Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, bài bình luận trên RSIS có tiêu đề Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): Vì sao chủ quyền của Trung Quốc là “không thể tranh cãi” (Xisha (Paracel) Islands: Why China’s Sovereignty is ‘Indisputable’) được đăng vào ngày 20 tháng 6 năm 2014 không đưa ra được những bằng chứng nào có thể xác minh được. Sẽ là rất có lợi cho cộng đồng nghiên cứu Biển Đông nếu tác giả hay những bên khác có thể khắc phục được tình trạng này.

Không có bằng chứng thuyết phục

Tác giả cho rằng: “Dựa trên rất nhiều những ghi chép lịch sử của Trung Quốc, có từ ít nhất là thời kỳ Bắc Tống (960-1127 SCN), Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán đối với các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) một cách hiệu quả”.

Những người ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông thường dẫn ra những tài liệu cổ trong đó nhắc đến “vùng biển” hay “quần đảo”. Theo tôi được biết, không dẫn chứng nào trong số này xác định rõ một đảo hay quần đảo cụ thể nào. Không có cách nào để biết được những đảo được nhắc đến thuộc quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, hay chỉ đơn thuần là một trong hàng trăm hòn đảo nằm cách bờ biển Trung Quốc chỉ vài hải lý.

Tác giả liệu có thể cung cấp dẫn chiếu tới những dòng chữ cụ thể trong những ghi chép lịch sử này hay không? Những ghi chép này có xác định rõ “Tây Sa” và “Nam Sa” bằng tên hay không? Dựa trên những nghiên cứu của mình, tôi tin không có bất kỳ tài liệu chính thức nào của Trung Quốc được ban hành trước năm 1909 mà có sử dụng những cụm từ đó.

Trên thực tế, tôi chưa bắt gặp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Trung Quốc có quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1909. Như nhà nghiên cứu người Pháp Francois-Xavier Bonnet đã đưa ra, một tấm bản đồ tỉnh Quảng Đông được phát hành năm 1897 chỉ kéo dài về phía Nam đến đảo Hải Nam. Tình trạng này thay đổi vào năm 1909 khi chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, vốn đang trỗi dậy, đã bị kích động mạnh mẽ khi phát hiện ra một doanh nhân người Nhật đang khai thác phân chim biển trên quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) – nằm giữa Hồng Kông và Đài Loan.

Giai đoạn quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa đã bị lược bỏ

Sau khi phát hiện ra sự việc đó, một cuộc thám hiểm tới quần đảo Hoàng Sa đã được Tổng đốc tỉnh Quảng Đông là Zhang Yen Jun tổ chức. Theo lời một ông chủ công ty hàng hải người Pháp, P. A. Lapicque (được ghi lại trong một cuốn sách xuất bản 20 năm sau đó), cuộc thám hiểm của vị tổng đốc được dẫn đường bởi 2 người Đức từ hãng buôn Carlowitz and Company.

Rõ ràng là không có người địa phương nào đảm nhiệm được công việc dẫn đường đó. Đoàn thám hiểm dừng chân tại đảo Hải Nam trong vòng 2 tuần để chờ thời tiết thuận lợi rồi sau đó đi tới Hoàng Sa vào ngày 6 tháng 6 trước khi trở lại Quảng Đông vào ngày hôm sau. Chuyến đi này được coi là cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.

Lapicque đã tỏ ra nghi ngờ về việc chuyến thám hiểm ngắn ngủi này đã giúp vẽ ra được 15 bản đồ quần đảo Hoàng Sa rất chi tiết. Việc có khả năng đã xảy ra hơn là chính quyền Quảng Đông chỉ đơn thuần sao chép lại những bản đồ của người Châu Âu rồi đặt tên địa danh bằng tiếng Trung Quốc. Đây có thể là nguồn gốc của cái tên “Tây Sa”: dịch lại từ tên tiếng Anh của một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa là West Sand (Bãi cát phía Tây).

Chuyển đến gần thời điểm hiện tại hơn, Giáo sư Li đã sai lầm khi khẳng định rằng, “Tuy nhiên sau khi Nhật Bản đầu hàng [quân Đồng minh] vào năm 1945, quần đảo đã được trao trả lại cho Trung Quốc theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam”. Trong cả 2 Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam đều không nhắc gì đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả. Điều này là bởi vì Pháp khi đó đã vận động hành lang để các nước khác công nhận 2 quần đảo này là lãnh thổ của Pháp, do đó các nước đồng minh đã không đưa ra cam kết gì về chủ quyền của họ trong tương lai.

Giáo sư Li cũng đã bỏ qua một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa. Như chuyên gia người Na Uy Stein Tonnesson đã minh họa một cách đầy thuyết phục, các lực lượng của cả Trung Hoa Dân Quốc và Pháp đã chiếm đóng các đảo khác nhau trên quần đảo Hoàng Sa sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Người Trung Quốc đã đến trước, trên đảo Phú Lâm thuộc Nhóm đảo An Vĩnh vào đầu tháng 1 năm 1947. Người Pháp đến vào vài tuần sau đó và, sau khi thấy đảo Phú Lâm (Woody) đã bị chiếm đóng, đã chuyển quân sang đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc Nhóm đảo Lưỡi Liềm.

Tuyên bố chủ quyền lịch sử mơ hồ cần được thẩm định độc lập

Các lực lượng của người Pháp, và sau đó là người Việt Nam tiếp tục nắm quyền kiểm soát đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc chiếm đóng đảo này vào tháng 1 năm 1974. Quân Trung Hoa Dân Quốc đã rời bỏ đảo Phú Lâm vào ngày 4 tháng 5 năm 1950 và phải đến năm 1955 hoặc 1956 các lực lượng Trung Quốc Cộng sản mới thay thế chiếm đóng.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng cuộc xâm chiếm đảo Hoàng Sa và Nhóm đảo Lưỡi Liềm của Trung Quốc vào năm 1974 đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước đó, chứ không phải là kết quả không mong đợi của một cuộc va chạm giữa các ngư dân.

Ngày nay, tình hình biển Đông đang rất căng thẳng và để giải quyết được những vấn đề tranh chấp, tất cả các bên cần phải chuẩn bị tham gia thảo luận cởi mở và nghiêm túc. Những dẫn chứng mơ hồ từ những tài liệu cổ xưa là không đủ thuyết phục. Tất cả các bên cần phải cho phép đánh giá độc lập các bằng chứng của mình.

Ngay lúc này, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đang tuyên bố chủ quyền đối với những nhóm đảo lớn như thể chúng là những đơn vị đơn nhất. Nếu từng bên tranh chấp có thể đưa ra bằng chứng chủ quyền cụ thể cho từng cấu tạo riêng lẻ – thay vì cho những nhóm đảo lớn liên quan – thì sẽ có thể xem xét, đánh giá từng cấu tạo một một cách riêng biệt. Khi đó mới có thể bắt đầu giải quyết các tranh chấp.
Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang
Tác giả:  Bill Hayton 
Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bill Hayton là tác giả của cuốn sách Biển Đông: Cuộc đấu tranh giành quyền lực tại châu Á (The South China Sea: the struggle for power in Asia) sẽ được NXB Yale University Press xuất bản vào tháng 9 năm 2014. Ông đóng góp bài viết này riêng cho mục bình luận của RSIS.
Nguồn: RSIS Commentaries
(Nghiên cứu Quốc tế)

Phong Uyên - Chủ nghĩa TB Nhà nước kiểu Trung Quốc chỉ là chủ nghĩa Tư bản dã man ở Tây phương thời kỳ hậu bán thế kỷ thứ XIX

Phong Uyên made_in_china.jpg

Trong một bài thuyết trình tại Diễn Đàn TED tháng 11 năm 2013 đăng trên Dân Luận mới đây, nữ tiến sĩ Dambisa Moyo có vẻ muốn đề cao cái mà bà ta gọi là "chủ nghĩa Tư bản nhà nước mô hình Trung Quốc" khi nói: "Thay vì theo Chủ nghĩa Tư bản tư nhân (kiểu Tây phương), họ (TQ) thiết lập chủ nghĩa tư bản nhà nước. Họ đã không ưu tiên hóa vấn đề dân chủ. Trái lại họ đã đặt các quyền lợi kinh tế ưu tiên hơn các quyền chính trị... Xin thưa với quý vị rằng chính là hệ thống ở Trung Quốc đang khiến người dân các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng đó là hệ thống đáng noi theo...."
Theo giải thích của bà Dambisa Moso, trên thế giới chỉ có 2 mô hình kinh tế. Cả 2 đều rập khuôn theo Tư bản chủ nghĩa. Cả hai chỉ khác nhau tí chút: Một bên là chủ nghĩa Tư bản tư nhân của Tây phương, ưu tiên hóa những quyền chính trị là tự do và dân chủ. Một bên là chủ nghĩa Tư bản nhà nước của cộng sản Trung Quốc, lo tăng trưởng kinh tế hơn là vấn đề cho người dân được tự do chọn lựa nhà cầm quyền.
Bà Dambisa Moyo có vẻ không biết là cái Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa (l' Économie Socialiste de Marché) của Tàu cộng không phải là một chủ nghĩa Tư bản Nhà nước như ở các nước cộng sản Liên Xô, Trung Quốc thời Staline và thời Mao, mà chỉ là một hệ thống trong đó nền kinh tế phóng khoáng bị đặt dưới quyền kiểm sát chính trị độc tài của một đảng duy nhất. Tất nhiên là mọi quyền hành chính trị đều nằm trong tay đảng này nên không thể nói đây là chủ nghĩa Tư bản nhà nước "đặt các quyền kinh tế ưu tiên hơn các quyền chính trị" như cách định nghĩa hơi ngây thơ của bà Dambisa Moyo.
Thật ra cái Chủ nghĩa Xã hội kiểu Tàu (le Socialisme à la chinoise) này chỉ là phiên bản của Chủ nghĩa Tư bản dã man (Le Capitalisme sauvage) thời kỳ cuối thế kỷ thứ XIX:
Cần nhắc qua những giai đoạn phát triển của Tư bản Âu Tây:
Thế kỷ thứ XVII-XVIII: Tư bản thương mại (capitalisme marchand):
Các vua chúa thời này nắm toàn quyền phân phát cho những cá nhân hay những hội đoàn đặc quyền khai thác hầm mỏ, mở lò luyện sắt trong nước và thông thương với các nước ngoài để kiếm thị trường trao đổi sản phẩm, vật dụng (Thời kỳ các lò luyện sắt và công ty Đông Ấn). Tư bản thời này có tính cách cạnh tranh thương mại nhiều hơn là bóc lột.
Thế kỷ thứ XIX: Tư bản công nghiệp (capitalisme industriel):
Tới thời kỳ hậu bán thế kỷ này, sản xuất công nghiệp không ngừng tăng trưởng đòi hỏi số vốn mỗi ngày một lớn. Giới tư bản tài phiệt, chủ nhân các phương tiện sản xuất, phải làm sao đạt được tối đa lợi nhuận để chuyển lại thành vốn. Cách độc nhất để có được tối đa lợi nhuận là:
-- Giảm giá nhân công: Bắt buộc người làm công bán sức lao động của mình với cái giá rẻ nhất. Đồng thời tùy theo nhu cầu sản xuất, chủ nhân có toàn quyền mượn hay đuổi người để giảm giá thành sản xuất hơn nữa.
-- Thâu mua nguyên liệu với giá rẻ: Để tiếp tế nguyên liệu, nhân công và tạo thị trường cho tư bản nước mình, các nước Tây phương đặc biệt là Anh, Pháp, đem quân xâm chiếm nhiều vùng có tài nguyên trên thế giới.
Tư bản công nghiệp ở thời kỳ này, dựa vào những quyền lực chính trị để đàn áp những đòi hòi của người công nhân trong nước và dựa vào chủ nghĩa đế quốc để chiếm hữu và khai thác tài nguyên những nước bị trị, đưa ra những chính sách bóc lột, không tuân theo một luật lệ nào cả, nên có tính cách dã man.
Điển hình của Tư bản dã man phương Tây là chính sách của Đế quốc Pháp cuối thế kỷ thứ XIX.
Thử so sánh đế quốc Pháp cuối thế kỷ thứ XIX với Tàu cộng ngày nay:
Đế Quốc Pháp: 10 triệu Km2 gồm chính quốc (550 000Km2) và các đất đai hải ngoại.
Tàu cộng: 9 736 000Km2. Phát khởi từ lưu vực sông Hoàng Hà cách đây 2200 năm, tộc Hán chiếm lần lần những phần đất phía Nam sông Dương Tử và Hán hóa hết cả vùng này trong vòng 1000 năm. Những vùng phía Bắc như Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương bị nhập vào Trung Quốc từ đời Nguyên, đời Thanh. Tây Tạng bị chiếm đóng hoàn toàn từ 1959.
Pháp là nước đông dân nhất Âu Châu thời ấy (trừ Nga), hơn cả Mỹ: 40 triệu dân. 49% dân Pháp làm những nghề thuộc về nông, ngư, lâm. 29% là thợ thuyền. 40% dân Pháp được coi là thuộc thành phần chủ nhân hay sở hữu chủ (tiểu tư sản theo nghĩa Mácxít). Thợ thuyền và nông dân làm việc 11-12 giờ/ngày. Luật cấm trẻ em dưới 13 tuổi làm việc. Từ 13 đến 16 tuổi, không được làm việc quá 10 giờ/ngày. Dân thuộc địa Pháp khoảng 40 triệu người. Trong số đó Việt Nam chiếm non nửa (chừng 18 triệu).
Chế độ Cộng hoà Pháp hồi ấy, có tự do báo chí, có 3 quyền phân lập rõ ràng. Luật pháp dân sự và xã hội được áp dụng ở mọi nơi, chính quốc cũng như thuộc địa. Không phân biệt người thuộc địa với người chính quốc nếu có khả năng và bằng cấp ngang nhau. Những viên chức trong bộ máy hành chánh của Pháp ở Miên, Lào hay ngay cả ở Tân Đảo (Nouvelle Calédonie), phần đông là người Việt. Cái trớ trêu là dưới thời Pháp thuộc, người Việt có khả năng, lại tháo vát hơn người Miên Lào, nên nhiều người di cư qua làm ăn. Nếu không có chiến tranh Việt - Pháp thì 2 xứ này có thể đã bị Việt hoá rồi. Hiện giờ thì ngược lại, những xứ này đang bị "Tàu hoá", và Việt Nam bị mất sân sau. Nói tóm lại tuy tư bản Pháp có dã man, nhất là đối với dân các thuộc địa, nhưng so vói cái gọi là "Kinh tế thị trường XHCN" của Tàu bây giờ thì vẫn là một trời một vực:
Tàu cộng: 1300 triệu dân. Chính sách Hộ khẩu phân biệt các thành phần xã hội, thành thị với thôn quê, người Hán với người dân tộc, tạo ra nhiều giai tầng trong xã hội:
  • Giai cấp thượng đẳng là ĐCSTQ với 70 triệu đảng viên. Cho là mỗi gia đình đảng viên gồm 3 người cộng với 2 bên cha mẹ thì số người có liên quan tới ĐCSTQ ít nhất cũng tới 3-4 trăm triệu người.
  • Chính cái số 300-400 triệu người này, qua ĐCS, nắm mọi đặc quyền chính trị và kinh tế, đã tạo ra một tầng lớp trung lưu, đa số sinh hoạt ở những thành phố lớn thuộc các tỉnh miền Đông. Khác với tầng lớp trung lưu ở những nước "Tư bản tư nhân" có xu hướng chống đối với quyền hành chính trị và đòi hỏi những quyền tự do dân chủ, tầng lớp trung lưu này có liên hệ kinh tế và chính trị mật thiết với ĐCSTQ nên lại là bức tường thành bảo vệ chế độ cộng sản và hệ thống kinh tế của nó.
  • Nếu có những phần tử chống đối đòi tối thiểu tự do dân chủ, thì những phần tử này nằm trong những tầng lớp trí thức, sinh viên, tiểu thương, tiểu công nghệ, làm nghiệp vụ ở các thị thành. Những phần tử này khó có thể đoàn kết với nhau để tạo ra một xã hội dân sự đủ sức làm đối trọng với ĐCSTQ.
  • Tầng lớp dưới cùng (bách tính) gồm 900 triệu dân quê (min nong). Trong số này có chừng 650 triệu sống bằng hoa lợi của những mảnh đất nhỏ tí. 250 triệu người không đất sống, chỉ còn cách di cư, chiếm đất của các dân tộc Hồi, Tạng, Mông hay bỏ làng bỏ xóm lên tỉnh làm min gong (dân công). Số dân nửa quê nửa thợ này khoảng chừng 200 triệu người. Có thể coi 250 triệu những người này là những người nô lệ.
  • Nhưng còn những người hạng chót có số phận hẩm hưu hơn nữa, là những người dân tộc đang bị tuyệt chủng.
Xã hội Chủ nghĩa "mèo trắng mèo đen" của họ Đặng và những người kế nghiệp, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và nay là Tập Cận Bình là:
1° Mở rộng biên cương:
Năm 1959 "giải phóng" phần đất cuối cùng của Tây Tạng: 1.221.000 Km2. (Đất Tây Tạng nguyên thủy là 2.500.000 Km2, bằng 1/4 Trung Quốc).
Những năm 70-80: rời cột mốc lấn đất phía Bắc Việt Nam.
Những năm 2000: sáp nhập Trường Sa - Hoàng Sa. Chiếm 2/3 Vịnh Bắc Việt, chiếm toàn thể biển Đông, mở rộng biển Trung Hoa đến Ấn Độ Dương.
Với Tập Cận Bình, tham vọng của Tàu cộng là chiếm hết Biển Đông, đem Việt Nam trở lại thời quận huyện Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, dưới quyền cai quản của Tổng đốc tỉnh Quảng Đông vừa mới đi tuần thú phương Nam.
2° Thi hành chính sách diệt chủng:
  • Từ 1949 đến 1979 giết 1.triệu 200 ngàn dân Tây Tạng. Từ 1960 đến 1980 cầm tù 1 triệu người. Nhập cư 7 triệu 500 ngàn người Hán khiến số người Hán đông hơn người Tây Tạng (6 triệu người hiện giờ). Với đường xe lửa Bắc Kinh-Lhassa được thiết lập năm 2006, chỉ chừng vài năm nữa cả Tây Tạng chỉ còn người Hán và người Tây Tạng sẽ bị tuyệt chủng.
  • Số người Hán ở Tân Cương và Nội Mông hiện nay đã đông hơn người bản xứ. Số phận bị diệt chủng như dân Tây Tạng khó mà tránh được.
3° Thực thi chủ nghĩa thực dân đế quốc của Tàu lại nhằm chính vào quê hương của bà Dambisa Moyo:
Không biết bà ta có biết là:
Mới chừng 10 năm số người Hán di cư qua Phi Châu đã lên đến 1 triệu người. Phố Tàu mọc như nấm ở những xứ Phi Châu thuộc Pháp, thuộc Anh khi trước. Khai thác dầu hoả, quặng mỏ, làm đường xá cầu cống, phá rừng lấy gỗ, đốt đất làm ruộng, đều là độc quyền của phu Tàu. Dân bản xứ chỉ đứng nhìn xin chút việc con con như quét dọn, rửa chén... không được làm bồi làm bếp như với thực dân Anh, thực dân Pháp ngày xưa vì bồi bếp cũng là người Tàu, y hệt như trong các cơ sở khai thác kinh doanh của Trung Quốc ở Việt Nam hiện giờ.
Nội trong năm 2008, mậu dịch với các nước Phi Châu đã tăng lên 107 tỷ đô la. Tất nhiên là cũng như ở Việt Nam, thặng dư mậu dịch nghiêng về phía Trung Quốc: 8 tỷ đô la đổ vào Phi châu năm 2008 để kinh doanh là tiền bán đồ rẻ tiền của Tàu. Cũng tiền đó Tàu dùng để đấm mõm những lãnh đạo độc tài tham nhũng Phi châu, mua rẻ tài nguyên khoáng sản cần cho công nghệ. Chỉ một viên đại úy quèn làm cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Guinée, giết 150 người dân dám đi biểu tình, mà đã được Bắc Kinh hứa bỏ 7 tỷ Đô la để kinh doanh dầu hỏa thì những tay hiện đang lăm le cướp chính quyền ở Phi châu được Tàu cộng hứa hẹn đến chừng nào! Nói tóm lại, những xứ Phi châu độc tài tham nhũng diệt chủng nhưng có nhiều tài nguyên như Soudan, Zimbabwe, Gabon, Congo, Lybye, Centre Afrique, Mali...dù bị cả thế giới tẩy chay thì Bắc Kinh cũng vẫn sẵn sàng nhẩy vào.
Để chứng minh là người Tàu đến Phi Châu trước cả thực dân Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ còn bịa ra một chuyện tiếu lâm là một tàu của đô đốc Trịnh Hoà dưới triều đại nhà Minh, trên đường đi chinh phục năm châu bốn bể bị đắm: 20 thủy thủ trôi dạt vào bờ biển xứ Kenya (quê cha của Obama), được dân sở tại cho phép định cư nếu giết được con trăn khổng lồ ăn thịt nhiều người. Con trăn bị giết, 20 người này được ở lại lập gia đình sinh con đẻ cái nên hiện nay có nhiều người Kenya còn mang máu Tàu (không biết trong số đó có Obama không!). Có một cô 23 tuổi tên là Sharifu làm test thấy phát hiện ADN Tàu nên được cấp học bổng theo học y khoa Đại học Nam Kinh (sic).
4° Nếu XHCN kiểu Tàu chỉ sản sinh ra những chuyện tiếu lâm như vậy thì đỡ cho dân Tàu biết mấy. Nhưng ngoại trừ 300 triệu người thuộc giới trung lưu, đại gia và đảng viên ĐCSTQ, cuộc đời của hơn 1 tỷ bách tính Tàu chỉ là một chuỗi dài thảm kịch:
Lương của một kỹ thuật gia, chuyên viên văn phòng có bằng cấp đại học là 2-3 euros/ngày.
Những xí nghiệp nhà nước không sinh lợi bị đóng cửa dành chỗ cho những xí nghiệp tư nhân, sa thải (xia gang) cả mấy chục triệu công nhân (Từ 1998 đến 2003 đã 60 triệu người bị đuổi). Những người này sống vất vơ vất vương khi sài hết tiền bồi thường vài ngàn yuan (11 yuan=1 euro). Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đã phát minh ra "người - Kleenex", dùng xong rồi vứt đi.
Số phận của những thợ mỏ than còn thảm thương hơn nhiều: 80% điện lực đến từ than đốt. Mỗi năm 20 ngàn thợ mỏ bị chết (bằng 80% của cả thế giới). Lương cao nhất là 80 euros/tháng) trong những mỏ nhà nước. Lương thợ các mỏ tư chỉ bằng một nửa và số tử vong cũng gấp đôi.
Trung Quốc rêu rao cùng thế giới là đã vượt Nhật và trở thành cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Các nhà kinh tế gia trên thế giới đều cúi đầu bái phục sức tăng trưởng kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc mà không biết là sở dĩ Trung Quốc trở thành công xưởng của cả thế giới là vì XHCN kiểu TQ đã bóc lột đến xương tủy sức lao động của 200 triệu min gong:
Ở mỗi góc đường phố các thành thị lớn đều có "Chợ Lao động". Những người họp chợ giơ cao tấm bảng đề nghề nghiệp của mình: thợ điện, thợ nề, thợ máy, thợ may, phu khuân vác v.v... Xưởng máy nào, công trường nào muốn mướn cứ việc ra "chợ người" này, tha hồ mặc cả lựa chọn, giống hệt như chợ nô lệ ngày xưa. Ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ rưỡi sáng cho tới 12 giờ đêm. Ở chui rúc 4, 5 người trong một xó gần nơi làm việc. Lương trả từng ngày không có giao kèo. Ốm đau hay bị tai nạn lao động ráng mà chịu. Chủ muốn đuổi lúc nào cũng được. Với số lương trung bình 70 euros/tháng, phải trả mỗi tháng 10 euros tiền thuê nhà, 5 euros thuế thổ trạch, thuế hốt rát, thuế chở rác. Nhưng trước khi được lên tỉnh bán sức lao động còn phải nộp cho cường hào làng mình tiền phí tổn giấy chứng nhận được ra khỏi làng, giấy chứng minh thư, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận sinh đúng tiêu chuẩn (con một). Ngoài ra còn phải đặt tiền thế chân cho chủ, tiền giấy cư trú tạm thời và thẻ làm việc. Cả thảy là mất toi 2 tháng lương trước khi có việc.
Suy thoái kinh tế toàn cầu không làm giảm lợi nhuận tư bản ĐCS Tàu mà ngược lại: mỗi năm thêm 14 triệu "min gong" cộng thêm 24 triệu người thất nghiệp, làm giá nhân công rẻ như bèo. Ngoài ra còn thêm một số con nít thôn quê phần nhiều là con gái, bị cha mẹ gửi lên tỉnh làm "min gông" lậu. Số phận con gái sinh ra thật là thê thảm: Ở nhà quê nếu sinh con đầu là gái được sinh lần thứ hai. Nhưng nếu chẳng may lại sinh con gái thì chỉ có nước phá thai hay bóp cổ chết để hi vọng còn sinh được con trai lần nữa. Nếu may mà đứa con gái thứ hai còn sống sót được thì cũng như là không có ở trên đời vì không có giấy khai sinh. Lớn lên một chút 13-14 tuổi là bị gửi lên tỉnh làm khoán bất cứ công việc gì ở những xưởng lậu đầy ô nhiễm, kiếm 1-2 euros/ngày 15 giờ.
Thành quả của CNXH kiểu Trung Quốc là: 10% người giầu nhất ở thành thị chiếm hữu 45% của cải của cả nước. 10% người nghèo nhất chia nhau 1,4%. Số người nghèo (lợi tức dưới 75 đô la/năm) đã lên đến hơn 100 triệu người. Nhưng số tỷ phú đô la cũng tăng lên và hiện nay đã vượt Pháp. Còn triệu phú đô la thì chỉ thua Mỹ.
Chủ nghĩa Xã Hội Tư bản man rợ này có triển vọng bền vững vì những lí do sau đây:
1° Tư bản Âu châu Thế kỷ XIX không thể tiếp tục tăng lợi nhuận bằng cách bóc lột nhân công được, vì sự cạnh tranh giữa các nước tư bản với nhau, vì công nghiệp tiến triển đòi hỏi nhiều nhân công có trình độ. Những người này biết đoàn kết lập những công đoàn có tính cách siêu quốc gia khiến tương quan lực lượng người sản xuất và người nắm phương tiện sản xuất lần lần cân bằng nhau. Đồng thời ý tưởng công bằng của Cách mạng Pháp và lý tưởng tương thân tương ái của đạo Phản thệ (Protestantisme) vẫn thấm nhuần trong tâm thức nhiều người: Người Pháp đòi hỏi sự công bằng xã hội. Người Anh Mỹ coi làm giầu là để có phương tiện giúp đỡ người nghèo. Những ý tưởng này không bao giờ có trong tư tưởng Khổng Mạnh của Tàu cả. Người Tàu coi "Lộc" là trên hết.
2° So với thời Mao, dầu sao đời sống của 900 triệu dân quê cũng khá hơn: Trước hết là được tự do khai khẩn mẩu đất của mình nên không bị chết đói. Hai trăm triệu "dân công" lên tỉnh kiếm việc làm cũng có thể gửi chút tiền về nuôi cha mẹ vợ con. Chính sách thực dân chiếm đất người dân tộc cũng tạo đất sống cho người Hán và thổi phình óc Đại Hán tự tôn tự đại. Vì vậy không có lí do gì mà dân quê nổi loạn chống chế độ cả. Và chống cũng không được vì chế độ "Tư bản Cộng sản" có hậu thuẫn vô cùng mạnh mẽ là 70 triệu đảng viên và hơn 3 trăm triệu người thuộc giới trung lưu thành thị. Với sức tăng trưởng 9-10% một năm, PIB/đầu người của tầng lớp này sẽ tiếp tục tăng và có khả năng vài năm nữa bằng một nửa PIB/đầu người của Tây Âu: Trung Quốc lúc đó sẽ trở thành cường quốc kinh tế nhất nhì trên thế giới nhưng cũng là một nước tư bản người bọc lột người man rợ nhất trong lịch sử loài người.
3° Chủ nghĩa "Tư bản Cộng sản Tàu" này cũng không bao giờ chuyển hoá về hướng "dân chủ xã hội" hay "dân chủ khai phóng" như ở Tây phương vì một lí do giản dị là như vậy không thể tiếp tục bóc lột được nguồn nhân lực vô tận hơn 1 tỷ người để hạ giá thành sản xuất và tràn ngập thị trường thế giới đồ rẻ tiền của mình. Không có thặng dư xuất nhập, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm ít nhất là 40% và chế độ có nguy cơ bị mất ổn định vì sẽ mất hậu thuẫn của tầng lớp trung lưu thành thị.
4° Tư bản cộng sản còn được sự đồng loã của 1 số tư bản phương Tây: Di chuyển sản xuất qua Tàu, đóng cửa cơ sở sản xuất những đồ thực dụng trong nước, là phương cách hay nhất tránh được đòi hỏi tăng lương của công nhân. Chỉ sản xuất đồ xa xỉ phẩm để phục vụ thị trường mỗi ngày một lớn của 300 triệu trung lưu thành thị và đảng viên ĐCSTQ là thu được nhiều lợi tức mà không phải mướn nhiều nhân công. Hậu quả là tỉ số thất nghiệp ở những nước Tư bản dân chủ - xã hội ở Tây phương sẽ mỗi ngày một cao.
5° Tiêu thụ đồ Tàu nhiều nhất là Mỹ. Chế độ XHCNTQ cho phép các tay tài phiệt trong Đảng, đáng lẽ dùng số tiền thặng dư mậu dịch đó để nâng cao đời sống 900 triệu dân quê thì lại lấy 850 tỷ Đô la thặng dư đó mua trái phiếu kho bạc của Mỹ, cho Mỹ vay để Mỹ dùng tiền đó mua đồ của mình. Rút cục tiền dân Tàu lại dành cho Mỹ tiêu. Tư bản Mỹ, Tàu đề huề với nhau, chế độ "Xã hội Tư bản Cộng sản Tàu" sẽ bền vững đời đời.

Kết luận

Cái gọi là Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa của Tàu cộng chỉ là bộ mặt gớm tởm nhất của nền kinh tế tư bản thực dân các nước Tây phương cách đây hơn 100 năm. Một chế độ tư bản man rợ như vậy mà một nữ tiến sĩ "tháp ngà" lại muốn các nước đang phát triển tôn lên làm thần tượng thì thật khó mà hiểu nổi nếu không nghĩ, hoặc là cái bà tiến sĩ này không hề bước chân đến một xứ Phi châu nào đang bị thực dân Tàu khai thác, hoặc có lẽ bà ta cũng bị tiền Tàu đấm mõm.
Phong Uyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét