Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Nền giáo dục…“Đầu cừu”

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Nền giáo dục…“Đầu cừu”


Bài toán đầu cừu. Ảnh; VNE

Mấy bạn gửi đường link VNE về bài toán “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”, và hỏi tôi nghĩ gì.

Đây là bài toán lớp 2 do nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực (ĐH Sài gòn) như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.

Hồi học lớp 3 tôi cũng được thầy Huấn ở Hoa Lư đố vui một bài “Hai con dê trên chiếc cầu bắc qua sông rộng 10 m. Đến giữa cầu, hai con chẳng chịu nhường, cứ thế húc nhau, và cùng rơi xuống nước. Hỏi, sông sâu mấy mét”.

Tất nhiên là bọn trẻ cắn bút, vò đầu bứt tai. Mang về hỏi mấy ông anh học cấp 3, chuyên toán. Các bố ấy nói cần phải tích phân may ra mới giải được.

Bố khỉ, 50 năm trước đã thế rồi, thế mà sau nửa thế kỷ, tư duy vẫn không hơn gì.

Lẽ ra dạy phải hướng dẫn học sinh đọc đề cẩn thận, phát hiện sai sót rồi mới làm. Hồi dạy lập trình Pascal trong trường Thăng Long, tôi hay ra bài, bắt học trò tìm lỗi, chúng chửi thầm. Nhưng ra trường, nhiều cô cậu nhớ mãi thủ thuật này.

Nếu hỏi Cua Times sẽ có vài câu trả lời cho bài “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” như sau.

Không có lời giải nếu học sinh có thói quen quan sát đúng sai hay nghĩ ngược.
Học sinh lớp 2 có thể trả lời sáng tạo như sau. Nếu 5 con cừu 1 năm tuổi rơi xuống nước, mỗi năm tuổi của cừu được tính bằng 10 năm của người, như vậy 5 con tương đương với 50 tuổi. Đáp án: Thuyền trưởng 50 tuổi.
Tại sao? Bởi đề sai nên câu trả lời này đáng được điểm…10: razz:

Tôi vào cấp 3 (1968), thầy Sơn dạy Lý, thầy dạy toán (quên tên rồi), thỉnh thoảng vẫn ra đề bài sai, vớ vẩn kiểu “dê qua cầu, sông sâu mấy mét”, để đố xem học sinh nào thực giỏi.

Xem phần bình luận bài trên VNE có một cụ Huu Cam (may mà không phải Huu Quan của Cua Times) được tới gần 1700 likes trong 8 tiếng.

Ông Cam viết như sau “Tôi nguyên là học sinh giỏi tóan quốc gia, người đầu tiên của miền Nam đạt giải học sinh giỏi toán quốc gia, và là một trong số rất ít học sinh của miền Nam được chọn ra học sinh giỏi toán của bộ tại Hà Nội, vì vậy tôi tiếp xúc với tóan rất nhiều, và cũng rất thích những bài có tư tưởng mới, sáng tạo. nhưng sáng tạo kiểu này thì “xin lỗi, chịu không nổi.”

Có thể sáng tạo theo cách sau {gió đổ cột đèn, mưa thủng mái tôn, hỏi tóc nhà sư bay về hướng nào” (lời giải: nhà sư không có tóc … chư đừng sáng tạo kiểu này, chẳng suy luận và cũng chẳng tăng sự cẩn thận mà chỉ làm cho học sinh hoang mang

Mang tiếng là giỏi toán nhất miền Nam mà bình luận thế thì học sinh giỏi toán VN có vấn đề. Chắc toàn thợ giải bài mẫu.

Một ông khác tên là Vo Anh Dang viết và được gần 900 likes. Ông này còn lôi cả Ngô Bảo Châu ra làm chứng.

Tôi nghĩ, muốn có nhiều Ngô Bảo Châu, hãy ra đề kiểu “đầu cừu” thật nhiều mới hết thế hệ đi theo lề người khác vạch sẵn.
Phép nhân lạ.
Rất có thể, hai vị còm sỹ và những người like (ủng hộ) giỏi toán đố, cộng trừ nhân chia thông thường, nhưng không giỏi logic và suy luận. Đây là những con gà công nghiệp, quen suy nghĩ một chiều, thấy đề lạ mà không nghĩ xem câu hỏi có vấn đề gì không, hay tự hỏi, thầy cô ra đề sai thì sao.

Học sinh thiếu môi trường sáng tạo, không được phản hồi ngược, luôn cho thầy cô, cha mẹ, người lớn, lãnh đạo đảng và nhà nước… nói là đúng. Chống lại nhỡ bị bắt tù thì sao.

Được giáo dục theo khuôn mẫu như thế mới sinh ra 1700 likes vì không ai có thể nghĩ ra chuyện đầu cừu liên quan đến tuổi.

Bao giờ học sinh được tôi luyện về tư duy logic, biết tranh luận tìm ra lẽ phải, thì chuyện đầu cừu sẽ không còn trong nền giáo dục.

Viết bài này tôi nhớ bài học sinh bình thơ “Canh gà Thọ xương” (Nền giáo dục hóc xương gà) là phở gà, cô giáo bỏ qua bị phê bình đến nỗi phải bỏ nghề. Kết quả của một nền giáo dục sơ cứng, không cho phép nghĩ khác.

Ra thế giới bên ngoài, có bài toán đố với dữ liệu 4×4=61, 5×5=52, 7×7=94 và câu hỏi là 9×9 bằng bao nhiêu, chắc nhiều bạn sẽ ngỡ ngàng (xem ảnh bên).

Học toán không phải để thành thợ tính, mà toán học giúp ta ra cuộc đời biết suy xét trước mỗi sự việc để tìm ra giải pháp. Chỉ vì nền giáo dục “đầu cừu”, quen nghĩ một chiều, nên ai đó tặng vài chữ vàng, chữ tốt, thế là vội mang về làm bảo bối phát triển quốc gia, liệu có nên chăng: ?:
Hiệu Minh
HM. 30-6-2014
(Blog Hiệu Minh)

Hành động đi ngược lợi ích quốc gia

Mới đây, Báo cáo về tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua với sự đồng thuận cao, không một ý kiến nào phản đối. Kết quả ấn tượng ấy khiến cho cái gọi là “chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam” kéo dài hai tuần đang diễn ra tại châu Âu nhân sự kiện này của một nhóm người tự gọi là "các nhà hoạt động dân sự từ Việt Nam", cùng phát biểu của họ tại phiên họp UPR của LHQ, trở nên lạc lõng.

Ngay trước ngày diễn ra Phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 20-6 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nhóm này đã tới đây để bắt đầu chiến dịch. Thoạt nghe tưởng có gì to tát nhưng hành trang của họ mang theo tới châu Âu lại rất nghèo nàn. Điển hình là bài phát biểu nhạt nhẽo mà đại diện của họ đọc tại phiên họp. Nội dung của bài phát biểu sơ sài, không có gì hơn ngoài những lời lẽ quy chụp thiếu cơ sở, chung chung, kiểu như Việt Nam “vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm luật pháp của mình”. Người đọc phát biểu đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam bằng việc kể ra một số cái tên như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân hay blogger “Anh Ba Sàm” mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Đây thực ra là những trường hợp đã vi phạm luật pháp Việt Nam và có các hành động gây tổn hại cho đất nước.

Trên kênh, sóng của một số hãng truyền thông phương Tây thường có cái nhìn phiến diện về Việt Nam, họ rêu rao rằng chuyến đi tới châu Âu là một sự kiện nối tiếp các sự kiện khác mà họ tiến hành liên quan tới UPR với hàng loạt chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết UPR.

Chưa hết, trong khoảng thời gian thực hiện chiến dịch ở châu Âu, nhóm này cho biết sẽ gặp gỡ các cơ quan của LHQ cũng như phái bộ ngoại giao của các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ, sau đó tới Bỉ để gặp cơ quan ngoại giao của EU. Họ cũng có kế hoạch tới một số nước châu Âu để thúc đẩy chính phủ những nước này quan tâm hơn nữa đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.


Báo chí ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con người. Ảnh minh họa/nguồn: Quangninh.vn

Mục tiêu mà họ đặt ra, thoạt nghe có vẻ tích cực, đó là đòi hỏi xây dựng môi trường xã hội dân sự lành mạnh ở Việt Nam, tự do lập hội, đoàn độc lập, sửa đổi các điều luật mà họ cho là vi phạm nhân quyền, kêu gọi tự do báo chí, tự do ngôn luận, hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật để tiến tới bãi bỏ án tử hình. Nhưng kỳ thực đó chỉ là một chiếc “vỏ bọc nhung” dưới chiêu bài vì lợi ích người dân, vì tiến bộ xã hội, để che giấu những mưu toan, ý đồ xấu xa, đi ngược lại lợi ích quốc gia.

Không hiểu “một xã hội dân sự lành mạnh”, tự do lập hội, đoàn độc lập, đối với họ là phải như thế nào? Trong khi tại Việt Nam, quyền lập hội đã được bảo vệ bằng nhiều đạo luật và nhiều văn bản dưới luật. Số lượng các hội, đoàn thể được thành lập không ngừng gia tăng ở các cấp cùng hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội. Nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự đóng góp tích cực trên các lĩnh vực xã hội, nhất là trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. Ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Càng không thể hiểu hình thù của “tự do báo chí, tự do ngôn luận” đối với họ phải ra sao vì sự phát triển bùng nổ của báo chí tại Việt Nam thời gian qua không chỉ được chứng minh bằng những con số các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử, đài phát thanh, truyền hình… gia tăng nhanh chóng, mà thực tế cho thấy, báo chí đã trở thành một diễn đàn rộng rãi của người dân, nơi mọi người có thể đóng góp ý kiến và phản biện với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Báo chí cũng trở thành nơi bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, giám sát thực thi pháp luật…Vì vậy, báo chí ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con người.

Như vậy, khó có thể hiểu khác mục tiêu của các hoạt động "kêu gọi nhân quyền, tự do" này nọ cho Việt Nam mà "các nhóm xã hội dân sự" đang tiến hành ngoài nhằm bôi nhọ uy tín của chính quyền trong nước, của chế độ xã hội và Đảng cầm quyền. Họ hô hào "tự do báo chí, tự do ngôn luận" theo cách của họ chỉ để dễ bề tuyên truyền thu hút, tập hợp lực lượng, lôi kéo đông người tham gia các hội, đoàn mà họ thành lập. Họ đòi hỏi một “xã hội dân sự lành mạnh” xuất phát từ động cơ không gì khác - đó là thúc đẩy hình thành thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng đối lập” ở Việt Nam, mà tiền đề là hình thành các tổ chức xã hội dân sự chính trị.

Hơn nữa, việc nhóm các nhà hoạt động dân sự này đưa những thông tin sai trái, bị bóp méo mang động cơ chính trị về Việt Nam ra quốc tế như vậy sẽ khiến các nước có cái nhìn sai lệch về Việt Nam. Đáng trách hơn, trong khi các nhà lãnh đạo và người dân Việt Nam trong và ngoài nước đang đoàn kết, nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phục vụ cho cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc nhằm phản đối hành động sai trái của nước này ở Biển Đông, lại có những người tìm cách phá rối, đưa ra những thông tin không đúng như vậy làm ảnh hưởng hưởng tới uy tín của đất nước.

Là công dân Việt Nam nhưng lại có các hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc như vậy, nên dù họ có “khoác chiếc áo nhân quyền”, gắn “mác” nhân sĩ, trí thức, luật sư ra quốc tế vận động cho Việt Nam thì liệu có còn đáng tin cậy hay không? Và không rõ họ lấy tư cách gì để ra thế giới vận động nhân quyền cho Việt Nam?

Cũng cần phải biết nhóm các nhà hoạt động dân sự gồm 4 nhân vật tới Giơ-ne-vơ tham dự Phiên họp toàn thể về UPR đại diện cho những nhóm xã hội dân sự nào. Điểm danh thấy có “No-U FC Hà Nội”, “No-U FC Sài Gòn” là những nhóm thời gian qua kích động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, gây rối an ninh trật tự và có các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm luật pháp Việt Nam. Các nhóm còn lại như “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, “Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam”, “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam”… cũng có bề dày “thành tích” chống phá chính quyền Việt Nam.

Vả lại, luận điệu rêu rao của nhóm này cho rằng, còn 45 khuyến nghị của các nước và các tổ chức quốc tế không được Việt Nam chấp nhận là những khuyến nghị liên quan tới vấn đề cốt lõi về nhân quyền hay các vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền, không phản ánh đúng tình hình thực tế. Thực ra đây là những khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được tình hình thực tiễn khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến nên Việt Nam không thể chấp thuận. Trong khi đó, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị mà các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong đợt rà soát định kỳ phổ quát lần 2 đối với Việt Nam (80,17%). Đây là một tỷ lệ chấp thuận rất cao trong lịch sử hoạt động của Cơ chế UPR tại Hội đồng Nhân quyền. Việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm và phát huy các quyền con người tại Việt Nam, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm cao của Việt Nam trong lĩnh vực thực thi quyền con người.

Hơn nữa, trong khi họ tuyên bố rằng, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào cơ chế UPR, đánh giá thấp hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đang lợi dụng chính cơ chế này để phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Họ cũng tuyên bố rằng “nhân quyền là vấn đề chúng ta tự quyết định, do chúng ta tự vận động… chứ không phải trông chờ vào sự hỗ trợ của quốc tế”. Nhưng họ lại đang làm cái việc là tới châu Âu thực hiện chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam, kêu gọi những nước này “tham gia nhiều hơn nữa vào tiến trình UPR” để gây sức ép với Việt Nam. Nghịch lý và mâu thuẫn trên cũng dễ hiểu, bởi “danh bất chính” tất “ngôn bất thuận”.
MAI NGUYÊN
(QĐND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét