hai vị Bộ trưởng 

Câu chuyện của 2 vị cựu bộ trưởng Có một lần tôi may mắn đ­ược ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ tr­ưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ tr­ưởng bộ t­ư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ s­ư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ tr­ưởng bộ lâm nghiệp. Ông Lộc lúc ấy không còn đư­ơng chức bộ trưởng nh­ưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ h­ưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lư­ợng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như­ họ đang t­ường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như­ tua rư­ợu.
Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm  làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại đ­ược hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không đ­ược ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nư­ớc ta có giai đoạn không có tr­ường dạy luật, không có trò học luật? Tôi nói với ông Lộc: Ngay đến giai đoạn đầu thập niên 70 khi chúng tôi đ­ược vào học trư­ờng cán bộ kiểm sát Trung ương thì ngành Tòa án cũng chỉ có trư­ờng cán bộ tư­ pháp hệ trung cấp. Ch­ương trình hết sức nghèo nàn. Thày giáo, giáo trình, chuyên môn pháp luật quá ít bên cạnh đó là ch­ương trình chính trị “hoành tráng”, chúng tôi còn thuộc lòng cả tác phẩm “Dư­ới lá cờ vẻ vang của Đảng” của Tổng bí thư­ Lê Duẩn coi đó như­ sách gối đầu giường là kim chỉ nam để hành động cho cả cuộc đời.Những khái niệm tù mù như quyền làm chủ tập thể đến giờ cũng còn nuốt chưa trôi. Ông nhà thơ Nguyễn Duy đã có lần phán trong thơ ông là “khái niệm bắn ra không biết lối thu về”.
Ông Lộc lặng ng­ười đi trong giây lát. Với giọng Nghệ trầm ấm nặng trĩu, ông nói: Anh đã được Tổng bí thư­ngày đó huấn thị, không chỉ cho anh mà cho Trung ­ương lúc đó, là: “Nhà nư­ớc ta là nhà n­ước xã hội chủ nghĩa, nhà nư­ớc do dân và vì dân chứ không phải là nhà nư­ớc t­ư bản của giai cấp tư­ sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà n­ước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự­ phê bình là đủ”.
 Đến đây ông tự dưng ngừng lại rồi nhìn sang Ông Đợt rồi nói: chú hỏi xem ông bộ trư­ởng bộ “phá rừng” xem lý do gì mà  phá rừng nhanh thế. Ông Đợt nhìn chúng tôi rồi nói: “Tôi Phá rừng cũng như­ Ông Lộc phá luật. Năm 1979 n­ước ta không đủ gạo nuôi dân. Họp Trung ương ông Ba Duẩn chỉ thị bộ Lâm nghiệp phải có kể hoạch khai thác 6 triệu mét khối gỗ để xuất khẩu lấy tiền mua gạo cứu đói cho dân. Tôi nhớ hồi đó Họp chính phủ xong anh Võ nguyên Giáp gọi điện cho tôi. Anh nó: “Cậu mà làm theo chỉ đạo thì lịch sử và nhân dân sẽ không tha thứ cho cậu nh­ưng cậu mà trái ý tổng bí thư thì có thể mất chức bộ trưởng đấy”.
 Đêm đó không ngủ đ­ược nghĩ mãi mới tìm đư­ợc kế hoãn binh, mình báo cáo Tổng bí thư sẽ cho anh em khoa học nghiên cứu triển khai chỉ đạo đánh giá lại trữ l­ượng gỗ rừng Việt Nam rồi lên kế hoach khai thác. Năm đó chúng ta thực hiện khai thác ch­ưa đầy 700 ngàn mét khối gỗ mà rừng đã cạn kiệt …Ông Đợt thở dài  nhắc lại lời đồng chí Tổng bí thư  kính mến huấn thị: “Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.
 Câu chuyện của hai ông làm tôi nhớ đến câu thơ tiên tri của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỉ thiên niên”.( Họa phúc không đến trong một ngày, anh hùng để hận đến nghìn năm)
 Cây vốn có cội, nư­ớc vốn có nguồn đấy chính là qui luật nhân quả mà ai cũng thuộc lòng.
Phương Hà
(Quê choa). 

Cưỡng chế ở Tiên Lãng: Đang điều tra mở rộng vụ án

Hiện Cơ quan CSĐT đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, khi có đầy đủ căn cứ sẽ áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết, không ngoại trừ một ai; sẽ không có “vùng cấm”...
Thượng tá Phạm Duy Diên cho biết:
Khi còn đương chức, ông Khanh được UBND huyện Tiên Lãng giao làm Trưởng ban cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn.
Trong Quyết định cưỡng chế 3312 ngày 25.11.2011 của UBND huyện Tiên Lãng không có nội dung phá dỡ các công trình xây dựng, tài sản, nhưng ông Khanh đã ra Thông báo số 225 ngày 28.12.2011, với nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ cưỡng chế, trong đó phân công cho tổ 2 tháo dỡ nhà trông đầm của ông Vươn.
Khi thực hiện, ông Khanh đã chỉ đạo tổ này phá dỡ cả nhà ông Đoàn Văn Quý (nơi không nằm trong phạm vi cưỡng chế). Ngày 5.1.2012, khi tổ chức cưỡng chế, ông Khanh là người chỉ đạo trực tiếp, ra lệnh cho tổ cưỡng chế phá dỡ các công trình trên tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn. Ông Khanh còn là người gọi điện thoại thuê máy ủi đến hiện trường để phá dỡ nhà ông Vươn.
Thượng tá Diên nhấn mạnh: Đến nay, ông Khanh vẫn chưa nhận thức được hành vi của mình, loanh quanh chối tội, đổ tội cho người khác; không cộng tác với cơ quan điều tra.
Về việc Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng kiến nghị truy cứu trách nhiệm liên đới đối với ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng và đơn của ông Nguyễn Văn Khanh cho rằng mình chỉ thực hiện sự chỉ đạo của ông Lê Văn Hiền và ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng, thượng tá Diên xác nhận, Cơ quan CSĐT Công an thành phố có nhận được tường trình của ông Khanh, đã tiến hành điều tra nhưng chưa đủ căn cứ để kết luận việc này.
Hiện Cơ quan CSĐT đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, khi có đầy đủ căn cứ sẽ áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết, không ngoại trừ một ai; sẽ không có “vùng cấm”...
Theo thượng tá Diên, kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT cho thấy, đến nay không có bất cứ văn bản nào thể hiện ông Khanh phản đối việc cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn; lời khai và tường trình của ông Khanh tại cơ quan điều tra chưa một lần thể hiện việc ông Khanh phản đối chủ trương của UBND huyện Tiên Lãng về việc cưỡng chế đầm của ông Vươn...
B.K
(TTXVN) 

Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ông Tôn Đức Thắng (1888-1980) vốn là một công nhân- một người cộng sản đúng nghĩa. Ông tốt nghiệp trường École des mécaniciens asiatiques de Sai Gòn. Tên Việt Nam gọi là trường bá nghệ. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào làm công nhân xưởng Ba Son, nhà máy sửa chữa tàu thủy của người Pháp. Năm 1912, ông có tham gia bãi công và sau đó được gửi sang Pháp làm ở Toulon, miền Nam nước Pháp.

So với các nhà lãnh đạo cộng sản khác như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Ông Tôn Đức Thăng chỉ là môt người thợ tầm thường, gia đình điên chủ miệt vườn, trong khi những nhà lãnh đạo khác, họ đều thuộc loại “con nhà, trí thức”, có uy tín chính trị và được nhiều người biết tới.
Còn đối với các người lãnh đạo cộng sản trong Nam Bộ sống đồng thời với ông, ông cũng hầu như không được nhắc nhở tới, nhất là thời kỳ Mặt trận Bình dân ở Pháp, 1936-1937. Lý do bởi vì tài liệu chính thức hiện nay cho thấy, ông không có tham gia vào các hoạt động của đảng Cộng sản ở Sài Gòn trong những giai đoạn biến động nhất như sẽ trình bày sau đây.

Người ta nói nhiều tới các người trí thức như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Tạo, Phạm Ngọc Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Trịnh Đình Thảo, Lê Quang Liêm, Nguyễn Văn Tân. Nhưng đọc nhiều tài liệu thời bấy giờ, không cho phép ta biết gì nhiều về ông.

Hầu như không có mấy tài liệu nhắc tới.
Nhưng ông lại có hai cái lợi thế trong cuộc đời làm chính trị của ông sau này. Lợi thế thứ nhất, ông sống cùng thời với ông Hồ nên sau này đã có “Bác” Hồ ở ngoài Bắc thì có thêm ” bác” Tôn ở trong Nam cho cân xứng!! Cái lợi thế thứ hai, ông vốn gốc gác miền Nam, dân thợ chính gốc, hẳn cũng là duyên cớ không nhỏ để sau này người ta cố tình đánh bóng ông có thể cả “ngoài ý muốn “của ông nữa!
Trường hợp của ông nhắc nhở đến câu truyện Phan Thanh Giản dưới thời Nguyễn- P.T.G là người miền Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ở miền đất mới. Nhưng nếu Phan Thanh Giản đem lại một uy tín về mặt văn học cho miền Nam thì Tôn Đức Thắng thuộc vấn đề uy tín chính trị.
Và sau đây là thực trạng hiếm hoi nhân tài của miền đất mới trong việc thi cử:
“Tỉ lệ thi đỗ ra làm quan ở đất Nam Kỳ chỉ chưa tới 2% so với toàn quốc. Trong số các tỉnh phía Nam, Gia Định và Biên Hòa có số người đỗ cao nhất. Vậy mà so với cả nước, số thí sinh thi đỗ của tỉnh Gia Định thường là cầm cờ đỏ. Tỉ dụ trong khoa Giáp Tý, Tự Đức thứ 17, 1864, Thừa Thiên đỗ 28 người, Nghệ An 19, Hà Nội 24, Nam Định 21, An Giang 10 người.
Cắt nghĩa về điều này thì một phần miền đất miền Nam là miền đất mới, vừa chơi, vừa làm cũng đủ ăn do thiên nhiên ưu đãi .. Những người đi khẩn hoang thường chữ nghĩa không đầy một cái lá me (chữ dùng của Sơn Nam) thường không rành cách ngôn Thánh hiền. Vì vậy chuyện thi cử bị coi là nhẹ. Trường hợp cụ Phan Thanh Giản đồ tiến sĩ là món quà Huế tặng cho nhân dân miền Nam để khuyến khích họ. Vì vậy, biên niên sử đời Gia Long đã tỏ ra bận tâm về sự suy thoái của kết quả thi cử, nhưng cũng thừa nhận rằng: có nhiều con đường khác đi đến thành công về mặt tài chánh không qua con đường cử nghiệp. Giữa một điền chủ và một ông quan Huyện, người dân miền Nam đã hẳn biết chọn tương lai của mình về phía người nào” .(1)
(1)Lịch sử còn đó, Nguyễn Văn Luc., Một góc nhìn mới về thi cử ở nước ta, trang 23-24.
Phan Thanh Giản (1796-1867), tổ tiên gốc người Tàu, kỳ thi Hội, năm 1826, lấy đỗ 10 tiến sĩ trên tổng số 200 thí sinh 7 Bắc Kỳ, 2 Trung Kỳ, 1 Nam Kỳ. Cuối đời, sau một số ngày nhịn đói, ông tự tử bằng thuốc độc. Lúc đó, ông thọ 71 tuổi(2)
(2)Thơ văn Phan Thanh Giản, Phan thị Minh Lê, Chương Thâu.
Sau này một người kể như đồng thời với ông Tôn Đức Thắng cũng than vãn về sự hiếm hoi nhân tài ấy trong bài Văn Miếu ở Nam Kỳ:
“Dưới triều Nguyễn, ở Nam Kỳ có đỗ đạt lưa thưa vài bốn ông tiến sĩ ( không có vài bốn ông) mà Phan Thanh Giản là được sự nghiệp hiển hách hơn cả … Rồi trường Cao Đẳng, rồi trường cao học, rồi trường đại học, lần hồi thiết lập, đều ở cả Hà Thành. Người đỗ đạt cao ở bên Pháp về như các ông Ngụy Như Kontoum, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đình Nhu dều cũng là ở Trung, hoặc ở Bắc .. Cho đến văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ sau buổi ra tường cao tiểu học hoặc trung học, cũng không phải ở Nam Kỳ mà có. Vô duyên thay xứ Nam Kỳ. Tôi muốn nói vô duyên với sự học thời kim như thời cổ”.(3)
(3) Tạp chí Tri Tân, số 144, ngày 01-05-1944
Cho nên phải chăng chữ Bác dành cho ông Tôn Đức Thắng là môt sự cân bằng tính toán chính trị mà không biết ai đã nghĩ ra được..
Thôi thì xin bái phục Đảng!!

Bối cảnh chính trị, xã hội những năm 1925 và 1936- thời Tôn Đức Thắng
Ông Tôn Đức Thẳng thuở thiếu thời đã có ” may mắn” sống một thời kỳ chính trị xôi động nhất từ những năm 1925- và kết thúc vào năm 1930 với việc kết tử hình Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí.
Thời kỳ này tổng cộng có đến 6897 vụ án tù chính trị , trong đó có 164 án tử hình phần lớn các vụ hành quyết này xảy ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Không biết bao nhiêu án tù khổ sai hoặc cấm cố có kỳ hạn, không biết nao nhiêu người đã nằm xuống. Những người này hy sinh chống Pháp này đa số là những người yêu nước không đảng phái, trừ trường hợp Nguyễn Thái Học.

Trong số cả gần 10 ngàn tù chính trị bi bắt giam cầm, có bao nhiêu người tù là cộng sản? Trong số hàng trăm án tử hình cho những người dám tranh đấu chống chế độ thực dân Pháp, có bao nhiêu người cộng sản bị tử hình trong số đó? Hay vẫn chỉ có Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi?
Đặc biệt có trường hợp Lý Tự Trọng, bị chém ở Sài Gòn ngày 20–11-1931.
Đã có người nào trong số họ được vinh danh, được có tên trên đương phố Sài Gòn hay Hà Nội. bên cạnh đường Trương Chinh, Tôn Đức Thắng?

Lịch sữ vẫn còn đó …
Những giai đoạn tranh đấu sôi động này, danh tánh những người đi làm cách mạng này hầu hết hiện nay bị rơi vào quên lãng ..
Đó là thiệt thòi mà chúng ta có bổn phận phải viết lại lịch sử của môt thời- mà trong đó đảng cộng sản chỉ giữ vai trò nhỏ nhoi.
Trong giai đoạn này, tôi hỏi mãi, tìm tài liêu xục khắp nơi, tôi tự hỏi ông Tôn Đức Thắng làm được điều gì? Hay lặng lẽ ẩn dật trong vai trò một công nhân nhà máy xưởng Ba Son?
Giai đoạn cực kỳ xôi động 1936-40 mà những biến động đều phần lớn xảy trong khuôn khổ pháp luật, tranh đấu hợp pháp bằng báo chí, bằng đình công, bãi thị thì rất tiếc ông Tôn Đức Thắng bị ngồi tù Côn Đảo. Trong lúc cao trào chống thực dân Pháp nổ ra sớm dưới nhiều hình thức như đình công, bãi thi, lãn công vv..
Vậy mà trong bối cảnh xã hội chính trị thời ấy, 1925 ông Tôn Đức Thắng chỉ là một đại diện thành viên của Thanh niên Cách mệnh Đồng Minh hội chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Quảng Châu do sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh ( đồng chí Vang) và Lâm Đức Thụ.

Vì thế, những biến động ấy xảy ra ở ngoài tầm tay của đảng cộng sản cũng như ông Tôn Đức Thắng.
Những cuộc bãi công do sự phẫn nộ và tầm ý thức về sự “bóc lột” của thực dân Pháp càng ngày càng nhiều, nổ ra ở nhiều nơi làm thực dân Pháp lo ngại.
Ngày 19/8, 320 phu đồn điên Michelin ở DầuTiếng đình công, tên cai vũ phu bị đuổi. Rồi tiếp theo phu đồn điền cao su ở Quảng Lợi. Tại Bến Củi môt công nhân bỏ trốn, bị bắt lại, bị còng chân, sau đó, anh đã tự tử. Tên giám thị sát nhân Somitz bị kết án ba tháng tù .. 13/11, 400 cu ly làm ở sở Tân Mai, họ đã bãi cồng và chiếm xưởng.
Đến tháng 11 và tháng chạp, thợ cưa ở Hóc Môn rồi thợ Tân An cũng đấu tranh đòi tăng lương. Trong cái tinh thần đòi hỏi ấy, các hãng xưởng nhỏ như xưởng mộc, lò gạch, xưởng xà phòng cũng rục rịch bắt chước làm theo ..
Tại miền Bắc, vào tháng 11 năm 1936, 20.000 công nhân thợ mỏ Hòn Gay ngưng việc đòi bọn cai không được đấm đá, đánh đập bằng gậy gộc, bằng roi gân bò và đòi tăng lương từ 18 xu đến 35 xu.
Nhà máy xi măng Hải Phòng cũng đình công với những yêu sách tương tự“.(5)

(5)Ngô Văn, Việt Nam1920-1945, 324
Tất cả các cuộc đình công này đều nổ ra một cách “tự phát” và không do sự hướng dẫn nào của các đảng cộng sản. Mặc dầu ngay từ năm 1925 đã có cuộc đình cộng tại xưởng Ba Son với sự có mặt của ông Tôn Đức Thăng.
Nhưng càng ngày các cuộc đình công càng được mở rộng với những yêu sách chính đáng đã gây những lo ngại cho chính quyền thực dân và họ không thể dùng phương tiện đàn áp như trước đây nữa.
Hàng ngàn công nhân đường sắt, thợ máy, lái tàu, trưởng toa và phu phen tại các trạm ở Sài Gòn và Dĩ An ngưng làm việc. Không có một chuyến tàu nào chạy, kể từ ngày 15. Ngày 18, sau khi kỹ sư trưởng Gôdforoy thỏa thuận ít nhiều trong 8 yêu sách, họ mới đi làm trở lạl.
Tới ngày 7,tới phiên các lái xe điên và ôt tô bãi công, số người tham gia nhanh chóng lên tới 493 người Cuộc bãi công này kéo dài tới năm 1937, được anh em sở Ba-Son ủng hộ . Kết quả 485 công nhân bị đuổi việc năm 1937, sở xe điện chỉ thu lại 148, lương tăng thêm vài xu “.(6)
(6) Ngô Van, Ibid, trang 324-325
Vì thế nếu có những biến động chính trị, những phong trào Hành Động nổi lên là do hai yếu tố: Sự ra đời của chính phủ bình dân bên Pháp và sự nhập cuộc, sự trở về từ bên Pháp của nhóm đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm vv..Ở đây chỉ xin giới hạn giới thiệu vài dòng về Mặt trận Bình dân mà thôi.
Mặt trận Bình dân ở Pháp
Phải nhìn nhận Mặt trận Bình Dân ở Pháp năm 1936-1937có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến tình hình chính trị ở Nam Bộ, nhất là cùng lúc có sự trỗi dạy của Đảng cộng sản.
Trước hết, xin nhắc lại một chút lịch sử nước Pháp. Vào ngày 3 tháng năm, năm 1936, trong cuộc tuyển cử lập pháp ba đảng Liên minh chiếm đại đa số. Đảng xã hội 147 đại biểu, cấp tiến 116, cộng sản 72 và các nhóm xã hội cộng hòa 41, tổng công 376 đại biểu.
Trong khi các đảng phái ” Quốc Gia” chỉ có 220 đại biểu. Tình hình kinh tế nước Pháp nguy ngập với hàng triệu người thất nghiệp, vì thế mà các đảng Liên minh xã hôi đã thắng cử với Léon Blum làm thủ tướng thay thế Albert Sarraut .(7)
(7) Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, trang 313 ..
Và việc làm đầu tiên của Tổng Bí thư của đảng cộng sản Pháp Thorez, có sự hỗ trợ của Stalin là đã đặc biệt hỗ trợ Đảng cộng sản Đông Dương cùng với Doriot. Cả hai đã tìm cách “hồi sinh” cho đảng cộng sản Đông Dương bằng cách là yêu cầu Léon Blum : Ân xá cho tù chính trị ở Đông Dương. (8)
(8)Đảng cộng sản Việt Nam, Cao Thế Dung, trang 414
Việc ân xá này đã mở ra một cơ hội lớn cho đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều lãnh đạo chính trị đã được thả ra trong dịp này và sau này là những nhân tố quyết định cho sự thành công của đảng cộng sản.
Chính phủ Bình Dân Pháp đã thổi một luồng gió mới đầy hy vọng vào các thuộc địa, trong đó có Nam Bộ ..Tân Tổng trưởng thuộc địa thuộc đảng Xã hội đã đưa ra chính sách rộng rãi và khoan hồng, trong đó có thả tù binh chính trị.Chính phủ của Mặt trận Bình Dân của Pháp đặc biệt còn tuyên bố thả các tù chính trị tại thuộc địa.
Đây là cơ hội ” bằng vàng” cho các người tranh đấu chống lại thực dân Pháp.
Đây cũng là cơ hội may mắn cho đảng cộng sản Việt Nam vì trong số người được thả có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng.- những người lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam sau này.

Ông Trường Chinh là một chính trị phạm mới đầu bị giam ở Hỏa Lò, sau đó ông bị kết án 12 năm khổ sai đầy đi Sơn La. Ông chưa ở hết hạn tù 12 năm thì được thả về vào năm 1936 theo chính sách ” cởi mở” của chính phủ Bình dân bên Pháp ..Ông Phạm Văn Đồng bị giam mười năm tù vì dính dáng trong vụ án giết người tại đường Barbier.
Các tù chính trị đều được thả hết. Nhờ vào cơ hội này, họ có cơ hội tiếp tục tranh đấu chống thực dân Pháp.
Tuy nhiên trừ một người không được cái may mắn như thế. Đó là trường hợp ông Tôn Đức Thắng như sẽ trình bày ở phần sau.
Phần ở Nam Bộ, các nhóm Hành Đông lợi dụng tình thế mới, cởi mở hơn đã xuất hiện nhiều nhóm Hành Động trong đó có nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ. Nhóm đệ tam do Trần Văn Giàu trong dịp này đã lần lượt hạ sát các người của cộng sản đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Quang An, Huỳnh Văn Phươngvv..Đã không biết bao nhiêu người đã bị chết oan. Trần Văn Giàu được coi là người lãnh đạo gây ra các cuộc sát hại này cùng với ông Nguyễn Văn Trấn ( tác giả viết cho Mẹ và Quốc Hôi, 1995) gây ra những tai tiếng nhất là thời kỳ kháng chiến Nam Bộ- Cộng với những tai tiếng cá nhân như là tay chân làm việc cho Pháp cũng như giết hại đồng chí đệ tứ đã không bao giờ được minh bạc hóa.
Theo bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, trong Phan Văn Hùm, thân thế và sự nghiệp, nhân dịp Trần Văn Giàu sang Paris tháng 10/1989 đã được ghi lại như sau:” Trong cuộc gặp gỡ được thâu băng ở Paris ngày 17-10- 1989, hiện con lưu giữ, Trần Văn Giàu đã bị chất vấn về việc Tạ Thu Thâu đã bị xử tử và gán cho tội” Việt gian phá hoại”, do một tên Huyện Ủy tiểu tốt tên Tữ Ty ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Trần Văn Giàu đã cao hứng long trọng hứa ” Tôi sẽ rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu đảng cộng sản không chịu rửa tiếng”. Nhưng từ ngày hứa đó cho đến nay, chưa hề thấy Giàu chánh thức nói lên một tiếng gì cả “.(9)
(9) Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm, trang 380-381.
Trong thời gian hai nhóm đệ tam, đệ tứ thanh toán nhau thì ông Tông Đức Thắng vẫn còn tiếp tục lãnh án tù 20 năm ở Côn Đảo.
Phần tìm hiểu chủ tịch Tôn Đức Thắng, hiện nay có thể chia ra hai nguồn dư luận khác nhau về cuộc đời chính trị của ông. Sự phân chia như thế cho thấy việc tìm hiểu con người và hoạt đông chính trị của ông thêm phần khó khăn vì có nhiêu điều được che dấu và nhiều điêu bịa đặt đến vô căn cứ. Có thể chính ông Tôn Đức Thắng trở thành nạn nhân của những điều tôn xưng không cần thiết ấy. Ông trở thành cái điều mà nhà văn Xuân Vũ- một cựu cán bộ cộng sản mới hiểu rõ cộng sản là cái gì- Xuân Vũ cay nghiệt đưa ra một nhấn xét kết thúc trong một cuốn sách của ông:
“Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc : Nói láo và làm bậy. Hễ họ nói là nói láo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ dùm cho như vậy“.(10)

(10)Xuân Vũ, SĐD trang 335
Ở trong nước thì đã có khá nhiều cuốn sách, nhất là các bài báo viết về cuộc đời của ông Tôn Đức Thắng như : Đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, (NXB Sự Thật, 1982) và cuốn: Người thủy phản chiến ở Biển đen, (NXB Thông tin, lý luận, 1988). Ngoài ra còn có nhiều bài báo đủ loại khác viết về ông.
Một số tài liệu ở hải ngoại thu tập được mà quan trong nhất là Hồi ký 1925-1945 của Nam Đình, Duy Văn Sử quan của Mạc Đình Hoàng Văn Chí, Đảng cộng sản Việt Nam của Cao Thế Dung, Viết cho mẹ va Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn, Việt Nam 1920-1945 của Ngô Văn.v.v.
Tài liệu ngoại quốc quan trọng nhất là của chuyên gia viết sử về ông Tôn Đức Thắng, ông Christoph Giebel , một luận án tiến sĩ về ông Tôn Đức Thắng .
** Về việc đi tù của ông Tôn Đức Thắng
Theo tài liệu trong nước qua hồi kýcủa ông Nguyễn Văn Ngự (Chín Phước), nguyên Phó ban Kinh Tài Trung ương Cục miền Nam, kể lại chuyện về người đã chịu án tử hình của thực dân Pháp thay đồng chí Tôn Đức Thắng trong vụ án tại đường Barbier, Sài Gòn năm 1929. Đó là ông Trần Văn Trương cùng với hai người anh là ông Thinh và ông Thêm.
Trong hồi ký, ông Ngự cũng tiết lộ chuyến vượt ngục Côn Đảo thành công của ông hồi cuối những năm 1930, ban đầu dự kiến có đồng chí Tôn Đức Thắng nhưng rất tiếc, đến phút chót đồng chí Tôn đã không kịp có mặt trên chiếc bè vượt biển đầy sóng gió.
Năm 1929, cơ quan Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội họp tại Sài Gòn, biểu quyết phải giết tên Phát, một tay sai đắc lực của Pháp. Ông Trần Văn Trương không tán thành nhưng vì đa số đã quyết nghị nên ông phải chấp hành. Vụ ám sát bị lộ, các đồng chí Tôn Đức Thắng, Trần Văn Trương, ông Thinh, ông Thêm và một số đồng chí khác tại cơ quan Kỳ bộ đều bị bắt.
Vào bót Pôlô ở Chợ Lớn, địch cố tra tấn và gán cho đồng chí Tôn Đức Thắng tội chủ mưu giết người để có cớ giết vị lãnh đạo Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Nam Kỳ. Ông Trần Văn Trương lúc ấy mới ngoài 20. Ông nghĩ rằng mình chưa có vợ con nếu chịu chết thay đồng chí Tôn Đức Thắng thì không có gì vướng víu. Vả lại đồng chí Tôn Đức Thắng sống sẽ phục vụ cho cách mạng được nhiều hơn mình. Do đó, ông Trương khai nhận mình là chủ mưu.
Đúng như ông Trần Văn Trương nói, ông nhận tội để sau này Bác Tôn đã cống hiến nhiều hơn cho cách mạng. Ảnh tư liệu.
Ở bên ngoài, bà Trần Thị Cừu – cô ông Trần Văn Trương cũng là cô ruột Giáo sư-nhạc sĩ Trần Văn Khê, cùng Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo… vận động và biện hộ nên đồng chí Tôn Đức Thắng không bị án tử hình mà chỉ án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo.(11)
(11) Hồi ký NguyễnVăn Ngự.
Nhưng một tài liệu khác lại đưa ra một version khác hẳn, phơi bày sự thật bên trong nội vụ bản án của vụ Tôn Đức Thắng.
Tài liệu cho hay ông Tôn Đức Thắng đã phạm tội hình sự vì đã giết một đồng chí khác chỉ vì ghen tương ngay tại Nam Kỳ bộ của Đông Dương cộng sản ở dường Barbier, Saigon. Sau này, người ta quen gọi là vụ án giết người đường Barbier.
Tài liệu viết như sau:
“Năm 1937 (chính ra là 1936), Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nên chính sách của Pháp ở Việt Nam có đôi phần cởi mở. Pháp thả hết tù chính trị, trong số có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên có một số đảng viên cộng sản không được tha vì trước kia bị kêt’ án về tội giết người. Trong số những người này có Tôn Đức Thắng, bị đày ra Côn Đảo về tội giết đồng chí, ngay tại trụ sở Nam Kỳ bộ của Đông Dương cộng sản Đảng ở đường Barbier, Sài Gòn. Tại nơi này có một nữ đồng chí và hai nam đồng chí, một là Tôn Đức Thắng.
Ghen nhau, Tôn Đức Thắng giết tình địch, đốt cháy mặt mũi và mười đầu ngón tay, nhưng mật thám Pháp cũng điều tra ra và vì vậy nên Tôn Đức Thắng bị coi là ” thường phạm”, không được Pháp tha về cùng với những ” chính trị phạm” như Trường Chinh và Phạm Văn Đồng. Mãi đến năm 1945, mới được chính phủ Trần Trọng Kim tha về, và năm 1969 lên làm ” chủ tịch bù nhìn”, kế vị Hồ Chím Minh”.(12)
(12) Mạc Định Hoàng Văn Chí, Duy Văn Sử quan, trang 166, sách xuất bản sau khi tác giả đã qua đời do tiến sĩ Hoàng Việt Dũng, con trai của học giả Hoàng Văn Chí tổng tập và duyệt bản.
Nhưng tài liệu được trích dẫn sau đây được coi là khách quan và chi tiết nhất về vụ án đường Barbier liên quan đến ông Tôn Đức Thắng và Phạm Văn Đồng. Tài liêu này dựa trên các tin tức đăng tải trên các báo thời kỳ đó như Écho Annamite, La Dépêche d’Indochine.
Đọc tài liệu này rồi thì đọc Hồi ký Nguyễn Văn Ngự được trích dẫn chỉ cho thấy tác giả đã che dấu, đánh lạc hướng tính chất tội phạm của nạn nhân: như vu cáo cho Phát là tay sai cho Pháp mà không trưng ra được bất cứ bằng cờ nào. Một sư bịa đặt đến hèn hạ, giết oan một thanh niên. Sự bịa đặt câu truyện một tù nhân khác tên Trương nhận là chính phạm để chết thay cho ông Tôn Đức Thắng là một sự dựng đứng thô bỉ cùng cực.
Mong là ông tác giả Nguyễn Văn Ngự ở trong nước đọc được toàn thể bản văn trích dẫn dưới đây để ông suy nghĩ lại về việc cầm bút của ông.
Điều này cũng cho phép người viết trong những điều kiện có thể trong tương lai phanh phui ra những mặt tối, mặt dấu kín của các nhân vật lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Duẩn cho đến những Nguyễn Văn Linh, Đồ Mười, Trần Văn Dầu, Đào Duy Anh …vvv Một công việc cực kỳ khó khăn, mười phần không chắc nói ra được một phần. Và mong nhận được những thông tin từ những người có trách nhiệm trong nước để bổ xung thêm tai liệu.
Vụ án mạng đường Barbiê, Sài Gon:
“Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo đã diễn ra trong giữa phân bộ Thanh niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Nam Kỳ. Lê Văn Phát bí danh Mỹ, Lang) bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội, theo điều lệ của Đảng, vì anh ta “ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt”. Tội của Phát là “không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm, toàn ý phục vụ cách mạng^..
Ba người trong số các đồng chí trẻ nhất của Phát ( 23, 24, 26 tuổi) phải thi hành án quyết đã được tòa án cách mạng chuẩn y. Tôn Đức Thắng chủ trì tòa án, lúc đó 40 tuổi, đứng đầu kỳ bộ. Vì đâu (vì tự ái ghen tương?) án quyết thủ tiêu một đồng chí không tương xứng với ” lỗi lầm” bí mật ấy vẫn âm u trong bóng tối?
Một vụ sát nhân chính thức, ba nạn nhân cùng một lúc đáp lại vụ ám sát trên: Tòa Đại hình Sài Gòn ngày 15/7//1930 kết án tử hình ba người thi hành án quyết trên kia. Tòa chỉ tuyên phạt Tôn Đức Thắng, người sau này kế vị chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1969) 20 năm khổ sai, và Phạm Văn Đồng(về sau là thủ tướng của chính phủ Hồ Chí Minh) 10 năm tù cấm cố Hai mươi ba người khác trong phân bộ phải chịu án tù tổng cộng 100 năm. Phân bộ Nam Kỳ hoàn toàn tan vỡ.
Hai năm, năm tháng sau vụ ám sát, bọn cầm quyền chuẩn bị hành quyết những người bị kết án tử trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 5, năm 1931. Máy chém dựng đồ sộ trước cổng Khám lớn Sài Gòn, lính cảnh sát xếp hàng dầy đặc ngăn đón các con đưỡng, chánh sở mật thám có mặt tại đó tay lăm lăm khẩu súng lục. Vào lúc bốn giờ sáng, ba cái đầu người trẻ tuổi rơi xuống sau tiếng hô cuối cùng” Đả đảo đế quốc Pháp”.
Sử chính thức cùng truyện ký về lãnh tụ không bao giờ nhắc lại vụ sát nhân thô bỉ này. Nó có thể làm lu mờ hình ảnh của “người anh hùng Hắc Hải” Tôn Đức Thắng được phong danh hiệu như vậy để kỷ niệm cuộc nổi dậy tháng 4 năm 1919 trên chiến hạm Pháp mà người dân thuộc địa là Tôn ĐứcThắng được đội thủy thủ Pháp chỉ địn kéo lá cờ đỏ thượng lên.
Nếu ai muốn biết rõ hơn, thì đây:
Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1928, mật thám phát hiện trong sân đằng sau căn phố số 5 đường Barbier, Sài Gòn, một xác người đàn ông đã bị biến dạng, mặt và tóc cháy xém, tay bị trói quặt sau lưng, họng bị cắt, ngực bị đâm hai chỗ.
Sau này, người ta được biết, người bị ám sát là Lê Văn Phát đã từng là đại biểu đi dự Đại Hội lâm thời của Thanh Niên ở Hương Căng…Phát bị tòa án cách mạng do Tôn Đức Thắng chủ trì, xét xử bí mật và kết án tử hình vắng mặt. Người ta kết tội Phát “lạm dụng quyền hành do chức vụ đảng do thám để hãm hiếp một đồng chí ” do Quảng Châu đặt ra ...
Kỳ bộ thành lập một tòa án vào đêm 29 tháng 11 gồm các ủy viên của Kỳ bộ Nam Kỳ và Tỉnh Bến Tre tại nhà Bùi Văn Thêm, số 72 phố Polo Bơlănsy. Trong số các thẩm phát đột xuất này có ba người là Trần Trương, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm đã từng là thợ trong xưởng Kropff, nơi mà Tôn Đức Thắng làm cặp rằng; Trần Trương và Nguyễn Trung Nguyệt là bà con họ hàng với vợ Tôn Đức Thắng. Do đó, uy tín của Thắng không phải chỉ vì có tuổi. Trước tiên ba thẩm phán trong phiên tòa đó bỏ phiếu chống tử hình. Nhưng áp lực của đa số là 5 thẩm phán kia làm xiêu lòng ba người, họ tự lấn áp” tình cảm cá nhân” của mình đúng theo giáo lý (Le catéchisme) do Quảng Châu đặt ra.
Trong số các đồng chí của Phát, ai sẽ là người thi hành án ? Với nhiệm vụ khủng khiếp này, ba đồng chí trẻ tuổi nhất rút trúng thăm. Đó là Ngô Thiêm, bí thư kỳ bộ, người Nghệ An, Nguyễn Văn Thinh, bí thư của Lê Văn Phát và là chủ bút của tờ Công Nông Binh, sinh ở Gò Công; và Trần Trương, người Mỹ Tho.
Họ còn phải đốt mặt Phát làm biến dạng xác chết theo sáng kiến của Thắng.

Sau này, theo tờ Annam Hướng truyền ( Écho Annamite), Tôn Đức Thắng tuyên bố như sau:
“Ngô Thiêm đã dẫn dắt tôi vào hoạt động Cách Mạng. Tôi gia nhập Hội Thanh Niên Cách Mạng năm 1927. Tôi là đại diện của Tổng bộ Quảng Châu ở Kỳ bộ Nam Kỳ …Những mưu toan của Lang đối với em gái chúng tôi là Thị Nhứt khiến tôi lên án kẻ phạm tội đó. Tôi không hề đứng về phía tán thành cái hình phạt quyết liệt đó. Dù sao tôi cũng vì kỷ luật buộc phải tuân theo đa số. Chính tôi đã ra lệnh cho Thinh làm biến dạng bộ mặt của xác chết”.
Kết quả, ngày 18 tháng 7 năm 1930, vào lúc 20 giờ, chủ tiuch. phiên tòa hạ lệnh giải tỏa phòng xử án, còng tay các tù nhân ngay sau khi tuyên án và dẫn chúng đi ngay, từng nhóm nhỏ.
Án quyết như sau: Tử hình 3 người là Trần Trương, Ngô Thiêm và Nguyễn Văn Thinh.
Tôn Đức Thắng, 20 năm khổ sai. Đặng Văn Sâm và Bùi Văn Thêm 10 năm khổ sai . Nguyễn Trung Nguyệt 8 năm khổ sai.
Cấm cố 23 đảng viên, trong đó có Phạm Văn Đồng, tổng cộng hơn- 100 năm tù”.(13)
(13)Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, trang 126-130. Trích các báo AOM 7F55; Écho Annamite, La Dépêche d’Indochine, L’impartial, ngày 17, 18 và 19 tháng 7 năm 1930.
Trong lời khai của ông Tôn Đức Thắng có bốn điều cần ghi nhận:
- Kết án tử hình tên Phát chỉ do động lực chính là tư thù cá nhân.
- Điều thứ hai quan trọng hơn, ông chỉ chính thức gia nhập và sinh hoạt đảng cộng sản từ năm 1927. Vậy thì câu chuyện người anh hùng Hắc Hải như sẽ trình bày sau này phải chăng chỉ là chuyện hoàn toàn hư cấu và bịa đặt?
- Điều thứ ba cũng không kém quan trọng cho hay ông thuộc Tổng bộ Quảng Châu ở kỳ bộ Nam Kỳ. Điều tiết lộ cho thấy ông gia nhập cộng sản rất trễ khi đã 40 tuổi với tư cách đại diên Nam Kỳ bộ của Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội do Hồ Chí Minh lập ra vào năm 1925 tại số nhà 13 đường Wang Ming Quảng Châu bên Trung Quốc. Do sự tài trợ tiền bạc của cộng sản Liên Xô do Borodin cầm đầu, ông Hồ Chí Minh đã mở các lớp huấn luyện thanh niên từ trong nước gửi sang- một cách chuẩn bị tương lai cho xứ An Nam. Các người phụ trách huấn luyện là ông Vương ( Hồ Chí Minh), Lê Đức Thụ, Lê Hồng Sơn, Qui… Họ được nghe giảng về các chủ thuyết Tam Dân của Tôn Dật Tiên, chủ nghĩa cộng sản của Các Mác, phân tích các cuộc đấu tranh dành độc lập, học tập các cách thức tổ chức nghiệp đoàn, cách tổ chức các cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi giảm sưu thuế, địa tô, làm thế nào để tham nhập vào lính tập ..
Việc học tập kéo dai trong ba tháng và lễ kết nạp với những lời tuyên thệ như: nếu phản lại đảng sẽ chịu hình phạt của đảng và tuyên thệ “hy sinh cho đảng về cả ý nghĩ quyền lợi và đời sống của mình”.. Tóm tắt lại, no như một thứ Hội kín . Và phải chăng bản án đường Barbier cũng theo những kỷ luật đảng được giảng dạy từ Quảng Châu?

– Điều thứ tư, sau vụ án đường Barbier với việc bắt giữ nhiều người phải đi tù, Nam Kỳ bộ của Thanh niên cách mạng do Tôn Đức Thắng làm đại diện đã bị tan rã sau đó .
** Về trách nhiệm chính phủ Trần Trọng Kim- Phan Huy Quát trong việc thả tù chính trị năm 1945
Trong các tài liệu chính thức của Đảng cộng sản, họ đã mập mờ, che đậy và đã không minh bạch về việc thả tù chính trị Côn Đảo vào năm 1945. Họ không nhắc nhở gì về quyết định thả tù chính trị cộng sản lại do quyết định của chính phủ Trần Trọng Kim, sắc lệnh ký ngày 02-05-1945. Việc này cần được minh xác một lần nữa theo như trong Hồi ký, tập 2 của ông Huỳnh Văn Lang.
Ông Huỳnh Văn Lang đã nói rõ và chi tiết hơn dồng thời lên án nặng nề chính phủ Trần Trọng Kim về vấn đề thả tù binh này.
Ai đã soạn thảo nếu không nói là tác giả sắc lệnh Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 02- 05 - 1945 phóng thích toàn bộ chính trị phạm do chính quyền thực dân Pháp giam giữ từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do cộng sản phát động năm 1929,30,31? Đây là một sai lầm ghê gớm của chính phủ Trần Trọng Kim với một đổng lý văn phòng có tên là Phan Huy Quát và một Bí thư có tên là Bùi Diễm, cháu vợ thủ tướng “.

“Đáng lý ra chánh phủ phải ý thức đối tượng chánh trị thuộc những thành phần chính trị khác nhau làm sao. Thật ra nếu biết chọn lọc thì chính trị ở miền Nam sẽ khác từ lúc đầu. Ví như để cho cho chính phủ Việt Minh của HCM phóng thích cán bộ của họ là 5 tháng sau (tháng 9/1945) thì họ làm gì có đủ thì giờ và cơ hội thuận lợi nhứt để đặt nền móng hạ tầng cơ sở nhân sự để lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh Pháp từ đầu cho đến Hiệp Định Genève(20/7/54) và còn bám chặt sau đó để tổ chức và lãnh đạo MT-GPMN cho đến tháng tư đen 1975. (Pháp trở lại trong Nam cuối tháng 9/1945). Lê Duẩn và đồng bọn ở trong Nam để lãnh đạo Kháng chiến đánh Pháp, cho đến 59, 60 mới về Bắc..(…) Để rồi, trừ 123 chính trị phạm Quốc Gia trong đó có Phan Khắc Sửu, Trần Quốc Bửu. phải đợi ba tháng sau mới có tàu quân Nhật rước về đất liền, đang khi từ tháng 6 các cán bộ cộng sản đã được các đoàn thể Cứu Quốc Nam bộ thuê tàu hàng dân sự nô nức rước về từng loạt 500 một ngàn. Trong số 1000 cán bộ CS ở Côn Đảo đầu tiên được rước về Sóc Trăng có tên Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương .. và cậu Sáu Lẹ của người viết “.(14)
(14) Ký ức 2 Huỳnh Văng Lang, trích đăng trên Khởi Hành, 10/2012
Vê việc đưa đón các đồng chí bị tù ở Côn Đảo về, Hồi ký Trần Văn Giàu cũng đã kể lại rành mạch cũng như nỗi oan của ông như sau đây:
“Ngày 25 kết thúc với cuộc hội nghị liên tịch giữa Uỷ ban và Xứ uỷ, trong đó bọn tôi kiểm điểm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và đặt ra những nhiệm vụ trước mắt.

Nhiều vấn đề được đặt ra, được giải quyết, sau khi ta đã nắm chính quyền.
Có một vấn đề mà tôi nhớ mãi, không phải chỉ vì nó đặc biệt quan trọng, mà vì nó đã làm cho tôi khốn khổ một thời gian dài. Ấy là quyết định đi rước tù Côn Đảo.

Đi rước tù Côn Đảo thì tốt quá chớ “khốn khổ” gì? Ậy! Vậy mà sanh chuyện khá lớn và kéo dài mới lạ cho chớ! Thành ngữ Việt Nam nói “đất bằng dậy sóng”! Có thật như vậy chớ không phải người xưa bày vẽ hình tượng văn chương để mà chơi.
Trong cuộc hội nghị chiều tối ngày 25, tôi có nói với các đồng chí trong Xứ uỷ: Khôi phục lại hệ thống Đảng ở Nam Bộ sau khởi nghĩa Nam Kỳ là công đầu của những anh em vượt ngục Tà Lài hợp sức với một số rất ít những anh em sống sót, ẩn náu sau 1940; xây dựng lực lượng để đi tới khởi nghĩa tháng 8, công đầu của các anh em trên hợp sức với anh em, chị em Bà Rá thoát khỏi căng với số anh em đã ẩn náu khác, đã trở lại công tác sau đảo chánh 9 tháng 3. Bây giờ khởi nghĩa thắng lợi chính quyền về ta, công việc nhiều mà khó khăn mười lần, trăm lần hơn trước. Lênin bảo: giữ chính quyền khó hơn cướp chính quyền; không có anh em ở Côn Lôn về thì không xong. Vả lại, nhiệm vụ của cách mạng là phải giải phóng tất cả tù chính trị mà chính phủ Trần Trọng Kim chưa chịu thả. Phải đưa anh em về ngay, cộng sản lẫn quốc dân đảng, bằng tất cả các phương tiện ta có, với bất cứ giá nào. Đừng chậm trễ, chậm trễ có thể sinh điều bất trắc (ví dụ như hải quân Pháp cản trở). Chắc nội đêm nay anh em ta ở Côn Lôn biết tin Sài Gòn khởi nghĩa cướp chính quyền rồi, họ nóng ruột lắm. Đừng để các đồng chí chờ đợi lâu.
Tất cả anh em đều đồng ý, và do tôi đề nghị, chúng tôi cử Đào Duy Kỳ hợp sức với Nguyễn Công Trung thay mặt Xứ uỷ làm việc gấp rút này. Kỳ có ở Côn Đảo, là nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Kỳ đã liền đó đi tìm sự cộng tác của Ngô Văn Chương – một ông đồng chí cộng sản giàu có nhiều khả năng thuê tàu, thuê ghe, kiếm tiền – và sự cộng tác của hai anh em Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương; Sâm là kỹ sư giám đốc thương cảng. Tôi ký tên ngay cho Đào Duy Kỳ, Lý Văn Chương, em Lý Văn Sâm, trưng dụng tàu nhỏ đi biển, trưng dụng ghe biển miệt Vàm Láng. Xứ uỷ còn chỉ thị cho các tỉnh uỷ Trà Vinh, Sóc Trăng tiếp tay vào việc rước tù Côn Lôn.
Công việc tiến hành có trắc trở ít nhiều, chậm trễ hơi lâu.
Nhưng rồi tất cả đồng chí ở Côn Lôn được rước về, trong đó có cụ Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng v.v… Anh em về đến miền Tây Nam Bộ thì cuộc kháng chiến đã bắt đầu. Anh em liền bắt tay vào kháng chiến. Cụ Tôn năm lần bảy lượt đi qua gần nhà mà không ghé nghỉ; việc dân cần kíp hơn; cụ ông xa cụ bà đã mười bảy năm trường! Chuyện vua Vũ đi trị thuỷ, qua nhà ba lần không vào, so với chuyện cụ Tôn chưa thấm vào đâu!
Bọn tôi lo đón tù chính trị Côn Lôn về như vậy, đó là Nghị quyết đầu tiên của bọn tôi, là Nghị quyết đầu tiên tôi ký tên dưới danh nghĩa Chủ tịch sau khi giành chính quyền. Vậy mà một hôm, sau 1954, trên bục trường Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, một lãnh tụ nhóm “Giải Phóng” trước kia, đã công khai tố cáo việc mà lâu nay họ xầm xì truyền miệng nhằm đả phá tôi, Trần Văn Giàu, đả phá “Xứ uỷ Tiền Phong” và “chính quyền Tiền Phong”! Đồng chí ấy nói trước non già một ngàn học viên mà hầu hết là những người có trình độ Tỉnh uỷ, Quận uỷ, Huyện uỷ, rằng: Chính quyền của anh Giàu, Xứ uỷ phe Tiền Phong không chịu rước tù Côn Lôn về, không chịu rước đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng về! Sở dĩ không cho đi rước vì phe Giàu sợ rằng hễ anh em ở Côn Lôn về thì anh em đó sẽ chiếm mất quyền của phe Giàu, lại có thể là Giàu có ý để cho Pháp có đủ thời giờ quay trở lại giữ các đồng chí kia ở Côn Lôn. May nhờ tự lo lấy cho nên các đồng chí ở Côn Lôn mới về được mà tham gia kháng chiến!
Hãy tưởng tượng cái phản ứng tự nhiên của hội trường.
Người ta hét lên những câu gì? Không nói ra cũng có thể biết.
Nếu Trần Văn Giàu có mặt ở đó thì có lẽ đã bị đánh chết ngay rồi!
Nhưng, may quá, tôi ở 20 Phan Huy Chú, làm giáo sư dạy ở trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, không phải đi học trường Nguyễn Ái Quốc. Và may hơn nữa là, hôm đó, trong số học viên có Đào Duy Kỳ, người đã lãnh trách nhiệm của Xứ uỷ và của Lâm uỷ hành chánh chiều ngày 25 tháng 8 về cái vấn đề số 1 của buổi họp, vấn đề đưa tàu, ghe đi rước anh em ở Côn Lôn về.
Anh Đào Duy Kỳ cãi lại ngay hôm đó, Kỳ nói: “Chính tôi là người được lệnh của Xứ uỷ và Uỷ ban đi rước anh em kia mà! Và hiện nay, ở Hà Nội còn có ba đồng chí cùng tôi làm việc này, là Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương – em của Sâm – và Ngô Văn Chương thuộc Uỷ ban hành chánh Sài Gòn- Chợ Lớn”.
Nỗi công phẫn mấy phút trước nảy lên dữ, bây giờ, sau lời cãi lại của Kỳ nó xuống cũng mau. Người nghe không hiểu tại sao có sự vu cáo kỳ cục và nguy hiểm như vậy?

Hôm sau, Đào Duy Kỳ về Viện Bảo tàng Cách mạng mà Kỳ là Chủ tịch Hội đồng Khoa học, mời các anh Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương và Ngô Văn Chương tới phát biểu có ghi âm về việc họ được lệnh và đi rước tù ở Côn Lôn như thế nào. Theo Kỳ nói lại với tôi thì băng ghi âm đó, Viện bảo tàng cách mạng còn giữ. Tôi không được nghe, nhưng tôi được biết là có thật buổi ghi âm đó; Sâm, Chương đều là bạn thân của tôi từ trước những ngày vinh quang tháng 8 ở Sài Gòn.
Vu cáo lớn và hết sức ác này, kể theo thời gian là vu cáo lớn thứ tư. Cái vu cáo này có dịp bùng lên giữa hội trường Đảng nên nó bị nổ tung như cái bong bóng. Nhưng than ôi! Còn tiếng xầm xì, xậm xịt lâu nay thì ai đính chính cho tôi? Không có kiểm điểm sự vu cáo. Ai vu cáo cứ vu cáo; còn ai bị vu cáo cứ phải ráng mà chịu dù sự thật của chúng rõ như ban ngày(15)
(15) Hồi ký Trần Văn Giàu, Viet-studies ..
** về câu chuyện Đồng chí Tôn Đức Thắng, người kéo cờ ở biển Hắc Hải.
Theo các tài liệu của các tác giả trong nước Việt Nam cho hay ông Tôn Đức Thắng có mặt trên một chiếc tàu hàng trên đường đến Hắc Hải. Tại nơi đây, một số thủy thủ đã nổi loạn và không chịu tham gia vào sự can thiệp quân sự của các thế lực phương Tây. Phần ông Tôn Đức Thắng thì đã treo cờ trên tàu.
Xin đọc tài liệu ghi như sau từ trong nước chẳng khác gì một câu truyện tiểu thuyết:

“Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ, nhiều người Việt Nam phải vào phục vụ quân đội Pháp. Là người thợ máy giỏi, ngày 9/10/1916, đồng chí Tôn Đức Thắng nhận lệnh xuống phục vụ tại chiến hạm France và là người Việt Nam duy nhất trên chiến hạm đó. Đến ngày 16/4/1919, mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm (trong đó có chiến hạm France) vào Hắc Hải để cùng với các đế quốc khác chống lại nước Nga Xô Viết trẻ tuổi. Các chiến hạm được lệnh vượt qua eo biển Đác-đa-nen tiến vào biển Đen và bắn phá hải cảng Xê-vat-tô-pôn.
Anh em binh lính trên hạm đội bất bình vì phải tiếp tục đổ máu, dù chiến tranh đã kết thúc. Biết được âm mưu ấy, thợ máy Tôn Đức Thắng đã cùng anh em binh lính Pháp quyết định phản chiến.
8 giờ sáng ngày 20/4/1919, cuộc binh biến nổ ra trên chiến hạm France và Jean Bart. Lá cờ đỏ được kéo lên trên chiến hạm France trước cửa thành Xê-vat-tô-pôn, do đồng chí Tôn Đức Thắng thực hiện, đã được anh em binh lính, công nhân trên tàu chuẩn bị trước.
Bằng hành động đó, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng tháng Mười và xây đắp tình hữu nghị Việt – Xô, đồng thời biểu thị tình cảm của nhân dân Việt Nam lúc đó còn là thuộc địa của Pháp, chào mừng nhà nước Công nông đầu tiên trên thế giới.(16)
(16)Nguồn: Lịch Sử Việt Nam
Cứ như câu truyên vừa được kể lại ở trên thì ông Tôn Đức Thắng, còn có mặt ở Liên Xô trước ông Hồ khoảng 4 năm, đồng thời biểu thị tình cảm của Nhân dân Việt Nam lúc đó!!!
Nhưng nhân dịp sinh nhật thứ 115 của ông Tôn Đức Thắng, tiến sĩ Christoph Giebel, giáo sư sử học đại học Washington, Hoa Kỳ, một chuyên gia nghiên cứu về Tôn Đức Thắng đã phản bác một số những thông tin tuyên truyền rất sai lạc về cuộc đời hoạt động của ông Tôn Đức Thắng- một lối viết sử vẫn chịu những sự kiểm soát, ràng buộc không mang tính học thuật. (15)
(15)Christoph Giebel, với luận án tiến sĩ: Imagined Ancestries of Vietnamese Communist. Ton Đuc Thang and the politics of history and memory. Ông Christoph Giebel đã trả lời phỏng vấn của đài BBC nhân dịp sinh nhật 115 ngày 5/9/2003 của ông Tôn Đức Thắng.
Có hai sự việc nổi bật là: cuộc nổi loạn nổi tiếng của các thủy thủ trên một chiếc tàu Pháp và việc ông Tôn Đức Thắng đã cắm cờ trên chiếc tàu thủy này ở cảng Hắc Hải và cuộc đình công ở xưởng Ba Son.
Theo sử gia Christoph Giebel dựa trên tài liệu mà ông có được cho hay không có bằng chứng nào cho thấy ông Tôn Đức Thắng hoạt động Cách mạng ở Nga. Và ông không thể có mặt trên bất cứ con tàu nào của Pháp liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải. Ông Tôn Đức Thắng cũng đã không bao giờ kể những chi tiết về cuộc biến động ở Hắc Hải.
Đọc những tài liệu về phía Việt Nam thì chỉ đưa ra những chi tiết rất là sơ sài. Trong khi đó thực sự ông Tôn Đức Thắng có mặt ở cảng Toulon, miền Nam nước Pháp như người thợ sủa tàu. Ông Christoph Giebel nói:
“Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp. Lúc đó ông ấy chứng kiến những diễn biến cách mạng của giới lao động và thủy thủ Pháp. Và khi về Việt Nam, ông mô tả những kinh nghiệm của mình tại Toulon như là nó đã diễn ra ở Hắc Hải. Ở đây có sự thay đổi thú vị các sự kiện lịch sử. Ông Tôn Đức Thắng quay về Sài Gòn năm 1920. Và không lâu sau đó, ông kể lại cho các đồng chí trẻ tuổi về sự kiện ở Hắc Hải. Tôi cho là lúc đó ông Tôn dùng Hắc Hải chỉ nhằm để tăng thêm uy tín trước các công nhân trẻ, những người mà ông Tôn đang muốn quy tụ – mặc dù toàn bộ những kinh nghiệm ông Tôn có được chỉ là thông qua giai đoạn ở cảng Toulon miền nam nước Pháp. Ông đã thấy những biến động cách mạng ở miền nam nước Pháp, nhưng ông làm cho chúng trở nên quan trọng hơn bằng cách nói là ông đã đến Hắc Hải”.(16)
(16) Christoph trả lời phỏng vấn đài BBc, ngày 5/9/2003
Và nhận xét tiếp của giáo sư Christoph Giebel cho thấy” sự hớ hênh” của ông Tôn Đức Thăng cho rằng ” ông không nhớ: “Vấn đề xảy ra cho ông Tôn Đức Thắng là vào giữa thập niên 1950, bộ máy tuyên truyền không chỉ nói ông Tôn đã là người tham gia tích cực mà còn nói là chính ông Tôn đã cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải. Đó là lúc câu chuyện trở nên xáo trộn. Bởi vì dĩ nhiên lúc này ông Tôn chẳng thể nào cung cấp thêm những chi tiết, ký ức cụ thể cho các diễn biến mới này. Trước đây, ông Tôn chỉ nói tôi đã tham gia và tôi là một trong những người Marxist. Nhưng bây giờ bộ máy lại miêu tả ông đã là một thành viên lãnh đạo trong cuộc binh biến Hắc Hải. Khi đó, ông Tôn rút ra khỏi câu chuyện, ông không đưa ra thêm chi tiết nào. Mặc dù nhiều lần các phóng viên của Liên Xô ép ông kể thêm chi tiết, nhưng ông Tôn chỉ nói: Tôi không nhớ. Nên tôi mới nói có một diễn biến thay đổi thú vị trong câu chuyện này”(17)
(17) Christoph Giebel, Ibid .
Để củng cố thêm lập luận của ông Christoph Giebel, bà Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn Ho Chi Minh, The missing years cũng đưa ra một nhận xét:“Ông Tôn Đức Thăng làm việc ở xưởng đóng tàu Ba Son, sau đó được gửi sang Pháp, nơi đó, ông làm thợ sửa chữa tàu ở cảng Toulon. Có thể, ông đã không có mặt trong đoàn tàu thủy di chuyến đi đến Hắc Hải và sau đó có cuộc nổi loạn của thủy thủ năm 1919 như dư luận thường đồn thổi, nhưng chắc chắn là ông đã tham dự trong các phong trào thợ thuyền đang nổi lên ở bên Pháp “(18)
(18) Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The missing years, trang 342.
Một giải thích chót của ông Hoàng Văn Chí đưa ra một nhận xét hơi khác một chút về vấn đề này:“Tôn Đức Thắng nguyên là lính thủy (?, nghi vấn của người viết bài này) trên chiếc tàu Aurore của Pháp. Năm 1921 (?), tàu Aurore chở khí giới sang Nga tiếp tế cho nhóm Bạch Nga, đang chiến,đấu chống Hồng quân của cộng sản. Khi tàu cập bến Odessa, trong Hắc Hải, đoàn thủy thủ bị cán bộ Bolchevik tuyên truyền. Một viên đại úy tên là André Marty ngả theo cộng sản và khởi loạn, bắt giam thuyền trưởng, và bắt tàu quay về Pháp, không giao khí giới cho nhóm Bạch Nga chống Cộng. Vì hành động táo bạo ấy, cộng sản đề cao André Marty là ” anh hùng Hắc Hải”.

Về tới Pháp, Tôn Đức Thắng cùng nhiều thủy thủ khác của tàu Aurore gia nhập đảng cộng sản Pháp. Vì vậy nên, sau Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng là người có nhiều tuổi đảng nhất; Mặc dầu thiếu học và có tiếng là “dê cụ”, nhưng vì là người Nam và có nhiều tuổi-đảng Tôn Đức Thắng được đưa lên làm chủ tịch, kế vị họ Hồ“.(19)

(19) Mạc Đinh Hoàng Văn Chí, Ibid, trang 166
** Về cuộc đình công ở Ba Son
Trước hết, xin được trích dẫn tài liệu chính thức ở trong nước:
“Vào năm 1925, trước tình hình đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc đang sôi sục ở Quảng Châu, các nước đế quốc phương Tây rắp tăm can thiệp bằng cách đưa lực lượng hải quân đến trấn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc ở những vùng tô giới. Lực lượng hải quân Pháp tham gia chiến dịch này với một hạm đội gồm 3 chiến hạm: Jules Ferny, Le Maine, Jules Michelet. Hạm đội này do chiếc tàu tuần dương thiết giáp Jules Michelet chỉ hy. Trên đường đi, tàu Michelet đã có hiện tượng hư hỏng, bọn chỉ huy quân Pháp gấp rút đưa đi sửa để kịp sang Trung Quốc. Nắm được nguồn tin quan trọng này, Tôn Đức Thắng lập tức thông báo cho các hội viên công hội và bàn biện pháp đấu tranh.
Lúc này, Ba Son là xưởng duy nhất ở Đông Dương mà công nhân được hưởng quy chế ngày làm 8 giờ, lương tháng, lương ngày đều cao hơn các nơi khác, cho nên vận động bãi công ở đây rất nguy hiểm, lại rất khó. Nhưng ngoài cách bãi công thì không còn cách nào giam chân đội tàu chiến Pháp. Như vậy, cuộc đấu tranh về cơ bản có tính chất chính trị, nhưng khẩu hiệu chính trị không được nêu lên, chỉ nêu lên những yêu sách kinh tế, làm như vậy mới tập hợp được toàn thể công nhân viên chức tham gia.
Ban lãnh đạo đình công đưa kiến nghị lên giám đốc đòi giải quyết các yêu sách:
- Tăng lương cho tất cả công nhân lên 20%.
- Phải gọi lại số thợ bị đuổi việc trong các cuộc đình công trước đây làm việc lại.
- Ngày lĩnh lương phải cho nghỉ trước nửa giờ như thường lệ.
Mặc dù giám đốc Courthial, Thống đốc Nam Kỳ hăm dọa, rồi dụ dỗ, mua chuộc, nhưng anh em công nhân không hề nao núng vẫn tiếp tục đình công. Để ủng hộ cuộc đấu tranh, hàng vạn công nhân, viên chức Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã quyên góp gạo, tiền giúp đỡ cuộc đình công.
Một phần là cần phải sửa chữa chiến hạm cho sớm để kịp chiến dịch, một phần bị cấp trên quở trách, ban giám đốc xưởng Ba Son buộc phải nhượng bộ và điều đình với ban lãnh đạo cuộc đình công, chấp nhận tăng 10% lương cho công nhân và bỏ lệnh cắt 15 phút làm bù ngày lãnh lương.
Cuộc bãi công chấm dứt thắng lợi, anh em công nhân chuyển sang hình thức bãi công, kéo dài thời gian sửa chữa chiến hạm. Mãi đến ngày 28/11/1925, chiến hạm Michelet mới ra khỏi xưởng Ba Son sau khi bị giam ở đây ba tháng rưỡi.

Cuộc đấu tranh với mục đích chính trị rõ rệt nhưng diễn ra một cách khôn khéo dưới khẩu hiệu khác. Tiếng vang của cuộc đấu tranh này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc qua đến với phong trào cách mạng vô sản và công nhân thế giới.(20)
(20) Nguồn Lịch sử Việt Nam
Về sau đây là ý kiến của giáo sư Christoph Giebel như sau:“Chắc chắn đã có một cuộc đình công ở Ba Son năm 1925. Ông Trần Văn Giàu, với sự giúp đỡ của ông Tôn, đã mô tả cuộc đình công khởi đầu từ sự có mặt tại cảng Ba Son của một chiến hạm Pháp mà đang trên đường tới Trung Quốc, nơi các thế lực phương Tây đang đối đầu với phong trào chống đế quốc. Chuyện kể rằng khi chiến hạm Pháp dừng lại ở cảng Ba Son để sửa chữa, ông Tôn Đức Thắng và các đồng chí đã từ chối sửa tàu và như thế đã giam chân chiến hạm. Ông Trần Văn Giàu và ông Tôn Đức Thắng nói cuộc đình công đã thành công, rằng sau một vài tuần, giới chủ phải nhượng bộ, đáp ứng một số đòi hỏi. Và mặc dù mọi người quay lại làm việc, nhưng họ vẫn thực hiện một hình thức lãn công và kéo dài việc giam chân chiếm hạm Pháp thêm ba tháng nữa.
Chắc chắn đã có cuộc đình công, nhưng nó không diễn ra theo cách mà văn bản chính thức tại Việt Nam mô tả. Nghiên cứu của tôi – dựa trên tài liệu lưu trữ và việc đọc báo chí thời đó – cho thấy vốn đã có những sự bất mãn tại cảng Ba Son vì sự quản lý yếu kém của giới chủ. Ngay cả trước khi chiến hạm Pháp xuất hiện, ngay cả trước khi những người công nhân biết sẽ có tàu Pháp đến, họ đã nói với giới chủ là mình có thể đình công nếu những đòi hỏi không được đáp ứng. Giới chủ không nhượng bộ. Vì thế, là một sự trùng hợp khi vào ngày giới công nhân quyết định đình công, con tàu Pháp cũng cập cảng.
Lý do là vì vào lúc đó, con tàu không tiến vào xưởng đóng tàu Ba Son. Nếu những gì ông Trần Văn Giàu và ông Tôn Đức Thắng kể lại là đúng, thì lẽ ra hẳn lúc đó họ đã chờ đợi cho đến khi con tàu đã vào xưởng đóng tàu. Thực tế, con tàu có ba đầu máy, và chỉ có một đầu máy bị hư hỏng. Nên trong thời gian đó, con tàu thực ra vẫn di chuyển. Và như trong tài liệu của Pháp cho thấy, người Pháp lúc đó nghĩ có thể họ đưa con tàu sang Hồng Kông để sửa chữa. Có một chi tiết khác, có lẽ còn quan trọng hơn, đó là cuộc đình công đã không thành công. Thực tế, nó bị thất bại vì giới chủ đã đóng cửa nhà máy để gây áp lực với công nhân. Việc đóng cửa này hoàn toàn bị bỏ qua trong các văn bản sau này. Khi nói cuộc biểu tình thất bại, nó không giảm nhẹ tinh thần anh dũng của những người công nhân dám chống lại giới chủ người Pháp. Nhưng chắc chắn đó không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, mà nó mang tính chất nội bộ, với những bất mãn đã có tại xưởng Ba Son“. (21)
(21 ) Christoph Giebel, Ibid
Tiếp nối ý kiến của giáo sư Christoph Giebel, tác giả Ngô Văn, một người cộng sản thuộc đệ tứ cho thây rằng đã không chỉ có một cuộc đình công xảy ra ở Ba Son mà còn có nhiều cuộc đình công khác nổ ra ngay tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tính chất của các cuộc đình công bãi thị này chủ yếu là kinh tế, đòi tăng lương và đòi được đối xử tử tế, không bị các bọn cai đánh đập dã man giới công nhân bằng roi .. Sự gán ghép vội vã cho các cuộc đình công này mang tính chất chính trị là không đúng, là sai sự thật.

Và ngay tại xưởng Ba Son, một lần nữa lại xảy ra một cuộc đình công lớn vào năm 1937 mà không có dấu hiệu gì cho phép người ta nghĩ đến có sự nhúng tay của đảng cộng sản đệ tam tham dự mà còn có cả đệ tứ nữa tham dự.
Đồng ý là ông Tôn Đức Thắng đang ngồi tù, nhưng còn các đồng chí khác của ông ..

Nhìn lại mục đích chính của cuộc đình công lần này chủ yếu vẫn là đòi tăng lương mà mục đích chính trị xem như không được đặt ra một cách chính thức:
“Ngày 15 tháng 4 năm 1937, 15 công nhân nồi hơi được giao nhiệm vụ sửa chữa khẩn những nồi hơi chiến hạm Savotnhăn đo Bơraza, đứng ra đòi tăng lương 15% và đòi tăng 50% số tiền lương giờ làm thêm ban ngày, 100% cho giờ làm thêm ban đêm . 5 người bị đuổi việc.
Ngày hôm sau, 850 trong số 1280 công nhân ngưng làm việc và đưa yêu sách cho Thanh tra lao động, đồng như những yêu sách của anh thợ nồi hơi , và đòi thêm sở phải thu nhận lại những anh em bị sa thải . Họ thành lập một ủy ban bãi công gồm ba người theo phái Stalin và ba người theo xu hướng Strotski”.(22)

(22), Ngô Bắc Ibid, trang 229

Kết quả cuối cùng là cuộc đình công này gặp thất bại sau 37 ngày cầm cự chống đối chủ nhân . Chỉ tăng được 25 xu cho kíp thợ ban ngày và 50 xu cho kíp thợ ban đêm .

Vai trò bù nhìn của ông Tôn Đức Thắng.
Nhìn lại cuộc đời của chủ tịch Tôn Đức Thắng, cái thành tích vẻ vang nhất làm nên thân phận ông có lẽ là 20 năm tù Côn Đảo. Ngày ông trở về cùng với những Lê Duẩn và gần 2000 tù chính trị khác như một vinh quang trở về của những chiến sĩ Cách mạng.
Nhưng qua những trình bày ở trên cho thấy thực chất đó chỉ là một bản án tù hình sự- một bản án xứng đáng cho việc giết một người “vô tội” chỉ vì những lý do cá nhân. Cái vinh quang nếu có thì tự nó đã hoen ố mà một người còn chút tự trọng phải lấy làm hổ thẹn ..
Có thể ông cũng nhận thức điều đó chứ không phải không . Tuy nhiên, có những kẻ vô xỉ vẫn nhắm mắt ca tụng ông, tô son điểm phấn cho cuộc đời ” cách mạng” của ông.
Họ đã vinh danh , họ đã ca tụng bao nhiêu người mà lúc còn sống những người ấy bị trù dập, bi ruồng bỏ ? Đó là những Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường và hăng trăm, hằng ngàn người khác.
Tôn Đức Thắng không rơi vào những bi kịch hay số phận bất hạnh như những người trên!
Nhưng nói cho cùng, ông là một thứ bù nhìn không hơn, không kém- một thứ cây cảnh được trồng trong Xã Hội chủ nghĩa!!

Dĩ nhiên hơn ai hết, ông biết thân phận của mình là thế nào!!
Cái vai trò bù nhìn này là có thật được chính ông Tôn Đức Thắng nhìn nhận theo cái cung cách nói của người miền Nam:
Với đám con cháu cụ Tôn bảo: Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cái chức chi hết”. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay, buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. (…) . Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thời gian nghị quyết 9.. cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ” mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy? ” Anh ngạc nhiên quá . Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu: ” Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu “. (23)
(23) Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”
Con người của Tôn Đức Thắng một lần nữa được Ông già chợ Đệm, tức Nguyễn Văn Trấn mô tả rất trung thực:
Có lần anh chị em Nam Bộ” đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy ?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi. liền đứng dạy bước ra khỏi ghế;, vừa đi vừa nói:
- Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì ?”. (24)
(24) Nguyễn Văn Trấn, Viết gửi Mẹ và Quốc Hội, trang 266-267
Cuốn sách của Nguyễn Văn Trấn đã bị chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sài gòn Trương Tấn Sang, ký mật lệnh, ngày 22-11-1995 cấm lưu hành.
Trong sô hàng trăm tác giả viêt phê phán chế độ cộng sản Hà Nội, tôi xếp Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn, Mạc Định Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Minh Võ vào hàng những người viết kiệt xuất..tiếp theo những Bùi Tín, Phùng Cung, Phan Khôi vv…
Khi viết bài này trong bụng tôi không có ý dè bỉu ông chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Xem cách ông sống thanh bạch, không màng danh lợi, ăn nói bộc trực rất”miền Nam” .. Tôi nghĩ nếu người ta không đôn ông lên làm chủ tịch nước, nếu người ta không màu mè ca tụng ông khi ông đã nằm xuống.
Nghĩa là người ta để ông yên ..Ông sẽ là một người bình thường, nhưng với môt nhân cách cao hơn nhiều người ..
Đó là điều duy nhất người ta cần hiểu ông và từ đó trân trọng ông .. Rất tiếc, người ta đã không làm ..Người ta đã nói và làm về những điều ông không có thì có khác gì chửi ông.
Ông trước hết và sau cùng vẫn là một ông già miền Nam đúng nghĩa của nó- chơn chớt-có sao nói dzậy trước khi là một người cộng sản!!
Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt 

Việt Nam: Người nghèo tại các đô thị ‘vật lộn mỗi ngày để kiếm sống’


(The Diplomat) - Khi dân số Việt Nam bắt đầu chuyển dần về các thành phố, những người nghèo khổ phải vật lộn vất vả đối với các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người. Liệu họ có bị bỏ lại ở phía sau?

Hiện nay Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một thập kỷ trước đây, chỉ có 24% dân số sống ở các thành phố, với 65% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp nông thôn. Ngày nay, số liệu cho thấy đã có hơn 30 triệu người sinh sống ở các khu vực thành thị, chiếm khoảng 34% tổng dân số của Việt Nam. Nước này đang chứng kiến các khu vực độ thị gia tăng nhanh chóng, với số lượng 755 các thị xã và thành phố, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Các nhà quy hoạch ước tính rằng các thành phố của Việt Nam sẽ có khoảng 46 triệu người sinh sống vào năm 2020. Hai thành phố lớn nhất, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, là trung tâm tăng trưởng chính của đất nước, cùng với sự hỗ trợ bởi tỷ lệ thất nghiệp đô thị tương đối thấp ở khoảng 4,6%.

Là một quốc gia vừa đạt mức thu nhập trung bình và tham vọng để đạt được cấp độ cao hơn trong quá trình phát triển con người, Việt Nam cần phải giải quyết những thách thức liên quan đến những vấn đề như cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân nông thôn và đô thị. Đặc biệt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với dòng di cư từ nông thôn ra thành thị, một xu thế lớn toàn cầu mà sẽ tiếp tục gây khăn cho các nhà quy hoạch thành phố trong tương lai gần. Nhiều người Việt Nam nghèo khó ở vùng nông thôn sẽ thử vận may của họ tại các trung tâm đô thị đang phát triển mạnh, với hy vọng sẽ tìm thấy các cơ hội việc làm cho cả người lao động có tay nghề lẫn lao động phổ thông. Các nhà quy hoạch đô thị cần phải tìm cách đề đối phó với tình trạng nhập cư này cũng như phải nhìn nhận thực tế rằng hầu hết trong số đó đều không được trang bị đầy đủ tay nghề để tham gia vào nền kinh tế đô thị.

Các chỉ số mới nhất (xem bên dưới) từ nhóm Asian Trends Monitoring (ATM) kể về một câu chuyện tại thủ đô Hà Nội và một số vấn đề mà thành phố này đang phải vật lộn trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân tại đây. Những con số và thông tin được kết hợp từ các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cùng với các dữ liệu chính từ các cuộc điều tra về những hộ nghèo của ATM, cũng như từ các cuộc phỏng vấn do ATM được thực hiện ngày tháng 9 năm 2012.

Các chỉ số này nêu bật các vấn đề nổi trội mà những người nghèo tại Hà Nội phải đối mặt. Mặc dù GDP của Việt Nam đang phát triển và các mức thu nhập giữa những người nghèo đang được tăng lên, nhưng điều này không nhất thiết là cuộc sống của họ được cải thiện và họ được tiếp cận với các dịch vụ cần thiết. Có một số những hạn chế về những dịch vụ do chính phủ cung cấp, dẫn đến những thứ như một “danh sách nghèo” khá nghiêm ngặt của các hộ gia đình hội đủ điều kiện.

Các dịch vụ dành cho người nghèo tại Hà Nội hiện nay rất hạn chế và thường không thể tiếp cận được đối với những người khốn khó nhất. Những người di cư và lao động thời vụ thường là những người dân nghèo nhất của thành phố nhưng thường thì họ cũng không đáp ứng đủ điều kiện để vào danh sách hộ nghèo, vì họ không phải là cư dân Hà Nội chính thức. Hơn nữa, họ không thể tiếp cận với các dịch vụ nhà ở cũng như tài chính.

Vì hầu hết người nghèo tại Hà Nội làm việc trong các lĩnh vực phi chính thức, họ thường phải có vốn vay lưu động cũng như tiêu dùng. Thật không may, các dịch vụ tài chính vi mô ở khu vực thành thị hiện nay khá hiếm. Số liệu điều tra xác nhận rằng những người nghèo tại Hà Nội thường không có sự lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng tín dụng. Đại đa số người dân được hỏi, 73,9% cho biết họ vay vốn từ những người thân hoặc bạn bè. Ngay cả các dịch vụ cho vay tiền không chính thức, thường là lựa chọn phổ biến nhất sau khi họ không thể tiếp cận hệ thống tài chính chính thức, thì chỉ có khoảng 7,8% người dân sử dụng các nguồn này.

Người nghèo cũng bị tước đoạt nhiều quyền lợi khi nói đến dịch vụ y tế. Nếu họ không đủ khả năng để trả tiền bảo hiểm y tế theo giá thị trường thì họ bị buộc phải trả tiền túi mỗi khi cần phải điều trị bệnh. Hiện nay vấn đề thương mại hóa các dịch vụ y tế đang diễn ra rầm rộ làm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trở nên tồi tệ thêm. Chương trình Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong một bản báo cáo rằng những nỗ lực để đảm bảo kinh phí dịch vụ xã hội bền vững đã dẫn đến “sự thương mại hóa ngày càng gia tăng trong lĩnh vực dịch vụ xã hội công cộng, cũng như gia tăng sự phụ thuộc về lệ phí của người sử dụng bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ”. Hơn 50% người được hỏi trả lời rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc trả tiền cho dịch vụ y tế. Kết quả là, nhiều người chọn cách tự chữa trị hoặc không điều trị. Ngoài ra, hơn 1/3 (36%) những người sử dụng các phòng khám tại các địa phương không hài lòng với chất lượng dịch vụ.

Như chúng tôi đã giải thích trong bản báo cáo mới nhất, ATM Bulletin 18 “Trao quyền cho người nghèo tại Hà Nội”, có một số các chiến lược khả thi nhằm giúp thu hẹp khoảng cách dịch vụ và giảm nghèo tại thủ đô Việt Nam. Chúng bao gồm sự tập trung mạnh mẽ vào việc xây dựng doanh nghiệp xã hội – ví dụ như trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch cũng như trong các dịch vụ tài chính bằng cách mở rộng cách tiếp cận toàn diện cho các doanh nhân hạng nhỏ thông qua chính sách vi mô giá cả phải chăng.

Cả hai chiến lược này tập trung vào việc trao quyền cho họ chứ không phải là cung cấp trực tiếp các dịch vụ. Mặc dù xây dựng các trung tâm y tế và trường học cho người nghèo có thể mang lại hiệu quả, nhưng các tổ chức tài chính vi mô có thể cung cấp cho những người nghèo số vốn mà họ cần để bắt đầu và phát triển doanh nghiệp của họ. Mặt khác, các phương pháp tiếp cận này có thể giúp lĩnh vực tài chính phát triển bền vững hơn bởi vì nó được phát triển dựa trên hệ thống lợi nhuận và cho phép các tổ chức mở rộng dịch vụ của họ về chất lượng cũng như độ bền vững của mỗi tổ chức.

Những cải tiến trong nguồn thu nhập ở mỗi hộ gia đình, trong một thời gian dài, có thể cho phép họ tự tiếp cận và trả tiền cho các dịch vụ hiện có mà không cần phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ.

Taufik Indrakesuma & Johannes Loh là hai cộng sự nghiên cứu tại Asian Trends Monitoring Bulletin thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Singapore.

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Taufik Indrakesuma & Johannes Loh
©  Bản tiếng Việt TC Phía trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét