Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Ngày 25/1/2014 - Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ - Chặn đứng “tham nhũng quyền lực”

  • Thủ tướng tiếp tục khẩu hiệu đổi mới (RFA) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định trong hai năm 2014-2015 phải cổ phần hóa 500 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và sẽ niêm yết công khai danh sách này.
  • Tòa án Bảo hiến Thái không thay đổi ngày bầu cử (RFI) - Hội đồng Bảo hiến của Thái Lan hôm 24/01/2014 đã không thay đổi ngày bầu cử Quốc hội trước thời hạn, cho rằng việc quyết định hoãn bầu cử là trách nhiệm chung của Ủy ban Bầu cử và Thủ tướng. Đối đầu với phong trào biểu tình đòi bà từ chức từ nhiều tuần qua, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn ngày 02/02 tới nhằm chấm dứt khủng hoảng.
  • Lý do muốn kéo đổ tượng Lenin (BBC) - Ông Nguyễn Doãn Kiên giải thích lý do vì sao nhóm học viên Pháp Luân Công đi đến quyết định cùng kéo đổ tượng Lenin tại Hà Nội.
  • Trung Quốc tận lực lấy lòng Nga (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch tham dự lễ khai mạc Olympic Mùa đông được tổ chức tại Sochi, Nga ngày 7/2 tới. Dường như hành động này của Tập Cận Bình thể hiện sự sốt sắng của Trung Quốc khi mà các quốc gia khác trên thế giới đang không mấy thiện cảm với nước này.
  • Tẩu tán tài sản : «Lãnh đạo Trung Quốc bị bắt quả tang» (RFI) - Những người thân của giới lãnh đạo Trung Quốc cất giấu một phần tài sản của họ ở thiên đường thuế khóa như thế nào ? Câu hỏi này được làm rõ qua các tiết lộ của Hiệp hội các nhà báo điều tra ICIJ, có trụ sở tại Washington, với sự tham gia của nhiều tờ báo lớn trên thế giới, trong đó có báo Le Monde. RFI phỏng vấnông Serge Michel, trưởng ban« grands reporters» của nhật báo.
  • « Côn đồ » phá rối đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng ở Saigon (RFI) - Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.
  • 3 vụ nổ bom cùng ngày ở Tân Cương (RFA) - Hai trong số ba vụ nổ xảy ra tại một tiệm uốn tóc và một khu chợ làm một người chết. Sau đó một xe gài bom phát nổ trong khi nhiều cảnh sát viên đang bao quanh chiếc xe này. Vụ nổ xe bom làm hai người chết.
  • Người biểu tình Ukraina chiếm trụ sở bộ Nông nghiệp (RFI) - Những người biểu tình thân châuÂu đã chiếm trụ sở của bộ Nông nghiệp Ukraina và đã dựng hàng rào chướng ngại vật mới ở trung tâm thủ đô Kiev, sau khi thương lượng giữa Tổng thống và phe đối lập thất bại.
  • Ai Cập bị một loạt khủng bố một ngày trước kỷ niệm cách mạng dân chủ (RFI) - Tổng nha cảnh sát Ai Cập bị bom người vào rạng sáng 24/01/2014. Đây là một trong ba vụ tấn công làmít nhất 5 người chết và 70 người bị thương. Loạt khủng bố xảy ra một ngày trước kỷ niệm ba năm cách mạng Mùa Xuân Ai Cập 2010 và trong bối cảnh chính quyền do quân đội ủng hộ, gia tăng trấnáp Hồi giáo và đối lập dân chủ.
  • Úc mở rộng: Rafael Nadal loại Roger Federer tiến thẳng tới chung kết (RFI) - Tay vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal sẽ có trận chung kết thứ 3 ở giải quần vợt Grand ChelemÚc mở rộng sau khi loại tay vợt Thụy Sĩ Roger Federer ở bán kết bằng 3 ván đấu 7-6 (7/4), 6-3, 63, chiều nay 24/1/2014, tại Melbourne. Chủ nhật tới tay vợt số 1 thế giới sẽ đối mặt với người đồng hương của Federer là tay vợt Wawrinka để chinh phục danh hiệu vô địch Grand Chelem thứ 14.
  • Vừa khai mạc, hòa đàm Genève về Syria có nguy cơ thất bại (RFI) - Lần đầu tiên tham dự cuộc thương lượng về hòa bình cho Syria sau ba năm nội chiến, đặc sứ của Tổng thống Bachar Al Assad và các thành viên phe đối lập đã không chịu ngồi vào cùng một bàn hội nghị tại Genève hôm nay 24/01/2014. Thậm chí phía Damas còn đe dọa sẽ rời hội nghị ngày mai nếu cảm thấy« không nghiêm túc».
  • Đức Quốc Xã trong chiến tranh tâm lý Trung-Nhật (RFI) - Trong cuộc chiến tranh ngoại giao hiện nay giữa hai đại cường châuÁ, Trung Quốc và Nhật Bản khai thác lịch sử nước Đức đầu thế kỷ 20, từ Thế chiến Thứ nhất đến chế độ Hitler, vay từ mượný để làm mất uy tín đối phương.
    Trong cuộc đấu khẩu này, nếu chính giới ở Tokyo tự mình cấp« đạn» cho Bắc Kinh, thì ngược lại chính quyền Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội định hướng công luận trong nước.
  • Ca sỹ Justin Bieber phải hầu tòa (BBC) - Ca sỹ Justin Bieber hầu tòa ở Florida, Hoa Kỳ, vì cáo buộc lái xe sau khi uống rượu và dùng ma túy nhưng đã được cho tại ngoại.
  • Tổng thống Pháp Hollande lần đầu tiên gặp Giáo hoàng Phanxicô (RFI) - Hôm nay, 24/01/2014, Tổng thống Pháp François Hollande đã đến Vatican để lần đầu tiên gặp Giáo hoàng Phanxicô. Trong cuộc hội đàm, nguyên thủ quốc gia Pháp và lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ thể hiện những điểm tương đồng về các khủng hoảng quốc tế, nhưng lại bất đồng sâu rộng về những vấn đề xã hội.
  • Kyrgystan hạ sát 11 tay súng Uighurs (RFA) - 11 người được cho là thành viên một tổ chức vũ trang Uighurs tiếng Việt gọi là Duy Ngô Nhĩ đã bị bắn chết, khi họ xâm nhập lãnh thổ Kyrgyzstan
  • 4 vụ nổ bom cùng ngày ở Cairo (RFA) - 6 người chết, hơn 70 người bị thương trong 4 vụ nổ bom cảm tử hôm thứ sáu làm rung chuyển thủ đô Cairo Ai Cập.
  • Chợ nổi ngày cuối năm (RFA) - Cuối năm, với người dân sông nước bao giờ cũng là khoảnh khắc vừa bận rộn lại vừa hứng khởi nhiều nhất, âm vang sông nước quyện vào tiếng người gọi nhau í ới. Chợ nổi Cái Răng ở miệt Cần Thơ trong dịp này cũng âm vang sắc xuân, âm vang lòng người miền Tây nước nổi.
  • Sochi: hướng xuất hành đầu năm Ngựa (RFA) - Trung Quốc có vẻ như đang "chọn bạn mà chơi" trong lúc bị "cô đơn" vì tội xâm phạm nhân quyền và vì vùng nhận dạng phòng không, thêm nữa là thông cáo buộc các nước phải xin phép khi đánh cá ở biển Đông Việt Nam.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) - Tôi xin cảm ơn đài ACTD đã phát thanh những bài về Hoàng Sa và Trường Sa. Nghe mấy anh chị đọc trên đài nhắc tới anh hùng Ngụy Văn Thà, tôi nghe thấy bùi ngùi, tưởng chừng như mình muốn rơi nước mắt, nghe mà lòng cảm xúc dâng dâng.-Thính giả Sơn
  • Sớ Táo Quân 2014 (RFA) - Sớ Táo Quân năm 2014 do ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do trình bày.
  • Nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua (RFA) - Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hôm 21/1 đã công bố bản phúc trình toàn cầu 2014, qua đó có đề cập tới tình hình nhân quyền Việt Nam. Thanh Quang tìm hiểu bài phân tích của Human Rights Watch cũng như ghi nhận một số ý kiến liên quan từ trong nước.
  • Chính phủ và lực lượng nổi dậy Syria hủy gặp gỡ tại Geneve (RFA) - Tin từ Geneve cho biết cuộc thảo luận trực tiếp giữa phái đoàn đại diện chính phủ Syria và đại diện lực lượng nhân dân nổi dậy đã bị hủy bỏ, trong lúc đặc sứ Liên Hiệp Quốc là ông Lakhar Brahimi đang nỗ lực tối đa để lôi kéo 2 đoàn đàm phán ngồi lại với nhau.
  • Trung Quốc mua thêm nhiều vũ khí Nga (BaoMoi) - Giữa lúc căng thẳng với Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chưa dịu, Trung Quốc tiếp tục thương lượng với Nga để nhập thêm nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến cho không quân và hải quân.
  • Trung Quốc cảnh cáo máy bay nước ngoài (BaoMoi) - (CAO) Trung Quốc hôm thứ sáu (24-1) tuyên bố họ bắt đầu ra cảnh cáo cho các máy bay quân sự nước ngoài vào vùng phòng không tự tuyên bố của họ trên biển Hoa Đông, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với các láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản.
  • Đánh thức Sơn Trà (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Tiếp nối thành công của năm 2013, Chương trình “Khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2014” do BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch (BĐSTVCBBDL) Đà Nẵng tổ chức sẽ bắt đầu từ ngày 30-4 đến 5-5 tại Công viên Biển Đông.
  • Trung Quốc cảnh báo máy bay nước ngoài xâm nhập ADIZ (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc ngày 24/1 dẫn lời người phát ngôn lực lượng không quân nước này Thân Tiến Khoa cho biết Bắc Kinh đã bắt đầu ban bố cảnh báo đối với các máy bay quân sự nước ngoài xâm nhập vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc tự tuyên bố trên biển Hoa Đông.
  • Đô đốc Mỹ quan ngại về căng thẳng Trung - Nhật (BaoMoi) - Ngày 23/1, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear bày tỏ quan ngại về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa hai nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh những tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Sớm thành lập Trung tâm tư liệu Biển Đông (BaoMoi) - ThienNhien.Net – Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo kết luận ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
  • Trung Quốc tăng cường mua vũ khí Nga chống Nhật (BaoMoi) - Do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, Trung Quốc hiện đang tăng cường đàm phán với Nga để mua các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất, trang bị cho không quân và hải quân.

Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ

Lê Hiếu Đằng, nguyên lãnh tụ phong trào sinh viên đô thị miền Nam trước 1975, nguyên phó tổng thư ký UBTW Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên tổng thư kí UB Nhân Dân Cách Mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên phó chủ nhiệm Hội Đồng Tư Vấn về Dân Chủ và Pháp Luật thuộc UBTW MTTQVN, đã ra đi mãi mãi.

Như tất cả những người kính trọng và thương tiếc Anh, tôi cũng cảm thấy thôi thúc trong lòng được nói điều gì đó về Anh.
*
Cuộc đời Lê Hiếu Đằng có cả vinh quang và cay đắng, cả hào khí và bi kịch. Và có lẽ nét đặc trưng nhất là bi kịch. Một bi kịch chung cho tất cả những ai đã từng dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại một xã hội chưa tốt đẹp và còn nhiều khuyết tật, để hướng về và ủng hộ một xã hội khác, lúc đầu tưởng như vô cùng tốt đẹp, nhưng ngày càng để lộ ra những mặt trái và bản chất không những không thể tự hoàn thiện mà còn chỉ có thể ngày một suy đồi. Nói như nhà văn Đào Hiếu, đó là hệ quả của “bệnh tưởng bở”. Tưởng bở rằng những lời nói mỹ miều về một thứ chủ nghĩa cao siêu và tốt đẹp chưa từng có là thật, thậm chí là “khoa học”, để rồi tẽn tò nhận ra rằng tất cả những thứ đó chỉ là những thứ hão huyền, rằng những lời mỹ miều chỉ là trò lừa mị.
Nếu như trước 1975, khi nhận ra những khuyết tật và sai trái của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và hy vọng rằng có thể xây dựng một xã hội khác tốt đẹp hơn để thay thế, những người như Lê Hiếu Đằng đã nhanh chóng đi đến quyết định tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại chính quyền VNCH, thì sau 1975, việc quyết định phải chống lại hệ thống mới không hề đơn giản. Đó là bi kịch của những người có trái tim, những người vốn nặng tình, một khi đã trao gửi lời thề non hẹn biển thì rất khó dứt bỏ lời thề đó. Bởi với người có lương tri, việc bội ước – ngay cả khi đã bị bội ước trước – cũng là điều gần như cấm kỵ. Người ta gần như chỉ còn biết hy vọng rằng những trò nhiễu nhương đang diễn ra hàng ngày kia chỉ là tạm thời, rồi xã hội sẽ tốt đẹp lên. Cho đến một ngày, người ta nhận ra tất cả đều vô vọng…
Nhưng ngay cả khi đã nhận ra điều đó, tôi nghĩ rằng các anh, những Lê Hiếu Đằng, vẫn còn tiếp tục dằn vặt bản thân, vò xé lương tâm hàng năm, thậm chí nhiều năm, trước khi “tính sổ” với thực tại. Và cũng có không ít những người đành chép miệng hay tặc lưỡi thở dài: thôi thì mặc kệ cho cuộc sống trôi đi, đến đâu thì đến. 
Vào phút chót, Lê Hiếu Đằng, người vừa ra đi hôm 22 tháng 1, đã quyết định dứt khoát từ bỏ Thực Tại, quyết định đối mặt với Nó, vạch mặt chỉ tên Nó.
Và cùng với làn sóng ủng hộ lập trường của Anh, như dự đoán, Anh cũng đã phải chịu những lời chỉ trích và thóa mạ từ nhiều phía. Những người trước đây ủng hộ chính thể VNCH thì “tính sổ” với Anh vì Anh đã từng chống lại chính thể của họ. Đối với họ, việc “phản tỉnh” của Lê Hiếu Đằng chỉ chứng tỏ hoạt động của Anh trước 1975 là sai trái. Những người của chính thể đương quyền thì coi Anh là kẻ phản bội, phản lại cái lý tưởng mà Anh đã đi theo trong những năm trước đây.
Chỉ những người từng ít nhiều hy vọng vào chính thể đương quyền và trong ba-bốn thập niên qua phải đứng nhìn nó múa may quay cuồng trên nỗi đau của hàng chục triệu người dân lao động mới hiểu Lê Hiếu Đằng. Và họ tìm thấy ở Anh người đã cất lên tiếng nói thay cho hàng ngàn người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ, nhưng đã nhận nhầm lớp mặt nạ là gương mặt nhân hậu, từ bi và thông tuệ. Bằng những lời tuyên cáo hùng hồn, Lê Hiếu Đằng đã dứt khoát bước ra khỏi bi kịch. Giờ đây, Anh đã có thể nhắm mắt mà cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
*
Trong lịch sử, những người gặp phải bi kịch như Lê Hiếu Đằng không phải là ít.
Đã từng có những con người như Trần Đức Thảo, một nhà triết học được các học giả phương Tây kính nể, như Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức nổi tiếng ngay từ tuổi đôi mươi ở Pháp, như Tạ Quang Bửu, một trí tuệ mênh mông và sâu thẳm,… đã từng vì tình yêu quê hương đất nước mà từ bỏ môi trường khoa học và sự nghiệp mà họ mơ ước suốt những năm trẻ tuổi để về phục vụ cho cái chính thể mà họ hy vọng là tốt đẹp hơn chế độ cũ, để rồi cuối cùng, người thì bị vắt như những trái chanh, người thì bị đè bẹp, bị hành hạ suốt đời.
Đã từng có những con người, ngay tại một đất nước trong nhiều thế kỷ đã đi đầu trong nền văn minh thế giới như nước Đức, như Heidelberg, Nietzsche,… và hàng chục nhà tư tưởng và khoa học lỗi lạc, đã hy vọng rằng học thuyết của Hitler là đỉnh cao của lương tri.
Đã có hàng trăm hàng ngàn những con người vừa có tâm đức, vừa có trí tuệ đã nhận diện nhầm những chính thể.
Cũng có những người tỉnh táo hơn, đã sớm nhận ra bộ mặt giả dối. Hoàng Xuân Hãn khi nhận ra sự phản phúc đã quyết định ở hẳn lại Pháp từ 1951. Albert Einstein, ngay từ trước năm 1933 đã cảm thấy ghê tởm cái không khí quân phiệt ở Đức, và ông quyết định tới sống ở tận bán cầu Tây…
Nhưng không thể vì thế mà chúng ta có thể thóa mạ những người trót để mình rơi vào bi kịch. Bởi chính chúng ta cũng đang còn sống trong bi kịch.
Điều quan trọng là hãy biết vượt ra khỏi bi kịch, như Lê Hiếu Đằng đã làm.
  Nguyễn Trần Sâm
  (Blog Đào Hiếu)

Căng thẳng Nhật-Trung giống Anh-Đức trước thế chiến I?

Trong phát biểu mới đây với báo giới bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ví căng thẳng hiện tại với Trung Quốc như những gì từng diễn ra giữa hai nước đối địch Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất.
Chiến đấu cơ TQ tăng cường áp sát không phận Nhật
Trung, Nhật, Hàn thổi bùng lửa xung đột?
Thủ tướng Nhật được lợi từ vùng phòng không Hoa Đông
Mỹ, Nhật liên thủ trong phép thử 'hổ giấy'
Điểm tương đồng...
Theo cây bút Gideon Rachman của tờ Financial Times, ông Abe lí giải rằng, so sánh bắt nguồn từ thực tế rằng Anh và Đức, cũng giống như Nhật với Trung Quốc, đều có một mối quan hệ thương mại lớn mạnh. Tuy nhiên, vào năm 1914, điều đó không đủ ngăn các căng thẳng chiến lược dẫn tới bùng nổ xung đột - chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Đông, vùng nhận dạng phòng không, Senkaku
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ. Ảnh: Reuters
Không may là, có rất nhiều điểm tương đồng giữa hai nước châu Âu trước Thế chiến thứ nhất với tình trạng hiện tại của Nhật - Trung. Đây đều là các cường quốc khu vực có giao thương rất phát triển và vô cùng bền chặt. Với vị trí là các nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 của thế giới, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nhật lên tới gần 334 tỉ USD trong năm 2012.
Thủ tướng Abe cũng tuyên bố, việc mạnh tay chi tiêu quân sự của Trung Quốc là căn nguyên chính gây mất ổn định trong khu vực. Năm ngoái, Nhật đã tăng đầu tư quân sự nhiều nhất trong gần 2 thập niên qua để đáp lại động thái tăng 10%/năm của nước láng giềng. Trong giai đoạn 1908 - 1913, các cường quốc châu Âu cũng từng tăng chi tiêu quân sự 50% sau khi Đức bắt đầu xây dựng lực lượng hải quân để đối địch với hải quân của Anh.
Ngoài ra, giữa hai cường quốc còn có các căng thẳng chiến lược khác. Trung - Nhật từ lâu đã "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" vì Bắc Kinh cho rằng Tokyo không tỏ ra hối hận hoặc chuộc lỗi về sự chiếm đóng Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940.
Mối quan hệ song phương gần đây càng trở nên xấu đi do các tranh chấp lãnh thổ xung quanh một quần đảo nhỏ, không có người cư trú ở Hoa Đông và chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới một ngôi đền tử sĩ hồi tháng 12 vừa qua, mà những người chỉ trích gọi là làm sống dậy những ký ức đau buồn về quá khứ xâm lược của Nhật.
Việc Trung Quốc đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Hoa Đông cách đây 2 tháng, bao trùm không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật càng làm cho Tokyo "nóng mặt". Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF) của Nhật hiện cũng thường xuyên phải điều chiến đấu cơ xuất kích để chặn đuổi máy bay Trung Quốc tiến sát không phận nước này.
Sự so sánh trên chỉ là điểm khởi đầu, đặc biệt vì bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào, vốn dẫn tới xung đột quân sự trực tiếp, sẽ đưa Mỹ về phe bảo vệ Nhật. Theo cách nào đó, nó cũng giống như khi Archduke Franz Ferdinand của Áo bị ám sát vào tháng 6/1914, Đức đã hậu thuẫn các đồng minh khu vực là Áo - Hungary và đế chế Ottoman trong cuộc đại chiến. Anh sau đó đã lãnh đạo phe đồng minh, bao gồm Pháp, Nga, Italia, Nhật và cuối cùng là Mỹ.
... và khác biệt
Phía Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cách so sánh của ông Abe. "Tốt hơn là nên đối mặt với những gì Nhật đã làm với Trung Quốc trước chiến tranh và trong lịch sử gần đây, thay vì nói như vậy về quan hệ Anh - Đức trước Thế chiến thứ nhất", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo vừa diễn ra ở Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga nhấn mạnh, các phát biểu của Thủ tướng Abe không nên được hiểu thành, chiến tranh giữa 2 cường quốc châu Á có thể sắp xảy ra. Việc ví von của ông Abe cho thấy, lãnh đạo Nhật đã lưu ý đến việc năm nay là dịp kỷ niệm 100 năm khởi đầu Thế chiến thứ nhất.
Thủ tướng Abe muốn Nhật và Trung Quốc tránh lặp lại các sai lầm của Anh và Đức trước đây. Ông cho biết, bất kỳ xung đột mang tính "sơ xuất" nào cũng sẽ được coi là một thảm họa, và ông một lần nữa kêu gọi đối thoại cũng như thiết lập thông tin liên lạc giữa quân đội Nhật - Trung.
Khi được hỏi liệu hai nước có thể đụng độ quân sự hay không, ông Abe đáp rằng, một cuộc xung đột như vậy "sẽ là tổn thất lớn không chỉ đối với Nhật và Trung Quốc, mà còn đối với cả thế giới. Chúng ta cần chắc chắn rằng điều như vậy sẽ không xảy ra".
Trong thông điệp gửi các từ báo tiếng Trung ở Nhật trước thềm năm Giáp Ngọ, ông Abe cũng khẳng định, Nhật "đã xây dựng một đất nước tự do, dân chủ và đi theo con đường hòa bình" kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai, và không có gì thay đổi chính sách đó.
Tuấn Anh(theo BI, Reuters)
(VNN)

VN có thêm thứ trưởng Thông tin mới

năm nay tuyên giáo "phát" nhể ;))

Ông Trương Minh Tuấn là quan chức kỳ cựu ngành tuyên giáo

Ông Trương Minh Tuấn, cựu phó ban Tuyên giáo Trung ương, vừa được bổ nhiệm chức thứ trưởng Thông tin-Truyền thông ngày 22/1.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông vào vị trí này, hiệu lực từ ngày ký.

Ông Tuấn trở nên thứ trưởng thứ 5 của Bộ Thông tin-Truyền thông, và là quan chức cao cấp thứ hai của bộ xuất thân từ ngành tuyên giáo. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trước đây cũng từng là phó ban Tuyên giáo Trung ương.

Việc bổ nhiệm ông Trương Minh Tuấn được cho là nỗ lực tiếp tục khẳng định sự quản lý của Đảng CSVN về mặt tư tưởng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Ông Tuấn được nói sẽ thay ông Đỗ Quý Doãn, người nghỉ hưu tháng 10/2013. Ông Doãn từng chịu trách nhiệm trực tiếp về báo chí.

Bộ Thông tin-Truyền thông còn có bốn thứ trưởng khác là Lê Nam Thắng, Trần Đức Lai, Nguyễn Minh Hồng và Nguyễn Thành Hưng.

Ông Trương Minh Tuấn, sinh năm 1960, là cán bộ tuyên giáo kỳ cựu. Ông từng giữ các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại thành phố Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo trước khi trở thành phó ban Tuyên giáo.

Một cựu phó ban Tuyên giáo khác, ông Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Văn Nên, hồi tháng 11/2013 đã được Quốc hội phê chuẩn vào chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
(BBC)

Giáp Văn Dương - Nhớ Lê Hiếu Đằng

1. Tôi chưa có duyên được gặp mặt anh Lê Hiếu Đằng. Kẻ Nam người Bắc, lại lệch nhau hơn ba chục tuổi, nên lạc mất nhau giữa muôn vàn xô đẩy của dòng đời. Nhưng tôi may mắn được đọc những bài viết tâm huyết của anh và chứng kiến những việc anh làm lúc cuối đời. Chỉ ngần đó thôi cũng đủ để tôi cảm mến và gần gũi anh.
Những ngày nằm trên giường bệnh, anh vẫn viết, vẫn suy tư không ngơi nghỉ. Hiếm có người nào mà từ việc ốm đau, viết bài lại được bạn hữu cập nhật cho cộng đồng biết, rõ ràng đến từng chi tiết, như anh.
Ban đầu, tôi chỉ coi đó như một sự chia sẻ của những người bạn, nhưng nhờ internet nên mới lan truyền rộng rãi. Nhưng sau thấy cái lý này xem ra không vững. Internet là của chung chứ nào của riêng ai. Mỗi ngày, có biết bao người đi khỏi thế gian này. Ngay cả những vị tai to mặt lớn, đứng trên tột đỉnh uy quyền, từng thét ra lửa, từng nắm sinh mệnh của bao người, vậy mà hiện sống ra sao, ốm đau thế nào, suy nghĩ những gì… thì nào ao biết? Nào ai quan tâm?
Vậy thì phải có cái gì đó khác, để mọi người dõi theo anh, ngay cả khi anh ở trên giường bệnh.
2. Những năm gần đây, khi cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh cá chép là thứ không thể thiếu, thì nhiều gia đình đã cúng thêm kẹo ngọt. Lý do là để ông Táo ngọt giọng mà bẩm báo với thiên đình, để thiên đình lượng thứ nếu trong năm gia đình có gì lầm lỗi.
Các bà nội trợ rỉ tai nhau. Một đồn mười, mười đồn trăm, chỉ trong vài năm, việc cúng kẹo ngọt đã trở thành văn hóa. Âu cũng là sự phản ánh của đời thường, công quyền có quá nhiều nhũng nhiễu, nên người dân người ta sợ. Sợ thì phải đút lót, phải ngọt nhạt làm đầu. Rồi họ nghĩ thiên đình chắc cũng như hạ giới, nên mới có cái màn cúng kẹo ngọt này, chứ trước đây thì làm gì có trò này.
Được biết tháng trước anh đã rất yếu. Nhiều người đã chuẩn bị để tiễn anh. Nhưng sau lại gắng gượng, cầm cự được thêm một tháng, còn viết được thêm một bức thư gửi thanh niên, sinh viên. Nay nhằm ngày khuya ngày 22 tháng Chạp anh đi. Nay biết ông Táo đã bị ‘mua chuộc’ bàng kẹo ngọt như vậy, nên anh vội vã đi trước chăng?
3. Khi tin anh mất lan ra, những tấm hình cuối cùng về anh cũng được đưa lên mạng internet. Xem những tấm hình này, tôi thấy rất đau lòng. Một đời hoạt động sôi nổi, giờ kết thúc trong tiều tụy vậy hay sao? Bộ quần áo anh mặc, chiếc chăn anh đắp, chiếc gối anh dùng, chiếc giường anh nằm, một căn phòng có nhiều vết loang lổ trên tường… Tất cả đều đơn giản và nhàu nhĩ, trái ngược hẳn những xa hoa đang ngập tràn trên mạng.
Tôi không rõ những tấm hình này được chưng ra là do mến thương hay sơ ý. Nhưng sao xót xa quá đỗi?
Tôi đã thầm trách người đăng ảnh, sao lỡ đăng lên những tấm hình như vậy. Tôi muốn lưu giữ anh ở một hình ảnh khác, khỏe mạnh và vững chãi, chứ không phải những tấm hình tiều tụy thế này.
Rồi nữa, những kẻ đang sợ hoặc thù ghét anh liệu có hả hê khi thấy những tấm hình này? Có đắc chí khi thấy anh ra đi trong giản đơn như vậy?
Những đồng chí cũ của anh có thể sẽ ra đi trong những căn biệt thự xa hoa, hay những phòng VIP của các bệnh viện quốc tế. Nhưng liệu tôi có thấy xót xa trước sự ra đi của họ hay không?
Không!
4. Tôi ngồi trong phòng, xem đoạn video clip khâm liệm anh, thấy mọi thứ bỗng giản dị, trần trụi như một sự thật cần phải nhìn thẳng. Không màu mè, không khóc lóc. Chỉ làm những việc cần làm. Rõ ràng và minh bạch dưới ống kính máy quay để ai cũng có thể thấy điều cần thấy.
Sự minh bạch của một cái chết!
Nhờ sự minh bạch này mà tôi biết rõ hơn về anh, về một sự kiện đang xảy ra. Và cũng nhờ nó mà tôi thấy thôi thúc phải viết những dòng này.
Chợt không còn giận người đăng những tấm ảnh cuối của anh lên mạng nữa. Mọi thứ cần phải minh bạch, dù nó không đẹp và sang trọng như ta mong muốn.
5. Hành trình của đời người, anh đã đi hết.
Vẫn yêu đời cho đến phút cuối cùng.
Giờ này, bạn bè anh đang đến bên anh để chuẩn bị đưa tiễn anh. Tôi ở xa không thể đến được. Đành thắp một nén tâm nhang tưởng nhớ anh, và viếng anh bằng một câu đối nhỏ:
Hiếu đễ trung trinh: Với ai? Cuối đời còn dằn vặt!

Đằng giang tự cổ: Vì đâu? Về cõi vẫn khôn nguôi!
Chuyện anh, anh đã gánh trọn.

Chuyện đời, sẽ có đời gánh vác.

Anh cứ thảnh thơi!
Giáp Văn Dương
Hà Nội, 24 tháng Chạp, Quý Tỵ (24/1/2014)
(Viet-studies) 

Chặn đứng “tham nhũng quyền lực”

(TBKTSG) - Khi quyền lực được trao vào tay một cá nhân mà thiếu đi một cơ chế giám sát hiệu quả, quyền lực ấy rất dễ bị lạm dụng, dẫn đến những hành vi tham nhũng. TBKTSG có cuộc trao đổi với ông Phạm Duy Nghĩa, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Trưởng khoa Kinh tế - Luật, Đại học Kinh tế TPHCM, xung quanh câu chuyện giám sát quyền lực này.
TBKTSG: Dường như các vụ án tham nhũng phần lớn đều xuất phát từ những lỗ hổng cơ chế?
- Ông Phạm Duy Nghĩa: Tham nhũng thì nước nào cũng có, diễn ra ở cả hai khu vực công và tư dù mức độ phát hiện ở các nước rất khác nhau chứ không quốc gia nào có thể tự cho là mình trong sạch hoàn toàn. Đây là hiện tượng lạm dụng quyền lực được trao, hoặc bởi công ty, hoặc bởi quyền lực công cộng. Khi có nhu cầu, hay gặp phải những đối tượng khác đưa hối lộ, kích thích hành vi sai trái và nếu không bị phát hiện hoặc mức độ trừng phạt thấp, không đủ răn đe thì họ sẽ tận dụng khi có cơ hội.
Ông Phạm Duy Nghĩa.
TBKSTG: Vậy chúng ta có cơ chế nào kiểm soát để ngăn ngừa hiện tượng đó?
- Về luật pháp, chúng ta phải làm sao cho quyền lực được giám sát tốt hơn để cơ hội lạm dụng quyền lực nhỏ đi, cộng với việc gia tăng hệ thống kiểm soát, tăng trách nhiệm giải trình. Nói cách khác, tham nhũng có thể hạn chế được nếu quyền lực bị khống chế.
TBKSTG: Nhưng những câu chuyện đó chúng ta vẫn nói hoài, vấn đề là thực hiện như thế nào?
- Ở vị thế của tôi khó có thể đánh giá được điều này một cách toàn diện. Tuy nhiên, lấy thí dụ trong một công ty cổ phần, các cổ đông bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị, trao quyền cho hội đồng đó kèm theo trách nhiệm giải trình, mà một trong số đó là phải giải thích rõ về những lựa chọn, quyết định được đưa ra. Hội đồng chỉ đưa ra chiến lược, còn thực thi sẽ do ban điều hành, và ngoài ra còn có các bộ phận khác như ban kiểm soát. Nói rộng ra trong bộ máy nhà nước cũng có những nét tương tự. Về bản chất, giám sát lạm quyền là giám sát hệ thống kiểm soát những người được trao quyền. Với Nhà nước, người giám sát là các cơ quan báo chí, và người dân đánh giá chính phủ thông qua công cụ này. Đành rằng tham nhũng có ở mọi nơi, nhưng khi nào hệ thống giám sát vận hành hiệu quả hơn, thì ở chỗ đấy nguy cơ tham nhũng ít diễn ra. Còn ở đâu thiết chế đó chưa có, hoặc có mà hoạt động hình thức thì nguy cơ cao.
TBKSTG: Trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng có nhấn mạnh đến đổi mới thể chế. Vậy cụ thể đổi mới thể chế là gì, và điều đó có chống được lạm quyền dẫn đến tham nhũng hay không?
- Đổi mới thể chế được nhắc đến lần đầu tiên trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Thông điệp của Thủ tướng thực ra là triển khai nghị quyết đấy. Điều này hay vì nói trúng cái người dân đang trông đợi. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều việc cần phải làm. Tôi nhận thấy Chính phủ cũng đã có lộ trình, chẳng hạn như câu chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước. Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua, và bước kế tiếp là thực hiện luật đó theo hướng một là quy định rõ đất được sử dụng lâu dài là như thế nào, và ràng buộc trách nhiệm nhà nước khi thu hồi đất. Về dân quyền thì nhắc lại chuyện cho phép người dân bầu trực tiếp chủ tịch cấp phường, xã. Nếu làm được điều đấy cũng có thể nói là đã thực hiện bước đầu tiên gọi là dân chủ cơ sở. Những việc đó phải có hiệu ứng lan tỏa từ từ, chứ không thể có hiệu ứng ngay, nhưng dần dần trở thành thông lệ. Nếu làm được như cam kết, thì đó chính là cải cách thể chế.
TBKSTG: Theo ông, chúng ta phải chờ những hành động cụ thể từ chính quyền hay chính người dân phải tự thực thi quyền giám sát của mình để tạo sự chuyển biến?
- Tôi có nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai của nông dân và thấy rằng Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một nước công nghiệp, và vì thế dân số nông thôn và vùng nông nghiệp sẽ bị giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của hàng triệu nông dân. Trong những năm qua Nhà nước đã thu hồi khoảng 1 triệu héc ta đất của nông dân khu vực nông nghiệp. Mỗi héc ta ảnh hưởng đến 10 người nông dân, 1 triệu héc ta ảnh hưởng đến 10 triệu người, và con số này sẽ còn tăng thêm. Điều đó cho thấy mọi chính sách có hiệu ứng khác nhau với các người dân khác nhau, và những người chịu thiệt thòi phải có tiếng nói. Họ không thể trông chờ bộ máy cải cách thể chế mà phải có cách để tạo nên tiếng nói tập thể để chính sách cải thiện tốt hơn cho họ.
TBKSTG: Thế còn xây dựng nhà nước pháp quyền thì như thế nào?
- Mỗi quốc gia có tiến đến nhà nước pháp quyền khác nhau. Nhưng đặc trưng phổ quát của nhà nước pháp quyền là thứ nhất, tất cả các tổ chức, người dân đều phải tuân thủ pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật. Thứ hai, nếu một người dân cảm thấy thiệt thòi hay bất công, họ có cơ hội yêu cầu cơ quan tài phán (mang tính độc lập, khách quan) xác lập lại công lý. Dù những điều này ở Việt Nam chưa thật tốt lắm, chẳng hạn vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang… nhưng cũng đã có những chuyển động. Chẳng hạn như quyền của luật sư được tham gia vào các giai đoạn điều tra, quyền khiếu nại tố cáo của công dân… Mọi thứ còn khá ngổn ngang, nhưng tôi nghĩ đã đi đúng hướng.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét