Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Tin Chủ Nhật, 06-07-2014 - "Thế giới đại đồng" và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc ngang ngược bắt ngư dân Việt Nam (NLĐ).  – Thông tin mới vụ Trung Quốc bắt 6 ngư dân Quảng Ngãi (ĐV).  – Trung Quốc xác nhận bắt tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam (TN). - Trung Quốc tự thú  (DT).  - Trung Quốc ngang ngược nói ngư dân Việt Nam “phạm pháp“ (LĐ). – Cục Kiểm ngư đang xác minh vị trí Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam (DT). – Tàu Trung Quốc chĩa súng, vây bắt tàu cá Việt Nam, xâm nhập lãnh hải Nhật Bản (ANTĐ). – Tàu Trung Quốc dùng súng bắt giữ ngư dân (TT). “Tèo nói qua bộ đàm bảo họ lên đạn chĩa súng về tàu rồi. Tôi nói Tèo giảm tốc độ kẻo va vào tàu 3103, họ lấy cớ mình tông, nổ súng thì chết hết“. – Cậu ơi, bọn chúng chĩa súng về tàu cháu… (DT).  – Tàu Trung Quốc rút súng bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam: Nước mắt Sa Huỳnh (LĐ). – Vụ TQ bắt giữ ngư dân: ‘Hành động của phía TQ sao giống như cướp (TN). – Bắt giữ 6 ngư dân VN: Trung Quốc “đầu độc thêm” căng thẳng (DT).
- Thuyền trưởng tàu cá thoát nạn phẫn nộ kể lại lúc Trung Quốc bắt 6 ngư dân trên vùng biển Việt Nam (DV).  – 6 ngư dân bị TQ bắt giữ ở Hoàng Sa: Lời kể người trở về từ ‘điểm nóng’ (VTC). - Vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ: Bàng hoàng kể lại vụ việc (TN). – Ngư dân thoát nạn trở về, khẳng định đánh bắt ở Vịnh Bắc Bộ (GTVT). “Ông Hồng Lỗi nói rằng chiếc tàu bị bắt mang số hiệu QNg 94912 vào lúc sáng 3/7, trong hải phận TQ, ở vị trí cách đảo Hải Nam 7 hải lý. Ông này tuyên bố chính quyền TQ sẽ xử vụ này theo luật TQ, yêu cầu Việt Nam ‘kiểm soát chặt ngư dân của mình… tránh tái diễn các sự cố tương tự‘.” Có lẽ phía VN cần phải bắt một số ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ mà VN tuyên bố có chủ quyền.
H1- Vụ Trung Quốc bắt giữ trái phép tàu cá Việt: Lo cho số phận của ngư dân (DV). – Người thân 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt khóc gọi tên con (MTG).  – Vụ TQ bắt 6 ngư dân VN: Nước mắt ngóng người về (KP). - 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ: Sẽ là những đêm không ngủ (LĐ).   – Nước mắt trên cảng cá Sa Huỳnh (TN).  – Hàng trăm người đổ xô đi đón ngư dân thoát nạn trở về (NLĐ).
- Tình hình biển Đông ngày 5/7 (DT).  – Tàu Trung Quốc hoạt động bất thường (TT).  “Trong 2 ngày gần đây, ở hướng nam tây nam giàn khoan Hải Dương 981, hoạt động cản phá của các tàu Trung Quốc có vẻ khá bất thường khi diễn ra cả trong những giờ tàu hai phía tạm dừng nghỉ ngơi“.  – Tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ áp sát tàu Việt Nam (NLĐ). – Tàu Trung Quốc thường xuyên ép hướng các tàu của Việt Nam (TTXVN).  – Tàu Trung Quốc liên tục vây ép, gây hấn với tàu Việt Nam (ĐSPL).  – Cập nhật ngày 5/7: Tàu hộ tống Trung Quốc bao vây nhiều mũi, truy cản tàu Việt Nam (VTV).  – Tàu TQ áp sát, hú còi, tàu VN vẫn chủ động tiến gần giàn khoan (GTVT). – Trung Quốc luôn dùng từ 2 đến 4 tàu để vây ép một tàu của Việt Nam (VOV). – Trung Quốc tiếp tục duy trì hơn trăm tàu tại giàn khoan (PLTP). – Phóng viên Úc và 5 ngày trong khu vực giàn khoan Trung Quốc (DT).
- Gặp tác giả bộ phim ‘Hoàng Sa VN: Nỗi đau mất mát!’ (TN). Bộ phim ra đời từ năm 2011, đến bây giờ tác giả Andre Menras mới “hân hạnh” được báo quốc doanh phỏng vấn? Có lẽ là “nhờ” có sự kiện giàn khoan, nếu không có vụ này, có thể bộ phim vẫn còn bị cấm chiếu, tác giả vẫn còn bị xếp vào diện “thế lực thù địch”. Cảm ơn giàn khoan 981! – VỀ CUỐN SÁCH VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM MỚI XUẤT BẢN (Tễu).
- Bill Hayton: Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng (NCQT). – Một bài đặc biệt về tranh chấp chủ quyền HS-TS giữa VN và TQ (Giang Le). Đó là bài research dài 28 trang, được đăng tải trên website của một trường ĐH Trung Quốc có tựa đề “Tình trạng pháp lý của quần đảo Hoàng sa và Trường Sa”: Legal status of the Paracel and Spratly Islands – Hungdah Chiu & Choon-Ho Park (colp.sjtu.edu.cn). Bài này được công bố lần đầu tiên sau trận Hải chiến Hoàng Sa nhưng trước tháng 2/1975.
- KS Doãn Mạnh Dũng: Chi bộ : 100 % giơ tay biểu quyết yêu cầu Chính quyền phải kiện ngay Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế (KTB).  – Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử? (NCQT).  – Học giả thế giới: Mỹ, Nhật có thể kiện “đường lưỡi bò” (TP).
- Về tờ Hoàn Cầu Thời báo: Báo TQ lại gắn lời TBT Nguyễn Phú Trọng, dọa thêm tàu chiến (GDVN). “Bài báo gắn thông tin này với phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cố tạo ra sự đối lập, phản ánh TQ đang chuẩn bị lực lượng gây sự ở Biển Đông“. – Báo Trung Quốc: Nhật Bản lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc (GDVN).
- Né tránh hay ‘câu giờ’ không thay đổi được tình thế (NV). “Quan sát tất cả những việc làm, cách đối phó lại với Trung Cộng của nhả cầm quyền Việt Nam trong suốt thời gian qua, không có cách hiểu, cách lý giải nào hơn là họ đã giương cờ trắng đầu hàng giặc, thậm chí đã bán nước từ lâu“.
- Hà Sỹ Phu: Trằn trọc tháng bảy (tiếp theo) (BVN). “… bản chất sự lệ thuộc Tàu là do ràng buộc chính trị trong môi trường Cộng sản, như một hệ quả đau đớn của việc chọn con đường Cộng sản, chứ không phải do sự thấm nhuần Ý thức hệ. Ý thức hệ chỉ là yếu tố bắt nguồn lúc đầu. Những kẻ theo Tàu hiện nay là do nhu cầu chính trị, do quyền lợi chứ chẳng vì lý tưởng giai cấp vô sản gì hết“. Mời xem lại phần đầu: Trằn trọc tháng bảy (BVN). – “Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh! (Dân Quyền).
H1- Không chỉ là nghi ngờ (Blog RFA). “Nghe nói cũng vì Trung quốc đang nắm giữ con bài tẩy, đó là nhiều bí mật tày đình mang tính thâm cung bí sử liên quan đến các lãnh đạo Đảng CSVN từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay. Điều mà người ta cho rằng một khi những bí mật này được bật mí thì nó có thể làm sụp đổ cả cái chế độ hiện tại, do sự thất vọng của người dân”.
- Huỳnh Ngọc Tuấn: Bàn về “thoát Trung” (DLB). “Vấn đề cấp bách mang tính sống còn của đất nước và dân tộc VN ngày hôm nay không phải là vấn đề “thoát Trung” mà là vấn đề ‘thoát cộng’. Thoát cộng để dân chủ hóa đất nước, để hội nhập cùng thế giới văn minh phá thế cô lập, thoát Cộng để chuyển hướng triệt để học thuyết quốc phòng và chính trị, ‘thoát cộng’ thì sống, không thoát cộng thì chết…”
- Động cơ của Trung Quốc đằng sau việc phát hành tấm bản đồ khổ dọc? (VTV). – Trung Quốc và chiến lược “đánh tráo nhận thức” (PLTP).
- Tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm nhập Senkaku (ANTĐ).
- Video: CƯỜI VỚI BÀ NGOẠI-BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG (Trang Le).
- Kỳ Duyên: Biển Đông: Sau phát ngôn là… hành động ấn tượng? (TVN). “Vậy sự khôn ngoan tận cùng gốc rễ, là gì? Câu trả lời không chỉ của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, mà còn là của rất nhiều chuyên gia kinh tế đã từng nêu lên, tôn vinh như một giải pháp hiệu nghiệm nhất. Đó là phải tái cơ cấu kinh tế“. Muốn “tái cơ cấu kinh tế” thì phải thay đổi thể chế. Giải quyết vấn đề thể chế mới đích thực là “sự khôn ngoan tận cùng gốc rễ”.
- Phụ thuộc Trung Quốc vì kinh tế bị các nhóm lợi ích chi phối (NV). -  Nền kinh tế VN Phụ thuộc TQ do “lợi ích nhóm” chi phối (TBKTSG/ Trần Kinh Nghị). – Nguyễn Quốc Khải: Kinh tế Việt Nam: Làm sao để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc? (DLB). –  Việt Nam thoát phụ thuộc Trung Quốc: Chỉnh chính sách biên mậu (ĐV).
- Trung Quốc không dễ gây hấn kinh tế với Việt Nam (VEF). - Kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ do căng thẳng biển Đông (TT). – Trung Quốc cũng phải lệ thuộc vào kinh tế Việt Nam (DT).
- Các trả đũa tức thì và ngắn hạn của Trung Quốc: Kinh nghiệm thực tế và bài học từ Philippines (Người ĐT/ Quê Choa).
- Chưa thực tế (TN).
- Phỏng vấn cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển: Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời ít tháng sau khi ra tù (RFI). “Chắc chắn là họ từ chối trách nhiệm của họ. Nhưng tôi xin khẳng định, anh Huỳnh Anh Trí bị nhiễm HIV là thời gian ở trong nhà tù. Còn nguyên nhân thế nào để bị nhiễm, thì chúng ta cần phải tìm hiểu thêm. Tôi chưa xác định nguyên nhân nhiễm, nhưng trách nhiệm là thuộc về nhà tù Xuân Lộc“.
- Ánh sáng xuyên màn đêm (FB VNTB). Khi có kết quả, bác sĩ nói chuyện riêng với anh Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết và sẵn sàng cho kết quả hôm nay. Bác sĩ ôm chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ đã dùng cách này để giết hại bao nhiêu người yêu nước. - Video: Phóng sự – Câu chuyện của TNLT Huỳnh Anh Trí (tập 4/4), ngày 04.07.2014 (Anna Huyền Trang).
- Đỗ thị Minh Hạnh ra tù: Niềm vui oà vỡ (RFA). Nhà văn Dương Thu Hương: “Những đứa như vậy nó vượt lên được những hấp dẫn tầm thường, những đứa như vậy nó biết lo đến tương lai của dân tộc. Cho nên những thành phần như vậy là những thành phần cứu rỗi của dân tộc đấy ! Nói thật là như vậy. Nếu dân tộc không có những đứa như vậy. Nếu dân tộc không còn những đứa như vậy nữa thì nó sẽ sa xuống hố, nó sẽ tàn kiệt thôi. Một dân tộc không có những con người đức hạnh và tử tế, biết hy sinh cho dân tộc thì dân tộc đó sẽ bị triệt diệt“.
- Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 8): Một câu chuyện nhỏ của Lầu Vả Rùa (DLB). – NGƯỜI TÙ CHÍNH TRỊ Ở CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM (FB Lưu Gia Lạc). “Có một sự khác biệt rất lớn giữa tù thường phạm và tù chính trị là chưa bao giờ, chưa một ai trong số tù chính trị gọi quản giáo hay giám thị nhà tù bằng ông hoặc bà… mặt khác chưa có một thân nhân nào, gia đình nào của tù nhân chính trị lại dùng tiền hay vật chất để lo lót cho trại giam để nhận sự đối xử bình thường chứ không nói gì đến sự ưu ái của nhà tù dành cho họ“.
- Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội Quận Tân Bình vi phạm pháp luật (DCCT). “PHIẾU TỐ GIÁC không đề cập đến bất kỳ nội dung nào liên quan đến nghi vấn hoạt động vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, công an, cảnh sát giao thông, dân phòng…Trong khi hiện nay, tệ nạn tham nhũng, hối lộ… được chính nhà nước này thừa nhận là ‘quốc nạn’, là ‘bầy sâu’, ‘vụ việc gì cũng cần bôi trơn’…
H3- Thông báo kết thúc chiến dịch vận động nhân quyền (VNUPR). “Chúng tôi tin rằng triển vọng nhân quyền của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của chính người dân, trong đó có các tổ chức xã hội dân sự. Chúng tôi đồng lòng cùng tất cả những ai đang mong đợi và đấu tranh vì một xã hội dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đồng thời sẵn sàng đón nhận các ý tưởng hợp tác cũng như các ý kiến phê bình để nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam“.
- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc (ĐVD). – NGUYỄN TIẾN TRUNG CHÀO MỪNG HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP (Huỳnh Ngọc Chênh). – Sứ mạng báo chí : Thông tin khách quan, rõ và đủ để mỗi người tự quyết định điều cần làm (RFI). LM Lê Ngọc Thanh: “Chúng tôi cũng không đặt ra cho mình sứ mạng như báo chí của Nhà nước hiện nay là định hướng dư luận. Cái đó không phải là chức năng của chúng tôi. Chức năng của chúng tôi là làm cho công chúng biết rõ điều phải biết, để họ có đủ thông tin để họ tự quyết định cái tốt nhất mà họ phải làm“.
- Hoàng Hưng: Tại sao lại sợ hai tiếng “độc lập” đến thế? (BVN). – Video clip hài:  Vì sao đồng chí X khóc rống? (TrongSG).  – Lê Phú Khải: Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc (BVN). Mời xem lại: “World Cup Báo chí”: CHXHCNVN lọt vào “Chung Kết” (DLB).

- Nguyễn Hoàng Đức: Người Việt thiếu cống hiến cho nhân loại vì chưa bao giờ chịu trưởng thành (Nguyễn Tường Thụy). “‘Việt Nam chỉ đứng trước người đội sổ 125 của thế giới’. Hãy vì đại cục! Hãy học lấy nỗi nhục lớn để có được niềm kiêu hãnh lớn! Đấy mới là tình yêu nước thực sự. Và trước hết đó mới chính là tình yêu phẩm giá đích thực của con người“.
- Ngô Nhân Dụng: Sống dân chủ không dễ (NV). “Dân Chủ không phải là một vở kịch viết sẵn, cứ theo như thế mà diễn. Nhiều nước lật đổ được chế độ độc tài rồi lại bị đổi ngược thế cờ; có khi lại rơi vào một chế độ độc tài khác. Không phải cứ chấm dứt một chế độ độc tài là có một bữa tiệc Dân Chủ bày ra“.  – Khởi Đầu Thảm Kịch Việt Nam (Sống News).
- Liên quan đến sai phạm của tổng biên tập báo Đại đoàn kết Đinh Đức Lập: Bà Bùi Thị Thanh bị tố cáo (Hữu Nguyên). “Có khả năng chỉ trong vài ngày tới đây Hội đồng Giải báo chí Quốc gia sẽ ra quyết định hủy Giải B đã trao cho ông Lập vì phát hiện hành vi gian lận, sau khi báo Người cao tuổi có bài điều tra phanh phui và bị nhiều nhà báo tố cáo“.
- Về cái chết bất thường của ông Nguyễn Văn Chín: Dân bị đánh “đúng quy trình”, không liên quan “người lạ”! (ĐV).
- Thư giãn cuối tuần: ĐIỂM “NGU” 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Ở NƯỚC ĐẠI VIỆT (Tễu).
- Cứ 1m đường ‘ăn’ 1 tỉ đồng: Xây cung điện hoàng gia? (DT/ BizLive).
- Bộ trưởng “trảm” nhà thầu tại trận (NLĐ).
- Ngành Giao thông lại “quyết liệt”, “đồng bộ” (BVN).  – Ban an toàn giao thông quốc gia đã “vẽ rắn thêm chân” (TBKTSG).
- Lâu đài của đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân ‘chứa’ nhiều khuất tất (MTG).
- Nghi vấn cán bộ làm giả hồ sơ để trúng tuyển công chức (GDVN).
- Tính tiền điện: Bí mật bất khả xâm phạm của EVN (ĐSPL/ VEF). “Tất cả đều trong tay EVN. Người dân chỉ biết rằng đến tháng có người gõ cửa, chìa hóa đơn và thu tiền. Có thắc mắc cũng phải nộp tiền đã nếu không thì cắt điện“. Bài này đăng trên VietNamNet nhưng hiện không còn. – EVN đầu tư thêm 265 tỉ xây nhà máy thủy điện (MTG).
- TP. HCM kết án 10 người tham gia bạo động (BBC).
- Phong Uyên – Chủ nghĩa TB Nhà nước kiểu Trung Quốc chỉ là chủ nghĩa Tư bản dã man ở Tây phương thời kỳ hậu bán thế kỷ thứ XIX (Dân Luận).
- Trung Quốc: Ba Quan Chức trong Bộ Máy An Ninh Vừa Bị Thanh Trừng (ĐKN).
- Bắc Kinh kết án một mục sư Tin Lành 12 năm tù (RFI).
- Video: Hong Kong Thách thức Bắc Kinh (Phùng Mai).
H5- Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn (NCQT).
- Hồ Bạch Thảo: Nghĩa Hòa Đoàn dấy loạn tại Trung Quốc, cùng hậu quả:  Chương một Xã hội bất an cùng sự phát triển của Nghĩa Hòa Đoàn [1890-1900] (Diễn Đàn). =>
- Tân Cương “hàn gắn vết thương”, 5 năm sau cuộc nổi dậy đẫm máu (RFI).
- Phần Mềm Gián Điệp trong Điện Thoại Star N9500 của Trung Quốc (+video) (ĐKN).
- Triều Tiên rầm rộ tập trận ngay sau hội kiến Trung-Hàn (TN).  – Kim Jong Un đích thân chỉ huy cuộc tập trận quy mô tiến chiếm đảo (RFI).
- Quốc hội Nga xóa cho Cuba 90% nợ từ thời Liên Xô cũ (RFI).
- Một series báo cáo đặc biệt về Ba Lan trên báo The Economist (Giang Le).

- Báo TQ xuyên tạc, đẩy hết trách nhiệm cho Thủ tướng Việt Nam (GDVN). “Bài báo đẩy quả bóng, xuyên tạc về phía Việt Nam cho rằng, khả năng Trung Quốc và Việt Nam có tiếp tục nổ ra chiến tranh ở Biển Đông hay không nằm trong tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng“.
- Làm sao CSVN có thể “thoát Trung” được? (Nguyễn Chính Kết). “Làm sao vừa phải giả bộ đe dọa hoặc chửi Trung cộng để lấy lòng dân, lại vừa phải công khai quỳ gối lạy lục ông quan thầy khó tính của mình!? Đó chính là lý do “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” hết sức khó hiểu trong cách phản ứng của bộ chính trị cũng như Quốc hội của đảng CSVN hiện nay!“.
- KS Doãn Mạnh Dũng: Nền Cộng hòa của nước Mỹ là khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ! (KTB). “Nhân ngày 4/7/2014, người dân Việt Nam muốn nhắc lại Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nền Cộng hòa của nước Mỹ không chỉ là khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là mơ ước của tòan thể nhân dân Việt Nam.Đó là con đường ‘Thóat Trung’ của Việt Nam hiện nay“.
- Govapha – Nhà dột từ nóc dột xuống (Dân Luận). “Dân dửng dưng không để tâm, coi như mất trắng. Đến chừng vương quốc tầu cộng lớn mạnh ngay trong lòng đất nước Việt Nam, nạn Bắc thuộc ngự trị là cái cẳng. Mất nước cứ tưởng còn…lạ“.
- Bùi Bảo Trúc: Ðộng lòng (NV). “Nước nhà không bán. Mất nước là chết. Muốn hiểu thế nào cũng được. Nghĩa đen cũng được mà nghĩa bóng lại càng hay hơn.  Ðến đây thì có ngu nhất, có mặt dầy nhất, có vô liêm sỉ nhất thì cũng phải hiểu.  Câu chửi ngầm của ông đã được nghe thấy và ý nghĩa đã khá rõ. Lập tức ông bị bắt giữ nhưng sau đó ông đã được thả. Lý do có thể là nếu giam ông, đưa ông ra tòa, đem ông đi mất tích thì lại là một sự tự thú là có… bán nước hay sao?
- Nguyễn Thành Trung: Nếu tổng thống Thiệu cứng thì Hoàng Sa đã không mất (MTG). Ông Nguyễn Thành Trung lại phát biểu lung tung. Nếu tổng thống Thiệu cứng rắn hơn không ai có thể khẳng định được liệu Hoàng Sa đã mất hay còn, nhưng có điều mà nhiều người chắc chắn rằng, nếu VN Dân chủ Cộng hòa không nhận Trung Cộng làm anh em, đồng chí, Phạm Văn Đồng không ký công hàm 1958, thì Trung Cộng khó mượn cớ đánh chiếm Hoàng Sa.
- Phỏng vấn GS Lyle Goldstein về quân sự Việt – Trung: Q. and A.: Lyle Goldstein on China and the Vietnamese Military  (NYT). – Quân đội Trung Quốc ‘hổ báo’ đến mức nào? (TG).
- Lịch sử 12: Thương tình con trẻ thơ ngây (Nguyễn Hoa Lư). “Đây chính xác là cuốn lịch sử lãnh đạo đất nước của Đảng CS, lịch sử của bên thắng cuộc. Vì là bên thắng cuộc nên bên ta không hề hy sinh. Mấy triệu người ngã xuống qua mấy cuộc chiến, 10 ngàn liệt sĩ nằm trên Nghĩa trang Trường Sơn… có vẻ như là những người không tham dự vào lịch sử Việt Nam. Trang nào, dòng nào tôn vinh họ?
- Về vụ Đinh Đức Lập: Từ bằng giả tới gian lận giải báo chí quốc gia: “Không có dây thần kinh xấu hổ”! (Hữu Nguyên). “Nghiêm trọng nhất là việc ông Lập tổ chức thu tiền của các doanh nghiệp được trao giải, vi phạm vào quy định các hành vi bị nghiêm cấm của quy chế 51, tạo ra dư luận ‘bán cúp lấy tiền’; đưa ra thông tin giả mạo, không có thật về việc có tới hàng chục ngàn phiếu bình chọn của bạn đọc gởi về cho Ban tổ chức có tính chất lừa dối công luận và doanh nghiệp“.
KINH TẾ
- Dự án FDI hưởng lợi từ đổi mới cơ chế chỉ đạo (báo ĐT/ Stockbiz).
- Exchange-traded fund (ETF): Quỹ đầu tư chỉ số (VietFin).
- Vốn ngoại tăng, tại sao có quỹ ngoại vẫn rút vốn khỏi chứng khoán Việt? (ĐTCK).
- CHẾT HAY CHỜ PHÉP LẠ? (Alan Phan).
- Cổ phần hóa DNNN vẫn chưa tăng tốc (TBKTSG).
- Đi tìm sự thật “cà phê chồn” – Bài 1: Cà phê chồn tràn ngập thành phố (PLTP). – Bài 2: Về thủ phủ cà phê nghe huyền thoại chồn (PLTP).
- Nỗi lòng của tỉ phú sầu riêng (TN).
- Những người “tập làm”… nông dân! (TBKTSG).
- Các nhà hàng đang theo dõi bạn! (TBKTSG).
- Cứ 4 chuyến bay lại có 1 chuyến bị chậm hoặc hủy bay (LĐ).
- 6 tháng đầu năm: hàng giả từ Trung Quốc tràn vào nhiều hơn (TBKTSG).
- Nhiều nước phàn nàn chính sách của Trung Quốc thiếu minh bạch (TTXVN).

- Giá quặng sắt thế giới sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu thấp (TTXVN). Tin xấu cho khai thác bôxit ở VN…
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 16 : 8x viết trong kiềm toả – Kỳ 2 (Nhật Tuấn).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 117 (Nhật Tuấn).
- HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (Da Màu).
- Báo Sống và những lần nhà văn Chu Tử bị ám sát (NV).
- Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn chương Việt Nam: một số nhìn nhận mới (Văn Việt).
- Nguyễn Ái Nhân – Sĩ Phu Hà Nội 2003 (DĐTK).
- Nhà văn Phạm Văn Ký: Kẻ đi rong nơi biên giới hay một căn tính xung đột (Văn Việt).
- Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Gửi Người Yêu Và Tin” của Nguyễn Thị Từ Huy (Dân Luận).
- TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI? (Nguyễn Đình Bổn).
- 101 bức thư gởi Thủ tướng (2) (Văn Việt).
- Thơ sinh nhật của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (Nguyễn Tường Thụy).
- Mơ một tiếng đàn (Tuấn Khanh).
- Đỗ Quyên – Thơ Tân hình thức Việt: Tổng quan và thi pháp *) (DĐTK).
- THẢO LUẬN VỀ DỊCH THUẬT (10): Bàn về dịch thuật (tài liệu tham khảo) (Văn Việt).
- Phiêu diêu tự tại cùng mây gió (THĐP).
H1- Ảnh đạo diễn Lê Hoàng và Hoa hậu Triệu Thị Hà khiến dư luận “nổi sóng” (GDVN). – KHÔNG BÌNH NỔI (Văn Công Hùng). - Đạo diễn Lê Hoàng lên tiếng về tấm ảnh “ngồi lên sách” (TT).
- Hiện tượng “Lệ rơi” (RFA). -  Lệ Rơi, “Bà Tưng” thành hiện tượng của showbiz: Vì đâu nên nỗi?  (GDVN). – Sau Lệ Rơi lại có Lệ Khô… (TT). – Lệ Rơi nào tội tình gì! (NLĐ).
- Nghệ sĩ lão thành Ngọc Phu tâm sự (NV).
- Gia đình Chân Quê – Những trái tim Nhân Ái (Sống News).
- Xưng hô nơi công sở: Bắt “uốn lưỡi” theo quy định thì… sai to! (infonet).
- Vivian – Lễ Độc Lập July 4 của Hoa Kỳ (Dân Luận).
- Beyonce: Ngôi Sao Quyền Lực Nhất Thế Giới theo Forbes (ĐKN).
- Nỗ Lực Làm Hàng Nhái Của Trung Quốc Giành Được Giải Thưởng (ĐKN). “Giải thưởng Plagiarius là một giải thưởng của Đức có tính chất bêu xấu được lập ra nhằm tố cáo những kẻ làm hàng nhái. Năm nay, Trung Quốc đã thu hoạch được hai loại giải thưởng Plagiarius cao nhất, bao gồm hai giải thưởng Giả mạo (Falsification Awards ) và một giải thưởng Xuất chúng (Distinctions Awards)“.
- Có phải cái đẹp nằm trong mắt người xem? (Nguyễn Đình Đăng).
- World Cup Brazil 2014: ngày thứ 24 (RFA).  – Thắng Colombia, Brazil tự tin hơn, nhưng lo vì mất Neymar (RFI). – Đức – Pháp : Chiến thắng của lối đá thực tiễn (RFI). – Đội Pháp “vĩnh biệt Rio” (RFI). – Neymar phải chia tay World Cup (BBC).  – Đức và Brazil vào bán kết sau khi đánh bại Pháp và Colombia (VOA). – Tứ kết World Cup: Argentina 1 – 0 Bỉ (BBC).

- Bây giờ đã hết tháng Giêng (Nguyễn Ngọc Tư). Tháng Giêng đã hết từ khi sang… tháng Hai, chứ nào phải bây giờ? Hề hề…
- NGÀY CỦA TUỔI HAI MƯƠI (Nguyễn Đình Bổn).
- Lệ Rơi nào tội tình gì! (NLĐ). – “Thảm họa” Lệ Rơi: Công chúng mất niềm tin vào showbiz Việt? (NLĐ). – Rơi lệ về hiện tượng Lệ Rơi (Nguyễn hoa Lư). “Rơi lệ, khóc cho một thế hệ thanh niên chẳng biết làm gì để giết thời gian ngoài việc ‘thưởng thức’, ‘ném đá’ hay cuồng nhiệt tung hô những câu chuyện vô bổ, nhảm nhí. Còn chút an ủi: thanh niên thất nghiệp, thay vì đi ăn cắp, ăn trộm chó hay la đà trong các quán bia hơi rẻ tiền đã trở nên văn minh hơn khi biết ‘lên nét’ giải sầu!
- Lê Hoàng: “Đừng vội vàng quy chụp ngồi lên sách là thiếu tôn trọng sách” (DT).  – Về bức hình gây ra nhiều tranh cãi (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Dù có biện minh thế nào thì cũng khó tránh khỏi phê phán của người yêu sách. Không thể nói vì chương trình chưa phát sóng và chưa qua biên tập nên mới xảy ra tình trạng đó. Nói như thế có nghĩa là đằng sau những thước phim là những nhếch nhác, thiếu chuyên nghiệp, chấp vá, làm cho có, chứ chẳng có hệ thống gì cả. Muốn trở thành một đất nước công nghiệp thì không thể làm ăn như thế được“. - Tưởng ngồi xổm trên sách sẽ cao hơn thiên hạ? (FB Cu Làng Cát).
- Về cái tựa bài báo “Thành lập Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm”: Ngôn từ chi lạ… (VHNA). – Ngôn ngữ “Chat”
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Xích Tử – Chiếc máy trợ thính và sự khốn cùng của nền giáo dục (Dân Luận).
- Dừng chương trình tiếng Anh tích hợp (NLĐ).  – TP.HCM chỉ đạo dừng ngay chương trình Anh văn tích hợp (MTG). – Đã nghe đã thấy: “Tiếng Anh tích hợp” và câu chuyện lòng tin (PLTP).
- 5 thí sinh gây chú ý đầu mùa thi đại học (iOne). – Sĩ tử khổng lồ cao 2 m gây chú ý tại trường thi (Zing).  – Thí sinh Nguyễn Thị Mai Phương được xét đặc cách vào đại học (TTXVN). – Sĩ tử 64 tuổi đi thi đại học lần thứ 6 (DT).
- Nhìn đề thi thấy sự thay đổi (TN).  – Đổi mới đề thi do ban đề thi toàn quyền quyết định (PLTP).  – Đề lạ vẫn dễ kiếm điểm (NLĐ).
- Điểm chuẩn nhiều trường sẽ tăng (TN).
- Quan xã xà xẻo tiền xây trường học (VNE).
- 50 công dụng tuyệt vời của dầu dừa (MTG).
- Phát Minh của Cậu Bé Người Mỹ Có Thể Phòng Chống Việc Trẻ Em Bị Chết Nóng trong Xe Hơi (ĐKN).
- Các Nhà Khảo Cổ Học Phát Hiện “Máy Tính” của Người Inca ở Peru (ĐKN). – Elon Musk Cảnh Báo về Thảm Họa Người Máy Như trong Phim Kẻ Hủy Diệt (ĐKN).
- Những Đứa Trẻ Được Nuôi Dưỡng Bởi Động Vật: 6 Câu Chuyện Kinh Ngạc (ĐKN).

- 11:27-04/07/2014 Cuộc gặp truyền thống giữa các nhà khoa học đoạt giải Nobel và giới nghiên cứu trẻ ở Lindau: Tôn kính không mâu thuẫn với trao đổi cởi mở (Tia Sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện đời chưa kể của đại gia chi triệu đô sắm trực thăng, tàu ra Hoàng Sa (DT).
- Chuyện tình chàng trai lang thang trương bảng ‘tìm vợ con’ (TN).
- Đàn ông sẽ khó kiếm vợ do mất cân bằng giới tính (TBKTSG).
- Cháu bé bị bỏ rơi, cơ thể đầy kiến: Người hàng xóm nhận là con mình (DT).
- Phụ huynh có con tự kỷ nói về vụ ‘nhốt con trong chuồng’ (NV).
- Đạo đức nghề báo và kết cục buồn thảm của người phụ nữ bị tạt axit (Phóng viên).
- Cậu bé bán hàng rong gây sốt cộng đồng mạng gặp tai nạn nguy kịch (DT).
- Ước mơ dang dở (TT).
- Đi tập thể dục phát phiện va li chứa nhiều tiền, vàng (DT).
- Bỏ cả tuổi xuân để xây “tổ ấm” cho mèo hoang (MTG).
- Vỡ gan do chơi trò xe điện đụng (NLĐ). – Cần dẹp ngay trò chơi nguy hiểm! (TN).
- Sớm di dời các hộ dân bị ô nhiễm khói bụi xi-măng tại Áng Sơn (ND).
- Nông dân Thái Bình bỏ nhà ra bãi rác dựng nhà máy điện (VNN).
- Kỳ lạ nơi cá voi rủ nhau tìm đến trước khi chết (Web PN).
- Ấn Độ: Vì sao rắn hổ mang chúa kịch độc đua nhau “chiếm” nhà dân? (DV).

QUỐC TẾ
- Ukraine: “Quân đội đã làm chủ thành trì của phe ly khai” (DT). – Quân đội Ukraina chiếm lại Slaviansk, căn cứ lớn của phe nổi dậy (RFI). – Ukraine chiếm thành phố Slovyansk từ tay phe nổi dậy (VOA). – Tái chiếm Slaviansk: Thắng lợi lớn của quân đội Ukraina (LĐ). – Ly khai Ukraine rút khỏi Sloviansk (BBC). – Ukraine tuyên bố kiểm soát thành trì của phe biểu tình (VNE).
- Những vụ đụng độ lan rộng sau đám tang của thiếu niên Palestine (VOA). – Đám đông dự lễ tang thiếu niên Palestine (BBC). – Thiếu niên Palestine bị giết hại đã bị thiêu sống (VOA).
- Lãnh đạo tối cao Huynh đệ Hồi giáo lãnh án tù chung thân (RFI). – Tòa án Ai Cập tuyên án tù chung thân cho lãnh tụ Huynh đệ Hồi giáo (VOA).
- Đối lập Miến Điện trước yêu cầu trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo (RFI).
- Mấy trăm xe bồn bốc cháy ở ngoại ô Kabul (VOA).
- Đức triệu đại sứ Mỹ vì nghi án gián điệp (BBC).
- Nga ra luật buộc các công ty internet nước ngoài trữ các dữ liệu ở trong nước (RFI).
- Hai người thiệt mạng trong vụ nổ bom gần quốc hội Somalia (VOA).
- Tổng thống Senegal cách chức Thủ tướng (VOA).
- Cựu thủ lãnh phiến quân Guatemala bị tuyên án vì vụ thảm sát năm 1988 (VOA).
- Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia (NCQT).

* RFA: + Sáng 05-07-2014; + Tối 05-07-2014
* RFI: 05-07-2014

Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản

Mặc dù hai trường phái thường sử dụng những ngôn từ tương đồng có thể dùng thay thế cho nhau và có sự liên quan giữa các khái niệm, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội lại khác nhau trong những vấn đề cơ bản và quan trọng. Tuy vậy, cả hai đều nổi lên trong thời kì cách mạng công nghiệp như một sự phản kháng trước việc các chủ tư bản đạt được sự giàu có bằng cách khai thác sức lao động của giới công nhân.

Vào thời gian đó, những người công nhận làm việc nặng nhọc trong những điều liện thiếu an toàn và tồi tệ một cách kinh khủng. Họ phải làm việc 12 đến 14 tiếng một ngày, 6 ngày trên 7, không có bữa ăn trưa. Giới công nhân đó bao gồm cả những đứa trẻ mới 6 tuổi với bàn tay nhỏ và những ngón tay linh hoạt có thể luồn vào trong những cỗ máy để sửa chữa hay chùi rửa. Môi trường nghèo nàn ánh sáng, không có hệ thống thông gió, hệ thống máy móc thiết kế kém thường xuyên làm bị thương hoặc làm chết những người lao động.

Lý thuyết cơ bản về Chủ nghĩa Cộng sản

Lenin - Communism

Để phản ứng lại những điều kiện kinh khủng đó của Chủ nghĩa Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl Max (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) đã sáng tạo ra một hệ thống kinh tế chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng sản. Trong cuốn sách « Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân tại Anh » , « Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Cộng sản » và « Tư bản luận », Marx và Engels chỉ trích sự lạm dụng sức lao động trong hệ thống Tư bản và đưa ra một giả thuyết không tưởng.

Dưới chế độ Cộng sản, không có một tư liệu sản xuất nào (nhà mày, đất, etc) được tư hữu. Thay vào đó, chính phủ sẽ quản lý và tất cả mọi người làm việc chung với nhau. Của cải làm ra sẽ được chia đều dựa trên nhu cầu hơn là dựa trên sức lực đóng góp vào lao động. Về mặt lý thuyết, kết quả là một xã hội không giai cấp, tất cả mọi thứ đều là của chung.

Để xây dựng được thiên đường của những người công nhân cộng sản đó, hệ thống tư bản phải bị phá hủy bằng cách mạng bạo lực. Marx và Engels đã tin rằng tầng lớp công nhân này (tầng lớp vô sản) sẽ nổi lên trên toàn thế giới và lật đổ giai cấp bậc trung (giới tư sản). Một khi Chủ nghĩa Cộng sản được thiết lập, ngay cả chính phủ cũng sẽ không cần thiết, tất cả làm việc cùng nhau cho một lợi ích chung của tập thể.

Chủ nghĩa Xã hội

Lý thuyết của Chủ nghĩa Xã hội giống với Chủ nghĩa Cộng sản trên vài mặt, nhưng ít thiên tả và linh hoạt hơn. Ví dụ : mặc dù việc để chính phủ quản lý tư liệu sản xuất là một phương pháp khả thi nhưng Chủ nghĩa Xã hội cho phép những hợp tác xã của công nhân cùng quản lý nhà máy hay đồng ruộng.

Không phá tan Chủ nghĩa Tư bản và lật đổ giới tư sản, các cuộc cải cách từng bước một được cho phép qua luật pháp và sự tiến bộ chính trị, như bầu những người có thiên hướng xã hội vào hệ thống chính quyền. Cũng như vậy, không giống như Chủ thuyết Cộng sản nơi mà của cải làm ra được chia đều trên lợi nhuận, Chủ nghĩa xã hội chia của cải dựa trên công sức của mỗi cá nhân đóng góp cho xã hội.

Và như vậy, chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động trong cấu trúc chính trị hiện thời mà không có cần trải qua một cuộc lật đổ. Hơn thế nữa, nó còn cho phép tổ chức kinh doanh tự do hơn cho các nhóm lao động.

Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng xản trong thực tế

Cả hai chủ thuyết đều được tạo dựng lên để cải thiện đời sống của những người bình thường và sự chia sẻ của cải công bằng hơn. Trên lý thuyết, cả hai đều có khả năng tạo dựng điều đó cho những người công nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại có những kết quả khác biệt.

Bởi vì Chủ nghĩa Cộng sản không đem lại sự năng động, động lực để làm việc. Sau cùng, các nhà quản lý trung ương sẽ lấy lại mọi sản phẩm và chia đều chúng một cách tùy tiện, bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu công sức vào công việc. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn và sự bần cùng hóa. Tầng lớp công nhân nhanh chóng nhận ra rằng họ không được hưởng lợi từ việc làm việc chăm chỉ hơn, và họ từ bỏ. Trái ngược lại, chủ nghĩa xã hội tưởng thưởng sự chăm chỉ. Cuối cùng, phần lợi nhuận giữa những người lao động được phân phát dựa trên công sức, sự đóng góp của người đó cho xã hội.

Những nước đã thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20 gồm có Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Cuba và Bắc Hàn. Trong mọi trường hợp, độc tài cộng sản lên cầm quyền để sắp xếp lại trât tự của hệ thống chính trị và kinh tế. Ngày hôm nay, Nga và Campuchia không còn là cộng sản nữa, Trung quốc và Việt Nam thực hiện nền kinh tế tư bản nhưng vẫn giữ trật tự chính trị cộng sản, còn Cuba và Bắc Hàn vẫn tiếp tục thực hiện chủ nghĩa đó.

Những nước kết hợp đường lối chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và hệ thống dân chủ bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Canada, Ấn Độ và Vương quốc Anh. Các nước này đều đạt được sự hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của chủ nghĩa xã hội, mà không triệt tiêu động lực lao động và gây bất ổn cho người dân. Người lao động có thêm nhiều lợi ích như kỳ nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nuôi dạy trẻ, mà không cần sự quản lý tập trung công nghiệp.

Nói tóm lại, sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội có thể tổng kết như thế này: Bạn muốn sống ở Thụy Điển hay ở Bắc Hàn?

Lichteinstyle chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Kallie Szczepanski, Asian History
(Tạp chí Phía trước)

"Thế giới đại đồng" và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !


Bắc kinh đang ngang ngược lấn chiếm biển, đảo, tài nguyên và đe dọa độc lập thì Hà nội vẫn loay hoay không biết chọn cách nào, cô đơn không có đồng minh tin cậy và đủ mạnh.

Liên minh không phải là gây chiến tranh mà chính là làm chiến tranh không thể xẩy ra, làm cho kẻ thù không dám phiêu lưu. Hòa bình theo kiểu cúi đầu nhượng bộ từng bước trong suốt hơn 20 năm qua là hòa bình trong nô lệ.

Nhưng một liên minh vững vàng và tin cậy chỉ diễn ra dưới điều kiện giữa các nước cùng theo đuổi những giá trị xã hội chung. Muốn liên minh với các nước dân chủ mà lại đòi giữ nguyên chế độ độc tài thì chỉ là nuôi ảo tưởng với chính mình và đánh lừa nhân dân!

Từ đầu tháng 5. 2014 Bắc kinh đã sử dụng cả trăm tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám và kiểm ngư hộ tống giàn khoan HD 981 xâm nhập hải phận VN và dựng giàn khoan khủng này ngay trong thềm lục địa VN. Trong những ngày vừa qua Bắc kinh còn dựng thêm hai giàn khoan khác ở vịnh Bắc bộ trong vùng đang còn tranh chấp giữa VN-Trung quốc và tự ý công bố bản đồ mới thay vì 9 khúc thành 10 khúc mở rộng thêm quyền kiểm soát trên biển Đông. Để bảo vệ các hành động xâm lấn của mình, Bắc kinh đang cho tăng cường các tầu chiến, máy bay quân sự  trong các khu vực họ vừa dựng các giàn khoan, đồng thời sử dụng các tầu bọc thép ngăn cản và đâm nát nhiều tầu hải giám VN đang làm công tác tuần tra trên phần lãnh hải của VN.

Các hành động xâm lấn ngang ngược và nguy hiểm trên đây đã chứng tỏ chính sách xâm lược công khai của tân đế quốc Bắc kinh vào đầu Thế kỉ 21. Nó chứng minh chủ nghĩa đế quốc bành trướng thực dân kiểu mới của Bắc kinh đang là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của toàn dân tộc ta.

Nhưng trước những phẫn uất của nhân dân và cả một phần trong Đảng, người cầm đầu chế độ toàn trị đã trả lời như thế nào?

Ngày 1.7 trước sự bức xúc và lo ngại của nhân dân, nhiều cử tri ở Tây hồ, Hoàn kiếm Hà nội đã đặt câu hỏi với người cầm đầu chế độ toàn trị  về thái độ và cách đối phó trước các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh từ khi họ dựng giàn khoan ngay trên thềm lục địa của VN từ đầu tháng 5. Sau khi rào trước đón sau Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: "Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội." [1]
Khi nói câu này người cầm đầu chế độ toàn trị và từng là lí thuyết gia chiến lược của chế độ độc tài đã bộc lộ một số chủ trương căn bản trong việc đối phó với Bắc kinh: 1. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là "bảo vệ Đảng""bảo vệ chế độ" toàn trị. 2. Vì thế đối với Bắc kinh, vẫn muốn "giữ vững môi trường hòa bình" dù họ đang xâm lấn ngang ngược. 3. Đối với sự chống đối của nhân VN thì Đảng sẵn sàng cho bộ máy công an đàn áp để giữ gìn "an ninh chính trị". Gói ghém trong ba điểm chính trên ông Trọng đã bộc lộ chủ trương là sẽ không dám động đến chân lông "Bạn" „bốn tốt“ và lường trước là, như thế sẽ gặp phải sự chống đối càng mạnh của nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, cho nên bộ máy an ninh đàn áp sẽ phải ra tay mạnh hơn, chỉ như vậy mới tiếp tục bảo vệ được sự độc quyền của Đảng. Tóm lại, ở đây ông Trọng vẫn lập lại chủ trương mà nhân dân đang nguyền rủa kết án "hèn với giặc, ác với dân", "đảng trước nước sau" của những người cầm đầu chế độ toàn trị!

Nhưng vì sao vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị ĐCSVN lại rất lo sợ trước Bắc kinh, lúng túng không biết chọn giải pháp nào và đang rơi vào cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược ? Tại sao thay vì một chính sách đại đoàn kết chống ngoại xâm phương Bắc, nhưng cũng chính những người này lại vẫn tiếp tục thẳng tay đàn áp các trí thức và thanh niên và chia rẽ các tầng lớp nhân dân chỉ vì chống Bắc kinh xâm lược? Nắm vững được tình hình và nguyên nhân sẽ thấy rõ con đường đi mới của VN và sứ mệnh lịch sử của nhân dân ta, đi đầu là trí thức và thanh niên, kể cả những người CS tiến bộ biết quí tự trọng!
Chế độ độc đảng lấy „thế giới đại đồng“ coi mộng làm thực
là hai nguyên nhân chính giúp Bắc kinh trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của VN

Trong khuôn khổ giới hạn của bài, ở đây chỉ dẫn chứng một số sự kiện quan trọng tiêu biểu về việc những người cầm đầu CSVN, qua nhiều thế hệ lãnh đạo, đã tôn thờ tư tưởng về „thế giới đại đồng“ từ Marx-Lenin đến Mao là „tiến bộ“, "khoa học", „chân lí“ và còn khẳng định, chỉ có duy trì sự độc tôn toàn trị của ĐCS mới thực hiện được mục tiêu tiến tới „thế giới đại đồng"! Chính vì thế người sáng lập ĐCSVN đã công khai coi chủ nghĩa Marx-Lenin như là những cây đũa thần và từ khi Mao Trạch Đông giải phóng lục địa Trung quốc và viện trợ súng đạn và cố vấn thì ông Hồ chọn thêm tư tưởng Mao làm thần tượng!

Mặc dầu tư tưởng „thế giới đại đồng“ chỉ là một huyền thoại viển vông, nhưng họ lại tin tưởng tuyệt đối vào nó và coi tình anh em giữa các ĐCS cao  hơn quyền lợi  chính đáng và lâu dài của dân tộc.
Trong khi đó, đối với chính nhân dân, đồng bào của mình, vì chủ trương giai cấp đấu tranh và tôn thờ tuyệt đối vào bạo lực nên đã bao nhiêu lần họ đã thẳng tay tiêu giệt những người dân chủ, đàn áp nông dân, trí thức và các tôn giáo.
Nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN đã lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện, thậm chí lấy phương tiện làm mục tiêu. Như Hồ Chí Minh lúc đầu dùng học thuyết Marx và phương pháp cướp chính quyền của Lenin (phương tiện) để giải phóng đất nước, giành độc lập cho VN (mục tiêu). Nhưng sau khi cướp được chính quyền lại bắt dân phải tuyệt đối tuân theo chủ nghĩa Marx-Lenin, tôn thờ lí tưởng không tưởng "thế giới đại đồng", xua bao nhiêu triệu người vào 30 năm chiến tranh làm nghĩa vụ quốc tế cho các đảng "anh em".
Quan điểm cực kì sai lầm này đã được một số chuyên viên cao cấp của chế độ cảnh báo ngay từ cuối thập niên 80 trong một số cuộc hội thảo do chính Tạp chí CS khi ấy tổ chức. Vì chính khi đó phe giáo điều bảo thủ trong Bộ chính tri đang tìm cách giành lại tay lái và chuẩn bị quay đầu sang chầu Bắc kinh.[2]
Có nắm vững được hai chủ trương "thế giới đại đồng" và độc đảng theo "chuyên chính vô sản" của nhóm cầm đầu CSVN khi ấy mới hiểu được, vì sao đã có Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ trướng Trung quốc Chu Ân Lai 14.9.1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung quốc trên biển Đông; đồng thời hoàn toàn im lặng trước việc Bắc kinh dùng hải quân đánh chiếm Hoàng sa của VN 1.1974, khi ấy đang dưới sự quản trị của Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chính khi đó lại  cho đổ toàn bộ quân đội từ miền Bắc vào miền Nam để giết hại đồng bào mình! Và trong các sách giáo khoa của CSVN giảng dậy trẻ em VN trước 1974 cũng đã từng coi các đảo Hoàng sa-Trường sa là thuộc Trung quốc. Chính vì vậy trong Văn thư gởi Liên hiệp quốc 8.6.2014 nhà cầm quyền Bắc kinh đã dẫn chứng các văn kiện chính thức này của CSVN đối với các quần đảo tranh chấp để chứng minh lí lẽ của họ.[3] Nghĩa là nhóm cầm đầu Bắc kinh hiện nay đã lợi dụng sự mơ tưởng hão huyền đến độ cực kì ngây thơ của nhà cầm quyền Hà nội để làm bằng chứng cho việc họ chiếm đóng Hoàng sa-Trường sa của VN!

Sau sự sụp đổ của các nước CS Đông Âu và Liên xô vào cuối thập niên 80 những người cầm đầu CSVN khi ấy (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh…) vẫn theo tiêu chí giá trị Đảng trước nước sau, vì sợ chế độ toàn trị bị tiêu vong, hay ít nhất sẽ bị mất độc quyền; nên họ đã tin rằng nếu CS Trung quốc trụ được thì CSVN cũng trụ được; nghĩa là trong tình hình đen tối chung thì Bắc kinh cũng sẽ mở vòng tay cứu vớt Hà nội! Vì thế nhóm cầm đầu CSVN khi ấy đã cúi đầu thần phục, do đó mới có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Trung quốc vào đầu tháng 9.1990. Từ đó không chỉ "hợp tác chiến lược toàn diện" trên các bình diện đảng, nhà nước giữa hai bên trong chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Độc hại nữa là, hi vọng Bắc kinh sẽ vực dậy nền kinh tế đang phá sản của chế độ độc đảng ở VN, Hà nội còn mở toang cửa kinh tế cho Bắc kinh thả cửa làm ăn ở VN. Vì thế chỉ mới trên hai thập niên qua nền kinh tế VN đã gần như bị buộc chặt vào thị trường Trung quốc (từ nông sản, khoáng sản, nguyên liệu đều phụ thuộc vào thị trường Trung quốc; đại đa số các công trình hạ tầng đều nằm trong tay các công ti Trung quốc; kim ngạch nhập siêu từ Trung quốc từ 200 triệu USD (2001) lên tới gần 24 tỉ USD (2013).[4] Sự lệ thuộc vào kinh tế Trung quốc đã tới mức nguy hiểm, nên chính Trương Tấn Sang đã phải nhìn nhận: “Chỉ còn hơn một năm rưỡi thì đến ngày 1.1.2016 về thương mại hóa tự do Trung Quốc – ASEAN, nếu cứ lình sình như thế này thì đến ngày 1.1.2016, hàng hóa các loại của Trung quốc sẽ tràn ngập lãnh thổ Việt Nam”.[5]

Lệ thuộc kinh tế đã là nguy hiểm, nhưng nô lệ trong tư tưởng trong tâm lí với Bắc kinh của những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội còn cực kì nguy hiểm hơn!  Vài năm trước ngay tại Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố "Tình hình biển Đông không có gí mới", rồi trước các Hội nghị Trung ương người cầm đầu chế độ còn gọi những lãnh tụ Bắc kinh, những kẻ đang xâm lấn biển đảo VN, là "Bạn". Tới giữa tháng 6 sau khi giàn khoan HD 981 đã dựng chỗm trệ trong thềm lục địa VN, nhưng khi tiếp Dương Khiết Trì Nguyễn Phú Trọng vẫn xưng hô là "đồng chí".<[6]
Có hiểu như thế mới thấy được động cơ nào và nhằm mục tiêu gì trong tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng ngày 1.7: "Đặc biệt là phải tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội."!
Những tuyên bố cực kì sai trái như trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã làm tê liệt ý chí cảnh giác của đảng viên cũng như nhân dân trước ý đồ của Bắc kinh, đồng thời đánh lạc toàn bộ sự theo dõi của dư luận quốc tế; không có cường quốc nào tin tưởng chế độ Hà nội dám đứng thẳng trước Bắc kinh! Chính chế độ độc tài suốt trên 60 năm khiến cho những người cầm đầu mới có thể làm mưa làm gió, đưa ra các tuyên bố vô trách nhiệm và các quyết định cực kì sai lầm, đồng thời ngăn cấm những quan điểm đúng đắn, đàn áp những tiếng nói trung thực, trong khi đó lại ca tụng những chuyện không tưởng viển vông và lấy thù làm bạn. Vì thế họ đang đẩy đất nước vào hoàn cảnh cực kì nguy hiểm như hiện nay!

Trong các nước Dân chủ đa nguyên đảng cầm quyền thường xuyên bị các chính đảng đối lập, các tổ chức dân sự và các báo chí độc lập theo dõi và kiểm soát các hoạt động. Vì thế các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn ngay tại quốc hội và trên các cơ quan báo chí làm cho đảng cầm quyền phải thận trọng và cân nhắc trước các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới vân mạng dân tộc và quyền lợi thiết thực của nhân dân. Nếu không thì đảng cầm quyền sẽ mất chính quyền khi đa số cử tri bỏ phiếu chống lại trong các cuộc bầu cử dân chủ tự do.

Dưới chế độ độc đảng toàn trị của ĐCSVN đã hoàn toàn không có các điều kiện trên. ĐCS một mình một chiếu, độc thoại, độc quyền, Quốc hội theo lối đảng cử dân bầu, trong đảng thì làm việc theo tập trung dân chủ khiến cho chỉ vài ông vua tập thể trong Bộ chính tri làm mưa làm gió, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Chính cơ chế sinh hoạt của chế độ độc đảng là mụ đỡ cho các tệ trạng xã hội như tham nhũng, gia đình trị, nhóm lợi ích. Nó cũng là thủ phạm gây ra những sai lầm nguy hiểm và kéo dài trong chính sách an ninh đối ngoại; vì không được nhân dân ủng hộ nên những người có quyền lực phải nhờ các thế lực bên ngoài che chở. Đây chính là hoàn cảnh của VN hiện nay dưới chế độ độc đảng. Nguy hiểm rõ ràng là, hiện nay những người cầm đầu chế độ toàn trị Hà nội đã bị biến thành những anh hề làm trò xiệc để Bắc kinh ngang ngược lấn biển, chiếm đảo và đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và độc lập của VN!

Lúng túng với kẻ thù, ông nói gà bà nói vịt trong Bộ chính trị

Từ lệ thuộc tư tưởng và chính trị tới lệ thuộc kinh tế, thương mại ngày càng trầm trọng, khiến cho tứ trụ triều đình CS ở Hà nội đang rơi vào thế bị động và vô cùng lúng túng đặc biệt từ khi Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981:
- Hội nghị Trung ương 9 của CSVN diễn ra đúng vào dịp Bắc kinh đặt giàn khoan HD 981, nhân dân cả nước lo ngại và phẫn uất, dư luận quốc tế rất quan tâm. Là đảng độc quyền và khẳng định là lực lượng lãnh đạo dân tộc, nhưng Bộ chính tri đã không cho Trung ương đảng thảo luận mà chỉ thông tin nhỏ giọt những gì họ cho phép. Vì vậy Hội nghị Trung ương 9 đã không có tuyên bố chung kết án các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh. Mặc dầu theo Điều lệ Đảng Trung ương đảng là cơ quan cao nhất. Như thế cho thấy họ đòi lãnh đạo dân tộc, nhưng lại vô cảm và vô trách nhiệm với vận mệnh dân tộc! [7]

- Cũng vào thời gian này Quốc hội khóa 13 đang họp kì 7 suốt 5 tuần cũng không giành ưu tiên một buổi họp đặc biệt về tình hình căng thẳng trên biển Đông sau khi Bắc kinh dựng giàn khoan HD 981. Cho nên cuối cùng Quốc hội cũng không ra được một tuyên bố hay nghị quyết kết án hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh. Mặc dầu theo Hiến pháp thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất! Khi Quốc hội bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã không dám ra trước báo chí trả lời tại sao Quốc hội lại vô cảm trước bức xúc của nhân dân, nên đã giao cho Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc  trả lời ấp úng và lúng túng về việc tại sao Quốc hội không ra được một tuyên bố kết án Bắc kinh xâm lấn.[8] Trong khi đó một nhân vật thân cận của Nguyễn Phú Trọng,Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nói thẳng "Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa 'đặc biệt nghiêm trọng' " !!![9] Nhận định này của ông Thuận phản ảnh quan điểm của Nguyễn Phú Trọng khi còn là Chủ tịch Quốc hội: „Tình hình biển Đông không có gì mới!“

- Giữa tháng 6 sau 6 tuần ngang ngược dựng giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa VN và đánh phá các tầu tuần tra của VN Bắc kinh đã cử Dương Khiết Trì, người đứng đầu ngành ngoại giao Trung quốc, sang dọa dẫm VN và ra lệnh: „Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc“.[10] Nhưng thật là quái đản, ngày 18.6 Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị vẫn gọi Dương Khiết Trì là „đồng chí“![11] Không những thế vì sợ Bắc kinh nên Bộ chính tri lại cản không cho PhóThủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Washington thảo luận với Mĩ về tranh chấp biển Đông với Bắc kinh theo lời mời cùa ngoại trưởng Kerry. Nhưng lại cho Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thúc giục Liên minh Âu châu (EU) lên tiếng kết án Trung quốc. Thật là lúng túng, mâu thuẫn cùng cực! [12]

- Trong các tuần gần đây Nguyễn Tấn Dũng lại đóng vai anh hùng rơm, mượn cơ hội tuyên bố rất nổ trong một số dịp liên quan tới giàn khoan HD 981. Nhưng khi cần có tiếng nói của người cầm đầu chính phủ thì ông lại tránh né. Như việc ông Dũng không dám ra trước Quốc hội tuyên bố kết án Bắc kinh bành trướng trên biển Đông. Từ lâu mọi người đầu biết là anh Ba Dũng hay „Đồng chí X“  trước sau vẫn chỉ là người „đón gió“ nhưng không dám „đổi cờ“! Mỗi khi xẩy ra những bức xúc trong dư luận thì Nguyễn Tấn Dũng lại dùng ngôn ngữ rất nổ và hô hoán lớn, nhưng sau khi đánh trống xong thì quẳng dùi đi, chỉ muốn mượn gió bẻ măng mà thôi! Mới đầu năm nay Nguyễn Tấn Dũng đã từng quả quyết „phải làm lễ kỉ niệm 19.1 và 17.2“ và phất cao „ngọn cờ dân chủ“.[13] Nhưng sau khi Tập Cận Bình ra lệnh qua đường giây nóng thì ông Dũng lại im thin thít. 8 năm dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng cũng là thời kì kinh tế VN càng lệ thuộc Trung quốc, những người dân chủ bị giam cầm và đàn áp thô bạo nhất; chính ông ra lệnh cấm biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và cấm chuyên viên, trí thức được phản biện công khai và cũng là thời kì tham nhũng trắng trợn nhất! [14]
***
Sự phá sản của chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuối thập niên 80 với sự tan rã của Liên xô và các nước CS Đông Âu như trận động đất chính trị, nhưng đã không làm những người CSVN độc tài bảo thủ thức tỉnh. Trái lại vì đặt quyền lợi "đảng trước nước sau" nên họ đã hốt hoảng chạy sang Thành Đô cúi đầu xin bao bọc của phương Bắc. Hành động hốt hoảng này của họ cũng giống như triều đình nhà Nguyễn trước đây. Khi ấy tiếng súng đại bác của phương Tây cũng không đánh thức được các vua quan bạc nhược nhà Nguyễn thức tỉnh để canh tân đất nước kịp thời như Minh trị thiên hoàng ở Nhật. Triều đình nhà Nguyễn cũng đã hốt hoảng chạy sang Bắc kinh cầu viện, nhưng khi ấy chế độ phong kiến ở Trung quốc cũng không khá hơn, nên cuối cùng Triều đình Nguyễn không tránh khỏi tan rã.

Ngày nay với chủ trương đảng trước nước sau và đàn áp nhân dân nên chế độ toàn trị CSVN không dám đụng đến chân lông „Bạn bốn tốt“, mặc dù Bắc kinh đang ngang ngược xâm lấn biển, đảo của VN. Đây là lập trường và thái độ thực sự của Bộ chính tri và đã được người cầm đầu tuyên bố ngày 1.7 đã nói ở trên!

Nhưng thái độ ươn hèn này đang đẩy VN vào lệ thuộc phương Bắc và đế quốc kiểu mới của Bắc kinh đang trở thành kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của dân tộc ta. Vì thế chế độ toàn trị CSVN sẽ không có lối thoát! Hoàn cảnh của nhóm cầm đầu CSVN hiện nay rõ ràng như „Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra“ !

Nhân dân VN - đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên CS tiến bộ- quyết không nuôi ảo tưởng, quyết không để „trái tim nhầm chỗ để trên đầu“. Một số nhân sĩ trong nước đã cảnh báo là, những người dân chủ chúng ta không được để cảm tính thay cho lí trí, chỉ như vậy mới không bị đánh lừa của bất cứ ai chỉ „đón gió“ nhưng lại không dám „đổi cờ“ trong việc đấu tranh chống độc tài và bảo vệ đất nước![15]
Âu Dương Thệ - 
5. 7. 2014
------------------------------
Ghi chú: 

[1] . Quân đội Nhân dân điện tử 1.7
[2] . Sách nghiên cứu của tác giả sẽ được xuất bản.
[3] . Đài Bắc kinh 9.6
[4] . Thụy My/Phạm Chí Dũng “Vì sao Kinh tế VN quá khó để thoát Trung”, RFI 26.6.14.
[5] . Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trước cử tri tại Sài gòn ngày 28.6, Lao động 28.6
[6] . Cộng sản 18.6
[7] . Xem cùng tác giả „Sự phá sản trong chính sách Trung quốc chứng minh sự sai lầm cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị“, trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/adt175.htm
[8] . VN Economy 24.6
[9] . Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời phỏng vấn của BBC 24.6.
[10] . Đài Bắc kinh 18.6.
[11] . Cộng sản 18.6
[12] . Song Chi, „VN –tâm lí „chờ sung rụng“ và trạng thái „bị lờn thuốc““, RFA 25.6
[13] . Xem cùng tác giả: „Thông điệp năm mới 2014:Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh „treo đầu dê bán thịt chó“ ! Trong: http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/thongdiep.htm
[14] . Các hành động „đón gió nhưng không dám đổi cờ“ của ông Dũng trong thời gian làm Thủ tướng xem….“Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X:„Nguyễn Như Vân“ muôn năm !“ http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/qh2811.htm
„Trọng ngố, Dũng hèn đang đưa đất nước tới vực thẳm !Và con đường của chúng ta“ trong http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm
[15] . Nguyễn Quang A, „Trái tim nhầm chỗ để trên đầu!“ , Dân quyền 26.5. Hà Sĩ Phu, „Muốn thoát Hán phải thoát Cộng!“, Dân quyền 26.5
(Diễn đàn Thế kỷ)

2413. Để lại gì cho mai sau?

FB Nguyễn Văn Tuấn
04-07-2014
Liên quan đến vấn đề lấy lại Hòang Sa – Trường Sa từ Tàu, hiện nay giới lãnh đại hình như đã đầu hàng. Họ nói nếu đời này không lấy lại được, thì đời sau, đời sau nữa, và đời sau nữa, v.v. Tôi thấy quan điểm này rất buồn cười vì nó không đúng đạo lí của người VN.
Đạo lí của người VN là bằng mọi cách tạo điều kiện cho con cháu mình phát triển hơn. Phải làm sao con hơn cha. Đời cha mẹ chẳng có ai có bằng đại học, nên cha mẹ phải “cày” ngày đêm để con được đi học đàng hoàng. Khi cha mẹ đã có nhà cửa, cha mẹ còn tìm cách mua nhà hay đầu tư cho con cái. Nói chung người VN luôn tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho con cái đời sau, thậm chí cho cả cháu (nếu có điều kiện).

Còn đằng này, Nhà nước hiện hành không làm gì để thu hồi HS-TS về VN, mà còn đùn đẩy cho con cháu đời sau! Nhưng thật ra, cũng chẳng có gì để để lại cho đời sau. Chẳng hạn như một thảo luận trên VNN có câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”. Tôi thì không tự hào chút nào cả; vì đó là một suy nghĩ vô trách nhiệm, nó giống như thế hệ này ăn hết rồi vỗ vai thế hệ sau: cố găng vươn lên bằng chính tài năng của mình. Một câu hỏi như thế cũng rất thích hợp cho những kẻ đang ngày đêm phá nát rừng biển của VN.
Tôi chợt nhớ đến luật môi trường ở Úc. Ở Úc họ rất nghiêm ngặt với môi trường, tất cả các hãng sửa xe hơi phải có hầm chứa nhớt và dầu riêng. Bất cứ một ai chỉ cần đổ 1 lít nhớt xuống cống là Hội đồng thành phố đến ngay vì họ có thể truy tìm nguồn gốc rất dễ dàng. Một người VN bị tội đổ nhớt vào ống cống (vì nghĩ chẳng ai biết), và cảnh sát môi trường đến phạt và phải đem ra tòa, tổng chi phí lên đến gần 5000 AUD! Họ lí giải rằng nếu ai cũng đổ nhớt như thế thì cá sẽ chết, và mình chẳng còn gì để cho thế hệ mai sau. Xứ tư bản bóc lột mà sao chúng suy nghĩ nhân văn thế?!
Còn ở VN, không để lại cơ sở vật chất và tài nguyên, cũng chẳng có tiền bạc (vì đang thiếu nợ chồng chất) mà nói là thế hệ sau sẽ thu hồi HS-TS! Đó là một cách buôn bán hi vọng không có thật.
—–
(1) ‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…’

2414. Sao lại đi học kẻ thù?

Bauxite Việt Nam
Nguyễn Trọng Vĩnh
05-07-2014
Đọc bài dưới đây càng thấy con mắt nhìn của nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn giữ được tinh bén như thuở còn đương chức. Cụ đã chỉ ra rất trúng tim đen của “đồng chí Tàu” muốn gấp rút đào tạo thêm vài nghìn tay sai bán nước để tiếp tay cho bước leo thang nguy hiểm trong hành động xâm lược của chúng – theo cách nói rất ý nhị của Cụ: “Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho [số người này] thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”” – mặc dù không một ai tỉnh táo trong 90 triệu con dân Việt không đinh ninh rằng loại người biết “đón bắt cơ hội” này trong hàng ngũ “Đảng ta”, những “chẫu chàng gặp mưa rào”, đến nay cũng đã có dư.
Đặc biệt, vị lão tướng còn nhìn sâu vào bụng dạ của kẻ đã quá nhanh nhảu hưởng ứng “chỉ thị” của tỉnh Quảng Đông, viết ngay công văn gửi các bộ ngành trong cả nước: “Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này còn có ý tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ý với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới”? Trúng phóc Cụ ơi!

Cuối bài viết của mình, tác giả kết luận: “Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đãng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu hòa” như nêu trên đây, thì thật là nhục nhã”.
Thưa cụ Vĩnh: chúng tôi thiển nghĩ, nếu các vị ấy cứ nuốt nhục mà làm thì đã đi một nhẽ. Nhưng họ lại coi đây là biểu hiện của liên minh “ý thức hệ”, liên minh giữa hai đảng cộng sản với nhau kia. Mà liên minh “ý thức hệ” thì trớ trêu thay… không liên quan gì đến việc đất nước đang bị lũ nhân danh “ý thức hệ” ở Bắc Kinh thực hiện dã tâm chiếm cướp. Đảng là đảng, cướp là cướp, mặc bọn chúng luôn phân thân từ đảng sang cướp song “Đảng ta” trước sau vẫn “giữ lòng chung thủy”, chỉ tiếp nhận ở chúng phần “đảng” mà thôi. Tài thật! “Biện chứng” đến thế là cùng! Nhưng một “lôgic” như thế theo chúng tôi, chắc chắn sẽ dẫn đến một hệ quả đương nhiên trong nhận thức; ấy là: “Đảng ta” giờ đây không chỉ đang mất hết tính chính danh mà cũng đang đánh mất cả cái tư thế chính nghĩa mà trước kia họ đã có. Đảng chẳng còn liên quan gì đến công cuộc chèo chống cho vận mệnh sinh tồn của dân tộc mà dân chúng khắp nước lâu nay đang sục sôi và nhiều thành phần ưu tú đang ra sức lên tiếng “gọi đàn”, bảo nhau vào cuộc. Thế có phải là “sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập” đang tự nó thực hiện đúng quy luật hay không?
Nói thế chắc Cụ cũng ngầm hiểu, việc yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng từ chức như dư luận vẫn râm ran mới đây có lẽ cũng không cần thiết nữa rồi, bởi lịch sử đã hội đủ yếu tố để xuất hiện những đòi hỏi cao hơn thế nhiều.
Hy vọng một thời gian nữa thực tiễn sẽ có câu trả lời để Cụ và chúng tôi cùng chứng nghiệm.
Nguyễn Huệ Chi
Được biết người ta mới cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Trung Quốc để học xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
I. Những người được cử đi học được gì?
- Được một chuyến tham quan du lịch (bằng tiền nhà nước cũng tức là của dân đóng góp).
- Được nghe cán bộ Trung Quốc thuyết giảng cái gì Trung Quốc cũng hay cũng giỏi để mà thán phục.
- Được ăn cơm Tàu, được chiêu đãi nồng hậu, có quà cáp hoặc được thưởng thức gái Trung Quốc. Ăn cơm Trung Quốc thì phải nói hữu nghị với họ, biết ơn họ mặc dầu họ đang cướp biển, đảo của nước mình. Cũng có người trở thành thân Trung Quốc hoặc thành người của họ, về sẽ tuyên truyền cho họ.
Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này còn có ý tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ý với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới.
II. Họ học được gì?
Cứ đem “Tuyển tập Hồ Chí Minh” ra học và dạy thì có đủ lời hay, ý đúng trong mọi công tác, kể cả công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
Hãy đọc lại các nghị quyết của Đảng Lao động và Đảng Cộng sản cũng đã thấy tiêu chuẩn “Cán bộ là đủ Đức, Tài; Đức là chủ yếu” được ghi nhiều lần rồi. Trong các nghị quyết và tài liệu cũng đã từng ghi “lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải là người có đạo đức và năng lực và được tín nhiệm”, vấn đề là có thực hiện đúng thế không, việc gì phải sang Trung Quốc về nói là học được những điều đó.
Lựa chọn quần chúng ưu tú, được thử thách để kết nạp vào Đảng và Đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong mọi việc” cũng đã có trong các chỉ thị, nghị quyết cả rồi, phải đâu đoàn cán bộ phải sang Trung Quốc mới học được đem về những điều tưởng là “mới” ấy!
Hơn nữa, cứ tổng kết từ Việt Nam ta cũng thiếu gì kinh nghiệm phong phú, cần gì phải đi học ai. Trong kháng chiến gian khó ác liệt có điều kiện thử thách thực tế nên phát triển Đảng cũng như tuyển chọn, đề bạt cán bộ đúng nhiều, có sai cũng rất ít. Trong hòa bình, chức quyền nhỏ nhất cũng phải là Đảng viên mới được giao nên nhiều người chẳng vì lý tưởng chẳng tiên phong gương mẫu cũng tìm mọi cách để được vào Đảng. Tiếp đến tham nhũng tràn lan “dột từ nóc” (Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói), rồi “mua quan bán chức”, ưu tiên “con ông cháu cha” nên Đảng suy thoái, người có thực tài, thực đức, cương trực thì gạt bỏ, một số có học hàm dễ kiếm bằng giả, cơ hội, vô tài, bất đức, nịnh bợ thì được trọng dụng.
Nghe đâu còn có chủ trương hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ gửi 100 cán bộ sang Trung Quốc để họ đào tạo. Nếu đúng thì đây là chủ trương “gửi trứng cho ác”!
Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm gì?
Trước hết họ đối xử nhiệt tình nồng hậu, họ sẽ “mua” và gài bẫy “mỹ nhân kế”, đây là nghề truyền thống của họ, họ đã thực hiện thành công ngay cả đối với những người lãnh đạo cao nhất của một số nước. Họ sẽ tuyên truyền cho 200 cán bộ đó: Trung Hoa là trung tâm của thiên hạ, sẽ là siêu cường lãnh đạo thế giới. Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”.
III. Sao lại vào lúc nước sôi lửa bỏng đương diễn ra?
Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đàng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu hòa” như nêu trên đây, thì thật là nhục nhã.
Kẻ xâm lược thì phải gọi là kẻ thù, không thể khác. Năm 1979, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói thế lực bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta, rất đúng.
Trong tình hình ác liệt, một mất, một còn như hiện nay mà gửi cán bộ cho nước thù đào tạo để làm thân thì thử hỏi trong họ còn có chút nào dòng máu Lạc Hồng và chút nào chí khí quật cường của dân tộc Việt Nam nữa không?
N. T. V.
Tác giả gửi BVN.
Xem thêm:
Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc: xaydungdang.org.vn

2415. Phạm Chí Dũng : Hội Nhà báo Độc lập, tiếng nói của sự thật

RFI – Việt Ngữ
Thụy My
05-07-2014
H4Ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) đã chính thức ra đời tại Việt Nam. IJAV do một một nhóm nhà báo độc lập khởi xướng. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực là nhà báo, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn – là những cây bút được tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp vào danh sách 100 Anh hùng thông tin, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm năm nay.
RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch IJAVN về sự kiện này.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập vừa được thành lập. Thưa anh, ngày ra đời của Hội lại trùng với ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7. Sự trùng hợp này là ngẫu nhiên hay có chủ ý?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nói như nhà thơ Bùi Minh Quốc – Phó chủ tịch IJAVN, đây là một sự ngẫu nhiên thú vị, nhưng lại đặc biệt có ý nghĩa. Thông thường ngày ra đời của một tổ chức phải gắn với một ý nghĩa nào đó. Ý nghĩa lại phải sinh ra từ sự kiện, sự kiện càng có tầm thì ý nghĩa càng sâu sắc.
Ý nghĩa ấy gắn với bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 vào thời khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tính chất độc lập của bản tuyên ngôn này lại rất phù hợp với tính cách độc lập của Hội các nhà báo tự do. Nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng đến một sự tách rời hoàn toàn khỏi ý đồ thực dân của nước Anh thì nhiệm vụ của báo giới độc lập Việt Nam vào lúc này và trong những năm tới cũng không khác biệt, tức không chỉ độc lập với các hội đoàn nhà nước mà còn phải đóng góp cho quốc gia để gìn giữ nền độc lập nước nhà trước họa xâm lăng Trung Quốc.
RFI : Thưa anh, tại Việt Nam đã có Hội Nhà báo tồn tại từ rất lâu rồi, như vậy có nghĩa là Hội này không làm được nhiệm vụ của mình ?
Lẽ dĩ nhiên, không cần phải đẻ ra thêm một hội đoàn nào khác nếu Hội Nhà báo Việt Nam thể hiện đúng tiếng nói tự do báo chí. Song trong rất nhiều trường hợp, hội đoàn nhà nước này đã chỉ phản ánh quyền tự do ngôn luận một chiều theo cung cách bảo thủ, giáo điều và lợi ích nhóm của cơ quan tuyên giáo ; chứ không phải là nguyện vọng, tâm tư và chí khí của đại đa số người viết báo ở Việt Nam. Rất nhiều vấn nạn đã và đang tồn tại trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, tôn giáo và cả chính trị cần phải được phản biện và thay đổi ; nhưng có thể nói công luận hầu như không biết đến sự có mặt, càng không biết về sự lên tiếng của Hội nhà báo Việt Nam.
Một trong những tiêu điểm phủ rộng toàn bộ xã hội là trước bản Hiến pháp năm 2013 với tinh thần thụt lùi quá rõ, Hội Nhà báo Việt Nam đã làm gì để cải tạo, hay chẳng làm gì cả? Hoặc một số trường hợp báo chí và nhà báo bị cơ quan an ninh quy kết điều luật 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…” – một điều luật đã bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia đánh giá là mơ hồ và cần phải hủy bỏ.
Gần đây nhất là trường hợp báo Pháp luật và Xã hội bị khởi tố liên quan đến một bài viết về các những khuất tất trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, nhưng Hội nhà báo Việt Nam đã tuyệt đối im lặng. Hay có thể hiểu công cuộc chống tham nhũng sẽ có thể nhào xuống vực thẳm nếu toàn bộ báo chí nhà nước bị bịt miệng ?
Nếu Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động theo cách “báo chí trùm mền” và thỏa hiệp cao cấp như thế thì hội đoàn này làm sao có thể đại diện cho hơn 17.000 nhà báo có thẻ, cho một con số gấp đôi như thế người viết báo không có thẻ, hay bảo vệ cho những nhà báo bị xâm hại được?
Đây chính là nguyên do sâu sắc. IJAVN sinh ra là nhằm cải thiện những gì mà thực tế báo chí chưa được cải thiện, hoặc chẳng có hy vọng gì được cải thiện. Là một tổ chức dân sự độc lập nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, IJAVN phải mang tính cách độc lập trong hành động của mình. Đó là lý do vì sao IJAVN phải đặc biệt độc lập với Hội Nhà báo Việt Nam về quan điểm, nội dung hoạt động, nhân sự điều hành và tài chính.
RFI : Quan điểm độc lập của IJAVN được thể hiện như thế nào?
Nói lên sự thật ! Quan điểm đầu tiên là phải nói sự thật. Cần thay đổi não trạng khi định nghĩa về các vấn đề chính trị – xã hội. Với tư cách là một tổ chức dân sự độc lập, tất nhiên IJAVN phải giữ tính cách khách quan và tôn trọng tuyệt đối tinh thần đa nguyên, trong đó có đa nguyên chính trị.
Vì lẽ đó, tất cả những biểu hiện can thiệp vào hoạt động báo chí bằng lối chỉ đạo và định hướng một chiều, độc đoán đều không phù hợp với đường lối của IJAVN. IJAVN sinh ra không phải để trùm chăn mà để phản biện đối với những chính sách và hành vi bất công của chính quyền, với mục tiêu cuối cùng là làm cho xã hội thanh sạch và dân chủ hơn.
RFI : Nhưng lâu nay chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra khó chấp nhận thậm chí dị ứng với những tiếng nói phản biện, có thể họ vẫn cho Hội Nhà báo Độc lập là một tổ chức đối lập?
Nếu lòng họ không đủ trong sáng và tiến bộ, thì hiển nhiên họ luôn coi chúng tôi là những kẻ đối lập và cần phải bị loại trừ. Gần đây trên báo Quân Đội Nhân Dân lại có một bài viết nhắc lại về “cần cảnh giác với các hội đoàn dân sự”, trong đó đề cập đến tổ chức hội nhà báo độc lập và lại đặt câu hỏi không khác trước đây là “độc lập hay đối lập?”. Tôi cho rằng đó là một câu hỏi vừa bảo thủ vừa ấu trĩ và chẳng thể thuyết phục được nhiều người, trong bối cảnh sau gần bốn chục năm từ năm 1975, hậu quả mà thể chế chính trị một đảng gây ra cho xã hội đã khủng khiếp đến thế nào.
Là một nhà báo đã từng viết phản biện cho nhiều tờ báo nhà nước như Vietnamnet, Thanh Niên, Tầm Nhìn…, tôi biết rằng có đến 90-95% người viết báo hiện nay chẳng thích thú gì với chính sách can dự tự do thông tin của các cơ quan tuyên giáo và quản lý báo chí, và ít nhất 2/3 trong số họ mang phản ứng ngấm ngầm đối với chính sách rào cản tự do thông tin như thế. Tuy nhiên những người này, vì nhiều lý do tế nhị, vẫn phải im lặng.
Còn nếu đã sinh ra IJAVN thì chúng tôi sẽ cố gắng làm đúng chức năng của xã hội dân sự, nghĩa là cầu thị, tôn trọng đa nguyên và phản biện, tác động nhằm điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách. Chính sách và hành vi của Nhà nước càng bất công và sai lầm, mức độ phản biện của báo chí độc lập càng cao và mức độ thông tin cho cộng đồng quốc tế càng lớn.
Nhưng nếu chính quyền có được những chính sách và hành động gần gũi với lợi ích của xã hội và đại đa số người dân, đặc biệt là người nghèo, tại sao những tổ chức dân sự độc lập như IJAVN lại phải phản đối? Ngược lại, khi đó chúng tôi sẽ đồng thuận với Nhà nước và thậm chí trong một chừng mực nào đó còn ủng hộ cả những chính khách có đường lối cải cách và tiến bộ xã hội.
Với tinh thần và quan điểm hành xử như vậy của IJAVN, không ai có thể quy chụp chúng tôi là tổ chức đối lập hay đối kháng chính trị, vì như thế sẽ trái ngược lương tâm nhân loại, phản bác tất cả những điều khoản trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết, đồng thời trái luôn với chính Hiến pháp Việt Nam.
RFI : Vậy IJAVN sẽ làm thế nào để có tiếng nói phản biện đúng nghĩa?
Muốn có tiếng nói phản biện thì cần có phương tiện chuyển tải tinh thần và nội dung phản biện. Chúng tôi sẽ xây dựng những diễn đàn cho người viết báo và cả những người không viết báo nhưng quan tâm đến tình cảnh đất nước và hoạt động thực chất của IJAVN. Nhưng khác với hoạt động trước đây của xã hội dân sự chủ yếu diễn ra trên mạng, diễn đàn của IJAVN sẽ hướng đến tự do ngôn luận và tự do báo chí bằng hình thức offline, nghĩa là diễn ra ngoài đời.
Song song với các diễn đàn này, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng một trang báo, được xem là cơ quan ngôn luận của IJAVN, nhằm chuyển tải tinh thần phản biện đến độc giả và chính quyền. Trong mục tiêu kỳ vọng của chúng tôi, trang báo này trong 10 năm tới phải cố gắng vươn tới một đẳng cấp quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn như có thể so sánh với tờ Bangkok Post của Thái Lan, hay hơn nữa là tờ Straits Times của Singapore. Còn triển vọng nhất thì phải so sánh được với tờ Le Monde của Pháp.
RFI : Như vậy liệu có tham vọng lắm hay không, trong khi hiện thời lực lượng người viết báo độc lập ở Việt Nam còn rẩt mỏng, và số người được coi là nhà báo thực thụ có lẽ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, liệu những thành viên ban đầu của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và những thành viên sau này có đáp ứng được tiêu chí nhà báo hay không ?
Đây chính là lý do mà chúng tôi băn khoăn khi xây dựng tiêu chí để mọi người tham gia vào IJAVN. Vì nếu xét theo đúng tiêu chuẩn một nhà báo thực thụ thì phải có ít nhất một số tác phẩm báo chí trên hệ thống truyền thông nhà nước, truyền thông xã hội hoặc truyền thông quốc tế, đồng thời phải có thâm niên hoạt động trong nghề báo. Chưa kể đến việc phải có thẻ nhà báo nếu xét theo tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tất nhiên sẽ chỉ có một ít người thỏa mãn được những tiêu chuẩn này.
Chỉ có điều, với giới nhà báo tự do thuộc truyền thông xã hội thì không cần tính tới tiêu chí phải có thẻ nhà báo, mà theo thông lệ quốc tế, chỉ cần dựa vào số lượng bài viết và đạt được uy tín người viết báo. Vì thế trước mắt chúng tôi không quá cầu toàn về việc tất cả các thành viên của IJAVN đều phải là nhà báo theo đúng nghĩa của từ này. Hãy xem các thành viên, không phân biệt thâm niên và uy tín xã hội, đều là người viết báo. Cách nhìn này cũng tương tự đối với các hội đoàn dân sự còn khá thiếu chuyên nghiệp trong một xã hội dân sự còn sơ khai ở Việt Nam.
Nhưng tính chuyên nghiệp phải bắt nguồn từ việc tổ chức lại các hoạt động sơ khai. IJAVN sẽ hướng đến mục tiêu trở thành một nghiệp đoàn báo chí độc lập và mang tính chuyên nghiệp. Phần lớn những tay viết trẻ từ giới blogger và cả facebooker hiện nay sẽ cần được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước để có thể trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tương lai không xa.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng sẽ có một tỉ lệ nào đó trong lực lượng báo chí nhà nước sẽ cùng tham gia với chúng tôi trong tương lai gần, khi diễn ra làn sóng giao thoa giữa báo chí “lề phải” và “lề trái” với những tín hiệu đang bắt đầu xuất hiện. Đó là những nhà báo và cộng tác viên báo chí có chuyên môn và muốn thể hiện tiếng nói độc lập, muốn nói lên sự thật, muốn cùng tham gia xây đóng góp cho diễn đàn độc lập của những người viết báo ở Việt Nam. Chẳng lẽ trong 17.000 nhà báo có thẻ ở Việt Nam, không có lấy 1% số đó có năng lực viết báo và có thể còn viết báo quốc tế hay sao?
RFI : Vấn đề không chỉ là năng lực mà có lẽ còn là lòng can đảm nữa. Trong làng báo nhà nước hiện nay thường là người viết đều biết cách tự kiểm duyệt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam các nhà báo thường được xã hội trọng vọng, có được một số đặc quyền. Liệu người ta có thể mạo hiểm để tham gia một tổ chức ngoài Nhà nước hay không ?
Đúng là cần lòng can đảm. Đây là một tiêu chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới và của báo chí tự do quốc tế đặt ra đối với các nhà báo quốc tế, đặc biệt là những phóng viên chiến trường. Trên cả chuyên môn, đó là lòng can đảm, nhưng ở Việt Nam có lẽ vẫn còn là điều hơi xa xỉ. Nỗi sợ hãi vẫn còn bị đè nén trong từng con người, trong tư tưởng, và người ta vẫn thường ví von nỗi sợ hãi đó nằm dưới một vòng kim cô kìm tỏa.
Đó chính là vòng kim cô về tư tưởng, với “siêu Tổng biên tập” là Ban Tuyên giáo Trung ương và các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành. Các cơ quan quản lý báo chí đang gò bó, hạn chế quyền tự do sáng tác của rất nhiều phóng viên trong số các nhà báo có thẻ ở Việt Nam. Đây chính là rào cản vô cùng lớn mà các nhà báo cũng như các cộng tác viên báo chí chưa có thẻ ở Việt Nam cần phải vượt qua, nếu muốn hướng tới một sự tự do trong thể hiện quan điểm và tự do biểu đạt.
RFI : Lúc nãy anh có so sánh với các hội đoàn dân sự, nhưng nghề báo cần có năng khiếu và đạo đức nghề nghiệp, nên đây là một tổ chức nghề nghiệp chứ không phải một tổ chức như Mặt trận Tổ quốc hay phong trào dân chủ. Nếu những tiêu chí được mở rộng, liệu có thể dẫn đến việc lạm dụng?
Tất nhiên là không bao giờ chúng tôi muốn Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trở thành một tổ chức “Mặt trận” theo nghĩa ôm đồm tất cả các thành phần, đối tượng. Trên hết, đây là một tổ chức nghề nghiệp, và như vậy phải có tiêu chí nghề nghiệp của nó. Vấn đề chuyên môn như vừa nêu bắt đầu từ năng khiếu, và sau đó là lao động nghề nghiệp báo chí.
Một thực trạng đặt ra đối với giới báo chí Việt Nam là tại sao cho tới giờ những bài viết trên báo chí quốc tế của giới truyền thông Việt Nam hầu như vắng bóng. Và nếu có xuất hiện chỉ là một vài bài viết của giới truyền thông xã hội, hay còn gọi nôm na là truyền thông “lề dân” mà thôi.
Như vậy khi muốn xây dựng một nền báo chí độc lập chuyên nghiệp thì phải có tờ báo độc lập,và như vậy phải có những cây viết độc lập chuyên nghiệp, có nghĩa là phải đào tạo. Nhưng đào tạo không thôi thì chưa đủ, ngay trước mắt cần có những cây viết từ “lề phải” thâm nhập vào “lề trái”, có một sự giao thoa với nhau. Đồng thời phải đặt ra những tiêu chuẩn để xét duyệt đối với những hội viên mới của Hội Nhà báo Độc lập trong thời gian sắp tới. Không ôm đồm, dàn trải mà sẽ phải có những tiêu chí phân loại lọc lựa chặt chẽ để thấy được năng lực làm báo.
RFI : Về vấn đề đào tạo, anh cũng biết là các trường báo chí ở Việt Nam hàng năm cho ra rất nhiều cử nhân báo chí, nhưng số người trở thành nhà báo thực thụ không có bao nhiêu…
Tôi cũng có thời gian phỏng vấn các sinh viên tốt nghiệp khoa báo chí, cách đây hai mươi năm rồi. Và tỉ lệ mà tôi chọn được lúc đó là 5%, có nghĩa là 20 người chỉ chọn được một người. Sau này tôi nghe nói là số người chọn được còn thấp hơn nữa. Đó là thực trạng trong việc đào tạo về báo chí ở Việt Nam hiện nay. Thành thử tôi cũng không quá kỳ vọng về việc đào tạo những blogger và facebooker trở thành các nhà báo chuyên nghiệp có thể thành công một cách dễ dàng, mà phải mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có thể cần từ 10 tới 20 năm để đào tạo một thế hệ làm báo.
Đây là một vấn đề cần tới sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới có chuyên môn về báo chí, vì họ đã có kinh nghiệm rồi. Trong thời gian sắp tới nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thu xếp để có mối liên kết, hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ, để có thể gởi một số cây viết trẻ có năng khiếu ra nước ngoài đào tạo, thậm chí là những người đang viết báo ở Việt Nam để đào tạo lại. Như vậy mới có thể hấp thu tiến bộ của báo chí thế giới để nâng cấp cho nền báo chí độc lập tại Việt Nam.
RFI : Có nghĩa là IJAVN có đặt nặng quan hệ với các tổ chức quốc tế về nghề báo?
Tất nhiên đó là một kênh quan hệ không thể thiếu, có thể nói là chất xúc tác chính đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Và đây cũng là một ưu thế của IJAVN so với mối quan hệ quốc tế quá đơn điệu và chủ yếu thiên về hình thức từ trước tới nay của Hội Nhà báo Việt Nam. Xin lưu ý rằng mặc dù chỉ tập hợp đa số những tay viết không chuyên, nhưng giới truyền thông xã hội ở Việt Nam, chứ không phải hơn 800 tờ báo của nhà nước, từ ít nhất năm 2011 đến nay đã trở thành nhân tố chính trong việc chuyển tải các thông tin, tình hình và loại bài phân tích, nhận định trong nước ra cộng đồng quốc tế.
Sau khi IJAVN hình thành, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về báo chí như Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ), Tổ chức Freeedom House…, cùng một số tờ báo quốc tế có uy tín. Và tất nhiên, những nhà báo nhà nước có thể tham gia vào IJAVN trong thời gian tới sẽ có điều kiện để giao lưu và học hỏi nhiều hơn từ báo giới quốc tế.
Cũng nhân việc ra đời của IJAVN, chúng tôi xin chuyển đến một số chính phủ quan tâm đến hiện tình dân chủ ở Việt Nam như Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, các nước Bắc Âu, các tổ chức phi chính phủ như RSF, CPJ, Freedom House, Văn bút Quốc tế và các cơ quan báo đài quốc tế như RFI, VOA, BBC, RFA cùng báo đài Việt ngữ hải ngoại… lời cám ơn của giới truyền thông xã hội Việt Nam về sự hỗ trợ và bảo vệ của họ đối với các nhà báo đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền phải chịu rủi ro và thiệt thòi trong những năm qua.
RFI : Trong điều lệ hoạt động của IJAVN có một đoạn gây thắc mắc: “Trong trường hợp vì lý do biến cố hoặc bất khả kháng mà Chủ tịch Hội không thể điều hành, Phó chủ tịch thường trực Hội sẽ đảm nhiệm công tác điều hành Hội…”. Nội dung này cần được hiểu một cách bình thường hay còn vì lý do tế nhị nào khác?
À, đó là phương án “Người thay thế” của IJAVN. Mọi người đều biết hình thành một tổ chức về tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn toàn không dễ dàng. Vào năm 2009, chỉ một tổ chức dân sự cấp câu lạc bộ về báo chí tự do của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà còn bị chính quyền khép vào tội “phản nghịch”, thì có thể hiểu vấn đề của IJAV giờ đây là phức tạp hơn nhiều.
Còn hiện nay, dù tình hình nhân quyền đã khả quan hơn so với thời Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, những nhà báo độc lập vẫn luôn phải phòng ngừa tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tức là họ sẽ bị chính quyền quy chụp chính trị và bị bắt bớ, cho dù việc thành lập IJAVN là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết vào năm 1982, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam gia nhập thành viên vào năm 2013, và với chính Hiến pháp Việt Nam.
Nếu tình thế đó xảy ra, chúng tôi phải sắp sẵn phương án “Người thay thế” để duy trì sự tồn tại của IJAVN. Chúng tôi đều ý thức rất nặng lòng rằng không thể có tự do báo chí nếu không có tự do cá nhân, và ngược lại.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa được thành lập, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét