Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Sao lại đi học kẻ thù?

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc điều động tàu tên lửa tấn công nhanh đến giàn khoan HD 981  -(RFA)   —   VN lên án TQ tại LHQ  -(BBC)   —  Nhật muốn Đông Nam Á thoát tay Trung Quốc?  -(RFA)   —   ‘TQ nhiều lần bắt tàu cá của chúng tôi’  -(BBC /nghe)   —    Việt Nam đóng 32 tàu tuần tra mới  -(RFA)
‘Thông tin độc lập’  -(BBC) -  Tổ chức nhà báo độc lập ở Việt Nam ra mắt báo trên mạng.

Việt Nam ‘quan tâm’ tới thông tin Nhật thay đổi chính sách an ninh  -(VOA)   >>> Trung Quốc đẩy Việt Nam, Philippines xích lại gần nhau hơn?  >>>   TQ muốn tăng cường quan hệ với Philippines bất chấp căng thẳng

Việt Nam Thời Báo ra mắt trên Facebook
https://www.facebook.com/vietnamtimes01?ref=hl&ref_type=bookmark
Phạm Chí Dũng : Hội Nhà báo Độc lập, tiếng nói của sự thật  -(RFI)  —  Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt  -(RFA)
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc -Nguyễn công Bằng -(RFA)
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời ít tháng sau khi ra tù  -(RFI)
Đỗ Thị Minh Hạnh: ‘May mắn đã được ở tù’  -(VOA)   —  Đỗ thị Minh Hạnh ra tù : Niềm vui oà vỡ  -(RFA)  —   Nhà đấu tranh Lư Văn Bảy vừa mãn hạn tù  -(RFA)
Trao đổi Thư tín 04.07.2014  -(RFA)   —   VN: Các nhà hoạt động tiếp tục tranh đấu sau thất bại về dự luật hôn nhân đồng tính  -(VOA)
***********************************************
TUYÊN BỐ 6-2014 (cập nhập: 1295 người ký)  – (Boxitvn)  —   Sao lại đi học kẻ thù?- (Boxitvn)
Nhân sự kiện Hội Nhà Báo Độc Lập ra đời- (Boxitvn)
Chi bộ 100 % giơ tay biểu quyết yêu cầu Chính quyền phải kiện ngay Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế- (Boxitvn)-
Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á- (Boxitvn)  – Kurt M. Campbell và Ely Ratner, Foreign Affairs, May/June 2014  – Trần Ngọc Cư dịch
Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 20  -(DCVOnline)   —   Nhạc sĩ Tuấn Khanh – Mơ một tiếng đàn  -(DL)
Tù Nhân Lương Tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời sau một thời gian ngắn mãn hạn tù -(DL)
Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Gửi Người Yêu Và Tin” của Nguyễn Thị Từ Huy -(DL)
Xích Tử – Chiếc máy trợ thính và sự khốn cùng của nền giáo dục -(DL)
Nguyễn Công Bằng – Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc -(DL)   —  http://www.danluan.org/tin-tuc/20140704/le-doc-lap-july-4-cua-hoa-ky”>Vivian – Lễ Độc Lập July 4 của Hoa Kỳ -(DL)
Phong Uyên – Chủ nghĩa TB Nhà nước kiểu Trung Quốc chỉ là chủ nghĩa Tư bản dã man ở Tây phương thời kỳ hậu bán thế kỷ thứ XIX -(DL)
Nhà văn Vũ Thư Hiên gửi bản tham luận của ông (1999) nhân dịp thành lập Hội nhà báo Độc lập Việt Nam  – (VNTB FB)
Làm sao cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tránh bùng nổ  – (Phiatruoc)

Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản - (Phiatruoc)   —   Kiến tạo xã hội học tập – (Phiatruoc)
Thày Đinh Đăng Định (Hoàng Dũng Cdvn)   -(Thongluan)  –  Một câu chuyện nhỏ về Võ Minh Phước – Kỳ 7 (Nguyễn Trung Tôn) -(Thongluan)
Chính trị vá các yếu tố bao hàm bên trong (Hoàng Việt Quốc) -(Thongluan)
Võ Phiến – VĂN HỌC MIỀN NAM TỔNG QUAN (Trích Lời Nói Ðầu) -(DĐTK)
Né “đòn chơi xấu” khi làm ăn với “bậc thầy đút lót Trung Quốc”  -(Dienđan)
Lawfare or Warfare?: History, International Law and Geo-Strategy -(Dienđan)  – Bản ghi nhận (tiếng Anh) của Carl Thayer về cuộc hội thảo quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” trong tháng 6 vừa qua tại Đà Nẵng.(Diplomat)
Thông báo kết thúc chiến dịch vận động nhân quyền  -(Danquyen)
“Thế giới đại đồng” và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh!  -(Danquyen)
The Economist tuần này (28/6) : Ba lan hiện đang là ngôi sao sáng nhất trong số các nước cựu XHCN Đông Âu  -(Giang Lê FB) –
NHÂN KỶ NIỆM 100 NGÀY THẦY PHÊRÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH VỀ CÕI VĨNH HẰNG  -(Huỳnh ngọc Chênh)
Đỗ Thị Minh Hạnh nói chuyện tại cuộc họp các cộng đoàn Xã hội Dân sự  – (Nguyễn tường Thụy)
 Sống dân chủ không dễ  -(Ngô nhân Dụng -NV)
Từ khủng bố đến nổi dậy và độc lập -(Mục hồ sơ -NV)
 
 Chợ trời Hà Nội vào Tháng Bảy, 1954, những gia đình dự định di cư vào Nam đem bày bán đủ thứ trên vỉa hè, lề phố. (Ảnh trích lại từ Việt Sử Khảo Luận của Hoàng Cơ Thụy)
Hà Nội, Tháng Bảy 1954  -(Viên Linh -NV)
Báo Sống và những lần nhà văn Chu Tử bị ám sát  -(Du tử Lê -NV)

Thông tin mới vụ Trung Quốc bắt 6 ngư dân Quảng Ngãi  -(ĐV)   >>>    Nga chính thức phê duyệt hợp tác vũ trụ với Việt Nam      >>>   Trung Quốc thú nhận hành vi sai trái trên Biển Đông   >>>>   Nếu TQ tạm đóng cửa khẩu: Việt Nam phải thận trọng vì…
 Nhật có thể viện trợ ODA cho quân đội Việt Nam, Philippines  -(Bizlive)   —   Tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ áp sát tàu Việt Nam  -(Bizlive)
 Báo TQ lại gắn lời TBT Nguyễn Phú Trọng, dọa thêm tàu chiến  -(GDVN)   >>>   Báo Trung Quốc: Nhật Bản lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc
 “Cậu ơi, bọn chúng chĩa súng về tàu cháu…”  -(Dân trí)   >>>   Danh tính 6 ngư dân bị Trung Quốc giam giữ   >>>  Trung Quốc xác nhận bắt tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông     >>>    Bắt giữ 6 ngư dân VN: Trung Quốc “đầu độc thêm” căng thẳng
 Tình hình biển Đông ngày 5/7  -(DT)   >>>  Phóng viên Úc và 5 ngày trong khu vực giàn khoan Trung Quốc   —Họ đã tự lột mặt nạ “trỗi dậy hòa bình”?  -(Dân trí)     >>>    “Không quỳ gối, run sợ trước bất kỳ sức mạnh bạo tàn nào”   ***Vậy mà có khối đứa mọp bưng bô cho Trung cộng

 EVN nhầm nhọt thu tiền điện của dân, lỗi do thời tiết?  -(ĐV)   >>>    Nông dân Thái Bình làm “nhà máy điện”, cạnh tranh EVN   —   Ý kiến: Một cách để không tăng giá điện  -(Bizlive)
Dân bị đánh “đúng quy trình”, không liên quan “người lạ”!  -(ĐV) – Khi người vi phạm giao thông cự cãi với cảnh sát, họ thường “ngẫu nhiên” va chạm với một nhóm “người lạ”.
 Quan giàu nước mạnh?  -(GDVN)
 Người thân 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt khóc gọi tên con -(MTG)  —  Vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ: Bàng hoàng kể lại vụ việc  -(TN)

Tin buồn: Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã qua đời vì bị nhiễm HIV trong nhà tù cộng sản -(DLB)
 Hong Kong Thách thức Bắc Kinh  -Video --(DLB)  —-   “World Cup Báo chí”: CHXHCNVN lọt vào “Chung Kết”-(DLB)
 Kinh tế Việt Nam: Làm sao để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc?-(DLB)
 Nguyễn Tiến Trung: Chào mừng Hội nhà báo độc lập!-(DLB)   —    Bàn về “thoát Trung” -Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao)
 Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 8): Một câu chuyện nhỏ của Lầu Vả Rùa  -  Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) 
Cười với bà Ngoại: Biển Đông dậy sóng  -Video-(DLB)  –    Clip vui: Vì sao đồng chí X khóc rống? -(DLB)
Phỏng vấn ông Ngô Nhật Đăng về việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam-(DLB)

Kinh tế

Khi tiểu ngạch Việt – Trung bị siết chặt  -(RFA)
Phụ thuộc Trung Quốc vì kinh tế bị các nhóm lợi ích chi phối  -(NV)   —   Kinh tế khó, Việt Nam càng chứng minh “chơi sang”  -(ĐV)
Việt Nam thoát phụ thuộc Trung Quốc: Chỉnh chính sách biên mậu  -(ĐV)   —   Hơn 900 dự án bất động sản đóng băng tại TP. HCM  -(Bizlive)   —   Hà Nội: Nửa năm hơn 5.000 doanh nghiệp “chết”  -(Bizlive)   >>>  Vốn ngoại tăng, tại sao có quỹ ngoại vẫn rút vốn khỏi chứng khoán Việt?
Kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ do căng thẳng biển Đông  -(Bizlive)    –   Biển Đông nóng: Hàng hóa trong nước “lên ngôi”?  -(GDVN)
557 doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá bị thanh tra  -(GDVN)
Tiểu thương bị Trung Quốc chèn ép không cho nợ gối đầu  -(Infonet)

Thế giới


 Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã tới Seoul
TQ và Hàn Quốc phản đối Bắc Hàn  -(BBC)  – Trung Quốc và Hàn Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối các vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một mục sư Trung Quốc nhận bản án 12 năm tù  -(VOA)   —  Bắc Kinh kết án một mục sư Tin Lành 12 năm tù -(RFI)    —   Tân Cương “hàn gắn vết thương”, 5 năm sau cuộc nổi dậy đẫm máu -(RFI)    —    Chính quyền TQ vận động người Tân Cương bỏ ăn chay tháng Ramanda  -(RFA)   —   Trung Quốc công bố bản nhận tội của tù binh Nhật  -(RFA)
Ông Tập Cận Bình đả kích chế độ thuộc địa ‘man rợ’ của Nhật Bản  -(VOA)   —   Người biểu tình Hong Kong đối mặt với các cáo trạng  -(VOA)
Nhật – Úc sẽ tập trận chung  -(RFI)   —  Nhật Bản bỏ bớt một số lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên  -(VOA)
Đối lập Miến Điện trước yêu cầu trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo -(RFI)   —   Đụng độ tôn giáo: Thiết quân luật tại Mandalay -(RFI)
Tổng thống Ukraine dự kiến hội đàm với Nga và EU  -(RFA)   —   Quân đội Ukraina chiếm lại Slaviansk, căn cứ lớn của phe nổi dậy -(RFI)   —   Mua chiến hạm Mistral hiện đại của Pháp, Nga rút ngắn được thời gian -(RFI)
Nga muốn cải thiện quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ  -(RFA)   —    Ông Putin kêu gọi cải thiện quan hệ Nga-Mỹ  -(VOA)
Đụng độ giữa cảnh sát Israel và người dự đám tang một thanh niên Palestine  -(RFI)
Huynh đệ Hồi giáo biểu tình nhân một năm ngày cựu Tổng thống Morsi bị lật đổ -(RFI)
Đụng độ tôn giáo: Thiết quân luật tại Mandalay -(RFI)   —   Pháp tăng cường kiểm soát an ninh các chuyến bay sang Mỹ -(RFI)
Người Kurd ở Iraq yêu cầu trưng cầu dân ý  -(RFA)   >>>   Iraq: Quân đội tái chiếm làng Awja
Philippines: Một thượng nghị sĩ bị bắt do tham nhũng  -(RFA)
Australia im lặng trước việc bắt giữ thuyền nhân tị nạn  -(VOA)   –    Luật chống khủng bố của Pakistan làm các nhóm nhân quyền nổi giận  -(VOA)
Trung Quốc không đủ khả năng quân sự để bảo vệ lợi ích của mình ở Iraq  -(Bizlive)   >>>    Thượng nghị sĩ John McCain thăm Ấn Độ, lên kế sách đối phó TQ
“Mỹ phải kiểm soát tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc”  -(GDVN)   >>>   Nga xây mới khu quân sự ở đảo tranh chấp với Nhật Bản
Đức bắt điệp viên hai mang đang rao bán tin cho Nga  -(GDVN)
Mỹ dành “cây gậy” và “củ cà rốt” cho Trung Quốc trên Thái Bình Dương  -(DT)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học -Xã hội

Đáp án chính thức các môn khối A, A1 – (GDVN)   >>>>   Kết thúc đợt 1, Hóa và tiếng Anh khó đạt điểm cao
TP.HCM chỉ đạo dừng ngay chương trình Anh văn tích hợp  -(MTG)

Mỹ bắt giam một cặp vợ chồng Việt nhốt con trong chuồng  -(RFI)
Nghi vấn cán bộ làm giả hồ sơ để trúng tuyển công chức  -(GDVN)   >>>    Chị chết thảm khi băng qua đường để đón em vừa thi xong
Cháu bé bị bỏ rơi, cơ thể đầy kiến: Người hàng xóm nhận là con mình  -(DT)
Nghi án thông thầu tại Bắc Giang: Kiến nghị ký chéo hồ sơ thầu bị từ chối  -(Dân trí)   >>>   Cảnh sát Nhật khiến một người Việt ăn cắp rơi lệ
Xử lý tranh chấp đất đai bằng cách… tạt xăng đốt người!  -(NLĐ)

Sao lại đi học kẻ thù?

Đọc bài dưới đây càng thấy con mắt nhìn của nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn giữ được tinh bén như thuở còn đương chức. Cụ đã chỉ ra rất trúng tim đen của “đồng chí Tàu” muốn gấp rút đào tạo thêm vài nghìn tay sai bán nước để tiếp tay cho bước leo thang nguy hiểm trong hành động xâm lược của chúng – theo cách nói rất ý nhị của Cụ: “Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho [số người này] thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”” – mặc dù không một ai tỉnh táo trong 90 triệu con dân Việt không đinh ninh rằng loại người biết “đón bắt cơ hội” này trong hàng ngũ “Đảng ta”, những “chẫu chàng gặp mưa rào”, đến nay cũng đã có dư.
Đặc biệt, vị lão tướng còn nhìn sâu vào bụng dạ của kẻ đã quá nhanh nhảu hưởng ứng “chỉ thị” của tỉnh Quảng Đông, viết ngay công văn gửi các bộ ngành trong cả nước: “Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này còn có ý tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ý với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới”? Trúng phóc Cụ ơi!
Cuối bài viết của mình, tác giả kết luận: “Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đãng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu hòa” như nêu trên đây, thì thật là nhục nhã”.
Thưa cụ Vĩnh: chúng tôi thiển nghĩ, nếu các vị ấy cứ nuốt nhục mà làm thì đã đi một nhẽ. Nhưng họ lại coi đây là biểu hiện của liên minh “ý thức hệ”, liên minh giữa hai đảng cộng sản với nhau kia. Mà liên minh “ý thức hệ” thì trớ trêu thay... không liên quan gì đến việc đất nước đang bị lũ nhân danh “ý thức hệ” ở Bắc Kinh thực hiện dã tâm chiếm cướp. Đảng là đảng, cướp là cướp, mặc bọn chúng luôn phân thân từ đảng sang cướp song “Đảng ta” trước sau vẫn “giữ lòng chung thủy”, chỉ tiếp nhận ở chúng phần “đảng” mà thôi. Tài thật! “Biện chứng” đến thế là cùng! Nhưng một “lôgic” như thế theo chúng tôi, chắc chắn sẽ dẫn đến một hệ quả đương nhiên trong nhận thức; ấy là: “Đảng ta” giờ đây không chỉ đang mất hết tính chính danh mà cũng đang đánh mất cả cái tư thế chính nghĩa mà trước kia họ đã có. Đảng chẳng còn liên quan gì đến công cuộc chèo chống cho vận mệnh sinh tồn của dân tộc mà dân chúng khắp nước lâu nay đang sục sôi và nhiều thành phần ưu tú đang ra sức lên tiếng “gọi đàn”, bảo nhau vào cuộc. Thế có phải là “sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập” đang tự nó thực hiện đúng quy luật hay không?
Nói thế chắc Cụ cũng ngầm hiểu, việc yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng từ chức như dư luận vẫn râm ran mới đây có lẽ cũng không cần thiết nữa rồi, bởi lịch sử đã hội đủ yếu tố để xuất hiện những đòi hỏi cao hơn thế nhiều.
Hy vọng một thời gian nữa thực tiễn sẽ có câu trả lời để Cụ và chúng tôi cùng chứng nghiệm.
Nguyễn Huệ Chi
Được biết người ta mới cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Trung Quốc để học xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

I. Những người được cử đi học được gì?

- Được một chuyến tham quan du lịch (bằng tiền nhà nước cũng tức là của dân đóng góp).

- Được nghe cán bộ Trung Quốc thuyết giảng cái gì Trung Quốc cũng hay cũng giỏi để mà thán phục.

- Được ăn cơm Tàu, được chiêu đãi nồng hậu, có quà cáp hoặc được thưởng thức gái Trung Quốc. Ăn cơm Trung Quốc thì phải nói hữu nghị với họ, biết ơn họ mặc dầu họ đang cướp biển, đảo của nước mình. Cũng có người trở thành thân Trung Quốc hoặc thành người của họ, về sẽ tuyên truyền cho họ.

Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này còn có ý tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ý với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới.

II. Họ học được gì?

Cứ đem “Tuyển tập Hồ Chí Minh” ra học và dạy thì có đủ lời hay, ý đúng trong mọi công tác, kể cả công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

Hãy đọc lại các nghị quyết của Đảng Lao động và Đảng Cộng sản cũng đã thấy tiêu chuẩn “Cán bộ là đủ Đức, Tài; Đứclà chủ yếu” được ghi nhiều lần rồi. Trong các nghị quyết và tài liệu cũng đã từng ghi “lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải là người có đạo đức và năng lực và được tín nhiệm”, vấn đề là có thực hiện đúng thế không, việc gì phải sang Trung Quốc về nói là học được những điều đó.

Lựa chọn quần chúng ưu tú, được thử thách để kết nạp vào Đảng và Đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong mọi việc” cũng đã có trong các chỉ thị, nghị quyết cả rồi, phải đâu đoàn cán bộ phải sang Trung Quốc mới học được đem về những điều tưởng là “mới” ấy!

Hơn nữa, cứ tổng kết từ Việt Nam ta cũng thiếu gì kinh nghiệm phong phú, cần gì phải đi học ai. Trong kháng chiến gian khó ác liệt có điều kiện thử thách thực tế nên phát triển Đảng cũng như tuyển chọn, đề bạt cán bộ đúng nhiều, có sai cũng rất ít. Trong hòa bình, chức quyền nhỏ nhất cũng phải là Đảng viên mới được giao nên nhiều người chẳng vì lý tưởng chẳng tiên phong gương mẫu cũng tìm mọi cách để được vào Đảng. Tiếp đến tham nhũng tràn lan “dột từ nóc” (Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói), rồi “mua quan bán chức”, ưu tiên “con ông cháu cha” nên Đảng suy thoái, người có thực tài, thực đức, cương trực thì gạt bỏ, một số có học hàm dễ kiếm bằng giả, cơ hội, vô tài, bất đức, nịnh bợ thì được trọng dụng.

Nghe đâu còn có chủ trương hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ gửi 100 cán bộ sang Trung Quốc để họ đào tạo. Nếu đúng thì đây là chủ trương “gửi trứng cho ác”!

Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm gì?

Trước hết họ đối xử nhiệt tình nồng hậu, họ sẽ “mua” và gài bẫy “mỹ nhân kế”, đây là nghề truyền thống của họ, họ đã thực hiện thành công ngay cả đối với những người lãnh đạo cao nhất của một số nước. Họ sẽ tuyên truyền cho 200 cán bộ đó: Trung Hoa là trung tâm của thiên hạ, sẽ là siêu cường lãnh đạo thế giới. Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”.

III. Sao lại vào lúc nước sôi lửa bỏng đương diễn ra?

Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đàng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu hòa” như nêu trên đây, thì thật là nhục nhã.

Kẻ xâm lược thì phải gọi là kẻ thù, không thể khác. Năm 1979, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói thế lực bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta, rất đúng.

Trong tình hình ác liệt, một mất, một còn như hiện nay mà gửi cán bộ cho nước thù đào tạo để làm thân thì thử hỏi trong họ còn có chút nào dòng máu Lạc Hồng và chút nào chí khí quật cường của dân tộc Việt Nam nữa không?
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi BVN.
Xem thêm:
Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc: xaydungdang.org.vn

Né "đòn chơi xấu" khi làm ăn với "bậc thầy đút lót Trung Quốc"

Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” nhưng cần làm gì để "tránh bị chơi xấu", "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc?

Phát biểu của TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” diễn ra sáng 3/7 thực sự khiến nhiều người suy ngẫm.

 “Trung Quốc là bậc thầy đút lót”

Không riêng TS. Lê Đăng Doanh, mà các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo đều chung một mối lo ngại, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Dẫn số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc, TS. Doanh cho biết, ngay số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc đã vênh đáng kể. Nếu năm 2012, báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là 28,8 tỷ USD. Nhưng báo cáo của Trung Quốc thì cũng năm này Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 34 tỷ USD.


Chuyên gia lo ngại kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc
“Vì sao có sự chênh lệch tới 5,2 tỷ USD như vậy. Lý do đơn giản vì Trung Quốc họ thống kê cả con số hàng hóa nhập lậu từ Việt Nam sang, nhưng Việt Nam chỉ lấy con số “chính thức” – ông nói.  Đưa ra con số này, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, “kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.

Chưa hết, ông cũng nêu thực tế, phần nhiều các dự án xi măng, nhiệt điện, giao thông… của Việt Nam đã và đang triển khai đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EPC. Như có tới 23/24 nhà máy xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông…đều “dính mác” nhà thầu “made in China”.

“Phải chăng đằng sau đó là lợi ích của một nhóm nào đó mà chúng ta lại tin tưởng trao nhiều dự án lớn vào tay quốc gia vốn nổi tiếng là “bậc thầy mua chuộc, đút lót” như Trung Quốc?” – TS. Doanh đặt câu hỏi.

Thừa nhận sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam với Trung Quốc là “khá sâu”, nhưng TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng CIEM lại cho rằng, không dễ gì Trung Quốc có thể “gây hấn” với Việt Nam. Ông Thành đưa ra 4 nguyên nhân để giải thích cho nhận định này.

Trước tiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai nước mà còn là “cuộc chơi” của nhiều tập đoàn, nhiều quốc gia trên thế giới tham gia đầu tư tại Việt Nam. Và trong “cuộc chơi” này, Trung Quốc thu được lợi ích không phải nhỏ. Chính vì thế, Trung Quốc không dễ phá bỏ các ràng buộc với Việt Nam vì hiện nay Việt Nam đang “chơi” với Trung Quốc bằng các cam kết quốc tế. Còn nếu Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hình ảnh của Trung Quốc sẽ xấu đi.

“Trung Quốc sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu sự lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc biến thành phản ứng thực tế”- ông phân tích.

Với lập luận này, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, “Chắc gì không chơi với Trung Quốc, mà chơi với tập đoàn Mỹ đã hơn. Cốt lõi không phải chơi với ai, mà chúng ta học và lấy về cho mình được giá trị gì, có nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không, có chuyển giao được công nghệ học được tự học hay không…”

Nắm đằng chuôi kinh tế với Trung Quốc

Từ đó, TS Võ Trí Thành đánh giá, căng thẳng với Trung Quốc gần đây tất nhiên Việt Nam có khó khăn, nhưng Trung Quốc không dễ “gây hấn” ồ ạt. Khó khăn này cũng sẽ là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế.

Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” bởi đây là nền kinh tế đang trỗi dậy và là công xưởng lớn nhất thế giới Đồng thời, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới mà cả thế giới đều không muốn bỏ qua.

Ngoài đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh tới việc “cải cách thể chế” và xây dựng 3 trụ cột kinh tế để "tránh bị chơi xấu", để "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

“Phụ thuộc lẫn nhau không có nghĩa kẻ yếu hơn sẽ bị trói tay. Nếu chúng ta biết cách sẽ giảm được sự phụ thuộc ấy” – ông Doanh tin tưởng.

Ông cũng nhấn mạnh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chúng ta phải trở thành mắt xích quan trọng của chuỗi này. Nhưng nếu mở cửa thị trường rộng hơn mà cơ quan quản lý không nghĩ ra các rào cản kỹ thuật, không kiểm soát việc hàng độc hại tràn vào thì quá trình mở cửa này là mở cửa cho hàng độc hại dân.

Do vậy, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chính phủ Việt Nam nên có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách, quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giảm bớt rủi ro. Cùng với đó là nâng sự tự chủ trong các ngành của nền kinh tế, mà trước tiên là tự chủ về lương thực, giảm bớt tình trạng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc trong khi đây chính là thế mạnh của Việt Nam.
Trường Giang
(Infonet)

Hậu vụ án oan cách đây hơn 3 thập kỉ ở Gia Lai : Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…

(Báo Pháp lý) – Hơn 30 năm trời ròng rã ngược xuôi đi kêu cứu khắp nơi,  từ địa phương đến các cơ quan tư pháp ở Trung ương, năm 2011, gia đình ông Phùng Văn Cung đã được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tổ chức xin lỗi công khai vì đã xử oan đối với ông Cung. Ông Cung giờ đã nằm dưới mồ sâu mang theo nỗi oan khuất.

Thế nhưng, theo gia đình ông Cung cho biết, cho đến nay đó chỉ là những lời xin lỗi “trên giấy”. Thực tế thì gia đình ông Cung vẫn đang nhọc nhằn đi tìm công lý và tiếp tục chịu nhiều uẩn ức từ phía cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Nỗi đau hơn 30 năm về trước

Tháng 4 năm 1975, ông Phùng Văn Cung (SN 1928) mua lại căn nhà số 14, đường Hoàng Văn Thụ, phường Diên Hồng, thị xã Pleiku (cũ) nay là TP.Pleiku của bà Nguyễn Thị Lộc (SN 1915) với giá 20.000 đồng. Bà Lộc nhận trước 10.000 đồng tiền đặt cọc của ông Cung rồi đi đâu không rõ.

image001 410x307 Hậu vụ án oan cách đây hơn 3 thập kỉ  ở Gia Lai : Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…
Bà Oanh (ngồi trái) chia sẻ với Phóng viên về hành trình kêu oan hơn 3 thập kỷ khiến cả gia đình bà kiệt sức.

Đầu năm 1977, bà Lộc trở lại Pleiku và đòi lại căn nhà đã bán nhưng ông Cung không chấp nhận. Bà Lộc kiện ông Cung ra TAND thị xã Pleiku cũ với lý do: Khi giải phóng Pleiku, bà Lộc phải bỏ nhà đi nơi khác. Khi trở về thấy ngôi nhà mình bị cháy nham nhở trong khi hàng xóm là gia đình ông Cung đang gặp khó khăn về nhà ở, bà Lộc cho họ ở nhờ chứ không hề có chuyện bán, mua!?

Ngày 21/5/1982, TAND thị xã Pleiku xét xử vụ việc bà Lộc khởi kiện ông Cung đang sử dụng căn nhà trên. Sau khi được ông Cung cung cấp những bằng chứng cụ thể như giấy bán nhà và nhận tiền đặt cọc của bà Lộc.v.v…, TAND thị xã Pleiku đã bác đơn khởi kiện của bà Lộc và công nhận ông Phùng Văn Cung được sử dụng nền căn nhà số 14, đường Hoàng Văn Thụ.

Bà Lộc kháng án. Ngày 02/7/1982, TAND tỉnh Gia Lai – Kon Tum (cũ)  xét xử phúc thẩm và ra bản án số 03 ngày 02/7/1982 quyết định: “cải sửa toàn bộ bản án sơ thẩm” và quan trọng nhất là “xác nhận khung nhà số 14, đường Hoàng Văn Thụ là thuộc quyền sở hữu của bà Lộc…”.

Khi bản án dân dự phúc thẩm số 03 ngày 02/7/1982 của TAND tỉnh Gia Lai – Kon Tum có hiệu lực pháp luật, gia đình ông Cung không chấp hành. Ngày 04/6/1983, Chánh án TAND thị xã Pleiku ký lệnh tạm giữ ông Cung để thi hành án. Ngày 22/8/1985, bản án hình sự số 53 của TAND tỉnh Gia Lai – Kon Tum tuyên án ông Cung bị 3 năm tù giam. Không chấp nhận bản án này, những người con trong gia đình ông Cung là ông Phùng Trọng Hùng và bà Phùng Thị Kim Oanh phản đối quyết liệt và cũng bị bắt giam.

Ngày 20/10/1985, phiên toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức xét xử và tuyên án: Phùng Văn Cung 3 năm tù giam về tội “chống đối việc thi hành án đã có hiệu lực pháp luật, chống đối cán bộ trong khi thi hành nhiệm vụ”…

Mang nỗi oan khuất xuống mồ sâu

Không chấp nhận các bản án trên, ông Cung và gia đình tiếp tục gửi đơn kêu cứu khắp nơi. Ngày 10/1/1987, Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đối với bản án nêu trên. Ngày 29/8/1987, Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm, tại bản án số 42/UB ngày 29/8/1987 đã  chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao. HĐXX Giám đốc thẩm tuyên bố ông Phùng Văn Cung không có trách nhiệm hình sự về các hành vi tội phạm như đã nêu trong bản án hình sự phúc thẩm số 205 ngày 20/10/1985 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng.

image003 410x273 Hậu vụ án oan cách đây hơn 3 thập kỉ  ở Gia Lai : Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…
Hơn 30 năm qua, bà Oanh đã viết hàng ngàn lá đơn gửi đi khắp nơi để kêu oan và kêu cứu.

Theo quyết định của Bản án giám đốc thẩm trên thì 02 bản án hình sự sơ thẩm và hình sự phúc thẩm đã xét xử oan cho ông Phùng Văn Cung. Trong quá trình hoạt động tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện bắt giam ông Cung từ ngày 2/6/1983 đến ngày 4/6/1983, bị bắt lại từ ngày 14/2/1984 đến ngày 26/4/1984 được tha, ngày 16/8/1985 bị bắt lại đến ngày 21/4/1987 thì được tha.

Liên quan đến vụ việc này, các con của ông Phùng Văn Cung là ông Phùng Trọng Hùng bị bắt giam hơn 4 tháng, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hung cán bộ đang làm nhiệm vụ; bà Phùng Thị Kim Oanh bị bắt giam gần 2 tháng vì đã có hành vi gây rối trật tự công cộng…

Khi cả 3 trụ cột trong gia đình, những người lao động chính bị bắt giam, gia đình ông Cung lâm vào cảnh túng quẫn cùng cực và ly tán. Oái oăm hơn, do thiếu người chăm sóc, người con trai thứ 6 của ông Cung là ông Phùng Thanh Hoàn ngộ độc thực phẩm khi còn nhỏ dẫn đến vĩnh viễn mất hoàn toàn khả năng lao động.

Hiện nay ông Phùng Văn Cung đã chết ,  nỗi oan của cả gia đình chưa được bù đắp, gia đình ông lâm cảnh tán gia bại sản. Suốt 3 thập kỷ qua, các con của ông Cung vẫn thay nhau đi khiếu nại khắp nơi, nhưng các cấp, các ngành hữu quan tại Gia Lai chưa giải quyết dứt điểm, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng , cũng như giải thoát nỗi oan kéo dài suốt thời gian qua cho gia đình ông.

Kiệt sức vì hành trình đi tìm công lý

Thực hiện theo Giấy uỷ quyền số 916/GUQ-TPT ngày 17/6/2011 của Chánh toà Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng, ngày 23/6/2011, tại Hội trường UBND phường Diên Hồng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Phùng Văn Cung (đã mất) cùng gia đình ông trước các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Đồng thời, nội dung xin lỗi công khai của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng cũng thông báo trước chính quyền địa phương biết “ông Phùng Văn Cung không phạm tội như các hành vi bản án hình sự phúc thẩm của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên”.

Đến ngày 9/3/2012,VKSND tối cao có Công văn số 117/VKSTC-V5 yêu cầu TAND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ “yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388” của bà Oanh cùng bản án dân sự phúc thẩm số 64/2010 ngày 27/5/2010 của TAND Gia Lai để VKSND tối cao xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 21/5/2013, Chánh án TAND tối cao có Quyết định kháng nghị số 186/2013/KN-DS đối với bản án dân sự phúc thẩm số 64/2010 ngày 27/5/2010 của TAND Gia Lai, “Đề nghị Toà dân sự, TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự số 52/2010/DS-ST ngày 24/3/2010 của TAND TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm”.

Ngày 19/7/2013, VKSND Tối cao đã ra văn bản số 2377/VKSNDTC-V1 gửi VKSND tỉnh Gia Lai yêu cầu: “Căn cứ quy định tại điểm 2, Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bà Phùng Thị Kim Oanh thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại. Thủ tục giải quyết bồi thường cho bà Phùng Thị Kim Oanh được thực hiện theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường, không cần phải ra quyết định huỷ bỏ các quyết định giải quyết khiếu nại trước đây của bà Oanh.”.

Ngày 21/8/2013 Toà dân sự TAND tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND tối cao, huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 64/2010/DS-PT ngày 27/5/2010 của TAND Gia Lai, huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 52/2010/DS-ST ngày 24/3/2010 của TAND TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Giao hồ sơ vụ án cho TAND TP.Pleiku xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 19/11/2013, Tổng cục THADS Bộ Tư pháp ra thông báo số 3206/TB-TCTHADS kết luận của Thứ trưởng Đinh Trung Tụng tại cuộc họp xem xét đối với yêu cầu giải quyết bồi thường của bà Phùng Thị Kim Oanh. Yêu cầu Cục THADS Gia Lai đề nghị TAND TP.Pleiku cung cấp đầy đủ hồ sơ việc tổ chức THA liên quan đến bản án dân sự phúc thẩm số 03 ngày 2/7/1982 của TAND tỉnh Gia Lai – Kon Tum (cũ) đối với ông Cung; phối hợp với Sở Tư pháp Gia Lai nghiên cứu hồ sơ, báo cáo kết quả và đề xuất hướng giải quyết gửi về Tổng cục THADS. Trên cơ sở đó Tổng cục phối hợp cùng Cục Bồi thường Nhà nước nghiên cứu hồ sơ báo cáo Lãnh đạo Bộ và đề xuất hướng giải quyết.

image005 410x407 Hậu vụ án oan cách đây hơn 3 thập kỉ  ở Gia Lai : Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…
Hình ảnh bà Oanh quì lạy cán bộ , xin xét xử bồi thường khách quan, công tâm.

Ngày 20/11/2013, Cục trưởng Cục THADS Gia Lai có Công văn số 851/CTHA-KNTC về việc giải quyết yêu cầu bồi thường của bà Oanh gửi Chi cục trưởng Chi cục THADS TP.Pleiku, yêu cầu phối hợp và đề nghị TAND TP.Pleiku chuyển hồ sơ thi hành án vụ Phùng Văn Cung cho Chi cục để Chi cục xử lý theo quy định. Thế nhưng, mãi đến ngày 17/2/2014, Chi cục trưởng Chi cục THADS TP.Pleiku mới có báo cáo số 06/BC-CCTHA gửi Cục THADS Gia Lai về hồ sơ giải quyết bồi thường vụ bà Oanh, hồ sơ gồm 54 bút lục được đánh số từ 01-54 trên dấu bút lục của TAND TP.Pleiku.

Đến ngày 28/4/2014, Cục trưởng Cục THADS Gia Lai có Công văn số 268/CTHA-KNTC về việc giải quyết bồi thường vụ bà Oanh, gửi Vụ giải quyết khiếu nại tố cáo – Tổng cục THADS, có nội dung “Ngày 3/6/2013 các cơ quan nội chính họp liên ngành gồm có: TAND, VKSND, THADS của cấp tỉnh và thành phố, với sự tham dự của Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Văn phòng Tỉnh uỷ do Chánh án TAND chủ trì và vẫn chưa thống nhất được cơ quan có trách nhiệm bồi thường” và xin ý kiến chỉ đạo từ Tổng cục THADS để giải quyết dứt điểm vụ việc.

Lo lắng oan khuất chồng oan khuất
Kiệt sức trên đường kêu oan
Trao đổi với PV Pháp lý, bà Phùng Thị Kim Oanh trong bộ dạng mệt mỏi rã rời, cho biết: “Nỗi oan của cha tôi và cũng là của cả gia đình tôi kéo dài hơn 30 năm qua vẫn chưa được bồi thường thoả đáng, tôi đã làm hàng ngàn lá đơn kêu cứu và trực tiếp đi khắp nơi từ Trung ương đến địa phương. Hàng ngày tôi phải ngồi vỉa hè buôn bán kiếm sống qua ngày và nuôi con ăn học, dành dụm đi kêu oan cho cha tôi đã chết. Đến giờ này, tôi hoàn toàn kiệt sức”.
Trong lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai còn chưa thống nhất được cơ quan có trách nhiệm bồi thường và xin ý kiến chỉ đạo từ Tổng cục THADS để giải quyết, thì bất ngờ ngày 18/4/2014 Toà án nhân dân thành phố Pleiku (Gia Lai) đưa vụ án bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai ra xét xử mà không hề triệu tập những người liên quan đến việc tịch thu tài sản của ông Cung (ông Phùng Quỳ – Phó Chánh án Toà án thị xã Pleiku, ông Dương Văn Hồ – Thư ký toà án thị xã Pleiku, ông Phan Văn Sum – Phòng thi hành án tỉnh Gia Lai và ông Sáu Hậu là người lái xe chở tài sản của ông Cung đi), cũng như việc thu thập 54 bút lục thể hiện có cưỡng chế và thu tài sản của ông Cung theo yêu cầu của nguyên đơn đại diện là bà Phùng Thị Kim Oanh (con ông Cung). Bà Oanh đề nghị hoãn phiên toà và được chấp nhận.

Lo sợ TAND TP.Pleiku không thu thập chứng cứ để xem xét toàn diện vụ án, ngày 17/5, bà Oanh làm đơn gửi TAND TP.Pleiku, đề nghị thu thập chứng cứ, tài liệu là 54 bút lục nói trên. Đồng thời, bà Oanh cho rằng việc ông Đặng Phan Chung – Chánh án TAND tỉnh Gia Lai, ngày 3/6/2013 chủ trì cuộc họp liên ngành là không đúng pháp luật vì ông Chung là người đã tham gia xét xử bản án dân sự phúc thẩm số 64/2010/DS-PT ngày 27/5/2010 đã bị huỷ bởi Quyết định giám đốc thẩm số 340/2013/DS-GĐT ngày 21/8/2013 của Toà dân sự TAND tối cao. Bà Oanh đề nghị TAND TP.Pleiku xin ý kiến chỉ đạo của TAND tối cao, Cục Bồi thường nhà nước Tổng Cục THADS trước khi đưa vụ án ra xét xử.

Theo bà Oanh, bất chấp mọi yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nguyên đơn, vào ngày 22/5/2014, TAND TP.Pleiku vẫn tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 235/2013/TLST-DS ngày 13/11/2013 về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Tại phiên toà này những người có liên quan theo yêu cầu của nguyên đơn phải được triệu tập đã bị HĐXX từ chối, và 54 bút lục theo yêu cầu của nguyên đơn cũng không có. Kết thúc buổi xét xử, HĐXX chỉ tuyên xử chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà Oanh và ông Phùng Trọng Hiển. Buộc Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng bồi thường cho ông Cung số tiền gần 207 triệu đồng, tiền thiệt hại do tổn thất về tinh thần và tiền thu nhập thực tế bị mất, mà không đếm xỉa gì đến yêu cầu bồi thường tài sản của ông Cung.

Sau khi ra khỏi TAND TP.Pleiku, vì quá bức xúc chịu không nổi, bà Oanh đã phải chắp tay quỳ lạy Thẩm phán xét xử vụ án vì cho rằng họ thiếu khách quan trong việc xét xử vụ án oan khuất mấy chục năm dài của gia đình bà.

Quá bức xúc, bà Oanh đã tiếp tục làm đơn kháng cáo đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án số 23/2014/DS-ST ngày 22/5/2014 vì cho rằng HĐXX đã không áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước mà áp dụng Nghị quyết 388 hết hiệu lực pháp luật từ ngày 1/1/2010.

Phóng viên Pháp Lý sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giải quyết vụ án của các cơ quan chức năng và chuyển tải thông tin đến bạn đọc.
NGUYỄN TÂM

Hai lãnh đạo, 2 phong cách...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét