Hoàng Hưng - Tại sao lại sợ hai tiếng “độc lập” đến thế?
Ngày
4/7/2014 Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với nhiều
thành viên sáng lập là đồng nghiệp và chiến hữu của người viết bài này.
Tuy không có tên trong đó vì những lý do riêng, nhưng tôi hoàn toàn tán
thưởng và đánh giá cao sự kiện này như một cái mốc quan trọng trên con
đường khẳng định lại những quyền căn bản tự nhiên của con người và
công dân đã bị Nhà nước toàn trị tước đoạt từ lâu.
Nhân đây, tôi muốn đặt vấn đề với các “cơ quan chức năng” về thái độ đối xử của họ với các hội đoàn dân sự ĐỘC LẬP đã và sẽ ra đời không ít trong thời gian tới.
Bản thân tôi và nhiều bạn viết là thành viên trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐ VĐ), cũng như trang mạng của Ban (vanviet.info) đã trải nghiệm cách đối xử bất minh, bất chấp pháp luật, bất chấp thực tế, bất chấp hiệu quả, bất chấp lòng người của một số “cơ quan chức năng” ấy.
Tôi ghi nhận: trong thời gian đầu, cơ quan An ninh có thái độ khá đứng đắn đối với việc thành lập Ban VĐ VĐ. Bằng nghiệp vụ theo dõi của họ, An ninh đã biết ngay từ lúc manh nha sự kiện này, và đã đến gặp vài người có tên sớm trong danh sách, trong đó có một nhà thơ nổi tiếng. Nhưng họ chỉ hỏi để biết, chứ không yêu cầu, sách nhiễu gì. Bản thân tôi được “mời làm việc” vài ngày trước khi Tuyên bố Ban VĐ VĐ lên mạng. Họ cũng chỉ hỏi thông tin, và tôi đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về việc vận động cho một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp có mục tiêu lành mạnh, trong sáng của các nhà văn. Trong buổi “thăm hỏi” của một số sĩ quan an ninh mới đây, tôi cũng khẳng định lại và nói rõ thêm mấy điểm:
1/ Việc ra đời Ban VĐ VĐ là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp hiến, hợp quy luật phát triển của xã hội. Chúng tôi chỉ làm cái việc tương tự ông Kim Ngọc đã “khoán hộ” cho nông dân trước Đổi mới. Rồi đây, chẳng lâu đâu, những việc như việc này sẽ là bình thường và Nhà nước sẽ phải chấp nhận, nhất là sau khi Luật Lập hội được ban hành.
2/ Các hội đoàn chính thống từ trước đến nay thực chất đều là các cơ quan nhà nước được bao cấp. Việc ấy có thể thích hợp với thời chiến để huy động mọi lực lượng cho cuộc “chiến tranh nhân dân”, nhưng sang thời bình, lẽ ra phải chấm dứt từ lâu, đã bị kéo dài quá mức cần thiết. Theo quy luật, cứ được “bao” (và “lãnh đạo”, và “bao” chính là để “lãnh đạo”) như thế, chúng sẽ thoái hoá, biến chất, trở thành ít nhất là quan liêu, trì trệ, thụ động, tệ hơn là vô tích sự, ăn bám, tệ hơn nữa là biến thành các nhóm lợi ích, mất hết uy tín với ngay trong giới của mình.
3/ Bản chất tự nhiên của các hội đoàn phải là ĐỘC LẬP với kinh phí tự lo toan, tự trang trải. Có ĐỘC LẬP, chúng mới thực sự là của những người cùng chí hướng, nguyện vọng, tự nguyện tổ chức và hoạt động. Có ĐỘC LẬP, chúng mới có thể làm những công việc thực sự hữu ích cho nghề nghiệp của mình và cho xã hội, nói đúng tiếng nói của giới hữu quan cho Nhà nước biết sự thật. Thế là xã hội, Nhà nước có lợi, mà chẳng tốn kém gì (tất nhiên Nhà nước nên tài trợ một cách bình đẳng cho mọi hội đoàn căn cứ vào hiệu quả hoạt động của họ, thông qua những Quỹ Tài trợ được điều hành bởi các nhân vật có uy tín, công tâm, phi quan cách, giống cách làm của các nước văn minh trên thế giới).
4/ Nếu muốn, Nhà nước vẫn có thể kiểm soát các hội đoàn này qua nhiều kênh, tốt nhất là qua luật pháp nghiêm minh, công khai – thậm chí Đảng Cộng sản vẫn “lãnh đạo” được thông qua các đảng viên của mình (như trong Ban VĐ VĐ, thiếu gì đảng viên lâu năm, đầy công trạng!).
5/ Một số việc làm sách nhiễu, ngăn chặn BVĐ VĐ rất không hay, mang tiếng mà chẳng ích gì. Thí dụ: Chặn tường lửa Văn Việt mà số người gửi bài, số người đọc… cứ tăng lên (có khi càng bị chặn, càng kích thích tò mò!). Đi “vận động” rút tên thì đại đa số đều gặp câu trả lời KHÔNG. Ngăn cấm bài của các thành viên đăng báo thì… cũng chẳng ai cần (tuy có những người mất thu nhập hàng tháng khoảng 5-6 triệu đồng nhưng thời buổi này đâu có ai… chết đói), ngược lại chính các báo bực mình vì mất những cây viết được bạn đọc yêu thích (và thực tế đã có những báo “xé rào” vẫn đăng bài của thành viên BVĐ VĐ).
6/ Tóm lại, Nhà nước nên ủng hộ các hội đoàn ĐỘC LẬP, đâu có hại gì cho Nhà nước, mà lại có được thiện cảm với dân và với quốc tế, và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc vào TPP!
Tôi vẫn hy vọng “các cơ quan chức năng” biết nhìn nhận thực tế và quy luật phát triển xã hội, đoạn tuyệt với tư duy quá cũ kỹ, để có đối sách đúng đắn với các hội đoàn dân sự độc lập, trước mắt là với Hội Nhà báo Độc lập mới ra đời.
Tại sao?
Trước nhất tôi biết không ít người có trách nhiệm cao trong các “cơ quan chức năng” thực lòng nghĩ giống chúng tôi, nhưng miễn cưỡng làm trái lòng mình chỉ vì phải chấp hành chỉ thị từ đâu đó. Một kinh nghiệm cá nhân: tôi có nhiều bạn học làm lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trưng ương. Một vị Phó Ban rất quý mến tôi, vị ấy từng làm Lớp trưởng trong khi tôi làm Lớp phó phụ trách Học tập nên rành nhau quá! Có lần, trong một lần họp lớp cũ, cựu Lớp trưởng mở đầu cuộc họp bằng một câu làm tôi sửng sốt: “Mấy mươi năm qua, trong lớp ta có nhiều người thành công, như… anh Hoàng Hưng đóng góp rất nhiều cho Văn học!” (đúng thời gian đó, tôi đang bị “tổng xỉ vả” trên hầu hết báo chí vì mấy tập thơ “ngoài luồng” của mình). Tôi kêu lên: “Ông Phó ban Tư tưởng Văn hoá vừa nói đấy nhá!”. Cả lớp cũ (trong đó rất nhiều Giáo sư văn học, cán bộ tuyên huấn các cấp) cười ầm! Các “cán bộ chức năng” không còn tin ở việc mình phải làm, cứ phải làm ngược lòng mình, hỏi làm sao làm cho tốt được kia chứ?
Hai nữa, giờ đây, có nhắm mắt cũng thấy… quy luật nó cứ xồng xộc đến, bất kể anh thích hay không thích. Mà đâu như ông Ăngghen từng nói: “Tự do là hành động đúng quy luật”. Vậy có ai muốn hình dung mình sẽ… “mất tự do” vào một ngày không xa?
Để kết luận, tôi xin long trọng nhắc lại: Với các hội đoàn, thì quy luật là: Hội đoàn phải là tổ chức quần chúng ĐỘC LẬP, thuộc về xã hội dân sự!
Hoàng Hưng
Tác giả gửi BVN.
Nhân đây, tôi muốn đặt vấn đề với các “cơ quan chức năng” về thái độ đối xử của họ với các hội đoàn dân sự ĐỘC LẬP đã và sẽ ra đời không ít trong thời gian tới.
Bản thân tôi và nhiều bạn viết là thành viên trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐ VĐ), cũng như trang mạng của Ban (vanviet.info) đã trải nghiệm cách đối xử bất minh, bất chấp pháp luật, bất chấp thực tế, bất chấp hiệu quả, bất chấp lòng người của một số “cơ quan chức năng” ấy.
Tôi ghi nhận: trong thời gian đầu, cơ quan An ninh có thái độ khá đứng đắn đối với việc thành lập Ban VĐ VĐ. Bằng nghiệp vụ theo dõi của họ, An ninh đã biết ngay từ lúc manh nha sự kiện này, và đã đến gặp vài người có tên sớm trong danh sách, trong đó có một nhà thơ nổi tiếng. Nhưng họ chỉ hỏi để biết, chứ không yêu cầu, sách nhiễu gì. Bản thân tôi được “mời làm việc” vài ngày trước khi Tuyên bố Ban VĐ VĐ lên mạng. Họ cũng chỉ hỏi thông tin, và tôi đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về việc vận động cho một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp có mục tiêu lành mạnh, trong sáng của các nhà văn. Trong buổi “thăm hỏi” của một số sĩ quan an ninh mới đây, tôi cũng khẳng định lại và nói rõ thêm mấy điểm:
1/ Việc ra đời Ban VĐ VĐ là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp hiến, hợp quy luật phát triển của xã hội. Chúng tôi chỉ làm cái việc tương tự ông Kim Ngọc đã “khoán hộ” cho nông dân trước Đổi mới. Rồi đây, chẳng lâu đâu, những việc như việc này sẽ là bình thường và Nhà nước sẽ phải chấp nhận, nhất là sau khi Luật Lập hội được ban hành.
2/ Các hội đoàn chính thống từ trước đến nay thực chất đều là các cơ quan nhà nước được bao cấp. Việc ấy có thể thích hợp với thời chiến để huy động mọi lực lượng cho cuộc “chiến tranh nhân dân”, nhưng sang thời bình, lẽ ra phải chấm dứt từ lâu, đã bị kéo dài quá mức cần thiết. Theo quy luật, cứ được “bao” (và “lãnh đạo”, và “bao” chính là để “lãnh đạo”) như thế, chúng sẽ thoái hoá, biến chất, trở thành ít nhất là quan liêu, trì trệ, thụ động, tệ hơn là vô tích sự, ăn bám, tệ hơn nữa là biến thành các nhóm lợi ích, mất hết uy tín với ngay trong giới của mình.
3/ Bản chất tự nhiên của các hội đoàn phải là ĐỘC LẬP với kinh phí tự lo toan, tự trang trải. Có ĐỘC LẬP, chúng mới thực sự là của những người cùng chí hướng, nguyện vọng, tự nguyện tổ chức và hoạt động. Có ĐỘC LẬP, chúng mới có thể làm những công việc thực sự hữu ích cho nghề nghiệp của mình và cho xã hội, nói đúng tiếng nói của giới hữu quan cho Nhà nước biết sự thật. Thế là xã hội, Nhà nước có lợi, mà chẳng tốn kém gì (tất nhiên Nhà nước nên tài trợ một cách bình đẳng cho mọi hội đoàn căn cứ vào hiệu quả hoạt động của họ, thông qua những Quỹ Tài trợ được điều hành bởi các nhân vật có uy tín, công tâm, phi quan cách, giống cách làm của các nước văn minh trên thế giới).
4/ Nếu muốn, Nhà nước vẫn có thể kiểm soát các hội đoàn này qua nhiều kênh, tốt nhất là qua luật pháp nghiêm minh, công khai – thậm chí Đảng Cộng sản vẫn “lãnh đạo” được thông qua các đảng viên của mình (như trong Ban VĐ VĐ, thiếu gì đảng viên lâu năm, đầy công trạng!).
5/ Một số việc làm sách nhiễu, ngăn chặn BVĐ VĐ rất không hay, mang tiếng mà chẳng ích gì. Thí dụ: Chặn tường lửa Văn Việt mà số người gửi bài, số người đọc… cứ tăng lên (có khi càng bị chặn, càng kích thích tò mò!). Đi “vận động” rút tên thì đại đa số đều gặp câu trả lời KHÔNG. Ngăn cấm bài của các thành viên đăng báo thì… cũng chẳng ai cần (tuy có những người mất thu nhập hàng tháng khoảng 5-6 triệu đồng nhưng thời buổi này đâu có ai… chết đói), ngược lại chính các báo bực mình vì mất những cây viết được bạn đọc yêu thích (và thực tế đã có những báo “xé rào” vẫn đăng bài của thành viên BVĐ VĐ).
6/ Tóm lại, Nhà nước nên ủng hộ các hội đoàn ĐỘC LẬP, đâu có hại gì cho Nhà nước, mà lại có được thiện cảm với dân và với quốc tế, và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc vào TPP!
Tôi vẫn hy vọng “các cơ quan chức năng” biết nhìn nhận thực tế và quy luật phát triển xã hội, đoạn tuyệt với tư duy quá cũ kỹ, để có đối sách đúng đắn với các hội đoàn dân sự độc lập, trước mắt là với Hội Nhà báo Độc lập mới ra đời.
Tại sao?
Trước nhất tôi biết không ít người có trách nhiệm cao trong các “cơ quan chức năng” thực lòng nghĩ giống chúng tôi, nhưng miễn cưỡng làm trái lòng mình chỉ vì phải chấp hành chỉ thị từ đâu đó. Một kinh nghiệm cá nhân: tôi có nhiều bạn học làm lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trưng ương. Một vị Phó Ban rất quý mến tôi, vị ấy từng làm Lớp trưởng trong khi tôi làm Lớp phó phụ trách Học tập nên rành nhau quá! Có lần, trong một lần họp lớp cũ, cựu Lớp trưởng mở đầu cuộc họp bằng một câu làm tôi sửng sốt: “Mấy mươi năm qua, trong lớp ta có nhiều người thành công, như… anh Hoàng Hưng đóng góp rất nhiều cho Văn học!” (đúng thời gian đó, tôi đang bị “tổng xỉ vả” trên hầu hết báo chí vì mấy tập thơ “ngoài luồng” của mình). Tôi kêu lên: “Ông Phó ban Tư tưởng Văn hoá vừa nói đấy nhá!”. Cả lớp cũ (trong đó rất nhiều Giáo sư văn học, cán bộ tuyên huấn các cấp) cười ầm! Các “cán bộ chức năng” không còn tin ở việc mình phải làm, cứ phải làm ngược lòng mình, hỏi làm sao làm cho tốt được kia chứ?
Hai nữa, giờ đây, có nhắm mắt cũng thấy… quy luật nó cứ xồng xộc đến, bất kể anh thích hay không thích. Mà đâu như ông Ăngghen từng nói: “Tự do là hành động đúng quy luật”. Vậy có ai muốn hình dung mình sẽ… “mất tự do” vào một ngày không xa?
Để kết luận, tôi xin long trọng nhắc lại: Với các hội đoàn, thì quy luật là: Hội đoàn phải là tổ chức quần chúng ĐỘC LẬP, thuộc về xã hội dân sự!
Hoàng Hưng
Tác giả gửi BVN.
Vì sao Tập Cận Bình thăm Seoul?
Ông Tập Cận Bình vẫn chưa gặp lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi lên chức chủ tịch
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm hai ngày ở Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một vị lãnh đạo Trung Quốc đặt chân tới Seoul trước khi thăm Bắc Hàn.
Cuộc gặp giữa hai vị lãnh đạo tối cao được cho là sẽ tập trung vào giải quyết chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhưng quan điểm về khu vực của Seoul và Bắc Kinh vẫn rất khác nhau.
Các vị chủ tịch của Trung Quốc, theo ông Mao Trạch Đông, phải thân thiết như “môi và răng” với những người tương nhiệm của Bắc Hàn. Xét theo cách so sánh này, bức tranh toàn cảnh có vẻ hơi xiêu vẹo.
Sự kiện ông Tập đặt chân tới Seoul đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông ở bán đảo Triều Tiên với tư cách chủ tịch Trung Quốc – điều mà đồng minh của họ ở Bình Nhưỡng coi là sự sỉ nhục, hoặc ít nhất là sự thay đổi mũi nhọn trong giọng điệu chính trị.
Trung Quốc đang làm giảm tầm quan trọng của thời điểm này. Ông Tập từng đi thăm Bình Nhưỡng với vai trò phó chủ tịch vào năm 2008, trước khi lãnh đạo hiện nay của Bắc Hàn lên nắm quyền, và có lý do chính đáng vì sao vị lãnh tụ ít tuổi và thiếu kinh nghiệm Kim Jong-un có thể đã không muốn rời thủ đô và tới thể hiện sự kính trọng ở Bắc Kinh.
Nhưng ít có nghi ngờ rằng quan hệ giữa Bắc Kinh – Bình Nhưỡng có vẻ đã lạnh nhạt dần trong những năm gần đây.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong-un đã làm ngơ trước lời khuyên cũng như những lời khiển trách nhẹ nhàng và cả sự khó chịu dần tăng đối với các hỗ trợ từ thiện về kinh tế và chính trị, và việc dấn thêm về việc thử hỏa tiễn tầm xa và thử hạt nhân.
‘Ảnh hưởng phức tạp’Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm hai ngày ở Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một vị lãnh đạo Trung Quốc đặt chân tới Seoul trước khi thăm Bắc Hàn.
Cuộc gặp giữa hai vị lãnh đạo tối cao được cho là sẽ tập trung vào giải quyết chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhưng quan điểm về khu vực của Seoul và Bắc Kinh vẫn rất khác nhau.
Các vị chủ tịch của Trung Quốc, theo ông Mao Trạch Đông, phải thân thiết như “môi và răng” với những người tương nhiệm của Bắc Hàn. Xét theo cách so sánh này, bức tranh toàn cảnh có vẻ hơi xiêu vẹo.
Sự kiện ông Tập đặt chân tới Seoul đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông ở bán đảo Triều Tiên với tư cách chủ tịch Trung Quốc – điều mà đồng minh của họ ở Bình Nhưỡng coi là sự sỉ nhục, hoặc ít nhất là sự thay đổi mũi nhọn trong giọng điệu chính trị.
Trung Quốc đang làm giảm tầm quan trọng của thời điểm này. Ông Tập từng đi thăm Bình Nhưỡng với vai trò phó chủ tịch vào năm 2008, trước khi lãnh đạo hiện nay của Bắc Hàn lên nắm quyền, và có lý do chính đáng vì sao vị lãnh tụ ít tuổi và thiếu kinh nghiệm Kim Jong-un có thể đã không muốn rời thủ đô và tới thể hiện sự kính trọng ở Bắc Kinh.
Nhưng ít có nghi ngờ rằng quan hệ giữa Bắc Kinh – Bình Nhưỡng có vẻ đã lạnh nhạt dần trong những năm gần đây.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong-un đã làm ngơ trước lời khuyên cũng như những lời khiển trách nhẹ nhàng và cả sự khó chịu dần tăng đối với các hỗ trợ từ thiện về kinh tế và chính trị, và việc dấn thêm về việc thử hỏa tiễn tầm xa và thử hạt nhân.
Ngược lại, lần này có vẻ như ông Tập đã tìm thấy điểm tương đồng với Tổng thống Park Geun-hye.
Hai lãnh đạo từng gặp nhau bốn lần, và bà Park nhận được sự chào đón khá nồng ấm trong chuyến thăm cấp nhà nước ở Bắc Kinh hồi năm ngoái.
Đáp lại, bà xuất hiện ở một trường đại học và bày tỏ bằng tiếng Trung niềm ngưỡng mộ của bà đối với văn hóa Trung Quốc.
Hai quốc gia cũng ngày càng thân thiết hơn trong các vấn đề kinh tế. Trung Quốc nay là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và cả hai bên đã cùng làm việc để hướng tới thỏa thuận thương mại tự do chung. Quả là bước trỗi dậy nhanh chóng đối với hai quốc gia mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện vào năm 1992.
Hai lãnh đạo từng gặp nhau bốn lần, và bà Park nhận được sự chào đón khá nồng ấm trong chuyến thăm cấp nhà nước ở Bắc Kinh hồi năm ngoái.
Đáp lại, bà xuất hiện ở một trường đại học và bày tỏ bằng tiếng Trung niềm ngưỡng mộ của bà đối với văn hóa Trung Quốc.
Hai quốc gia cũng ngày càng thân thiết hơn trong các vấn đề kinh tế. Trung Quốc nay là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và cả hai bên đã cùng làm việc để hướng tới thỏa thuận thương mại tự do chung. Quả là bước trỗi dậy nhanh chóng đối với hai quốc gia mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện vào năm 1992.
"Kịch bản mà Trung Quốc đang áp dụng là tỏ ra quyết tâm và thù địch trước toàn bộ xóm giềng không thực sự có hiệu quả ở đây, vùng Đông Bắc Á." - John Delury, nhà Hán học Đại học Yonsei, Seoul
Dân ý cũng được cải thiện đáng kể. Một cuộc trưng cầu gần đây do Viện Á
châu ở Seoul thực hiện cho thấy hầu hết 2/3 người dân Nam Triều Tiên
coi Trung Quốc là đối tác hợp tác, và dưới 1/3 coi họ là đối thủ - và
số người cho rằng họ nghĩ Trung Quốc sẽ đứng về phía Bắc Triều Tiên
trong một cuộc xung đột cũng giảm mạnh xuống còn hơn một nửa.
Nhưng bên dưới bề mặt là một bức tranh ảm đạm hơn. Cùng cuộc khảo sát dân ý đó phát hiện rằng đa số người Hàn Quốc coi sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc là nguy hiểm, dù là đối với quốc gia của họ hay ở khu vực nói chung, và 71% cho rằng sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là mối đe dọa.
Giáo sư John Delury, một nhà Hán học ở Đại học Yonsei, Seoul, nói rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Hàn Quốc khác một cách đáng chú ý so với hình ảnh của quốc gia này ở mọi nơi khác trong khu vực.
“Kịch bản mà Trung Quốc đang áp dụng là tỏ ra quyết tâm và thù địch trước toàn bộ xóm giềng không thực sự có hiệu quả ở đây, vùng Đông Bắc Á,” ông nói.
“Trung Quốc khá là hợp với Hàn Quốc và Hàn Quốc thì hạnh phúc hơn nhiều với ông Tập từ Bắc Kinh hơn là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thế nên nó cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc đang có ảnh hưởng phức tạp hơn nhiều lên khu vực, hơn là nếu chỉ nhìn vào tranh chấp với Việt Nam và Philippines.”
'Kế hoạch lớn'Nhưng bên dưới bề mặt là một bức tranh ảm đạm hơn. Cùng cuộc khảo sát dân ý đó phát hiện rằng đa số người Hàn Quốc coi sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc là nguy hiểm, dù là đối với quốc gia của họ hay ở khu vực nói chung, và 71% cho rằng sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là mối đe dọa.
Giáo sư John Delury, một nhà Hán học ở Đại học Yonsei, Seoul, nói rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Hàn Quốc khác một cách đáng chú ý so với hình ảnh của quốc gia này ở mọi nơi khác trong khu vực.
“Kịch bản mà Trung Quốc đang áp dụng là tỏ ra quyết tâm và thù địch trước toàn bộ xóm giềng không thực sự có hiệu quả ở đây, vùng Đông Bắc Á,” ông nói.
“Trung Quốc khá là hợp với Hàn Quốc và Hàn Quốc thì hạnh phúc hơn nhiều với ông Tập từ Bắc Kinh hơn là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thế nên nó cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc đang có ảnh hưởng phức tạp hơn nhiều lên khu vực, hơn là nếu chỉ nhìn vào tranh chấp với Việt Nam và Philippines.”
Tuy đa số người dân Hàn Quốc đã thay đổi ý kiến về Trung Quốc, nhiều người vẫn coi quân đội nước này là mối đe dọa
Mặc dù mối quan hệ nồng ấm và lợi ích chiến lược mới này, thảo luận giữa hai lãnh đạo trong ngày 04/07 nhiều khả năng sẽ phơi bày những khác biệt không thể xóa nhòa nằm trong cốt lõi quan điểm chính trị của họ.
Cả ông Tập và bà Park có thể sẽ đồng ý rằng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là không đáng ưa nhưng cách họ muốn ngưng chương trình này lại thì hoàn toàn khác nhau.
Thay vào đó, Bắc Kinh đã khuyến khích tất cả các bên cùng quay lại bàn đàm phán mà không đặt ra điều kiện trước. Seoul và Washington nói rằng việc này chỉ dẫn đến “lặp lại việc cũ”. Cuộc bàn luận ở đây sẽ được quan sát kỹ tới từng lời nói, mọi thay đổi giọng điệu từ phía Bắc Kinh, nhưng thước đo cơ bản về lợi ích chiến lược của Trung khó có thể thay đổi.
Và có những người cho rằng đằng nào thì lợi ích của Trung Quốc cũng dần rời xa khỏi vấn đề Bắc Hàn. Hwang Byung-tae, cựu đại sứ Hàn Quốc ở Trung Quốc, tin rằng hai vị lãnh đạo có thể có tư tưởng rất khác nhau đối với những ưu tiên hiện nay.
“Hàn Quốc quan trọng chiến lược [đối với Bắc Kinh] do các mối quan hệ của Trung Quốc đối với ranh giới phía Đông,” ông nói.
“Đầu tiên là Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á, tiếp đó là chủ nghĩa dân tộc mới ở Nhật Bản, rồi là mối hận cũ với Việt Nam và vấn đề lãnh thổ với Philippines. Hàn Quốc nằm ở vị trí quan trọng về địa lý và tạo ra mối quan hệ thân thiện với nước này là một phần của kế hoạch lớn của Trung Quốc.”
Đọc thêm bài: 'Báo TQ gọi biển Nhật Bản là Đông Hải'
Lucy Williamson BBC News, Seoul
(BBC)
Mặc dù mối quan hệ nồng ấm và lợi ích chiến lược mới này, thảo luận giữa hai lãnh đạo trong ngày 04/07 nhiều khả năng sẽ phơi bày những khác biệt không thể xóa nhòa nằm trong cốt lõi quan điểm chính trị của họ.
Cả ông Tập và bà Park có thể sẽ đồng ý rằng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là không đáng ưa nhưng cách họ muốn ngưng chương trình này lại thì hoàn toàn khác nhau.
"Đầu tiên là Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á, tiếp đó là chủ nghĩa dân tộc mới ở Nhật Bản, rồi là mối hận cũ với Việt Nam và vấn đề lãnh thổ với Philippines. Hàn Quốc nằm ở vị trí quan trọng về địa lý và tạo ra mối quan hệ thân thiện với nước này là một phần của kế hoạch lớn của Trung Quốc." - Hwang Byung-tae, cựu đại sứ Nam Hàn ở Trung QuốcHàn Quốc muốn Bắc Kinh hành động nhiều hơn nữa để gây sức ép lên Bình Những, nhưng suốt nhiều thập kỷ Trung Quốc đã đưa ra những tính toán chiến lược rằng ổn định ở Bắc Hàn được đặt lên hàng đầu – trong con mắt của họ, tránh làm cho chế độ này bùng nổ còn quan trọng hơn của tránh các cuộc thử hạt nhân.
Thay vào đó, Bắc Kinh đã khuyến khích tất cả các bên cùng quay lại bàn đàm phán mà không đặt ra điều kiện trước. Seoul và Washington nói rằng việc này chỉ dẫn đến “lặp lại việc cũ”. Cuộc bàn luận ở đây sẽ được quan sát kỹ tới từng lời nói, mọi thay đổi giọng điệu từ phía Bắc Kinh, nhưng thước đo cơ bản về lợi ích chiến lược của Trung khó có thể thay đổi.
Và có những người cho rằng đằng nào thì lợi ích của Trung Quốc cũng dần rời xa khỏi vấn đề Bắc Hàn. Hwang Byung-tae, cựu đại sứ Hàn Quốc ở Trung Quốc, tin rằng hai vị lãnh đạo có thể có tư tưởng rất khác nhau đối với những ưu tiên hiện nay.
“Hàn Quốc quan trọng chiến lược [đối với Bắc Kinh] do các mối quan hệ của Trung Quốc đối với ranh giới phía Đông,” ông nói.
“Đầu tiên là Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á, tiếp đó là chủ nghĩa dân tộc mới ở Nhật Bản, rồi là mối hận cũ với Việt Nam và vấn đề lãnh thổ với Philippines. Hàn Quốc nằm ở vị trí quan trọng về địa lý và tạo ra mối quan hệ thân thiện với nước này là một phần của kế hoạch lớn của Trung Quốc.”
Đọc thêm bài: 'Báo TQ gọi biển Nhật Bản là Đông Hải'
Lucy Williamson BBC News, Seoul
(BBC)
Quân đội Nhật có thể tham chiến ở VN, Philippines?
Trả
lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) hôm 1/7, tiến sĩ sử học
Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) cho rằng quyền "tự vệ tập thể" mà Nội
các Nhật Bản thông qua không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở
rộng ra với các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ.
Áp lực từ sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc đang gây ra thách thức đối với vị trí thống trị của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh luận này là quyết định diễn giải lại Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cho phép quân đội nước này tham chiến để bảo vệ đồng minh.
Nghị quyết diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp cho phép quân đội Nhật có nhiều quyền hạn rộng rãi hơn và đóng vai trò lớn trên trường quốc tế. Theo tiến sĩ Yellen, động thái này của Nhật là một cử chỉ quan trọng đối với Mỹ, nhưng rất có thể sẽ là một đòn đối phó với Trung Quốc.
Theo ông Yellen, do ảnh hưởng trước đây của hiến pháp hòa bình của Nhật (do Mỹ xây dựng), Nhật Bản đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lực lượng phòng vệ Nhật từng được triển khai ở nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo như gỡ mìn ở Campuchia, hay gần đây là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu vũ khí, ký hợp đồng phát triển vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo Điều 9 Hiến pháp là không được phép.
Áp lực từ sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc đang gây ra thách thức đối với vị trí thống trị của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh luận này là quyết định diễn giải lại Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cho phép quân đội nước này tham chiến để bảo vệ đồng minh.
Nghị quyết diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp cho phép quân đội Nhật có nhiều quyền hạn rộng rãi hơn và đóng vai trò lớn trên trường quốc tế. Theo tiến sĩ Yellen, động thái này của Nhật là một cử chỉ quan trọng đối với Mỹ, nhưng rất có thể sẽ là một đòn đối phó với Trung Quốc.
Theo ông Yellen, do ảnh hưởng trước đây của hiến pháp hòa bình của Nhật (do Mỹ xây dựng), Nhật Bản đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lực lượng phòng vệ Nhật từng được triển khai ở nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo như gỡ mìn ở Campuchia, hay gần đây là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu vũ khí, ký hợp đồng phát triển vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo Điều 9 Hiến pháp là không được phép.
Việc diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp sẽ
cho phép quân đội Nhật được rộng quyền, và Nhật Bản có thể hỗ trợ các
nước đồng minh và bạn bè, đóng vai trò với an ninh toàn cầu nhiều hơn
nữa, vốn lâu nay Nhật thường bị Mỹ chỉ trích.
Đầu tiên, Thủ tướng Abe diễn dịch điều này trong khuôn khổ sự hợp tác đồng minh với Mỹ. Theo đó, chính sách "phòng vệ tập thể" sẽ cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ tàu thuyền của Mỹ và giúp quét mìn ở vịnh Persia. Nhật có thể bắn hạ tên lửa nhắm bắn vào Mỹ khi bay qua vùng lãnh thổ của Nhật. Mở rộng khả năng của quân đội như vậy mới có thể khiến Nhật không lo lắng việc Mỹ có thể không thực hiện cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.
Thứ hai, ông Abe diễn dịch Điều 9 Hiến pháp để nhắm vào việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh lấn át trên các vùng biển. Thủ tướng Nhật đã đề cập đến các xung đột trên biển mới đây do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, Philippines như bằng chứng về ý định hung hăng của Trung Quốc.
Thủ tướng Abe đã gợi ý rằng chính sách "tự vệ tập thể" có thể được mở rộng đến các quốc gia như Hàn Quốc, Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác mang đến. Và chính sách tự vệ này sẽ được nhân danh là "hòa bình chủ động", theo tiến sĩ Yellen.
Việt Nam và Philippines đều đang vướng vào những căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc. Thời gian gần đây, căng thẳng càng leo thang khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng thềm lục địa Việt Nam, điều tàu khai phá các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động gây hấn hung hắng của Trung Quốc đều bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng chỉ trích, phản đối.
Tiến sĩ Yellen cho rằng, theo quyết định của Nội các Nhật, có 3 tình huống Nhật sẽ triển khai lực lượng quân sự của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó đại diện cho mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.
Đầu tiên, Thủ tướng Abe diễn dịch điều này trong khuôn khổ sự hợp tác đồng minh với Mỹ. Theo đó, chính sách "phòng vệ tập thể" sẽ cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ tàu thuyền của Mỹ và giúp quét mìn ở vịnh Persia. Nhật có thể bắn hạ tên lửa nhắm bắn vào Mỹ khi bay qua vùng lãnh thổ của Nhật. Mở rộng khả năng của quân đội như vậy mới có thể khiến Nhật không lo lắng việc Mỹ có thể không thực hiện cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.
Thứ hai, ông Abe diễn dịch Điều 9 Hiến pháp để nhắm vào việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh lấn át trên các vùng biển. Thủ tướng Nhật đã đề cập đến các xung đột trên biển mới đây do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, Philippines như bằng chứng về ý định hung hăng của Trung Quốc.
Thủ tướng Abe đã gợi ý rằng chính sách "tự vệ tập thể" có thể được mở rộng đến các quốc gia như Hàn Quốc, Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác mang đến. Và chính sách tự vệ này sẽ được nhân danh là "hòa bình chủ động", theo tiến sĩ Yellen.
Việt Nam và Philippines đều đang vướng vào những căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc. Thời gian gần đây, căng thẳng càng leo thang khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng thềm lục địa Việt Nam, điều tàu khai phá các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động gây hấn hung hắng của Trung Quốc đều bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng chỉ trích, phản đối.
Tiến sĩ Yellen cho rằng, theo quyết định của Nội các Nhật, có 3 tình huống Nhật sẽ triển khai lực lượng quân sự của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó đại diện cho mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.
Tàu
đổ bộ Kunisaki của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Đà Nẵng cùng lực
lượng đại diện các quốc gia tham gia chương trình đối tác Thái Bình
Dương 2014, từ 6 - 14/6/2014
Quyết định diễn dịch lại điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các quốc gia khác. Trong khi những nước như Mỹ, Singapore, Campuchia, Australia, Philippines lên tiếng hoan nghênh, ủng hộ vì cho rằng thay đổi này của Nhật sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới và khu vực thì Trung Quốc, Hàn Quốc lại có những phản ứng ngược lại.
Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận của mình đối với quyết định của Tokyo trên các phương tiện truyền thông. Các tờ báo Trung Quốc đã đăng nhiều bài bình luận đe dọa, chỉ trích nặng nề với chính sách của Tokyo nói chung và cá nhân ông Abe nói riêng.
Việc Nhật Bản quyết định cho phép phòng vệ tập thể là một phần của những thay đổi nhanh chóng cán cân sức mạnh ở châu Á, khi Trung Quốc đang hiện thực hóa yêu sách với một phần lớn lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông, hai tuyến hàng hải chiến lược của khu vực.
Nhà báo Shannon Tiezzi của The Diplmat dự đoán, Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật hai mặt với Nhật. Một mặt Trung Quốc thể hiện sự phản đối kịch liệt với chính quyền của ông Abe, lên án là kẻ gây rối ở khu vực. Mặt khác, Trung Quốc vẫn thể hiện thiện chí hợp tác với các chính trị gia và doanh nhân Nhật, đối đãi đặc biệt với những người phản đối chính sách nới lỏng quân sự của ông Abe.
Bằng cách này, Trung Quốc cố gắng vượt lên trước ông Abe khi tác động trực tiếp vào số đông người dân Nhật Bản. Mặc dù cuộc điều tra mới đây cho thấy có đến 90% người Nhật có ấn tượng xấu với Trung Quốc, nhưng điều đó dường như không ngăn Bắc Kinh thử dấn lên.
Quyết định của Tokyo cũng khiến cho Hàn Quốc bày tỏ lo ngại tuy nhiên truyền thông Hàn Quốc dè dặt hơn khi nói về điều này.
Nguồn : Tin Mới
Ngô Nhân Dụng - Sống dân chủ không dễ
Nếu ngày mai Ðảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố xóa bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp
(đảng hết độc quyền lãnh đạo) rồi tổ chức bầu cử tự do trong sáu tháng,
thì kết quả sẽ ra sao? Ðảng viên cộng sản sẽ thắng hay những người yêu
tự do dân chủ sẽ thắng? Có thể đoán rằng các lãnh tụ cộng sản hiện nay
sẽ tranh cử và thắng nhiều hơn những người đối lập. Vì trong cuộc tranh
cử họ có sẵn một guồng máy mạnh hơn, nhiều tiền vận động hơn, tiền của
đảng cũng như của các ứng cử viên. Trong khi những nhà đấu tranh cho dân
chủ hiện nay, những người yêu dân chủ thật sự, thiếu cả hai thứ đó.
Năm 1989 Ðảng Cộng Sản Albania đã làm đúng như vậy. Ðêm hôm trước, Tường Berlin đổ, đêm hôm sau họ truất phế tổng bí thư (nắm quyền hơn 40 năm) để trút hết tội lỗi lên một người. Rồi xóa bản hiến pháp độc quyền, giải tán đảng, lập đảng mới, tổ chức bầu cử. Và họ thắng cử. Mấy năm sau, dân Albania thấy đất nước chẳng tiến bộ gì được, đã bầu cho một liên minh các đảng đối lập lên thay. Nhưng liên minh này cũng chưa biết làm chính trị dân chủ là như thế nào, không đoàn kết được với nhau để có được những chính sách phục hưng kinh tế, cho nên kỳ bầu cử sau đó lại thua. Ðảng cộng sản cũ lại thắng vì họ vẫn có nhiều tiền hơn, và học được kỹ thuật tranh cử nhanh hơn.
Dân Việt Nam thế nào cũng sẽ sống dân chủ tự do. Chắc chắn như vậy. Khi dân chủ hóa thì dân quyết định, bằng lá phiếu chọn người nắm quyền cai trị. Những nhà đấu tranh dân chủ hiện nay chắc đã nghĩ đến viễn tượng đó; chắc nhiều người đã chuẩn bị. Họ sẽ phải tranh cử, và tranh cử với các đảng viên cộng sản.
Trong các cuộc bầu cử sau này chỉ có một trường hợp mà họ không lo bị thua đảng cộng sản (cũ, đã đổi tên), là thay đổi bằng bạo lực. Một cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ cộng sản. Chính quyền mới cấm các đảng viên cộng sản không được tranh cử trong một thời hạn 5 năm, 10 năm hay vĩnh viễn. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, các lãnh tụ và đảng viên cộng sản vẫn có thể đứng đằng sau giật dây cho một đảng ABC nào đó, và sử dụng tiền bạc cũng như guồng máy tay chân của họ giúp cho đảng ABC đắc cử.
Nhưng dân Việt Nam có muốn một cuộc thay đổi bằng bạo lực không? Hơn nữa, những người thiết tha với dân chủ và kính trọng các quy tắc dân chủ cũng không muốn cấm đoán bất cứ một công dân nào không cho sử dụng quyền tự do ứng cử.
Cho nên, ngay từ bây giờ các nhà đấu tranh dân chủ ở nước ta cần học kinh nghiệm tranh đấu trong khuôn khổ thể chế dân chủ. Thí dụ, cần học kinh nghiệm sống về vận động tranh cử. Nước Indonesia đang cho chúng ta một bài học, không nên bỏ qua.
Tháng Tư vừa qua, dân Indonesia đã đi bỏ phiếu bầu hai viện Quốc Hội, và tuần sau 185 triệu cử tri sẽ đi bầu tổng thống. Ðây là cuộc bầu cử thứ tư kể từ năm 1998, khi chính quyền quân phiệt Suharto bị lật đổ sau 30 năm kìm giữ nước này trong vòng lạc hậu. Có 46 đảng chính trị ghi tên, sau chỉ còn 12 đảng (và 3 đảng ở địa phương Aceh) đủ điều kiện tranh cử. Kết quả là Ðảng Dân Chủ Ðấu Tranh về đầu chiếm gần 20% số phiếu, còn Ðảng Dân Chủ của đương kim Tổng Thống Bambang Yudhoyono chỉ được 10%, mất một nửa số phiếu ủng hộ.
Ngày 9 Tháng Bảy tới, dân Indonesia sẽ chọn tổng thống. Từ đầu năm nay, trong số các ứng cử viên tổng thống người được dư luận ủng hộ nhất là ông Joko Widodo, gọi thân mật là Jokowi. Người đứng thứ nhì là Tướng Prabowo Subianto. Hai ứng cử viên trái ngược hẳn nhau.
Joko Widodo (tức Jokowi) 53 tuổi, đang là đô trưởng thủ đô Jakarta, xuất thân là thuộc một gia đình trung lưu, chính ông cũng nghèo, làm nghề bán đồ đạc dùng trong nhà. Khác với các nhà chính trị Indonesia, ông không được học đại học ngoại quốc. Widodo nổi tiếng từ khi đắc cử làm thị trưởng thành phố Solo, ông đã đề cao quy tắc minh bạch, công khai, cải cách để dân chúng được theo dõi và biết guồng máy hành chánh làm việc ra sao. Thị Trưởng Jokowi tạo thêm nhiều công viên xanh cỏ, đặt ghế cho dân ngồi chơi. Ông được dân tin tưởng, mặc dù đã giải tỏa cả những khu bán hàng rong cản trở lưu thông; cho nên đã được tái cử với 90% số phiếu.
Năm 2012 Widodo đắc cử làm đô trưởng Jakarta, trong một năm rưỡi qua đã đưa ra chương trình bảo trợ y tế cho người nghèo và di tản được những khu nhà ổ chuột vào mùa mưa luôn luôn bị ngập nước; một việc mà chính quyền trước kia nói mãi mà chưa ai làm. Ông được tiếng là người lo những vấn đề thực tế của dân, và đặc biệt được coi là rất trong sạch, trong một xứ đầy tham nhũng từ thời độc tài quân phiệt.
Widodo đưa ra nhiều dự án cải tổ giao thông công cộng, cải thiện hệ thống thoát nước và đổ rác cho thành phố. Ông đã đi thăm các ngõ hẻm, lắng nghe người dân nói, chuyện xưa nay ít nhà chính trị nào làm.
Tướng Prabowo Subianto, 62 tuổi, thuộc một gia đình giàu có bậc nhất ở Jakarta; nhờ những quan hệ với chế độ quân phiệt cũ. Ông đã lấy con gái Tướng Suharto, nay đã li dị nhưng bà vẫn đi vận động tranh cử cho chồng cũ. Người em ông, một doanh nhân giàu có, cũng đi vận động cho anh. Nhưng sức mạnh đáng kể của Subianto là được hai đại gia ủng hộ, họ làm chủ năm trong số 12 hệ thống truyền hình trên toàn quốc. Tướng Subianto đã ra tranh cử tổng thống hai lần, không thành công nhưng ông có rất nhiều kinh nghiệm; có thể nói ông đã chuẩn bị cuộc tranh cử từ nhiều năm qua. Tháng Ba vừa qua, tới sân banh vận động tranh cử bằng máy may trực thăng, được nhiều người công kênh trên vai.
Còn Jokowi chỉ chính thức tranh cử tổng thống từ Tháng Ba, sau khi chủ tịch đảng của ông là bà Megawati Sukarnoputri, một cựu tổng thống, con gái Sukarno, vị tổng thống đầu tiên của Indonesia, chính thức tuyên bố bà không ứng cử.
Ðầu năm nay, các cuộc nghiên cứu dư luận cho thấy Jokowi dẫn trước Prabowo 39% trong tỷ số được dân tín nhiệm. Nhưng đến ngày 30 Tháng Sáu vừa qua, Prabowo đã vượt lên, chỉ còn thua Jokowi gần 4% (46% so với 42.6%)
Tại sao uy tín ông Joko Widodo bị tụt xuống nhanh như vậy?
Vì Prabowo biết sử dụng các kỹ thuật tranh cử, còn Widodo phải nói là một tay mơ.
Trước hết, Prabowo đã tranh cử hai lần rồi, có sẵn một guồng máy, được nhiều đài truyền hình ủng hộ, và có tài hùng biện. Nhưng tai hại nhất cho Widodo là có những tin đồn, hoàn toàn bịa đặt nhưng lại được nhiều người tin. Người ta đồn rằng Widodo là người gốc Trung Hoa chứ không phải là dân Indonesia chính cống. Chưa hết, Widodo bị tố là theo đạo Thiên Chúa, không phải người Hồi Giáo. Ở một quốc gia 90% theo Hồi Giáo, dù rất ôn hòa, một người ngoại đạo khó tranh cử tổng thống! Hơn nữa, phần lớn người Thiên Chúa Giáo là gốc Hoa, hai điều đó phù hợp với nhau khiến lời đồn đãi dễ được tin hơn.
Joko Widodo ngây thơ, tìm cách cải chính những lời đồn tai hại này. Ông đưa ra cả giấy chứng nhận ông đã đi hành hương ở thánh địa Mecca, một trong năm bổn phận của tín đồ Hồi Giáo. Khi nhắc đi nhắc lại các lời cải chính, Widodo đã vô tình giúp cho tin đồn được loan truyền rộng hơn. Mà không phải ai nghe xong tin đồn cũng đi tìm coi tin cải chính ra sao! Widodo không học kinh nghiệm của Tổng Thống Barack Obama. Trong hai lần ông tranh cử, có tin đồn ông không sinh ở Mỹ, thiếu điều kiện để ứng cử. Obama không bao giờ nhắc đến các lời đồn này. Ða số cử tri nghĩ đó là một chuyện bịa đặt, không quan tâm đến nữa. Một quy luật trong việc tranh cử, giống như trong chiến tranh, là chính phe mình phải quyết định đánh trận ở địa bàn nào, vào thời gian nào mình có lợi thế nhất. Trong cuộc tranh cử, địa bàn là các “đề tài thảo luận” trong dân chúng, suốt mùa tranh cử. Ðể cho đối phương ấn định đề tài là đã thua một bước rồi. Bị cuốn vào đó, là rất ngây thơ, dại dột.
Ðiều đáng lo cho Widodo là hai ứng cử viên tổng thống có những chương trình tranh cử giống nhau. Cả hai đều nhấn mạnh đến việc bảo vệ tài nguyên quốc gia, không cho người ngoại quốc khai thác thủ lợi. Cả hai đều nói sẽ bảo vệ các xí nghiệp trong nước chặn bớt hàng nhập cảng; cùng đề cao việc xây dựng thêm đường, cầu, bến cảng, và giảm bớt trợ cấp giá xăng. Hai ứng cử viên khác nhau nhất là trong cá tính.
Widodo có thành tích đã làm được việc ở thành phố Solo, và rất trong sạch. Nhưng đối thủ lại chỉ trích rằng các dự án lớn của ông cải tiến thủ đô Jakarta chậm trễ chưa tiến được bước nào (vì phải giải tỏa nhiều khu dân cư, chưa thương thuyết được với dân), nên để cho ông cai trị Jakarta rút kinh nghiệm ...thêm 5 năm nữa! Một nhược điểm khác của Widodo là ông không được những người cùng đảng ủng hộ hết mình. Ðối thủ lại tìm các tố rằng ông hoàn toàn bị bà Megawati Sukarnoputri giật dây.
Prabowo bị tố cáo đã vi phạm nhân quyền trong khi làm tướng, nhưng ông ta giải thích rằng: Tôi chỉ làm bổn phận của một quân nhân! Ông cũng bị chỉ trích là chủ trương thay đổi hiến pháp Indonesia, không cho dân trực tiếp bầu tổng thống mà để Quốc Hội bầu; như vậy các đảng phái chính trị dễ thao túng hơn.
Prabowo cũng đưa ra nhưng lời hứa quá hão huyền, như sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 10% một năm; các chuyên viên kinh tế biết rằng được 5% đã quý lắm rồi. Nhưng đại đa số dân chúng không mấy ai quan tâm đến những “chi tiết” chuyên môn như thế.
Chỉ còn mấy ngày nữa chúng ta sẽ biết dân Indonesia chọn ai làm tổng thống trong 5 năm tới. Người Việt Nam nên theo dõi cuộc tranh cử này, vì đây là một sinh hoạt chính trị cho chúng ta rất nhiều bài học. Dân Chủ không phải là một vở kịch viết sẵn, cứ theo như thế mà diễn. Nhiều nước lật đổ được chế độ độc tài rồi lại bị đổi ngược thế cờ; có khi lại rơi vào một chế độ độc tài khác. Không phải cứ chấm dứt một chế độ độc tài là có một bữa tiệc Dân Chủ bày ra.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Năm 1989 Ðảng Cộng Sản Albania đã làm đúng như vậy. Ðêm hôm trước, Tường Berlin đổ, đêm hôm sau họ truất phế tổng bí thư (nắm quyền hơn 40 năm) để trút hết tội lỗi lên một người. Rồi xóa bản hiến pháp độc quyền, giải tán đảng, lập đảng mới, tổ chức bầu cử. Và họ thắng cử. Mấy năm sau, dân Albania thấy đất nước chẳng tiến bộ gì được, đã bầu cho một liên minh các đảng đối lập lên thay. Nhưng liên minh này cũng chưa biết làm chính trị dân chủ là như thế nào, không đoàn kết được với nhau để có được những chính sách phục hưng kinh tế, cho nên kỳ bầu cử sau đó lại thua. Ðảng cộng sản cũ lại thắng vì họ vẫn có nhiều tiền hơn, và học được kỹ thuật tranh cử nhanh hơn.
Dân Việt Nam thế nào cũng sẽ sống dân chủ tự do. Chắc chắn như vậy. Khi dân chủ hóa thì dân quyết định, bằng lá phiếu chọn người nắm quyền cai trị. Những nhà đấu tranh dân chủ hiện nay chắc đã nghĩ đến viễn tượng đó; chắc nhiều người đã chuẩn bị. Họ sẽ phải tranh cử, và tranh cử với các đảng viên cộng sản.
Trong các cuộc bầu cử sau này chỉ có một trường hợp mà họ không lo bị thua đảng cộng sản (cũ, đã đổi tên), là thay đổi bằng bạo lực. Một cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ cộng sản. Chính quyền mới cấm các đảng viên cộng sản không được tranh cử trong một thời hạn 5 năm, 10 năm hay vĩnh viễn. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, các lãnh tụ và đảng viên cộng sản vẫn có thể đứng đằng sau giật dây cho một đảng ABC nào đó, và sử dụng tiền bạc cũng như guồng máy tay chân của họ giúp cho đảng ABC đắc cử.
Nhưng dân Việt Nam có muốn một cuộc thay đổi bằng bạo lực không? Hơn nữa, những người thiết tha với dân chủ và kính trọng các quy tắc dân chủ cũng không muốn cấm đoán bất cứ một công dân nào không cho sử dụng quyền tự do ứng cử.
Cho nên, ngay từ bây giờ các nhà đấu tranh dân chủ ở nước ta cần học kinh nghiệm tranh đấu trong khuôn khổ thể chế dân chủ. Thí dụ, cần học kinh nghiệm sống về vận động tranh cử. Nước Indonesia đang cho chúng ta một bài học, không nên bỏ qua.
Tháng Tư vừa qua, dân Indonesia đã đi bỏ phiếu bầu hai viện Quốc Hội, và tuần sau 185 triệu cử tri sẽ đi bầu tổng thống. Ðây là cuộc bầu cử thứ tư kể từ năm 1998, khi chính quyền quân phiệt Suharto bị lật đổ sau 30 năm kìm giữ nước này trong vòng lạc hậu. Có 46 đảng chính trị ghi tên, sau chỉ còn 12 đảng (và 3 đảng ở địa phương Aceh) đủ điều kiện tranh cử. Kết quả là Ðảng Dân Chủ Ðấu Tranh về đầu chiếm gần 20% số phiếu, còn Ðảng Dân Chủ của đương kim Tổng Thống Bambang Yudhoyono chỉ được 10%, mất một nửa số phiếu ủng hộ.
Ngày 9 Tháng Bảy tới, dân Indonesia sẽ chọn tổng thống. Từ đầu năm nay, trong số các ứng cử viên tổng thống người được dư luận ủng hộ nhất là ông Joko Widodo, gọi thân mật là Jokowi. Người đứng thứ nhì là Tướng Prabowo Subianto. Hai ứng cử viên trái ngược hẳn nhau.
Joko Widodo (tức Jokowi) 53 tuổi, đang là đô trưởng thủ đô Jakarta, xuất thân là thuộc một gia đình trung lưu, chính ông cũng nghèo, làm nghề bán đồ đạc dùng trong nhà. Khác với các nhà chính trị Indonesia, ông không được học đại học ngoại quốc. Widodo nổi tiếng từ khi đắc cử làm thị trưởng thành phố Solo, ông đã đề cao quy tắc minh bạch, công khai, cải cách để dân chúng được theo dõi và biết guồng máy hành chánh làm việc ra sao. Thị Trưởng Jokowi tạo thêm nhiều công viên xanh cỏ, đặt ghế cho dân ngồi chơi. Ông được dân tin tưởng, mặc dù đã giải tỏa cả những khu bán hàng rong cản trở lưu thông; cho nên đã được tái cử với 90% số phiếu.
Năm 2012 Widodo đắc cử làm đô trưởng Jakarta, trong một năm rưỡi qua đã đưa ra chương trình bảo trợ y tế cho người nghèo và di tản được những khu nhà ổ chuột vào mùa mưa luôn luôn bị ngập nước; một việc mà chính quyền trước kia nói mãi mà chưa ai làm. Ông được tiếng là người lo những vấn đề thực tế của dân, và đặc biệt được coi là rất trong sạch, trong một xứ đầy tham nhũng từ thời độc tài quân phiệt.
Widodo đưa ra nhiều dự án cải tổ giao thông công cộng, cải thiện hệ thống thoát nước và đổ rác cho thành phố. Ông đã đi thăm các ngõ hẻm, lắng nghe người dân nói, chuyện xưa nay ít nhà chính trị nào làm.
Tướng Prabowo Subianto, 62 tuổi, thuộc một gia đình giàu có bậc nhất ở Jakarta; nhờ những quan hệ với chế độ quân phiệt cũ. Ông đã lấy con gái Tướng Suharto, nay đã li dị nhưng bà vẫn đi vận động tranh cử cho chồng cũ. Người em ông, một doanh nhân giàu có, cũng đi vận động cho anh. Nhưng sức mạnh đáng kể của Subianto là được hai đại gia ủng hộ, họ làm chủ năm trong số 12 hệ thống truyền hình trên toàn quốc. Tướng Subianto đã ra tranh cử tổng thống hai lần, không thành công nhưng ông có rất nhiều kinh nghiệm; có thể nói ông đã chuẩn bị cuộc tranh cử từ nhiều năm qua. Tháng Ba vừa qua, tới sân banh vận động tranh cử bằng máy may trực thăng, được nhiều người công kênh trên vai.
Còn Jokowi chỉ chính thức tranh cử tổng thống từ Tháng Ba, sau khi chủ tịch đảng của ông là bà Megawati Sukarnoputri, một cựu tổng thống, con gái Sukarno, vị tổng thống đầu tiên của Indonesia, chính thức tuyên bố bà không ứng cử.
Ðầu năm nay, các cuộc nghiên cứu dư luận cho thấy Jokowi dẫn trước Prabowo 39% trong tỷ số được dân tín nhiệm. Nhưng đến ngày 30 Tháng Sáu vừa qua, Prabowo đã vượt lên, chỉ còn thua Jokowi gần 4% (46% so với 42.6%)
Tại sao uy tín ông Joko Widodo bị tụt xuống nhanh như vậy?
Vì Prabowo biết sử dụng các kỹ thuật tranh cử, còn Widodo phải nói là một tay mơ.
Trước hết, Prabowo đã tranh cử hai lần rồi, có sẵn một guồng máy, được nhiều đài truyền hình ủng hộ, và có tài hùng biện. Nhưng tai hại nhất cho Widodo là có những tin đồn, hoàn toàn bịa đặt nhưng lại được nhiều người tin. Người ta đồn rằng Widodo là người gốc Trung Hoa chứ không phải là dân Indonesia chính cống. Chưa hết, Widodo bị tố là theo đạo Thiên Chúa, không phải người Hồi Giáo. Ở một quốc gia 90% theo Hồi Giáo, dù rất ôn hòa, một người ngoại đạo khó tranh cử tổng thống! Hơn nữa, phần lớn người Thiên Chúa Giáo là gốc Hoa, hai điều đó phù hợp với nhau khiến lời đồn đãi dễ được tin hơn.
Joko Widodo ngây thơ, tìm cách cải chính những lời đồn tai hại này. Ông đưa ra cả giấy chứng nhận ông đã đi hành hương ở thánh địa Mecca, một trong năm bổn phận của tín đồ Hồi Giáo. Khi nhắc đi nhắc lại các lời cải chính, Widodo đã vô tình giúp cho tin đồn được loan truyền rộng hơn. Mà không phải ai nghe xong tin đồn cũng đi tìm coi tin cải chính ra sao! Widodo không học kinh nghiệm của Tổng Thống Barack Obama. Trong hai lần ông tranh cử, có tin đồn ông không sinh ở Mỹ, thiếu điều kiện để ứng cử. Obama không bao giờ nhắc đến các lời đồn này. Ða số cử tri nghĩ đó là một chuyện bịa đặt, không quan tâm đến nữa. Một quy luật trong việc tranh cử, giống như trong chiến tranh, là chính phe mình phải quyết định đánh trận ở địa bàn nào, vào thời gian nào mình có lợi thế nhất. Trong cuộc tranh cử, địa bàn là các “đề tài thảo luận” trong dân chúng, suốt mùa tranh cử. Ðể cho đối phương ấn định đề tài là đã thua một bước rồi. Bị cuốn vào đó, là rất ngây thơ, dại dột.
Ðiều đáng lo cho Widodo là hai ứng cử viên tổng thống có những chương trình tranh cử giống nhau. Cả hai đều nhấn mạnh đến việc bảo vệ tài nguyên quốc gia, không cho người ngoại quốc khai thác thủ lợi. Cả hai đều nói sẽ bảo vệ các xí nghiệp trong nước chặn bớt hàng nhập cảng; cùng đề cao việc xây dựng thêm đường, cầu, bến cảng, và giảm bớt trợ cấp giá xăng. Hai ứng cử viên khác nhau nhất là trong cá tính.
Widodo có thành tích đã làm được việc ở thành phố Solo, và rất trong sạch. Nhưng đối thủ lại chỉ trích rằng các dự án lớn của ông cải tiến thủ đô Jakarta chậm trễ chưa tiến được bước nào (vì phải giải tỏa nhiều khu dân cư, chưa thương thuyết được với dân), nên để cho ông cai trị Jakarta rút kinh nghiệm ...thêm 5 năm nữa! Một nhược điểm khác của Widodo là ông không được những người cùng đảng ủng hộ hết mình. Ðối thủ lại tìm các tố rằng ông hoàn toàn bị bà Megawati Sukarnoputri giật dây.
Prabowo bị tố cáo đã vi phạm nhân quyền trong khi làm tướng, nhưng ông ta giải thích rằng: Tôi chỉ làm bổn phận của một quân nhân! Ông cũng bị chỉ trích là chủ trương thay đổi hiến pháp Indonesia, không cho dân trực tiếp bầu tổng thống mà để Quốc Hội bầu; như vậy các đảng phái chính trị dễ thao túng hơn.
Prabowo cũng đưa ra nhưng lời hứa quá hão huyền, như sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 10% một năm; các chuyên viên kinh tế biết rằng được 5% đã quý lắm rồi. Nhưng đại đa số dân chúng không mấy ai quan tâm đến những “chi tiết” chuyên môn như thế.
Chỉ còn mấy ngày nữa chúng ta sẽ biết dân Indonesia chọn ai làm tổng thống trong 5 năm tới. Người Việt Nam nên theo dõi cuộc tranh cử này, vì đây là một sinh hoạt chính trị cho chúng ta rất nhiều bài học. Dân Chủ không phải là một vở kịch viết sẵn, cứ theo như thế mà diễn. Nhiều nước lật đổ được chế độ độc tài rồi lại bị đổi ngược thế cờ; có khi lại rơi vào một chế độ độc tài khác. Không phải cứ chấm dứt một chế độ độc tài là có một bữa tiệc Dân Chủ bày ra.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét