Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Đảng nổi giận với những người đã hết yêu mình - 10 phát ngôn 'đáng suy nghĩ' năm 2013

Đinh Minh Đạo - Đảng nổi giận với những người đã hết yêu mình

Năm 2014 có thể có thêm những vụ thoái đảng khác
Năm 2014 có thể có thêm những vụ thoái đảng khác
Tôi đọc tin Đảng Uỷ Khối Dân Chính Đảng TP HCM tuyên bố khai trừ anh Phạm Chí Dũng với sự thất vọng vô hạn. Hóa ra Đảng vẫn cư xử như một tiểu nhân.

Phạm Chí Dũng là một trí thức, anh đã xử sự rất văn hóa, rất đàng hoàng. Anh đã viết đơn gửi tới Đảng, nói rõ vì sao anh xin ra khỏi Đảng, anh chẳng ghét bỏ gì Đảng, đơn giản là những lý tưởng đã cuốn hút anh vào Đảng, nay anh không còn tìm thấy trong Đảng.

Đảng đã thuyết phục anh rút đơn, ở lại trong Đảng để đấu tranh với những tệ nạn trong Đảng mà anh đã nêu ra, nghĩa là Đảng đã công nhận những gì anh viết trong đơn là đúng sự thật. Nhưng anh đã nói thẳng thắn và chân thật : „Những hy vọng để thay đổi sự suy thoái trong Đảng cứ nhỏ dần, nhỏ dần đến tuyệt vọng”.

Lẽ ra Đảng nên cám ơn Phạm Chí Dũng về những gì anh đã đóng góp và để anh ra khỏi Đảng một cách nhẹ nhàng, để anh bắt đầu một cuộc dấn thân về với dân, điều mà Đảng vẫn giao giảng nhưng luôn làm ngược lại.

Hành động gần đây của các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên…làm tôi nhớ tới câu nói của cựu bí thư của Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas: “20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu.”

Tôi tin rằng, trong hàng triệu các đảng viên, còn rất nhiều người suy nghĩ như ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên. Nhưng với cách hành xử tiểu nhân của Đảng, khiến họ phải cân nhắc và lựa chọn cách rời bỏ Đảng.

Phạm Chí Dũng là con nhà nòi cộng sản, anh đã phục vụ trong quân đội và ngành an ninh, chắc anh đã biết quá rõ về các thủ đoạn của Đảng đối với những ai không nghe lời Đảng. Đảng chẳng từ một phương cách nào. Từ bao cao su, mắm tôm, đến côn đồ hóa bộ máy công an và an ninh. Từ dụ dỗ, mua chuộc, đến đấm đá, triệt mọi đường sống . Từ tổ chức đấu tố, sỉ nhục, đến các bản ản bỏ túi cho tù mọt gông. Từ đánh đập, ép cung, đến vu cho các tội danh oan khuất thấu đến trời xanh. Nhưng sau hàng chục năm trăn trở, anh đã quyết định rời bỏ Đảng. Anh tâm sự: ”...thực ra trong tôi đã manh nha ý định xin ra khỏi Đảng từ lâu, từ những năm 2005-2006. Nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi một sự ràng buộc, một nỗi sợ hãi mơ hồ, Nỗi sợ hãi đó từ cấp trên xuống cấp dưới, từ thượng tầng kiến trúc tới tận cơ sở ….Nhưng tôi phải cám ơn anh Lê Hiếu Đằng ….Khi thấy anh nói về việc anh từ bỏ Đảng, và một giọt nước mắt long lanh trong khóe mắt của anh, thì tôi quyết định ngay : thôi tới lúc rồi, và không thể chần chừ được nữa…Đảng chỉ còn mang bóng hình của các nhóm lợi ích….”

Hiện nay Đảng như một ngôi nhà đã mục ruỗng. Nền móng đã suy yếu, nứt vỡ và sụt lún, tường, cột kèo, mè rui… mọt rỗng, mái dột nát từ nóc dột xuống.

Nhưng vì sao một ngôi nhà mục ruỗng như thế lại chưa bị đổ sập?

Thứ nhất, vì chưa có gió đủ mạnh để xô đổ ngôi nhà. Nhân dân sau nhiều năm bị Đảng bưng bít, tuyên truyền, dọa nạt, dụ dỗ, đe nẹt, trở thành một khối dân chúng yên phận. Họ chấp nhận Đảng như chấp nhận số phận của mình, „cái nước Việt mình nó thế”.
Thứ hai, có hai trợ lực chống đỡ cho ngôi nhà nên nó còn đứng được trước các cơn gió nhẹ, đó là quân đội và công an. Họ được Đảng dậy dỗ „còn Đảng còn mình”. Những ai chỉ mới ho he muốn khơi nguồn gió trong dân chúng, lập tức bị họ đánh đập, đe dọa, bắt bở, giam cầm…

Ngôi nhà này không thể sửa chữa được, chỉ còn cách phế bỏ, xây ngôi nhà mới. Giải thể Đảng để xây dựng một đảng mới theo tiêu chí tự do dân chủ, có lẽ đó sẽ là lối thoát cho Đảng Cộng Sản và cho cả nhân dân Việt Nam.

Các đảng cộng sản ở đông Âu và thế giới đã tan rã, đã giải thể, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Câu hỏi còn lại chỉ là thời gian, khi nào? Trả lời câu hỏi này trước hết là những cán bộ, đảng viên của Đảng , những người như Lê Hiếu Đằng, Phạm Chi Dũng, Nguyễn Đắc Diên, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức…, những người đã không nhập vào các „nhóm lợi ích”, „nhóm thân hữu”, trăn trở về sự tha hóa của Đảng và hiện tình đất nước, dũng cảm cảnh báo Đảng trước nguy cơ tan rã. Sau đến áp lực của quần chúng, sự trỗi dậy của một xã hội dân sự, đòi lại quyền con người, chống lại sự độc quyền của Đảng.

Trong diễn văn bế mạc đại hội cuối cùng để giải thể của Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (đảng cộng sản), ngày 27-01-1990, ông Mieczyslaw Rakowski, bí thư thứ nhất BCHTU đảng đã nói với ba triệu đảng viên: “Sự hiện hữu của Đảng chúng ta trong đời sống dân tộc, đất nước coi như đã chấm dứt…..Tôi cho rằng, điểm yếu kém nhất của phong trào cộng sản và đồng thời là nguyên nhân của tất cả sự thất bại của nó là sự từ bỏ dân chủ….Xã hội đã được giải phóng khỏi sự sợ hãi và xã hội đã ban thưởng cho Công Đoàn Đoàn Kết lòng tin và hy vọng. Nói một cách thẳng thắn: sự thất bại của chúng ta là bài học đích đáng.”

Đến bao giờ thì ”Đảng ta” rút ra được bài học đích đáng?

Những đảng viên rời bỏ Đảng, hết yêu Đảng, không có nghĩa là họ thù ghét Đảng. Thay vì căm tức, thù ghét họ, Đảng nên „xem xét, tỉnh táo, sáng suốt”vì sao họ lại hết yêu mình?

Con đường trở về với dân của Phạm Chí Dũng chắc sẽ còn nhiều khó khăn, trắc trở. Chúc anh „chân cứng đá mềm”, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong năm mới.
Warsaw 31-12-2013
© Đàn Chim Việt

Biển Đông chưa yên tĩnh

Trong năm 2013, vấn đề biển Đông tiếp tục được coi là một vấn đề nóng với nhiều sự kiện quan trọng diễn ra liên tục từ đầu năm cho đến những tháng cuối của năm. Các chuyên gia nhận định năm 2013 chưa phải là một năm yên tĩnh tại biển Đông.
Những cuộn sóng ngầm

Năm 2013, thế giới tiếp tục chứng kiến những diễn biến mới liên quan đến căng thẳng tại biển Đông mặc dù trên các mặt báo người ta không thấy những tin nóng như cắt cáp hay va chạm nhỏ như năm 2012.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định năm 2013 là một năm không yên ả tại biển Đông.

Vấn đề là năm 2013 biển Đông vẫn giống như các năm trước là không yên ả nhưng có vấn đề khác, mà đặc biệt là có 2 vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về vụ tranh chấp Scarborough ở biển Đông, thứ hai là Trung Quốc cho lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông dù không trực tiếp trên biển Đông nhưng có ảnh hưởng khá nhiều. Nó không xuất hiện nhiều trên báo chí thôi nhưng nó cũng có đầy những sóng ngầm trong đó và vụ kiện của Philippines là một thể hiện ra ngoài.

Ngày 22 tháng giêng, Philippines chính thức đưa vấn đề biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc 1982. Lý do mà Philippines đưa ra là nước này đã cạn kiệt mọi biện pháp tìm kiếm giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Tuy nhiên vào ngày 19 tháng 2, Trung Quốc chính thức tuyên bố tù chối tham dự phiên tòa, điều đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước vì từ năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chịu những phán quyết của tòa quốc tế theo UNCLOS. Các học giả của Trung Quốc tại những hội thảo quốc tế sau đó, khi đề cập đến vấn đề này đều cho rằng vụ kiện chỉ có thể gây khó khăn cho các nước liên quan mà không giải quyết được vấn đề.

Ngày 23 tháng 11, Trung Quốc đột ngột thông báo nước này đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuyên bố này ngay lập tức đã bị Hoa Kỳ, Nhật bản và Hàn Quốc lên tiếng phản đối. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario chỉ trích việc lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là muốn biến cả vùng không phận trên biển Hoa Đông thành vùng không phận nội địa của Bắc Kinh, xâm phạm quyền tự do hàng không.

Nhưng điều đáng ngại hơn là vào ngày 4 tháng 12, tờ South China Morning Post trích lời của đại sứ Trung Quốc ở Philippines là bà Mã Khắc Khanh nói rằng Bắc Kinh có quyền quyết định thời gian và địa điểm thành lập một vùng nhận dạng phòng không mới.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định, nếu Trung Quốc thực sự lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự trên một phần biển Đông thì đó sẽ là một thách thức rất lớn cho khu vực trong năm tới.

Ngay bây giờ Trung Quốc cũng lập lờ tuyên bố là Trung Quốc sẽ có thể tuyên bố những vùng nhận dạng phòng không đó. Nếu Trung Quốc có lập vùng nhận dạng phòng không có thể không ngay trên biển Đông mà trên một phần của biển Đông thì nó cũng gây căng thẳng rất nhiều bởi vì đây không phải là một tranh chấp song phương mà là đa phương với nhiều quốc gia. Có rất nhiều quốc gia nói là khu vực Đông Á đang nằm trên một thùng thuốc súng. Đây là một lo ngại.
Chiến thuật ‘bắp cải’ và sự khiêu khích từ Trung Quốc

000_Hkg9127783-250.jpg
Một lính hải quân Hoa Kỳ nhìn qua kính viễn vọng trên tàu USS George Washington tại biển đông hôm 24/10/2013. AFP photo
Năm 2013, Trung Quốc tiếp tục thực hiện một chiến thuật mà nước này gọi là chiến thuật cabbage hay dịch ra tiếng Việt là bắp cải với người láng giềng Philippines trong tranh chấp tại biển Đông. Đây là chiến thuật được tướng Trương Thiện Trung nói tới trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Trung Quốc vào tháng 5. Chiến thuật bao gồm việc bao vây khu vực đang tranh chấp bởi rất nhiều tàu bao gồm tàu cá, tàu kiểm ngư và hải giám cùng tàu chiến. Như vậy khu vực đó sẽ giống như một hòn đảo bị bao vây bởi nhiều lớp giống như một cái bắp cải. Viên tướng cũng nói Trung Quốc nên tiếp tục áp dụng chiến thuật này để lấy thêm các vùng đang tranh chấp với Philippines.

Chiến thuật này đã được Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ tháng 4 năm 2012 với khu vực bãi cạn Scarborough Shoal do Philippines kiểm soát trước đó. Trong năm 2013, Trung Quốc tiếp tục gửi tàu hải giám đến khu vực này và từ tháng 5 đã áp dụng một vùng giới hạn đánh bắt cá rộng 15 mile trong khu vực. Các tàu của Philippines đã bị phía Trung quốc ngăn cản không cho vào khu vực này. Tháng 6 năm 2013, nguồn tin quân sự của Philippines cho biết những hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc đổ đá, sỏi, xi măng và thép xuống khu vực bãi cạn và đã bắt đầu các công việc xây dựng tại đây.

Nếu Trung Quốc có lập vùng nhận dạng phòng không có thể không ngay trên biển Đông mà trên một phần của biển Đông thì nó cũng gây căng thẳng rất nhiều bởi vì đây không phải là một tranh chấp song phương mà là đa phương với nhiều quốc gia.  - Thạc sĩ Hoàng Việt
Sau bãi cạn Scarborough là bãi Second Thomas mà Việt nam gọi là bãi Cỏ Mây, cũng do Philippines kiểm soát. Ngày 9 tháng 5, hải quân Philippines cho biết đã phát hiện được hai tàu hải giám và một tàu chiến của Trung Quốc tại khu vực này. Sau đó phía Philippines cho biết ngoài những tàu hải giám và tàu chiến, Trung Quốc còn gửi 30 chiếc tàu đánh cá đến khu vực lân cận để đánh bắt cá. Các ngư dân Trung Quốc thậm chí còn dựng rào cản vào bãi. Tàu của Philippines đến khu vực đã không được phép vào bãi. Các nguồn tin quân sự của Philippines cho biết các tàu cá và tàu quân sự của Trung Quốc không bao giờ dời khỏi khu vực sau đó.

Trong năm 2013, Trung quốc cũng có một loạt các hành động được các chuyên gia quốc tế coi là các hành động khiêu khích tại biển Đông. Đó là việc Trung Quốc tuyên bố cho khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi đầu năm. Tiếp đó vào tháng 5, nước này đã gửi 30 tàu cá lớn từ đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá trong vòng 40 ngày. Tàu hải giám của Trung Quốc liên tục thực hiện các chuyến đi tuần tra trên biển Đông trong suốt năm. Theo giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trong năm 2012, Trung quốc đã thực hiện 7 cuộc diễn tập chính trên biển Đông và điều này vẫn tiếp tục trong năm 2013.
Đàm phán COC

Sau hơn 10 năm bế tắc, vào tháng 4 năm 2013, phía Trung Quốc đột ngột tuyên bố nước này đã sẵn sàng để đàm phán với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) vào cuối năm. Bước tiến này được cho là do có những thay đổi trong ASEAN sau khi Brunei tiếp quản ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN từ Campuchia và nhà ngoại giao Việt Nam, ông Lê Lương Minh trở thành Tổng thư ký của ASEAN. Lãnh đạo Brunei đã trực tiếp đề cập vấn đề về COC với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung quốc vào tháng 4.

Sau thất bại của ASEAN vào năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch ASEAN, vào tháng 8, ASEAN cũng cho biết các nước trong khối đã tìm được tiếng nói chung trước khi bước vào vòng đàm phán với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử.

Vào giữa tháng 9, ASEAN và Trung Quốc có cuộc tham vấn chính thức vòng đầu tiên về COC và đưa ra một kế hoạch làm việc cho tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) giai đoạn 2013 – 2014.

Kết thúc đàm phán, mặc dù một COC vẫn chưa thành hình nhưng các bên nói sẵn sàng hợp tác và phát triển các ý tưởng thiết lập các đường dây nóng để cải thiện lòng tin  giữa các bên để đối phó với những tình trạng khẩn cấp cũng như hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn các tàu thuyền trên biển.

Bước vào năm mới 2014, ghế chủ tịch của ASEAN sẽ được trao cho Myanmar, một ngôi sao mới nổi ở Đông Nam Á. Theo Thạc sĩ Hoàng Việt Người ta có thể hy vọng nước chủ tịch mới sẽ có những bước ngoại giao năng động trong việc đàm phán và tìm kiếm giải pháp các vấn đề tranh chấp biển Đông, nhưng tham vọng không thay đổi của Trung Quốc trong năm vừa qua sẽ còn là một vấn đề lớn với ASEAN và các nước có liên quan trong khu vực.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-12-31

10 phát ngôn 'đáng suy nghĩ' năm 2013

TPO - Năm 2013 sắp qua, nhưng nhiều phát ngôn đáng để suy nghĩ về những vấn đề kinh tế, xã hội nổi cộm trong năm qua vẫn còn đọng lại trong lòng người dân.

"Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức"

Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…'.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cần nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?”.

"Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?" Chủ tịch Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi.

“Bao nhiêu thỏ thành gấu?”

Bắt đầu phiên chất vấn Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII liên quan vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) gây chấn động dư luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) đặt vấn đề:

Hàng năm vẫn còn hàng chục ngàn đơn xin tái thẩm, giám đốc thẩm cho thấy niềm tin của nhân dân chưa cao, đặc biệt là vụ án Nguyễn Thanh Chấn gây bất bình dư luận trong thời gian qua. Vậy Chánh án cho biết trách nhiệm của tòa án trong vụ việc này, trách nhiệm minh oan, xin lỗi thế nào. Liệu rằng, còn bao nhiêu con thỏ tuyên là con gấu?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.

Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho rằng, trường hợp để xảy ra oan sai, nhất là với những người chịu mức án cao nhất là không thể chấp nhận được, nhưng việc xác định có oan hay không phải dựa trên những quy định chặt chẽ. Dư luận chỉ là dư luận.

“Vụ án có oan hay không phải được xem xét kịp thời thấu đáo nhưng phải theo quy định pháp luật. Nếu đúng là để xảy ra oan sai, người liên quan trực tiếp, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Việc ép cung nhục hình nếu có là điều không chấp nhận được nhưng nếu có phải được chứng minh”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.

"Ăn của dân không từ một cái gì"

Sáng 11/9, Thường vụ Quốc hội thảo luận, sau khi nghe Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì,  từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo…, ăn hết.

Ngay giữa Thủ đô Hà Nội cũng xảy ra chuyện ăn vacxin, đáng lẽ ra tiêm cho một người, giờ tiêm cho hai người. Tôi đi rất nhiều nơi, nhưng càng đi tôi càng thấy buồn.

“Đúng quy trình nên chưa kỷ luật ai”

Sáng 2/12, tại cuộc gặp mặt báo chí, liên quan vụ vận chuyển 600 bánh heroin (nặng 230 kg - PV) từ sân bay Tân Sơn Nhất và bị bắt giữ ở Đài Loan, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, khẳng định trong vụ việc này hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm đúng quy trình kiểm tra.
ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM
Ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM.

“Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chờ kết quả điều tra cuối cùng để xem xét việc kỷ luật. Chưa kể vụ này đã được Phó thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm”, ông Thông khẳng định.

 “Phóng viên thiểu năng”

Chiều 11/3, tại Hội nghị bàn về các nội dung của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tổ chức tại Bộ GTVT, ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (bộ Công an) nói: “Gần đây tôi lên mạng xem báo chí vẫn hướng dư luận vào cái khác, nêu lên thế nào là mũ giả, mũ dỏm. Có lẽ chúng ta nói luôn mấy phóng viên đó là thế nào đó, thiểu năng gì đó, kém gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ dỏm mà cứ phải đưa ra bằng lời lẽ, bằng giải thích từ ngữ”.
Ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội .

Sau đó ông Đinh Mạnh Toàn đã có những phát biểu đính chính và xin lỗi giới báo chí công khai trước phát ngôn "phóng viên thiểu năng" của mình.

 “Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin”

Khi nói về vụ việc gây chấn động ngành Y là 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị sau tiêm vắc xin viêm gan B, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra quyết liệt trong việc truy tìm nguyên nhân của vụ việc bằng phát biểu:

“Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Sau phát ngôn khó hiểu này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã gặp phải nhiều sự phản ứng, bức xúc của dư luận.

 “Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng”

Sáng 7/11, phát biểu tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến.

“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.

Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nói.

Bộ Công thương khuyên người dân thay gas bằng củi

Chiều 2/12, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Công thương, chiều 2/12, ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, cho biết giá gas thuộc danh mục mặt hàng do Bộ Tài chính quản lý, phụ thuộc rất lớn vào giá thế giới.

“Việc giá gas tăng 70.000 - 80.000 đồng/bình gây ra nhiều bức xúc với người dân. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng thay thế như củi, điện” - vị này nói.
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương.

Theo ông Chiến, để điều hành thị trường gas ổn định, Bộ Công thương đồng tình với đề xuất Hiệp hội Gas giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 0%. Đồng thời, cần kiểm tra các yếu tố hình thành giá của các doanh nghiệp đầu mối để phát hiện vi phạm.

Ra ngõ là gặp kẻ cướp

Ngày 29/10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng phát biểu tại buổi thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII  về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng.

“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”, ông Bùi Đặng Dũng phát biểu.

“Số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người”

Liên quan việc một bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Hà Nội) với nhiều nghi vấn, khi phóng viên làm việc với lãnh đạo cơ sở này, ông Đỗ Ngọc Vấn, Phó giám đốc bệnh viện trong cuộc trao đổi đã hồn nhiên nói: “Trong cuộc đời làm bác sỹ của tôi, số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người. Chẳng qua đây là người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới nghi ngờ”.
 CÔNG KHANH
  (Tiền phong)

Người Mỹ đánh giá ai là người được ngưỡng mộ nhất trong năm qua?

Ảnh www.telegraph.co.uk
Ảnh www.telegraph.co.uk
Dân Mỹ xem Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là người nam và người nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới trong năm 2013, theo một cuộc thăm dò của tổ chức Gallup công bố vào cuối năm.

Tổng thống Obama đứng đầu danh sách hàng năm lần thứ sáu liên tiếp, chuyện bình thường đối với một Tổng thống Mỹ tại chức, Gallup cho biết qua kinh nghiệm thăm dò của họ.

Nhưng tỷ lệ ngưỡng mộ cho Obama chỉ còn 16 phần trăm trong năm nay, so với 30 phần trăm vào năm 2012.

Sự giảm sút được giải thích rằng trong năm qua, Tổng thống Mỹ triển khai bộ luật chăm sóc sức khỏe Obamacare bằng nhiều vấp váp và một số dự luật bị giằng có với Quốc hội vào lúc ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.

Bà Clinton giành được vị trí hàng đầu trong số những phụ nữ được ngưỡng mộ nhất thế giới qua 12 năm liên tiếp, và qua 18 năm gần nhất, nhiều hơn bất kỳ phụ nữ nào trong lịch sử thăm dò của Gallup.

15 phần trăm người Mỹ được thăm dò đã cho bà Clinton–một cựu đệ nhất phu nhân và thượng nghị sĩ–hạng cao nhất, nhưng không bằng 21 phần trăm của năm ngoái.

Gallup cho biết dữ liệu của họ được đúc kết từ một cuộc phỏng vấn với 1.031 người lớn từ 5 đến 8 tháng 12 , và có sai số cộng hoặc trừ 4 phần trăm.

Phái nam đứng sau Tổng thống Obama bao gồm các cựu tổng thống George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter; Đức Thánh Cha Phan-xi-cô và Mục sư Billy Graham; diễn viên kiêm đạo diễn Clint Eastwood; nhà đồng sáng lập Microsoft kiêm nhà từ thiện Bill Gates; Thượng nghị sĩ Ted Cruz tiểu bang Texas và hai cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney và Ron Paul của đảng Cộng hòa.

Phái nữ sau bà Clinton bao gồm người dẫn chương trình TV Oprah Winfrey, đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cựu Thống đốc Sarah Palin của Alaska, cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice và nữ diễn viên Angelina Jolie.

Trong danh sách này còn có Malala Yousafzai, thiếu nữ Pakistan bị Taliban bắn vào đầu vì đòi giáo dục cho trẻ em gái; Thủ tướng Đức Angela Merkel; Nữ hoàng Elizabeth và Kate Middleton, nữ công tước xứ Cambridge của Anh.

Những người chỉ trích kết quả thăm dò nói rằng, thật là khó tin khi bầu chọn Tổng thống Obama vì trong năm qua, ngoài vấp váp về Obamacare, ông còn quá yếu trong chính sách ngoại giao.

Những người chỉ trích khác cho rằng kết quả này là một âm mưu của đảng Dân chủ để chuẩn bịđưa bà Clinton ra ứng cử tổng thống lần tới, sau scandal của bà trong vụ Benghazi.
Theo Yahoo

Phạm Minh Hoàng - Chuyện từ những học trò

P1010900
“Dạ chào thầy Hoàng ! Con là Ngô Minh Tâm, con đang học tại Bách khoa Thành phố (HCM). Con là con của Ngô Hào, người mới bị tuyên 15 năm tù giam đây ạ !”
Đó là những dòng chữ mà em đã gởi kết bạn với tôi trên facebook vào một ngày của tháng 10/2013. Tôi không thể nào quên vì tôi không hề nghĩ sẽ có ngày gặp con của Ngô Hào, nhất nữa đó lại là một sinh viên trường cũ của mình. Thầy trò hẹn nhau ngoài quán cóc. Trong vòng 10 phút, Tâm đã phác họa cho tôi những nét chính về người cha của mình vừa bị kết án 15 năm trong phiên sơ thẩm đầu tháng 10/2013, về người mẹ của mình đang bị ung thư vòm hầu, mất khả năng lao động và đang chạy chữa vô cùng tốn kém, về người em của mình phải bỏ học để chăm sóc mẹ và nhờ tôi giúp đỡ. Thú thật, cho dù ít có dịp tiếp xúc với gia đình các tù nhân chính trị nhưng tôi đã tức khắc cảm nhận được một ngọn núi của những khó khăn trước mặt. Nhưng chúng tôi đã cùng nhau bài luận về kế hoạch vận động từ trong lẫn ngoài nước, từ ngoại giao đến nhân đạo để đấu tranh cho ông. Khi thấy tôi băn khoăn về đời sống, sinh hoạt gia đình, em nói:

- Con nói thật là gia đình đang khó khăn nhưng ưu tiên của con là cho ba.

Nói xong câu ấy là em vội lên xe để đi dạy thêm, chắt bóp từng đồng để tiếp tục gánh nặng gia đình. Trước khi rồ ga, em quay lại:

- Trưa nay em chưa ăn thầy ạ!

Thời gian trôi qua, những nỗ lực vận động đã bắt đầu nhưng tôi cảm nhận tất cả tiến hành cực kỳ chậm chạp trong khi phiên phúc thẩm đang đến rất gần. Ngày 23/12, tòa án Phú Yên tuyên y án 15 năm cho ông Ngô Hào trong một phiên tòa chỉ kéo dài hơn tiếng rưỡi. Đến chiều ngày hôm ấy, trong không khí tưng bừng náo nhiệt đón Giáng sinh, người ta lần đầu tiên nghe được tiếng gào khóc của vợ ông, của mẹ Minh Tâm.

Em gặp lại tôi vài ngày sau đó, nét mặt và giọng nói của em có phần căng thẳng hơn nhưng giờ lại có chút bình thản, cương nghị :

- Họ chỉ cho ba trả lời Có hoặc Không. Mỗi lần ba định nói gì thêm đều bị từ chối. Trong suốt phiên tòa mẹ con phát bệnh tưởng ngất xỉu. Chỉ có ba mẹ con nhưng họ huy động hơn 50 công an sắc phục chưa kể công an chìm và nhân viên tòa án. Ban đầu con cố giữ thái độ lịch sự, gọi chú xưng cháu với họ, nhưng riết rồi không chịu được nên đã phải chỉ thẳng vào mặt họ mà chửi.

Tôi chỉ biết an ủi em với những từ ngữ mình có trong đầu và khuyên em giữ bình tĩnh để tiếp tục sống với mẹ và em trai, đối phó với nghịch cảnh cũng như hoàn tất học trình kỹ sư một cách tốt đẹp.

- Trước phiên phúc thẩm, công an đã vào trường làm việc với con có lẽ với mục đích nhắc nhở con chớ manh động, liên hệ với các “phần tử xấu”. Nhưng con trả lời là những gì con làm cho ba là rất bình thường và không có gì sai trái cả. Sau cùng ông công an này (hình như cấp bậc đại tá) đã dọa rằng :”Chỉ cần một lá thư của tôi là em sẽ ra trường sớm” (ý nói là đuổi học).

Vài ngày sau phiên phúc thẩm, lá thư gởi cho ba của em đã làm nhiều người phải chẩy nước mắt. Phóng viên Ca Dao của đài RFA đã viết rằng :”…Trở về căn nhà dột nát, người con trai trưởng gói trọn những dòng nước mắt của Mẹ, những uất ức của em vào những con chữ trong lá thư gửi cho Cha. Lá thư sẽ không bao giờ đến được tay người nhận. Nhưng hàng chục ngàn người khác đã thay người Cha đọc lá thư này…”

* * *
Cũng qua mạng xã hội mà tôi cũng đã làm quen được với Phương Thảo, con gái lớn của nhà giáo Đinh Đăng Định, bị kết án 6 năm tù theo điều 88 bộ Luật hình sự. Bố Định bị bắt khi ông viết bài phải đối dự án bô-xít cũng như bày tỏ suy nghĩ của mình qua các cuộc phỏng vấn. Điều cần nói là ông bị bắt ở Dak Nông và nơi ông ở chỉ cách nhà máy khai thác bô-xít Nhân Cơ khoảng 10 cây số, nghĩa là một nơi tương đối thưa vắng. Điều này đưa đến nhận định là cộng sản muốn triệt tiêu ngay trong trứng nước mọi ý kiến trái chiều đặc biệt là ở những nơi dư luận ít quan tâm tới hoặc những nơi “nhậy cảm”. Thảo lớn hơn Tâm 4 tuổi, tốt nghiệp khoa Toán-Tin Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Theo Thảo, thì dù cho chỉ còn 4 năm tù nhưng chưa chắc bố còn sống được đến lúc ấy vì dạ dày đã bị cắt ¾, hiện đang điều trị tại bệnh viện 30/4 và các bác sĩ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hóa trị. Trong những lúc thập tử nhất sinh như thế nhưng thầy Định vẫn giữ một niềm lạc quan khó có thể ngờ. Thảo nói:

- Bố con bảo, nếu mà bố con có thể sống sót và được về, thì nhất định sẽ gặp mọi người. Con nghĩ thầy và bố con khi đàm đạo sẽ rất hợp, vì đều là nhà giáo, lại cùng chung lý tưởng.

Đầu tháng 12/2013, Thảo cùng mẹ lặn lội ra Hà Nội đến gõ cửa 6 tòa đại sứ để vận động cho bố. Gia đình đang nỗ lực vận động mọi nơi để miễn thi hành án cho bố vì lý do sức khỏe. Thảo kể:“Nhiều nhân viên đã không cầm được nước mắt khi con kể lại tình trạng của bố. Họ đã hỏi han rất nhiều và lo lắng rằng những can thiệp này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến gia đình. Nhưng con và mẹ vẫn kiên quyết vận động đến cùng”.

Và chỉ trong vòng trên dưới 10 ngày, các đại sứ quán tại Hà Nội đã cùng nhau kiến nghị lên nhà cầm quyền VN miễn thi hành án để thầy Định được sống với gia đình trong tình trạng sức khỏe như hiện thời. Đến nay chưa có động tĩnh gì nhưng Thảo và gia đình vẫn giữ niềm lạc quan.

* * *

Minh Tâm và Phương Thảo không phải là học trò của tôi nhưng cả hai em đều là sinh viên của Đại Học Quốc Gia TPHCM, đại học hàng đầu của miền Nam và là nơi mà tôi đã gắn bó trên 10 năm trước khi đi tù. Tâm là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường chuyên Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, Phú Yên và đậu vào khoa Cơ Khí, ĐH Bách Khoa với điểm khá cao. Thảo là con gái nhưng dám vào học khoa Toán Tin, vốn vẫn là đất của đám con trai. Nói chung cả hai em đều là những học sinh và sinh viên giỏi và nếu không có gì xảy ra thì mở ra cho các em trước mặt là một tương lai tươi sáng.

Nhưng “đã có gì” xảy ra!

Cha của các em đã chọn một con đường chông gai và đầy gian khổ, là đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền và hiện đang hiện trong tình trạng tù đày. Một người còn phải ở 14 năm, người kia chỉ 4 năm nhưng có thể sẽ ít hơn, vì không biết còn sống được không đến lúc mãn hạn. Gánh nặng để lại cho các em – là hai con trưởng thực sự quá lớn – vì cả hai gia đình thực sự khó khăn và neo đơn.

Tuy nhiên hai người cha ấy không chỉ để lại gánh nặng, nhưng còn để lại một tấm gương.

- Con nghĩ trước tiên con sẽ ráng hết sức để săn sóc mẹ và cho em trai cơ hội trở lại nhà trường. Tuy nhiên ngày hôm nay con đã tìm cho mình một con đường. Ngô Minh Tâm đã nói như thế một tuần sau phiên tòa phúc thẩm.

Tôi chỉ biết yên lặng nhìn sâu vào đôi mắt của em. Tôi không cần hỏi thêm và em cũng không cần nói thêm. Từ hồi bị bắt đến nay đã gần hai năm em chưa được gặp ba để nghe ba nói chuyện. “Ba giấu con hết mọi chuyện, thậm chí ba còn đổi password trong tài khoản email mà con đã tạo cho ba !”. Điều này có nghĩa là ông Ngô Hào đã dự đoán những khó khăn sẽ ập lên đầu mình và ông không muốn các con liên lụy, và điều này cũng có nghĩa là Tâm hoàn toàn chủ động và ý thức được con đường em đã chọn. Tôi tự hỏi trong vài tháng nữa, ông Ngô Hào sẽ nghĩ sao khi con trai trưởng của mình gặp và trải lòng ra cùng mình. Tôi bỗng nhớ đến Nguyễn Phi Khanh.

Còn Thảo:

- Con có giấc mơ là sau này con sẽ đem sức lực và khả năng của mình để giúp đỡ cho những người bị áp bức.

- Con không sợ à?

- Thầy ơi, ngày xưa khi bố mới bị bắt, gia đình đã quá sợ hãi nên bố con mới lâm vào tình cảnh này. Giờ bố con đang lâm trọng bệnh, thời gian không còn nhiều nữa… Không được phép sợ hãi nữa, thầy ạ.

- Nhưng làm thế nào con chia sẻ thời gian và công việc?

- Con sẽ dành trọn thời gian cho ước mơ của con.

Ba thầy trò chúng tôi nhìn nhau yên lặng.

Tôi thầm nghĩ ngày Tâm bước vào ngôi trường ĐH Bách Khoa thì cũng là ngày tôi bước vào trại giam B34. Ngày tôi ngưng dạy ở ĐH Khoa Học Tự Nhiên thì cũng là ngày Thảo bắt đầu cuộc đời sinh viên ở đây. Toàn ngược đường cả.

Nhưng ngày hôm nay hoàn cảnh đất nước đã đẩy đưa chúng tôi ngồi lại gần nhau.

Và bên cạnh chúng tôi còn rất nhiều người nữa. Tôi chắc chắn là như thế.

Sàigòn, 31/12/2013
©  Phạm Minh Hoàng
© Đàn Chim Việt

Hàng ngàn người vây quốc lộ phản đối cái chết của một học sinh nghi do công an đánh

Sau khi làm việc với công an xã về, một học sinh lớp chín được đưa đi cấp cứu và tử vong sau đó không lâu.
Người dân bức xúc “vây” quốc lộ
Cho đến 15g30 ngày hôm nay, 31.12, tình trạng ách tắc trên QL1 (đoạn qua huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) mới bắt đầu được giải tỏa.
Người dân bức xúc bao vây quốc lộ
Trước đó, từ 11g, hàng ngàn người dân địa phương đã kéo ra QL1, chặn xe để yêu cầu cơ quan chức năng đưa thi thể em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi, học sinh lớp 9 trường THPT Lương Thế Vinh thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) từ Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa về trụ sở UBND xã Vạn Long (huyện Vạn Ninh) để làm rõ nguyên nhân cái chết của thiếu niên này. 
Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Công an huyện Vạn Ninh, cho biết sau nghe tin em Tu Ngọc Thạch tử vong tại bệnh viện, từ 9g sáng 31.12, hàng ngàn người dân đã tụ tập tại trụ sở UBND xã Vạn Long yêu cầu đưa xác em này đến trụ sở xã để làm rõ nguyên nhân cái chết. 

Người dân cho rằng công an đã đánh chết em Thạch
Đến 11g cùng ngày, người dân bắt đầu kéo ra QL1 chặn xe, yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện yêu sách trên, khiến giao thông trên QL1 đoạn qua huyện Vạn Ninh bị tê liệt hoàn toàn.
Mặc dù chính quyền địa phương huy động nhiều lực lượng đến vận động người dân giải tán nhưng không có kết quả.
Công an tỉnh Khánh Hòa đã huy động hàng trăm cảnh sát thuộc nhiều lực lượng đến giải tán đám đông, giải tỏa tình trạng ách tắc.

Đám đông lên đến hàng ngàn người
Theo ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Vạn Long, em Tu Ngọc Thạch từ quê nhà ở xã Vạn Thọ về quê ngoại ở xã Vạn Long chơi.

Lúc 15g30 chiều 29.12, tại quán nước mía trước cổng trụ sở UBND xã Vạn Long có hai nhóm thiếu niên đánh nhau, trong đó có em Tu Ngọc Thạch.

Công an xã Vạn Long tiến hành làm việc với một số thiếu niên để giải quyết vụ việc (còn cụ thể thế nào thì ông không rõ – lời ông Nghị - PV).

Còn theo ông Nguyễn Văn Vinh, Công an xã Vạn Long đã mời một số thiếu niên trong hai nhóm trên đến làm việc rồi cho gia đình bảo lãnh về.

Sau đó, em Tu Ngọc Thạch được gia đình đưa đi cấp cứu và đã tử vong tại bệnh viện.

Nạn nhân bị công an đánh?

“Người dân nói em Tu chết do bị công an đánh nhưng mình chưa dám khẳng định đâu. Trước đó, có hai nhóm đánh nhau, có đập chai vào đầu. Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đang làm rõ”- ông Vinh nói.

Anh Tu Ngọc Thiện, anh trai em Tu Ngọc Thạch, cho biết, sau khi xảy ra ẩu đả, em Thạch đang đứng trên đường thì có hai người mặc trang phục công an xã tới bắt em Thạch.

Em Thạch bỏ chạy thì bị hai công an đuổi theo, một người dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu em Thạch làm em rớt xuống ruộng nước.

Sau đó, hai công an đưa em Thạch đưa về trụ sở Công an xã Vạn Long.

Bà Nguyễn Thị Sương, chủ quán nước mía đối diện trụ sở UBND xã Vạn Long, cho biết bà nhìn thấy hai công an xã tên Tâm và Phát đưa một số thiếu niên đến trụ sở xã làm việc.

Anh Tu Ngọc Thanh, cho biết thêm, cho biết tối 29.12, anh nhận được điện thoại từ Công an xã Vạn Long báo là đến bảo lãnh cho em trai Tu Ngọc Thạch.

Khi anh Thanh đến nơi, dù anh chưa thấy em Thạch nhưng Công an xã Vạn Long hướng dẫn anh Thanh làm giấy bảo lãnh, sau đó anh thấy em mình nằm gục ở bàn.

Về đến nhà, em Thạch bị choáng, kêu mệt, đến rạng sáng 30.12 thì ói mửa liên tục.

Lúc 5g ngày 30.12, gia đình đưa em Thạch đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh. Do tình trạng sức khỏe nguy kịch, nửa tiếng sau em Thạch được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa mổ cấp cứu.

Đến 8g ngày 31.12, em Thạch tử vong.

QL 1 bị kẹt xe trong nhiều giờ liền

Ông Trần Tấn Thiện, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, cho biết em Tu Ngọc Thạch nhập viện trong tình trạng hôn mê.

Qua chẩn đoán, các bác sĩ xác định em Thạch bị tụ máu nội, chảy máu trong sọ.

“Trên người em Thạch có nhiều vết thương như ở cẳng tay phải bàn tay trái, vết bầm ở góc hàm trái. Tuy nhiên, em Tu bị đánh bằng gì thì không rõ ràng”.

Đến cuối giờ chiều 31.12, xác em Thạch vẫn còn ở Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa 
Miên Thảo
(Một thế giới)

Beo - Hồ Thu Hồng: Nhân vật tồi tệ nhất: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

1. Nhân vật xuất sắc nhất: thống đốc Nguyễn Văn Bình
Ông Bình sinh năm 61, có bằng tiến sĩ toán tại Liên xô (cũ).
Tháng 8/2011, tiếp quản Ngân hàng nhà nước trong tình trạng không nói ai cũng biết, ông nêu ra chương trình hành động của mình. Phàm nước mình, gần như tất-cả-mọi-thứ nói trước, người nghe đều phản ứng ngược. Nhẹ thì riễu cợt nặng thì băm bổ thẳng cánh

1 năm sau, thậm chí ông còn bị một tờ báo nước ngoài xếp vào hạng 20 thống đốc tồi nhất thế giới.
Tất cả những điều ông nói năm 2011, thực tế chứng minh ông đã làm được trong năm 2013: Kiểm soát được sự bóc lột của ngân hàng với doanh nghiệp bằng cách hạ lãi xuất; Giải quyết khá ngọt nợ xấu; Kiềm chế lạm phát; Giữ được tỉ giá ngoại tệ…
Từ năm 2011, Lý Xuân Hải đã nói với Beo, Bình là thống đốc giỏi nhất ông từng tiếp xúc làm việc.
2. Nhân vật tồi tệ nhất: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại Đại hội 11, chức danh Trọng được mang là giải pháp dung hòa giữa các nhóm quyền lực hơn là thực lực.
Ngay cả điều đó, Trọng cũng không làm được như người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh.
Trong cuộc tỉ thí vô tiền khoáng hậu của chính trường Việt giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, Trọng vô dụng nếu không muốn nói là đổ thêm dầu vào lửa.
Năm 2013 cũng chứng minh chủ trương chỉnh huấn đảng của Trọng thất bại hoàn toàn.
Các phát ngôn trước cử tri, gần như không lần nào không có câu rất hồ đồ mà gần nhất là xúc phạm nặng nề Phật giáo khi nói, đức Phật nhận hối lộ. Trọng không phân biệt được, đâu là hư cấu của tác phẩm văn học và đâu là đạo giáo.
Beo chơi mạng 5/6 năm nay, chưa từng thấy nhân vật nào bị thế giới ảo công kích công khai, kịch liệt như Trọng.
(Beo Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét