Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tin thứ Tư, 27-08-2014 - MỘT VẤN NẠN CỦA NỀN TƯ PHÁP – GIẢI QUYẾT ÁN KÉO DÀI

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển chủ quyền VN (KP).
Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 tại Đà Nẵng bàn về những thách thức (LĐ).
- Máy bay Trung-Mỹ “chạm trán”: Phi công Trung Quốc thích “chòng ghẹo”? (DT).  – Truyền thông TQ chỉ trích Mỹ ‘do thám’ (BBC).  – Mỹ – Trung tìm cách tránh đụng độ trên không trung (MTG).
- Máy bay tuần tra Trung Quốc xâm phạm không phận Đài Loan (TN). – Máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận Đài Loan (VOA). – Phi cơ TQ ‘bay qua Đài Loan’ tới Biển Đông (BBC). “Đài Loan ‘đã bám sát phi cơ Trung Quốc’ cho tới khi những chiếc Y-8 này rời không [phận] ADIZ của Đài Loan“.  – Đài Loan điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc (VNE).  – Đài Loan truy đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận (RFI).
- Biển Đông: Nga, Mỹ, VN, TQ (Việt Báo).  – Tập Cận Bình: các nguyên tắc cùng tồn tại của các quốc gia láng giềng châu Á (Kichbu). “Tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và tìm kiếm những điểm chung trong khi vẫn giữ sự khác biệt, hợp tác và hai bên cùng thắng – đó là hình thức lý tưởng của mô hình châu Á, ý thức châu Á ý thức và sự thông thái phương Đông“. Không thể “tôn trọng lẫn nhau” khi một nước láng giềng này gọi nước láng giềng kia là “đứa con hoang“! Không thể tin cậy lẫn nhau khi miệng thì nói “hòa bình, hữu nghị”, nhưng luôn có hành động xâm chiếm các nước lân bang! – Hãy Cảnh Giác với Bắc Triều: VỀ BIỂN ĐÔNG, CẦN TRÁNH BẪY SẬP NGÔN NGỮ (Dân Quyền).
H1- Đứa “con hoang” đã chịu quay về khấu đầu tạ tội: Việt Nam ‘muốn khôi phục’ quan hệ với TQ (BBC/ Ba Sàm). Người dân Việt Nam cần chuẩn bị cho lần Bắc thuộc thứ 5. – Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc? (VOA). GS Tương Lai: “Khôi phục cái gì? Khôi phục mối quan hệ mà Trung Quốc đã đưa ra những lời bịp bợm 4 tốt và phương châm 16  chữ? Tất cả những cái đó đã bị lột trần với hành động kẻ cướp của giàn khoan 981… Với hình giàn khoan ấy, nó lột trần bộ mặt xâm lược của bọn hiếu chiến trong thế lực cầm quyền Bắc Kinh, đồng thời nó cũng lột mặt nạ của những kẻ lâu nay ăn phải bả của Trung Quốc, ra rả nói lên 4 tốt và 16 chữ“. – Đặc phái viên của Tổng bí thư đã đến Trung Quốc (GDVN).
- Mục đích chuyến thăm của Đặc phái viên Tổng Bí thư (Trần Kinh Nghị). “Phải tranh thủ ghi lại tin này, vì thấy nó có cái gì rất không ổn, nếu không nói là quá ư lạ lẫm: Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại! . – Ông Lê Hồng Anh phải buộc Trung Quốc bồi thường (VNTB). “Hàng loạt vụ việc phía TQ cố tình bắn ngư dân VN, cướp bóc tàu của ngư dân VN khi đang đánh bắt trên vùng biển của VN…, liệu có được ông Lê Hồng Anh cứng rắn yêu cầu Đảng Cộng sản TQ phải mau chóng đền bù?
- Ngoại giao Việt Nam: có dám vượt sông Rubicon? (Phạm Vũ Lửa Hạ). “Bài này cũng nhắc đến thư ngỏ hôm 28/7 của 61 đảng viên kêu gọi nhà nước Việt Nam thoát Trung (to “escape” China’s orbit – “thoát khỏi” quỹ đạo của Trung Quốc) và kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ. Bài này cho rằng nếu làm được như vậy, đây sẽ là sự kiện có thể mang tầm vượt sông Rubicon trong lịch sử quan hệ Trung-Việt...”
- Phải “thoát Cộng” để có thể “thoát Trung” (ĐVD). “điều chúng ta mong không phải là đảng CSVN “thoát Trung” mà là đất nước, dân tộc Việt Nam được ‘thoát Cộng’. Bởi lẽ, nếu vì nhu cầu chiến thuật nào đó nhà cầm quyền hiện nay thay đổi đối tác lệ thuộc từ Trung Cộng sang Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì chế độ độc tài, thì điều đó có phải là mong đợi lớn nhất, sau cùng của người Việt Nam? Câu trả lời rõ ràng là KHÔNG!
- Khoảng 8.000 lao động nước ngoài sẽ đến làm việc tại KCN Vũng Áng (DT). – 10.000 lao động TQ sẽ vào Vũng Áng? (BBC).   – Formosa đưa thêm 8.400 lao động nước ngoài vào Vũng Áng (VNE). – Gần 11.000 lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng (CBS). – 10.000 lao động TQ vào Vũng Áng: Bộ đang kiểm tra! (ĐV). Bộ Kiểm tra rồi bộ sẽ làm gì với phát hiện của mình? Hay lại báo cáo với dân rằng mọi tuyển dụng đều “đúng quy trình”?!
H1- Kết quả phiên xử nhà hoạt động Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thúy Quỳnh (RFA).   – Ba nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam lãnh từ hai đến ba năm tù (RFI).  – Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Bà Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam (VOA). “Các luật sư và các bị cáo đều khẳng định vô tội nhưng mà tòa người ta chủ yếu dựa vào lời khai của các nhân chứng thôi, mà các nhân chứng thì phần nhiều là do cơ quan điều tra người ta dựng lên. Cuối cùng, kết quả phiên tòa là, bà Hằng bị 3 năm, còn ông Minh bị hai năm rưỡi và bà Quỳnh thì 2 năm”.  – Video: Gặp các nhân chứng, nạn nhân trong vụ bắt Bùi Thị Minh Hằng tại Lấp Vò, Đồng Tháp (JB Nguyễn Hữu Vinh).  – Nguyên Thọ – Án tù cho 3 nhà hoạt động Việt Nam (Dân Luận).
- Phản đối công an Cao Lãnh hành xử như côn đồ, đánh bắt người vô cớ! (FB Đinh Nhật Uy). “Khi tôi có mặt gần phiên tòa xử người yêu nước Bùi Hằng, Văn Minh, Thúy Quỳnh thì có 4 người không rõ nguồn gốc từ trong lề nhảy bổ ra giữa đường đánh chúng tôi. Hoảng loạn vì quá bất ngờ không biết chuyện gì, chúng tôi bỏ chạy khỏi khu vực đó khoảng 300m thì có một xe CSGT đuổi theo ra lệnh dừng xe. Chúng tôi tự dừng xe lại để điều tra lý do thì bất ngờ anh CSGT tên Nghĩa xông vào đánh tôi bằng dùi cui...”
- Phiên tòa xét xử 3 người yêu nước : Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Dân Quyền).  – Nguyễn Tấn Thành: THẤY GÌ VỚI BẢN ÁN 3 NĂM TÙ CHO CHỊ HẰNG NGÀY 26/8/2014 ? (TNM). “Nhưng CA làm như vậy cũng là giải quyết phần ngọn, kiểu nào Chị Hằng cũng về. Kiểu nào Chị cũng tiếp tục nghĩa hiệp như vậy, lần bắt thứ ba, lần thả thứ ba sự Kết sẽ mạnh hơn, và bao nhiêu người sẽ học theo chị nghĩa hiệp, xã thân nữa, làm sao đủ người mà theo hết.  Đã đến lúc phải chấp nhận một xã hội Dân sự và tiến tới Dân chủ, điều đó không những giải quyết được chuyện này mà còn làm cho Đất nước giàu mạnh, đó chính là gốc !
- Thêm một phiên tòa ô nhục (ĐCV). – KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI (FB Thái Bá Tân). “Không còn gì để nói/Về luật pháp nước ta./Càng không gì để nói/ Về mấy ông quan tòa./ Tội danh chỉ gây rối,/ Tạm giam cả năm trời./ Rồi xử, công khai nhé,/ Mà dân từ nhiều nơi/ Đến dự thì bị bắt,/ Bị sách nhiễu, hành hung./ Không còn gì để nói./ Trơ trẽn thế là cùng“. – Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành đang yêu cầu công an làm đúng chức phận của mình (Dân Luận).
H1- Ðại Sứ Quán Mỹ lên tiếng sau phiên xử bà Bùi Hằng (). – Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp (BBC). “Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động”. – TUYÊN BỐ CỦA SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI HÀ NỘI (TNM).
- Con trai Bà Bùi Hằng thất vọng về bản án của Mẹ (RFA). “Lời cầu xin từ phía gia đình là hãy quan tâm đến sự việc của mẹ con để cùng nhau lên tiếng tố cáo sự tráo trở sự lật lọng của đảng cộng sản Việt Nam cũng như sự bất chấp nhân quyền bất chấp mọi lý lẻ mà kết tội vô cớ những người vô tội cũng như những người bất đồng chính kiến“. – Dương Hoài Linh – Không phải chúng ta (Dân Luận).
Cho tới bây giờ là 6h30′ sáng ngày 27-08-2014, báo quốc doanh không có một bản tin nào nói về vụ xử bà Bùi Thị Minh Hằng và 2 người bạn.
- Tướng Trần Độ khuyên Tố Hữu phải xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm, nhưng…không được (GNLT). “Khi ấy Tố Hữu vẫn sống nhăn, kiên quyết không nghe theo lời khuyên của tướng Trần Độ là xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm đã bị hàm oan bao năm trước đó, dù biết hổ chết để da, người ta chết để tiếng. Ngày Tố Hữu chết, so sánh với cái chết của lão tướng Trần Độ, cựu chiến binh Hoàng Giáp viết:  Người đời vẫn gọi ông/ là tướng công Trần Độ/ Người đời lại gọi hắn/ là cho – thêm sắc vào“. Người đời gọi Tố Hữu là “Cho – thêm sắc vào” là thành CHÓ rồi.
- Siết quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội (TTXVN).  – Thông tư “nóng” đối với trang tin tổng hợp, mạng xã hội (Infonet).  – Mạng xã hội phải xóa bỏ nội dung vi phạm (eFinance). – Từ 3/10, mạng xã hội phải có bộ lọc thông tin vi phạm (ICTNews). – Người dùng phải chịu trách nhiệm thông tin chia sẻ trên MXH (VNN). ” ‘Hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội’ nêu rõ, các cá nhân có quyền chia sẻ thông tin không vi phạm quy định trên trang cá nhân, nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin được đăng tải, chia sẻ đó. Văn bản này cũng quy định, cá nhân không được phép cung cấp thông tin tổng hợp“.
H1- Toàn bộ nội dung Thông tư 09, do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ký ngày 19-08-2014. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son muốn quản lý cả internet, truy tìm những người đăng tin để xử lý? “Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp: Lưu trữ tối thiểu 90 (chín mươi) ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 (hai) năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải. Đối với mạng xã hội: Lưu trữ tối thiểu 02 (hai) năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải“.
- Hạnh phúc mang thương hiệu Việt (Nguyễn Hoa Lư). “Dù đạt được thành tựu ngoạn mục trên trường Quốc tế trong bảng xếp hạng hạnh phúc, báo chí An Nam muốn chứng tỏ đức khiêm nhường và tự trọng khi không hề có sự tung hô như vẫn thường thấy. Chỉ có những bài viết thể hiện sự băn khoăn đầy tự ti mặc cảm. Sao vậy cà? Thế giới công nhận, tại sao mình lại không? Tại sao không nhân dịp này tổ chức chiến dịch quảng bá rầm rộ cho thương hiệu hạnh phúc Việt?
- Quyền tư hữu đất đai qua cái nhìn của một nông dân Anh thế kỉ 16 (TCPT).
- Luật sư Trần Đình Triển – Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Trần Đại Quang (Dân Luận). “Rất nhiều ý kiến của cá nhân tôi trên diễn đàn, tôi nhận xét và đánh giá rất cao về Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: là vị lãnh đạo của Đảng, nhà nước, người đứng đầu lực lượng Công an nhân dân rất khiêm tốn, nhã nhặn, hòa đồng với mọi người; lắng nghe, thận trọng, tiếp thu ý kiến đúng; không bảo thủ, không định kiến, sẵn sàng bổ khuyết nếu như đó là quan điểm đúng vì lợi ích chung“.
- Tham nhũng và lạm quyền trong ngành tư pháp có dấu hiệu gia tăng (VNE). – Khó phát hiện tham nhũng trong điều tra (NLĐ). Hổng phải Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới như lời ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phát biểu à? – CHỐNG THAM NHŨNG KHÔNG PHẢI BẰNG LỜI HỨA (TNM).
- Vì sao đến Năm Cam cũng phải ngồi “chiếu dưới” trùm Minh “Sâm”? (ĐSPL). – Đến lúc này, người dân vẫn run sợ Minh ‘sâm’ (NĐT).  “Minh “sâm” vốn có tiếng vẽ chân người nào thì người ấy được. Người dân cả vùng này, có ai dám kháng cự Minh “sâm” nửa câu đâu. Muốn nói lắm, nhưng sợ vạ vào thân. Đến lúc này, Minh “sâm” bị bắt rồi, nhưng có người nào dám nói thật về bản chất của Minh “sâm” đâu, vì đàn em nhiều vô kể”.  Người dân sợ không sợ sao được bởi đây là những tên tướng cướp đã được công an bảo kê: Tướng cướp vừa bị bắt từng được ca ngợi trên báo Công an nhân dân (Dân News). – Giám đốc Sở GTVT Bắc Ninh nói về con đường 430 tỷ của Minh ‘sâm’ (TP).  – Ông trùm Minh Sâm… “chạy án” kinh tế nhờ quan hệ VIP? ().
- Xã nào cũng làm vậy thì rất gay! (NLĐ). “Về việc chính quyền xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai bán đất công trái phép để lập quỹ trả lương hưu cho nông dân, một mô hình từng được ca ngợi“. – Sự thật ‘Quỹ hưu nông dân’ từng được ‘tung hô’ tại Thanh Văn (NĐT).
H1- Dẹp nạn “một người làm quan, cả họ được nhờ” (DT). “Một cá nhân muốn tham nhũng còn sợ hãi bị phát hiện, nhưng một bè phái cùng tham nhũng và che chắn cho nhau thì độ an toàn cao hơn. Có lẽ, tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít là do sự che chắn kỹ lưỡng này“.
- Xét xử nguyên đại úy CSGT bắn chết sếp: Tòa trả hồ sơ điều tra lại (NLĐ). – Điều tra lại tội của nguyên đại úy CSGT Suối Tre (VNE).
- Vụ Vinalines: Hoãn phiên tòa vì vắng Dương Chí Dũng (NĐT).
- Cải cách, quyết làm là được (TN).
- Peter Arnett: Kết thúc của Ngô Đình Diệm (1963) (Phan Ba).
- Trung Quốc phát hiện hàng chục đường hầm ở Tân Cương (NLĐ).
- Báo Trung Quốc đòi trừng trị giới dân chủ Hồng Kông (RFI).
- Trung Quốc sửa luật an ninh quốc gia thành luật phản gián (RFI).
- Trung Quốc vẫn áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình về đối ngoại. (RFI).
- Tỷ phú Úc xin lỗi Trung Quốc (BBC).

- Tuyên truyền pháp luật về biên giới biển cho cán bộ chủ chốt (CAĐN). Lẽ ra “cán bộ chủ chốt” phải nắm vững để phổ biến cho dân? Đã là cán bộ chốt mà không biết luật biên giới biển?
“Trung Quốc rất coi trọng chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh” (VnEconomy). Con hoang trở về nhà mà không coi trọng sao được? Không coi trọng, coi chừng nó bỏ đi hoang nữa đó.
- Phạm Gia Minh: THẾ NÀO LÀ VƯỢT TRUNG? (BVN). “Vượt Trung không loại trừ việc học hỏi có chọn lọc những cái hay của Trung Quốc nhưng không bị sa vào những cái bẫy chính sách và lặp lại mù quáng những sai lầm của Trung Quốc. Vượt Trung là không bị lệ thuộc về hệ tư tưởng và thể chế chính trị- xã hội của Trung Quốc tuy vẫn chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nhưng phải vạch ra được lằn ranh đỏ hay một hành lang an toàn cho nền kinh tế Việt Nam”.
- Lê Khả Phiêu: Thách thức lớn nhất là vấn đề xây dựng, củng cố Đảng (VOV). “Nước ta sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước chuyển sang hòa bình, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 cho đến trước năm 1986 cũng là một giai đoạn thách thức quyết liệt và phúc tạp; Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn với những quyết định đúng đắn về chiến lược và sách lược, biết nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật...”. Biết nhìn thẳng vào sự thật mà bây giờ đảng của ông vẫn còn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội hả ông cựu TBT?
- Phạm Đình Trọng: HAI NGÀY ĐỐI MẶT VỚI CÔNG AN (BS). “Những công an chỉ biết còn đảng còn mình không phải chỉ xúc phạm thân xác và danh dự tôi, một nhà văn khắc khoải cùng nỗi đau với dân với nước mà họ còn hủy hoại cả những vật dụng thiết thân của tôi!
- Tuyên bố báo chí chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (UB châu Âu). “Chủ tịch Barroso chia sẻ những lợi ích của báo chí và internet đầy năng đ ộng và sôi nổi. Phía EU hoanh nghênh việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 11 năm 2013 như là một dấu hiệu của sự quyết tâm tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền“.
- Chương trình khám bệnh cho 59 Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa: Cám ơn các anh (DCCT).
- LS Ngô Ngọc Trai: MỘT VẤN NẠN CỦA NỀN TƯ PHÁP – GIẢI QUYẾT ÁN KÉO DÀI (BS). “Kiểu xử án bỏ túi không hẳn là tòa xử sai nhưng nó vô lý và bất công vì tòa án theo đuổi việc kết tội đến cùng đi ngược lại với thể thức của việc xét xử phải đi đến một trong hai kết cục có tội hay vô tội. Nó cũng tạo ra sự nhàm chán vì phán quyết đã biết từ trước, diễn biến phiên tòa chỉ còn là hình thức“.
- VIỆT NAM MẤY LẦN VÔ ĐỊCH ROBOCON MÀ VẪN.. CON!? (FB Nguyễn Văn Hoàng). “Nhưng cái để tôi ngạc nhiên ở đây là, sao Việt Nam chế tạo robot giỏi thế mà đất nước vẫn phải nhập khẩu từ cái… tăm!? Chế tạo robot giỏi mà đi nhập khẩu từ cái tăm thì chế tạo robot để làm gì, vật lộn, mày mò, tìm tòi làm gì khi không áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống!? Vô địch như thế thì thà dành thời gian nghiên cứu máy móc sản xuất tăm để đỡ phải nhập khẩu tăm hoặc ngồi… vót tăm còn có ích“.
- Facebook ‘dọa kiện’ nhà hàng Nàng Gánh (TN). Lẽ ra chủ nhà hàng khi nhận được khiếu nại từ người đại diện Facebok thì phải biết sợ, cần xóa bỏ hết tất cả những chữ “Facebook” trên các vật sử dụng trong nhà hàng và xin lỗi người đại diện Facebook ở VN, thay vì nói rằng “…tôi vẫn mong được dùng slogan này vì đó mới đúng bản chất câu chuyện góp vốn của nhà hàng”. Vướng vô những vụ kiện tụng như thế này rất là phiền phức, có khi dẫn đến phá sản vì phải bồi thường bởi khả năng thua kiện rất lớn. Rõ ràng là nhiều người “điếc không sợ súng”.
KINH TẾ
- Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 27/8 (CafeF).  – Nhận định chứng khoán ngày 27/8: “Đà tăng chưa dừng lại” (StockBiz).   – Nhiều yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán (DĐDN). – Chứng khoán có thể sớm có điều chỉnh (TBKTSG).
- NHNN: Chưa giảm trần lãi suất huy động (TBKTSG). – Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm (QĐND).
H1- Ngày 26/8: NHNN tiếp tục phát hành 3.914 tỷ tín phiếu (StockBiz). – Mua ròng trái phiếu chính phủ ở hầu hết các kỳ hạn phiên 25/8 (Gafin).
- Gửi tiền vào ngân hàng nào hưởng lãi suất cao nhất? (Zing).
- TPHCM sẽ loại các dự án đầu tư công không hiệu quả (TBKTSG).
- Công nghiệp ô tô: Nuôi lớn bằng thuế? (NLĐ).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 26-8-2014 (VietFin). – Thâu tóm dự án bất động sản (NLĐ).
- “Tôi cho rằng Cục Hàng không vẫn đang tìm mọi cách ngăn cản đường bay vàng” (BizLive).
- Hàng Việt Nam “thua đau” Trung Quốc: Tiên trách kỷ! (DT).
- 500 triệu USD nhập hạt giống: Việt Nam “lười” từ… chuyện nhỏ (ĐV).

- “Nếu sử dụng hết dự phòng, nợ xấu của hệ thống chỉ là 2,2%” (Gafin). Dường như ông Đào Quốc Tính, Phó Chánh Thanh tra bị ngồi nhầm ghế? Ông phát biểu như thể ông không hiểu gì về quỹ dự phòng và nợ xấu, quỹ dự phòng không phải lập ra để bỏ tiền vào tài khoản, phòng ngừa rủi ro hay để xử lý nợ xấu. Mời xem lại: Nợ xấu (Giang Le).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đoàn Viết Hoạt: Nước Việt mới đầu thế kỷ 20 (ĐCV).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 30: Chương 39) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống). – KÌ CỤC LIỆT TRUYỆN (Kì 8: HỌC NỮA, HỌC MÃI….) / Vũ Duy Chu
- Người dùng chữ răn đời dưới chân Non Côi / Trần Kế Hoàn (Trần Mỹ Giống).
- LỮ QUỲNH, BUỒN NHƯ LY RƯỢU CẠN! (Da Màu).
- Sức mạnh của lời nói (Trần Đăng Khoa).
- BÀ BỒN (Văn Công Hùng).  – Thầy về !! (Vũ Hà Văn).
- Tái sinh ở ngôn ngữ thứ hai (TS).
- Tì hưu, sư tử đá nào giúp thăng quan tiến lộc? (ĐV).
- Chùm ảnh phố cổ Hà Nội những năm 1990 (Đẹp+/ TP). =>
- Ký sự Mông Cổ – Bài 1: Thành Cát Tư Hãn – Thánh Mông Cổ (PLTP).  – Ký sự Mông Cổ – Bài 2: Du mục – ngàn năm thương nhớ! (PLTP).
- Về cách ứng xử của Thành Long trong vụ con trai bị bắt: Giá của một nghệ sĩ cung đình (Tuấn Khanh). “Điều mà người ta tự hỏi là giá nào để một người nghệ sĩ tự biến mình thành những tên hề ngắn hạn cho các sân khấu thô bỉ như vậy? Thật khó để định được giá như vậy từ những trái tim bình thường“.

- Ai dọn sư tử lạ (TN). “Họ có thể đưa con sư tử lạ đó đi đâu thì đi, nhưng nhất định không được phép mang tới một nơi tương tự di tích khác”. – Trả lại linh vật ngoại lai cho người cung tiến (VTV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chính phủ chỉ đạo giải quyết hàng loạt vấn đề nóng trong giáo dục (GDVN).  – Thủ tướng: Bộ trưởng GD-ĐT phải chịu trách nhiệm việc chọn phương án đổi mới giáo dục (DT). – Thủ tướng Chính phủ: Các trường đại học vẫn chưa “tự chủ” (TBKTSG). – Giao quyền tự chủ cho các trường Đại học công lập (CP).
- Chưa “chốt” phương án kỳ thi quốc gia chung (TP).  – Thủ tướng: ‘Sớm chốt số năm học phổ thông, phương án thi chung’  (VNE). – Sớm chọn phương án tối ưu cho kỳ thi quốc gia (TBKTSG).  – Dự thi ĐH Quốc gia có thể được xét tốt nghiệp THPT (Zing).
Những đề án đổi mới giáo dục “khó hiểu” ở TP HCM (PT). – Nghi vấn trục lợi từ máy tính bảng: Sở GD-ĐT TP HCM và AIC nói gì? (NLĐ). – 4000 tỷ làm SGK điện tử: Câu hỏi phải trả lời! (ĐV).  – ‘Muốn dân tin, Bộ Giáo dục phải giải thích rõ” (VNN).
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 175 – Bộ … “thần kinh hoang tưởng”…! (Nhật Tuấn). “Là ông  Phạm Thành Luân, người mới phát biểu một câu nổi tiếng: ‘Cần phải có lòng tin vào đội ngũ. Ai cũng có thể nói không tin vào các kỳ thi phổ thông. Nhưng tôi đề nghị chúng ta không nói thế . Tư lệnh phải tin vào các chiến sĩ của mình đang chĩa súng vào địch để giữ trận địa. Chứ cứ lo chiến sĩ chĩa súng vào mình , không lo chỉ đạo tấn công thì thua là cái chắc ?’.” 
- Cổ đông Đại học Hoa Sen: “Xin đừng vu khống nhà đầu tư giáo dục!” (GDVN).
- Hà Nội khẳng định tuyển dụng giáo viên đã ‘thành công’ (VNN).  – Thạc sỹ ở Pháp trượt viên chức trường Ams “là bình thường“ (TP).  – “Thạc sĩ thi trượt viên chức trường Hà Nội – Amsterdam là đáng tiếc” (Tin Tức).   – Tiến sĩ thi trượt viên chức trường Ams: Chuyện không bất ngờ! (VOV). – Thông tin tiến sỹ thi trượt viên chức ở Hà Nội không chính xác (GTVT).
- Giáo dục thường xuyên chưa thu hút được giáo viên giỏi (NLĐ).
- Hoa hồng trích cho hiệu trưởng, Sở không được gì! (GDVN).
- Ngày tựu trường mang theo khát khao cống hiến, ngập tràn yêu thương (GDVN).
- Về nước lập nghiệp, du học sinh tìm được nhiều cơ hội (DT). Ở nước ngoài lập nghiệp du học sinh sẽ không có nhiều cơ hội?
- Nữ sinh dân tộc Thổ mồ côi cha mẹ thi đậu hai trường đại học (GDVN).
- Chỉ may mới đồng phục trong những trường hợp cần thiết (NĐT).
- Hiệu trưởng lợi dụng đào giếng, phá nát sân trường để… tìm vàng (GĐVN).
- Nghẹn đắng bữa ăn chỉ nồi cơm trắng của học sinh Quảng Ngãi (VTC).
- Việt Nam sẽ có bản đồ công nghệ (KP).
- Vắc-xin ngăn ngừa tái phát ung thư (TS).

- GS Nguyễn Văn Tuấn: Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận? (BS). “Tôi nghĩ cái quan điểm nằm trong câu ‘Tiến sĩ nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi’ nó nguỵ biện và nguy hiểm. Nguy hiểm là vì nó khuyên bác sĩ không nên làm nghiên cứu khoa học. Nguy hiểm là vì nó xem thường nghiên cứu cơ bản và những người dấn thân làm nghiên cứu cơ bản...”
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Trung tâm mổ từ thiện làm chết 3 trẻ chưa được cấp phép (VNE). – Bộ Y tế: Xử nghiêm vụ 3 trẻ chết sau phẫu thuật từ thiện (KP).  – Ba trẻ tử vong khi phẫu thuật từ thiện: Bộ Y tế làm việc với các bên liên quan (DT). – Y đức Đà Nẵng: Bộ Y tế có đáng chịu sỉ nhục? (VNTB).
- Kinh hãi hàng nghìn sán chó ở phổi bệnh nhân (TP).  – Bác sĩ kinh hãi khi thấy hàng nghìn sán chó ở phổi bệnh nhân (NĐT).
- Trung Quốc bắt giữ 30 ngàn tấn chân gà nhiễm độc (GDVN).  – 30.000 tấn chân gà tẩm hóa chất: Còn thực phẩm nào ở TQ an toàn? (GDVN).
- Xét xử vụ ‘cô gái bị xăm rết lên mặt’ (TN).  – Bà chủ xăm rết lên mặt, ngực nhân viên lĩnh án (KP).
- “Chúng con mất mẹ là mất hết thật rồi…” (DT).
H1- Mái ấm hạnh phúc của đôi vợ chồng khuyết tật (VNE). “Ngoài luyện tập thể thao, anh Thức chạy xe ôm, chị Kiên vẫn đi bán chổi để có thêm thu nhập“. Facebooker April Nguyễn: “Một chút thắc mắc: Làm sao anh ấy chạy xe ôm được nhể ?” Anh Thức ngồi xe lăn nhưng có thể chạy xe ôm? =>
- Những ngôi nhà dị dạng méo mó vẫn “hái ra tiền” giữa Thủ đô (DT).
- Dân xôn xao vì vớt được tượng “lạ” (DT).
- Phát hiện xác ‘người cá’ sơ sinh thật trôi dạt vào bờ biển (Tiin).
- Tòa VN kết án tù người TQ vì lừa đảo (BBC).
- Người dân TP. HCM còn phải chịu ngập lụt đến bao giờ (RFA). “Nguyên nhân phi khí hậu là do chúng ta chủ yếu phát triển đô thị nhanh quá về hạ tầng đô thị nói chung; tức là tăng mặt phủ không thấm nước chiếm những không gian của nước trước đây mà lại không có hệ thống thoát nước đi theo. Đó là nguyên nhân chủ yếu hiện nay“.
- Hàng ngàn người Bangladesh vô gia cư vì lũ lụt (CNN/ TP).
- Tepco phải đền 400.000 đô la cho một nạn nhân gián tiếp của Fukushima (RFI).
- Có đủ vaccine để phòng virus cúm A H5N6 (TBKTSG).
- Đã có 225 nhân viên y tế nhiễm virus Ebola (KP). – Bác sĩ nhiễm Ebola vẫn tử vong dù đã tiêm “thần dược” (KP).

QUỐC TẾ
 – Súng đã nổ trước cuộc gặp giữa hai tổng thống Putin-Poroshenko? (MTG). – Chưa có lối thoát cho Ukraine (NLĐ).   – Vụ Ukraine bắt 10 lính Nga ở Donetsk: Bộ Quốc phòng Nga nói gì? (BizLive). – “Nghỉ chơi” với phương Tây, Nga “trông cậy” Trung Quốc đầu tư (BizLive).
- Canada sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga ở Bắc Cực (TP).  – Canada tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực chống Nga tại Bắc Cực (ANTĐ).  – Ukraina: Tokyo hoãn chuyến thăm Nhật của Putin (RFI).
- Ukraine: Nhiều phản ứng khác nhau về quyết định giải tán Quốc hội (VTV).
- Bom nổ tại thủ đô Baghdad, ít nhất 10 người thiệt mạng (VOA).
- Israel tiếp tục dội bom Dải Gaza (VOA).
- Thái Lan chuẩn bị cho cuộc đàm phán hòa bình mới (VOA).
- Kỳ nghỉ không yên của TT Obama (NLĐ).
- Tổng thống Pháp trước cơ may cuối cùng (RFI).
- Đảng đối lập Hàn Quốc biểu tình phản đối cách xử lý vụ chìm phà (VOA).
- Chuyện một nước 2 thủ tướng, 2 quốc hội (VNN).

* RFA: + Sáng 26-08-2014; + Tối 26-08-2014
* RFI: 26-08-2014
* Video RFA: +Bản tin sáng 26-08-2014; + Bản tin tối 26-08-2014

2898. ĐÓN ĐỢI GÌ TỪ AMF-5 VÀ EAMF-3 (26-28/8) TẠI ĐÀ NẴNG?

FB Đinh Hoàng Thắng
26-08-2013

ĐIỀU NGẠC NHIÊN LÀ SÁNG NAY HẦU NHƯ KHÔNG THẤY MỘT TỜ BÁO VIỆT NAM NÀO PHÂN TÍCH VỀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CẢ VỀ SONG PHƯƠNG LẪN ĐA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NÀY? LẠI BẮT ĐẦU ĐIỆP KHÚC “LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI…” NƯỚC NGOÀI NÀO? LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG MỸ HAY CỦA EU SẮP SANG VIỆT NAM LÀM VIỆC À?
Sáng 26/8/2014 – Tại Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3), nhiều khả năng vấn đề an ninh/an toàn hàng hải tại khu vực Đông Á, đặc biệt ở Đông Nam Á, TỨC LÀ “TRẬT TỰ HÀNG HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG” sẽ trở thành vấn đề “dầu sôi lửa bỏng” . Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cùng với những hành động và tuyên bố sau khi buộc phải rút giàn khoan ấy đã/đang đẩy quan hệ ngoại giao trong khu vực đến mức căng thẳng chưa từng có, gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến các mối quan hệ quốc tế.
– Tùy theo “đầu ra” của 2 ngày họp cấp cao ở Bắc Kinh và 3 ngày họp đa phương ở Đà Nẵng để dư luận có thể thấy sự kết hợp giữa ngoại giao song phương và đối ngoại đa phương này sẽ đưa tới một kết quả ngoạn mục hay sự kết hợp ấy lại truyền đi một thông điệp sai lạc, làm yếu tư thế đàm phán cả của ASEAN lẫn Việt Nam.
– Hai vấn đề dư luận có thể đón đợi trong 3 ngày tới: ASEAN có thảo luận tiếp đề nghị của Mỹ về “đóng băng” các hoạt động khiêu khích trên BĐ và các bên có thỏa thuận mới gì không giữa ASEAN và TQ về các cuộc hiệp thương/đàm phán COC trong tương lai gần? Kết quả cụ thể này sẽ quy định vị thế của hai diễn đàn thường niên này trong 11 cơ chế hiện hành của ASEAN nhằm giải quyết vấn đề hợp tác hàng hải.
– Vấn đề tiếp theo là châu Á sẽ đối phó với sức nóng của “vạc dầu” đang sôi trong khu vực như thế nào? ASEAN SẼ CÓ SÁNG KIẾN MỚI GÌ ĐỂ THIẾT LẬP MỘT TRẬT TỰ HÀNG HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG? Riêng đối với Việt Nam tình hình khẩn trương thể hiện ở chỗ đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng đã sang đang hội đàm cấp cao tại Bắc Kinh 2 ngày trùng với 3 ngày họp của AMF-5 và EAMF-3?
– Một lưu ý tiếp theo nữa là trước khi có 2 cuộc họp thường niên năm nay, TQ bất ngờ trong hai ngày 21-22/8 đã tổ chức một Hội thảo có hơn 40 chuyên gia, học giả tham gia, tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Ý nghĩa của hội thảo ở Bắc Kinh này là gì?
– Thành phần của AMF và EAMF hàng năm có sự tham dự của các quan chức cao cấp chính phủ, các nhà nghiên cứu và chuyên gia các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các nước đối tác của ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, Nga và New Zealand.
– Sau Manila (2012) và Kuala Lumpur (2013), năm nay, AMF-5 và EAMF-3 diễn ra tại Đà Nẵng, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, tức là giữa ASEAN với 8 quốc gia Đông Á, đối tác của ASEAN; sáng kiến này ban đầu là của Nhật Bản từ năm 2011-2012. Mục đích hàng đầu của forum này là tìm cách thiết lập một trật tự hàng hải hiệu quả ở Đông Á để đảm bảo một vùng biển tự do, đi lại an toàn và giao thương không bị cản trở.
– Hai EAMF đầu 1&2 tổ chức vào tháng 10, năm nay diễn ra sớm hơn. Điều này chắc chắn nó có lý do sâu xa, có logic riêng (raison d’etre) của nó.
– Ta hãy quan sát AMF-5 & EAMF-3 TRONG BỐI CẢNH, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM của năm nay có thể thấy phần nào nội dung của kỳ họp này.
– Năm nay nên nhìn hai diễn đàn này từ ba góc độ: 1) Những chuyển động “nóng” trong khu vực; 2) Các tương tác “mới” giữa 3 thực thể địa-chính trị và 3) Vai trò chủ động của Việt Nam trong việc đăng cai/tổ chức hai cuộc họp tại Đà Nẵng.
1) Thứ nhất, câu chuyện giàn khoan 981 rất có khả năng vẫn chưa nguội tại các diễn đàn lần này, nếu như không nói còn tiếp tục nóng lên. Bởi vì nguyên nhân của việc TQ hạ đặt nó quá nhiều dimensions, quá đa chiều kích: thách thức Mỹ, chia rẽ ASEAN, cảnh báo VN, phục vụ mục tiêu địa-chính trị, nhưng không loại trừ thử nghiệm về kinh tế/công nghệ… Vì thế, tuy rút rồi mà vẫn nóng. Nóng vì TQ tiếp tục xua “các vũ khí bí mật”, đó là hàng vạn tàu cá xuống BĐ, tiếp tục lắp ráp các ngọn hải đăng, tiếp tục hoàn thiện các công trình nổi, các căn cứ TQ tranh thủ xây lắp trong thời gian hạ đặt giàn khoan. TQ tuyên bố có thể làm bất cứ điều gì trên BĐ nếu như TQ muốn…
– Trên thực tế diễn ra đúng như vậy: TQ tập trận trên BĐ, xây các trạm hải đăng trên các đảo ở TS, HS. Liên quan đến những hành động đơn phương, vi phạm tuyên bố DOC, có thể thấy ASEAN đã sai lầm khi không chịu thảo luận đề nghị của phía Mỹ “đóng băng” (ngưng) các hoạt động khiêu khích và xâm lấn trên BĐ (Mỹ+Phi/kế hoạch TAP, hành động 3 bước).
– Phải thấy rằng, nếu ASEAN không bàn tiếp sáng kiến “đóng băng” của Mỹ và “kế hoạch ba bước” TAP của Phi thì đấy là một thụt lùi.
2) Thứ hai là các tương tác mới, rất nguy hiểm giữa các thực thể địa-chính trị. 18 nước có 18 lợi ích quốc gia, lợi ích địa-chính trị. Tập trung vào 3 thực thể nổi bật: Trung Quốc, Mỹ và ASEAN. Trung Mỹ đang giải quyết hệ lụy của việc hai máy bay suýt đâm nhau. Rõ ràng vụ này làm phực tạp thêm mối quan hệ giưa hai nước vốn nghi kỵ nhau sâu sắc. Cả Washington và Bắc Kinh đều coi vụ chạm trán hôm 19/8 giữa máy bay trinh sát P8 chiến đấu cơ J11 là hành động mang tính xung đột. Mỹ cho biết từ đầu năm đến nay đã xẩy ra 3 vụ Mỹ cho là hành động hung hăng của TQ.
– Liên quan đến va đập Trung-Mỹ: tháng 4/2014, các quan chức hải quân Trung-Mỹ cùng các tướng lĩnh hải quan khác ở các nước lớn thuộc CÁ-TBD đã thông qua 1 Bộ Quy tắc đầu tiên về những cuộc va chạm ngoài ý muốn giữa các tàu chiến và máy bay hải quân hai nước. Mỹ công nhận từ ấy đến nay, ngoài vụ 19/8 chưa có vụ gây rối/kích động giữa các tàu 2 nước.
– Tuy nhiên, 1 quan chức cao cấp của hải quân TQ có tuyên bố các quy tắc nói trên chỉ có giá trị khuyến cáo, không nhất thiết phải tuân thủ khi TQ hành xử trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
– Một số nhà phân tích cho rằng, TQ đang chuẩn bị thiết lập ADIZ trên BĐ.
– ASEAN đang cố chèo chống giữa Mỹ và TQ.
– Hai vấn đề dư luận đón đợi trong 3 ngày tới: ASEAN có thảo luận tiếp đề nghị của Mỹ “đóng băng” các hoạt động khiêu khích trên BĐ và sẽ có thỏa thuận gì mới không giữa ASEAN và TQ về quá trình hiệp thương/đàm phán COC trong thời gian tới. Nếu mọi việc không có gì mới, trong khi TQ tiếp tục lấn lướt trên BĐ, TQ sẽ phải đối phó với điều mà các nhà quan sát gọi là “THẨM HỌA VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG NHƯ THẾ NÀO”.
3) Thứ ba là chủ động của VN thể hiện trong việc đăng cai tổ chức 2 hội nghị hàng năm này.
– Có thể là ngẫu nhiên, nhưng quốc tế đang chứng kiến VN đang thúc đẩy, đang kết hợp các ngoại giao song phương và đa phương để giải quyết xung đột trên Biển Đông với TQ. Đúng với tình thần của hội nghị quốc tế về ngoại giao đa phương ngày 12/8 vừa qua (30 năm mới có 1 hội nghị như vậy). Tuy nhiên, tùy theo “đầu ra” của 2 ngày họp cấp cao ở Bắc Kinh và 3 ngày họp đa phương ở Đà Nẵng để dư luận có thể thấy sự kết hợp giữa ngoại giao song phương và đối ngoại đa phương này sẽ đưa tới một vài kết quả ngoạn mục hay sự kết hợp ấy lại truyền đi một thông điệp sai lạc, làm yếu tư thế đàm phán cả của ASEAN lẫn Việt Nam.
– Dù sao mặc lòng, rõ ràng sức nóng của “vạc dầu sôi” châu Á thể hiện ở chỗ đặc phái viên của Tổng bí thư của Đảng sang đang hội đàm cấp cao tại Bắc Kinh 2 ngày trùng với 3 ngày họp của AMF-5 và EAMF-3.
– SÁNG NAY HẦU NHƯ KHÔNG HỀ THẤY TỜ BÁO VN NÀO PHÂN TÍCH VỀ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VÀ CÓ Ý NGHĨA CẢ VỀ SONG PHƯƠNG LẪN ĐA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NÀY.

2899. Việt Nam ‘muốn khôi phục’ quan hệ với TQ

BBC
26-08-2014
H1
Ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc với tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam muốn “khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh”.
Ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc trong ngày đầu tiên tại Bắc Kinh.
Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đài Tiếng Nói Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh nói khi gặp phía Trung Quốc rằng mục đích chuyến đi của ông là nhằm “trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.

Ông Anh nói thêm “việc hai Đảng, hai nước tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”.
Được biết chuyến thăm lần này được thực hiện theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Xử lý ảnh hưởng

Trong một thông cáo giải thích về chuyến đi của Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này”.
Việt Nam cũng gọi các vụ biểu tình hồi tháng Năm là “gây rối, mất trật tự tại một số địa phương”.
Bộ Ngoại giao hứa rằng Việt Nam “sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn”.
“Hội hữu nghị Việt–Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn.”
Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay phía Việt Nam “đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường”.
“Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam.”
Văn bản nói trên gây ra suy đoán là thời gian gần đây đã có áp lực nào đó lên phía Việt Nam đòi “xử lý bất đồng”, vì các vụ biểu tình căng thẳng nói trên xảy ra cách đây đã hơn ba tháng.

Giới quan sát nói gì?

Trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, hàng chục cơ sở của các công ty Trung Quốc tại miền Trung và miền Nam đã bị tấn công. Ít nhất bốn người bị cho là thiệt mạng và hàng nghìn người Trung Quốc đã được rút đi khỏi Việt Nam.
Bắc Kinh đã rút giàn khoan 981 giữa tháng Bảy, trước kễ hoạch một tháng.
Sau khi có thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Hai 25/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhanh chóng ra thông cáo hoan nghênh quyết định bồi thường cho công nhân Trung Quốc của phía Việt Nam.
Người phát ngôn Hồng Lỗi cho hay Việt Nam lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra và hứa hỗ trợ nhân đạo cho người bị ảnh hưởng.
Ông Hồng nói: “Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp”.
Một số nhà phân tích thì cho rằng chuyến đi của Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, được hãng AP dẫn lời nói ông cho rằng chuyến thăm sẽ không mang lại kết quả gì.
”Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát khác, thì được dẫn lời nói ông hoan nghênh chuyến đi nhưng lo rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.

2900. Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc?

VOA – Tiếng Việt
26-08-2014
H1 
Đặc sứ của ông Nguyễn Phú Trọng nói với các quan chức nước chủ nhà rằng mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông là để ‘trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước.
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, nói như vậy trong cuộc gặp với ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, ở Bắc Kinh.
Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được trích lời nói rằng việc hai bên ‘tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ phát triển lành mạnh, ổn định là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp’.

Ông Lê Hồng Anh cũng ‘đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian qua giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam với Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc’.
Trang web của Bộ Ngoại giao cũng dẫn lời ông Thụy nói rằng Trung Quốc ‘rất coi trọng chuyến thăm’ của ông Lê Hồng Anh, và ‘tin rằng chuyến thăm sẽ góp phần giải quyết thỏa đáng tranh chấp, bất đồng đang tồn tại giữa hai nước’.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã không đưa tin chi tiết về cuộc gặp giữa ông Lê Hồng Anh và ông Vương Gia Thụy.
Bản tin ngắn của cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc chỉ đưa tin chung chung về cuộc tiếp kiến đầu tiên của ông Lê Hồng Anh với quan chức nước chủ nhà, đồng thời dẫn lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói hôm qua, rằng ‘chuyến thăm của đặc sứ Việt Nam tới Trung Quốc để thảo luận các biện pháp nhằm làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua’.
Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát mối quan hệ Việt – Trung, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông đặt dấu hỏi lớn về hai từ ‘khôi phục’ của ông Lê Hồng Anh.
Nhà nghiên cứu này nói: “Khôi phục cái gì? Khôi phục mối quan hệ mà Trung Quốc đã đưa ra những lời bịp bợm 4 tốt và phương châm 16  chữ? Tất cả những cái đó đã bị lột trần với hành động kẻ cướp của giàn khoan 981. Và giàn khoan ấy, tôi đã viết bài cám ơn cái giàn khoan, chữ cám ơn trong ngoặc kép. Vì sao? Nó như một tờ giấy quỳ, nhúng vào dung dịch để nó hiện lên cái màu gì nó ra màu ấy, màu tím, màu đỏ, hay màu xanh. Với hình giàn khoan ấy, nó lột trần bộ mặt xâm lược của bọn hiếu chiến trong thế lực cầm quyền Bắc Kinh, đồng thời nó cũng lột mặt nạ của những kẻ lâu nay ăn phải bả của Trung Quốc, ra rả nói lên 4 tốt và 16 chữ [láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai]”.
Tháng trước, giáo sư Tương Lai cùng hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.
Ông Lê Hồng Anh, được coi là nhân vật quyền lực thứ 5 trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, tới thăm Trung Quốc trong hai ngày từ 26 tới 27/8.
Chưa rõ là vị đặc phái viên này sẽ gặp quan chức cao cấp nào của Trung Quốc trong ngày thứ hai ở thăm quốc gia láng giềng phương Bắc.
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên của một giới chức cấp cao của Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh sau chuyến công du Hà Nội của Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng 6.
Mối bang giao Việt – Trung đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi tháng Năm, dẫn tới đối đầu nhiều ngày trên biển Đông.
Nguồn: MOFA, Xinhua, VOA

2901. MỘT VẤN NẠN CỦA NỀN TƯ PHÁP – GIẢI QUYẾT ÁN KÉO DÀI

LS Ngô Ngọc Trai
26-08-2014
H1
Trong những vụ án có thời gian giải quyết kéo dài như vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang (9 năm) hay vụ án Lê Bá Mai ở Bình Phước (10 năm) bị cáo phải chịu khổ là đương nhiên rồi. Nhưng phía gia đình bị hại cũng phải gánh chịu sự đau đớn kéo dài khi vết thương lòng không khép miệng mà cứ bị moi khoét ra mãi.
Đó là minh chứng rõ ràng cho thấy ngành tư pháp đang tồn tại một tệ trạng xấu là nhiều vụ án cứ giải quyết kéo dài mãi không có điểm dừng.
Chưa xử đã trả hồ sơ
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện tại, tòa án sau nghiên cứu hồ sơ nếu thấy chưa đủ căn cứ để kết tội thì trả lại và yêu cầu điều tra bổ sung.
Quy định như vậy tức là khi tòa án đã mở phiên tòa xét xử thì trong nhận thức của thẩm phán hồ sơ đã đủ căn cứ để kết tội rồi. Có nghĩa rằng tòa án đã chủ định về phán quyết từ trước.
Kết quả là một khi tòa án đã mở phiên tòa thì hầu như bị cáo nào cũng bị tuyên có tội, vì nếu chưa thể kết tội thì người ta đã không mở phiên tòa mà sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Quy trình giải quyết án như vậy chính là bản chất của cái gọi là án bỏ túi đã nói lâu nay.
Kiểu xử án bỏ túi không hẳn là tòa xử sai nhưng nó vô lý và bất công vì tòa án theo đuổi việc kết tội đến cùng đi ngược lại với thể thức của việc xét xử phải đi đến một trong hai kết cục có tội hay vô tội. Nó cũng tạo ra sự nhàm chán vì phán quyết đã biết từ trước, diễn biến phiên tòa chỉ còn là hình thức.
Chưa xử đã trả hồ sơ thì tệ rồi, nhưng còn vô lý hơn nữa khi đang xử cũng trả hồ sơ. Không hiếm những phiên tòa sau khi đã diễn ra hết phần xét hỏi, tranh luận và nghị án, đến khi tuyên án thì tòa lại tuyên trả hồ sơ. Đây là lối tuyên án mà luật không quy định nhưng thực tế vẫn diễn ra mà không thấy ngành tòa án chấn chỉnh.
Việc phân xử phải đưa đến một trong hai kết quả hoặc có tội hoặc vô tội, nếu thấy không kết tội được thì phải tuyên vô tội chứ sao lại lửng lơ ở giữa là điều tra bổ sung? Xử như thế thì công lao của luật sư bị bỏ đâu?
Khi luật sư đưa ra được những luận chứng thuyết phục khiến cho tòa không thể kết tội thì thay vì tuyên vô tội tòa lại yêu cầu điều tra bổ sung.
Tức là nếu luận chứng buộc tội thắng thế thì tuyên có tội, còn luận chứng bào chữa thắng thế thì lại trả hồ sơ, như thế công bằng ở chỗ nào?
Có ý kiến cho rằng vụ án chưa rõ nên cần trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, đó là lối làm việc thận trọng nghiêm túc tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan. Nhưng chỉ nên cho trả hồ sơ ở giai đoạn viện kiểm sát thôi, đến giai đoạn tòa thì không cho trả hồ sơ nữa.
Vì nếu phán quyết của tòa bị cho là bỏ lọt hay làm oan thì vẫn còn phiên phúc thẩm sửa chữa cơ mà.
Hủy án điều tra lại
Có một tệ trạng khác cũng rất phổ biến khiến cho việc giải quyết án bị kéo dài, đó là tình trạng hủy án điều tra lại. Các trường hợp thường thấy như án phúc thẩm hủy án sơ thẩm hoặc quyết định giám đốc thẩm hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra xét xử lại.
Thực tế thấy rằng tòa án dễ dàng thực hiện việc hủy án điều tra lại, điều này thể hiện ở số trường hợp các vụ án bị hủy rất phổ biến.
Có lẽ mục đích của tòa muốn xử án với chứng cứ hồ sơ đầy đủ, nhưng không loại trừ nguyên nhân là sự yếu kém năng lực hoặc có yếu tố tiêu cực khiến tòa dễ dãi trong việc hủy án.
Một số luật sư biết thân chủ không thể tránh khỏi trọng tội nên cũng tìm cách kéo dài trì hoãn việc phán quyết.
Trong hầu hết các trường hợp điều tra lại thường tòa yêu cầu điều tra theo hướng củng cố căn cứ kết tội và việc điều tra do cơ quan điều tra cũ thực hiện.
Chỉ những trường hợp cá biệt hiếm hoi có dấu hiệu oan sai yêu cầu điều tra theo cả hai hướng làm rõ căn cứ có tội hoặc vô tội thì để đảm bảo tính khách quan người ta giao cho một cơ quan khác tiến hành điều tra lại.
Ví dụ vụ Hàn Đức Long tòa án tối cao có kháng nghị giám đốc thẩm đã đề nghị cơ quan điều tra của Viện kiểm sát tối cao điều tra lại vụ án mà không để cơ quan cảnh sát điều tra của công an tỉnh Bắc Giang điều tra lại.
Hoặc trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn việc điều tra lại được giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an thay vì để cơ quan điều tra của công an tỉnh Bắc Giang điều tra.
Điều tra lại đem lại gì?
Thường khi tòa yêu cầu điều tra lại không phải vì thấy bị cáo bị oan mà vì luận chứng kết tội chưa thuyết phục. Nhưng vấn đề là việc đánh giá hồ sơ đã đủ sức thuyết phục hay chưa lại tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người.
Phía cơ quan điều tra thì đương nhiên họ cho rằng chứng cứ đủ sức thuyết phục rồi, có như thế họ mới hoàn tất việc điều tra và ban hành kết luận điều tra, viện kiểm sát cũng thấy đủ căn cứ kết tội rồi mới ban hành cáo trạng.
Những vụ án phải điều tra lại do phát hiện ra tình tiết mới như trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn phát hiện ra hung thủ là người khác là rất hiếm có. Còn lại hầu như các trường hợp điều tra lại không xuất phát từ tình tiết mới mà chỉ do sự đánh giá khác nhau về giá trị các tài liệu hồ sơ chứng cứ.
Tức là việc điều tra lại thực ra không xuất phát từ những lý do thực sự cần thiết cho nên tính hiệu quả thiết thực của nó cũng rất đáng ngờ. Nhiều trường hợp vì vụ án chẳng có tình tiết gì mới nhưng vẫn phải điều tra lại nên cơ quan điều tra đã làm những việc điều tra rất thiếu độ tin cậy.
Ví như vụ án Hàn Đức Long trước đây đã từng điều tra lại, quá trình điều tra lại cơ quan điều tra đã lấy lời khai của những người từng bị giam giữ cùng phòng với Long và những người này khai rằng đã nghe Long nói chuyện trót phạm tội giết hiếp một bé gái.
Họ đã phải sử dụng những lời khai kiểu đó để củng cố chứng cứ kết tội.
Sự thiếu tin cậy của chứng cứ loại đó cho thấy hướng điều tra đã bế tắc. Đến nay nếu vụ án lại điều tra lại thì liệu cơ quan điều tra sẽ làm được gì hay chỉ tốn thời gian vô ích?
Một ví dụ thực tế dưới đây cũng cho thấy sự nhảm nhí không cần thiết của yêu cầu điều tra lại.
Hội đồng xét xử khi thấy chưa đủ căn cứ để kết tội nên đã tuyên án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Nhưng sau đó Viện kiểm sát không chịu điều tra bổ sung vì cho rằng hồ sơ đủ căn cứ kết tội rồi, đến khi tòa án mở lại phiên xử vẫn bộ hồ sơ cũ thì lại tuyên bị cáo có tội.
Tức là điều tra lại thì cũng được, không thì cũng chẳng vấn đề gì.
Sự việc này xảy ra tại tòa án huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Bị cáo trong vụ án là một nông dân tuổi trung niên đã chết sau khi được cho về nhà vài ba tháng. Thời gian ban đầu được tại ngoại thì bị cáo chối tội, đến sau khi bị bắt tạm giam thì khai nhận tội, khi ra tòa bị cáo nói đã bị hành hạ ghê gớm.
Bỏ lọt còn hơn làm oan
Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc hủy án điều tra lại được cho là nhằm mục đích làm rõ sự thật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Nhưng đó là trạng thái lý tưởng không phải lúc nào cũng đạt được mà nếu cứ theo đuổi sẽ khiến người ta quên mất rằng thời gian cũng là một phần quan trọng trên tiến trình tìm công lý.
Từ nhận thức đó pháp luật các nước văn minh đều quy định một khoảng thời gian giới hạn cho việc chứng minh tội phạm. Hết thời gian đó nếu không chứng minh được bị cáo phạm tội thì phải tuyên bị cáo vô tội.
Có thể vẫn còn nghi vấn lăn tăn khi làm điều đó nhưng thà bỏ lọt tội phạm còn hơn làm oan người vô tội, vì bỏ lọt chỉ sai một lần còn làm oan lại sai những hai lần.
Pháp luật hiện tại cũng có quy định về thời hạn điều tra nhưng lơi lỏng cho phép nhiều trường hợp gia hạn kéo dài, cộng với tình trạng hủy án trả hồ sơ ở khâu xét xử dẫn đến quy định về thời hạn chứng minh tội phạm bị vô hiệu hóa mất tác dụng.
Khi đó dẫn đến tình trạng là trong khi cơ quan tố tụng khoan thai thư thái với các hoạt động trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hay hủy án điều tra lại thì bị cáo đang ngày đêm chịu khổ vì bị giam giữ.
Đó là sự đày đọa vô cảm trước nỗi đau của bị can mà pháp luật tiến bộ đã liệu định ngăn ngừa.
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ban hành năm 1966 mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982 đã viết rằng: Trong các vụ án hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những đảm bảo tối thiểu sau đây: … Được xét xử mau chóng, không kéo dài quá đáng.
Nội dung này lâu nay đã không được ngành tố tụng thấu triệt, cộng với việc sợ trách nhiệm nên thay vì tuyên vô tội vụ án lại cứ điều tra xét xử kéo dài mãi.
Hệ quả là trong những vụ án như vụ Hàn Đức Long hay vụ Lê Bá Mai, thật khó đánh giá được tổn hại do tội phạm gây ra và tổn hại do pháp luật gây ra cái nào lớn hơn cái nào.
Nguồn: FB Ls Ngô Ngọc Trai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét