Thảm đỏ cho một giàn khoan Tàu trên đất liền Việt Nam?
Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao, nanh sắc nhọn
Trong một hoàn cảnh hợp tác lành mạnh giữa hai nước láng giềng và khuôn
khổ trao đổi hai bên cùng có lợi, thì cái tin này lẽ ra có thể gây nên
niềm lạc quan và thậm chí cả hy vọng của cư dân địa phương và của các
nhà quan sát nước ngoài. Nhưng sự xâm nhập bạo liệt của giàn khoan Tàu
cùng với đội tàu chiến hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
sau những vụ gây hấn với Viking 2, Bình Minh 2, gây hấn với dân chài
miền Trung Việt Nam đang tiếp tục xảy ra, thì sự trở lại của đoàn ngũ «
lao động » Tàu – mà việc ra đi trước đây đã được tuyên truyền mạnh mẽ -
mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao và nanh
vuốt thật sắc nhọn. Nó đánh dấu lãnh thổ của mình ngay trong lòng Việt
Nam!
Bình cũ rượu cũ: "Nĩ hảo ma? Huānyíng! " [Chào bạn, khoẻ không ? Xin hoan nghênh !]
Những mối nghi ngờ cất lên từ một số công dân VN vậy là được xác nhận :
cuộc mặc cả đã rõ ràng được tiến hành. Trong giai đoạn giàn khoan
HKSY981, sự im lặng kéo dài của người trách nhiêm lớn nhất của « đảng
lãnh đạo » trong những ngày đầu của vụ xâm nhập này có một ý nghĩa. Sự
im lặng tiếp theo sau vụ rút lui đột ngột của giàn khoan và việc thả
cũng đột ngột 13 dân chài VN bị giam giữ ở Hải Nam cũng có một ý nghĩa.
Chúng rất giống với những tín hiệu của sự nhượng bộ từ phía VN sẽ tiếp
theo sau, tức là những sự bỏ mặc chủ quyền thực tế mới. Những tuyên bố
chắc nịch và xứng đáng từ chối một « tình hữu nghị viển vông » đổi lấy
việc bỏ mặc chủ quyền, những tuyên bố chính trị bắt buộc tạo nên sức
động viên trong và ngoài nước, nhanh chóng nhường chỗ trong miệng cũng
nhà hùng biện có giọng phẫn nộ ấy, cho lời kêu gọi cảnh sát đàn áp các «
phần tử tay sai của thế lực phản động nưóc ngoài » bla-bla-bla... Bình
cũ rượu cũ. Không còn chuyện thử kiện Tàu ra toà án quốc tế. "Nĩ hảo ma?
Huānyíng! ". Hoan nghênh… các đồng đô la Tàu.
Cuộc gây hấn mới mà dự án công nghiệp Hà Tĩnh gây nên chứng tỏ, nếu như
vẫn còn cần phải chứng tỏ, rằng các nhà lãnh đạo ĐCSVN không thể hiện sự
khác biệt chủ yếu với nhau về sự phụ thuộc vào chính quyền Tàu. Tất cả
họ đều là cái rờ mọoc chính trị của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, buộc chặt
vào đấy bởi những cuộc mặc cả cũ và rất mới, những cuộc mặc cả trong
bóng tối cũng như không thể thú nhận. Những lời lẽ loanh quanh giả xã
hội chủ nghĩa giả hữu nghị không còn che đậy được thực tế của mối quan
hệ chủ-tớ. Và với các nhà dân chủ đáng thương, chỉ còn bước chuyển qua
dùng sức mạnh hay đàn áp để buộc phải chấp nhận cái đường lối chính trị
tàn hại và đáng xấu hổ của họ: sự hợp tác trái tự nhiên.
"Thóat Trung" [tiếng Việt trong nguyên bản] hay "Cúi Trung" [nguyên bản]: một vực thẳm
Trách nhiệm
Trong khi ngày càng đông đảo các công dân VN nói về "Thoát Trung"
[nguyên bản], thì những người tự xưng là đại diện về chính trị của họ
không ngừng đưa họ lún sâu vào một sự phụ thuộc mà quốc gia sẽ ngày càng
khó rút ra. Như thế, cái hố Tàu trở thành một vực sâu giữa nhóm lãnh
đạo ấy và ý chí của nhân dân. Nó ngăn cản VN phát triển lành mạnh. Nó
làm VN đông cứng và cô lập với phần còn lại của thế giới. Và trách nhiệm
gây ra tình huống này không thể nào rõ ràng hơn. Trong hệ thống hiện
tại của đảng duy nhất được thiêng hoá bởi điều 4 Hiến pháp, mọi phe
cánh, mọi nhóm lợi ích hiện diện trong lòng Bộ Chính trị phải chịu trách
nhiệm về sự phụ thuộc Tàu mang tính tàn phá đất nước. Trách nhiệm tập
thể nhưng nhất là trách nhiệm cá nhân. Mỗi nhà lãnh đạo phải chịu trách
nhiệm cá nhân. Không một ai trong lòng quyền lực trung ương có thể giữ
im lặng trước sự phản bội các khát vọng của nhân dân hay đổ lỗi cho các
chính quyền vùng miền, mà không đánh mất danh dự công dân của mình. Về
phía mình, các chính quyền vùng miền, vốn đã nổi danh một cách đáng buồn
vì sự hối thúc tàn bạo tịch thu đất đai của cải của nông dân, không thể
viện dẫn quyền tự do kinh doanh cho những doanh nhân Tàu rõ ràng đang
phục vụ cho chiến lược của Bắc Kinh. Họ sẽ không thể còn buộc tội quản
lý yếu kém cho các ban tổ chức của các khu kinh tế địa phương khi xảy ra
các sự cố sẽ không thể không xảy ra giữa bọn chiếm đóng không được mong
muốn và một quần chúng địa phương bực tức vì sự chung sống bị áp đặt ấy
; từ thực tế sống, quần chúng cảm nhận điều này như một sự khiêu khích
thường trực đối với tình tự dân tộc và với những lợi ích tức thời của
mình. Tóm lại, trong lòng các cấp của Đảng từ trên xuống dưới, không ai
còn có thể chơi trò đà điểu trước cái điều mà nhiều công dân và một số
chiến sĩ dũng cảm đã tố cáo từ lâu: hiểm hoạ chết người của sự Tàu hoá
đang đe doạ quốc gia. Sự xâm nhập của giàn khoan đã đem đến cơ hội tái
cân bằng nền kinh tế bằng cách dần dần lấy lại thế làm chủ. Cơ hội đã bị
ĐCSVN dứt khoát khước từ.
Tiến tới những « Ukraine » kiểu Tàu ?
Mượn cái cớ giả dối là phát triển, đảng này, ngày càng « lạ » đối với
quốc gia và dân tộc mình, liên tục mở cửa nhập khẩu một lượng lao động
Tàu thường không có chuyên môn, số cư dân bùng nổ trong xã hội VN, một
xã hội đang làm mồi cho cuộc khủng hoảng toàn cầu trong đó nạn thất
nghiệp đánh vào hằng trăm ngàn người trẻ buộc phải đi bán sức lao động ở
nước ngoài… Trong một đất nước mà hằng nghìn hecta phần lớn nằm ở những
vùng chiến lược đã được đem cho thuê nhiều thập niên, tức là trên thực
tế bị nhượng cho bọn bành trướng Bắc Kinh đeo mặt nạ, các nhà lãnh đạo
VN đang cầm quyền lại còn khuyến khích cho làn sóng mạnh thêm… Bao nhiêu
giàn khoan Tàu trên đất liền đã từ nhiều năm nay lặng lẽ khoan vào di
sản cha ông của VN để hút lên tài nguyên ? Và thế đó, sau khi đã bán đổ
bán tháo những tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và kỹ nghệ của quốc
gia, các nhà lãnh đạo nước này sắp sửa bật đèn xanh để hy sinh thêm nữa
những nguồn nhân lực… và thậm chí còn hơn thế nữa. Hằng nghìn gia đình
Tàu mới sắp được định cư. Những gia đình khác sắp được lập nên tại chỗ.
Họ sắp làm việc trong các khu kinh tế mà người VN bình thường sẽ bị trục
ra ngoài và các chính quyền địa phương sẽ chỉ có thể vào sau khi đã lễ
phép chìa chân ra cho họ khám. Họ sẽ sống theo kiểu Tàu trong những con
phố, khu phố, quận huyện tự quản mà chính quyền VN thực sự chỉ là những
kẻ làm công dễ bảo… Đôi khi, do được Bắc Kinh ngầm khuyến khích bằng tài
chính, những cộng đồng Tàu này sẽ sống trong các điều kiện ưu việt hơn
hằng ngàn gia đình VN quằn quại bởi nạn thất nghiệp và đồng lương chết
đói… Họ sẽ áp đặt ở đó luật lệ kinh tế và do đó áp đặt những chọn lựa
chính trị của mình. Những kẻ chiếm đóng mới ấy sắp chủ động gieo trên
đất VN một dòng giống Tàu, dòng giống này có thể một ngày nào đó – tại
sao không hình dung trước nhỉ ? – sẽ đòi quyền lãnh thổ. Xứ Ukraine kiểu
Tàu. Tàu hoá bằng huyết thống. Trong trường hợp có những sự ngập ngừng ở
cấp địa phương hay kháng cự ở cấp toàn quốc trước mỗi chấn động mới của
nền chính trị Đại Hán [nguyên văn], các nhà lãnh đạo VN không thể không
tính đến sức mạnh gây bất ổn của những cái túi thuốc nổ bằng người ở
trên đất liền mà mồi lửa có thể được châm từ Bắc Kinh và được tiếp sức
tại chỗ bằng những tên mật vụ địa phương người Tàu hay người Việt đánh
thuê. Và lúc đó không phải là vài cuộc biểu tình « nhấn nút », « đuợc
phép » của Hà Nội để gỡ mặt mũi như vào thời điểm giàn khoan HYSY981, sẽ
đưa đến sự thay đổi.
Vũng Áng xác nhận : con vịt VN sẽ bị quay kiểu Tàu !
Việc trở lại của người lao động Tàu ở Vũng Áng là một thông điệp rõ ràng
xác nhận sự đồng loã quả tang: Bắc kinh và Hà Nội thoả thuận về điều
cốt yếu : « hiện đại hoá » và « phát triển » của VN sẽ được nấu bằng
nước xốt Tàu, vì lợi ích « Đại cục » [nguyên văn], mà nhịp điệu được xác
định bởi các nhà lãnh đạo Tàu và được hợp thức hoá bởi các nhà lãnh đạo
ĐCSVN sau lưng nhân dân mình. Cái ĐCSVN ngày hôm nay, không thể nhận ra
nếu so sánh với cái đảng hôm qua, gánh mọi trách nhiệm lịch sử và sớm
muộn sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử…
Ghi chú của tác giả dành cho các cư dân VN gốc Tàu và những người lao động Tàu chân chính :
Xin các công dân VN gốc Tàu giản dị không phật lòng vì vài dòng phẫn nộ
trên. Chúng không hề nhắm tới họ. Xin những người lao động Tàu bị bóc
lột bởi một chế độ độc tài không coi những lời này như kêu gọi chủ nghĩa
chủng tộc. Tác giả ở đây chỉ chỉ thẳng một thực tế : các nhà lãnh đạo
của hai đảng CS Tàu và VN này không động tâm khi sử dụng quyền lực toàn
trị của họ cho những mục đích lợi lộc riêng tư đi ngược lại các lợi ích
nhân dân hay quốc gia… Trong khi che giấu những trách nhiệm khủng khiếp
của mình, họ sử dụng những người này nhằm cố tình làm trầm trọng thêm sự
đói nghèo, thất vọng, sỉ nhục của những người khác. Họ không chuẩn bị
tình bạn mà lòng thù hận. Họ không chuẩn bị hoà bình mà những tấn bi
kịch mới cho cả hai cộng đồng.
André Menras – Hồ Cương Quyết
Tác giả gửi BVN bản tiếng Pháp
Bản dịch của BVN
Sau đó, bản tin chính thức của Việt
Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan
trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian
tới”.
Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:
Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông
Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục
diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn
trông thấy”.
Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.
Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.
Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.
Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.
Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Thưa quí vị độc giả, như các vị khách mời của chúng ta đã chia sẻ, để tháo gỡ cuộn chỉ rối mà chúng ta đang sa vào hiện nay, chỉ có một cách là phải đổi mới tư duy, thiết lập một trật tự xã hội lấy người dân làm trung tâm cho mọi quyết sách phát triển. Một môi trường công bằng, nghiêm túc, minh bạch chính là hướng đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc như mục tiêu chúng ta đã xác định ngay từ ngày đầu lập quốc.
Làm thế nào để biến VN thành nơi đáng sống?
Nhà báo Thu Hà: Có một số ý kiến cho rằng, sau đổi mới Việt Nam đã lựa chọn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta chưa thiết lập được một hệ thống pháp lý phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Khi chúng ta mới chuyển đổi kinh tế, một số nhà lý luận, các nhà chiến lược cũng muốn Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường đầy đủ, vì đó là cơ chế tạo ra động lực tăng trưởng ưu việt nhất mà con người từng biết cho tới nay.
Nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là cần có sự xác định rõ ràng về quyền sở hữu của các phương tiện sản xuất; Ai sở hữu cái gì đều phải rất rõ. Trên cơ sở đó mới có trao đổi và hợp tác. Có trao đổi-hợp tác thì mới tạo ra sự thịnh vượng. Đồng thời, sự xác định sở hữu sản phẩm của sự hợp tác cũng là động lực cho sáng tạo, nỗ lực lao động và sản xuất. Bản chất sự thịnh vượng của của nền kinh tế thế giới trong 500 năm qua chính là dựa trên động lực như tôi vừa đề cập.
Cũng bởi vì chúng ta còn dùng dằng ở chỗ xác định mô hình cho nên một số yêu cầu cơ bản nhất của mô hình kinh tế thị trường chúng ta vẫn chưa xác định một cách rõ ràng, dứt khoát, thành ra lại biến thành lực cản.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, bản quyền, cũng vẫn chưa mạch lạc nên nhiều khi tạo ra xung đột làm khó chính chúng ta.
Về các thành phần kinh tế, chúng ta vẫn xác định kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Khi chúng ta ưu ái, tập trung hầu hết nguồn lực quan trọng cho một khu vực, thì khu vực này sẽ phình to, chèn các khu vực khác. Tôi cho rằng, kinh tế nhà nước có thể tồn tại để làm một số nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng cần phải hiểu rằng, động năng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng xuất phát từ khu vực kinh tế tư nhân, đây chính là nơi tạo ra sự tăng trưởng thực sự của mỗi quốc gia
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Tôi nhớ hồi năm 2004-2005 khi tôi quyết định quay về Việt Nam sau một thời gian dài sống ở châu Âu, không khí cả ở trong nước lẫn ở người Việt ở nước ngoài đều rất hứng khởi, lạc quan, tin tưởng vào một tương lai thịnh vượng. Doanh nhân quay về nước đầu tư, trí thức về nước làm việc, nghệ sĩ quay về nước sáng tác… Lúc đó, Việt Nam là nơi đáng để đầu tư, đáng để sống và cống hiến.
Mười năm sau, thay vào là một không khí chậm chạp. Một vài bức xúc trong dư luận tới từ việc chúng ta xứng đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, sau chiến tranh.
Theo quan sát của tôi, gần đây một làn sóng di cư ngược đang xảy ra. Vốn chất xám chảy ra khỏi Việt Nam, phong trào “tị nạn giáo dục” ngày càng mạnh. Vừa rồi báo chí cũng nói về việc 12/13 nhà vô dịch Olympia không về nước sau khi học xong là một ví dụ có thực.
Khi tri thức và nguồn lực tài chính chảy máu ra ngoài rồi thì một quốc gia lấy gì để phát triển?
Như vậy, ngoài việc xây dựng một thị trường lành mạnh, minh bạch thông
tin, dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, tôn trọng sở hữu đất đai… như
chúng ta vừa nhắc tới bên trên, thì việc làm thế nào để nuôi dưỡng và
giữ được tài năng là một vấn đề then chốt. Làm thế nào để các công ty
nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam chứ không phải một nước lân cận, làm
thế nào để Việt Nam là một nơi đáng sống, một nơi mà người ta hạnh
phúc, để “đất lành chim đậu”, các chuyên gia, người Việt cũng như người
nước ngoài, tụ hội ở đây?
Nhà báo Thu Hà:Dù có nói gì và thảo luận bao nhiêu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn rất cần những hành động cụ thể. Ý của tôi ở đây là, nếu vẫn đi theo chủ thuyết phát triển như lâu nay, Việt Nam cần loại bỏ những lý luận nào không còn phù hợp và tạm gác sang một bên những điểm nào chưa thể áp dụng trong thời đại ngày nay để đến năm 2020 sẽ không còn phụ nữ Việt Nam vì nghèo mà phải lấy chồng nước ngoài, sẽ không ai phải đi xuất khẩu lao động vì không còn con đường nào khác mưu sinh?
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Năm 2020 đã rất gần, và theo tôi không nên đặt ra mục tiêu mà chị Hà vừa nêu, đơn giản vì chúng ta sẽ không đạt được. Thái Lan, Trung Quốc với mức GDP bình quân đầu hơn cao gấp 4 -5 lần Việt Nam nhưng vẫn “xuất khẩu" cô dâu. Trong thời đại toàn cầu, con người sẽ tìm đến những nơi dễ sống hơn, dù phải chấp nhận sống một cuộc sống tha hương.
Cách duy nhất để những người nghèo nhất trong xã hội không phải bỏ nước tìm kế sinh nhai là phải tạo cơ hội cho những người ưu tú đóng góp và chèo lái đất nước. Hãy làm thế nào để các vô địch Olympia về Việt Nam. Làm thế nào để những Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird, phát huy được tài năng của mình ở quê nhà.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Bất cứ học thuyết nào cũng có những ý tưởng hay có thể vận dụng. Nhưng làm gì thì làm, vận dụng gì thì cũng cứ lấy con người làm trung tâm cho mọi tư duy chính sách.
Khi lợi thế thành điểm yếu
Nhà báo Thu Hà: Theo các vị, lợi thế cạnh tranh tốt nhất của Việt Nam giờ đây là gì?
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam đã từng có những lợi thế đáng kể so với các nước trong khu vực. Ví dụ một nền giáo dục phổ cập rộng, đội ngũ trí thức và kỹ thuật viên được đào tạo ở Đông Âu cũ, người lao động được đánh giá là chăm chỉ, tình hình xã hội ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, thương mại v.v…
Đáng tiếc những ưu thế này ngày càng bị thu hẹp lại.
Chỉ cần nhìn sang Myanmar: người dân ở đó có tiếng Anh rất tốt, cũng chăm chỉ lao động, chi phí nhân công lại rẻ hơn.
Sau sự cố tháng 5 vừa rồi khiến cho một số nhà đầu tư ngại ngần. Sự cố này tới từ nhiều lý do: các công ty vừa và nhỏ không làm ăn được trong mấy năm qua, dẫn tới khó khăn trong công ăn việc làm. Chênh lệch giàu nghèo cộng với tình trạng tham nhũng được thông tin trên báo chí tạo cảm nhận về môi trường xã hội đang có nhiều khó khăn. Đời sống của công nhân còn nhiều vất vả, điều kiện làm việc căng thẳng, nhiều khi không đủ thời gian đi vệ sinh, như báo chí phản ánh, dẫn tới lãn công, bãi công, làm đau đầu nhà đầu tư và chính quyền.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đúng là trong khi chúng ta vẫn đang rối thì các nước họ vượt xa ta rất nhanh.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Cách đây vài năm, khi Intel xây xong nhà máy sản xuất chip giá trị 1 tỉ đô-la ở phía Nam, họ đã phỏng vấn 2000 kỹ sư mới ra trường nhưng cuối cùng chỉ tuyển được 40 người đủ tiêu chuẩn chuyên môn lẫn tiếng Anh. Đây là kết quả tệ nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới mà họ đã đầu tư!
Trong kinh doanh quốc tế, các nhà đầu tư luôn có xu hướng tìm đến những địa chỉ an toàn, với lợi thế cạnh tranh cao hơn. Sau Intel, rõ ràng các nhà đầu tư khác sẽ phải cân nhắc rất nhiều. Myanma đang trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn, lượng đầu tư nước ngoài đến đó đang tăng lên chóng mặt.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, tiền lương theo danh nghĩa của Việt Nam tăng nhanh hơn tăng năng suất. Vì thế nó làm xói mòn những lợi thế của chúng ta mặc dù tiền công trả cho người lao động Việt Nam vẫn thấp so với thế giới, nhưng tương quan với năng suất thì không còn là lợi thế nữa và đang bị mờ dần đi.
Nhà báo Thu Hà: Ngoài những yếu tố từng được coi là lợi thế như nhân công giá rẻ, dồi dào, vị trí địa lý và sự ổng định chính trị của Việt Nam có được coi là lợi thế không?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Trong bối cảnh hiện nay, để lôi kéo cái các nhà đầu tư sự ổn định chính trị vẫn chưa đủ, giờ đây các nhà đầu tư còn đòi hỏi một môi trường xã hội ổn định.
Bên cạnh đó, một môi trường kinh doanh tốt còn liên quan đến các quyết sách nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng; liên quan đến xác định các quyền sở hữu từ đất đai cho đến thành quả của người lao động phải rõ ràng và sòng phẳng.
Tôi cho rằng, chúng ta còn một lợi thế vẫn chưa được khai thác là những đóng góp của khu vực công dân, khu vực mà tôi đang nói đến không phải do các thiết chế của nhà nước định ra, cũng không dựa trên các dịch vụ của lợi nhuận. Đó là các nhóm tự nguyện, xuất phát từ lòng trắc ẩn của cộng đồng.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Chúng ta còn lợi thế về vị trí địa lý, nhưng chính bản thân lợi thế này đang trở thành điểm yếu khi chúng ta có một người láng giềng khó đoán định. Thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là làm thế nào tìm được chỗ đứng trên trường quốc tế để cân bằng những rủi ro tới từ mối quan hệ láng giềng này.
Nhà báo Thu Hà: Có phải Việt Nam đang bị lệ thuộc? Tại sao Thái Lan, Đài Loan, Malayxia và nhiều nước khác cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc nhưng họ không bị rủi ro như chúng ta?Những câu hỏi này sẽ được hai vị khách mời trao đổi trong kỳ 3 tọa đàm.
Mời quí vị đón xem.
Tuần Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ảnh minh họa.
Theo Quyết định số 665/QĐ-XPVPHC, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định xử phạt Báo điện tử Tiền Phong về việc đã vi phạm hành chính, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết "Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm" đăng trên chuyên trang Tấm Gương ngày 07/08/2014. Theo Quyết định số 665/QĐ-XPVPHC, xử phạt Báo điện tử Kiến Thức vì đăng bài "Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa" đăng ngày 8/8/2014. Theo Quyết định số 667/QĐ-XPVPHC, xử phạt Báo điện tử Đất Việt vì đăng bài "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa" đăng ngày 07/08/2014.
Sau đó trên các mạng xã hội có các bài phản bác, cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Một blog, có tên Tuấn Công Thư Phòng, nói “đây là nội dung, ngôn từ, hành văn hoàn toàn của người lớn, do người lớn đạo diễn với chủ đích rất rõ ràng”.
Bộ Thông tin và Truyền thông nói đây là "thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước".
Trang web của Bộ nói tại cuộc họp ngày 27/8, lãnh đạo ba tờ báo “thừa nhận lỗi vi phạm và nhận thức rõ khuyết điểm, thiếu sót”.
Những người này “xin nghiêm túc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân có sai phạm”.
Mới đây, một tờ báo điện tử, Trí Thức Trẻ, vừa nhận quyết định đình bản ba tháng và bị phạt 207 triệu đồng vì đăng bài nói về phụ nữ miền Tây "gây bức xúc cho dư luận".
Hôm 12/8, báo này đăng bài có tựa đề "Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ" của một tác giả ẩn danh.
Bài báo bình luận về các cô gái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: "Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối".
Khi đăng tải, bài này đã gây phản ứng khá gay gắt trong dư luận.
‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung
Việt Nam xác
nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được
trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói
Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba
điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:
- Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
- Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
- Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.
- Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
- Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...
- Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.
Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.
Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.
Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.
Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh,
Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong
nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự
Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày
nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay
Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung
Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ
Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng,
từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì
thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng,
50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai
khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc,
công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và
đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia
kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27
Ông Lê Hồng Anh hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)
Chiều 27/8, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, ông Lê Hồng Anh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, đã có cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại cuộc gặp, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà
nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn
định lâu dài.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức
tạp hiện nay, hai bên càng cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất
đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây
dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng,
hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung
Quốc sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực;
đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nhận thức
chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện
“Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam-Trung Quốc,” kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thoả
mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển
Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai
nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.
Nhân dịp này, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trân trọng mời
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ
và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt
Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng
với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung tiếp tục phát triển; nhất trí
lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo, duy
trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định; chỉ đạo thực hiện
tốt các nhận thức chung nhằm khôi phục và phát triển quan hệ hai Đảng,
hai nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm lần này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảm ơn lời mời của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bày tỏ sẽ sang
thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Trước đó, trong sáng 27/8, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã hội đàm
với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi chân thành,
thẳng thắn về một số vấn đề trong quan hệ hai Đảng, hai nước.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định chủ trương nhất quán của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là hết sức coi trọng phát triển quan
hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Đảng, Nhà nước và nhân
dân Trung Quốc.
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo
thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của
lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành
mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp
ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.
Về vấn đề trên biển, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nêu rõ trước khó
khăn, căng thẳng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung vừa qua, lãnh đạo cấp
cao hai nước cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của
mỗi bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và “Thỏa thuận về
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung
Quốc,” kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển theo tinh thần
dễ trước khó sau, cố gắng tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai
bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu giải pháp
mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi
bên, bao gồm nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển;
đồng thời gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các
lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Đặc biệt, cần kiểm soát tốt những bất
đồng trên biển; tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai
nước; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và xu hướng
phát triển tốt đẹp quan hệ hai Đảng, hai nước.
Ông Lưu Vân Sơn khẳng định Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức
coi trọng chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thường trực Ban Bí thư Lê
Hồng Anh; mong muốn và tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này
sẽ phát huy vai trò quan trọng nhằm xử lý ổn thoả những vấn đề tồn tại
giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và
phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Kết thúc hội đàm, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và ông Lưu Vân Sơn
nhất trí về ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai
Đảng, hai nước trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn
nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy
quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục
và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại
giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật,
nhân văn...
Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp
cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử
dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt
Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có
thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải
pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của
mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất
đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy
trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông./.
(TTXVN)
Tất cả chỉ là phương tiện
Dư luận trong ngoài nước đang xôn xao bàn tán về lá Thư ngỏ của 61 đảng
viên CS, phần lớn là trí thức cấp cao từng đảm nhận những chức vụ quan
trọng như giáo sư, viện sỹ, chuyên gia, cố vấn trong bộ máy đảng và nhà
nước. Thật ra từ năm 2010, trước Đại hội đảng thứ XI, theo yêu cầu của
Bộ Chính trị mời toàn đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo,
nhiều trí thức đã mạnh dạn và chân thành góp ý, nhưng lãnh đạo đã có
thái độ cực kỳ ngạo mạn, gần như không hề tiếp nhận một ý kiến phản biện
nào, dù cho đó là ý kiến sáng suốt, tỉnh táo, có cơ sở lý luận vững
chắc, thực tiễn rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
Đó là những ý kiến của Giáo sư Trần Phương và ông Vũ Khoan, từng là phó thủ tướng: của các Giáo sư Đào Xuân Sâm, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Nguyễn Mại, Võ Đại Lược; của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung; của các chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, Trần Đình Thiên, Việt Phương, Lê Đăng Doanh; của các nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia ngân hàng Dương Thu Hương; của cựu trưởng Ban Bảo vệ chính trị trung ương đảng Nguyễn Đình Hương.…. Đó là mới chỉ kể những người tiêu biểu nhất, trong đó không ít người tôi từng quen biết, từng trao đổi ý kiến từ khi còn ở trong nước.
Tôi rất hiểu tâm trạng của những trí thức có trình độ, có tâm huyết như thế, và tôi cũng hiểu sự chán nản, bực bội, có khi phẫn nộ của anh chị em khi thấy lãnh đạo vẫn cứ một mực ù lỳ, giáo điều, ôm chặt chủ nghĩa Mác-Lênin đã thất bại hiển nhiên, «kiên trì» chế độ độc quyền đảng trị mục nát, duy trì chế độ sở hữu toàn dân về ruộng đất kỳ quặc, thực hiện chính sách phi lý hèn với bọn bành trướng, ác với dân.
Ông Nguyễn Trung đã sốt ruột sau khi viết nhiều luận văn rất dài, viết cả vở kịch «Lũ» để cảnh báo về tình hình cực kỳ nghiêm trọng, nay lại cảnh báo khẩn cấp về «thảm họa Đen» đang gõ cửa nước ta (có thể đọc trên mạng Thời đại mới), nhưng vẫn chỉ là công cốc, thật đau lòng, khốn khổ về tinh thần cho người có tâm có tầm như thế.
Chẳng lẽ hàng ngũ trí thức VN đành chịu bó tay, theo lập luận rằng Bộ Chính trị kêu gọi góp ý, mỗi người đã chân thành tích cực góp ý, thế là hoàn thành nhiệm vụ, xong việc, còn lại là trách nhiệm của họ, của lãnh đạo? Nghĩ như thế có ổn không?
Tôi nghĩ có một hàng rào tâm lý ngăn cản đội ngũ trí thức nước ta dấn thân mạnh mẽ hơn nữa cho quê hương đất nước và nhân dân thân yêu của mình. Một hàng rào có hại, nguy hiểm. Đó là khái niệm phong kiến về lòng trung thành. Trung thành với đảng CS, với chế độ độc đảng, vì sau khi vào đảng, anh chị em thường nghĩ và gọi là «đảng ta», «chế độ ta», trung thành với lá cờ Tổ quốc, lá cờ đảng được coi là «những lá cờ của ta», ta từng mang xương máu ra để bảo vệ kia mà. Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, với điều lệ đảng, với hiến pháp của đất nước, trung thành với đường lối, chính sách, luật pháp của đảng và nhà nước ta. Tất cả đều thiêng liêng, đặt trên bàn thờ để cúng bái, không ai được coi thường, xúc phạm. Đạo đức xã hội phong kiến kiểu Khổng giáo cho rằng không trung thành là xấu xa, đáng tủi hổ, là phản bội, là nhục nhã, phải bị lên án, bị trừng phạt. Người quân tử phải trung với nhà vua, làm điều phải, vâng lời cha mẹ, thầy giáo, không được làm trái.
Lúc này xã hội ta cần truyền đạt, cổ xúy một thái độ tiến bộ. Đó là coi đảng, nhà nước, học thuyết, đường lối, lý luận, điều lệ, hiến pháp… tất cả chỉ là công cụ, là phương tiện để con người, xã hội sử dụng trong sự nghiệp phát triển nhằm mưu cầu hạnh phúc chung. Tất cả những công cụ, phương tiện ấy đều không có gì là thiêng liêng, vĩnh cửu, đều có thể sửa chữa, thay đổi, thay thế tùy theo điều kiện cụ thể. Như cái cày cái bừa của nông dân, cái búa cái kìm của người thợ, cái kim của cô thợ may, cái bút của anh sinh viên. Không thể giữ thái độ cổ hủ, cố định, đình trệ, rất phản khoa học, trái tự nhiên.
Nếu có chăng điều thiêng liêng thì đó là yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của quê hương, làm điều thiện tránh điều ác, tránh lòng tham, không đi ngược lại lương tâm, không làm trái điều mình tin là lẽ phải, phải có dũng khí, không làm theo điều gì sai lầm có hại cho nhân dân đất nước.
Chủ nghĩa Mác-Lênin áp dụng ở Liên Xô, Đông Âu đã thất bại hiển nhiên, bị gạt bỏ dứt khoát vậy còn tiếc rẻ làm gì? Chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã phá sản triệt để trong hơn 10 nước; ở VN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đến cuối thế kỷ này cũng sẽ chưa thấy mặt mũi nó ra sao, vậy thì giữ nó làm gì? Chủ nghĩa cộng sản còn xa vời hơn, chưa thấy hình dáng nó ra sao, huống gì các ông CS hiện nay toàn là tư sản lớn nhỏ cả, vậy thì chủ nghĩa CS đã trở thành vô nghĩa, ôm nó mãi làm gì? Các ông Mác-Lênin chẳng có gì là thiêng liêng mà lại còn có hại, thì còn có lý gì để còn luyến tiếc, để ghi mãi trong cương lĩnh, điều lệ đảng?
Hơn 20 năm trước toàn thế giới có trên 100 đảng và nhóm CS, nay tuyệt đại đa số đã giải thể, đã chết, gần như tuyệt chủng, vậy giữ mãi cái danh hiệu CS cô độc, bị lịch sử thải loại không thương tiếc, cho vào bảo tàng rồi, không dám bỏ sang một bên để mang tên mới liệu có còn khôn ngoan?
Khi hàng vạn trí thức CS đã nhận rõ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đem ra áp dụng đã tàn phá đất nước, chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã là tai họa hiển nhiên cần dứt khoát từ bỏ nhưng lãnh đạo không chịu nghe theo lẽ phải, vậy thì các anh chị em đó còn có lý do gì để tiếp tục giữ niềm tin tuyệt đối trung thành với đảng? Như thế là đã tự mình mâu thuẫn với chính mình, phản bội lại trí tuệ và lương tâm của chính mình, không nhất quán với bản thân mình, vậy có còn là trí thức chân chính lương thiện hay không? Họ đã ngụy biện, lấy sự trung thành với đảng, với lãnh tụ, với học thuyết, với cương lĩnh để che dấu thái độ ươn hèn, thỏa hiệp với sai lầm và còn trên thực tế đồng lõa với tội ác.
Tôi còn nhớ trước Đại hội XI của đảng CS, Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ yêu cầu đảng từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để trở về với dân tộc, nếu không ông sẽ công khai đốt thẻ đảng vì đảng không còn là đảng của ông và của nhân dân nữa. Ông đã làm đúng như thế, và ông cùng một số đảng viên CS phản tỉnh đã vĩnh biệt đảng CS đang nghĩ đến việc chung sức lập một tổ chức chính trị mới để phục vụ nhân dân, dân tộc, hợp với thời đại mới. Đây là một suy nghĩ đáng quý.
Tôi tha thiết mong mỏi những đảng viên lâu năm tôi từng quen biết, từng trân trọng, như Giáo sư Trần Phương, nhà chính trị-ngoại giao Vũ Khoan, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, anh Vũ Quốc Tuấn, Luật sư Trần Quốc Thuận, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cô Nguyễn Thanh Bình, con gái của tướng Vĩnh, nữ giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Toản, vợ cố Trung tướng Cao Văn Khánh, Giáo sư Hoàng Tụy - xin tất cả các bạn quý mến khác nữa, hãy dấn bước thêm, theo hướng đoạn tuyệt với những gì các bạn đã cho là sai lầm, hư hỏng, nguy hiểm cho đất nước cho đồng bào, dứt tình triệt để với bọn bành trướng khi dã tâm của chúng đã mười phân rõ mười. Xin các bạn hãy nhất loạt từ bỏ những công cụ cực kỳ tệ hại kéo dài, đã gây biết bao thảm họa, để cùng nhau tạo nên công cụ mới, lý luận mới, đường lối đối nội đối ngoại mới, bạn bè mới, liên minh mới phục vụ cho phát triển và phồn vinh của Tổ quốc, cho đồng bào đang trông đợi ở chúng ta.
Rất mong tất cả các bạn có thái độ phản biện quyết liệt hơn nữa với những văn kiện dự thảo cho Đại hội đảng lần thứ XII sắp đến, không thể tiếp tục chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa CS mơ hồ ảo ảnh, nền chuyên chính độc đảng tệ hại…Chỉ cần có thái độ dứt bỏ những công cụ cũ kỹ, lạc hậu có hại ấy, và lựa chọn thay thế bằng những dụng cụ hiện đại, tiên tiến, có ích. Còn cách dứt bỏ thì tùy, như thẻ đảng viên có thể cất vào ngăn kéo, cho một mồi lửa, vứt vào thùng rác, đào sâu chôn chặt vào quá khứ hay lịch sự trao lại cho Ban Tổ chức của đảng, bắt tay từ biệt các đồng chí cũ, nhẹ nhàng đoạn tuyệt với danh nghĩa đảng viên, mang danh nghĩa mới là người công dân dân chủ.
Mong các bạn quý hãy bước thêm một bước tới trước, chung sức tạo nên một tổ chức mới, một công cụ mới, từ trí tuệ tinh thông, từ tâm huyết nồng nhiệt để xây dựng đất nước hưng thịnh, phồn vinh, thành quả phát triển được chia chung cho toàn xã hội.
Xin nhớ biết bao nhà lãnh đạo từng gắn bó với lý luận Mác-Lênin, với học thuyết cộng sản cuối cùng đã ngay thật thốt ra là đảng CS theo chuyên chính vô sản không thể đổi mới, không thể cải tạo, không thể hoàn lương, nó đã hư hỏng từ gốc đến ngọn. Nó còn ngày nào là gây hại, làm mất thời gian là của quý nhất của nhân dân, của dân tộc ngày ấy.
Vậy thì mọi đảng viên CS còn có lương tri, còn được lòng yêu nước thương dân mách bảo, hãy làm một cử chỉ nhân đạo, cho đảng CS một ân huệ là góp phần kết thúc sự tồn tại tệ hại của nó, tiễn đưa nó vào viện bảo tàng. Nó không còn có chút gì là thiêng liêng, cao quý, không mảy may có ích.
Rồi các bạn sẽ thấy, cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, đáng sống hơn trước, cảm thấy gần với nhân dân, đồng bào, có ích cho cuộc đời này rất nhiều. Dù cho có bị chụp mũ, bị đánh hội đồng là «phản bội», «theo chân bọn phản động», «tay sai cho đế quốc» cũng không hề hấn gì khi lương tâm trong sáng, luôn thật lòng yêu nước thương dân.
Trên đây là những lời tâm huyết của một người do hoàn cảnh địa lý-chính trị-xã hội đã ở trong đảng CS hơn 42 năm (từ tháng 3/1946 đến tháng 9/1990), đã từ biệt đảng 25 năm nay, tuy được đảng CS đào tạo, sử dụng nhưng không thể không chia tay với một công cụ chính trị nguy hại cho dân cho nước, và từ đó cảm thấy có ích cho cuộc đời, thật sự cảm thấy hạnh phúc tự hào hơn bao giờ hết.
Đó là những ý kiến của Giáo sư Trần Phương và ông Vũ Khoan, từng là phó thủ tướng: của các Giáo sư Đào Xuân Sâm, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Nguyễn Mại, Võ Đại Lược; của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung; của các chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, Trần Đình Thiên, Việt Phương, Lê Đăng Doanh; của các nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia ngân hàng Dương Thu Hương; của cựu trưởng Ban Bảo vệ chính trị trung ương đảng Nguyễn Đình Hương.…. Đó là mới chỉ kể những người tiêu biểu nhất, trong đó không ít người tôi từng quen biết, từng trao đổi ý kiến từ khi còn ở trong nước.
Tôi rất hiểu tâm trạng của những trí thức có trình độ, có tâm huyết như thế, và tôi cũng hiểu sự chán nản, bực bội, có khi phẫn nộ của anh chị em khi thấy lãnh đạo vẫn cứ một mực ù lỳ, giáo điều, ôm chặt chủ nghĩa Mác-Lênin đã thất bại hiển nhiên, «kiên trì» chế độ độc quyền đảng trị mục nát, duy trì chế độ sở hữu toàn dân về ruộng đất kỳ quặc, thực hiện chính sách phi lý hèn với bọn bành trướng, ác với dân.
Ông Nguyễn Trung đã sốt ruột sau khi viết nhiều luận văn rất dài, viết cả vở kịch «Lũ» để cảnh báo về tình hình cực kỳ nghiêm trọng, nay lại cảnh báo khẩn cấp về «thảm họa Đen» đang gõ cửa nước ta (có thể đọc trên mạng Thời đại mới), nhưng vẫn chỉ là công cốc, thật đau lòng, khốn khổ về tinh thần cho người có tâm có tầm như thế.
Chẳng lẽ hàng ngũ trí thức VN đành chịu bó tay, theo lập luận rằng Bộ Chính trị kêu gọi góp ý, mỗi người đã chân thành tích cực góp ý, thế là hoàn thành nhiệm vụ, xong việc, còn lại là trách nhiệm của họ, của lãnh đạo? Nghĩ như thế có ổn không?
Tôi nghĩ có một hàng rào tâm lý ngăn cản đội ngũ trí thức nước ta dấn thân mạnh mẽ hơn nữa cho quê hương đất nước và nhân dân thân yêu của mình. Một hàng rào có hại, nguy hiểm. Đó là khái niệm phong kiến về lòng trung thành. Trung thành với đảng CS, với chế độ độc đảng, vì sau khi vào đảng, anh chị em thường nghĩ và gọi là «đảng ta», «chế độ ta», trung thành với lá cờ Tổ quốc, lá cờ đảng được coi là «những lá cờ của ta», ta từng mang xương máu ra để bảo vệ kia mà. Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, với điều lệ đảng, với hiến pháp của đất nước, trung thành với đường lối, chính sách, luật pháp của đảng và nhà nước ta. Tất cả đều thiêng liêng, đặt trên bàn thờ để cúng bái, không ai được coi thường, xúc phạm. Đạo đức xã hội phong kiến kiểu Khổng giáo cho rằng không trung thành là xấu xa, đáng tủi hổ, là phản bội, là nhục nhã, phải bị lên án, bị trừng phạt. Người quân tử phải trung với nhà vua, làm điều phải, vâng lời cha mẹ, thầy giáo, không được làm trái.
Lúc này xã hội ta cần truyền đạt, cổ xúy một thái độ tiến bộ. Đó là coi đảng, nhà nước, học thuyết, đường lối, lý luận, điều lệ, hiến pháp… tất cả chỉ là công cụ, là phương tiện để con người, xã hội sử dụng trong sự nghiệp phát triển nhằm mưu cầu hạnh phúc chung. Tất cả những công cụ, phương tiện ấy đều không có gì là thiêng liêng, vĩnh cửu, đều có thể sửa chữa, thay đổi, thay thế tùy theo điều kiện cụ thể. Như cái cày cái bừa của nông dân, cái búa cái kìm của người thợ, cái kim của cô thợ may, cái bút của anh sinh viên. Không thể giữ thái độ cổ hủ, cố định, đình trệ, rất phản khoa học, trái tự nhiên.
Nếu có chăng điều thiêng liêng thì đó là yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của quê hương, làm điều thiện tránh điều ác, tránh lòng tham, không đi ngược lại lương tâm, không làm trái điều mình tin là lẽ phải, phải có dũng khí, không làm theo điều gì sai lầm có hại cho nhân dân đất nước.
Chủ nghĩa Mác-Lênin áp dụng ở Liên Xô, Đông Âu đã thất bại hiển nhiên, bị gạt bỏ dứt khoát vậy còn tiếc rẻ làm gì? Chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã phá sản triệt để trong hơn 10 nước; ở VN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đến cuối thế kỷ này cũng sẽ chưa thấy mặt mũi nó ra sao, vậy thì giữ nó làm gì? Chủ nghĩa cộng sản còn xa vời hơn, chưa thấy hình dáng nó ra sao, huống gì các ông CS hiện nay toàn là tư sản lớn nhỏ cả, vậy thì chủ nghĩa CS đã trở thành vô nghĩa, ôm nó mãi làm gì? Các ông Mác-Lênin chẳng có gì là thiêng liêng mà lại còn có hại, thì còn có lý gì để còn luyến tiếc, để ghi mãi trong cương lĩnh, điều lệ đảng?
Hơn 20 năm trước toàn thế giới có trên 100 đảng và nhóm CS, nay tuyệt đại đa số đã giải thể, đã chết, gần như tuyệt chủng, vậy giữ mãi cái danh hiệu CS cô độc, bị lịch sử thải loại không thương tiếc, cho vào bảo tàng rồi, không dám bỏ sang một bên để mang tên mới liệu có còn khôn ngoan?
Khi hàng vạn trí thức CS đã nhận rõ rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đem ra áp dụng đã tàn phá đất nước, chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã là tai họa hiển nhiên cần dứt khoát từ bỏ nhưng lãnh đạo không chịu nghe theo lẽ phải, vậy thì các anh chị em đó còn có lý do gì để tiếp tục giữ niềm tin tuyệt đối trung thành với đảng? Như thế là đã tự mình mâu thuẫn với chính mình, phản bội lại trí tuệ và lương tâm của chính mình, không nhất quán với bản thân mình, vậy có còn là trí thức chân chính lương thiện hay không? Họ đã ngụy biện, lấy sự trung thành với đảng, với lãnh tụ, với học thuyết, với cương lĩnh để che dấu thái độ ươn hèn, thỏa hiệp với sai lầm và còn trên thực tế đồng lõa với tội ác.
Tôi còn nhớ trước Đại hội XI của đảng CS, Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ yêu cầu đảng từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để trở về với dân tộc, nếu không ông sẽ công khai đốt thẻ đảng vì đảng không còn là đảng của ông và của nhân dân nữa. Ông đã làm đúng như thế, và ông cùng một số đảng viên CS phản tỉnh đã vĩnh biệt đảng CS đang nghĩ đến việc chung sức lập một tổ chức chính trị mới để phục vụ nhân dân, dân tộc, hợp với thời đại mới. Đây là một suy nghĩ đáng quý.
Tôi tha thiết mong mỏi những đảng viên lâu năm tôi từng quen biết, từng trân trọng, như Giáo sư Trần Phương, nhà chính trị-ngoại giao Vũ Khoan, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, anh Vũ Quốc Tuấn, Luật sư Trần Quốc Thuận, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cô Nguyễn Thanh Bình, con gái của tướng Vĩnh, nữ giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Toản, vợ cố Trung tướng Cao Văn Khánh, Giáo sư Hoàng Tụy - xin tất cả các bạn quý mến khác nữa, hãy dấn bước thêm, theo hướng đoạn tuyệt với những gì các bạn đã cho là sai lầm, hư hỏng, nguy hiểm cho đất nước cho đồng bào, dứt tình triệt để với bọn bành trướng khi dã tâm của chúng đã mười phân rõ mười. Xin các bạn hãy nhất loạt từ bỏ những công cụ cực kỳ tệ hại kéo dài, đã gây biết bao thảm họa, để cùng nhau tạo nên công cụ mới, lý luận mới, đường lối đối nội đối ngoại mới, bạn bè mới, liên minh mới phục vụ cho phát triển và phồn vinh của Tổ quốc, cho đồng bào đang trông đợi ở chúng ta.
Rất mong tất cả các bạn có thái độ phản biện quyết liệt hơn nữa với những văn kiện dự thảo cho Đại hội đảng lần thứ XII sắp đến, không thể tiếp tục chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa CS mơ hồ ảo ảnh, nền chuyên chính độc đảng tệ hại…Chỉ cần có thái độ dứt bỏ những công cụ cũ kỹ, lạc hậu có hại ấy, và lựa chọn thay thế bằng những dụng cụ hiện đại, tiên tiến, có ích. Còn cách dứt bỏ thì tùy, như thẻ đảng viên có thể cất vào ngăn kéo, cho một mồi lửa, vứt vào thùng rác, đào sâu chôn chặt vào quá khứ hay lịch sự trao lại cho Ban Tổ chức của đảng, bắt tay từ biệt các đồng chí cũ, nhẹ nhàng đoạn tuyệt với danh nghĩa đảng viên, mang danh nghĩa mới là người công dân dân chủ.
Mong các bạn quý hãy bước thêm một bước tới trước, chung sức tạo nên một tổ chức mới, một công cụ mới, từ trí tuệ tinh thông, từ tâm huyết nồng nhiệt để xây dựng đất nước hưng thịnh, phồn vinh, thành quả phát triển được chia chung cho toàn xã hội.
Xin nhớ biết bao nhà lãnh đạo từng gắn bó với lý luận Mác-Lênin, với học thuyết cộng sản cuối cùng đã ngay thật thốt ra là đảng CS theo chuyên chính vô sản không thể đổi mới, không thể cải tạo, không thể hoàn lương, nó đã hư hỏng từ gốc đến ngọn. Nó còn ngày nào là gây hại, làm mất thời gian là của quý nhất của nhân dân, của dân tộc ngày ấy.
Vậy thì mọi đảng viên CS còn có lương tri, còn được lòng yêu nước thương dân mách bảo, hãy làm một cử chỉ nhân đạo, cho đảng CS một ân huệ là góp phần kết thúc sự tồn tại tệ hại của nó, tiễn đưa nó vào viện bảo tàng. Nó không còn có chút gì là thiêng liêng, cao quý, không mảy may có ích.
Rồi các bạn sẽ thấy, cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, đáng sống hơn trước, cảm thấy gần với nhân dân, đồng bào, có ích cho cuộc đời này rất nhiều. Dù cho có bị chụp mũ, bị đánh hội đồng là «phản bội», «theo chân bọn phản động», «tay sai cho đế quốc» cũng không hề hấn gì khi lương tâm trong sáng, luôn thật lòng yêu nước thương dân.
Trên đây là những lời tâm huyết của một người do hoàn cảnh địa lý-chính trị-xã hội đã ở trong đảng CS hơn 42 năm (từ tháng 3/1946 đến tháng 9/1990), đã từ biệt đảng 25 năm nay, tuy được đảng CS đào tạo, sử dụng nhưng không thể không chia tay với một công cụ chính trị nguy hại cho dân cho nước, và từ đó cảm thấy có ích cho cuộc đời, thật sự cảm thấy hạnh phúc tự hào hơn bao giờ hết.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Chất xám chảy đi, đất nước lấy gì phát triển?
"Khi tri thức và nguồn lực tài chính chảy máu ra ngoài rồi thì một quốc gia lấy gì để phát triển?", TS Đặng Hoàng Giang lên tiếng.Thưa quí vị độc giả, như các vị khách mời của chúng ta đã chia sẻ, để tháo gỡ cuộn chỉ rối mà chúng ta đang sa vào hiện nay, chỉ có một cách là phải đổi mới tư duy, thiết lập một trật tự xã hội lấy người dân làm trung tâm cho mọi quyết sách phát triển. Một môi trường công bằng, nghiêm túc, minh bạch chính là hướng đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc như mục tiêu chúng ta đã xác định ngay từ ngày đầu lập quốc.
Làm thế nào để biến VN thành nơi đáng sống?
Nhà báo Thu Hà: Có một số ý kiến cho rằng, sau đổi mới Việt Nam đã lựa chọn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta chưa thiết lập được một hệ thống pháp lý phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh.
Tọa đàm: Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ nghĩ về nước Việt Nam độc lập, tự chủ. |
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Khi chúng ta mới chuyển đổi kinh tế, một số nhà lý luận, các nhà chiến lược cũng muốn Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường đầy đủ, vì đó là cơ chế tạo ra động lực tăng trưởng ưu việt nhất mà con người từng biết cho tới nay.
Nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là cần có sự xác định rõ ràng về quyền sở hữu của các phương tiện sản xuất; Ai sở hữu cái gì đều phải rất rõ. Trên cơ sở đó mới có trao đổi và hợp tác. Có trao đổi-hợp tác thì mới tạo ra sự thịnh vượng. Đồng thời, sự xác định sở hữu sản phẩm của sự hợp tác cũng là động lực cho sáng tạo, nỗ lực lao động và sản xuất. Bản chất sự thịnh vượng của của nền kinh tế thế giới trong 500 năm qua chính là dựa trên động lực như tôi vừa đề cập.
Cũng bởi vì chúng ta còn dùng dằng ở chỗ xác định mô hình cho nên một số yêu cầu cơ bản nhất của mô hình kinh tế thị trường chúng ta vẫn chưa xác định một cách rõ ràng, dứt khoát, thành ra lại biến thành lực cản.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, bản quyền, cũng vẫn chưa mạch lạc nên nhiều khi tạo ra xung đột làm khó chính chúng ta.
Về các thành phần kinh tế, chúng ta vẫn xác định kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Khi chúng ta ưu ái, tập trung hầu hết nguồn lực quan trọng cho một khu vực, thì khu vực này sẽ phình to, chèn các khu vực khác. Tôi cho rằng, kinh tế nhà nước có thể tồn tại để làm một số nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng cần phải hiểu rằng, động năng của bất kỳ nền kinh tế nào cũng xuất phát từ khu vực kinh tế tư nhân, đây chính là nơi tạo ra sự tăng trưởng thực sự của mỗi quốc gia
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Tôi nhớ hồi năm 2004-2005 khi tôi quyết định quay về Việt Nam sau một thời gian dài sống ở châu Âu, không khí cả ở trong nước lẫn ở người Việt ở nước ngoài đều rất hứng khởi, lạc quan, tin tưởng vào một tương lai thịnh vượng. Doanh nhân quay về nước đầu tư, trí thức về nước làm việc, nghệ sĩ quay về nước sáng tác… Lúc đó, Việt Nam là nơi đáng để đầu tư, đáng để sống và cống hiến.
Mười năm sau, thay vào là một không khí chậm chạp. Một vài bức xúc trong dư luận tới từ việc chúng ta xứng đáng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, sau chiến tranh.
Theo quan sát của tôi, gần đây một làn sóng di cư ngược đang xảy ra. Vốn chất xám chảy ra khỏi Việt Nam, phong trào “tị nạn giáo dục” ngày càng mạnh. Vừa rồi báo chí cũng nói về việc 12/13 nhà vô dịch Olympia không về nước sau khi học xong là một ví dụ có thực.
Khi tri thức và nguồn lực tài chính chảy máu ra ngoài rồi thì một quốc gia lấy gì để phát triển?
Nhà báo Thu Hà:Dù có nói gì và thảo luận bao nhiêu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn rất cần những hành động cụ thể. Ý của tôi ở đây là, nếu vẫn đi theo chủ thuyết phát triển như lâu nay, Việt Nam cần loại bỏ những lý luận nào không còn phù hợp và tạm gác sang một bên những điểm nào chưa thể áp dụng trong thời đại ngày nay để đến năm 2020 sẽ không còn phụ nữ Việt Nam vì nghèo mà phải lấy chồng nước ngoài, sẽ không ai phải đi xuất khẩu lao động vì không còn con đường nào khác mưu sinh?
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Năm 2020 đã rất gần, và theo tôi không nên đặt ra mục tiêu mà chị Hà vừa nêu, đơn giản vì chúng ta sẽ không đạt được. Thái Lan, Trung Quốc với mức GDP bình quân đầu hơn cao gấp 4 -5 lần Việt Nam nhưng vẫn “xuất khẩu" cô dâu. Trong thời đại toàn cầu, con người sẽ tìm đến những nơi dễ sống hơn, dù phải chấp nhận sống một cuộc sống tha hương.
Cách duy nhất để những người nghèo nhất trong xã hội không phải bỏ nước tìm kế sinh nhai là phải tạo cơ hội cho những người ưu tú đóng góp và chèo lái đất nước. Hãy làm thế nào để các vô địch Olympia về Việt Nam. Làm thế nào để những Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird, phát huy được tài năng của mình ở quê nhà.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Bất cứ học thuyết nào cũng có những ý tưởng hay có thể vận dụng. Nhưng làm gì thì làm, vận dụng gì thì cũng cứ lấy con người làm trung tâm cho mọi tư duy chính sách.
Khi lợi thế thành điểm yếu
Nhà báo Thu Hà: Theo các vị, lợi thế cạnh tranh tốt nhất của Việt Nam giờ đây là gì?
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam đã từng có những lợi thế đáng kể so với các nước trong khu vực. Ví dụ một nền giáo dục phổ cập rộng, đội ngũ trí thức và kỹ thuật viên được đào tạo ở Đông Âu cũ, người lao động được đánh giá là chăm chỉ, tình hình xã hội ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, thương mại v.v…
Đáng tiếc những ưu thế này ngày càng bị thu hẹp lại.
Chỉ cần nhìn sang Myanmar: người dân ở đó có tiếng Anh rất tốt, cũng chăm chỉ lao động, chi phí nhân công lại rẻ hơn.
Sau sự cố tháng 5 vừa rồi khiến cho một số nhà đầu tư ngại ngần. Sự cố này tới từ nhiều lý do: các công ty vừa và nhỏ không làm ăn được trong mấy năm qua, dẫn tới khó khăn trong công ăn việc làm. Chênh lệch giàu nghèo cộng với tình trạng tham nhũng được thông tin trên báo chí tạo cảm nhận về môi trường xã hội đang có nhiều khó khăn. Đời sống của công nhân còn nhiều vất vả, điều kiện làm việc căng thẳng, nhiều khi không đủ thời gian đi vệ sinh, như báo chí phản ánh, dẫn tới lãn công, bãi công, làm đau đầu nhà đầu tư và chính quyền.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đúng là trong khi chúng ta vẫn đang rối thì các nước họ vượt xa ta rất nhanh.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Cách đây vài năm, khi Intel xây xong nhà máy sản xuất chip giá trị 1 tỉ đô-la ở phía Nam, họ đã phỏng vấn 2000 kỹ sư mới ra trường nhưng cuối cùng chỉ tuyển được 40 người đủ tiêu chuẩn chuyên môn lẫn tiếng Anh. Đây là kết quả tệ nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới mà họ đã đầu tư!
Trong kinh doanh quốc tế, các nhà đầu tư luôn có xu hướng tìm đến những địa chỉ an toàn, với lợi thế cạnh tranh cao hơn. Sau Intel, rõ ràng các nhà đầu tư khác sẽ phải cân nhắc rất nhiều. Myanma đang trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn, lượng đầu tư nước ngoài đến đó đang tăng lên chóng mặt.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, tiền lương theo danh nghĩa của Việt Nam tăng nhanh hơn tăng năng suất. Vì thế nó làm xói mòn những lợi thế của chúng ta mặc dù tiền công trả cho người lao động Việt Nam vẫn thấp so với thế giới, nhưng tương quan với năng suất thì không còn là lợi thế nữa và đang bị mờ dần đi.
Nhà báo Thu Hà: Ngoài những yếu tố từng được coi là lợi thế như nhân công giá rẻ, dồi dào, vị trí địa lý và sự ổng định chính trị của Việt Nam có được coi là lợi thế không?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Trong bối cảnh hiện nay, để lôi kéo cái các nhà đầu tư sự ổn định chính trị vẫn chưa đủ, giờ đây các nhà đầu tư còn đòi hỏi một môi trường xã hội ổn định.
Bên cạnh đó, một môi trường kinh doanh tốt còn liên quan đến các quyết sách nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng; liên quan đến xác định các quyền sở hữu từ đất đai cho đến thành quả của người lao động phải rõ ràng và sòng phẳng.
Tôi cho rằng, chúng ta còn một lợi thế vẫn chưa được khai thác là những đóng góp của khu vực công dân, khu vực mà tôi đang nói đến không phải do các thiết chế của nhà nước định ra, cũng không dựa trên các dịch vụ của lợi nhuận. Đó là các nhóm tự nguyện, xuất phát từ lòng trắc ẩn của cộng đồng.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Chúng ta còn lợi thế về vị trí địa lý, nhưng chính bản thân lợi thế này đang trở thành điểm yếu khi chúng ta có một người láng giềng khó đoán định. Thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là làm thế nào tìm được chỗ đứng trên trường quốc tế để cân bằng những rủi ro tới từ mối quan hệ láng giềng này.
Nhà báo Thu Hà: Có phải Việt Nam đang bị lệ thuộc? Tại sao Thái Lan, Đài Loan, Malayxia và nhiều nước khác cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc nhưng họ không bị rủi ro như chúng ta?Những câu hỏi này sẽ được hai vị khách mời trao đổi trong kỳ 3 tọa đàm.
Mời quí vị đón xem.
Tuần Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Người Buôn Gió - Khoảnh khắc cuộc đời.
- Anh không nghĩ đến mẹ anh và con anh sao.? Chúng nó chả tốt gì với anh đâu, việc gì anh phải giữ cho chúng nó.
Tên ttù im lặng, dường như hắn ta đang nhớ về gia đình. Các ngón tay hắn đan vào nhau xiết chặt nổi gân trên bàn tay gầy mảnh. Cán bộ điều tra mái tóc hoa râm nhiều kinh nghiệm liếc ánh mắt sắc lạnh nhìn đối tượng. Ông nói chậm rãi.
- Khi chúng tôi khám nhà anh, con trai anh hỏi chúng tôi - các bác bắt bố cháu à, thế bao giờ bố cháu về? - Thằng bé xinh trai và nghịch nhỉ, nó còn lấy đũa chọc vào máy tính.
Người cán bộ điều tra thở dài nói tiếp khi đã ngừng lại vài giây quan sát đối tượng. Hai bàn tay của đối tượng đã đưa lên bịt hai hốc mắt ôm vòng lên trán.
- Cuộc đời còn nhiều gánh nợ lắm, nợ mẹ sinh ra, nợ trách nhiệm nuôi con mình lớn khôn , sao cho nó bằng đứa trẻ khác. Nghĩ kỹ đi, không thương mình thì cũng phải thương con mình.
Bờ vai của đối tượng rung rung. Đã 5 ngày thẩm vấn, đối tượng luôn ma mãnh trước mối câu hỏi đặt ra, thậm chí còn nở nụ cười khi phản bác được lập luận của cán bộ điều tra. Hắn tỉnh táo và phản xạ nhanh nhẹn trước những câu hỏi tưởng là đơn giản nhưng là một cái bẫy. Cảm giác của hắn khá tốt hơn người khác. Hồ sơ cho thấy hắn là kẻ từng phạm pháp nhiều, nên hắn có sức chịu đựng và khôn ngoan hơn đối tương khác là thường.
Mày nghĩ cứng lắm ư, ông thầm nghĩ rồi ngưng lại không nói gì, cứ để đối tượng trong trạng thái vậy, ông chỉ việc chờ đợi với cây bút trên tay. Thời gian với ông không gấp, công việc của ông không vội, nó cứ đều đặn như thế này. Có kẻ vào đây còn quát tháo , còn doạ chết...nhưng sau cùng những điểm yếu của chúng sẽ bị chọc thủng dần, đến khi chúng suy sụp nhìn ông bằng con mắt van lơn. Ông nhìn đồng hồ, còn tiếng nữa là hết giờ làm việc. Những kẻ bị bắt thường khủng hoảng tâm lý nhất từ ngày thứ ba trở đi. Sau đó nửa tháng chúng lại trở nên lì lợm. Rồi đến tháng thứ ba đổ ra chúng lại suy sụp. Rồi chúng lại trở nên bất cần...Tuỳ theo mỗi đứa có hoàn cảnh và tư duy thế nào. Người cán bộ điều tra kinh nghiệm là phải nắm bắt được những khoảnh khắc mà chúng suy sụp, biết khai thác đúng điểm yếu vào thời điểm nào mà đối tượng đang hoang mang.
Cùng với bờ vai rung rung, đối tượng nấc hai tiếng nhỏ, bàn tay hắn vẫn bịt chặt mắt của mình. Đầu hắn cúi xuống bàn thấp hơn như không gánh nổi suy nghĩ trong đầu mình. Ông rót nước và ân cần đặt bàn tay lên vai hắn thân thiện như một người cha, ngừoi anh.
- Uống nước đi.
Tên tù ngẩng đầu lên, hắn nhìn ông bằng khuôn mặt nhoe nhoét vì nước mắt.
- Nghĩ xong chưa.?
Ông hỏi giọng thân tình, ông ngồi xuống bàn đặt bút lên trang giấy và nhìn đối tượng chờ.
Tên tù lau nước mắt, hắn hỏi ông.
- Anh có thấy tôi khóc rồi chứ, khi anh nhắc đến con tôi.?
Ông sững sờ gật đầu, đó là câu mà ông không nghĩ hắn sẽ nói sau trạng thái như vậy.
- Anh bảo tôi nghĩ, anh biết tôi đã nghĩ xong cái gì không.?
Ông nhìn hắn, trong đôi mắt hắn không lộ vẻ ranh ma mà hắn nhìn ông như một người bạn chí cốt, sắp sửa nói câu tâm tình.
Hắn nói như giãi bày.
- Tôi thương con tôi lắm. Vì thế tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc mà mình nhớ thương con nhất một điều. Đó là nếu mình thương con như vậy, thì những người bố khác cũng thương con họ như vậy.
Hắn ngừng lại, nhấp nước uống, nhìn thẳng vào mắt ông và nói tiếp.
- Vì vậy không nên đẩy những người bố khác phải chịu cảnh thương nhớ con như mình. Không nên đẩy họ phải chịu cái mình đang khổ tâm chịu. Việc hôm nay có mình tôi làm, nếu cần thì thực nghiệm điều tra. Câu trả lời cuối cùng của tôi là chỉ có mình tôi làm.
Cán bộ điều tra bỏ cái bút, khuôn mặt thoáng những nét mỉa mai.
- Được, khỏi cần thực nghiệm, tao biết không phải mày làm, nhưng thưc nghiệm mày làm được vì mày có nghề. Mày muốn tù thì được thôi. Cơ hội mà chúng tao giúp đỡ mày không nhận thì không có gì để nói.
Tên tù nói giọng nhẹ nhàng bình thản.
- Ông có muốn nghe tôi kể nốt mình nghĩ gì không.?
Nghĩ gì- cán bộ điều tra gằn giọng.
Tên tù nhìn ông như thương hại sự nóng giận mà ông không kiềm chế được. Ông lấy lại sự bình tĩnh và xuê xoa nói.
- Nghĩ gì cứ nói cho nhau biết đi.
Tên tù kể.
- Tôi đã từng đi tù, không phải một lần, mà mấy lần. Ông cũng biết đấy, chúng tôi ngày ấy đi tù lãng nhách lắm. Chỉ một câu nói, cái nhìn hoặc số tiền không lớn , chúng tôi sẵn sàng vác dao đến chém nhau. Rồi đi tù, lúc 3 năm, lúc 7 năm. Lũ chúng tôi đi tù như vậy triền miên. Chẳng người tử tế nào coi trọng chúng tôi ở những lần tù như thế. Hôm nay tôi ngồi đây với ông còn là may. Đáng ra tôi đang ngồi tù vì tội nào đó như chém, bắn người rồi. Trong cái thời gian tôi ở tù, nhìn thấy những bạn tù đi ra đi vào đến 3 lần. Chả ai goi đấy là anh hùng cả. Chúng tôi có đi tù ra tù vào cả đời như thế, cũng không ai nhớ đến. Thậm chí là hàng xóm của mình. Chỉ có các ông là nhớ những lần chúng tôi đi tù, vì công việc các ông cần nhớ để cộng lại tính mức án tù sau lớn hơn án tù trước. Tình tiết tái phạm phải không.?
Ông nhíu mày nhìn tên tù, có thể đây là một dạng của khủng hoảng suy sụp mà giờ ông mới gặp không. Ông gật đầu trước câu hắn hỏi.
Tên tù nhấp nước, xoa cái chén trong lòng hai bàn tay. Hắn nhìn xa qua cửa sổ, hắn nói như cho hắn nghe, như không có ông ở đấy. Như một thằng ngẩn ngơ đang làm thơ, y như vậy.
- Nếu lần này tôi bị tù, tôi biết chỉ từ 2 đến 5 năm. Mức án tuỳ thái độ ở toà. Nếu tôi nhận sai xin khoan hồng thì chỉ 2 năm. Nếu tôi cãi phản bác mạnh sẽ 5 năm. Nếu tôi cứ ngẩn ngơ không nhận sai, không phản bác tôi sẽ bị 3 năm. Hai hay năm năm không quan trọng với tôi, vì ông cũng biết tôi đã đi tù dài như thế, trong những nhà tù khắc nghiệt nhất đất nước này. Nhưng tôi sẽ không xin khoan hồng, nếu xin thì tôi đã làm việc ấy với ông ở đây, không ai thấy, không ai chứng kiến.
Người cán bộ điều tra nở nụ cười mỉa mai.
- Tưởng gì, chứ muốn đi tù thì dễ lắm, cứ thế này là sẽ được đi.
Tên tù cười lắc đầu nhìn ông vẻ bất mãn, ông dường như chả hiểu hắn muốn nói điều gì. Hắn thấy không cần phải vòng vo nữa, hắn nói dứt khoát.
- Nếu có một án tù vì tội danh này, tội lợi dụng tự do ngôn luận xâm hại lợi ích nhà nước mà ông đang hỏi đây. Đó là điều tôi muốn. Vì thế người ta sẽ nhớ đến tôi là một con người khác. Không phải là một thằng lưu manh, cờ bạc buôn lậu, trấn lột. Sẽ chẳng ai nghĩ đến những chuyện trước kia của tôi. Các ông đã giúp tôi xoá sạch trong đầu mọi người về những việc tôi làm hồi trẻ. Đất nước này không mãi như hôm nay, chẳng ai nắm tay đến sáng. Người ta sẽ nhớ đến tôi là người đã dám phản bác hành động sai trái của chế độ. Năm năm tù thì có gì mà đắt với cái việc xoá sạch quá khứ ấy. Chả phải nhiều thằng trong chúng tôi đã đi ra đi vào nhà tù 3 năm rồi 5 năm, rồi 10 năm. Có ai nhớ đến chúng đâu.
Tên tù ngừng nói, hắn đã nói xong. Cán bộ điều tra nhìn đồng hồ còn hơn nửa tiếng, ông xếp giấy tờ cho vào cặp , đứng dậy nói.
- Hôm nay đến đây tạm nghỉ. Anh nên nhớ cơ quan an ninh có hàng trăm nghìn biện pháp, chưa chắc chúng tôi đã đưa anh ra toà để anh làm anh hùng đâu.
Tên tù đứng dậy, hắn nói.
- Tôi chỉ là thằng lưu manh, bởi tính lưu manh toan tính, nên nếu bị thời điểm bị buộc làm anh hùng. Tôi sẽ diễn tốt khoảnh khắc ấy như một anh hùng. Một khoảnh khắc hiếm có mà chả thằng lưu manh nào có được trong đời. Để cho con tôi được tự hào.
........
Trên đây là một câu chuyện không chắc là có thật. Nhân vật cũng không có tên tuổi hay dấu vết nào của sự thật. Sở dĩ nó được viết ra ngày hôm nay. Để minh hoạ cho phiên toà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh mà toà án Đồng Tháp đã xử ngày 26 tháng 8 vừa qua. Là câu chuyện đi tìm một khoảnh khắc mong ước trong cuôc đời để gột rửa mình không hề dễ chút nào. Kể cả có toan tính như tên tù lưu manh kia. Bởi nó còn là sự lựa chọn của hồn thiêng sông núi, không phải kẻ nào toan tính mà có được.
Từ hai người nông dân hiền lành, vô danh như Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh, họ đã để lại tên mình trong tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam về sự oan ức , bất công, sự dối trá của hệ thống pháp luật hiện nay, cũng như mưu toan thủ đoạn bất nhân của nhà cầm quyền.
Cái khoảnh khắc họ đứng nhận phán quyến của toà án, cũng là khoảnh khắc họ đã ghi tên mình vào lịch sử như những chứng nhân của sự bất công , tha hoá, phi đạo đức tràn lan trong chế độ.
Một người phụ nữ bình thường với tính cách dân dã, chợ búa như Bùi Thị Minh Hằng, học thức không cao, gần cả cuộc đời chỉ toan tính thiệt lợi trong kinh doanh bỗng nhiên đã tìm được khoảnh khắc để làm chói sáng cuộc đời mình. Để được những khoảnh khắc như thế, người ta phải vượt qua những toan tính tầm thường, phải có một nội tâm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt. Để đi đến khoảnh khắc ấy là bao nhiêu thử thách , bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu lời đường mật đưa ra để ngăn cản.
Những con cá hồi làm cuộc hành trình hàng chục ngàn cây số, đối đầu với những sự chết chóc bởi những con cá to lớn hung ác. Để làm gì, để chúng đến một nơi chúng sẽ chết. Và cái khoảnh khắc được chuyển sang màu đỏ hồng phơi người chết trên mặt nước, đúng cái nơi mà chúng muốn, đúng cái thời điểm chúng muốn. Đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong đời con cá hồi nào có được. Hàng triệu con khác đã chết trên đường đi. Chỉ những con cá hồi về được nơi chúng muốn chết là cái chết có ý nghĩa, vì nó sẽ sản sinh ra những sức sống mới cho thế hệ sau.
Nào, giờ thì ai nghĩ Bùi Hằng là chủ quán Bar, là kẻ vô học gào toáng trên đường. Cái giờ phút khuôn mặt gầy rộc nhưng đầy quả cảm, kiên nghị trước phiên toà của bạo quyền. Hình ảnh đấy đã xoá đi tất cả những gì mà người khó tính đôi khi nghĩ không tốt về chị.
Nếu không có khoảnh khắc bị đóng mình trên thánh giá.chịu chết. Chúa Jesu mãi mãi chỉ là một ngươi thợ mộc.
Tên ttù im lặng, dường như hắn ta đang nhớ về gia đình. Các ngón tay hắn đan vào nhau xiết chặt nổi gân trên bàn tay gầy mảnh. Cán bộ điều tra mái tóc hoa râm nhiều kinh nghiệm liếc ánh mắt sắc lạnh nhìn đối tượng. Ông nói chậm rãi.
- Khi chúng tôi khám nhà anh, con trai anh hỏi chúng tôi - các bác bắt bố cháu à, thế bao giờ bố cháu về? - Thằng bé xinh trai và nghịch nhỉ, nó còn lấy đũa chọc vào máy tính.
Người cán bộ điều tra thở dài nói tiếp khi đã ngừng lại vài giây quan sát đối tượng. Hai bàn tay của đối tượng đã đưa lên bịt hai hốc mắt ôm vòng lên trán.
- Cuộc đời còn nhiều gánh nợ lắm, nợ mẹ sinh ra, nợ trách nhiệm nuôi con mình lớn khôn , sao cho nó bằng đứa trẻ khác. Nghĩ kỹ đi, không thương mình thì cũng phải thương con mình.
Bờ vai của đối tượng rung rung. Đã 5 ngày thẩm vấn, đối tượng luôn ma mãnh trước mối câu hỏi đặt ra, thậm chí còn nở nụ cười khi phản bác được lập luận của cán bộ điều tra. Hắn tỉnh táo và phản xạ nhanh nhẹn trước những câu hỏi tưởng là đơn giản nhưng là một cái bẫy. Cảm giác của hắn khá tốt hơn người khác. Hồ sơ cho thấy hắn là kẻ từng phạm pháp nhiều, nên hắn có sức chịu đựng và khôn ngoan hơn đối tương khác là thường.
Mày nghĩ cứng lắm ư, ông thầm nghĩ rồi ngưng lại không nói gì, cứ để đối tượng trong trạng thái vậy, ông chỉ việc chờ đợi với cây bút trên tay. Thời gian với ông không gấp, công việc của ông không vội, nó cứ đều đặn như thế này. Có kẻ vào đây còn quát tháo , còn doạ chết...nhưng sau cùng những điểm yếu của chúng sẽ bị chọc thủng dần, đến khi chúng suy sụp nhìn ông bằng con mắt van lơn. Ông nhìn đồng hồ, còn tiếng nữa là hết giờ làm việc. Những kẻ bị bắt thường khủng hoảng tâm lý nhất từ ngày thứ ba trở đi. Sau đó nửa tháng chúng lại trở nên lì lợm. Rồi đến tháng thứ ba đổ ra chúng lại suy sụp. Rồi chúng lại trở nên bất cần...Tuỳ theo mỗi đứa có hoàn cảnh và tư duy thế nào. Người cán bộ điều tra kinh nghiệm là phải nắm bắt được những khoảnh khắc mà chúng suy sụp, biết khai thác đúng điểm yếu vào thời điểm nào mà đối tượng đang hoang mang.
Cùng với bờ vai rung rung, đối tượng nấc hai tiếng nhỏ, bàn tay hắn vẫn bịt chặt mắt của mình. Đầu hắn cúi xuống bàn thấp hơn như không gánh nổi suy nghĩ trong đầu mình. Ông rót nước và ân cần đặt bàn tay lên vai hắn thân thiện như một người cha, ngừoi anh.
- Uống nước đi.
Tên tù ngẩng đầu lên, hắn nhìn ông bằng khuôn mặt nhoe nhoét vì nước mắt.
- Nghĩ xong chưa.?
Ông hỏi giọng thân tình, ông ngồi xuống bàn đặt bút lên trang giấy và nhìn đối tượng chờ.
Tên tù lau nước mắt, hắn hỏi ông.
- Anh có thấy tôi khóc rồi chứ, khi anh nhắc đến con tôi.?
Ông sững sờ gật đầu, đó là câu mà ông không nghĩ hắn sẽ nói sau trạng thái như vậy.
- Anh bảo tôi nghĩ, anh biết tôi đã nghĩ xong cái gì không.?
Ông nhìn hắn, trong đôi mắt hắn không lộ vẻ ranh ma mà hắn nhìn ông như một người bạn chí cốt, sắp sửa nói câu tâm tình.
Hắn nói như giãi bày.
- Tôi thương con tôi lắm. Vì thế tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc mà mình nhớ thương con nhất một điều. Đó là nếu mình thương con như vậy, thì những người bố khác cũng thương con họ như vậy.
Hắn ngừng lại, nhấp nước uống, nhìn thẳng vào mắt ông và nói tiếp.
- Vì vậy không nên đẩy những người bố khác phải chịu cảnh thương nhớ con như mình. Không nên đẩy họ phải chịu cái mình đang khổ tâm chịu. Việc hôm nay có mình tôi làm, nếu cần thì thực nghiệm điều tra. Câu trả lời cuối cùng của tôi là chỉ có mình tôi làm.
Cán bộ điều tra bỏ cái bút, khuôn mặt thoáng những nét mỉa mai.
- Được, khỏi cần thực nghiệm, tao biết không phải mày làm, nhưng thưc nghiệm mày làm được vì mày có nghề. Mày muốn tù thì được thôi. Cơ hội mà chúng tao giúp đỡ mày không nhận thì không có gì để nói.
Tên tù nói giọng nhẹ nhàng bình thản.
- Ông có muốn nghe tôi kể nốt mình nghĩ gì không.?
Nghĩ gì- cán bộ điều tra gằn giọng.
Tên tù nhìn ông như thương hại sự nóng giận mà ông không kiềm chế được. Ông lấy lại sự bình tĩnh và xuê xoa nói.
- Nghĩ gì cứ nói cho nhau biết đi.
Tên tù kể.
- Tôi đã từng đi tù, không phải một lần, mà mấy lần. Ông cũng biết đấy, chúng tôi ngày ấy đi tù lãng nhách lắm. Chỉ một câu nói, cái nhìn hoặc số tiền không lớn , chúng tôi sẵn sàng vác dao đến chém nhau. Rồi đi tù, lúc 3 năm, lúc 7 năm. Lũ chúng tôi đi tù như vậy triền miên. Chẳng người tử tế nào coi trọng chúng tôi ở những lần tù như thế. Hôm nay tôi ngồi đây với ông còn là may. Đáng ra tôi đang ngồi tù vì tội nào đó như chém, bắn người rồi. Trong cái thời gian tôi ở tù, nhìn thấy những bạn tù đi ra đi vào đến 3 lần. Chả ai goi đấy là anh hùng cả. Chúng tôi có đi tù ra tù vào cả đời như thế, cũng không ai nhớ đến. Thậm chí là hàng xóm của mình. Chỉ có các ông là nhớ những lần chúng tôi đi tù, vì công việc các ông cần nhớ để cộng lại tính mức án tù sau lớn hơn án tù trước. Tình tiết tái phạm phải không.?
Ông nhíu mày nhìn tên tù, có thể đây là một dạng của khủng hoảng suy sụp mà giờ ông mới gặp không. Ông gật đầu trước câu hắn hỏi.
Tên tù nhấp nước, xoa cái chén trong lòng hai bàn tay. Hắn nhìn xa qua cửa sổ, hắn nói như cho hắn nghe, như không có ông ở đấy. Như một thằng ngẩn ngơ đang làm thơ, y như vậy.
- Nếu lần này tôi bị tù, tôi biết chỉ từ 2 đến 5 năm. Mức án tuỳ thái độ ở toà. Nếu tôi nhận sai xin khoan hồng thì chỉ 2 năm. Nếu tôi cãi phản bác mạnh sẽ 5 năm. Nếu tôi cứ ngẩn ngơ không nhận sai, không phản bác tôi sẽ bị 3 năm. Hai hay năm năm không quan trọng với tôi, vì ông cũng biết tôi đã đi tù dài như thế, trong những nhà tù khắc nghiệt nhất đất nước này. Nhưng tôi sẽ không xin khoan hồng, nếu xin thì tôi đã làm việc ấy với ông ở đây, không ai thấy, không ai chứng kiến.
Người cán bộ điều tra nở nụ cười mỉa mai.
- Tưởng gì, chứ muốn đi tù thì dễ lắm, cứ thế này là sẽ được đi.
Tên tù cười lắc đầu nhìn ông vẻ bất mãn, ông dường như chả hiểu hắn muốn nói điều gì. Hắn thấy không cần phải vòng vo nữa, hắn nói dứt khoát.
- Nếu có một án tù vì tội danh này, tội lợi dụng tự do ngôn luận xâm hại lợi ích nhà nước mà ông đang hỏi đây. Đó là điều tôi muốn. Vì thế người ta sẽ nhớ đến tôi là một con người khác. Không phải là một thằng lưu manh, cờ bạc buôn lậu, trấn lột. Sẽ chẳng ai nghĩ đến những chuyện trước kia của tôi. Các ông đã giúp tôi xoá sạch trong đầu mọi người về những việc tôi làm hồi trẻ. Đất nước này không mãi như hôm nay, chẳng ai nắm tay đến sáng. Người ta sẽ nhớ đến tôi là người đã dám phản bác hành động sai trái của chế độ. Năm năm tù thì có gì mà đắt với cái việc xoá sạch quá khứ ấy. Chả phải nhiều thằng trong chúng tôi đã đi ra đi vào nhà tù 3 năm rồi 5 năm, rồi 10 năm. Có ai nhớ đến chúng đâu.
Tên tù ngừng nói, hắn đã nói xong. Cán bộ điều tra nhìn đồng hồ còn hơn nửa tiếng, ông xếp giấy tờ cho vào cặp , đứng dậy nói.
- Hôm nay đến đây tạm nghỉ. Anh nên nhớ cơ quan an ninh có hàng trăm nghìn biện pháp, chưa chắc chúng tôi đã đưa anh ra toà để anh làm anh hùng đâu.
Tên tù đứng dậy, hắn nói.
- Tôi chỉ là thằng lưu manh, bởi tính lưu manh toan tính, nên nếu bị thời điểm bị buộc làm anh hùng. Tôi sẽ diễn tốt khoảnh khắc ấy như một anh hùng. Một khoảnh khắc hiếm có mà chả thằng lưu manh nào có được trong đời. Để cho con tôi được tự hào.
........
Trên đây là một câu chuyện không chắc là có thật. Nhân vật cũng không có tên tuổi hay dấu vết nào của sự thật. Sở dĩ nó được viết ra ngày hôm nay. Để minh hoạ cho phiên toà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh mà toà án Đồng Tháp đã xử ngày 26 tháng 8 vừa qua. Là câu chuyện đi tìm một khoảnh khắc mong ước trong cuôc đời để gột rửa mình không hề dễ chút nào. Kể cả có toan tính như tên tù lưu manh kia. Bởi nó còn là sự lựa chọn của hồn thiêng sông núi, không phải kẻ nào toan tính mà có được.
Từ hai người nông dân hiền lành, vô danh như Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh, họ đã để lại tên mình trong tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam về sự oan ức , bất công, sự dối trá của hệ thống pháp luật hiện nay, cũng như mưu toan thủ đoạn bất nhân của nhà cầm quyền.
Cái khoảnh khắc họ đứng nhận phán quyến của toà án, cũng là khoảnh khắc họ đã ghi tên mình vào lịch sử như những chứng nhân của sự bất công , tha hoá, phi đạo đức tràn lan trong chế độ.
Một người phụ nữ bình thường với tính cách dân dã, chợ búa như Bùi Thị Minh Hằng, học thức không cao, gần cả cuộc đời chỉ toan tính thiệt lợi trong kinh doanh bỗng nhiên đã tìm được khoảnh khắc để làm chói sáng cuộc đời mình. Để được những khoảnh khắc như thế, người ta phải vượt qua những toan tính tầm thường, phải có một nội tâm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt. Để đi đến khoảnh khắc ấy là bao nhiêu thử thách , bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu lời đường mật đưa ra để ngăn cản.
Những con cá hồi làm cuộc hành trình hàng chục ngàn cây số, đối đầu với những sự chết chóc bởi những con cá to lớn hung ác. Để làm gì, để chúng đến một nơi chúng sẽ chết. Và cái khoảnh khắc được chuyển sang màu đỏ hồng phơi người chết trên mặt nước, đúng cái nơi mà chúng muốn, đúng cái thời điểm chúng muốn. Đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong đời con cá hồi nào có được. Hàng triệu con khác đã chết trên đường đi. Chỉ những con cá hồi về được nơi chúng muốn chết là cái chết có ý nghĩa, vì nó sẽ sản sinh ra những sức sống mới cho thế hệ sau.
Nào, giờ thì ai nghĩ Bùi Hằng là chủ quán Bar, là kẻ vô học gào toáng trên đường. Cái giờ phút khuôn mặt gầy rộc nhưng đầy quả cảm, kiên nghị trước phiên toà của bạo quyền. Hình ảnh đấy đã xoá đi tất cả những gì mà người khó tính đôi khi nghĩ không tốt về chị.
Nếu không có khoảnh khắc bị đóng mình trên thánh giá.chịu chết. Chúa Jesu mãi mãi chỉ là một ngươi thợ mộc.
Nếu câu chuyện trên
cùng là có thật. Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc
người đàn bà này đã làm nên. Điều mà nhiều kẻ nam nhi như hắn đã không
làm được hoặc không dám làm.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
GS Nguyễn Văn Tuấn - Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận?
Nói rằng bằng tiến sĩ y khoa VN không được thế giới công nhận (1) cũng
không hẳn sai, nhưng cũng nên nói thêm rằng bằng bác sĩ của VN cũng
chẳng được ai công nhận. Hai chữ “công nhận” ở đây còn tuỳ vào bối
cảnh. Nếu ứng viên tốt nghiệp tiến sĩ ở VN mà có bài báo khoa học công
bố trên những tập san quốc tế có impact tốt thì ứng viên vẫn có thể xin
việc bất cứ nơi nào trên thế giới.
Còn nếu tiến sĩ VN không có công bố gì thì đúng là chẳng ai công nhận. Nhưng bác sĩ thì khác, hai chữ “công nhận” gắt gao hơn tiến sĩ. Bác sĩ có bằng cấp từ VN không được hành nghề khám chữa bệnh ở các nước phương Tây, vì bằng cấp của họ không được công nhận và họ chưa qua tái huấn luyện lâm sàng ở nước sở tại.
Bài viết này (1) có vài so sánh theo tôi là dễ gây ngộ nhận, có lẽ do người phát biểu chưa am hiểu vấn đề đào tạo đại học ở các nước như Mĩ hay Úc. Không nên so sánh kiểu như “Ở Mỹ không coi trọng TS bằng bác sĩ. Người Mỹ ít làm TS, và nếu muốn người ta có thể có bằng TS trước khi trở thành BS” (1). Tôi đồ rằng chính người nói chưa chắc hiểu hệ thống đào tạo ở các nước như Mĩ hay Úc. Bằng tiến sĩ là thuộc loại academic (hàn lâm), còn bằng bác sĩ là thuộc loại vocational training (hướng nghiệp). Không nên lẫn lộn hai triết lí đào tạo này và môi trường tác nghiệp. Nếu hành nghề khám chữa bệnh thì dĩ nhiên bác sĩ quan trọng hơn tiến sĩ. Nhưng nếu hành nghề nghiên cứu trong các đại học, viện nghiên cứu, thì tiến sĩ quan trọng hơn bác sĩ.
Nói người Mĩ ít làm tiến sĩ là không hẳn đúng. Trước đây, các đại học đào tạo ra bác sĩ, nhưng họ chỉ loay hoay khám chữa bệnh và nặng với nhiệm vụ lâm sàng, nên kiến thức khoa học rất kém. Làm bác sĩ mà kém khoa học thì chẳng khác gì thợ khám chữa bệnh. Thế là sau này có “phong trào” học tiến sĩ để thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng bác sĩ quá bận nên làm sao có thì giờ đi học tiến sĩ. (Ở Mĩ đâu có học tiến sĩ tại chức như VN). Thế là có trường đại học đề ra sáng kiến chương trình MD-PhD. Hình như là Đại học Johns Hopkins có sáng kiến này đầu tiên, rồi sau đó các trường khác làm theo. Theo chương trình MD-PhD sinh viên học tiền lâm sàng 2 năm, sau đó chuyển sang chương trình PhD từ 3-5 năm, và sau đó là hoàn tất chương trình lâm sàng 2 năm. Do đó, khi tốt nghiệp, sinh viên vừa trở thành bác sĩ mà cũng là nhà khoa học tạm hoàn chỉnh.
Xem thường nghiên cứu cơ bản
Có một câu phát biểu tuy đúng nhưng tôi nghĩ có hơi hám… nguỵ biện vì so sánh giữa táo và cam: “TS nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi.”
Câu nói trên nếu từ một bệnh nhân thì có thể bỏ qua, nhưng nếu từ một bác sĩ thì nó thể hiện cái “ignorance” và thiếu hiểu biết của người bác sĩ. Nói ngắn gọn: Không có nghiên cứu cơ bản thì không có nền y khoa hiện đại như hiện nay. Anh chàng bác sĩ cho một viên thuốc và bệnh nhân khỏi bệnh, và tưởng đó là công của mình, nhưng anh quên rằng để có viên thuốc đó là một quá trình nghiên cứu công phu, lâu dài, và phải qua bao nhiêu thất bại mới có được viên thuốc đó. Cách nói đó cho thấy người bác sĩ hời hợt, chỉ nhìn thấy cái ngọn mà không nhìn thấy cái gốc.
Câu hỏi quan trọng hơn là: Thế nào là “giỏi”? Ai đánh giá anh là “giỏi”? Ngày ngày khám bệnh, cho thuốc, và thấy bệnh nhân cải tiến, có bác sĩ nghĩ như vậy mình là giỏi. Bệnh nhân cũng nói mình là giỏi. Thế là bác sĩ nghĩ mình giỏi thật, và tự hào với cái giỏi đó, xem ai cũng không giởi bằng mình, ai cũng không quan trọng bằng mình. Có bác sĩ tự xem mình là thánh, là ông trời con. Một kiểu nói theo tiếng Anh là self-serving và self-important.
Cho dù có định nghĩa giỏi là gì và có đánh giá khách quan, một người bác sĩ có thể chữa bệnh giỏi nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ là người thợ. Ở quê tôi ngày xưa có chú Sáu T, chú chỉ là y tá nhưng do kinh nghiệm lâu năm, chú là vị cứu tinh cho dân làng mấy chục năm trời (nhưng cũng không biết bao nhiêu là nạn nhân). Nhưng dù sao thì chú vẫn là “thợ”, chứ không phải “sĩ”. Để thành “sĩ” người thầy thuốc cần phải biết về khoa học. Để “giỏi” bác sĩ không chỉ dừng ở chỗ thấy bệnh nhân tốt hơn mà còn phải tìm hiểu có thật sự thuốc có tác dụng hay cái gì khác, tại sao thuốc có tác dụng và cơ chế tác dụng là gì, tại sao kháng thuốc, cơ chế kháng thuốc là gì, v.v. Những câu hỏi đó không thể trả lời bằng lâm sàng, mà phải có nghiên cứu cơ bản. Đó chính là lí do tại sao nhiều bác sĩ bỏ cả sự nghiệp để theo đuổi nghiên cứu cơ bản.
Tôi nghĩ cái quan điểm nằm trong câu “Tiến sĩ nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi” nó nguỵ biện và nguy hiểm. Nguy hiểm là vì nó khuyên bác sĩ không nên làm nghiên cứu khoa học. Nguy hiểm là vì nó xem thường nghiên cứu cơ bản và những người dấn thân làm nghiên cứu cơ bản. Chính vì xem thường nghiên cứu cơ bản nên y khoa VN không phát triển nổi, không sáng chế được cái gì quan trọng. Để sáng chế cần phải có nghiên cứu cơ bản. Nhưng nghiên cứu cơ bản ở VN không được xem trọng (thể hiện qua câu phát biểu vô trách nhiệm trên) thì làm sao sáng chế được gì. Không sáng chế được thì phải dùng cái của người khác, và thế là biến VN thành một nước lệ thuộc vào nước ngoài.
Còn nếu tiến sĩ VN không có công bố gì thì đúng là chẳng ai công nhận. Nhưng bác sĩ thì khác, hai chữ “công nhận” gắt gao hơn tiến sĩ. Bác sĩ có bằng cấp từ VN không được hành nghề khám chữa bệnh ở các nước phương Tây, vì bằng cấp của họ không được công nhận và họ chưa qua tái huấn luyện lâm sàng ở nước sở tại.
Bài viết này (1) có vài so sánh theo tôi là dễ gây ngộ nhận, có lẽ do người phát biểu chưa am hiểu vấn đề đào tạo đại học ở các nước như Mĩ hay Úc. Không nên so sánh kiểu như “Ở Mỹ không coi trọng TS bằng bác sĩ. Người Mỹ ít làm TS, và nếu muốn người ta có thể có bằng TS trước khi trở thành BS” (1). Tôi đồ rằng chính người nói chưa chắc hiểu hệ thống đào tạo ở các nước như Mĩ hay Úc. Bằng tiến sĩ là thuộc loại academic (hàn lâm), còn bằng bác sĩ là thuộc loại vocational training (hướng nghiệp). Không nên lẫn lộn hai triết lí đào tạo này và môi trường tác nghiệp. Nếu hành nghề khám chữa bệnh thì dĩ nhiên bác sĩ quan trọng hơn tiến sĩ. Nhưng nếu hành nghề nghiên cứu trong các đại học, viện nghiên cứu, thì tiến sĩ quan trọng hơn bác sĩ.
Nói người Mĩ ít làm tiến sĩ là không hẳn đúng. Trước đây, các đại học đào tạo ra bác sĩ, nhưng họ chỉ loay hoay khám chữa bệnh và nặng với nhiệm vụ lâm sàng, nên kiến thức khoa học rất kém. Làm bác sĩ mà kém khoa học thì chẳng khác gì thợ khám chữa bệnh. Thế là sau này có “phong trào” học tiến sĩ để thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng bác sĩ quá bận nên làm sao có thì giờ đi học tiến sĩ. (Ở Mĩ đâu có học tiến sĩ tại chức như VN). Thế là có trường đại học đề ra sáng kiến chương trình MD-PhD. Hình như là Đại học Johns Hopkins có sáng kiến này đầu tiên, rồi sau đó các trường khác làm theo. Theo chương trình MD-PhD sinh viên học tiền lâm sàng 2 năm, sau đó chuyển sang chương trình PhD từ 3-5 năm, và sau đó là hoàn tất chương trình lâm sàng 2 năm. Do đó, khi tốt nghiệp, sinh viên vừa trở thành bác sĩ mà cũng là nhà khoa học tạm hoàn chỉnh.
Xem thường nghiên cứu cơ bản
Có một câu phát biểu tuy đúng nhưng tôi nghĩ có hơi hám… nguỵ biện vì so sánh giữa táo và cam: “TS nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi.”
Câu nói trên nếu từ một bệnh nhân thì có thể bỏ qua, nhưng nếu từ một bác sĩ thì nó thể hiện cái “ignorance” và thiếu hiểu biết của người bác sĩ. Nói ngắn gọn: Không có nghiên cứu cơ bản thì không có nền y khoa hiện đại như hiện nay. Anh chàng bác sĩ cho một viên thuốc và bệnh nhân khỏi bệnh, và tưởng đó là công của mình, nhưng anh quên rằng để có viên thuốc đó là một quá trình nghiên cứu công phu, lâu dài, và phải qua bao nhiêu thất bại mới có được viên thuốc đó. Cách nói đó cho thấy người bác sĩ hời hợt, chỉ nhìn thấy cái ngọn mà không nhìn thấy cái gốc.
Câu hỏi quan trọng hơn là: Thế nào là “giỏi”? Ai đánh giá anh là “giỏi”? Ngày ngày khám bệnh, cho thuốc, và thấy bệnh nhân cải tiến, có bác sĩ nghĩ như vậy mình là giỏi. Bệnh nhân cũng nói mình là giỏi. Thế là bác sĩ nghĩ mình giỏi thật, và tự hào với cái giỏi đó, xem ai cũng không giởi bằng mình, ai cũng không quan trọng bằng mình. Có bác sĩ tự xem mình là thánh, là ông trời con. Một kiểu nói theo tiếng Anh là self-serving và self-important.
Cho dù có định nghĩa giỏi là gì và có đánh giá khách quan, một người bác sĩ có thể chữa bệnh giỏi nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ là người thợ. Ở quê tôi ngày xưa có chú Sáu T, chú chỉ là y tá nhưng do kinh nghiệm lâu năm, chú là vị cứu tinh cho dân làng mấy chục năm trời (nhưng cũng không biết bao nhiêu là nạn nhân). Nhưng dù sao thì chú vẫn là “thợ”, chứ không phải “sĩ”. Để thành “sĩ” người thầy thuốc cần phải biết về khoa học. Để “giỏi” bác sĩ không chỉ dừng ở chỗ thấy bệnh nhân tốt hơn mà còn phải tìm hiểu có thật sự thuốc có tác dụng hay cái gì khác, tại sao thuốc có tác dụng và cơ chế tác dụng là gì, tại sao kháng thuốc, cơ chế kháng thuốc là gì, v.v. Những câu hỏi đó không thể trả lời bằng lâm sàng, mà phải có nghiên cứu cơ bản. Đó chính là lí do tại sao nhiều bác sĩ bỏ cả sự nghiệp để theo đuổi nghiên cứu cơ bản.
Tôi nghĩ cái quan điểm nằm trong câu “Tiến sĩ nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi” nó nguỵ biện và nguy hiểm. Nguy hiểm là vì nó khuyên bác sĩ không nên làm nghiên cứu khoa học. Nguy hiểm là vì nó xem thường nghiên cứu cơ bản và những người dấn thân làm nghiên cứu cơ bản. Chính vì xem thường nghiên cứu cơ bản nên y khoa VN không phát triển nổi, không sáng chế được cái gì quan trọng. Để sáng chế cần phải có nghiên cứu cơ bản. Nhưng nghiên cứu cơ bản ở VN không được xem trọng (thể hiện qua câu phát biểu vô trách nhiệm trên) thì làm sao sáng chế được gì. Không sáng chế được thì phải dùng cái của người khác, và thế là biến VN thành một nước lệ thuộc vào nước ngoài.
GS Nguyễn Văn Tuần
(Diễn Đàn Thế Kỷ
)
Ba tờ báo bị phạt vì ‘thông tin sai sự thật’
Ba tờ báo tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính vì đã "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng".
Đó là ba tờ báo Tiền Phong, báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức, mỗi tờ bị xử phạt 60 triệu đồng.
Đó là ba tờ báo Tiền Phong, báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức, mỗi tờ bị xử phạt 60 triệu đồng.
Thông tin được loan báo vào sáng 27/8, tại cuộc họp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với lãnh đạo ba tờ báo này.
Nội dung liên quan tin về một bài văn được cho là của một học sinh tiểu học ở Quy Nhơn, gửi thư cho bố là người lính trực chiến ở đảo.
Trong thư, em bé “hồn nhiên” kể về quan hệ ngoại tình giữa mẹ và một công an phường.
Báo Đất Việt ngày 7/8 đăng bài này với tựa "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa".
Báo Tiền Phong cũng đăng "Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm", còn trang Kiến Thức lại chạy tít “Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa".
Quyết định xử phạt
Nội dung liên quan tin về một bài văn được cho là của một học sinh tiểu học ở Quy Nhơn, gửi thư cho bố là người lính trực chiến ở đảo.
Trong thư, em bé “hồn nhiên” kể về quan hệ ngoại tình giữa mẹ và một công an phường.
Báo Đất Việt ngày 7/8 đăng bài này với tựa "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa".
Báo Tiền Phong cũng đăng "Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm", còn trang Kiến Thức lại chạy tít “Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa".
Theo Quyết định số 665/QĐ-XPVPHC, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định xử phạt Báo điện tử Tiền Phong về việc đã vi phạm hành chính, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết "Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm" đăng trên chuyên trang Tấm Gương ngày 07/08/2014. Theo Quyết định số 665/QĐ-XPVPHC, xử phạt Báo điện tử Kiến Thức vì đăng bài "Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa" đăng ngày 8/8/2014. Theo Quyết định số 667/QĐ-XPVPHC, xử phạt Báo điện tử Đất Việt vì đăng bài "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa" đăng ngày 07/08/2014.
Sau đó trên các mạng xã hội có các bài phản bác, cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Một blog, có tên Tuấn Công Thư Phòng, nói “đây là nội dung, ngôn từ, hành văn hoàn toàn của người lớn, do người lớn đạo diễn với chủ đích rất rõ ràng”.
Bộ Thông tin và Truyền thông nói đây là "thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước".
Trang web của Bộ nói tại cuộc họp ngày 27/8, lãnh đạo ba tờ báo “thừa nhận lỗi vi phạm và nhận thức rõ khuyết điểm, thiếu sót”.
Những người này “xin nghiêm túc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân có sai phạm”.
Mới đây, một tờ báo điện tử, Trí Thức Trẻ, vừa nhận quyết định đình bản ba tháng và bị phạt 207 triệu đồng vì đăng bài nói về phụ nữ miền Tây "gây bức xúc cho dư luận".
Hôm 12/8, báo này đăng bài có tựa đề "Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ" của một tác giả ẩn danh.
Bài báo bình luận về các cô gái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: "Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối".
Khi đăng tải, bài này đã gây phản ứng khá gay gắt trong dư luận.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét