<= Photo: VOV. – Tàu TQ ngăn cản, quấy phá tàu cá của ngư dân VN (TN). – Tàu Trung Quốc tiếp tục ngăn cản tàu cá Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan trái phép (CAĐN). – Nhiều tàu quân sự Trung Quốc vẫn xuất hiện ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (QĐND). – Trung Quốc dùng lực lượng tàu lớn ngăn cản tàu Việt Nam (TTXVN). - Gần 40 tàu TQ thường xuyên áp sát, ngăn cản tàu VN (GTVT). – Tình hình Biển Đông: TQ duy trì 120 tàu quanh khu vực giàn khoan (ĐSPL). – Biển Đông trước nguy cơ ‘lúc nhúc’ tàu ngầm mini TQ (MTG).
- Ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển bất chấp sự ngang ngược của TQ (PLTP). – Bảo đảm an toàn cho các tàu của ngư dân đánh bắt hải sản (HNM). – Khẩn trương chi hỗ trợ 16 ngàn tỉ đồng cho ngư dân đóng tàu (TBKTSG). – Quỹ TLV Lao Động thăm và trao 60 triệu đồng hỗ trợ tàu KN 762 (LĐ).
- Chủ tịch nước thăm lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư (CP). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư Việt Nam (). – Chủ tịch nước: Khó khăn nào cảnh sát biển cũng phải hoàn thành nhiệm vụ (VNE). “Cảnh sát biển không chỉ kiên quyết đấu tranh buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 để bảo vệ chủ quyền, mà cần làm tốt nhiệm vụ bảo vệ bà con ngư dân bám biển, bảo vệ hoạt động kinh tế thăm dò dầu khí, chống buôn lậu trên biển“.
- Máy bay Mỹ 2 lần bay qua khu vực giàn khoan TQ (VNN). – Cảnh sát biển: Máy bay Mỹ 2 lần bay qua khu vực giàn khoan Trung Quốc (TTXVN). – Cập nhật ngày 1/7: Máy bay Mỹ bay qua khu vực giàn khoan (VTV). – Facebooker Nguyễn Hồng Kiên: “Ở ĐỘ CAO KHOẢNG 200m ‘Ngày hôm nay, các lực lượng của ta cũng phát hiện 2 lần máy bay cánh bằng KHÔNG RÕ SỐ HIỆU’ (xin lưu ý là ‘Không Rõ’, chứ KHÔNG PHẢI LÀ ‘không có’) NHƯNG ‘ở độ cao khoảng 3.000m’; LẠI XÁC ĐỊNH CHUẨN LUÔN ‘có 2 máy bay của Mỹ số hiệu EP 3 và RC 135. TÀI ĐẾN THẾ LÀ CÙNG !” Cũng có thể là máy bay Mỹ, nhưng có lẽ họ bay qua để tập trận với Philippines, không phải bay qua dòm ngó cái giàn khoan 981 đâu các bác ơi! Trông máy bay Mỹ qua để làm gì khi những người lãnh đạo đất nước ở tư thế đầu hàng?
- Tổng bí thư: Đấu tranh toàn diện nhưng không để xảy ra chiến tranh (VnEcomony). “Chúng
ta chủ trương đấu tranh một cách toàn diện cả trên thực địa, ngoại
giao, tuyên truyền… nhưng với tinh thần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo,
kiềm chế, nhất quyết không để xảy ra xung đột chiến tranh vì nếu để xảy ra thì sẽ đi ngược lại tuyên bố về hoà bình, ổn định cùng phát triển của chúng ta“. Chưa
bị đánh mà cụ Tổng bí đã đầu hàng rồi! Chúng ta không muốn chiến tranh,
nhưng nếu TQ muốn gây chiến thì sao? Khi TQ kéo quân qua gây chiến, tấn
công VN, cụ Tổng bí thư sẽ xuôi tay cho chúng trói à? Và cụ sẽ ra lệnh
cho các tướng lãnh tự động trói mình để nộp mạng cho Trung Quốc?
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chứng minh hành vi sai trái của Trung Quốc, tuyệt đối không nhân nhượng (LĐ). “Bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế để không xảy ra xung đột, không để xảy ra chiến tranh”. – Tổng Bí thư: Hữu nghị nhưng kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền
(VOV). Tổng Bí thư làm ơn vứt bỏ hai chữ “hữu nghị”, bởi người ta chỉ
“hữu nghị” với bạn bè, không ai “hữu nghị” với những kẻ xem mình kẻ thù,
nếu như ông “hữu nghị” thật. Còn giả vờ “hữu nghị” thì cũng không nên,
vì làm như vậy, tự ông bộc lộ cho mọi người thấy cái thói đạo đức giả
của chính mình. – ‘Hữu nghị, nhưng phải giữ chủ quyền’ (BBC). “Lần
này, ta lại phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện
nhưng phải giữ được chủ quyền quốc gia. Cái khó là ở chỗ đó“.
- Tổng bí thư: Không ai chọn được láng giềng (VNN). “… người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu“. – Việc ta chống xâm lược là chống lũ phản động chứ không phải chống nhân dân TQ láng giềng – TBT nói sai bét rồi! (FB Nguyễn Đình Ấm). – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 167 – Ăn mày…vinh quang !!! (Nhật Tuấn). “Không chọn được láng giềng thì đừng chơi với nó, chọn bạn tử tế mà chơi…”
- “KHÔNG AI CHỌN ĐƯỢC LÁNG GIỀNG”. ĐÚNG VẬY, NHƯNG… (FB Song Chi). – Facebooker Vũ Thị Phương Anh: “Chúng
ta không chọn được láng giềng. Đúng. Nhưng chúng ta có thể chọn bạn,
chọn đồng minh, chọn lý tưởng để theo, chọn mục tiêu để phấn đấu, và
chọn cách cư xử độc lập, bình đẳng chứ không quỵ luỵ, không thần phục
với tất cả các nước, dù họ có là láng giềng, hoặc là nước lớn hay không
cũng vậy“.
- Chủ tịch nước: “Trung Quốc và thế giới cần hiểu điều đó” (TT). “Chúng
ta kiềm chế không phải nhu nhược, yếu hèn, mà thể hiện thái độ hoà
hiếu, chính nghĩa với mục tiêu là bảo vệ bằng được chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ. Trung Quốc và thế giới cần hiểu điều đó“. Thưa Chủ tịch,
người dân Việt Nam và cả TQ đều hiểu: bị ức hiếp mà không dám chống lại,
ngay cả cách mà một nước yếu nhất cũng có thể làm được, đó là kiện ra
tòa án quốc tế, mà cũng không dám kiện, thì đó chính là yếu hèn, là nhu
nhược, là đầu hàng!
- “Mỗi một sơ hở dù nhỏ cũng lọt vào mưu đồ của kẻ xấu” (VnEconomy). Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: “Mỗi
một sơ hở dù nhỏ cũng lọt vào mưu đồ của kẻ xấu trong lúc chúng ta hoàn
toàn chỉ bảo vệ bằng hành động hòa bình của mình như vậy mà họ cũng
dùng những lời lẽ vu khống, vu cáo, rất trắng trợn cho rằng chúng ta có
hành vi quấy phá. Đó là những điều mà chúng tôi muốn báo lại với các bạn
là Chính phủ cũng bàn rất nhiều“. Thôi, khỏi làm gì cả để khỏi phải lọt vào “mưu đồ của kẻ xấu”!
- Thủ tướng: giàn khoan TQ gây hậu quả ‘hết sức nghiêm trọng’ (Zing). – Thủ tướng: Tiếp tục củng cố hồ sơ pháp lý về biển Đông (TT). – Chuẩn bị hồ sơ pháp lý báo cáo lãnh đạo Đảng (VNN). – Củng cố, chuẩn bị hồ sơ đấu tranh pháp lý với Trung Quốc (NLĐ). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chuẩn bị hồ sơ, cân nhắc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc (TN). Một không khí đầu hàng giặc
bao trùm trong hầu hết các phát biểu của những người đứng đầu đất nước,
ngoại trừ những bài liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
- Nguyễn Trần Sâm: Quan hệ với Trung Quốc: mềm hay rắn thì đúng hơn? (Lề Trái). “Và
kết quả là thế nào? Nhật Bản và Philippines đã bị TQ ‘trừng phạt’
chăng? Không, ngược lại. Chính thái độ sẵn sàng đối đầu của chính phủ
hai nước này đã làm TQ phải rụt vòi, chỉ còn lu loa như mấy mụ đàn bà
lắm mồm. TQ hiện đang hướng toàn bộ cách hành xử lưu manh của nó vào
VN. Lý do chính vì cái ‘mềm’ vô nguyên tắc của VN… Rõ ràng, chính quyền
của cái quốc gia đông dân nhất thế giới này thuộc loại ‘mềm nắn, rắn
buông’, nên ‘mềm’ với bọn đó sẽ chỉ có hại”.
- PGS-TS Đàm Đức Vượng, cựu Chánh văn phòng Hội đồng Lý luận T.Ư: ‘Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam’ (TN). “Có
lúc TQ đặt quan hệ với VN nhưng đó chỉ là sách lược còn về chiến lược
TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược, biến VN thành một tỉnh của TQ.
Trong lịch sử, có giai đoạn TQ giúp đỡ VN ‘nhưng về toàn cục TQ xưa nay
luôn tính chuyện thôn tính VN. Đó là bản chất của TQ’.“
- Tống Văn Công: Việt Nam không cần đồng minh? (BVN). “Bị
cướp vào nhà, lại bảo chúng như người trong gia đình cũng có lúc bất
hòa, nhưng lại đòi hàng xóm phải gọi chúng đúng là kẻ cướp và đuổi chúng
giùm! Không muốn làm đồng minh với bất cứ nước nào, nhưng lại muốn các
nước phải bảo vệ mình như một đồng minh! Làm được điều đó còn khó hơn là
hái sao trên trời!“
- VÀI LỜI TÂM TƯ – SỰ THẬT 100% (Wikileak QĐVN). “Đất
nước đã bán từ lâu rồi qua sự chỉ đạo của ĐCSTQ. Tất cả những sự kiện
gần đây chỉ là sự “đóng kịch” cho dân xem thôi. Hầu hết nền kinh tế còn
sống được từ vài năm nay là do sự viện trợ của TQ. Nếu phanh phui ra thì
tất cả ĐCSVN sẽ sụp đổ. Các bác ở Ba Đình đang cố dàn cảnh kéo dài thời
gian để gom góp và tẩu tán tài sản ra nước ngoài“. Một blog mới ra
đời 2 ngày, có tên “WIKILEAKS QUÂN ĐỘI VIỆT NAM – TRANG THÔNG TIN CÔNG
BỐ CÁC SỰ THẬT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”. Không rõ những người chủ
trương blog này có phải là những người trong QĐNDVN?
- Đứa con Hoang đàng trong Nước lạ (RFA). “Hôm
nay quan hệ Việt Trung đã quá rõ, chiêu bài ý thức hệ chỉ là thứ họ
mang lừa những người nhẹ dạ nghe theo. Thế mà vẫn còn người hy vọng sói
có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu.
Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như
anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu
có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố“.
- Việt Nam – Cái khổ nạn của một quốc gia nhược tiểu (Sông Hàn). “Anh
có thể còn nghèo nhưng anh hành xử như những kẻ nhược tiểu thì không
xứng đáng để có đồng minh tin cậy và vì thế không chắc đã có thể tự định
đoạt được chủ quyền. Cái ước mơ đứng một mình (độc lập) trong cảnh
nghèo mà hạnh phúc chẳng khác gì một thứ hàng xa xỉ và viển vông“.
- Hà Sỹ Phu: Trằn trọc tháng bảy (BVN). “… một
cán bộ khá cao cấp cho biết tinh thần chống xâm lược mới nhất của Trung
ương cần được quán triệt là : Một: Tận dụng mọi phương tiện truyền
thông, mọi diễn đàn để tố cáo China, NHƯNG DỨT KHOÁT KHÔNG KIỆN. Hai:
Xác định Mỹ vẫn là kẻ thù lâu dài (của đảng) vì đi với Mỹ thì mất chế
độ. Ba: ĐẢNG RẤT THƯƠNG DÂN, có chiến tranh thì nhân dân sẽ khổ, nên
đảng phải nhịn Trung Quốc hết mức, không để xảy ra chiến tranh tránh khổ
cho dân“.
- Giàn khoan HD 981 của Trung quốc chỉ là bước khởi đầu (RFA). Tướng lê Mã Lương: “Trung
Quốc vẫn nhất quán với chiến lược độc chiếm Biển Đông và sẽ tìm mọi
cách đánh chiếm và làm chủ toàn bộ Hoàng Sa và tiến tới chiếm các đảo
tại Trường sa của Việt Nam“.
- Võ Thị Minh Ân: Sợi xích nào trói ông Võ Văn Tạo vào sự bất mãn? (Báo KH). “Khi
ông lợi dụng tình hình biển Đông nóng bỏng để đả kích những gì ông bất
mãn, tôi cũng chỉ muốn mượn lời ông để hỏi: Sợi xích nào đã trói chặt
ông vào những điều bất mãn?” Viết như cô nhà báo (?) này, người nào lên tiếng, trái với ý của đảng và nhà nước, đó là những người “bất mãn” nên viết “sằng bậy, càn rỡ, kích động chống đối chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc, muốn cho đất nước bất ổn về an ninh, chính trị... “? Mời xem lại bài viết của ông Võ Văn Tạo: Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh? (BS).
- VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa
(TVN). Đảng và nhà nước có thể giải thích vì sao người dân bị sách
nhiễu, bị bắt khi viết/ nói “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”?
- Thêm phân tích về ‘đường chín đoạn’ (BBC). “Trung
Quốc hiểu rất rõ sự trái ngược của đường chín đoạn với Công
ước Luật biển UNCLOS và vì thế bỏ sức đầu tư vào việc tìm
tính hợp pháp cho ‘quyền lịch sử’ của lập luận họ nêu ra“. – Trung Quốc giãy nảy vì Mỹ chỉ trích “bản đồ 10 đoạn” (NLĐ).
- Chuyên gia: Đã đến lúc Mỹ hết trung lập ở Biển Đông (24h). – Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức yêu cầu TQ rút giàn khoan trái phép (MTG). – Bộ trưởng Úc: Trung Quốc khiến các nước châu Á nghiêng về Mỹ (Tin Nóng). - Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam: Không để các tàu đối đầu nhau! (PLTP). - Hạ viện Bỉ ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình (SGGP). – Cựu TT Đông Timor: Trung Quốc có quan tâm chính đáng về chủ quyền (VOA).- Ngoại trưởng Philippines sắp thăm Việt Nam (VNE).
- Kế sách của Trung Quốc: Việc làm hơn lời nói (CP). – Chiến lược “đánh tráo nhận thức” (QĐND). – Chính sách đe dọa các nước láng giềng sẽ phản tác dụng (QĐND). – Vì sao chính quyền Bắc Kinh ngông nghênh ngạo ngược đến vậy? (Quê Choa).
- Bắc Kinh ‘khuấy sóng’ biển Đông là ‘hành động vô tích sự đến kỳ quặc’ (MTG). – Trung Quốc bị chỉ trích vì “ngoại giao pháo hạm” và trì hoãn COC (LĐ). – “Trung Quốc hiện không có bạn bè trong khu vực” (VTV).
- Đường lưỡi bò, giàn khoan Hải Dương – 981 vào biếm họa (TN). – Thâm thúy tranh biếm họa “Hướng về Biển Đông” (ĐSPL).
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Formosa không xin thành lập đặc khu kinh tế, mà chỉ xin… cơ chế đặc thù! (CafeF). “Formosa
còn đề xuất trong đặc khu thành lập ban quản lí, trực thuộc Văn phòng
Chính phủ. Formosa cũng đề nghị không được lấy mục đích chung, phát
triển kinh tế hoặc các mục đích khác thu hồi đất đặc khu. Nếu vì mục
đích an toàn quốc phòng phải thu hồi đất đặc khu, Ban quản lí và phía
đầu tư trước khi thu hồi phải thảo luận vấn đề bồi thường để đi đến
thống nhất ý kiến”.- Cũng Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Căng thẳng trên biển Đông xấu nhất cũng không ảnh hưởng quá lớn tới kinh tế (CafeF). - Chủ động ứng phó với tác động tiêu cực về kinh tế xã hội (Tin Tức)
- Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên Mỹ – Trung (RFI). – Dambisa Moyo – Trung Quốc có là thần tượng của những nền kinh tế đang phát triển? (Dân Luận).
- ‘Tôi sẽ tiếp tục con đường mình đã chọn’ (BBC). “Trước
khi tôi được biết mình đặc xá, có hai người giấu tên của Bộ Công an
xuống trại giam gặp tôi và đe dọa ‘nếu tiếp tục con đường này thì biết
hậu quả xảy ra sẽ thế nào rồi đấy’. Những tôi không bao giờ dừng lại
trên con đường mình đã chọn. Vì nó đã ăn sâu vào trong máu, trong tim
tôi“.
- Cô Đỗ thị Minh Hạnh với hơn 4 năm tù ở 6 trại giam (RFA). “Thực
sự mà nói điều hạnh phúc là những anh em, chiến hữu của Hạnh trước đây
vẫn luôn luôn quật cường. Thứ hai, càng ngày càng nhiều những anh em
đứng lên đấu tranh cho quê hương đất nước; đặc biệt là giới trẻ. Điều đó
làm Hạnh vô cùng hạnh phúc. Giới trẻ càng phát triển hơn là động lực
khuyến khích, làm Hạnh càng tự tin, càng vững mạnh bước tiếp con đường
mà mình đã lựa chọn“.
- Video: Đỗ Thị Minh Hạnh và ngày về
(Minh Đức). Nhà tù CS chỉ có thể hủy hoại thân xác, chứ không thể tiêu
diệt tinh thần của Đỗ Thị Minh Hạnh. Hơn 4 năm bị đày ải trong tù, nhưng
người ta vẫn không khuất phục được ý chí của cô, bởi cô tin rằng những
điều mình làm là đúng, là nên làm và cần phải làm cho đất nước trong
thời điểm hiện tại.
- Hội CTNLT chúc mừng và thăm Đỗ Thị Minh Hạnh (Cựu TNLT). – TỪ TÂN PHÚ QUA DI LINH ĐẾN ĐÀ LẠT (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trước
đây một tháng, khi Hạnh được thông báo sẽ được trả tự do, Hạnh nêu lên ý
kiến: Tại sao lại trả tự do cho tôi trong khi chị Dung đang bệnh tật
nặng nề cần phải ra ngoài chữa trị lại không trả tự do cho chị? Hạnh
nhiều lần đòi hỏi trả tự do cho chị Dung về chữa bệnh. Hạnh nói, Hạnh
vừa vui nhưng vừa đau buồn khi cầm tờ quyết định ra tù vì Hạnh lo lắng
Hạnh ra rồi không còn ai lo lắng chắm sóc cho chị Dung“.
- Vị linh mục-blogger Việt Nam tranh đấu cho tự do tôn giáo (DCCT). – Video clip song ngữ Anh – Việt: Các tù nhân lương tâm và tù chính trị bị lây truyền HIV trong tù: Political prisoners and prisoners of conscience were let to be infected with HIV AIDs by the Vietnam (Hung Nguyen).
<- Đào Tiến Thi: NỖI BUỒN HẠ CHÍ (Tễu). “Trong
câu chuyện cũng nhiều lúc bật lên những tiếng cười, nhưng là
cười những tình huống trớ trêu, dị hợm mà ai cũng đã từng
gặp phải khi đối diện với lực lượng chức năng, với côn đồ,
với ‘quần chúng tự phát’các kiểu… Chia tay. Từ Huy lần lượt
ôm lấy từng người bạn. Hình như chúng tôi đều sắp khóc. Không
phải khóc vì sắp chia tay mà khóc vì buồn cho đất nước“.- Hệ thống bị lỗi thì kiểu gì cũng sập (Phương Bích). – Thu hồi đất sai quy định rồi bỏ không (TP).
- Ba bước tới thiên đàng (FB Hoàng Xuân). “Hịch bác sĩ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Nam dân toàn quốc thảy ung thư...”
- Thảo luận: VN làm gì cho nhân loại? (BBC).
- Người giỏi ngoại ngữ ở VN không thiếu? (TVN).
- Bắt khẩn cấp chánh án huyện chạy án (TT). Bao nhiêu vị ở các cấp cao hơn chạy án mà không bắt, lại đi bắt con “cá bé” ở cấp huyện này, chắc là để trình diễn cho người dân coi cái vở kịch “công lý” ở xứ ta?
- Đề nghị y án tử hình cựu quan chức làm thất thoát 530 tỷ đồng (VNE).
- Đà Nẵng: Phải làm “ra môn, ra khoai” chuyện nhà chung cư bị cán bộ, công chức đem…bán! (LĐ).
- 11 “cát tặc” ở Hồng Ngự ra vành móng ngựa (TT).
- XÀ XẺO TIỀN TRỢ GIÁ (*): Phải quy rõ trách nhiệm (NLĐ).
- Phó giám đốc công ty bán phần mềm nghe lén bị bắt (VNE). – Vụ điện thoại bị nghe lén: phần lớn thuê nghe lén đời tư (TT).
- Còn 56 lao động Trung Quốc ở Tân Rai (TN). Chỉ còn 56 lao động TQ ở Tân Rai thôi à?
- Việt Nam: Không hề có chuyện hối lộ để bán gạo cho Philippines (VOA).
- Bất ngờ trong ngày đầu xử lý mũ bảo hiểm dỏm (TN). – Ra quân xử phạt người đi xe sử dụng mũ bảo hiểm “dỏm”: TPHCM: CSGT phạt ít vì không phân biệt được mũ giả – thật. Hà Nội: nhắc nhở là chính (MTG). – Không phạt đội mũ bảo hiểm rởm (VNN). – Rối bời phân biệt MBH thật – rởm (VNN). – Bộ trưởng Đinh La Thăng rất “dằn vặt” về thông tin xử phạt mũ bảo hiểm giả (LĐ). Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: “Mũ bảo hiểm giả không phải lỗi của người đội, mà do những người sản xuất và các đối tượng tuồn các sản phẩm giả này ra tiêu thị trên thị trường”. – Mũ bảo hiểm dỏm thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng (MTG). – Để bảo vệ chính mình (TN).
- Cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc được thể hiện trên mặt trận lôi kéo đồng minh (FB Mạnh Kim). - Nhật Bản quyết định về quyền phòng thủ tập thể (TP). “Ông
Hồng Lỗi cũng cáo buộc Nhật Bản thêu dệt những mối đe dọa từ Trung Quốc
và nói rằng Trung Quốc phản đối nỗ lực của Nhật Bản thúc đẩy chính trị
trong nước bằng những điều thêu dệt đó. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ lại
bày tỏ sự hoan nghênh quyết định của Nội các Nhật Bản diễn giải lại Hiến
pháp cho phép thực thi quyền phòng thể tập thể“.
- Chính phủ Nhật thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp chủ hòa (RFI). – Chính phủ Nhật Bản xét lại ý nghĩa điều 9 Hiến pháp (RFI). – Nhật Bản giảm bớt hạn chế đối với quân đội (VOA). – Bước ngoặt lịch sử Nhật: quyền phòng thủ tập thể (VNN). – Nhật nhất trí thay đổi chính sách an ninh hậu chiến (VNN). – Chính phủ Nhật thống nhất hủy lệnh cấm đưa quân ra nước ngoài tham chiến (MTG). – Nhật Bản cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài (RFI). – Quân đội Nhật sắp được phép ra nước ngoài chiến đấu (TN). – Nhật thay đổi lớn về quốc phòng (BBC). – Sửa hiến pháp, Nhật có thể đưa quân xuống Biển Đông (KP). =>
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Trung Quốc và Hoa Kỳ nghĩ gì về nhau (Phan Ba).- Dân Hong Kong tuần hành vì dân chủ (BBC). – Dân Hồng Kông rầm rộ xuống đường đòi dân chủ thật sự (RFI). – Tuần hành vì dân chủ ở Hong Kong (BBC). – Hồng Kông biểu tình lớn nhất từ khi về Trung Quốc (VnEconomy).
- Nhật phản đối Bắc Triều Tiên thử tên lửa (RFI). – Nhật, Bắc Triều Tiên đàm phán về vấn đề công dân bị bắt cóc (VOA).
- Washington kêu gọi Bắc Triều Tiên trả tự do cho 3 người Mỹ (VOA).
- Nóng sáng 2/7: Năm tàu quân sự TQ vây giàn khoan trái phép (VTC). – Tình hình biển Đông ngày 2/7: Tàu VN kiên trì bám trụ yêu cầu TQ rút giàn khoan (Sea Times).
- Lại thêm một hành vi ngang ngược của Trung Quốc (CP). – Trung Quốc ngang ngược đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão (LĐ).
- Cảnh giác với chiến pháp “tung giàn khoan giành lãnh thổ” của Trung Quốc (CL). – TS. Trần Công Trục: Băng cháy, tham vọng năng lượng mới của Trung Quốc (DT). – Cuộc chiến giữa thời bình (NCT).
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đấu tranh nhưng không để xảy ra chiến tranh” (LĐ). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đấu tranh lấy lại Hoàng Sa (TT). “Hoàng
Sa thì trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép, họ đã hai lần
đánh chiếm Hoàng Sa và lần gần nhất là năm 1974. Chúng ta tiếp tục khẳng
định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa“. – Bao giờ Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa? (VNE).
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: “Bạn bè nhắc Việt Nam không được sơ hở trúng mưu Trung Quốc” (DT). – ‘Không rút gươm ra cũng là một hành động anh hùng’ (TG). Anh hèn? – KẺ NGANG NGƯỢC VÀ ĐỨA YẾU HÈN (FB Hung Ha).
- CTN Trương Tấn Sang: Dân tộc này dứt khoát không cúi đầu (TT). “Dứt
khoát dân tộc này không cúi đầu chấp nhận. Chúng ta muốn hòa hiếu, muốn
chung sống hòa bình nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
và đôi bên cùng có lợi“.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Báo cáo cấp cao xem xét việc kiện Trung Quốc (LĐ). – Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó “tình huống xấu” (TT).
- “Bệnh” phổ biến của các quan chức thời nay (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Tôi
đoán rằng chính vì tính sợ bóng sợ gió, sợ phạm húy của các quan chức
VN làm cho các quan chức Tàu lấn lướt tới. Họ có thể lên lớp, đe dọa VN,
ngông ngênh tuyên bố những điều trịch thượng về VN, mà biết rằng các
quan chức VN không dám nhắc đến họ“.
- Lê Tuấn Huy: Lại nói về đồng minh (pro&contra). “… dù là nước nhỏ và yếu hơn trong quan hệ đồng minh hay trong thế trận chiến lược, thì vấn đề là ở chỗ nước đó như thế nào và có gì để đồng minh hay đối tác phải giữ lấy,
chứ không phải chỉ tìm kiếm sự an toàn (đối với mối đe dọa và với nguy
cơ bị bỏ rơi) bằng cách cho rằng mình có thể nằm ngoài quan hệ và thế
trận ấy mà ‘khai thác’ nó cho lợi ích riêng.
- Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc (National Interest/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Một
chuỗi các vấn đề phơi bày và oái ăm mà nhân dân và chính quyền nước này
phải giải quyết. Vì thế, các nhà quan sát không nên mù quáng mà nhận
định rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ phô bày thuyết duy lực của 30
năm vừa qua, hay con đường đi đến địa vị thế lực toàn cầu của nó sẽ nhất
thiết phải tiếp tục“.
- Philippines tung lưới siết chặt Trung Quốc (ĐV). – Ngoại trưởng Philippines thăm Việt Nam (BBC).
- Trung Quốc ve vãn Tổng thống Myanmar ủng hộ ở Biển Đông bất thành (GDVN). – Âm mưu của Tập Cận Bình khi thăm Hàn Quốc (ĐV).
- Đề xuất của Formosa “vượt khung nên không đồng ý” (VnEconomy).
- Vì sao các phong trào xã hội nên lờ đi truyền thông xã hội? (I) (New Republic/ TCPT).
- Công Lao Đảng, vỏn vẹn có mấy lời… (DLB).
- Thế lực thù địch, đích thực từ đâu? (DLB).
- Báo Người Cao Tuổi khẳng định viết đúng sự thật về việc ông Đinh Đức Lập gian lận giải báo chí (Hữu Nguyên).
- Bí thư Hà Nội: ‘Tiêu cực đến thế là cùng’ (TP). Phạm Quang Nghị đang diễn: “Ví
dụ người dân không chi 300 nghìn thì vỉa hè trước cửa nhà không được hạ
thấp xuống. Họ phải đổ xi măng, phải làm giá sắt rất tốn kém, đấy là
lỗi của chúng ta chứ không phải tại dân. Cho 300 nghìn thì hạ xuống
không cho thì không hạ. Tiêu cực đến thế là cùng”.
- Chỉ phạt người không đội MBH hoặc đội mũ không cài dây (TT). – Được CSGT “hỏi thăm” mới biết mình đội mũ rởm! (DT). – Bộ trưởng Thăng đề nghị chỉ phạt người không đội mũ bảo hiểm (TP). – Chất lượng mũ bảo hiểm: Quản nhà sản xuất trước, phạt dân sau (GDVN).
- TQ tạo ‘thiên thời’ cho Nhật Bản phòng vệ tập thể (TVN). – Phản ứng đa chiều việc Nhật mở rộng vai trò quân đội (VNN).
- Người biểu tình đòi dân chủ xuống đường ở Hong Kong (VOA). – Mit-tinh đòi cải cách thu hút người biểu tình ở Hong Kong (VOA). – Cảnh sát Hong Kong bắt người biểu tình (BBC). – Ảnh: Biển người biểu tình ở Hồng Kông (VnEconomy). – Người Dân Hồng Kông: Xung Đột Có Thể Dẫn Đến Đàn Áp (ĐKN). “Không
chỉ khái niệm một quốc gia hai chế độ đã biến mất, họ thậm chí còn coi
chúng tôi như những người nước ngoài, chẳng phải thế sao?“
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay: Kỳ 11: Lâm Bưu cướp diễn đàn “cứu giá“ (MTG). Kỳ 12 – Kế hoạch số 571: Mưu sát Mao Trạch Đông (MTG). Kỳ 13: Hiểm họa trên đường tàu
KINH TẾ- Chứng khoán ngày 1-7 tiếp tục cân bằng (TBKTSG). - Chứng khoán chiều 1/7: GAS tước cơ hội của VN-Index (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán ngày 2/7: “Sẽ vượt qua mốc 580” (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Hàng ngon chạy tốt!
- ‘Ông trùm’ sàn chứng khoán Việt là ai? (VTC).
- Chỉ số tiêu dùng CPI: Nghịch lý tăng – giảm (TN).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 1-7-2014 (VietFin).
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp ra sao? (PLTP).
- Việt Nam xây dựng nền kinh tế tự chủ. Bài 3: Cơ chế đặc thù, tăng sức cạnh tranh (SGGP).- Chỉ số PMI: Đơn đặt hàng tăng tháng thứ 7 liên tiếp (TBKTSG).
- Thứ trưởng Công Thương kêu gọi người dân ăn vải (VNE). “Nhiều người miền Nam chưa biết đến vải thiều. Nếu 90 triệu dân mỗi người ăn vài lạng sẽ giúp nông dân tiêu thụ được vải thiều“. – Sự thực vải thiều Trung Quốc ‘tràn vào’ Việt Nam (VNN). – Tin vải thiều TQ nhập vào VN không chính xác (VNN).
- Người miền Nam chưa được ăn vải thiều, sao cứ phải xuất sang TQ? (GTVT).
- Thương lái Trung Quốc ngừng mua, thanh long rớt giá (VNE).
- Thất nghiệp nhưng vẫn “chảnh” (NLĐ).
- PV Gas vay 280 triệu đô la xây dựng đường ống Nam Côn Sơn 2 (VnEconomy). “… 11 ngân hàng tham gia tài trợ, gồm Cathay United Bank, Bangkok Bank, The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Oversea – Chines Banking, First Commercial Bank, HuaNan Bank, May Bank, Taipei Fubon Bank, E. Sun Commercial Bank, Taiwan Shin Kong Commercial Bank và The Shang Hai Commercial & Savings Bank“.
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Bài 30: Ý nghĩa của giá trị kinh tế là gì? (TBKTSG).
- Warren Buffett định giá một công ty như thế nào? (MTG).
- Ngân hàng Thế giới và Phát triển Bền vững (VHNA).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2-7-2014 (VietFin).
- VnIndex cán mốc 580 điểm, Vinamilk bất ngờ tăng mạnh 3.000 đồng (CafeF). – Cổ phiếu vốn hóa lớn kéo thị trường tăng điểm (NĐH). – Chứng khoán châu Á cao nhất 6 năm (CafeF).
- Vietcombank hết “kìm” tăng trưởng tín dụng (Vietstock).
- PCI và chuyện “cấp phép một ngày” tại Quảng Ninh (VnEconomy).
- Cho vay mua nhà còn vướng liên kết (Vietstock).
- Cuộc chiến tỷ đô của những gói mỳ tôm (Viet Q/ VEF).
- Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi (DNSG).
- Bộ Công Thương: “Mỗi người dân chỉ được mấy lạng vải thiều” (KP). – Trung Quốc đã nhập gần 30.000 tấn vải Việt Nam (DT).
- Mỹ hối thúc Trung Quốc mở cửa thị trường (Tin Tức).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Lê Mạnh Chiến: Đáp ứng yêu cầu của độc giả đối với người viết bài “Góp phần tìm hiểu sự thực về GS Nguyễn Lân” (BVN).
<- Đinh Văn Đức: Nhớ thầy Hoàng Xuân Nhị (VHNA).
- KHOẢNG ĐỜI NGỤ CƯ (Nguyễn Đình Bổn).
- Alice Munro: Sỏi đá (Da Màu).
- CỨ NGỦ YÊN ĐI NƠI CÓ NHỮNG GIẤC MƠ (Hợp Lưu).
- Trùng tu di tích bằng cuốc, xẻng: Vĩnh Phúc nhận sai phạm (VOV).
- World Cup Brazil 2014: ngày thứ 20 (RFA). – Bỉ hy vọng vào tứ kết, Achentina sẽ áp đảo Thụy Sĩ (RFI). – Mỹ-Bỉ, Argentina-Thụy Sĩ tranh vé vào tứ kết World Cup (VOA). – Pháp Đức tái ngộ ở tứ kết : Trận tranh hùng cổ điển (RFI). – Châu Phi với nỗi buồn World Cup (BBC). – Cameroon điều tra cáo buộc dàn xếp tỉ số (BBC).
- Olymic mùa đông 2022 : Không ai muốn, trừ Trung Quốc và Kazakhstan (RFI).
- TỪ CẬU VÀNG CỦA CỤ KIM LÂN ĐẾN ÁN MẠNG VỀ CHÓ (Văn Công Hùng).
- Chuyện “con nhà người ta” (THĐP).
- Mục đích bạn xuống Trái Đất để làm gì? (THĐP).
- Bỉ thắng Mỹ sát nút 2-1 để vào tứ kết (BBC). – Argentina vào vòng tứ kết World Cup (VOA). – Ăn vạ thế nào ‘thì tốt’? (BBC).
- Vài lời cùng bình luận viên bóng đá (THĐP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn: Chờ UBND TPHCM phê duyệt mới triển khai chương trình tích hợp (SGGP). – ‘Sở GD-ĐT đối phó bằng chương trình tích hợp tiếng Anh’ (MTG). – Về việc Sở GD-ĐT TP Sài Gòn ngưng chương trình tiếng Anh Cambridge: Phải minh bạch! (NLĐ).
- Bài toán “đầu cừu đuôi thuyền trưởng”: Chuyên gia nói gì? (KP).
- Hàng ngàn học sinh bị ăn chặn học bổng như thế nào? (CATP).
- Tiếp sức mùa thi 2014 (TP). – Giáo viên góp tiền nấu cơm miễn phí cho thí sinh (TT). – Thử thách đầu tiên với thí sinh (SGGP).
- Ngẫm từ người mẹ ăn cám lợn nuôi 4 con đại học (Eva). – Đưa con đi thi, mang cả chim rừng xuống thủ đô làm ‘lộ phí’ (Zing).- Chùm ảnh sĩ tử đổ về Sài Gòn thi đại học (MTG). – Hà Nội: Xe ôm miễn phí phục vụ sĩ tử đi thi đại học (KP). – 1001 cách cầu may trước kỳ thi của sĩ tử (KT).
- Hiếm “suất” trái tuyến lớp 1 (NLĐ).
- Về hỗ trợ giáo dục mầm non: Tín hiệu vui! (SGGP).
- Hơn 162.000 cử nhân thất nghiệp (LĐ). – Hơn 162.000 người trình độ từ đại học trở lên đang thất nghiệp (MTG).
- Thực chất bài toán “con cừu và ông thuyền trưởng” (DT). – Bài Toán “con cừu và ông thuyền trưởng” (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Câu
hỏi không thể có câu trả lời vì ý đồ của tác giả không phải là toán mà
là xử lí ngôn từ. Một lần nữa, VN lại đạo đề thi. Làm giáo dục mà đạo đề
thi thì rất kì cục“. Vậy là Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực đã đạo câu hỏi này: Nguồn gốc của câu hỏi “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” (Wikipedia). – Ai khiến mày “lạ” giữa đám đông? (THĐP).
- Gần 600.000 thí sinh đăng ký dự thi khối A, A1 và V (DT). – Sĩ tử nườm nượp xếp hàng chờ vào Văn Miếu cầu may (DT). – Sĩ tử thong thả “lai kinh ứng thí” (DT).
- Bán cả tấn thóc để con được thi đại học (GDVN). - Bán gà, lợn… cho con thi đại học (DV).
- Chương trình Tích hợp: Không có sự hợp tác của Bộ Giáo dục Anh? (DT). – Anh dứt khoát bảo không, EMG khăng khăng nói có (TT). – Sở GD-ĐT TP.HCM có đủ thẩm quyền ban hành chương trình giáo dục? (MTG).
- “Học toàn diện, thi hiệu quả” tại trường THPT Vinschool (GDVN). – Dạy và… dỗ ở ngôi trường đặc biệt (CAĐN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- TPHCM: Số trẻ bị viêm màng não tăng mạnh (TBKTSG). – TP.HCM có số ca mắc viêm não vi rút cao nhất nước (MTG).
- Nhiều nghi vấn trong hóa đơn tiền điện (VNE).
- Vụ hỗn chiến tranh giành địa bàn tại Hà Tĩnh: 7 bị cáo lãnh án (TN).
- Thực hư chuyện bà cụ hấp hối bị con cháu khiêng ra đường (KP).
- Hàng trăm người dân vây đánh nghi phạm trộm chó (TN). – Hàng trăm người dân đánh kẻ trộm chó bất tỉnh (TT).
- Ăn chiều xong, hàng trăm công nhân ngộ độc nằm la liệt (TT). =>
- Thêm một lao động tử vong do vụ nổ lò luyện phôi thép (TT).
- Dầu ăn lạ được chở từ biển vào đất liền (VNE).
- Sơn Đoòng sẽ “chết” nếu dùng cáp treo (KP).
- Nước giếng làm cây héo lá rồi chết (NLĐ).
- Người dân Lý Sơn đối mặt với nắng hạn (RFA). – Phố Hà Nội thành sông sau cơn mưa lớn (VNE).
- “Phía sau” việc tham vấn thủy điện Don Sahong (Tô Văn Trường). – Miến Điện : Đập thủy điện Trung Quốc đe dọa bang Kachin (RFI).
- Trung Quốc: Xe cảnh sát lao thẳng lên tầng 3 tòa nhà ven đường (NLĐ).
- Mỹ rao bán thị trấn với giá 400.000 USD (MTG). – South Dakota Town With Just 2 Residents Is On Sale For $400,000 (Huffington Post).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Ukraine chấm dứt ngừng bắn (BBC). – Tổng thống Ukraine tuyên bố không gia hạn lệnh ngưng bắn (VOA). – Ukraina mở chiến dịch tấn công phe ly khai ở miền đông (RFI). – Hết hạn ngưng bắn, Ukraine tấn công tổng lực vào miền đông (TN). – Ukraine tiến hành “chiến tranh kiểu mới” (NLĐ).
- Tướng NATO quy trách Nga về căng thẳng gia tăng (VOA). – Putin : Nga muốn có quan hệ « bình đẳng » với phương Tây (RFI).
- Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị câu lưu (RFI). - Cựu tổng thống Pháp Sarkozy bị bắt (MTG). – Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị tạm giam để điều tra (TN). – Cựu tổng thống Pháp bị tạm giam (BBC). – Ông Sarkozy bị bắt để thẩm vấn trong vụ án về tiền vận động tranh cử (VOA).
- Ông Martin Schulz tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (RFI). – Ý đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên Châu Âu (RFI).
- Cựu Chủ tịch Tòa Bảo Hiến Indonesia bị án tù chung thân (RFI).
- Quốc hội Iraq không chọn được tân thủ tướng (VOA).
- Tìm thấy thi thể ba thiếu niên Israel bị bắt cóc (RFI). – Israel mở cuộc bố ráp sau khi phát hiện xác 3 thiếu niên bị bắt cóc (VOA).
- Ukraine phát động cuộc tấn công mới nhắm vào phe ly khai (VOA). – Ông Putin yêu cầu Quốc hội rút lại yêu cầu dùng vũ lực ở Ukraine (VOA).
- Lãnh đạo tự xưng ra lệnh cho tất cả người Hồi giáo đến nước mới (VOA). – Iraq: Hơn 2.400 người thiệt mạng trong tháng 6, “đỉnh điểm” trong vòng 7 năm qua (LĐ). – Mỹ điều máy bay chiến đấu đến Iraq (VNE).
- Ông Sarkozy chính thức bị điều tra (BBC). – Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị truy tố (VNN).
- Người tiễn đưa tràn ngập trong tang lễ của 3 thiếu niên Israel (VOA). – Tang lễ ba thiếu niên Israel bị sát hại (BBC).
* RFA: + Sáng 01-07-2014; + Tối 01-07-2014* RFI: 01-07-2014
2402. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sang gặp các lãnh đạo Việt Nam nhằm mục đích gì?
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế
30-06-2014
Sau hơn 1 tháng xảy ra sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở vùng biển của Việt Nam đã gây ra phản ứng mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam từ Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương phản đối Trung Quốc nhưng không làm tổn hại quan hệ hữu nghị 2 nước Trung Việt và cử sứ thần đàm phán với Trung Quốc trên 30 lần (theo thông báo của BNG Việt Nam – cấp cao nhất là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh).
Kết quả Trung Quốc chỉ đáp lại Việt Nam không được quấy rối hoạt động của Trung Quốc, chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa của Trung Quốc là không bàn cãi. Nếu Việt Nam cố tình quấy rối Trung Quốc thì Việt Nam phải gánh chịu hậu quả. Tập Cận Bình người đứng đầu Trung Quốc cũng đã nói thẳng với PCTN Nguyễn Thị Doan khi tham dự hội nghị ở Thượng Hải rằng Trung Quốc thấy không cần có cuộc gặp cấp cao 2 nước, có gặp đ/c Phú Trọng cũng không giải quyết được gì. Việt Nam cần chấm dứt quấy rối Trung Quốc, điều đó có nghĩa là cánh cửa thương lượng ở cấp cao 2 nước để giải quyết sự kiện Hải Dương 981 đã đóng cửa.
Sự thật diễn ra là việc Việt Nam lên án không có ảnh hưởng gì tới hoạt động của Trung Quốc. Dàn khoan Hải Dương 981 sau hơn 1 tháng đã khoan được 2 mũi cắm vào lòng đất thuộc lãnh thổ của Việt Nam – điều này ai cũng thấy cả rồi. Khoan xong 2 mũi, 981 di chuyển để tránh bão thì Trung Quốc cử Trưởng ban đối ngoại gặp Hoàng Bình Quân – Trưởng ban đối ngoại TW của Việt Nam – các thông tin được tiết lộ chủ yếu phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên luận điệu của BNG Trung Quốc là đe doạ, yêu cầu Việt Nam chấm dứt quấy rối Trung Quốc và đưa ra chỉ trích phản ứng của Việt Nam đã phá vỡ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, người bị Trung Quốc chỉ trích đích danh là ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những bài phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc và vạch trần sự thật của các chữ “tốt” cấp cao hai nước đã tặng nhau.
Tiếp theo Trung Quốc cử Dương Khiết Trì, Bộ trưởng NG sang Việt Nam và đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tiếp và có cuộc hội đàm với PTT Phạm Bình Minh. Đây được coi là lãnh đạo cao nhất của phía Trung Quốc sang Việt Nam vào lúc quan hệ 2 nước đang căng thẳng do Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Sau cuộc gặp này, các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đã đưa tin về sự trao đổi “thẳng thắn” ý kiến của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên quan sát kỹ thì lại chưa đưa nội dung Dương Khiết Trì nói gì với các nhà lãnh đạo Việt Nam – điều đó khiến cho dư luận trong và ngoài nước đặt ra nhiều câu hỏi – Tuy có nhiều nhận xét khác nhau nhưng đều thống nhất chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này mang nhiều tiêu cực hơn tích cực – với động cơ và mục đích rất thâm hiểm, tạm phân tích là:
Một là, củng cố (trấn an) cho 1 số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc như Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị rằng Trung Quốc luôn đứng sau họ, nhưng họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung Quốc.
Hai là, chia rẽ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Trung Quốc hiểu rất sâu tình hình nội bộ Việt Nam, vừa qua báo chí Trung Quốc thông tin, Trưởng ban đối ngoại TW của Trung Quốc khi gặp ông Hoàng Bình Quân đã chỉ trích mạnh mẽ sự phản ứng của Việt Nam. Đặc biệt là chĩa vào ông Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng các phát biểu của Thủ tướng Việt Nam đã phá vỡ quan hệ 2 nước Trung-Việt.
Ba là, tiếp tục đe doạ và trói các nhà lãnh đạo Việt Nam vào 4 tốt, 16 chữ vàng, và đưa ra cho các nhà lãnh đạo Việt Nam một số nguyên tắc mới “4 không” là: không được quấy rối Trung Quốc, Hoàng Sa là của Trung Quốc không bàn cãi, xung đột biển Đông do lãnh đạo 2 nước bàn với nhau; Việt Nam không được kiện ra toà án quốc tế; không được lôi kéo các nước vào câu chuyện này, không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà bình phá hoại 2 nước. Nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó thì Việt Nam sẽ chịu hậu quả.
Bốn là, chia rẽ và phá hoại, ngăn chặn sự ủng hộ của các nước về các biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bằng việc tạo ra những tín hiệu để các nước cảm nhận giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi đêm với nhau mà nản lòng.
Qua quan sát các hoạt động của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cho thấy sau chuyến đi của Dương Khiết Trì thì sự lên tiếng phản đối Trung Quốc có sự hạ giọng hơn. Nguyên nhân, theo các nguồn tin cho biết vừa qua ông Nguyễn Phú Trọng đã có chỉ đạo nội bộ đấu tranh với Trung Quốc phải mềm mỏng, không làm tổn hại tới 4 tốt và 16 chữ vàng- hạn chế đưa tin, không được để Trung Quốc mất lòng. Tiếp tục cử đoàn đám phán với Trung Quốc, chưa cần thiết phải khởi kiện. Ông Tổng Bí thư còn đưa ra lời cảnh cáo những đơn vị và cá nhân có phản ứng làm Trung Quốc phật ý. Đáng lưu ý còn có rỉ tai trong nội bộ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị Bộ Chính trị phê bình vì đã lên án Trung Quốc quá mạnh mẽ. Ông Chủ tịch nước cũng nhân chuyện này mà lên tiếng trước bàn dân thiên hạ. Ông đã khôn khéo gọi TTXVN đến phỏng vấn, ông tỏ ra là một người có lập trường cứng rắn bảo vệ chủ quyền của đất nước, phản đối Trung Quốc-rồi ông chỉ đạo đài truyền hình lấy ý kiến người dân ca ngợi bài phát biểu của ông, nhưng ông lại không cân nhắc kỹ bài phát biểu của mình là nhắc lại lời của tiền nhân, đại ý là nếu có vấn để gì làm đại quốc phật ý thì phải cử sứ thần sang đại quốc tâu bẩm cho tường tận. Rốt cuộc CTN Trương Tấn Sang vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của Dương Khiết Trì đã đặt ra là việc của 2 nước do 2 nước bàn với nhau, qua đó cho thấy Trương Tấn Sang cũng không thoát được định mệnh lịch sử – thắng hay hoà cũng phải cầu kiến, cống nạp cho đại quốc. Đại quốc quyết định vận mệnh của chư hầu.
Nắm được động thái này mấy ngày cuối tháng 6, Trung Quốc hoạt động hung hăn hẳn lên, họ lại kéo thêm dàn khoan vào vùng biển nước ta, khoan mũi thứ 3- các tàu chấp pháp, kiểm ngư của Trung Quốc hung hăng hơn nhiều, đâm thẳng vào các tàu kiểm ngư của Việt Nam làm hư hỏng nhiều chiếc, tin trong và ngoài nước đã đưa đầy đủ về các hành động bạo ngược của Trung Quốc, có điều là Việt Nam cứ phản đối còn Trung Quốc cứ hành động, Phép thử 981 đã đo được phản ứng của Việt Nam, đã không gây được trở ngại gì cho hoạt động chiếm biển Đông của Trung Quốc. Những gì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông họ sẽ thực hiện quyết liệt vào những năm tới, bao gồm khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo để khẳng định lãnh thổ của họ. Khi họ hoàn thành các mục tiêu thì có làm gì cũng đã muộn, phải chấp nhận thực tế.
Thế là đã rõ, Trung Quốc đã thắng, thắng ngay từ trong nội bộ của Việt Nam- những kẻ lãnh đạo bị Trung Quốc thuần phục trước mắt đã làm được một điều Trung Quốc vừa ý – là mềm mỏng để giữ đại cục, không cần quốc tế ủng hộ để chống diễn biến hoà bình. Hành động như thế chả khác gì dâng biển Đông cho Trung Quốc để được tình hữu nghị mong manh.
Diễn biến âm mưu của độc chiếm biển Đông của Trung Quốc thì dàn lãnh đạo Bộ Chính trị đều đã biết cả! Vậy vì cái gì và do ai khiến mà họ không đưa ra được biện pháp gì để ngăn chặn mưu đồ Trung Quốc ngoài mềm mỏng đấu tranh ngoại giao??? Các nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu có Hoàng Văn Hoan thứ 2 trong nội bộ cấp cao của Việt Nam không? Rất có thể, nhưng trước tiên phải xét tới yếu tố người đứng đầu Đảng này không đủ tầm lãnh đạo đất nước, họ mê muội không thoát ra được những quan niệm cũ lỗi thời, rơi vào trạng thái bung biêng (mất tự chủ) bạn-thù không rõ, họ bị một đám cơ hội chỉ lối làm những điều thân Trung Quốc, có hại cho đất nước-đắm chìm vào các biện pháp gây mâu thuẫn nội bộ, sợ Trung Quốc mà không nhìn thấy nguy cơ đe doạ đất nước là gì và từ đâu.
Mọi người dân hiện nay đều nhận thức rõ ai là người tâm huyết vì đất nước, ai là người làm hai đất nước – người dân còn như vậy còn họ với tư cách là người lãnh đạo không có lý gì lại không nhận thức được điều đó, họ đã cố tình lờ đi sự thật. Vì vậy, mong rằng những người tâm huyết với đất nước trong giới lãnh đạo phải thoát ra khỏi các nghị quyết không hợp lòng dân – làm cho những người mê muội có cơ hội hiểu được họ không đủ năng lực lãnh đạo đất nước vào lúc này. Nếu họ cứ cố bám vào chức vụ ho đang nắm giữ thì việc đối phó với Trung Quốc xâm chiếm biển Đông sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại, nội bộ sẽ bất yên.
Khó khăn lớn nhất trong việc đối phó với Trung Quốc xâm chiếm biển Đông là nhận thức về mưu đồ của Trung Quốc. Chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Việt Nam vừa qua và những gì diễn ra sau đó không phải mang đến những giải pháp tích cực giữa hai nước về biển Đông, nó chứa đựng một mưu đồ nham hiểm, vừa trấn an, vừa đe doạ, tạo các yếu tố mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ quan hệ quốc tế, tạo ra tâm trạng bung biêng, mơ hồ do dự trong hệ thống lãnh đạo Việt Nam và gây sự hoài nghi cho các nước để họ nản chí ủng hộ Việt Nam, để rồi bị cô lập, ngồi nhìn Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm biển Đông của nước ta./.
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép giấu tên)
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
2403. Quan hệ với Trung Quốc: mềm hay rắn thì đúng hơn?
Nguyễn Trần Sâm
01-07-2014
Kể từ ngày giàn khoan của TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN, có thể nói cách nghĩ của người dân trong việc thể hiện thái độ với Tàu Cộng đang ngày một khác xa so với cách nghĩ của giới quan chức.
Về phía các quan chức, mặc dù có vài vịở cấp cao phát biểu rất gay gắt vài lần, nhưng lắng kỹ lời lẽ của các vị lãnh đạo thì thấy đa số họ lên tiếng vì buộc phải lên tiếng. Và dù khẳng định lập trường bảo vệ chủ quyền, nhưng họ cũng luôn nhấn mạnh vào những biện pháp để giữ vững hòa bình hữu nghị. Họ khéo léo nói để dân chúng hiểu rằng chiến tranh là mất mát nhiều lắm, rằng hòa bình kiểu gì cũng tốt gấp vạn lần so với chiến tranh. Họ cố tìm cách cho dân hiểu rằng chỉở tầm của họ mới có thể sáng suốt tìm ra được giải pháp hợp lý để lèo lái vận mệnh dân tộc, rằng nếu hành động theo “lòng dân” thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Về phía dân chúng, dù có đến bất kỳ nơi nào trên đất nước này thì cũng nghe đa số bà con thể hiện sự phẫn uất trước thái độ ngang ngược của Tàu Cộng. Đa số thể hiện thái độ chấp nhận mất mát nếu chiến tranh xảy ra.
Vậy phải chăng người dân đa số là nông cạn? Hay là họ hiếu chiến? Hay không có gì để mất?
Xưa nay, khi một con người hay một cộng đồng bị ăn hiếp, bao giờ cũng có hai quan điểm về cách phản ứng. Một là cứng: kiên quyết chống lại bằng hành động, hoặc ra những tuyên bố dứt khoát để cảnh cáo kẻ ăn hiếp, nhằm ngăn chặn những hành động ngang ngược tiếp theo. Hai là mềm. Nhưng mềm thì có hai kiểu.
Kiểu thứ nhất là làm ngơ, không thèm để tâm đến sự thóa mạ của kẻ khác khi nó không thể gây ra được những hậu quả tồi tệ. Đức Phật đã xử sự như vậy. Ngài không bận lòng chút nào đến những lời nhục mạ đối với Ngài. Hàn Tín thời Tiền Hán, vì cả sự nghiệp còn ở phía trước, đã chấp nhận chui qua háng một gã côn đồ để khỏi phí cuộc đời một danh tướng hạng nhất thiên hạ vào việc tranh chấp vặt với kẻ tiểu nhân.
Kiểu thứ hai là quỳ gối, quỵ lụy, bợ đỡ, vì hèn nhát hoặc vì quyền lợi. Đôi khi, biết rằng nếu “mềm” thì kẻ kia sẽ lấn tới mãi, đến khi kẻ “mềm” mất sạch, mà vẫn tiếp tục “mềm”.
Tuy nhiên, kẻ quỳ gối bao giờ cũng tự biện minh là mình giống Đức Phật hay giống như danh tướng cỡ Hàn Tín. Nếu việc như vậy chỉ liên quan đến kẻ quỳ gối thì mặc xác họ. Nhưng nếu sự việc liên quan đến cộng đồng thì đó là chuyện khác.
Cho dù cứng hay mềm, dù là mềm kiểu thứ nhất hay kiểu thứ hai, thì bao giờ người ta cũng cho rằng mình đúng. Người “cứng” theo kiểu liều lĩnh, hung cùn, vẫn cho mình là bậc trượng phu. Còn kẻ “mềm” theo kiểu quỵ lụy, hèn mạt, vẫn cho mình là người thông thái, biết hy sinh cái nhỏ vì “đại cục”.
Vậy trong trường hợp Tàu Cộng liên tục gây hấn hai tháng nay (và nhiều tháng, nhiều năm tới) thì thái độ nào đúng hơn, vàđúng đến mức nào?
Lý sự chỗ này rõ ràng gần như vôích. Sẽ chẳng ai chịu ai. Mọi lý sự nghe ra đều hợp lý.
Tôi không muốn lý sự. Đặc biệt khi những lý lẽ của tôi chỉ là lý lẽ của kẻ vô danh tiểu tốt. Tôi chỉ thích đối chứng. Trong trường hợp này là đối chứng với thái độ và giải pháp của hai quốc gia láng giềng khác của TQ: Nhật và Philippines. Nếu ai đó nói rằng cứng rắn hơn cách của lãnh đạo VN hiện nay ắt sẽ dẫn đến chiến tranh với Tàu Cộng thì người đó hãy xem lại thái độ của chính phủ hai nước này.
Trong vấn đề quần đảo Senkaku và Hoàng Hải, Nhật Bản kiên quyết không nhượng bộ TQ. Nhật còn tiến hành quốc hữu hóa Senkaku để ra chỉ dấu cho TQ thấy rằng họ không nên đụng đến quần đảo này. Nhật cũng kiên quyết bác bỏ việc TQ đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Trong việc nâng cao tiềm lực quốc phòng, thủ tướng Shinzo Abe nói không úp mở về mục đích đối phó và tỏ ra sẵn sàng đối đầu quân sự với TQ. Trong vấn đề biển Đông, Nhật thể hiện rõ ràng quan điểm ủng hộ tích cực tất cả các nước có tranh chấp lãnh hải với TQ. Nhật cũng đã điều tàu chiến đến hỗ trợ Philippines, và sẽ cung cấp nhiều tàu tuần duyên cho nước này. Ông Abe còn sang tận châu Âu để kêu gọi G-7 có những động thái kiên quyết phản đối sự gây hấn của TQ trên biển Đông.
Một thái độ tương tự cũng được chính phủ Philippines thể hiện trước sự ngông nghênh của TQ. Đặc biệt, Philippines đã kiện TQ ra tòa trọng tài LHQ về những yêu sách phi lý và những hành động của TQ cản trở hoạt động hàng hải của Philippines.
Và kết quả là thế nào? Nhật Bản và Philippines đã bị TQ “trừng phạt” chăng? Không, ngược lại. Chính thái độ sẵn sàng đối đầu của chính phủ hai nước này đã làm TQ phải rụt vòi, chỉ còn lu loa như mấy mụ đàn bà lắm mồm.
TQ hiện đang hướng toàn bộ cách hành xử lưu manh của nó vào VN. Lý do chính vì cái “mềm” vô nguyên tắc của VN.
Nhìn lại mấy chục năm trước, chính quyền họ Mao ở Bắc Kinh đã từng rất muốn “giải phóng” Đài Loan. Nhưng chỉ sau vài vụ đụng độở vài đảo nhỏ trong vùng, Bắc Kinh đã phải im lặng bỏ cuộc, không còn dám nói đến việc chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực nữa.
Rõ ràng, chính quyền của cái quốc gia đông dân nhất thế giới này thuộc loại “mềm nắn, rắn buông”, nên “mềm” với bọn đó sẽ chỉ có hại.
Tất nhiên, ai đó có thể phản bác. Một là Nhật và Philippines có Mỹ “chống lưng”, còn VN thì không có cường quốc nào cỡ như Mỹ đứng sau. Hai là VN có cái khó vì là “đồng chí” với giặc Tàu. Cả hai cái lý đó đều đúng. Nhưng, thử hỏi: Ai đã đẩy VN đến tình cảnh như vậy? Các thế lực thù địch chăng?
Rõ ràng, nếu VN “rắn” từ trước thì TQ đã không dám gây hấn như trong thời gian qua. Nhưng ngay cả bây giờ, một thái độ kiên quyết và tỏ ra sẵn sàng chấp nhận những đổ vỡ trong quan hệ vẫn sẽ làm TQ phải chùn tay. Bọn họ vẫn đe nẹt được VN chỉ vì họ thấy nhà chức trách VN vẫn tỏ ra cần đến họ.
NGUYỄN TRẦN SÂM
2404. Việt Nam không cần đồng minh?
Tống Văn Công
30-06-2014
Tống Văn Công
Cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội do ông Nguyễn Hạnh Phúc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì. Có phóng viên đặt câu hỏi:
- “Trong cuộc điện đàm mới đây với ngoại trưởng Mỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có nói, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Quan điểm của ông thế nào?”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời:
- “Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Vừa qua, với Mỹ hay Trung Quốc cũng thế. Sau 1975 thì quan hệ của chúng ta đã dần dần cải thiện và ngày càng tốt đẹp. Nhưng Việt Nam cũng là một nước độc lập, không liên minh, liên kết, đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ ba, để chống lại nước khác. Quan điểm này đã được công khai nhiều lần”.
Đúng là quan điểm này đã được công khai nhiều lần, nhưng đó là ở thời đoạn mà Trung Quốc chưa đưa giàn khoan Hải Dương 981 cắm sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, đưa hàng trăm tàu, có cả tàu chiến, máy bay có cả máy bay quân sự ngày đêm uy hiếp tàu cảnh sát biển và tàu cá ngư dân ta. Đó là thời đoạn chưa có chuyện Dương Khiết Trì sang Việt Nam mà theo Hoàn Cầu thời báo là nhằm răn dạy Việt Nam, “đứa con hoang đàng biết trở về”! Mới đây, Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới “10 đoạn” bao gồm Hoàng Sa, toàn bộ Trường Sa và 80% Biển Đông. Vậy là họ chỉ còn chực chờ thời cơ để dùng vũ lực chiếm trọn những vùng biển đảo của Việt Nam. Đó là thủ đoạn ngàn đời của bọn bành trướng phương Bắc, từ Tàu Hoàng đế cho đến Tàu Tưởng, Tàu Mao. Hãy nhớ: Năm 1946 lợi dụng lúc chúng ta phải đối phó với Pháp, Tàu Tưởng chiếm đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đảo Ba Bình thuộc Trường Sa. Năm 1950 Tưởng thua chạy rút bỏ cả hai nơi. Năm 1956, lợi dụng quân Pháp rút đi, Tàu Tưởng chiếm lại Ba Bình, Tàu Mao chiếm lại Phú Lâm. Tháng 1-1974, lợi dụng Việt Nam Cộng hòa suy yếu, Tàu Mao chiếm toàn bộ phần còn lại của Hoàng Sa. Năm 1988 lợi dụng chúng ta giúp bạn Campuchia, chúng tấn công Trường Sa giết 64 hải quân ta, chiếm 7 đảo và bãi đá thuộc Trường Sa.
Sau thỏa hiệp Thành Đô 1990, chúng ta cứ tưởng đã cầm chắc “16 chữ vàng” và “4 tốt” sẽ đảm bảo “Sau kiếp nạn anh em còn đó. Trông nhau cười thù oán sạch không” (Thơ Giang Vĩnh đời Thanh. Giang Trạch Dân đọc tặng Nguyễn Văn Linh tại Thành Đô). Quá vui mừng, Nguyễn Văn Linh đáp lại cả bốn câu thơ tiếng Tàu, câu thứ tư là: “Thiên tải tình nghị hựu trùng kiến”. (Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại). Nào hay đã bị chúng cho một quả lừa! Năm 2007, Trung Quốc bắt đầu bắn giết, bắt ngư dân ta đòi tiền chuộc. Ngày 26-5-2011, một bước ngoặt mới, chúng cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam đang thăm dò trong vùng biển đặc quyền kinh tế của mình. Tân Hoa Xã còn lớn tiếng: “Việt Nam láo xược xâm phạm vùng biển của Trung Quốc”. Thời báo Hoàn Cầu dọa sẽ “lấy máu Việt Nam tế cờ cho cuộc Nam tiến”.
Phản ứng hành động láo xược của Bắc Kinh, ngày 10 tháng 7-2011, hàng ngàn người Việt Nam, gồm các lão thành cách mạng, trí thức, đảng viên và nhân dân trong, ngoài nước ký “Bản kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.” Đề mục thứ nhất của Bản kiến nghị là “I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe dọa nghiêm trọng”. Câu kết của Đề mục là: “Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới!”.
Bản kiến nghị, đã mô tả rất rõ bộ mặt của kẻ thù. Tiếc thay, đám mây mù ý thức hệ vẫn che mắt nhiều người. Từ đó đến nay có thể kể không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp của nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ca tụng mối quan hệ Việt – Trung. Đáng lo nhất là từ năm 2009, mỗi năm Bộ Quốc phòng đều cử một đoàn sĩ quan cao cấp sang học tập ở Học viện chính trị Tây An của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bởi đặt hết lòng tin vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, cho nên ngày 1-5-2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ đặt xuống vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn bất ngờ! Phải mất đến 5 ngày sau, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mới có cuộc điện đàm với Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Mất 6 ngày sau, chiều ngày 7-5, mới có cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao. Từ đó đến nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đã có những lời vạch rõ mưu đồ xâm lược của Trung Quốc, mà chỉ mấy tháng trước đây thôi, nếu nói như vậy đã bị coi là có tội. Tuy vậy, lòng dân vẫn chưa yên, bởi còn quá nhiều âu lo chưa được giải tỏa:
Phát ngôn của những người có trọng trách rất so le nhau. Trong khi Thủ tướng nói rõ ràng, mạnh mẽ về chủ quyền bị xâm phạm thì Bộ trưởng Quốc phòng cho rằng “trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng huống chi là các nước láng giềng […] Việt Nam và nước bạn Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển đảo, nên đôi khi cũng có va chạm […]”. Người dân không khỏi đoán già đoán non: Liệu lãnh đạo nước ta có thống nhất với nhau, thực tâm kiện Trung Quốc, hay chỉ chống đỡ trước sự phẫn uất của nhân dân và bảo vệ tính chính danh của Đảng? Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế biển TP HCM, đặt câu hỏi với Chủ tịch nước: “Nhân dân, đặc biệt là trí thức, đặt vấn đề Đảng, Nhà nước ta nhìn nhận quan hệ thực chất với Trung Quốc như thế nào? Có còn là đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt nữa không? Hay đây là chiêu bài được nêu lên nhưng thực tế họ, Trung Quốc không có cái gì tốt đối với chúng ta cả?”. Chủ tịch nước có nhiều ý kiến tích cực khẳng định chủ quyền đất nước, nhưng cử tri chờ đợi và bị hẫng hụt bởi ông không trả lời câu hỏi rất quan trọng đó. Chủ tịch nước nhận định rất đúng rằng “tình hình sẽ còn gay gắt, phức tạp hơn chỉ trừ khi nào họ nói họ từ bỏ đường chín đoạn hoặc chúng ta từ bỏ chủ quyền – mà điều này chắc chắn không người dân Việt Nam nào chấp nhận”. Nhưng sau đó ông lại cho rằng: “Phải kiên trì đấu tranh, năm nay không xong thì năm tới, 10 năm này không xong thì 10 năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu”. Thưa Chủ tịch, nói như vậy chỉ chứng tỏ được sự kiên trì, chứ không thực tế, do đó không đem lại hi vọng và niềm tin. Ông bà chúng ta có câu “Để lâu cứt trâu hóa bùn”. Và luật pháp quốc tế cũng thế, chúng ta chỉ còn 10 năm nữa là hết thời hiệu để kiện Trung Quốc đòi chủ quyền Hoàng Sa. Mọi người Việt Nam đang sống phải nhận lấy trách nhiệm của thế hệ mình đúng như lời dạy của Đức Trần NhânTôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, quyết không để lọt vào tay kẻ khác”! Chúng ta không được phép trao gánh nặng lại cho con cháu đời sau để chúng phải bó tay, không thể giải quyết! Mới đây giáo sư Thayer cảnh báo: “Việt Nam phải lên tiếng ngay bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi”.
Chúng ta quá chừng mực, thậm chí e dè khi lên án hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc, trong khi đó lại muốn các nước ASEAN, Mỹ và phương Tây phải lớn tiếng lên án Trung Quốc bênh vực Việt Nam. Ngày 5-6, tạp chí Cộng sản đăng lại bài “Cần có sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông” (năm ngày sau rút xuống). Ngày 24-6 nguyên đại sứ Việt Nam tại EU Tôn Nữ Thị Ninh nói với hãng tin Đức DW: “EU phải hiện diện, cất tiếng nói rõ ràng hơn, to hơn và ít nhất cũng gọi đúng tên các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông”. Bị cướp vào nhà, lại bảo chúng như người trong gia đình cũng có lúc bất hòa, nhưng lại đòi hàng xóm phải gọi chúng đúng là kẻ cướp và đuổi chúng giùm! Không muốn làm đồng minh với bất cứ nước nào, nhưng lại muốn các nước phải bảo vệ mình như một đồng minh! Làm được điều đó còn khó hơn là hái sao trên trời!
Vì sao Trung Quốc chọn thời điểm 1-5-2014 đặt giàn khoan vào sâu trong vùng đặt quyền kinh tế của Việt Nam? Trước đó không lâu, Trung Quốc gây căng thẳng với Philippines, rồi với Nhật ở biển Hoa Đông, làm như chiến tranh sắp nổ ra ở đó. Dương Đông kích Tây và đánh vào chỗ bất ngờ, vốn là binh pháp Tôn Tử của Tàu. Từ lâu chúng đã xác định hướng bành trướng là phía Nam, mấu chốt là Việt Nam. Lúc này Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng, nguy hiểm nhất là khủng hoảng niềm tin, và về đối ngoại cũng là lúc cô đơn nhất. Mỹ đang bận rộn chuyện Ucraina. Mặc dù từ năm 2013, đã có lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhưng đến chuyến công du tháng 4-2014 tới bốn nước châu Á, Tổng thống Obama vẫn không đến Việt Nam và Mỹ vẫn chưa đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Còn nước Nga mà Việt Nam coi như đồng minh cũ và đặt nhiều hi vọng được che chở thì đang khẩn trương chuẩn bị tập trận với Trung Quốc! Vậy thì Trung Quốc, đồng minh lớn nhất và duy nhất của Việt Nam, bất ngờ chĩa mũi giáo vào Việt Nam, đâu còn phải sợ ai!
Hai tháng qua, chúng ta trấn an mình bằng dư luận quốc tế, mà phần lớn người ta chỉ là yêu cầu hai bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Xưa nay bọn xâm lược không hề sợ dư luận, chúng chỉ sợ thua trận và thiệt hại kinh tế. Do đó, từ thượng cổ tới hiện đại, phương Đông cũng như phương Tây, trong tất cả các cuộc chiến tranh giành giật đất đai, người ta đều tìm kiếm đồng minh. Trung Quốc đã có những bậc thầy về tổ chức đồng minh với các chiêu “hợp tung”, “liên hoành”. Tôn Tử, tác giả bộ binh pháp lừng danh, là người giúp vua Ngô liên minh với hai nước nhỏ là Đường và Thái, nhờ đó chỉ với ba vạn quân, đã có thể đánh bại 25 vạn quân nước Sở. Ngày nay, dù xu thế của thế giới là hòa bình, hợp tác, nhưng ở các vùng nóng đều có thể thấy sự tìm kiếm đồng minh. Nước ta, ngay khi đang “một cổ hai tròng”, Việt Minh đã “gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít” nhờ đó mà có toán “Con nai” của Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc huấn luyện cho quân giải phóng của Võ Nguyên Giáp. Rồi cả hai cuộc kháng chiến, Việt Nam đều dựa vào đồng minh để giành được chiến thắng. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài học bổ ích trong việc chọn đồng minh của các nước láng giềng Nhật, Hàn, Philippines. Cuối thế kỷ trước, cả ba nước này đã từng muốn nới lỏng, hoặc thoát dần khỏi quan hệ đồng minh với Mỹ: Nhật đặt thời hạn cho Mỹ rút quân khỏi Okinawa. Hàn yêu cầu Mỹ có kế hoạch giảm số quân đang có mặt ở nước này. Phi đòi lại cảng Subic và các căn cứ quân sự. Nhưng khi Trung Quốc trỗi dậy, đe dọa với láng giềng thì lập tức cả ba nước nói trên đều nhanh chóng thay đổi quyết sách chiến lược, ráo riết mời Mỹ gấp rút trở lại. Do đó, Mỹ tuyên bố quần đảo Senkaku được che chở bằng thỏa thuận quân sự giữa Washington với Tokyo. Mới đây, Tổng thống Obama nói bất cứ nơi nào trên thế giới khi các đồng minh của chúng ta bị đe dọa thì quân đội Mỹ buộc phải can thiệp. Tháng 4-2014 Mỹ viện trợ cho Philippines 50 triệu USD, riêng hải quân được cho thêm 40 triệu USD và 3 tàu tuần tra lớn lớp Hamilton… Ba nước nói trên đâu có vì chọn đồng minh chiến lược mà họ bị mất độc lập dân tộc? Phải chăng đã đến lúc chúng ta không nên khư khư “Việt Nam không liên minh với một nước để chống nước thứ ba”? Tình thế đang đòi hỏi: “Việt Nam cần phải tìm mọi cách để liên minh được với các nước để chống lại kẻ nhất quyết sẽ xâm lược đất nước mình”.
Tuy nhiên chớ tưởng chỉ cần chúng ta muốn liên minh với nước nào đó thì ắt được người ta đón nhận. Từ ngàn xưa, các nhà chiến lược đều có tiêu chuẩn để chọn đồng minh. Tôn Tử cho rằng “chưa biết ý đồ chiến lược của một nước thì không thể tính đến chuyện kết giao. ” Ông cho rằng một quốc gia hùng mạnh không phải vì có một đội quân lớn mà là trước hết, phải là quốc gia biết lấy chữ “đạo” làm đầu, tức là có “Một nền chính trị hợp lòng dân, nhờ đó mà vua tôi đồng tâm, nhất trí”. Trần Hưng Đạo của ta nói “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rể, bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước vậy”. Một người biết lắng nghe và coi trọng ý kiến của những nông dân đan giỏ, mò tôm, thuần hóa voi như với Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng thì chữ “sức dân” của ông phải được hiểu là gồm cả tâm, trí và lực. Ngày nay, Mỹ và các nước phương Tây đặt tiêu chuẩn cao nhất để chọn đồng minh là dân chủ và nhân quyền. Lắm khi vì lợi ích trên bàn cờ chính trị, các nhà cầm quyền đã châm chước khi xét tiêu chuẩn đối với các quốc gia mà họ cần lôi kéo, nhằm cô lập đối thủ nặng ký và hung bạo. Tuy nhiên điều ấy có thể bị nghị viện và nhân dân nước họ phát hiện, phản đối. Quan hệ hợp tác Việt – Mỹ đã phát triển nhiều mặt, nhưng cho đến nay, Mỹ vẫn chưa đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chưa công nhận Việt Nam thực sự có nền kinh tế thị trường. Vậy mà, Foreign Policy (Chính sách Ngoại giao), một tạp chí có tiếng của Mỹ, số ra ngày 1-2-2011 có bài: “Các đồng minh đáng xấu hổ của Hoa Kỳ”, chỉ trích chính phủ Mỹ quá dễ dãi đối với nhiều hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam! Tại sao vậy?
Bởi vì thật trớ trêu là chính sách đối nội và đối ngoại của nước ta giống hệt Trung Quốc, bệnh trạng tham nhũng của hai bên cũng hết sức giống nhau. Hai nước có chung một lập luận về “các thế lực thù địch từ Mỹ và phương Tây lợi dụng dân chủ và nhân quyền âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Thật ra, không hề có cái gọi là dân chủ và nhân quyền của phương Đông, hoặc của riêng Trung Quốc và Việt Nam! Nước ta là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nhà nước ta đã cam kết thực hiện Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề là Việt Nam và Trung Quốc có cách hiểu các điều khoản của Tuyên ngôn và các Công ước của Liên Hiệp Quốc không giống cách hiểu của hơn 100 quốc gia khác trên thế giới. Rất dễ dàng để dẫn ra vô vàn ví dụ về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình, bầu cử và ứng cử… Nhưng chỉ xin nêu một ví dụ về quyền tự do ngôn luận mà theo Voltaire “[…] là nền tảng của tất cả các quyền tự do khác. Không có tự do ngôn luận sẽ không có các quốc gia tự do”. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Nhà nước Việt Nam đã ký kết gia nhập ngày 24-9-1982. Nhà xuất bản TP HCM xuất bản năm 1997) ở Điều 19 với nội dung như sau:
“1- Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2- Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.
3- Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để:
a/ Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;
b/ Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”.
Hơn 100 quốc gia đều hiểu nội dung của Điều 19 là: Mọi công dân đều có quyền phát biểu quan điểm của mình đối với mọi học thuyết, mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục mà không bị quy chụp, đàn áp, buộc tội. Tức là mọi người có quyền không đồng ý đối với một hệ tư tưởng, nghị quyêt của đảng cầm quyền, chính sách của chính phủ, khi nhận thấy nó có hại cho nhân dân, đất nước. Trong ngày nhận chức nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama nói: “Một chính quyền không phải đối mặt với một giới truyền thông cương trực và mạnh mẽ, đó không phải lựa chọn của nước Mỹ!”. Mọi công dân đều có quyền tìm kiếm, nhận tin tức bao gồm những luận điểm mới, học thuyết mới và phổ biến cho mọi người bằng mọi hình thức. Mọi công dân đều có quyền xuất bản báo chí và báo chí chỉ trung thành với công chúng, với dân tộc, tôn trọng sự thật, không bị kiểm duyệt, không bị buộc phải viết theo định hướng, nghị quyết, không bị bưng bít thông tin vì lợi ích nhóm, vì lợi ích của đảng phái, kể cả Đảng cầm quyền. (Chỉ trừ hai điểm a và b nói trên).
Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc có cách hiểu Điều 19 giống nhau: Mọi công dân phát biểu ý kiến không được trái với quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng lãnh đạo. Báo chí là công cụ của Đảng phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng lên trên hết, phải lấy nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ và tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng làm thước đo hiệu quả của báo chí. Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nói trong cuộc hội thảo quốc gia về Đạo đức nghề báo: “Cần tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên báo chí, cho phóng viên trẻ; nâng chất lượng đầu vào đối với sinh viên báo chí, thậm chí “phải xét cả yếu tố nhân thân tương tự như với sinh viên vào các trướng công an, quân đội””. (báo Tuổi Trẻ ngày 12-10-2012). Trong dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 vừa qua, suốt một tuần, đài truyền hình HTV9 của TP HCM mở đầu bằng bài hát với điệp khúc: “Nhà báo, nhà báo Việt Nam, một lòng trung thành với Đảng!”. Tư nhân không được phép ra báo, vì e rằng sẽ làm rối dư luận xã hội. Ban Tuyên giáo của Đảng có trách nhiệm chỉ đạo báo chí thực hiện định hướng tuyên truyền từng thời kỳ, việc nào cần phải nói mạnh, nói kỹ, việc nào không nên nói, không được phép nói. Không chấp nhận có báo tư nhân.
Tình hình phát triển đất nước hiện nay, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Động lực mà những cải cách trước đây đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển” và “Nguồn động lực mới phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”. Đúng vậy, vấn đề là phải dám quyết tâm thực hiện, bởi không còn thì giờ để chần chừ nữa! Nhà nghiên cứu người Pháp Valérie Niquet cho rằng Trung Quốc đang bị suy yếu từ bên trong, cho nên cố thực hiện bành trướng để kích thích chủ nghĩa dân tộc, hòng tìm lại tính chính đáng của Đảng Cộng sản đã bị hao mòn. Trong khi đó, tạp chí tình báo nổi tiếng của Anh (Jane’s Intelligence Weekly ngày 27-6-2014) lại có nhận định: “Tranh chấp Biển Đông sẽ thách thức sự ổn định của chính phủ Việt Nam”; bởi vì: “Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam là dựa vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc”. Ngày nay, Đảng đang bị đứng trước một câu hỏi: “Phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam không có đủ khả năng đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc?” Trong dân gian Việt Nam đang lan truyền hai câu có hàm ý như thế: “Đi với Tàu thì mất nước, nhưng còn Đảng. Đi với Mỹ thì còn nước, nhưng e sẽ mất Đảng”. Phải giải quyết dứt khoát vướng mắc tư tưởng này thì mới có thể yên lòng đổi mới thể chế, tìm được đồng minh vì sự nghiệp chống bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân bao giờ cũng rất tinh tường và công bằng, nếu một đảng dám đặt sự tồn vong của Tổ quốc lên trên vận mệnh của mình thì nhất định sẽ được nhân dân bảo vệ, tin yêu. Nhân đây xin nhắc lại, một chuyện rất đáng nhớ: Năm 2010, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Myanmar, chuyển thông điệp ASEAN cho các tướng lĩnh quân phiệt cầm quyền: “Mong muốn các nhà lãnh đạo Myanmar triển khai có hiệu quả lộ trình dân chủ, vì hòa bình, hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm ổn định để phát triển đất nước”. Các tướng lĩnh cầm quyền Myamar đã nhanh chóng nhận thức, đó là con đường duy nhất để đưa đất nước thoát khỏi sự o ép của Trung Quốc. Họ không ngần ngại từ bỏ chế độ độc tài quân phiệt, đưa những tù nhân chính trị suốt hàng chục năm đối lập như bà Aung San Suu Ky lên địa vị đối tác, cùng ngồi với nhau bình đẳng bàn việc nước; quyết định xóa bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, rồi cho xuất bản báo chí tư nhân; đặc biệt là quyết định hủy bỏ dự án đập thủy điện của Trung Quốc 3,6 tỉ USD. Sau cải cách vĩ đại nói trên, Myanmar được Tổng thống Obama và nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm, ký kết viện trợ.
Chẳng lẽ, một Đảng vốn “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” mà ngày nay trước vận nước hiểm nguy lại không thể chọn một hành động cao cả ngang tầm với các tướng lĩnh độc tài quân phiệt Myanmar?
Ngày 30-6-2014
T. V. C.
Tác giả gửi BVN.
2405. Việt Nam – Cái khổ nạn của một quốc gia nhược tiểu
“Anh có thể còn nghèo nhưng anh hành xử như những kẻ nhược tiểu thì không xứng đáng để có đồng minh tin cậy và vì thế không chắc đã có thể tự định đoạt được chủ quyền. Cái ước mơ đứng một mình (độc lập) trong cảnh nghèo mà hạnh phúc chẳng khác gì một thứ hàng xa xỉ và viển vông”.30-06-2014
Quá lo ngại việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh dành ảnh hưởng, thậm chí là phát động chiến tranh nhằm vào nhau, đe dọa trực tiếp tới Úc Châu, Hungh White đã đề cập giải pháp “xử Hòa” theo đó Hoa Kỳ nên nhượng 3 nước Đông Dương cho Trung Quốc.
Nhượng ở đây là chấp nhận ba nước Đông Dương trở thành những vệ tinh của Trung Hoa, Hungh White hi vọng với giải pháp này China sẽ thỏa mãn và quyền lợi của Úc nhờ vậy được bảo đảm.
Liệt cường trao đổi trên đất Việt Nam
Trong suốt thời cận hiện đại, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc mua bán, đổi chác của liệt cường trên chính dải đất chữ S này. Thời Cận đại, khi Trung Quốc (Thanh triều) và Pháp Quốc đụng nhau trên chiến trường Bắc Kỳ, người ta đã nghe tới giải pháp: Phân chia vùng đất này thành hai phần, theo đó Trung Quốc sẽ lấy Bắc Kỳ mỏ còn người Pháp thôn tính Bắc Kỳ gạo.
Rất may mắn cho Việt Nam cả khi đấy và tương lai trăm năm sau này đó là việc người Pháp đã không nỡ chối bỏ miếng bánh to. Quân Pháp tấn công quân Thanh trên toàn cõi Bắc Kỳ, hải chiến nổ ra khắp vùng biển Đông Nam Trung Hoa. Trên chiến trường Bắc Kỳ quân Thanh đại bại, hạm đội Phúc Kiến cũng bị người Pháp đánh cho tan nát, lãnh thổ Việt Nam được bảo tồn cho đến ngày nay.
Từ Giơ – ne – vơ (1954) cho chí Thượng Hải (1972) lần lượt VN DCCH rồi VNCH bị đem ra trao đổi hoặc phó mặc cho số phận đẩy đưa.
Trong vòng xoáy China
Biển Đông đã nổi sóng gió từ gần bốn chục năm nay và càng ngày càng xuất hiện nhiều những cuộc đua thể lực, những cựu thực lực ngày càng quan tâm và thậm chí sẵn sàng can dự vào khu vực. Còn về phía Việt Nam? Luôn đi sau về mặt nhận thức, Việt Nam đang phải chịu khuất lấp trước sức mạnh của con Rồng Trung Hoa.
Dư luận nhiều người bày tỏ quan ngại về việc Chính phủ cộng sản nhượng biển đảo, thậm chí cả đất liền cho Trung Quốc để đổi lấy quan hệ hữu hảo bốn tốt mười sáu chữ vàng. Thực hư chưa biết thế nào, nhưng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng nói một cách khách quan thì vẫn cứ là nỗi nhức nhối khó xử cho Việt Nam.
China hình như không cảm thấy cần có trách nhiệm với “bạn vàng”, quá thấu hiểu, họ liên tục gia tăng sức ép, thiết lập nên cái sợi thòng lọng quanh Việt Nam. Càng cố giẫy để cầu sống thòng lọng đó càng thít chặt lại và có thể nó chỉ lại một lỗ nhỏ cuống phổi đủ cho Việt Nam sống trong ốm đau, bệnh tật và lệ thuộc.
Gần đây, China đã chơi một nhát dao với Việt Nam và Phi lộc tân khi Cam Bu Chia nắm giữ chức Chủ tịch ASEAN. Người Tầu cũng đã tràn lấp Thượng Lào, một phần tới Trung Lào. Lệnh cấm đánh bắt cá được người Trung Quốc đơn phương ban bố, tàu Hải giám, Ngư chính của nước này vần vũ trên biển Đông, bắt giữ, đánh đập ngư dân Việt Nam.
Biên giới trên biển thì đang được người Trung Quốc thiết lập bởi các dàn khoan di động và cả hạm đội hộ tống.
Mối họa về phụ thuộc kinh tế treo lơ lửng trên đầu mỗi người Việt Nam mà người ta có thể kể ra mấy ví dụ về nông nghiệp và dệt may. Sản phẩm nông nghiệp liên tục trồi trụt theo giá thu mua của nhà buôn Trung Quốc, Dệt may thì không hiểu vì lý do gì toàn bộ nguyên phụ liệu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hàng madein China. Các nguyên phụ liệu xuất xứ Ấn Độ, Băng La Đét, Indonesia gần như không có cơ hội cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Không gian văn hóa – chính trị Đông Bắc Á ngày càng trở nên chật chội, bí bách, lạc hậu và kìm hãm sự phát triển của Việt Nam (thậm chí ngay cả đối với Trung Quốc). Muốn phát triển, muốn quốc gia phú cường mà bảo tồn hay cố sống trong không gian này là điều không thể.
Gồng mình chống đỡ
Điều kỳ lạ là Việt Nam vừa phải gồng mình chống lại áp lực từ phương Bắc nhưng lại không tỏ ra bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mình muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng của thế lực ngàn năm này. Người dân gần như bơ ngơ, rợn ngợp và không có lối thoát khi đi giữa vòng xoáy Trung Hoa còn Nhà nước thì loay hoay vừa cố gắng chống đỡ vừa như muốn xin China để yên cho mình sống, cho doanh dự của chính mình.
“Sơn thủy tương liên
Văn hóa tương đồng
Lý tưởng tương thông
Vận mệnh tương quan”
Mấy câu đó vừa nói lên cái cốt cách của Văn hóa Đông Bắc Á, vừa có dụ ý cảnh báo Việt Nam về thứ vận mệnh – tồn vong đã gắn kết hai nhà nước Cộng Sản. Tứ tương (hay 16vàng) này kỳ thực không khác gì thứ mà người ta gọi là “đồng bệnh tương lân”- Bệnh ngàn năm của Đông Á.
Mặc thế hai con bệnh này vẫn cứ phải đối kháng nhau bởi chính danh dự và vị thế chính danh của mỗi đảng cầm quyền. Trong bối cảnh eo hẹp kinh tế, Việt Nam phải gồng mình chống đỡ, một loạt doanh nghiệp được khuyến khích sang Lào đầu tư, một số cảng biển ở miền Trung được khai mở, Cảng Việt Lào (Vũng Áng – Hà Tĩnh) hình thành cận kề ngay ở khu gang thép Formosa (Kỳ Anh – Hà Tĩnh).
Việt Nam quyết giữ lại Trung và Hạ Lào nhằm bảo đảm chiều sâu phòng thủ của mình.
Hiện giờ đã hình thành các tuyến đường Quốc lộ 1A (đang nâng cấp mở rộng), đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ ven biển đang được nối liền (gấp rút thi công kể cả khi kinh tế be bét, xiết chặn đầu tư công), Đường vành đai biên giới cũng đang được hình thành. Miền Trung đã có bốn tuyến đường, hình thành bốn tuyến phòng thủ, tiếp cứu và hỗ trợ lẫn nhau khi có chiến sự. Mới đây một loạt các xã vùng núi của Nghệ An tập trận (Thường niên).
Một loạt các hợp đồng vũ khí được Việt Nam ký kêt với Nga nhằm hiện đại hóa Hải Quân và gia tăng khả năng răn đe trên biển. Tuy nhiên sức mạnh tác chiến thực sự của hệ thống vũ khí này đặc biệt là của các hộ vệ hạm tên lửa Gepard (nhân tố trung tâm của hạm đội Việt Nam) vẫn là một dấu hỏi để ngỏ.
Nhưng chừng đấy chưa là gì với sức ép mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Sự vụ Hải Dương Thạch Du 981 cho thấy Việt Nam vô kế khả thi trước thế lực phương bắc này. Lực lượng cảnh sát biển, Kiểm ngư không thể làm gì hơn ngoài việc đấu công suất loa và chạy trở về kêu la về việc bị tàu Trung Quốc húc bẹp. Căng thẳng kéo dài đến giờ mà nói nhiều người đã chán khi nghe nói về đấu tranh trên biển chống giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép.
Vậy ứng xử của các cường quốc thì thế nào, họ chờ gì ở Việt Nam hay chờ gì ở những động thái tiếp theo của Trung Quốc? Những điều đó còn để ngỏ.
Anh có thể còn nghèo nhưng anh hành xử như những kẻ nhược tiểu thì không xứng đáng để có đồng minh tin cậy và vì thế không chắc đã có thể tự định đoạt được chủ quyền. Cái ước mơ đứng một mình (độc lập) trong cảnh nghèo mà hạnh phúc chẳng khác gì một thứ hàng xa xỉ và viển vông.
2406. Lại nói về đồng minh
Pro&Contra
Lê Tuấn Huy
01-07-2014
Việc
giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi
liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.
Vài
năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy
vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN
(2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ
và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng”
với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh.
Trước khi bàn đến các lập luận ấy, cần nhắc lại rằng lịch sử và thực tế đã cho thấy đồng minh là một nhu cầu và quan hệ khách quan ở mọi thời đại, mọi lãnh thổ, mọi chế độ xã hội.
Nó có thể là một liên minh chính thức về nhiều mặt, theo mục tiêu chiến
lược, mà cũng có thể chỉ là sự gắn kết không chính thức hoặc tùy vào
mục tiêu tình thế, dựa trên những chia sẻ về giá trị, quyền lợi, hoặc
chỉ là động thái sách lược, chiến thuật. Nó có thể là một liên minh
chính trị, một khối quân sự, kinh tế, hay những dạng đồng minh về thể
chế, văn hóa… Và quan hệ đồng chí cũng chỉ là một biến thể trong sự đa
dạng đó.
Từ
sau Thế chiến thứ II, ngoài con số rất hiếm hoi quốc gia được thừa nhận
trung lập, còn lại, tùy tương quan và giai đoạn, không một không gian
địa lý nào tránh khỏi thế liên kết ngoại biên, theo hình thức này hay
hình thức khác.
Khi
chưa có sự việc nghiêm trọng hiện nay tại Biển Đông, các ý kiến đứng
trên cương vị chính thống đã không bác cách tiếp cận đồng chí. Ngược
lại, có nhiều khẳng định, rằng Việt Nam không cần đến đồng minh, vì
quyết định là ở nội lực.
1. Hiểu nội lực và ngoại lực như thế nào?
Phát
triển nội lực để xây dựng một quốc gia thịnh vượng, đủ sức đối mặt với
mọi thách thức, là quan điểm hoàn toàn đúng. Nhưng nói rộng ra, rằng
phải tự lực chứ không cần đến ngoại lực, không cần đến đồng minh, là
hoàn toàn sai.
Về nhận thức, lập luận mở rộng đó phản ánh một tư duy phi lịch sử và phi thực tế.
Về chiến lược, nó lấy cái dài hạn thay cho cái cấp bách, nhầm lẫn giữa tương quan kinh tế – xã hội với tương quan chính trị – quân sự,
bởi nội lực là cái trường kỳ của mọi quốc gia, và khoảng cách giữa các
nước về nguồn lực này không phải một sớm một chiều mà rút ngắn, trong
khi vấn đề chủ quyền liên quan đến Trung Quốc lại rất cấp bách.
Về chiến thuật, chỉ nhắm đến nội lực (vốn rất thua kém) thì chẳng khác nào tự trói tay trước một đối thủ vừa vũ trang hiện đại đầy mình, vừa đủ thế và lực để phân hóa sự liên kết khả dĩ của đối phương.
Bên cạnh đó, nhấn mạnh nội lực để bác bỏ đồng minh, xem nó chỉ là ngoại lực, là cách hiểu siêu hình.
Lẽ
nào trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, chỉ bằng nội lực riêng có mà
Việt Nam đã thắng? Đương nhiên là không. Hậu thuẫn và viện trợ của các
đồng minh Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, nếu chỉ là ngoại lực thuần túy,
tự nó sẽ chẳng mang ý nghĩa gì. Chỉ khi người Việt chuyển hóa thành cái của mình, không xem chúng là bất đắc dĩ hay thiếu hữu dụng, thì mới có được thành quả như đã thấy.
Tương
tự, từ sau đổi mới, nếu xem đầu tư nước ngoài là như một ngoại lực
chẳng đặng đừng (phải chấp nhận tư bản nước ngoài vào bóc lột), chứ
không xem như một nguồn lực nội tại hóa, thì chắc chắn bộ mặt đất nước đã không như ngày nay.
Quan hệ đồng minh, khi xác lập đầy đủ và vận hành hiệu quả, sẽ trở thành một cấu thành của nguồn lực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự của quốc gia.
Vấn đề là, thay vì giữ nhận thức sai lầm khi tách bạch nội lực và ngoại
lực, người làm chiến lược cần tính toán, vận dụng nguồn lực đặc biệt
này sao cho tối ưu.
Nhưng
không dừng ở vấn đề nội lực, có lập luận cho rằng sự liên kết vẫn không
bảo đảm được cho đất nước khi gặp nguy, bởi đồng minh cũng chỉ nhắm đến
quyền lợi của họ chứ không vì quyền lợi của ta. Hai dẫn chứng thuyết
phục là hải chiến Hoàng Sa năm 1974 bị Hoa Kỳ làm ngơ, và chiến tranh
biên giới phía Bắc năm 1979 bị Liên Xô tảng lờ.
2. Đồng minh để làm gì và quyền lợi trong quan hệ đó ra sao?
Cho
rằng xác lập đồng minh là để được lập tức can thiệp quân sự, như nhiệm
vụ thường trực và bất biến của họ, là cách nghĩ thiếu trách nhiệm với
chính mình và người khác.
Trừ khi chiến tranh đã là tất yếu và toàn cục vì một hay nhiều bên đã có chủ đích, không quốc gia nào lại muốn những xung đột nhất thời và cục bộ
trở thành nguyên cớ để khơi mào một cuộc chiến diện rộng, có sự tham
gia trực tiếp của các bên thứ ba. Với những chuyển biến của cục diện thế
giới từ sau chiến tranh lạnh, người làm chiến lược có lý trí khó mà
nghĩ rằng tạo quan hệ đồng minh là để đối tác tức thì tham chiến cho
mình, bất kể nguyên nhân, thời cuộc và chiến cuộc.
Vậy,
phải chăng có đồng minh cũng như không, nên không cần phải có? Không,
mà chính liên kết ngoại biên là nhằm hạn chế nguy cơ chiến tranh, bởi quan
hệ đồng minh là để gia tăng vị thế và giảm thiểu nguy cơ hay thiệt hại
cho các quốc gia của liên minh, chứ không phải để can thiệp vô tội vạ,
làm tăng nguy cơ cho nước khác và giảm đi cơ hội hòa hoãn.
Cho
nên, đồng minh không phải là loại quan hệ đơn chiều, chỉ để hưởng sự
bảo vệ ở quốc gia này và phải đi bảo vệ ở quốc gia khác. Mà, vì quyền
lợi của chính mình, nhận định và xử trí chuẩn xác về chiến lược, sách lược và chiến thuật
là điều trước tiên phải có của quốc gia liên hệ trong vụ việc; và cùng
với nó, tương tác đồng minh là điều kiện không thể thiếu, vì đó không
những là thế lực răn đe từ xa, hỗ trợ phòng vệ, mà còn là lực lượng trực tiếp hậu thuẫn về ngoại giao và quốc phòng, chính trị và kinh tế, khi lâm sự.
Đặt hai sự kiện Việt Nam bị đồng minh phớt lờ trong cách nhìn ấy, có lẽ sẽ phần nào khách quan hơn.
Đứng
trên lập trường của người Việt, ta không thể không bất bình trước những
gì đã diễn ra. Nhưng cũng cần nhìn rộng hơn, vào thời cuộc và vị thế
của hai đồng minh đó, tại thời điểm của mỗi sự kiện.
Về vai trò của Hoa Kỳ trong hải chiến Hoàng Sa, đã có ý kiến
cho rằng một mặt, sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ ký Hiệp
định Paris (27/01/1973) để chấm dứt sự tham chiến của mình; mặt khác,
trước sự suy tàn kinh tế của khối Xô Viết và xu hướng tư bản hóa của Hoa
Lục, nước Mỹ vừa chọn người đồng chí trở mặt của Liên Xô, vừa chấp nhận
thua sách lược tại Việt Nam để sẽ thắng chiến lược trên thế giới, qua
việc tập trung nguồn lực cho sự diệt vong khả dĩ của khối Đông Âu.
Chúng
ta hiện không đủ dữ liệu để kết luận chắc chắn, nên vẫn không loại trừ
việc Hoa Kỳ đã bỏ mặc Hoàng Sa chỉ vì sự tàn tạ của họ bởi chiến tranh,
nhưng khả năng toàn cục như vừa nói cũng là một lý giải cần được nghiên
cứu thấu đáo và có thể chấp nhận.
Khác
với trường hợp Hoa Kỳ, nại Liên Xô ra để biện hộ cho quan điểm phi đồng
minh, là vô lý và bất công. Họ không can thiệp trực tiếp nhưng vẫn hết lòng ủng hộ Việt Nam trong thời gian ấy. Bên cạnh đó, còn có những khía cạnh khác cần nhìn vào.
Không
thể phủ nhận rằng cuộc chiến biên giới phía Bắc có liên hệ tới việc
Việt Nam đưa quân vào Kampuchea, ít ra là nguyên cớ đối với Trung Quốc.
Với người Việt, hành động của mình là hợp lý. Dù thế, thử hỏi, sau khi
ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô (08/11/1978), Hà Nội hành
động quân sự nhưng có tham vấn trước với đồng minh không, hay chỉ nghĩ
rằng ở tình huống nào cũng không thể bị Moscow bỏ mặc? Nếu đã tự mình
đưa ra quyết sách, không tính đến tình thế của đồng minh, thì không thể
trách cứ họ.
Xét
trên toàn cục, đấy là thời kỳ mà các khó khăn đã tích tụ sâu rộng ở
Liên Xô, và bản thân họ cũng đang trong tình trạng rất dễ bùng nổ tại
biên giới với Trung Quốc. Vả lại, chỉ có dân chúng Việt Nam khi ấy không
biết rằng một tháng là hạn định mà Đặng Tiểu Bình đã đặt ra cho vụ thử
lửa này. Do vậy, xét mọi mặt, việc Liên Xô không can thiệp quân sự là
xác đáng.
Nhìn
hai sự kiện vừa nói theo kiểu một chiều để cho rằng đồng minh chỉ vì
lợi ích của riêng họ mà thôi, thì cũng chính là đang xác tín rằng bản thân ta chỉ đứng trên lợi ích của riêng mình để phán xét.
Từ
cổ chí kim, có nước nào không đứng trên lợi ích của chính mình và đặt
nó lên hàng đầu không? Việt Nam không vì lợi ích của chính mình và không
đặt nó lên hàng đầu chăng? Chỉ cần trả lời hai câu hỏi ấy, sẽ lập tức
thấy rằng luận cứ đồng minh chỉ vì quyền lợi riêng của họ, ngay từ việc
đặt thành vấn đề, đã là không đúng. Nó phản ánh cái tâm thức lấy mình làm trung tâm, đem quyền lợi của mình ra làm đơn vị đo lường cho người khác. Và đương nhiên, với thước đo ấy, sẽ không một quốc gia nào đáp ứng được.
Trong
mọi sự vụ liên quốc gia, cái được xét để xác lập hoặc định hình quan
hệ, là quyền lợi và mục tiêu chung. Nếu có thiện chí, các bên liên quan
sẽ điều tiết để các quyền lợi trở nên hài hòa, bởi giữa các chủ thể khác
nhau, không thể có quyền lợi nào trùng khít vào nhau, mà chỉ có sự đan
xen, giao thoa với nhau. Do vậy, nếu đã nhìn nhận quyền lợi chung, vấn
đề là cần chủ động thích ứng, vận dụng và mở rộng nó, thay vì cứ bất động mà đòi hỏi người khác phải vì quyền lợi của riêng mình.
Mặt
khác, cùng một quốc gia sẽ có những quyền lợi chung khác nhau với những
nước khác nhau, và chúng có thể xung khắc nhau. Nên, cùng lúc, sẽ có
nhiều loại liên hệ đồng minh, tùy theo thực tế và nhu cầu. Từ đây, điều
quan trọng là nhận thức về các quyền lợi ấy ra sao để xác định các nội
dung, hình thức của liên kết, mà mấu chốt là xử trí tương quan giữa các liên hệ để xác định đâu là loại đồng minh có tính quyết định. Trừ thời kỳ đối lập toàn cầu giữa hai hệ thống xã hội, với sự thống lĩnh của quyền lợi chung về hệ tư tưởng, tự thân việc liên kết ngoại biên đã là và luôn là vấn đề về quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Nên ngay trong giai đoạn phân cực đó, ta cũng thấy nổi bật những trường hợp trái khoáy làm nên lịch sử:
Liên
bang Xô Viết có thể gia nhập khối Đồng minh của kẻ thù không đội trời
chung về ý thức hệ khi bị nước Đức phát-xít tấn công. Tương ứng, để bảo
vệ không gian tự do, phương Tây sẵn sàng là bạn chiến đấu của kẻ luôn
muốn đào huyệt chôn mình.
Sau
cuộc chiến tàn khốc, ở châu Á, Nhật đã nhanh chóng xóa đi mối thâm thù
để xác lập đồng minh với chủ nhân hai quả bom nguyên tử ném xuống đất
nước mình, bởi quốc gia ấy không những trợ giúp kiến thiết hậu chiến mà
còn bảo đảm cho họ trước mọi đe dọa quân sự.
Còn
Trung Hoa xã hội chủ nghĩa, đầu những năm 1970, đã đến với phương Tây
như một đồng minh chính trị quyết định để chống lại Liên Xô, đồng thời
cũng là đối tác hiệu năng cho nền kinh tế ọp ẹp của mình. Và cùng lúc,
Hoa Kỳ phớt lờ quan hệ đồng minh thể chế với Đài Loan để chọn Hoa Lục
làm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Thế
nhưng hòn đảo ấy không vì sự “phản bội” này mà mãi “tổn thương”, mãi
“dự phòng” điều tương tự và cự tuyệt liên kết để khiến mình có thể cô
độc. Họ không vì sự thay đổi nhất định của đồng minh trước tình thế
chiến lược mới, không vì sự tương đồng văn hóa, lịch sử với Trung Quốc
để bám lấy những cái chung thiếu thực chất so với nền tự do và ý tưởng
độc lập mà họ theo đuổi. Từ khi Hoa Kỳ hậu thuẫn Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa giữ ghế tại Liên Hiệp quốc (1971) thay Trung Hoa Dân quốc, cùng với
việc tăng cường nội lực từ nền kinh tế tự do và hoàn thiện nền chính
trị dân chủ, Đài tiếp tục giữ vững thế liên minh vốn có. Điều đó đã giúp
họ hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, là một trong bốn con rồng châu
Á, và sớm trở thành thế lực hải quân trong vùng.
Những
ví dụ gần gũi trên cho thấy cách xử trí kinh điển về đồng minh, bao gồm
cả yếu tố “đồng chí” ở mỗi bên. Họ không lấy hệ tư tưởng làm tâm điểm,
mà là tình thế và vị thế. Họ không lấy “anh em” hay “láng giềng” làm chuẩn, mà là quyền lợi thiết thực và sự bảo an. Họ không “ghi vào tâm khảm” một sự biến lịch sử để co thủ, mà nhanh chóng thích ứng với hiện thực để bảo đảm hữu hiệu cho mình.
Trong
khi đó, ở Việt Nam, sự cố bị bỏ rơi và nỗi e ngại quyền lợi riêng của
đồng minh cứ ám thị không ít người. Gần đây, từ khi Hoa Kỳ xoay trục,
nỗi ám ảnh đó lại được bổ sung bằng việc cho rằng chúng ta là bên thứ ba
của cuộc chơi nước lớn, phải tránh bị lôi kéo để không trở thành nạn
nhân.
3. Xác lập vị thế bên thứ ba bằng mong muốn hay thực tế?
Ý
kiến cho rằng Việt Nam là bên thứ ba xuất phát từ tầm toàn cầu của vấn
đề, là cuộc đua ngôi vị bá chủ giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục. Xét về quyền lợi
của riêng họ trong vị thế đó, đúng là Việt Nam ở ngoài cuộc. Nhưng xét
giữa ta với từng siêu cường, và giữa ta với tương quan chung, thì không
hẳn như vậy.
Với
kết thúc của chiến tranh lạnh và do tương quan cụ thể với đồng minh,
Hoa Kỳ đã rời khỏi Đông Nam Á qua việc đóng cửa căn cứ không quân Clark
(1991) và căn cứ hải quân Subic (1992) ở Philippines. Nga cũng hành động
tương tự ở Cam Ranh (1993)[1]. Cơ may bình yên của vùng dường như tiến triển thêm sau khi Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại biển Nam Trung Hoa ra đời (2002).
Phần
Việt Nam, sau khi rút khỏi Kampuchea (1989), đã bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc (1991) và Hoa Kỳ (1995), gia nhập ASEAN (1995), củng cố
nền hòa bình qua Hiệp ước Biên giới trên đất liền (1999), Hiệp định Phân
định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá (2000) ký với Trung Quốc.
Nhưng chính từ khi hai hiệp định sau có hiệu lực (2004), Hoa Lục khởi
sự lối hành xử ngang tàng trên biển.
Ngày
08/01/2005, cảnh sát biển Trung Quốc xả súng vào tàu của ngư dân Thanh
Hóa tại vùng đánh cá chung. Chín người chết, bảy người bị thương cùng
tám người khác bị bắt về Hải Nam, mà theo họ, là kết quả từ hành động
“ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển” của ba tàu Việt Nam. Sự
việc đã mở ra thời kỳ mới giữa hai nước: tranh chấp trên biển thay cho
trên bộ.
Năm
2008, trong cuộc gặp vào những tháng đầu năm với Tư lệnh vùng Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Timothy Keating, giới chức tương nhiệm Hoa Lục
đã bán chính thức đề nghị hai nước cùng chia đôi Thái Bình Dương[2].
Đến tháng Ba 2009, cục diện bắt đầu thay đổi từ sau vụ đối đầu Impeccable.
Tháng Năm 2009, Hoa Lục chính thức hóa trước thế giới về lãnh hải đường chín đoạn, bằng bản đồ đệ trình cho Liên hiệp quốc.
Tháng
Ba 2010, Trung Quốc thông báo với Hoa Kỳ, xem “Nam Hải” là lợi ích cốt
lõi. Đáp lại, tháng Bảy 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton loan báo tại
Đối thoại Sangri-La, xem hòa bình, ổn định và tự do đi lại ở Biển Đông
là lợi ích quốc gia.
Năm sau, trong vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 (26/05/2011) và tàu Viking II (09/06/2011).
Tháng
Tám 2011, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell nói Hoa Kỳ cần chuyển
hướng, từ các thách thức ngắn hạn ở Trung Đông sang các quan ngại lâu
dài ở châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 11/10/2011, Hillary Cliton công
bố bài viết Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (America’s Pacific Century).
Tháng
Mười một 2011, Tổng thống Barak Obama khẳng định châu Á – Thái Bình
Dương là ưu tiên hàng đầu trong chính sách an ninh, cùng lúc với thỏa
thuận triển khai 2.500 quân tại căn cứ Darwin, Australia.
Tháng Một 2012, Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, giảm chi tiêu và chuyển hướng sang châu Á.
Tháng
Sáu 2012, Việt Nam thông qua Luật Biển. Trung Quốc đáp lại bằng việc ồ
ạt thực hiện các chương trình phát triển Tam Sa. Trước căng thẳng đó,
tháng Bảy cùng năm, ASEAN bắt đầu “chính thức hóa” sự chia rẽ khi lần
đầu tiên, hội nghị ngoại trưởng của khối không ra được tuyên bố chung do
không thống nhất về vấn đề Biển Đông.
Trung
tuần tháng Mười một 2012, Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc xác
định xây dựng một cường quốc biển. Ngày 30/11/2012, tàu Bình Minh 02 lại
bị tàu Trung Quốc cắt cáp.
Tháng
Một 2013, Tổng thống Obama ký đạo luật chi tiêu quốc phòng của năm, có
điều khoản thể hiện việc Hoa Kỳ từ bỏ lập trường trung lập trong tranh
chấp Senkaku/Điếu Ngư tại Đông Bắc Á.
Ngày
22/01/2013, Philippines loan báo kiện Trung Quốc ra Trọng tài Liên hiệp
quốc về tranh chấp biển. Trước đó, tháng Sáu 2012, bãi cạn Scarborough
rơi vào tay nước lớn sau khi Philippines lỡ “mềm dẻo” mà tin vào kiểu
đàm phán để áp đặt một chiều của Trung Quốc, tin vào lời hứa cùng rút
lực lượng hai bên khỏi bãi, vốn đã căng thẳng từ khi họ đưa tàu vào hồi
tháng Tư. Tháng Năm 2013, tiếp tục trả đủa vụ kiện, Trung Quốc đưa tàu
chiến và hải giám vào bãi Second Thomas, nhưng chiếm đoạt bất thành.
Đầu
tháng Sáu 2013, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck
Hagel loan báo chuyển sáu mươi phần trăm lực lượng hải quân và không
quân về khu vực Thái Bình Dương. Hoa Kỳ căn bản hoàn chỉnh kế hoạch xoay
trục.
Ngày
22/11/2013, Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển
Hoa Đông. Bốn ngày sau, Hoa Kỳ điều hai máy bay B52 xâm nhập vào đó.
Hạ
tuần tháng Tư 2014, vài giờ trước khi Tổng thống Obama đặt chân đến
Philippines (sau chặng dừng chân tại Nhật, Nam Hàn và Malaysia), quan
chức Mỹ – Phi ký thỏa thuận an ninh mới, cho phép Mỹ sử dụng một số căn
cứ quân sự hướng ra Biển Đông.
Obama
vừa rời khỏi châu Á, với các vị trí liên minh tối thiểu dọc biển Hoa
Đông và Biển Đông đã chính thức hóa (Nhật – Phi – Úc) mà không có một
quốc gia chủ yếu trong tranh chấp, sự vụ giàn khoan 981 xảy đến cho
chính nước đó.
Tiến
trình trên cho thấy Hoa Kỳ không phải là người khơi mào cuộc đấu hiện
nay ở châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài điểm nóng Bắc Hàn và trách nhiệm
với nước Nhật chịu sự giải giáp, họ đã triệt thoát khỏi Đông Nam Á. Nếu
không vì thách thức mới, không hẳn họ lại muốn tốn hao nguồn lực cho nó
khi đã hao mòn bởi sự can thiệp vào Afghanistan và Iraq, bởi cuộc chiến
chống khủng bố, và đặc biệt, khi địa vị kinh tế đã không còn như trước.
Họ như một thế lực bên ngoài phải trở thành người trong cuộc, mà mục đích can dự là để duy trì trật tự thế giới đã có.
Còn Việt Nam, trong các xung đột liên quốc gia có tầm khu vực suốt mấy mươi năm qua, đã và vẫn là một bên chủ yếu. Chúng ta là người trong cuộc tại chỗ, có quyền lợi trực tiếp trong tranh chấp, có mục tiêu đa dạng, cụ thể và thiết thân hơn các thế lực bên ngoài.
Chủ quyền bị đe dọa, tài nguyên bị xâm phạm, môi trường sinh sống ngàn
đời của người dân ven biển bị thu hẹp đáng kể…, liệu ta có thể trở thành
“bên thứ ba” để một “bên thứ hai” khác đối diện mà xử trí?
Trừ
khi không xem quốc gia-dân tộc là tiên quyết mà vẫn cho rằng Trung Quốc
thắng thế sẽ giúp chủ nghĩa xã hội vững mạnh, thì ở tầm toàn cầu, ai
lãnh đạo thế giới chăng nữa, Việt Nam cũng không liên can. Vì dù Hoa Kỳ
hay Hoa Lục, với thực tế lịch sử đã trải qua, người Việt biết rằng nước
nhỏ cần uyển chuyển trước nước lớn để bảo đảm cho môi trường phát triển
của mình.
Thế
nhưng, sẽ có sự khác biệt hết sức lớn đối với Việt Nam khi một trong
hai quốc gia này chi phối trật tự thế giới. Phần Hoa Kỳ, với cựu thù, họ
không đối nghịch về lãnh thổ hay chủ quyền biển. Phần Trung Hoa, với
người bạn hữu hảo, ngoài vấn đề lãnh thổ trên bộ đã im ắng, nay họ đang
manh tâm cướp đoạt biển đảo. Trừ khi từ bỏ ý đồ thống lĩnh hoặc chiếm
lĩnh xa bờ, nhà Hán của thế kỷ XXI sẽ không bao giờ ngừng việc khuất
phục đồng chí phương Nam, như là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến
lược biển của mình. Như vậy, ngay từ những bước đầu tiên của cuộc tranh
đua hải dương, biểu hiện quan trọng nhất của tranh đua toàn cầu Mỹ –
Trung, liệu ta có thể là kẻ vô can không?
Nếu
chặt khúc toàn cục để lấy cái ngọn, tức sự cạnh tranh ngôi vị toàn cầu,
thì chúng ta là người bên ngoài. Nhưng khi xét trong tiến trình tổng
thể, từ điểm xuất phát, thì rõ ràng ta đứng bên trong. Thậm chí, cho dù
chỉ xét cái kết cục tận cùng, giả định rằng Hoa Lục sẽ bá chủ, thì trên
con đường đi đến đó, chủ quyền của Việt Nam đã bị họ bước qua để đi
tiếp. Và tại thời điểm lên ngôi của họ, Việt Nam hoặc phải tự tay dâng
lấy toàn bộ biển đảo và độc lập của mình, chịu sự đồng hóa, hoặc phải
đối diện với những “trừng phạt” trực tiếp và tàn khốc.
Nhưng
dù chưa tính đến viễn cảnh đó, thì với tương quan Việt – Trung trong
bối cảnh hải dương khu vực và thế giới, có đưa yếu tố Mỹ vào hay không
cũng không thay đổi được thực tế là Việt Nam đương nhiên ở vào thế đối
nghịch với Trung Quốc, trừ khi nước nhỏ có ý tưởng phục tùng.
Với
tương quan Mỹ – Trung, trong cuộc đấu ngôi vị thế giới, có đưa yếu tố
Việt vào hay không cũng thay đổi được thực tế là phương Nam nằm trong số
những đối tượng chính yếu mà phương Bắc phải khuất phục để xác quyết vị
thế toàn cầu mới.
Như
thế, giống như trường hợp vai trò đúng của nội lực bị viện dẫn sai
trong tương quan với ngoại lực, ý kiến về bên thứ ba xuất phát từ sự
thật cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung để kết luận “giả tưởng” rằng chúng
ta chỉ là người bên ngoài.
4. Các bên thứ ba tương tự giúp gì được cho bên thứ ba Việt Nam?
Sau
khi Việt Nam và Indonesia nối tiếp nhau giữ ghế chủ tịch khối Đông Nam
Á, Hoa Kỳ bắt đầu có những bước đi cụ thể nhằm chuyển hướng quân sự. Từ
thời điểm đó, không hẹn mà gặp, các nước có chung nền “văn minh lúa
nước” bèn quay về lo cho mảnh ruộng, ao làng bình yên của mình, thay vì
cho biển lớn đang dậy sóng.
Kampuchea công khai ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp.
Lào chăm chút cho các đập thủy điện trên dòng Mekong, vốn có thể gây hại lớn nhất cho đồng minh truyền thống của mình.
Malaysia nay hòa hoãn hơn nhiều, thậm chí còn thẳng thừng “Kẻ thù của quý vị không có nghĩa là kẻ thù của chúng tôi”, trong khi trước đó còn kêu gọi ASEAN đoàn kết trong tranh chấp.
Singapore
luôn kêu gọi Mỹ quay lại vùng nhưng tự mình không đóng vai trò tích cực
hơn trong khối, thậm chí khó chịu với Philippines khi nước này kiện
Trung Quốc ra toàn quốc tế.
Thailand
và Myanmar không cần lo toan với vị trí cách xa Biển Đông. Brunei không
phải toan tính với một mẩu biển lọt giữa Malaysia.
Indonesia
là quốc gia biển không có mặt trong tranh chấp và giữ thế lớn nhất
trong tiểu vùng, thì cần giữ thái độ không nghiêng về ai để còn làm
trung gian giữa các bên.
Việt Nam, dù là một bên tranh chấp chính nhưng luôn kiên trì con đường riêng với bên kia.
Còn
lại mỗi Philippines, không từ bỏ giải pháp chính trị nhưng tiến hành
đồng thời cả biện pháp pháp lý lẫn xúc tiến liên minh quân sự.
Trước
sự tích cực hơn của Mỹ, thay vì tiếp tục giữ thế tiến công ngoại giao
trong hai năm 2010 và 2011 để hợp lực, hầu hết các nước ASEAN dường như
đều “nhận ra” chỗ đứng bên ngoài của mình trong bàn cờ chiến lược Mỹ –
Trung. Nhưng cách nghĩ đó là tiếp cận rất tai hại cho ASEAN, cho các
nước trong tranh chấp Biển Đông và cho Việt Nam.
Việt
Nam thấy rằng mình là bên thứ ba, muốn đứng ngoài những gì được cho là
không liên quan đến lợi ích của mình, sao trách được Kampuchea khi họ
hoàn toàn là người ngoài cuộc trong tranh chấp Việt – Trung, sao trách
được họ đã chọn lấy nước lớn, vì với bên thứ ba, hà cớ gì phải chọn bên
yếu hơn để mình mất đi lợi ích mà còn rước họa vào thân?
Việt
Nam xem mình là bên thứ ba, sao tránh được Singapore, Malaysia,
Indonesia sẽ là người ngoài cuộc khi mà tranh chấp ở bắc và trung phần
Biển Đông là của người khác, còn mình đã ở vị trí luôn được đồng minh
bảo đảm an ninh, nhờ tuyến lưu thông qua các eo Malacca, Sunda và
Lombok.
Các
nước ASEAN khác cũng có quyền lợi riêng tương tự, tùy vị thế của họ, mà
với tư cách bên thứ ba, Việt Nam không thể trông mong nhiều.
Trong
khi hối thúc Mỹ nhập cuộc thì trừ Philippines, các nước ASEAN, kể cả
Việt Nam, lại từng bước biến mình thành người ngoài cuộc trước bối cảnh
của khu vực và của chính mình, bằng những động thái thiếu thực chất.
Trước vai trò không thể né tránh của cường quốc, họ nuôi hy vọng chuyển
gánh nặng sang Hoa Kỳ, còn mình trở thành bên thứ ba, đi dây để hưởng
lợi.
Nhưng,
không giống các nước trong khu vực, Việt Nam vừa rất khác về quan hệ
với Trung Quốc và Hoa Kỳ, vừa sử dụng một chiến lược chú trọng chiều
rộng ngoại giao, thiếu chiều sâu chính trị và quân sự trong tương quan
với bên ngoài, nên khó mà hưởng lợi tương tự như họ.
Đối
với Mỹ, nếu Việt Nam cho rằng mình đứng ngoài chuyển biến chiến lược
chung, và cũng muốn họ thuần túy là bên thứ ba trong vấn đề giữa Việt
Nam và Trung Quốc để giữ sự hòa hiếu với phương Bắc, thì Hoa Kỳ sao phải
cố xem mình như người trong cuộc? Và theo đó, họ đương nhiên chỉ cần
can dự một cách tối thiểu về ngoại giao vì cho dù trên toàn cục, nhắm
đến tự do hàng hải và kiềm chế đối thủ, thì với những tranh chấp cục bộ
mà mình không có liên hệ đồng minh, họ cũng phải giữ sự hòa hoãn cho
riêng mình khi còn có thể.
Thế
giới ngày nay đầy những ràng buộc, và chúng đều tác động đến quyền lợi
và an ninh của từng quốc gia liên quan, tùy theo mức độ liên hệ. Nên dù
có cố dựa vào cái lợi ích và an ninh chung để thủ lợi cho mình, thì
cũng sẽ chẳng ai hy sinh quyền lợi và an ninh của họ để nhập cuộc nếu
bản thân người trong cuộc mà còn không dám vào cuộc.
Cái nhận thức kiểu trục lợi của nhiều nước ASEAN và Việt Nam là một vấn đề có hai khía cạnh. Một mặt, họ muốn biến nhân tố bên ngoài thành nhân tố bên trong nhưng lại chuyển nhân tố bên trong thành nhân tố bên ngoài. Điều đó hoàn toàn bất khả, vì vị thế trong hay ngoài, ngoài thế và lực, còn gắn liền với vị trí của mỗi đối tượng: cái có vị trí bên ngoài có thể mang vị thế bên trong, nhưng cái tại chỗ không thể dời khỏi vị trí ấy để thành cái bên ngoài. Mặt khác, dù muốn người ngoài cuộc giữ vị thế trong cuộc nhưng họ lại muốn kẻ đấy đứng ở bên ngoài chứ không có vị trí tại chỗ. Mà vị trí ấy, ngoài sự hiện diện về chính trị, kinh tế, còn phải đứng chân quân sự tại khu vực, tức có sự liên minh cơ hữu và hiện diện thường trực hay bán thường trực của đồng minh.
Như
vậy, cũng giống trường hợp nội lực và ngoại lực, quan niệm rạch ròi về
bên thứ ba nhằm tách khỏi thời cuộc mà mình vốn dĩ đã ít nhiều liên đới,
là không thấy được sự hàm chứa vị trí của nhau giữa các bên trong
từng quan hệ và tổng thể quan hệ, không thấy sự chuyển hóa giữa trong và
ngoài, tại chỗ và từ xa, bên này và bên kia, để hợp lực và củng cố vị
thế cho chính mình và cho các bên có cùng lợi ích.
Quan
niệm đó không những làm giảm hiệu năng đương cự của cả các chủ thể
trong khu vực lẫn từ bên ngoài, vừa có thể được vận dụng để thúc đẩy chủ
trương song phương mà phương Bắc kiên trì với từng nước nhỏ phía nam.
Vì
quyền lợi, các nước ít nhiều liên quan đều tìm cách xác lập vị trí bên
thứ ba, xem như cách để bảo toàn và thăng tiến nó. Nhưng kỳ thực, vai
trò ngoài cuộc ảo đó lại là yếu tố phá hoại chính quyền lợi mà họ muốn
bảo vệ.
Nhưng dù sao, đến đây, lại liên quan đến quyền lợi, hẳn có người vẫn chưa dứt được boăn khoăn về nó trong quan hệ đồng minh.
5. Quyến lợi trong quan hệ đồng minh ra sao? (2)
Quyền lợi của mỗi quốc gia và liên quốc gia không phải là cái bất biến và phi thời gian.
Tùy theo giai đoạn lịch sử, bối cảnh địa-chính trị và vị thế của mỗi
nước mà các quyền lợi ấy sẽ biến chuyển. Do vậy, đồng minh là quan hệ
luôn tồn tại cùng lịch sử loài người, nhưng các quan hệ đồng minh cụ thể lại là cái luôn thay đổi, dù ít hay nhiều, dù mau hay chậm, tạo nên sự đa dạng của loại liên hệ này.
Xem
quyền lợi của mình nằm ngoài tổng thể quyền lợi chung của đồng minh (đã
định hình hay tiềm tàng) đã là sai lầm. Lấy quyền lợi ấy làm cái bất di
bất dịch mà các quốc gia đồng minh phải đáp ứng đầy đủ và dưới mọi hoàn
cảnh, thì càng sai lầm hơn. Bởi, vấn đề không phải ở việc
cố định một lần về quyền lợi và đồng minh, mà là hòa hợp các quyền lợi
đó trong thế linh hoạt của mình trước các tình thế chiến lược ở mỗi thời
đoạn lịch sử, để phục vụ cho một quyền lợi tối thượng, là sự tồn vong
của dân tộc.
Các
trường hợp trong thế chiến thứ II, trường hợp Trung Quốc trong tương
quan với Liên Xô và Mỹ, trường hợp Đài Loan trong quan hệ với Hoa Lục và
Hoa Kỳ, chính là sự hòa hợp và linh hoạt đó. Các trường hợp gần gũi
khác cũng vậy.
Ở
thế kỷ trước, trong bối cảnh “bóng ma cộng sản” đang lan tràn, các nước
Đông Nam Á đã lập tức liên kết với nhau và liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ
để ngăn chặn. Đến khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, họ lại công khai
hất cẳng Mỹ khỏi khu vực. Thậm chí, khi nổi lên bốn con rồng châu Á,
trên khắp Đông Nam và Đông Bắc Á đã xuất hiện tâm lý bài phương Tây, đề
cao các giá trị châu Á với xu hướng gắn kết với Trung Hoa.
Cùng
thời kỳ, ngay cả đối với nước Nhật, cũng đã có ý kiến cho rằng sẽ hình
thành một khối liên kết với Trung Quốc để đối trọng với Mỹ và châu Âu.
Trên thực tế, đã có những xê dịch đầu tiên cho điều ấy khi quốc gia Tây
phương Đông Bắc Á này khởi động tiến trình thoát khỏi các căn cứ quân sự
Mỹ, mà cho đến chính phủ tiền nhiệm của Shinzo Abe vẫn còn loay hoay
toan tính.
Ấy
thế mà, vào lúc này, Singapore, quốc gia Đông Nam Á từng ồn ào nhất về
giá trị của châu lục và hô hào nhiều nhất cho một tiểu vùng không có Mỹ,
lại là nước sớm nhất và không ngớt lời, không nhỏ lời kêu gọi “đế quốc”
quay lại, đồng thời chấp nhận những đợt lưu trú không thường xuyên và
bán chính thức của lực lượng Hoa Kỳ, để ngăn ngừa từ xa và từ sớm người
bạn ít nhiều cùng chủng tộc và mới ngày nào còn cùng chung giá trị.
Phải
chăng họ kêu gọi Hoa Kỳ quay lại mà không biết rằng sẽ có những tác
động chính trị, xã hội cho đất nước mình? Phải chăng Nước Mỹ quay lại mà
không biết rằng họ đã từng hất mình đi khi xong việc?
Rồi
thêm, giới nắm quyền ở Phnom Penh hiện nay quay lưng lại đồng minh mà
họ hàm ơn việc thoát khỏi nạn diệt chủng, để đi với đồng minh mới – vốn
là kẻ đầu trò từng đẩy đất nước vào cảnh gần như diệt vong – chẳng phải
là kẻ xa lạ hay các thế hệ sau, mà cũng chính là những con người của
cuối thập niên 1970 nặng tình với Việt Nam.
Xung
quanh là thế. Chỉ có Việt Nam, đứng trước kẻ đe dọa “trực tiếp và nguy
hiểm nhất” đối với chủ quyền biển, trong tình thế cấp bách, là cứ mãi
tính toán cho trọn vẹn, tròn trịa mọi thứ quyền lợi, kể cả những cái
hoàn toàn nằm ngoài phạm trù quốc gia-dân tộc.
Khi
đặt quyền lợi trong quan hệ đồng minh, mấu chốt không phải là tiêu chí
về một sự bảo đảm hoàn hảo cho nó suốt cả quá khứ, hiện tại, tương lai,
và bất biến trong mọi tình huống, là điều chỉ có trong bối cảnh tương tự
như điều kiện lý tưởng của môi trường thực nghiệm khoa học tự nhiên; mà
cốt yếu là quyền lợi đó như thế nào và được xét ra sao, trong từng bối
cảnh lịch sử-cụ thể. Theo đó, có hai vấn đề cần giải quyết:
- Đâu là quyền lợi quyết định trong số những quyền lợi có chung với các bên tương tác, để từ đó xác định đồng minh: có xác lập đồng minh hay không và những đồng minh nào là khả dĩ, loại đồng minh nào đi với đối tác nào…
- Theo diễn biến lịch sử và chiến lược, quyền lợi riêng và quyền lợi chung sẽ biến chuyển như thế nào, từ đó mà thẩm định (các) liên hệ đồng minh
đã có và hướng xử trí tiếp theo: tách đồng minh cũ, tạo đồng minh mới
(hoặc không), hay thay đổi nội dung, hình thức của liên kết đã có và sẽ
có.
Như
vậy, ở tầm chiến lược, đối diện với bất kỳ quốc gia nào cũng không thể
nhận thức quan hệ đối tác hay đồng minh bằng câu chữ tuyên truyền hoặc
khái niệm đạo đức[3]. Cũng không phải tạo lập đồng minh là thụ động, để đồng minh quyết định thu nhận và sắp đặt quan hệ cho mình, càng không phải là dựa dẫm một chiều để phải nơm nớp lo đến ngày mình sẽ bị bỏ rơi hay bỏ rơi người khác. Ngược lại, chính mình phải chủ động xác lập và điều chỉnh các quan hệ đối tác và đồng minh trên cơ sở tương thích quyền lợi và điều kiện lịch sử. Do sự tương thích và điều kiện đó, nên đồng thời, liên hệ đồng minh cũng không phải là cái chủ quan, muốn có hay muốn không mà được, không phải là cái muốn đeo bám thì đeo, muốn bỏ rơi thì bỏ.
Một
đồng minh trên cơ sở địa lý hay dân tộc, thể chế hay quân sự, một khi
đã không muốn giữ tương tác như giữa các đối tác bình đẳng, mà chuyển
thành quan hệ giữa người khuất phục và kẻ bị khuất phục, thì phía yếu
hơn chỉ có một con đường để tránh họa nô lệ, là từ vị thế của mình mà
xác lập các quan hệ ngoại biên khác nhằm đương cự lại, chứ không thể
viện dẫn tình nghĩa quá khứ hay chính nghĩa cao đẹp mà giữ được độc lập
và chủ quyền. Lịch sử các dân tộc không hề thiếu dẫn chứng về sự xoay
chuyển này.
Đồng
thời, một bên của liên minh cơ hữu hay đồng minh giá trị, khi vẫn có
chung quyền lợi, chung các giá trị thực chất, và vẫn giữ vị thế mà tương
tác chung cần đến, thì đối tác của nó, dù lớn mạnh hơn cũng không thể
rời bỏ. Trở lại các ví dụ gần gũi, ta sẽ thấy.
So
với tiềm năng khổng lồ của Hoa Lục, Đài Loan không là gì, vậy sao Hoa
Kỳ không buông hẳn để đổi lấy niềm tin chiến lược của đối tác lớn về sự
chân thành đối với chính sách một nước Trung Hoa? Vào năm 1979, khi căng
thẳng chiến tranh lạnh lên cao do sự can dự của Liên Xô vào nội tình
Afghanistan, trong hoàn cảnh cần định hình một mặt trận thống nhất giữa
Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc để chống lại, nước Mỹ vẫn đi
trước một bước để giữ vững cam kết đồng minh với Đài Loan. Tháng Tư
1979, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) có hiệu lực,
nhìn nhận quan hệ thực tế với Đài cùng với các điều khoản nhằm giúp nơi
này tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời cho phép can thiệp quân sự nếu
hòn đảo bị tấn công.
So quan hệ tay ba Mỹ – Trung – Nhật trên bình diện chung hay trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, cũng tương tự như thế.
Cái
mà Hoa Kỳ không thể buông rơi quan hệ đồng minh với Đài Loan và Nhật
Bản không phải chỉ là vị trí địa lý của họ. Nhìn sang Myanmar để so thì
điều đấy quá rõ. Nước này có vị trí quan trọng với cả Trung Quốc, Ấn Độ
và Hoa Kỳ, lẫn với các nước Đông Nam Á giáp giới, nhưng không vì thế mà
Mỹ muốn có họ bằng mọi giá. Chỉ sau khi Naypyidaw có những bước đi vững
chắc từ bỏ nền độc tài quân sự, quan hệ thân thiện hơn mới được xác lập.
Từ đó có thể thấy, dù là nước nhỏ và yếu hơn trong quan hệ đồng minh hay trong thế trận chiến lược, thì vấn đề là ở chỗ nước đó như thế nào và có gì để đồng minh hay đối tác phải giữ lấy,
chứ không phải chỉ tìm kiếm sự an toàn (đối với mối đe dọa và với nguy
cơ bị bỏ rơi) bằng cách cho rằng mình có thể nằm ngoài quan hệ và thế
trận ấy mà “khai thác” nó cho lợi ích riêng.
6. Tránh né quan hệ đồng minh, được gì?
Dù không muốn tạo quan hệ đồng minh, có đúng là Hà Nội chủ trương “trung lập” bằng chính sách “ba không”?
Không
kể lịch sử từ năm 1954 đến khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã,
không kể Hội nghị Thành Đô năm 1990 mở ra một giai đoạn đồng minh mới
với phương Bắc, Việt Nam hiện nay cũng chưa bao giờ ngừng theo đuổi
chính sách liên kết, ngấm ngầm và có chọn lọc.
Trước
đe dọa ẩn tàng về một vùng biển bị xâu xé khi các thế lực dồn về Biển
Đông để ngăn chặn Trung Quốc, Hà Nội đã chủ động, đi trước, nhằm xoay
chuyển chính tình thế đó theo hướng có lợi. Đồng thời với việc đẩy mạnh
giao lưu với hải quân các nước tại các hải cảng của mình, Việt Nam cũng
tăng cường chia sẻ nguồn lực biển với các quốc gia thân hữu để họ hiện
diện tại Biển Đông. Đây là đối sách sáng tạo và đúng đắn, chỉ có điều,
với mặt thứ nhất, đó chỉ là những liên hệ phi quân sự và thuần túy về
chiều rộng; với mặt thứ hai, đã nhầm lẫn đối tượng để hướng đến, bởi vẫn
đứng trên sự lựa chọn cảm tính.
Trọng
tâm đầu tiên của Hà Nội là New Delhi, vốn là người bạn luôn dành ủng hộ
cho Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, và cũng là một bên
xung khắc trên bộ với Trung Quốc, nay lại bị đe dọa lấn sân ở Ấn Độ
Dương. Trong tương lai, việc Ấn Độ khai triển đối ứng tại vùng biển phía
nam của Hoa Lục là khả dĩ. Và chính Việt Nam đã thúc đẩy điều đó bằng
việc liên tục đưa ra các đề nghị thăm dò, khai thác dầu khí. Hà Nội muốn
đặt quyền lợi kinh tế vào tay New Delhi để họ phải bảo vệ nó, qua đó mà
can dự sâu hơn vào vùng biển này. Xa hơn một bước, Việt Nam đã mời hải quân Ấn “ướm chân” tại vịnh Nha Trang[4], nơi mà cho đến gần đây, không một tàu quân sự của quốc gia nào khác được tiếp cận[5].
Dù
vậy, ngoài những tuyên bố mang tính ngoại giao như các đối tác khác về
tự do hàng hải và an ninh khu vực, phía Ấn cũng công khai rõ về giới hạn
vai trò của mình. Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại
ASEAN – Ấn Độ ở New Delhi (20-21/12/2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nước chủ nhà hậu thuẫn ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid lại cho rằng chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước tranh chấp. Trước đó, trong cuộc họp báo vào tháng Tám 2012, Tư lệnh hải quân Ấn, Đô đốc Nirmal Verma cho biết,
dù có sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ cùng với việc Trung Quốc
tăng cường sức mạnh và quyết đoán hơn trên biển, lợi ích hải dương của
Ấn Độ vẫn ở khu vực từ eo Malacca đến Vùng Vịnh, kéo dài xuống mũi Hảo
Vọng. Ông nói thêm, Ấn sẽ không tích cực triển khai quân sự ở Biển Đông,
đồng thời cho rằng dù có tranh cãi, các bên ở vùng biển này vẫn phải
bảo đảm cho thông thương quốc tế.
Không
phải New Delhi co thủ, mà là Hà Nội đã tính toán quá đà. Các nhà làm
chiến lược của Việt Nam muốn “đi tắt đón đầu”, “đốt cháy giai đoạn”
trong khi chưa phải lúc để Ấn Độ trực tiếp can thiệp ở vùng biển Đông
Nam Á. Họ vẫn đang theo đúng “lịch trình” hữu dụng, là trước mắt, cần
tập trung cho khu vực vịnh Bengal và biển Andaman như là chiến lược hữu hiệu để chốt chặn
một đầu Biển Đông, ở nơi vừa cách không xa Malacca, vừa trực diện với
kênh Kra dự phóng. Đối sách này còn là sự phân bố lực lượng hợp lý khi
mà ngoài 60 phần trăm hải quân Mỹ sẽ tập trung cho châu Á-Thái Bình
Dương, vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á lại có một trục liên hoàn Nhật
– Phi – Úc, trong khi tại Ấn Độ Dương, ngoài lực lượng Mỹ có thể sẽ
giảm bớt, chỉ có hải quân Ấn thường trực.
Đối
với Nga, Việt Nam cũng có sai lầm tương tự. Con át chủ bài Cam Ranh
luôn được bắn tin là rộng cửa mở cho Nga. Sau khi thông qua Luật Biển
(21/06/2012) và tình hình căng thẳng quanh “Tam Sa”, trong chuyến thăm
đồng minh khắng khít một thời (26-30/07/2012), Chủ tịch Trương Tấn Sang
đã mở lời về Cam Ranh, cùng với khẳng định thuận lợi của Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã lập tức bác bỏ khả năng này.
Nga
đã giữ im lặng trong lúc Biển Đông sôi động nhiều năm qua. Lần đầu lên
tiếng của họ lại là quan điểm có lợi cho sự tự tung tự tác của Trung
Quốc dưới chiêu bài quen thuộc của giới ủng hộ sự độc tài quốc gia và
quốc tế: chống can thiệp. Khi tình hình Scarborough đang căng thẳng,
ngày 20/05/2012, Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev, nói rằng lập trường chính thức
của nước ông là phản đối can thiệp của nước ngoài vào Biển Đông, vì đó
là chuyện nội bộ của các nước có tranh chấp mà cả Mỹ và Nga đều không
liên quan. Lần thứ hai lên tiếng của họ là mới đây, sau khi Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines… đều ít nhiều chỉ trích Trung Quốc trong vụ
đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, thì duy nhất một lần vào ngày
16/05/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga mới cất tiếng, thể hiện
thái độ tuyệt đối đứng ngoài, theo công thức ngắn gọn có sẵn, kêu gọi kiềm chế và hy vọng hai bên đàm phán hòa bình.
Khách
quan mà nói, về mặt chiến lược và lợi ích quốc gia, Nga không sai, mà
là Việt Nam đã lượng định không đúng. Trong khi điều tiên quyết đối với
Moscow trước khi có thể chuyển hướng, là củng cố và giành lại không gian
hậu Xô Viết trong chừng mực có thể, thì Hà Nội lại muốn họ quay về Đông
Nam Á. Nước Nga thời Putin chỉ tận dụng thế mạnh dầu khí và vũ khí nhằm
lấy lại vị thế về kinh tế và chính trị phục vụ cho mục tiêu vừa nói. Họ
hiện là thế lực duy nhất trên thế giới vừa là “lái dầu” vừa là “lái
súng” tầm cỡ. Với họ, Việt Nam cũng chỉ là một bên hợp tác về dầu khí và
là khách hàng lớn về vũ khí, như mọi đối tác loại này của họ, kể cả
Trung Quốc. Nên với hai bên tranh chấp, họ có thể hữu nghị và nhận tiền
mua bán từ cả hai, mà không thể nào “thiên vị” cho một bên. Đó là chưa
kể, Trung Quốc là đối tác có vị thế và tiềm lực mà họ cần đến, nhiều hơn
là điều tương tự có ở đối tác nhỏ hơn[6].
Vậy mà nước Việt đương thời vẫn mãi lấy tiêu chí “thủy chung” để hy
vọng vào một thế lực thân Việt Nam nhất hiện diện ở Biển Đông, vừa để
kiềm chế Hoa Lục vừa để cân bằng với Hoa Kỳ[7].
Tất
nhiên, về chiến thuật ngoại giao, Hà Nội nói rằng tàu của thân hữu vào
Nha Trang hay Cam Ranh để thăm hữu nghị hay nhận dịch vụ hậu cần. Nhưng
về toan tính chiến lược, khoảng cách giữa căn cứ sửa chữa quân sự và căn
cứ quân sự chẳng có gì xa xôi, vấn đề chỉ là có đi đến nhất trí và đạt
được thỏa thuận đằng sau những ngôn từ ngoại giao hay không. Với Ấn và
Nga, lời đáp từ phía họ là không.
Việc
nhắm đến Ấn và Nga không phải chỉ vì những tương đồng dễ thấy, mà còn
bởi đây là những thay thế sáng giá nhất cho Nhật và Mỹ, là những đối tác
sẵn lòng tạo thế liên minh hơn.
Đối
với Nhật, truyền thống cương cường, sự hào phóng, nhanh nhạy, chủ động
hỗ trợ nước nhỏ, cùng với vị trí địa lý rất thuận lợi khi cơ động vào
vùng biển Đông Nam Á, chỉ thua Ấn ở mỗi nền quốc phòng còn bị ràng buộc
bởi một hiến pháp thuần phòng vệ (mà thực tế đang tiến đến tháo gỡ),
cũng không khiến Hà Nội đặt nặng hơn Ấn.
Khi so với Nga, Hoa Kỳ cũng tương tự vậy, trong khi đây là quốc gia duy nhất đủ sức và sẵn sàng
đối trọng, điều phối các liên hệ đa quốc nhắm vào các thách thức quốc
tế. Họ đương nhiên không phải là đối tác duy nhất trong chiến lược kiềm
chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng là đối tác khả dụng nhất và quyết định nhất.
Lẩn
tránh đồng minh khả thi để theo đuổi đồng minh bất khả thi là thực chất
và đích đến của chiến lược phi liên kết của Việt Nam.
Chối
bỏ quan hệ đồng minh trên lý thuyết nhưng thực tế lại huy động và trông
chờ sự can dự rộng rãi, cũng như vận động sự hiện diện có chọn lọc của
các thế lực khác, là đối sách mà Hà Nội cho là hữu hiệu nhất. Nó vừa
tránh công khai liên kết để không kinh động đến Bắc Kinh, vừa bảo toàn
được các quyền lợi “ý thức hệ”, vừa có được các liên hệ rộng cho sự ủng
hộ ngoại giao, vừa tạo quan hệ thực chất với những đối tác đặc biệt
riêng có để nhận sự hậu thuẫn chính trị và quân sự, vừa tranh thủ được
thời gian để tăng cường thực lực.
Trong
số đó, chỉ có mục tiêu về các quyền lợi phi quốc gia-dân tộc là đạt
được. Ngoài ra, tất cả đều dừng lại ở mức chung chung (đối với bên
ngoài) hoặc chưa thể đạt mức cần thiết (đối với thế và lực bên trong).
Mục
tiêu kiềm chế Trung Quốc đã không đạt được, ngoài khoảng thời gian
2012-2013 có sự êm thắm tạm thời. Nhưng thật ra, đó cũng là hai năm mà
Bắc Kinh triển khai thành công đối sách phân hóa ASEAN, và cũng thành
công khi đẩy Hà Nội sâu vào thế tự tin, cả trong quan hệ với Trung Quốc[8] lẫn trong chính sách “phi liên kết”. Phần mình, họ không ngây thơ tin vào chủ trương “trung hòa” giữa các thế lực của Hà Nội.
Mục tiêu nhắm đến các quốc gia thân hữu đã không đạt được, ngoài sự lên tiếng hết sức chừng mực.
Mục
tiêu đối với các đối tác chiến lược đủ loại khác cũng đã không đạt
được, ngoài những tiếng nói ngoại giao đề cập đến khía cạnh có liên quan
đến trật tự toàn cầu.
Kết quả:
-
Đối với Việt Nam, khi vô sự là những giao dịch tiền bạc và ca tụng ngoại
giao, khi hữu sự là sự cô độc về lực lượng và hành động.
-
Các ngỏ quan trọng quanh rìa đông nam biển Đông Nam Á đã được “đón
lỏng”, từ sự quyết đoán trong thế liên minh của các quốc gia. Ngoài Nhật
Bản ở rìa cực bắc, quay mặt vào Biển Đông và dễ tiếp cận Hoàng Sa,
Trường Sa là chuỗi các căn cứ hải quân và không quân tại Philippines,
nay đã được trao quyền sử dụng cho Hoa Kỳ. Cực nam là các cơ sở quân sự
tại Úc, đất nước đang ngày càng ra mặt ủng hộ đồng minh. Tây nam là eo
Malacca mà cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều không bao giờ sao nhãng. Cực tây là
chuỗi căn cứ của Ấn tại hai quần đảo Andaman và Nicobar.
-
Không kể phần dọc theo Trung Quốc, rìa tây Biển Đông, đồng thời cũng là
mạn đông kéo dài suốt Việt Nam, là vùng duy nhất hở sườn, mà Hải Dương
981 và Nam Hải 9 đang giúp phô bày.
-
Mối liên kết đa quốc ở rìa đông nam Biển Đông vừa đủ khả năng tập hợp
thêm lực lượng mà cũng đủ sức bảo vệ sự thông thương, khi cần. Sự phi
liên kết ở rìa tây thì đang trực diện với nguy cơ bị cướp đoạt tài
nguyên và ngư trường, mà chính quyền sở tại không thể bảo đảm điều tối
thiểu là sự an toàn sinh kế của người dân nước mình.
Rõ ràng, trong đối sách với phương Bắc, thực tế đã hiển hiện: chần chừ chỉ có chết.
7. Chần chừ chỉ có chết: lời kết không cần đặt dấu hỏi
Tất nhiên, tới đây, Việt Nam vẫn cần thực hiện các đối sách một cách khôn khéo, nhưng điều đó không thể theo lối cũ được nữa.
Trong
những ngày này, Hà Nội đã nhanh chóng thể hiện chiều hướng liên kết với
Manila, cũng như có động thái mới với Washington. Nhưng định hướng ấy
cần tiếp tục đi vào chiều sâu và thực tế, chứ không thể dừng lại ở mức
dùng quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia có thể liên minh khác như một
phương tiện để giữ lấy quan hệ đồng chí với Hoa Lục.
Với
nước lớn, không bao giờ muộn khi có thêm đồng minh. Nhưng với nước nhỏ,
sẽ quá muộn khi các ưu thế tuột vào tay người khác, trong khi nó có thể
đã là thế và lực mới của mình nếu không chần chừ.
Thời điểm mà Hà Nội không còn thể đi dây hữu hiệu nữa, nay đã đến.
Thời
điểm của cục diện Philippines có thể sẽ đến khi họ nổi lên như tác nhân
chính thay cho Việt Nam, bởi họ vừa là bên chủ động pháp lý kiện Trung
Quốc, vừa là nhân tố quân sự tích cực trong kế hoạch cân bằng chiến
lược, vừa là chủ thể chính trị đi đầu, dứt khoát và mạnh mẽ đấu tranh
với các hành động thay đổi nguyên trạng Trường Sa từ phương Bắc. Với vai
trò đó, sự hậu thuẫn của đồng minh và quốc tế sẽ tập trung cho họ.
Thời
điểm mà Đài Loan xác quyết vị thế của mình trong tranh chấp có thể sẽ
đến nếu họ được sự ủng hộ để trở thành một bên của tiến trình COC.
Thời
điểm mà Hoàng Sa và Trường Sa, với tư cách yếu tố độc lập tương đối,
chi phối lại các chủ thể tranh chấp cũng đang đến khi Trung Quốc đẩy
mạnh phát triển “Tam Sa” và (có thể) hải đảo hóa những nơi đã cưỡng đoạt
ở Trường Sa.
Trong
viễn cảnh đó, nếu Việt Nam tiếp tục thụ động với những chủ trương như
hiện nay, thì khả năng Biển Đông bị xâu xé cũng sẽ đến, vì thế giới sẽ
không để Trung Quốc độc chiếm vùng biển này. Khi ấy, Hà Nội khó mà lại
chuyển hung thành kiết được nữa. Một khi các liên minh trong vùng chính
thức định hình và hiện diện đầy đủ ở những điểm xung yếu mà không có
Việt Nam, với những trải nghiệm trong quan hệ với Hà Nội, có phần chắc
các nước này cũng sẽ buông đầu dây phía họ, như Bắc Kinh đã vừa buông.
Trước
việc Bắc Kinh dùng hệ thống giàn khoan làm công cụ xâm lược biển, duyên
hải phía đông đang phơi ra như một khoảng trống quân sự mà Việt Nam sẽ
không thể tự mình lấp đầy. Hà Nội không nên hy vọng rằng việc tập trung
của các thế lực khác ở những nơi khác quanh Biển Đông sẽ khiến Hoa Lục
quay sang đối phó, từ đó mà xuống thang với láng giềng phương Nam. Thực
tế trước nay là, dù vẫn đối ứng với thế lực lớn, họ sẽ lấy những thế lực
nhỏ, yếu làm mục tiêu hàng đầu.
Để
hóa giải sự thất thế đó, kiện ra tòa án quốc tế, một khi Hoa Lục không
thừa nhận, sẽ vô hiệu đối với họ. Nhưng cũng chính vì thế, giải pháp
pháp lý này trở thành một giải pháp chính trị và ngoại giao hữu hiệu mà
Hà Nội không nên chần chừ, thay vì việc chọn tâm điểm là sự vận động ngoại giao tràn lan, thiếu hiệu quả.
Giải
pháp chính trị hàng đầu là bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, thì đang bị Bắc
Kinh hủy hoại ngay từ trong tiến trình ỳ ạch của nó, bằng cách trì hoãn
và dùng sức mạnh tạo nên hiện trạng mới có lợi cho mình. Họ đang đi
trước nhiều bước để một khi COC hình thành, sẽ phải ghi nhận sự xâm thực
đó bằng tiêu chí giữ nguyên hiện trạng.
Cùng
lúc, trung tâm chính trị hàng đầu cho việc xử lý tranh chấp, là ASEAN,
cũng bị Hoa Lục phân hóa và tự phân hóa, bị trói tay và giảm hiệu năng
bằng nguyên tắc đồng thuận cả khối.
Giải
pháp kinh tế chống Trung Quốc, sẽ không ai tính đến chừng nào Hoa Lục
còn chưa tấn công quân sự trên diện rộng nhắm vào đồng minh của các thế
lực lớn.
Còn
lại là giải pháp quân sự, cũng sẽ không ai tính đến với tư cách là hành
động đối ứng cho sự xâm thực phi quân sự hoặc trấn áp cục bộ của Trung
Quốc. Thế nhưng, nó luôn được tính đến với tư cách phòng vệ và răn đe từ
xa, vừa để ngăn ngừa xung đột vừa tạo đủ lực cho xung đột, nếu buộc
phải vậy. Sự răn đe đó, một nước nhỏ, yếu cả thế và lực không thể một
mình mà làm được, không thể vài năm hay chục năm mà làm được, trong khi
nguy cơ thì chực chờ ngay trước mắt.
Dù
sao, với tất cả những điều trên, để giữ môi trường hòa bình của mỗi
nước, của khu vực và thế giới, hướng chiến lược cần theo đuổi vẫn là
ASEAN thực hiện vai trò trung tâm chính trị, kiên trì với COC, song hành
cùng giải pháp pháp lý ở mỗi quốc gia và trong thế liên minh[9].
Đồng thời, tổ chức này cũng cần trở thành trung tâm quân sự của tiểu
vùng để hoàn thiện vị thế của một bên đối tác, trực tiếp chịu trách
nhiệm về an ninh của chính mình. Phần Hoa Kỳ, với vai trò của đồng minh
trụ cột, là người điều phối về chính trị, ngoại giao, quân sự với các
thế lực trong và ngoài vùng có can dự, và là lực lượng quân sự tối hậu
làm rào chắn cuối cùng, mà các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc cần
liên kết.
Việt
Nam không thể nằm ngoài thế chiến lược chung đó mà nghĩ rằng vừa duy
trì được mọi quan hệ tốt đẹp, vừa tự một mình bảo đảm được hòa bình, chủ
quyền và an ninh, trong cái thế trọng sức mạnh mà Hoa Lục đã đặt mọi
phía vào đó.
Ngoài
nội lực cần một quyết tâm chính trị cao nhất mới có thể tạo đà phát
triển trọn vẹn, không thể giữ được chủ quyền và nền độc lập bằng sự đơn
thương độc mã của chính nghĩa suông và ngoại giao câu chữ. Nghĩ rằng có
thể thắng Trung Quốc nhờ mặt trận lòng người mở ra bên trong nó và trong
lòng nhân dân thế giới, như đã từng làm với nước Mỹ, là điều tuyệt đối
không tưởng. Hoa Lục toàn trị của thế kỷ XXI không phải là Hoa Kỳ dân
chủ của thế kỷ XX để mà phải chịu áp lực của công luận trong và ngoài
nước và chịu sự phán xét trực tiếp của người dân nước mình.
Một
khi nội lực chỉ là sự hô hào mà không được thực tế hóa bằng những
chuyển biến triệt để và toàn diện, một khi chính nghĩa và ngoại giao còn
chưa được vật chất hóa bằng sức mạnh của sự liên kết đúng đối tượng,
thì chỉ là tự ta đang vô hiệu hóa mình bằng công cụ tuyên truyền.
15/05 – 30/06/2014
© 2014 Lê Tuấn Huy & pro&contra
[1]
Sau khi không thống nhất giá mới với Việt Nam, Nga không tiếp tục thuê
Cam Ranh. Nhưng hai bên đồng ý để lưu trú lại một tổ thu thập tín hiệu
vô tuyến hướng ra Biển Đông, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, duy trì đến
năm 2002.
[2] Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác, nhưng qua đối chiếu, có thể đó là cuộc gặp được nhắc đến trong một bản tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ vào tháng Hai 2008.
[3] Kiểu như “tình hữu nghị là tài sản quý báu”, “người bạn thủy chung”…
[4]
Chuyến thăm Nha Trang và Hải Phòng của tàu INS Airavat (19-22/07/2011)
là kết quả chuyến đi trước đó của Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến đến
Ấn. Hải trình này đã khiến phương Bắc khó chịu và phản ứng theo kiểu của
họ: trên đường về, ở Biển Đông, INS Airavat nhận được tín hiệu vô tuyến
từ tàu không được nhận dạng của Trung Quốc, yêu cầu tàu Ấn xác định danh tính và lý do hiện diện trong vùng biển “của họ”.
[5]
Cập nhật: Vừa mới đây, ngày 24/06/2014, tàu vận tải nặng USNS Cesar
Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã từ Philippines vào neo tại vịnh Nha Trang trong 15 ngày, để Công ty TNHH một thành viên nhà máy đóng tàu Cam Ranh bảo dưỡng.
[6] Cách đặt vấn đề tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông,
là nhầm chủ thể. Mức độ xung khắc và xung đột giữa họ với nhau trong
quá khứ khiến Kremlin thừa biết Trung Quốc là như thế nào. Mà các chiến
lược gia Trung Nam Hải hẳn cũng đủ tầm để lượng định về các thế lực trên
thế giới, và biết rằng họ không trông chờ sự hậu thuẫn của Nga. Câu hỏi
“tại sao” ấy nên được đặt ra với Việt Nam thì đúng hơn.
[7] Cập nhật: Sau hợp đồng dầu khí 400 tỷ dollar
Tổng thống Putin đạt được tại Bắc Kinh vào hạ tuần tháng Năm 2014, chỉ
với việc ba tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sau hải trình công vụ ở
Ấn Độ Dương trở về, ghé vào Cam Ranh ba ngày (17-20/06/2014) để nhận
dịch vụ hậu cần, mà Đại sứ Việt Nam tại Nga đã lại lập tức lên tiếng mời Nga ưu tiên sử dụng Cam Ranh.
Và chỉ vài ngày sau, Đặc sứ của Chính phủ được gửi sang để hội đàm với
đại diện Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, mở lời ủng hộ họ trong vai
trò tại châu Á-Thái Bình Dương. Câu trả lời của họ vẫn là công thức về “nguyên tắc không can thiệp” và đàm phán hòa bình giữa các bên tranh chấp.
[8]
Sự tự tin về sự gần gũi này vừa được thể hiện, vừa là kết quả từ các
chuyến thăm liên tục của lãnh đạo hai nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
thăm Trung Quốc, 11-15/10/2011. Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm Việt Nam,
20-22/12/2011. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc,
19-21/06/2013. Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, 13-15/10/2013.
[9] Ý kiến về một liên minh pháp lý Việt Nam – Nhật Bản – Philippines nên được chú ý thích đáng.
2256. Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh?
22-05-2014
Lâu nay, đôi khi các học giả chẳng cần viết cụ thể cái ý thức hệ mà Việt Nam và Trung Quốc “có chung” là cái gì, hầu ai như cũng hiểu đó là “ý thức hệ XHCN”, hay “lý tưởng cộng sản”. Và hầu như ai cũng tin đó là sợi dây liên kết chặt chẽ chóp bu hai nước, là sợi xích trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay.
Nhưng, nếu chịu khó nghiền ngẫm từ sự thật lịch sử quan hệ giữa các quốc gia tuyên bố theo CNCS – xây dựng CNXH, sẽ thấy bản chất hoàn toàn không phải vậy:
Các nhà nghiên cứu chính trị biết rõ, lý tưởng CS hay XHCN không bắt nguồn từ Mác và Ănghen – vẫn được coi là hai ông tổ của phong trào công nhân thế giới. Nó bắt nguồn từ trước đó, do một số triết gia Âu châu khởi xướng, vẫn được gọi là lý thuyết, tư tưởng, trào lưu hay chủ nghĩa “cộng sản không tưởng”, khi Âu – Mỹ bắt đầu thời đại ồ ạt công nghiệp hóa, với thực tế bần cùng lao khổ của công nhân, trong khi giới chủ ngày càng quá giàu sang. Giảm thiểu, hoặc loại trừ bất công – cái lõi của lý tưởng cộng sản – là ý tưởng không tệ, nếu không nói là tốt đẹp (tuy nhiên, hiểu “thế nào là công bằng?”, cần cả chuyên đề, xin bàn ở một dịp khác). Trên thực tế, có nhiều phương cách để giảm thiểu bất công, chênh lệch giàu nghèo phi lý, cũng như nỗi cơ cực của công nhân.
Cũng trên thực tế, các chính khách nắm quyền, dù cộng sản ở khối XHCN, dân chủ xã hội ở nhiều nước châu Âu, thậm chí cả Dân chủ hay Cộng hòa ở Hòa Kỳ… có khuynh hướng thực thi công bằng xã hội, đã vận dụng khác nhau trong quản lý, điều hành kinh tế – xã hội, cho kết quả hoàn toàn khác nhau.
Mác và Ănghen, cũng như người được coi là kế thừa là Lê Nin, phê phán CNCS không tưởng, chủ trương xây dựng CNCS mà họ gọi là “khoa học”, tạo lập công bằng bằng thiết lập chuyên chính vô sản, với đặc trưng độc tài, đề cao bạo lực, tước đoạt tài sản của người giàu, tiêu diệt giới chủ, tiêu diệt tư tưởng đối kháng, thậm chí tiêu diệt mọi khác biệt (kể cả quần loe, tóc dài như thuở nào). Tuỳ mức độ, nước Nga xô viết sau Cách mạng tháng Mười -1917, kế đó là Liên Xô, rồi một loạt quốc gia Đông Âu – nơi giới chức cầm quyền được Maxcova đặt lên “ngai vàng” sau Thế chiến 2, cũng như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Cămpuchia thời Polpot và Lào đều thiết lập chuyên chính vô sản.
Cuối thập niên 1950 – đầu 1960, Liên Xô muốn “xưng đế” trong trào lưu cộng sản thế giới, nhiều lần triệu tập đại diện các đảng cộng sản và công nhân thế giới đến Maxcova để “tập huấn” xây dựng CNXH theo khuôn mẫu Liên Xô. Trung Quốc, vốn khúc mắc với Liên Xô từ khi ĐCSTQ mới thành lập năm 1921 – phải tranh giành quyền lực với ba thế lực khác khi đó, trong đó có Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, vì Liên Xô giúp Tưởng vũ khí, lương thực, chỉ “chi viện” ĐCSTQ sách báo Mác – Lê, đã ra mặt bài xích Maxcova là “bọn xét lại hiện đại”. Bắc Kinh bất thần phục Maxcova và cũng muốn “xưng đế” trong trào lưu cộng sản thế giới, với các chư hầu Rumani, Anbani, Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, Nam Tư dưới thời Tito, vốn tự giải phóng bằng chiến tranh du kích trong Thế chiến 2 (không phải nhờ Hồng quân Liên Xô như hầu hết các quốc khác ở Đông Âu), cũng chẳng chịu “vâng dạ” Maxcova, mặc dù cũng tuyên bố xây dựng CNXH (Liên bang CHXHCN Nam Tư), bị Maxcova tẩy chay, vu là “xét lại”, đành tranh ngôi “bá” trong Phong trào không liên kết. Hai thập niên 1960 – 1970, Hà Nội, trong nỗ lực khôn khéo của Hồ Chí Minh, không muốn mất lòng ai giữa cuộc tranh hùng Maxcova – Bắc Kinh, vẫn âm thầm tôn thờ Maxcova là Tổ quốc của Lê Nin, cội nguồn của CNCS, thành trì và khuôn mẫu của CNXH, nhìn Bắc Kinh như một kẻ dị hợm.
Nhân sự kiện Đại cách mạng văn hóa quái gở và tệ hại ở Trung Quốc thời kỳ 1966-1976, nhiều học giả Tây phương muốn tìm hiểu, giải mã điều gì tạo nên tính cách của họ Mao và động cơ xách động vụ này. Mới hay, Mao luôn dèm pha sách vở Mác – Lê, chỉ hâm mộ tiểu thuyết Tàu nói vể giang hồ tranh bá đồ vương.
Năm 1979, Trung Quốc bất ngờ xâm lăng, tàn sát nhiều vạn quân dân Việt ở biên giới phía Bắc, ĐCSVN ra nghị quyết, nhận định: “Từ khi thành lập, thực chất ĐCSTQ chưa bao giờ là một ĐCS chân chính. Lập trường của ĐCSTQ vừa qua là phản động, phản bội” (kể cũng lạ, chưa bao giờ là ta, sao lại dùng chữ “phản bội”?). Thời gian Mao trị vì, ĐCSTQ rẻ rúng lý thuyết Mác – Lê, ca tụng và ra sức truyền bá tư tưởng Mao ra thế giới. Thời họ Đặng, ĐCSTQ tung hô tư tưởng Đặng, hô hào xây dựng CNXH “đặc sắc Trung Quốc”, Mác – Lê chìm vào dĩ vãng, vật vờ che chắn lợi ích nhóm của chóp bu.
Nhưng sự kiện “động trời” CNXH và trào lưu cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bất ngờ sụp đổ, tan rã cuối thập kỷ 1980 – đầu 1990 làm Bắc Kinh và nhất là Hà Nội quá hoảng hốt. Bất chấp hiểm họa thường trực Bắc Kinh bành trướng, bất chấp vụ Bắc Kinh xua quân đánh cướp đảo Gạc Ma – 1988, xương máu 64 bộ đội VN chưa kịp phôi pha, đầu tháng 9 -1990, chóp bu VN, do TBT Nguyễn Văn Linh và cố vấn Phạm Văn Đồng dẫn đầu (Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã bí mật chủ động liên lạc cầu thân trước đó với Đại sứ Tàu tại Hà Nội là Trương Đức Duy, được Bắc Kinh “bật đèn xanh”) kéo nhau sang Thành Đô, mật bàn và ký tuyên bố chung bí mật, núp chiêu bài khôi phục “quan hệ hữu nghị” để “giữ CNXH”, mà người trong cuộc là Thứ trưởng Ngoại giao VN Trần Quang Cơ cùng nhiều tướng lĩnh, chính khách, trí thức tâm huyết của VN từng vạch trần là “mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới đầy nguy hiểm”, “tự chui đầu vào thòng lọng Bắc Kinh”, “phản bội quyền lợi dân tộc”, “hậu duệ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc”…
Yêu sách tiên quyết của Bắc Kinh khi Hà Nội xin bình thường hóa quan hệ là phải loại Bộ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Cơ Thạch khỏi Bộ Chính trị ĐCSVN. Và đòi hỏi trịch thượng đó đã được Hà Nội lập tức cúc cung đáp ứng. Cùng với cố TBT Lê Duẩn, Bộ trưởng Thạch là người “đi guốc trong bụng” cái ý đồ bành trướng bá quyền nham hiểm của Bắc Kinh luôn nung nấu từ hàng nghìn măm nay. Để đối phó, ông chủ trương ngoại giao đa phương hóa toàn diện, đẩy mạnh quan hệ với các cường quốc dân chủ Tây phương, kể cả Hoa Kỳ (nếu chóp bu Hà Nội khi ấy cùng quan điểm với ông Thạch, chắc chắn hôm nay VN không rơi vào thế đã nghèo yếu lại cô thân đối phó với gã khổng lồ Bắc Kinh hung bạo).
Theo cam kết Thành Đô, bia mộ anh hùng, liệt sĩ chống Bắc Kinh xâm lược lục tục bị đục bỏ, sử sách VN tảng lờ các sự kiện chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, các vụ Bắc Kinh dùng vũ lực cưỡng đoạt đẫm máu Hoàng Sa – 1974, Trường Sa – 1988. Hà Nội tránh né việc nhắc lại các sự kiện bi tráng ấy, đưa lên phạm trù “húy kỵ” (!). Người dân VN mặc áo HS -TS – VN (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam) hay No U (phản đối “đường lưỡi bò” ôm trọn biển Đông do TQ ngang ngược yêu sách), hoặc biểu tình ôn hòa phản đối Bắc Kinh bành trướng gây hấn, tưởng niệm liệt sĩ chống TQ xâm lăng, thậm chí tập Pháp luân công (luật pháp TQ cấm)… bị an ninh VN móc nối lưu manh côn đồ cản phá, đánh đập dữ dằn, bắt bớ, tra tấn, khủng bố bằng mọi thủ đoạn đê tiện.
Những luận điệu hoa mỹ “4 tốt”, “16 chữ vàng” do Bắc Kinh rêu rao để ru ngủ, che đậy bộ mặt thật bành trướng hiểm độc, được Hà Nội hợp xướng phụ họa, đầu độc nhân dân.
Nhưng thực chất Hà Nội có tin vào cái gọi là “tình hữu nghị” dựa trên cái gọi là “cùng ý thức hệ” đó không?
Hoàn toàn không!
Tuy lúc này lúc khác sao nhãng, tự mê hoặc, nhưng giới chức Hà Nội không ai không biết âm mưu Hán hóa từ nghìn đời, Bắc Kinh vẫn ấp ủ (đến thường dân tối ngày lo cơm áo còn nhận thức rõ, huống hồ chóp bu?).
Bắc Kinh cũng vậy, trong thâm tâm, giới chức chóp bu phương Bắc luôn nhìn Hà Nội rặt lũ cơ hội, sẵn sàng trở mặt phản phúc.
Mạt cưa gặp mướp đắng. Vốn thâm hiểm vào hàng cao thủ, nhưng Bắc Kinh chẳng lừa nổi Hà Nội. Hà Nội làm sao mong lừa nổi Bắc Kinh?
Nhưng tại sao Hà Nội vẫn ôm chân Bắc Kinh?
Như trên đã phân tích, rõ ràng Hà Nội và Bắc Kinh có quá nhiều khác biệt ở tầm mức quan điểm đường lối về CNXH, làm sao có thể nói cùng ý thức hệ?
Điểm chung duy nhất ràng buộc họ là thể chế độc tài. Ở đó, lợi ích vị kỷ của chóp bu là tối thượng. Cả hai thể chế hà khắc đều do “vua tập thể” cai trị. Bản thân họ và con cháu, dù tài hèn đức mỏng, vẫn mặc sức đục khoét, vơ vét, kiếm chác, đè đầu cưỡi cổ nhân dân, các “thái tử đỏ” có cơ may nhận “truyền ngôi”. Khi cần thiết, họ đều tìm cách khích lệ người dân, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để gia cố “ngai vàng”. Trong khi con em nhân dân lao động lương thiện và đáng thương của hai dân tộc lao vào bắn giết nhau nơi biên ải, họ vẫn đáp chuyên cơ đến với nhau ở thủ đô, hội đàm trong hội trường máy lạnh, nhấm nháp sâm banh cùng mao đài, tay bắt mặt mừng, ôm hôn hỉ hả. Họ sẵn sàng gác quá khứ xung đột đẫm máu, để hân hoan chào đón các chóp bu bên kia chiến tuyến. Nhưng với những ai yêu tự do, đấu tranh cho dân chủ thì khác hẳn. Dân chủ, tự do là kẻ thù không đội trời chung truyền kiếp của thể chế độc tài. Điều tốt đẹp nhất họ làm với những người yêu tự do, dân chủ là thả tù trước thời hạn, nhằm đối phó với áp lực nhân quyền quốc tế hoặc mặc cả kinh tế, ngoại giao nhất thời. Chưa bao giờ, và có lẽ sẽ không bao giờ, họ chịu tiếp xúc, tranh luận hoặc lắng nghe bất cứ ai tâm huyết với nhân dân và đất nước, can đảm đấu tranh cho tự do, dân chủ, vì hạnh phúc thật sự của nhân dân, vì một Việt Nam dân chủ, tiến bộ xã hội và cường thịnh, như hướng đi của nhân loại văn minh.
Lật giở trang sử khối XHCN các thập niên 1950 -1980 sẽ thấy, các cuộc đình công hay xuống đường đòi tự do, dân chủ, đòi quyền sống, chống độc tài ở Hungary, Balan, Tiệp Khắc, Đông Đức, đều bị xe tăng đi tiên phong và mật vụ Maxcova đứng sau chỉ huy nghiền nát. Thế nhưng, trước khi bức tường ô nhục Berlin bị đập bỏ năm 1989, quen nếp cũ, Tổng Bí thư CHDC Đức Honecko đã cầu cứu Goorbachop (nhưng đã bị người đứng đầu Liên Xô lạnh lùng khước từ: “chính sách mới của ĐCS Liên Xô là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”).
Dã tâm và ý chí sắt máu tàn bạo có một không hai của Bắc Kinh trong vụ đem xe tăng chà nát hàng nghìn sinh viên đòi dân chủ tự do ở Quảng trường Thiên An Môn mùa Hè 1989, đã làm Hà Nội lóe lên cái hy vọng cầu cạnh Bắc Kinh bảo kê cho “ngai vàng” vị kỷ của họ, trong tình thế khối XHCN ở châu Âu bắt đầu tan rã từng mảng lớn. Chẳng nệ nhục nhã, trong tâm thế hèn hạ, họ lết đến Thành Đô, cúi xin làm đồ đệ “trung thành”.
Ngưu tầm mưu, mã tầm mã, không chỉ bám lưng Bắc Kinh, Hà Nội luôn đứng về phía các nhà độc tài, tham nhũng khét tiếng như Sadam Hussen, Kadaphi, Putin (kể cả trong vụ thôn tính Crimée vừa qua)… mặc dù đám này chẳng “khoái” cái gọi là CNXH như Hà Nội quan niệm.
Trong khi vụ giàn khoan HD981 gây chấn động thế giới, Putin sang Bắc Kinh hội kiến họ Tập, Nga tập trận chung với TQ ở biển Đông. Điều đó cho thấy nhãn quang và “viễn kiến” của Hà Nội ở tầm mức ra sao.
Vì những lẽ trên, rõ ràng, tuyệt nhiên không phải ý thức hệ, mà chính quyền lực và lợi ích vị kỷ của “vua tập thể” mới là sợi xích trói chặt Hà Nội dưới chân Bắc Kinh.
V.V.T.
Đã tới lúc thành lập Mặt trận Giải phóng Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
Bản đồ cổ được số hóa khá đẹp (và đã đến lúc hình thành Mặt trận Giải phóng Paracel – Hoàng Sa: PLF)Nếu bạn chưa bao giờ xem Bộ sưu tập bản đồ của David Rumsey thì nên xem qua một lượt, nó hoàn toàn tuyệt vời.
Khi tiến đến lĩnh vực địa lí học, dĩ nhiên có những vấn đề hiện ra trong đầu người dân ở Đông Nam Á, và họ quay sang những tấm bản đồ để làm “bằng chứng”.
Tuy nhiên, như tôi đã nói trên blog này trước đây, khái niệm “chủ quyền” là một khái niệm phương Tây/hiện đại, vì vậy rất khó tìm chứng cứ cho nó trên các tấm bản đồ có niên đại trước khi khái niệm đó du nhập vào châu Á ở thế kỉ XX.
Người phương Tây có khái niệm này trước thế kỉ XX, nhưng khi họ vẽ bản đồ về Á Châu, họ dường như không có ý nghĩ rằng “những bãi đá trên biển đó” thuộc về bất cứ ai.
Hãy xem tấm bản đồ như tấm được vẽ năm 1780 này (Les Isles Phiilippines, Celle de Formose. . .).
Nó có quần đảo Paracels (Hoàng Sa), và hình các đảo có một đường viền bao quanh, nhưng đường viền đó có nghĩa gì? Có phải nó có nghĩa là chúng thuộc về Nam Kỳ? Làm sao chúng ta biết? Hoặc nó đơn thuần chỉ có nghĩa là chúng là một nhóm đảo?
Cũng có một đường viền xung quanh vùng Basse d’Agent (trên bản đồ). Đường viền đó có nghĩa gì?
Rồi bạn có tấm bản đồ được vẽ năm 1864 dưới đây (Bản đồ về Burma, Siam, Nam Kỳ và Malaya). Nó được bôi đen ở những khu vực nước nông, và nó bao quanh quần đảo Paracels, Hải Nam và dọc bờ biển, nhưng ai có “chủ quyền” với quần đảo Paracels?
Cuối cùng, có một tấm vẽ năm 1806 (Quần đảo Đông Ấn và những khu vực lân cận với các kênh mạch nằm giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Tân Hà Lan). Ở đây chúng ta thấy rằng “Trung Quốc” màu xanh lá cây, “Việt Nam màu hồng, và quần đảo Paracels… không màu gì cả (tấm bản đồ trên cũng vậy).
Tôi nghĩ đã đến lúc phải hình thành Mặt trận giải phóng Paracel. Những đảo đó thuộc về những sinh vật biển, chim và côn trùng đã sinh sống ở đó từ thời thượng cổ. Tất cả con người nên rời khỏi đó.
Lê Minh Khải
Hoa Quốc Văn chuyển ngữ
David Rumsey Map Collection
Theo blog Le Minh Khai
Nguồn: Beautifully Digitized Old Maps (and Time to Form the PLF) - Lê Minh Khải
Hãy Tin Tưởng Tuyệt Đối Vào Sự Lãnh Đạo Của Đảng
"...Ý chí bảo vệ chủ quyền của Đảng ta là nhất quán như lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam : “Đời ta không đòi được thì đời con cháu ta”… “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Có nghĩa là nếu hàng chục ngàn năm sau nếu chưa đòi được thì chúng ta phải tiếp tục đòi cho bằng được.Nói tóm lại: Chúng ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và hãy quyết tâm bảo vệ Đảng: “Còn Đảng còn mình..”
Tôi cực lực phản đối nhiều trang báo mạng, nhiều trang FB của các lực
lượng chống đối có nhiều ý kiến cho rằng: Đảng CSVN ươn hèn quỵ lụy
trước kẻ thù nhưng lại độc ác ức hiếp đàn áp không thương tiếc dân mình
cả thể xác lẫn tinh thần… Các thế lực đối lập cho rằng Đảng đã thối nát
đến cùng cực và Đảng hiểu điều đó, nhưng không muốn thay đổi; đặc biệt
Đảng rất sợ TQ làm căng thẳng, nếu căng thẳng trong lúc này nguy cơ mất
Đảng sẽ rất cao, nên Đảng ngụy biện dân chúng bằng cách nói: “giải quyết
biển đông bằng phương pháp đàm phán hòa bình”… và thế lực chống đối họ
còn bôi nhọ rằng: Trên thực tế ở đâu, ở quốc gia nào có mặt của Đảng CS
lãnh đạo là ở đó gieo rắc sự nghèo khổ, mất nhân quyền, sự lũng đoạn tha
hóa và kéo quốc gia đó tụt hậu toàn diện…
Các thế lực đối nghịch cũng ra sức xuyên tạc bóp méo sự thật ở VN như:
Đạo đức ở VN xuống cấp nghiêm trọng: Tham nhũng, chém, giết, cướp bóc
xảy ra triền miên, tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa, đời sống của
nhân dân đa số là cực khổ, Đảng dạy cho cả xã hội nói dối… Nói tóm lại
họ cho rằng đã đến lúc phải thay đổi để cứu nước trên nhiều phương diện.
Tôi cực lực phản đối và thưa với các bạn rằng:
- Đời sống nhân dân VN dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đã được cải thiện, gần như ai cũng cảm thấy hạnh phúc, tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình tận tụy của Đảng. Một xã hội thật sự “Công bằng, dân chủ, văn minh” vượt trội hơn các xã hội khác như lời TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Đảng ta chú trọng phát triển đất nước một cách toàn diện, Ngoài việc nâng cao đời sống người dân Đảng đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ tri thức và cán bộ làm nòng cốt. Hiện học vị tiến sĩ của nước ta nếu so với diện tích và dân số thì có số lượng đông nhất thế giới, về đội ngũ cán bộ cũng đông đảo không thua kém.
- Vì sao chúng ta không đa nguyên đa đảng, vì sao chúng ta không thay đổi ? Vì Đảng CS là tối ưu, là vượt bậc tốt hơn hết tất cả các đảng khác hiện nay trên thế giới nên ta không cần phải thay đổi, như vậy phù hợp với ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Nếu như hết thế kỷ này chúng ta chưa xây dựng được XHCN như lời của TBT Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta phải kiên định sang thế kỷ khác.
- Vì sao nhân dân trong và ngoài nước sôi sục tinh thần phản đối TQ nhưng Đảng và Quốc hội vẫn bình thản chưa đưa ra tuyên bố hay nghị quyết về biển đông? Là vì: Biển Đông 'chưa đủ căng để ra nghị quyết'.
Ý chí bảo vệ chủ quyền của Đảng ta là nhất quán như lời của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam : “Đời ta không đòi
được thì đời con cháu ta”… “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm
này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu,
phải dứt khoát như vậy. Có nghĩa là nếu hàng chục ngàn năm sau nếu chưa
đòi được thì chúng ta phải tiếp tục đòi cho bằng được.
Nói tóm lại: Chúng ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình
sáng suốt của Đảng và hãy quyết tâm bảo vệ Đảng: “Còn Đảng còn mình”
Tôi Yêu Đảng
Theo FB Tôi Yêu Đảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét