Làm sao cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tránh bùng nổ
Hơn thế, những hành động gần đây của Trung Quốc gây nhiều nghi ngờ hơn, khi Trung Quốc có những cuộc hải tập đầy kiên quyết trên biển Đông và Nam Trung Quốc và những hành vi tuyên bố đơn phương “xác định bảo vệ vùng không phận“ chung quanh Đảo Điếu Ngự (mà người Nhật gọi là Đảo Senkaku) trong vùng biển Đông Trung Quốc. Những nhà hoạch định quân sự của Hoa Kỳ lo âu hơn về lộ trình hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc và về sách lược chống thâm nhập và loại trừ khu vực (anti-access/area-denial, A2/AD), mà họ xem nỗ lực của Trung Quốc là che đậy quá vụng về vì cốt làm suy yếu khả năng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ các kết ước với đồng minh trong vùng Tây Thái Bình Dương.
Cùng thời điểm này, các cộng sự viên của Obama đang tận lực cổ vũ cho sự chuyển hướng chiến lược, “chuyển trục“ hay “tái quân bình“ hướng về châu Á. Chính quyền Hoa Kỳ xác quyết là động lực này nhằm gia tăng ổn định khu vực, đem lợi ích cho tất cả, hơn là ngăn chận hay đe doạ Trung Quốc. Nhưng chỉ có một thiểu số người Trung Quốc, đặc biệt là các giới chức thuộc lĩnh vực quân sự và an ninh quốc gia, tin như vậy. Họ cũng đọc lịch sử và lý thuyết về quan hệ quốc tế và kết luận rằng Hoa Kỳ cũng giống như những cường quốc khác trước đó, nhất quyết duy trì bá quyền, loại bỏ sự trổi dậy và làm cho Trung Quốc có thể bị tổn thương. Để minh chứng hung đồ của Hoa Kỳ, họ chỉ ra rằng những khả năng của Hoa Kỳ tăng lên, thí dụ như mở rộng phòng vệ nguyên tử trong khu vực, những thoả ước mới hay bổ sung việc thiết lập căn cứ tại Úc, Guam hay Singapore, những thao diễn quân sự gần đây và chuyến bay thám thính kề cận lãnh thổ Trung Quốc, cũng như lập trường kiên quyết của những liên minh an ninh trong thời Chiến Tranh Lạnh. Họ quả quyết khái niệm quân sự của Hoa Kỳ về trận tuyến phối hợp không và hải quân đang hình thành có một biện minh khả chấp, đó là muốn cưỡng chế Trung Quốc với đe doạ sẽ ngăn chận trận tấn công phủ đầu.
Trước cảnh bất trắc xoay quanh tương lai của nền an ninh châu Á, những hành động của mỗi phe có thể được hiểu và xem như hợp pháp khi có những biện pháp ngăn chận khả năng thù nghịch hay xâm lăng trong tương lai của đối phương. Nhưng điều này chỉ đúng trong một lối suy nghĩ thuần lý ngắn hạn, có thể làm phát sinh vòng lẩn quẩn trong trường kỳ, gây sự bất tín trầm trọng và dẫn đến xung đột trong tương lai do cách tiên tri của mình. Đó chính là lý do tại sao cần phải chủ yếu tìm cách để vượt qua hay giảm thiểu tình huống khó xử về mặt an ninh.
Một cách ngăn chận những xung đột không cần thiết là giảm bớt vai trò hung hãn do những nhận thức sai lạc gây ra. Việc này có thể biểu hiện từ hai chiều hướng hoàn toàn đối nghịch: một là khi cảm nhận bị đe doạ mà không ai có chủ định gây ra và hai là khi không tin ý định của đối phương chỉ lo bảo vệ quyền lợi. Điều này có nghiã là thách thức thực tế cho Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh là xua tan những lo sợ sai lầm, trong khi duy trì ngăn chận bằng cách tạo ra những đe doạ khả tín mà họ nghiêm túc chủ mưu. Điều qúy là lịch sử và lý thuyết có đề ra bốn phương tiện hữu dụng trong chiều hướng này: nguyên tắc kiềm chế, hỗ tương, minh bạch và lòng kiên quyết.
Kiềm chế là ý muốn từ bỏ mọi hành vi có thể làm tăng cường an ninh của phe mình nhưng sẽ thể hiện đe doạ cho phe khác. Hỗ tương là cách đáp ứng đúng theo cách hành động của đối phương – trong trường hợp này, kiềm chế được hiểu như là dấu hiệu của lòng tự chủ kiên trì (đúng hơn là yếu kém) và bị vấp phải một sự cạnh tranh hơn là tận dụng. Tính minh bạch giúp xoa dịu những lo sợ do những động thái tích cực có thể nhận ra được của đối phương mà ý định thù nghịch còn dấu kín. Và sự kiên quyết đem lại một khoảng cách an toàn làm khủng hoảng không leo thang và tạo dễ dàng cho từng phe khởi động việc kiềm chế, hỗ tương và minh bạch. Điều may mắn cho toàn thể chúng ta là hiện có đủ các loại biện pháp thực tiễn để Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh có thể đảm nhận trong chính sách an ninh quốc gia hầu có thể đem những phương tiện làm tăng thêm tín nhiệm và giảm nguy cơ xung đột.
Tư duy theo truyền thống
Theo quan điểm của Hoa Thịnh Đốn, những ý định tương lai cuả Trung Quốc có nhiều bất trắc trầm trọng, nó bắt nguồn từ việc kinh phí quốc phòng gia tăng nhanh chóng và tiếp tục duy trì, cùng song hành với mức đầu tư quy mô cho vũ trang quy ước nhằm thách thức khả năng Hoa Kỳ. Theo những ước lượng phóng khoáng nhất về kinh phí quốc phòng hiện nay của Trung Quốc là gần khoảng 200 nghìn tỷ hàng năm hay 2% TSLQG, nhưng vẫn còn ít hơn so với 1/3 kinh phí của Hoa Kỳ (hiện nay chiếm khoảng 600 nghìn tỷ cho một năm, nghiã là vào khoảng 3,5% TSLQG), đây là một cách so sánh chính xác. Theo mức tăng trưởng hiện nay, ngân sách quốc phòng hằng năm của Bắc Kinh sẽ không bằng ngân sách quốc phòng của Hoa Thịnh Đốn cho đến khoảng năm 2030. Chính vì thế, Hoa Kỳ có thể dựa vào số lượng vũ khí hiện đại, phần lớn còn tồn kho, kinh nghiệm chiến đấu trong thời gian qua, kinh phí của các đồng minh và đối tác (hiện nay vào khoảng 400 nghìn tỷ một năm).
Nhưng nếu Trung Quốc muốn xoa dịu mối lo âu của quốc tế và chứng tỏ mục tiêu tự phòng vệ hợp pháp hơn là khả năng dự phóng quyền lợi ra hải ngoại và đe doạ kẻ khác, thì Trung Quốc cũng còn có nhiều biện pháp tích cực có thể thực hiện được. Đứng trước việc kinh phí Hoa Kỳ không phải chỉ dành cho châu Á mà toàn thế giới, một trường hợp có thể thuyết phục được là nếu Trung Quốc đảm nhiệm vai trò quốc phòng phù hợp khi chi xuất kinh phí khoảng phân nửa kinh phí của Hoa kỳ. Vì thế, bằng cách giảm mức tăng kinh phí quốc phòng trong những năm sắp đến, Trung Quốc có thể minh chứng ngắn gọn về mục tiêu tự phòng thủ hơn là cạnh tranh toàn diện. Trung Quốc có thể biểu hiện kiềm chế trong lúc tiếp thu những hệ thống vũ khí (thí dụ như đầu đạn nguyên tử viễn liên chống chiến hạm). Mục tiêu của loại vũ khí này, nếu trang bị với một số lượng lớn, dường như mâu thuẫn với kiên quyết hoan nghênh sự hiện diện quân đội của Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương. Nói chung, Trung Quốc có thể làm minh bạch hơn về kinh phí quốc phòng và công chi và soi sáng hơn mục tiêu về sách lược A2/AD.
Bù lại, Hoa Kỳ có thể đề ra những biện pháp làm sáng tỏ là chương trình hiện đại hoá quân đội theo quy ước không nhằm mục tiêu đe doạ quyền lợi hợp pháp về an ninh của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ đang giảm sút là một biểu hiện kiềm chế như thế. Nhưng Hoa Thịnh Đốn cũng có thể làm nhiều việc hơn trong chiều hướng này, thí dụ như giải thích mục tiêu của khái niệm một loại trận chiến vừa không và hải quân, đổi tên khái niệm hành quân hỗn hợp không và hải quân, gồm cả những dịch vụ quân sự bên cạnh hải lực và không lực để chuyển hướng theo chính sách châu Á của Hoa Kỳ, và bổ sung một vài đặc điểm thiên về tấn công của sách lược phối hợp không và hải quân. Chiến lược này có vẻ đe doạ trực tiếp đến khả năng về chiến lược, kiểm soát và chỉ huy của Trung Quốc với những trận tấn công phủ đầu có thể xãy ra khi có xung đột. Để gây tín nhiệm trong việc bổ sung sách lược này, Hoa Kỳ có thể giới hạn việc trang bị thêm các nguyên tử có đầu đạn điều khiển chính xác từ xa và những loại bom chiến lược, vì nếu chỉ cần tiếp nhận một số lựợng vừa đủ, có thể xem như đe doạ sinh tử cho Trung Quốc. Khi huy động kết hợp các khả năng quy ước mà không đòi hỏi phải lệ thuộc nặng nề vào việc phải leo thang (bao gồm những căn cứ phòng chống hữu hiệu và có khả năng sinh tồn cao hơn khi gặp phải tấn công), Hoa Thịnh Đốn có thể xoa dịu cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và làm giảm nguy cơ bộc phát tranh chấp ngay từ khởi thủy của cuộc khủng hoảng.
Từ chiến tranh trong không gian đến trên mạng
Những biện pháp xây dựng niềm tin biểu tượng nhất trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh là những thoả ước về kiểm soát vũ khí chiến lược, dù có nhiều vấn đề, nhưng cuối cùng cũng đã giúp cho Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa gia tăng ổn định trong thời khủng hoảng và giới hạn chạy đua vũ trang về vũ khí hạt nhân về tấn công hay tự vệ. Với nhiều lý do khác nhau, những hình thức thoả ước về kiểm soát vũ khí trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ va Liên Xô it phù hợp chomối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay, và trong một vài trường hợp, có thể chứng tỏ là phản tác dụng. Nói như thế có nghĩa là có những biện pháp trong vũ đài của các loại vũ khí không quy uớc có thể làm giảm nghi ngờ nhau và khả năng leo thang xung đột, hoặc do tình cờ hay quá sớm.
Mhí một thí dụ là về chiến tranh không gian. Trước việc Hoa Kỳ lệ thuộc nặng nề về vệ tinh cho cả hai mục tiêu quốc phòng và dân dụng, những nhà hoạch định Trung Quốc đang công khai nghiên cứu cách làm dung hoà những ưu thế trong lĩnh vực không gian dành riêng chonhững cuộc hành quân của Hoa Kỳ. Điều hiển nhiên là vì sự lệ thuộc này mà Hoa Kỳ bị áp lực buộc phải chống trả nhanh chóng, nếu như Hoa Kỳ tin là khả năng phòng thủ đang nguy cơ, bỏ ít thì giờ hơn dành cho việc điều tra hay ngoại vận hầu làm giảm khủng hoảng. Chính vì lý do này mà những biện pháp có thể làm gia tăng an ninh bảo vệ không gian của Hoa Thịnh Đốn là chuyện bắt buộc, và những biện pháp này cũng sẽ trở nên thu hút hơn đối với Bắc Kinh, khi làm gia tăng khả năng Bắc Kinh bảo vệ không gian qua thời gian. Giữ an ninh tuyệt đối cho không gian là chuyện không thể đảm bảo, vì mỗi vệ tinh dân dụng, khi có thể được điều động dễ dàng, có khả năng để phá hủy các vệ tinh khác. Khi chấp nhận những biện pháp như thoả thuận về những “khu vực không bị ảnh hưởng“ quanh vệ tinh, việc đề ra những quy cách ứng xử có thể làm hợp pháp hoá việc sử dụng quân lực khi phải tự phòng vệ, không coi việc sử dụng này như khiêu khích. Trong hoàn cảnh này, kiên quyết cũng là quan trọng, khi Hoa Kỳ cũng cần dùng phần thặng dư trong hệ thống không gian và hàng không để bù đắp cho mức độ tổn thương nào đó mà họ không thể tránh được.
Một cách tương tự, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tương thuận theo một thoả ước, mà lý tưởng nhất là có quan hệ đến các quốc gia khác, cấm các vệ tinh đụng nhau hay bùng nổ có thể gây ra mảnh vụn trên một cao độ khoảng 1000 dặm trong không gian, khu vực mà các vệ tinh thường hoạt động thấp trong qũy đạo của trái đất. Khi khu vực phủ đầy các mảnh vụn, nó sẽ làm cho các hoạt đông không gian trong tương lai nguy hiểm. Vì thế, các trắc nghiệm về các hệ thống phòng thủ nguyên tử xãy ra ở một cao độ sẽ thấp hơn. Một thoả ước như thế sẽ đem lợi cho các phe và ít gây thiệt hai. Cả hai phe cũng có thể thoả thuận không triển khai hay trắc nghiệm các loại vũ khí chống vệ tinh hoặc không điạ. Việc thử thách các ràng buộc tự nó khôngloại trừ tiềm năng cho các phòng chống, dĩ nhiên, nhưng biện pháp này có thể làm giảm tín nhiệm của từng phe đã có trong vấn đề này, cùng lúc khi cả hai có ý muốn đầu tư và dựa vào những hệ thống của hiệu năng mà nó có thể trở nên bất ổn.
Kiềm chế có thể giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc gia tăng niềm tin thuộc lĩnh vực hạt nhân. Thí dụ như kiềm chế của Trung Quốc trong chừng mực thuộc phạm vi điều động hạt nhân gây được niềm tin là làm đúng theo đặc tính phòng vệ của sách lược hạt nhân. Cũng tương tự như vậy, kiềm chế của Hoa Kỳ trong việc điều động một số lớn vũ khí tên lửa ngăn chận có thể hoá giải khả năng báo thù của Trung Quốc, đem lại cho Hoa Kỳ một cảm tưởng yên tâm hơn về ý định phòng thủ. Ngay khi không có quy định thành văn bản, kiềm chế khi được tôn trọng liên tục sẽ tạo tín nhiệm. Biện pháp này có thể thúc đẩy hai phiá phê chuẩn Thoả Ước Toàn Diện về cấm thử vũ khí nguyên tử và thực thi các thể thức kiểm tra song hành.
Do những thoả ước minh bạch mà những biện pháp như thế có thể gia tăng, thí dụ như quy chế “không gian tự do“ nhằm tạo thêm tín nhiệm trong việc kiềm chế cho từng phía. Quy chế này có thể đề ra do những thoả thuận mà Hoa Kỳ, Liên Xô, các quốc gia khác thuộc Khối Minh Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Khối Minh Ước Phòng Thủ Warsaw củ, quy định việc bay qua lãnh thổ của từng nước khác (vào mức độ khoảng 100 chuyến bay một năm) theo một thoả ước ký kết từ đầu thập niên 1990. Khi các quốc gia biết cách bảo vệ các tin bí mật cực kỳ qúy giá từ các chuyến bay qua không phận như vậy, thì thoả ước không tạo quan ngại thực sự nào về an ninh quốc gia. Những thỏa ước như thế có thể làm giảm đi sự bối rối của Bắc Kinh về những chuyến bay thám thính thường xuyên của Hoa Kỳ gần vùng cận duyên của Trung Quốc. Như Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Zbigniew Brenzinski đề nghị, những chuyến bay này có thể tiết giảm một cách chừng mực, đây là một bước tiến cần được nghiên cứu cẩn trọng, nếu Trung Quốc muốn chứng tỏ thiện chí đáp ứng hỗ tương với mức độ minh bạch hơn.
Không gian mạng đang bị thách thức nghiêm trọng. Cũng giống như trong không gian, mức độ tùy thuộc nặng nề của Hoa Kỳ về cơ sở hạ tầng trong không gian mạng gây ra những tổn thương, nên tạo áp lực Hoa Kỳ phải chống trả thật nhanh chóng trước bất kỳ một cuộc tấn công nào, kể cả trong trường hợp trước khi xác minh nguồn gốc tấn công. Gần đây Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn về sự tích cực phòng thủ cho các cơ sở hạ tầng, biện pháp này dường như hàm ý là Hoa Thịnh Đốn muốn chống trả nhằm hoá giải những đe doạ đang phát sinh, cùng với tất cả mọi nguy hiểm cuả các biện pháp trả đủa đang leo thang.
Có nhiều lý do để tin rằng cả Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh dường như không nhắm mục tiêu vào cơ cấu hạ tầng của không gian mạng cho đến khi nào hoặc trừ phi cả hai tự nhận ra rằng đang cận kề với xung đột trầm trọng. Nếu không có gì khác thì lệ thuộc hỗ tương về kinh tế của các quốc gia đem lại sự đảm bảo chốngi các đột kich. Nhưng các thành phần khác, kể cả các tác nhân không phải nhà nước, như nhóm khủng bố hay các tin tặc, có thể quan tâm đến việc tạo tấn công ngụy tạo để gây khủng hoảng hoặc ngay cả chiến tranh. Chính vì lý do này, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên đồng thuận phối hợp điều tra những kẻ tấn công nặc danh trên mạng, nhằm tạo minh bạch và kết ước khả tín để tránh nhắm mục tiêu vào hạ tầng cơ sở dân sự cuả đối phương. Và chính sự kiên cường là quan trọng đặt biệt trong chiến tranh trên mạng, vì khi mỗi phe càng giảm bớt khả năng bị tổn thương do đột kích, thì họ càng có nhiều thì giờ nghiên cứu những gì thực sự xãy diển và giảm đi nguy hiểm của vòng quay leo thang bất định.
Còn tiếp…
Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
James B. Steinberg & Michael O’Hanlon, Foreign Affairs
_______James B. Steinberg là Trưởng Khoa Maxwell School of Citizenship and Public Affairs và là Giáo sư Khoa học Xã Hội, Quan hệ Quốc Tế và Khoa Luật, Đại Học Syracuse.Michael O’Hanlon là chuyên gia cao cấp tại Center for 21st Century Security and Intelligence và Giám Đốc Nghiên Cứu vềForeign Policy Program tại Brookings Institution.
Nguyên tác: Keep Hope Alive – How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up, Foreign Affairs July/August 2014. Tiểu luận này là một trích lược từ quyển sách “Strategic Reassurance and Resolve: U.S.-China Relations in the Twenty-first Century” (Princeton University Press, 2014) mà hai ông là tác giả.
(Tạp chí Phía trước)
Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á
Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn đầu của một đề án quốc gia quan trọng:
tái định hướng chính sách đối ngoại của mình để dồn thêm quan tâm và
nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc trình bày lại một
cách có hệ thống các ưu tiên của Mỹ đang diễn ra trong một giai đoạn mà
Mỹ khẩn thiết đánh giá lại các vấn đề chiến lược, sau hơn một thập kỷ
lún sâu vào khu vực Nam Á và Trung Đông.
Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng thưởng cho sự tham gia của Mỹ bằng một lợi nhuận tích cực trên các đầu tư chính trị, kinh tế, và quân sự.
Do đó, chính quyền Obama đang huy động toàn diện một loạt các nỗ lực ngoại giao, kinh tế, và an ninh mệnh danh là “xoay trục” hay “tái quân bình”, hướng về châu Á. Chính sách này xây dựng trên nền móng của hơn một thế kỷ Hoa Kỳ dính líu vào khu vực này, kể cả những biện pháp quan trọng mà các chính quyền Clinton và George W. Bush đã thực hiện; như Tổng thống Barack Obama đã nhận xét đúng đắn: trên thực tế cũng như trong các tuyên bố, Hoa Kỳ đã là một “cường quốc Thái Bình Dương.” Nhưng chiến lược tái quân bình lực lượng mới thật sự nâng địa vị của châu Á lên một tầm có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại Mỹ.
Những nghi vấn về mục tiêu và phạm vi ảnh hưởng của đường lối mới này đã xuất hiện ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đưa ra những điều mà tới nay vẫn còn là tuyên bố rõ ràng nhất về chiến lược này, và bà là người đầu tiên đã dùng từ “xoay trục” trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy năm 2011. Gần ba năm sau, chính quyền Obama vẫn còn đối diện với cái thách đố dai dẳng trong việc giải thích khái niệm này và trong việc thể hiện hứa hẹn của nó. Nhưng bất chấp những tra hỏi gắt gao và những vấp váp ngắn hạn mà chính sách này gặp phải, ít ai hoài nghi về một chuyển biến lớn đang diễn ra. Và dù Washington có muốn hay không, châu Á chắc chắn sẽ thu hút quan tâm và nguồn lực từ Hoa Kỳ, do sự phồn thịnh và ảnh hưởng của khu vực ngày một gia tăng – và do những thách thức to lớn mà khu vực này đang đặt ra. Do đó, vấn đề cần nêu ra ở đây không phải là liệu Hoa Kỳ sẽ quan tâm hơn về châu Á hay không, mà là liệu Hoa Kỳ có đủ sức làm việc này với quyết tâm, nguồn lực, và trí tuệ cần thiết hay không.
Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng thưởng cho sự tham gia của Mỹ bằng một lợi nhuận tích cực trên các đầu tư chính trị, kinh tế, và quân sự.
Do đó, chính quyền Obama đang huy động toàn diện một loạt các nỗ lực ngoại giao, kinh tế, và an ninh mệnh danh là “xoay trục” hay “tái quân bình”, hướng về châu Á. Chính sách này xây dựng trên nền móng của hơn một thế kỷ Hoa Kỳ dính líu vào khu vực này, kể cả những biện pháp quan trọng mà các chính quyền Clinton và George W. Bush đã thực hiện; như Tổng thống Barack Obama đã nhận xét đúng đắn: trên thực tế cũng như trong các tuyên bố, Hoa Kỳ đã là một “cường quốc Thái Bình Dương.” Nhưng chiến lược tái quân bình lực lượng mới thật sự nâng địa vị của châu Á lên một tầm có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại Mỹ.
Những nghi vấn về mục tiêu và phạm vi ảnh hưởng của đường lối mới này đã xuất hiện ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đưa ra những điều mà tới nay vẫn còn là tuyên bố rõ ràng nhất về chiến lược này, và bà là người đầu tiên đã dùng từ “xoay trục” trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy năm 2011. Gần ba năm sau, chính quyền Obama vẫn còn đối diện với cái thách đố dai dẳng trong việc giải thích khái niệm này và trong việc thể hiện hứa hẹn của nó. Nhưng bất chấp những tra hỏi gắt gao và những vấp váp ngắn hạn mà chính sách này gặp phải, ít ai hoài nghi về một chuyển biến lớn đang diễn ra. Và dù Washington có muốn hay không, châu Á chắc chắn sẽ thu hút quan tâm và nguồn lực từ Hoa Kỳ, do sự phồn thịnh và ảnh hưởng của khu vực ngày một gia tăng – và do những thách thức to lớn mà khu vực này đang đặt ra. Do đó, vấn đề cần nêu ra ở đây không phải là liệu Hoa Kỳ sẽ quan tâm hơn về châu Á hay không, mà là liệu Hoa Kỳ có đủ sức làm việc này với quyết tâm, nguồn lực, và trí tuệ cần thiết hay không.
Thay đổi tầm nhìn: Một công nhân đang lau cửa kính của một cao ốc trong khu thương mại trung tâm của Thủ đô Bắc Kinh, 4 tháng Tư 2007 (ảnh của Reinhard Krause/Courtesy Reuters) |
ĐI ĐÔNG RỒI XUÔI NAM
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có một sức thu hút không thể cưỡng lại nổi. Khu vực này là quê hương của hơn một nửa dân số thế giới và có một nước dân chủ đông dân nhất thế giới (Ấn Độ), nền kinh tế thứ nhì và nền kinh tế thứ ba (Trung Quốc và Nhật Bản), quốc gia có đa số Hồi giáo đông đảo nhất (Indonesia), và bảy trong mười quân đội lớn nhất. Ngân hàng Phát triển châu Á tiên đoán rằng trước thời điểm giữa thế kỷ này, khu vực này sẽ cho ra một nửa sản lượng kinh tế thế giới và gồm có bốn trong mười nền kinh tế lớn nhất của thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và Nhật Bản).
Nhưng chính con đường tiến hóa của châu Á, chứ không chỉ mức phát triển chóng mặt của nó, mới làm cho khu vực này trở nên quan trọng đến thế. Theo Freedom House, trong 5 năm qua, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới đạt tiến độ đều đặn trong việc cải thiện các quyền chính trị và quyền tự do dân sự. Và bất chấp các nghi vấn về khả năng duy trì độ bền vững của mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại những thị trường mới nổi [emerging markets], các quốc gia châu Á vẫn tiêu biểu cho một số cơ hội hứa hẹn nhất trong một nền kinh tế toàn cầu sẽ đình đốn và bất ổn nếu thiếu những thị trường này. Đồng thời, châu Á đang phấn đấu trước những nguyên nhân gây bất ổn kinh niên, do các hành động khiêu khích cao độ của Bắc Hàn, do việc gia tăng ngân sách quốc phòng diễn ra khắp khu vực, do các tranh chấp biển đảo gây nhiều lo ngại, khuấy động các quan hệ quốc tế ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông], và do các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thiên tai, nạn buôn người, và buôn bán ma túy.
Hoa Kỳ có một lợi ích không thể chối cãi trên con đường mà châu Á sẽ đi trong những năm sắp tới. Thị trường này là điểm đến có ưu tiên cao nhất đối với hàng xuất khẩu Mỹ, vượt quá châu Âu hơn 50 phần trăm, theo Phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cả vốn trực tiếp đầu tư của Hoa Kỳ tại châu Á lẫn vốn trực tiếp đầu tư của châu Á tại Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, với Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, và Nam Hàn là bốn trong mười nước có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất tại Hoa Kỳ, theo Phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có năm đồng minh với hiệp ước phòng thủ trong khu vực (Australia, Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn, và Thái Lan), cũng như các đối tác quan trọng về mặt chiến lược như Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Singapore, và Đài Loan, cùng với các quan hệ đang triển khai với Myanmar (còn được gọi Miến Điện). Các căn cứ quan trọng của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và Nam Hàn giữ vai trò chủ yếu cho khả năng phóng chiếu quyền lực của Washington tại châu Á và các khu vực lân cận.
Các liên minh quân sự của Hoa Kỳ đã tăng cường an ninh khu vực này qua nhiều thập kỷ, và một trong những mục đích chính của việc xoay trục chiến lược [the pivot] là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đó. Trong những năm gần đây, Washington đã khuyến khích các quốc gia đối tác của mình tại châu Á tìm cách ngăn ngừa xung đột giữa những cường quốc chính, duy trì sự thông thương trên các hải lộ, chống lại chủ nghĩa cực đoan, và đối phó các đe dọa an ninh phi truyền thống. Nhật Bản và Nam Hàn đã đủ tự tin để nhận lãnh những vai trò ngày càng nổi bật trong các hoạt động quân sự hỗn hợp với Hoa Kỳ, và các lực lượng Mỹ đang làm việc với Australia để phát triển các khả năng chiến đấu thủy lục [amphibious capabilities] của mình và với Philippines để tăng cường lực lượng hải giám của nước này. Kết quả sau cùng là những liên minh hùng mạnh hơn và một khu vực an ninh hơn.
Việc này không hề gợi ý về một nỗ lực bao vây ngăn chặn hay làm suy yếu Trung Quốc. Trái lại, phát triển một quan hệ vững vàng hơn và hiệu quả hơn với Bắc Kinh là một mục tiêu chính của chiến lược tái quân bình lực lượng. Không tìm cách bao vây ngăn ngặn Trung Quốc, trong nhiều năm qua Hoa Kỳ đã tìm cách xây dựng một mối quan hệ song phương chín chắn hơn thông qua các cuộc họp thường xuyên ở các cấp cao nhất chưa hề có trước đây về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến các bộ ngành song hành của hai nước. Thậm chí các quan hệ giữa hai quân đội [military-to-military relations] đã trở lại bình thường, lắm lúc đòi hỏi Lầu Năm Góc phải ráng sức đáp ứng các mức độ sinh hoạt do Bắc Kinh đề xuất.
MỘT CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC HƯỚNG VỀ – VÀ NGAY TRONG – CHÂU Á
Chiến lược tái quân bình lực lượng còn đòi hỏi Hoa Kỳ phải tham gia tích cực vào các định chế đa phương của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dưới chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã trở thành thành viên của Thượng đỉnh Đông Á, cuộc họp chính thức hàng năm của nguyên thủ các quốc gia trong khu vực; ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á, điều này cho thấy cam kết của Mỹ đối với ASEAN sẽ được tăng cường; và cử một đại sứ thường trực tại trụ sở ASEAN ở Jakarta. Mặc dù những định chế trùng lấp lên nhau này có thể gây ra nhiều bức xúc, do tiến độ chậm chạp và các đòi hỏi về đồng thuận của chúng, nhưng chúng có thể thúc đẩy hợp tác khu vực và giúp xây dựng một hệ thống luật lệ và cơ chế để đối phó những thách thức phức tạp xuyên quốc gia. Vào tháng Sáu 2013, chẳng hạn, ASEAN đã đăng cai tổ chức cuộc diễn tập trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai lần đầu tiên, có hơn 3.000 nhân viên từ 18 quốc gia tham dự.
Đồng thời, Mỹ đang đáp lại một thực tế mới mẻ là, khu vực châu Á-Thái Bình Dương càng ngày càng trở thành đầu máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính quyền Obama đã đẩy mạnh các lợi ích kinh tế của Mỹ bằng cách thực thi Hiệp ước Tự do Mậu dịch Mỹ-Hàn năm 2012 và đang thúc đẩy mạnh mẽ để hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [TTP], một hiệp ước thương mại tự do giữa 12 nước. Một số nước tham dự các cuộc đàm phán TPP hiện là những thị trường sinh động tại Đông Nam Á, như Malaysia và Singapore, vốn phản ánh tầm quan trọng địa chiến lược đang gia tăng của tiểu khu vực [subregion] này. Thật vậy, chiến lược xoay trục chiến lược của Mỹ hướng về châu Á đã được phụ họa bởi một hành động xoay trục diễn ra bên trong châu Á. Washington đang quân bình sự quan tâm truyền thống dành cho các nước Đông Bắc Á bằng sự quan tâm mới mẻ dành cho các nước Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines, và Việt Nam, tìm cách gia tăng thương mại và đầu tư hai chiều với một số nền kinh tế sinh động nhất thế giới. Năm 2010, Washington và Jakarta đã thiết lập một “quan hệ đối tác toàn diện” để củng cố thêm sự hợp tác xuyên qua một loạt vấn đề rộng lớn, gồm y tế, khoa học, công nghệ, và doanh nghiệp.
Một tham vọng tương tự nhằm sắp xếp lại các ưu tiên của Mỹ trong khu vực này giúp giải thích những thay đổi mà Lầu Năm Góc đã thực hiện đối với thế đứng quân sự của mình tại khu vực này. Mặc dù các căn cứ quân sự Mỹ vẫn còn giữ vai trò trung tâm trong khả năng phóng chiếu quyền lực và tham chiến của Washington, nhưng càng ngày chúng càng trở nên dễ bị tấn công làm tê liệt bằng tên lửa, và chúng cũng nằm tương đối xa các vùng có tiềm năng thiên tai và khủng hoảng tại biển Hoa Nam [Biển Đông] và Ấn Độ Dương. Đồng thời, với sự kiện các nước Đông Nam Á đang bày tỏ mong muốn nhận được các chương trình huấn luyện quân sự và trợ giúp chống thiên tai của Mỹ, Hoa Kỳ đã đa dạng hóa sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, bằng cách đồn trú hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin, Australia, và triển khai hai Tàu Tác chiến Gần bờ [Littoral Combat Ships] tại Singapore.
Những thay đổi này trong thế đứng quân sự của Mỹ đã bị chỉ trích hoặc là khiêu khích hoặc là vô bổ. Cả hai cáo buộc đều không chính xác. Những nỗ lực này không cho thấy Mỹ có hành vi hiếu chiến; chúng đóng góp chủ yếu cho những hoạt động trong thời bình, như phản ứng trước các thiên tai, chứ không đóng góp gì cho những khả năng tham chiến của Mỹ. Và con số có vẻ khiêm nhượng về lính thủy đánh bộ và chiến hạm được triển khai đã che giấu những ích lợi đáng kể mà họ cống hiến cho quân đội của các quốc gia đối tác với Mỹ, vốn là những nước hưởng các cơ hội vô song trong việc diễn tập và huấn luyện chung với các lực lượng Mỹ.
Trong việc xoay trục hướng về châu Á, chính quyền Obama không những tìm cách đẩy mạnh các lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ mà lại còn tìm cách làm sâu sắc thêm các quan hệ văn hóa và quan hệ giữa nhân dân với nhân dân. Chính quyền này còn hi vọng rằng chiến lược xoay trục sẽ giúp Mỹ dễ dàng hậu thuẫn nhân quyền và dân chủ trong khu vực. Đường lối mới này đã đóng góp cho những tiến bộ chính trị tại Myanmar, nơi mà chính phủ đã đi được những bước ngoạn mục, như thả tù chính trị, thực thi các cải tổ kinh tế dù chậm trễ, thúc đẩy nhân quyền và nới rộng tự do báo chí. Mặc dù cần có những biện pháp tiến bộ hơn nữa, đặc biệt trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số, nhưng Myanmar đã nêu một tấm gương sáng ngời của một nước từng kinh qua một thời khép kín, độc tài tàn bạo và đang triển khai những bước chuyển hóa qua chế độ dân chủ. Và ngay từ buổi đầu Hoa Kỳ đã là một đối tác thiết yếu trong nỗ lực cải tổ này.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRÒ CHƠI BÊN THẮNG BÊN THUA
Những người phản đối việc xoay trục chiến lược đã đưa ra ba lý do phản bác. Thứ nhất, một số người lo ngại rằng việc xoay trục chiến lược sẽ làm Trung Quốc giận dữ một cách không cần thiết. Lý giải này đã không đếm xỉa đến sự kiện là việc tăng cường đối thoại với Bắc Kinh vốn là một đặc điểm trung tâm và không thể chối cãi của chính sách tái quân bình lực lượng [the rebalancing]. Trong những ví dụ điển hình của đường lối mới này, phải kể đến Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung [U.S.-China Strategic and Economic Dialogue] hàng năm, đây là một loạt hội nghị toàn diện được bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng tài chánh Mỹ và các quan chức đồng nhiệm Trung Quốc ngồi ghế chủ tọa, và Đối thoại An ninh Chiến lược [the Strategic Security dialogue], qua đó hai nước đã tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao chưa từng có trước đây về các vấn đề nhạy cảm như an ninh trên biển và an ninh mạng. Các căng thẳng có thể tăng thêm do sự hiện diện quân sự Mỹ đang gia tăng tại châu Á và do việc Washington mạnh dạn bắt tay với các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhưng các quan hệ song phương đang phát triển trong một cung cách khiến bất cứ bất đồng nào do việc xoay trục chiến lược gây ra đều có thể giải quyết trong một bối cảnh rộng lớn hơn của một mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định và có tinh thần hợp tác hơn trước.
Phê phán thứ hai đến từ những người tranh luận rằng Washington sẽ thiếu khôn ngoan hay thiếu thực tế khi chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang châu Á trong khi đang có các xung đột tại Afghanistan và Syria, bất ổn chính trị tại Ai Cập và Iraq, và cuộc đối đầu trường kỳ giữa Iran và các cường quốc phương Tây. Nhưng chỉ trích này chủ yếu là một sự dè bỉu [caricature] đối với chiến lược tái quân bình lực lượng. Theo quan điểm này, Trung Đông và Nam Á đã làm suy yếu quyền lực và uy tín của Mỹ và vì thế việc xoay trục chiến lược thực ra chỉ là một mưu toan tháo chạy bằng cách hướng về những bờ biển hoà bình và dễ sinh lợi hơn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đúng là, chính quyền Obama đã cố gắng giảm bớt sự hiện diện của Mỹ tại Trung Đông. Nhưng mặc dù các nguồn lực có giới hạn, chính sách đối ngoại không phải là một trò chơi bên thắng bên thua [a zero-sum game]. Và vì thế, luận điệu chỉ trích cho rằng việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á trong một cách nào đó chỉ là một thú nhận về thất bại chiến lược tại Trung Đông đã bỏ qua một thực tế rất quan trọng là: trong thập kỷ qua, chính các nước châu Á, mà hiện nay Washington muốn chú trọng hơn, đã lặng lẽ đóng góp phần mình vào việc duy trì hòa bình và ổn định khắp Trung Đông và Nam Á và chính các nước này cũng rất muốn Mỹ duy trì ảnh hưởng tại các khu vực này.
Trước đây không lâu, hầu hết các quốc gia châu Á chỉ biết quan tâm đến việc phát triển trong nước và coi các vấn đề nước ngoài như là trách nhiệm của một ai khác. Một trong những thành công quan trọng nhất của chính sách châu Á của Tổng thống George W. Bush là khuyến khích các cường quốc đang trỗi dậy của khu vực này đóng góp nhiều hơn cho các nơi khác trên thế giới. Để hưởng ứng một phần nào, trong những năm cầm quyền của Bush, lần đầu tiên, nhiều chính phủ Đông Á đã phát triển một tầm nhìn “ra ngoài khu vực” và tham gia tích cực hơn trong các lãnh vực ngoại giao, phát triển, và an ninh tại Trung Đông và Nam Á. Nhật Bản đã trở thành nước hậu thuẫn dẫn đầu trong nỗ lực phát triển xã hội dân sự tại Afghanistan, tài trợ các trường học và các cơ quan dân sự trong chính phủ và huấn luyện người Afghanistan trong các lãnh vực như pháp lý hình sự, giáo dục, y tế, và nông nghiệp. Trong thời kỳ tiếp theo sau Mùa Xuân Á Rập, Nam Hàn bắt đầu yểm trợ các chương trình phát triển khắp Trung Đông. Indonesia, Malaysia, và Thái Lan đã giúp đỡ vật chất cho các chương trình huấn luyện bác sĩ, cảnh sát, và giáo viên tại Afghanistan và Iraq, trong khi Australia và New Zealand gửi lực lượng đặc biệt đến chiến đấu tại Afghanistan. Thậm chí cả Trung Quốc cũng tích cực hơn trong chính sách ngoại giao ở hậu trường nhằm hạn chế các tham vọng hạt nhân của Iran, đối phó nạn cướp biển, và ảnh hưởng lên tương lai của Afghanistan.
Hẳn nhiên, sự động viên của Washington chỉ là một yếu tố ở đằng sau việc các nước châu Á dính líu ngày càng sâu sắc tại Trung Đông; một yếu tố không thể chối cãi khác là sự thèm khát dầu khí từ Vịnh Ba Tư của các nước này ngày càng gia tăng. Châu Á tiêu thụ khoảng 30 triệu thùng dầu một ngày, nhiều hơn gấp đôi lượng dầu mà EU tiêu thụ. Các chính phủ châu Á biết rằng một cuộc rút lui vội vàng của Mỹ ra khỏi Trung Đông sẽ mang lại nhiều rủi ro không thể chấp nhận đối với an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế của nước họ. Do đó, họ đã đầu tư vốn liếng chính trị và tài chính đáng kể vào Trung Đông và trong vài trường hợp đã gửi các lực lượng quân sự đến đây trên một thập kỷ qua để bổ sung, chứ không thay thế, vai trò của Mỹ trong việc làm ổn định khu vực. Nói giản dị là, các đối tác châu Á của Mỹ hậu thuẫn việc xoay trục chiến lược nhưng sẽ không hân hoan chào đón viễn cảnh Mỹ rút khỏi Trung Đông – và điều quan trọng là, hình như họ không hề thấy một chút mâu thuẫn nào giữa hai lập trường này.
Luận cứ thứ ba chống lại việc chuyển trục chiến lược liên quan đến tính bền vững của đường lối này trong một thời điểm mà Mỹ phải cắt giảm ngân sách: trong khi chi tiêu quốc phòng giảm sút, những người hoài nghi tự hỏi làm sao Mỹ có thể đầu tư nguồn lực cần thiết để trấn an các đồng minh châu Á của mình và can ngăn các nước thù địch tiềm năng, đặc biệt trong khi quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Câu trả lời là, chính sách tái quân bình lực lượng hướng về châu Á sẽ không đòi hỏi một ngân sách mới cực kỳ tốn kém; nói đúng ra, Lầu Năm Góc chỉ cần linh động hơn và tìm cách chi tiêu hiệu quả hơn. Chẳng hạn, trong khi giảm bớt kích cỡ tổng thể của quân đội, Mỹ cần phải duy trì sự hiện diện quân sự tại châu Á và phải đầu tư vào các khả năng hải quân và không quân thích hợp hơn đối với môi trường an ninh của khu vực này. Vì chi tiêu quốc phòng của Mỹ không thể gia tăng đáng kể trong một tương lai gần, Washington cần phải làm nhiều hơn để cải thiện khả năng của các quân đội châu Á, bằng cách tiến hành thêm các trao đổi giáo dục và nghiệp vụ, cải tiến các cuộc diễn tập quân sự đa phương, chuyển giao các thiết bị mà quân lực Mỹ không cần đến nữa, và tham gia tích cực hơn vào việc thảo kế hoạch chung.
VIỆC QUÂN BÌNH GIỮA CÁC QUAN TÂM
Mặc dù các luận cứ thông thường nhất để chống lại chính sách tái quân bình lực lượng không thể đứng vững nếu đem ra khảo sát kỹ lưỡng, nhưng chính sách này đang gặp nhiều thử thách to lớn. Có lẽ thử thách lớn nhất là thiếu vốn nhân sự [human capital]. Sau hơn một thập kỷ chiến tranh và chống nổi dậy, Mỹ đã phát triển và thăng thưởng nguyên cả một thế hệ binh sĩ, các nhà ngoại giao, và chuyên viên tình báo am tường về xung đột chủng tộc tại Iraq, về những bất đồng giữa các bộ tộc tại Afghanistan, về các chiến lược tái thiết hậu chiến, và về các chiến thuật của Lực lượng Đặc biệt Mỹ và máy bay con ong [máy bay oanh kích không người lái]. Nhưng Washington chưa có một nỗ lực tương tự nào nhằm phát triển một đội ngũ chuyên viên châu Á vững vàng trong các ban ngành chính phủ — một con số đáng kinh ngạc gồm các quan chức cao cấp trong chính phủ chỉ mới đi thăm châu Á lần đầu sau khi họ nắm giữ các chức vụ quan trọng ở một giai đoạn họ gần thôi việc. Đây đúng là chỗ yếu kém của ngành ngoại giao Mỹ, vì ngay cả một công chức thành đạt nhất cũng thấy khó khăn khi lèo lái công việc qua các vấn đề phức tạp của châu Á nếu chưa có kinh nghiệm trước tại khu vực này. Chính sách xoay trục chiến lược hướng về châu Á vì thế sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của các cơ quan dân sự trong chính phủ, không chỉ riêng cơ quan dân sự của Lầu Năm Góc, khi Mỹ đầu tư nhiều hơn vào các nỗ lực để đảm bảo rằng các nhà ngoại giao, các nhân viên cứu trợ, các nhà thương thuyết mậu dịch, và các chuyên gia tình báo Mỹ có đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ và kinh nghiệm tại châu Á, mà họ sẽ cần đến để thực hiện tốt công tác của mình.
Chính sách xoay trục hướng về châu Á cũng sẽ vật lộn với một loạt khủng hoảng thường xuyên mà các khu vực khác — đặc biệt là Trung Đông — chắc chắn sẽ tiếp tục cung cấp. Đồng thời, sức ép đòi hỏi phải “trở về với công việc nội bộ” dường như chắc chắn sẽ gia tăng. Tiếp theo sau mỗi cuộc chiến mà Mỹ tham gia trong thời hiện đại, từ Thế chiến I đến Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, công chúng Mỹ gây áp lực lên các nhà chính trị và quan chức chính phủ buộc họ phải tái tập trung vào các vấn đề trong nước. 13 năm chiến tranh vừa qua một lần nữa lại đánh thức bản năng cô lập này, vốn đã được nuôi dưỡng bởi một cuộc phục hồi kinh tế chậm chạp sau khủng hoảng tài chính, khiến nhiều người thất vọng. Mặc dù khuynh hướng quốc tế chủ nghĩa và xu thế đòi hỏi một quốc phòng mạnh vẫn còn tồn tại trong chính trường Mỹ, nhưng có những dấu hiệu tế nhị (và không tế nhị) tại Quốc Hội cho thấy rằng có lẽ Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó việc Mỹ dấn thân vào những cam kết ở nước ngoài – ngay cả tại những vùng trọng yếu đối với sức mạnh kinh tế Mỹ, như châu Á – cũng khó được chấp nhận hơn trước. Những hạn chế chính trị này sẽ làm cho một dự án vốn đã khó khăn trở thành khó khăn hơn: trước các vấn đề châu Á, danh mục những việc Mỹ cần thực hiện tại đây còn dài, không những cho những năm còn lại của chính quyền Obama mà cả cho chính quyền tiếp theo.
NHỮNG ĐỐI TÁC TRONG CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CHIẾN LƯỢC
Tại châu Á, kinh tế và an ninh khu vực là hai vấn đề kết hợp không thể tách rời nhau, do đó Mỹ không thể duy trì vai trò lãnh đạo của mình chỉ bằng sức mạnh quân sự mà thôi. Đó là lý do tại sao việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) — sẽ đòi hỏi những cuộc đàm phán căng thẳng ở nước ngoài và tại Quốc Hội Mỹ — là một ưu tiên hàng đầu. Hiệp định này sẽ nhanh chóng mang lại lợi ích cho kinh tế Mỹ và sẽ khai sinh một hệ thống thương mại lâu dài tại châu Á, một hệ thống không bị chế độ bảo hộ mậu dịch làm trì trệ. Để Hoa Kỳ có thêm sức mạnh đòn bẩy trong các cuộc thương thuyết, Quốc Hội Mỹ phải nhanh chóng phục hồi quyền thúc đẩy thương mại [TPA] bằng đường lối nhanh nhất. Dưới hệ thống này, sau khi thương thuyết xong TPP và các hiệp ước tự do mậu dịch khác, Nhà Trắng có thể đệ trình chúng trước Quốc Hội để lấy phiếu “thuận hay không thuận” [up-or-down votes], theo đó Quốc Hội không thể sửa đổi [amend] hay tranh luận câu giờ nhằm vô hiệu hóa chúng [filibuster]. Chính quyền Obama còn phải tận dụng sự phát triển nhanh chóng của ngành năng lượng Mỹ và tăng tốc việc xuất khẩu khí thiên nhiên ở thể lỏng [liquified natural gas] sang châu Á để cải thiện an ninh năng lượng của các nước đồng minh và đối tác tại đây và để gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự cam kết của Mỹ đối với sự phát triển của khu vực này.
Sự hợp tác luôn luôn được củng cố giữa Washington và Bắc Kinh đã mang lại nhiều kết quả khi hai nước ngày càng phối hợp đường lối của mình đối với Iran và Bắc Hàn đồng thời quản lý các khủng hoảng tiềm năng tại biển Hoa Nam [Biển Đông]. Nhưng Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi lèo lái các mối quan hệ với một Trung Quốc đang trỗi dậy mà hiện nay vừa là một “đối tác chiến lược” [a strategic partner], như Tổng thống Bill Clinton mô tả năm 1998, vừa là một “đối thủ chiến lược” [a strategic competitor], như về sau Bush đã gọi.
Những âm mưu của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng lãnh thổ [the territorial status quo] tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông] – chẳng hạn, bằng cách thiết lập một “khu nhận diện phòng không” tại biển Hoa Đông trùm lên các đảo do Nhật Bản quản lý hành chánh – đang đặt ra một thách thức trước mắt. Mỹ sẽ phải làm rõ với Trung Quốc rằng hành vi xét lại này là không phù hợp với các quan hệ ổn định Mỹ-Trung, lại càng không phù hợp “với loại quan hệ đại cường” mới nhất mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất với Obama. Gần đây Washington đã đi một bước đúng hướng khi các quan chức cao cấp trong chính quyền công khai chất vấn tính hợp pháp trong những tuyên bố chủ quyền có tính cách bành trướng của Trung Quốc và đưa ra cảnh báo chống lại việc thành lập một khu nhận diện phòng không tại biển Hoa Nam [Biển Đông].
Bên bờ kia của biển Hoa Đông, Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách lèo lái Nhật Bản ra khỏi nhiều thập niên trì trệ kinh tế và gieo vào đầu óc người dân một ý thức mới mẻ về niềm tự hào và thanh thế của Nhật Bản. Washington sẽ phải tiếp tục thúc đẩy Tokyo hành động tự chế và tránh gây tổn thương, đặc biệt liên quan đến các tranh cãi về quá khứ đế quốc của Nhật Bản. Gần đây, Abe đã đến thăm Đền Yasukuni, nơi thờ một số tử sĩ bị kết án về các tội phạm chiến tranh mà họ đã gây ra trong Thế chiến II. Cuộc thăm viếng này có thể đã giúp ông về mặt chính trị trước một số khối cử tri trong nước, nhưng gây ra những tổn thất lớn trên trường quốc tế: nó nêu lên những nghi vấn tại Washington, làm xấu thêm các quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn, đồng thời khiến Trung Quốc trở nên kiên quyết hơn trong thái độ không muốn giao hảo trực tiếp với Nhật Bản chừng nào mà Abe còn cầm quyền.
Giữa bối cảnh ngoại giao căng thẳng này, Mỹ sẽ làm việc với Lực lượng Tự vệ Nhật Bản [tương đương Bộ Quốc phòng] với mục đích là Nhật Bản sẽ đóng một vai trò an ninh tích cực hơn trong khu vực và trên thế giới. Trong nỗ lực này có cả việc chống lại tuyên truyền của Trung Quốc khi họ lên án việc Nhật Bản giải thích lại hiến pháp và hiện đại hóa quân đội là phản động và quân phiệt, mặc dù trên thực tế, đây là những biện pháp hoàn toàn hợp lý – đáng lẽ phải thực hiện từ lâu. Mỹ cũng phải tiếp tục dồn một số vốn chính trị đáng kể cho việc cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn; vì một quan hệ hữu nghị bền vững hơn giữa hai nước này sẽ có lợi cho việc đương đầu với mối đe dọa to lớn và đang gia tăng do Bắc Hàn đặt ra.
Những thách thức tại Đông Nam Á là hoàn toàn khác hẳn với những thách thức tại Đông Bắc Á, nhưng chúng không kém phần quan trọng đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ. Một số nước Đông Nam Á, kể cả Campuchia, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan, đang trải qua các mức độ xáo trộn chính trị khác nhau có khả năng thay đổi chính sách đối ngoại của từng nước. Khi khủng hoảng xảy ra, Washington phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về dân chủ và nhân quyền nhưng không làm điều này một cách giáo điều hoặc bằng những cung cách có thể làm suy giảm lợi thế và ảnh hưởng của Mỹ. Thay vì đánh cược vào những phe phái có khả năng nắm quyền lực, đường lối hay nhất của Mỹ sẽ là tập trung vào các vấn đề mà người dân bản xứ cho là quan trọng nhất tại khu vực này bất luận ai là kẻ cầm quyền, những vấn đề như giáo dục, xóa đói giảm nghèo, và đối phó thiên tai.
Ngoài việc gia tăng sự tham dự của Mỹ vào các diễn đàn đa phương tại châu Á, Washington phải hậu thuẫn sự phát triển của một trật tự khu vực dựa vào luật lệ bằng cách đặt toàn bộ trọng lượng của mình đằng sau các nỗ lực sử dụng luật pháp và trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Nam [Biển Đông]. Philippines đã đưa yêu sách chủ quyền của mình trong tranh chấp với Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Mặc dù Mỹ (tạm thời) không đưa ra các phán đoán về giá trị của các yêu sách chủ quyền riêng biệt, nhưng Washington cũng phải đóng góp cho việc xây dựng một đồng thuận quốc tế bằng cách kêu gọi mọi quốc gia công khai hậu thuẫn cơ chế này, vì tòa án về luật biển là một phép thử để xem khu vực này có sẵn sàng quản lý các tranh chấp của mình thông qua các phương tiện pháp lý và hòa bình hay không.
Hoa Kỳ không thể một mình tái quân bình lực lượng hướng về châu Á. Điều thiết yếu là phải kéo theo các nước châu Âu, tức những nước có thể đóng góp đáng kể trong các lãnh vực như luật pháp quốc tế và xây dựng các định chế. Nếu phương hướng chung của các mối quan hệ song phương cho phép, Washington còn phải thăm dò các cơ hội để tìm sự hợp tác tích cực hơn nữa với Ấn Độ và Nga về các vấn đề Đông Á. Và hẳn nhiên, còn có một yếu tố cần thiết khác là các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo và sáng kiến của mình để bổ túc cho những nỗ lực của Mỹ. Trọng điểm của chính sách xoay trục hướng về châu Á là duy trì một khu vực cởi mở, hòa bình, và thịnh vượng, trong đó các chính phủ phải dựa vào các luật lệ, qui phạm, và định chế để giải quyết các bất đồng, chứ không sử dụng sức ép và vũ lực. Xoay trục chiến lược là một sáng kiến của Mỹ, nhưng sự thành công nhiên hậu của nó sẽ không hoàn toàn tùy thuộc vào Washington.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có một sức thu hút không thể cưỡng lại nổi. Khu vực này là quê hương của hơn một nửa dân số thế giới và có một nước dân chủ đông dân nhất thế giới (Ấn Độ), nền kinh tế thứ nhì và nền kinh tế thứ ba (Trung Quốc và Nhật Bản), quốc gia có đa số Hồi giáo đông đảo nhất (Indonesia), và bảy trong mười quân đội lớn nhất. Ngân hàng Phát triển châu Á tiên đoán rằng trước thời điểm giữa thế kỷ này, khu vực này sẽ cho ra một nửa sản lượng kinh tế thế giới và gồm có bốn trong mười nền kinh tế lớn nhất của thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và Nhật Bản).
Nhưng chính con đường tiến hóa của châu Á, chứ không chỉ mức phát triển chóng mặt của nó, mới làm cho khu vực này trở nên quan trọng đến thế. Theo Freedom House, trong 5 năm qua, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới đạt tiến độ đều đặn trong việc cải thiện các quyền chính trị và quyền tự do dân sự. Và bất chấp các nghi vấn về khả năng duy trì độ bền vững của mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại những thị trường mới nổi [emerging markets], các quốc gia châu Á vẫn tiêu biểu cho một số cơ hội hứa hẹn nhất trong một nền kinh tế toàn cầu sẽ đình đốn và bất ổn nếu thiếu những thị trường này. Đồng thời, châu Á đang phấn đấu trước những nguyên nhân gây bất ổn kinh niên, do các hành động khiêu khích cao độ của Bắc Hàn, do việc gia tăng ngân sách quốc phòng diễn ra khắp khu vực, do các tranh chấp biển đảo gây nhiều lo ngại, khuấy động các quan hệ quốc tế ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông], và do các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thiên tai, nạn buôn người, và buôn bán ma túy.
Hoa Kỳ có một lợi ích không thể chối cãi trên con đường mà châu Á sẽ đi trong những năm sắp tới. Thị trường này là điểm đến có ưu tiên cao nhất đối với hàng xuất khẩu Mỹ, vượt quá châu Âu hơn 50 phần trăm, theo Phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cả vốn trực tiếp đầu tư của Hoa Kỳ tại châu Á lẫn vốn trực tiếp đầu tư của châu Á tại Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, với Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, và Nam Hàn là bốn trong mười nước có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất tại Hoa Kỳ, theo Phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có năm đồng minh với hiệp ước phòng thủ trong khu vực (Australia, Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn, và Thái Lan), cũng như các đối tác quan trọng về mặt chiến lược như Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Singapore, và Đài Loan, cùng với các quan hệ đang triển khai với Myanmar (còn được gọi Miến Điện). Các căn cứ quan trọng của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và Nam Hàn giữ vai trò chủ yếu cho khả năng phóng chiếu quyền lực của Washington tại châu Á và các khu vực lân cận.
Các liên minh quân sự của Hoa Kỳ đã tăng cường an ninh khu vực này qua nhiều thập kỷ, và một trong những mục đích chính của việc xoay trục chiến lược [the pivot] là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đó. Trong những năm gần đây, Washington đã khuyến khích các quốc gia đối tác của mình tại châu Á tìm cách ngăn ngừa xung đột giữa những cường quốc chính, duy trì sự thông thương trên các hải lộ, chống lại chủ nghĩa cực đoan, và đối phó các đe dọa an ninh phi truyền thống. Nhật Bản và Nam Hàn đã đủ tự tin để nhận lãnh những vai trò ngày càng nổi bật trong các hoạt động quân sự hỗn hợp với Hoa Kỳ, và các lực lượng Mỹ đang làm việc với Australia để phát triển các khả năng chiến đấu thủy lục [amphibious capabilities] của mình và với Philippines để tăng cường lực lượng hải giám của nước này. Kết quả sau cùng là những liên minh hùng mạnh hơn và một khu vực an ninh hơn.
Việc này không hề gợi ý về một nỗ lực bao vây ngăn chặn hay làm suy yếu Trung Quốc. Trái lại, phát triển một quan hệ vững vàng hơn và hiệu quả hơn với Bắc Kinh là một mục tiêu chính của chiến lược tái quân bình lực lượng. Không tìm cách bao vây ngăn ngặn Trung Quốc, trong nhiều năm qua Hoa Kỳ đã tìm cách xây dựng một mối quan hệ song phương chín chắn hơn thông qua các cuộc họp thường xuyên ở các cấp cao nhất chưa hề có trước đây về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến các bộ ngành song hành của hai nước. Thậm chí các quan hệ giữa hai quân đội [military-to-military relations] đã trở lại bình thường, lắm lúc đòi hỏi Lầu Năm Góc phải ráng sức đáp ứng các mức độ sinh hoạt do Bắc Kinh đề xuất.
MỘT CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC HƯỚNG VỀ – VÀ NGAY TRONG – CHÂU Á
Chiến lược tái quân bình lực lượng còn đòi hỏi Hoa Kỳ phải tham gia tích cực vào các định chế đa phương của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dưới chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã trở thành thành viên của Thượng đỉnh Đông Á, cuộc họp chính thức hàng năm của nguyên thủ các quốc gia trong khu vực; ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á, điều này cho thấy cam kết của Mỹ đối với ASEAN sẽ được tăng cường; và cử một đại sứ thường trực tại trụ sở ASEAN ở Jakarta. Mặc dù những định chế trùng lấp lên nhau này có thể gây ra nhiều bức xúc, do tiến độ chậm chạp và các đòi hỏi về đồng thuận của chúng, nhưng chúng có thể thúc đẩy hợp tác khu vực và giúp xây dựng một hệ thống luật lệ và cơ chế để đối phó những thách thức phức tạp xuyên quốc gia. Vào tháng Sáu 2013, chẳng hạn, ASEAN đã đăng cai tổ chức cuộc diễn tập trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai lần đầu tiên, có hơn 3.000 nhân viên từ 18 quốc gia tham dự.
Đồng thời, Mỹ đang đáp lại một thực tế mới mẻ là, khu vực châu Á-Thái Bình Dương càng ngày càng trở thành đầu máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính quyền Obama đã đẩy mạnh các lợi ích kinh tế của Mỹ bằng cách thực thi Hiệp ước Tự do Mậu dịch Mỹ-Hàn năm 2012 và đang thúc đẩy mạnh mẽ để hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [TTP], một hiệp ước thương mại tự do giữa 12 nước. Một số nước tham dự các cuộc đàm phán TPP hiện là những thị trường sinh động tại Đông Nam Á, như Malaysia và Singapore, vốn phản ánh tầm quan trọng địa chiến lược đang gia tăng của tiểu khu vực [subregion] này. Thật vậy, chiến lược xoay trục chiến lược của Mỹ hướng về châu Á đã được phụ họa bởi một hành động xoay trục diễn ra bên trong châu Á. Washington đang quân bình sự quan tâm truyền thống dành cho các nước Đông Bắc Á bằng sự quan tâm mới mẻ dành cho các nước Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines, và Việt Nam, tìm cách gia tăng thương mại và đầu tư hai chiều với một số nền kinh tế sinh động nhất thế giới. Năm 2010, Washington và Jakarta đã thiết lập một “quan hệ đối tác toàn diện” để củng cố thêm sự hợp tác xuyên qua một loạt vấn đề rộng lớn, gồm y tế, khoa học, công nghệ, và doanh nghiệp.
Một tham vọng tương tự nhằm sắp xếp lại các ưu tiên của Mỹ trong khu vực này giúp giải thích những thay đổi mà Lầu Năm Góc đã thực hiện đối với thế đứng quân sự của mình tại khu vực này. Mặc dù các căn cứ quân sự Mỹ vẫn còn giữ vai trò trung tâm trong khả năng phóng chiếu quyền lực và tham chiến của Washington, nhưng càng ngày chúng càng trở nên dễ bị tấn công làm tê liệt bằng tên lửa, và chúng cũng nằm tương đối xa các vùng có tiềm năng thiên tai và khủng hoảng tại biển Hoa Nam [Biển Đông] và Ấn Độ Dương. Đồng thời, với sự kiện các nước Đông Nam Á đang bày tỏ mong muốn nhận được các chương trình huấn luyện quân sự và trợ giúp chống thiên tai của Mỹ, Hoa Kỳ đã đa dạng hóa sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, bằng cách đồn trú hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin, Australia, và triển khai hai Tàu Tác chiến Gần bờ [Littoral Combat Ships] tại Singapore.
Những thay đổi này trong thế đứng quân sự của Mỹ đã bị chỉ trích hoặc là khiêu khích hoặc là vô bổ. Cả hai cáo buộc đều không chính xác. Những nỗ lực này không cho thấy Mỹ có hành vi hiếu chiến; chúng đóng góp chủ yếu cho những hoạt động trong thời bình, như phản ứng trước các thiên tai, chứ không đóng góp gì cho những khả năng tham chiến của Mỹ. Và con số có vẻ khiêm nhượng về lính thủy đánh bộ và chiến hạm được triển khai đã che giấu những ích lợi đáng kể mà họ cống hiến cho quân đội của các quốc gia đối tác với Mỹ, vốn là những nước hưởng các cơ hội vô song trong việc diễn tập và huấn luyện chung với các lực lượng Mỹ.
Trong việc xoay trục hướng về châu Á, chính quyền Obama không những tìm cách đẩy mạnh các lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ mà lại còn tìm cách làm sâu sắc thêm các quan hệ văn hóa và quan hệ giữa nhân dân với nhân dân. Chính quyền này còn hi vọng rằng chiến lược xoay trục sẽ giúp Mỹ dễ dàng hậu thuẫn nhân quyền và dân chủ trong khu vực. Đường lối mới này đã đóng góp cho những tiến bộ chính trị tại Myanmar, nơi mà chính phủ đã đi được những bước ngoạn mục, như thả tù chính trị, thực thi các cải tổ kinh tế dù chậm trễ, thúc đẩy nhân quyền và nới rộng tự do báo chí. Mặc dù cần có những biện pháp tiến bộ hơn nữa, đặc biệt trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số, nhưng Myanmar đã nêu một tấm gương sáng ngời của một nước từng kinh qua một thời khép kín, độc tài tàn bạo và đang triển khai những bước chuyển hóa qua chế độ dân chủ. Và ngay từ buổi đầu Hoa Kỳ đã là một đối tác thiết yếu trong nỗ lực cải tổ này.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRÒ CHƠI BÊN THẮNG BÊN THUA
Những người phản đối việc xoay trục chiến lược đã đưa ra ba lý do phản bác. Thứ nhất, một số người lo ngại rằng việc xoay trục chiến lược sẽ làm Trung Quốc giận dữ một cách không cần thiết. Lý giải này đã không đếm xỉa đến sự kiện là việc tăng cường đối thoại với Bắc Kinh vốn là một đặc điểm trung tâm và không thể chối cãi của chính sách tái quân bình lực lượng [the rebalancing]. Trong những ví dụ điển hình của đường lối mới này, phải kể đến Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung [U.S.-China Strategic and Economic Dialogue] hàng năm, đây là một loạt hội nghị toàn diện được bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng tài chánh Mỹ và các quan chức đồng nhiệm Trung Quốc ngồi ghế chủ tọa, và Đối thoại An ninh Chiến lược [the Strategic Security dialogue], qua đó hai nước đã tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao chưa từng có trước đây về các vấn đề nhạy cảm như an ninh trên biển và an ninh mạng. Các căng thẳng có thể tăng thêm do sự hiện diện quân sự Mỹ đang gia tăng tại châu Á và do việc Washington mạnh dạn bắt tay với các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhưng các quan hệ song phương đang phát triển trong một cung cách khiến bất cứ bất đồng nào do việc xoay trục chiến lược gây ra đều có thể giải quyết trong một bối cảnh rộng lớn hơn của một mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định và có tinh thần hợp tác hơn trước.
Phê phán thứ hai đến từ những người tranh luận rằng Washington sẽ thiếu khôn ngoan hay thiếu thực tế khi chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang châu Á trong khi đang có các xung đột tại Afghanistan và Syria, bất ổn chính trị tại Ai Cập và Iraq, và cuộc đối đầu trường kỳ giữa Iran và các cường quốc phương Tây. Nhưng chỉ trích này chủ yếu là một sự dè bỉu [caricature] đối với chiến lược tái quân bình lực lượng. Theo quan điểm này, Trung Đông và Nam Á đã làm suy yếu quyền lực và uy tín của Mỹ và vì thế việc xoay trục chiến lược thực ra chỉ là một mưu toan tháo chạy bằng cách hướng về những bờ biển hoà bình và dễ sinh lợi hơn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đúng là, chính quyền Obama đã cố gắng giảm bớt sự hiện diện của Mỹ tại Trung Đông. Nhưng mặc dù các nguồn lực có giới hạn, chính sách đối ngoại không phải là một trò chơi bên thắng bên thua [a zero-sum game]. Và vì thế, luận điệu chỉ trích cho rằng việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á trong một cách nào đó chỉ là một thú nhận về thất bại chiến lược tại Trung Đông đã bỏ qua một thực tế rất quan trọng là: trong thập kỷ qua, chính các nước châu Á, mà hiện nay Washington muốn chú trọng hơn, đã lặng lẽ đóng góp phần mình vào việc duy trì hòa bình và ổn định khắp Trung Đông và Nam Á và chính các nước này cũng rất muốn Mỹ duy trì ảnh hưởng tại các khu vực này.
Trước đây không lâu, hầu hết các quốc gia châu Á chỉ biết quan tâm đến việc phát triển trong nước và coi các vấn đề nước ngoài như là trách nhiệm của một ai khác. Một trong những thành công quan trọng nhất của chính sách châu Á của Tổng thống George W. Bush là khuyến khích các cường quốc đang trỗi dậy của khu vực này đóng góp nhiều hơn cho các nơi khác trên thế giới. Để hưởng ứng một phần nào, trong những năm cầm quyền của Bush, lần đầu tiên, nhiều chính phủ Đông Á đã phát triển một tầm nhìn “ra ngoài khu vực” và tham gia tích cực hơn trong các lãnh vực ngoại giao, phát triển, và an ninh tại Trung Đông và Nam Á. Nhật Bản đã trở thành nước hậu thuẫn dẫn đầu trong nỗ lực phát triển xã hội dân sự tại Afghanistan, tài trợ các trường học và các cơ quan dân sự trong chính phủ và huấn luyện người Afghanistan trong các lãnh vực như pháp lý hình sự, giáo dục, y tế, và nông nghiệp. Trong thời kỳ tiếp theo sau Mùa Xuân Á Rập, Nam Hàn bắt đầu yểm trợ các chương trình phát triển khắp Trung Đông. Indonesia, Malaysia, và Thái Lan đã giúp đỡ vật chất cho các chương trình huấn luyện bác sĩ, cảnh sát, và giáo viên tại Afghanistan và Iraq, trong khi Australia và New Zealand gửi lực lượng đặc biệt đến chiến đấu tại Afghanistan. Thậm chí cả Trung Quốc cũng tích cực hơn trong chính sách ngoại giao ở hậu trường nhằm hạn chế các tham vọng hạt nhân của Iran, đối phó nạn cướp biển, và ảnh hưởng lên tương lai của Afghanistan.
Hẳn nhiên, sự động viên của Washington chỉ là một yếu tố ở đằng sau việc các nước châu Á dính líu ngày càng sâu sắc tại Trung Đông; một yếu tố không thể chối cãi khác là sự thèm khát dầu khí từ Vịnh Ba Tư của các nước này ngày càng gia tăng. Châu Á tiêu thụ khoảng 30 triệu thùng dầu một ngày, nhiều hơn gấp đôi lượng dầu mà EU tiêu thụ. Các chính phủ châu Á biết rằng một cuộc rút lui vội vàng của Mỹ ra khỏi Trung Đông sẽ mang lại nhiều rủi ro không thể chấp nhận đối với an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế của nước họ. Do đó, họ đã đầu tư vốn liếng chính trị và tài chính đáng kể vào Trung Đông và trong vài trường hợp đã gửi các lực lượng quân sự đến đây trên một thập kỷ qua để bổ sung, chứ không thay thế, vai trò của Mỹ trong việc làm ổn định khu vực. Nói giản dị là, các đối tác châu Á của Mỹ hậu thuẫn việc xoay trục chiến lược nhưng sẽ không hân hoan chào đón viễn cảnh Mỹ rút khỏi Trung Đông – và điều quan trọng là, hình như họ không hề thấy một chút mâu thuẫn nào giữa hai lập trường này.
Luận cứ thứ ba chống lại việc chuyển trục chiến lược liên quan đến tính bền vững của đường lối này trong một thời điểm mà Mỹ phải cắt giảm ngân sách: trong khi chi tiêu quốc phòng giảm sút, những người hoài nghi tự hỏi làm sao Mỹ có thể đầu tư nguồn lực cần thiết để trấn an các đồng minh châu Á của mình và can ngăn các nước thù địch tiềm năng, đặc biệt trong khi quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Câu trả lời là, chính sách tái quân bình lực lượng hướng về châu Á sẽ không đòi hỏi một ngân sách mới cực kỳ tốn kém; nói đúng ra, Lầu Năm Góc chỉ cần linh động hơn và tìm cách chi tiêu hiệu quả hơn. Chẳng hạn, trong khi giảm bớt kích cỡ tổng thể của quân đội, Mỹ cần phải duy trì sự hiện diện quân sự tại châu Á và phải đầu tư vào các khả năng hải quân và không quân thích hợp hơn đối với môi trường an ninh của khu vực này. Vì chi tiêu quốc phòng của Mỹ không thể gia tăng đáng kể trong một tương lai gần, Washington cần phải làm nhiều hơn để cải thiện khả năng của các quân đội châu Á, bằng cách tiến hành thêm các trao đổi giáo dục và nghiệp vụ, cải tiến các cuộc diễn tập quân sự đa phương, chuyển giao các thiết bị mà quân lực Mỹ không cần đến nữa, và tham gia tích cực hơn vào việc thảo kế hoạch chung.
VIỆC QUÂN BÌNH GIỮA CÁC QUAN TÂM
Mặc dù các luận cứ thông thường nhất để chống lại chính sách tái quân bình lực lượng không thể đứng vững nếu đem ra khảo sát kỹ lưỡng, nhưng chính sách này đang gặp nhiều thử thách to lớn. Có lẽ thử thách lớn nhất là thiếu vốn nhân sự [human capital]. Sau hơn một thập kỷ chiến tranh và chống nổi dậy, Mỹ đã phát triển và thăng thưởng nguyên cả một thế hệ binh sĩ, các nhà ngoại giao, và chuyên viên tình báo am tường về xung đột chủng tộc tại Iraq, về những bất đồng giữa các bộ tộc tại Afghanistan, về các chiến lược tái thiết hậu chiến, và về các chiến thuật của Lực lượng Đặc biệt Mỹ và máy bay con ong [máy bay oanh kích không người lái]. Nhưng Washington chưa có một nỗ lực tương tự nào nhằm phát triển một đội ngũ chuyên viên châu Á vững vàng trong các ban ngành chính phủ — một con số đáng kinh ngạc gồm các quan chức cao cấp trong chính phủ chỉ mới đi thăm châu Á lần đầu sau khi họ nắm giữ các chức vụ quan trọng ở một giai đoạn họ gần thôi việc. Đây đúng là chỗ yếu kém của ngành ngoại giao Mỹ, vì ngay cả một công chức thành đạt nhất cũng thấy khó khăn khi lèo lái công việc qua các vấn đề phức tạp của châu Á nếu chưa có kinh nghiệm trước tại khu vực này. Chính sách xoay trục chiến lược hướng về châu Á vì thế sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của các cơ quan dân sự trong chính phủ, không chỉ riêng cơ quan dân sự của Lầu Năm Góc, khi Mỹ đầu tư nhiều hơn vào các nỗ lực để đảm bảo rằng các nhà ngoại giao, các nhân viên cứu trợ, các nhà thương thuyết mậu dịch, và các chuyên gia tình báo Mỹ có đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ và kinh nghiệm tại châu Á, mà họ sẽ cần đến để thực hiện tốt công tác của mình.
Chính sách xoay trục hướng về châu Á cũng sẽ vật lộn với một loạt khủng hoảng thường xuyên mà các khu vực khác — đặc biệt là Trung Đông — chắc chắn sẽ tiếp tục cung cấp. Đồng thời, sức ép đòi hỏi phải “trở về với công việc nội bộ” dường như chắc chắn sẽ gia tăng. Tiếp theo sau mỗi cuộc chiến mà Mỹ tham gia trong thời hiện đại, từ Thế chiến I đến Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, công chúng Mỹ gây áp lực lên các nhà chính trị và quan chức chính phủ buộc họ phải tái tập trung vào các vấn đề trong nước. 13 năm chiến tranh vừa qua một lần nữa lại đánh thức bản năng cô lập này, vốn đã được nuôi dưỡng bởi một cuộc phục hồi kinh tế chậm chạp sau khủng hoảng tài chính, khiến nhiều người thất vọng. Mặc dù khuynh hướng quốc tế chủ nghĩa và xu thế đòi hỏi một quốc phòng mạnh vẫn còn tồn tại trong chính trường Mỹ, nhưng có những dấu hiệu tế nhị (và không tế nhị) tại Quốc Hội cho thấy rằng có lẽ Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó việc Mỹ dấn thân vào những cam kết ở nước ngoài – ngay cả tại những vùng trọng yếu đối với sức mạnh kinh tế Mỹ, như châu Á – cũng khó được chấp nhận hơn trước. Những hạn chế chính trị này sẽ làm cho một dự án vốn đã khó khăn trở thành khó khăn hơn: trước các vấn đề châu Á, danh mục những việc Mỹ cần thực hiện tại đây còn dài, không những cho những năm còn lại của chính quyền Obama mà cả cho chính quyền tiếp theo.
NHỮNG ĐỐI TÁC TRONG CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CHIẾN LƯỢC
Tại châu Á, kinh tế và an ninh khu vực là hai vấn đề kết hợp không thể tách rời nhau, do đó Mỹ không thể duy trì vai trò lãnh đạo của mình chỉ bằng sức mạnh quân sự mà thôi. Đó là lý do tại sao việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) — sẽ đòi hỏi những cuộc đàm phán căng thẳng ở nước ngoài và tại Quốc Hội Mỹ — là một ưu tiên hàng đầu. Hiệp định này sẽ nhanh chóng mang lại lợi ích cho kinh tế Mỹ và sẽ khai sinh một hệ thống thương mại lâu dài tại châu Á, một hệ thống không bị chế độ bảo hộ mậu dịch làm trì trệ. Để Hoa Kỳ có thêm sức mạnh đòn bẩy trong các cuộc thương thuyết, Quốc Hội Mỹ phải nhanh chóng phục hồi quyền thúc đẩy thương mại [TPA] bằng đường lối nhanh nhất. Dưới hệ thống này, sau khi thương thuyết xong TPP và các hiệp ước tự do mậu dịch khác, Nhà Trắng có thể đệ trình chúng trước Quốc Hội để lấy phiếu “thuận hay không thuận” [up-or-down votes], theo đó Quốc Hội không thể sửa đổi [amend] hay tranh luận câu giờ nhằm vô hiệu hóa chúng [filibuster]. Chính quyền Obama còn phải tận dụng sự phát triển nhanh chóng của ngành năng lượng Mỹ và tăng tốc việc xuất khẩu khí thiên nhiên ở thể lỏng [liquified natural gas] sang châu Á để cải thiện an ninh năng lượng của các nước đồng minh và đối tác tại đây và để gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự cam kết của Mỹ đối với sự phát triển của khu vực này.
Sự hợp tác luôn luôn được củng cố giữa Washington và Bắc Kinh đã mang lại nhiều kết quả khi hai nước ngày càng phối hợp đường lối của mình đối với Iran và Bắc Hàn đồng thời quản lý các khủng hoảng tiềm năng tại biển Hoa Nam [Biển Đông]. Nhưng Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi lèo lái các mối quan hệ với một Trung Quốc đang trỗi dậy mà hiện nay vừa là một “đối tác chiến lược” [a strategic partner], như Tổng thống Bill Clinton mô tả năm 1998, vừa là một “đối thủ chiến lược” [a strategic competitor], như về sau Bush đã gọi.
Những âm mưu của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng lãnh thổ [the territorial status quo] tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông] – chẳng hạn, bằng cách thiết lập một “khu nhận diện phòng không” tại biển Hoa Đông trùm lên các đảo do Nhật Bản quản lý hành chánh – đang đặt ra một thách thức trước mắt. Mỹ sẽ phải làm rõ với Trung Quốc rằng hành vi xét lại này là không phù hợp với các quan hệ ổn định Mỹ-Trung, lại càng không phù hợp “với loại quan hệ đại cường” mới nhất mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất với Obama. Gần đây Washington đã đi một bước đúng hướng khi các quan chức cao cấp trong chính quyền công khai chất vấn tính hợp pháp trong những tuyên bố chủ quyền có tính cách bành trướng của Trung Quốc và đưa ra cảnh báo chống lại việc thành lập một khu nhận diện phòng không tại biển Hoa Nam [Biển Đông].
Bên bờ kia của biển Hoa Đông, Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách lèo lái Nhật Bản ra khỏi nhiều thập niên trì trệ kinh tế và gieo vào đầu óc người dân một ý thức mới mẻ về niềm tự hào và thanh thế của Nhật Bản. Washington sẽ phải tiếp tục thúc đẩy Tokyo hành động tự chế và tránh gây tổn thương, đặc biệt liên quan đến các tranh cãi về quá khứ đế quốc của Nhật Bản. Gần đây, Abe đã đến thăm Đền Yasukuni, nơi thờ một số tử sĩ bị kết án về các tội phạm chiến tranh mà họ đã gây ra trong Thế chiến II. Cuộc thăm viếng này có thể đã giúp ông về mặt chính trị trước một số khối cử tri trong nước, nhưng gây ra những tổn thất lớn trên trường quốc tế: nó nêu lên những nghi vấn tại Washington, làm xấu thêm các quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn, đồng thời khiến Trung Quốc trở nên kiên quyết hơn trong thái độ không muốn giao hảo trực tiếp với Nhật Bản chừng nào mà Abe còn cầm quyền.
Giữa bối cảnh ngoại giao căng thẳng này, Mỹ sẽ làm việc với Lực lượng Tự vệ Nhật Bản [tương đương Bộ Quốc phòng] với mục đích là Nhật Bản sẽ đóng một vai trò an ninh tích cực hơn trong khu vực và trên thế giới. Trong nỗ lực này có cả việc chống lại tuyên truyền của Trung Quốc khi họ lên án việc Nhật Bản giải thích lại hiến pháp và hiện đại hóa quân đội là phản động và quân phiệt, mặc dù trên thực tế, đây là những biện pháp hoàn toàn hợp lý – đáng lẽ phải thực hiện từ lâu. Mỹ cũng phải tiếp tục dồn một số vốn chính trị đáng kể cho việc cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn; vì một quan hệ hữu nghị bền vững hơn giữa hai nước này sẽ có lợi cho việc đương đầu với mối đe dọa to lớn và đang gia tăng do Bắc Hàn đặt ra.
Những thách thức tại Đông Nam Á là hoàn toàn khác hẳn với những thách thức tại Đông Bắc Á, nhưng chúng không kém phần quan trọng đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ. Một số nước Đông Nam Á, kể cả Campuchia, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan, đang trải qua các mức độ xáo trộn chính trị khác nhau có khả năng thay đổi chính sách đối ngoại của từng nước. Khi khủng hoảng xảy ra, Washington phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về dân chủ và nhân quyền nhưng không làm điều này một cách giáo điều hoặc bằng những cung cách có thể làm suy giảm lợi thế và ảnh hưởng của Mỹ. Thay vì đánh cược vào những phe phái có khả năng nắm quyền lực, đường lối hay nhất của Mỹ sẽ là tập trung vào các vấn đề mà người dân bản xứ cho là quan trọng nhất tại khu vực này bất luận ai là kẻ cầm quyền, những vấn đề như giáo dục, xóa đói giảm nghèo, và đối phó thiên tai.
Ngoài việc gia tăng sự tham dự của Mỹ vào các diễn đàn đa phương tại châu Á, Washington phải hậu thuẫn sự phát triển của một trật tự khu vực dựa vào luật lệ bằng cách đặt toàn bộ trọng lượng của mình đằng sau các nỗ lực sử dụng luật pháp và trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Nam [Biển Đông]. Philippines đã đưa yêu sách chủ quyền của mình trong tranh chấp với Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Mặc dù Mỹ (tạm thời) không đưa ra các phán đoán về giá trị của các yêu sách chủ quyền riêng biệt, nhưng Washington cũng phải đóng góp cho việc xây dựng một đồng thuận quốc tế bằng cách kêu gọi mọi quốc gia công khai hậu thuẫn cơ chế này, vì tòa án về luật biển là một phép thử để xem khu vực này có sẵn sàng quản lý các tranh chấp của mình thông qua các phương tiện pháp lý và hòa bình hay không.
Hoa Kỳ không thể một mình tái quân bình lực lượng hướng về châu Á. Điều thiết yếu là phải kéo theo các nước châu Âu, tức những nước có thể đóng góp đáng kể trong các lãnh vực như luật pháp quốc tế và xây dựng các định chế. Nếu phương hướng chung của các mối quan hệ song phương cho phép, Washington còn phải thăm dò các cơ hội để tìm sự hợp tác tích cực hơn nữa với Ấn Độ và Nga về các vấn đề Đông Á. Và hẳn nhiên, còn có một yếu tố cần thiết khác là các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo và sáng kiến của mình để bổ túc cho những nỗ lực của Mỹ. Trọng điểm của chính sách xoay trục hướng về châu Á là duy trì một khu vực cởi mở, hòa bình, và thịnh vượng, trong đó các chính phủ phải dựa vào các luật lệ, qui phạm, và định chế để giải quyết các bất đồng, chứ không sử dụng sức ép và vũ lực. Xoay trục chiến lược là một sáng kiến của Mỹ, nhưng sự thành công nhiên hậu của nó sẽ không hoàn toàn tùy thuộc vào Washington.
Tháng 7 3, 2014
Kurt M. Campbell và Ely Ratner
Trần Ngọc Cư dịch
KURT M. CAMPBELL là Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Asia Group. Từ 2009 đến 2013, ông là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. ELY RATNER là Nhà Nghiên cứu Thâm niên và là Phó Giám đốc của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm vì một Nền An ninh Mới của Mỹ [the Center for a New American Security].
Nguồn: Foreign Affairs, May/June 2014
Theo pro&contra
KURT M. CAMPBELL là Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Asia Group. Từ 2009 đến 2013, ông là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. ELY RATNER là Nhà Nghiên cứu Thâm niên và là Phó Giám đốc của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm vì một Nền An ninh Mới của Mỹ [the Center for a New American Security].
Nguồn: Foreign Affairs, May/June 2014
Theo pro&contra
Tàu cá Việt Nam 'bị Trung Quốc bắt giữ'
Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật |
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”.
Trả lời BBC ngày 4/7, ông Phạm Minh Hải, cán bộ chuyên trách về nông lâm ngư tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 28/6, hai tàu cá do ông Võ Đạt làm chủ đã rời bến ở Thọ Quang, Đà Nẵng để hành nghề kéo lưới đôi.
Đến 8 giờ sáng ngày 3/7, một trong hai tàu báo qua máy Icom về cho gia đình ông Đạt rằng đang bị "nhiều tàu của Trung Quốc vây đuổi", ông Hải nói.
"Hiện vẫn chưa biết đó là tàu cá, tàu hải quân hay tàu kiểm ngư".
Báo Đất Việt trong tin ngày 4/7 dẫn lời ông Lê Thanh Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Phổ, xác nhận tàu cá mang số hiệu QNg 94912 TS đã bị "Trung Quốc kéo về phía biển của họ và hiện vẫn chưa liên lạc được".
"Trên tàu QNg 94912 TS có 6 người, do ông Võ Tấn Tèo làm thuyền trưởng", ông Tân nói.
Tọa độ nơi tàu QNg 94912 TS bị vây bắt vẫn chưa được làm rõ.
Nhiều báo trong nước cho biết tàu này bị tấn công khi đang đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Tổng Cục Kiểm ngư, được báo Đất Việt dẫn lời cho biết thông tin này là do "ngư dân báo cáo với chính quyền địa phương".
"Bên Cục Kiểm ngư đang xác minh lại vụ việc", ông nói.
Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Các vụ đụng độ liên tục của tàu hai nước trong thời gian qua đã khiến giới quan sát lo ngại sẽ gây nên thiệt hại về nhân mạng, khiến căng thẳng leo thang thành xung đột.
Hồi cuối tháng Sáu, Cục kiểm ngư Việt Nam thông báo đã có 27 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị Trung Quốc đâm hỏng, khiến 15 kiểm ngư viên bị thương.
Hôm 26/5, phía Việt Nam cáo buộc tàu kiểm ngư Trung Quốc đã cố ý đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng.
Phản ứng Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”, khi khai thác cách lãnh hải Trung Quốc bảy hải lý phía nam thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.
“Các cơ quan chức năng có liên quan đang điều tra,” phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói. “Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp cần thiết, tăng cường kỷ luật và giáo dục ngư dân để ngăn ngừa các vụ việc tương tự diễn ra.”
Bắc Kinh đã bắt một số ngư dân Việt Nam trước đây. Tuy vậy đây là vụ đầu tiên kể từ khi nước này đưa giàn khoan vào khu vực biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng Năm.
|
"Năm kia họ bắt ba tàu, họ trả lao động về nhưng tàu thì vẫn bị tịch thu", ông nói.
"Thiệt hại mỗi tàu là từ 1 tỷ - 1,4 tỷ đồng".
"Các chủ tàu sau đó được quỹ Tấm lưới Nghĩa tình của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 200 triệu đồng. Hai trong ba tàu đã tiếp tục ra khơi bám biển".
Ông Hải cho biết chính quyền địa phương "vẫn khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển bảo vệ chủ quyền".
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 2 để tuyên truyền về pháp luật biển và tọa độ khai thác cho ngư dân".
Ông cũng cho biết gần đây, Chi cục khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi xuống huyện Đức Phổ để thu thập danh sách những ngư dân có nguyện vọng được hỗ trợ để đóng vỏ sắt cho tàu.
"Xã Phổ thạnh đã có hơn một chục người đăng ký nhưng chưa có phản hồi từ tỉnh", ông nói.
Hồi tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và nâng cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư.
Trong phiên họp thường trực chính phủ chiều 3/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo trong nước dẫn lời cho biết sẽ trích 4.500 tỷ đồng trong khoản này để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và dùng 11.500 tỷ đồng còn lại để đóng mới 32 tàu cảnh sát biển và kiểm ngư.
Theo BBC
Việt Nam lên án Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
Tàu hai nước tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan |
Việt Nam đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương – 981 và chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Diễn biến mới nhất xảy ra hôm 3/7, khi Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, một lần nữa gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon.
Đại sứ Trung đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Văn bản thứ nhất “bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý” hai văn bản của Trung Quốc gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon ngày 22/5 và 9/6.
Theo thông cáo của Việt Nam, văn bản gửi LHQ nói Trung Quốc “làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế”.
“Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” Việt Nam nói.
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã tấn công cả tàu thực thi pháp luật và tàu của ngư dân.
Hành động của Trung Quốc “không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển”.
Việt Nam cũng nói với LHQ rằng Trung Quốc “khước từ” các “nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng”.
Theo phía Việt Nam, từ ngày 2/5, Việt Nam đã “gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau” để phản đối Trung Quốc.
Chủ quyền Hoàng Sa
Văn bản thứ hai của Việt Nam nói Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam cho biết trong các trao đổi gần đây, Trung Quốc dẫn ra một số “bằng chứng lịch sử”, nhưng Việt Nam nói chúng “không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện”.
“Các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa,” phía Việt Nam nhấn mạnh.
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa" |
Việt Nam nói Trung Quốc “cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975”.
“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa,” văn bản nói.
Việt Nam cũng nhấn mạnh vào tháng 9 năm 1975, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”.
Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Trung Quốc nhận thức được “vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây”.
Gần đây các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, đều đề cập khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì vụ giàn khoan.
Theo BBC
Từ gian bếp Liên Trì đến cánh chim báo bão
Phạm Chí DũngGian bếp Liên Trì
Gian bếp ám khói, có đến bốn cửa thông
thống với không gian bên ngoài. Ngay phía sau gian bếp cô quạnh ấy là
cả vùng đất Thủ Thiêm trơ trọi không một bóng nhà. Trừ chùa Liên Trì của
Hòa Thượng Thích không Tánh trung kiên “chống cưỡng chế,” còn tất cả cư
dân ở khu vực này đã bị chính quyền TP. HCM buộc phải di dời để lấy đất
sạch phục vụ cho “khu đô thị có tầm cỡ lớn của Ðông Nam Á.”
Rất ít người biết được khung cảnh ra đời của bản tuyên bố ủng hộ Công Ðoàn Ðộc Lập. Hoàn toàn không phải trong phòng hội nghị máy lạnh tại những khách sạn đài các ở Sài Gòn, cũng chẳng được trang điểm bởi những bộ complê đúng điệu của các quan khách, gian bếp mái tôn nóng rẫy - chỗ duy nhất của chùa Liên Trì có thể kê được nhiều bàn ghế - đã trở nên một địa danh lịch sử của 16 tổ chức xã hội dân sự độc lập không cà vạt. Lần đầu tiên từ năm 1975, các hội nhóm dân sự mới họp mặt đông đủ và đồng nguyên đến thế, tạo nên bầu không khí mà ai đó phải ví là “Hội Nghị Diên Hồng thu nhỏ.”
Câu chuyện góp mặt chưa có tiền lệ trên diễn ra vào ngày 5 tháng 6, 2014, tức 3 tuần trước thời điểm nữ tù nhân lương tâm - nhà hoạt động công đoàn Ðỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện từ chốn lao tù 4 năm 4 tháng.
Quay về dĩ vãng năm 2010, Minh Hạnh cùng hai người bạn là Ðoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã ghi dấu ấn chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ thời điểm năm 1975: xúc tác cho một cuộc đình công lên đến hàng chục ngàn người tại công ty giày Mỹ Phong. Toàn bộ chính quyền sở tại đã bị bất ngờ và do đó mang một nỗi thâm thù xấu bụng tệ hại đối với ba bạn trẻ này.
Hậu quả cay nghiệt sau đó thì ai cũng biết: những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam bị xử tù giam từ 7 đến 9 năm.
Trong “Hội nghị Diên Hồng thu nhỏ” ở chùa Liên Trì vào đầu tháng 6, 2014, một nét rất mới và lạ là các hội đoàn dân sự đã tổ chức bàn luận chuyên đề về làm thế nào để xây dựng tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam. Lẽ đương nhiên, những cái tên như Chương, Hùng, Hạnh được mọi người nhắc đến với tình cảm khâm phục không che giấu.
Một tuần sau cuộc họp ở chùa Liên Trì, bắt đầu có tin tức không chính thức về chuyện Minh Hạnh có thể được ra tù sớm. Tuy nhiên vào lúc đó, chẳng mấy người tin vào khả năng này, đơn giản là bởi quá nhiều người đã mất mát quá nhiều niềm tin vào một sự thành tâm dù chỉ tối thiểu của chế độ cầm quyền.
Chỉ đến những ngày cuối tháng 6, 2014, không khí mới òa vỡ. Chỉ kém sôi động đôi chút so với trường hợp Phương Uyên được trả tự do bất ngờ tại tòa Long An vào tháng 8, 2013, giới dân chủ và bất đồng chính kiến trúc mừng Minh Hạnh và chúc tụng nhau bằng những lời lẽ nhiệt thành nhất. Người ta bất ngờ cảm nhận bóng dáng của mô hình công đoàn độc lập đang hiện ra ở một góc khuất nào đó của cung đường đấu tranh dân chủ. Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã bay được một phần của chặng đường xa xôi.
Nhưng còn những năm tháng sắp đến, mọi chuyện sẽ diễn tiến như thế nào?
Công đoàn độc lập
Câu chuyện Nhà Nước Việt Nam bắt buộc phải thả Minh Hạnh mà chẳng thể đính kèm được một điều kiện nào, cũng như việc Minh Hạnh đã tự do toàn vẹn mà không bị cơ chế quản chế giằng kéo, đã bật ra một hàm ý có tính chứng nghiệm rất sắc sảo: thì ra cuộc đấu tranh kéo dài đằng đẵng nhiều năm qua của những nhà tranh đấu chuyên về quốc tế vận như tổ chức Lao Ðộng Việt đã không phải vô nghĩa... Thì ra cuối cùng giới dân chủ trong và ngoài Việt Nam cũng đã cách nào đó làm lay động được giới chính khách Hoa Kỳ. Bằng chứng gần gũi và sống động nhất là có đến hai phần ba nghị sĩ Ðảng Dân Chủ ở Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thỏa mãn nhu cầu về thành lập công đoàn độc lập và trả tự do vô điều kiện cho Ðỗ Thị Minh Hạnh nếu muốn được chấp nhận tham gia vào Hiệp Ðịnh TPP.
Lần thứ hai, sau lần thứ nhất vào tháng 8, 2013, nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cảm thức về một bước ngoặt nào đó, dù chưa định hình, nhưng đang lộ dần triển vọng của xã hội dân sự ở đất nước này.
Cũng vào những ngày này, một cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các tổ chức hội đoàn. Mọi người bàn thảo về khả năng cần thành lập ngay một tổ chức công đoàn độc lập để giúp cho yêu sách tăng lương và hỗ trợ các cuộc đình công của công nhân.
Không khó nhớ lại rằng vào tết năm 2014, lần đầu tiên từ thời “giải phóng,” có đến 15 tỉnh phải đồng loạt xin cứu đói. Tình hình này lại đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi được mệnh danh là “quê hương cách mạng” như Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thanh Hóa. Trong khi đó, có đến hàng chục ngàn doanh nghiệp ở miền Tây Nam Bộ không có tiền trả lương cho công nhân. Không chỉ bị nợ lương, ở nhiều nơi công nhân còn bị ép phải làm việc hàng chục tiếng đồng hồ mỗi ngày với mức lương rẻ mạt. Vậy là diễn ra một khung cảnh thảm thiết chưa từng có: hàng trăm ngàn công nhân phải nằm lì ăn Tết trong nhà trọ vì không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê. Ðây đó đã hiện ra cảnh công nhân ngất xỉu vì đói.
Nền kinh tế Việt Nam, bị lũng đoạn kinh khủng bởi các nhóm lợi ích và giới chính khách, đang tiến như vũ bão đến thời điểm Minsky - một thuật ngữ chỉ báo thực trạng các doanh nghiệp con nợ không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng những món vay. Khi đó, ai dám bảo đảm là sẽ không nổ ra một cuộc khủng hoảng và làm cho vài triệu công nhân phải ra đường?
Ðã đến lúc không còn có thể trông chờ vào một tình cảm hồi tâm của các cơ quan quản lý lao động Việt Nam. Một khi Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội vẫn không hề muốn thay đổi tỷ lệ báo cáo chỉ có 2% người thất nghiệp trên toàn quốc, sẽ vô cùng khó để làm cơ quan này ngộ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế đang gấp đến hàng chục lần như thế. Thậm chí nếu nền kinh tế Việt Nam sa chân vào khủng hoảng, hầu như chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp ở đất nước này còn có thể vượt quá con số 26% và 27% hiện thời ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ðiều được coi là “triển vọng” như trên đang khiến cho trách nhiệm của nền xã hội dân sự sơ khai ở Việt Nam thêm nặng gánh. Thế nhưng ra tuyên bố thì dễ, nhưng phải bắt đầu từ đâu và như thế nào để tuyên bố không chỉ là lời nói?
Một thực tế phũ phàng của xã hội dân sự là do bị đàn áp ngay từ trong trứng nước từ những năm trước, cho tới nay hệ thống chân rết để xây dựng một tổ chức công đoàn độc lập đã hầu như tan rã. Thiếu chuyên môn đã đành, lại càng thiếu lực lượng và đặc biệt là thiếu những nhân tố dám dấn thân. Chưa kể thiếu cả những phương tiện làm việc và kinh phí sinh hoạt tối thiểu...
Giấc mơ của cánh chim báo bão
“Trở về ngoài đời mới thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Thật đúng như một giấc mơ! Em cứ tự hỏi làm sao mà các anh lại hy sinh và làm được nhiều như thế trong những năm qua?” - Minh Hạnh thốt lên với tôi, giọng rổn rảng đầy âm sắc. Còn tôi lại thật sự xấu hổ: “Làm sao có được giấc mơ này, nếu không có những người đi đầu hy sinh như Hạnh?”
Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã hoàn tất phần đầu của giấc mơ ấy. Nhưng không có nghĩa là giấc mơ đã trọn vẹn. Những gì mà những người con của xã hội dân sự Việt Nam sẽ cần làm là đừng khiến sự hy sinh của Chương, Hùng, Hạnh bị vô nghĩa.
Trong hoàn cảnh vẫn hầu như nguyên vẹn khó khăn thuộc về nội lực như hiện thời, khả năng có thể khả thi nhất mà các hội đoàn dân sự có thể đáp ứng ngay trước mắt là xây dựng một tổ chức như “Ủy Ban Hỗ Trợ Công Ðoàn Ðộc Lập.” Tổ chức này sẽ chỉ mang chức năng tư vấn và sẽ giúp cho công nhân một số kiến thức về pháp lý nhằm xây dựng yêu sách và phương pháp đấu tranh để tổ chức đình công. Nhưng tổ chức này cũng là tiền đề để hình thành loại hình công đoàn độc lập của công nhân sau này.
Xã hội dân sự đang mở ra, dân chủ lao động cũng bắt buộc phải khoáng đạt hơn, người công nhân sẽ cần đến sự chia sẽ không chỉ bằng lời nói của các tổ chức dân sự độc lập. Ngay trước mắt, một tổ chức phi chính phủ tư vấn cho công nhân sẽ là điểm nhấn của giấc mơ tiếp theo về công đoàn độc lập. Sau đó, giấc mơ sẽ đi tiếp chặng đường còn lại của nó, để những cánh chim báo bão như Minh Hạnh sẽ trở lại tư thế sải cánh tự do.
Rất ít người biết được khung cảnh ra đời của bản tuyên bố ủng hộ Công Ðoàn Ðộc Lập. Hoàn toàn không phải trong phòng hội nghị máy lạnh tại những khách sạn đài các ở Sài Gòn, cũng chẳng được trang điểm bởi những bộ complê đúng điệu của các quan khách, gian bếp mái tôn nóng rẫy - chỗ duy nhất của chùa Liên Trì có thể kê được nhiều bàn ghế - đã trở nên một địa danh lịch sử của 16 tổ chức xã hội dân sự độc lập không cà vạt. Lần đầu tiên từ năm 1975, các hội nhóm dân sự mới họp mặt đông đủ và đồng nguyên đến thế, tạo nên bầu không khí mà ai đó phải ví là “Hội Nghị Diên Hồng thu nhỏ.”
Câu chuyện góp mặt chưa có tiền lệ trên diễn ra vào ngày 5 tháng 6, 2014, tức 3 tuần trước thời điểm nữ tù nhân lương tâm - nhà hoạt động công đoàn Ðỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện từ chốn lao tù 4 năm 4 tháng.
Quay về dĩ vãng năm 2010, Minh Hạnh cùng hai người bạn là Ðoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã ghi dấu ấn chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ thời điểm năm 1975: xúc tác cho một cuộc đình công lên đến hàng chục ngàn người tại công ty giày Mỹ Phong. Toàn bộ chính quyền sở tại đã bị bất ngờ và do đó mang một nỗi thâm thù xấu bụng tệ hại đối với ba bạn trẻ này.
Hậu quả cay nghiệt sau đó thì ai cũng biết: những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam bị xử tù giam từ 7 đến 9 năm.
Trong “Hội nghị Diên Hồng thu nhỏ” ở chùa Liên Trì vào đầu tháng 6, 2014, một nét rất mới và lạ là các hội đoàn dân sự đã tổ chức bàn luận chuyên đề về làm thế nào để xây dựng tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam. Lẽ đương nhiên, những cái tên như Chương, Hùng, Hạnh được mọi người nhắc đến với tình cảm khâm phục không che giấu.
Một tuần sau cuộc họp ở chùa Liên Trì, bắt đầu có tin tức không chính thức về chuyện Minh Hạnh có thể được ra tù sớm. Tuy nhiên vào lúc đó, chẳng mấy người tin vào khả năng này, đơn giản là bởi quá nhiều người đã mất mát quá nhiều niềm tin vào một sự thành tâm dù chỉ tối thiểu của chế độ cầm quyền.
Chỉ đến những ngày cuối tháng 6, 2014, không khí mới òa vỡ. Chỉ kém sôi động đôi chút so với trường hợp Phương Uyên được trả tự do bất ngờ tại tòa Long An vào tháng 8, 2013, giới dân chủ và bất đồng chính kiến trúc mừng Minh Hạnh và chúc tụng nhau bằng những lời lẽ nhiệt thành nhất. Người ta bất ngờ cảm nhận bóng dáng của mô hình công đoàn độc lập đang hiện ra ở một góc khuất nào đó của cung đường đấu tranh dân chủ. Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã bay được một phần của chặng đường xa xôi.
Nhưng còn những năm tháng sắp đến, mọi chuyện sẽ diễn tiến như thế nào?
Công đoàn độc lập
Câu chuyện Nhà Nước Việt Nam bắt buộc phải thả Minh Hạnh mà chẳng thể đính kèm được một điều kiện nào, cũng như việc Minh Hạnh đã tự do toàn vẹn mà không bị cơ chế quản chế giằng kéo, đã bật ra một hàm ý có tính chứng nghiệm rất sắc sảo: thì ra cuộc đấu tranh kéo dài đằng đẵng nhiều năm qua của những nhà tranh đấu chuyên về quốc tế vận như tổ chức Lao Ðộng Việt đã không phải vô nghĩa... Thì ra cuối cùng giới dân chủ trong và ngoài Việt Nam cũng đã cách nào đó làm lay động được giới chính khách Hoa Kỳ. Bằng chứng gần gũi và sống động nhất là có đến hai phần ba nghị sĩ Ðảng Dân Chủ ở Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thỏa mãn nhu cầu về thành lập công đoàn độc lập và trả tự do vô điều kiện cho Ðỗ Thị Minh Hạnh nếu muốn được chấp nhận tham gia vào Hiệp Ðịnh TPP.
Lần thứ hai, sau lần thứ nhất vào tháng 8, 2013, nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cảm thức về một bước ngoặt nào đó, dù chưa định hình, nhưng đang lộ dần triển vọng của xã hội dân sự ở đất nước này.
Cũng vào những ngày này, một cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các tổ chức hội đoàn. Mọi người bàn thảo về khả năng cần thành lập ngay một tổ chức công đoàn độc lập để giúp cho yêu sách tăng lương và hỗ trợ các cuộc đình công của công nhân.
Không khó nhớ lại rằng vào tết năm 2014, lần đầu tiên từ thời “giải phóng,” có đến 15 tỉnh phải đồng loạt xin cứu đói. Tình hình này lại đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi được mệnh danh là “quê hương cách mạng” như Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thanh Hóa. Trong khi đó, có đến hàng chục ngàn doanh nghiệp ở miền Tây Nam Bộ không có tiền trả lương cho công nhân. Không chỉ bị nợ lương, ở nhiều nơi công nhân còn bị ép phải làm việc hàng chục tiếng đồng hồ mỗi ngày với mức lương rẻ mạt. Vậy là diễn ra một khung cảnh thảm thiết chưa từng có: hàng trăm ngàn công nhân phải nằm lì ăn Tết trong nhà trọ vì không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê. Ðây đó đã hiện ra cảnh công nhân ngất xỉu vì đói.
Nền kinh tế Việt Nam, bị lũng đoạn kinh khủng bởi các nhóm lợi ích và giới chính khách, đang tiến như vũ bão đến thời điểm Minsky - một thuật ngữ chỉ báo thực trạng các doanh nghiệp con nợ không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng những món vay. Khi đó, ai dám bảo đảm là sẽ không nổ ra một cuộc khủng hoảng và làm cho vài triệu công nhân phải ra đường?
Ðã đến lúc không còn có thể trông chờ vào một tình cảm hồi tâm của các cơ quan quản lý lao động Việt Nam. Một khi Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội vẫn không hề muốn thay đổi tỷ lệ báo cáo chỉ có 2% người thất nghiệp trên toàn quốc, sẽ vô cùng khó để làm cơ quan này ngộ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế đang gấp đến hàng chục lần như thế. Thậm chí nếu nền kinh tế Việt Nam sa chân vào khủng hoảng, hầu như chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp ở đất nước này còn có thể vượt quá con số 26% và 27% hiện thời ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ðiều được coi là “triển vọng” như trên đang khiến cho trách nhiệm của nền xã hội dân sự sơ khai ở Việt Nam thêm nặng gánh. Thế nhưng ra tuyên bố thì dễ, nhưng phải bắt đầu từ đâu và như thế nào để tuyên bố không chỉ là lời nói?
Một thực tế phũ phàng của xã hội dân sự là do bị đàn áp ngay từ trong trứng nước từ những năm trước, cho tới nay hệ thống chân rết để xây dựng một tổ chức công đoàn độc lập đã hầu như tan rã. Thiếu chuyên môn đã đành, lại càng thiếu lực lượng và đặc biệt là thiếu những nhân tố dám dấn thân. Chưa kể thiếu cả những phương tiện làm việc và kinh phí sinh hoạt tối thiểu...
Giấc mơ của cánh chim báo bão
“Trở về ngoài đời mới thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Thật đúng như một giấc mơ! Em cứ tự hỏi làm sao mà các anh lại hy sinh và làm được nhiều như thế trong những năm qua?” - Minh Hạnh thốt lên với tôi, giọng rổn rảng đầy âm sắc. Còn tôi lại thật sự xấu hổ: “Làm sao có được giấc mơ này, nếu không có những người đi đầu hy sinh như Hạnh?”
Cánh chim báo bão Ðỗ Thị Minh Hạnh đã hoàn tất phần đầu của giấc mơ ấy. Nhưng không có nghĩa là giấc mơ đã trọn vẹn. Những gì mà những người con của xã hội dân sự Việt Nam sẽ cần làm là đừng khiến sự hy sinh của Chương, Hùng, Hạnh bị vô nghĩa.
Trong hoàn cảnh vẫn hầu như nguyên vẹn khó khăn thuộc về nội lực như hiện thời, khả năng có thể khả thi nhất mà các hội đoàn dân sự có thể đáp ứng ngay trước mắt là xây dựng một tổ chức như “Ủy Ban Hỗ Trợ Công Ðoàn Ðộc Lập.” Tổ chức này sẽ chỉ mang chức năng tư vấn và sẽ giúp cho công nhân một số kiến thức về pháp lý nhằm xây dựng yêu sách và phương pháp đấu tranh để tổ chức đình công. Nhưng tổ chức này cũng là tiền đề để hình thành loại hình công đoàn độc lập của công nhân sau này.
Xã hội dân sự đang mở ra, dân chủ lao động cũng bắt buộc phải khoáng đạt hơn, người công nhân sẽ cần đến sự chia sẽ không chỉ bằng lời nói của các tổ chức dân sự độc lập. Ngay trước mắt, một tổ chức phi chính phủ tư vấn cho công nhân sẽ là điểm nhấn của giấc mơ tiếp theo về công đoàn độc lập. Sau đó, giấc mơ sẽ đi tiếp chặng đường còn lại của nó, để những cánh chim báo bão như Minh Hạnh sẽ trở lại tư thế sải cánh tự do.
TP. HCM kết án 10 người tham gia bạo động
Tòa án TP. HCM hôm 4/7 đã tuyên án 10 người vì tội 'Gây rối trật tự
công cộng' trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm.
Phiên tòa diễn ra cùng ngày với thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó cho biết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bạo động sẽ được vay vốn ngoại tệ để có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất.
Phiên tòa diễn ra cùng ngày với thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó cho biết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bạo động sẽ được vay vốn ngoại tệ để có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất.
Chín người trong số này lãnh 6 tháng tù giam, trong khi một người bị
tuyên phạt bốn tháng tù treo do "chưa đủ tuổi vị thành niên và gia đình
có công với cách mạng", báo Nhân Dân cho biết.
Theo cáo trạng được báo này dẫn lại, các bị cáo đã "lợi dụng cuộc tuần hành" chiều 13/5 của công nhân Bình Dương để kéo sang các khu công nghiệp ở quận Thủ Đức nhằm đập phá doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc.
Ý định trên đã "bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời", cáo trạng cho biết.
Cũng theo cáo trạng, những người này đã "dùng gạch đá, bom xăng, xe máy đâm thẳng vào lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ, khiến cho 16 người bị thương."
"Vụ đập phá này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp ở Thủ Đức là 24 triệu đồng tài sản và 140 triệu đồng tiền thiết bị".
Áp lực đền bù Theo cáo trạng được báo này dẫn lại, các bị cáo đã "lợi dụng cuộc tuần hành" chiều 13/5 của công nhân Bình Dương để kéo sang các khu công nghiệp ở quận Thủ Đức nhằm đập phá doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc.
Ý định trên đã "bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời", cáo trạng cho biết.
Cũng theo cáo trạng, những người này đã "dùng gạch đá, bom xăng, xe máy đâm thẳng vào lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ, khiến cho 16 người bị thương."
"Vụ đập phá này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp ở Thủ Đức là 24 triệu đồng tài sản và 140 triệu đồng tiền thiết bị".
Đây là một trong nhiều phiên tòa xét xử nghi phạm tham gia các vụ 'bạo động, gây rối và hôi của' nhắm vào một số doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài trong thời gian qua.
Bạo động bắt nguồn từ các cuộc tuần hành chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh và khu vực phía nam hồi tháng Năm đã khiến nhiều cơ sơ sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan, bị hư hại.
Các vụ xung đột cũng đã khiến ít nhất hai công dân Trung Quốc thiệt mạng.
Bắc Kinh và Đài Bắc đã yêu cầu Hà Nội phải đền bù cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.
Hồi cuối tháng Sáu, chính quyền Việt Nam thông báo đã bắt đầu bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại qua hình thức tiền bảo hiểm và hoàn thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng được hoãn nộp số thuế còn nợ.
Mới gần đây, tập đoàn Formosa của Đài Loan đã đề xuất với chính phủ Việt Nam về việc thành lập đặc khu kinh tế tại Vũng Áng, động thái bị giới chuyên gia trong nước chỉ trích là nhân vụ bạo động để 'gây khó dễ'.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng Bảy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được báo trong nước dẫn lời nói một số đề xuất của Formosa "hiện pháp luật Việt Nam không quy định nên Chính phủ không đồng ý".
Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng Nhà nước hôm 4/7 đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại do các vụ bạo động, báo trong nước đưa tin.
Theo đó, các doanh nghiệp này có thể vay vốn bằng ngoài tệ từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản cho phép doanh nghiệp bị thiệt hại nặng tại Bình Dương được nhập máy móc, thiết bị từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan như hàng hóa thông thường mà không cần văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kinh tế VN: Làm sao để giảm lệ thuộc vào TQ?
Là một nước nhỏ về cả dân số lẫn diện tích và ở sát cạnh Trung quốc,
Việt Nam không thoát khỏi phụ thuộc vào nước láng giềng khổng lồ tham
lam và xảo quyệt. Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều về chính trị
và cả về kinh tế. Bài phân tách này trước hết sẽ trình bầy về quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc về phương diện kinh tế. Tiếp theo sẽ là phần
nhận xét lợi hại của quan hệ này. Sau cùng là một vài đề nghị để kinh
tế Việt Nam giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào cuối năm 1991. Kể từ đó buôn bán giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng. Trị giá tổng số hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc tăng từ 692 triệu Mỹ kim vào năm 1995 đến 50.2 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Theo một dự đoán, trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước có thể lên tới 60 tỉ Mỹ kim vào 2015. 1/
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào cuối năm 1991. Kể từ đó buôn bán giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng. Trị giá tổng số hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc tăng từ 692 triệu Mỹ kim vào năm 1995 đến 50.2 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Theo một dự đoán, trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước có thể lên tới 60 tỉ Mỹ kim vào 2015. 1/
Trong vài năm đầu, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nhiều
hơn nhập cảng từ quốc gia này ở mức độ khiêm nhường với trung bình hàng
năm vào khoảng 41 triệu Mỹ kim. Nhưng kề từ 2001 đến nay, cán cân
thương mại (trade balance) ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Nhập siêu
(trade deficit) tăng từ 189 triệu Mỹ kim lên đến 23.7 tỉ Mỹ kim. Đấy là
chưa kể số hàng nhập lậu đáng kể qua biên giới ở những nơi như Mống
Cái và Lạng Sơn.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều nguyên phụ liệu, thành phẩm hóa chất, và máy móc dùng cho việc sản xuất. Riêng về ngành dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50-60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như da làm giầy dép, vải và lụa để làm quần áo. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm khoáng sản thô như than, quặng sắt. dầu thô, nông lâm sản, thủy sản và đồ thủ công. Khoảng 80% cao su, 40% gạo, 70% thanh long xuất khẩu của Việt Nam bán cho Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào Trung Quốc
Bức tranh mô tả cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trên đây cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào nước láng giềng phương bắc quả thật là rất đáng e ngại. Nhưng phân tách sự kiện này một cách quy mô hơn, chúng ta thấy tình trạng này chưa đến nỗi vô vọng.
Thật vậy, theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam so với trị giá tổng số thương vụ vào năm 2013 của Việt Nam với thế giới 264.3 tỉ Mỹ kim, phần của Trung Quốc tuy dẫn đầu nhưng chỉ chiếm khoảng 19%, so với con số của Hoa Kỳ là 11%, Hàn Quốc 10.3%, Nhật 9.6%, Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) 15.1%, Liên Hiệp Âu Châu (EU) 12.7%, và các nước còn lại 32.6%.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều nguyên phụ liệu, thành phẩm hóa chất, và máy móc dùng cho việc sản xuất. Riêng về ngành dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50-60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như da làm giầy dép, vải và lụa để làm quần áo. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm khoáng sản thô như than, quặng sắt. dầu thô, nông lâm sản, thủy sản và đồ thủ công. Khoảng 80% cao su, 40% gạo, 70% thanh long xuất khẩu của Việt Nam bán cho Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào Trung Quốc
Bức tranh mô tả cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trên đây cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào nước láng giềng phương bắc quả thật là rất đáng e ngại. Nhưng phân tách sự kiện này một cách quy mô hơn, chúng ta thấy tình trạng này chưa đến nỗi vô vọng.
Thật vậy, theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam so với trị giá tổng số thương vụ vào năm 2013 của Việt Nam với thế giới 264.3 tỉ Mỹ kim, phần của Trung Quốc tuy dẫn đầu nhưng chỉ chiếm khoảng 19%, so với con số của Hoa Kỳ là 11%, Hàn Quốc 10.3%, Nhật 9.6%, Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) 15.1%, Liên Hiệp Âu Châu (EU) 12.7%, và các nước còn lại 32.6%.
Một cách khách quan, những con số trên đây cho thấy phần đóng góp của
Trung Quốc trong lãnh vực ngoại thương tương đối đáng kể nhưng không có
tính cách ngự trị. Sở dĩ Việt Nam buôn bán nhiều với Trung Quốc một
phần vì hai nước sát vách nhau và hàng của Trung Quốc mặc dù chất lượng
thấp nhưng rẻ và hợp với túi tiền của đa số người Việt Nam.
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tích lũy tính đến 31-12-2012 là 210.5 tỉ Mỹ kim. Phần của Nhật đứng đầu với 28.7 tỉ Mỹ kim (13.6%), tiếp theo là Đài Loan (12.9%), Singapore (11.8%), và Hàn Quốc (11.8%). Trong khi đó đầu tư của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm một tỉ lệ khiêm nhường lần lượt là 5% và 2.2%.
Số dự án đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2012 là 893, chiếm 6.1% tổng số dự án đầu tư nước ngoài. Trung bình mỗi dự án trị giá 5.3 triệu Mỹ kim. Trong khi đó, Hàn Quốc có 3,197 dự án ở Việt Nam, chiếm 22% của tổng số dự án đầu tư nước ngoài và trung bình mỗi dự án trị giá 7.8 triệu Mỹ kim và Đài Loan với 2,234 dự án, chiếm 15.4% của tổng số dự án đầu tư nước ngoài và trung bình mỗi dự án trị giá 12.1 triệu Mỹ kim. Tiếp theo là Nhật với 1,849 dự án và Singapore với 1,119 dự án. Như vậy trong lãnh vực đầu tư, vai trò của Trung Quốc khá khiêm nhường.
Tiếp theo, chúng ta phân tách tình trạng Việt Nam nợ nước ngoài trong đó có Trung Quốc. Trước hết là số nợ trong Chương Trình Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (Official Development Assistance gọi tắt là ODA). Đây là một chương trình tài trợ quan trọng vì ODA có những ưu điểm là cho vay với lãi suất thấp (dưới 2%), dài hạn (25-40 năm), và một phần trong nguồn vốn là tiền viện trợ không phải hoàn trả.
Theo thống kê của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Co-operation and Development viết tắt là OECD), gồm 34 quốc gia hội viên có nền kinh tế tiên tiến nhất, trong thời gian 2000-2012 ODA đã giải ngân cho Việt Nam 31.2 tỉ Mỹ kim từ nhiều nước phát triển trong đó có Nhật (đứng đầu với 10 tỉ Mỹ kim), Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Đan mạch, Thụy Điển, Na Uy, Canada và Hoa Kỳ. Các tổ chức tài trợ đa phương như Ngân Hàng Thế Giới qua chương trình Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (International Development Association – IDA) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank viết tắt là ADB) qua Quỹ Đặc Biệt (Special Funds) đã cho Việt Nam vay 11.3 tỉ Mỹ kim dưới hình thức ODA cùng trong thời gian kể trên. Trong khi đó, OECD không báo cáo món nợ ODA nào từ Trung Quốc.
Về những khoản nợ nước ngoài khác, theo báo cáo gần đây của Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ Trưởng Tài Chánh với Quốc Hội Việt Nam, “Việt Nam vay tiền của Trung Quốc để thực hiện các dự án là không nhiều. Trong đó, đầu tư vào thị trường chứng khoán của Trung Quốc chỉ chiếm 0.33% quy mô giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trung Quốc có hai nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào hai tập đoàn và công ty, nhưng không có gì đáng lo ngại, vì đây đều là những nhà đầu tư dài hạn.”2/
Rất tiếc rằng Ông Dũng từ chối không cho biết những con số cụ thể về các khoản nợ Trung Quốc vì tính chất nhậy cảm của vấn đề này.
Tham gia vào những hiệp ước thương mại quốc tế
Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là tham gia vào những hiệp định thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết hai hiệp định thương mại quan trọng trong quá khứ là Hiệp Định Song Phương với Hoa Kỳ vào năm 2001 và sau đó là gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization viết tắt là WTO) vào năm 2007. Việt Nam đang thương thuyết sáu hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement – FTA) khác là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) với 11 quốc gia khác không có Trung Quốc, FTA với Liên Hiệp Âu Châu, FTA với Hàn Quốc, FTA với Na Uy – Thụy Sỹ – Iceland – Liechtenstein, FTA với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, và Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện giữa các nước ASEAN.
TPP, FTA với Liên Hiệp Âu Châu, và FTA với Hàn Quốc trong những hiệp định vừa kể trên là ba hiệp ước sẽ có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất đến kinh tế Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.
Mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa (GDP) là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam mà không bị Trung Quốc cạnh tranh. Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”3/
Theo Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam có thể tăng trên 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông có thể tăng khoảng 13% và giá trị xuất khẩu có thể tăng lên gần 35% sau khi Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam ký kết FTA.
Hàn Quốc đầu tư rất nhiều vào lãnh vực sản xuất điện tử tại Việt Nam với những dự án quy mô lớn như của Samsung hay LG, nhưng các công ty này vẫn phải nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc. Thí dụ như Samsung Vietnam xuất khẩu điện thoại di động thông minh Galaxy trị giá 23.3 tỉ Mỹ kim, nhưng đã phải nhập khẩu vi mạch và linh kiện từ Samsung China trị giá 21.3 tỉ Mỹ kim. Khi FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc nữa vì các công ty Hàn Quốc sẽ đến xây dựng nhà máy tại Việt Nam để được hưởng quy chế thuế thấp do hiệp định thương mại này quy định. Điều đó sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 4/
Tương tự như trong lãnh vực điện tử, một khi Việt Nam gia nhập TPP, các nhà máy làm vải, lụa, khuy áo và chế tạo da sẽ được xây cất tại Việt Nam để được hưởng thuế ưu đãi đối với hàng dệt may và giầy dép. Như vậy số lượng nguyên liệu nhập cảng từ Trung Quốc sẽ tự động giảm xuống.
Nói tóm lại, tham gia vào những thương ước đa phương vừa kể trên là một cách giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu, vốn, kỹ thuật và ngay cả nhân lực. Do đó, kinh tế Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chấm dứt những mãnh lới buôn bán bất chính của thương gia Trung Quốc
Ngoài việc tiến dần đến độc quyền nguy hiểm về xuất nhập khẩu trong một số lãnh vực, thương gia Trung Quốc còn có những thủ đoạn buôn bán bất chính gây thiệt hại cho những nhà sản xuất Việt Nam. Một số bài tường thuật trên báo mạng cho thấy rằng thương gia Trung Quốc đi đến từng ruộng vườn để thu mua các cây con, rễ tiêu, lá điều và ngọn cây làm hư hại mùa màng hay thu mua đỉa mang tính cách phá hoại nông nghiệp. Thương gia Trung Quốc còn nâng giá giả tạo một số nông sản như khoai lang và dưa hấu làm cho nông dân Việt Nam ham lợi tăng gia sản xuất. Vài mùa sau, khi thương gia Trung Quốc không trở lại thu mua nữa, các loại nông sản trở thành ế ẩm khiến cho nông dân Việt Nam buộc phải hạ giá. 5/ Trước 1975 cũng đã xẩy ra những vụ tương tự tại miền Nam Việt Nam như vụ thu mua chim cút, khiến nhiều công chức quân nhân đã nghèo lại còn nghèo thêm.
Trung Quốc còn gây khó khăn cho các nông sản xuất khẩu của Việt Nam bằng cách thường xuyên trì hoãn các xe chuyên chở ở biên giới. Chủ nhân của hàng ngàn xe dưa hấu, vải, và rau tươi của Việt Nam mắc kẹt tại đây, nhiều khi buộc phải hạ giá để giảm bớt một phần nào lỗ lã. 6/
Việt Nam cần phải chấm dứt những mánh lời buôn bán bất chính này của Trung Quốc để bảo vệ nông dân và nông phẩm của Việt Nam, chống lại sự lũng đoạn thị trường Việt Nam của Trung Quốc. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là việc giáo dục và phổ biến tin tức về giá cả và thị trường đến nông dân. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có trách nhiệm về vấn đề này. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm giải tỏa những khó khăn ở biên giới. Nếu không được thì phải nhờ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) can thiệp.
Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án tại Việt Nam
Vào cuối năm 2009, các công ty kỹ thuật Trung Quốc đảm nhận nhiều dự án với trị giá tổng cộng lên đến 15.4 tỉ Mỹ kim. Các nhà thầu Trung Quốc thực hiện 90% dự án xây cất những nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam, từ đầu tới cuối, không sử dụng bất cứ thứ gì của Việt Nam. Tương tự như vậy, trong tổng số 24 nhà máy xi măng ở Việt Nam, 23 nhà máy do Trung Quốc xây cất. Đây là một ấn đề gây nhiều bất mãn trong quần chúng và các chuyên gia tại Việt Nam hiện nay. Theo Cô Lê Hồng Hiệp, Giảng Sư tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam tại Hà Nội, có hai lý do khiến cho các công ty Trung Quốc thành công trong ngành đấu thầu. Thứ nhất là khi cho vay vốn ưu đãi các nhà thầu Trung Quốc đặt một số điều kiện. Thứ hai là các nhà thầu Trung Quốc áp dụng những chiến thuật kinh doanh uyển chuyển. Tuy nhiên cần phải kể đến yếu tố thứ ba là giá đấu thầu của những công ty Trung Quốc khá thấp so với những giá thầu của những công ty khác.
Những điều kiện để được vay vốn ưu đãi thường là Việt Nam phải dùng nhà thầu Trung Quốc, kỹ thuật, đồ trang bị, và dịch vụ của Trung Quốc. Đối với những dự án không dùng vốn Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể thắng được nhờ cho giá tương đối khá thấp theo luật đấu thầu của Việt Nam, bất kể tiêu chuẩn kỹ thuật. Vấn đề là sau khi trúng thầu, những công ty Trung Quốc thường thuyết phục những cơ quan sở hữu dự án thay đổi các điều khoản của hồ sơ thầu để giảm chi phí hoặc có khi phe lờ những điều kiện này. Ngoài ra, những công ty Trung Quốc ưa thích dùng công nhân Trung Quốc hơn với lý do ngôn ngữ và kỹ năng. Một số phúc trình cho thấy rằng nhiều nhà thầu Trung Quốc hoàn tất dự án không đúng tiêu chuẩn đã ấn định như chậm trễ, chất lượng kém.7/ Các nhà thầu Trung Quốc còn mang những máy móc thiết bị công nghệ cũ để dùng cho những dự án họ trúng thầu. 8/
Ông Đặng Ngọc Tùng, một đại biểu Quốc Hội, đã chất vấn Bộ Tài Chánh Việt Nam rằng “vì sao nhà thầu Trung Quốc thường xuyên không hoàn thành hợp đồng đúng hạn, chất lượng các công trình không bảo đảm, giá thành các công trình thường tăng cao hơn dự kiến, không sử dụng nhân công Việt Nam, song có tới 90% dự án phát triển nguồn điện và 80% dự án phát triển hạ tầng giao thông vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc ?”
Nhiều thắc mắc tương tư như trên đã từng được báo chí, các cuộc hội thảo và các hội nghị thường xuyên mang ra bàn cãi, nhưng chưa được nhà nước Việt Nam trả lời. Có một vài lý do gây ra tình trạng đấu thầu bừa bãi này theo những ý kiến thâu thập từ các bài báo phổ biến trên Internet. Thứ nhất là các cơ quan quản lý, đặc biệt là các cơ quan cấp phép cho các dự án đã không hoàn tất trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các dự án. Thứ hai, các nhà thầu Trung Quốc hối lộ những cơ quan quản lý dự án để được bao che. Do đó chính người Việt Nam làm hại chính đất nước của họ.
Hiện nay Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đang duyệt xét lại luật đấu thầu để cho phép những chủ dự án có thể loại bỏ những nhà thầu thiếu khả năng cho dù họ có cho giá thầu thấp. Những công ty trúng thầu sẽ buộc phải ưu tiên sử dụng nhân công Việt Nam cũng như vật liệu, trang bị và dịch vụ có sẵn ở địa phương. Đây cũng chính là những mục tiêu căn bản của kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả dùng những dự án thầu đề huấn luyện nhân công trong nước.
Việt Nam là một quốc gia hội viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế. Do đó Việt Nam phải tuân theo luật WTO. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật và hành chánh để bảo đảm dự án phải được thực hiện theo ý muốn, miễn là những tiêu chuẩn này áp dụng đồng đều cho tất cả những nhà thầu, không phân biệt quốc tịch.
Kết luận
Trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam không thể độc lập hoàn toàn với Trung Quốc và ngược lại, nhưng kinh tế Việt Nam cũng không thể phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, trước hết, Việt Nam cần phải cố gắng tự sản xuất những hàng hóa tiêu thụ hàng ngày mà mình có thể làm lấy được và phải làm tốt hơn hàng của Trung Quốc và đặc biệt chú trọng đến sự an toàn.
Người tiêu thụ cần phải bỏ thói quen mua hàng rẻ nhưng chất lượng thấp của Trung Quốc. Mặt khác phải hỗ trợ hàng Việt Nam nhất là trong hoàn cảnh Trung Quốc đang xâm lăng Việt Nam. Mua hàng Việt Nam là góp phần vào việc bảo vệ đất nước.
Việt Nam cần phải cải tổ chế độ đầu thầu và ra luật nghiêm trị những kẻ ăn hối lộ và bao che các nhà thầu. Chú trọng đến chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thay vì giá thầu. Khuyến khích nhiều nhà thầu khác nhau thực hiện các dự án thay vì để cho Trung Quốc gần như độc quyền trong một vài lãnh vực trọng yếu (năng lượng và xây cất hạ tầng) như hiện nay.
Việt Nam cần hủy bỏ những xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, đặc biệt công nghệ cao, để tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, giúp sản xuất những sản phẩm tiêu thụ cho người Việt và những nguyên liệu cần thiết cho những công nghiệp chính của Việt Nam như may mặc và giầy ép. Kế hoạch phát triển trồng 1,000 ha bông tại tỉnh Ninh Thuận là một việc cần sớm thực hiện.
Việt Nam từng xuất khẩu ồ ạt những số lượng than rất lớn sang Trung Quốc, kể cả một lượng 1 triệu tấn than xuất khẩu lậu, với giá rẻ so với giá trị trường quốc tế, mặc dù biết rằng Việt Nam cũng rất cần nguồn năng lượng có sẵn này để phát triển. Người ta nghi ngờ có sự chia chác trong vụ mua bán than này làm cho Việt Nam thất thu khoảng 1 tỷ Mỹ kim. 9/ Tuy nhiên Việt Nam lại nhập cảng điện từ Trung Quốc với giá cao gấp ba lần giá điện ở Việt Nam. Như đã tiên liệu, mới đây Việt Nam thiếu than đã phải nhập cảng than từ Nam Dương, cùng một loại than mà Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc. Việt Nam cũng xuất cảng cao su qua Trung Quốc, nhưng lại nhập cảng lốp xe từ Trung Quốc. Không có một chánh sách kinh tế nào phi lý hơn thế. Vì vậy Việt Nam cần phải cải tổ chính sách xuất nhập khẩu, nhất là với Trung Quốc.
Sau hết và quan trọng hơn cả là tham gia vào những thương ước đa phương đặc biệt là Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.
Chúng ta không biết CSVN có cam kết gì với Trung Quốc ở hậu trường hay không. Nhưng chúng ta thấy rõ rằng người đồng chí hàng xóm khổng lồ không hề dí súng vào đầu người anh em Việt Nam để bắt buộc Việt Namphải buôn bán với họ. Phần lớn những giải pháp khả thi giúp kinh tế Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay chánh quyền Hà Nội và người dân Việt Nam.
Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
————————————
Chú thích:
1/ Carlyle Thayer, “Oil Rig Crisis Threatens Booming China-Vietnam Ties,” World Politics Review, June 3, 2014.
2/ Thành Chung, “Việt Nam Không Vay Nợ Nhiều Của Trung Quốc,” Báo Điện Tử Chính Phủ, 11-6-2014.
3/ Hoài Hương & Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội,” VOA, 20-8-2013.
4/ Thùy Trang, “FTA Giúp Giảm Lệ Thuộc Vào Trung Quốc,” Nhịp Cầu Đầu Tư, 23-6-2014.
5/ Thành Luận, “Phụ Thuộc Trung Quốc: Việt Nam Rơi Vào Điều Tối Kỵ” Đất Việt, 23-6-2014.
6/ Phạm Chi Lan, “Giảm Phụ Thuộc Về Kinh Tế Để Đề Phòng Trung Quốc Chơi Xấu,” Tiền Phong, 10-6-2014.
7/ Lê Hồng Hiệp, “The rise of Chinese Contractors in Vietnam,” East Asia Forum, March 14, 2014.
8/ Phạm Chi Lan & Nguyên Vũ, “FDI: Trung Quốc Lo Lách Luật, Chèn Ép Doanh Nghiệp Việt,” Doanh Nghiệp, 7-4-2014.
9/ Hạnh Phúc, “Nghịch Lý Ngành Than: Xuất Khẩu Giá Rẻ, Nhập Lại Giá Cao,” Kinh Doanh Thị Trường, 19-3-2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét