Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Né tránh hay 'câu giờ' không thay đổi được tình thế

  • 'Nhà tù cố tình làm lây nhiễm HIV' (BBC) - Nhân chứng kể về cáo buộc của tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, người từng ngồi tù 14 năm và vừa mất do nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.
  • Dân oan Lê Thị Kim Thu trở về sau 2 năm tù (RFA) - Chị Lê thị Kim Thu, người được giới dân oan biết đến do công khai khiếu kiện từ các cấp địa phương đến trung ương cho vấn đề gia đình cũng như người khác, vào chiều ngày 6 tháng 7 mãn hạn tù hai năm trở về gia đình.
  • Hát bội Miền Nam và thêm hát bội Bình Định (RFA) - Từ trước năm 1930 ở miền Nam nước Việt chỉ có hát bội là nghệ thuật sân khấu duy nhứt để cung ứng cho nhu cầu giải trí của các tầng lớp dân chúng. Hát bội dùng vào các lễ cúng Kỳ Yên cho đình thần mỗi làng, cho các tiệc tùng đăng quan tiến chức, ngay cả các cuộc cầu siêu lớn tại chùa chiềng.
  • Nối vòng tay lớn đến dân oan, các nhà đấu tranh (RFA) - Các thành phần đấu tranh bị chính quyền trù dập, bỏ tù và nhiều dân oan mất gia sản bị lâm vào cảnh khốn cùng lâu nay được những nhóm và cá nhân hảo tâm ở nước ngoài và ngay cả trong hổ trợ về mặt vật chất.
  • Cúp Thế giới 2014 : Đẳng cấp được tái lập với 4 đại gia quen thuộc vào bán kết (RFI) - Trật tự do Liên đoàn Bóng đá Thế giới sắp đặt ngay từ đầu cho Cúp Thế giới đang diễn ra ở Brazil đã được tôn trọng. Sau hai trận tứ kết còn lại vào hôm qua, 05/07/2014, 4 đội tuyển được cho là mạnh nhất hành tinh hiện nay– Brazil, Achentina ở Nam Mỹ, và Đức, Hà Lan ở TâyÂu đều đã giành được vé vào đấu bán kết. Ngôi sao đang lên là Costa Rica, đại diện vùng Trung Mỹ, từng hy vọng thay đổi được trật tự đã an bài, rốt cuộc đã phải chịu thúc thủ ở loạt đá luân lưu.
  • Argentina vàHàLan vào bán kết (VOA) - Argentina giành được vé vào bán kết World Cup đầu tiên trong gần một phần tư thế kỷ, trong khi Hà Lan tiến vào bán kết lần thứ nhì liên tiếp
  • Nhật chuẩn bị xuất khẩu lô vũ khí đầu tiên qua Mỹ (RFI) - Theo nguồn tin báo chí Nhật vào hôm nay, 06/07/2014, Tokyo sắp thông qua việc xuất khẩu lô vũ khí đầu tiên từ khi quyết định bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu mà Nhật Bản tựáp đặt cho mình. Việc cho phép xuất khẩu vũ khí nằm trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và kinh tế của Nhật Bản trên thế giới. Lô hàng đầu tiên này sẽ được bán cho Mỹ.
  • Nhật Bản và Úc chuẩn bị mở rộng quan hệ quốc phòng quân sự (RFI) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm nay, 06/07/2014 đã lên đường công du ba nước vùng châu Đại Dương, với trọng tâm là chuyến thămÚc (07-10/07). Tại Canberra, Thủ tướng Nhật Bản và đồng nhiệmÚc sẽ thông qua một số quyết định nhằm củng cố thêm quan hệ quốc phòng giữa hai bên, trong đó có việcÚc tìm mua vũ khí của Nhật.
  • VĂN HÓA: Festival Avignon khai mạc trong bão tố (RFI) - Liên hoan nghệ thuật sân khấu nổi tiếng nhất của Pháp 2014 khai mạc trễ mất một ngày do thời tiết xấu và giới nghệ sĩ đình công. Giới này phản đối dự luật cải tổ chế độ an sinh xã hội của các nhà hoạt động nghệ thuật.
  • Bình Nhưỡng tăng cường bộ phận đặc trách tin tặc (RFI) - Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, khối lượng chuyên gia về tấn công tin học của Bắc Triều Tiên đã được nhân lên gấp đôi trong hai năm qua. 1200 chuyên gia tin học ưu tú phục vụ trong ngành tình báo Bắc Triều Tiên. Nhiều cơ quan nhà nước Hàn Quốc bị tin tặc tấn công. Seoul cho rằng tất cả các vụ tấn công đó xuất phát từ Bình Nhưỡng.
  • Lãnh đạo ngành phản gián Đức cảnh báo về nguy cơ gián điệp Trung Quốc (RFI) - Đúng vào lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đặt chân xuống Trung Quốc vào hôm nay, 06/07/2014 trong một chuyến công du được cho là nhằm thắt chặt mối quan hệ chiến lược Berlin-Bắc Kinh, một lãnh đạo ngành tình báo Đức đã lên tiếng báo động : Nhiều các công ty Đức đang là« con mồi dễ dàng» của các hoạt động gián điệp công nghiệp Trung Quốc.
  • Tàu chiến Trung Quốc lại tấn công tàu cá Việt Nam (RFA) - Tàu cá QNg 96185 TS của ngư dân Đảo Lý Sơn vừa cập bến chiều hôm qua sau khi bị tàu chiến của Trung Quốc đâm và bỏ chạy hôm ngày 3 tháng 7, khi tàu này đang đánh bắt cá tại khu vực ngư trường truyền thống quần đảo Hoàng Sa.
  • Chủ tịch Cuba hứa khắc phục khó khăn kinh tế (RFI) - Sau 6 năm cải cách, kinh tế Cuba vẫn chưa cất cánh. Kết thúc khóa họp Quốc hội vào hôm qua 05/07/2014, chủ tịch Raul Castro cam kết đưa quốc gia này vượt khỏi những khó khăn kinh tế. Chủ tịch Cuba một mặt lênán các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ gây khó khăn cho nền kinh tế nước này, mặt khácông kêu gọi người dân chăm chỉ làm việc để thay đổi tình hình.
  • Quân đội Ukraina tiến bước về Donetsk (RFI) - Một ngày sau khi đã dành lại được Slaviansk và Kramatorsk từ tay phe nổi dậy thân Nga, quân đội Ukraina hôm nay (06/07/2014) tiếp tục tiến về Donetsk. Tổng thống Porochenko đề ra mục tiêu giải phóng Donetsk và Lougansk. Chiếm lại được thành phố công nghiệp lớn nhất Ukraina Donetsk sẽ là một cột mốc quan trọng để Kiev làm chủ lại tình hình ở miền Đông Ukraina. Matxcơva chưa lên tiếng sau sự kiện phe thân Nga để mất Slaviansk.
  • Iran vẫn ủng hộ Iraq dù có thay đổi lãnh đạo (RFA) - Chính phủ Iran hôm Chúa Nhật bày tỏ sự ủng hộ trước quyết định không từ chức vị thủ tướng Iraq của ông Nuri Al Maliki, nhưng cũng nói thêm là Tehran vẫn sẵn lòng ủng hộ bất cứ người lãnh đạo nào mà quốc hội Iraq chọn ra.
  • Tự do báo chí ở Hồng Kông bị đe dọa (RFA) - Từ những căng thẳng và mâu thuẩn chính trị với lãnh đạo trung ương bên Đại Lục, năm nay nền báo chí tự do của Hồng Kông rơi vào thời kỳ đen tối nhất và có thể còn tệ hơn nữa trong tương lai.
  • Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nâng cao chất lượng giáo dục (BaoMoi) - Gần cả trăm kiến nghị của cử tri TPHCM chuyển đến kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII (diễn ra từ ngày 8 đến ngày 11-7). Đáng chú ý là có nhiều ý kiến liên quan đến việc xử phạt đội nón bảo hiểm không đạt chuẩn, tồn tại trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, chất lượng dạy và học còn nhiều bất ổn… Đặc biệt, cử tri TPHCM lên án Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam và kiến nghị cần có các giải pháp cứng rắn hơn.
  • Tình hình biển Đông ngày 6/7: Cục Kiểm ngư xác minh địa điểm TQ bắt 6 ngư dân Việt (BaoMoi) - (Seatimes) Sáng 3/7, Trung Quốc đã bắt 6 ngư dân Việt tại ngư trường Hoàng Sa với cáo buộc những ngư dân này đánh bắt trong vùng biển của họ. Nói về vụ việc này, mới đây, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Hà Lê cho biết, Cục chưa tuyên bố thái độ chính thức của Việt Nam vì đang chờ xác minh vị trí 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt.
  • Kiều bào hướng về biển đảo Tổ quốc (BaoMoi) - Theo Bộ Ngoại giao và TTXVN, ngày 5-7, tại Ca-na-đa, Đại sứ quán Việt Nam tại nước này và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Van-cu-vơ đã tổ chức hai buổi cập nhật tình hình căng thẳng trên Biển Đông, các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam và phát động đợt vận động ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân Việt Nam bám biển.
  • Tình yêu nước của người Việt luôn tỏa sáng (BaoMoi) - QĐND - Đó là một trong những nội dung được tác giả Ra-phao To-manh-xki (Rafał Tomański) đề cập đến trong bài viết đăng trên Báo Rzeczpospolita, một tờ báo lớn ở Ba Lan, số ra ngày 4-7.
  • Hành động hủy hoại bầu không khí trong khu vực (BaoMoi) - QĐND - Dư luận, bạn bè quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước tiếp tục lên tiếng phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời đánh giá cao lập trường và sự quyết tâm của phía Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, đúng với luật pháp quốc tế.
  • Những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua (30/6 – 6/7) (BaoMoi) - (VTV Online) - Nhật Bản thông qua Nghị quyết phòng vệ tập thể, Quân đội Ukraine chiếm lại Slaviansk hay Học giả thế giới tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục là những sự kiện được theo dõi nhiều nhất.
  • Lo ngại nhập siêu từ Trung Quốc (BaoMoi) - Trong bối cảnh diễn biến trên biển Đông ngày càng phức tạp, “kỷ lục” nhập siêu từ Trung Quốc càng đáng quan ngại, tạo ra rủi ro cho kinh tế Việt Nam
  • “Chiến mã” của Biển Đông (BaoMoi) - Tàu HQ571 là tàu chở quân, chở khách hiện đại nhất của quân chủng hải quân Việt Nam hiện nay. Mỗi năm, tàu đưa đón từ 5 đến 6 đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, với hơn 200 người/chuyến.
  • Đối ngoại tháng 6: Tiếp tục kiên trì bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Hoạt động đối ngoại tháng 6 đánh dấu nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với hai nước châu Âu và khẳng định cam kết quốc tế về quyền con người.
  • Chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam rõ ràng, vững chắc hơn Trung Quốc (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Học giả Thái Văn Cầu, Chuyên gia Khoa học Không gian sống tại Mỹ, phân tích các vấn đề liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, cho rằng những chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Trung Quốc, dựa vào cổ sử hay ngay cả dựa vào các sự kiện xảy ra trong 60 năm qua, chứa đựng nhiều sai lầm và lắm lúc có chủ đích đánh lừa dư luận.
  • Viễn cảnh xung đột Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Tạp chí The National Interest vừa đăng bài viết vạch ra kịch bản bùng nổ chiến tranh Nhật - Trung do tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, kéo theo phản ứng của Mỹ.

Trung Quốc bắt người, Bộ chính trị làm gì?

“Bia sống”
Ba ngày sau khi 6 ngư dân Quảng Ngãi bị những người bạn vàng phương Bắc xông vào tấn công và lôi về đất Trung Quốc, Bộ chính trị Hà Nội vẫn tuyệt đối im tiếng.
Độ trễ phản ứng của phía Việt Nam trước “các hành động ngang ngược của Trung Quốc” từ trước tới nay vẫn thường kéo dài khoảng từ 3-5 ngày.
Trong khi đó, hệ thống tuyên giáo đối ngoại của Bắc Kinh dũng cảm hơn nhiều với tuyên bố chụp lỗi Việt Nam chỉ một ngày sau khi vụ bạo động Bình Dương và Vũng Áng xảy ra.

Vụ tàu Trung Quốc tấn công và bắt giữ ngư dân Việt xảy đến chỉ ít ngày sau “chuyến thăm và làm việc” của Dương Khiết Trì tại Hà Nội – một công cán mà giới quan sát quốc tế đánh giá là sự thất bại trong việc “tìm tiếng nói chung của hai nước anh em”. Kết quả giản dị nhất có thể hình dung ra là Bộ chính trị Trung Quốc đã không có bất cứ nhượng bộ nào đối với ý tưởng triệt thoái giàn khoan HD 981 cùng các giàn khoan khác khỏi Biển Đông, trong lúc Bộ chính trị Việt Nam dường như ngơ ngác và thẫn thờ.
“Chúng ta kiên quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc” – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang một lần nữa trơn tru nhắc lại “lời chú” của ông trong những chuyến tiếp xúc cử tri. Một phong cách đáng phân tích là từ Hội nghị trung ương 6 vào nửa cuối năm 2012 cho đến nay, ông Sang khá thường hồi tưởng những sự tích lịch sử.
Cũng một lần nữa, báo chí nhà nước lặp lại câu nói bất hủ trên như một lời nguyền chưa có bãi đáp. Ba ngày lặng trôi, chưa có bất kỳ nhân vật nào trong Bộ chính trị Việt Nam lộ diện để nhìn thẳng về phương Bắc sau khi ngư dân của họ bị bắt làm con tin ngay trên vùng biển nhà.
Tất cả chỉ đổ dồn cho cấp dưới. Một trong một ít thành phần thường được đẩy ra dàn mặt với truyền thông quốc tế là Tổng Cục Kiểm ngư, đã chỉ lấp lửng một cách cực kỳ nhẫn nhục: “Bên Cục Kiểm ngư đang xác minh lại vụ việc và xem tàu bị bắt khai thác ở khu vực nào…”. Dấu chấm hỏi và cũng là dấu chấm hết đang treo trên đầu mạng sống của từng ngư dân đói khổ và vô tình bị biến thành một thứ “bia sống”.
“Bắt sống”
Nhưng sự sống của trung ương đảng Hà Nội cũng đang trở nên mong manh hơn lúc nào hết. Nếu tàu Trung Quốc đã dám lao vào bắt giữ công dân Việt Nam ngay tại vùng chủ quyền lãnh hải, không có gì bảo đảm là lục quân từ các quân khu Quảng Đông, Vân Nam sẽ không đủ can đảm nhảy vào cố đô Thăng Long để bắt sống toàn bộ Bộ chính trị Việt Nam vào một ngày xấu trời nào đó.
Hiệu ứng của phương châm “vừa đấu tranh vừa tranh thủ” mà giới chính khách Hà Nội đạo diễn rốt cuộc đã tạo nên một sân khấu tuyệt lặng cúi đầu trong nghị trường quốc hội – nơi mà duy nhất một tiếng nói về “nghị quyết Biển Đông” được khởi nghĩa, hoặc màn hài kịch “chuẩn bị kiện Trung Quốc” mà không lấy nổi một khóe cười từ dân chúng.
Bầu không khí chính trị và xã hội đương đại như đang quay về thời Lê mạt, với triều chính Thăng Long rệu rã khốn quẫn cùng vài chục vạn quân Thanh phục sẵn sát biên cương.
Triển vọng chiến tranh đang lấp ló tái hiện, tiếp sau hình ảnh phụ nữ mang thai người Việt bị Quân giải phóng Trung Quốc mổ bụng ở biên giới phía Bắc vào năm 1979. Chẳng đặng đừng sau khi Dương Khiết Trì hồi quốc, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã lần đầu tiên phải đổi giọng, ám chỉ một cuộc thay da đổi thịt ghê gớm giữa hai quốc gia môi răng có thể xảy ra trong không bao lâu nữa.
Bởi nếu không thể hộ quốc, vong bản và sau đó là vong quốc sẽ là chắc chắn.
Chỉ có điều, nếu chiến tranh hoặc ít nhất vài cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ bùng nổ, những nạn nhân đầu tiên chính là máu thịt thực sự của Việt Nam. Bộ đội và nhiều dân thường Việt Nam có thể rước lấy những hy sinh vô nghĩa mà không thể hiểu được Bộ chính trị của họ đã trở nên kém ý nghĩa đến thế nào trong việc hộ quốc.
Thường Sơn
(Defend the Defenders)

Né tránh hay 'câu giờ' không thay đổi được tình thế

Song Chi/Người Việt

Đã hơn 2 tháng trời kể từ khi Trung Cộng đưa giàn khoan khủng Hải Dương-981 cùng lực lượng tàu bảo vệ các loại vào sâu trong vùng biển thuộc lãnh hải của Việt Nam.

Đủ mọi loại an ninh, cảnh sát, dân phòng đứng sau hàng rào sắt chận đường người biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội ngày 18/5/2014. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Đọc báo thì thấy Trung Cộng ngày càng ngang ngược và ít nhất, đã coi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là ao nhà của họ, họ muốn làm gì thì làm. Tha hồ điều bao nhiêu tàu, kể cả máy bay quân sự đến bảo vệ giàn khoan, hung hăng đâm húc tàu cá của ngư dân và tàu của lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư Việt Nam, tha hồ muốn đưa thêm mấy giàn khoan nữa thì đưa…

Trong khi đó, nhà cầm quyền Việt Nam làm gì?

Họ đẩy ngư dân ra làm “lá chắn sống”, để mặc cho lực lượng tàu chấp pháp Việt Nam nhọc nhằn đối phó với tàu bảo vệ của Trung Quốc đông, lớn mạnh và hiện đại hơn gấp bội, còn họ ngồi ở Ba Đình chơi trò mỵ dân.

Sau một thời gian im lặng như không hề tồn tại khi giặc đã vào đến cửa nhà, các nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam bắt đầu xuất hiện, tuyên bố chỗ nọ chỗ kia.

Người thì “chém gió” ở ngoài nước, tuy chỉ mới vài câu khá mạnh mà dân chúng đã hết sức vui mừng, chỉ có điều sau đó không thấy hành động gì khác. Người thì đi thăm hỏi, vỗ vể, khích lệ ngư dân, cảnh sát biển, tuyên bố sẽ giữ vững chủ quyền, rằng cả dân tộc này sẽ không cúi đầu, rằng sẽ đòi lại Hoàng Sa Trường Sa mà nếu đời này không đòi được thì đời con cháu…

Người khác lại nhắn nhủ người dân hãy tiếp tục kiên nhẫn, bình tĩnh, bởi không ai chọn được láng giềng, có thế nào thì cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau…

Bên cạnh đó, họ thả cho dân làm những việc yêu nước kiểu như những phong trào “cả nước hướng về Trường Sa Hoàng Sa”, “chung tay đóng góp cho biển Đông, cho ngư dân”, khuyến khích công nhân, dân nghèo nhịn ăn nhịn mặc để hỗ trợ cho ngư dân…Nhưng tất nhiên, không được biểu lộ lòng yêu nước bằng cách xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc vì như vậy sẽ làm Trung Quốc giận.

Tương tự, những cái gì có thể xoa dịu được phần nào sự bức xúc, phẫn nộ của người dân nhưng lại không chọc giận Trung Cộng thì họ làm. Ví dụ như cam kết sẽ không liên minh quân sự, không tìm kiếm đồng minh với bất cứ nước nào, cũng không kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế v.v…

Thật ra, ai có hiểu biết cũng thấy rõ rằng tham vọng của Trung Cộng là chiếm gần như toàn bộ biển Đông, tiếp theo thực hiện giấc mơ Trung Hoa vươn lên thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới. Và trên chặng đường dài đó, bước đầu tiên là phải giải quyết Việt Nam, một cái gai vừa khó nhổ do chí khí quật cường của dân tộc Việt, nhưng cũng vừa rất dễ do nhà cầm quyền Việt Nam đã bị Trung Cộng mua chuộc, gài bẫy, trói tay từ lâu.

Trước những mục tiêu, chiến lược rõ ràng như vậy, việc cố gắng nhịn nhục, tìm mọi cách để gìn giữ mối quan hệ giữa hai bên theo cái cách mà nhà cầm quyền Việt Nam đã và đang làm bao lâu nay là hoàn toàn thất bại. Dù nhà nước Việt Nam có cố tránh chiến tranh bằng mọi giá, họ cũng chỉ kéo dài thêm được một thời gian, vấn đề có đánh hay không, và bao giờ, hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của Bắc Kinh.

Chưa kể, khác với Hoa Kỳ hay các nước văn minh tự do dân chủ khác, đấu tranh với một nhà nước độc tài như Trung Cộng mà sử dụng sức ép từ truyền thông hay dư luận trong ngoài theo kiểu “quan ngại, phản đối, kịch liệt lên án” rồi không làm gì, là không ăn thua.

Trung Cộng không sợ dân, không sợ báo chí như các nước dân chủ. Báo chí truyền thông, luật pháp nằm trong tay nhà cầm quyền. Còn người dân Trung Hoa, lâu nay Bắc Kinh đã tuyên truyền tẩy não, kích động lòng tự hào dân tộc, tự hào nước lớn cho dân chúng nên họ tin theo và cho là chính phủ đúng còn những nước láng giềng mới sai trái.

Bắc Kinh thật ra cũng chẳng sợ dư luận quốc tế. Khi nào thế giới phản ứng căng quá thì tạm thời lùi lại một bước, rồi khi mạnh hơn, khi có cơ hội, lại dấn tới. Không có đồng minh bạn bè nhưng Bắc Kinh vẫn có thể sử dụng ưu thế nước lớn và đồng tiền để mua chuộc một số nước, khiến các nước này đứng ngoài cuộc những sự kiện tranh chấp trên biển Đông, biển Hoa Đông.

Như vậy, tất cả những biện pháp đối phó nửa vời của nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay nhằm mục đích gì?

Thứ nhất, để chứng minh với người dân rằng họ vẫn đang làm tất cả để bảo vệ chủ quyền, rằng họ đang kiên trì theo đuổi đường lối hòa bình chứ không phải họ hèn, họ bán nước. Thứ hai, để thế giới thấy Việt Nam là nạn nhân và ủng hộ.

Mục đích đó có thể đạt được trong thời gian ngắn hạn, nhưng sau đó lại gây ra những hậu quả tệ hại hơn. Giống như một người bị ung thư giai đoạn cuối nhưng lại né tránh đối diện với sự thật, chỉ tiêm thuốc an thần và sử dụng những biện pháp như chữa ghẻ, cuối cùng cũng phải chết.

Đối với quốc tế, lúc đầu khi Trung Cộng mới đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và nhà nước Việt Nam lên tiếng, đa số các nước đều ủng hộ Việt Nam, chỉ trích mạnh mẽ Trung Cộng. Khiến Bắc Kinh sau đó phải tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống lại Việt Nam mà họ gọi là “làm cho thế giới hiểu rõ sự thật” và những hành động “đáp trả” lại.

Trong đó có việc đi trước một bước, kiện Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc, với những “bằng chứng” thừa nhận Trường Sa Hoàng Sa là của Trung Cộng, từ phía chính phủ nước VNDCCH trước đây.

Nhưng sau một thời gian, thấy Việt Nam không có phản ứng gì mạnh mẽ khác hơn, trái lại các lãnh đạo Việt Nam cứ phát biểu “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, bất nhất, thậm chí Hà Nội vẫn tỏ ra muốn duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh. Dư luận quốc tế liền ngãng ra, chuyển sang những sự kiện mới nóng bỏng hơn.

Đối với người dân Việt Nam, sau một thời gian phẫn nộ, mỏi mòn chờ đợi những phản ứng tích cực, dứt khoát hơn từ phía nhà cầm quyền, cũng dần dần nản chí trước những hành động “nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu”. Trước sự trì trệ, bạc nhược không hề muốn thay đổi trong chính sách ngoại giao, quốc phòng của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Những người yêu nước, nóng lòng quan tâm đến vận mệnh đất nước, tiếp tục bày tỏ tâm trạng bức bối, căm giận, tuyệt vọng trên các trang blog, trang mạng xã hội. Còn lại đa số người dân tiếp tục quay cuồng với cơm áo gạo tiền và bao nhiêu mối lo toan hàng ngày.

Trong khi đó, Trung Cộng, thông qua phép thử giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn toàn hiểu rõ tâm trạng, nội tình của nhà cầm quyền Việt Nam, nên tiếp tục công khai làm những gì chúng muốn mà cũng chưa cần phải trừng phạt Việt Nam nặng hơn.
Quan sát tất cả những việc làm, cách đối phó lại với Trung Cộng của nhả cầm quyền Việt Nam trong suốt thời gian qua, không có cách hiểu, cách lý giải nào hơn là họ đã giương cờ trắng đầu hàng giặc, thậm chí đã bán nước từ lâu.
Và ngay đến cả hai chữ bán nước bây giờ họ cũng chằng thèm sợ, chẳng thèm quan tâm nữa.

Điều quan tâm duy nhất của họ bây giờ chỉ là làm sao kéo dài được chế độ thêm một thời gian, tiếp tục giữ ghế và kiếm chác thêm. Việc trả nợ hay đòi lại chủ quyền những vùng đất, biển, đào đã mất, họ ủy thác lại cho… con cháu.

Người ta đã nói nhiều về sự tàn ác, đặc biệt đối với nhân dân mình, của các nhà nước cộng sản khác nhau trên thế giới từ Liên Xô, Đông Đức, Rumani…, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cambodia…Nhưng với nhà nước cộng sản Việt Nam, cần phải nói thêm, chưa thấy một nhà cầm quyền nào vô trách nhiệm với dân với nước như vậy. (SC)
Người Việt

Chính trị – Xã hội

Việt Nam gởi kháng thư thứ tư lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông  -(RFI)  –  Trung Quốc điều động tàu tên lửa tấn công nhanh đến giàn khoan HD 981  -(RFA)   —   Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận Cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ một tàu cá Việt Nam tác nghiệp phi pháp  -(CRI)
Mi-an-ma tổ chức Hội thảo về vấn đề Nam Hải  -(CRI)  – Theo tin Tân Hoa xã: Hội thảo “Hợp tác chức năng Nam Hải” đã diễn ra tại Y-an Gun từ ngày 3 đến ngày 4/7. Các đại diện tham dự hội thảo đều mong khu vực Nam Hải luôn được hòa bình và ổn định, bày tỏ đồng thuận sáng kiến “Gác lại tranh chấp, cùng khai thác”.  …  Ông Lý Triệu Tinh trong bài phát biểu nói, Trung Quốc có căn cứ lịch sử và pháp lý đầy đủ về chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa…
Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới  -(TVN)   >>>   Biển Đông: Sau phát ngôn là… hành động ấn tượng?
TQ đưa tàu tên lửa tấn công nhanh vào Biển Đông  -(VNN)   —   4 lựa chọn để Việt Nam kiện Trung Quốc  -(VnEc)
Quảng Nam: lại động đất tại khu vực Thùy điện Sông Tranh 2  -(RFA)


Không chỉ là nghi ngờ  -(Kami -RFA)
Thù trong giặc ngoài từ đâu ra?  -(Song Chi -RFA)
Bán anh em xa mua láng giềng gần? -(Lê diễn Đức -RFA)

Kinh tế

Xe hơi thi nhau ra đường xếp hàng để bán  -(RFA)   —   Ngân hàng ‘thua lỗ thì nhập lại, không cho phá sản’  -(TVN)
Kẻ buông mồi, người thổi giá chung cư thời tái sốt  -(VNN)   —  Địa ốc bớt khó nhờ vắng bóng đầu cơ  -(VnEc)
Trung Quốc không dễ gây hấn kinh tế với Việt Nam  -(VEF)   —  Thương mại Việt – Trung: “Xuất khẩu giùm, tiêu thụ hộ”  -(VnEc)   >>>   Thương mại Việt – Trung: Một khi đã “chơi” bài toán hội nhập    >>>   Trung Quốc nhận thầu và “quả đắng” của ngành cơ khí
EVN tăng tốc chạy khỏi tài chính, bất động sản  -(VnEc)   >>>  “Lãi suất ngược” cho nợ xấu
6 tháng đầu năm: VND, USD và tiếng nói của vàng  -(VnEc)

Thế giới

AI CẬP : Lãnh đạo tối cao Huynh đệ Hồi giáo lãnh án tù chung thân  -(RFI)   —   Ai Cập kết án lãnh đạo phong trào Huynh đệ Hồi giáo chung thân  -(RFA)
Quốc hội Nga xóa cho Cuba 90% nợ từ thời Liên Xô cũ -(RFI)   –    Tổng thống Nga sẽ đi thăm Cuba, Argentina và Brazil  -(RFA)
Nga ra luật buộc các công ty internet nước ngoài trữ các dữ liệu ở trong nước -(RFI)
Ukraina chiếm lại Slaviansk, căn cứ lớn của phe nổi dậy -(RFI)   —   Ukraine: phiến quân thân Nga bị đánh tan ở miền Đông  -(RFA)   –   Ukraine chiếm thành phố Slovyansk từ tay phe nổi dậy  -(VOA)
Phi công Iran hy sinh khi chiến đấu tại Iraq  -(RFA)   —    Ba người thiệt mạng trong vụ nổ bom gần quốc hội Somalia  -(VOA)
Trung Quốc: Ba Quan Chức trong Bộ Máy An Ninh Vừa Bị Thanh Trừng  -(ĐKN)   >>>   Phần Mềm Gián Điệp trong Điện Thoại Star N9500 của Trung Quốc (+video)    >>> Hình Ảnh về Vụ Đại Thảm Sát tại Thiên An Môn (thận trọng trước khi vào xem)
Biển người biểu tình ở Hồng KôngBiển người biểu tình ở Hồng Kông -(VnEc) ====  >>>
“Hồng Kông có thể thành Ukraine thứ hai”  -(VnEc)   >>>   Thông điệp phía sau chuyến thăm Hàn của Tập Cận Bình
Thiếu niên Palestine bị giết hại đã bị thiêu sống  -(VOA)  —  Những vụ đụng độ lan rộng sau đám tang của thiếu niên Palestine  -(VOA)
Mấy trăm xe bồn bốc cháy ở ngoại ô Kabul  -(VOA)
Cựu thủ lãnh phiến quân Guatemala bị tuyên án vì vụ thảm sát năm 1988  -(VOA)
Tổng thống Senegal cách chức Thủ tướng  -(VOA)
Xe hơi Triều Tiên: Xa xỉ như máy bay  -(VEF)  —   Động đất mạnh cấp 6 độ richter tại indonesia  -(RFA)
FIFA nên dành 10% lợi nhuận cho người nghèo khó  -(RFA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học- Xã hội

Côn trùng sinh sôi trong quần áo: Nỗi khiếp sợ chưa giải  -(VEF)   >>>   Đường cửa ngõ Nha Trang: Mỗi năm ngập 3 tháng
Phu nhân Chủ tịch nước ăn cơm 2.000 đồng với người nghèo  -(VNN)   >>>   Đưa em đi thi, thiếu nữ chết thảm trước cổng trường   >>>    Kẻ cướp trói chồng rồi thay nhau hiếp vợ  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét