Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Ngày 02/1/2014- Phật tính và Nhân Quyền - 'Độc tài và độc quyền'

  • Trung Quốc cải tổ các quân khu để đối phó với Nhật Bản (RFI) - Bắc Kinh đang xem xét phương án thu gọn các quân khu của mình từ bảy xuống còn năm để có thể đối phó một cách nhanh chóng hơn với một cuộc khủng hoảng. Tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đã tiết lộ tin trên vào hôm nay, 01/01/2014, và cho biết thêm : Đây là một biện pháp của Trung Quốc nhằm chống lại liên minh quân sự Mỹ-Nhật.
  • Hồng Kông đón năm 2014 bằng một cuộc biểu tình đòi dân chủ (RFI) - Hồng Kông bước vào năm 2014 với một cuộc xuống đường đòi dân chủ. Ban tổ chức dự kiến 50 ngàn người tham gia cuộc tuần hành phản kháng nhân ngày đầu năm dương lịch, chống bàn tay can thiệp của Bắc Kinh trong bối cảnh đang diễn ra một chiến dịch thăm dò ý kiến về việc cải cách ứng cử và bầu cử.
  • Ra mắt tập 2 truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - (VOH) - Sáng 31/12, công ty Phan Thị cho ra mắt độc giả thiếu nhi tập 2 của bộ truyện tranh "Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa - Trường Sa" với tựa đề "Lãnh Thổ Nước Nam". Nội dung tập truyện tái hiện một cách thú vị phiên xử liên quan đến chiếc tàu chở đồng bị đắm tại Hoàng Sa, cách hành xử của quan viên Trung Quốc ở thế kỷ 19, và chuyến du hành đến Đại Việt vào thế kỷ 17 của một thiền sư Trung Quốc.
  • Tàu ngầm Hà Nội ra Biển Đông vào ngày 3/1 (BaoMoi) - Nếu kế hoạch không thay đổi, tới ngày 3/1, tàu ngầm Hà Nội sẽ rời tàu Rolldock Sea sau khi mọi công tác bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo hoàn tất. Kể từ đó, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam sẽ lần đầu tiên xuống Biển Đông.
  • Chú Kim Jong-un bị hành quyết (BBC) - Đại sứ Việt Nam tại Bắc Hàn Lê Quảng Ba mô tả tình hình tại Bình Nhưỡng sau vụ thanh trừng ông Chang Song-thaek.
  • Thế giới 2014 : Rủi ro kinh tế cao ? (RFI) - Năm 2014 sẽ ra sao, có tươi tốt hơn 2013 hay không ? Đây là chủ đề mà các báo, trong số đúp tất niên và tân niên đều tìm hiểu, và đánh giá. Tờ Le Monde trong số ghi ngày 01-02/01/2014 nhìn thấy một bối cảnh không mấy thuận lợi trong hàng tít lớn mở đầu bản tin : << 2014, một năm đầy rủi ro tài chính >>.
  • Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông ra sao với tư cách chủ tịch ASEAN ? (RFI) - Kể từ ngày 01/01/2014, trên nguyên tắc, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên khối ASEAN của Miến Điện đã bắt đầu, cho dù các cuộc họp đầu tiên do nước này chủ trì chỉ được dự trù vào ngày 15/01 mà thôi. Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông như thế nào trong bối cảnh họ không phải là một quốc gia ven Biển Đông
  • LHQ không di tản kịp kỳ hạn kho vũ khí hóa học Syria (RFI) - Theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, toàn bộ vũ khí hóa học của Syria phải được đưa ra nước ngoài hủy diệt trước ngày 31/12/2013. Tuy nhiên, phái bộ thanh tra quốc tế cho biết bị chậm trễ vì << thời tiết xấu >> và chướng ngại do cuộc chiến.
  • Luật bảo hiểm y tế mới của Mỹ bắt đầu có hiệu lực (RFI) - Đạo luật mới về bảo hiểm y tế được mệnh danh là << Obamacare >> hôm nay 01/01/2014 bắt đầu có hiệu lực. Đây là cải cách hết sức quan trọng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, tuy thành công hãy còn chưa đảm bảo.
  • Ukraina : 200.000 người đối lập đón Năm mới tại Quảng trường Độc lập (RFI) - Hôm nay ngày đầu năm 2014, theo AFP, khoảng 200.000 người thuộc phong trào đối lập tập hợp tại Quảng trường Maidan (Độc lập) hát vang quốc ca đón mừng Năm mới. Quảng trường Maidan, nằm ở trung tâm thủ đô Kiev, là nơi phe đối lập cắm trại và lập chiến lũy từ hơn một tháng nay để phản đối chính quyền của Tổng thống Ianoukovitch, sau khi Kiev đột ngột quyết định không ký hiệp định liên kết với Châu Âu, để quay sang với Nga.
  • Vật giá leo thang, dân Malaysia xuống đường (RFI) - Ngày đầu năm hôm nay 01/01/2014, hàng ngàn dân Malaysia mặc quần áo đen, xuống đường tại thủ đô Kuala-Lumpur để phản đối tình trạng vật giá leo thang, đặc biệt là giá xăng, làm đời sống khó khăn và để gây sức ép lên chính phủ đang bị nợ nần chồng chất.
  • Dubai lập kỷ lục về màn bắn pháo bông hoành tráng nhất (RFI) - Như vậy là cả thế giới đã bước hẳn qua năm mới 2014 với những buổi lễ đón giao thừa có quy mô hoành tráng khác nhau. Do chênh lệch giờ giấc, các nước vùng Châu Á và Châu Đại Dương chuyển qua năm mới trước, rồi đến Trung Đông, Châu Âu và cuối cùng là châu Mỹ. Nói đến năm mới là nói đến pháo hoa (hay pháo bông) và nổi bật năm nay chính là màn bắn pháo hoa tại Dubai, vùng Trung Đông ; đã được ghi vào sách kỷ lục thế giới.
  • Thêm một Bộ trưởng Nhật viếng đền Yasukuni (RFI) - Chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Shinzo Abe viếng thăm đền Yasukuni ở Tokyo, hôm nay 01/01/2014 đến lượt Bộ trưởng Nội vụ Nhật đến thăm ngôi đền bị nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, coi là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
  • Hy Lạp nắm ghế chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Liên Hiệp Châu Âu bước vào năm 2014 với ba sự kiện quan trọng : << Hy Lạp khủng hoảng >> thay thế Letonia (Latvia) làm chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu trong sáu tháng đầu năm 2014. Cũng kể từ ngày đầu năm hôm nay, Letonia trở thành thành viên thứ 18 sử dụng đồng tiền chung euro trong khi công dân hai nước Bulgari và Rumani được tự do làm việc trong toàn vùng Liên Hiệp Châu Âu.
  • Kim Jong Un đe dọa thảm họa hạt nhân trong năm mới (RFI) - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong ngày đầu năm mới hôm nay 01/01/2014 đã đưa ra lời đe dọa một << thảm họa nguyên tử >> tại bán đảo Triều Tiên, nếu lại xảy ra chiến tranh, và cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ không bình an vô sự trong trường hợp nổ ra xung đột.
  • Tổng thống Pháp đề nghị một "thỏa ước trách nhiệm" với doanh nghiệp (RFI) - Trong thông điệp năm mới gởi đến người dân trên các hệ thống truyền hình vào tối hôm qua, 31/12/2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định ý muốn giảm chi tiêu công cộng. Ông tuyên bố sẵn sàng << gánh vác trách nhiệm >> về kế hoạch tiết kiệm. Lãnh đạo Pháp tỏ ý không khoan nhượng đối với tệ phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Tuy nhiên, yếu tố chi phối thông điệp năm mới của người đứng đầu Nhà nước Pháp lại chính là cuộc đấu tranh chống thất nghiệp,
  • Thế giới đón mừng năm mới 2014 (VOA) - Pháo bông nổ tung bầu trời đêm khắp hoàn cầu trong lúc dân chúng hân hoan chào mừng những giây phút đầu tiên của năm 2014
  • Ðông Nam Á đón mừng Năm mới 2014 (VOA) - Các đám đông tập trung tại những nơi công cộng trong các thành phố lớn ở Châu Á-Thái Bình Dương để đón mừng năm mới với nhạc, pháo hoa và vui chơi
  • Chú của Kim Jong-un ‘mất chức’ (BBC) - Kim Jong-un ca ngợi việc xử tử chú dượng là 'giúp tăng cường sự đoàn kết trong Đảng' trong thông điệp đầu năm.
  • LHQ muốn tăng quân tại Nam Sudan (BBC) - Hai phe tổng thống và phó tổng thống Nam Sudan ‘sẽ ngồi vào bàn đàm phán’ dưới sức ép của các nước châu Phi.
  • "Bói" năm 2014 (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Những sự kiện đầy căng thẳng năm 2013 đang đẩy 2014 tiến đến giai đoạn khó khăn cho cả thế giới, từ kinh tế đến chính trị. Năm 2014 đã đến. Thời gian đếm ngược, đếm xuôi. Dẫu biết là năm nay sẽ bộn bề khó khăn, song vẫn mong có một phép mầu cho một thế giới luôn bình yên.
  • Cách nào để ngăn ngừa một cuộc chiến Nhật-Trung? (BaoMoi) - Trong bài viết đăng trên mạng tin Bloomberg mới đây, Giáo sư Kishore Mahbubani - Hiệu trưởng trường Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore - đã đề xuất một số sáng kiến nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Dưới đây là nội dung bài viết:
  • Chùm ảnh độc: Tàu ngầm Kilo Hà Nội vào vịnh Cam Ranh (BaoMoi) - (PetroTimes) - Lúc 6 giờ 30 sáng nay (1-1-2014), tàu vận tải hạng nặng Rolldock của Công ty Rolldock Sea (quốc tịch Hà Lan) chở theo tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội, đã băng qua mũi Hồi, thôn Tàu Bể, xã Cam Lập và thả neo tại vịnh Cam Ranh, TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Tin từ phóng viên Thành Long, Báo điện tử Khánh Hòa.
  • Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN không phải là ốc đảo (BaoMoi) - TT - Như thường lệ mấy năm gần đây, trước thềm năm mới Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi để đánh giá, nhìn nhận, bình luận về những vấn đề đối ngoại, quốc phòng...
  • Việt Nam sẽ cụ thể hóa quan hệ với các nước lớn (BaoMoi) - TP - Năm 2013, châu Á - Thái Bình Dương trở thành điểm nóng cạnh tranh giữa các nước lớn, nhiều quốc gia đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong tình hình thế giới phức tạp, Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu ngoại giao quan trọng, đặc biệt là thiết lập khuôn khổ quan hệ với các nước lớn. Năm 2014, Việt Nam sẽ cụ thể hóa những mối quan hệ này, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với báo chí chiều 31/12.
    Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Năm 2014, Việt Nam và các nước ASEAN kỳ vọng ký được COC với Trung Quốc”. (Trong ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 29/8 tiếp bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc). Ảnh: TTXVN.
  • Trường Sa ấm áp năm mới (BaoMoi) - Khác với sự náo nhiệt, ồn ào ở đất liền, năm mới 2014 đến với quân và dân trên quần đảo Trường Sa trong không khí rất ấm áp, thiêng liêng và xúc động. Tất cả người lính, từ những sĩ quan dạn dày sóng gió biển Đông cho tới những binh nhất, binh nhì mới lên đảo gạt đi nỗi nhớ gia đình da diết là ý chí, niềm tin son sắt quyết tâm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đó là những tâm tư tình cảm chân thành gửi gắm về hậu phương.
  • Hà Nội đón Tết dương lịch trong ấm áp (BaoMoi) - Cần biết - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, phía Đông Bắc bộ và khu vực Hà Nội ngày 1/1/2014 không mưa, sáng sớm và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • Thế giới năm 2013: Quá nhiều mảng tối (BaoMoi) - Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, tranh chấp kéo dài dai dẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, scandal chấn động về chương trình do thám của Mỹ, cơn bão kinh hoàng haiyen là một vài trong số những sự kiện nổi bật nhất năm qua. Nhìn toàn cảnh bức tranh thế giới năm 2013, người ta có thể thấy những mảng màu tối đang lấn át, chiếm phần lớn tổng thế bức tranh.

'Độc tài và độc quyền'

Nhà báo Nguyễn Quí Đức cho rằng trong năm 2013 văn hóa vẫn bị kiểm soát một cách 'độc tài, độc quyền' ở Việt Nam.
Theo đánh giá của nhà báo Nguyễn Quí Đức, một trong những sự kiện văn hóa xã hội nổi bật của năm 2013 là Khu 9 bị đóng cửa, nó có thể cho thấy việc nhà nước lo ngại và không biết phải kiểm soát thế nào.
Bên cạnh đó là sự thiếu hỗ trợ cho văn hóa nghệ thuật từ phía chính quyền, và "Nhà nước cũng ngại là nếu các nghệ sỹ, các nhà làm văn hóa làm những công việc như thế này thì nó sẽ không tiến hành được những công việc có lợi cho những người có tiền, cho những ngân hàng," ông Quí Đức nói.
"Khi mà lợi ích của nhà nước, lợi ích của quan chức, của các nhà đầu tư lớn gặp nhau ở một điểm chung, trợ giúp cho nhau thì con người trong xã hội có tiếng nói kém hơn tiếng nói của lợi ích chung của hai phía kia."
Nhà báo Quí Đức cũng cho rằng Vấn đề độc quyền và độc tài trong kiểm soát văn hóa, thông tin, và với nghị định 72 có hiệu lực cách đây chưa lâu làm ảnh hưởng tới sự tự do phát triển trong báo chí cũng như sáng tác nghệ thuật.
Theo nhà báo đã có nhiều năm làm việc ở nước ngoài, truyền thông nên là một mảng hoàn toàn độc lập và không nên đặt ra câu hỏi sẽ quản lý nó như thế nào.
"Báo chí phải là một thể chế thứ tư... Báo chí đóng vai trò mở mang những con đường để người ta suy nghĩ chứ không tuyên truyền phải nghe theo lời này, lời kia."
"Tự suy nghĩ, tự quyết định là điều rất quan trọng trong một nền dân chủ, con người luôn luôn có quyền tự quyết."
Bình luận về các vụ bắt giữ, xử phạt các blogger hay đàn áp người biểu tình trong năm qua, ông nói Việt Nam không có các sự kiện người dân nổi dậy như ở Ả Rập có lẽ vì đã có sự tiến triển trong cuộc sống của người dân trong vài chục năm qua.
"Ở một vài nơi khác có lãnh tụ độc tài, ở đây có một thể chế còn con người thì không có một người nào để họ trút tức giận hay xuống đường chống đối."
Ông Nguyễn Quí Đức là một nhà báo, nhà văn, dịch giả người Mỹ gốc Việt hiện đang sống ở Hà Nội. Ông đã đạt một số giải thưởng quốc tế về văn học và báo chí.

Thục Quyên - Phật tính và Nhân Quyền

Thục Quyên
Tác giả gửi đến Dân Luận

Đức Thế Tôn vẫn thản nhiên tiếp tục bước đi, tự tại và vô úy:
- Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại.
"Dừng lại" là thanh gươm trí tuệ mỗi người con Phật được trao truyền để cắt đứt tham đắm, sân hận, khổ đau, cắt đứt con đường tạo tác những ác nghiệp. Mỗi khi thế giới chung quanh hỗn loạn kéo theo sự chao đảo trong tâm, thì điều đầu tiên người phật tử cần làm là dừng lại, đừng để bị tham, giận, tự ái lôi kéo gây phiền não, đổ vỡ, tạo nghiệp.
Người bước vào cửa nhà Thiền buổi đầu thường đã được dạy "phản quan tự kỷ", xem xét lại mình, từ thân thể tới nội tâm, để thấy rõ thân thể, nội tâm mình như thế nào.
Như vậy mới có cơ may không đánh mất mình, không bị những người khác, vật khác lôi kéo, sai xử.
Trong thời buổi đảo điên của đất nước, bạo quyền đè đầu cưỡi cổ bóc lột, dân chúng lầm than ai óan, có lẽ cũng đã đến thời điểm mà mọi người con Phật khắp nơi cần khẩn cấp phản quan tự kỷ.
Ta có biết sống sự bình đẳng và tự do tuyệt đối của con người không?
Đức Phật nói:
"Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành"
"Ta là bậc đạo sư chỉ cho mọi người con đường đi. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi".
Từ hơn nửa thế kỷ trước dương lịch, Phật tính là khái niệm Nhân Phẩm đã được Đức Phật đưa ra và giảng dạy.
Phật nhận mình chỉ là người Thầy chỉ đường, là người tìm ra con đường, dẫn đầu đi trước và vì lòng thương, trao truyền kinh nghiệm cho kẻ đi sau để giúp đỡ. Một đạo giáo mà chính vị giáo chủ không tự xưng là một vị thánh thần đầy quyền uy thưởng phạt, lại công nhận có bình đẳng tuyệt đối giữa mọi người không ngoại lệ, nếu được những tín đồ hành trì với hiểu biết thì sẽ đóng góp một nền tảng luân lý vững chắc để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức cho mọi người.
Phật giáo không quan niệm mối liên hệ theo trục thẳng từ một đấng tối cao xuống con người, mà coi trọng mối liên hệ chiều ngang giữa người với người, rất gần gũi với khái niệm dân chủ.
Bài học Đức Phật dạy ngay từ đầu là con người có khả năng tự giải thóat, tự thắp đuốc lên mà đi, không chấp nhận bóng tối của cuộc sống nô lệ, bất kể nô lệ cho bạo quyền hay cho cái tham sân si của chính mình. Nhận là học trò của Đức Phật là sẵn sàng đón nhận lòng tin của Đức Phật vào con người là có khả năng tự đốt đuốc và tự gánh trách nhiệm, vững bước tới sự giải thóat, bắt đầu từ ngay bây giờ và ở đây.

Nhân phẩm và nhân quyền

Kinh sách Phật giáo, giống như các tôn giáo khác, không trực tiếp đề cập tới nội dung hay hình thức bảo vệ nhân quyền theo quan niệm hiện nay. Nhưng vì đặt căn bản vào Nhân phẩm nên những tư tưởng Phật giáo đóng góp một cơ sở lý thuyết vững chắc đưa đến những hành động thể hiện và bảo vệ Nhân Quyền.
Phật giáo đã phát triển như một sự trao truyền cách thức con người nên sống,với những hướng dẫn cho con người khi đối mặt với cuộc sống hàng ngày. Học Phật mà để cho những phần phô diễn thánh tích, lễ nghi rườm rà lôi kéo thì dễ trật vuột không nhìn thấy cốt tủy của tư tưởng và những nguyên tắc Phật giáo để áp dụng, và dễ lạc đường.
Nêu cao Nhân phẩm, Phật giáo đánh thức trong con người sự tự tin, tự chủ, tự trọng.
Khái niệm Vô ngã chỉ rõ sự mong manh, không bền chắc và luôn luôn biến đổi của cái tôi và những cái tửơng là của tôi. Từ đó phá tan bức tường thành ích kỷ, để dũng mãnh gánh vác trách nhiệm bản thân và xã hội.
Xuất phát từ khái niệm Phật tính, nhân cách con người được tôn trọng triệt để: trong Phật giáo quyền Sống, quyền Tự Do, quyền Bình Đẳng đều có một giá trị hiện thực.
Khái niệm duyên khởi chuyển đạt trong kinh Tạp A Hàm:
"Cái này có thì cái kia có. Khi cái này sinh khởi thì cái kia sinh khởi.
Khi cái này không có mặt thì cái kia không có mặt. Khi cái này chấm dứt thì cái kia chấm dứt"
cho thấy sự tương tức giữa mọi người mọi vật. Không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ, cũng như những hành động của chúng ta cũng chẳng bao giờ hòan toàn biệt lập, riêng rẽ.
Hiểu rõ thuyết Duyên khởi sẽ đưa đến nhận xét vạn vật luôn thay đổi và nếu tin vào những trạng huống mà mình cho là tuyệt đối để chấp thủ chúng, thì sẽ đưa tới tổn thương và thất vọng. Nhìn được mọi trạng huống chỉ là những nấc bậc trong tiến trình thay đổi liên tục và tương quan, ta có thể bắt đầu thoát ra khỏi sự lệ thuộc trạng huống này và làm chủ tình thế.
Khi vạn vật luôn thay đổi, không một hệ thống xã hội nào là bất biến, không một quyền lực chính trị nào có thể tồn tại mãi mãi. Đạo Phật không những nhận định sự thay đổi mà còn xác định sự thay đổi rất cần thiết để có sự sống, có sự phát triển, nhờ đó mới dần tới được lý tưởng.
Nhưng muốn thành công, chính bản thân Phật giáo phải đào tạo được những con người có khả năng thực sự ứng dụng sự trao truyền của Đức Phật vào cuộc cuộc sống thực tế trong xã hội. Chùa to, tượng vàng, quyền uy, chức tước hay ngược lại lẩn tránh cầu an đều không phải là đối tượng của sự mong cầu. Người phật tử có vận dụng trí tuệ để quán sát và tích cực giải đáp những vấn đề của xã hội thì mới giúp được người bớt khổ, an vui và hạnh phúc.
Như vậy mới thực sự đóng góp hữu ích cho xã hội.

Ngọn lửa ảo vọng của độc quyền chân lý

Một hôm Đức Phật nói với tôn giả Kassapa:
Này tôn giả, nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại. Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh. Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu.
Khả năng tự đốt đuốc để soi sáng con đường mình đi cũng có nghĩa là tự gánh trách nhiệm quyết định những hành động của mình. Quyết định luôn luôn tùy thuộc ở nhận thức về thực tại do đó nhận thức cần phải luôn được kiểm nghiệm và thực chứng.
Sự thực tuy là một, nhưng cách diễn bày thì nhiều, vì nhận thức đến từ những góc độ tri giác khác nhau, nên có sự phân biệt cái này đúng và cái kia sai. Điều quan trọng là nhận thức phải được kiểm nghiệm trong thực tại, và phải luôn mang dấu chứng của tam ấn vô thường, vô ngã và duyên sinh. Nhờ đó, sức mạnh của đạo Phật là không có thái độ độc quyền về chân lý, vì chính thái độ này là gốc rễ của độc tài và bạo động.

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Nhân duyên sinh của Phật giáo rất thích hợp cho một chế độ dân chủ và khoa học.
Một quốc gia lấy vũ trụ quan duyên sinh làm bối cảnh thì có thể thực hiện một sự đoàn kết sâu rộng và có thể kiến tạo được một nền văn hóa quốc gia nhân bản, hướng thiện. Sống và thể hiện giáo lý chính là phương cách mạnh mẽ và vững chắc nhất cho người phật tử để tự giải thoát và giải thóat xã hội khỏi mọi đàn áp, kềm kẹp.
Trên con đường chung đi tới giải thoát, phật giáo đồ có thể cần một sự tổ chức để nâng đỡ lẫn nhau, vì có kẻ trước người sau, kẻ nhanh người chậm. Nhưng mọi tổ chức phật giáo đều có tính cách tương đối và phải luôn giữ nền tảng là sự bình đẳng và tự do.
Sự hiện diện của nhiều môn phái, giáo hội, là do những khác biệt tùy duyên theo khế cơ nhưng phải luôn giữ trọn khế lý. Nghĩa là tuy có vài hình thức khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý và thời điểm, nhưng phải luôn phù hợp với căn bản của Đạo Phật, không chống lại với giáo lý vô thường, vô ngã và duyên khởi.
Khi có sự khác biệt giữa hai môn phái, hai giáo hội hay hai người giảng pháp, chỉ cần qúan sát tính chất khế lý của môn phái hay giáo hội hay người giảng pháp đó để thấy thật giả.
Thí dụ, khi Đức Phật đã trao truyền một giáo lý mà theo đó không có sự tôn thờ một vị thánh thần đầy quyền uy thưởng phạt, mà đặt cốt tủy nơi trí tuệ và sự thực chứng của cá nhân, thì hẳn nhiên đạo Phật không thể là một đạo giáo của mê tín dị đoan, cúng bái, xin xỏ, hay nô lệ cho một người, một chủ nghĩa nào cả.
Hoặc khi có sự tranh chấp giữa hai môn phái, hai giáo hội hay hai người giảng pháp, người phật tử có tu tập không cần bị lôi cuộn vào trận địa của sai-đúng, chỉ cần quán sát ngôn từ đôi bên xử dụng cũng thấy rõ bên nào là bên thực sự đi với mình trên con đường của Phật pháp: kẻ thấm nhuần giáo lý vô thường, vô ngã và duyên khởi ắt không khăng khăng cố chấp và biết rằng:
Sử dụng lời nói từ tốn, thuận thảo và lịch sự đối với người khác thì có thể dập tắt được những oán kết. Nhẫn nhục được trong những trường hợp bực tức, làm như thế thì ganh ghét và hờn oán sẽ tự tiêu tan. Kiêu căng, sử dụng những lời ác độc để chửi mắng, lăng mạ và tỏ ý khinh miệt người khác, làm như thế thì sẽ gây thêm thù oán
(Kinh Pháp Cú, phẩm Ngôn ngữ)
Trong đạo Phật không có vì sợ một Đấng tối cao trừng phạt mà lạy lục xin tha tội, mà có bài kinh sám hối tự đọc với tất cả tâm trí của mình để hiểu "Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu". Sám hối là để thấy sự vô minh của mình, tội tiêu rồi là để dồn năng lượng trí tuệ chiếu vào mọi sự, nhận rõ được nguyên nhân, để biết cách và có thể dứt trừ khổ não.
Một phật tử đúng nghĩa đã thực chứng những điều dạy của giáo pháp có tự tin và tự trọng, và sẽ không còn bị một ai lung lạc nữa. Người phật tử hiểu đạo tường tận thì có hướng đi cụ thể, không hoang mang, lung lay, sợ sệt khi nghe người khác phê bình đánh phá con đường mình đi. Không a dua, tìm cầu, không mất tự chủ, không bị đảo điên, không cải đạo.
Biết sống sự bình đẳng, tự do tuyệt đối của con người.
Biết tự soi đuốc trí tuệ mà đi.
Vững chắc thảnh thơi cho mình và cho cả những người chung quanh.
Thục Quyên

Làm thế nào để nhận biết tổ chức (chính trị) nào là đứng đắn và lương thiện? (Việt Hoàng)

“…Và với tôi thì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị “đứng đắn và lương thiện” mà tôi tự hào là một thành viên. Điều quan trọng nhất tôi nhận thấy ở tổ chức này đó là sự chân thành, minh bạch, cởi mở, sự bao dung và trên hết đây là tổ chức dân chủ đối lập hướng tới tương lai…”
 
Sau khi bài “Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ: Một kho báu đang ngủ yên?” được đăng trên Thông Luận, có độc giả “Tuổi trẻ” đặt câu hỏi rằng: “Theo ông Việt Hoàng, làm sao nhận biết được  tổ chức nào là đứng đắn và lương thiện?” Nhận thấy đây là một câu hỏi chân tình, có thiện chí và nghiêm túc nên tôi xin viết thêm bài này để trả lời cho một câu hỏi tuy rất giản dị với chúng tôi nhưng lại rất khó nhận biết với nhiều người khác.
Trước hết, xin được trình bày thế nào là một tổ chức chính trị đúng nghĩa? Điều này tôi đã trình bày qua bài viết: “Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó?” (Bài viết này đã được Thông Luận đăng hai lần vào tháng 2 và tháng 8 năm 2013). Theo chúng tôi thì “Một tổ chức chính trị  là tổ chức của những người cùng chia sẻ một lý tưởng chính trị với mong muốn tham gia vào chính trường để thay đổi xã hội và phụng sự nhân dân. Một chính đảng đúng nghĩa được quan niệm như là một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị nghiêm túc và để thực hiện một dự án chính trị đúng đắn. Điều kiện cần và đủ của một chính đảng đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lãnh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ nòng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lãnh đạo rõ ràng; có sự kế thừa; …”. Trong các việc cần làm đầu tiên, khó nhất và quan trọng nhất đối với một chính đảng thì đó là hai việc: “Xây dựng một tư tưởng chính trị” lành mạnh, có khả thi và phải hướng tới một tương lai tươi sáng cho cả một dân tộc để làm chất keo kết dính mọi người Việt Nam lại với nhau. Thứ hai là việc “xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt” cho tổ chức chính trị đó. Hai việc này cần rất nhiều thời gian, thậm chí mất đến vài chục năm.
Vì sao lại cần nhiều thời gian đến như vậy? Câu trả lời cũng đơn giản nếu chúng ta suy ra từ lĩnh vực kinh tế. Uy tín của một tổ chức chính trị (cũng như thương hiệu của một công ty) không thể nào tự nhiên mà có được. Nó phải được xây dựng và chứng minh bởi thời gian. Tiền bạc có thể vay mượn nhưng uy tín thì không thể nào vay mượn được, nó là thứ phải xây dựng bằng những việc làm cụ thể trong một thời gian dài.
Một tổ chức chính trị đứng đắn là một tổ chức bao gồm những con người đứng đắn, lương thiện, yêu nước, bao dung và có hiểu biết. Tổ chức đó phải có một cương lĩnh rõ ràng, dễ hiểu, trong sáng và khả thi để giới thiệu với quần chúng nhân dân nhằm mục đích động viên người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ. Tổ chức đó đồng thời phải là một tổ chức đoàn kết và có cùng một ý chí chung trên một mục tiêu chung đó là dân chủ hóa đất nước bằng những phương pháp hòa bình, bất bạo động, với tinh thần hòa giải và bao dung. Hay đơn giản hơn nữa để nhận biết một tổ chức “đứng đắn và lương thiện” là thông qua tư cách các thành viên của tổ chức đó, nhất là người lãnh đạo của tổ chức. Nếu tổ chức đó không có tai tiếng gì trong một thời gian dài về đạo đức hay tiền bạc thì tổ chức đó cũng ít nhiều cũng được xem là một tổ chức  “đứng đắn và lương thiện”. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải là một tổ chức hướng tới tương lai, tổ chức đó phải là hiện thân cho một tương lai bắt buộc sẽ đến mà mọi người Việt Nam đều có thể chấp nhận được. Nó hóa giải mọi hận thù bằng sự chân thành và minh bạch. Nó cũng không nhằm tiêu diệt bất cứ một ai trong xã hội dù mới hay cũ mà nó chỉ cố gắng mang lại mọi cơ hội cho tất cả mọi người và mọi thành phần.
Tổ chức đó cũng phải có được sự đồng thuận chung giữa các thành viên, không thể nào “ông nói gà, bà nói vịt” được, chỉ có thế thì những tư tưởng của tổ chức đó mới lan tỏa ra ngoài xã hội, và thông qua tầng lớp trí thức nó mới lan tỏa đến toàn dân. Sự bế tắc của các cuộc cách mạng với tên gọi “Mùa Xuân Ả Rập” ở Trung Đông là một bài học nhãn tiền cho chúng ta. Lật đổ một chế độ độc tài đã là khó, nhưng để xây dựng một chế độ dân chủ còn khó hơn gấp vạn lần.
Làm thế nào để có thể chuyển đổi một chế độ từ độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ và làm thế nào để chế độ dân chủ đó tồn tại bền vững? Câu trả lời chỉ có một: Phải có một tổ chức chính trị đối lập dân chủ hùng mạnh với một tư tưởng chính trị đứng đắn và lành mạnh. Tổ chức chính trị đó hay tập hợp chính trị đó phải nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân Việt Nam kể cả các thành phần đảng viên của chế độ cộng sản hay các cựu “công, binh, cán, chính” của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tất nhiên là không thể nào có được sự ủng hộ 100% trong một thể chế dân chủ, chỉ cần 50% cộng một là được. Việt Nam đã chín muồi cho một sự thay đổi toàn diện và nhất là khi đảng cộng sản Việt nam đã bế tắc hoàn toàn trong mọi địa hạt của đời sống chính trị cũng như kinh tế hay bất cứ một lãnh vực nào khác. Nên nhớ một đất nước có dân chủ là một đất nước có đối lập dân chủ hùng mạnh ngang ngửa với đảng cầm quyền.
Muốn người dân Việt Nam đứng lên tranh đấu để thay đổi cuộc đời của họ và của cả dân tộc thì phong trào dân chủ đối lập phải nhanh chóng hình thành và xuất hiện một tổ chức chính trị như là một “giải pháp thay thế” cho đảng cộng sản hiện nay. Chừng nào chưa có một “giải pháp thay thế” khả thi mà người dân có thể thấy được và hy vọng thì ngày đó chế độ độc tài toàn trị vẫn còn nguyên đó như là một thách thức đối với trí tuệ và lương tri của cả dân tộc Việt Nam.
Công cuộc dân chủ hóa đất nước là một cuộc đấu tranh bằng trí tuệ và sự hiểu biết, bao dung và chân thành, nó không phải là cuộc đấu tranh bạo động như đảng cộng sản đã làm vào năm 1945 và 1975. Vì thế cuộc đấu tranh này phải do giới trí thức tinh hoa Việt Nam dẫn dắt và lãnh đạo. Cuộc đấu tranh này tốt nhất là không có đổ máu, nó phải là một cuộc đấu tranh vừa từ bên trên xuống và vừa từ bên dưới lên, nó phải là cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội, xóa bỏ những định kiến cũ đã lỗi thời và nguy hiểm để thay thế bằng một thể chế văn minh theo các tiêu chuẩn chung của Liên Hiệp Quốc.
Dưới bất cứ một chế độ độc tài nào thì ban lãnh đạo phong trào đối lập dân chủ ban đầu nên đặt ở hải ngoại để tránh sự đàn áp của nhà cầm quyền, và khi có điều kiện thuận lợi sẽ có mặt tại quốc nội để lãnh đạo phong trào. Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ là một cộng đồng có tiềm năng nhất về mọi mặt, từ con người cho đến tài chính. Họ cần phải thay đổi tư duy tự nhận họ chỉ là người hậu thuẫn còn người dân trong nước mới là người quyết định hoàn toàn việc dân chủ hóa Việt Nam. Bất cứ một tổ chức đối lập nào được thành lập và lãnh đạo bởi người Việt ngay tại trong nước thì trước sau gì cũng sẽ bị chính quyền vô hiệu hóa, không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Việc ông Lê Thăng Long, người sáng lập phong trào Con Đường Việt Nam vừa tuyên bố rút lui khỏi phong trào này để gia nhập vào đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy được sự khó khăn và phức tạp trong việc hình thành những tổ chức, phong trào dân chủ đối lập (và độc lập) tại Việt Nam. Lời khuyên của chúng tôi là những người yêu nước trong cộng đồng người Việt tại Mỹ nên tìm đến với một tổ chức chính trị đã có thâm niên và uy tín tại hải ngoại, như vậy thì sẽ tốt hơn. Vấn đề quan trọng không phải là người trong nước hay ngoài nước mà vấn đề là người đó, tổ chức đó đã và sẽ làm được gì cho đất nước.
Đến đây, hy vọng độc giả “Tuổi trẻ” có thể hình dung ra được thế nào là một tổ chức chính trị “đứng đắn và lương thiện”. Và có lẽ bạn là người mới làm quen với trang Thông Luận, nếu không bạn đã có thể biết được rằng tôi là một thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Và với tôi thì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị “đứng đắn và lương thiện” mà tôi tự hào là một thành viên. Điều quan trọng nhất tôi nhận thấy ở tổ chức này đó là sự chân thành, minh bạch, cởi mở, sự bao dung và trên hết đây là tổ chức dân chủ đối lập hướng tới tương lai. Một tương lai chung cho cả dân tộc Việt Nam. Một tương lai mà mọi người Việt Nam sẽ nhìn nhận nhau như là anh em, mọi thành phần dân chúng đều có một chổ đứng ngang nhau, sẽ không có một thành phần nào bị gạt ra ngoài sự phát triển chung của đất nước... Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã không chọn lá cờ vàng làm biểu tượng cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và cũng vì lẽ đó mà chúng tôi vẫn chưa nhận được sự ủng hộ đáng có và cần thiết của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ. Chúng tôi hy vọng là quãng thời gian 38 năm qua cũng đủ để làm thay đổi tư duy của cộng đồng này và hy vọng lớn nhất của chúng tôi là từ các bạn trẻ, hoặc trung tuổi, là những người không bị gánh nặng của quá khứ đè lên đôi vai mình.
Hãy tìm hiểu về chúng tôi, hãy tiếp xúc với chúng tôi để cùng đồng hành với chúng tôi. Chúng tôi tin rằng nếu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Mỹ thì phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam sẽ bước sang một trang sử mới. Những gì chúng tôi có được đó là sự hiểu biết, tình đoàn kết, lòng yêu nước, tính lương thiện và tinh thần bao dung. Ngoài ra chúng tôi còn là một tổ chức cầu tiến, biết lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ. Minh bạch và đứng đắn là tiêu chí hoạt động của chúng tôi.
Việt Hoàng

Khi Chủ tịch Tập ‘gần dân’ (John Sudworth)

Chọn cỡ chữ
"...Có những dấu hiệu cho thấy những ý kiến không mặn mà lắm với hành động ‘gần dân’ của ông Tập đã bị sàng lọc và ngăn chặn, nhưng không phải tất cả đều bị chặn..."
 
tapcanbinh04
Ông Tập đang muốn thay đổi hình ảnh lãnh đạo trong mắt người dân
‘Dân mua bánh bao’ là một cái tít mà sẽ không ai muốn đọc. Ngay cả ‘Tổng thống mua bánh’ cũng không làm cho cánh nhà báo quan tâm. Nhưng đối với Trung Quốc, đó là chuyện khác.
Sự kiện Chủ tịch Tập Cận Bình đi đến một tiệm bánh bao ở Bắc Kinh hồi cuối tuần qua, tự mua bánh và tự trả tiền, đã gây ‘bão’ trên truyền thông Trung Quốc.
Việc cần phải tỏ ra bình dân dĩ nhiên là điều mà lúc nào các chính trị gia được dân bầu lúc nào cũng nghĩ đến. Tuy nhiên, các nhà chính trị độc tài lại thường muốn thể hiện vị thế của họ cao hơn người khác chứ không phải gần gũi với quần chúng.
Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, cũng như các mệnh quan triều đình trước đây, cũng không có gì khác biệt.
Thay đổi
Ông Tập muốn thay đổi tập quán này. Việc ông ra ngoài ăn bánh bao dù cho có được sắp xếp trước như thế nào đi nữa thì cũng đồng nhất với giọng điệu mà ông đã phát đi trong năm đầu tiên ông lên nắm quyền.
Theo đó, ông yêu cầu các quan chức Nhà nước giảm bớt tình trạng xa hoa và đặc quyền.
Ông đã từng cảnh báo tham nhũng và xa rời quần chúng là mối đe dọa lớn đối với sự tồn vong của Đảng Cộng sản.
Hai năm trước, một bức ảnh của đại sứ Mỹ ở Trung Quốc tự đi mua cà phê Starbucks đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội ở Trung Quốc.
“Thậm chí còn không oai bằng một trưởng làng ở Trung Quốc,” một cư dân mạng Trung Quốc bình luận.
Hàng ngàn bình luận đã so sánh hình ảnh Đại sứ Gary Locke với phong cách của các quan chức nước họ.
Vấn đề là ở đấy. Kỷ nguyên thông tin có nghĩa là các quan chức Trung Quốc giờ phải đứng ra lãnh trách nhiệm, không phải ở các phòng bỏ phiếu, mà ở tòa án dư luận.
Lối sống tham nhũng và xa hoa của họ có thể được phơi bày trên mạng còn nhanh hơn thời gian ăn hết một bát súp vi cá.
Do đó có lẽ chúng ta mong chờ những khoảnh khắc gần gũi với người dân của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng ý muốn giành được tình cảm của nhân dân qua những hành động như vậy thường gây hiệu quả ngược. Đây là điều mà các chính trị gia phương Tây biết rõ.
Trung Quốc giờ đây đang nhận ra rằng anh không thể vừa muốn lấy lòng truyền thông vừa muốn kiểm soát họ. Nói cách khác, anh không thể nào một lúc vừa có bánh bao trong tay vừa ăn cái bánh đó.
Có những dấu hiệu cho thấy những ý kiến không mặn mà lắm với hành động ‘gần dân’ của ông Tập đã bị sàng lọc và ngăn chặn, nhưng không phải tất cả đều bị chặn.
“Sẽ biết ơn nếu ông ấy giải quyết được các vấn đề vệ sinh thực phẩm,” một blogger viết.
John Sudworth, BBC News, Thượng Hải

Người Ta Thấy Gì Từ Nam Vang?

Đinh tấn Lực
Kam-cungdienhoanggia

Người Ta Thấy Gì Từ Nam Vang?

. Đinh Tấn Lực
Nhân dân Kampuchia là một tập thể bất hạnh.
Dân Kamp kính vua, nhưng vua cha khập khiễng đi hàng hai và thi thoảng khệnh khạng về nước ngồi ngai bù nhìn một thời gian dài trước khi nghiến lợi băng hà.
Dân vẫn chuộng thể chế quân chủ lập hiến, nhưng hoàng thái tử không tỏ rõ được bản lãnh.
Dân có yêu hoàng tộc đến mấy cũng không còn chút hy vọng nào để gửi gắm cho hoàng gia.
Dân Kamp có hai vết thương đỏ chói không bao giờ lành: Pol Pot(do Bắc Kinh đào tạo ) & Hun Sen (do Hà Nội huấn luyện).
Pol Pot phóng tay tuyệt diệt gần hết trí thức và tàn sát gần nửa dân tộc trong một thời gian kỷ lục, nhằm đưa phân nửa dân số còn lại thuộc giai cấp bần nông lên đài quang vinh muôn năm.
Kết quả là đất nước này được thế giới biết đến như một cánh đồng sọ người.
Hà Nội say máu chiến thắng 75, nhân danh ngăn chận nạn diệt chủng, nhận lãnh sứ mệnh từ Quốc Tế III, xua quân cưỡng chiếm, và đưa tay sai Hun Sen về Nam Vang năm 79.
Kết quả là  phủ trùm cả nước bằng một tròng nô lệ mới hai tầng: tầng dưới là Ba Đình, tầng trên là Cẩm Linh.
Kamp mất trọn nguyên khí quốc gia, nhân lực, vàng bạc, và kiệt cả mọi loại niềm tin, từ ấy.
Trong lúc đâu đó vẫn lăm le một tầng nô lệ khác chực chờ phủ chụp: Bắc Kinh.
Sau 10 năm bị Hà Nội thống trị (và, cùng dân Việt, bị cô lập kinh tế/chính trị/xã hội đối với cả thế giới), dân Kamp mới được gọi là dễ thở hơn đôi chút, khi Hà Nội bị ép phải rút quân, và Đông Âu kéo sụp Liên Xô.
Dân Kamp (theo chân dân Việt), lùi sâu vào hang động tiền sử, so với bước tiến kinh khiếp của nhân loại vào đầu thiên kỷ thứ ba.
Đấy là lúc sợi thừng thắt nút thòng lọng kép xiết cổ dân Kamp bắt đầu thay nhãn Made in China.
Dân Kamp cho dẫu có siêng năng cần cù tới đâu cũng đến bó tay, một khi nhà nước là loại rối cạn vừa cố ngoe nguẩy vẫy đuôi vừa cố nới còng nong xích từ những bàn tay sắt của bầu bạn này sang quan thầy khác.
Đất nước Kamp nhiều đồng bằng phì nhiêu hơn Lào, nhưng không đủ gạo ăn, chỉ bởi nhà nước quen thói ăn bám vào quân viện cùng kinh viện trước kia, hay ăn bám vào viện trợ phát triển/viện trợ nhân đạo ngày nay.
Đất nước Kamp có 443 cây số bờ biển, có một đoạn dài nở rộng của sông Mekong, có một Biển Hồ nức tiếng là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng chưa có được một nhà máy thủy hải sản xứng tầm.
Đất nước Kamp có nhiều thế hệ thợ khéo tay, nhưng từ hàng chục năm qua, những khu vực cắm cọc mang tên khu chế xuất vẫn còn nguyên đó những hàng rào tôn và cọc sắt (dễ nhận ra nhất là khu chế xuất trên đường từ phi trường Nam Vang vào thành phố).
Thế thì ngân sách nhà nước lấy từ đâu?
Để qua bên những thống kê có độ tin cậy không mấy cao, và chỉ với sự quan sát đời thường, người ta có thể thấy ngay, bên cạnh các chiến dịch quy hoạch đất cho thuê và các dự án kinh tế từ viện trợ nước ngoài, là tầm quan trọng của nguồn ngoại tệ từ du khách.
Nỗi đau của dân Kamp cũng thấu tận xương từ chỗ đó:
  • Một là du khách đến thăm những đền đài hoang phế. Angkor Wat – Đế Thiên Đế Thích chỉ là một biểu tượng. Tức là nhà nước sống nhờ vào sự cảm thán của thế giới trên một nền văn minh đổ nát hoang tàn của Kamp.
    Kam-angkor-wat-03
  • Hai là du khách đến thăm những di tích của cánh đồng sọ người. Toul Sleng & Choeung Ek chỉ là 2 nơi tiêu biểu. Tức là nhà nước lại sống nhờ vào sự cảm thán của thế giới trên một nền văn hóa giết người bằng cuốc.
    Kam-KillingFields1981
  • Ba là du khách đến thăm những khu đèn đỏ thắp mờ. Trại Gà & Cây Số 11 cũng chỉ là  2 nơi mà thế giới nghe nói đến nhiều nhất về nạn ấu dâm và nô lệ tình dục. Tức là nhà nước sống nhờ vào niềm vui (rất) thú của thiên hạ và cái vốn (rất) thiên nhiên của một nửa dân tộc.
    Kam-tourist_ad copy
Một nhà nước chỉ đếm tiền, tự nuôi lấy guồng máy, và tự làm đầy trương mục nhà băng nước ngoài bằng di tích văn minh đổ nát, bằng kỷ niệm chương giết người, và bằng vốn trời cho một nửa nước, thì không thể đưa đất nước ra khỏi vực thẳm chậm tiến, đói nghèo.
Pol Pot nổi tiếng diệt chủng, tạo biển máu và núi sọ công khai. Để nối tiếp sau đó là một Hun Sen diệt chủng bằng con đường pha trộn tạp chủng, âm thầm, kín đáo và thu nhiều ngoại tệ hơn.
Không kể thời gian nắm quyền sinh sát trong thời Khờ-me Đỏ (77-79), Hun Sen cầm quyền quản trị toàn cõi đất Kamp từ năm 1979 đến hết nhiệm kỳ 2017, và còn có thể thêm một vài lần bầu cử nữa, như đương sự từng quyết tâm không thoái thác ghế thủ tướng cho tới khi 74 tuổi (2026), bên cạnh 3 người con trai đều thuộc hàng trụ cột của chế độ (trong đó, cậu cả Hun Manet tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia West Point Hoa Kỳ, đỗ tiến sĩ kinh tế trường Đại học Bristol của Anh Quốc, và hiện đang làm Phó tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Phủ thủ tướng).
Dân Kamp không muốn chờ đến lúc Hun Sen 74 tuổi rồi xuống ghế, truyền ngôi cho con.
Dân Kamp đã quá sức chán ngán cái chế độ tư túi suốt nhiều thập kỷ và làm thui chột cả dân tộc này. Không chỉ làm thui chột sức tiến, mà còn thui chột cả tính-tình người, thuộc nhiều thế hệ.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục cầm tờ hộ chiếu Kampuchia.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục bị thế giới coi như những món đồ chơi tình dục.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục có một dàn lãnh đạo nhơn nhơn mớ tư cách ma cô.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục hèn kém, lạc hậu, lại mang tiếng tàn ác, hiếu chiến.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục của một dân tộc bị đày vào thứ chủ nghĩa rác thải, cho lãnh đạo tha hồ làm giàu.
Họ muốn phá vỡ cái nguyên trạng mà nhà nước ôm giữ.
Họ thèm một ngọn gió đổi thay.
Cho dù biết trước là phe đối lập hiện giờ khó thể mang đến cho họ 100% điều hằng đợi. Nhưng chẳng hề gì, họ sẽ tạo ra sự thay đổi nhiều lần nữa, cho tới khi nào họ đạt được ước nguyện. Kinh nghiệm Hàn Quốc đã chẳng phải lột xác nhiều lần từ độc tài đến dân chủ, để nắm chắc bước tiến từ lạc hậu đến cường quốc đó sao?
Cho nên, họ đã xuống đường biểu tình kêu đòi Hun Sen từ chức và tổ chức lại cuộc bầu cử vào năm mới  2014.
Không phải đây là điều mới lạ, mà cả sư sãi nước Kamp đã từng xuống đường tuần hành 230 cây số, kéo dài nửa tháng, từ tháng 2 năm 2007.
Lần này, họ thực sự muốn biểu dương Sức Mạnh Quần Chúng, với nhiều vạn người nêm kín các đại lộ chính của thủ đô Nam Vang.
Người ta nghe gì ở đó?
Người ta thấy gì ở đó?
Nhân dân Kampuchia là một tập thể bất hạnh, nhưng vẫn có cách chứng tỏ được là bất khuất.
Chí ít là không hèn.
Kamp-bieutinh
31-12-2013 -  Theo tác giả Luận Ngữ Tân Thư – Phạm Lưu Vũ, đó là “Ngày cuối cùng của năm 2013. Rất tiếc sự khốn nạn chưa phải cuối cùng”.
Blogger Đinh Tấn Lực
  • The peony's blossoming business (Washington Post) - Seven months ago Li Hao closed his lucrative business in Beijing and returned to his hometown of Heze in Shandong province to run a new company that makes products known to very few people.
  • Stand and deliver (Washington Post) - On Nov 29, Liu Xingliang of Guangrao county in East China's Shandong province died after receiving an express parcel at home in the morning delivered by YTO, one of China's largest express and logistics companies. The parcel contained a pair of shoes Liu had bought for his daughter but the goods had been contaminated by a poisonous chemical that had leaked from a plastic bottle during transportation.
  • Regional jet service set to start in 2015 (Washington Post) - China's first domestic regional jetliner will go into commercial operation in 2015, with the first two ARJ21-700 aircraft intended for commercial service rolling off the assembly line on Monday.
  • SOEs lead fall in stock market (Washington Post) - State-owned enterprises led the fall in market value in China's A-share market in 2013, as equities went through another tough year.
  • Britain, China boost biz ties (Washington Post) - The United Kingdom has experienced a surge of Chinese investment in recent years, among which are some extraordinarily fast-growing companies confidently establishing their footprint on British soil through both organic growth and acquisitions.
  • Hebei faces huge cuts in steel capacity to reduce pollution (Washington Post) - China's largest steel base, Hebei province, will cut 67.26 million metric tons of capacity by 2017 without putting too much emphasis on local growth in gross domestic product in order to create a sustainable development of the industry and improve air quality.
  • Ringing in the New Year Chinese style (Washington Post) - Chinese visitors and locals partaking in New York's New Year's festivities were in for a surprise when Sun Guoxiang, consul general of China in New York, and US Congresswoman Grace Meng led a stage actor playing Confucius through the streets of Times Square.
  • Tibet commander commemorated (Washington Post) - One of Guo Yili's favorite things was walking around Lhasa, capital city of the Tibet autonomous region, where he had served as a soldier and then commander of the People's Armed Police Forces in Tibet for 38 years.
  • A photo with legs (Washington Post) - A photo taken 22 years ago made ripples in the tranquil life of Chen Xiaolu in Dalian.
  • Elite feet (Washington Post) - The wealthy are swapping golf courses for racetracks.
  • Cruisin' for a fusion (Washington Post) - The food served at Unico by Mauro Colagreco is neither Spanish, nor French, nor Argentine, nor Chinese.
  • Dashing forward (Washington Post) - Running is sprinting ahead in popularity nationwide, despite cultural hurdles and air pollution. Matt Hodges reports in Shanghai.
  • A survivor's game (Washington Post) - The past year has been especially difficult for high-end restaurants in Beijing. Many top Chinese restaurants either closed down or have tried to reinvent themselves for a downscale market. At the same time, some middle and low-end eateries have sustained good business. The closing of Maison Boulud at Qianmen 23 on Dec 8 came as a shock to many gourmets in Beijing. Just three months ago in September, New York-based founder Daniel Boulud himself was in town to celebrate its fifth anniversary. The restaurant had a good reputation and won plenty of media awards for both food and service.
  • Gray skies, black humor (Washington Post) - Someone in Beijing says its smog is so dense he cannot see the Chairman Mao portrait at the Tian'anmen Rostrum.
  • Cities go live with air quality updates (Washington Post) - Eighty-seven Chinese cities will begin releasing hourly updates on air quality from New Year's Day, taking the total number doing so to 161, the Ministry of Environmental Protection announced.
  • China, US look to 2014 (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi said China is willing to continue to strengthen China-US relations in 2014 during a telephone conversation with US Secretary of State John Kerry on Tuesday.
  • Beijing turns cold shoulder to Japan (Washington Post) - Beijing has declared Japanese Prime Minister Shinzo Abe "not welcome" by the Chinese people and said Chinese leaders won't meet him.
  • Xi to direct carrying out of reform (Washington Post) - China's top leader Xi Jinping will head a group to steer economic, social and Party reforms, underscoring the country's determination to push through change amid resistance from vested interests.
  • 3rd high-level official probed (Washington Post) - A senior Sichuan political adviser is being investigated for "suspected serious law and discipline violations", the country's top anti-graft watchdog announced on Sunday.
  • Japan PM 'must correct mistake' (Washington Post) - China is taking a tougher stance toward Japan, observers said, after a state councilor condemned Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to a shrine honoring its war dead, including war criminals.
  • China says Abe must repent for shrine visit (Washington Post) - Chinese State Councilor Yang Jiechi on Saturday declared Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to the Yasukuni shrine was a mistake that must be corrected.
  • Xi joins diners for dumplings (Washington Post) - The public hailed President Xi Jinping after a man-of-the-people appearance at a steamed dumplings restaurant in Beijing on Saturday.
  • Volunteers enriched by exchange (Washington Post) - The first batch of Chinese volunteers to go to Brunei had to make some tough decisions concerning families, education and work. Some of the 23 volunteers, ranging in age from 21 to 53, left babies behind. Some delayed finishing their college education. Others quit their jobs.
  • Shrine visit fury mounts (Washington Post) - Outrage from Asian neighbors and world powers continued to grow on Friday over Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to a controversial shrine.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét