Trật tự thế giới mới: Lao động, tư bản, và sáng kiến trong một nền kinh tế phân phối lợi tức theo luật lũy thừa
Ghi chú của dịch giả: Bài tiểu luận này là một trong nhiều bài
viết xuất hiện trên Foreign Affairs trong những số gần đây, phân tích
hậu quả của nền kinh tế hậu công nghiệp đồng thời đề xuất những biện
pháp của một chế độ dân chủ xã hội (social democracy) nhằm đối phó tình
trạng bất bình đẳng kinh tế-xã hội do hai lực tác động của thời đại gây
ra: toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Những bài liên quan mà chúng
tôi đã dịch đăng trên pro&contra là: Chủ nghĩa tư bản và tình trạng
bắt bình đẳng và Tương lai dân chủ xã hội Mỹ .
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ đã tạo ra một thị trường toàn cầu
ngày càng hợp nhất cho lao động và vốn. Khả năng chuyển dịch của cả hai
yếu tố sản xuất này hướng đến những công dụng có giá trị cao nhất, bất
chấp chúng được sử dụng ở quốc gia nào, đang làm cân bằng giá cả của
chúng khắp hoàn cầu. Trong những năm gần đây, sự quân bình hóa rộng lớn
giá cả của các yếu tố sản xuất đã có lợi cho những quốc gia dư thừa lao
động rẻ và những quốc gia tiếp cận vốn rẻ dễ dàng. Một số nhà nghiên cứu
tranh luận rằng tiến bộ công nghệ hiện nay đang phục vụ lao động, nhưng
một số khác lại tranh luận rằng tiến bộ này đang phục vụ tư bản. Điều
mà cả hai trường phái đã coi nhẹ là, công nghệ không những đang kết hợp
các nguồn lao động và vốn hiện có lại với nhau, mà lại còn tạo ra các
nguồn lao động và vốn mới.
Máy móc đang thay thế nhiều dạng thức lao động của con người hơn bao giờ hết. Và khi chúng tự sao chép chính mình, máy móc cũng tạo thêm tư bản. Điều này có nghĩa là kẻ thắng thế thực sự trong tương lai không phải là các nguồn cung cấp lao động rẻ hay là các chủ tư bản thông thường, vì cả hai lực lượng kinh tế này càng ngày càng bị tiến trình tự động hóa [automation] chèn ép. Thay vào đó, vận may sẽ nghiêng về một nhóm thứ ba: những người có phát kiến và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ, và mẫu hình kinh doanh mới.
Sự phân phối lợi tức dành cho tầng lớp sáng tạo này thường mang dạng thức một biểu đồ của luật lũy thừa [a power law], với một thiểu số gồm những kẻ thắng thế chiếm gần hết phần thưởng và một cái đuôi dài gồm các thành phần khác đã tham dự vào tiến trình kinh tế. Vì thế trong tương lai, các sáng kiến sẽ là đầu vào khan hiếm thực sự trên thế giới — hiếm hơn cả lao động và vốn – và cái thiểu số cung cấp sáng kiến này sẽ gặt hái các phần thưởng khổng lồ. Đảm bảo một mức sống khả dĩ chấp nhận được cho đa số còn lại và xây dựng các nền kinh tế và xã hội không loại bỏ bất cứ ai sẽ là những thách thức ngày càng nghiêm trọng trong những năm sắp đến.
NHỮNG NỖI ĐAU CỦA GIỚI LAO ĐỘNG
Máy móc đang thay thế nhiều dạng thức lao động của con người hơn bao giờ hết. Và khi chúng tự sao chép chính mình, máy móc cũng tạo thêm tư bản. Điều này có nghĩa là kẻ thắng thế thực sự trong tương lai không phải là các nguồn cung cấp lao động rẻ hay là các chủ tư bản thông thường, vì cả hai lực lượng kinh tế này càng ngày càng bị tiến trình tự động hóa [automation] chèn ép. Thay vào đó, vận may sẽ nghiêng về một nhóm thứ ba: những người có phát kiến và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ, và mẫu hình kinh doanh mới.
Sự phân phối lợi tức dành cho tầng lớp sáng tạo này thường mang dạng thức một biểu đồ của luật lũy thừa [a power law], với một thiểu số gồm những kẻ thắng thế chiếm gần hết phần thưởng và một cái đuôi dài gồm các thành phần khác đã tham dự vào tiến trình kinh tế. Vì thế trong tương lai, các sáng kiến sẽ là đầu vào khan hiếm thực sự trên thế giới — hiếm hơn cả lao động và vốn – và cái thiểu số cung cấp sáng kiến này sẽ gặt hái các phần thưởng khổng lồ. Đảm bảo một mức sống khả dĩ chấp nhận được cho đa số còn lại và xây dựng các nền kinh tế và xã hội không loại bỏ bất cứ ai sẽ là những thách thức ngày càng nghiêm trọng trong những năm sắp đến.
NHỮNG NỖI ĐAU CỦA GIỚI LAO ĐỘNG
Lật chiếc iPhone thì bạn có thể đọc được cả một kế hoạch kinh doanh gồm
vỏn vẹn tám chữ đã phục vụ tốt cho hãng Apple: “Designed by Apple
inCalifornia. Assembled inChina.” [Do Apple thiết kế tạiCalifornia. Được
lắp ráp tại Trung Quốc.] Với ước lượng vốn thị trường trên 500 tỉ USD,
Apple đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Các biến thể khác
nhau của chiến lược sản xuất này đã thành công không những đối với Apple
và các đại công ty toàn cầu khác mà còn đối với các hãng có tầm cỡ
trung bình và thậm chí đối với các “công ty đa quốc vi mô”
[micro-multinationals]. Càng ngày càng có nhiều công ty cỡi lên trên hai
lực tác động vĩ đại — công nghệ và toàn cầu hóa — để tiến tới việc thu
hoạch lợi nhuận.
Công nghệ đã thúc đẩy nhanh chóng tiến trình toàn cầu hóa, cắt giảm các phí tổn vận chuyển và giao dịch một cách ngoạn mục và đưa thế giới tới gần một thị trường toàn cầu to lớn duy nhất đối với lao động, vốn, và các đầu vào khác cho việc sản xuất. Mặc dù lao động không dễ di chuyển, nhưng các yếu tố sản xuất khác ngày càng trở nên hoàn toàn di động. Do đó, những yếu tố khác nhau của các dây chuyền cung cấp toàn cầu có thể dời đến địa điểm có lao động rẻ mà ít gây ra xung đột hay tốn kém. Khoảng một phần ba hàng hóa và dịch vụ trong các nền kinh tế tiên tiến là có giá trị mậu dịch [tradable], và con số này đang gia tăng. Và hiệu ứng của cạnh tranh toàn cầu đang lây sang khu vực kinh tế phi mậu dịch, trong các nền kinh tế tiên tiến lẫn các nền kinh tế đang phát triển.
Tất cả sự kiện này tạo cơ hội không những cho việc gia tăng hiệu năng và lợi nhuận kinh tế, mà còn cho các đợt chuyển dịch công việc to lớn. Nếu một công nhân tại Trung Quốc hay Ấn Độ có thể làm một công việc như một công nhân tại Mỹ, thì qui luật kinh tế đòi hỏi rằng các công nhân này rốt cuộc sẽ kiếm được đồng lương tương đương (được điều chỉnh vì một vài chênh lệch khác trong năng suất quốc gia). Đó là một tin mừng cho hiệu năng kinh tế nói chung, cho giới tiêu thụ, và cho công nhân các nước đang phát triển – nhưng là điều bất lợi cho công nhân các nước đã phát triển hiện đang đối mặt với sự thi đua cắt giảm phí tổn tại các công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch tại các nước công nghiệp tiên tiến trong hai thập kỷ qua nói chung không tạo thêm công việc. Điều đó có nghĩa là việc tạo thêm công ăn việc làm gần như chỉ diễn ra trong khu vực phi mậu dịch [nontradable] rộng lớn, nơi đó lương công nhân bị kềm giữ ở mức thấp bởi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng do những công nhân bị mất việc từ khu vực mậu dịch.
Tuy vậy, ngay cả khi câu chuyện toàn cầu hóa còn tiếp diễn, thì một câu chuyện khác thậm chí quan trọng hơn lại bắt đầu diễn ra: câu chuyện tự động hóa, gồm trí thông minh nhân tạo, công nghệ người máy, và công nghệ in 3 chiều, v.v. Và câu chuyện thứ hai này đang vượt qua câu chuyện thứ nhất, với một số hậu quả nghiêm trọng nhất của nó chắc chắn sẽ ập đến cho giới công nhân tương đối thiếu kỹ năng tại các quốc gia đang phát triển.
Nếu đến thăm một nhà máy tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chẳng hạn, bạn sẽ thấy hàng ngàn thanh niên lao động ngày này qua ngày khác trong những công việc thông thường, lặp đi lặp lại đều đặn, như nối hai phần của một bàn phím vi tính. Những công việc này hiếm khi thấy, nếu còn có chăng nữa, tại Mỹ và các nước giàu khác trên thế giới. Nhưng có lẽ chúng cũng không tồn tại lâu dài tại Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, vì chúng gồm một loại động tác mà rôbốt có thể làm dễ dàng. Khi các loại máy thông minh trở nên rẻ hơn và có khả năng hơn, chúng sẽ càng ngày càng thay thế sức lao động của con người, đặc biệt trong những môi trường tương đối được cơ cấu như các nhà máy, nhất là đối với công việc lặp đi lặp lại thường ngày. Nói cách khác, việc các nước tiên tiến đưa công việc ra nước ngoài thường chỉ là một trạm trung chuyển trên con đường dẫn đến tự động hóa.
Điều này sẽ diễn ra thậm chí tại những nơi có giá lao động thấp. Thật vậy, Foxconn, công ty Trung Quốc lắp ráp iPhone và iPad, mướn hơn một triệu công nhân với mức lương thấp – nhưng hiện nay đang bổ sung và thay thế họ bằng một đạo quân rôbốt ngày một lớn mạnh. Như vậy, sau khi nhiều công việc trong khu vực chế tạo được đưa từ Mỹ sang Trung Quốc, bây giờ chúng có vẻ cũng đang biến mất từ Trung Quốc. (Dữ liệu đáng tin cậy về sự chuyển đổi này không dễ thu thập. Các số liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy khu vực gia công đã giảm bớt 30 triệu công việc kể từ 1996, tức 25 phần trăm tổng số, thậm chí trong khi năng suất của ngành sản xuất tăng vọt quá 75 phần trăm, nhưng một phần của sự giảm bớt này có thể phản ánh những lần duyệt lại các phương pháp thu thập dữ liệu.) Ngoài ra, khi công việc không còn chạy theo lao động rẻ nữa, nó sẽ bị thu hút về những nơi nào có thị trường sau cùng, vì việc này sẽ gia tăng giá trị bằng cách thu ngắn thời gian giao hàng, cắt giảm các phí tổn tồn kho, và các chi phí tương tự.
Các tiềm năng đang tăng trưởng của việc tự động hóa đe dọa một trong những chiến lược đáng tin cậy nhất mà các nước nghèo đã sử dụng để thu hút đầu tư nước ngoài: cung cấp lao động rẻ để bù lại năng suất thấp và thiếu kỹ năng. Và xu thế này sẽ vượt ra ngoài khu vực chế tạo. Các hệ thống tương tác trả lời tự động [interactive voice response systems], chẳng hạn, giảm bớt nhu cầu tương tác trực tiếp giữa hai cá nhân [direct person-to-person interaction], việc này đang gây lo lắng cho các trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại [call centers] tại các nước đang phát triển. Tương tự như vậy, các chương trình vi tính ngày càng đáng tin cậy sẽ cắt giảm công việc của ngành tốc ký [transcription] thường được sử dụng trong thế giới đang phát triển. Càng ngày càng có nhiều lãnh vực, trong đó nguồn “lao động” rẻ nhất sẽ là các máy móc thông minh và linh động, đối lập với những con người có đồng lương thấp tại các nước khác.
HÌNH PHẠT DÀNH CHO TƯ BẢN
Công nghệ đã thúc đẩy nhanh chóng tiến trình toàn cầu hóa, cắt giảm các phí tổn vận chuyển và giao dịch một cách ngoạn mục và đưa thế giới tới gần một thị trường toàn cầu to lớn duy nhất đối với lao động, vốn, và các đầu vào khác cho việc sản xuất. Mặc dù lao động không dễ di chuyển, nhưng các yếu tố sản xuất khác ngày càng trở nên hoàn toàn di động. Do đó, những yếu tố khác nhau của các dây chuyền cung cấp toàn cầu có thể dời đến địa điểm có lao động rẻ mà ít gây ra xung đột hay tốn kém. Khoảng một phần ba hàng hóa và dịch vụ trong các nền kinh tế tiên tiến là có giá trị mậu dịch [tradable], và con số này đang gia tăng. Và hiệu ứng của cạnh tranh toàn cầu đang lây sang khu vực kinh tế phi mậu dịch, trong các nền kinh tế tiên tiến lẫn các nền kinh tế đang phát triển.
Tất cả sự kiện này tạo cơ hội không những cho việc gia tăng hiệu năng và lợi nhuận kinh tế, mà còn cho các đợt chuyển dịch công việc to lớn. Nếu một công nhân tại Trung Quốc hay Ấn Độ có thể làm một công việc như một công nhân tại Mỹ, thì qui luật kinh tế đòi hỏi rằng các công nhân này rốt cuộc sẽ kiếm được đồng lương tương đương (được điều chỉnh vì một vài chênh lệch khác trong năng suất quốc gia). Đó là một tin mừng cho hiệu năng kinh tế nói chung, cho giới tiêu thụ, và cho công nhân các nước đang phát triển – nhưng là điều bất lợi cho công nhân các nước đã phát triển hiện đang đối mặt với sự thi đua cắt giảm phí tổn tại các công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch tại các nước công nghiệp tiên tiến trong hai thập kỷ qua nói chung không tạo thêm công việc. Điều đó có nghĩa là việc tạo thêm công ăn việc làm gần như chỉ diễn ra trong khu vực phi mậu dịch [nontradable] rộng lớn, nơi đó lương công nhân bị kềm giữ ở mức thấp bởi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng do những công nhân bị mất việc từ khu vực mậu dịch.
Tuy vậy, ngay cả khi câu chuyện toàn cầu hóa còn tiếp diễn, thì một câu chuyện khác thậm chí quan trọng hơn lại bắt đầu diễn ra: câu chuyện tự động hóa, gồm trí thông minh nhân tạo, công nghệ người máy, và công nghệ in 3 chiều, v.v. Và câu chuyện thứ hai này đang vượt qua câu chuyện thứ nhất, với một số hậu quả nghiêm trọng nhất của nó chắc chắn sẽ ập đến cho giới công nhân tương đối thiếu kỹ năng tại các quốc gia đang phát triển.
Nếu đến thăm một nhà máy tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chẳng hạn, bạn sẽ thấy hàng ngàn thanh niên lao động ngày này qua ngày khác trong những công việc thông thường, lặp đi lặp lại đều đặn, như nối hai phần của một bàn phím vi tính. Những công việc này hiếm khi thấy, nếu còn có chăng nữa, tại Mỹ và các nước giàu khác trên thế giới. Nhưng có lẽ chúng cũng không tồn tại lâu dài tại Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, vì chúng gồm một loại động tác mà rôbốt có thể làm dễ dàng. Khi các loại máy thông minh trở nên rẻ hơn và có khả năng hơn, chúng sẽ càng ngày càng thay thế sức lao động của con người, đặc biệt trong những môi trường tương đối được cơ cấu như các nhà máy, nhất là đối với công việc lặp đi lặp lại thường ngày. Nói cách khác, việc các nước tiên tiến đưa công việc ra nước ngoài thường chỉ là một trạm trung chuyển trên con đường dẫn đến tự động hóa.
Điều này sẽ diễn ra thậm chí tại những nơi có giá lao động thấp. Thật vậy, Foxconn, công ty Trung Quốc lắp ráp iPhone và iPad, mướn hơn một triệu công nhân với mức lương thấp – nhưng hiện nay đang bổ sung và thay thế họ bằng một đạo quân rôbốt ngày một lớn mạnh. Như vậy, sau khi nhiều công việc trong khu vực chế tạo được đưa từ Mỹ sang Trung Quốc, bây giờ chúng có vẻ cũng đang biến mất từ Trung Quốc. (Dữ liệu đáng tin cậy về sự chuyển đổi này không dễ thu thập. Các số liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy khu vực gia công đã giảm bớt 30 triệu công việc kể từ 1996, tức 25 phần trăm tổng số, thậm chí trong khi năng suất của ngành sản xuất tăng vọt quá 75 phần trăm, nhưng một phần của sự giảm bớt này có thể phản ánh những lần duyệt lại các phương pháp thu thập dữ liệu.) Ngoài ra, khi công việc không còn chạy theo lao động rẻ nữa, nó sẽ bị thu hút về những nơi nào có thị trường sau cùng, vì việc này sẽ gia tăng giá trị bằng cách thu ngắn thời gian giao hàng, cắt giảm các phí tổn tồn kho, và các chi phí tương tự.
Các tiềm năng đang tăng trưởng của việc tự động hóa đe dọa một trong những chiến lược đáng tin cậy nhất mà các nước nghèo đã sử dụng để thu hút đầu tư nước ngoài: cung cấp lao động rẻ để bù lại năng suất thấp và thiếu kỹ năng. Và xu thế này sẽ vượt ra ngoài khu vực chế tạo. Các hệ thống tương tác trả lời tự động [interactive voice response systems], chẳng hạn, giảm bớt nhu cầu tương tác trực tiếp giữa hai cá nhân [direct person-to-person interaction], việc này đang gây lo lắng cho các trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại [call centers] tại các nước đang phát triển. Tương tự như vậy, các chương trình vi tính ngày càng đáng tin cậy sẽ cắt giảm công việc của ngành tốc ký [transcription] thường được sử dụng trong thế giới đang phát triển. Càng ngày càng có nhiều lãnh vực, trong đó nguồn “lao động” rẻ nhất sẽ là các máy móc thông minh và linh động, đối lập với những con người có đồng lương thấp tại các nước khác.
HÌNH PHẠT DÀNH CHO TƯ BẢN
Nếu lao động rẻ và dễ kiếm không còn là một con đường hiển nhiên đưa đến
tiến bộ kinh tế, thì cái gì mới là? Một trường phái tư duy chỉ vào
những đóng góp ngày một gia tăng của tư bản: những tài sản hữu hình và
vô hình kết hợp với lao động để sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một
nền kinh tế (ta có thể nghĩ đến thiết bị, địa ốc, bằng sáng chế, thương
hiệu, vân vân). Như nhà kinh tế Thomas Piketty lý luận trong cuốn sách
bán chạy nhất của ông, Capital in the Twenty-first Century [Tư bản trong
Thế kỷ 21], phần vốn trong nền kinh tế có khuynh hướng gia tăng khi tỉ
số lợi nhuận trên số vốn đó lớn hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế tổng quát,
một tình trạng mà ông tiên đoán cho tương lai. Việc “tăng vốn” trong
các nền kinh tế mà Piketty dự báo sẽ được đẩy mạnh hơn nữa khi rôbốt,
máy vi tính, và phần mềm (tất cả đều là những dạng thức tư bản) càng
ngày càng thay thế cho công nhân. Chứng liệu cho thấy rằng cùng một hình
thức thay đổi công nghệ dựa vào vốn [capital-based technological
change] như thế đang diễn ra tại Hoa Kỳ và khắp thế giới.
Sự phân chia gần như bất biến trong lịch sử giữa phần lợi tức quốc gia thuộc về lao động và phần lợi tức quốc gia thuộc về vốn hữu hình, có vẻ đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Như các nhà kinh tế Susan Flex, John Glaser, và Shawn Sprague ghi nhận trong Nguyệt san Monthly Labor Review của Phòng Thống kê Lao động Mỹ năm 2011, “Phần lợi tức thuộc về lao động tính trung bình là 64,3% từ năm 1947 đến năm 2000. Phần lợi tức lao động đã sút giảm trong thập kỷ qua, rơi xuống mức thấp nhất trong quí ba năm 2010, là 57,8%.” Những động thái gần đây nhằm đưa hoạt động sản xuất từ nước ngoài về lại Mỹ, kể cả quyết định của Apple sản xuất máy vi tính Mac Pro mới nhất tại Texas, sẽ không giúp gì nhiều để đảo ngược xu thế này. Vì muốn đứng vững trong lãnh vực kinh tế, những cơ sở sản xuất mới ở trong nước cần phải được tự động hóa cao độ.
Các nước khác cũng đang chứng kiến những xu thế tương tự. Các nhà kinh tế Loukas Karabarbounis và Brent Neiman đã cung cấp tư liệu về những sút giảm đáng kể trong phần đóng góp của lao động cho Tổng sản lượng [GDP] tại 42 trong số 59 nước được nghiên cứu, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, và Mê-hi-cô. Trong việc mô tả những phát hiện của họ, Karabarbounis và Naiman đã diễn tả rõ ràng rằng tiến bộ trong các công nghệ kỹ thuật số là một động lực quan trọng đưa đến hiện tượng này: “Sự giảm giá tương đối của các hàng thiết bị [investment goods], thường được coi là do những tiến bộ của công nghệ thông tin và thời đại vi tính, đã khiến các công ty dần dần tách khỏi lao động và hướng tới vốn. Giá rẻ hơn của hàng thiết bị có thể giải thích sự cắt giảm gần một nửa phần đóng góp của lao động được quan sát trong bản nghiên cứu.”
Nhưng nếu phần đóng góp của vốn trong lợi tức quốc gia đã và đang gia tăng, sự tiếp diễn của xu thế này vào tương lai có thể bị đe dọa khi một thách đố mới đối với tư bản xuất hiện – không phải từ khu vực lao động được phục hồi, mà từ một đơn vị ngày một quan trọng ngay trong hàng ngũ của vốn: đó là vốn kỹ thuật số [digital capital].
Trong một thị trường tự do, những phần thưởng lớn nhất sẽ thuộc về những đầu vào hiếm hoi nhất được cần tới trong quá trình sản xuất. Trong một thế giới mà loại vốn như phần mềm và rôbốt có thể được tái tạo với giá rẻ, giá trị biên của chúng sẽ có xu thế đi xuống, thậm chí khi loại vốn này được sử dụng nhiều hơn trong tập hợp vốn. Và khi tăng thêm vốn mà không tốn kém thêm bao nhiêu, giá trị của vốn sẵn có trên thực tế sẽ bị đẩy xuống. Khác hẳn với các nhà máy thông thường chẳng hạn, nhiều loại vốn kỹ thuật số có thể được thêm vào với giá cực rẻ. Phần mềm có thể được sao chép và phân phối gần như không tốn kém thêm chút nào. Và nhiều thành tố của phần cứng máy vi tính, được chi phối bởi các biến thể của định luậtMoore, nhanh chóng và liên tục trở nên rẻ hơn qua thời gian. Tóm lại, vốn kỹ thuật số là rất dồi dào, càng tăng số lượng càng ít tốn kém, và ngày càng quan trọng gần như trong mọi công nghiệp.
Do đó, thậm chí khi quá trình sản xuất cần vốn hơn cần nhân công [more capital-intensive], các phần thưởng mà tập thể các nhà tư bản kiếm được có thể không nhất thiết tiếp tục gia tăng so với phần thưởng dành cho lao động. Các phần thưởng này sẽ tùy thuộc vào các chi tiết cụ thể của quá trình sản xuất, phân phối, và các hệ thống quản trị.
Quan trọng hơn cả, sự tưởng thưởng sẽ tùy vào những đầu vào nào là khan hiếm nhất đối với quá trình sản xuất. Nếu các công nghệ kỹ thuật số tạo ra các phương tiện sản xuất rẻ để càng ngày càng thay thế cho một số việc của công nhân, thì đó không phải là một vận hội tốt cho người lao động. Nhưng nếu các công nghệ kỹ thuật số cũng ngày càng thay thế cho vốn, thì tất cả các chủ tư bản cũng không nên kỳ vọng kiếm được những lợi nhuận kếch sù.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẢO LỘN TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Thành tố nào sẽ là tài nguyên khan hiếm nhất, và do đó có giá trị nhất trong cái mà hai người trong chúng tôi (Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee) gọi là “thời đại cơ giới thứ hai,” một kỷ nguyên được thúc đẩy bởi các công nghệ kỹ thuật số và các đặc tính kinh tế của chúng? Thành tố đó sẽ không phải là lao động phổ thông hay vốn thông thường mà là những người có thể đưa ra các ý tưởng mới lạ và các cải tổ.
Hẳn nhiên, từ trước đến nay những người này luôn luôn có giá trị kinh tế cao và thường hưởng những lợi nhuận to lớn nhờ các phát minh của họ. Nhưng trong quá khứ họ phải chia lợi nhuận do sáng kiến của họ với giới lao động và các nhà tư bản, vốn là những thành phần cần thiết để mang thành quả trí tuệ của họ vào thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số càng ngày càng biến cả lao động thông thường lẫn vốn thông thường thành hàng hóa, và do đó đa số các phần thưởng phát xuất từ sáng kiến sẽ thuộc về những người có óc sáng tạo, cải tổ và kinh doanh. Người có sáng kiến, chứ không phải là công nhân hay người đầu tư, sẽ là tài nguyên khan hiếm nhất.
Mô hình căn bản nhất mà các nhà kinh tế sử dụng để giải thích tác động của công nghệ coi tài nguyên khan hiếm nhất này như là số nhân giản đơn [a simple multiplier] cho mọi thứ khác, gia tăng năng suất tổng thể thậm chí cho cả mọi thành phần. Mô hình này được dùng trong tất cả các lớp kinh tế nhập môn và cung cấp nền tảng cho sự hiểu biết qua trực giác thông thường – và, mãi cho đến gần đây, rất hợp lý – rằng ngọn thủy triều đang dâng của tiến bộ công nghệ sẽ đồng loạt nâng mọi chiếc thuyền lên ngang nhau, khiến tất cả các công nhân có năng suất cao hơn và do đó có giá trị hơn.
Tuy nhiên, một mô hình phức tạp hơn và thực tế hơn lại cho phép một khả năng là công nghệ có thể không ảnh hưởng đồng đều lên mọi đầu vào mà thay vào đó dành ưu tiên cho một số đầu vào này nhiều hơn một số đầu vào khác. Biến chuyển kỹ thuật dựa vào kỹ năng [skill-based technical change], chẳng hạn, diễn ra có lợi cho những công nhân có tay nghề hơn những công nhân thiếu tay nghề, và biến chuyển kỹ thuật dựa vào vốn [capital-based technical change] sẽ ưu đãi các nhà tư bản hơn giới công nhân. Cả hai loại biến chuyển kỹ thuật này từng đóng vai trò quan trọng trong quá khứ, nhưng ngày càng rõ nét, một loại thứ ba – cái mà chúng tôi gọi là biến chuyển kỹ thuật dựa vào các siêu sao [superstar-based technical change] – đang đảo lộn nền kinh tế toàn cầu.
Ngày nay, người ta có thể đem nhiều hàng hóa, dịch vụ, và phương pháp ra mà mã hóa [codify] chúng. Một khi được mã hóa, chúng có thể được số hóa [digitized], và một khi được số hóa, chúng có thể được sao chép ra vô số phiên bản [replicated]. Các phiên bản kỹ thuật số có thể được làm ra gần như không tốn kém gì cả và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới gần như tức khắc, mỗi đơn vị đều giống hệt nguyên bản. Sự kết hợp ba đặc tính sau đây đã đưa tới một ngành kinh tế kỳ lạ và tuyệt diệu: chi phí cực thấp, hiện hữu đều khắp và nhanh chóng, và hoàn toàn trung thực [perfect fidelity]. Nó có thể tạo ra sự dư thừa trong lãnh vực trước đây hoàn toàn khan hiếm, không những đối với các hàng hóa tiêu thụ, như video âm nhạc, mà còn đối với những đầu vào kinh tế, như một số loại lao động và loại vốn nhất định.
Sự phân chia gần như bất biến trong lịch sử giữa phần lợi tức quốc gia thuộc về lao động và phần lợi tức quốc gia thuộc về vốn hữu hình, có vẻ đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Như các nhà kinh tế Susan Flex, John Glaser, và Shawn Sprague ghi nhận trong Nguyệt san Monthly Labor Review của Phòng Thống kê Lao động Mỹ năm 2011, “Phần lợi tức thuộc về lao động tính trung bình là 64,3% từ năm 1947 đến năm 2000. Phần lợi tức lao động đã sút giảm trong thập kỷ qua, rơi xuống mức thấp nhất trong quí ba năm 2010, là 57,8%.” Những động thái gần đây nhằm đưa hoạt động sản xuất từ nước ngoài về lại Mỹ, kể cả quyết định của Apple sản xuất máy vi tính Mac Pro mới nhất tại Texas, sẽ không giúp gì nhiều để đảo ngược xu thế này. Vì muốn đứng vững trong lãnh vực kinh tế, những cơ sở sản xuất mới ở trong nước cần phải được tự động hóa cao độ.
Các nước khác cũng đang chứng kiến những xu thế tương tự. Các nhà kinh tế Loukas Karabarbounis và Brent Neiman đã cung cấp tư liệu về những sút giảm đáng kể trong phần đóng góp của lao động cho Tổng sản lượng [GDP] tại 42 trong số 59 nước được nghiên cứu, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, và Mê-hi-cô. Trong việc mô tả những phát hiện của họ, Karabarbounis và Naiman đã diễn tả rõ ràng rằng tiến bộ trong các công nghệ kỹ thuật số là một động lực quan trọng đưa đến hiện tượng này: “Sự giảm giá tương đối của các hàng thiết bị [investment goods], thường được coi là do những tiến bộ của công nghệ thông tin và thời đại vi tính, đã khiến các công ty dần dần tách khỏi lao động và hướng tới vốn. Giá rẻ hơn của hàng thiết bị có thể giải thích sự cắt giảm gần một nửa phần đóng góp của lao động được quan sát trong bản nghiên cứu.”
Nhưng nếu phần đóng góp của vốn trong lợi tức quốc gia đã và đang gia tăng, sự tiếp diễn của xu thế này vào tương lai có thể bị đe dọa khi một thách đố mới đối với tư bản xuất hiện – không phải từ khu vực lao động được phục hồi, mà từ một đơn vị ngày một quan trọng ngay trong hàng ngũ của vốn: đó là vốn kỹ thuật số [digital capital].
Trong một thị trường tự do, những phần thưởng lớn nhất sẽ thuộc về những đầu vào hiếm hoi nhất được cần tới trong quá trình sản xuất. Trong một thế giới mà loại vốn như phần mềm và rôbốt có thể được tái tạo với giá rẻ, giá trị biên của chúng sẽ có xu thế đi xuống, thậm chí khi loại vốn này được sử dụng nhiều hơn trong tập hợp vốn. Và khi tăng thêm vốn mà không tốn kém thêm bao nhiêu, giá trị của vốn sẵn có trên thực tế sẽ bị đẩy xuống. Khác hẳn với các nhà máy thông thường chẳng hạn, nhiều loại vốn kỹ thuật số có thể được thêm vào với giá cực rẻ. Phần mềm có thể được sao chép và phân phối gần như không tốn kém thêm chút nào. Và nhiều thành tố của phần cứng máy vi tính, được chi phối bởi các biến thể của định luậtMoore, nhanh chóng và liên tục trở nên rẻ hơn qua thời gian. Tóm lại, vốn kỹ thuật số là rất dồi dào, càng tăng số lượng càng ít tốn kém, và ngày càng quan trọng gần như trong mọi công nghiệp.
Do đó, thậm chí khi quá trình sản xuất cần vốn hơn cần nhân công [more capital-intensive], các phần thưởng mà tập thể các nhà tư bản kiếm được có thể không nhất thiết tiếp tục gia tăng so với phần thưởng dành cho lao động. Các phần thưởng này sẽ tùy thuộc vào các chi tiết cụ thể của quá trình sản xuất, phân phối, và các hệ thống quản trị.
Quan trọng hơn cả, sự tưởng thưởng sẽ tùy vào những đầu vào nào là khan hiếm nhất đối với quá trình sản xuất. Nếu các công nghệ kỹ thuật số tạo ra các phương tiện sản xuất rẻ để càng ngày càng thay thế cho một số việc của công nhân, thì đó không phải là một vận hội tốt cho người lao động. Nhưng nếu các công nghệ kỹ thuật số cũng ngày càng thay thế cho vốn, thì tất cả các chủ tư bản cũng không nên kỳ vọng kiếm được những lợi nhuận kếch sù.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẢO LỘN TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Thành tố nào sẽ là tài nguyên khan hiếm nhất, và do đó có giá trị nhất trong cái mà hai người trong chúng tôi (Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee) gọi là “thời đại cơ giới thứ hai,” một kỷ nguyên được thúc đẩy bởi các công nghệ kỹ thuật số và các đặc tính kinh tế của chúng? Thành tố đó sẽ không phải là lao động phổ thông hay vốn thông thường mà là những người có thể đưa ra các ý tưởng mới lạ và các cải tổ.
Hẳn nhiên, từ trước đến nay những người này luôn luôn có giá trị kinh tế cao và thường hưởng những lợi nhuận to lớn nhờ các phát minh của họ. Nhưng trong quá khứ họ phải chia lợi nhuận do sáng kiến của họ với giới lao động và các nhà tư bản, vốn là những thành phần cần thiết để mang thành quả trí tuệ của họ vào thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số càng ngày càng biến cả lao động thông thường lẫn vốn thông thường thành hàng hóa, và do đó đa số các phần thưởng phát xuất từ sáng kiến sẽ thuộc về những người có óc sáng tạo, cải tổ và kinh doanh. Người có sáng kiến, chứ không phải là công nhân hay người đầu tư, sẽ là tài nguyên khan hiếm nhất.
Mô hình căn bản nhất mà các nhà kinh tế sử dụng để giải thích tác động của công nghệ coi tài nguyên khan hiếm nhất này như là số nhân giản đơn [a simple multiplier] cho mọi thứ khác, gia tăng năng suất tổng thể thậm chí cho cả mọi thành phần. Mô hình này được dùng trong tất cả các lớp kinh tế nhập môn và cung cấp nền tảng cho sự hiểu biết qua trực giác thông thường – và, mãi cho đến gần đây, rất hợp lý – rằng ngọn thủy triều đang dâng của tiến bộ công nghệ sẽ đồng loạt nâng mọi chiếc thuyền lên ngang nhau, khiến tất cả các công nhân có năng suất cao hơn và do đó có giá trị hơn.
Tuy nhiên, một mô hình phức tạp hơn và thực tế hơn lại cho phép một khả năng là công nghệ có thể không ảnh hưởng đồng đều lên mọi đầu vào mà thay vào đó dành ưu tiên cho một số đầu vào này nhiều hơn một số đầu vào khác. Biến chuyển kỹ thuật dựa vào kỹ năng [skill-based technical change], chẳng hạn, diễn ra có lợi cho những công nhân có tay nghề hơn những công nhân thiếu tay nghề, và biến chuyển kỹ thuật dựa vào vốn [capital-based technical change] sẽ ưu đãi các nhà tư bản hơn giới công nhân. Cả hai loại biến chuyển kỹ thuật này từng đóng vai trò quan trọng trong quá khứ, nhưng ngày càng rõ nét, một loại thứ ba – cái mà chúng tôi gọi là biến chuyển kỹ thuật dựa vào các siêu sao [superstar-based technical change] – đang đảo lộn nền kinh tế toàn cầu.
Ngày nay, người ta có thể đem nhiều hàng hóa, dịch vụ, và phương pháp ra mà mã hóa [codify] chúng. Một khi được mã hóa, chúng có thể được số hóa [digitized], và một khi được số hóa, chúng có thể được sao chép ra vô số phiên bản [replicated]. Các phiên bản kỹ thuật số có thể được làm ra gần như không tốn kém gì cả và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới gần như tức khắc, mỗi đơn vị đều giống hệt nguyên bản. Sự kết hợp ba đặc tính sau đây đã đưa tới một ngành kinh tế kỳ lạ và tuyệt diệu: chi phí cực thấp, hiện hữu đều khắp và nhanh chóng, và hoàn toàn trung thực [perfect fidelity]. Nó có thể tạo ra sự dư thừa trong lãnh vực trước đây hoàn toàn khan hiếm, không những đối với các hàng hóa tiêu thụ, như video âm nhạc, mà còn đối với những đầu vào kinh tế, như một số loại lao động và loại vốn nhất định.
Lợi nhuận trong những thị trường kỹ thuật số này thường theo một mô hình
rõ rệt — luật lũy thừa, hay đường cung Pareto, trong đó một thiểu số
tác nhân rất nhỏ gặt hái một phần quá lớn các phần thưởng kinh tế. Các
hiệu ứng mạng lưới [network effects], theo đó một sản phẩm càng có giá
trị nếu càng có nhiều người sử dụng, cũng có thể tạo ra các loại thị
trường như thế, trong đó những người thành công sẽ hưởng hết hoặc hầu
hết mọi lợi nhuận [“được ăn cả” / winner-take-all]. Ta thử lấy
Instagram, diễn đàn chia sẻ ảnh, làm ví dụ cho khoa kinh tế của nền kinh
tế mạng lưới kỹ thuật số. Mười bốn thành viên tạo dựng công ty này
không cần thuê mướn nhiều công nhân thiếu tay nghề để làm được việc đó,
và họ cũng chẳng cần đến vốn hữu hình là bao nhiêu. Họ tạo ra một sản
phẩm kỹ thuật số có thể vận dụng hiệu ứng mạng lưới, và một khi nó đã
nhanh chóng chiếm thị trường, họ đã bán lại công ty chỉ sau một năm rưỡi
với giá gần 3/4 tỉ USD — mỉa mai là việc này đã diễn ra chỉ vài tháng
tiếp theo sau sự phá sản của một công ty ảnh khác, đó là công ty Kodak,
một công ty mà ở đỉnh cao của nó đã có đến 145.000 nhân viên và giữ
nhiều tài sản vốn đáng giá hàng tỉ USD.
Instagram là một ví dụ cực đoan của một qui luật tổng quát hơn. Thông thường là, khi các cải tiến trong các công nghệ kỹ thuật số thúc đẩy việc số hóa một sản phẩm hay một tiến trình, các siêu sao thấy lợi tức của mình tăng vọt, trong khi các ngôi sao hạng hai, các nhà kinh doanh thứ yếu, và các người đến muộn thường phải cạnh tranh vất vả hơn. Những diễn viên hàng đầu trong âm nhạc, thể thao, và các ngành khác cũng nhận thấy tiềm năng và lợi tức của mình tăng nhanh từ thập niên 1980, một cách trực tiếp hay gián tiếp đã cỡi lên những xu thế này để đi lên.
Nhưng không chỉ phần mềm và các phương tiện ghi hình ảnh và âm thanh là đang được chuyển đổi. Số hóa và mạng lưới [digitization and networks] là hai hiện tượng đang diễn ra đều khắp trong mọi công nghiệp và chức năng của nền kinh tế, từ buôn bán lẻ và các dịch vụ tài chính đến khu vực chế tạo và khuyến mãi. Nghĩa là kinh tế siêu sao đang ảnh hưởng lên nhiều hàng hóa, dịch vụ, và dân chúng hơn bao giờ hết.
Thậm chí lãnh đạo hàng đầu của các công ty cũng bắt đầu kiếm được thù lao tương đương với các ngôi sao nhạc rock. Vào năm 1990, lương trung bình của tổng giám đốc công ty tại Mỹ lớn gấp 70 lần lương của một công nhân bình thường; nhưng năm 2005, lớn gấp 300 lần. Thù lao của tổng giám đốc trên toàn cầu nói chung đều đi theo cùng một chiều hướng, dù có thay đổi đáng kể theo từng nước. Nhiều lực tác động đang diễn ra trong lãnh vực này, gồm các thay đổi thuế má và chính sách, các qui phạm văn hóa và tổ chức đang diễn biến, và cả vận may nữa. Nhưng nghiên cứu của một người trong chúng tôi (Brynjolfsson) và Heekyung Kim đã cho thấy, một phần của sự tăng trưởng thù lao này được gắn liền với việc sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trước. Công nghệ đã mở rộng tầm với tiềm năng, phạm vi hoạt động, và khả năng theo dõi của một người làm quyết sách, gia tăng giá trị của một người làm quyết sách giỏi bằng cách khuyếch đại các hệ quả tiềm năng do các lựa chọn của người đó. Việc quản lý trực tiếp qua các công nghệ kỹ thuật số khiến một người quản lý giỏi trở nên có giá trị hơn trước đây, khi mà các lãnh đạo công ty phải chia sẻ quyền kiểm soát với những chuỗi dài gồm các thuộc cấp và chỉ có thể ảnh hưởng lên một tầm hoạt động nhỏ hơn. Ngày nay, trị giá thị trường của một công ty càng lớn, thì lý do phải cố gắng tìm cho ra các nhà quản lý ưu tú nhất để lãnh công ty càng trở nên bức thiết.
Khi lợi tức được phân phối theo luật lũy thừa, hầu hết mọi người sẽ ở dưới mức lương trung bình, và khi các nền kinh tế quốc gia rõ ràng ngày một chịu sự chi phối của các động lực này, mô hình phân phối lợi tức vừa nói sẽ diễn ra trên cấp độ quốc gia. Và như dự kiến, Hoa Kỳ ngày nay là một trong những nước đặc biệt có GDP trên mỗi đầu người cao nhất thế giới – trong khi thu nhập trung bình của người công nhân gần như đứng yên một chỗ suốt hai thập kỷ vừa qua.
CHUẨN BỊ CHO CUỘC CÁCH MẠNG THƯỜNG TRỰC
Instagram là một ví dụ cực đoan của một qui luật tổng quát hơn. Thông thường là, khi các cải tiến trong các công nghệ kỹ thuật số thúc đẩy việc số hóa một sản phẩm hay một tiến trình, các siêu sao thấy lợi tức của mình tăng vọt, trong khi các ngôi sao hạng hai, các nhà kinh doanh thứ yếu, và các người đến muộn thường phải cạnh tranh vất vả hơn. Những diễn viên hàng đầu trong âm nhạc, thể thao, và các ngành khác cũng nhận thấy tiềm năng và lợi tức của mình tăng nhanh từ thập niên 1980, một cách trực tiếp hay gián tiếp đã cỡi lên những xu thế này để đi lên.
Nhưng không chỉ phần mềm và các phương tiện ghi hình ảnh và âm thanh là đang được chuyển đổi. Số hóa và mạng lưới [digitization and networks] là hai hiện tượng đang diễn ra đều khắp trong mọi công nghiệp và chức năng của nền kinh tế, từ buôn bán lẻ và các dịch vụ tài chính đến khu vực chế tạo và khuyến mãi. Nghĩa là kinh tế siêu sao đang ảnh hưởng lên nhiều hàng hóa, dịch vụ, và dân chúng hơn bao giờ hết.
Thậm chí lãnh đạo hàng đầu của các công ty cũng bắt đầu kiếm được thù lao tương đương với các ngôi sao nhạc rock. Vào năm 1990, lương trung bình của tổng giám đốc công ty tại Mỹ lớn gấp 70 lần lương của một công nhân bình thường; nhưng năm 2005, lớn gấp 300 lần. Thù lao của tổng giám đốc trên toàn cầu nói chung đều đi theo cùng một chiều hướng, dù có thay đổi đáng kể theo từng nước. Nhiều lực tác động đang diễn ra trong lãnh vực này, gồm các thay đổi thuế má và chính sách, các qui phạm văn hóa và tổ chức đang diễn biến, và cả vận may nữa. Nhưng nghiên cứu của một người trong chúng tôi (Brynjolfsson) và Heekyung Kim đã cho thấy, một phần của sự tăng trưởng thù lao này được gắn liền với việc sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi hơn trước. Công nghệ đã mở rộng tầm với tiềm năng, phạm vi hoạt động, và khả năng theo dõi của một người làm quyết sách, gia tăng giá trị của một người làm quyết sách giỏi bằng cách khuyếch đại các hệ quả tiềm năng do các lựa chọn của người đó. Việc quản lý trực tiếp qua các công nghệ kỹ thuật số khiến một người quản lý giỏi trở nên có giá trị hơn trước đây, khi mà các lãnh đạo công ty phải chia sẻ quyền kiểm soát với những chuỗi dài gồm các thuộc cấp và chỉ có thể ảnh hưởng lên một tầm hoạt động nhỏ hơn. Ngày nay, trị giá thị trường của một công ty càng lớn, thì lý do phải cố gắng tìm cho ra các nhà quản lý ưu tú nhất để lãnh công ty càng trở nên bức thiết.
Khi lợi tức được phân phối theo luật lũy thừa, hầu hết mọi người sẽ ở dưới mức lương trung bình, và khi các nền kinh tế quốc gia rõ ràng ngày một chịu sự chi phối của các động lực này, mô hình phân phối lợi tức vừa nói sẽ diễn ra trên cấp độ quốc gia. Và như dự kiến, Hoa Kỳ ngày nay là một trong những nước đặc biệt có GDP trên mỗi đầu người cao nhất thế giới – trong khi thu nhập trung bình của người công nhân gần như đứng yên một chỗ suốt hai thập kỷ vừa qua.
CHUẨN BỊ CHO CUỘC CÁCH MẠNG THƯỜNG TRỰC
Các lực tác động trong thời đại cơ giới thứ hai là mãnh liệt, ảnh hưởng
lên nhau, và phức tạp. Không ai có thể nhìn vào tương lai xa vời mà tiên
đoán được phần nào tác động sau cùng của các lực này là gì. Tuy nhiên,
nếu các cá nhân, các doanh nghiệp, và các chính phủ hiểu được những gì
đang diễn ra, chí ít họ có thể cố gắng điều chỉnh và thích nghi.
Hoa Kỳ, chẳng hạn, có thể giành lại một số doanh nghiệp khi câu thứ hai trong kế hoạch kinh doanh tám chữ của hãng Apple được đảo nghĩa và các hoạt động sản xuất một lần nữa được thực hiện bên trong biên giới của nước Mỹ. Nhưng câu thứ nhất của kế hoạch này lại trở nên quan trọng hơn bao giờ cả, và chính ở điểm này, người Mỹ cần phải lo lắng chứ không được tự mãn. Vì không may là, chính cái tính năng động và óc sáng tạo đã từng làm cho nước Mỹ trở thành quốc gia có nhiều sáng kiến nhất thế giới có lẽ đang bị lung lay.
Nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra không ngưng nghỉ, lãnh vực thiết kế và sáng kiến hiện nay đã trở thành một bộ phận của khu vực mậu dịch [tradable sector] trong nền kinh tế toàn cầu và sẽ gặp phải cùng loại cạnh tranh đã từng thay đổi khu vực sản suất. Khả năng lãnh đạo trong ngành thiết kế tùy thuộc vào một lực lượng lao động có kiến thức và một văn hóa kinh doanh, nhưng lợi thế truyền thống của Mỹ trong những lãnh vực này hiện đang suy giảm. Mặc dù có thời Mỹ đã dẫn đầu thế giới về số người tốt nghiệp đại học trong lực lượng lao động của mình chí ít với bằng cao đẳng, nhưng hiện nay Mỹ đã rơi xuống vị thứ 12. Và mặc dù cảm hứng kinh doanh tại những nơi như Thung lũng Silicon vẫn sôi sục, nhưng dữ liệu cho thấy kể từ 1996, số công ty khởi nghiệp [start-ups] tại Mỹ sử dụng nhiều hơn một người đã giảm hơn 20 phần trăm.
Nếu những xu thế đang bàn luận ở đây là có tính toàn cầu, thì những hệ quả địa phương của chúng sẽ bị chi phối một phần do các chính sách xã hội và đầu tư mà các nước lựa chọn để thực hiện, cả trong lãnh vực giáo dục nói riêng và trong việc nuôi dưỡng sáng kiến và tính năng động kinh tế nói chung. Qua hơn một thế kỷ, hệ thống giáo dục Mỹ được cả thế giới thèm muốn, với giáo dục phổ thông [miễn phí và cưỡng bách] từ mẫu giáo đến lớp 12 và các đại học đẳng cấp quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, phẩm chất giáo dục tại các trường tiểu học và trung học Mỹ không được đồng đều, vì phải tùy thuộc vào mức lợi tức của từng khu dân cư và nhà trường vẫn còn chú trọng vào việc cho học sinh học thuộc lòng bằng cách lập đi lặp lại [rote learning].
May là, chính cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đang biến đổi các thị trường sản phẩm và lao động cũng đồng thời có thể đóng góp cho việc biến đổi giáo dục. Các chương trình học trực tuyến [online learning] có thể giúp sinh viên bất luận ở đâu tiếp cận các vị thầy, nội dung bài học, và các phương pháp hay nhất. Hơn nữa, các phương pháp mới mà sự tiến bộ dựa vào dữ liệu chứ không dựa vào trực giác hay kinh nghiệm cá nhân [data-driven approaches] để theo đuổi ngành học có thể khiến việc đo lường chỗ mạnh, chỗ yếu, và tiến bộ của người sinh viên dễ dàng hơn. Việc này chắc chắn tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình học tập và tiếp tục trau dồi bản thân theo nhu cầu của từng cá nhân, bằng cách sử dụng một số kỹ thuật phản hồi [feedback techniques] vốn đã biến đổi các khám phá khoa học, buôn bán lẻ, và khu vực sản xuất.
Toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ có thể làm gia tăng của cải và hiệu năng kinh tế của các quốc gia và cả thế giới nói chung, nhưng chúng sẽ không mang phúc lợi đến cho hết thảy mọi người, chí ít trong ngắn hạn và trung hạn. Đặc biệt là, giới lao động phổ thông [ordinary workers] sẽ tiếp tục chịu những đòn nặng nề của những biến đổi kinh tế này; họ hưởng lợi trong vị thế của người tiêu thụ nhưng không nhất thiết hưởng lợi trong vị thế của người sản xuất. Điều này có nghĩa là, nếu không có sự can thiệp hơn nữa [của chính phủ], bất bình đẳng kinh tế có khả năng sẽ tiếp tục gia tăng, đặt ra một loạt vấn đề khác nhau. Lợi tức không đồng đều có thể dẫn đến cơ hội không đồng đều, tình trạng này sẽ tước đoạt của các quốc gia khả năng tiếp cận nhân tài và phá hoại khế ước xã hội [the social contract]. Đồng thời, quyền lực chính trị thường theo đuôi quyền lực kinh tế, trong trường hợp này sẽ phá hoại thể chế dân chủ.
Những thách thức này có thể và cần được đối phó thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng cơ bản có chất lượng cao, gồm giáo dục, y tế, và an ninh kinh tế cho người nghỉ hưu. Những dịch vụ này sẽ là cốt yếu để tạo ra sự bình đẳng đích thực về cơ hội trong một môi trường kinh tế đang thay đổi nhanh chóng và để đẩy mạnh sự thăng tiến từ đời này sang đời khác về lợi tức, của cải, và viễn ảnh tương lai.
Riêng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, gần như có một sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế nghiêm túc về đa số các chính sách được coi là cần thiết. Chiến lược cơ bản thì giản dị về mặt tri thức, dù khó thực hiện về mặt chính trị: đẩy mạnh đầu tư vào khu vực công trong ngắn hạn và trung hạn đồng thời làm cho đầu tư này có hiệu năng hơn và phải lên kế hoạch việc củng cố ngân sách qua dài hạn. Mọi người đều biết rằng các đầu tư công cộng thường có thành quả cao trong các nghiên cứu cơ bản về y tế, khoa học, và công nghệ; trong giáo dục; và trong chi phí hạ tầng về đường sá, phi trường, các hệ thống cung cấp nước và vệ sinh công cộng, về năng lượng và các mạng lưới giao thông. Gia tăng chi tiêu của chính phủ trong những lãnh vực này sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiện nay đồng thời tạo được của cải thực cho các thế hệ mai sau.
Nếu cuộc cách mạng kỹ thuật số vẫn tiếp tục mạnh mẽ trong tương lai như đã diễn ra trong những năm gần đây, thì cấu trúc của nền kinh tế hiện đại và vai trò của bản thân công việc có thể cần phải được xét lại. Như một tập thể, con cháu của chúng ta có thể sẽ làm việc ngắn giờ hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn – nhưng cả công việc lẫn các phần thưởng lao động có thể sẽ được phân phối thậm chí bất bình đẳng hơn trước, gây hậu quả xấu dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tạo tăng trưởng kinh tế bền vững, công bằng, và không loại bỏ một thành phần xã hội nào sẽ đòi hỏi nỗ lực phi thường. Bắt đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn rằng mọi việc đã tiến nhanh tiến xa như thế nào.
ERIK BRYNJOLFSSON là Giáo sư Khoa Quản lý tại Trường Quản lý Sloan Đại học MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. ANDREW MCAFEE là một nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Kỹ thuật số thuộc Trường Quản lý Sloan tại MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. MICHAEL SPENCE là Giáo sư Kinh tế và Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York.
Hoa Kỳ, chẳng hạn, có thể giành lại một số doanh nghiệp khi câu thứ hai trong kế hoạch kinh doanh tám chữ của hãng Apple được đảo nghĩa và các hoạt động sản xuất một lần nữa được thực hiện bên trong biên giới của nước Mỹ. Nhưng câu thứ nhất của kế hoạch này lại trở nên quan trọng hơn bao giờ cả, và chính ở điểm này, người Mỹ cần phải lo lắng chứ không được tự mãn. Vì không may là, chính cái tính năng động và óc sáng tạo đã từng làm cho nước Mỹ trở thành quốc gia có nhiều sáng kiến nhất thế giới có lẽ đang bị lung lay.
Nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra không ngưng nghỉ, lãnh vực thiết kế và sáng kiến hiện nay đã trở thành một bộ phận của khu vực mậu dịch [tradable sector] trong nền kinh tế toàn cầu và sẽ gặp phải cùng loại cạnh tranh đã từng thay đổi khu vực sản suất. Khả năng lãnh đạo trong ngành thiết kế tùy thuộc vào một lực lượng lao động có kiến thức và một văn hóa kinh doanh, nhưng lợi thế truyền thống của Mỹ trong những lãnh vực này hiện đang suy giảm. Mặc dù có thời Mỹ đã dẫn đầu thế giới về số người tốt nghiệp đại học trong lực lượng lao động của mình chí ít với bằng cao đẳng, nhưng hiện nay Mỹ đã rơi xuống vị thứ 12. Và mặc dù cảm hứng kinh doanh tại những nơi như Thung lũng Silicon vẫn sôi sục, nhưng dữ liệu cho thấy kể từ 1996, số công ty khởi nghiệp [start-ups] tại Mỹ sử dụng nhiều hơn một người đã giảm hơn 20 phần trăm.
Nếu những xu thế đang bàn luận ở đây là có tính toàn cầu, thì những hệ quả địa phương của chúng sẽ bị chi phối một phần do các chính sách xã hội và đầu tư mà các nước lựa chọn để thực hiện, cả trong lãnh vực giáo dục nói riêng và trong việc nuôi dưỡng sáng kiến và tính năng động kinh tế nói chung. Qua hơn một thế kỷ, hệ thống giáo dục Mỹ được cả thế giới thèm muốn, với giáo dục phổ thông [miễn phí và cưỡng bách] từ mẫu giáo đến lớp 12 và các đại học đẳng cấp quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, phẩm chất giáo dục tại các trường tiểu học và trung học Mỹ không được đồng đều, vì phải tùy thuộc vào mức lợi tức của từng khu dân cư và nhà trường vẫn còn chú trọng vào việc cho học sinh học thuộc lòng bằng cách lập đi lặp lại [rote learning].
May là, chính cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đang biến đổi các thị trường sản phẩm và lao động cũng đồng thời có thể đóng góp cho việc biến đổi giáo dục. Các chương trình học trực tuyến [online learning] có thể giúp sinh viên bất luận ở đâu tiếp cận các vị thầy, nội dung bài học, và các phương pháp hay nhất. Hơn nữa, các phương pháp mới mà sự tiến bộ dựa vào dữ liệu chứ không dựa vào trực giác hay kinh nghiệm cá nhân [data-driven approaches] để theo đuổi ngành học có thể khiến việc đo lường chỗ mạnh, chỗ yếu, và tiến bộ của người sinh viên dễ dàng hơn. Việc này chắc chắn tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình học tập và tiếp tục trau dồi bản thân theo nhu cầu của từng cá nhân, bằng cách sử dụng một số kỹ thuật phản hồi [feedback techniques] vốn đã biến đổi các khám phá khoa học, buôn bán lẻ, và khu vực sản xuất.
Toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ có thể làm gia tăng của cải và hiệu năng kinh tế của các quốc gia và cả thế giới nói chung, nhưng chúng sẽ không mang phúc lợi đến cho hết thảy mọi người, chí ít trong ngắn hạn và trung hạn. Đặc biệt là, giới lao động phổ thông [ordinary workers] sẽ tiếp tục chịu những đòn nặng nề của những biến đổi kinh tế này; họ hưởng lợi trong vị thế của người tiêu thụ nhưng không nhất thiết hưởng lợi trong vị thế của người sản xuất. Điều này có nghĩa là, nếu không có sự can thiệp hơn nữa [của chính phủ], bất bình đẳng kinh tế có khả năng sẽ tiếp tục gia tăng, đặt ra một loạt vấn đề khác nhau. Lợi tức không đồng đều có thể dẫn đến cơ hội không đồng đều, tình trạng này sẽ tước đoạt của các quốc gia khả năng tiếp cận nhân tài và phá hoại khế ước xã hội [the social contract]. Đồng thời, quyền lực chính trị thường theo đuôi quyền lực kinh tế, trong trường hợp này sẽ phá hoại thể chế dân chủ.
Những thách thức này có thể và cần được đối phó thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng cơ bản có chất lượng cao, gồm giáo dục, y tế, và an ninh kinh tế cho người nghỉ hưu. Những dịch vụ này sẽ là cốt yếu để tạo ra sự bình đẳng đích thực về cơ hội trong một môi trường kinh tế đang thay đổi nhanh chóng và để đẩy mạnh sự thăng tiến từ đời này sang đời khác về lợi tức, của cải, và viễn ảnh tương lai.
Riêng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, gần như có một sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế nghiêm túc về đa số các chính sách được coi là cần thiết. Chiến lược cơ bản thì giản dị về mặt tri thức, dù khó thực hiện về mặt chính trị: đẩy mạnh đầu tư vào khu vực công trong ngắn hạn và trung hạn đồng thời làm cho đầu tư này có hiệu năng hơn và phải lên kế hoạch việc củng cố ngân sách qua dài hạn. Mọi người đều biết rằng các đầu tư công cộng thường có thành quả cao trong các nghiên cứu cơ bản về y tế, khoa học, và công nghệ; trong giáo dục; và trong chi phí hạ tầng về đường sá, phi trường, các hệ thống cung cấp nước và vệ sinh công cộng, về năng lượng và các mạng lưới giao thông. Gia tăng chi tiêu của chính phủ trong những lãnh vực này sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiện nay đồng thời tạo được của cải thực cho các thế hệ mai sau.
Nếu cuộc cách mạng kỹ thuật số vẫn tiếp tục mạnh mẽ trong tương lai như đã diễn ra trong những năm gần đây, thì cấu trúc của nền kinh tế hiện đại và vai trò của bản thân công việc có thể cần phải được xét lại. Như một tập thể, con cháu của chúng ta có thể sẽ làm việc ngắn giờ hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn – nhưng cả công việc lẫn các phần thưởng lao động có thể sẽ được phân phối thậm chí bất bình đẳng hơn trước, gây hậu quả xấu dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tạo tăng trưởng kinh tế bền vững, công bằng, và không loại bỏ một thành phần xã hội nào sẽ đòi hỏi nỗ lực phi thường. Bắt đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn rằng mọi việc đã tiến nhanh tiến xa như thế nào.
ERIK BRYNJOLFSSON là Giáo sư Khoa Quản lý tại Trường Quản lý Sloan Đại học MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. ANDREW MCAFEE là một nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Kỹ thuật số thuộc Trường Quản lý Sloan tại MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. MICHAEL SPENCE là Giáo sư Kinh tế và Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York.
Nguồn: Foreign Affairs, July-August 2014
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra
Điếu Cày có hy vọng sẽ được đặc xá
Đã đến công đoạn “xin tha tù”
(VNTB) - Sáng hôm 28/8/2014, tức chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Quốc khánh Việt Nam 2/9, trang Facebook của Nguyễn Trí Dũng, con trai của người khởi xướng “Câu lạc bộ nhà báo tự do” Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, loan tin:
“Cách đây 5 phút, cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải đã gọi điện về nhà và
báo cho gia đình biết Bộ công an đã vào phòng giam để yêu cầu viết đơn
"xin tha tù" nhưng bất thành. Cha tôi nhận định bản thân ông không có
tội và bị bắt giam một cách tùy tiện không bản án. Vậy nên đơn duy nhất
ông viết là đơn "yêu cầu giải quyết ra tù".
Ông gửi lời cám ơn đến các tổ chức và các nhân vật đấu tranh và ủng
hộ dân chủ trong và ngoài nước và nhắc lại những điều khoản trong Hiến
Pháp cũng như luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm khi
đàn áp bắt bớ những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền và truyền
thông độc lập.
Xin cô bác anh chị hãy lưu tâm rằng người tù có thể vẫn không được
thả, nhưng họ vẫn giàn xếp tin tức để tự chúng ta tung ra để hòng giảm
sự tập trung vào những người tù mới bị bắt giam vô cớ tương tự như phiên
tòa xử 3 nhà bất đồng ở Cao Lãnh- Đồng Tháp vừa qua. Vậy nên khi hợp
sức loan tin xin đưa kèm dòng status bên trên hướng về phiên tòa ở Đồng
Tháp. Xin cám ơn!”.
Cử chỉ tương đồng
Một cử chỉ tương đồng khá “thú vị” của cơ quan công an Việt Nam là vào
khoảng từ đầu đến giữa tháng 6/2014, họ cũng yêu cầu Đỗ Thị Minh Hạnh -
một trong những người khởi xướng phong trào công đoàn độc lập mà sau đó
trở thành tù nhân bất đắc dĩ - phải ký một số giấy tờ mang tính “khoan
hồng” và “xin tha tù”. Nhưng “Cánh chim báo bão” Minh Hạnh đã khước từ
thẳng thừng.
Cuối tháng 6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh nghiễm nhiên được tự do trước thời
hạn án tù mà không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào. Không những
thế, vài tháng sau cựu tù nhân lương tâm này đã chính thức “khai
trương” tổ chức Lao động Việt ngay tại đất nước mà hình thức công đoàn
tự do vẫn bị coi là “bất hợp pháp”.
Cần nhắc lại, vào ngày 6/8/2014, trùng với thời điểm Thượng nghị sĩ Cộng
hòa John McCain và đồng viện dân chủ Sheldon Whitehouse đến Hà Nội,
gia đình của Điếu Cày bất ngờ nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân
sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng
tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm
án đặc xá”.
Dù chỉ là động tác hết sức “vi mô”, nhưng động thái giấy mời “đóng tiền
án phí” mới diễn ra đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể
được trả tự do trong không bao lâu nữa.
Thậm chí ngay trong tháng Tám này.
“Khỏe re như con bò kéo xe”
Xét về “nhân thân” và “quá trình công tác”, Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở
Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh
phản kháng Trung Quốc.
Điếu Cày cũng là người luôn nằm trong danh sách ưu tiên mà Chính phủ Mỹ
thường trao cho phía Việt Nam để đòi hỏi trả tự do. Tại cuộc Kiểm điểm
định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) đối với Nhà nước Việt Nam ở
Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 2/2014, đoàn Mỹ đã đặt thẳng yêu sách là Việt
Nam phải phóng thích vô điều kiện các tù nhân lương tâm, trong đó có
Điếu Cày.
Nếu có thể so sánh, cần nhắc lại là ngay trước và sau chuyến công du Hà
Nội của nữ Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman của
Hoa Kỳ đến Hà Nội vào đầu tháng 3/2014, Nhà nước Việt Nam đã phóng
thích một loạt 5 tù nhân lương tâm, kể cả một người bị coi là “rất cứng
đầu” như ông Cù Huy Hà Vũ.
“người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu nay đã tự do |
Trường hợp “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, với 37 năm trong bốn
bức tường đen đúa và bít bùng, cho biết từ trước tết 2014, ông cũng đã
nhận yêu cầu từ cơ quan công an để ký giấy “xin khoan hồng”, nhưng ông
đã hồn nhiên trả lời là ông có tội gì hết.
Ngay sau khi ra tù, ông Cầu lập tức làm các trang mạng phấn chấn với bài
hát tự sáng tác “Khỏe re như con bò kéo xe”và hình ảnh ôm guitar rất
điệu nghệ của ông.
Một lần nữa, hãy quay trở lại cuộc họp báo, mà cách nào đó có thể ví với
hình ảnh “bò kéo xe”, của Thượng nghị sĩ John McCain vào đầu tháng
8/2014 tại Hà Nội: “Những gì Mỹ có thể làm được tùy thuộc vào tiến bộ
của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Mỹ đánh giá cao các tiến bộ của
Việt Nam trong các tiến bộ này trong đó có tham gia ký kết công ước
quốc tế chống tra tấn cũng như lĩnh vực tôn giáo. Phía Việt Nam công
nhận những việc này nhiều hơn nữa, sẽ tốt cho ổn định, thịnh vượng và
thành công của Việt Nam”.
Nhưng tất nhiên phải là “những tiến bộ có thể chứng minh được” theo cách nói của người Mỹ.
Tín hiệu tự do cho Điếu Cày cũng bởi thế đang có chiều hướng vươn tỏa vào chính những ngày này.
Phạm Chí Dũng
Trương Tấn Sang gieo sự hoài nghi?
Nhân kỷ niệm ngày “Cách Mạng Tháng Tám” (19.8.1945) và ngày “Tuyên ngôn
độc lập” (2.9.1945), ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, có viết một bài
đăng trên “Tạp Chí Công Sản.” Bài viết được các đảng viên xem như một
thông điệp, một huấn dụ cần ghi nhớ. Có lẽ bài viết nầy do một cây bút
điêu luyện nào đó, vẽ cho ông bản văn nói về tình hình đất nước, tô một
bức tranh tốt đẹp về sự phát triển quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,
v.v... được báo chí lề phải khen ngợi hết lời.
Dĩ nhiên đứng trên cương vị chủ tịch nước ông Sang phải tô son trát phấn
cho chế độ, đó là chuyện thường tình và bắt buộc. Nhưng sau một đoạn
dài ca ngợi thành quả, tôn vinh lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông không quên nhắc
nhở những thiếu sót, hư đốn cần phải sửa sai với mục đích duy trì sự
tồn tại của độc đảng, độc tài để cai trị đất nước lâu dài.
Với mục đích đó ông xác nhận những tha hóa của các đảng viên từ lớn đến nhỏ như sau (xin trích dẫn): ...
“chúng ta vẫn luôn đau đầu vì còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách
nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù
dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình
trong nhân dân... Không ít cán bộ ‘tay đã nhúng chàm’ bị xã hội lên án.
Ðó chính là những điều xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, nhà
nước và chế độ ta.”
Kèm theo sự ca ngợi thành quả tốt đẹp của chế độ, ông phác họa một bức
tranh tồi tệ, bi quan, chính xác, một sự phê phán chế độ rất gắt gao của
ông chủ tịch nước. Phải chăng là lời “rao nam” bóng gió nầy có gói ghém
một chủ trương phải thay đổi thực trạng của “xã hội chủ nghĩa”? Hay đó
là một thủ thuật dùng lời lẽ để xoa dịu sự bất mãn thán oán của quần
chúng? Ðồng thời cũng là để lừa gạt dư luận trong và ngoài nước, rằng
đảng đã ý thức kịp thời và sẽ cải thiện chế độ. Dư luận hoài nghi thiện
chí của ông bởi vì bao nhiêu năm qua ông và các đồng chí đã trừ được mấy
con sâu trong bầy sâu đang ăn hại đất nước?
Tưởng cũng nên nhắc lại Trương Tấn Sang khi còn tại chức là thường trực
Ban Bí Thư Trung Ương đảng, ông dám buông lời tố cáo làm mất uy tín đảng
trong khi ông vận động tranh cử đại biểu Quốc Hội ngày 7 tháng 5, 2011,
ông phát biểu: “Người ta nói chỉ một con sâu làm sầu nồi canh, hiện tại
có một bầy sâu trong đảng... Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu
là chết cái đất nước nầy.”
Cũng trong dịp nầy ông thú nhận với cử tri, “Chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của quần chúng.”
Dù thú nhận công khai như vậy mà ba năm qua, ông Trương Tấn Sang cũng
chẳng làm được gì cả! Bầy sâu đã sinh sản trong đảng càng nhiều đến nỗi
hiện tại đảng phải chủ trương “đả hổ diệt ruồi” theo bài học của Trung
Quốc...
Lời nói của Trương Tấn Sang đã làm cho nhạc sĩ Tô Hoài thấy nhóm lên
trong lòng một niềm hy vọng ở “thế hệ trẻ” trong chính trường Việt Nam
mà Tô Hoài coi Sang là người đại diện. Tô Hoài mong rằng những người nằm
trong chăn có rận như Trương Tấn Sang sẽ anh dũng vùng lên vất bỏ chăn
rận đó, tạo một chăn mới thơm mùi Tự Do, mùi Dân Chủ.
Cử tri tên Ðặng Hồng Quyết yêu cầu ông Sang “làm cho tình trạng Quốc
Hội không còn là sở bưu điện chuyển thư của quần chúng nữa. Quốc Hội
phải là cơ quan quyền lực tối cao đại diện thật sự cho dân,” nhưng
đại biểu Trương Tấn Sang và cả Quốc Hội vẫn còn là những “con rối” hát
theo nhịp tay của đảng, múa theo điệu bộ của 16 thành viên Bộ Chính Trị.
Trương Tấn Sang còn nhắc đến “lương tâm và đạo lý làm người, trách nhiệm
và liêm sỉ ở đời.” Bao nhiêu mỹ từ, ý đẹp đều có trong bài viết chỉ
tiếc đó là những lời tuyên bố thuộc lòng phát ra vì cơ hội buộc phải nói
mà thôi. Ông còn trích dẫn lời của Hồ Chí Minh, “Nước độc lập mà dân
không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.”
Vậy tại sao ông đã học thuộc những lời dạy của lãnh tụ mà ông vẫn cứ
trùm cái “chăn rận” sống an nhàn trong chế độ bạo tàn đàn áp dân chúng
bằng công an, bóc lột đồng bào bằng tham nhũng, đến nỗi phó chủ tịch
nước, bà Nguyễn Thị Doan, phải than rằng “người ta ăn của dân không từ
một thứ gì!”
Gần đây ngày 14 tháng 8, 2014, ông còn tâm sự với ký giả báo Lao Ðộng:
“Tôi nghĩ rằng mỗi nhà báo biết yêu thương tôn trọng con người, chống
thói hư tật xấu, áp bức bất công trong xã hội, dùng ngòi bút để viết
theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình thì đó là sự tự do cao nhất.”
Hình như lời tâm sự của Trương Tấn Sang mang cùng một ý nghĩa của lời tuyên bố Hội Nhà Báo Ðộc Lập Việt Nam viết như sau: “Làm
thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa
của hai chữ ‘Tự Do’? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của
mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự
độc lập tự chủ”...
Lòng dân “oán thán bất bình” ông Sang đang sợ, “Nhân dân mất niềm tin
vào đảng, nhà nước và chế độ.” Ðiều mà GS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Thư Ký
Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương đảng tuyên bố với BBC: “Ông Chủ Tịch Sang
nói có căn cứ. Bởi vì nhân dân mất lòng tin vì không thấy cán bộ, công
chức, đảng viên nào hy sinh vì dân mà trái lại chỉ làm hại dân.”
Vậy thử hỏi, chừng nào ông Trương Tấn Sang mới biết “xấu hổ để thành
người” như ông đã viết? Chừng nào ông mới thực hiện lời nói đi đôi với
việc làm. Hay trái lại ông đang xác định qua lời nói và việc làm rằng,
ông và các đồng chí đảng viên chỉ biết dối gạt dân, lừa bịp dư luận thế
giới...
Có thể ông tự nhủ thầm: Một con én không làm nổi mùa Xuân. Chẳng lẽ từ
những năm 1969-1971 ông giữ chức bí thư Ðoàn Thanh Niên, rồi trải qua
bao nhiêu thời gian ông leo từng cấp bực đến chức chủ tịch nước, ông
không tìm được một ít đồng chí chia sẻ tâm tư lý tưởng của ông? Và đồng
lòng hành động để trừ sâu, dẹp bất công áp bức, cho phép nhà báo dùng
ngòi bút để viết theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình, đó là sự tự do
cao nhất, đáng tự hào nhất. Ðúng theo lời tuyên bố của ông.
Ngày tháng trôi qua, người ta không thấy ông Sang và các đồng chí của
ông dũng cảm hành động để thay chăn cũ có rận tạo một chăn mới thơm mùi
tự do, mùi dân chủ.
Trước khi phổ biến bài này có tin ngày 23 tháng 8, 2014, Phạm Chí Dũng
bị công an Sài Gòn đòi phải trình diện để “trả lời vì những bài viết
đăng trên Internet.” Ngày 24 tháng 8, 2014, anh Phạm Ðình Trọng bị công
an chận bắt cộng thêm 80 người khác, không cho họ đến dự phiên tòa xử,
công khai nghĩa là bất cứ ai cũng có quyền dự nghe tòa xử, ba nhà tranh
đấu cho nhân quyền, bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và
anh Nguyễn Văn Minh.
Như thế đủ chứng minh Trương Tấn Sang, lừa bịp dư luận trong và ngoài
nước với hai chữ tự do đáng tự hào nhứt của ông. Cái bệnh dối trá của
đảng viên cộng sản khởi sự từ Hồ Chí Minh là nan y, phải chờ đến khi nào
quân và dân đồng tình thực hiện đề nghị của 61 đảng viên cao cấp lão
thành, là kiên quyết từ bỏ chủ nghĩa xã hội với chế độ độc tài, toàn trị
để chuyển hẳn sang chế độ dân tộc dân chủ. Chừng đó sẽ không còn ai có
thể dối gạt dân, lừa đảo dư luận nữa.
Võ Long Triều
(Diễn đàn Thế kỷ)
Hồ Chí Minh trong Hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh
Tháng 5 20, 2012
Trong số các tài liệu về Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ được cả giới giáo điều lẫn giới cấp tiến tại Việt Nam đem ra làm bảo bối và triệt để khai thác, nhất là vào dịp kỉ niệm sinh nhật hư cấu của ông như những ngày này, tôi chú ý đến một chương trong cuốn hồi kí chưa xuất bản của nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học GS Nguyễn Đăng Mạnh. Trong các chi tiết dựng nên chân dung Hồ Chí Minh ở hồi kí này, tôi chú ý đến quan sát trực tiếp của tác giả về việc ông Hồ đang vung tay hô khẩu hiệu cùng đám đông vội rụt tay xuống khi khẩu hiệu chuyển sang tung hô ông. Một chi tiết khác, miêu tả ấn tượng từ cuộc gặp của tác giả với người thư kí nổi tiếng của Hồ Chí Minh, ông Vũ Kỳ, cũng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ hơn phần lớn những nghiên cứu tuyên truyền hay phanh phui về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử huyền thoại này. Thế hệ các nhà lãnh đạo để râu dài, mặc áo cánh lụa, đi guốc, cầm quạt phe phẩy đã hoàn toàn thuộc về dĩ vãng.
Cuốn hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh lưu truyền trên mạng từ năm 2008 được coi là bản thảo chưa có sự phê duyệt của tác giả. Trong đoạn trích sau đây, tôi đã đặt thêm một số liên kết để tiện cho sự tra cứu.
Phạm Thị Hoài
_________________________
Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh
Phần II, Chương VII: Hồ Chí Minh
Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.
Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ Chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin thị xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.
Đợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng. Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Đứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế. Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân Đảng hoạt động khá mạnh. Đã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân Đảng và Vệ quốc Đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ Chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh. Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre – có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người: “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”, “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”
Ông Hồ vung tay rất cao. Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống. Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy. Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chỗ lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy…” thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại “cậy thần” là thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam Hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật kí trong tù.
Ông Hồ về Pắc Bó ngày 28-01 đầu năm 1941, tháng 8-1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Đến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Để động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh phụ ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba muơi năm, Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh phụ ngâm.
Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Đến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên là Dương Đào – tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (ngày 27-8-1942).
Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tầu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế! Điều này tác giả Nhật kí trong tù cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(“Đường đời hiểm trở”)
Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
(“Đi Nam Ninh”)
Các vị lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tầu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra. Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sáng chế độ nhà tù khác. Trong Nhật kí trong tù, bài ”Bốn tháng rồi” có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của ông Hồ – “Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Điều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Điều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài “Bốn tháng rồi” là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm Tam dân chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng (Cuốn Trung Quốc đích mệnh vận)…
Nguyên bản Nhật kí trong tù đâu chỉ có thơ. Ở cuối tập Nhật kí còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Độc báo lan, và những thu hoạch từ các sách đã đọc gọi là Độc thư lan Mới biết, viết bài “Mở đầu” (Khai quyển) Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Hồ Chí Minh được bọn Tầu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước. Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật kí trong tù ông Hồ gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm Cục Chính trị Đệ tứ Chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12-1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối. Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá hóc hiểm:
“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh.”
Ông Hồ xin đối:
“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách.”
Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi: “Đối hay lắm!”. Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói: “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục!”
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điệu Nga-la-tư. Một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật kí trong tù và hồi kí Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù “chân mềm như bún”, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhẩy điệu Nga-la-tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung Quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt (Cho nên mới có chuyện, ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê). Khoảng giữa tháng 9-1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: “Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
“Anh xem có đúng là chữ của Bác không?”
Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác, Bác viết: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”. Phía dưới lại có một bài thơ.
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9-1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12-1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong buổi liên hoan tiễn cụ Hồ về nước hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Về tập Nhật kí trong tù, có người nói, ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16-9-1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14-9-1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, Trưởng ban Tổ chức Triển lãm Cải cách Ruộng đất tại phố Bích Câu: “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng”. Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bầy ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương” .
Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết hoạ sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp hoạ sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là hoạ sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Đất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân… bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ sọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.
Diệp Minh Châu ở với Hồ Chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội hoạ, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ Chủ tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: “Chú cứ ăn trước đi”.Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sĩ: “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm Chủ tịch nước, khổ lắm!”
Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ, khi hai người cùng công tác ở Liên Xô: Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ”. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng. Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”.
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoyevsky trong Anh em nhà Karamazov: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (…) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng”. Đó là loại người mà Dostoyevsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng” chứ không có tình yêu thực sự. Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của Chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.
Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người: Hồi kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt (Chắc là Dương Bích Liên thích vẽ Hồ Chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Dương Bích Liên đã đi rồi. Hồ Chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời hoạ sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường.Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ Chí Minh cũng phải “diễn” những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông nói: “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!” Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở Phủ Chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống batoong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ – hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
Hà Huy Giáp cho biết: Một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature, ông Hồ nói: “Chúng mình là contrenature”. Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ Chủ tịch. Ông kể chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ: “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?”. Ông Hồ nói: “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải.” Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. Áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy…
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.
Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng, ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại: một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh hoạ đường lối chính trị. Những bài thơ chúc Tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.
Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt này: Thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.
Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy. Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ: khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sửa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà lại góp ý tập thể như thế!
Trước kia, hàng năm, vào dịp 19/5, tôi thường được nhiều nơi mời đi nói chuyện về thơ Hồ Chủ tịch. Thường có chị Trần Thị Tuyết cùng đi để ngâm thơ minh hoạ. Chị Tuyết cho biết, khi Hồ Chủ tịch còn sống, vào dịp cuối năm, chị thường được gọi đến để ngâm thơ chúc Tết của Chủ tịch và phát luôn trên đài. Tới dự có cụ Hồ và mấy ông trong Bộ Chính trị. Khi ngâm thơ chúc Tết, chị để ý thấy ông Hồ có vẻ không quan tâm lắm. Ngâm xong ông thường bảo chị chuyển ngay sang ngâm Kiều. Tôi hỏi, thường chị ngâm đoạn Kiều nào. Chị nói, thường Bác bảo ngâm đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn Kiều nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê. Một đoạn thơ buồn.
Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn không biết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.
Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Bộ Công an) thủ tiêu cả ba chị em.
Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần. Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng.
Theo Tô Hoài, có một hồi người ta định lấy vợ cho cụ Hồ. Một số cô gái đến cho ông chọn. Ông không chọn ai vì thấy đàn bà mà chẳng ý tứ gì, cứ phơi quần, slip… rất vô ý. Có một cô người Huế, ông Hồ thích. Nhưng cô này hói đầu, ông cũng không lấy. Ông nói, nếu có một cô công chúa nước nào thì lấy – lấy vì mục đích chính trị – chắc ông nói cho vui.
Tô Hoài cũng cho biết, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: “Không có vợ, khổ thế!”
Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?
Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn.
Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu.
Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản.
Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.
Còn chuyện đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?
Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn Ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là Chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được). Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn Ái Quốc đi, thay bằng Luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Xem chừng Hồ Chí Minh thích Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. Ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Lại có chuyện này: Nguyễn Hữu Đang có lần nói với Hoàng Ngọc Hiến: Sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có nói với Đang: Bảo Đại nó thoái vị sớm quá! Ý ông muốn Bảo Đại cứ tiếp tục làm vua để có thể thành lập ở Việt Nam chính thể quân chủ lập hiến mà ông cho là thích hợp hơn với nước mình. Sau khởi nghĩa tháng Tám, ông ở chiến khu về muộn, lúc đó phái đoàn Trần Huy Liệu, Huy Cận đã lên đường vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại. Ông muốn cho người đuổi theo để gọi trở lại, nhưng không kịp. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết, ông cũng rất tiếc Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh ở Huế thủ tiêu. Chuyện lỡ rồi, ông chỉ còn biết mời mấy người con của Phạm Quỳnh ra gặp để an ủi (ông gặp hai bà con gái của Phạm Quỳnh). Hồi mới sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng gặp Phạm Quỳnh (cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường).
Chắc ông đã hiểu Phạm Quỳnh không phải người bán nước.
Ngoài ra, từ hồi dự Hội nghị Fontainebleau ở Paris (1946), Hồ Chí Minh đã muốn liên hệ với Mỹ và sau này muốn thương lượng hoà bình với chính quyền Sài Gòn.
Một bí ẩn nữa là vì sao Hồ Chí Minh đoán rất chính xác mấy thời điểm lịch sử quan trọng: năm 1945, chấm dứt Đại chiến Thế giới thứ hai và Cách mạng tháng Tám thành công; năm 1954 chiến thắng giặc Pháp (đoán từ năm 1950); năm 1975 chiến thắng giặc Mỹ (đoán năm 1960).
Theo Trần Quốc Vượng, vì ông có tử vi.
Năm 1943, khi Hồ Chí Minh viết câu kết bài “Diễn ca lịch sử nước ta”: “Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành”, thì ở Hội nghị Téhéran, thủ lĩnh ba siêu cường trong phe Đồng Minh là Stalin, Churchill, Roosevelt đoán, chiến tranh chấm dứt năm1946.
Không lẽ gì Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, với một cái đài bán dẫn rất thô sơ, lại đoán thời cuộc thế giới chính xác hơn ba tay trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh chống phát-xít với những thông tin phong phú, cập nhật và những dữ kiện đầy đủ. Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!
Trần Quốc Vượng kết luận: cụ Hồ có tử vi.
Vượng cũng là tay rất sành sỏi tử vi. Anh nói, ở Thư viện Quốc gia có cuốn Tử vi phú đoán của Lê Quý Đôn đã dịch. Vượng đến mượn. Cô thủ thư nói sách không còn. Bố Trần Quốc Vượng có quen cụ Xước là giám đốc thư viện, Vượng đến hỏi, cụ Xước nói: Ông Hoàng Minh Giám đến lấy cho cụ Hồ đọc rồi. Sách đang ở chỗ cụ Hồ.
Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết: “Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:
‘Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?’
‘Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú.’ Ông Hồ trả lời như vậy”.
Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do “các chú”.
Một câu hỏi khác đặt ra: cụ Hồ có ý thức tự thần thánh hoá mình không? Đã nói ông Hồ không thích làm ông thánh, nay lại nói ông có ý thức thần thánh hoá ? Tôi cho hai chuyện có chỗ khác nhau. Vì yêu cầu chính trị, có khi phải dùng mưu mẹo, có khi phải diễn kịch nữa – Về mặt này, ông Hồ cũng khá “siêu” đấy. Dân tộc Việt Nam là dân tộc nông dân nên có tâm lý trọng người già và sùng bái thần thánh, chứ không tin ở người trẻ, người thường. Cho nên ông Hồ, năm mươi tuổi đã để râu dài và xưng là Già Hồ. Và cũng không phản ứng gì khi người ta gọi là cha già dân tộc. Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. Đó là chủ trương của Hồ Chí Minh hay chỉ là “sáng kiến” của Đảng ngoài ý kiến của ông Hồ? Nhưng ông Trần Dân Tiên viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, có chỗ ví cụ Hồ như con rồng ẩn hiện trong mây. Mà Trần Dân Tiên chính là ông Hồ chứ ai!
Như đã nói, vì lí do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch, sống cứ phải “diễn” như thế, kể cũng khổ. “Không có gì quý hơn độc lập tự do.” “Diễn” tức là bị tước đi của mình quyền sống tự do chứ còn gì nữa! Liệu đã ai hiểu cho ông cụ nỗi khổ này?
Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng đối với trí thức, có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh ở Hội nghị Fontainebleau về nước có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, cụ Hồ diễn trò nhẩy son lá son với các thuỷ thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa. Theo Tô Hoài, ông ta sau này về sống ở Nha Trang. Nhưng Hoàng Ngọc Hiến lại đưa ra một thông tin khác: Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.
Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ Chí Minh. Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9).
Theo Hoàng Ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết vào cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ Sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn Độc lập.
“Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình” – Tôi cãi lại Hiến.
“Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở ôxy là chết luôn chứ sao!” – Hiến khẳng định thế.
Một phán đoán không phải là không có lý!
Hà Nội, ngày 6.7.2006
(Toàn văn chương VII trong phần III hồi kí chưa xuất bản của Nguyễn Đăng Mạnh)
Trong số các tài liệu về Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ được cả giới giáo điều lẫn giới cấp tiến tại Việt Nam đem ra làm bảo bối và triệt để khai thác, nhất là vào dịp kỉ niệm sinh nhật hư cấu của ông như những ngày này, tôi chú ý đến một chương trong cuốn hồi kí chưa xuất bản của nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học GS Nguyễn Đăng Mạnh. Trong các chi tiết dựng nên chân dung Hồ Chí Minh ở hồi kí này, tôi chú ý đến quan sát trực tiếp của tác giả về việc ông Hồ đang vung tay hô khẩu hiệu cùng đám đông vội rụt tay xuống khi khẩu hiệu chuyển sang tung hô ông. Một chi tiết khác, miêu tả ấn tượng từ cuộc gặp của tác giả với người thư kí nổi tiếng của Hồ Chí Minh, ông Vũ Kỳ, cũng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ hơn phần lớn những nghiên cứu tuyên truyền hay phanh phui về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử huyền thoại này. Thế hệ các nhà lãnh đạo để râu dài, mặc áo cánh lụa, đi guốc, cầm quạt phe phẩy đã hoàn toàn thuộc về dĩ vãng.
Cuốn hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh lưu truyền trên mạng từ năm 2008 được coi là bản thảo chưa có sự phê duyệt của tác giả. Trong đoạn trích sau đây, tôi đã đặt thêm một số liên kết để tiện cho sự tra cứu.
Phạm Thị Hoài
_________________________
Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh
Phần II, Chương VII: Hồ Chí Minh
Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.
Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ Chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin thị xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.
Đợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng. Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Đứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế. Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân Đảng hoạt động khá mạnh. Đã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân Đảng và Vệ quốc Đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ Chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh. Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre – có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người: “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”, “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”
Ông Hồ vung tay rất cao. Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống. Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy. Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chỗ lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy…” thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại “cậy thần” là thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam Hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật kí trong tù.
Ông Hồ về Pắc Bó ngày 28-01 đầu năm 1941, tháng 8-1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê Quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Đến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Để động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh phụ ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba muơi năm, Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh phụ ngâm.
Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Đến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên là Dương Đào – tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (ngày 27-8-1942).
Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tầu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế! Điều này tác giả Nhật kí trong tù cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(“Đường đời hiểm trở”)
Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
(“Đi Nam Ninh”)
Các vị lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tầu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn Ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra. Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sáng chế độ nhà tù khác. Trong Nhật kí trong tù, bài ”Bốn tháng rồi” có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của ông Hồ – “Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Điều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Điều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài “Bốn tháng rồi” là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm Tam dân chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng (Cuốn Trung Quốc đích mệnh vận)…
Nguyên bản Nhật kí trong tù đâu chỉ có thơ. Ở cuối tập Nhật kí còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Độc báo lan, và những thu hoạch từ các sách đã đọc gọi là Độc thư lan Mới biết, viết bài “Mở đầu” (Khai quyển) Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Hồ Chí Minh được bọn Tầu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước. Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật kí trong tù ông Hồ gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm Cục Chính trị Đệ tứ Chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12-1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối. Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá hóc hiểm:
“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh.”
Ông Hồ xin đối:
“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách.”
Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi: “Đối hay lắm!”. Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói: “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục!”
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điệu Nga-la-tư. Một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật kí trong tù và hồi kí Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù “chân mềm như bún”, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhẩy điệu Nga-la-tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung Quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt (Cho nên mới có chuyện, ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê). Khoảng giữa tháng 9-1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: “Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
“Anh xem có đúng là chữ của Bác không?”
Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác, Bác viết: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”. Phía dưới lại có một bài thơ.
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9-1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12-1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong buổi liên hoan tiễn cụ Hồ về nước hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Về tập Nhật kí trong tù, có người nói, ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16-9-1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14-9-1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, Trưởng ban Tổ chức Triển lãm Cải cách Ruộng đất tại phố Bích Câu: “Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng”. Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bầy ở phòng “Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương” .
Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết hoạ sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp hoạ sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là hoạ sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Đất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân… bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ sọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.
Diệp Minh Châu ở với Hồ Chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội hoạ, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ Chủ tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: “Chú cứ ăn trước đi”.Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sĩ: “Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm Chủ tịch nước, khổ lắm!”
Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ, khi hai người cùng công tác ở Liên Xô: Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: “Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ”. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng. Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”.
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoyevsky trong Anh em nhà Karamazov: “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (…) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng”. Đó là loại người mà Dostoyevsky gọi là chỉ có “tình yêu mơ mộng” chứ không có tình yêu thực sự. Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của Chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.
Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người: Hồi kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt (Chắc là Dương Bích Liên thích vẽ Hồ Chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Dương Bích Liên đã đi rồi. Hồ Chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời hoạ sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường.Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ Chí Minh cũng phải “diễn” những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông nói: “Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!” Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở Phủ Chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống batoong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ – hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
Hà Huy Giáp cho biết: Một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature, ông Hồ nói: “Chúng mình là contrenature”. Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ Chủ tịch. Ông kể chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ: “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?”. Ông Hồ nói: “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải.” Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. Áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy…
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.
Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng, ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại: một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh hoạ đường lối chính trị. Những bài thơ chúc Tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.
Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt này: Thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.
Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy. Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ: khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sửa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà lại góp ý tập thể như thế!
Trước kia, hàng năm, vào dịp 19/5, tôi thường được nhiều nơi mời đi nói chuyện về thơ Hồ Chủ tịch. Thường có chị Trần Thị Tuyết cùng đi để ngâm thơ minh hoạ. Chị Tuyết cho biết, khi Hồ Chủ tịch còn sống, vào dịp cuối năm, chị thường được gọi đến để ngâm thơ chúc Tết của Chủ tịch và phát luôn trên đài. Tới dự có cụ Hồ và mấy ông trong Bộ Chính trị. Khi ngâm thơ chúc Tết, chị để ý thấy ông Hồ có vẻ không quan tâm lắm. Ngâm xong ông thường bảo chị chuyển ngay sang ngâm Kiều. Tôi hỏi, thường chị ngâm đoạn Kiều nào. Chị nói, thường Bác bảo ngâm đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn Kiều nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê. Một đoạn thơ buồn.
Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn không biết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.
Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Bộ Công an) thủ tiêu cả ba chị em.
Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần. Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng.
Theo Tô Hoài, có một hồi người ta định lấy vợ cho cụ Hồ. Một số cô gái đến cho ông chọn. Ông không chọn ai vì thấy đàn bà mà chẳng ý tứ gì, cứ phơi quần, slip… rất vô ý. Có một cô người Huế, ông Hồ thích. Nhưng cô này hói đầu, ông cũng không lấy. Ông nói, nếu có một cô công chúa nước nào thì lấy – lấy vì mục đích chính trị – chắc ông nói cho vui.
Tô Hoài cũng cho biết, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: “Không có vợ, khổ thế!”
Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?
Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn.
Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu.
Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản.
Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.
Còn chuyện đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?
Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn Ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là Chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được). Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn Ái Quốc đi, thay bằng Luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Xem chừng Hồ Chí Minh thích Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. Ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Lại có chuyện này: Nguyễn Hữu Đang có lần nói với Hoàng Ngọc Hiến: Sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có nói với Đang: Bảo Đại nó thoái vị sớm quá! Ý ông muốn Bảo Đại cứ tiếp tục làm vua để có thể thành lập ở Việt Nam chính thể quân chủ lập hiến mà ông cho là thích hợp hơn với nước mình. Sau khởi nghĩa tháng Tám, ông ở chiến khu về muộn, lúc đó phái đoàn Trần Huy Liệu, Huy Cận đã lên đường vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại. Ông muốn cho người đuổi theo để gọi trở lại, nhưng không kịp. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết, ông cũng rất tiếc Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh ở Huế thủ tiêu. Chuyện lỡ rồi, ông chỉ còn biết mời mấy người con của Phạm Quỳnh ra gặp để an ủi (ông gặp hai bà con gái của Phạm Quỳnh). Hồi mới sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng gặp Phạm Quỳnh (cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường).
Chắc ông đã hiểu Phạm Quỳnh không phải người bán nước.
Ngoài ra, từ hồi dự Hội nghị Fontainebleau ở Paris (1946), Hồ Chí Minh đã muốn liên hệ với Mỹ và sau này muốn thương lượng hoà bình với chính quyền Sài Gòn.
Một bí ẩn nữa là vì sao Hồ Chí Minh đoán rất chính xác mấy thời điểm lịch sử quan trọng: năm 1945, chấm dứt Đại chiến Thế giới thứ hai và Cách mạng tháng Tám thành công; năm 1954 chiến thắng giặc Pháp (đoán từ năm 1950); năm 1975 chiến thắng giặc Mỹ (đoán năm 1960).
Theo Trần Quốc Vượng, vì ông có tử vi.
Năm 1943, khi Hồ Chí Minh viết câu kết bài “Diễn ca lịch sử nước ta”: “Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành”, thì ở Hội nghị Téhéran, thủ lĩnh ba siêu cường trong phe Đồng Minh là Stalin, Churchill, Roosevelt đoán, chiến tranh chấm dứt năm1946.
Không lẽ gì Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, với một cái đài bán dẫn rất thô sơ, lại đoán thời cuộc thế giới chính xác hơn ba tay trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh chống phát-xít với những thông tin phong phú, cập nhật và những dữ kiện đầy đủ. Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!
Trần Quốc Vượng kết luận: cụ Hồ có tử vi.
Vượng cũng là tay rất sành sỏi tử vi. Anh nói, ở Thư viện Quốc gia có cuốn Tử vi phú đoán của Lê Quý Đôn đã dịch. Vượng đến mượn. Cô thủ thư nói sách không còn. Bố Trần Quốc Vượng có quen cụ Xước là giám đốc thư viện, Vượng đến hỏi, cụ Xước nói: Ông Hoàng Minh Giám đến lấy cho cụ Hồ đọc rồi. Sách đang ở chỗ cụ Hồ.
Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết: “Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:
‘Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?’
‘Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú.’ Ông Hồ trả lời như vậy”.
Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do “các chú”.
Một câu hỏi khác đặt ra: cụ Hồ có ý thức tự thần thánh hoá mình không? Đã nói ông Hồ không thích làm ông thánh, nay lại nói ông có ý thức thần thánh hoá ? Tôi cho hai chuyện có chỗ khác nhau. Vì yêu cầu chính trị, có khi phải dùng mưu mẹo, có khi phải diễn kịch nữa – Về mặt này, ông Hồ cũng khá “siêu” đấy. Dân tộc Việt Nam là dân tộc nông dân nên có tâm lý trọng người già và sùng bái thần thánh, chứ không tin ở người trẻ, người thường. Cho nên ông Hồ, năm mươi tuổi đã để râu dài và xưng là Già Hồ. Và cũng không phản ứng gì khi người ta gọi là cha già dân tộc. Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. Đó là chủ trương của Hồ Chí Minh hay chỉ là “sáng kiến” của Đảng ngoài ý kiến của ông Hồ? Nhưng ông Trần Dân Tiên viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, có chỗ ví cụ Hồ như con rồng ẩn hiện trong mây. Mà Trần Dân Tiên chính là ông Hồ chứ ai!
Như đã nói, vì lí do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch, sống cứ phải “diễn” như thế, kể cũng khổ. “Không có gì quý hơn độc lập tự do.” “Diễn” tức là bị tước đi của mình quyền sống tự do chứ còn gì nữa! Liệu đã ai hiểu cho ông cụ nỗi khổ này?
Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng đối với trí thức, có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh ở Hội nghị Fontainebleau về nước có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, cụ Hồ diễn trò nhẩy son lá son với các thuỷ thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa. Theo Tô Hoài, ông ta sau này về sống ở Nha Trang. Nhưng Hoàng Ngọc Hiến lại đưa ra một thông tin khác: Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.
Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ Chí Minh. Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9).
Theo Hoàng Ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết vào cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ Sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn Độc lập.
“Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình” – Tôi cãi lại Hiến.
“Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở ôxy là chết luôn chứ sao!” – Hiến khẳng định thế.
Một phán đoán không phải là không có lý!
Hà Nội, ngày 6.7.2006
(Toàn văn chương VII trong phần III hồi kí chưa xuất bản của Nguyễn Đăng Mạnh)
(Pro&contra)
Phát hiện kinh ngạc của du học sinh về bạn cùng lứa bên Mỹ
“Có rất nhiều bạn làm những công việc mà em chưa bao giờ thấy ai cùng
tuổi mình làm, ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn với bạn bè mở cửa
hàng hoặc kiếm tiền từ những phát minh rất độc đáo…”, Hải Anh chia sẻ.
Nguyễn Hải Anh (18 tuổi), hiện đang theo học chương trình IB (Tú tài
quốc tế) tại phân viện New York của EF International Academy, Mỹ. Trong
dịp về Việt Nam nhận giải thưởng của Hội đồng Anh cho các thí sinh xuất
sắc đạt điểm IELTS 8.0, Hải Anh đã chia sẻ với VietNamNet về trải nghiệm
cuộc sống bên Mỹ.
Kiếm tiền từ tuổi thiếu niên
Sau 1 năm sống và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa bên Mỹ, Hải Anh khẳng định rằng các bạn thiếu niên ở Mỹ xác định tuổi 18 sẽ dọn ra ngoài sống là “thật chứ không phải mỗi trong phim”. Vì tư duy như vậy nên các bạn Mỹ rất năng động trong việc làm thêm hoặc kinh doanh nói chung.
Hải Anh kể: “Có rất nhiều bạn làm những công việc mà em chưa bao giờ thấy ai cùng tuổi mình làm, ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn với bạn bè mở cửa hàng hoặc kiếm tiền từ những phát minh rất độc đáo,… Trong môi trường vây quanh bởi những con người như vậy, em tự cảm thấy áp lực phải cố gắng vươn lên, đơn giản vì nếu không, quay qua quay lại mình bị bỏ xa từ lúc nào không biết”.
Kiếm tiền từ tuổi thiếu niên
Sau 1 năm sống và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa bên Mỹ, Hải Anh khẳng định rằng các bạn thiếu niên ở Mỹ xác định tuổi 18 sẽ dọn ra ngoài sống là “thật chứ không phải mỗi trong phim”. Vì tư duy như vậy nên các bạn Mỹ rất năng động trong việc làm thêm hoặc kinh doanh nói chung.
Hải Anh kể: “Có rất nhiều bạn làm những công việc mà em chưa bao giờ thấy ai cùng tuổi mình làm, ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn với bạn bè mở cửa hàng hoặc kiếm tiền từ những phát minh rất độc đáo,… Trong môi trường vây quanh bởi những con người như vậy, em tự cảm thấy áp lực phải cố gắng vươn lên, đơn giản vì nếu không, quay qua quay lại mình bị bỏ xa từ lúc nào không biết”.
Hải Anh có sở thích đặc biệt với bóng rổ. Sang Mỹ, cậu vẫn được vào đội, được thi đấu. |
Sở dĩ các bạn Mỹ có tư duy độc lập như vậy là vì các bạn được dạy, được tạo môi trường để sống tự lập, tự sáng tạo ngay từ nhỏ.
Chia sẻ về sự khác biệt giữa nền giáo dục Mỹ và Việt Nam, Hải Anh nói: “Khác biệt lớn nhất giữa 1 lớp học của Việt Nam và 1 lớp học của Mỹ có lẽ là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với Việt Nam, hầu hết các tiết học đều như sau: giáo viên đọc, học sinh chép, về học thuộc lòng, hôm sau kiểm tra. Mọi lời giáo viên nói ra đều là “chân lý” và không thể có bất cứ tranh luận gì thêm. Còn ở Mỹ, học sinh luôn được quyền nêu ra ý kiến riêng của mình, giáo viên không có quyền được phủ nhận và khi đó cả lớp sẽ cùng tranh luận về vấn đề này. Bản thân em khi vào bài kiểm tra đã rất nhiều lần phân tích và trả lời theo cách nhìn cá nhân và vẫn được điểm tối đa.
Khuyến khích tính sáng tạo của học sinh có lẽ là điểm em thích nhất về nền giáo dục Mỹ, đơn giản vì luôn luôn có nhiều hơn 1 cách để nhìn nhận vấn đề và đó là điều mà học sinh cần phải làm quen. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại: lớp học của Việt Nam thường luôn có trên dưới 40 học sinh nên việc thảo luận sẽ gây hỗn loạn và rất khó kiểm soát, nên không thể vì lý do đó mà nói nền giáo dục của Việt Nam là yếu kém được”.
Chia sẻ về sự khác biệt giữa nền giáo dục Mỹ và Việt Nam, Hải Anh nói: “Khác biệt lớn nhất giữa 1 lớp học của Việt Nam và 1 lớp học của Mỹ có lẽ là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với Việt Nam, hầu hết các tiết học đều như sau: giáo viên đọc, học sinh chép, về học thuộc lòng, hôm sau kiểm tra. Mọi lời giáo viên nói ra đều là “chân lý” và không thể có bất cứ tranh luận gì thêm. Còn ở Mỹ, học sinh luôn được quyền nêu ra ý kiến riêng của mình, giáo viên không có quyền được phủ nhận và khi đó cả lớp sẽ cùng tranh luận về vấn đề này. Bản thân em khi vào bài kiểm tra đã rất nhiều lần phân tích và trả lời theo cách nhìn cá nhân và vẫn được điểm tối đa.
Khuyến khích tính sáng tạo của học sinh có lẽ là điểm em thích nhất về nền giáo dục Mỹ, đơn giản vì luôn luôn có nhiều hơn 1 cách để nhìn nhận vấn đề và đó là điều mà học sinh cần phải làm quen. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại: lớp học của Việt Nam thường luôn có trên dưới 40 học sinh nên việc thảo luận sẽ gây hỗn loạn và rất khó kiểm soát, nên không thể vì lý do đó mà nói nền giáo dục của Việt Nam là yếu kém được”.
Hải Anh mong các bậc cha mẹ Việt sẽ dành thời gian nói chuyện với con cái để hiểu con cái nhiều hơn. |
Ít bị phán xét
Chuyện cha mẹ Mỹ lắng nghe, tôn trọng con từ tuổi lên ba đã không còn xa lạ. Cha mẹ Mỹ không bỏ lỏng các yêu cầu đạo đức căn bản đối với con, nhưng vẫn dành thời gian đối thoại với con như những người bạn. Họ vẫn chiều con nhưng có giới hạn. Họ dùng lý trí để bàn bạc với con cái, tìm cái hay thay cái dở hay phi lý. Và điều quan trọng là họ ít khi phán xét các hành động của con trẻ theo kiểu “kết án”. Điều này khuyến khích các bạn trẻ Mỹ bày tỏ quan điểm, cá tính của riêng mình.
Từ góc độ một người trẻ, Hải Anh bày tỏ mong muốn cha mẹ Việt thay đổi cách dạy con, lắng nghe và tôn trọng con như người Mỹ. “Nhìn chung các bậc phụ huynh không nên đặt quá nhiều áp lực học tập lên vai con cái, đặc biệt là câu chuyện “con nhà người ta” muôn thưở. Thêm 1 điều nhỏ, là cha mẹ nên dành chút ít thời gian, nói chuyện với con và không đánh giá những câu chuyện hay mong muốn của con. Những vụ lên Facebook chửi bố mẹ, có lẽ chủ yếu cũng là vì đôi bên không thông cảm được cho nhau mà thôi”, Hải Anh chia sẻ.
Về chuyện cha mẹ Mỹ để con tự lập, tuổi 18 đã đồng ý cho ra ngoài sống riêng, còn cha mẹ Việt luôn bao bọc con, vẫn đưa đón con 17,18 tuổi đi học, Hải Anh cho rằng mỗi bậc cha mẹ có cách yêu thương, giáo dục con cái riêng, đều đáng trân trọng. Tuy nhiên bao bọc như thế nào để con vẫn trưởng thành và hòa nhập được với môi trường sống là điều cần suy nghĩ.
Chuyện cha mẹ Mỹ lắng nghe, tôn trọng con từ tuổi lên ba đã không còn xa lạ. Cha mẹ Mỹ không bỏ lỏng các yêu cầu đạo đức căn bản đối với con, nhưng vẫn dành thời gian đối thoại với con như những người bạn. Họ vẫn chiều con nhưng có giới hạn. Họ dùng lý trí để bàn bạc với con cái, tìm cái hay thay cái dở hay phi lý. Và điều quan trọng là họ ít khi phán xét các hành động của con trẻ theo kiểu “kết án”. Điều này khuyến khích các bạn trẻ Mỹ bày tỏ quan điểm, cá tính của riêng mình.
Từ góc độ một người trẻ, Hải Anh bày tỏ mong muốn cha mẹ Việt thay đổi cách dạy con, lắng nghe và tôn trọng con như người Mỹ. “Nhìn chung các bậc phụ huynh không nên đặt quá nhiều áp lực học tập lên vai con cái, đặc biệt là câu chuyện “con nhà người ta” muôn thưở. Thêm 1 điều nhỏ, là cha mẹ nên dành chút ít thời gian, nói chuyện với con và không đánh giá những câu chuyện hay mong muốn của con. Những vụ lên Facebook chửi bố mẹ, có lẽ chủ yếu cũng là vì đôi bên không thông cảm được cho nhau mà thôi”, Hải Anh chia sẻ.
Về chuyện cha mẹ Mỹ để con tự lập, tuổi 18 đã đồng ý cho ra ngoài sống riêng, còn cha mẹ Việt luôn bao bọc con, vẫn đưa đón con 17,18 tuổi đi học, Hải Anh cho rằng mỗi bậc cha mẹ có cách yêu thương, giáo dục con cái riêng, đều đáng trân trọng. Tuy nhiên bao bọc như thế nào để con vẫn trưởng thành và hòa nhập được với môi trường sống là điều cần suy nghĩ.
Sau 1 năm học tập ở Mỹ, cậu bạn đã tự tin và hòa đồng hơn, dám nghĩ, dám làm những điều mình nghĩ. |
“Bao bọc con đến mức độ nào và để con tự lập như thế nào, đó là cách
giáo dục của từng phụ huynh và sẽ hệ quả trực tiếp đến tương lai của
con, nên em nghĩ người ngoài không ai có quyền soi mói. Về phần em, mặc
dù rất được bố mẹ quan tâm chăm sóc nhưng vì xác định đi du học từ sớm
nên em cũng tập dần tính tự lập. Sang Mỹ em ở trong kí túc xá của trường
và ăn uống thì đã có canteen nấu nên cũng không có quá nhiều vấn đề.
Quan trọng nhất vẫn là tự nhắc nhở bản thân cố gắng học tập, phần lớn là
cho mình, còn 1 phần nho nhỏ là để không phí công bố mẹ vất vả cho đi
học”, Hải Anh chia sẻ.
Chia về sự trưởng thành của mình sau 1 năm trải nghiệm ở Mỹ, Hải Anh nói thêm: “Hồi trước em cũng nhát lắm, chỉ dám to mồm với bạn thân hoặc người quen thôi. Cơ mà dần dần cũng tự tin và hòa đồng hơn, dám nghĩ và dám làm 1 vài cái đã nghĩ ra. Đặc biệt hơn nữa thì chắc là cũng tầm 3 năm rồi em không động vào game online”.
Nguyễn Hải Anh (SN 15/11/1996) là một trong 6 học sinh xuất sắc toàn cầu nhận học bổng IB hay còn gọi là Tú tài Quốc tế tại phân viện New York của EF International Academy, Mỹ khi đang học lớp 11 Lý 2 trường Hà Nội – Amsterdam. IB là một khóa học kéo dài 2 năm dành cho học sinh trung học phổ thông, được tạo nên với mục đích cung cấp 1 chương trình thực tế và toàn diện thông qua 6 nhóm môn học.
Thành tích:
- 11 năm liền đạt học sinh giỏi.
- IELTS 8.0 - kết quả xếp vào hàng “cao thủ” tại kỳ thi IELTS – kỳ thi tiếng Anh quốc tế uy tín hàng đầu thế giới.
- Điểm GPA (điểm trung bình từng học kỳ theo thang điểm Mỹ) năm vừa rồi là 4.4/4.7, xếp thứ 9 toàn trường EF International Academy.
Chia về sự trưởng thành của mình sau 1 năm trải nghiệm ở Mỹ, Hải Anh nói thêm: “Hồi trước em cũng nhát lắm, chỉ dám to mồm với bạn thân hoặc người quen thôi. Cơ mà dần dần cũng tự tin và hòa đồng hơn, dám nghĩ và dám làm 1 vài cái đã nghĩ ra. Đặc biệt hơn nữa thì chắc là cũng tầm 3 năm rồi em không động vào game online”.
Nguyễn Hải Anh (SN 15/11/1996) là một trong 6 học sinh xuất sắc toàn cầu nhận học bổng IB hay còn gọi là Tú tài Quốc tế tại phân viện New York của EF International Academy, Mỹ khi đang học lớp 11 Lý 2 trường Hà Nội – Amsterdam. IB là một khóa học kéo dài 2 năm dành cho học sinh trung học phổ thông, được tạo nên với mục đích cung cấp 1 chương trình thực tế và toàn diện thông qua 6 nhóm môn học.
Thành tích:
- 11 năm liền đạt học sinh giỏi.
- IELTS 8.0 - kết quả xếp vào hàng “cao thủ” tại kỳ thi IELTS – kỳ thi tiếng Anh quốc tế uy tín hàng đầu thế giới.
- Điểm GPA (điểm trung bình từng học kỳ theo thang điểm Mỹ) năm vừa rồi là 4.4/4.7, xếp thứ 9 toàn trường EF International Academy.
Kim Minh
(VNN)
Tiền thưởng, không phải là tất cả
Bởi lẽ, cái quan trọng hơn tiền thưởng là thái độ tiếp nhận, việc
giải quyết những lá đơn tố cáo tham nhũng thế nào, sau đó, việc điều tra
có kịp thời, khách quan và công minh hay không?
Ảnh minh họa |
Dự thảo Thông tư liên tịch mới “Quy định khen thưởng cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng” của liên bộ: Thanh tra Chính
phủ và Nội vụ, thay thế cho Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT- TTCP-
BNV cũng của hai cơ quan này, đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
Theo dự thảo, thì người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng, giúp nhà nước thu hồi được những khoản tiền lớn đã bị tham nhũng, sẽ được khen thưởng cả bằng tinh thần và vật chất.
Về tinh thần, người có thành tích xuất sắc sẽ được nhận một trong 3 phần thưởng sau: Huân chương Dũng cảm của Chủ tịch nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kèm theo đó là mức thưởng vật chất tương đương với 60; 40 và 20 lần mức lương cơ sở cho mỗi loại. Hình thức khen thưởng là có thể trao công khai hoặc không công khai, trong trường hợp phải bảo vệ người tố cáo.
Dự thảo cũng quy định bổ sung đối với những trường hợp mà số tiền Nhà nước thu hồi được vượt quá 600 lần mức lương cơ sở, thì người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng sẽ được thưởng tới 10% giá trị số tiền thu được, nhưng không quá 5 tỷ đồng.
Ví dụ, anh tố cáo tham nhũng giúp nhà nước thu hồi được 100 tỷ, thì anh cũng chỉ được thưởng 5 tỷ đồng chứ không phải là 10 tỷ, tương đương 10%.
Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, khiến sinh lực quốc gia kiệt quệ và lòng tin của nhân dân vào chế độ bị bào mòn. Trước tình hình đó, việc quy định các mức độ khen thưởng để khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng, là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề không hẳn chỉ là thế.
Phần lớn trong hàng ngàn vụ tham nhũng bị phanh phui trong những năm qua, là do nhân dân và báo chí phát hiện. Số vụ việc do nhân dân phát hiện lớn hơn hẳn số vụ do cơ quan điều tra của công an và do thanh tra các cấp phát hiện.
Vượt lên trên tâm lý cầu an và nỗi sợ, hàng trăm người dân đã dũng cảm viết đơn gửi các cơ quan chức năng, tố cáo những hành vi có dấu hiệu tham nhũng của nhiều kẻ có chức có quyền. Nhiều người đã theo đuổi vụ việc cả chục năm. Nhiều người phải bán cả trâu, bò, đồ đạc… để lấy tiền đi chống tham nhũng.
Nhiều người đã phải hứng chịu những trận đòn trả thù của kẻ tham nhũng đến thành thương tích vĩnh viễn. Nhiều người khác đã bị chúng hủy hoại tài sản hoặc triệt đường làm ăn đến thành tay trắng, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc.
Người dân tố cáo tham nhũng chỉ có hai bàn tay trắng, trong khi kẻ tham nhũng có tất cả: được cấp trên bao che, cấp dưới bảo vệ, thậm chí chúng còn có tất cả công cụ pháp luật trong tay, sẵn sàng sử dụng để chống lại người tố cáo. Lợi ích do tham nhũng mà có lại được ăn chia, nên đụng vào chúng không dễ.
Những người dân tay trắng ấy, khi hạ bút viết “ĐƠN TỐ CÁO THAM NHŨNG”, đều chỉ có một động cơ duy nhất, là bảo vệ chế độ, lấy lại sự công bằng xã hội, giữ vững kỷ cương, phép nước, chứ không hề gợn một chút đòi hỏi hay mong được phần thưởng này, phần thưởng nọ.
Vậy thì điều quan trọng nhất của các cơ quan chức năng, là thái độ tiếp nhận những lá đơn ấy thế nào, và việc giải quyết những lá đơn ấy, sau đó, việc điều tra có kịp thời, khách quan và công minh hay không?
Còn những tấm giấy khen và những đồng tiền thưởng, không phải là tất cả.
Vũ Hữu Sự
Theo dự thảo, thì người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng, giúp nhà nước thu hồi được những khoản tiền lớn đã bị tham nhũng, sẽ được khen thưởng cả bằng tinh thần và vật chất.
Về tinh thần, người có thành tích xuất sắc sẽ được nhận một trong 3 phần thưởng sau: Huân chương Dũng cảm của Chủ tịch nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kèm theo đó là mức thưởng vật chất tương đương với 60; 40 và 20 lần mức lương cơ sở cho mỗi loại. Hình thức khen thưởng là có thể trao công khai hoặc không công khai, trong trường hợp phải bảo vệ người tố cáo.
Dự thảo cũng quy định bổ sung đối với những trường hợp mà số tiền Nhà nước thu hồi được vượt quá 600 lần mức lương cơ sở, thì người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng sẽ được thưởng tới 10% giá trị số tiền thu được, nhưng không quá 5 tỷ đồng.
Ví dụ, anh tố cáo tham nhũng giúp nhà nước thu hồi được 100 tỷ, thì anh cũng chỉ được thưởng 5 tỷ đồng chứ không phải là 10 tỷ, tương đương 10%.
Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, khiến sinh lực quốc gia kiệt quệ và lòng tin của nhân dân vào chế độ bị bào mòn. Trước tình hình đó, việc quy định các mức độ khen thưởng để khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng, là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề không hẳn chỉ là thế.
Phần lớn trong hàng ngàn vụ tham nhũng bị phanh phui trong những năm qua, là do nhân dân và báo chí phát hiện. Số vụ việc do nhân dân phát hiện lớn hơn hẳn số vụ do cơ quan điều tra của công an và do thanh tra các cấp phát hiện.
Vượt lên trên tâm lý cầu an và nỗi sợ, hàng trăm người dân đã dũng cảm viết đơn gửi các cơ quan chức năng, tố cáo những hành vi có dấu hiệu tham nhũng của nhiều kẻ có chức có quyền. Nhiều người đã theo đuổi vụ việc cả chục năm. Nhiều người phải bán cả trâu, bò, đồ đạc… để lấy tiền đi chống tham nhũng.
Nhiều người đã phải hứng chịu những trận đòn trả thù của kẻ tham nhũng đến thành thương tích vĩnh viễn. Nhiều người khác đã bị chúng hủy hoại tài sản hoặc triệt đường làm ăn đến thành tay trắng, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc.
Người dân tố cáo tham nhũng chỉ có hai bàn tay trắng, trong khi kẻ tham nhũng có tất cả: được cấp trên bao che, cấp dưới bảo vệ, thậm chí chúng còn có tất cả công cụ pháp luật trong tay, sẵn sàng sử dụng để chống lại người tố cáo. Lợi ích do tham nhũng mà có lại được ăn chia, nên đụng vào chúng không dễ.
Những người dân tay trắng ấy, khi hạ bút viết “ĐƠN TỐ CÁO THAM NHŨNG”, đều chỉ có một động cơ duy nhất, là bảo vệ chế độ, lấy lại sự công bằng xã hội, giữ vững kỷ cương, phép nước, chứ không hề gợn một chút đòi hỏi hay mong được phần thưởng này, phần thưởng nọ.
Vậy thì điều quan trọng nhất của các cơ quan chức năng, là thái độ tiếp nhận những lá đơn ấy thế nào, và việc giải quyết những lá đơn ấy, sau đó, việc điều tra có kịp thời, khách quan và công minh hay không?
Còn những tấm giấy khen và những đồng tiền thưởng, không phải là tất cả.
Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét