Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền - CUỐI NĂM 2013 TẢN MẠN VỀ SỰ VĨNH HẰNG- Người ký văn bản “chụp ảnh CSGT phải xin phép” được khen thưởng

CUỐI NĂM 2013 TẢN MẠN VỀ SỰ VĨNH HẰNG

Với phương Tây, nền văn hóa duy lý và thực dụng, họ không cho là có sự vĩnh hằng. Đến và đi ở cõi đời trần tục này chỉ một lần, rồi chẳng còn chi để lại, ngoại trừ tiếng tăm và dấu tích đóng góp tốt xấu cho đời. Nên người phương Tây chỉ dồn toàn bộ sức lực cho lúc còn sống vì mọi việc, và lý thuyết tư tưởng có tính hiệu quả cao của phương Tây ra đời, nhờ đó đã đưa nhân loại tiến rất nhanh chỉ trong vòng vài thế kỷ qua về mọi mặt. Từ  năm 1672 ông Otto Fon Gerryk tìm ra điện đến nay chưa đầy 500 năm so với hàng chục triệu năm loài người có mặt trên hành tinh xanh, mà hôm nay chúng ta đã ngồi một chỗ có thể liên lạc toàn cầu, và ai cũng có thể sử dụng sức mạnh của riêng mình để phục vụ cho kiếp nhân sinh. Đó là những bước tiến vĩ đại của chúng ta.
Ngược lại, với phương Đông, nền văn hóa duy tình và có tính huyền hoặc. Họ không tư duy cho sự phồn thịnh thực tại bằng vật chất, mà họ gọi là "tầm thường", mà họ lại dành thời gian sống để nghĩ về sự vĩnh hằng, sau khi cuộc sống đầy khổ nhục ở trần gian làm họ chán chường. Cho nên, 3 tôn giáo lớn nhất mọi thời đại loài người là Phật giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo đều xuất hiện ở phương Đông. Nếu Phật giáo có giáo lý như triết học cao sang, thì Ki Tô giáo có một giáo lý gần gũi với con người bình dị hơn, đến Hồi giáo cũng thế, trần tục hơn. Các tôn giáo lớn khác góp phần không nhỏ cho đời sống tâm linh và tư tưởng của nhân loại nói chung, và phương Đông nói riêng, nhưng tất cả đều mang màu sắc cho sự đi về và chốn vĩnh hằng.
Bây giờ nói chuyện vĩnh hằng và bất tử, vì cái đáng sợ nhất của con người là không bao giờ tự giải thoát được cái sợ, do còn ở cõi u mê chưa tự biết mình là ai? Khi biết ta là ai, ta từ đâu đến, và ta đến để làm gì, lúc đó cái sợ không còn là vấn đề phải quan tâm, mà ta chỉ thực hiện việc ta làm - ta gieo nhân và sẵn sàng đón nhận quả!
Nhiều người chưa hiểu thế nào là sự bất tử và chốn vĩnh hằng ở phạm vi tâm linh, nên còn chưa hiểu mình. Khi chưa hiểu mình thì chưa giải thoát cái sợ. Cái sợ là cội nguồn của mọi hành động bất minh. Sợ mất của cải của tôi, sợ mất gia đình tôi, sợ vợ/chồng/con cái tôi, v.v... sẽ thua thiệt, đói nghèo... Vào internet lập một nickname, tôi sợ lộ thông tin cá nhân, tôi đặt một nặc danh cho ăn chắc. Ra ngoài đường tôi sợ bị kẻ gian hãm hại, v.v... trăm ngàn nỗi sợ. Từ đó, hành vi và tư duy sẽ bất minh, nó dẫn đến những sai lầm, và giảm đi sức mạnh tự thân đối với cộng đồng, và giảm đi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trước uy lực của kẻ gian manh.
Có những người nỗi sợ đến mắc bệnh tâm thần hoang tưởng bị hại, nhưng cứ nghĩ mình khôn. Đó là bi kịch của nguồn cội của sự bất minh. Và các chính khách gian manh trên thế giới luôn biết lợi dụng sự bất minh ấy để tạo ra những chế độ độc tài, hòng cai quản những kẻ bất minh, để ăn trên ngồi trốc, hưởng vinh hoa phú quý bằng những luật lệ gian manh. Thế giới hôm nay tuy đã phát triển vượt bậc, nhiều phương tiện thông tin đã giúp sức mạnh cá nhân của mỗi thành viên trên thế giới phát huy hết sức mạnh của mình, nhưng cũng không thiếu kẻ bất minh làm loài cừu dễ dạy.
Khi sự bất minh ngự trị trong mỗi con người, nó làm con người chỉ như con ốc co mình vào vỏ để chăm lo bộ dạng của mình. Con ốc đó chỉ chịu xông ra tự bảo vệ mình khi quyền lợi mình bị xâm hại vì kẻ khác. Đó là căn nguyên của mọi sự chia rẻ, và yếu hèn. Các chính khách gian manh biết nắm bắt yếu điểm này của đám đông ngu muội để đưa ra những chiêu trò tâm lý đánh vào cái vô thức của đám đông mê muội, hòng cai trị, và hưởng phú quý vinh hoa trên xương máu của đồng loại, và đồng bào.
Sáng nay nói chuyện với anh bạn già về sự bất tử. Chúng tôi bắt đầu bằng nghiệp dĩ một con người, rồi lan man đến một dân tộc. Cả hai cùng nhắc đến một vấn đề lớn mà con người chỉ khi đi hết cái dốc cuộc đời mới sực tỉnh: "Đến và đi ở cõi đời này là để hoàn thiện mình. Kẻ thiếu ác thì hoàn thiện cái ác. Người thiếu thiện thì hoàn thiện cái thiện, v.v... Tất cả đều là để qua đó, giải quyết ân oán cuộc đời mà nhân quả đã gieo. Quả thì đã có rồi, chỉ có gặt, không thể thay đổi được. Nhân thì ta có thể chủ động gieo, ai cũng làm được, tùy theo trí huệ của mỗi người. Để cuối cùng ta có thể quay lại hay ra đi làm sứ giả trong tương lai. Đó là sự vĩnh hằng." 
Đó là đỉnh cao của tư duy tâm linh phương Đông mà Phật học đã mang đến cho con người, mặc dù đây là con đường đi đến sự vĩnh hằng sớm nhất của loài người. Bây giờ chúng ta hãy cỡi trói những khúc mắc này bằng thực tế khách quan sinh động hôm nay.
Dù phương Tây có tự hào tìm ra nền kinh tế tri thức qua phát triển công nghệ thông tin phần mềm, thì họ vẫn phải bắt đầu từ nền tảng triết lý phương Đông với, Nhất thể sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, và Hà đồ lạc thư 64, 128 quẻ của dịch, của Phật học. Thay vì có không trong Phật học, thì mã hóa các thuật toán tin học lại bắt đầu bằng 2 chữ số 1 và 0, với đơn vị byte cũng phải đi theo những con số 2, 4, 8, 64, 128bytes,...
Tại sao có một Steve Jobs không cần học nhiều tạo ra quả táo cắn dỡ, rồi lại ra đi? Tại sao có một Bill Gates cũng bỏ dỡ việc học hành, nhưng tạo ra hệ điều hành Window mở cửa sổ sức mạnh cho toàn cầu, rồi quay lại làm việc thiện cho nhân loại cùng khổ? Tại sao có một Nelson Mandela chịu bao cực hình tù tội, để rồi trở thành người khai sáng cho cả một quốc gia Nam Phi chìm đắm trong nhục dục của loài người? Tôi xin ứng cử 3 nhân vật này để thấy 3 mức độ vĩ đại và có tính sứ giả đem đến cái thiện cho nhân loại khổ đau, mà không muốn đưa ra những nhân vật mang đến đầu rơi máu đổ, đẩy dân tộc chìm đắm trong mê muội và khổ nhục như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v... Vì cái thiện sẽ luôn thắng ác, dù cái thiện luôn mất thời gian công sức để thắng, và để làm loài người ra khỏi u mê cam go hơn cái ác.
Với Steve Jobs, Bill Gates và Nelson Mandela, v.v... họ đã học hết túi khôn và gian manh của loài người tự bao giờ mà ngay chính họ cũng không biết được. Giờ họ quay lại để làm sứ giả cho việc thiện. Nhưng ở mỗi người có một đẳng cấp khác nhau, nên họ chỉ làm một nhiệm vụ khác nhau. Xong nhiệm vụ là phải ra đi.
Nếu Steve Jobs chỉ cần làm ra quả táo cắn dỡ để làm nên sự vĩnh hằng và bất tử, thì Bill Gates sau khi làm nên vĩnh hằng và bất tử, anh ta còn phải lo toan cho nhân loại cùng khổ được ấm êm hơn, xong nhiệm vụ này anh cũng phải ra đi. Hơn một bậc nữa, Nelson Mandela đến với đời là lấy thân xác này hy sinh như những Ngài Thích Ca, Jesus, v.v... để hành xác trong 27 năm tù tội, rồi sau đó lấy đức hy sinh, lòng vị tha và túi khôn của loài người để cảm hóa những con thú mang mặt nạ người ở Nam Phi để dạy cho nhân loại rằng, chúng ta đến với cuộc đời này bằng nhau về màu da, sắc tộc, phải cư xử nnhau đúng nghĩa là Người, chứ không phải là thú hoang dã. Xong nhiệm vụ thì ông cũng phải ra đi. Tất cả họ là những sứ giả. Họ không thua bất kỳ Albert Einstein hay bất kỳ nhà khoa học để lại cho đời những khám phá thiên nhiên, xã hội để đưa loài người tốt đẹp hơn.
Ngược lại, những sứ giả ác mang đến khổ đau cho nhân loại như Hitler, Lenin, Mao, ... họ cũng là sứ giả có nhiệm vụ đến với đời dạy cho nhân loại những điều ác, gian manh, mà nơi họ đến, những dân tộc đó đang cần nhận quả đắng mà họ đã gieo tự bao giờ mà họ không biết. Tại sao ngày 30/4/1975 có bao người ra đi, nhưng có bao người đã lên thuyền phải quay trở lại ở Việt Nam? Tại sao có bao người sau đó vượt biển ra đi, nhưng chỉ có phân nửa được đến nơi họ cần đến, còn lại làm mồi cho cá, cướp biển? Tại sao có những người ở lại bị tù đày, có người ở lại lại lên cao. Và tại sao những người ở lại đó, có người muốn ra đi, có người vẫn cứ ở lại để sống nhìn đời, mặc dù ở lại trong khốn khổ? v.v... rất nhiều câu hỏi tại sao nghịch lý và logic rất khó trả lời.
Rồi tại sao có những quốc gia đi theo con đường đa nguyên tản quyền, mà hễ đã là lãnh đạo thì phải là có học, phải tranh cử, phải giải trình dự án của mình trước đảng đại diện tranh cử trước khi được đảng chọn lựa ứng cử viên như Hoa Kỳ? Và cũng tại sao có những quốc gia đơn nguyên tập quyền, mà khi chọn lựa lãnh đạo không cần có học, chỉ cần trung thành với đảng cầm quyền như ở Việt Nam? Rồi tại sao đến ngày nay hình thức cha truyền con nối để làm vua vẫn còn như ở các quốc gia cộng sản?

Tất cả là nhân với quả, và ân oán của ta mà ta phải giải quyết. Đừng buồn, đừng giận, hoặc đừng căm thù ai đó đã hãm hại ta, mà hãy bình thản đón nhận như quả đắng ta phải lãnh vì ta đã gieo nhân tự bao giờ. Cũng đừng quá phấn khích, tư kiêu khi ta may mắn được đời nhiều ưu ái.
Suy cho cùng, tất cả những gì ta gặp, ta hái gặt hôm nay là ân oán của hôm qua. Cha/Con/Chồng/Vợ chẳng phải của ta, và chẳng bà con chi, mà là ân oán cuộc đời mà ta phải đeo mang, và giải quyết. Trên nền tảng gia đình đó, có người làm việc nhỏ, có người phải gánh việc lớn, có người làm việc thiện, có kẻ gieo tai ương khốn khổ. Đó là bản chất của xã hội loài người, vừa hoang dã, vừa thánh thiện. Không ai nên trách ai, mà chỉ trách mình chưa được minh mẫn để nhìn cuộc đời, nhân quả, trả vay đúng với bản chất của nó.
Khi đã nhận chân được bản chất của cuộc đời, ấy là lúc ta không còn bất minh, ta lại là ta, an nhiên tự tại làm việc ta phải làm, dù chó có sủa, mèo có ngao, hay gươm kề cổ, súng kề tai. Đó là bất tử và vĩnh hằng, dù cái bất tử và vĩnh hằng ấy có là giam mình trong phòng thí nghiệm để tìm tòi cái còn bí ẩn của thiên nhiên chưa ai khai phá, hay là sự giam cầm trong tù tội để khai sáng cho một dân tộc.

Năm con Rắn 2013 quả là một năm khốc liệt về mọi mặt ở nước Việt như tôi đã tiên liệu từ 2 năm trước. Năm con Ngựa 2014 còn khốc liệt hơn nhiều, nhưng cũng xin chúc dân tộc Việt sáng suốt và biết chọn lựa con đường đi của mình.

Mặt trăng là do con người làm ra?

Tara MacIsaac, Epoch Times       December 30, 2013
Mặt trăng có rỗng không? Liệu nó có phải là do con người tạo ra, với một lớp bụi dày phủ lên kết cấu kim loại hàng tỉ năm trước?

Tất nhiên, điều này gợi ý rằng có các nền văn minh nhân loại tiên tiến tồn tại hàng tỉ năm trước, một giả thuyết đã thu hút sự chú ý khi các mẫu vật được tìm thấy gợi lên câu hỏi về sự hiểu biết lịch sử thông thường.

Những lý thuyết như vậy vẫn là sự hứng thú đối với nhiều người khi các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu mặt trăng và biết về thành phần cấu tạo và hoạt động của nó.

Dưới đây là cái nhìn về một số điều kỳ lạ của mặt trăng

1.Sự dội âm: Mặt trăng bị rỗng?

NASA đã tạo ra một chấn động vào mặt trăng vào năm 1969 để các phi hành gia tàu Apollo 12 có thể đo đạc sóng địa chấn phát ra. Các sóng va chạm làm các nhà khoa học sửng sốt.

Rất khác với bất kỳ hiện tượng địa chất nào thu được ở Trái Đất, các rung động tiếp tục trong một giờ đồng hồ và bắt đầu khi các sóng nhỏ đạt được cường độ.

Giải thích của tiến sĩ Ross Taylor được trích dẫn trong tạp chí Apollo Lunar Surface trên trang web của NASA. Taylor là một nhà khoa học nghiên cứu mặt trăng, người giúp giám định các mẫu vật thu được bởi tàu Apollo 11.

Ông nói: “Đây làm một trong những điều phi thường. Khi bạn tác động vào những thứ này trên mặt trăng, không giống như một trận động đất ở trái đất, thứ nhanh chóng dịu đi, thì các sóng va chạm này lại tiếp tục dội âm xung quang mặt trăng trong khoảng một giờ đồng hồ, và điều này là do tính chất khô ráo cực kỳ của đá mặt trăng”.

“Như chúng ta đã biết, không có hơi ẩm trên mặt trăng, không có thứ gì để hãm lại các rung động này. Bề mặt của mặt trăng bị phủ bởi đá vụn và nó chỉ truyền những sóng rung này mà không hãm chúng lại theo bất kỳ cách thức nào như trên trái đất. Về cơ bản, đó là kết quả của việc mặt trăng cực kỳ khô ráo.

Suniti Karunatillake, một nhà thiên văn học tại đại học Stonybrook, nói rằng mặt trăng không thể rỗng. Lực hấp dẫn phát ra bởi mặt trăng cho các nhà khoa học biết mặt trăng đặc như thế nào, Karunatillake giải thích trong một bài đăng trên trang web “Ask an Astronomer”, và một mặt trăng rỗng là không đủ đặc để tạo ra lực hấp dẫn như thế.

2.Quỹ đạo bất thường


Ảnh mặt trăng di chuyển theo quỹ đạo quanh trái đất, layá từ Shutterstock

Nhà vật lý người Ý Lorenzo Iorio đăng một bài báo trên tờ Monthly Notices của Cộng Đồng Thiên Văn Học Hoàng Gia vào năm 2011, thảo luận về “hành vi bất thường” của mặt trăng.

Ông nói rằng một sự thay đổi nhẹ theo thời gian trong quỹ đạo của mặt trăng là không thể được giải thích bằng mô hình hiện nay. Quỹ đạo của mặt trăng đang tăng độ lệch tâm.

Độ lệch tâm là một thước đo cho thấy một quỹ đạo lệch bao nhiêu khỏi một hình tròn hoàn hảo.

Iorio kết luận trong phần tóm tắt của nghiên cứu, “Việc tìm ra một sự giải thích [thỏa đáng] cho hành vi bất thường của độ lệch tâm của mặt trăng còn bỏ ngỏ.

3.Các hố lồi trên mặt trăng


Miệng hố Webb(NASA)
Một số hố trên mặt trăng bị lồi (với bề mặt cong hoặc tròn hướng ra ngoài) thay vì lõm (cong hướng vào trong, hay bị trũng), điều mà một số người nói là bằng chứng của một cái vỏ cứng (nhân tạo) dưới lớp bề mặt. Khi các thiên thạch va vào mặt trăng, người ta tin rằng chúng sẽ tạo ra các hố lõm.

Charles A. Wood, thuộc Phòng Vật Lý Địa Chất của đại học Brown, viết trong một bài luận vào năm 1978 rằng các hố lồi này có vẻ được tạo ra bởi dung nham. Ông nói rằng dung nham đã thấm lên từ các vết nứt đến bề mặt.

Ông ta lưu ý: “Để dung nham có thể tạo ra các vòng thay vì các vũng … đòi hỏi phải có một tỉ lệ nhớt cao hơn hoặc tốc độ đẩy ra thấp hơn lava nguyệt hải thông thường [“Nguyệt hải” chỉ các vùng đồng bằng tối, lớn trên mặt trăng được tạo thảnh bởi sự phun trào núi lửa mà từng được cho là biển]. Magma có thể là ba-zan nguyệt hải phun trào dưới các điều kiện bất thường hoặc là ba-zan nguyệt hải khác nhau trong một túi, hoặc trong một số trường hợp là một loại magma không phải là nguyệt hải”.

4.Mặt trăng làm ổn định trục Trái Đất

Dù có được cố tình tạo ra để phục vụ một số chức năng hay không thì mặt trăng vẫn cung cấp một dịch vụ cho trái đất.

“Mặt trăng làm ổn định sự rung lắc của Trái Đất, dẫn đến các mùa ổn định hơn”, theo NASA

Nhà khoa học NASA, tiến sĩ Eric Christian và chuyên gia giáo dục từ xa NASA Beth Barbier giải thích nhiều hơn trên một bài đăng trên trang web của NASA: “[Mặt trăng tạo thêm] lực kéo cho hoạt động quay của Trái Đất với hình thức thủy triều, cả thủy triều đại dương và thủy triều nội. Nó làm tăng sức kéo để ổn định sự quay. Nó còn làm chậm dần dần sự quay của Trái Đát, từ từ làm ngày trên trái đất dài hơn”.

5.Sự trùng hợp về kích thước


Mặt trời, mặt trăng và trái đất
Các con số giống nhau xuất hiện khi nhìn vào các số đo liên quan đến mặt trăng, mặt trời và trái đất. Đường kính của mặt trời là khoảng 400 lần đường kính của mặt trăng, mặt trăng gần trái đất hơn 400 lần so với mặt trời.

Đường kính của mặt trời là khoảng 108 lần đường kính của trái đắt, khoảng cách giữa trái đất và mặt trời là khoảng 108 lần đường kính mặt trời.

Đường kính mặt trăng: 2,100 dặm (3,400 km)
Đường kính mặt trời: 864,000 dặm (1,391,000 km)
Đường kính trái đất: 7,900 dặm (12,756 km)
Khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất: 225,700 dặm (360,000 km)
Khoảng cách trung bình từ mặt trời đến trái đất (đôi lúc nó gần hơn, đôi lúc xa hơn) :92,900,000 dặm (149,600,000 km)

Người ký văn bản “chụp ảnh CSGT phải xin phép” được khen thưởng

(NLĐO) - Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo "chụp ảnh CSGT phải xin phép" vừa được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tại hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2013 sáng 31-12, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đọc thông báo khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia dành cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm qua.

Đáng chú ý, trong danh sách 7 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có tên Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) - Bộ Công an.

Ông Trần Sơn Hà là người đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị nhà báo muốn chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ trên đường phải xin phép.

“Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật” - văn bản 1042 viết.


 Văn bản 1042 yêu cầu nhà báo
Văn bản 1042 yêu cầu nhà báo "chụp ảnh CSGT phải xin phép" đã bị thu hồi - Ảnh minh họa

Ngay lập tức văn bản này đã khiến dư luận phản ứng rất mạnh. Các chuyên gia tư pháp, Hội Nhà báo Việt Nam, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã liên tiếp bày tỏ ý kiến không đồng tình và cho rằng văn bản 1042 có nhiều dấu hiệu trái luật.

Trong văn bản gửi C67, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh thì mới bắt buộc công dân phải tuân thủ quy khi quay phim chụp ảnh.

Qua rà soát, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế. Việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT không phải hành vi bị pháp luật cấm. Hơn nữa cán bộ, chiến sĩ CSGT cũng không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.

Trước sự phản đối của dư luận, ngày 23-8-2013, C67 đã có công văn 2315/PC67-P6/2013 gửi trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, trong đó nói rằng công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ.

Theo chỉ đạo của C67, trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp người dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành.
Thế Kha
(Người Lao động)

Sống Tử Tế!

2013 là một năm bấn loạn của xã hội Việt Nam. Những sự việc làm đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, án oan sai do ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Có lẽ, một trong những điểm chung của các vụ việc này là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Nói cách khác, chúng ta đã sống không tử tế với nhau.



Năm 2014 đang đến gần, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn. Điều này nghe có vẻ khó vì chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiềm về mọi mặt. Nhưng môi trường này do chính chúng ta tạo ra nên hãy thay đổi nó từ chính mỗi người.
Sống tử tế, trước hết là sống thật với chính bản thân mình, làm những điều mình cho là đúng và nói những điều mình suy nghĩ. Như đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy đã nói, tạo hóa cho mỗi người một cái mồm để nói điều mình nghĩ, chứ không phải để nói điều “thằng khác” nghĩ. Nếu chúng ta mãi nói dối, tôn vinh những giá trị ảo và không thật thì chúng ta góp phần vào duy trì những điều dối trá và tệ hại trong xã hội. Để cuối đời khi gần đất xa trời mới thấy hận vì mình không dám sống thật là mình. Như vậy, hơn lúc nào như lúc này, hãy khởi đầu việc sống tử tế bằng cách nói những điều thật lòng.
Sống tử tế là bao dung với những điều khác biệt trong xã hội. Bao dung và tôn trọng những khác biệt chính là tạo môi trường cho những sáng tạo và đột phá, vì chẳng có sự phát triển nào không cần những cái mới, chẳng giải pháp nào cho vấn đề hiện tại dựa được vào lối suy nghĩ cũ như Albert Einstein đã nói. Nếu kỳ thị, chối bỏ hoặc trừng phạt người khác vì họ nghĩ không giống mình, quan điểm khác mình thì vô hình chung đã vi phạm giá trị đạo đức. Con người chẳng ai giống ai và con người có quyền được là chính mình, đó cũng là sự đa dạng tự nhiên và cần thiết để xã hội phát triển.
Sống tử tế là tôn trọng con người, không sử dụng con người để phục vụ cho lợi ích của mình, dù đó là lợi ích cá nhân hay tập thể. Việc hy sinh cá nhân để phục vụ quyền lợi của tập thể chỉ là ngụy biện vì đã là con người thì không thể hy sinh để phục vụ cho người khác, đặc biệt, khi những quyền lợi tập thể thật mơ hồ, nhiều khi đánh đồng với quyền lợi một nhóm nhỏ thâu tóm quyền lực hơn là quảng đại quần chúng. Chính vì vậy, sống tử tế là tôn trọng quyền con người, coi mỗi người đều là bình đẳng, lợi ích phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau.
Sống tử tế cũng là đứng đúng chỗ của mình trong xã hội. Công an giao thông đứng ở trên bục để điều hành dòng xe thông suốt, hơn là đứng khuất sau ngã tư để rình bắt người vi phạm. Giáo viên đứng trên bục giảng ở trường để truyền cảm hứng học hỏi, hơn là tập trung dậy thêm ở nhà kiếm tiền. Bác sĩ đứng đúng chỗ của mình là bên giường bệnh, chứ không phải ở quầy dược phẩm để kê đơn lấy tiền hoa hồng của hãng dược. Mỗi người làm tròn bổn phận của mình, đỗi đãi đúng mực với người khác thì cũng đồng nghĩa mình được đối xử tử tế bởi người khác.
Sống tử tế, suy cho cùng là sống tự do theo cách mình mong muốn. Đừng để những khuôn mẫu, những bạo quyền, và nỗi sợ cướp đi nhân phẩm của mình. Tin là thấy, hãy tin vào bản chất tốt của con người, và con người có quyền đặt ra những nguyên tắc sống cho mình. Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc đơn giản nhất: không gây hại cho người khác để thanh thản nói rằng “tôi là người tử tế!”.
(Diễn Ngôn)

Vũ Đông Hà - Lê Thăng Long: Con người, tổ chức và dư luận

Sự kiện Lê Thăng Long có thể được xem như chuyện không đáng nói, hoặc có thể được nhìn như một điều đáng quan tâm. Có người phẫn nộ. Có người xem đó là những hoạt động cần được tán dương. Mức độ quan tâm và phản ứng tùy thuộc góc nhìn về Lê Thăng Long: một cá nhân hay là người sáng lập và đã lãnh đạo một phong trào. Phản ứng đối với Lê Thăng Long ít nhiều cũng lệ thuộc vào thái độ dành cho phong trào Con Đường Việt Nam, cảm tình đối với các thành viên của phong trào, với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức... Hoặc đơn thuần ý kiến về Lê Thăng Long chỉ xuất phát từ quan điểm chính trị độc lập của mỗi người.
Con người

Để đánh giá về con người chính trị của Lê Thăng Long một cách khách quan có lẽ cần nhìn riêng về 2 góc cạnh - chủ trương của ông và thái độ của ông khi trình bày những chủ trương này.

Chủ trương chính của Lê Thăng Long là "Tôi muốn vào để giúp Đảng tiếp tục cải cách." Xin lưu ý ông Long đặt tiền đề là đảng CSVN đã, đang và tiếp tục cải cách. Để thực hiện việc giúp đảng này, trong bài viết khơi mào gửi cho BBC (1) vào ngày 11.12.2013 ông Long đã viết: "Tôi muốn trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc trở thành cố vấn cải cách của Tổng bí thư Đảng và tự nguyện làm việc không lương để phục vụ lợi ích cho nhân dân."

Ngày 24 tháng 12, 2013 Lê Thăng Long khởi sự biến ước muốn giúp đảng thành hành động với đơn chính thức xin gia nhập đảng CSVN (2).

Nếu chỉ nhìn vấn đề một cách duy lý trí thì chủ trương của ông Lê Thăng Long có thể dẫn đến một cuộc tranh luận nghiêm chỉnh cho "công án" chính trị: Đảng Cộng Sản có thể thay đổi thành một đảng dân chủ? Những thành phần như ông Lê Thăng Long có thể "giúp" đảng CSVN thực hiện điều này? Chủ trương của ông Long có lợi hay có hại cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam?

Tuy nhiên, thái độ của ông Long khi trình bày chủ trương của ông đã làm cho vấn đề lệch hẳn vào những phản ứng mang nhiều tính cảm xúc.

Để cải cách đảng CSVN, ông Lê Thăng Long quan niệm phải thay đổi hệ lý luận CNCS Mác - Lê Nin mà ông cho rằng sai lầm và thiếu sót đến 99%. Ông Long đã giới thiệu Hệ Lý Luận Chủ Nghĩa Cộng Đồng (3) như là kết tinh của "nhiều sự sáng tạo mới về lý luận chưa từng có trong lịch sử xã hội loài người", một "hệ lý luận có lượng tri thức lớn đồ sộ nhất trong tất cả các chủ thuyết từng có từ khi có loài người trên trái đất tới nay". Cũng qua vai trò tham gia soạn thảo và chấp bút giới thiệu hệ lý luận này, ông đã tự cho mình là thành phần "trí thức siêu cao cấp".

Để kêu gọi sự ủng hộ, ông Lê Thăng Long sau khi làm đơn xin vào đảng cộng sản đã tự đặt cho mình vị trí của một Lý Quang Diệu của Việt Nam với phát biểu "Tôi xin khẳng định chắc chắn rằng tôi có tài, đức không kém ngài Lý Quang Diệu!", đồng thời ông cũng tự so sánh cá nhân ông với cụ Phan Chu Trinh: "Tôi tự nhận thấy về tài năng và tình yêu thương dân tộc Việt Nam của tôi không hề thua kém nhà cách mạng yêu nước Việt Nam Phan Chu Trinh." (4)

Còn rất nhiều câu, ý tương tự từ ông Lê Thăng Long qua hàng loạt bài viết ông tung lên mạng đã làm cho một số người đặt thêm những tĩnh từ tiêu cực đứng trước hoặc sau tên ông. Người đọc có thể nhìn và hiểu ông bằng chính những câu chữ của ông viết và không cần phải "tưởng" về ông như thế nào. Người đọc thấy rõ ông đứng ở đâu trong trận chiến giữa thiện và ác bằng chủ trương của ông qua phương châm: "Hãy yêu thương kẻ thù của chính mình và hãy ôm hôn kẻ thù của chính mình!"
Tổ Chức

Nếu ông Lê Thăng Long chỉ là một cá nhân đơn lẻ thì chủ trương, thái độ của ông có thể cũng chỉ là một tiếng vọng lẻ loi trong sa mạc. Đằng này ông lại là người khởi xướng và là lãnh đạo Phong trào Con Đường Việt Nam (PTCĐVN).

Bài "Tôi đang muốn vào đảng Cộng sản" được ông Long viết và công bố khi ông vẫn còn ở vị trí lãnh đạo PTCĐVN.

Việc ông Long muốn vào đảng CSVN để giúp đảng này cải cách không thể không làm cho một số người liên tưởng đến quan điểm hợp tác và tiến trình thành lập PTCĐVN bằng cách mời gọi các thành phần đảng viên cao cấp của đảng CSVN tham gia.

Cho dù ông Lê Thăng Long đã tuyên bố ra khỏi phong trào và mặc dù PTCĐVN cũng chính thức ra thông báo, phong trào cũng khó mà tránh được những hệ quả mưa trên mái ướt qua thềm dành cho "sáng lập viên" và "nguyên lãnh đạo" Lê Thăng Long. Điều này xảy ra không riêng gì với PTCĐVN mà còn đối với bất kỳ tổ chức nào khi người đã từng ở vào vị trí sáng lập và lãnh đạo có những thái độ và chủ trương chính trị như ông Long.

Khó để cho bất kỳ một tổ chức nào có thể bình an và vô tư như không có gì xảy ra chỉ bằng với sự việc người lãnh đạo tuyên bố rút ra khỏi tổ chức. Và đó là bài học và cái giá phải trả của những thành viên đàng hoàng, nhiệt tình nhưng chọn nhầm lãnh đạo.

Trong thông báo của PTCĐVN do ông Nguyễn Xuân Ngãi - Phó Tổng Thư Ký của Đảng Dân Chủ Việt Nam và bây giờ là Quyền Trưởng ban Quản trị của PTCĐVN - lãnh đạo mới của PTCĐVN - đứng tên, người ta không đọc được quan điểm của PTCĐVN về những chủ trương và thái độ mới đây của ông Lê Thăng Long. Ở đó chỉ thấy có lời chúc và sự ghi nhận sự thành công của ông Long đối với PTCĐVN:

"... Chúng tôi mong rằng ông Lê Thăng Long sẽ thành công với những hoài bão của mình, như đã thành công với phong trào Con Đường Việt Nam. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ông Lê Thăng Long dành cho phong trào trong thời gian vừa qua. Việc ông Lê Thăng Long vừa được trả tự do đã kêu gọi thành lập phong trào Con Đường Việt Nam để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã giúp cho nhiều người cùng chí hướng tụ hợp được với nhau để tạo ra được những hoạt động có ý nghĩa. Kể từ đó tới nay, vấn đề quyền con người đã trở thành một xu hướng đấu tranh mạnh mẽ và tập hợp được nhiều tầng lớp tham gia tại Việt Nam. Phong trào Con Đường Việt Nam từ chỗ bị nghi ngờ và châm biếm đã dần dần lấy được niềm tin của quần chúng, tạo được những mối liên kết giữa các nhóm hoạt động xã hội trong và ngoài nước." (5)

Ông Nguyễn Xuân Ngãi không những ghi nhận thành công của ông Long riêng đối với PTCĐVN mà còn có hàm ý chính ông Long đã tạo nên một xu hướng đấu tranh và tập hợp nhiều tầng lớp tham gia.

Ngoài vai trò sáng lập và lãnh đạo PTCĐVN, ông Lê Thăng Long còn có sự liên hệ khắng khít với Ls Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức. Nhờ vào sự liên hệ này mà một số người, mặc dù có đối diện với nhiều "nghi ngờ và châm biếm", vẫn ủng hộ PTCĐVN vì họ có cảm tình với Định và Thức.

Ngày hôm nay những "nghi ngờ và châm biếm" âm u đó đã được ông Lê Thăng Long chính thức rọi đèn soi sáng và giải mã bằng chủ trương của ông: "hãy ôm hôn kẻ thù của chính mình!"

Khi PTCĐVN và đặc biệt là những thành viên có lòng, nhiệt tình của phong trào vẫn phải đón nhận những hệ lụy bởi ông Lê Thăng Long, việc ông Long ra khỏi PTCĐVN và chịu trách nhiệm cho mọi phát biểu và hành vi của cá nhân ông là hướng tốt nhất. Điều đó đã xảy ra với thông báo chính thức về từ PTCĐVN. Đã đến lúc cần tách rời những tán đồng hoặc phê phán cá nhân ông Lê Thăng Long với những nhận định tán đồng hoặc phê phán đối với PTCĐVN.

Dư Luận


Dư luận đối với ông Lê Thăng Long đã được ông diễn tả qua bài viết của ông vào ngày 30.12.2013: "Sau sự kiện tôi xin tuyên bố ra khỏi phong trào Con đường Việt Nam và làm đơn xin gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có rất nhiều người thuộc lực lượng dân chủ Việt Nam “ném đá” tôi rất dữ dằn trên diễn đàn mạng." (6)

Là một người làm chính trị, ông Long đã không xem những điều nói về ông là những phản biện chính trị cần thiết; hoặc những phê phán về phẩm chất cá nhân mà bất kỳ người làm chính trị nào cũng phải đối diện - nhất là ông đã từng ở trong vị trí lãnh đạo một phong trào - là thước đo, đo lường về ủng hộ / không ủng hộ. Ông xem đó là một hành vi “ném đá” rất dữ dằn.

Ông Long cũng không phân biệt hay cố tình không phân biệt ý kiến của những người dân bình thường viết bài, viết phản hồi, viết cảm tưởng trên blog, facebook mà trong từ ngữ chính trị gọi là "quần chúng" với cái mà ông gọi là lực lượng dân chủ.

Bất kỳ ai đã từng đọc và hiểu tội ác của cộng sản thời cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, đã từng chôn xác bạn tù trên núi rừng cải tạo, đã từng bị hoặc chứng kiến cảnh công an đàn áp dân lành, cưỡng chế dân oan, đã quá hiểu rõ bản chất lật lọng, đạo đức giả của toàn bộ tập đoàn lãnh đạo cộng sản từ thời Hồ Chí Minh cho đến thời Nguyễn Phú Trọng đều có thể phản đối và chỉ trích quan điểm hãy ôm hôn kẻ thù của ông.

Ngược lại ông Long cũng cần tin rằng vẫn có những người tán dương ông, cũng nghĩ là họ có một tấm lòng giống như ông nghĩ: "Bởi tôi có tấm lòng của một thánh nhân. Tấm lòng thánh nhân là tấm lòng yêu thương mọi con người trong xã hội như người thân trong gia đình của mình. Tấm lòng thánh nhân là sự thấu hiểu lòng của mọi người trong xã hội. Tôi có một đạo đức không kém gì các tu sỹ chân chính của các tôn giáo." (7)

Bất kỳ một người dân bình thường, có một chút lòng tự trọng chứ không cần đến cái mà ông gọi là lực lượng dân chủ đều có thể có những phán xét độc lập về con người chính trị của Lê Thăng Long khi ông tự cho ông là thành phần trí thức siêu cao cấp, tự cho rằng tài đức cũng mình không thua gì Lý Quang Diệu và cụ Phan Chu Trinh.

Ngược lại ông Long cũng có thể tìm được người ủng hộ ông và cho ông là một hiện tượng chính trị sáng tạo và độc đáo; hành động xin vào đảng của ông được ca ngợi là đã "đẩy đảng CSVN vào thế "chiếu bí" trên "bàn cờ chính trị" hôm nay... và người cộng sản đang mang tâm trạng rối bời và bế tắc khi buộc phải chống đỡ nước cờ rất thông minh này của ông..." (8)

Đó là sự tuyệt vời trong tính đa nguyên và tự do ngôn luận mà tất cả chúng ta đang tranh đấu để đạt được - dù ngày hôm nay nó vẫn chỉ là thứ tự do ngôn luận phải trèo tường lữa, phải phát biểu mà coi chừng bị gán cho tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ... mà vào tù bởi điều 258 được đẻ ra từ những người ông sẵn sàng ôm hôn.

Do đó ông Lê Thăng Long đâu cần phải "mượn" lời của người bạn nào đó của ông để nói về những người nói về ông trong bài viết Dân chủ Việt Nam là đàn vịt con (6): "Một người bạn của tôi từng ví lực lượng dân chủ Việt Nam hiện nay vẫn chỉ như đàn vịt con thôi!!! Đàn vịt con trông đáng yêu lắm, chúng nó chạy lăng xăng và kêu líu ra líu ríu, các các các, cạc cạc cạc nghe vui tai lắm. Nhưng mà đàn vịt con chưa làm nên thành công gì lớn to tát cả. Bầy cáo già độc ác vẫn cứ thản nhiên “chén” từng con vịt con trong đàn vịt con ngon lành..."

Chính ông Lê Thăng Long đã không ngừng tạo ra nguồn dư luận bằng ngôn từ, đoạn văn, bài viết như thế của ông, được gửi đều đặn trong những ngày qua như những chất thải tống vào môi trường.

Bạn tôi có người nói: đừng viết, đừng đăng gì những gì từ tên hoang tưởng. Dĩ nhiên! Tội gì phải tốn công, tốn chỗ để quảng cáo cho chất thải môi trường. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với hành động im lặng và quay lưng với tệ trạng ô nhiễm môi trường.

Bạn tôi có người nói: một cá nhân không thể phá cả một phong trào. Dĩ nhiên! Tự bản thân của một cá nhân thì khó thể. Nhưng người ta sẽ dùng hình ảnh, nhân cách của cá nhân đó - và cụ thể là bố mẹ của những người em nhỏ đang đắn đo trước con đường lý tưởng và con đường mackeno - để nói với các em: đó, những kẻ đấu tranh, những nhà lãnh đạo dân chủ là như thế đó!

Bạn tôi cũng có người nói: không làm cũng phê phán mà làm cũng phê phán. Điều khác biệt của tôi và bạn là ở... sự làm. Có những sự làm mà nếu không làm thì xã hội và đất nước này đã không đến mức mạt vận như ngày hôm nay.

Và sau cùng, điểm cốt lỏi đủ để lên tiếng: chúng tôi không đồng ý với những lời kêu gọi, chủ trương chính trị ôm hôn kẻ thù, ôm hôn thủ phạm của tội ác, ôm hôn những kẻ đã làm điêu đứng nhiều thế hệ, đã làm mất biển, mất đảo, mất đất, đã đang tiếp tục cai trị, làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân và bóp nghẹt nhân quyền, tự do của 90 triệu người Việt Nam.
Vũ Đông Hà
  (DLB)

Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền

2013 với sự lớn mạnh không ngờ của XHDS

Vài năm gần đây, một số khái niệm vốn lâu nay bị coi là “nhạy cảm”, “đáng sợ” bỗng dưng xuất hiện trở lại ở Việt Nam; mặc dù vẫn là “nhạy cảm”, vẫn bị chính quyền nhìn nhận với một thái độ thù địch. Đó là các khái niệm như: nhân quyền (không biết nếu gọi là “quyền con người” thì có đỡ bị chính quyền cảnh giác và ghét bỏ không?), tự do, dân chủ, và xã hội dân sự (XHDS).

XHDS không phải là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Ngược lại, những hình thức kết giao tự nguyện - như các hương, họ, phái, sinh hoạt nơi đền chùa, đình làng, v.v. - đã từng rất phổ biến và là rường cột của đời sống của người dân Việt Nam, ít nhất là ở nông thôn miền Bắc, trong hàng thế kỷ. Thực sự chỉ đến khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền, với việc thi hành các chính sách khắc nghiệt, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, biến xã hội thành trại lính nơi “mỗi người dân là một chiến sĩ”, thì XHDS mới bị phá vỡ. Tocqueville từng viết, đại ý là các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng dễ không chế một xã hội phân rã (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ quốc ăn năn, NXB Chúng Ta, 2012). Cho nên “Đảng ta” không thích XHDS. Đảng coi đó là một “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” và kiên quyết “không để các tổ chức XHDS bị lợi dụng”!

Song, năm 2013, XHDS ở Việt Nam đã lớn mạnh như một sự bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng. Lần đầu tiên, người dân công khai tuyên bố thành lập các hội, các nhóm, diễn đàn, mà khỏi cần đến luật về hội và mớ thủ tục “xin-cho” mà Đảng vẫn ưa dùng: Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Bầu bí Tương thân, v.v. Từ xuất phát điểm ban đầu là những hội nhóm thành lập trên mạng, họ đã “xuống đường” và có những hoạt động thực tiễn: Nhóm Công dân tự do tổ chức dã ngoại nhân quyền và phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, No-U làm thiện nguyện, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến các đại sứ quán và tổ chức quốc tế để trao Tuyên bố 258. Một số tổ chức NGO quy mô nhỏ trong nước, vốn lâu nay chịu sự dò xét, giám sát của chính quyền, cũng đã cố vươn dậy trong cái vòng kim cô chật hẹp, để góp phần lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 có thể đã là một ngày hội của XHDS và những công dân tự do nếu họ không bị chính quyền ra sức chống phá, đàn áp: Chương trình “Tôi tự do” bị ép hủy, các buổi kỷ niệm Ngày Nhân quyền ở Hà Nội và TP.HCM bị trấn áp, blogger tham dự bị hành hung và bị người của chính quyền tấn công bằng… mắm tôm.

Nhưng sự kết hợp của người dân, sự phát triển của XHDS, là không thể bị phá hoại một lần nữa như thời kỳ Đảng còn tự tung tự tác tuyệt đối. Từng hội nhóm mới vẫn ra đời và hoạt động ngày càng công khai. Sau “chiến dịch 258”, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tuyên bố thành lập chính thức vào đúng ngày Quốc tế Nhân quyền. Diễn đàn Xã hội Dân sự thành lập sau một tuyên bố đòi các quyền dân sự - chính trị, một động thái mà Đảng coi như hành vi tự tiện, ngang nhiên - thì ra ngoài sự kiểm soát của đảng mà lị. Báo Quân Đội Nhân Dân gầm lên: “Gần đây, một số người lập ra cái gọi là “diễn đàn xã hội dân sự” với ý định không úp mở thúc đẩy “chuyển hóa” chế độ chính trị ở Việt Nam”.

Hình ảnh No-U Việt Nam trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Philippines. Nguồn ảnh: Reuteurs

Trong sự lớn mạnh của XHDS năm 2013 này, còn có một sự kiện đáng chú ý: Lần đầu tiên, các tổ chức XHDS của Việt Nam đã có sự hợp tác (tất nhiên là ngoài bàn tay kiểm soát của Đảng) với các tổ chức trong khu vực, đặc biệt là ở Philippines. Tháng 7, No-U Việt Nam xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc do Liên minh Biển Tây Philippines tổ chức. Tháng 10, một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam sang Philippines theo lời mời của Asian Bridge để tìm hiểu về XHDS ở Philippines. Họ đã học, say mê và vui thích, và đã trở về Việt Nam bất chấp việc bị công an đe dọa, sách nhiễu. Sự can thiệp của chính quyền vào những hoạt động dân sự bình thường, cuối cùng, đã trở thành một trò lố bịch và vô duyên trong mắt các bạn trẻ và cộng đồng quốc tế.
Nở rộ “luật ngu”

Nói từ giác độ điều hành vĩ mô, không ra những đạo luật yếu kém, gây thiệt hại cho dân thì không phải là chính quyền Việt Nam. Nói cách khác, ban hành những “luật ngu” đã thành chuyện bình thường ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Nhưng chỉ đến thời Internet, những yếu kém ấy mới bị “phơi áo”, và 2013 là một năm đặc biệt chứng kiến nhiều “luật ngu”: Nghị định 72 về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, Nghị định 174 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện”, Nghị định 159 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”, Nghị định 208 về “các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, v.v.

Các đạo luật ấy không chỉ “ngu” - chẳng hạn quy định trang tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp - mà còn “ác”, bởi chúng nhằm hạn chế quyền tự do của công dân, gây thiệt hại, phiền phức cho xã hội và dành phần lợi về nhà nước với lý do “để thuận tiện cho việc quản lý”. Vâng, để giúp việc cai quản xã hội được dễ dàng thì cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ người chống đối; chính quyền có quyền phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chưa đến mức truy cứu hình sự (nôm na là chưa đủ chứng cứ để bắt mày thì tao cũng phạt tiền được mày). Và với Nghị định 159 thì tất cả các ngành nghề, đối tượng vốn coi báo chí là kẻ thù tiềm tàng lâu nay, bây giờ đều có thể nghiễm nhiên xử phạt báo chí, từ chủ tịch UBND cấp huyện đến công an, bộ đội, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan thuế, quản lý thị trường.

Sự xuất hiện nở rộ những đạo luật ngu và ác cho thấy việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành có hệ thống và được thể chế hóa. Nhưng nó cũng là biểu hiện của sự kém cỏi và bất lực của chính quyền một đảng trong công việc quản trị, điều hành đất nước.
Trò hề sửa đổi Hiến pháp

Công cuộc sửa đổi Hiến pháp của Đảng đã “kết thúc thắng lợi” với việc Đảng có được bản hiến pháp theo ý muốn: tiếp tục khẳng định vị trí “tiên phong” và vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Bản hiến pháp 2013 đạt được các mục đích Đảng đề ra từ đầu là “thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn”, “ghi nhận những thành quả, thành tựu to lớn của đất nước” do Đảng khởi xướng.

Đấy là đứng trên giác độ lợi ích của Đảng. Còn từ giác độ nhân quyền thì bản hiến pháp mới chẳng mang lại lợi ích gì. Các quyền công dân “được ban phát” về cơ bản vẫn như hiến pháp 1992. Khái niệm “quyền con người” được đưa vào một cách chiếu lệ cho đúng “mốt”. Ân xá Quốc tế nhận xét, bản hiến pháp đã “liên tục đặt luật quốc gia lên trước quyền của các cá nhân, kể cả những quyền đã được đề cập trong các nghĩa vụ của Việt Nam trên cơ sở công ước hiện hành”.

Đối với xã hội, các đợt lấy ý kiến và thảo luận sửa đổi Hiến pháp gây lãng phí khổng lồ. Trả lời BBC, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Các cuộc họp ấy tốn ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, không kể chi phí thời gian, cũng như không kể chi phí của các cấp, các ngành tự chi ra, để dẫn đến là hầu như không có ý kiến nào đóng góp đã được tiếp thu cả”.

Sự lố bịch của màn kịch tưởng như không có giới hạn: Ngày 3/4, tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết quả lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, theo đó, số lượt ý kiến đóng góp từ ngày 12/3 tới ngày 27/3 trong toàn tỉnh lên tới 44.459.628 trên tổng dân số 1,7 triệu người. Trong số ý kiến đóng góp này, có 44.455.188 người tán thành nguyên văn với bản Dự thảo Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 99,99% dân số tỉnh Bình Dương. Thật là một tỉnh cách mạng!

Báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 21/4 trích lời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, “Sau 3 tháng triển khai nghiêm túc, dân chủ Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với 28.140 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến góp ý”. Mới ba tháng mà đã có đến hơn 28.000 cuộc họp.

Vấn đề là, theo khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” (UNDP, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng thực hiện), 42,4% dân chúng Việt Nam không biết gì về hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến. Với 57,6% còn lại thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Xét cho cùng, đây có vẻ lại càng là một thành công to lớn của Đảng: Đa số người dân sẽ thấy “tự nhiên thì Đảng đem Hiến pháp ra sửa”, “tự nhiên thì Đảng kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi, rồi người ta góp ý xong cũng chẳng để làm gì”. Dân chúng không hiểu và do đó, không quan tâm; còn Đảng thì nghiễm nhiên có được một hiến pháp mới hợp ý.

Tuy nhiên, trong thời đại Internet, với sự phát triển của truyền thông xã hội, những ý đồ của Đảng dù thế nào vẫn bị không ít thì nhiều người nhận ra. Ít nhất thì cái kết 97% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp của Đảng cũng đánh dấu cảnh hạ màn vụng về của một trò hề tốn kém.
O ép nghệ sĩ và quyền tự do sáng tạo

Những cái tên này gợi cho bạn điều gì: Asia 71, Thằng mõ 1 - Cái nường 8x, Bụi đời Chợ Lớn, Đại gia, Cafe Cộng, Zone 9?
Zone 9 bị ép giải tán.
Năm nay (cũng như mọi năm khác), chính quyền tiếp tục “tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm” các trường hợp văn nghệ sĩ lợi dụng... quyền tự do sáng tác để “xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu” Việt Nam, tức là nói những điều Đảng và Nhà nước không muốn nghe. Đầu năm, đĩa Asia 71 bị cấm tại Việt Nam, 6 nghệ sĩ tham gia bị cấm về nước biểu diễn. Tháng 5, CD “Thằng mõ 1 - Cái nường 8x” của nhạc sĩ Ngọc Đại bị thu hồi và tiêu hủy. Tháng 6, phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị kiểm duyệt, cấm chiếu vì “không phản ánh đúng hiện thực xã hội Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng”. Tháng 8, tiểu thuyết “Đại gia” của nhà văn Thiên Sơn bị cấm phát hành vì “cường điệu quá mức” trong việc phản ánh hiện thực xã hội. Cũng tháng 8, chuỗi cửa hàng cafe Cộng của ca sĩ Linh Dung bị “ngả vạ” vì “tội” chế Lenin toàn tập, xuyên tạc thơ Bác Hồ. Cuối năm, tụ điểm vui chơi Zone 9 - “hợp tác xã nghệ thuật”, nơi gặp gỡ ưa thích của bạn trẻ và giới văn nghệ sĩ ở Hà thành - bị buộc phải đóng cửa từ 23/12 không rõ lý do. Chính quyền còn tiến hành “đuổi kỳ cùng” các chủ kinh doanh ở Zone 9, cắt điện, nước rõ sớm, không cho họ đủ thời gian để dọn đồ!

Nói theo ngôn ngữ của Đảng, thì công tác quản lý văn hóa hiện còn nhiều bất cập. Những người nắm quyền sinh quyền sát với văn nghệ sĩ và các sản phẩm văn hóa lại là những đầu óc thủ cựu và thấp văn hóa nhất. Cái khổ cho Việt Nam là bất cập này lại là bất cập chung, tồn tại ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề chứ không chỉ trong văn hóa-nghệ thuật. Và sự yếu kém của lãnh đạo sẽ còn làm khổ dân chúng dài dài.
Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ

Cuối cùng thì, sau nhiều nỗ lực vận động ráo riết và cả nỗ lực đấu tranh với “các thế lực thù địch” như đám blogger phản động đã dám cả gan ra Tuyên bố 258 đòi Nhà nước sửa đổi luật pháp, hay cánh Human Rights Watch, Amnesty International…, ngày 12/11, Việt Nam đã trúng cử vào HĐNQ LHQ với 184/192 phiếu thuận. Trước đó, ngày 7/11, Việt Nam cũng đã gấp rút ký Công ước Chống tra tấn để thể hiện nỗ lực “hội nhập” với các tiêu chuẩn chung của thế giới về nhân quyền.

Khỏi phải nói, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ đã được truyền thông của Đảng đưa tin (gồm cả báo chí chính thống lẫn dư luận viên) đưa tin hoan hỉ như thế nào. Hoan hỉ đến mức không một tờ báo, một trang mạng nào của Đảng nói rằng đây là cuộc bầu cử chọn ra 4 ghế từ 4 ứng viên! Thành viên của HĐNQ cũng là các nước có thành tích hữu hảo về nhân quyền ngang ngửa Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Ảrập Xê-út. Cách đây hơn một thập niên, Lybia dưới thời Gaddafi còn là chủ tịch của HĐ này.

Lời yêu cầu Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện luật pháp để bày tỏ cam kết gia nhập HĐNQ dĩ nhiên không được đáp ứng và đó là điều mà các blogger ra Tuyên bố 258 đã lường trước. Họ, cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền - tự do ở Việt Nam, đều hiểu rằng, công cuộc đấu tranh vì quyền con người sẽ còn rất dài, và với việc Việt Nam gia nhập HĐNQ LHQ, tất cả chỉ vừa mới bắt đầu.
Đoan Trang
Nguồn: Dân Làm Báo

Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại: Người tiêu dùng tránh đâu?

Để tạo độ chua cho những nồi lẩu mà không tốn kém tiền cho các gia vị tự nhiên như me, sấu… Nhiều người bán đã sử dụng đến bột axit chanh- thứ vẫn dùng để tẩy trắng quần áo, vải… Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), Kim Biên (TP.HCM)… 1kg axit chanh được bán với giá chỉ từ 65.000- 75.000 đồng. Với 1kg axit này người bán có thể chế ra cả ngàn nồi lẩu với vị chua chua thanh thanh hợp khẩu vị khách hàng...
Càng ngày càng có thêm nhiều loại hóa chất độc hại bị phát hiện trong các loại thực phẩm, rau củ…Người Việt cứ thế bị đầu độc từng ngày mà không hay biết hoặc biết cũng chẳng có cách nào để tránh cho hết, cũng bởi vậy mà tỷ lệ người bị nhiễm bệnh ung thư của nước ta đang cao nhất thế giới.

Càng ngày càng có thêm nhiều loại hóa chất độc hại bị phát hiện trong các loại thực phẩm, rau củ…Người Việt cứ thế bị đầu độc từng ngày mà không hay biết hoặc biết cũng chẳng có cách nào để tránh cho hết, cũng bởi vậy mà tỷ lệ người bị nhiễm bệnh ung thư của nước ta đang cao nhất thế giới.

Người ta sử dụng hóa chất tràn lan trong thực phẩm nhưng lương tâm lại vô cùng “trong sạch” vì nghĩ rằng làm cho ai ăn chứ không phải cho mình và người thân trong gia đình mình, vì thế, người Việt ngang nhiên đầu độc lẫn nhau bằng sự tiếp tay của các loại hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc.

Thuốc dấm hoa quả ethrel- nguồn gốc từ Trung Quốc có thể khiến hoa quả chín nhanh trong 1-2 ngày.

Bún chứa chất huỳnh quang, Mì căn, hủ tíu, mì khô chứa chất tẩy cực độc

Vào tháng 7 năm nay, người tiêu dùng tại TP.HCM, Tây Ninh đã được một phen hoảng hồn khi nhiều sản phẩm bún, phở, bánh canh bị phát hiện có sử dụng chất huỳnh quang (tinopal) để làm trắng. Sử dụng chất này trong sản xuất thực phẩm có thể khiến người sử dụng hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Tiếp đó đến đầu tháng 11, kết quả kiểm nghiệm mì căn, hủ tíu khô, mì sợi khô của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM lại phát hiện thêm chất độc axit oxalic vốn không được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Axit oxalic mạnh gấp hàng ngàn lần so với axit axetic và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Nguy hiểm hơn, những loại thực phẩm trên rất hay được các bà bầu ưa thích vì “dễ nuốt” trong thời kỳ thai nghén, nhưng nếu biết rằng mình đanh vô tình “đầu độc” con ngay từ trong bụng mẹ, liệu họ có dám ăn tiếp? mà đổi sang thực phẩm nào để thay thế những thức quà “dân dã” này thì không phải cũng biết và cũng có điều kiện để thay đổi.

Dùng axit tạo độ chua cho lẩu

Để tạo độ chua cho những nồi lẩu mà không tốn kém tiền cho các gia vị tự nhiên như me, sấu… Nhiều người bán đã sử dụng đến bột axit chanh- thứ vẫn dùng để tẩy trắng quần áo, vải… Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), Kim Biên (TP.HCM)… 1kg axit chanh được bán với giá chỉ từ 65.000- 75.000 đồng. Với 1kg axit này người bán có thể chế ra cả ngàn nồi lẩu với vị chua chua thanh thanh hợp khẩu vị khách hàng.

Axit chanh còn có tên là axit citric vốn là một chất bảo quản và thường chỉ được dùng trong công nghiệp tẩy rửa. Nếu sử dụng để chế biến thực phẩm có thể gây hại cho người dùng, làm hỏng men răng, bạc tóc, hại đường tiêu hóa. Thế nhưng có mấy thực khách biết rằng mình đang bị “lão hóa” sớm là do hương vị từ những nồi lẩu thơm ngon. Và thực tế, nếu có biết rồi, ai cũng tự nhủ,có lẽ bệnh tật sẽ chừa mình ra.

Thịt tồn dư hóa chất, kháng sinh

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, Bộ NN&PTNT, khi thực hiện chương trình giám sát chất lượng VSATTP ở khu vực miền Bắc đã phát hiện các mẫu thịt gà có chứa campylobacter - một loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Trong số 40 mẫu gà thịt thu tại chợ về kiểm tra, có 6 mẫu dương tính với chloramphenicol và furazolidon - đây là 2 chất cấm trong chăn nuôi và 4/40 mẫu phát hiện tetracycline là loại kháng sinh dùng trong thú y vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép.

Hiện tại nhiều người chăn nuôi đã sử dụng một loại chất tăng trọng trộn với thức ăn chăn nuôi để vỗ béo đàn gia cầm để kịp bán thị trường Tết, do sử dụng chất này có thể rút ngắn đến gần một nửa chu kỳ chăn nuôi, sinh trưởng của vật nuôi. Và thế là, rất có thể năm nay, trên bàn thờ tổ tiên của nhiều gia đình, những con gà được nuôi theo kiểu “giống ngắn ngày” chứa đầy hóa chất sẽ là “vật dẫn” cho những lời cầu xin trường tồn sức khỏe, hạnh phúc dài lâu… của con cháu. Mà đã như thế thì tổ tiên nào mà phù hộ độ trì cho được.

Rượu làm bằng cồn, nước lã và men Trung Quốc

Rượu nếp 29 Hà Nội pha chế bằng cồn công nghiệp đã cướp đi tính mạng của 6 người.

Vừa qua, loại rượu nếp 29 Hà Nội đã khiến hơn 20 người bị ngộ độc rượu. trong đó có 6 người đã tử vong. Loại rượu này có hàm lượng methanol gấp 2.000 ln cho phép do cơ sở sản xuất đã sử dụng cồn công nghiệp để pha chế thành rượu.

Đó chỉ là một trong vô vàn cơ sở sản xuất rượu trên cả nước và không thể đếm hết những hộ gia đình sản xuất rượu nhỏ lẻ. Tại nhiều nơi người nấu rượu đang áp dụng công thức cồn pha với nước lã và men Trung Quốc tạo thành rượu giá rẻ chỉ 6.000-8.000 đồng/lít. Khó có thể tưởng tượng những loại rượu độc hại này có thể đem lại những tác hại gì đối với người tiêu dùng. Và vì thế, các bợm nhậu có “mệnh hệ gì” lại hay đổ tại… số.

Thuốc ép hoa quả chín ethrel

Loại hóa chất ép hoa quả chín nhanh có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán với giá chỉ 2.000 đồng/lọ 2ml đang được nhiều người bán hoa quả sử dụng cho nhiều loại quả như chuối, xoài, đu đủ, mít, sầu riêng... dấm chuối, chỉ cần pha dung dịch này với chút nước, sau đó phun hoặc dội trực tiếp lên hoa quả, rồi ủ kín trong vòng 2 đến 3 ngày là chuối sẽ chín vàng ươm, đẹp mắt. Đu đủ, mít… thì chỉ cần nhỏ vài giọt dung dịch vào đầu cuống, sau một ngày quả xanh sẽ chín vàng, trông rất đẹp. Tuy nhiên, nếu nhỏ thuốc không trúng vào cuống thì ngay hôm sau, quả sẽ bị thối.

Theo đó, loại hóa chất dấm hoa quả này là ethrel (ethephon) vốn không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và cũng nằm ngoài danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam. Để đối phó với thực trạng này, nhiều gia đình tạo thành phố đã quyết định mua hoa quả xanh về để cho chín dần ăn cho yên tâm, vì thế, nên hiện nay, nhiều bà nội trợ cũng đã trở thành “nông dân” bất đắc dĩ khi cũng đi tìm hiểu cách bảo quản hoa quả, hoặc tự trồng, tự chăm bón cây, rau nếu có bất kỳ một mảnh vườn hay miếng đất bỏ hoang nào chưa được sử dụng. Tuy nhiên, các “nông dân cày đường nhựa” cũng chỉ sản xuất được một phần nhu cầu tiêu thụ rau quả của gia đình, phần còn lại, dù không muốn những vẫn phải chấp nhận dẫn “hóa chất” vào nhà.

Tràn lan thuốc kích lớn cho giá, rau mầm

Loại hóa chất nguồn gốc từ Trung Quốc để kích phọt giá, rau mầm. Ảnh: VnExpress.

Loại hóa chất này sẽ được pha với nước để ngâm với đỗ hay những loại hạt làm rau mầm. Chỉ cần dùng hóa chất này giá đỗ có thể phát triển nhanh , lại có cọng to trắng, đẹp và rễ ngắn nên dễ thu hút người tiêu dùng.

Không chỉ có hóa chất, nhiều loại đỗ xanh dùng để làm giá đỗ cũng được các cơ sở chế biến nhập từ Trung Quốc, không có giấy tờ chứng minh đảm bảo chất lượng. Tại nhiều cơ sở chuyên chế biến giá đỗ, thương lái Trung Quốc còn đến tận nơi chào hàng cả đỗ xanh lẫn thuốc kích phọt, chỉ cần đặt hàng là có người mang đến tận nơi. Vào ngày 13/11, tổ công tác Đội 6 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 11 Chi Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện 57 tấn đỗ xanh và 80.000 lọ thuốc kích phọt nguồn gốc Trung Quốc. Nếu không bị phát hiện và thu giữ, số hàng này có thể được phân phối đi nhiều tỉnh tại miền Bắc.

Tuy chưa thể xác định cụ thể những ảnh hưởng mà loại hóa chất trên gây ra với người sử dụng, song chắc chắn giá đỗ ngâm dung dịch kích thích tăng trưởng sẽ tồn dư hóa chất, tích tụ trong cơ thể người ăn, gây nguy hại tới sức khỏe.

Rau xanh tắm đủ loại thuốc sâu, hóa chất

Những loại rau xanh non, ngon mắt không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều hộ gia đình lại đang ẩn chứa đủ loại chất độc. Nhiều hộ trồng các loại rau như cải, muống, rau ngót, mùng tơi, dưa chuột, susu… đang hàng ngày sử dụng nhiều loại thuốc sâu, thuốc kích thích để rau mau lớn và không có sâu bệnh. Trong khi rau củ thời hạn sau khi phun những loại thuốc này phải từ 7-12 ngày mới được sử dụng thì những loại rau xanh chỉ phun hôm trước hôm sau đã hái bán, nên vẫn còn dư lượng thuốc khá lớn và dĩ nhiên sẽ gây hại cho người dùng.

Thêm vào đó, nhiều người bán rau củ tại TP.HCM còn đang sử dụng một loại hóa chất có tác dụng “hồi sinh” cho rau, củ được gọi là “chất tẩy đường”. Củ, quả dù đã héo nếu đem ngâm trong nước có pha hóa chất này khoảng 30 phút thì lại trở nên căng mọng, tươi nguyên và có thể để cả tuần cũng không thối hỏng.

Ngoài ra, những loại rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có nhiều nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, chất bảo quản… Vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 96 mẫu rau củ quả Trung Quốc và phát hiện 8 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, gồm: 1 mẫu củ cải trắng, 5 mẫu quýt ngọt và 2 mẫu cà rốt.

Trên đây chỉ là một vài trong vô số thực phẩm bẩn đang được lưu hành trên thị trường còn những nội tạng bẩn, thịt hỏng, quá hạn, thức ăn nấu bằng bột nhừ, giò chả quá nhiều hàn the, măng ngâm hóa chất để cả năm không thối… vẫn đang song hành tồn tại.Tết Nguyên Đán đang tới gần chắc chắn sẽ có thêm những vụ làm mứt, kẹo bẩn hay bia rượu giả…. Thực phẩm bẩn, rau củ ngậm hóa chất, thuốc trừ sâu đang từ từ đầu độc người Việt. Có lẽ, cũng vì thế mà Việt Nam đang là nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, đặc biệt là ung thư dạ dày.


Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ). Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét