Jonathan London - Phỏng vấn với CNBC Asia về chuyến đi của Lê Hồng Anh
Sáng
nay lên CNBC TV Asia nhằm mục đích sáng tỏ tình hình quan hệ Việt
-Trung cho quốc tế. Thành công hay không chẳng biết và việc chỉ có mấy
phút cũng không cho phép phân tích tình hình một cách toàn diện. Để xem
clip bám vào đây. Xin cảm ơn bạn đã dịch nội dung (ơ dưới).
JL: Ngoài mặt thì chuyến đi của Lê Hồng Anh là để hàn gắn những đổ vỡ gây ra bởi những cuộc bạo loạn diễn ra hồi tháng 5. Giữa hai nước vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được giải quyết. Tôi tin là hai bên sẽ tiếp tục đàm phán thêm nữa. Tình hình chưa rõ ràng lắm. Phía TQ dường như vẫn muốn thuyết phục hay tạo áp lực buộc VN không được đưa vấn đề cho trọng tài quốc tế phân xử.
Q: Các cuộc bạo loạn đó đã gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở sản xuất nhưng TQ chỉ đòi bồi thường thiệt hại – vậy là nhẹ đối với vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Ông nghĩ sao?
JL: Ông còn nhớ là ngoài cơ sở của TQ, các cơ sở của Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc cũng bị hư hại. Cũng dễ hiểu là VN phải bồi thường để trấn an các nước rằng vẫn là một môi trường ổn định và thân thiện cho đầu tư quốc tế.
Q: Đúng thế, nhiều cơ sở không can dự đến cuộc tranh chấp cũng bị liên luỵ. Đó là chuyện khác thường, phải không?
JL: Thật là kỳ lạ – tình hình lúc đó khá mờ ám. Bạo loạn xẩy ra ở 3 tỉnh, một tỉnh còn có hàng trăm công nhân TQ làm việc mà không có giấy phép. Trong khi đó quan chức địa phương thì đuổi dân lấy đất cho các dự án của họ. Cho nên nguyên do đưa đến bạo loạn cũng khá phức tạp. Dù sao thì hiện nay ở VN đang diễn ra một cuộc tranh luận lớn về hướng đi cho VN đối với TQ. Nhiều người có lẽ không biết chính trị VN rất phức tạp. Không như TQ, VN không phải là nước chỉ có một ông vua. Chính trường VN là một cổ máy có nhiều bộ phận.
Q: Tôi nghĩ hiện nay TQ rất là bận tay – họ phải đàm phán với Hoa Kỳ về quan hệ giữa hai nước. Bắc Kinh muốn Hoa Kỳ đừng quấy rối ở Châu Á và có vẽ thích khiêu khích Washington… (nói lang bang về địa chính trị của Châu Á). Châu Á dường như không có một tiếng nói đoàn kết để chống lại TQ…
JL: Tình hình đang biến chuyển rất lạ lùng và rất nhanh, nhưng tôi cho rằng thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên vùng biển Đông Nam Á đã châm ngòi cho một số diễn biến khá thú vị về việc thành lập liên minh – như nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao đã diễn ra giữa VN và Hoa Kỳ. Các nước như Nhật Bản, Singapore, Phillipnes và Úc. Tình hình biến chuyển thật nhanh chóng.
JL: Ngoài mặt thì chuyến đi của Lê Hồng Anh là để hàn gắn những đổ vỡ gây ra bởi những cuộc bạo loạn diễn ra hồi tháng 5. Giữa hai nước vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được giải quyết. Tôi tin là hai bên sẽ tiếp tục đàm phán thêm nữa. Tình hình chưa rõ ràng lắm. Phía TQ dường như vẫn muốn thuyết phục hay tạo áp lực buộc VN không được đưa vấn đề cho trọng tài quốc tế phân xử.
Q: Các cuộc bạo loạn đó đã gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở sản xuất nhưng TQ chỉ đòi bồi thường thiệt hại – vậy là nhẹ đối với vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Ông nghĩ sao?
JL: Ông còn nhớ là ngoài cơ sở của TQ, các cơ sở của Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc cũng bị hư hại. Cũng dễ hiểu là VN phải bồi thường để trấn an các nước rằng vẫn là một môi trường ổn định và thân thiện cho đầu tư quốc tế.
Q: Đúng thế, nhiều cơ sở không can dự đến cuộc tranh chấp cũng bị liên luỵ. Đó là chuyện khác thường, phải không?
JL: Thật là kỳ lạ – tình hình lúc đó khá mờ ám. Bạo loạn xẩy ra ở 3 tỉnh, một tỉnh còn có hàng trăm công nhân TQ làm việc mà không có giấy phép. Trong khi đó quan chức địa phương thì đuổi dân lấy đất cho các dự án của họ. Cho nên nguyên do đưa đến bạo loạn cũng khá phức tạp. Dù sao thì hiện nay ở VN đang diễn ra một cuộc tranh luận lớn về hướng đi cho VN đối với TQ. Nhiều người có lẽ không biết chính trị VN rất phức tạp. Không như TQ, VN không phải là nước chỉ có một ông vua. Chính trường VN là một cổ máy có nhiều bộ phận.
Q: Tôi nghĩ hiện nay TQ rất là bận tay – họ phải đàm phán với Hoa Kỳ về quan hệ giữa hai nước. Bắc Kinh muốn Hoa Kỳ đừng quấy rối ở Châu Á và có vẽ thích khiêu khích Washington… (nói lang bang về địa chính trị của Châu Á). Châu Á dường như không có một tiếng nói đoàn kết để chống lại TQ…
JL: Tình hình đang biến chuyển rất lạ lùng và rất nhanh, nhưng tôi cho rằng thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên vùng biển Đông Nam Á đã châm ngòi cho một số diễn biến khá thú vị về việc thành lập liên minh – như nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao đã diễn ra giữa VN và Hoa Kỳ. Các nước như Nhật Bản, Singapore, Phillipnes và Úc. Tình hình biến chuyển thật nhanh chóng.
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)
Hạnh phúc mang thương hiệu Việt
1. Trong một thế giới đầy bất an và nhiều hiểm họa, chúng sinh ngụp lặn
trong bể khổ mênh mông thì chỉ số hạnh phúc của người Việt thực sự là
một kì quan đáng ngưỡng mộ. Thứ hạng hạnh phúc cao ngất và ổn định trong
nhiều năm qua đẹp như trong những giấc mơ hoa.
Năm 2009, tổ chức News Economics Foundation (NEF) nghiên cứu 143 quốc
gia để xếp hạng hạnh phúc[1] . Trong danh sách xếp loại, xứ sở sương mù
Anh Cát Lợi ngoi ngóp ở thứ hạng 74, dân xứ Cờ hoa bê bết ở hạng 114 thì
Việt Nam đứng thứ 5! Năm 2012, trên đường đua hạnh phúc, người Việt
tiếp tục vượt lên, ngoạn mục chiếm bảng á khoa[2] . Chỉ vài ngày trước,
bộ Nội vụ kết hợp với Ngân hàng Thế giới trịnh trọng tuyên bố trước bàn
dân thiên hạ rằng 80% dân chúng nước Việt hoàn toàn hài lòng về dịch vụ
hành chính công của xứ sở mình[3] .
Những con số khiến bất kỳ con dân nước Việt nào nghe qua cũng toát mồ
hôi vì sững sờ. Tôi thành thật tin rằng nếu Goehthe vĩ đại của nước Đức
còn sống, cụ phải sửa câu nói bất hủ của mình, rằng “cây đời đang héo rũ
nhưng lí thuyết thì vĩnh viễn mướt xanh!”.
Muốn
“thưởng lãm” tâm trạng hài lòng của người dân với dịch vụ công thế nào,
xin mời đến các bệnh viện công, nhìn đám bệnh nhân và người nhà vật vờ
lên xuống tất hiểu rõ. Muốn trãi nghiệm hành trình các loại giấy tờ, xin
hãy tự mình đi làm một cái sổ sở hữu nhà đất. Muốn học bài học về các
thủ tục xét duyệt, mời theo chân các nhà giáo nghèo dạy học ở vùng sâu
vùng xa, trường kì phục vụ sự nghiệp trồng người, tóc đã hoa râm, đang
ngóng chờ ngày về lại thành phố.
Xã hội vui đến mức khi bước vào một dịch vụ công, được đón tiếp bằng
những nụ cười hay một câu hỏi thân mật, người dân sẽ giật bắn người vì
sửng sốt!
2. Hãy quay lại với chỉ số hạnh phúc cao ngất của người Việt và tìm hiểu xem vì sao có những kì tích vẻ vang như vậy.
Mọi sự xếp hạng đều qua những tính toán khoa học từ các số liệu thực tế
của ngành thống kê. Khoa học này đạt đến những thành tựu vĩ đại nhưng
khi bước chân vào xứ An Nam đều “phán bảo” những kết luận “trớt quớt”
cả. Nói nghiêm túc thì đó là những kết luận hoàn toàn ngớ ngẫn.
Kết luận ngớ ngẫn vì dữ liệu thực tế không chính xác. Sự vô trách nhiệm
của những nhân viên lấy thông tin góp phần quan trọng trong thành tích
không mong muốn này [4] .
Có một yếu tố khác, đó là tính cách và văn hóa của người Việt.
3. Với đa số lao động nghèo thành phố hàng ngày sấp ngửa kiếm ăn thì tinh thần trách nhiệm công dân trong việc trả lời các phỏng vấn là một tố chất phù phiếm.
Vậy nên khi hỏi họ các câu hỏi dạng “trắc nghiệm khách quan” kiểu như
“Ông bà có hài lòng về vợ/ chồng mình không? Ba sự lựa chọn sau:
a) Chung thủy và có trách nhiệm với gia đình.
b) Bình thường.
c) Hư hỏng, đổ đốn”
Những người có chút am hiểu văn hóa Việt đều biết rằng người được hỏi
phần nhiều chọn “phương án a”. Lý do ư? Đây là giấy tờ “văn bản của nhà
nước” chứ không phải chuyện giỡn chơi. Chẳng lẽ lại vạch áo cho người
xem lưng? Có gì đóng cửa bảo nhau nhé. Nếu người phỏng vấn lại được ông
khóm trưởng dẫn đến thì cái sự hài lòng là tột đỉnh. Vì sao ư? Nếu dấu
hiệu tiêu cực để lại trên giấy trắng mực đen thì cái bằng “Gia đình văn
hóa” cuối năm coi như mất đứt.
4. Với tầng lớp công chức nhà nước, mỗi năm đều có tổng kết thi
đua, chưa kể các cuộc vận động lập thành tích chào mừng ngày này ngày
nọ, các đợt học tập và làm theo người nọ người kia. Tất cả phải viết bản
thu hoạch. Bản thu hoạch có nhiều mục và mục “thống soái” luôn luôn là
“tư tưởng chính trị đạo đức”. Người viết cắm cổ ghi cái câu có sẵn trong
tiềm thức: “Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Luôn luôn
chấp hành đầy đủ mọi chủ trương chính sách nhà nước”. Vậy nên mới có
chuyện khi cả cơ quan chuẩn bị nạp thu hoạch là một ai đó xung phong
viết một bản, thường là tìm ngay trên mạng, sau đó chỉnh sửa ngày tháng,
tên cơ quan, tên cuộc vận động và “se” (share) cho mọi người. Năm qua
đi, tháng qua đi, cái sự vô cảm, cái sự lười nhác và vô trách nhiệm ấy
trở thành một “hiện thực sống động”.
Và nếu phải chọn phương án nào trong câu hỏi về xã hội, tỉ lệ hài lòng
luôn luôn áp đảo. Không hài lòng ư? Đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái đạo
đức, mất phương hướng, chậm tiến rồi nhé. Bút sa gà chết, nếu gặp phải
một ông sếp quá nhiệt thành và nhạy cảm thì đường công danh coi như từ
nay xin vĩnh biệt!
Chút cắn rứt lương tâm với trí thức An Nam được thoa lên bằng thứ dầu cù là của các mỹ từ đạo đức rất hiệu nghiệm.
5. Dù đạt được thành tựu ngoạn mục trên trường Quốc tế trong bảng
xếp hạng hạnh phúc, báo chí An Nam muốn chứng tỏ đức khiêm nhường và tự
trọng khi không hề có sự tung hô như vẫn thường thấy. Chỉ có những bài
viết thể hiện sự băn khoăn đầy tự ti mặc cảm. Sao vậy cà? Thế giới công
nhận, tại sao mình lại không? Tại sao không nhân dịp này tổ chức chiến
dịch quảng bá rầm rộ cho thương hiệu hạnh phúc Việt?
Người Đức lập viện Goethe, dân Trung Hoa có viện Khổng Tử. Người Việt
mình nên theo gương đó, lập viện “Hạnh Phúc Việt”, mang hạnh phúc gieo
trồng cho mọi quốc gia dân tộc. Đó là sứ mạng cao quý của loài người mà
An Nam mình nên mau mau gánh vác!
Nguyễn Hoa Lư
----------------------------
[4] http://dantri.com.vn/xa-hoi/80-so-nguoi-dan-hai-long-dich-vu-hanh-chinh-cong-that-hay-dua-933394.htm
(Blog Nguyễn Hoa Lư )
Về bang giao Việt - Mỹ hiện nay - Sắp có bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - Việt
Những
tin tức dồn dập về các trao đổi Mỹ-Việt trong những ngày gần đây đang
làm cho không ít người nức lòng, nhất là ở trong nước, vì một lý-do dễ
hiểu: Càng chán, càng thất vọng về chính-sách "16 chữ vàng" và "4 chữ
tốt" trong quan-hệ Việt-Trung thì người ta càng đi tìm sự đối-trọng
trong quan-hệ Việt-Mỹ.
Việc Trung-Cộng đưa giàn khoan 981 vào vùng biển VN hồi đầu tháng 5 lại càng làm bùng nổ sự phẫn nộ của người dân ở trong nước (dẫn đến những hành-động bạo-lực của quần-chúng ở Bình-dương và Vũng Áng, Hà-tĩnh) giờ đây đã làm cho các quan-chức Cộng-sản ở quê nhà phải câm miệng hến, không anh nào còn dám nhắc đến công-thức "16 chữ vàng, 4 tốt" nữa--bắt đầu ngay từ Tổng-bí-thư Nguyễn Phú Trọng mà trước kia được coi là một người thuộc hạng thần-phục Trung-Cộng vào bậc nhất. Tóm lại, xem ra Trọng "Lú" từ giàn khoan 981 của Tàu khựa cũng đã bớt "lú" đi một phần.
Chuyến viếng thăm của Ủy-viên Bộ Chính-trị Phạm Quang Nghị
Một thăm dò dư-luận VN của BBC cho thấy 87% người được hỏi tin ai hơn, tin cường-quốc nào hơn thì đều nói là tin Mỹ hơn và chỉ có 1% dành cảm-tình cho Bắc-kinh. Có lẽ cũng vì biết đọc những con số này mà Hà-nội đã cử Phạm Quang Nghị, một ủy-viên Bộ Chính-trị, sang Mỹ thay vì Bộ-trưởng Ngoại-giao Phạm Bình Minh, người được trực-tiếp và đích-danh mời sang Mỹ bởi Ngoại-trưởng John Kerry của Hoa-kỳ. Mặc dù ông Nghị không phải là người có kinh-nghiệm ngoại-giao (vì thế nên mới hố nặng khi gặp Thượng-nghị-sĩ John McCain của Đảng Cộng-hòa mà lại tặng 2 tấm hình vừa thiếu tế-nhị vừa sai--viết tên ông McCain sai cũng như ghi binh-chủng ông sai) song vai vế của ông thì hơn hẳn ông bộ-trưởng Phạm Bình Minh trong cái tôn ty trật-tự của Đảng CSVN.
Vì cuộc thăm viếng của ông Nghị không đúng "lễ-nghi quân-cách," nghĩa là hoàn-toàn không phù-hợp với những tập-tục ngoại-giao thông-thường nhất nên ông Kerry cũng từ chối không cho gặp và, trái lại, chỉ cử một người thứ-trưởng khá thấp đến gặp ông. Tuy ông lưu lại nhiều ngày ở Mỹ (từ 23 đến 28/7) song người cao nhất ông gặp lại chỉ là một thượng-nghị-sĩ, ông John McCain thuộc Đảng Cộng-hòa, một đại diện Lập pháp thay vì một người có thực-quyền bên Hành pháp. Tóm lại, hình ảnh của chuyến viếng thăm DC của ông Nghị là một thảm-cảnh, không phải là một chuyến đi vinh-quang gì cho lắm--bởi trong thực-tế ông cũng chỉ là bí-thư Thành-ủy Hà-nội, tương-đương với ông thị-trưởng Hoa-thịnh-đốn (chứ không thể bằng một ông bộ-trưởng kiêm Phó-thủ-tướng) và cũng bởi vì trong ngoại-giao Mỹ không có cái gì tương-đương với quan-niệm liên-hệ "đảng với đảng" như trong quan-niệm ngoại-giao của một nước CS (theo đó thì có quan-hệ ngoại-giao giữa hai chính-quyền [government-to-government], giữa hai nhân-dân [people-to-people] và giữa hai đảng với nhau [party-to-party diplomacy]).
Song thông-điệp mà ông Nghị đem sang, hiển-nhiên không phải là ý-kiến cá-nhân của ông mà chắc chắn phải là một sự đồng-thuận nào đó của Bộ Chính-trị Đảng CSVN, xem ra hình như cũng có khá nhiều trọng-lượng nên gần như liền lập-tức ta đã có những đáp-ứng khá thuận lợi từ phía Mỹ.
Liên-tiếp ba thượng-nghị-sĩ
Khoảng một tuần sau khi ông Nghị về nước, ngày 5 tháng 8, ông Bob
Corker, Thượng-nghị-sĩ thuộc Đảng Cộng-hòa ở Tennessee, đồng-chủ-tịch
Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện, đã có mặt ở Hà-nội để đưa ra những
tín-hiệu lạc-quan về bang-giao Mỹ-Việt. Ông cho biết Mỹ đang tìm cách
tăng tốc việc hoàn-tất Hiệp-định Đối-tác Xuyên Thái-bình-dương (TPP, tắt
cho Trans-Pacific Partnership), để giúp VN có một thị-trường lớn và
ổn-định cũng như hạ được các hàng rào quan-thuế (để cho hàng VN có tính
cạnh tranh mạnh hơn). Ông cũng cho biết Thượng-viện Mỹ đang nghiên cứu
việc có thể bãi bỏ cấm vận chuyện bán vũ-khí sát thương cho VN--chuyện
Hà-nội đang rất cần để cải thiện khả-năng chống đỡ Trung-Cộng trong
trường-hợp có đối đầu quân-sự.
Xong đến lượt hai ông thượng-nghị-sĩ, John McCain thuộc Đảng CH ở
Arizona và Sheldon Whitehouse thuộc Đảng Dân-chủ TB Rhode Island, cũng
sang ngay tiếp theo cuộc viếng thăm của ông Bob Corker. Ngày 8/8, TNS
John McCain có một bài diễn-thuyết vô cùng hệ-trọng ở Hà-nội theo đó:
1/ Mỹ "sẵn sàng để ký kết" việc cho VN gia-nhập TPP.
2/ Mỹ "sẵn sàng để hợp-tác quân-sự" với VN và cho tàu Mỹ ghé thăm các hải-cảng VN dù như Mỹ không tìm cách đặt căn-cứ quân-sự ở VN.
3/ Mỹ cũng "sẵn sàng tăng cường viện-trợ trong lãnh-vực an-ninh... nhất là trên mặt biển."
4/ "Tôi cho rằng giờ đã tới lúc nới lỏng việc cấm vận về vũ-khí sát thương cho VN."
5/ Nhưng làm những chuyện đó tới đâu và đi bao xa còn tùy thuộc vào VN có cải thiện về mặt nhân-quyền hay không.
Lời phát biểu của ông McCain được đặt trong một khung-cảnh rất thân thiện đối với VN và nhất là người cầm đầu chính-phủ VNCS, ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã đưa ra những hứa hẹn dân-chủ-hóa từ đầu năm 2014.
Chuyến viếng thăm của Tướng Martin Dempsey
1/ Mỹ "sẵn sàng để ký kết" việc cho VN gia-nhập TPP.
2/ Mỹ "sẵn sàng để hợp-tác quân-sự" với VN và cho tàu Mỹ ghé thăm các hải-cảng VN dù như Mỹ không tìm cách đặt căn-cứ quân-sự ở VN.
3/ Mỹ cũng "sẵn sàng tăng cường viện-trợ trong lãnh-vực an-ninh... nhất là trên mặt biển."
4/ "Tôi cho rằng giờ đã tới lúc nới lỏng việc cấm vận về vũ-khí sát thương cho VN."
5/ Nhưng làm những chuyện đó tới đâu và đi bao xa còn tùy thuộc vào VN có cải thiện về mặt nhân-quyền hay không.
Lời phát biểu của ông McCain được đặt trong một khung-cảnh rất thân thiện đối với VN và nhất là người cầm đầu chính-phủ VNCS, ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã đưa ra những hứa hẹn dân-chủ-hóa từ đầu năm 2014.
Chuyến viếng thăm của Tướng Martin Dempsey
Gần như liền ngay sau đó, Tướng Martin Dempsey, Tổng-tham-mưu-trưởng
Liên-quân Hoa-kỳ, vị sĩ-quan cao-cấp nhất trong Quân-lực Hoa-kỳ, cũng đã
tới VN. Một vị TTM trưởng Liên-quân Hoa-kỳ chỉ tới VN (miền Nam) cách
đây hơn 40 năm, từ năm 1971, đủ tỏ tầm quan-trọng của chuyến viếng thăm
này của Tướng Dempsey. Không những thế, ông còn lưu lại VN tới 4 ngày,
từ thứ Năm 14/8 đến Chủ-nhật 17/8, có nhiều buổi gặp gỡ và làm việc với
nhiều cơ-quan trong Quân-đội Nhân-dân VN ngoài việc viếng thăm Tướng Đỗ
Bá Tỵ, tham-mưu-trưởng QĐND, và Thượng-tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ-trưởng
Quốc-phòng chuyên lo về các vấn-đề đối-ngoại của quân-đội. Ông cũng có
một buổi gặp gỡ với Thủ-tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong thời-gian ông ở VN, ông Dempsey cũng đã đi thăm Đà-nẵng và đã hứa:
(1) giúp giải-quyết hậu-quả của Độc-tố màu da cam (Agent Orange) bị
trải ra trong chiến-tranh VN; (2) giúp huấn luyện các sĩ-quan VN về
tiếng Anh và quân-sự; (3) sẽ có những cuộc thao diễn chung trên biền
giữa hải-quân của hai nước trong những mục-đích hòa-bình như cứu người
trên biển hay gặp trường-hợp thiên-tai; (4) giúp VN một số tàu tuần
duyên để VN có thể bảo vệ hữu hiệu hơn vùng biển của mình. Cuối cùng,
ông cũng nghĩ là chuyện gỡ bỏ cấm vận về vũ-khí sát thương cho VN có
thể sẽ được thực-hiện bắt đầu ngay từ tháng tới, tức tháng 9/2014.
Tóm lại, tất cả những dấu hiệu trên cho phép ta tin tưởng là quan-hệ
Mỹ-VNCS có vẻ đang chuyển sang một bước ngoặt chiến-lược mà những vụ đàn
áp về nhân-quyền thô bạo của Hà-nội trong những ngày gần đây (tỷ như
phiên tòa xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Nguyễn Văn Minh cũng như cô
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh ở Đồng Tháp hôm 26/8 là một điển-hình) cũng không
ngăn cản được.
Trong một nghĩa nào đó, ta có thể bi-quan mà cho rằng Mỹ đang lún dần
vào một trò chơi nguy-hiểm, nâng đỡ một chế-độ độc-tài thuộc vào hạng
tệ-hại nhất trong vùng, còn tệ hơn cả Miến-điện, và phản lại những quyền
lợi lâu dài của 90 triệu dân VN--mà hậu như tất cả, nhất là tuổi trẻ,
đang có những khát-vọng tự do và dân-chủ không thể dập tắt được.
Nhưng ta cũng có thể lạc-quan phần nào khi nghĩ là trò chơi của Mỹ
trong lúc này ở VN là đang giúp VN đi ra khỏi quỹ-đạo của Bắc-kinh,
nghĩa là đang giúp VN "thoát Trung" trước khi ta có thể hoàn-toàn đòi
"thoát Cộng."
Việc ta cần để ý quan-sát trong lúc này là:
Một, xem kỳ ân-xá nhân ngày Lễ Độc-lập của Hà-nội, mồng 2 tháng 9 tới
đây, liệu có bao nhiêu người tù-nhân lương-tâm được thả hay giảm án kỳ
này. Những người đó là ai, và con số sẽ là bao nhiêu? Chỉ có thế ta
mới có thể có bằng-chứng rõ ràng về thật-tâm của Hà-nội sau lá thư của
61 vị lão-thành cách mạng mà đứng đầu sổ là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
cựu-đại-sứ của VNCS ở Bắc-kinh từ 1974 đến 1988. Liệu họ có đáp-ứng
được nhận-định của Cù Huy Hà Vũ cho rằng "đi với Mỹ lúc này là mệnh-lệnh
của lịch-sử," một cái nhìn có viễn-kiến mà anh đưa ra từ năm 2010?
Hai, xem Hà-nội thật lòng tới đâu để đáp-ứng những đòi hỏi về nhân-quyền và các quyền tự do căn-bản của người dân ngõ hầu được sự tiếp tay, giúp đỡ của siêu-cường số 1 trên thế-giới để có thể đương đầu được với Trung-Cộng?
Ba, xem sức ép của các lực-lượng dân-chủ và xã-hội dân-sự ở trong nước có thể kết hợp thành đủ mạnh để buộc chế-độ hiện-hành ở quê nhà phải cởi mở và đi vào con đường dân-chủ thực-sự hay không?
Tóm lại, chúng ta đang sống những giờ rất trọng đại trong lịch-sử của dân-tộc. Liệu chúng ta, toàn-dân trong và ngoài nước, có đủ can trường và đoàn-kết để có thể làm nên lịch-sử trong giai-đoạn này không?
Nguyễn Ngọc Bich
Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ
Hoa-kỳ-quốc
Đêm 26 tháng 8, 2014
Hai, xem Hà-nội thật lòng tới đâu để đáp-ứng những đòi hỏi về nhân-quyền và các quyền tự do căn-bản của người dân ngõ hầu được sự tiếp tay, giúp đỡ của siêu-cường số 1 trên thế-giới để có thể đương đầu được với Trung-Cộng?
Ba, xem sức ép của các lực-lượng dân-chủ và xã-hội dân-sự ở trong nước có thể kết hợp thành đủ mạnh để buộc chế-độ hiện-hành ở quê nhà phải cởi mở và đi vào con đường dân-chủ thực-sự hay không?
Tóm lại, chúng ta đang sống những giờ rất trọng đại trong lịch-sử của dân-tộc. Liệu chúng ta, toàn-dân trong và ngoài nước, có đủ can trường và đoàn-kết để có thể làm nên lịch-sử trong giai-đoạn này không?
Nguyễn Ngọc Bich
Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ
Hoa-kỳ-quốc
Đêm 26 tháng 8, 2014
(Dân Quyền)
Bà Võ Thị Thắng 'chết vinh quang'
Chủ tịch nước Việt Nam Trương
Tấn Sang ghi trong sổ tang của bà Võ Thị Thắng rằng dù bị
"đối xử bất nhân" trong thời bình, bà vẫn "sống vĩ đại, chết
vinh quang".
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng qua đời vì bệnh nặng hôm 22/8 ở tuổi 69.
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng qua đời vì bệnh nặng hôm 22/8 ở tuổi 69.
Lễ tang bà được cử hành hôm 25/8 tại TP Hồ Chí Minh.
Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã tới viếng bà và ghi sổ tang.
Ông Trương Tấn Sang viết trong sổ tang: "Với Võ Thị Thắng: Khi nước nhà tao loạn, Võ Thị Thắng phận gái mà vẫn hiên ngang đứng lên cầm súng..."
"Khi đất nước thanh bình, lý ra Võ Thị Thắng phải được cống hiến sức mình cho đất nước trong môi trường thuân lợi nhưng không hẳn được như vậy!"
Ông Sang viết: "Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiên ngang ngẩng cao đầu "Sống vĩ đại, chết vinh quang"!
Những dòng tâm thư của ông chủ tịch nước đã gây chú ý vì trong tiểu sử được công bố chính thức, không có chi tiết nào cho thấy bà Võ Thị Thắng từng là nạn nhân của những "kẻ hiểm ác, giấu mặt".
'Đối xử bất nhân' Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã tới viếng bà và ghi sổ tang.
Ông Trương Tấn Sang viết trong sổ tang: "Với Võ Thị Thắng: Khi nước nhà tao loạn, Võ Thị Thắng phận gái mà vẫn hiên ngang đứng lên cầm súng..."
"Khi đất nước thanh bình, lý ra Võ Thị Thắng phải được cống hiến sức mình cho đất nước trong môi trường thuân lợi nhưng không hẳn được như vậy!"
Ông Sang viết: "Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiên ngang ngẩng cao đầu "Sống vĩ đại, chết vinh quang"!
Những dòng tâm thư của ông chủ tịch nước đã gây chú ý vì trong tiểu sử được công bố chính thức, không có chi tiết nào cho thấy bà Võ Thị Thắng từng là nạn nhân của những "kẻ hiểm ác, giấu mặt".
Bà Võ Thị Thắng sinh năm 1945 ở Long An.
Bà tham gia phong trào từ năm 16 tuổi. Năm 1968, trong chiến dịch Mậu Thân, bà bị chính quyền miền Nam bắt và đưa đi Côn Đảo.
Một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về bà là bức hình chụp nụ cười của bà Thắng sau khi bị tuyên án 20 năm tù giam, với câu nói được phe Cộng sản ghi lại là “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”
Bà Võ Thị Thắng từng làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; và Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch.
Trên blog riêng của mình, nhà văn Đào Hiếu - người tự nhận là "người nhà" của bà Thắng, hé lộ một số điều mà ông Hiếu gọi là "mưu đồ ma quỷ" của những kẻ giấu mặt đối với bà.
Theo đó, bà Võ Thị Thắng đã từng bị vu cho là gián điệp CIA trong một 'hồ sơ nguỵ tạo', đến nỗi bà đã từng có ý định quyên sinh.
Tuy nhiên, cũng theo blog của ông Đào Hiếu, năm 2000 bà đã được Bộ Chính trị minh oan.
Lưu bút của ông Trương Tấn Sang, không hiểu vô tình hay hữu ý, đã gợi lại những chi tiết ít khi được nhắc tới liên quan nội bộ Đảng Cộng sản.
Bà tham gia phong trào từ năm 16 tuổi. Năm 1968, trong chiến dịch Mậu Thân, bà bị chính quyền miền Nam bắt và đưa đi Côn Đảo.
Một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về bà là bức hình chụp nụ cười của bà Thắng sau khi bị tuyên án 20 năm tù giam, với câu nói được phe Cộng sản ghi lại là “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”
Bà Võ Thị Thắng từng làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; và Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch.
Trên blog riêng của mình, nhà văn Đào Hiếu - người tự nhận là "người nhà" của bà Thắng, hé lộ một số điều mà ông Hiếu gọi là "mưu đồ ma quỷ" của những kẻ giấu mặt đối với bà.
Theo đó, bà Võ Thị Thắng đã từng bị vu cho là gián điệp CIA trong một 'hồ sơ nguỵ tạo', đến nỗi bà đã từng có ý định quyên sinh.
Tuy nhiên, cũng theo blog của ông Đào Hiếu, năm 2000 bà đã được Bộ Chính trị minh oan.
Lưu bút của ông Trương Tấn Sang, không hiểu vô tình hay hữu ý, đã gợi lại những chi tiết ít khi được nhắc tới liên quan nội bộ Đảng Cộng sản.
(BBC)
Ông Lê Đăng Doanh: “Người dân đang khát khao cải cách”
Nếu thực sự bắt tay vào cải cách một cách mạnh mẽ thì mức tăng GDP từ 6,5 - 7% vẫn có thể đạt được...
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Đăng Doanh đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vực dậy tinh thần kinh doanh, mà theo ông là đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng. |
Nếu tận dụng được không gian và thời gian để cải cách thể chế, thì
tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2016 - 2020 từ 6,5 - 7%/năm cũng vẫn có
thể thành hiện thực, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận về chỉ
tiêu vừa được đưa ra tại chỉ thị của Thủ tướng.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Lê Đăng Doanh đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vực dậy tinh thần
kinh doanh, mà theo ông là đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng.
“Dọn dẹp nhà cửa thì đừng mong nhảy cao”
Từ mục tiêu phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh của giai đoạn hiện tại, giữ ổn định kinh tế vĩ mô đã trở thành ưu tiên số 1 khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2016- 2020, theo chỉ thị của Thủ tướng. Ông có bình luận gì?
“Dọn dẹp nhà cửa thì đừng mong nhảy cao”
Từ mục tiêu phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh của giai đoạn hiện tại, giữ ổn định kinh tế vĩ mô đã trở thành ưu tiên số 1 khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2016- 2020, theo chỉ thị của Thủ tướng. Ông có bình luận gì?
Muốn đặt mục tiêu cho sát thì cần đánh giá đầy đủ cả tác động bên trong và bên ngoài tới nền kinh tế nước ta.
Với bên ngoài thì chúng ta phải nhìn nhận rất rõ ràng là ý đồ bá quyền, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thể phủ nhận được. Việt Nam cần điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để gìn giữ hòa bình, bảo vệ biển đảo, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Còn tình hình trong nước thì phải nói rõ ràng là kế hoạch 5 năm hiện tại đã để lại cho kế hoạch 5 năm sau quá nhiều món nợ bắt buộc phải giải quyết để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển bền vững.
Thứ nhất là toàn bộ nợ xấu chưa giải quyết được, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại đang có quá nhiều vấn đề. Cần đề ra lộ trình giải quyết "cục máu đông" này, không thể để kéo dài mãi.
Thứ hai, tái cơ cấu đầu tư công cũng chỉ có những chuyển biến bước đầu rất khiêm tốn, chủ yếu là cắt giảm một số dự án quá vô lý và không bố trí được vốn . Trong khi nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn hết sức mập mờ, thì mới đây báo chí đưa tin là UBND tỉnh Bắc Ninh nợ trùm xã hội đen Minh “sâm” 400 tỷ đồng. Nếu đó là thông tin chính xác thì nó nói lên rất nhiều vấn đề: nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước là bao nhiêu, sẽ giải quyết thế nào, bao giờ?
Tại một số diễn đàn tôi đã từng phân tích, hệ thống phân bổ nguồn lực và lợi ích hiện tại làm cho chênh lệch giàu nghèo tăng lên, năng lực cạnh tranh giảm sút và động lực kinh doanh của doanh nhân bị hạn chế. Mặt khác cũng làm cho một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh chóng trong khi họ không có đóng góp gì vào thu ngân sách và tiến bộ xã hội.
Thứ ba, cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn ì ạch, sức khỏe của cả cộng đồng doanh nghiệp rất yếu ớt. Mấy năm qua đã có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp chết, còn lại hơn 400 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 120 doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp khoa học công nghệ - tức là có sản phẩm mới, có chứng chỉ, bằng phát minh sáng chế... Trong khi chúng ta sống trong thời đại chỉ có thể phát triển bằng khoa học công nghệ mà thôi.
Theo tôi, điều đáng lo ngại là môi trường kinh doanh đã xấu đi, nhất là sau vụ án Huyền Như và “bầu" Kiên. Không ít doanh nhân đã từ bỏ kinh doanh, bán doanh nghiệp, góp phần làm cho làn sóng mua bán doanh nghiệp tăng lên rất nhanh. Một số ông chủ doanh nghiệp lớn tâm tư với tôi là thay vì kinh doanh trong môi trường đầy rủi ro hiện nay thì thà đi chơi còn hơn.
Bởi vậy cho nên tốc độ tăng trưởng của 5 năm tới không thể đạt quá cao mà phải là tăng trưởng bền vững, kế hoạch 2016 - 2020 phải chủ yếu là kế hoạch tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế. Mà khi anh dọn dẹp nhà cửa thì đừng mong nhảy cao được, đừng mong chạy nhanh được, anh nên đặt mục tiêu vừa phải.
“Người dân đang khát khao cải cách”
Với bên ngoài thì chúng ta phải nhìn nhận rất rõ ràng là ý đồ bá quyền, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thể phủ nhận được. Việt Nam cần điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để gìn giữ hòa bình, bảo vệ biển đảo, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Còn tình hình trong nước thì phải nói rõ ràng là kế hoạch 5 năm hiện tại đã để lại cho kế hoạch 5 năm sau quá nhiều món nợ bắt buộc phải giải quyết để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển bền vững.
Thứ nhất là toàn bộ nợ xấu chưa giải quyết được, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại đang có quá nhiều vấn đề. Cần đề ra lộ trình giải quyết "cục máu đông" này, không thể để kéo dài mãi.
Thứ hai, tái cơ cấu đầu tư công cũng chỉ có những chuyển biến bước đầu rất khiêm tốn, chủ yếu là cắt giảm một số dự án quá vô lý và không bố trí được vốn . Trong khi nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn hết sức mập mờ, thì mới đây báo chí đưa tin là UBND tỉnh Bắc Ninh nợ trùm xã hội đen Minh “sâm” 400 tỷ đồng. Nếu đó là thông tin chính xác thì nó nói lên rất nhiều vấn đề: nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước là bao nhiêu, sẽ giải quyết thế nào, bao giờ?
Tại một số diễn đàn tôi đã từng phân tích, hệ thống phân bổ nguồn lực và lợi ích hiện tại làm cho chênh lệch giàu nghèo tăng lên, năng lực cạnh tranh giảm sút và động lực kinh doanh của doanh nhân bị hạn chế. Mặt khác cũng làm cho một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh chóng trong khi họ không có đóng góp gì vào thu ngân sách và tiến bộ xã hội.
Thứ ba, cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn ì ạch, sức khỏe của cả cộng đồng doanh nghiệp rất yếu ớt. Mấy năm qua đã có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp chết, còn lại hơn 400 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 120 doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp khoa học công nghệ - tức là có sản phẩm mới, có chứng chỉ, bằng phát minh sáng chế... Trong khi chúng ta sống trong thời đại chỉ có thể phát triển bằng khoa học công nghệ mà thôi.
Theo tôi, điều đáng lo ngại là môi trường kinh doanh đã xấu đi, nhất là sau vụ án Huyền Như và “bầu" Kiên. Không ít doanh nhân đã từ bỏ kinh doanh, bán doanh nghiệp, góp phần làm cho làn sóng mua bán doanh nghiệp tăng lên rất nhanh. Một số ông chủ doanh nghiệp lớn tâm tư với tôi là thay vì kinh doanh trong môi trường đầy rủi ro hiện nay thì thà đi chơi còn hơn.
Bởi vậy cho nên tốc độ tăng trưởng của 5 năm tới không thể đạt quá cao mà phải là tăng trưởng bền vững, kế hoạch 2016 - 2020 phải chủ yếu là kế hoạch tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế. Mà khi anh dọn dẹp nhà cửa thì đừng mong nhảy cao được, đừng mong chạy nhanh được, anh nên đặt mục tiêu vừa phải.
“Người dân đang khát khao cải cách”
Vậy mức nào được coi là vừa phải, thưa ông?
Có một vấn đề là với mức tăng dân số hàng năm hiện nay, nếu Việt Nam chỉ tăng trưởng 5%/năm thì chủ yếu chỉ vừa đủ để duy trì mức sống thôi, cải thiện đời sống sẽ rất hạn chế. Trong khi sức ép về tạo việc làm rất lớn. Bạn thấy đấy, chưa bao giờ trộm cắp, cướp bóc hoành hành như thế này, khi mà nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Tuy nhiên, nếu thực sự mong muốn cải cách và bắt tay vào cải cách một cách mạnh mẽ thì mức tăng GDP từ 6,5 - 7% vẫn có thể đạt được, mặc dầu 1 - 2 năm đầu chỉ đạt khoảng 5,5 - 6% thôi.
Người dân hiện nay rất đang khát khao cải cách, họ mong thông điệp đầu năm của Thủ tướng về cải cách thể chế sẽ được thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả.
Vậy nên tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng kế hoạch 5 năm tới phải là kế hoạch đổi mới lần hai và cải cách mạnh mẽ những gì từ trước đến nay chưa cải cách được.
Đặc biệt là cải cách môi trường kinh doanh một cách căn bản, rõ ràng và có bước đi rất cụ thể, tạo ra sự tin cậy của cả nhân dân và nhà đầu tư.
Ông vừa nói đến thông điệp cải cách thể chế từ người đứng đầu Chính phủ. Cá nhân ông cũng đã từng được mời tham vấn nhiều cuộc về cải cách thể chế kinh tế từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy "chìa khóa" của tăng trưởng và phát triển ổn định chính là cải cách thể chế?
Trong bối cảnh hiện nay nếu không cải cách mạnh mẽ thì không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng khó chấp nhận. Kế hoạch 5 năm hiện tại cũng vẫn còn thời gian và không gian để cải cách, nếu muốn vẫn có thể hoàn toàn tận dụng được.
Bước sang kế hoạch 5 năm tới thì yêu cầu rất bức thiết là phải cải cách thể chế nhà nước đồng thời với thể chế kinh tế thị trường và thay đổi luật chơi. Tựu trung lại là tạo ra môi trường cho người nào giỏi thì an tâm làm ăn lâu dài.
Ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần phải có mục tiêu và lộ trình rõ ràng, thì mới có thể vực dậy tinh thần kinh doanh đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Có một vấn đề là với mức tăng dân số hàng năm hiện nay, nếu Việt Nam chỉ tăng trưởng 5%/năm thì chủ yếu chỉ vừa đủ để duy trì mức sống thôi, cải thiện đời sống sẽ rất hạn chế. Trong khi sức ép về tạo việc làm rất lớn. Bạn thấy đấy, chưa bao giờ trộm cắp, cướp bóc hoành hành như thế này, khi mà nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Tuy nhiên, nếu thực sự mong muốn cải cách và bắt tay vào cải cách một cách mạnh mẽ thì mức tăng GDP từ 6,5 - 7% vẫn có thể đạt được, mặc dầu 1 - 2 năm đầu chỉ đạt khoảng 5,5 - 6% thôi.
Người dân hiện nay rất đang khát khao cải cách, họ mong thông điệp đầu năm của Thủ tướng về cải cách thể chế sẽ được thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả.
Vậy nên tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng kế hoạch 5 năm tới phải là kế hoạch đổi mới lần hai và cải cách mạnh mẽ những gì từ trước đến nay chưa cải cách được.
Đặc biệt là cải cách môi trường kinh doanh một cách căn bản, rõ ràng và có bước đi rất cụ thể, tạo ra sự tin cậy của cả nhân dân và nhà đầu tư.
Ông vừa nói đến thông điệp cải cách thể chế từ người đứng đầu Chính phủ. Cá nhân ông cũng đã từng được mời tham vấn nhiều cuộc về cải cách thể chế kinh tế từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy "chìa khóa" của tăng trưởng và phát triển ổn định chính là cải cách thể chế?
Trong bối cảnh hiện nay nếu không cải cách mạnh mẽ thì không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng khó chấp nhận. Kế hoạch 5 năm hiện tại cũng vẫn còn thời gian và không gian để cải cách, nếu muốn vẫn có thể hoàn toàn tận dụng được.
Bước sang kế hoạch 5 năm tới thì yêu cầu rất bức thiết là phải cải cách thể chế nhà nước đồng thời với thể chế kinh tế thị trường và thay đổi luật chơi. Tựu trung lại là tạo ra môi trường cho người nào giỏi thì an tâm làm ăn lâu dài.
Ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần phải có mục tiêu và lộ trình rõ ràng, thì mới có thể vực dậy tinh thần kinh doanh đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên Thảo
(VnEconomy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét