Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Việt Nam có thể mất ổn định nếu nới lỏng chính sách

Việt Nam có thể mất ổn định nếu nới lỏng chính sách

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvpmxW6SWf8BYw_ERtG1AG2yM-2NxPLx_9uSAYrpcnLGEGKEjv-9Qw7ckzp4dLMjO1YWn1KGGuJyQ_qnmjX-0_KK2XSAWuXJt0QHjct1JvBQat3c1CHfuhgwZxuYW7zeVCV3uaYzlepCJZ/s200/downturn.jpg
-Phạm Anh Tuấn TTHN phỏng dịch
Nguồn: businessweek.com
-Bloomberg – 06 tháng 12 – Việt Nam có thể làm suy yếu chuyện tiến tới ổn định kinh tế nếu nới lỏng chính sách tiền tệ hiện nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cho biết, trong khi Việt Nam đang đấu tranh với mức lạm phát cao nhất ở châu Á.
“Nhà nước cần phải làm việc nhanh chóng và dứt khoát để đảm bảo tính lành mạnh của khu vực tài chính trong khi tái lập ổn định nền kinh tế vĩ mô”, Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, cho biết trong khi chuẩn bị cho một hội nghị ở Hà Nội ngày hôm nay. “Nếu không làm như vậy, hoặc thậm chí nới lỏng chính sách ngay từ bây giờ, sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích đã được.”

Việt Nam đang đối mặt với một tỷ lệ lạm phát gần 20%, thâm thụt thương mại, tăng trưởng kinh tế chậm lại và rủi ro trong ngành ngân hàng tăng. Chính phủ cho biết tổng sản phẩm quốc nội có thể tăng khoảng 6% trong năm nay, (6,8% trong năm 2010), và Kalra nói rằng một khuôn khổ tái cấp vốn minh bạch và hợp nhất trong lĩnh vực tài chính là “cần thiết.”
Các quan chức nên xem xét việc tăng lãi suất một lần nữa để hỗ trợ đồng tiền của quốc gia nếu cần thiết, và trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trong mùa hè, “một lần nữa họ đã thua trong nỗ lực áp chế các áp lực mới về tỷ giá hối đoái”, Kalra.
Tiền đồng dê dịch chút ít ở 21.011/đồng đô la lúc 4:15 giờ chiều (địa phương) và đã giảm khoảng 7,2% trong năm nay, theo số liệu của Bloomberg. Chỉ số cổ phiếu VN giảm 0.3% trong ngày, và giảm 19% trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á, Tiền tệ
Trong năm 2011 cổ phiếu và tiền tệ châu Á đã giảm và các nhà hoạch định chính sách của khu vực đã chuyển trọng tâm của mình vào việc che chở tăng trưởng, vì cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu và nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ một cuộc suy thoái toàn cầu.
Tiền đồng xuống giá liên hệ tới chỉ số tin tưởng trong nước yếu và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) can thiệp vào thị trường ngoại hối vào tháng 10, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một báo cáo. Dự trữ ngoại hối chỉ đủ cung cấp cho hai tháng nhập khẩu vào tháng Bảy, IMF cho biết.
Ổn định kinh tế của Việt Nam rất “mong manh và việc sớm nới lỏng chính sách sẽ có nguy cơ lặp lại chu kỳ bất ổn”.
Báo cáo của IMF và Ngân hàng Thế giới đã được phát hành cho các cuộc họp hàng năm (từ 1993) của Nhóm tư vấn về Việt Nam, để giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhóm này cam kết chi 7,39 tỷ USD (trợ cấp và vay lãi suất thấp) cho Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, so với 7,9 tỷ cam kết tại cuộc họp năm ngoái.
Lạm phát
NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% đến 15% trong tháng 10. Ngân hàng trung ương giảm lãi xuất mua lại từ 15% đến 14% vào tháng 7.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giữ ở mức 19,83% trong ba tháng liên tiếp tới tháng 11. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 17 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, theo dõi bởi Bloomberg.
Lạm phát dự kiến ​​sẽ giảm xuống 9% vào năm 2012 và chính phủ sẽ kiểm sóat được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Nhóm tư vấn. Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Nghị quyết 11, ông nói. Nghị quyết 11, đã được phê duyệt vào tháng 2, nhằm thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ.
Ông Dũng cho biết chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam cho năm 2012 là 6%. Tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6% đến 6,5%.
Ngày 1 tháng 12, ông Vũ Đức Đam, Chủ tịch Văn phòng Chính phủ, cho biết rằng chính phủ đã yêu cầu NHNN xem xét việc giảm lãi suất.
‘Nghi ngờ’
IMF cho biết “việc lặp đi lặp lại các kêu gọi đối giảm lãi suất cho vay đưa đến việc nghi ngờ về quyết tâm duy trì chặt chẽ các chính sách của chính phủ”.
Ngành ngân hàng đang có dấu hiệu căng thẳng và chất lượng tài sản (của các ngân hàng) vẫn còn là một “quan tâm” khi tăng trưởng tín dụng lại “cao bất thường” trong những năm gần đây, Ngân hàng Thế giới cho biết. Các chủ nợ báo cáo tình trạng thiếu thanh khoản.
Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng “ảnh hưởng đến chất lượng cho vay”, Deepak Mishra, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam, nói với các phóng viên ngày hôm nay tại Hà Nội sau hội nghị. “Hợp nhất ngành ngân hàng là một phần của giải pháp.”
Ngân hàng cổ phần Thương mại, ngân hàng Tín Nghĩa và ngân hàng Sài Gòn Thương mại cổ phần sẽ sáp nhập, ngân hàng trung ương cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình ngày hôm nay. Tháng trước, ngân hàng trung ương công bố kế hoạch lập nên một ngành công nghiệp tài chính có ba-tầng được thống trị bởi 15 nhà cho vay như là một phần của những nỗ lực xoa dịu những lo ngại về hệ thống ngân hàng.
“Rõ ràng là Việt Nam cần hiện đại hóa và tăng cường hệ thống ngân hàng và tài chính của mình, và vì vậy, họ cần đưa nó đến với thế giới,” Jean-Jacques Bouflet cho biết, người đứng đầu của các đoàn đại biểu Liên minh châu Âu về thương mại và kinh tế về Việt Nam.
Thâm thụt thương mại của Việt Nam có thể là $ 10 tỷ vào năm 2011, chính phủ cho biết trong báo cáo của mình trong hội nghị ngày hôm nay.
Nền kinh tế của Việt Nam, một trung tâm sản xuất cho các công ty từ Intel Corp tới Honda Motor Co, có thể tăng trưởng khỏang 5% hoặc ít hơn trong năm tới, theo ước tính của Capital Economics Ltd. Và đây là tốc độ thấp nhất từ năm 1999.
-Nguồn:

Kinh tế: Việt Nam có rủi ro ổn định nếu nới lỏng chính sách, IMF, theo Ngân hàng Thế giới

Vietnam Risks Stability If Policy Eased, IMF, World Bank Say (Bloomberg 6-12-11)

--Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn:- Giang Lê
"Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó."
Từ trước tới giờ tôi vẫn phản đối chủ trương giảm số lượng ngân hàng thương mại và bắt các ngân hàng phình to ra (tăng vốn điều lệ). Tuy nhiên khi NHNN đã kiên quyết theo đuổi chính sách này thì nên làm nhanh và mạnh tay để giải tỏa uncertainty trong hệ thống. Bởi vậy tôi hoan nghênh vụ ép sáp nhập vừa rồi, kể cả nếu nhà nước có phải bỏ tiền recapitalize cho họ.
Điều tôi không tán thành là NHNN cứ chối quanh việc mình ép 3 ngân hàng kia sáp nhập. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật sai lầm, đúng ra NHNN nên tuyên bố thẳng thừng 3 ngân hàng kia không đảm bảo mức độ an toàn liquidity và CAR nên NHNN sẽ đứng ra tái cấu trúc lại bằng cách yêu cầu họ phải sáp nhập. Nguyên tắc căn bản của quá trình tài cấu trúc là phần lớn nợ xấu phải được write off hoặc chuyển sang một SIV (giống như vụ Bear Stearns). Tất nhiên shareholders hiện tại sẽ bị mất vốn, thậm chí sẽ trắng tay và không còn cổ phần trong ngân hàng mới.
Để đảm bảo cho ngân hàng mới có đủ vốn hoạt động theo luật định, NHNN sẽ phải rót vốn (recapitalize) vào và trở thành một cổ đông mới. Nếu cơ sở pháp lý không cho phép NHNN trở thành cổ đông thì có thể thông qua một trung gian như BIDV hoặc một quĩ đầu tư nào đó. NHNN sẽ cam kết là sau khi lộ trình tái cấu trúc kết thúc toàn bộ số cổ phần của nhà nước sẽ được bán lại cho tư nhân, có thể qua IPO (như trường hợp General Motors năm 2009) hoặc private placement cho những nhà đầu tư lớn. Đây là phương pháp Thụy Điển đã làm trong những năm 1990 để tái cấu trúc (rất thành công) hệ thống ngân hàng của họ.
NHNN có thể cam kết sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng mới này, hoặc thông qua BIDV hay các ngân hàng khác hoặc trực tiếp từ discount window của mình. Thực ra sau khi recapitalize thì vấn đề thanh khoản của ngân hàng mới này sẽ không còn quá khó khăn nữa và họ cũng có balance sheet tốt hơn nên sẽ dễ dàng đi vay liên ngân hàng hơn. Một biện pháp khác khá cứng rắn mà NHNN có thể làm, vừa để tránh khó khăn thanh khoản cho ngân hàng mới này ngay sau khi nó được công bố vừa để cảnh cáo những người gửi tiền tham lãi suất cao (chống moral hazard), là freeze toàn bộ withdrawal từ các tài khoản hiện hữu trong vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi quá trình thương thuyết recapitalize hoàn tất.
Tóm lại tôi muốn thấy NHNN mạnh tay hơn trong vụ này, vừa để tăng credibility vừa để đồng tiền mà mình bỏ ra (taxpayers' money) để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có tác dụng mạnh nhất. Tiếc là NHNN có vẻ vừa làm vừa run, lo những việc đâu đâu như ... "ném chuột vỡ bình".
VnEconomy - Ba ngân hàng hợp nhất, người trong cuộc nói gì? - Tài chính
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, BIDV và các thành viên SCB, Ficombank và TinNghiaBank nói về sự kiện hợp nhất
Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2011: Bàn chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (SGTT).   – Nguyễn Đức Kiên: ‘Đại phẫu’ ngân hàng: Có chỗ cho vốn ngoại (VEF).   – Xử gấp ngân hàng yếu kém để giữ niềm tin (VEF).-Ngân hàng thấp thỏm hạ trần lãi suất (Tầm nhìn).-Khi vàng miếng được bán với giá vàng nhẫn (SGTT). 
-
-Vietnam embarks on banking reform (FT’s blog)-VN 'khởi động tái cấu trúc ngân hàng' - (BBC)-Ngân hàng Nhà nước mô tả việc hợp nhất ba ngân hàng thương mại cổ phần "hoạt động không tốt" là bước đi cụ thể trong nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.-. Đoán “bệnh” của từng ngân hàng trước khi tái cơ cấu (TQ).  – Nợ xấu ngân hàng tại Hà Nội đang có xu hướng tăng (VnEconomy).  – Không để vỡ ngân hàng (VOV). – Ngân hàng hợp nhất cam kết trả đủ tiền cho khách (VNE).-Vàng sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn trước các rủi ro (TTXVN).-Tiền mặt là Vua (TBKTSG).
Chính thức công bố hợp nhất ba ngân hàng thương mại (VnE 6-12-11)– 3 ngân hàng Việt Nam hợp nhất để tăng vốn và giảm phí  —  (RFI).  – HỢP NHẤT 3 NGÂN HÀNG FICOMBANK, TINNGHIABANK VÀ SCB: Bảo đảm quyền lợi người gửi tiền(NLĐ). – Tiền gửi của người dân phải được bảo đảm  (ĐĐK). – Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Không để đổ vỡ ngân hàng  (ĐĐK). - 3 đại gia Vietcombank, Vietinbank và BIDV “so găng” (Gafin). - Cổ phần hóa BIDV: Có gì chần chừ gì? (VEF). - Giá khởi điểm cổ phần hóa BIDV 18.500 đồng/cổ phiếu (TN). - Hợp nhất ngân hàng: 1/1/2012 ra đời ngân hàng mới (VEF). - Hợp nhất ba ngân hàng (TT). - Ba ngân hàng đầu tiên hợp nhất (TN). - Chuyên gia: Hợp nhất 3 ngân hàng là động thái tích cực (TBKTSG). - Xử ngân hàng yếu kém: Hành động ngay để giữ niểm tin (VEF).
 VN sẽ nhận 7,39 tỷ đôla vốn ODA  —  (BBC). – Trần Vinh Dự: Đông Nam Á trong bảng vàng tham nhũng thế giới  –  (VOA’s blog).  -Các nhà tài trợ tiếp tục đặt niềm tin vào Việt Nam QĐND - Ngày 6-12, tại Hà Nội, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) với chủ đề “Thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Hội nghị.– ‘Nghèo mà tham ô ODA, sẽ chẳng ai đầu tư’ (VNN). – Bài toán phân bổ ngân sách và lợi ích địa phương (tiếp theo và hết)  –  (VOA’s blog). –  Bài toán phân bổ ngân sách và lợi ích địa phương.
Vỡ nợ 20 tỷ đồng, một người tự vẫn QĐND - Ngày 6-12, thông tin từ huyện Đăk Hà cho biết, ông Lê Viết Vũ, 39 tuổi, trú tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã tự vẫn tại nhà riêng.

Bất động sản thấp thỏm đợi tiền kiều hối (VnE 5-12-11) -- Sheeesh! Nhìn lại thị trường bất động sản VN: Đừng quên tái cấu trúc (TT 5-12-11) -- Bài Đặng Hùng Võ--Đồng Nai: Thu hồi 41 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (TN).-Hà Dũng giật mình nghe tin Indochina Airlines khai tử (VNE). -Cửa hẹp cho hàng không tư nhân (NLĐ).Lo chuyện thưởng Tết (NLĐ).Khi đầu tư bất động sản ở thế “một cổ hai tròng” (VnEconomy).-Lương lo chưa xong, nói gì đến thưởng Tết (VTC).


Doanh nhân Lương văn Lý:  Phút tản mạn trong thời bận rộn – (viet-studies).-

Tái thúc đẩy kinh tế : Trung Quốc đã đạt ngưỡng giới hạn (Thụy My).  – Đổi mới doanh nghiệp kiểu Trung Quốc (TVN).-..ENERGY: The Impoverished “Asian Century” Project Syndicate -ENERGY: The Impoverished “Asian Century” Western anxieties about an "Asian century" stem largely from the precedent of twentieth-century geopolitical structures, in which the West dominated less-developed nations. But this geopolitical dynamic is outdated, and Asia would suffer as much as the West from attempting to emulate the Western consumption-led economic-growth model.-4 kịch bản cho đồng Euro trong năm 2012 (VnEconomy).- France vows powerful summit deal, Germany downbeat (Reuters).Renminbi under pressure as China slows (Financial Times)-Chinese currency falls to the bottom of its official trading band for six straight days against the dollar

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét