Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Tin thứ Tư, 01-01-2014 - Thông tin “Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK” đã bị chỉ đạo gỡ bỏ - Bạo lực cách mạng, cùng đường rồi chăng?

2CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quản lý Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Tây Sơn và nhà Nguyễn (ĐV/Bùi Văn Bồng). =>
- Trường Sa – nơi mùa xuân đến sớm (QĐND).  – Hàng Tết đã tới “thủ đô” của Trường Sa.  – “Khoảng lặng” mùa Xuân!
- Tàu ngầm Kilo Hà Nội đã hiện diện tại quân cảng Cam Ranh (TN).
- Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam (RFA/DĐXHDS).

- Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam (VOA).   – Nhìn lại bốn năm đối thoại quốc phòng Việt-Trung (VOV).
- Biển Đông chưa yên tĩnh (RFA).
- ‘Miến Điện sẽ không khuất phục trước áp lực quốc tế về Biển Đông (VOA).
- VN phản ứng thận trọng vụ Abe thăm đền  (BBC).  – Quốc hội Nam Triều Tiên lên án Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni (VOA).
- Căng thẳng Mỹ-Trung làm lu mờ nỗ lực xây dựng quan hệ theo ‘mô thức mới’ (VOA).
- Còn gì ở một người tù chính trị 14 năm (RFA).
- Hà Huy Toàn: CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CẦN ĐƯỢC HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG ? (DĐXHDS).
- Vì đâu mà có “Những bức xúc và bất cập trong công tác xuất bản”? (ND/DĐXHDS). Người ta phải “thực hiện một số chiêu trò” như “đổi tên Trại súc vật thành Chuyện ở nông trại“, rồi “đổi chữ ‘dân chủ’ thành ‘dân trị’ trong nhan đề” , “sử dụng bút danh Tràng Thiên để in sách của Võ Phiến” (*), không phải là “để sách bán chạy”, mà là để kiếm sống được, để giúp mở mang dân trí, từ việc thoát được cái lưỡi kéo kiểm duyệt vô tội vạ, vô văn hóa của thứ cơ quan cũng có cái tên “… Văn hóa” nhưng lại “đi đầu” – mà nói đúng hơn là “sục sạo ở hàng đầu” trong chính sách ngu dân.
- 2014: Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa (VOA/DĐXHDS). ““Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng.”
- Dân oan thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam (RFA). – Việt Nam : Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt  (RFI).
- Thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam bị đánh đập (VNWHR). “Sau khi ông Tuấn nhập viện, hơn 8h tối, lực lượng công an vẫn tiếp tục bao vây bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc (55 Yên Ninh, Hà Nội) để gây áp lực với bác sĩ“. – Công an xã Chương Dương, H. Thường Tín (Hà Nội) bắt người tùy tiện (DCCT).
- Phạm Chí Dũng: Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội (RFA).
- Audio phỏng vấn nhà báo Nguyễn Quí Đức: ‘Độc tài và độc quyền’ (BBC). “Khi mà lợi ích của nhà nước, lợi ích của quan chức, của các nhà đầu tư lớn gặp nhau ở một điểm chung, trợ giúp cho nhau thì con người trong xã hội có tiếng nói kém hơn tiếng nói của lợi ích chung của hai phía kia”.
- Trần Minh Thảo: Bạo lực cách mạng, cùng đường rồi chăng? (BS). “Đảng cai trị cũng phải hiểu khi nhân dân đứng dậy đòi quyền tự do dân chủ một cách ôn hoà (phong trào xã hội dân sự chẳng hạn) để xây dựng đất nước thì khác với việc nhân dân đứng dậy với vũ khí trong tay dù cho cả hai kiểu đứng dậy đều xuất phát từ nhu cầu sinh tồn của bản thân, gia đình, dân tộc, đất nước“.
- Chuyện bé Vàng – kết thúc có hậu! (Phương Bích).
- LỜI TRI ÂN VÀ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2014 (Lê Anh Hùng). – Ghi vụn trong những phút cuối năm 2013 (Anh Vũ).
- Toà án huyện Thanh oai Hà nội thật bá đạo ! (Lê Hiền Đức).  – Việt Nam hôm nay, ngày 31.12.2013 (DCCT).
- Mỹ Cộng (19): Hà Nội: Hayden, Aptheker, Lynd (DCCT).
- Toàn bộ cuốn sách của GS Nguyễn Văn Bông, GS luật, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh Sài Gòn. GS Nguyễn Văn Bông là người đã bị phía CSVN ám sát chết ngày 10-11-1971: NGUYỄN VĂN BÔNG: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ HỌC (pro&contra).
- Đức Thành: Nhân dân và Đảng – Hai bên bờ ảo vọng (Boxitvn).
- Phạm Xuân Nguyên: Xưng hô tiếng ta thật khó (Boxitvn).
- Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2013 do Bauxite Việt Nam chọn (Boxitvn). – HAI PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG NĂM 2013 (GNLT). “Hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, lãnh đạo tối cao đã phát ngôn mâu thuẫn, trái chiều nhau.  Điều này cho chúng ta thấy rõ ràng, lãnh đạo không nhất trí về quan điểm lãnh đạo. Mạnh ai nấy nói. Mạnh ai nấy làm. Đây mới là nội bộ BCT hơn chục người, còn nếu ra Ban chấp hành TW cả trăm người thì quan điểm mỗi ông còn phân tán và mâu thuẫn nhau đến chừng nào?” – Mời xem lại: 10 phát ngôn ‘đáng suy nghĩ’ năm 2013 (TP).
- Phản đối nịnh…thối (Hiệu Minh). “Nịnh thối vẫn là kế tiến thân của nhiều người khắp thế gian, chẳng riêng gì xứ ta. Đôi khi nó kéo lùi lịch sử của cả một quốc gia bởi kẻ xu nịnh thường kém tài, thiếu đức, nhưng lại tham và hèn“.
- Sống Tử Tế! (Diễn Ngôn). “Năm 2014 đang đến gần, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn… Sống tử tế, trước hết là sống thật với chính bản thân mình, làm những điều mình cho là đúng và nói những điều mình suy nghĩ...”
- PGS.TS Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và PTNT:   NHỚ LẠI CHUYỆN XƯA – Kỳ 1: Hai kilogram và thóc bốn hào – Cấy giăng dây, thẳng hàng (Bùi Văn Bồng).
- Nhìn lại Kinh tế VN 2013, dự đoán 2014: CẦM CỰ LÀ CHÍNH (Bùi Văn Bồng).
- Đoàn giám sát của UBTVQH làm việc với Ban Quản lý dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng (ĐBND).
- Vị thế Việt Nam ngày càng lớn mạnh (NLĐ).- Video: 10 sự kiện nổi bật năm 2013 (VTV).
- Từ 1.1.2014: Chủ tịch nước sẽ phong tất cả các hàm cấp tướng (MTG).
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Có đầu mối, các nước không còn ‘sợ’ đồng nghiệp VN thăm (VNN).
- Chính thức xóa tên Vinashin từ 2014 (DĐDN).
- Tiết kiệm để vượt khó (NLĐ).
- Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cưỡng chiếm đất của nông dân Lào (Boxitvn).
- Nhà văn Nhật Tiến: Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 7) (Nhật Tuấn).
2<- Người dân Trung Quốc không ngần ngại đòi chấm dứt độc tài (RFI). – Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa? (NCQT).
- Tổ chức Duy Ngô Nhĩ đòi điều tra độc lập về bạo lực tại Tân Cương (RFI). – Công an Tân Cương bắn chết 8 ‘côn đồ’ (BBC).  – Video: Trung Quốc tiêu diệt 8 phần tử khủng bố tại Tân Cương (VTV).
- Khi Chủ tịch Tập ‘gần dân’ (BBC).  – Trung Quốc nới lỏng chính sách một con: Bớt gánh nặng cho thế hệ tương lai (ĐBND).  – Trung Quốc: Dân phẫn nộ vì chính quyền đào mộ, đốt xác (NLĐ). – Bất bình vì bị phạt, tài xế Trung Quốc tự thiêu.  – Bác sĩ sản khoa Trung Quốc lấy cắp hài nhi có thể bị tử hình (VOA).
- Cuộc “bùng nổ xây dựng” ở Triều Tiên (QĐND).  – Ông Kim Jong-un dạo khu trượt tuyết cao cấp (TN).
- Campuchia nỗ lực giải quyết khủng hoảng bầu cử (NLĐ).  – Campuchia: CPP và CNRP chuẩn bị cho đàm phán (TTXVN).
- Miến Điện sắp thả thêm tù chính trị (BBC).  – Miến Điện phóng thích tù nhân chính trị (VOA). – Miến Điện tuyên bố : Không còn tù nhân chính trị (RFI).
- Thủ tướng Thái Lan kêu gọi giải pháp hòa bình cho khủng hoảng (TTXVN).



KINH TẾ
- Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2014? (RFA).
- Quy định mới về phân loại nợ xấu: Dọn đường ! (DĐDN).
- Kinh tế Việt Nam: Vài nét chấm phá (CT).
- Bốn giải pháp kích hoạt động lực tăng trưởng FDI (ĐT).
- Giúp doanh nghiệp không phá sản tự phát (ĐT).
- Giá vàng giảm gần 12 triệu đồng/lượng trong năm 2013 (TN).  – Vàng thế giới rớt mạnh mốc 1200 USD ngay đêm giao thừa (TT).
- Chuyển biến thị trường bất động sản 2013 – sức nặng từ chính sách (ĐBND).
- Điện, thuế cần đột phá (NLĐ).
- Bộ Tài chính yêu cầu giữ giá xăng dầu (CT).
2
- Kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam vượt mức 21 tỉ đôla (VOA).
- Việt Nam thu về hơn 6,7 tỉ đôla từ xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 (VOA).  – Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả vượt qua mức 1 tỉ USD (DĐDN). – Chuyên gia: Nông dân và các nhà sản xuất đều gặp khó (TBKTSG). =>
- Hai tin vui cho người mua ôtô trong ngày đầu năm 2014 (VnEco).
- 10 điều bạn chưa biết về tiền ảo Bitcoin (Zing).
- Trung Quốc : Nợ công địa phương tăng vọt (RFI).
- Nhật Bản phấn chấn đón năm mới Dương lịch 2014 (RFI).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thế giới chào đón năm mới 2014 (BBC).  – Quên ưu phiền, thế giới chộn rộn đón chào 2014 (VNN).  – Ðông Nam Á đón mừng Năm mới 2014 (VOA).  – Trịnh Hội: 2013 – 2014 (Blog VOA).  – Rộn rã mừng năm mới 2014 (TN).  – Những giai điệu tuyệt vời cho ngày đầu năm mới (VNN).
- Công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành VHTTDL (TQ).  – Sự kiện nổi bật 2013 của Bộ VH-TT&DL: đề cử 10, chọn 10 (TT).
2<- “Xoay xở ” di chuyển di vật Hoàng thành Thăng Long (VH). – Video: Trao đổi PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng di sản VH Quốc gia (VTV).
- Phạm Dũng: QUÊ CHOA! TÔI BIẾT ƠN… BẠN! (Nguyễn Trọng Tạo).
- DANH SÁCH HỘI VIÊN MỚI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC 2013 (Văn Công Hùng).
- CUỐI NĂM 2013 TẢN MẠN VỀ SỰ VĨNH HẰNG (Hồ Hải).
- Khách Nga đến Nha Trang (Nguyễn Hoa Lư).
- ĐOÀN NGỌC THU chỉ cần Vé Một Lượt (Lê Thiếu Nhơn).
- Thực thi quyền tác giả trong lĩnh vực phim truyện, phim truyền hình: Cần chuyên trách (ĐBND).
- Video: Dấu ấn đẹp của âm nhạc Việt Nam 2013 (VTV).
- Nghệ sỹ chơi tranh (ĐBND).
- Nữ hoàng truyện ngắn Alice Munro (RFI).
- Một tỷ phú Trung Quốc đòi mua lại báo Mỹ The New York Times (RFI).
- Ủy ban Olympic Quốc tế tin Thế Vận hội Sochi vẫn an toàn (VOA).
- Tình trạng Schumacher khá hơn (BBC).

13h50′:

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Điều chỉnh mạnh cơ cấu ngành đào tạo bậc ĐH (CP).
2- Gần 100 trường ĐH, CĐ không tuyển nổi 50% chỉ tiêu (TT).
- “3 Gia Cát Lượng ngồi với nhau thành 1 thợ giầy” (TT).
- Đừng quản trường dạy nghề như quản trường mẫu giáo (VH).  – Bất cập Luật Dạy nghề (NLĐ). =>
- Đề án dạy và học ngoại ngữ Bài 3: Tạo đột phá: Bao giờ? (SGGP).  – Thí điểm tiếp nhận đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh người Philippines (GD&TĐ).
- Sở GD&ĐT Bình Dương ra công văn khẩn về tổ chức dã ngoại (GD&TĐ).  – 7 học sinh bị sóng cuốn: Quả bóng trách nhiệm đang đá đi đá lại (ĐSPL).  – Những nỗi đau tột cùng mang tên “dã ngoại” (VnM).  – Thêm những cái chết tức tưởi (NLĐ).
- Không có chuyện ngừng đưa rước học sinh (SGGP).
- Bùi Dương Chi: Môt ngày tiêu biểu ở trường trung học công lập Hoa Kỳ (Quê Choa).
- Video: 10 Sự kiện khoa học và công nghệ 2013 – Phần 1 – 31/12/2013 (VTV).   – 10 Sự kiện khoa học và công nghệ 2013 – Phần 2 – 31/12/2013.
- Để hấp dẫn chim mái? Hót hay! (VOA).
- Google nhận 235 triệu yêu cầu gỡ bỏ liên kết trong năm 2013 (TTXVN).

- Giáo dục và đào tạo năm 2014: Tập trung triển khai ba vấn đề trọng yếu (HNM).
Ông Freud là ai? (VNN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2- Bệnh nhân tố bác sĩ BV K nhận phong bì mới mổ (NLĐ).
- Danh sách 12 người bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc ở Đồng Nai (LĐ).  – Tai nạn giao thông nhiều nơi chưa giảm (NLĐ).  – Video: Bắt mạch nguyên nhân gây tai nạn giao thông (VTV).   – Sự hối hận mang tên “tai nạn giao thông” (TT).
- Phát hiện hũ tiền cổ nghìn năm gần 10kg trong vườn (TT).
<- Mất ngủ vì triều cường xâm thực (NLĐ).
- Sơ tán khẩn cấp 19.000 người do núi lửa phun trào ở Indonesia (ANTĐ).
- Nam Phi: Tê giác bị săn bắt lậu tăng gần 50% năm 2013 (VOA).



QUỐC TẾ 
- Phe đối lập Syria không thể lên danh sách dự Hội nghị Geneva 2 (TTXVN).
2- Trung Quốc đánh đu giữa Iran và Mỹ (NLĐ).
- Israel trả tự do cho nhiều tù nhân Palestine (VOA).
- Cảnh sát Iraq giải tán trại biểu tình của người Hồi giáo Sunni (VOA). =>
- Trên 80% dân Mỹ phản đối cuộc chiến Afghanistan (VOA).
- Ethiopia: Chính phủ Nam Sudan, phiến quân sẽ thương thuyết  (VOA).
- Ai Cập bắt phóng viên đài truyền hình Al-Jazeera (VOA). – Ai Cập yêu cầu các nước Ả Rập trừng phạt Huynh đệ Hồi giáo (RFI).
- Châu Á-Thái Bình Dương đứng đầu thế giới về số nhà báo bị giết khi tác nghiệp (RFI).
- Mỹ quyết khởi tố nhà ngoại giao Ấn Độ (NLĐ).
- Kavkaz : Cuộc chiến không có hồi kết của Putin (RFI). – Chiến dịch truy quét tại Volgograd : Hàng chục người bị bắt. – Nga: Nổ bom xe làm trợ lý công tố viên thiệt mạng  (TTXVN). – Nga: đối với nhân viên công lực sẽ thi hành trừng phạt hình sự vì bất hoạt động (izvestia.ru/ Kichbu).
- Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ kiện chính phủ Mỹ nghe lén (TT).
- Ðiều tra tham nhũng tác động đến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).  – Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm một nghị sỹ đảng cầm quyền từ chức (TTXVN).
- Bão tuyết gây trở ngại việc giải cứu con tàu bị kẹt tại Nam Cực (VOA).  – Tàu Nga bị kẹt ở Nam Cực chờ trực thăng ứng cứu.
- Hơn 2 triệu người sẽ đón giao thừa bên bờ biển Rio (RFI).



* Video: + Bản tin video tối 30-12-2013; + Nạn bạo hành trẻ mầm non; + Bản tin video sáng 31-12-2013; + Thủ tướng Campuchia cảm tạ VN đã tiếp tay lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ; + 7 học sinh VN chết đuối ở bãi biển Cần Giờ; + 2 trẻ song sinh chào đời từ tinh trùng người cha quá cố.

* VTV: + Chào buổi sáng – 31/12/2013;  + Điểm báo – 31/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 31/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 31/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 31/12/2013;  + Thời sự 12h – 31/12/2013;  + Bản tin 17h – 31/12/2013;  + Thời sự 19h – 31/12/2013.

2185. Bạo lực cách mạng, cùng đường rồi chăng?

Trần Minh Thảo
31-12-2013
Chính trị hưng thịnh thì có những việc làm, triệu chứng của hưng thịnh. Chính trị bại vong hoặc đang bên bờ bại vong thì có những việc làm, triệu chứng của bại vong. Sở dĩ có câu hỏi ‘cùng đường rồi chăng?’ vì thời gian qua, ở Việt nam  xuất hiện nhiều hiện tượng mang bản chất của chính trị cùng đường. Trong số đó có hai việc ‘gây bão’ trong dư luận xã hội: cho phép nổ súng trấn áp và nhập xuất cái chết trắng.

1/bạo lực và bạch phiến:
Một cách ngẩu nhiên hai sự vụ sau đây xuất hiện cùng thời điểm gây ra tâm trạng bất an,lo âu, công phẫn trong xã hội: Cho phép nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người và buôn bán bạch phiến số lượng lớn.
- Bạo lực cách mạng: Bản tin ngày 24/12 của báo Lao động điện tử cho biết: “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) thông qua tại phiên họp thứ 23 – ngày hôm qua (23.12)”: Cho phép nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người. Trích vài đoạn: “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) thông qua tại phiên họp thứ 23 – ngày hôm qua (23.12), với việc CSCĐ được trang bị máy bay, tàu thủy và các vũ khí tối tân khác…Theo ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh (QPAN) của QH – do tính chất đặc thù, CSCĐ ngoài việc được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định trong Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, còn được trang bị, sử dụng một số loại vũ khí khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh đó và được trang bị, sử dụng các loại phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng”.
Trong một bản tin tổng hợp của trang BBCVietnamese (Cảnh sát VN có thêm quyền nổ súng), cho biết: “Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng, nhà nước Việt Nam thông qua các quy định liên quan tới việc tăng cường quyền của các lực lượng an ninh, trong đó công an, trong xử lý các vấn đề liên quan trật tự, trị an trong xã hội”.
Lần đầu là: Nghị định 208/2013/ND-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và có hiệu lực từ ngày 01/2/2014 viết:
“Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí … thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực… hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Trang BBC tiếng việt cho biết:
“ luật sư Nguyễn Văn Miếng, từ văn phòng luật sư Hồng Đức, trong một trao đổi mới đây với BBC cho rằng nghị định này đã “vượt quá giới hạn phòng vệ”.Ông nói: “Người ta chống cự mình như thế nào thì mình chỉ được chống lại theo một cách tương đương, chứ không thể vượt quá giới hạn chính đáng được. Nếu người ta chống bằng tay không mà anh lại nổ súng, thì đó là sai rõ ràng.”
Còn luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói với BBC cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được phép nổ súng.
“Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng”, ông nói.
Hôm thứ Tư, bình luận về cả hai văn bản Pháp lệnh Cảnh sát Cơ động và Nghị định 208/2013/ND-CP, một chuyên gia về luật nhân quyền từ Việt Nam không muốn tiết lộ danh tính nói:
“Nếu không có chế tài phù hợp, các quy định pháp luật mới này có thể dễ dàng tạo ra điều kiện và cho phép các sai sót, sai phạm trong lĩnh vực nhân quyền,mặt khác, ranh giới giữa đâu là những hành vi, đối tượng vi phạm có thể bị trấn áp và những người vô tội được xem là chưa hoàn toàn rõ ràng, tường minh, có thể dẫn tới việc nhiều quyền cơ bản của công dân như tự vệ chính đáng, biểu tình, biểu đạt chính kiến, khiếu nại v.v… sẽ bị trấn áp, đe dọa bằng bạo lực một cách sai trái và nghiêm trọng” ý kiến quan sát này nói với BBC”.
Các vị luật sư và chuyên gia về luật nhân quyền nêu ý kiến rất đúng nếu các vị nói về luật trong các quốc gia pháp trị. Trong các quốc gia như Trung quốc, Việt nam, bắc Triều tiên… nơi mà hiến pháp quốc gia phải phục tùng cương lĩnh của đảng thì e không đúng.
Trước đây, khi chưa có pháp lệnh, nghị định cho phép nổ súng thì cũng đã có nhiều người dân bị bắn chết, bị đánh chết hoặc tự treo cổ chết trong các vụ tụ tập đông người hay từng người bị bắt về đồn công an.
Sau khi có pháp lệnh, nghị định cho phép bắn thì người bị bắn chết, bị đánh chết nhất định trong tay hoặc trong người có một thứ vũ khí nóng lạnh nào đó.
Câu hỏi cần đặt ra cho việc thi hành nghị định và pháp lệnh nêu trên là: tiền đâu?
- Chính trị bạch phiến: trong một bản tin tổng hợp, báo Đất Việt điện tử ngày 28/11/2013 cho biết: Qua điều tra vụ 600 bánh heroin (229 kg) trên một chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất sang sân bay Đào Viên (Đài Loan), bước đầu cơ quan điều tra đã xác định được đường đi của số heroin này. Theo đó, 600 bánh heroin trên nghi có xuất xứ từ Trung Quốc” (Ma túy từ Việt sang Đài: Xuất xứ từ… Trung Quốc?)
Hơn hai tạ bạch phiến đi xuyên Việt rồi đáp máy bay sang Đài loan mà chẳng ai hay. Có người nói đó là vụ xuất khẩu hơn 200 tử tù vì theo luật Việt nam cứ mang một ký bạch phiến thì phải chịu tử hình. Dư luận ‘nổi sóng’ vì vụ xuất khẩu hơn ‘200 tử tù’ bốc mùi ‘chính trị bạch phiến’ vì xảy cùng thời gian với luật ‘cho phép bắn’. Có ý kiến nói, sân bay Đào Viên bắt chuyến heroin này chỉ là đòn cảnh cáo hay yêu sách của Đài loan với ai đó (Trung quốc hay Việt nam?), nếu không đáp ứng sẽ còn bắt tiếp.
Chính trị bạch phiến (the politics of heroin) được đề cập đến trong cuốn sách “The Politics Of Heroin In South East Asia” của sinh viên ban tiến sĩ Alfred W.Mc Coy, nhà xuất bản Harper 8c Row, 1972, Hoa kỳ (có thể xem nội dung sách này tại đây).
Chương năm của cuốn sách Chính Trị Bạch Phiến Ở Đông Nam Á nói về buôn bán bạch phiến ở miền nam Việt nam, được Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước Và Kiến Tạo Hoà Bình đưa vào cáo trạng số 1 ngày 8/8/1974 để luận tội chính quyền Nguyễn văn Thiệu: buôn bán bạch phiến. Một người quen ở Sài Gòn cho biết chương 5 của cuốn sách cũng được dịch trọn vẹn, đăng tải trong tạp chí Đứng dậy (tức Đối Diện) số 63 tháng 11/1974.
(Tóm lược vài giòng về chương này: Chính quyền Ngô đình Diệm  giử được bàn tay sạch trong mấy năm đã làm cho VNCH trở nên trù phú, lành mạnh. Một trong những biện pháp mạnh tay là cấm Nha phiến trong phong trào chống ‘tứ đổ tường’. Nhưng khi tình hình an ninh nguy ngập nhất là từ 1959-1960 trở đi buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải tăng cường lực lượng trị an (quân đội, cảnh sát, chỉ điểm…) và mua sắm vũ khí, phương tiện quân sự, trả lương cho bộ máy đàn áp… Do cần tiền, Cố vấn Ngô đình Nhu đã làm sống lại mạng lưới buôn bán bạch phiến (heroin). Các chính quyền tiếp sau càng khoách trương mạng lưới này để có tiền cho nhu cầu trị an và làm giàu cá nhân cho đến khi trở thành bên thua cuộc. Đằng sau mạng lưới buôn bán bạch phiến thời VNCH thấp thoáng bóng dáng của một số Hoa kiều Chợ lớn).
Chính trị bạch phiến là thứ tội ác kinh tởm nhất mà loài người phạm phải. Nó làm cho hàng triệu, trăm triệu gia đình (kể cả các gia đình của chế độ cầm quyền) lâm cảnh đau thương, tan nát, làm cho xã hội rối loạn vì tệ trộm cướp, giết người… Chính trị bạch phiến là cách nói khác của sự cấu kết giữa quyền lực cai trị và bọn tội phạm ghê tởm nhất của loài người vì nhu cầu quyền và tiền. Vì nhu cầu quyền và tiền nên bộ máy cai trị không từ một thủ đoạn nham hiểm, xấu xa nào kể cả cung cấp heroin cho người dân, cho cả con em mình.
2/Sinh tồn hay diệt vong?
Chưa thể nói Trung quốc, Triều tiên hay một nước xã hội chủ nghĩa nào đó đang điều hành đất nước bằng nền chính trị bạch phiến mà chỉ căn cứ vào hơn hai tạ heroin đi xuyên Việt rồi lên máy bay sang Đài loan. Nhưng cũng không thể phản bác hoàn toàn tâm trạng lo âu, hoài nghi, phẫn nộ của xã hội về một nền chính trị bạch phiến vì vài tép ma tuý ngoài luồng thì bị bắt mà hàng tạ (có thể là hang tấn) trong luồng thì tự do đi lại và kết hợp với việc nhà nước chủ trương bắn dân.
Đảng cai trị dù có muốn muôn năm trường trị thì cũng phải nghĩ đến một nước Việt tan nát, lệ thuộc vì nhu cầu quyền tiền khi lâm cảnh khốn cùng lại đẻ ra nền chính trị bạch phiến phá hoại từng gia đình kể cả gia đình đảng viên.
Đảng cai trị cũng phải hiểu khi nhân dân đứng dậy đòi quyền tự do dân chủ một cách ôn hoà (phong trào xã hội dân sự chẳng hạn) để xây dựng đất nước thì khác với việc nhân dân đứng dậy với vũ khí trong tay dù cho cả hai kiểu đứng dậy đều xuất phát từ nhu cầu sinh tồn của bản thân, gia đình, dân tộc, đất nước.
Đảng cai trị cũng có nhu cầu sinh tồn, tránh bị diệt vong cho nên cũng rất cần đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Chính Trị Bạch Phiến Ở Đông Nam Á” của một người Mỹ cách đây hơn 40 năm.
Người viết thấy rằng một nền chính trị ưa bạo lực bắn giết nhân dân vì nghiện quyền, tiền thì tất yếu trở thành con nghiện bạch phiến (đó là kiểu kinh doanh siêu lợi nhuận chỉ có nhà nước mới làm được). Để không trở thành ‘con nghiện bạch phiến’, khi đang có quyền lực, đảng cai trị nên làm gì? Quyết tâm đẩy mạnh bạo lực cách mạng hay mạnh dạn hoà giải với nhân dân? Hoà giải với nhân dân thì khó hơn bắn dân vì phải trả lại cho dân nhiều thứ. Đó mới là bản lãnh chính trị đích thực của một đảng chính trị cầm quyền có bản lãnh.
Quy luật tất yếu của lịch sử loài người là khi  quyền lực cai trị sa vào ‘chính trị bạch phiến’ thì quyền lực đó nhất định bị diệt vong dù đó là một Trung hoa vĩ đại.

Thông tin “Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK” đã bị chỉ đạo gỡ bỏ

Đôi lời: Thông tin về buổi làm việc của TT Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học Lịch sử VN, trong đó ông chỉ đạo các cơ quan ngoại giao, giáo dục … chuẩn bị nội dung đưa vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa vào Sách giáo khoa các cấp học phổ thông. 
Thế nhưng, sau khi bài được VNN đăng, một số báo như Dân trí, Pháp luật TPHCM, An ninh Hải Phòng … đã đăng lại, thì đột nhiên đồng loạt bị gỡ bỏ (*). 
Chúng tôi tìm hiểu thì được một vị lãnh đạo một tờ báo cho biết việc gỡ bỏ bài đó là do có chỉ thị miệng từ cấp cao. Lý do cho quyết định này là vì phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh có động thái có thể gây căng thẳng.
Khó biết được sự thực đằng sau hiện tượng này, như lời vị lãnh đạo báo kia nói, hay do nguyên nhân nào khác, ví như bị “Thiên triều” nạt nộ, qua “đường dây nóng” chẳng hạn, thậm chí có thể chỉ một cú điện thoại từ tòa đại sứ TQ tới thôi … Thậm chí biết đâu, đó là do TT … “lỡ miệng”, còn việc hệ trọng này phải được BCT thông qua?
Bổ sung, 13h: sau khi đăng bài thì phát hiện hai bản tin ngắn: - Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK (PLTP, trích từ VNN). - Hoan nghênh đưa kiến thức biển Đông vào sách giáo khoa (TT).
Thật khó hiểu!
BT
Baomoi.com/VietnamNet
VietnamNet  - 30/12/2013 18:39 3 tin đăng lại

Thủ tướng ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK

Việc đưa Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa cần cân nhắc, tính toán về mức độ, nhưng chắc chắn là không được chập chờn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Chiều nay (30/12), gặp mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê kiến nghị đưa việc phổ biến kiến thức về Biển Đông và chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa phổ thông.
1
Từ phải sang: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại diện Hội Khoa học lịch sử VN là GS Phan Huy Lê, GS.TSKH Vũ Minh Giang, nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: Chung Hoàng
Đồng tình với đề nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Hiện trong chương trình giảng dạy ở các cấp học đã có nội dung này, nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụ thể”.
Ông ủng hộ việc đưa những nghiên cứu đã rõ, đã được khẳng định về Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa.
“Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa khi tiến hành chương trình đổi mới xây dựng sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ về một trung tâm tư liệu Biển Đông trực thuộc Cục Văn thư lưu trữ nhà nước để thống nhất đầu mối lưu giữ các tài liệu gốc, phục vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng như khai thác nguồn lợi biển đảo về lâu dài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về chủ trương và giao các Bộ Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng nghiên cứu triển khai.
Thủ tướng cũng ủng hộ dự định của Hội là biên soạn một bộ sử chính thống, một cuốn đại sử như cách nói của GS Phan Huy Lê, để làm tiêu chuẩn đối chiếu trong hoạt động nghiên cứu lịch sử nói chung.
Chung Hoàng
* Kết quả tìm kiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét