Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Tin thứ Năm, 03-07-2014 - Thời sự Việt Nam: chai lì cảm xúc

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H4 <- ‘Mật thám’ EP3 Mỹ liên tục ‘soi’ giàn khoan Trung Quốc (TG).  - Hôm nay, máy bay Mỹ tiếp tục bay ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (VOV).  – Máy bay trinh sát Mỹ ở khu vực giàn khoan Trung Quốc (VNE). – Nóng tối 2/7: Phát hiện máy bay Mỹ gần khu vực giàn khoan trái phép (VTC).
- Tàu của Trung Quốc tiếp tục truy cản các tàu Việt Nam (VOV). – 120 tàu Trung Quốc vẫn vây quanh giàn khoan (Tin Tức).  – Phát hiện máy bay chiến đấu J-11 của TQ ở giàn khoan (TM/ TTVN).
- 2 tháng giàn khoan trái phép: TQ ngày càng ngang ngược (VNN). – Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam chịu đựng tới khi nào? (GDVN). “Thế giới đã ca ngợi sự chịu đựng của Việt Nam và cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục kiềm chế để giữ gìn ổn định hòa bình khu vực“. “Thế giới ca ngợi”, lại còn được Chủ tịch nước khen ngợi nữa, kiểm ngư, cảnh sát biển, ngư dân… ráng chịu đựng thêm để được tiếp tục “ca ngợi” nhé: “Tấm lòng dũng cảm của các đồng chí thì không thể đo được” (GDVN). - Chủ tịch nước thăm các chủ tàu, ngư dân Đà Nẵng: Bám biển để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc (SGGP). – Sau lưng bà con ngư dân là nhân dân cả nước (MTG).
- Công nhân dành tiền ăn chung sức bảo vệ biển Đông (TT). Công nhân đang lãnh đồng lương chết đói, thu nhập không đủ chi trả cho những nhu cầu tối thiểu như cái ăn, cái mặc, chăm sóc sức khỏe… Vậy mà còn phải dành tiền đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ Biển Đông”. Mời xem lại: Gom phế liệu bán lấy tiền ủng hộ biển đảo (PNTP). Những người dân nghèo không có tiền ăn, nhưng dành dụm tiền đóng góp, giúp sửa chữa những con tàu bị TQ đâm nát, sửa xong rồi rồi chúng lại đâm, rồi lại sửa, rồi đâm… Không biết cái trò này sẽ được diễn đi, diễn lại cho đến bao giờ?
- Gs Nguyễn Ngọc Trân, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại: Sự dối trá chính thức có hệ thống (ĐBND).  “Sự thật đã rõ ràng thế nhưng những tuyên bố và trả lời báo chí của những Hồng Lỗi, Hoa Xuân Oánh rằng chính tàu Việt Nam đã tấn công tàu Trung Quốc hàng nghìn lần, rằng tàu cá số ĐNa 90152 Ts đã tự va vào giàn khoan và tự chìm! vân vân và vân vân. Rõ ràng là sự đổi trắng thay đen không biết hổ thẹn!” Nhưng đáng hổ thẹn hơn khi đảng và nhà nước làm “bạn bè, đồng chí” với những kẻ dối trá đó. Mời xem lại:  Từ “4 tốt” đến “4 không”, sự dối trá không còn giới hạn (DT).
- Trần Kinh Nghị: Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư (BS). “Nhưng chọn bạn thì ai cấm? Vậy mà VN tự cấm mình khi các vị lãnh đạo thay nhau nhau tuyên bố với thế giới ‘VN không liên minh với ai…’. Làm sao phải ‘chưa khảo mà xưng’ như vậy nhỉ, nếu không phải là do sợ bóng sợ gió? Đó là bài bản gì nếu không phải là kế sách của kẻ bạc nhược?“. – HỎI LẠI BÁC TỔNG BÍ THƯ CHO RÕ (FB Lê Hiền Quý).
H5- Về những phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng: Xích Tử – Lại lẩn quẩn (Dân Luận). “… ông nói ‘chúng ta không muốn chiến tranh’… Thế nhưng tại sao truyền thống đó lại không đem ra áp dụng với nội bộ hai miền Việt Nam sau Hiệp định Genève khi phía Việt Minh cài lại ở Miền Nam gần 10.000 cán bộ, bộ đội cùng nhiều kho vũ khí chôn giấu để sau đó chủ động tạo ra cuộc chiến tranh 16 năm?” – Tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng thay đổi lập trường về Biển Đông? (Blog RFA).
- Công hàm cầm cố – nỡ dzồi nàm thao? (DLB). “Đã đành có ai chọn được láng giếng đâu, nhưng ai cũng có quyền chọn qua lại với láng giềng A và từ chối qua lại với láng giềng B: Họa là hạng tổng lú mới buộc toàn gia tộc cam chịu rúm ró ăn đời ở kiếp với thằng láng giềng B đại xác, tiểu tâm chỉ chực nuốt chửng… nhà, vợ và con gái mình!”
- Thủ tướng: Không khuất phục bất cứ đe dọa nào (VNN). – Việt Nam không khuất phục bất cứ sự đe dọa nào (TT).  – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền (TN). – Không chấp nhận bất cứ sự áp đặt, đe dọa nào (DT).  – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cả dân tộc phẫn nộ, lên án hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Quốc (LĐ). – Thủ tướng: Việc làm của Trung Quốc làm cả dân tộc ta phẫn nộ (VNE). “Thủ tướng khẳng định, với lẽ phải chính nghĩa, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chung sức, đồng lòng, kiên quyết đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng tàu thuyền, máy bay hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“. Đã “kiên quyết”, “đồng lòng” 2 tháng rồi mà chúng có chịu rút đâu?!
- Ông Bá Thanh: ‘Chúng ta sẽ lấy lại những gì đã mất (VNN). “Nhất định, chúng ta sẽ lấy lại hết những phần lãnh thổ đã bị mất và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra“. Mọi người đang chờ ông Thanh ra tay “Hốt liền! Không nói nhiều!”
- Phạm Trần: Vừa đánh vừa run không giữ được Biển Đông  (DLB). “Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã sử dụng vũ khí ‘nước bọt’ nhiều hơn ‘hành động’ để chống chiến lược ‘nói là chiếm Biển Đông’ của Trung Cộng.  Chiến thuật của Việt Nam được ‘nhóm 4 người’ đứng đầu đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay phiên nhau nói lớn cốt cho dân mát dạ nhưng hành động lại chân nọ đá chân kia khiến lòng dân đã không yên lại bối rối thêm trước chủ trương quyết chiếm cho được biển Việt Nam của Trung Cộng“.
- VN ‘chuẩn bị cho tình huống xấu’ với TQ (BBC). TS Vũ Minh Khương, giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore: “Việt Nam phải chủ động trong những tình huống có thể xảy ra và xem tình huống hiện nay là động lực để cải cách toàn diện, trong đó có những cải cách lâu nay vẫn ngần ngại“. – Việt Nam vẫn ‘thiếu sẵn sàng’ (BBC). – Kiềm chế đến khi có bộ quy tắc ứng xử (PLTP).
- Ba phương thức đánh bại kẻ xâm lược (GDVN). – Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng (NCQT). – Mời tác giả Vũ Thành Công đọc bài viết của ông Trần Kinh Nghị: “Một kết quả thăm dò dư luận của TQ gần đây cho thấy không dưới 80% người dân cùng hô một tiếng ‘Đánh Việt Nam!’. Vậy đâu dễ gì phân hóa được họ“.
- Việt nam – Trung quốc: Ai nợ ai? (RFA). “Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước. Tất cả nằm trong phương châm ‘Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối cùng’ của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc’.
 - Việt Nam phải kiện Trung Quốc như thế nào (RFA). NNC Lê Trung Tĩnh: “Làm sao đàm phán với một người mà họ không chấp nhận đàm phán nữa. Đó là điều thứ nhất, và điều thứ hai là tham vọng về đường lưỡi bò là một tham vọng nhiều năm nay và họ dần tiến đến từ thực địa cho đến ngoại giao, học thuật quốc tế. Kiên trì đàm phán một mặt nào đó để tiến đến một sự thỏa thuận nào đó, theo tôi đó là một ảo tưởng mà mình nên dứt bỏ“.  – Sẵn sàng đưa hành vi xâm phạm chủ quyền VN ra các cơ quan tài phán quốc tế (TN). – Gửi nghị quyết phản đối Trung Quốc tới EU (SGGP).
- BNS Tự do Ngôn luận: Chưa có gì nghiêm trọng!?! (DLB). “Trước ‘giá trị tối thượng’ này thì cứ nói to, nổ lớn, tuyên bố lên gân là sẽ ‘chống Tàu, kiện Tàu’ nhưng phải ‘lựa chọn thời điểm thích hợp’ để rồi sẽ chẳng làm gì cả và để mặc cho kẻ truyền kiếp tha hồ làm mọi chuyện…”.Thoát Trung không phải là tất cả (Thư tòa soạn) (BNS TQ). “Chỉ có đảng cộng sản, hay đúng hơn là nhóm người cầm đầu đảng cộng sản, cần dựa vào Trung Quốc để có thể tiếp tục thách thức thế giới, bất chấp những giá trị phổ cập của nhân loại văn minh và thống trị nhân dân Việt Nam“.
Nguy cơ xung đột từ tấm bản đồ phi pháp (TN).  – Trung Quốc sẽ thay bản đồ 10 đoạn (phi pháp) thành 1 đoạn liền? (GDVN).   – ‘Giàn khoan Nam Hải 09 là mũi tiến công mới của Trung Quốc’ (NĐT). – Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến Biển Đông (DLB).  – Hành động chèn ép nhằm thúc đẩy yêu sách (QĐND). – 5 kịch bản cho biển Đông (TVN).
Philippine Foreign Secretary Albert del Rosario poses for a photo with Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung at the Government Office in Hanoi<= Photo: Reuters. – Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines (CP). – Ngoại trưởng Philippines kín đáo thăm Việt Nam (RFI). – Việt Nam, Philippines lo ngại tình hình Biển Đông ngày càng xấu đi (VNE). – Việt Nam, Philippines: Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế (TT).  – TQ muốn tăng cường quan hệ với Philippines bất chấp căng thẳng (VOA).
- Chính sách hai mặt của Trung Quốc với ASEAN trong vấn đề Biển Đông (QĐND). – Trung Quốc nhận thêm “vố đau” khi “o bế” bất thành Chủ tịch ASEAN (DT). – Vụ Biển Đông: Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc (VOV). – Hàn Quốc ngầm ủng hộ Đông Nam Á trong hồ sơ Biển Đông ? (RFI). – Đồng minh mới, bạn bè cũ của Trung Quốc đều quay sang ủng hộ Việt Nam (GDVN).  – Nguyễn Lương Hải Khôi: Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981 (viet-studies).
- TS Nguyễn Nhã: Giàn khoan Hải Dương – 981: Cơ hội cho Việt Nam (TN).
- HOÀNG SA , TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!!! (FB Liberty).  “Chính hai từ TỔ QUỐC đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ hãi và sự ngượng ngùng ấy“. – Điều ước của tôi cho tổ quốc Việt Nam  (DLB). – Vài lời tâm sự cùng cộng đồng Facebook (FB Phạm Tây Sơn). – Bức xúc căm giận (DLB).
- Tưởng Năng Tiến: Đất Nước Nhìn Từ Phan Rang (Blog RFA). “Cái tròng Trung Cộng chắc gì đã chặt hơn cái tròng của Việt Cộng mà lo. Hơn nữa, với đạo quân chiếm đóng khác chủng tộc và ngôn ngữ, việc nhận diện kẻ thù – chắc chắn – sẽ dễ dàng hơn. Bọn nhận giặc làm cha cũng đều sẽ phải lộ mặt, và không còn có cơ hội để giả danh cách mạng như hiện tại. Giặc ngoại xâm dễ đánh hơn bọn nội xâm, hoặc thanh toán luôn cả hai cho nó tiện việc sổ sách“.
- Chính phủ không chấp thuận cơ chế đặc thù cho dự án Formosa Hà Tĩnh (VOV). Không nên rước thêm giặc vào nhà. – Đặc khu kinh tế hay là “tiểu vương quốc”? (VHNA). “Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, thế mà họ lại yêu cầu nhà nước ban cho đặc ân bán đất để 15.000 nhân viên định cư lâu dài. Té ra họ sang ta không phải làm công nhân ngày một ngày hai theo thỏa thuận của đôi bên. Họ muốn cắm rễ bền lâu“. – AI LÀ CHỦ CỦA KHU KINH TẾ GANG THÉP VŨNG ÁNG ? – Hồ Minh Châu (KTB).
- Không có chuyện người Trung Quốc mua đất ở Đà Nẵng (DT).
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nền kinh tế công cụ (RFA). “Qua hai chục năm, Việt Nam trôi dần vào quỹ đạo Trung Quốc và nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc vì đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc vào đảng Cộng sản Trung Quốc. Biểu hiện ban đầu mới chỉ là các dự án bauxite hay công trình xây dựng của Trung Quốc bên trong đã cấy sẵn những điều có lợi cho Bắc Kinh. Kết cục ngày nay là chuyện các giàn khoan của Bắc Kinh“.  – Việt Nam xây dựng nền kinh tế tự chủ – Bài 4: Tăng nội địa hóa, chủ động ứng phó bất ổn (SGGP).
- Giàn khoan Trung Quốc “khoan” luôn cả ngành du lịch Việt Nam (MTG).  - Thần tượng kinh tế Trung Quốc ư? I “can” U!… (DLB).
- Tiết lộ chấn động: Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí bị nhiễm HIV trong tù cộng sản (Phần 2) (DCCT/ DLB). – Phóng sự – Xác định của giới chuyên môn (tập 3/4) (ducme.tv). “Ông Minh Đức khẳng định, nhiều người trước khi vào tù khỏe mạnh, sau một thời gian giam cầm thì họ đã bị nhiễm căn bệnh HIV và đã chết. Ông cực lực phản đối hành động của nhà tù cs VN. Ông mong muốn các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm đến môi trường giam giữ và chế độ chăm sóc y tế trong nhà tù cs VN“.  – Trại giam giết tù nhân bằng HIV? (RFA). Huỳnh Anh Tú: “Trong suốt hai năm đó hàng loạt người đã bị nhiễm HIV và đã chết, tính ra đã 13-14 người. Có người thụ án đã hơn 10 năm mà vẫn bị nhiễm HIV chết trong tù“.

- Nguyễn Trung Tôn – Những bài học trong chốn lao tù (6) (Dân Luận).
- Huỳnh Minh Tú – Chuyện kể chơi cuối tuần với bạn bè (Dân Luận).
H7- Hà Huy Sơn: Đa nguyên chính trị và đa đảng ở Việt Nam (BVN). “Hệ tư tưởng là cơ sở của một đảng phái chính trị. Đa nguyên chính trị thì tất yếu có đa đảng. Lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ tùy thuộc vào thể chế đó là đa đảng hay độc đảng, nó quyết định chính sách đối nội, đối ngoại“.
- LỊCH SỬ ĐẮNG LÒNG : LÊ DUẨN BỊ NGUYỄN VĂN LINH BỊP – Bùi Anh Trinh (Văn Tuyển). =>
- Bùi Tín – Một cuốn sách rất cần tìm đọc (DĐTK). “Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật – hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác“.
- Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con (NV).
- Trực tuyến: VN làm được gì cho thế giới (BBC).
- Bao giờ hết cần phiên dịch? (TBKTSG).
- Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính T.Ư: Vụ Dương Chí Dũng đang được điều tra mở rộng (LĐ).  – Ông Nguyễn Bá Thanh: Giải quyết cả đơn tố cáo không địa chỉ (TT).
- Bộ trưởng Thăng liên tục dằn vặt, mất ngủ vì công việc (ĐV).  – Chính thức thay Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (DT). – Né trạm cân, xe quá tải rầm rập vào cao tốc mới (VNN). – Cầu cứu Bộ GTVT vụ xe quá tải đi vào đường cao tốc (TT).
- Phạt mũ bảo hiểm rởm, tít mù rồi lại…vòng quanh? (ĐV).
- 30 tháng tù cho giám đốc thuê côn đồ ‘xử’ khách hàng (VNE). – Bị đòi nợ, giám đốc thuê côn đồ “xử” người đi xuất khẩu lao động (TT).
- Hồng Kông giải tán cuộc biểu tình lớn nhất xưa nay (TBKTSG). – Hồng Kông câu lưu hơn 500 người biểu tình (RFI). – 500 người biểu tình ở Hong Kong bị bắt (LĐ). – Chùm ảnh: Nửa triệu người Hồng Kông xuống đường đòi Bắc Kinh tôn trọng (LĐ). – “NÓI KHÔNG VỚI CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT TRUNG QUỐC – Chúng tôi muốn Hongkong hoàn toàn độc lập khỏi Trung Cộng” (FB Tin Việt).  “Mặc dù nó là một thuộc địa, thực sự là chính phủ Anh đã trao khá nhiều quyền tự do cho chúng tôi. Chúng tôi có thể ra đường và nói một cách tự do. Nếu chúng tôi không nói không với Trung Cộng thì chẳng còn hy vọng nào cho Hongkong“.
- Cựu Phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc bị khai trừ đảng (RFI). – GS Frank N. Pieke: Ông Tập chống tham nhũng và giữ Đảng (BBC). “Mục tiêu của chiến dịch này đúng là đã lên tới các cấp cao [của hệ thống chính trị] nhưng dường như chỉ hạn chế trong số các đối thủ của ông Tập và tay chân của những người này, thí dụ như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang“.
- Khi Nhật Bản thể hiện vai trò quân sự mạnh mẽ (TVN). – Tại sao Nhật thay đổi chính sách quân sự? (VNN). – Quân đội Nhật có thể làm những gì? (VNN). – Philippines hoan nghênh Nhật nới lỏng hạn chế về quyền tự vệ (VOA).
- Đài Loan xem tập đoàn Trung Quốc là ‘mối đe dọa an ninh’ (TN).
- Trung Quốc tăng quyền cho quân đội cản ngư dân, gián điệp (ĐV).
H8<- Ấn Độ huấn luyện quân sự cho người dân gần biên giới Trung Quốc (TT).
- Bắc Kinh cấm tín đồ Hồi giáo tôn trọng mùa chay (RFI). – TQ cấm công chức Hồi giáo ăn kiêng (BBC).
- TQ ra luật chống xâm nhập ‘vùng biển của quân đội’ (VNN).
- Mỹ-Trung sắp đối thoại kinh tế (VOA).  – Tổng thống Putin: Nga-Trung Quốc liên kết để đối trọng với Mỹ (TN).  – Làm sao cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tránh bùng nổ (Foreign Affair/ BVN).
- Trung Quốc cũng quyết định thực dân hóa Mặt trăng (Kichbu). “Một văn kiện chính thức có chữ ký của chủ tịch nước, nói rằng Mặt trăng sẽ thuộc  về Trung Quốc trong ba năm tới“.
- Tập Cận Bình thăm Seoul : Bình Nhưỡng lại bắn tên lửa (RFI).  – Bắc Triều Tiên bắn thêm 2 phi đạn tầm ngắn (VOA). – “Nếu bị Trung Quốc dồn cùng đường, Triều Tiên không ngại chiến tranh” (GDVN).


- Thời sự Việt Nam: chai lì cảm xúc (Nguyễn Văn Tuấn). “Một số người thì không làm gì cả vì họ nghĩ là hoài công do VN chỉ là một phiên bản của Tàu và tự mình làm nô lệ cho Tàu, vậy thì nói làm gì cho mất công. Một số nhỏ thì nghĩ đã có Đảng và Nhà nước lo, nên họ thoải mái nhậu nhẹt. Nói chung, tôi gọi đó tình trạng emotional fatigue – mỏi mệt cảm xúc. Người ta đã chai lì cảm xúc trước những thông tin về Biển Đông và hình ảnh tàu VN bị đâm va, người ta hờ hững với những phát biểu mà có cũng như không vì chẳng có ý nghĩa gì, và sự chai lì đó cực kì nguy hiểm cho đất nước và dân tộc này“.
- Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”? (VnEconomy). “Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS“.
- Sinh viên và kiến thức về biển đảo – phần 1 (RFA). ” Tình hình giáo dục ở Việt Nam về biển đảo, về lịch sử, về địa lý thì nó cũng không có cải thiện gì so với thời em học, nó rất là khô khan, không có gì gọi là hấp dẫn thú vị để học sinh phải quan tâm. Và đặc biệt, theo như em nhớ thì nó không có gì về Trường Sa Hoàng Sa cả“.
- Phụ thuộc Trung Quốc do lợi ích nhóm chi phối? (TBKTSG).   – Mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc là “không bình thường (Gafin). – Quan hệ kinh tế với Trung Quốc: Tránh để “theo voi ăn bã mía” (BizLive).  – Bốn lý do để Trung Quốc không thể “gây hấn” về kinh tế với Việt Nam (MTG). – Thương mại Việt – Trung: Một khi đã “chơi” bài toán hội nhập (VnEconomy).  – “Chơi với Trung Quốc, cần biết người biết ta để nắm đằng chuôi” (CafeF). “Không nên than phiền việc chúng ta là láng giềng của Trung Quốc. Nếu ta ở giữa Thái Bình Dương, với quy mô kinh tế thế này thì ai quan tâm? Thế giới quan tâm vì chúng ta nằm ở phía nam Trung Quốc, có địa lý thuận lợi, chúng ta phải tận dụng lợi thế đó chứ không nên than phiền vì ở cạnh Trung Quốc nên bị chơi xấu”.
- THƯ CẢM ƠN CỦA GIA ĐÌNH CÔ ĐỖ THỊ MINH HẠNH (Tễu). “Phía trước, cuộc vận động tranh đấu đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Gia đình chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng quý vị để tiếp tục đấu tranh cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam sớm được tự do, trong đó có hai người bạn của Đỗ Thị Minh Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương“.
- Phi Hoa – Mỗi người chúng ta đều là đại sứ của quốc gia mình! (Dân Luận). “… ông cảnh sát nói với tôi: cảnh sát có 2 nhiệm vụ chính. Một là bắt kẻ phạm tội. Hai là giáo dục người đã phạm tội không bao giờ tái phạm hoặc răn đe để người bình thường không phạm tội. Chợt chạnh lòng nghĩ cảnh sát nước ta thế nào??? Một bạn Lào ăn cắp bị cảnh sát Việt Nam bắt thì không biết có bị đánh đập không? Không biết có được nghe hỏi tận tình về hoàn cảnh gia đình để thông cảm giảm nhẹ tội không?
- Trung Quốc muốn quan hệ với Mỹ ‘đơm hoa’ (VNE). “Hai bên nên mở rộng những lợi ích chung, thắt chặt hợp tác, trồng thêm hoa chứ không phải là những cái gai, làm rõ những trở ngại và tránh nghi ngờ cũng như đối đầu“.
- Nhật gỡ rào cản cho quân đội có ảnh hưởng tình hình biển Đông? (RFA). “Nhật Bản chắc chắn có thể sẽ mở rộng hợp tác an ninh với Philippines hoặc Việt Nam không nhất thiết là phải thông qua hợp tác quân sự mà có thể qua vốn ODA  để cho Philippines và Việt Nam mượn hoặc mua một số các vũ khí đã qua sử dụng“.
KINH TẾ
- Tổng quan tình hình FDI toàn cầu 2013 (VietFin).
- Chứng khoán ngày 2-7: Dòng đầu cơ lên ngôi (TBKTSG). – Blog chứng khoán: Dòng tiền sẵn sàng hoạt động mạnh (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán ngày 3/7: “Rung lắc đã suy yếu” (VnEconomy).
- HSBC: Cải cách ngân hàng Việt Nam còn trì trệ (VNE). – Doanh nghiệp nông nghiệp được vay ưu đãi (TBKTSG). – Có nêu ưu đãi lãi suất cho khách giàu? (VnEconomy).
- Ưu đãi lớn cho Samsung Display lên bàn họp Bắc Ninh (VnEconomy). – Dự án tỷ đô Samsung Display được cấp phép “nhanh bất ngờ”
- WB phê duyệt 270 triệu USD cải cách ngành điện Việt Nam (ĐSPL).
- Kinh tế Việt Nam nỗ lực vượt qua những thách thức mới (TTXVN).
- Doanh nghiệp “vét” gạo phục vụ xuất khẩu, nông dân vui (TBKTSG).
- Vinashinlines xin sớm bán tàu vì xuống cấp nghiêm trọng (VNE).
- Hàng Trung Quốc “nhái” hàng Việt Nam ngày càng gia tăng (MTG).
- Làng nấm “treo” trại (NLĐ).
- Cua, ghẹ “lạ” siêu rẻ tràn lan vỉa hè Hà Nội (Viet Q). – Cua biển 50 nghìn đồng/kg tràn vỉa hè Hà Nội: Nghi ngờ cua Trung Quốc (GDVN).
- Các ngân hàng nước ngoài sắp trở lại Myanmar (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA NAY MỚI NÓI – Kỳ 13 – Cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới… (Nhật Tuấn).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 138 (Nhật Tuấn).
- HOA CÔNG CHÚA (Nguyễn Đình Bổn).
- Muốn có tấm hình để đời với Bill Gates (Nguyễn Hoa Lư).
- Tony Buổi Sáng – Mùi Kiệu (Dân Luận).
H9- Đỗ Minh Tuấn: Bản lĩnh phớt đời của Thị Kính (VHNA). =>
- THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (6): Việt Nam – một số phận nghiệt ngã (Văn Việt).
- Bùi Văn Nam Sơn: Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh (VHNA). – Chuyển các hội văn học nghệ thuật về đời sống dân sự (Văn Việt).
- Trần Mạnh Đào: Trao đổi với ông Tạ Đức về chữ “Lang” (VHNA). – SÁT NHẬP hay SÁP NHẬP đều đúng tiếng Việt cả (Văn Việt).
- NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ (Tễu).
- Quốc Khánh Canada, một quốc gia rất trẻ, mới 147 tuổi (FB Tôn Thất Hùng).
- Thượng đế có hay không? Câu trả lời của Gautama Buddha (BHC).
- Thăm ngọn thác ngầm trong lòng núi bằng thang máy (Kim Dung).
- Ðội Mỹ thắng vinh quang, bại vẫn anh hùng (NV). – Cơ hội cuối cùng của cổ động viên Mỹ tại World Cup Người Việt (NV).  – Các đội bóng Châu Âu và Trung Nam Mỹ vẫn ngự trị (RFI). – Argentina, Bỉ vào tứ kết World Cup (VOA).
- Andy Murray bị loại khỏi Wimbledon (BBC).

- Gia tài để lại (TBKTSG). “Đời con cháu có được “vàng” là của cải vật chất, “vàng” là nhân cách, tinh thần hay không… phụ thuộc vào việc thế hệ đi trước đã để lại những gì, thế hệ sau sẽ làm gì để xứng đáng và phát triển hơn những tài sản đó“.
- Đàn ông rửa bát, thì sao? (THĐP). – Mời xem lại – Bill Gates tự rửa bát mỗi ngày: Bill Gates Washes The Dishes Himself Every Night (Business Insider). – 4 kiểu con trai tốt! (THĐP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Về việc ngưng chương trình tiếng Anh CIE của đại học Cambridge (FB Bùi Việt Hà). “Bản chất vấn đề là: Sở GD & ĐT HCM không thể có chức năng liên kết với CIE, EMG hay STA để đưa 1 chương trình đào tạo chính thức nào (mặc dù các CT này rất hay, rất tiền tiến) vào áp dụng tại các trường công lập trên địa bàn mình phụ trách. Làm như vậy vừa vi hiến, vi phạm luật GD, vừa là một biểu hiện của sự trục lợi rõ ràng“.  – Chương trình tiếng Anh tích hợp: Lợi nhuận sẽ cao ngất ngưởng (NLĐ).  – Nhiều mất mát (NLĐ). – Cảm giác như bị lừa gạt, thanh tra Bộ hãy vào cuộc! (TT).
- Hơn 10.000 suất cơm miễn phí cho sinh viên nghèo Trà Vinh (VNE).
- Không phải chỉ 72.000 cử nhân thất nghiệp, con số mới là 162.000 (TBKTSG).
- Từ cậu bé rửa chén đến nhà pha chế nổi tiếng thế giới (TN).
- Năng lượng cho tương lai (BHC).

- Kiến tạo xã hội học tập (Project Syndicate/ TCPT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính T.Ư: Nên xây cầu đi bộ qua sông Hàn (LĐ).
- Nghi “nhân bản xét nghiệm máu”: Bệnh viện giải thích ghi nhầm (ĐV).
- Tình yêu chiến thắng thần chết (NLĐ).
H10<- Người đàn ông kéo “bảng thông báo” đi khắp nơi tìm vợ con (DT). “Khi mất người thân tôi mới thấu hiểu được giá trị nên quyết tâm tìm vợ con cho bằng được. Tôi thật sự hối hận và quyết tâm tìm vợ để chuộc lỗi”.
- Một người đàn ông tự thiêu tại TP.HCM (TN). – Người đàn ông tự thiêu giữa công viên An Bình (DT).
- Vụ hàng trăm người vây đánh nghi can trộm chó: Tạm giữ 2 người (TN).
- Cho “công ty ma” khai thác cát (TT).
- Nhân viên “kêu trời” vì nội quy ngặt nghèo của FPT IS (GDVN).
- Hành xử không chuyên nghiệp khi hoãn chuyến bay (SGGP).
- “Hội trưởng nước tiểu” Trung Quốc: Chưa uống nước tiểu đừng phát biểu! (GDVN).
- Việt kiều Mỹ bị tù vì ‘hỗ trợ khủng bố’ (BBC).
- Rùng mình trước loài rắn độc có nọc làm tan chảy thịt người (Kênh 14).

QUỐC TẾ
- Ukraine phát động cuộc hành quân mới (VOA). – Quân đội Ukraina chiếm lại một đồn biên giới trong tay phe thân Nga (RFI).
- Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị khởi tố sau 15 giờ thẩm vấn (RFI). – Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị điều tra về tội lạm quyền (VOA). – Vì sao cựu Tổng thống Pháp bị điều tra? (BBC).
- Quốc vương Cam Bốt ân xá 1 thành viên Áo vàng Thái Lan (RFI).
- Ấn Độ triệu mời quan chức Mỹ để phản đối vụ NSA nghe trộm (RFI).
- Hoa Kỳ kêu gọi lãnh đạo Trung Mỹ giải quyết khủng hoảng di dân (VOA).
- Cảnh sát Myanmar ngăn vụ tấn công cửa hàng Hồi giáo (VOA).
- 8 người thiệt mạng trong vụ tấn công của Taliban ở Kabul (VOA).
- Mua chiến hạm Mistral hiện đại của Pháp, Nga rút ngắn được thời gian (RFI).
- Cuộc bầu cử tổng thống Indonesia ngày càng sôi động (VOA).
- Một ngàn công nhân Trung Quốc phản đối chủ nhân Nhật xét lại lịch sử (RFI).
- Thăm dò mới: Obama là tổng thống tệ nhất từ Thế chiến thứ II (VOA).
- Mỹ có nữ Đô đốc Hải quân 4 sao đầu tiên (VNE). – Lần đầu tiên trong lịch sử 238 năm của Hải quân Hoa Kỳ… (FB Tin Không Lề). Bà Michelle Howard, người Mỹ gốc Phi trở thành nữ đô đốc 4 sao đầu tiên trong lịch sử 238 năm của Hải quân Mỹ, khi mới 54 tuổi.

* RFA: + Sáng 02-07-2014; + Tối 02-07-2014
* RFI: 02-07-2014

2407. Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư

Trần Kinh Nghị
02-07-2014
H3
Hôm qua 1/7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để nói lên quan điểm của người đứng đầu cao nhất của đất nước về một chủ đề hệ trọng nhất của đất nước-đó là quan hệ Viêt-Trung và chủ quyền biển đảo. Vậy là sau một thời gian im lặng bác Tổng đã lên tiếng. Nội dung chi tiết xin mời đọc tại đây.

Công bằng mà nói, những lời của bác Tổng là thực lòng và do đó có lẽ đã phần nào góp phần xua tan bớt nỗi băn khoăn trăn trở cùng sự hoài nghi trong dư luận thời gian qua. Có lẽ sẽ bớt đi phần nào những dị nghị trong dân chúng rằng ông kia bà nọ bán nước, cầu vinh… Nhưng qua đó cũng cho thấy sự lúng túng bế tắc cùng cực về cả chiến lược lẫn sách lược trong đối sách của Việt Nam trước những bước đi quả quyết đến mức trắng trợn và ngang ngược của TQ.

Trong phát biểu Tổng Bí thư có đoạn nói: “Biển Đông là vấn đề lớn, quan trọng, hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân và nhiều nước trên thế giới quan tâm, cũng là vấn đề liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước sắp tới, cũng như việc giải quyết quan hệ với TQ, “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Tiếp đó lại có đoạn “Trong lịch sử đã nhiều lần, ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”, và không quên nhấn mạnh “Đây là việc khó”.

Xem ra những gì vị lãnh đạo tối cao của đất nước vừa nói đều đã được nói trước nay, không có gì mới, trong khi tình hình TQ lấn chiếm biển đảo thì hoàn toàn mới và đang ngày càng diễn biến rất khẩn trương và phức tạp. Đã có quá đủ bằng chứng để cho thấy TQ đã dứt khoát vứt bỏ quan hệ hữu nghị láng giềng, anh em và ý thức hệ… nhằm đạt mục tiêu độc chiếm biển Đông mà trong đó VN là đối tượng chính và trước tiên. Vậy mà người đứng đầu VN vẫn gọi TQ “bạn láng giềng lớn”… “muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Nếu là nhà ở thì có thể bán nhà dời đến chỗ khác sống, nhưng với đất nước thì chỉ có cách giữ nước hoặc bán nước ,và do đó nói là không thể chọn láng giềng là đúng. Nhưng chọn bạn thì ai cấm? Vậy mà VN tự cấm mình khi các vị lãnh đạo thay nhau nhau tuyên bố với thế giới “VN không liên minh với ai…”. Làm sao phải “chưa khảo mà xưng” như vậy nhỉ, nếu không phải là do sợ bóng sợ gió? Đó là bài bản gì nếu không phải là kế sách của kẻ bạc nhược?

Cũng đừng đổ cho lịch sử bằng cách cố tình hiểu sai lịch sử. Quên rồi sao Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng mang quân đánh sang Quảng Đông-Quảng Tây nhằm bảo vệ kinh thành Thăng Long. Cũng đừng quên khí phách của “Hịch tướng sĩ”. Thử hỏi suốt 70 năm qua Lãnh đạo VN có mấy ai kế thừa được quá khứ như thế hay chỉ toàn núp bóng tiền nhân để biện minh cho sự đớn hèn và sai lầm của mình? Xin hỏi các vị nào hay đề cao cái gọi là “mềm dẻo, khôn khéo”: Tại sao VN chỉ mất đất, mất biển đảo sau mỗi lần nhún nhượng trước TQ? Đó là Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1956 đã đặt VN vào thế khó đòi lại chủ quyền Hoàng Sa; đó là “giải pháp đỏ” Thành Đô 1989 dẫn đến những thua thiệt khi phân định lại biên giới Việt-Trung; đó là chủ trương “không được nổ súng” để mất bãi Gạc Ma và 6 vị trí khác tại Trường Sa năm 1988. Với đà này làm sao có thể tin VN sẽ ngăn chặn quân xâm lược TQ chỉ bằng sự khôn khéo mềm dẻo với kẻ thù!

Khi đề cập đến chủ trương phân hóa nội bộ giữa nhân dân, chính quyền và các thế lực hiếu chiến TQ… chẳng lẽ bác Tổng không thấy rằng trường hợp TQ khác xa với trường hợp “đế quốc Mỹ” ở chỗ tất cả đều theo sự chỉ đạo của Đảng CS Trung Quốc(?). Một kết quả thăm dò dư luận của TQ gần đây cho thấy “không dưới 80% người dân cùng hô một tiếng “Đánh Việt Nam!”. Vậy đâu dễ gì phân hóa được họ.

Tổng Bí thư cũng có đề cập lướt qua về việc chọn bạn/thù với câu (có vẻ như không coi đây là vấn đề quan trọng): “Thời buổi này, ai cũng phải nghĩ đến lợi ích quốc gia dân tộc mình, nên tạo sự ủng hộ của quốc tế cũng cần thực chất, thực lòng”. Đúng vậy. Nhưng xin đừng vì thế mà chần chừ không dám chọn bạn xa để đối phó với kẻ thù gần. Thử hỏi, cả hai cựu thù Pháp, Mỹ có ai đã lấy được tấc đất nào của VN.., hay chỉ có “bạn gần” TQ liên tục gậm nhấm lãnh thổ biển đảo của VN? Với tham vọng bá chủ của TQ hiện nay thì nguy cơ càng lớn hơn nhiều.

Qua phát biểu công khai dù hiếm hoi của người đứng đầu đất nước lần này cho thấy thêm dấu hiệu để lý giải một vài động thái gần đây. Việc ông Phạm Bình Minh với tư cách Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao hoãn chuyến thăm Mỹ theo lời mời của người đồng cấp Mỹ trước đó để tiếp khách “bạn láng giềng” thì có thể hiểu được. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu tới đây ông Minh sẽ không đi thăm Mỹ. Việc VN trì hoãn phát đơn kiện TQ cho thấy thái độ bị động và lo ngại không cần thiết mà do đó tự tước mất một thế mạnh hiếm hoi của mình. Những động thái trên đây không có gì khác là sự báo hiệu về tình trạng lúng túng bị động bế tắc của giới lãnh đạo đất nước trước mưu đồ thâm hiểm của Bắc Kinh.

Muộn còn hơn không, xin chân thành khuyên Tổng Bí thư cùng Bộ CT hãy nhìn vấn đề một cách thực tế linh hoạt trên cơ sở cầu thị lắng nghe lòng dân và ý kiến của bạn bè quốc tế để kịp thời thay đổi chính mình may ra vẫn còn cơ hội để cứu nước./. 

2408. Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981

Viet-studies
Nguyễn Lương Hải Khôi
02-07-2014
Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Dông) do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện. Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo. Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc.
Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc xung quanh vấn đề giàn khoan 981 trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhất là khi Nhật là một đồng minh của Mỹ?
Trả lời:
Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 
Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực.
Điều quan trọng không phải đánh giá vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong một sự việc cụ thể là vấn đề giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà là nhận thức được vai trò của Nhật Bản đối với Việt Nam trong cuộc đấu trí tuệ có tính sinh tử trước chiến lược bành trướng tính bằng nhiều thế kỷ của Trung Quốc, không phải chỉ từ bây giờ.
Câu 2: Hiện nay, chính phủ Nhật đã và đang thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề 981? Ông đánh giá thế nào về các động thái đó của Nhật?
Trả lời:
Chính phủ Nhật đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê pháp mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc ở các diễn đàn quốc tế, ở Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri – La), ở Hội nghị G7 – nơi Việt Nam không có điều kiện tham gia, cử tàu Kunisaki thăm Việt Nam. Việc giúp đỡ về khí tài vật chất đang được xem xét, tuy nhiên còn vướng mắc ở các vấn đề pháp lý của Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy vậy, điều chúng ta cần nhận thức là: chúng ta cần Nhật Bản không chỉ cho sự vụ “nhỏ nhặt” là cái dàn khoan này. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần sự trợ giúp của Nhật để giải quyết cho “êm xuôi” cái vụ “lình xình ngắn hạn” này, chúng ta sẽ không nhận được gì cả, không chỉ từ Nhật mà còn từ các cường quốc khác. Chúng ta cần Nhật Bản cho một cuộc đấu về mặt trí tuệ trường kỳ và bài bản để trưởng thành và sinh tồn trong một thời đại mới.
Câu 3: Đâu là lĩnh vực mà Việt-Nhật nên tăng cường hợp tác để xây dựng sức mạnh trong thế đối trọng với Trung Quốc?
Trả lời:
Không có Việt Nam, Nhật Bản vẫn dư sức để tự vệ. Không có Nhật Bản và thế giới các cường quốc dân chủ khác, Việt Nam không thể tồn tại được trước Trung Quốc. Hợp tác với các nước này để tự lực tự cường, trước hết, đó là nhu cầu nội tại của Việt Nam.
Chúng ta không cần thiết phải hỏi “lĩnh vực” cụ thể để ưu tiên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng: viện trợ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tư vấn chiến lược phát triển một cách trường kỳ và bài bản. Nhưng, các loại viện trợ này mang lại lợi ích cho Việt Nam hay không, mang lại lợi ích đến mức độ nào, thì hoàn toàn nằm ở phía người nhận. Nếu chỉ nhờ nhận viện trợ mà “hóa rồng” thì cả thế giới này đâu còn quá nhiều “giun dế” đến thế. Cái chúng ta cần băn khoăn, xin nhắc lại, không phải là “lĩnh vực” mà là “cách thức”. “Cách thức” của chúng ta hình thành từ một thể chế lành mạnh, trong sạch, muốn đi vào phát triển thực chứ không phải là nâng cao các con số.
Câu 4: VN nên có động thái gì nếu muốn “nhận 1 phiếu ủng hộ” từ Nhật một cách rõ rệt, mạnh mẽ?
Trả lời:
Nếu nói về một “động thái” cần thiết, có lẽ đó nên là một động thái cho thế giới thấy chúng ta đang đi về phía thế giới văn minh, tự do, dân chủ.
Tuy vậy, cái chúng ta cần không chỉ là một động thái, một “chiến thuật” có tính mưu mẹo để “giải quyết” cho “êm xuôi” một tình huống khó khăn (là chuyện giàn khoan 981).
Nếu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan vào ngày mai? Rất có thể. Nhưng mối nguy đối với sự tồn vong của dân tộc chúng ta trước trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc thì có giảm không? Không.
Trung Quốc sẽ rút giàn khoan thôi. Giống như đã đưa quân pháo vào chốt một vị trí trên bàn cờ để dễ bề bố trí đội hình ở phía khác, khi xong việc rồi thì quân pháo sẽ được rút về vị trí an toàn. Nhưng khi đó, một thế trận mới đã hình thành và thường thì kẻ chơi cờ yếu tay hoặc thiếu thông tin để xử lý sẽ chẳng thể thấy gì.
Giàn khoan này không có vẻ có mục đích kinh tế là khai thác dầu. Và, nếu để khai thác dầu, không ai làm những việc khiến cả thế giới phẫn nộ như thế. Tôi nghĩ đây là hành vi nhắm đến một mục đích chính trị. Mục đích gì? Không phải để gây hấn với Mỹ, làm cho Nhật Bản phải căng mình lên đề phòng. Trên bàn cờ, đây chỉ là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính phải nằm ở đâu đó, mà vấn đề lãnh hải, chủ quyền, dầu khí chỉ là cái phông nền của màn kịch “Sơn Đông mãi võ”. Trung Quốc là xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đến nay, đời nào cũng để lại sách vở dạy dỗ về “quyền mưu” trong chính trị, kinh tế, đối nhân xử thế… Chúng ta cần hiểu điều này để không bị cuốn vào các màn diễn võ rổn rảng trên phố.
Câu 5: Theo ông, dự báo sắp tới quan hệ Việt – Nhật sẽ ra sao khi quan ngại giàn khoan 981 sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho VN, mà còn cho Nhật?
Trả lời:
Câu chuyện giàn khoan kiểu này rất khó xảy ra trên lãnh hải Nhật. Trung Quốc cho công bố kế hoạch này từ tháng 3 năm 2014. Họ còn cần thời gian để kéo giàn khoan này tới đường biên lãnh hải Việt Nam, rồi từ đường biên lãnh hải ấy di chuyển tới vị trí hiện tại. Suốt thời gian đó, Việt Nam đã làm gì? Tôi không được biết thông tin nào về hành động của chúng ta trong giai đoạn này cả. Dường như chỉ đến khi dàn khoan dừng lại và Trung Quốc bố trí xong đội hình tàu chiến bảo vệ thì chúng ta mới lên tiếng.
Nếu là Nhật Bản, tôi nghĩ họ sẽ không làm thế. Nhật Bản sẽ phản đối, hoặc cảnh cáo, ngay khi Trung Quốc mới công bố kế hoạch, sẽ đón tiếp “khách quý” ngay từ đường biên chứ không để khách vào sâu cách đường cơ sở chỉ 120 hải lý như vậy. Cho nên chúng ta không cần phải quan ngại rằng chuyện giàn khoan này có thể lặp lại với Nhật.
Nhật và nhiều cường quốc khác dù không có chủ quyền nhưng có quyền lợi trên Biển Đông. Họ không thể để Trung Quốc nuốt trọn vùng biển này. Nhưng, Việt Nam không nên dựa vào thực tế đó để mong đợi rằng vấn đề Biển Đông “tự nó” sẽ “được giải quyết” bởi ai đó, còn Việt Nam thì chỉ cần “tọa sơn quan hổ đấu” và “được lòng tất cả các bên”.
Còn dự báo quan hệ Việt – Nhật thì rất khó. Những gì Nhật giúp Việt Nam thực ra đã vượt quá khả năng tiêu hóa của Việt Nam rồi. Một ví dụ: Nhật sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển “công nghệ cao” nhưng đây không phải là cái mà Nhật “cho” thì Việt Nam “nhận” được. Đó không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để bắt chước. Quan hệ Việt Nhật chỉ thực sự giúp Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp mới khi Việt Nam tái cấu trúc tiến trình ra quyết định ở cấp chiến lược, xây dựng xã hội dân sự lành mạnh, và một thể chế sạch sẽ khỏi tham nhũng.
*Tựa do viet-studies đặt.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-7-14

2409. Thời sự Việt Nam: chai lì cảm xúc

Nguyễn Văn Tuấn
03-07-2014
Dạo này theo dõi tình hình thời sự ở VN liên quan đến vụ Biển Đông tôi chẳng có cảm giác gì. Nếu có một ông lớn nào mới lên tiếng thì người dân có thể đoán được vị đó nói gì, bởi vì họ chỉ sắp xếp những khẩu hiệu. Nói chung là những phát biểu của họ chẳng có gì phải đáng quan tâm, vì lời lẽ thì chán ngắt (do thiếu tính sáng tạo) và nội dung thì chẳng có liên quan hay ảnh hưởng gì đến vận mệnh đất nước này, hay dân tộc này. Còn bên Tàu thì họ cũng chẳng quan tâm, họ chỉ để cho báo chí mắng vài câu rồi tiếp tục việc làm của họ.
Giới quan chức VN có phát biểu hay không phát biểu thì tình hình Biển Đông vẫn thế, vẫn xấu hơn từng ngày. Thật vậy, Tàu cộng tuyên bố đem thêm giàn khoan vào Biển Đông; họ điều thêm tàu chiến, máy bay chiến đấu, và đủ thứ các tàu ngụy hình hải cảnh hay kiểm ngư. Họ có nói gì thì tàu của VN vẫn bị uy hiếp HÀNG NGÀY, tàu của VN bị đâm va hàng ngày, tàu của VN vẫn chạy trốn lòng vòng tránh những cú tấn công của Tàu cộng. Vậy thì có họ phát biểu hay không phát biểu chẳng có tác động thực tế nào cả.
Mà, làm sao gây tác động khi những câu đại khái như “chúng ta sẽ đấu tranh lấy lại Hoàng Sa”, “không ai chọn láng giềng”, “phải giữ bằng được chủ quyền”, “không chấp nhận nhượng bộ chủ quyền thiêng liêng”, v.v. Câu đầu tiên thể hiện một sự đầu hàng, thế hệ này không lấy lại được HS, vậy thì làm sao mong chờ thế hệ sau lấy được khi thế hệ hiện nay chẳng để lại cho thế hệ sau cái gì cả (ngoại trừ nợ nần). Còn những câu còn lại thì chẳng có ý nghĩa gì, vì đó chỉ là những rhetoric tiêu biểu và đường mòn chữ nghĩa. Chỉ có bao nhiêu chữ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong khi VN đang rất cô đơn trên trường quốc tế thì VN lại đưa ra nhiều tín hiệu mâu thuẫn nhau. Trong Đối thoại Shangri-La, Mĩ và Nhật lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Tàu (và ngầm ủng hộ VN), vậy mà phía VN lên nói ví von đó như là một xung đột trong gia đình! Một miệng thì kêu gọi người ta ủng hộ, còn một miệng khác thì nói “chuyện của gia đình chúng tôi”! Mâu thuẫn thứ nhất. Hễ thấy người Việt ở nước ngoài biểu tình chống Tàu là báo chí VN hăng hái đưa tin, nhưng sinh viên ở VN mà biểu tình chống Tàu thì bị cấm đoán xách nhiễu thậm chí hành hung. Mâu thuẫn thứ hai. Mới hôm nay, báo VN đưa tin rằng Tàu nhận một “vố đau” từ Chủ tịch ASEAN, vì ông này từ chối đề nghị của Tập Cận Bình về Biển Đông. Bài báo ca ngợi ngài chủ Chủ tịch ASEAN là “nhà lãnh đạo Myanmar thể hiện thái độ quyết đoán, không chấp nhận đứng về phía Trung Quốc.” Tôi tự hỏi tại sao VN không có một lãnh đạo nào quyết đoán như ngài Chủ tịch ASEAN? Tại sao không một nhà lãnh đạo VN không dám nói KHÔNG với Tàu? Ca ngợi người ta anh hùng thì ok, nhưng phải nhìn lại mình ra sao chứ. Mâu thuẫn thứ ba.
Hiện nay chẳng ai biết giới lãnh đạo VN sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông ra sao. Thoạt đầu thì tuyên bố là sẽ kiện Tàu ra tòa án quốc tế, nhưng nay thì chẳng ai nhắc đến ý tưởng đó nữa. Có người nói thẳng ra là họ sợ sau khi kiện Tàu thì kinh tế VN sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Sự thú nhận đó cho thấy một bộ phận không nhỏ trong giới chóp bu vẫn không muốn “thoát Tàu”. Không kiện cũng là một cách nói cho Tàu biết rằng VN vẫn xem Tàu là cái bóng che chở — một cách tự nguyện đưa mình vào quĩ đạo của kẻ thù. Nhưng hễ ai hỏi gì thì họ nói “Oh, tình hình phức tạp lắm”. Hai chữ “phức tạp” nó trở thành một thứ bùa chú để tránh đối đầu với sự thật. Nếu là người có trách nhiệm với dân, với cộng đồng, lãnh đạo không thể nào chỉ dừng ở “phức tạp” mà phải giải thích nó có nghĩa gì trong thực tế. Chứ nói phức tạp thì ai cũng nói được vì nó vô nghĩa?!
Trong khi đó thì các thủy thủ và nhân viên kiểm ngư VN ở đầu sóng ngọn gió vẫn phải đương đầu với hiểm nguy mỗi ngày. Tôi không còn đếm được bao nhiêu tàu VN đã bị đâm va, không còn nhớ bao nhiêu thủy thủ bị thương. Hình như “chiến lược” của lãnh đạo VN là mua cảm tính quốc tế. Họ để cho những chiếc tàu cũ rích, rĩ sét, mỗi lần bị đụng là bẹp dúm lại, trông rất thảm hại. Để làm gì? Để các kí giả nước ngoài quay phim. Mà, ngay cả kí giả Úc quay phim và chiếu trên tv Úc cũng chẳng gây được cảm tình nào từ người dân địa phương. Khúc phim chỉ nói lên điều mà mọi người đã biết. Khúc phim đó quả là tốn kém! Đâu phải cần đến những khúc phim đó để mếu máo “mét” với thế giới là “Thằng Tàu to con kia nó đánh tôi”. Người ta sẽ hỏi rồi mày làm gì để đối đầu với nó, chẳng lẽ cứ đưa mặt ra cho nó đánh hoài? Một số người thì nhớ đến câu “đó chỉ là xung đột trong gia đình”, vậy thì để họ giải quyết với nhau!
Có người nói rằng sự kiên nhẫn của VN là lựa chọn đúng vì không muốn gây chiến tranh và VN chẳng sợ ai cả. Người khác thì cho đó là một lựa chọn hèn. Cái biên giới giữa nhẫn nhịn và hèn thì chẳng bao xa. Nói gì thì nói, tôi thấy chỉ có một số ít người ở VN quan tâm đến tình hình Biển Đông, tuyệt đại đa số chẳng ai quan tâm. Họ quá bận rộn bươn chãi với cuộc sống mỗi ngày thì thì giờ đâu mà nghĩ chuyện xa xôi. Một số người thì không làm gì cả vì họ nghĩ là hoài công do VN chỉ là một phiên bản của Tàu và tự mình làm nô lệ cho Tàu, vậy thì nói làm gì cho mất công. Một số nhỏ thì nghĩ đã có Đảng và Nhà nước lo, nên họ thoải mái nhậu nhẹt. Nói chung, tôi gọi đó tình trạng emotional fatigue – mỏi mệt cảm xúc. Người ta đã chai lì cảm xúc trước những thông tin về Biển Đông và hình ảnh tàu VN bị đâm va, người ta hờ hững với những phát biểu mà có cũng như không vì chẳng có ý nghĩa gì, và sự chai lì đó cực kì nguy hiểm cho đất nước và dân tộc này.

LỊCH SỬ ĐẮNG LÒNG : LÊ DUẨN BỊ NGUYỄN VĂN LINH BỊP – Bùi Anh Trinh

1Mới đây trên internet xuất hiện một video clip của một tay hùng biện trong nước mới học tới lớp 12. Tay này đã lật lại một vấn đề xưa như trái đất, đó là các nhà viết sử CSVN đã không dám nói thật khi viết lịch sử. Tác giả đã thành công suất sắc.
Không phải là những nhà viết sử CSVN giấu con số thương vong, nhưng mà họ thực sự không có những con số đó; bởi vì quân đội CSVN không có lưu sổ sách khi hoạt động trên rừng, còn những con số thương vong của địch đều là do Đài phát thanh Giải Phóng tự chế ra.
Không những Đài phát thanh Giải Phóng bịp nhân dân Việt Nam mà các ông lãnh đạo Cọng sản Miền Nam cũng bịp cả Lê Duẩn :
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh :
Năm 1968, ngày 23-3, Tướng Westmoreland được thông báo chuẩn bị rời chức vụ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam để về Washington nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Lục quân.
Năm 1968, ngày 31-3, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đọc diễn văn loan báo giảm ném bom Bắc Việt, kêu gọi hòa đàm; và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.
* Chú giải : Lê Duẩn bị lừa
Những tin tức nóng hổi từ Washington được tình báo Liên Xô chuyển về Hà Nội khiến Tổng bí thư Lê Duẩn ngơ ngác, ông ta không ngờ mình mới vừa đại chiến thắng, có nằm mơ ông ta cũng không tin nổi là địch đã mất vía đến nỗi phải thú nhận bại trận và van xin hòa đàm.
Thế là ông ta quyết định vét hết quân và đạn dược còn lại để tổ chức tổng tấn công đợt hai. Lần này không phải để “tổng nổi dậy”; mà là để “tổng tháu cáy”. Nghĩa là nỗ lực hù dọa Hoa Kỳ sau khi dư luận Hoa Kỳ hoảng loạn do vì MacNamra từ chức, Westmoreland bay chức và Johnson không ra tranh cử nhiệm kỳ 2 ( Coi như từ chức ).
Ngoài ra Lê Duẩn còn ra lệnh cho các phương tiện truyền thông của CSVN “mở hết máy” để ca ngợi chiến thắng tại Miền Nam cũng như ca ngợi tài chỉ huy thiên phú Võ Nguyên Giáp. Thuở đó dân chúng hai miền Nam Bắc hễ mở mắt dậy là nghe tin Mac Namara từ chức, Westmoreland mất chức, Jhoson không dám tái ứng cử, Tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố, Hồ chủ tịch khen ngợi, v.v… Và sau đó là các lời bình luận của những nhà quân sự học, những nhà quan sát chính trị, những bình luận gia truyền thông quốc tế..
Không những mạnh miệng trong chiến tranh tuyên truyền, Lê Duẫn còn mạnh miệng hơn nữa tại Hội nghị Paris. Ông muốn biến Hội nghị Paris trở thành một Hội nghị Geneve thứ hai. Ông ra lệnh cho Trung ương cục Miền Nam ( Phạm Hùng ) hãy tổ chức những đợt tổng tấn công lần 2, lần 3, lần 4, lần 5… cho tới khi nào quân Mỹ tháo chạy như quân Pháp đã chạy sau trận Điện Biên Phủ. Ông sẽ đưa thêm quân bổ sung từ ngoài Bắc vào.
Trong khi đó thực tế tại chiến trường Miền Nam hoàn toàn trái ngược với tưởng tượng của Lê Duẩn. Sau trận Tổng tấn công đợt 1, tự truyện của Đại tướng Lê Đức Anh ghi lại : “Tôi có gặp anh Trần Bạch Đằng ( Anh Trần Bạch Đằng cùng ở Tiền phương 2 với anh Võ Văn Kiệt), anh Linh cũng đang có mặt tại đây. Tôi đề xuất không nên mở đợt 2 đánh vào nội đô nữa vì không còn yếu tố bí mật bất ngờ…”
Sau khi đợt 2 kết thúc (tháng 6 năm 1968) : “Sau đợt 2, tôi đề nghị dứt khoát thôi, rút ra. Dân chỉ giúp đỡ chứ không “nổi dậy” thì quân ta không ở nữa, rút ra! Riêng biệt động thành ở lại thực hiện “điều lắng” (tan, hòa tan vào dân). Anh Linh lặng im và đồng ý. Hồi đó, làm việc ở R (rờ) “làm thinh là đồng ý”… ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 90, 91. Cơ quan Rờ tức là Trung ương Cục Miền Nam ).
Đoạn này cho thấy chính Lê Đức Anh cũng không ngờ là dân không hề nổi dậy. Đó là nói theo cách nhìn của Lê Đức Anh chứ trong thực tế thì dân chẳng những không nổi dậy mà lại “bỏ chạy” khi thấy quân CSVN tiến vào. Thực tế tại Huế đã cho thấy dân bỏ chạy là phải.
Và sau khi đợt 3 kết thúc (tháng 10 năm 1968), hồi ký của Đại tướng Công an Tướng Mai Chí Thọ ghi nhận : “Sau đợt tiến công Mậu thân lần 3, lực lượng ta đã đuối sức nhiều, nhưng do các báo cáo không đúng với thực tế khiến lãnh đạo cấp trên không nắm sát tình hình ở các địa phương dẫn đến sai lầm chủ quan trong việc quyết định tiếp tục tấn công các đợt 4 và 5.
Lúc đó đồng chí Võ Văn Kiệt, đồng chí Trần Bạch Đằng và tôi đã báo cáo tình hình thực tế về Trung ương Cục. Cả ba chúng tôi cùng ký vào bức điện đề nghị chuyển hướng mục tiêu, không nên tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa nữa, nhất là đánh vào Sài Gòn và các đô thị”. ( Mai Chí Thọ, Theo Bước Chân Lịch Sử, trang 173).
Báo cáo láo : Tại sao tới tháng 10 năm 1968 các ông chỉ huy mặt trận mới báo cáo thực tế cho Trung ương cục? Đó là vì từ trước tới nay các ông chuyên môn báo cáo láo. Theo báo cáo của các ông với Trung ương cục Miền Nam thì trong năm 1964 các ông đã giết được 119.000 quân VNCH, nghĩa là gần hết số quân chủ lực của VNCH vào thời đó trong khi không có một trận chiến nào lớn. Nhận được báo cáo của Trung ương cục Miền Nam thì Hà Nội giảm đi 10 lần, nghĩa là phỏng đoán quân VNCH bị giết hại là 12.000 quân. Nhưng trên thực tế thì năm 1964 quân VNCH bị thương vong chưa quá 700 người.
Lần này cũng vậy, tổng cổng kích đợt 1 chết gần hết, đến tổng công kích đợt hai chết sạch. Đến tổng công kích đợt 3 trên toàn quốc chỉ có 2 trận đánh cấp tiểu đoàn, và riêng tại Sài Gòn thì chỉ có pháo kích được đúng 19 quả. Đến nông nỗi đó mà Hà Nội lại ra lệnh tổng công kích đợt 4, đợt 5 (!). Bí quá các ông Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ mới đồng lòng báo cáo sự thật về cho Phạm Hùng ( Bí thư Trung ương cục Miền Nam, đang nằm tại Mặt trận B.1, tức là bên kia biên giới Miên ).
Dĩ nhiên các ông không thể nói rằng lâu nay chúng tôi báo cáo láo. Nhưng các ông bắt đầu báo cáo rằng tuy chiến thắng nhưng ta cũng bị hao tốn quá nhiều lực lượng. Mỗi ngày các ông báo cáo tổn thất một mớ, lần hồi đến tháng 6 năm 1969 (sau đợt 4) thì các ông báo cáo quân của các ông còn Zéro. Lúc đó Hà Nội mới ngồi tổng kết và thấy từ đầu năm 1969 tới tháng 6 năm 1969 quân CSMN đã chết hết 500.000 quân.
Sở dĩ các ông phải báo cáo như vậy vì lâu nay các ông đã khai khống số quân của các ông để dụ cho Hà Nội cung cấp vũ khí và tiền bạc. Các ông biết chắc Hà Nội không thể nào biết được thực tế các ông có bao nhiêu quân và chết bao nhiêu quân. Cho nên các ông khai khống vô tội vạ để trừ hao Hà Nội giảm bớt hoặc bị thất thoát trên đường vận chuyển hay để bù vào số thất thoát do đụng trận.
Chính vì khai khống vô tội vạ mà quân số trên lý thuyết của các ông lên tới 500.000 quân trong khi thực tế của trận Mậu Thân ( Tổng kết lời khai của các tù binh về đơn vị của họ trên khắp các mặt trận toàn quốc ) cho thấy tất cả quân số của CSMN là 85.000.
Vì vậy khi nghe tin Lê Duẩn sẽ đưa quân Miền Bắc vào bổ sung cho các đơn vị bị thiệt hại thì các ông Miền Nam sợ bị lộ cái tội khai khống. Cho nên mới vội vàng khai khống số thiệt hại để bù lại con số khai khống lúc ban đầu.
Hồi ký của Tướng Westmoreland, bản Việt ngữ trang 399 : “Một năm sau khi tôi rời nhiệm sở, Tướng Giáp của Bắc Việt tiết lộ cho nhà báo Ý Đại Lợi Oriana Fallaci, hay rằng đến thời điểm đó (nửa đầu năm 1969) quân Bắc Việt đã thiệt hại trên nửa triệu quân. Con số này nhiều bằng bình phương con số do chúng tôi ước tính” ( Nghĩa là Ngũ Giác Đài ước tính trong khoảng thời gian nửa đầu năm 1969 quân CSVN bị chết 707 người ).
Lúc đó Tướng Westmoreland đang làm Tham mưu trưởng Lục quân tại Ngũ Giác Đài, ông đã duyệt lại các trận đánh trong nửa đầu năm 1969 thì không thấy có một trận nào đáng kể. Và cho tới 20 năm sau, khi viết hồi ký, Westmoreland vẫn tin rằng chuyện CSVN bị thiệt hại 500 ngàn quân trong nửa đầu của năm 1969 là có thật (sic).
Không tin sao được trong khi từ trước đến giờ CSVN không bao giờ “khai lên’ con số thương vong của họ, chỉ toàn là “khai giảm” hoặc giấu biến đi.
Chiến tranh cân não : Có một điều cần phải lưu ý về con số 500.000 quân CSVN bị chết do Tướng Giáp cung cấp cho Fallaci. Lúc đó, đầu năm 1969, Võ Nguyên Giáp vẫn đang còn là tội đồ của Đảng CSVN ( Cầm đầu nhóm “Xét lại chống đảng” ). Cho nên Tướng Giáp không đủ tư cách để tiết lộ một tin động trời như vậy cho báo chí quốc tế, mà phải là do lệnh của Bộ chính trị, tức là của Lê Duẩn. Vấn đề được đặt ra là Lê Duẩn nghĩ sao lại chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp tung tin như vậy?
Câu trả lời là Lê Duẩn muốn “rung cây nhát khỉ”, ông muốn cho dư luận Hoa Kỳ biết rằng ông sẵn sàng thí thêm nhiều triệu quân nữa và tốn thêm 10 năm, 20 năm nữa để theo đuổi chiến tranh. Con số 500.000 người bị chết không nghĩa lý gì đối với quyết tâm của Hà Nội. Không những chỉ 500 ngàn, mà thậm chí tới một vài triệu cũng không thành vần đề, nhưng trước khi vài triệu người nữa bị chết thì họ cũng giết được ít nhất là 1 triệu quân Mỹ, vấn đề là người Mỹ có dám chịu chết thêm 1 triệu người nữa hay không?!
Cái dở của tình báo Mỹ là họ tin ngay lời của Võ Nguyên Giáp nói với Fallaci, nếu họ hay hơn một chút thì họ sẽ làm một con tính để thấy rằng Hà Nội không thể nào có khả năng tồ chức một hệ thống tiếp liệu cho 500 ngàn quân trong điều kiện tiếp tế bí mật tại chiến trường Miền Nam. Và chắc chắn Hà Nội không thể nào có đủ tài chánh để trang bị và nuôi nổi một đạo quân 500 ngàn người. Hồi ký của Đại Tướng CSVN Lê Đức Anh cho biết quân đội CSVN đông nhất là vào năm 1979 với 550 quân nhưng đó là một gánh nặng mà cả Nam-Bắc Việt Nam không thể nào kham nỗi trong 6 tháng.
Năm 1968, ngày 11-2, bình luận gia của đài truyền hình CBS Hoa Kỳ là Walter Cronkite đến Việt Nam để quan sát tình hình sau trận Mậu Thân. Khi trở lại Hoa Kỳ ông phát biểu trên đài truyền hình rằng “Hoa Kỳ đã lún sâu vào chỗ không lối thoát” và “Đó là hậu quả của một cuộc chiến bi thảm… Tôi sẽ làm mọi thứ có thể làm được để chấm dứt cuộc chiến”.
Chú giải : Cũng ông ký giả Walter Cronkite này, 39 năm sau, ông ta đến Hà Nội để làm phóng sự truyền hình. Hà Nội sắp xếp cho ông ta được tiếp xúc với Tướng Võ Nguyên Giáp đã 95 tuổi. Tướng Giáp cười ha hả khi nghe Cronkite hỏi thăm về chiến thắng vĩ đại của ông trong trận Mậu Thân, ông thú thực với Cronkite :
“ Cho tới nay chúng tôi vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các anh lại chấm dứt thả bom Hà Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi rồi. Nếu các anh nhấn thêm một chút nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Cũng giống như trận tết Mậu Thân, các anh đã đánh bại chúng tôi rồi”. Nguyên văn được truyền trên đài CBS :“What we still don’t understand why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the rops. If you had pressed us a little harder, just another day or two, we were ready to surrender. It was the same at the battles of Tet. You defeated us” ( Cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS ngày 8-12-2007 )
BÙI ANH TRINH

AI LÀ CHỦ CỦA KHU KINH TẾ GANG THÉP VŨNG ÁNG ? - Hồ Minh Châu
Viết bởi Cộng tác viên   
Thứ ba, 01 Tháng 7 2014 21:35
Kinhtebien online : Khi Formosa Đài Loan thất bại tại Đồng Nai nên  ra Bắc  hỏi một vị quan chức cao cấp của Việt Nam : " Làm sao để có giấy phép sử dụng vịnh Sơn Dương- Hà Tỉnh ? ". Vị quan chức trên chỉ nói ba chữ : "Làm thật nhanh". Nhờ vậy thóat nhiều thẩm định của các cơ quan chức năng, sau đó bán cho Trung Quốc. Sau khi xây đê từ mũi Ròn đến đảo Sơn Dương dài 3 km thì đây sẽ là vịnh tốt nhất của miền Bắc Việt Nam, nơi duy nhất có thể tiếp nhận tàu sân bay. Về đường bộ, vịnh Sơn Dương án ngữ bắc  đèo Ngang và đường hầm đèo  Ngang. Ai chiếm vị trí Sơn Dương sẽ cắt đứt đường bộ và biển từ  Nam ra Bắc Viêt Nam.
Kinhtebien online xin trân trong giới thiệu bài viết của ông Hồ Minh Châu :  
A. MỐI LIÊN HỆ GIỮA FORMOSA HATINH STEEL VÀ TẬP ĐOÀN FORMOSA PLASTIC GROUP
Mặc dù được đãi ngộ đặc biệt nhiều loại thuế, [1] công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, viết tiếng Anh là Formosa Hatinh Steel (FHS) gửi tiếp lên Chính phủ Việt Nam nhiều kiến nghị mới, trong đó có đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế cho dự án gang thép đang dang dở ở Vũng Áng.
Ở đây, chúng ta hãy thử tìm hiểu về Formosa Hatinh Steel và các công ty nước ngoài có liên quan đến dự án này.

Theo Vietnam Investment Review, dự án gang thép Vũng Áng của Formosa Hatinh Steel có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 10 tỷ USD, với công suất sản xuất hàng năm là 7,5 triệu tấn thép, do Formosa nắm giữ cổ phần 95%, và China Steel - công ty sản xuất thép lớn nhất Đài Loan - có 5%. [2]
Tuy nhiên, theo báo Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Đài Loan Formosa Plastics Group (FPG) chỉ còn làm chủ 59% của Formosa Hatinh Steel qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21.25% xuống 14.75%. Trước đó, công ty con Formosa Petrochemical Corp (FPC), đã công bố trong một bài viết ngày 26/9/2013 trên một trang thông tin mạng của Thị trường Chứng khoán Đài Loan, theo đó việc giảm cổ phần của Formosa Petrochemical Corp dẫn đến cắt giảm đầu tư vào các dự án Formosa Hatinh Steel từ 744 triệu USD xuống còn 516 triệu USD. [3]

Do đó, chưa vội tìm hiểu thêm các cổ đông của tập đoàn Formosa Plastic Group và 4 công ty con là những ai, mà chỉ dựa vào sự kiện ban đầu là Formosa Hatinh Steel (giả sử) thông báo cho Chính phủ Việt Nam là Formosa Plastic Group sở hữu 95% của Formosa Hatinh Steel qua 4 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp - có nghĩa là mỗi công ty con làm chủ 23.75% - vậy thì:

(1) khi nào mỗi công ty con từ sở hữu 23.75% giảm xuống 21.25%, trước khi giảm tiếp sở hữu từ 21.25% giảm xuống 14.75%?

(2) ai, hay những ai, là chủ sở hữu mới 36% của Formosa Hatinh Steel (từ tổng sở hữu của tập đoàn Formosa Plastic Group là 95% giảm xuống 59% sau ngày 26/9/2013) - là Đài Loan hay là Trung Quốc, hay là nước khác? Việc bán cổ phần như vậy có hợp luật đầu tư không, và Chính phủ Việt Nam có được thông báo không, v.v. ?

(3) Formosa Petrochemical Corp giảm cổ phần từ 21.25% xuống 14.75% dẫn đến cắt giảm đầu tư vào dự án Formosa Hatinh Steel từ 744 triệu USD xuống còn 516 triệu USD, vậy 3 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, và Formosa Chemicals & Fibre Corp thì sao? Và chủ sở hữu mới 36% có sẽ bù đắp cho các khoản cắt giảm đầu tư này không?

B. VẤN ĐỀ NHÂN DỤNG VÀ CƯ TRÚ CỦA NHÂN CÔNG

Như báo Hải quan đã đưa tin ngày 24/6/2014 là "Formosa muốn thiết lập đặc khu gang thép Vũng Áng", và “Theo FHS, dự án Formosa giai đoạn 1 dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 5.000 nhân viên, đồng thời quy hoạch phát triển tầm cỡ lâu dài trở thành nhà máy gang thép tầm cỡ quốc tế. Dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người. Nếu tính cả nhân viên và gia quyến sẽ lên đến 60.000 người. Căn cứ vào quy mô này sẽ hình thành nên một thị trấn gần khu vực xưởng". [4]

Với số lượng nhân công nhiều đến 15.000 người, nếu "tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người", thì phần lớn trong số 15,000 người là người Việt trong nước, hay là người Hoa ở đâu đến? Nếu trong số 15.000 nhân công này mà đa số là nhân công Việt ở địa phương sáng đi tối về với thân nhân - ngoại trừ số luợng kỹ sư hoặc chuyên viên nước ngoài cần có cho dự án - thì không cần phải cấp tiếp visa nhập cảnh vào Việt Nam cho vài chục ngàn người người khác ở "nước ngoài" cũng được "ăn có" theo diện "đoàn tụ" với thân nhân đã được nhập cảnh trước đó để làm việc ở Việt Nam.

Điều đáng chú ý là ông Lee Chih-Tsuen, chủ tịch công ty con Formosa Plastics Corp của Formosa Plastic Group FPG, mới đây nói với báo giới Đài Loan rằng chính phủ Việt Nam phải đảm bảo sự an toàn của công nhân Trung Quốc để họ trở lại làm việc (ý nói 3.000 công nhân Trung Quốc đã được Bắc Kinh di tản khỏi Hà Tĩnh bằng tàu hồi tháng trước?), và rằng nếu những người lao động này không thể tiếp tục công việc trong vòng hai tháng tới đây, lò đầu tiên của nhà máy có thể không được hoạt động vào cuối năm tới (giai đoạn 1). [5]

Với số lượng nhân công nhiều đến 15.000 người, cộng với 45.000 thân nhân, khu kinh tế Vũng Áng sẽ biến thành một "thị trấn giam kín" và là đặc điểm của loại dự án sử dụng công nghiệp thấp để chế biến gang thép. Ở đây, cần trích thêm là ông Lee Chih-Tsuen còn nói thêm với báo giới Đài Loan rằng là Formosa đã chọn xây dựng nhà máy gang thép tại Việt Nam bởi vì Việt Nam có rất ít các nhà máy trong nước, và vì vậy Việt Nam không cần phải lo lắng về số lượng carbon dioxide sẽ thải ra từ nhà máy gang thép này. [6]

Theo một tờ báo mạng chuyên về đề tài kim loại, dự kiến Formosa Hatinh Steel vận hành giai đoạn 2 vào năm 2020 với tổng công suất khoảng 22 triệu tấn thép/năm. [7] Thật ra, nghành làm thép không phải là nghành cốt lõi của tập đoàn Formosa Plastic Group và 4 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, Formosa Petrochemical Corp, mà họ nhảy vào ngành làm thép nhờ liên doanh với China Steel biết công nghệ làm thép. Nhưng ngay chính China Steel cũng chỉ đứng hạng thấp trong danh sách ngành làm thép trên thế giới. [8]

Hồ Minh Châu

[1] http://www.vir.com.vn/news/en/investing/government-offers-cost-saving-solutions-to-formosa-steel-project.html

[2] nguồn đã dẫn ở [1]

[3] http://www.steelfirst.com/Article/3263072/Taiwans-Formosa-Plastics-Group-cuts-stake-in-Vietnam-mill.html

[4] http://www.baohaiquan.vn/pages/formosa-muon-thiet-lap-dac-khu-gang-thep-vung-ang.aspx

[5] http://www.taipeitimes.com/News/biz/archives/2014/06/14/2003592689

[6] nguồn đã dẫn ở [5]

[7] nguồn đã dẫn ở [3]

[8] http://www.worldsteel.org/statistics/top-producers.html

 Copyright © 2014 Bản quyền thuộc về KINH TE BIEN ONLINE.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét