Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Danlambao 30/10/2012

Người xưa chống Mỹ ngụy, hồn ở đâu bây giờ
“Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?”  (*)
Nhớ xưa, thời Mỹ Ngụy
Anh, trí thức sinh viên
Xách động dân xuống phố
Chống Mỹ, đả Thiệu Kỳ

Xin các đồng chí cho em làm đơn xin chết sớm!

Dân Làm Báo – Tại sao!? Dạ thì cứ cho em chết sớm! Nhưng sao phải chết!? Dạ bệnh tật liên miên, chết liền đỡ khổ hơn chờ chết. Không được! Chưa có thuốc độc! Đạn đồng có sẵn nhưng thuốc độc chế biến chưa xong. Phải sửa luật từ tiêm qua bắn mới cho chết. Tạm thời cứ sống đó để đảng vinh quang thực hiện chính sách răn đe và giáo dục.
Chuyện có thật tại đất nước cộng huề sở hụi chủ nghĩa được vỉa hè hóa từ những lời vàng ngọc của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn – ông trùm phó “đại diện” cho 90 triệu cử tri  tại đất nước cộng-huề này.

Ai bao che, dung dưỡng cho TBT báo Yên Bái?

Giàng A Tu (Danlambao) – Ngày 02/5/2012 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái có “Thông báo Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy, BBT báo Yên Bái và đồng chí Bùi Anh Túy, bí thư Đảng ủy, TBT báo Yên Bái”, khiến nhiều người ở báo Yên Bái, Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái bất bình về bản kết luận đó, buộc họ phải gửi đơn đến một cơ quan Trung ương: Ủy ban Kiểm tra TW, Ban Tổ chức TW, Ban Phòng chống tham nhũng TW, Thanh tra Chính phủ và một số cơ quan báo chí và 14 ông Thường vụ tỉnh Yên Bái khiếu nại, tố cáo và đề nghị làm rõ những việc làm khuất tất, coi thường các quy định của Đảng và Nhà nước của TBT báo Yên Bái ông Bùi Anh Túy.
Khai man bằng cấp và ngày tháng năm sinh

Từ Senkaku nhìn về Hoàng, Trường Sa

Le Nguyen (Danlambao) - Sau nhiều thập niên che giấu tham vọng bành trướng để xây dựng phát triển kinh tế, hiện đại hóa quân đội, ngày nay Trung cộng đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, có lực lượng quân sự hùng hậu tiến bộ vượt bực về mặt hiện đại lẫn số lượng của các loại vũ khí. Cũng chính từ lúc nắm trong tay vũ khí “sát thương hàng loạt”, Trung cộng lộ dần bộ mặt man rợ, ngang ngược bất chấp quy tắc ứng xử văn minh chung của cộng động nhân loại trong quan hệ quốc tế. Trung cộng đã dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến lộ liễu, cướp đất cướp tài nguyên của các nước nghèo, nhỏ chậm phát triển và không ngần ngại phô diễn sức mạnh “cơ bắp” nhằm răn đe, nắn gân các nước có ý định ngăn chận hoặc chống lại tham vọng bá quyền đại Hán.

Đảng có quyền tha tội cho đồng chí X?

Hoàng Linh Vương (Danlambao)Cả Ban Chấp hành Trung ương đảng gồm gần 200 vị đã cả gan, cướp quyền của dân, thống nhất tha cho “đồng chí X” cái tội tày trời này, lại còn để hắn vẫn yên ngai yên vị. Họ bảo phải để cho “đồng chí X” có cơ hội tự sửa. Quá trình làm thủ tướng của “đồng chí X” này là từ năm 2006, tính đến nay đã là 6 năm, một chuỗi thời gian với quyền bính trên tay có thể làm cho đất nước không nên cơm thì cũng đã nên cháo rồi. Thế nhưng mười voi đã không được bát nước sáo, lại còn đang làm toi cả một dân tộc…

Quan tài made in China

Biếm họa Babui (Danlambao)

Phương Uyên – cuối cùng em sẽ thắng

Phương Uyên!
Trận chiến này cuối cùng em sẽ thắng
Dù hôm nay chúng bắt em bỏ tù
Sau lưng em là cả một dân tộc biết căm thù
Kẻ xâm lược và lũ bè bán nước.

Thương ma Bình Thuận

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Theo dõi tin tức cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên của Trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm bị bắt vì tội chống giặc Tàu xâm lăng, và khi biết cô là con dân của đất Phan Thiết, người viết thấy thương quá những hồn Ma Bình Thuận.

Ý của nhà tiên tri

Biếm họa PHO (Danlambao)

Đảng cướp mãi là đảng cướp

Dự đoán Kinh tế VN - Chúng tôi đã có bài viết về Chiến dịch tịch thu tài sản nhân dân lần thứ 3 từ cuối năm 2011. Bài viết nêu rõ rằng với động thái tuyên bố rằng nhà nước sẽ độc quyền vàng miếng và tiến hành huy động vàng của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 1 chiến dịch tịch thu tài sản nhân dân sẽ xảy ra không sớm thì muộn. (Dự đoán kinh tế, 27/11/2011)
Nay chúng ta cùng điểm lại vài mốc sự kiện kể từ năm ngoái đến nay (Tuổi trẻ, 26/10/2012):

Dòng sông mong đợi

(Mến tặng Phương Uyên) 
Sông Phan dòng chảy đôi bờ
dòng trôi nghiệt ngã
dòng chờ chinh nhân
Mường Giang Phan Thiết bao lần
vẫn màu nước đục

vô ngần đau thương…

Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

Đọc xong không cười, không chửi sẽ được thưởng…

Về những luận điệu chống Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: Như “dòng nước ngược” 
Nhân đây xin lưu ý rằng, Việt Nam không bỏ tù ai về việc người đó “bày tỏ quan điểm cá nhân”, mà chỉ trừng phạt họ về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999). Quy định này hoàn toàn không trái với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”, năm 1966.

 

Có chăng một âm mưu chiếm vàng ???

Phạm Chinh FB

- Có chăng một âm mưu chiếm vàng ???
cùng điểm lại vài mốc sự kiện kể từ năm ngoái đến nay (Tuổi trẻ, 26/10/2012):

* 6-10-2011: NH Nhà nước cho phép Công ty SJC và năm NH gồm Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank và Đông Á bán 5 tấn vàng cùng một mức giá để can thiệp thị trường. Ngoài ra, theo thông tư 32 của NH Nhà nước, một số NH đủ điều kiện được bán vàng huy động, đồng thời mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái.
* 10-10-2011: NH Nhà nước ra quy định cấm NH thế chấp, cầm cố vàng cho mục đích đầu cơ.
* 25-11-2011: tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “SJC trở thành nhãn hiệu vàng của NH Nhà nước”.
* 4-2012: Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, trong đó cho phép mua bán vàng miếng nhưng không được dùng làm phương tiện thanh toán.
* 24-8-2012: Công ty SJC được cho gia công và chuyển đổi hơn 418.000 lượng vàng (gần 16 tấn).
* 22-10-2012: Công ty SJC tung ra bao bì chống giả cho loại vàng miếng 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ và 5 chỉ. Trước đó ngày 24-10-2011, bao bì chống giả đã được dùng cho vàng miếng loại 1 lượng.
ĐỘC QUYỀN VÀNG
Kể từ khi vàng SJC được coi là nhãn vàng độc quyền của nhà nước, biết bao chuyện trớ trêu, éo le đã xảy ra với người nắm giữ vàng.
Đầu tiên là chuyện nhãn vàng của các hãng khác, có cùng chất lượng thì nhưng do SJC độc quyền nên bị ép giá thấp hơn so với vàng SJC. Nhân dân được bận tất tả mang đi đổi sang vàng SJC, lại còn bị ép giá mất vài triệu/cây vàng.
SJC còn tuyên bố không thu mua vàng bị móp méo, làm nghẽn mạch lưu thông của thị trường vàng. Trước đó, vàng móp méo khi thu mua đều được gia công lại và chỉ bị trừ 1 khoản phí rất nhỏ.
Gần đây nữa là sự kiện vàng nhái SJC, thông tin chưa rõ thế nào. Chỉ biết là SJC được quyền phán đâu là vàng nhái và khi thu mua vào sẽ trừ 3 triệu đồng/lượng. (Thanh Niên, 26/10/2012)
Nghiêm trọng hơn, nghị định 95 sửa đổi cho phép công an tịch thu toàn bộ lượng vàng mà SJC “cho là nhái” và người dân bán vàng nhái sẽ bị phạt đến 100 triệu cho hành vi này. (Dự đoán kinh tế, 11/04/2012)
Vì thế, các hiệu vàng SJC độc quyền có thêm sức mạnh để ép người dân bán cho họ vàng với giá thấp. Đó là 1 thủ đoạn ĂN CƯỚP TRẮNG TRỢN.
Về nguyên tắc, vàng miếng khác nhau chỉ ở độ tuổi của vàng chứ không phải do cái nhãn “độc quyền” mà SJC được nhận. Chỉ có khác biệt về độ tuổi thì vàng mới có giá khác nhau được.
Vậy mà kể từ khi Thống đốc Bình ban cho SJC nhãn hiệu độc quyền, họ đã lợi dụng điều này để làm đủ thủ đoạn, cướp đoạt trắng trợn số tiền người dân đáng được hưởng khi bán vàng cho họ.
THUẾ VÀNG
Sau việc lạm dụng sự độc quyền trong kinh doanh vàng miếng của SJC là 1 động thái mới của Ngân hàng Nhà nước nhằm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào vàng.
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt dao động từ 10% đến 65%. Nếu tiến hành đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì người dân sẽ hạn chế giao dịch vàng tại các cửa hàng mà rút vào chợ đen để tránh thuế này.
Toàn bộ các công ty, cửa hàng kinh doanh vàng miếng có thể phải đóng cửa hay phá sản.
Giới kinh doanh vàng cũng như người dân không khỏi bàng hoàng. Đây chính là sự kiện đánh vào tiền tích cóp của người dân.

Khi bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện góp vàng cho Chính phủ

Đào Tuấn
Tháng Mười 29, 2012

Hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn QH nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc
2 năm trước, một bức ảnh do nhà sử học lừng danh Dương Trung Quốc sưu tầm được ở Pháp về “tuần lễ vàng 1945” đã gây ra sự xúc động trong dư luận. Đó là một bức ảnh chụp cảnh người dân đi đóng góp tiền, vàng cho quốc gia “đông như hội”. Sau ngày độc lập, ngân khố quốc gia bấy giờ chỉ còn lại 1,2 triệu đồng Đông Dương. Và trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới “sự hy sinh”. Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết: Trong khi các chiến sĩ quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương cũng có thể hy sinh để phụng sự Tổ quốc.
Chỉ trong vòng 7 ngày, đồng bào cả nước đã quyên góp được 20 triệu tiền Đông Dương và 370kg vàng. Quy đổi theo tỷ giá 400 đồng Đông Dương 1 lạng vàng thì tuần lễ vàng 1945 đã quyên góp được 59.618 lạng vàng, bằng 10 lần số tiền trong nhà băng Đông Dương khi giành lại chính quyền ở thủ đô Hà Nội.
Những nhà sử học sau này, nhìn con số đó để nói về một “kỳ tích”. Nhưng thứ kỳ tích lớn nhất mà sử sách không thể không ghi. Đó là kỳ tích lòng dân. Kỳ tích về sự hy sinh không có giới hạn. Chưa bao giờ người dân sẵn sàng hy sinh đến thế thế. Chưa bao giờ người dân và Chính phủ lại đồng lòng như thế.
Hôm qua, hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn QH nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc, để kêu gọi nhân dân, trong phạm trù “cả hệ thống chính trị” cần “vào cuộc” cùng với Chính phủ trong thời buổi khó khăn này, dù bà không nói rõ về sau này “dòng họ, gia đình” có tiếp tục đóng góp vàng cho Chính phủ.
Lời kêu gọi của bà Bộ trưởng không sai. Chỉ có điều, lời kêu gọi đó rơi tõm trong sự im lặng, không một lời hưởng ứng. Cũng giống y như chuyện Thống đốc cam kết giữ hộ vàng cho dân. Cũng rơi tõm vào sự thất bại.
Lý do tất nhiên hoàn toàn không phải là vì dân không còn tiền, còn vàng.
Thực tế, người dân chưa bao giờ đứng “ngoài cuộc” với những khó khăn của quốc gia, của đất nước. Bản thân việc họ hàng ngày vẫn nai lưng ra làm để kiếm miếng ăn cho bản thân, cho gia đình mang lại sự phồn vinh cho xã hội đã là một sự “giúp sức” cùng Chính phủ . Bản thân việc những người dân của một quốc gia thuộc về phạm trù “thế giới thứ ba” đang phải chịu một mức thuế, phí cao gấp 2-3 lần khu vực, không một lời kêu ca, cũng đã đáng coi là một thứ hy sinh. Bản thân những người nông dân vẫn đang loay hoay với chuyện áo cơm để làm nên kỳ tích xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, nhiều nhất thế giới, và cũng rẻ nhất thế giới, dường như cũng không thể gọi khác hơn là cống hiến.
Và họ đã được hưởng những gì để tiếp tục “vào cuộc”!? Và họ còn gì nữa để có thể “chung sức”!?
Có một câu chuyện thú vị liên quan đến “tuần lễ vàng 1945” mà những bức ảnh tư liệu còn lưu lại được. Đó là hình ảnh cựu hoàng Bảo Đại, bấy giờ mang tên công dân Vĩnh Thụy, đứng phát biểu trong buổi đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hôm bế mạc Tuần lễ Vàng. Bức tranh chân dung Hồ chủ tịch, với giá khởi điểm 10.000 đồng Đông Dương (khoảng 25 lạng vàng) đã được mua với giá 100.000 đồng Đông Dương. Và người mua là phu nhân nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô. Mở ngoặc đơn, ông bà Bô cũng là những người đóng góp nhiều nhất cho Chính phủ: Hơn 5.000 lượng vàng.
Năm 2003, sau đúng nửa thế kỷ, sau đủ sự can thiệp của 4,5 đời các vị nguyên thủ quốc gia, bà Bô mới đòi được lại căn nhà từng cho nhà nước mượn.
Có lẽ, sẽ chẳng bao giờ còn có một tuần lễ vàng. Và ngoài bức chân dung ông Cụ 60 năm trước, cũng chẳng có một bức chân dung nào được bán đấu giá nữa. Vì đơn giản sẽ chẳng bao giờ có thêm một “niềm tin bà Bô”, dù lòng dân, sau hơn nửa thế kỷ, có lẽ không hề thay đổi.
——————————————————————————
Bên Bọ Lập :

Vàng & lòng dân

NQL: Đọc Có chăng một âm mưu chiếm vàng ???  ( tại đây ) thật dễ sợ nhưng mình không dám đăng vì mình dốt món vàng và ngân hàng, sợ  không biết trúng trật  thế nào, đăng  không khéo bị hố. Nhưng đọc bài Khi bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện góp vàng cho Chính phủ ( tại đây) thì mình lại hiểu. Bởi vì cái sự vô hậu có ở khắp nơi, đâu chỉ  chỉ xảy ra ở chuyện góp vàng. Mình định giật tít Lòng dân & đồ vô hậu nhưng thôi, giật tít vàng & lòng dân cho nó lành.

 Tướng diều hâu TQ kêu gọi ‘đánh du kích trên biển với Nhật’

Đất Việt

Thiếu tướng La Viện kêu gọi Trung Quốc “phái hàng trăm tàu thuyền đánh cá đi thực hiện một cuộc chiến tranh du kích trên biển với Nhật Bản, biến khu vực tranh chấp thành một hố bom”.

Tướng diều hâu La Viện kêu gọi đánh du kích trên biển với Nhật Bản. Ảnh Xinhuanet ===>>>

Tại một diễn đàn của các học giả diễn ra trong tháng này ở thành phố Thâm Quyến, tướng La Viện cũng kêu gọi Trung Quốc “xé bỏ các hiệp ước hòa bình thời Chiến tranh Thế giới thứ II và giành lại lãnh thổ đang bị Nhật  Bản kiểm soát”.
“Một quốc gia không có tinh thần thượng võ là một quốc gia không có hy vọng”. Tướng La Viện đã phát biểu hùng hồn như vậy tại diễn đàn trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiếp tục kêu gọi các cuộc đàm phán với phía Nhật Bản xung quanh cuộc tranh chấp nóng bỏng giữa hai nước ở một quần đảo trên biển Hoa Đông.
Tướng La Viện thuộc phái diều hâu ở Trung Quốc. Bản thân ông này từng thừa nhận mình là “diều hâu tỉnh táo” và thậm chí còn tuyên bố đã là quân nhân Trung Quốc thì đều là “diều hâu”. Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, tướng La Viện thường giữ một lập trường hết sức hiếu chiến và hung hăng. Ông này liên tục kêu gọi dùng vũ lực, gây chiến tranh để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Mới đây, tại một cuộc họp báo bất thường tối 26/10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã mạnh miệng tuyên bố Trung Quốc sẽ dùng vũ lực đáp trả quyết liệt nếu Nhật Bản “gây ra những vụ việc” ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Mặc dù giới quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đang đàm phán nhằm tháo ngòi căng thẳng, nhưng Bắc Kinh vẫn thường xuyên phái tàu tuần tra, hải giám và thậm chí kể cả tàu chiến đến vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp, khiến cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Đông vẫn chưa thể nào lắng dịu.
Theo VnMedia/AP/THX

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét