Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Nhìn vào sự thật - Việt Nam - Trung Quốc: Ai nợ ai?

  • Ngoại trưởng Philippines thăm Việt Nam (BBC) - Ông Albert del Rosario thăm gấp rút Việt Nam trong hai ngày 2/7-3/7 trong khi lãnh đạo Việt Nam gần đây đề cập tới việc mang Trung Quốc ra tòa LHQ.
  • Việt Nam vẫn 'thiếu sẵn sàng' (BBC) - Tiến sỹ Vũ Minh Khương nói Việt Nam không phải thiếu nguồn lực để 'trỗi dậy', mà là thiếu "sự sẵn sàng về tâm thế".
  • VN 'chuẩn bị cho tình huống xấu' với TQ (BBC) - Chính phủ Việt Nam cho biết đã chuẩn bị cho 'tình huống xấu' với Trung Quốc, trong lúc ý kiến chuyên gia nói Bắc Kinh sẽ không chọn cách cắt giao thương.
  • Việt Nam - Trung Quốc: Ai nợ ai? (RFA) - Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì?
  • Việt Nam phải kiện Trung Quốc như thế nào (RFA) - Vấn đề Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế vì đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hiện đang được nhiều người đốc thúc. Gia Minh hỏi chuyện nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh về vấn đề đó và được ông
  • Tả tơi trong anh dũng (RFA) - Gần hai tháng kể từ ngày Trung Quốc cắm chiếc răng nanh mang tên HD 981 xuống da thịt Việt Nam, hàng loạt chuyện lớn nhỏ đã xảy ra và người dân như những con vụ, xoay lòng vòng trên đất liền trong khi biển thì xa và muốn biết nó một cách cụ thể người dân không còn cách nào khác là đọc báo, nghe đài những phương tiện duy nhất trong lúc dầu thì sôi mà biển thì ầm ầm dậy sóng.
  • Ông Sarkozy chính thức bị điều tra (BBC) - Cựu Tổng thống Pháp chính thức bị thẩm phán xét hỏi về việc ông có tìm cách tác động vào cuộc điều tra ông hay không.
  • Trại giam giết tù nhân bằng HIV? (RFA) - Anh Huỳnh Anh Trí, người tù nhân lương tâm bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền bị giam trong suốt 14 năm sau khi ra tù được bệnh viện xác nhận là đã nhiễm HIV và đang trong giai đoạn chuyển sang AID
  • Campuchia muốn phục hồi quan hệ với Thái Lan (RFA) - Campuchia trả tự do cho một nhà hoạt động Thái Lan mà họ đang cầm tù và cáo buộc tội làm gián điệp liên quan đến tranh cãi biên giới dẫn đến chạm súng giữa quân đội hai nước hồi năm 2011.
  • ẤN ĐỘ - HOA KỲ: Ấn Độ triệu mời quan chức Mỹ để phản đối vụ NSA nghe trộm (RFI) - Theo một viên chức lãnh đạo cao cấp của Ấn Độ được AFP trích dẫn vào hôm nay, 02/07/2014, thì chính quyền Ấn Độ đã triệu mời đại biện lâm thời của đại sứ quán Mỹ tại New Delhi lên để phản đối việc cơ quan NSA nghe trộm đảng Ấn Độ giáo BJP. Trước đây trong phe đối lập, đảng này hiện đã lên cầm quyền tại New Delhi.
  • Argentina, Bỉ vào tứ kết World Cup (VOA) - Cả hai trận vòng nốc ao tại World Cup hôm qua đều là những trận đấu rất hào hứng: Argentina và Bỉ chiến thắng trong nửa giờ đá thêm để tiến vào vòng tứ kết
  • Lợiích kinh tế xãhội của World Cup (VOA) - Chính phủ Brazil nói họ đã đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng, an ninh, và cải thiện xã hội như một phần của việc chuẩn bị cho Cúp bóng đá Thế giới World Cup
  • Xe hơi thi nhau ra đường xếp hàng để bán (RFA) - Đường Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng, có thể nói là con đường hot nhất thành phố bởi mỗi ngày có đến vài trăm chiếc xe hơi xếp hàng bày bán trong mùa bóng đá này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc bán xe không chỉ do nguyên nhân thua cá độ bóng đá mà do tình hình kinh tế ngày càng trì trệ.
  • BIỂN ĐÔNG: Hàn Quốc ngầm ủng hộ Đông Nam Á trong hồ sơ Biển Đông ? (RFI) - Đúng vào lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị công du Hàn Quốc vào ngày mai, 03/07/2014, Philippines - nước bị Bắc Kinh dùng sức mạnh lấn lướt trên Biển Đông - vào hôm qua (01/07/2014) đã loan báo việc sắp tiếp nhận chiến đấu cơ do Hàn Quốc cung cấp. Sự kiện này nêu bật lập trường rấtít được nói đến của chính quyền Seoul về Biển Đông.
  • Không khuất phục sự áp đặt, đe dọa nào (BaoMoi) - (SGGP).– Chiều 2-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Ngô Quyền, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII.
  • 5 kịch bản cho biển Đông (BaoMoi) - Với bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng có năm kịch bản cho tranh chấp Biển Đông trong 10 năm tới.
  • Nhật gỡ rào cản cho quân đội có ảnh hưởng tình hình biển Đông? (RFA) - Nội các Nhật Bản hôm nay vừa thông qua nghị quyết rỡ bỏ hạn chế hoạt động tham chiến của quân đội Nhật tại nước ngoài. Đây là một động thái đã được dự đoán từ lâu do những thách thức về an ninh trong khu vực thời kỳ mới mà Nhật Bản đang phải đương đầu.
  • Sức mạnh của quân đội Nhật đã được "cởi trói" (RFA) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tuyên bố việc quân đội Nhật được cởi trói, nghĩa là rộng quyền hơn trong việc tái củng cố lực lượng và tham chiến bên cạnh đồng minh để bảo vệ đất nước Nhật, là một sự kiện lịch sử gây chấn động có thể ví với sự huy hoàng thời Minh Trị.
  • Bộ trưởng ngoại giao Philippines thăm Việt Nam (RFA) - Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert Del Rosario hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chiều hôm qua (2/7), sau khi thăm và làm việc với Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội.
  • VIỆT NAM - PHILIPPINES: Ngoại trưởng Philippines kín đáo thăm Việt Nam (RFI) - Là hai nước bị Trung Quốc chènép dữ dội nhất trên vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Philippines đang tăng tốc độ liên kết với nhau. Dấu hiệu mới nhất là chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, khởi sự từ hôm nay 02/07/2014.
  • LIÊN TRIỀU - TRUNG QUỐC: Tập Cận Bình thăm Seoul : Bình Nhưỡng lại bắn tên lửa (RFI) - Trong một động thái được cho là nhằm bày tỏ thái độ bất bình, Bắc Triều Tiên vào hôm nay, 02/07/2014 đã lại cho bắn hai tên lửa tầm ngắn ra biển. Việc thử nghiệm tên lửa một hôm trước lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc đã được giới quan sát cho là vừa thị uy với Hàn Quốc, vừa thể hiện sự bực bội trước việc lãnh đạo Bắc Kinh ưu tiên cho Seoul hơn là Bình Nhưỡng.
  • TRUNG QUỐC: Cựu Phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc bị khai trừ đảng (RFI) - Thêm 4 nạn nhân mới trong chiến dịch bài trừ tham nhũng và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Bốn sĩ quan cao cấp trong đó có thượng tướng Từ Tài Hậu, một nhân vật có tiếng mua quan bán chức trong quân đội đã bị tước thẻ đảng viên và bị truy tố ra tòaán quân sự.Trong vòng sáu tháng, 16 sĩ quan cao cấp bị thất sủng và chờ ngày ra tòa.
  • PHÁP- NGA: Mua chiến hạm Mistral hiện đại của Pháp, Nga rút ngắn được thời gian (RFI) - « Pháp-Nga, Mistral thắng cuộc», đó là tựa đề bài viết của nhật báo cánh tả Libération, nói về sự kiện 400 lính hải quân Nga đến thành phố cảng Saint-Nazaire của Pháp để được đào tạo việc điều khiển chiến hạm Mistral. Loại tàu chiến hiện đại này sẽ được Paris giao cho Matxcơva, mặc cho cácáp lực đòi hỏi Pháp ngưng bán cho Nga.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay tuyên bố việc quân đội Nhật được cởi trói, nghĩa là rộng quyền hơn trong việc tái củng cố lực lượng và tham chiến bên cạnh đồng minh để bảo vệ đất nước Nhật, là một sự kiện lịch sử gây chấn động có thể ví với sự huy hoàng thời Minh Trị.
  • Em đã trở về (RFA) - Vào giữa tháng 6, trên mạng xã hội Facebook có tin đồn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do, không có nguồn kiểm chứng, nên tôi vẫn bán tin bán nghi và cuối cùng là bị mừng hụt!
  • Nền kinh tế công cụ (RFA) - Trong mối quan hệ kinh tế khá đặc biệt của Việt Nam với Trung Quốc, có một khái niệm ít được chú ý là tính chất "công cụ". Chuyện ấy là gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện.
  • Mỹ-Trung sắp đối thoại kinh tế (VOA) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói cải cách kinh tế và chỉ tệ của Trung Quốc sẽ nằm trong nghị trình thảo luận tại cuộc Đối thoại An ninh & Kinh tế ở Bắc Kinh vào tuần tới
  • Cả nước đang hướng về Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - Chiều 2.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác của T.Ư đã đến TP.Đà Nẵng thăm hỏi, động viên các chủ tàu, ngư dân vừa tham gia đánh bắt thủy sản tại ngư trường truyền thống trên vùng biển Hoàng Sa của VN.
  • Việt Nam, Philippines kêu gọi ASEAN ngăn chặn Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các nước có chủ quyền trên Biển Đông, các nước ASEAN phải đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia của Trung Quốc
  • Việt Nam không khuất phục bất cứ sự đe dọa nào (BaoMoi) - TTO - "Chúng ta kiên quyết, nhất định không chấp nhận, không khuất phục một sự đe dọa, một sự áp đặt, hay một sự lệ thuộc nào” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ngô Quyền, Hải Phòng chiều 2-7.
  • Công nhân dành tiền ăn chung sức bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - TTO - 72,5 triệu đồng là số tiền mà 100 cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc III (thuộc Tổng công ty địa ốc Sài Gòn) quyên góp được trong chiều 2-7 cùng với một phần trích quỹ phúc lợi xã hội của công ty, sự đóng góp của các nhà thầu phụ, tư vấn giám sát…
  • 2 tháng giàn khoan trái phép: TQ ngày càng ngang ngược (BaoMoi) - Những hình ảnh về diễn biến trên thực địa Biển Đông trong suốt 2 tháng qua cho thấy hành động ngang ngược của TQ ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và ngày càng trở nên nguy hiểm.
  • Sau lưng bà con ngư dân là nhân dân cả nước (BaoMoi) - Chiều ngày 2/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và bà con ngư dân tại Đà Nẵng sau 2 tháng Trung Quốc đặt giàn HD 981 trái phép trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế Việt Nam.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng (BaoMoi) - Chiều 2-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu QH thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri quận Ngô Quyền. Các cử tri TP Hải Phòng được thông báo những nội dung cơ bản, kết quả của Kỳ họp thứ bảy, QH khóa XIII; hoạt động của Đoàn đại biểu QH Hải Phòng trong kỳ họp này.
  • Hoạt động đối ngoại (BaoMoi) - Chiều 1-7, Đoàn đại biểu QH Việt Nam do Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đánh giá cao những đóng góp của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đội ngũ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phó Chủ tịch QH thông báo về tình hình Biển Đông và khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho bà con người Việt Nam, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba cũng như lưu học sinh ở nước sở tại hội nhập và có những đóng góp cho Hà Lan cũng như cho Việt Nam.
  • Kinh tế Việt Nam nỗ lực vượt qua những thách thức mới (BaoMoi) - Trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực. Thể hiện rõ nhất là lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, sản xuất công nghiệp chế biến có dấu hiệu phục hồi, xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng khá...
  • Các Hội hữu nghị ở châu Âu gửi nghị quyết phản đối Trung Quốc lên EU (BaoMoi) - Trước tình hình căng thẳng ngày càng leo thang do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 30/6/2014, các Hội hữu nghị với Việt Nam tại Pháp, Đức, Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Anh và Đan Mạch, Ủy ban Đoàn kết Thụy Điển với Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Italy đã ra Nghị quyết chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam và chấm dứt các hành động bạo lực. Nghị quyết này đã được gửi tới Liên minh Châu Âu (EU).
  • Tọa đàm 'Cộng đồng ASEAN 2015 và tình hình hiện nay ở Biển Đông' (BaoMoi) - Ngày 2/7, Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “Cộng đồng ASEAN 2015 và tình hình hiện nay ở Biển Đông” với sự tham gia của diễn giả Tiến sỹ Hassan Wirajuda, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Indonesia từ năm 2001 đến 2004 và từ năm 2004 đến 2009.
  • Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Chiều tối nay (2/7), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Philippines Albert F. Del Rosario nhân chuyến thăm làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Trần Duy Sơn - Nhìn vào sự thật

“…phong trào dân chủ chưa đi vào cuộc sống của người dân. Phải nghiên cứu vấn đề này nếu không muốn thất bại. Phải tác động đến xã hội từ những việc rất đơn giản, biểu tình vì cơm áo gạo tiền, tương lai con cái , sở hữu cá nhân, gần gủi với người dân…”


Bất cứ ai ai sống tại VN đều biết rằng CS luôn luôn sợ sự thật, CS luôn tìm mọi cách cấm người dân biết sự thật. Đó là cả một chiến lược triệt để, lâu dài và toàn diện.
Sử dụng chính sách song trùng trong quản lý hành chính. Vừa có chủ tịch UBND huyện, vừa có Bí thư đảng ủy huyện, vừa có thủ tướng , vừa có Tổng bí thư….Chính hệ thống đảng trị bên cạnh hệ thống chính quyền CS, đã bóp méo toàn bộ sự thật, và cấm người dân quan tâm đến sự thật. Sử dụng tuyên truyền, truyền thông triệt để và khủng bố người dân khi muốn tìm hiểu sự thật
Về lâu dài trong giáo dục, triệt để nhồi sọ tê liệt người dân, dẫn đến nền giáo dục ‘định hướng XHCN” lạc hậu, không phê bình, không phản biện, không hoài nghi, không tư duy, không sáng tạo, … Một tầng lớp học sinh, sinh viên rập khuôn, thiếu sức bật, thiếu sức sống, học để ra trường ngoan ngoãn đi kiếm ăn như một công nhân bình thường.
Năm 2013 đầu tư gần 20% ngân sách vào giáo dục. Năm 2014 đề nghị 34000 tỷ đồng để cải cách giáo dục, nhưng kết quả mọi việc “vũ như cẩn”, không có gì thay đổi, bởi vì thực chất không muốn thay đổi hệ thống giáo dục tốt hơn, chứ không phải không thể. Rồi không biết số tiền đó đã đi vào đâu?
Chúng ta đừng nghĩ rằng CS ngu. Không có đâu, ngược lại, bản thân CS biết nhìn vào sự thật để bảo vệ sự tồn tại của mình. Vì vậy mà chúng nó tồn tại đến bây giờ.
Phương châm của Đảng là bảo vệ tuyệt đối sự tồn tại, quyền lợi, quyền lực của Đảng. Chúng ta thường chửi CS ngu, “không biết thay đổi”, “không biết tận dụng cơ hội”, “một bài học cho Đảng để đưa đất nước tiến lên”, “để giải phóng dân tộc” v,v,… Chúng ta đứng trên phạm trù dân tộc, tổ quốc để phê bình Đảng, trong khi Đảng có cần chuyện đó đâu, Đảng luôn giải quyết mọi vấn đề trên phạm trù quyền lực và tồn vong của Đảng, ngay cả việc bán nước, cũng chỉ để cho sự tồn tại của Đảng.
CS không ngu đâu! Chúng ta phải hiểu Đảng viên họ là những ai? Trong lớp phổ thông của tôi, và nhiều lớp khác, những người học dở, yếu kém nhất lớp, cộng chút lưu manh, xảo trá, thi nhau hô khẩu hiệu, vài năm sau vô đảng, vậy là cứ tiến lên vùn vụt. Càng thủ đoạn, thâm độc càng tiến nhanh. Do đó, họ sẽ tìm mọi cách bẩn thỉu, tàn ác, hung tợn nhất… để bảo vệ sự sống còn của mình, bởi vì họ hiểu rằng chính kiến thức sẽ giết chết họ.
Con người nói chung có hai nhánh, nhánh thứ nhất: học thức, nhân bản, tôn trọng con người, cổ súy cái đẹp cái đúng, nhánh thứ 2 ngược lại, tàn ác, xảo quyệt, lưu manh dối trá. Cả hai nhánh đều đấu tranh sinh tồn trong xã hội như nhau. Khi nhánh số 1 thành công thì chúng ta có xã hội ưu việt, tốt đẹp. Khi nhánh số 2 thành công thì chúng ta có xã hội độc tài phát xít, Công Sản… Nhánh nào cũng phải có chiến lược bảo vệ sự tồn tại của mình. Nhánh 1 lo cho dân cho nước thì quyết định kiểu khác. Nhánh 2, do đảng,vì đảng, của đảng thì quyết đinh kiểu khác. Chuyển qua nền KTTT định hướng XHCN cũng vì sự tồn vong của đảng, xin vào WTO cũng vì sự tồn vong của đảng, quyết liệt xin gia nhập TPP cũng vì sự tồn vong của đảng, thậm chí gởi con cái qua Mỹ học cũng vì sự tồn vong của đảng, chứ không phải vì mong tiến bộ… Miệng luôn nhai nhải vì dân, vì nước…, đó chỉ là chiêu bài chính trị.
Do đó, qua việc TC xâm lược VN, nhiều người nghĩ rằng CSVN sẽ liên kết với Mỹ chống lại TC, hoặc Nguyễn tấn Dũng sẽ là Gorbachov, giúp nhân dân VN thoát khỏi “tình hữu nghị viễn vông”, đến hôm nay chúng ta đã thấy rõ rằng: CS vẫn luôn là CS. CSVN sẽ không bao giờ thoát khỏi Trung Cộng, ngược lại, cùng nhau bắt tay TC bán nước, đàn áp nhân dân. Trung Cộng chơi VN đến cùng, nhưng cũng sẽ không bao giờ để VN ngã sang Mỹ, hoặc liên kết với các nước khác. Một chiêu thức mới “thuộc địa Cộng sản” bắt đầu, Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Trung cộng và Việt cộng cùng gắn kết cùng tồn tại.
Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất là lật đổ CS, để cứu nguy cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm và trả quyền làm chủ về cho nhân dân.
Phải biết nhìn thẳng vào sự thật dù tốt hay xấu, dù gai góc hay đơn giản, để giải quyết mọi vấn đề.
Ảnh hưởng bởi nền giáo dục CS, xã hội VN sống không có phê bình, không có phản biện. Chính điều này đã làm xã hội suy đồi, không lối thoát, con người trở nên bạc nhược, hèn yếu, không có ý chí tiến thủ. Nhìn vào đảng như vậy, nhìn vào chúng ta, thử hỏi, những người đấu tranh dân chủ có bị ảnh hưởng cách giáo dục này không? Có.
Dù muốn hay không sống trong xã hội CSVN anh phải chịu sự ảnh hưởng của nó. Nhờ internet mở mắt, anh thấy bất công xã hội, giả dối, tàn ác CS, anh tham gia đấu tranh. Nhưng cách thức hành động, cách thức suy nghĩ, v,v,.. anh vẫn chịu sự ảnh hưởng của nó dù 0,01% ít hay nhiều.
Ở VN việc khổ nhất là phê bình, ngay cả việc phê bình có chứng minh hẳn hoi, thậm chí ca sĩ bị phê bình hát dở còn quật ngược lại; ‘ tôi hát dở sao tôi có fan này fan nọ”….
Thiết nghĩ để phong trào đấu tranh Dân chủ phát triển cần phải vượt qua điều này, phải nhìn thẳng vào sự thật. Rút tỉa kinh nghiệm dù có thể buồn bả, nhưng để chúng ta đứng lên, hơn là để CS đè bẹp.
Phong trào dân chủ dang có những hạn chế gì?
1- Số lượng thực và ảo:
Có một khác biệt quá lớn giữa thế giới mạng và thế giới thực. Từ vài người ban đầu qua 10 năm 2004-2014 hôm nay trên cả nước có khoảng 200 nguời đấu tranh công khai, trực diện CS. Đó là thành tích tốt đẹp, rất đáng khích lệ, rất đáng tự hào, từ chổ sợ sệt, đã có 200 người đứng thẳng dậy, tát vào mặt CS: ”Chúng tao không sợ mày”. Nhưng liệu có bao nhiêu người dân biết những khuôn mặt này? Trên mạng thì số lượng ủng hộ, “make friend” lên con số vài ngàn người. Thực tế xã hội thì người dân lơ là, chỉ biết khoảng 10 người đấu tranh trở lại, và hầu như không quan tâm đến họ. Lỗi tại ai?
Có vẻ như phong trào dân chủ chưa đi vào người dân, chỉ sống hoàn toàn trên mạng, trên môi trường quốc tế, trong nội bộ bọn CA, nhưng người dân thì sợ hải.
Tình hình xã hội đã thay đổi. CSVN liên kết với TC bán nước, ngàn cân treo sợi tóc, ý chí người dân đang sôi sục. Với thực tế “ảo”, số lượng người như vậy làm sao chúng ta đủ sức để biểu tình, hô hào, lôi cuốn quần chúng lật đổ CS.
Xem như chúng ta đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn 1. Giai đoạn hạt nhân. Đã có 200 khuôn mặt xuất hiện, lay động được quần chúng như: Đỗ thị Minh Hạnh, Phương Uyên, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn văn Đài, Paulo Thành Nguyễn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, v,v,v…..Nếu chúng ta cứ tiếp tục chiến lược tự phát như lâu nay, thì đến bao lâu mới đủ nhân sự ‘nói chuyện“ với CS.
Chúng ta phải vào giai đoạn 2, giai đoạn phát triển. Mỗi thành viên đấu tranh lâu nay, vừa là người lãnh đạo, vừa là người tổ chức, hoặc 20 tổ chức XHDS phải có kế hoạch để phát triển nhân sự. Phát triển công khai tiếp tục hay bán công khai, hoặc bí mật. Chắc chắn chúng ta không thể ngồi chờ người dân tự ý thức, công khai trên web, hay công khai đối mặt với CS, bởi vì nó quá chậm, quá may rủi, quá rời rạc. Đây là yêu cầu rất khó, nhưng nó là yếu tố then chốt nhất của mọi cuộc Cách mạng, không có quần chúng anh sẽ không làm được cái gì cả.
2- Chưa có phương pháp, chiến lược đấu tranh.
Bên cạnh đó, từ ban đầu, trực diện cá nhân, chuyển thành phong trào đấu tranh lâu dài chắc chắn chúng ta chưa lột xác từ cá nhân để chuyển thành chiến lược tổng thể. Để phong trào phát triển rộng khắp toàn quốc, bắt buộc các nhóm phải có chiến lược đấu tranh cụ thể hơn. Có chiến lược tốt mới thu phục được quần chúng. Đấu tranh bằng biểu tình, hay phương cách nào khác, đòi quyền lợi cuộc sống, giá xăng dầu, giáo dục, y tế....hay quyền lợi công nhân, hay đấu tranh nhân quyền, hay tự do ngôn luận…? Chúng ta phải suy nghĩ về điều này.
Chính thể độc tài nào cũng vậy, từ Đông Âu đến Ai cập, họ phải tạo ra tầng lớp nhân dân bạc nhược, khiếp sợ để dễ dàng cai trị, đừng vì điều này mà nãn lòng, chính vì vậy chúng ta cần phải có chiến lược đấu tranh, và chiến lược mở rộng quần chúng. Hai chiến lược này song song và bổ sung cho nhau. Đầu tiên nhất phải giúp nhân dân vượt qua sợ hải. Bên cạnh đó, xác định đấu tranh chống CS trên mặt trận nào. Mỗi nhóm sẽ có một chiến lược khác nhau, để tổng công kích CS trên tất cả mọi mặt. Chiến lược có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Ngay cả biểu tình cũng có nhiều cách rất khác nhau.
Hiện tại tôi chỉ thấy ngồi chửi CS, và hô hào tham gia xuống đường trong khi CS bẻ gãy quá dễ dàng. Phải chăng chúng ta cần có những phương cách nào khác??
Như vậy, những hình thái chiến lược nào có thể và không thể thực hiện được ở VN.
Không thể thành lập đảng đối lập.
Như cá nằm trên thớt, tất nhiên anh có thể thành lập đảng, nhưng tồn tại hay không là do đảng CSVN tàn ác tới cỡ nào. Chỉ khi nào đấu tranh vượt qua khỏi sự kiểm soát của CS, anh mới có thể suy nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách thức thành lập đảng khác nhau:
1- Đảng ở nước ngoài, nhân sự hoàn toàn ở nước ngoài: Thực hiện được nhưng người dân trong nước sẽ không tham gia. Bởi nhân sự đó quá xa lạ và không đủ sức thuyết phục họ. Đặc biệt, làm sao hiểu sâu, sát xã hội VN mà đưa ra đường lối, chủ trương chính xác, phải chăng là những tư duy đúng sách vở, lý thuyết. Hai cách giáo dục của 2 xã hội khác nhau. Phải sống ở VN, lớn lên ở VN anh mới hiểu hết CS, hiểu từng hơi thở của cuộc sống, và từng thoi thóp của dân tộc mình.

2- Đảng trong nước, nhân sự liên kết trong và ngoài nước. Ai là thủ lĩnh? Một trong những người đã đấu tranh công khai trong nước là thủ lĩnh. CS đè bẹp cái rẹt. Vậy thủ lĩnh phải ở nước ngoài. Trên lý thuyết giải pháp này ok, nhưng thực tế anh em chịu tù, chịu tội, chịu đàn áp, khó khăn, “kinh nghiệm đầy mình” liệu chấp nhận ai ở nước ngoài đủ sức lãnh đạo họ. Về phía nhân dân liệu họ có tin cái đảng này không? Hoặc, nếu không cần thủ lĩnh, cùng nhau làm việc thì liên kết làm chi!

3- Đảng trong nước, nhân sự bí mật. Giải pháp này có vẻ ưu việt. Đương nhiên nhân vật bí mật là thủ lĩnh trên lý thuyết, nhưng thực chất tất cả anh em đấu tranh trong nước cùng làm, cùng ủng hộ đảng này, thì mới lôi cuốn được người dân. Khả thi, tuy nhiên, khi đã có bí mật thì đòi hỏi thành phần chủ chốt tham gia phải nghĩ ra cách liên lạc bí mật, không thể đối diện trực tiếp được. Chắc chắn phải sử dụng đến công nghệ vì vậy nó đòi hỏi khả năng người tham gia, rất giỏi vi tính, công nghệ thông tin để vượt qua sự kiểm soát của CS.

4- Đảng vô hình hoặc website lãnh đạo. Mô hình mà chúng ta đang thực hiện. Đang thích hợp với xã hội VN nhất, đẩy mạnh vai trò của các nhóm nhỏ cùng hoạt động. Về lâu dài, nó vẫn mang tính chất du kích. Tuy nhiên nếu biết cách khai thác, tổ chức, ứng dụng công nghệ, giải pháp này vẫn nhiều triển vọng nhất.
Nhìn chung giải pháp 3&4 khả thi nhất, tuy nhiên đòi hỏi khả năng cao về công nghệ của thành phần hạt nhân.
Không thể liên kết các nhóm, tổ chức với nhau
Không thể thiết lập liên kết giữa trí thức với công nhân, giữa blogger và dân oan, thậm chí giữa các nhóm dân oan với nhau v,v,v….Bởi vì CS diệt từ trong trứng nước và cấu trúc phường xã, làng xóm rất dễ phát hiện người lạ. Như vậy chỉ có thể đấu tranh trên cơ sở “không liên kết nhưng thành công”, thực tế cho thấy giải pháp này vẫn khả thi, nhờ sử dụng xa lộ thông tin. Bên cạnh đó, hoạt động bí mật, cũng đang là giải pháp tốt mà các nhóm đang nhắm đến. Hiện tại CS đang nới lỏng một chút để xin vào TPP, các cá nhân, nhóm, tranh thủ liên kết với nhau, thiết lập những chương trình chiến lược, không biết tình trạng này sẽ kéo dài được bao lâu?


Liệu có Thiên An Môn không?
Do đó, nhiều người sẽ tự hỏi? Khi đã tập hợp được quần chúng rồi, liệu có Thiên An Môn VN không? Theo tôi: Không! Vì sao?
Thứ nhất: Đảng sẽ thay đổi khi nhìn thấy “gió đã xoay chiều”.
Căn cứ vào bản chất và đặc tính lưu manh xảo quyệt của CS như trên, CSVN sẽ không bao giờ để cho nhân dân lật đổ. Bản chất bảo vệ sự tồn vong của mình, ĐCSVN luôn luôn gắn kết keo sơn “16 chữ vàng và 4 tốt” với TC để tự bảo vệ mình, dù phải hèn hạ, luồn cuối, dù phải bán biển đảo. Nhưng khi đã bị nhân dân dồn đến đường cùng, nhìn thấy lực lương quần chúng đang lớn mạnh, sẽ đè bẹp mình CS sẽ thay đổi, cũng chỉ để bảo vệ sự tồn vong của Đảng mà thôi. Thà đi theo nhân dân, ít nhất cũng còn lãnh đạo được 5-10 năm nữa. Còn đảng còn mình. Thà mất quyền lực, nhưng bảo vệ được tài sản còn hơn không! Đây là con tẩy chiến lược mà ĐCSVN đang ấp ủ, đang mơ mộng.
Rất tiếc, phong trào đấu tranh hiện nay chưa đủ mạnh nên chưa thay đổi được CS.
Thứ hai: Thiên An Môn tập hợp được đám đông nhờ vào yếu tố khách quan nhiều hơn là kết quả từ chiến lược và tổ chức.
Đầu tiên, địa điểm tập trung biểu tình: Quảng trường, công viên, không bao giờ là địa chỉ thích hợp đấu tranh trong XHCS, bởi vì nó không tạo được vũ khí xã hội, không làm tê liệt xã hội. Người biểu tình tập trung 1 tháng mà không gây suy yếu đảng, để đảng phản công lại là thiếu kế hoạch chuẩn bị lâu dài từ trước đó. Vẫn mang tính chất tự phát nhiều hơn. Nếu tập trung, bao vây đài truyền hình Bắc kinh, hoặc nhà ga trung tâm, hoặc cổng vào sân bay quốc tế 1 tháng, thử hỏi việc gì sẽ xảy ra?
Nhân dịp Mikhail Gorbachov đến thăm Bắc Kinh, và đám tang Hồ Diệu Bang cho nên chính quyền Bắc kinh không đàn áp biểu tình, do đó số lượng người tham gia mới tăng lên 1000000 người trong một tháng. Trước đó, phong trào cũng chỉ là những cuộc biểu tình nhỏ lẻ, chưa tập trung được số lượng nhiều như vậy. Để thấy rằng cuộc đấu tranh phản kháng phải dồn ép chính quyền suy yếu dần, suy yếu dần, đến một lúc nào đó, chỉ cần đẩy tay là nó sụp đổ, chứ không phải có đám đông thì chính quyền sẽ sụp đổ, đám đông nhưng không có lực, không có tổ chức thì không giá trị bao nhiêu. Đó là đám đông may rủi, có giá trị trong xã hội dân chủ, không có giá trị trong xã hội CS tàn ác. Đám đông phải tạo được vũ khí xã hội. Đám đông phải tăng dần, tăng dần, qua quá trình đấu tranh, làm cho chính quyền sợ hải, lùi bước dần, nhượng bộ dần… Thực tế, trước Thiên An Môn nhân dân Trung quốc chưa làm suy yếu chính quyền Bắc Kinh, chưa là đối kháng ngang ngửa với Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ. Cho nên phong trào vẫn mang dáng dấp tự phát, lợi dụng khách quan nhiều hơn và chưa có sự chuẩn bị chu đáo trước.
Thứ ba: Thành phần trí thức lề phải, thành phần có công và lão thành CMVN, lúc này đang nằm im, dù biết đang bị lừa, vì bản chất vẫn là CS, cho nên chờ khi thập tử nhất sinh mới xuất hiện. Khi đó ĐCSVN không thể diệt thành phần này.
Qua đó chúng ta rút ra được bài học gì? CS, chế độ độc tài bản chất tàn ác, sẵn sàng giết người hàng loạt để bảo vệ ý thức hệ ngông cuồng của mình, đấu tranh phải có tổ chức, chiến lược, chiến thuật để chủ động trên bàn cờ chính trị . Phong trào đấu tranh như đống củi được phơi khô, phơi khô, đến một dịp thích hợp nó sẽ bùng cháy. Que củi còn ướt có cháy cũng tắt liền. Yếu tố khách quan chỉ được sử dụng khi chúng ta đã có đủ lực, còn không, phải bảo vệ lực lượng. Có chiến thuật tốt sẽ thành công.
Kết Luận:
Hiện tại, CSVN đang bị 2 gọng kìm:
1/ Nhân dân đang xem đảng là bán nước,
2/ Trên bình diện quốc tế bị tấn công vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nếu chúng ta huy đông được quần chúng vượt qua sợ hải, vùng lên đấu tranh, tạo gọng kìm thứ 3, tương lai thành công không khó.

vượt qua sợ hải

Như vậy, làm sao giúp nhân dân vượt qua sợ hải là ưu tiên số 1, giải pháp hàng đầu trong phong trào đấu tranh dân chủ VN hiện nay. Một đảng đối lập ư? Đảng đó có quy tụ được quần chúng không? Tôi e rằng không? Vì sao? Hãy nhìn các cuộc biểu tình, tham gia biểu tình dưới danh nghĩa trá hình hội này, đoàn nọ, đòi đất đai, đòi chống xâm lược, đòi thay đổi, HS_TS là của VN, rất nhẹ nhàng, đúng hoàn toàn… mà số lượng hưởng ứng quá giới hạn. Thử hỏi, đứng lên biểu tình trên danh nghĩa Đảng A, Đảng B nào đó, ai tham gia? Hãy dành cho tương lai. Người Việt sợ đảng lắm rồi, dù bất kỳ là đảng nào, họ chỉ cần ngày có 3 bửa cơm, điện thoại di động, internet chơi game dù biết rằng phải lật đổ ĐCS mới yên thân. Nghĩa là chúng ta chưa tìm ra cách để huy động họ, chứ không phải có đảng đối lập mới huy động được họ.
Như trên đã nói, có vẻ quần chúng không mặn nồng lắm với phong trào dân chủ. Có vẻ “dị ứng” với phong trào đấu tranh, nó chỉ có giá trị trên web. Tôi không hiểu tại sao? Chúng ta chưa đánh động đúng trái tim, nguyện vọng của họ ư? Có lẻ chúng ta phải đi vào cuộc sống thiết thực của người dân mới thành công. Ngày nay, Thế giới phẳng, khái niệm dân tộc, đất nước có vẻ mơ hồ. Ở Mỹ có Mac Donald, ở đây cũng có Mac Donald, ở Canada có Iphone 5 ở đây cũng vậy. Họ cảm thấy ở đâu cũng như nhau, ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Ở VN ăn chơi sướng hơn, biết rằng kiếp sống nô lệ đó, biết rằng mất đất đó, biết rằng bất công đó, nhưng không phải mình. Chẳng sao?
Vậy thì phong trào dân chủ chưa đi vào cuộc sống của người dân. Phải nghiên cứu vấn đề này nếu không muốn thất bại. Phải tác động đến xã hội từ những việc rất đơn giản, biểu tình vì cơm áo gạo tiền, tương lai con cái , sở hữu cá nhân, gần gủi với người dân, …để giúp họ vượt qua sợ hải. Chúng ta phải tìm đến họ, chứ không phải ngồi chờ họ tìm đến ta, nếu không muốn trở thành “thuộc địa Cộng sản”.

Sài Gòn, 2/7/2014
Trần Duy Sơn
ethongluan

Không phải chỉ 72.000 cử nhân thất nghiệp, con số mới là 162.000

Lao động có bằng cấp đang ngày càng khó kiếm việc - Ảnh minh hoạ: Thuỳ Dung

(TBKTSG Online) – Số lượng người có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp đang tăng nhanh, gấp đôi trong vòng 1 quý.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thất nghiệp trong nhóm lao động có bằng đại học trở lên là 162.400 người. Như vậy, trong quí 1, lượng lao động có trình độ đại học thất nghiệp đã tăng thêm hơn 90.000 người, so với con số 72.000 người đến cuối quí 4 năm ngoái.

Đây là thông tin được đưa ra trong buổi Hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam diễn ra sáng ngày 1-7 tại Hà Nội.

Trong kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc, các đại biểu đã lấy con số 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm hay làm việc không phù hợp với ngành nghề đào tạo để chất vấn Bộ Giáo dục và đào tạo, xem Bộ có chính sách, biện pháp gì để giải quyết tình trạng này.

Có lẽ các đại biểu chưa biết lúc đó thực tế con số không còn dừng ở mức 72.000 người mà đã tăng hơn gấp đôi, lên trên 160.000 người.

Lao động trẻ và lao động có trình độ khó tìm việc

Theo ông Nguyễn Bá Ngọc – Phó viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, quí 1-2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145.800 người so với quí 4/2013, trong đó, thất nghiệp là nữ chiếm 47,2%.
Về tỉ lệ thất nghiệp, quí 1-2014 tỉ lệ thất nghiệp là 2,21%, tăng so với quí 4-2013 (1,9%) nhưng lại giảm nhẹ so với quí 1-2013 (2,27%).

Mặc dù 2,21% là một tỉ lệ thất nghiệp thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng theo ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Tổ chức Lao động Thế giới tại Việt Nam (ILO), chất lượng việc làm và năng suất lao động có được ở Việt Nam lại ở mức rất thấp.

Hơn nữa, một điểm đáng chú ý là nhóm lao động có trình độ cao tiếp tục gặp khó khăn khi tìm việc làm. Trong quí 1-2014, có 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm 4,14% tổng số người có trình độ này, tăng 4.300 người so với quí 3 - 2013; có 79.100 người có trình độ cao đẳng thất nghiệp (chiếm 6,81%), tăng 7.500 người so với quí 4 - 2013.

Bên cạnh thất nghiệp cao ở nhóm có trình độ đại học, cao đẳng, thất nghiệp thanh niên tiếp tục là vấn đề được các đại biểu tại hội thảo quan tâm. Trong quí 1-2014, cả nước có 504.700 thanh niên (nhóm từ 15-24 tuổi) bị thất nghiệp (chiếm 6,66%), tăng 54.400 người so với quí 4 - 2013 và tăng 17.000 người so với cùng kỳ năm 2013.

“Đặc biệt, có tới 21,2% thanh niên trong độ tuổi 20-24 có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao (12,3%); của nữ 7,86%, cao hơn hẳn của nam 5,66%, cho thấy nữ thanh niên gặp khó khăn hơn khi tìm việc làm.

Lương ở khu vực nhà nước cao nhất

Trong quí 1-2014, thu nhập trung bình mỗi tháng của lao động làm công ăn lương (ở khu vực chính thức) khoảng 4,8 triệu đồng/tháng gồm lương, thưởng, phụ cấp…, tăng 534.000  đồng so với quí 4-2013 do có các khoản thưởng tết.
Thu nhập bình quân tháng trong quí 1 - 2014 của nhóm lãnh đạo là cao nhất (8,2 triệu )đồng; tiếp đến là nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao (6,9 triệu đồng); thấp nhất là nhóm lao động giản đơn 3 triệu đồng. Như vậy, chênh lệch giữa nhóm nghề có thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,8 lần.

Đặc biệt, mặc dù hưởng lương từ ngân sách, nơi thường được coi là có mức thu nhập thấp hơn so với khu vực tư nhân. Nhưng theo báo cáo này, thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực nhà nước lại ở mức cao nhất, 6 triệu đồng/tháng, riêng doanh nghiệp nhà nước là hơn 6,8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, khu vực cá thể có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 3,2 triệu đồng/tháng và cũng là nhóm có mức tăng thấp nhất.

Nếu xét theo ngành thì thu nhập bình quân tháng trong quí 1/2014 của lao động các ngành tài chính, ngân hàng và kinh doanh bất động sản cao nhất (lần lượt là 8,1 và 7,6 triệu đồng) và đây cũng là ngành có mức tăng nhiều nhất so với quý trước. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân tháng trong quí 1-2014 của lao động nhóm ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn thấp nhất, 3,2 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm ngành công nghiệp xây dựng là 4,5 triệu đồng và nhóm ngành dịch vụ là 5,4 triệu đồng.
Thuỳ Dung Saigon Times

Việt Nam - Trung Quốc: Ai nợ ai?

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì? Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.

Láng giềng thì có mang ơn thì không

Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.

  Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang
Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN. Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.

Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, khi nói về quan hệ VN-TQ, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu cho rằng "Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.

Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.

  Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, VN đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước

ông Khuất Duy Chiến
Từ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước. Tất cả nằm trong phương châm "Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối cùng" của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói "Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc".”

Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay, ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này thì VN không thể chiến thắng được.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, Trung quốc chỉ bỏ ra súng đạn đảng cộng sản Việt Nam bỏ người (1,2 triệu bộ đội hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ này)
Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”

Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.”


Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…

Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực hiện ý đồ đó.

Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này

  Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này

Ông Nguyễn Tường Thụy
Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí... trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của thì cái gì quý hơn?”

Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.

Tư duy cùng chung ý thức hệ cộng sản và chuyện ‘ơn nghĩa’ giữa hai đảng đang khiến cho chính quyền Hà Nội chưa thể đưa ra biện pháp dứt khoát, rõ ràng trong việc giải quyết căng thẳng Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông như hiện nay.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét