Trung Quốc sẽ bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng
Công an Trung Quốc “đấu tố” người Tây Tạng như thời Cách mạng Văn hóa!
Nhiều
người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình
thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi
tên họ và “tội danh” bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet,
hình thức trấn áp mới này xảy ra tại Aba, Tứ Xuyên, nơi có hơn 10 nhà sư
tự thiêu từ tháng ba năm nay.
Bộ
công an Trung Quốc hôm nay 03/12/2011 cho biết bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ
đã đến tu viện Kirti ở Aba, tỉnh Tứ Xuyên để thúc giục tu sĩ Tây Tạng «
phát huy tinh thần ái quốc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và
đoàn kết dân tộc » .
Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com,
phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương
người Tây tạng đã bị an ninh Trung Quốc áp giải từ một tòa nhà hoặc đang
bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang.
Một
trong những tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đè cổ các tu
sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Một nhà sư bị đeo trên cổ một
tấm bảng ghi tên họ Lobsang Zopa bằng chử Hán kèm theo chữ « ly khai »,
một tội danh có thể bị án tù chung thân.
Trên
một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người vỏ trang đè cổ một
người Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bản
ghi tên họ và tội danh « ly khai » hoặc « tụ họp chống nhà nước ». Tấm
ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ
các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ củng
đeo bản tên và tội danh.
Tổ
chức Tây Tạng Tự Do cho biết đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành
phố Aba, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra hơn 10 vụ tu sĩ tự
thiêu từ tháng ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh Trung Quốc
lập rào cảng, tuần tra với vũ khí hùng hậu.
Trung Quốc sẽ bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng
Công
an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân
bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm
nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây
hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh.
Hồi
tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa
Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh
chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera
đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, công an lục soát phòng riêng của
tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải
tạo hoặc phải hoàn tục.
Tu
viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình
của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại
Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu
viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối tượng » của các
biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất.
Số tu
sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù
300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất
tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A
Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn
nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người.
Tuy
nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng
không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc
Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên
đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự thiêu, 12 người tại A
Bá.
Có
lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt
Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tựthiêu, khó có
cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ.
Bản
thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công
lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại
đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng
là một nhân vật từng nắm an ninh đảng.
Thay
vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20
ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa,
từng cơ quan hành chánh.
Mục
đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi
Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng
trong dân chúng.
Tú Anh
Tưởng niệm nhà sư Tây tạng tự thiêu.
Ni
cô Tenzin Wangmo, 20 tuổi ở Tây Tạng hôm thứ hai 17.10. đã trở thành
nhà sư thứ chín ở Tây Tạng (Trung Quốc) tự thiêu trong một cuộc biểu
tình ở quận Aba,
tỉnh Tứ Xuyên. Các hãng tin phương Tây cho biết có hai người biểu tình
đã bị cảnh sát bắn bị thương khi tham gia biểu tình bên ngoài một trụ sở
cảnh sát.
Nhóm
Tự do Tây Tạng nói ni cô Wangmo đã tự thiêu bên ngoài tu viện Dechen
Chokorling ở quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên, nơi đây đã từng có một số người
khác tự thiêu trong năm 2011. Nhóm này còn cho biết thêm trước khi tự
thiêu, cô Wangmo đã hô khẩu hiệu tự do tôn giáo và kêu gọi sự trở về của
nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, đang lưu
vong tại Ấn Độ.
Từ
tháng 3.2011 đến nay, đã có tổng cộng chín nhà sư tự thiêu, thể hiện sự
bất mãn của người dân Tây Tạng đối với chính quyền. Bảy trong số chín
tu sĩ tự thiêu là nhà sư của tu viện Kirti ở Ngaba, chỉ cách tu viện
Dechen Chokorling của ni cô Wangmo vài dặm. Bốn trường hợp trong số đó
được cho là đã chết.
Một
nhà sư ở Trung Quốc cho biết: "Những người này không phạm vào bất cứ
điều cấm của Phật giáo khi họ quyết định tự thiêu. Trong quy định của
đạo Phật, một người không được tự sát vì lý do cá nhân, nhưng nếu từ bỏ
cuộc sống mình cho cuộc sống và quyền tự do của những người khác thì đó
lại là một điều tốt. Họ tự kết liễu cuộc sống vì không thể tấn công hay
giết hại bất cứ ai”.
Phản
ứng của Trung Quốc đối với những người bất đồng ý kiến ở Tây Tạng đã
nhanh chóng gia tăng và ngày càng khắc nghiệt kể từ khi nổ ra cuộc bạo
loạn ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng vào tháng 3.2008.
Chính
quyền Trung Quốc khẳng định tự thiêu là quy định riêng của vùng Tây
Tạng, và phản ứng duy nhất của chính quyền đối với hành vi này là bỏ tù
những nhà sư giúp tổ chức các cuộc tự thiêu như trên. Một tòa án Trung
Quốc đã kết án nhà sư Tsering Tenzin 13 năm tù và nhà sư Tenchum 10 năm
tù vì tội hỗ trợ người đồng môn, Rigzin Phuntsog, 16 tuổi, tự thiêu hồi
tháng 3.2011.
Trung
Quốc đã không cho phép đăng tải thông tin về các vụ tự thiêu trên các
phương tiện truyền thông chính thống của Nhà nước, đồng thời các nguồn
thông tin khác có liên quan đăng trên blog, bình luận… đều bị xoá. Tờ
Nhật báo Trung Quốc chỉ đưa tin về hai người Tây Tạng “bị thương nhẹ”
khi cố gắng thực hiện cuộc tự thiêu vào ngày 8.10 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, mạng indianexpress.com loan
tin các thành viên của nhóm gọi là quốc hội Tây Tạng lưu vong, cùng với
các tu sĩ Tây Tạng từ khắp Ấn Độ và Nepal, đã bắt đầu một cuộc biểu
tình ba ngày từ hôm nay 19.10 để bày tỏ tình đoàn kết với các trường hợp
tự thiêu gần đây của các nhà sư ở Tây Tạng. Người phát ngôn của quốc
hội Tây Tạng lưu vong, Penpa Tsering, kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho
phép phái đoàn độc lập quốc tế đến thăm Tây Tạng.
Tuyết Hạnh
(theo Irish Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét