Nguyễn Lương Hải Khôi - Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981*
Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Dông)
do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng
và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo.
Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc.
do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng
và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo.
Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc.
Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhật đối với
Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc xung quanh vấn đề
giàn khoan 981 trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam, nhất là khi Nhật là một đồng minh của Mỹ?
Trả lời:
Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực.
Điều quan trọng không phải đánh giá vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong một sự việc cụ thể là vấn đề giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà là nhận thức được vai trò của Nhật Bản đối với Việt Nam trong cuộc đấu trí tuệ có tính sinh tử trước chiến lược bành trướng tính bằng nhiều thế kỷ của Trung Quốc, không phải chỉ từ bây giờ.
Câu 2: Hiện nay, chính phủ Nhật đã và đang thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề 981? Ông đánh giá thế nào về các động thái đó của Nhật?
Trả lời:
Chính phủ Nhật đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê pháp mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc ở các diễn đàn quốc tế, ở Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri – La), ở Hội nghị G7 – nơi Việt Nam không có điều kiện tham gia, cử tàu Kunisaki thăm Việt Nam. Việc giúp đỡ về khí tài vật chất đang được xem xét, tuy nhiên còn vướng mắc ở các vấn đề pháp lý của Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy vậy, điều chúng ta cần nhận thức là: chúng ta cần Nhật Bản không chỉ cho sự vụ “nhỏ nhặt” là cái dàn khoan này. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần sự trợ giúp của Nhật để giải quyết cho “êm xuôi” cái vụ “lình xình ngắn hạn” này, chúng ta sẽ không nhận được gì cả, không chỉ từ Nhật mà còn từ các cường quốc khác. Chúng ta cần Nhật Bản cho một cuộc đấu về mặt trí tuệ trường kỳ và bài bản để trưởng thành và sinh tồn trong một thời đại mới.
Câu 3: Đâu là lĩnh vực mà Việt-Nhật nên tăng cường hợp tác để xây dựng sức mạnh trong thế đối trọng với Trung Quốc?
Trả lời:
Không có Việt Nam, Nhật Bản vẫn dư sức để tự vệ. Không có Nhật Bản và thế giới các cường quốc dân chủ khác, Việt Nam không thể tồn tại được trước Trung Quốc. Hợp tác với các nước này để tự lực tự cường, trước hết, đó là nhu cầu nội tại của Việt Nam.
Chúng ta không cần thiết phải hỏi “lĩnh vực” cụ thể để ưu tiên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng: viện trợ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tư vấn chiến lược phát triển một cách trường kỳ và bài bản. Nhưng, các loại viện trợ này mang lại lợi ích cho Việt Nam hay không, mang lại lợi ích đến mức độ nào, thì hoàn toàn nằm ở phía người nhận. Nếu chỉ nhờ nhận viện trợ mà “hóa rồng” thì cả thế giới này đâu còn quá nhiều “giun dế” đến thế. Cái chúng ta cần băn khoăn, xin nhắc lại, không phải là “lĩnh vực” mà là “cách thức”. “Cách thức” của chúng ta hình thành từ một thể chế lành mạnh, trong sạch, muốn đi vào phát triển thực chứ không phải là nâng cao các con số.
Câu 4: VN nên có động thái gì nếu muốn "nhận 1 phiếu ủng hộ" từ Nhật một cách rõ rệt, mạnh mẽ?
Trả lời:
Nếu nói về một “động thái” cần thiết, có lẽ đó nên là một động thái cho thế giới thấy chúng ta đang đi về phía thế giới văn minh, tự do, dân chủ.
Tuy vậy, cái chúng ta cần không chỉ là một động thái, một “chiến thuật” có tính mưu mẹo để “giải quyết” cho “êm xuôi” một tình huống khó khăn (là chuyện giàn khoan 981).
Nếu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan vào ngày mai? Rất có thể. Nhưng mối nguy đối với sự tồn vong của dân tộc chúng ta trước trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc thì có giảm không? Không.
Trung Quốc sẽ rút giàn khoan thôi. Giống như đã đưa quân pháo vào chốt một vị trí trên bàn cờ để dễ bề bố trí đội hình ở phía khác, khi xong việc rồi thì quân pháo sẽ được rút về vị trí an toàn. Nhưng khi đó, một thế trận mới đã hình thành và thường thì kẻ chơi cờ yếu tay hoặc thiếu thông tin để xử lý sẽ chẳng thể thấy gì.
Giàn khoan này không có vẻ có mục đích kinh tế là khai thác dầu. Và, nếu để khai thác dầu, không ai làm những việc khiến cả thế giới phẫn nộ như thế. Tôi nghĩ đây là hành vi nhắm đến một mục đích chính trị. Mục đích gì? Không phải để gây hấn với Mỹ, làm cho Nhật Bản phải căng mình lên đề phòng. Trên bàn cờ, đây chỉ là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính phải nằm ở đâu đó, mà vấn đề lãnh hải, chủ quyền, dầu khí chỉ là cái phông nền của màn kịch “Sơn Đông mãi võ”. Trung Quốc là xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đến nay, đời nào cũng để lại sách vở dạy dỗ về “quyền mưu” trong chính trị, kinh tế, đối nhân xử thế… Chúng ta cần hiểu điều này để không bị cuốn vào các màn diễn võ rổn rảng trên phố.
Câu 5: Theo ông, dự báo sắp tới quan hệ Việt - Nhật sẽ ra sao khi quan ngại giàn khoan 981 sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho VN, mà còn cho Nhật?
Trả lời:
Câu chuyện giàn khoan kiểu này rất khó xảy ra trên lãnh hải Nhật. Trung Quốc cho công bố kế hoạch này từ tháng 3 năm 2014. Họ còn cần thời gian để kéo giàn khoan này tới đường biên lãnh hải Việt Nam, rồi từ đường biên lãnh hải ấy di chuyển tới vị trí hiện tại. Suốt thời gian đó, Việt Nam đã làm gì? Tôi không được biết thông tin nào về hành động của chúng ta trong giai đoạn này cả. Dường như chỉ đến khi dàn khoan dừng lại và Trung Quốc bố trí xong đội hình tàu chiến bảo vệ thì chúng ta mới lên tiếng.
Nếu là Nhật Bản, tôi nghĩ họ sẽ không làm thế. Nhật Bản sẽ phản đối, hoặc cảnh cáo, ngay khi Trung Quốc mới công bố kế hoạch, sẽ đón tiếp “khách quý” ngay từ đường biên chứ không để khách vào sâu cách đường cơ sở chỉ 120 hải lý như vậy. Cho nên chúng ta không cần phải quan ngại rằng chuyện giàn khoan này có thể lặp lại với Nhật.
Nhật và nhiều cường quốc khác dù không có chủ quyền nhưng có quyền lợi trên Biển Đông. Họ không thể để Trung Quốc nuốt trọn vùng biển này. Nhưng, Việt Nam không nên dựa vào thực tế đó để mong đợi rằng vấn đề Biển Đông “tự nó” sẽ “được giải quyết” bởi ai đó, còn Việt Nam thì chỉ cần “tọa sơn quan hổ đấu” và “được lòng tất cả các bên”.
Còn dự báo quan hệ Việt - Nhật thì rất khó. Những gì Nhật giúp Việt Nam thực ra đã vượt quá khả năng tiêu hóa của Việt Nam rồi. Một ví dụ: Nhật sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển “công nghệ cao” nhưng đây không phải là cái mà Nhật “cho” thì Việt Nam “nhận” được. Đó không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để bắt chước. Quan hệ Việt Nhật chỉ thực sự giúp Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp mới khi Việt Nam tái cấu trúc tiến trình ra quyết định ở cấp chiến lược, xây dựng xã hội dân sự lành mạnh, và một thể chế sạch sẽ khỏi tham nhũng.
*Tựa do viet-studies đặt.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-7-14
Trả lời:
Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực.
Điều quan trọng không phải đánh giá vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong một sự việc cụ thể là vấn đề giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà là nhận thức được vai trò của Nhật Bản đối với Việt Nam trong cuộc đấu trí tuệ có tính sinh tử trước chiến lược bành trướng tính bằng nhiều thế kỷ của Trung Quốc, không phải chỉ từ bây giờ.
Câu 2: Hiện nay, chính phủ Nhật đã và đang thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề 981? Ông đánh giá thế nào về các động thái đó của Nhật?
Trả lời:
Chính phủ Nhật đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê pháp mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc ở các diễn đàn quốc tế, ở Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri – La), ở Hội nghị G7 – nơi Việt Nam không có điều kiện tham gia, cử tàu Kunisaki thăm Việt Nam. Việc giúp đỡ về khí tài vật chất đang được xem xét, tuy nhiên còn vướng mắc ở các vấn đề pháp lý của Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy vậy, điều chúng ta cần nhận thức là: chúng ta cần Nhật Bản không chỉ cho sự vụ “nhỏ nhặt” là cái dàn khoan này. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần sự trợ giúp của Nhật để giải quyết cho “êm xuôi” cái vụ “lình xình ngắn hạn” này, chúng ta sẽ không nhận được gì cả, không chỉ từ Nhật mà còn từ các cường quốc khác. Chúng ta cần Nhật Bản cho một cuộc đấu về mặt trí tuệ trường kỳ và bài bản để trưởng thành và sinh tồn trong một thời đại mới.
Câu 3: Đâu là lĩnh vực mà Việt-Nhật nên tăng cường hợp tác để xây dựng sức mạnh trong thế đối trọng với Trung Quốc?
Trả lời:
Không có Việt Nam, Nhật Bản vẫn dư sức để tự vệ. Không có Nhật Bản và thế giới các cường quốc dân chủ khác, Việt Nam không thể tồn tại được trước Trung Quốc. Hợp tác với các nước này để tự lực tự cường, trước hết, đó là nhu cầu nội tại của Việt Nam.
Chúng ta không cần thiết phải hỏi “lĩnh vực” cụ thể để ưu tiên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng: viện trợ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tư vấn chiến lược phát triển một cách trường kỳ và bài bản. Nhưng, các loại viện trợ này mang lại lợi ích cho Việt Nam hay không, mang lại lợi ích đến mức độ nào, thì hoàn toàn nằm ở phía người nhận. Nếu chỉ nhờ nhận viện trợ mà “hóa rồng” thì cả thế giới này đâu còn quá nhiều “giun dế” đến thế. Cái chúng ta cần băn khoăn, xin nhắc lại, không phải là “lĩnh vực” mà là “cách thức”. “Cách thức” của chúng ta hình thành từ một thể chế lành mạnh, trong sạch, muốn đi vào phát triển thực chứ không phải là nâng cao các con số.
Câu 4: VN nên có động thái gì nếu muốn "nhận 1 phiếu ủng hộ" từ Nhật một cách rõ rệt, mạnh mẽ?
Trả lời:
Nếu nói về một “động thái” cần thiết, có lẽ đó nên là một động thái cho thế giới thấy chúng ta đang đi về phía thế giới văn minh, tự do, dân chủ.
Tuy vậy, cái chúng ta cần không chỉ là một động thái, một “chiến thuật” có tính mưu mẹo để “giải quyết” cho “êm xuôi” một tình huống khó khăn (là chuyện giàn khoan 981).
Nếu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan vào ngày mai? Rất có thể. Nhưng mối nguy đối với sự tồn vong của dân tộc chúng ta trước trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc thì có giảm không? Không.
Trung Quốc sẽ rút giàn khoan thôi. Giống như đã đưa quân pháo vào chốt một vị trí trên bàn cờ để dễ bề bố trí đội hình ở phía khác, khi xong việc rồi thì quân pháo sẽ được rút về vị trí an toàn. Nhưng khi đó, một thế trận mới đã hình thành và thường thì kẻ chơi cờ yếu tay hoặc thiếu thông tin để xử lý sẽ chẳng thể thấy gì.
Giàn khoan này không có vẻ có mục đích kinh tế là khai thác dầu. Và, nếu để khai thác dầu, không ai làm những việc khiến cả thế giới phẫn nộ như thế. Tôi nghĩ đây là hành vi nhắm đến một mục đích chính trị. Mục đích gì? Không phải để gây hấn với Mỹ, làm cho Nhật Bản phải căng mình lên đề phòng. Trên bàn cờ, đây chỉ là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính phải nằm ở đâu đó, mà vấn đề lãnh hải, chủ quyền, dầu khí chỉ là cái phông nền của màn kịch “Sơn Đông mãi võ”. Trung Quốc là xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đến nay, đời nào cũng để lại sách vở dạy dỗ về “quyền mưu” trong chính trị, kinh tế, đối nhân xử thế… Chúng ta cần hiểu điều này để không bị cuốn vào các màn diễn võ rổn rảng trên phố.
Câu 5: Theo ông, dự báo sắp tới quan hệ Việt - Nhật sẽ ra sao khi quan ngại giàn khoan 981 sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho VN, mà còn cho Nhật?
Trả lời:
Câu chuyện giàn khoan kiểu này rất khó xảy ra trên lãnh hải Nhật. Trung Quốc cho công bố kế hoạch này từ tháng 3 năm 2014. Họ còn cần thời gian để kéo giàn khoan này tới đường biên lãnh hải Việt Nam, rồi từ đường biên lãnh hải ấy di chuyển tới vị trí hiện tại. Suốt thời gian đó, Việt Nam đã làm gì? Tôi không được biết thông tin nào về hành động của chúng ta trong giai đoạn này cả. Dường như chỉ đến khi dàn khoan dừng lại và Trung Quốc bố trí xong đội hình tàu chiến bảo vệ thì chúng ta mới lên tiếng.
Nếu là Nhật Bản, tôi nghĩ họ sẽ không làm thế. Nhật Bản sẽ phản đối, hoặc cảnh cáo, ngay khi Trung Quốc mới công bố kế hoạch, sẽ đón tiếp “khách quý” ngay từ đường biên chứ không để khách vào sâu cách đường cơ sở chỉ 120 hải lý như vậy. Cho nên chúng ta không cần phải quan ngại rằng chuyện giàn khoan này có thể lặp lại với Nhật.
Nhật và nhiều cường quốc khác dù không có chủ quyền nhưng có quyền lợi trên Biển Đông. Họ không thể để Trung Quốc nuốt trọn vùng biển này. Nhưng, Việt Nam không nên dựa vào thực tế đó để mong đợi rằng vấn đề Biển Đông “tự nó” sẽ “được giải quyết” bởi ai đó, còn Việt Nam thì chỉ cần “tọa sơn quan hổ đấu” và “được lòng tất cả các bên”.
Còn dự báo quan hệ Việt - Nhật thì rất khó. Những gì Nhật giúp Việt Nam thực ra đã vượt quá khả năng tiêu hóa của Việt Nam rồi. Một ví dụ: Nhật sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển “công nghệ cao” nhưng đây không phải là cái mà Nhật “cho” thì Việt Nam “nhận” được. Đó không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để bắt chước. Quan hệ Việt Nhật chỉ thực sự giúp Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp mới khi Việt Nam tái cấu trúc tiến trình ra quyết định ở cấp chiến lược, xây dựng xã hội dân sự lành mạnh, và một thể chế sạch sẽ khỏi tham nhũng.
*Tựa do viet-studies đặt.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-7-14
Trại giam giết tù nhân bằng HIV?
Hai anh Huỳnh Anh Tú (trái) và Huỳnh Anh Trí. |
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Luật bất thành văn
Tù nhân tại Việt Nam bất kể phạm tội hình sự hay chính trị đều biết rằng tình trạng y tế của họ luôn là vấn đề lo lắng đầu tiên khi bị bắt giam. Thiếu phương tiện y tế trong trại giam và việc người bệnh được chuyển tới những bệnh viện gần nhất luôn gặp khó khăn không phải do thiếu phương tiện nhưng lý do chính là quản giáo luôn tỏ ra khắc khe với những gì mà người tù cần tới.
Người tù bị vô số luật lệ thành văn như Nội quy trại giam và luật bất thành văn do quản giáo và trật tự trại giam bắt người tù phải tự hiểu và thi hành.
Từ
năm 2002 tới năm 2004 họ bắt buộc chúng tôi cạo chung một con dao cạo,
khoảng 100 người trong suốt hai năm trời thì khả năng lây nhiễm rất là
cao.
-Huỳnh Anh Tú
Hậu quả khôn lường của việc này là những cái chết oan ức của không biết bao nhiêu phạm nhân từ trước tới nay. Họ âm thầm chết và âm thầm được chôn cất mà thân nhân không bao giờ biết tới lý do.
Câu chuyện về sự vô trách nhiệm này đang xảy ra cụ thể cho tù nhân Huỳnh Anh Trí, người tù nhân vừa ra trại sau 14 năm giam giữ đã bàng hoàng khi cầm giấy xét nghiệm máu do viện Pasteur cấp cho biết mình bị nhiễm HIV. Khi nghe chúng tôi gọi hỏi thăm, mặc dù nghe được điện thoại nhưng do sức khỏe quá suy kiệt anh chỉ thều thào được vài chữ:
|
Trước đây ít lâu chúng tôi có dịp phỏng vấn anh Huỳnh Anh Trí nhiều lần và được biết anh rất khỏe mạnh mặc dù hàng ngày đều phải đối phó với những vấn đề nan giải sau khi ra tù.
HIV được lây qua đường tình dục và đường máu. Khả năng lây qua đường tình dục không thể tính tới vì trong vòng 14 năm ấy không có một sự liên hệ nào với phụ nữ khi anh Trí bị giam chung với hàng trăm phạm nhân khác. Vấn đề còn lại chỉ có thể xem xét là lây nhiễm qua máu, khả năng thông thường cho bệnh nhân HIV nếu họ dùng chung kim tiêm hay sơ suất khi để dính máu người mang bệnh.
Cố ý giết người?
Khi biết anh Trí đã có kết quả xét nghiệm chúng tôi hỏi người anh của Trí là anh Huỳnh Anh Tú và được cho biết:
“Bệnh viện Pasteur cũng đã xét nghiệm rồi là Anh Trí đã nhiễm HIV và đang trong thời kỷ chuyển sang AIDS. Chúng tôi có hai giả thiết là từ năm 2002 tới năm 2004 họ bắt buộc chúng tôi cạo chung một con dao cạo, khoảng 100 người trong suốt hai năm trời thì khả năng lây nhiễm rất là cao. Một nguyên nhân nữa có thể do bị cùm. Lúc đó nó có hai loại cùm một loại cùm sạch và một loại cùm dơ.
Trong
suốt hai năm đó hàng loạt người đã bị nhiễm HIV và đã chết, tính ra đã
13-14 người. Có người thụ án đã hơn 10 năm mà vẫn bị nhiễm HIV chết
trong tù.
-Huỳnh Anh Tú
Lời kể của Huỳnh Anh Tú cho thấy lý do nhiều tù nhân nhiễm bệnh là có thể hiểu được. Để rõ ràng và chi tiết hơn anh Tú cho biết:
“Năm 2002 thì ông giám thị trưởng ở trại giam K3 Xuân Lộc tên là Lại Xuân Hùng ổng lấy cớ nội quy đã cấm không cho phạm nhân không được đem đồ sắc bén, nhọn vào buồng giam luôn cả lưỡi lam cũng không. Ông ta bắt buộc mọi người hớt tóc cạo râu chung bằng một lưỡi dao cạo. Trong suốt hai năm anh em chúng tôi cạo chung nhưng cũng có người chống đối như tôi chẳng hạn. Tôi lén lút giấu nhưng thỉnh thoảng cũng bị lập biên bản kỷ luật
Trong suốt hai năm đó hàng loạt người đã bị nhiễm HIV và đã chết, tính ra đã 13-14 người. Có người thụ án đã hơn 10 năm mà vẫn bị nhiễm HIV chết trong tù. Theo tôi biết đây là một âm mưu nhằm tiêu diệt những người bất đồng chính kiến bằng cách cho lây nhiễm HIV.
Riêng về cùm sạch hay cùm dơ thì nhiều người phải ngã giá để được mang cùm sạch tức là cùm không dính máu của tù nhân và sau đó phải trả tiền cho cai tù. Nếu anh em nào cứng đầu thì chắc chắn sẽ bị dính cùm dơ.”
Hai anh em Huỳnh Anh Tú sanh năm 1968 và Huỳnh Anh Trí sanh năm 1971 bị bắt giam từ năm 1999 cho tới năm 2013. Sau khi được trả tự do cả hai người đều không có nơi để tạm trú cuối cùng nhờ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn giúp đỡ và hiện đang rất khó khăn nhất là anh Huỳnh Anh Trí nhận thêm căn bệnh thế kỷ mà chính anh không hề hay biết.
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
Theo RFA
Nhật gỡ rào cản cho quân đội có ảnh hưởng tình hình biển Đông?
Một phiên họp của Quốc hội Nhật Bản trước đây, ảnh minh họa.
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật |
Nội các Nhật Bản hôm nay vừa thông qua nghị quyết rỡ bỏ hạn chế hoạt
động tham chiến của quân đội Nhật tại nước ngoài. Đây là một động thái
đã được dự đoán từ lâu do những thách thức về an ninh trong khu vực thời
kỳ mới mà Nhật Bản đang phải đương đầu. Thay đổi này từ phía Nhật có ý
nghĩa thế nào với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam và
Philippines là những nước đang có những tranh chấp về chủ quyền gay gắt
với Trung Quốc trên biển Đông?
Phản ứng của các nước
Lệnh cấm quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài vốn có hiệu lực kể từ sau
thế chiến thứ hai, cuối cùng cũng đã được rỡ bỏ với nghị quyết mới vừa
được nội các Nhật Bản thông qua vào ngày 1 tháng 7. Trong khi Nhật Bản
coi sự thay đổi này là một bước đi quan trọng giúp Nhật gia tăng khả
năng phòng vệ tập thể, đối phó với những mối đe dọa từ sự lớn mạnh của
Trung Quốc, những nước trong khu vực nhìn nhận vấn đề này khác nhau.
Ngay từ trước khi nội các Nhật Bản ra nghị quyết mới, Tổng thống
Philippines, Benigno Aquino, trong chuyến thăm Nhật hôm 24 tháng 6 đã
lên tiếng ủng hộ những thay đổi này. Trong thông báo sau cuộc gặp với
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo vào cùng ngày, ông Aquino nói
Philippines tin là các nước có thiện chí sẽ có lợi chỉ khi nào chính phủ
Nhật được tăng cường khả năng để giúp các nước khác và được phép trợ
giúp những nước cần sự giúp đỡ, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng vệ tập
thể.
Vấn
đề Nhật Bản chuẩn bị hiến pháp mở rộng vai trò của quân đội trong phòng
thủ tập thể thì tôi nghĩ chỉ có giá trị răn đe đối với Trung Quốc.
-Đinh Kim Phúc
Thay đổi này từ phía Nhật cũng được coi là sẽ được Hoa Kỳ ủng hộ giữa
lúc nước Mỹ đang phải thực hiện những cắt giảm đáng kể trong ngân sách
và dư luận trong nước không mấy mặn mà với sự can thiệp sâu về quân sự
của Mỹ ở nước ngoài. Phát biểu trước chuyến thăm Nhật của Tổng thống
Barack Obama vào cuối tháng 4 vừa qua, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ,
trung tá thủy quân lục chiến Jeff Pool nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ hoan
nghênh việc tái xem xét diễn dịch hiến pháp của Nhật liên quan đến phòng
vệ tập thể. Ông nói Mỹ tin là điều này sẽ giúp Nhật Bản và Mỹ có thể
hợp tác với nhau làm được nhiều điều hơn nữa vì sự thịnh vượng và an
ninh trong khu vực.
Trong khi đó, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam, học giả Đinh Kim
Phúc nhận định, sự thay đổi này chỉ có tác dụng răn đe Trung Quốc mà
thôi:
“Vấn đề Nhật Bản chuẩn bị hiến pháp mở rộng vai trò của quân đội
trong phòng thủ tập thể thì tôi nghĩ chỉ có giá trị răn đe đối với Trung
Quốc trong sự hung hãn của Trung Quốc ngày hôm nay mà thôi. Còn đối với
Việt Nam thì theo tôi nhìn nhận của một người nghiên cứu về quan hệ
quốc tế ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương hơn 60 năm qua thì tôi
rằng đứng về khía cạnh Việt Nam nếu tin vào một cường quốc nào đó thì
chắc chắn Việt Nam sẽ trả giá, vì 60 năm qua nhiều cường quốc đã mặc cả
trên lưng Việt Nam kể cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa.
Và sự mặc cả giữa các cường quốc với nhau là bán rẻ quyền lợi của Việt
Nam… Đối với Việt Nam ngày nay cái quan trọng là phải xây dựng nội lực.”
Sau khi nội các Nhật thông qua nghị quyết mới, Trung Quốc cũng đã lên
tiếng phản đối ngay lập tức. Phát biểu với báo giới tại cuộc họp báo ở
Bắc Kinh hôm 1 tháng 7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
nói Trung Quốc phản đối sự bịa đặt của Nhật Bản về những đe dọa từ
Trung Quốc vì mục đích chính trị nội bộ của Nhật. Trung quốc yêu cầu
Nhật Bản phải tôn trọng những quan ngại về an ninh hợp lý của các nước
láng giềng Châu Á và nên xử lý các vấn đề có liên quan một cách cẩn
trọng.
Nhật Bản có thể làm gì?
|
Nghị quyết mới của nội các Nhật Bản nói rõ Nhật Bản có thể sử dụng quan
đội ở mức tối thiểu cẩn thiết trong các trường hợp khi một nước có mối
quan hệ chặt chẽ với Nhật bị tấn công và phải đáp ứng 3 điều kiện cần và
đủ bao gồm: có một đe dọa thực sự với sự tồn tại của nhà nước Nhật Bản,
có mối nguy hiểm rõ ràng tới quyền sống, tự do, theo đuổi hạnh phúc của
người dân Nhật, và khi không còn một giải pháp thay thế nào khác.
Chuyên gia cao cấp về Nhật Bản thuộc trung tâm Stimson, Hoa kỳ, bà Yuki
Tatsumi, tỏ ra nghi ngờ về khả năng can thiệp sâu hơn của Nhật vào khu
vực Đông Nam Á bởi chính những điều kiện ràng buộc này.
“Tôi hiểu là có 3 điều kiện kèm theo khi việc diễn dịch lại hiến pháp
được thực hiện. Nó sẽ không cho phép Nhật Bản thực hiện một vài trò lớn
hơn lắm trong thời bình. Việc diễn dịch lại chủ yếu nhắm vào việc Nhật
Bản có thể làm gì trong điều kiện khẩn cấp trong các vùng gần Nhật. Cho
nên tôi không chắc lắm về việc Nhật Bản sẽ tham gia tích cực vào gìn giữ
hòa bình trong thời kỳ hòa bình. Tôi thực sự không rõ là chính phủ Nhật
sẽ làm gì với vấn đề này.”
Cũng cần phải nói thêm là trong khi việc nới lỏng hạn chế, cho phép quân
đội Nhật tham gia tích cực hơn vào các hoạt động về gìn giữ hòa bình
của Liên Hiệp Quốc, thì chính phủ Nhật lại không muốn quân đội Nhật thực
sự tham chiến trong những cuộc chiến nhiều bên ở nước ngoài. Phát biểu
trong cuộc họp báo sau khi nội các thông qua nghị quyết mới, Thủ tướng
Nhật Shinzo Abe cho biết Nhật Bản sẽ không tham gia và các cuộc chiến có
nhiều bên như cuộc chiến vùng vịnh 1990 – 1991 hoặc cuộc chiến Iraq
2003 do Mỹ dẫn đầu.
Tôi
không chắc lắm về việc Nhật Bản sẽ tham gia tích cực vào gìn giữ hòa
bình trong thời kỳ hòa bình. Tôi thực sự không rõ là chính phủ Nhật sẽ
làm gì với vấn đề này.
-Yuki Tatsumi
Trong khi khả năng tham chiến của quân đội Nhật ở nước ngoài vẫn đòi hỏi
nhiều điều kiện, việc Nhật Bản hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á
Thái Bình Dương đã và sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức từ việc
cung cấp vũ khí đến đào tạo nhân sự và diễn tập quân sự chung. Nói về
khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng các hỗ trợ cho những nước như Việt Nam và
Philippines trong thời gian tới, bà Yuki Tatsumi cho biết:
“Nhật Bản chắc chắn có thể sẽ mở rộng hợp tác an ninh với Philippines
hoặc Việt Nam không nhất thiết là phải thông qua hợp tác quân sự mà có
thể qua vốn ODA để cho Philippines và Việt Nam mượn hoặc mua một số các
vũ khí đã qua sử dụng. Các lực lượng hải quân và tuần duyên của các
nước này có thể sử dụng những trang thiết bị này. Trong thời bình, Bộ
quốc phòng có thể đào tạo nhân sự cho hai nước để sử dụng và bảo hành
các trang thiết bị này. Những hoạt động này không bao gồm việc phải bắn
bất cứ phát súng nào. Những hợp tác này có thể được thực hiện và mở rộng
và hy vọng là với hợp tác an ninh ở mức thấp, và hậu cần, Nhật Bản có
thể giúp các nước khu vực Đông Nam Á, những nước đang phải chật vật đối
phó với một Trung Quốc hung hăng, xây dựng khả năng của mình để có thể
đối phó với Trung Quốc.”
Theo bà YukiTatsumi, có thể chính phủ Nhật sẽ nới lỏng những hạn chế
trong nguyên tắc về cung cấp vốn ODA cho nước ngoài để có thể cung cấp
vũ khí cho các nước. Hiện tại ODA của Nhật không bao gồm các trợ giúp về
lĩnh vực quân sự. Hiện Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt
Nam. Riêng năm tài khóa 2012 – 2013, cam kết ODA của Nhật cho Việt Nam
đã là hơn 2 tỷ đô la, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và
biến đổi khí hậu.
Nhật Bản và Philippines cũng đang trong quá trình đàm phán để Nhật Bản
có thể cung cấp các tàu tuần tra cho Philippines. Theo bà Yuki Tatsmumi,
có hai khuôn khổ mà hai nước có thể áp dụng trong hợp tác này, hoặc
theo dạng ODA hoặc theo hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai nước. Dù
theo bất cứ dạng nào thì cũng không liên quan đến việc diễn giải lại
hiến pháp của Nhật.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, trong một cuộc phỏng vấn với
tờ Wall Street Journal cũng cho biết Phó Thủ tướng Việt Nam, Vũ Đức Đam
đã trực tiếp đề nghị Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam những tàu tuần
duyên càng sớm càng tốt.
Theo bà Yuki Tatsumi, bất kể việc diễn giải lại hiến pháp của Nhật ra
sao, thì điều này cũng không ngăn cản khả năng mở rộng hợp tác quốc
phòng an ninh của Nhật với các nước trong khu vực vì nó chỉ có lợi cho
Nhật trong việc đối phó với những thách thức từ Trung Quốc.
Việt Hà,
phóng viên RFA
Theo RFA
Trung Quốc nhận thêm "vố đau" khi "o bế" bất thành Chủ tịch ASEAN
Không phải là một cường quốc hải quân hay một nước có sức nặng ngoại
giao, Myanmar dường như không phải là đích ngắm của Trung Quốc trong
việc tìm kiếm một bệ đỡ cho tham vọng chủ quyền tại Biển Đông. Thế
nhưng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không bỏ qua cơ hội để “ve
vãn” Myanmar khi Tổng thống Thein Sein có chuyến đi tới Bắc Kinh hồi
cuối tuần qua, dự lễ kỉ niệm 60 năm ngày ra đời “5 nguyên tắc chung
sống hòa bình” được Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng. Đơn giản là bởi
Myanmar đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Myanmar, ông U Zaw Htay tiết lộ: Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, nhưng nhà lãnh đạo Myanmar thể hiện thái độ quyết đoán, không chấp nhận đứng về phía Trung Quốc, đồng thời hối thúc cách tiếp cận phù hợp để giải quyết tranh chấp. "Myanmar đứng về ASEAN trong vấn đề này", U Zaw Htay trao đổi với phóng viên tờ New York Times (Mỹ) qua điện thoại.
Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Myanmar, ông U Zaw Htay tiết lộ: Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, nhưng nhà lãnh đạo Myanmar thể hiện thái độ quyết đoán, không chấp nhận đứng về phía Trung Quốc, đồng thời hối thúc cách tiếp cận phù hợp để giải quyết tranh chấp. "Myanmar đứng về ASEAN trong vấn đề này", U Zaw Htay trao đổi với phóng viên tờ New York Times (Mỹ) qua điện thoại.
Tổng thống Myanmar
Thein Sein tại một cuộc triển lãm ảnh nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày ra
đời "5 nguyên tắc chung sống hòa bình". Ảnh: Pool
|
Trung Quốc muốn xử lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các bên liên
quan, ví dụ như Việt Nam và Philippines - hai nước thành viên ASEAN,
theo phương thức riêng lẻ. Nhưng ASEAN đã luôn nỗ lực để tiến đến một
Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm loại trừ các xung đột quân
sự; đồng thời khuyến khích việc xử lý tranh chấp tại vùng biển giao
thương tấp nập nhất thế giới này qua cơ chế trọng tài quốc tế.
Có vẻ như thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra đề xuất với Tổng thống Thein Sein không được phù hợp. Trong tháng này, Myanmar sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các nhà ngoại giao ASEAN với Trung Quốc, cuộc họp đầu tiên kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Cho đến nay, Myanmar đã đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và không có ý định bị xem là người đại diện cho lợi ích của Trung Quốc. Đáng chú ý, ngoài việc lấy lòng lãnh đạo Myanmar, nước mà Bắc Kinh từng tạo lập được ảnh hưởng vững chắc nhiều thập kỉ trước thông qua quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự, Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu phản ứng của người dân Myanmar.
Những luật sư Myanmar từng thành công trong chiến dịch phản đối các dự án khai khoáng và thủy điện lớn của Trung Quốc tại Myanmar đã được mời đến Bắc Kinh vào tháng tới. Ông U Thein Than Oo, thành viên của Mạng lưới Luật sư Myanmar, cho biết: Tổ chức hoạt động dân sự này sẽ có các cuộc gặp với Hiệp hội Luật sư Trung Quốc dưới sự bảo trợ của chính quyền Bắc Kinh và “đây là một chiến thuật mới của Trung Quốc”.
Có vẻ như thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra đề xuất với Tổng thống Thein Sein không được phù hợp. Trong tháng này, Myanmar sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các nhà ngoại giao ASEAN với Trung Quốc, cuộc họp đầu tiên kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Cho đến nay, Myanmar đã đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và không có ý định bị xem là người đại diện cho lợi ích của Trung Quốc. Đáng chú ý, ngoài việc lấy lòng lãnh đạo Myanmar, nước mà Bắc Kinh từng tạo lập được ảnh hưởng vững chắc nhiều thập kỉ trước thông qua quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự, Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu phản ứng của người dân Myanmar.
Những luật sư Myanmar từng thành công trong chiến dịch phản đối các dự án khai khoáng và thủy điện lớn của Trung Quốc tại Myanmar đã được mời đến Bắc Kinh vào tháng tới. Ông U Thein Than Oo, thành viên của Mạng lưới Luật sư Myanmar, cho biết: Tổ chức hoạt động dân sự này sẽ có các cuộc gặp với Hiệp hội Luật sư Trung Quốc dưới sự bảo trợ của chính quyền Bắc Kinh và “đây là một chiến thuật mới của Trung Quốc”.
Người dân Myanmar tuần hành phản đối dự án thủy điện Myitsone. Ảnh: Reuters
|
Dù vẫn là nhà đầu tư lớn nhất ở Myanmar, nhưng gần đây Trung Quốc đã bắt đầu nếm trải những “trái đắng”. Biểu hiện rõ nhất của tư tưởng bài Trung Quốc ở Myanmar là tại dự án xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD, thuộc bang Kachin phía Bắc. Việc triển khai ồ ạt đã dẫn đến sự phản đối của công chúng hồi năm 2010, buộc chính quyền của Tổng thống Thein Sein dừng dự án này chỉ sau 6 tháng ông lên nắm quyền. Trên khắp đất nước Myanmar, những dự án dang dở do Trung Quốc đầu tư là điều không hiếm gặp.
Cùng lúc Myamar tìm cách đa dạng hóa thu hút đầu tư, chú trọng lôi kéo các đối tác của Mỹ và châu Âu và Nhật Bản. Thực tế cũng đã minh chứng rõ. Các số liệu do Cơ quan Thống kê Trung ương Myanmar công bố cho thấy: Nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đổ vào Myanmar từ 4/2013-1/2014 chỉ là 46 triệu USD, bằng 12% so với cùng kì năm tài khóa trước và giảm mạnh so với con số 4,3 tỉ USD trong 2 năm trước.
Theo Hoài Thanh
Baotintuc.vn/NYT, Asian Review
(Dân trí)
Thủ tướng: Việt Nam không khuất phục bất cứ sự đe dọa nào
TTO - "Chúng ta kiên quyết, nhất định không
chấp nhận, không khuất phục một sự đe dọa, một sự áp đặt, hay một sự lệ
thuộc nào” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc tiếp xúc cử
tri quận Ngô Quyền, Hải Phòng chiều 2-7.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với các cử tri Hải Phòng - Ảnh: Thân Hoàng
|
Chiều 2-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp
xúc cử tri quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa XIII và trao đổi với các cử tri về tình hình biển Đông.
Tại đây, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình hình hiện nay trên biển Đông, bức xúc và phẫn nộ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Các cử tri cũng thể hiện sự đồng tình, ủng hộ việc Quốc hội đã bổ sung vào chương trình kỳ họp, nghe Chính phủ báo cáo, thảo luận và ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Trao đổi với các cử tri, Thủ tướng cho biết từ đầu tháng 5 đến nay là hai tháng, Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, bất chấp pháp lý, luật pháp quốc tế, bất chấp những nguyên tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) và cũng bất chấp thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, quan hệ hòa bình hữu nghị giữa hai nước, ngang nhiên sử dụng hơn 100 tàu các loại, có cả tàu quân sự hộ tống bảo vệ rồi hạ đặt giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
“Hành vi này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam theo quy định của Công ước về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là thành viên của công ước này. Sự xâm phạm này đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông” - Thủ tướng nói.
Trung Quốc có những hành vi ngày càng dã man
Thông tin đến đông đảo cử tri, Thủ tướng cho biết Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược, hung hăng và “có những hành vi ngày càng dã man”. “Đến hôm qua (1-7), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh báo cáo tôi có tất cả 90 lượt tàu của ta bị tàu của Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn bắn, đâm húc gây hư hỏng. Tàu của Trung Quốc còn đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam rồi bỏ đi để người dân trôi trên biển. Có tất cả 15 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và 4 ngư dân của ta bị thương nhưng chúng ta vẫn kiên quyết bám trụ, hết sức kiềm chế, tránh va chạm để bảo vệ cho bằng được chủ quyền lãnh thổ” - Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, trong thời gian qua Việt Nam đã công khai thông báo đến cộng đồng quốc tế, đến Liên Hiệp Quốc, Tổ chức ASEAN, báo cáo một cách khách quan, trung thực về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta. Việt Nam gửi cả hình ảnh, tài liệu, hiện vật về hành vi ngang ngược của Trung Quốc một cách đầy đủ, khách quan. “Chúng ta cũng khẳng định rõ lập trường của chúng ta là kiên quyết thực hiện đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, đúng quy định luật pháp quốc tế, và kêu gọi quốc tế ủng hộ. Chúng ta làm theo đúng luật pháp quốc tế, chính nghĩa của chúng ta là ở chỗ đó. Tức là chúng ta khẳng định quyền chủ quyền trên vùng biển mà luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước về luật biển năm 1982 đã thừa nhận. Việt Nam kêu gọi quốc tế ủng hộ lập trường của mình và lên án, phê phán hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế” - Thủ tướng nói.
Không chấp nhận bất cứ sự áp đặt nào
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế với mục tiêu là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan, tàu thuyền khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng làm hết sức mình gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển đất nước với quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
“Việt Nam chúng ta chịu quá nhiều đau thương, mất mát từ các cuộc đấu tranh xâm lược, chúng ta tha thiết, chúng ta mong muốn, chúng ta làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị để xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng hòa bình, hữu nghị phải trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kiên quyết, nhất định không chấp nhận, không khuất phục một sự đe dọa, một sự áp đặt, hay một sự lệ thuộc nào” - Thủ tướng khẳng định.
THÂN HOÀNG
Tại đây, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình hình hiện nay trên biển Đông, bức xúc và phẫn nộ trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Các cử tri cũng thể hiện sự đồng tình, ủng hộ việc Quốc hội đã bổ sung vào chương trình kỳ họp, nghe Chính phủ báo cáo, thảo luận và ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Trao đổi với các cử tri, Thủ tướng cho biết từ đầu tháng 5 đến nay là hai tháng, Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, bất chấp pháp lý, luật pháp quốc tế, bất chấp những nguyên tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) và cũng bất chấp thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, quan hệ hòa bình hữu nghị giữa hai nước, ngang nhiên sử dụng hơn 100 tàu các loại, có cả tàu quân sự hộ tống bảo vệ rồi hạ đặt giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
“Hành vi này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam theo quy định của Công ước về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là thành viên của công ước này. Sự xâm phạm này đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông” - Thủ tướng nói.
Trung Quốc có những hành vi ngày càng dã man
Thông tin đến đông đảo cử tri, Thủ tướng cho biết Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược, hung hăng và “có những hành vi ngày càng dã man”. “Đến hôm qua (1-7), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh báo cáo tôi có tất cả 90 lượt tàu của ta bị tàu của Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn bắn, đâm húc gây hư hỏng. Tàu của Trung Quốc còn đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam rồi bỏ đi để người dân trôi trên biển. Có tất cả 15 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và 4 ngư dân của ta bị thương nhưng chúng ta vẫn kiên quyết bám trụ, hết sức kiềm chế, tránh va chạm để bảo vệ cho bằng được chủ quyền lãnh thổ” - Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, trong thời gian qua Việt Nam đã công khai thông báo đến cộng đồng quốc tế, đến Liên Hiệp Quốc, Tổ chức ASEAN, báo cáo một cách khách quan, trung thực về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta. Việt Nam gửi cả hình ảnh, tài liệu, hiện vật về hành vi ngang ngược của Trung Quốc một cách đầy đủ, khách quan. “Chúng ta cũng khẳng định rõ lập trường của chúng ta là kiên quyết thực hiện đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, đúng quy định luật pháp quốc tế, và kêu gọi quốc tế ủng hộ. Chúng ta làm theo đúng luật pháp quốc tế, chính nghĩa của chúng ta là ở chỗ đó. Tức là chúng ta khẳng định quyền chủ quyền trên vùng biển mà luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước về luật biển năm 1982 đã thừa nhận. Việt Nam kêu gọi quốc tế ủng hộ lập trường của mình và lên án, phê phán hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế” - Thủ tướng nói.
Không chấp nhận bất cứ sự áp đặt nào
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế với mục tiêu là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan, tàu thuyền khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng làm hết sức mình gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển đất nước với quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
“Việt Nam chúng ta chịu quá nhiều đau thương, mất mát từ các cuộc đấu tranh xâm lược, chúng ta tha thiết, chúng ta mong muốn, chúng ta làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị để xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng hòa bình, hữu nghị phải trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kiên quyết, nhất định không chấp nhận, không khuất phục một sự đe dọa, một sự áp đặt, hay một sự lệ thuộc nào” - Thủ tướng khẳng định.
THÂN HOÀNG
(Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét