Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Cổ phần hóa : Sẽ vì ai? - Chuyện đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên

Cổ phần hóa : Sẽ vì ai ?

Chính sách này nếu không làm đúng đắn, tức là  nếu không được luật hóa chi tiết và cụ thể và hệ thống giám sát đòi hỏi/kiểm tra sự minh bạch, bạch hóa toàn bộ thông tin tài chính doanh nghiệp lên mạng, và minh bạch mọi điều kiện mua bán và chủ sở hữu thì chính sách cổ phần hóa sẽ đặt toàn bộ kinh tế Việt Nam vào tay người có quyền thế ở trong nước và người nước ngoài.
 Lý do :
1.  Ở Nga trước đây,  khi cổ phần hóa, một số trở thành tài phiệt không cần vốn, mà chỉ cần quan hệ, mượn tiền ngân hàng để mua công ty.

2. Hiện nay Trung Quốc đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ chuyển máy móc phế thải vào Việt Nam  sản xuất để đón đầu TPP xuất hàng sang Mỹ để trả thuế thấp. Ngoài ra họ còn lại giấy phép khai thác tài nguyên của chủ Việt rồi đưa thợ sang khai thác :

3. Cái gọi là “ minh bạch ” từ miệng quan chức rất đáng nghi ngờ. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đều giữ kín thông tin. Cứ vào website để kiếm thông tin về  EVN hay Vinashin thì biết.  KTSG cho thấy là ngay công ty Vinashin đã nằm trong tầm ngắm, nhưng hoàn toàn không có thông tin gì trên thị trường :
Vũ Quang Việt
(Diễn đàn)

Khi "chiếc mặt nạ" rơi xuống

Từ ngày xuất hiện nhóm người tự xưng hoặc được gán nhãn hiệu "nhà dân chủ, người yêu nước", dư luận luôn đặt câu hỏi đâu là "nguồn sống" để mấy người hầu như không có công ăn việc làm lại suốt ngày lang thang trên internet, rồi vào nam ra bắc, thậm chí sang Thailand, Hoa Kỳ, Philippines,... để "học tập", hoặc cầu xin nước ngoài "trừng phạt" Việt Nam!? Và Trần Khải Thanh Thủy - một người trong số đó, góp phần trả lời câu hỏi này qua một số bài viết mới công bố gần đây...
Theo lời kể của Trần Khải Thanh Thủy (TKTT), người này bắt đầu "viết cho hải ngoại" cách đây hơn 10 năm. Ðây cũng là khoảng thời gian TKTT trở thành "nhân vật cộm cán" trong nhóm người tự nhận hoặc được gán nhãn hiệu "nhà dân chủ, người yêu nước". Từ ngày "viết cho hải ngoại", đôi chút khả năng văn chương có xu hướng dung tục của người này được tận dụng triệt để, nên dù nấp dưới bút danh nào thì người đọc vẫn nhận ra qua loại ngôn từ thô bỉ, đậm chất giang hồ. Không chỉ viết bậy bạ trên internet, hơn 10 năm "tiếng tăm" của TKTT còn đi liền với nhiều sự vụ rất đáng xấu hổ, như: ăn chặn tiền hải ngoại gửi về hỗ trợ cái gọi là "dân oan" do TKTT bịa ra; xông lên website ở hải ngoại để kể tội và rủa xả Nguyễn Khắc Toàn; chưa kể thỉnh thoảng TKTT lại la lối bị "chính quyền đàn áp, công an đánh đập",... Vì thế năm 2007, TKTT bị bắt giữ, phải nhận án tù vì có hành vi "gây rối trật tự công cộng". Sau đó, nhờ lượng khoan hồng của Nhà nước, phần do đã "hứa sẽ không vi phạm pháp luật nữa", nên TKTT được ra tù trước thời hạn.
Ra tù, TKTT lại ngựa quen đường cũ, tiếp tục thực hiện các hành vi lưu manh mà đỉnh điểm là việc người này bị xử tù ba năm rưỡi vì tội "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, chưa hết thời gian chấp hành án, TKTT được Nhà nước Việt Nam "thả và sang Mỹ định cư vì các lý do nhân đạo". Trong hơn 10 năm "hành nghề dân chủ", TKTT luôn được các thế lực thù địch thi nhau o bế, ca ngợi đến tận mây xanh tặng cho "giải thưởng nhân quyền". Mỗi khi người này bị bắt giữ vì phạm tội nào đó, lập tức các tổ chức nhân danh nhân quyền lại lên tiếng yêu cầu Nhà nước Việt Nam "trả tự do", riêng Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì lại tỏ ra "quan ngại" (?). Còn với bà Loretta Sanchez cùng một vài vị dân biểu Hoa Kỳ, TKTT luôn là một trong mấy cái tên đứng đầu danh sách mỗi khi họ cần viện dẫn để phê phán Việt Nam "vi phạm nhân quyền", "vi phạm tự do ngôn luận"(?).
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhjSOU0c0TQpPdlytdGLlNvoQmwoACW8Aym06TnbLYzyqzV_ZlUlljZkPeHcAkU9h6qU8ghlboLCPvp4ly_4-DrrA5paPFVd9e6th60oDdDbeBvKKVth21vc14NHY2Czpdg-3FGz2FyMEA/s1600/trankhaithanhthuy01.jpg

Vừa tới Hoa Kỳ, TKTT lập tức tuyên bố: "Việt Tân là người "bảo lãnh" tôi ra khỏi tù cộng sản, qua các "bà đỡ" cao quý là chính phủ Mỹ, nên tôi không "ngoại tình" cũng chẳng dại dột "phụ tình" đâu... Tôi sẽ không rời khỏi Việt Tân cho đến ngày cộng sản sụp đổ"(?). Tại cuộc gặp ngày 2-7-2011 ở Rose Center (Nam California - Hoa Kỳ), Nguyễn Trọng Việt thay mặt tổ chức khủng bố "Việt Tân": "Trân trọng gửi đến tất cả quý cộng đồng, quý hội đoàn, tất cả các vị ân nhân trên khắp thế giới đã từng khích lệ tinh thần, giúp đỡ vật chất, góp phần tranh đấu cho tự do của nhà dân chủ và cũng là đảng viên Việt Tân, TKTT". Ðến đây nhiều người mới giật mình vì hóa ra "nhà dân chủ" TKTT là "đảng viên Việt Tân"! Theo TKTT kể thì sau mấy năm "viết bài cho hải ngoại" chị ta được Nguyễn Hải (là người của Việt Tân): "vớt về cho Việt Tân, quá choáng váng, mình đành hỏi chú Thanh Giang rồi vì tin anh và nể chú" nên ngày 5-2-2008 "được công kênh vào ngôi nhà Việt Tân"!
Ở Hoa Kỳ, thời gian đầu TKTT được "Việt Tân" đưa đi đây đi đó, tạo cơ hội hành nghề "chửi có thưởng". Song có lẽ là kẻ lưu manh, ngông cuồng thì không thể ngồi chung một thuyền, nên sau hơn hai năm, hai bên đã trở thành đối địch. Gần đây, sau khi "Việt Tân" hủy password không cho vào diễn đàn nội bộ, quá cay cú TKTT công bố bài Ðể ngỏ gồm bảy phần để kể tội "Việt Tân", và "Việt Tân" cũng vội tuyên bố "khai trừ" TKTT! Tiếp đó, Hoàng Cơ Ðịnh - một nhân vật cầm đầu "Việt Tân", lên án TKTT: "chửi bới lăng nhăng, trình độ kém, sỗ sàng, thành phần canh me, hôi của"; lập tức TKTT có bài Cây muốn lặng gió chẳng ngừng!
"Ở trong chăn" lâu ngày, nên khi bị tổ chức khủng bố "Việt Tân" cho ra rìa, TKTT không tiếc lời mạ lỵ và chỉ rõ bản chất của tổ chức khủng bố này, đại loại như: "vừa bảo thủ vừa thụ động (vì không có thực lực) lại ngu dốt", "hèn hạ, bất lịch sự", "độc đoán, hống hách, chuyên quyền", "thích lên gân, lên cốt (từ con ếch phải phồng lên cho bằng con bò), công gì cũng vơ vào mình, tội thì đổ diệt cho người khác", "một tổ chức yếu kém, giả dối, chuyên lợi dụng lòng tốt của cộng đồng và sự can đảm dấn thân của các nhà dân chủ",... Chuyện giữa TKTT và "Việt Tân" có thể sẽ xuất hiện nhiều sự kiện giật gân, vì mấy kẻ thiếu liêm sỉ mà tố giác nhau thì đâu cần biết thế nào là sượng sùng, nhưng đó không phải là mục đích của bài viết này. Ðiều cần bàn là qua các tài liệu TKTT mới công bố lại thấy tòi ra "cái đuôi" mà những kẻ "hành nghề dân chủ" như TKTT vẫn chối đây đẩy, đó là họ đã viết lách không phải "vì nước, vì dân" như vẫn to mồm khoe khoang, mà họ viết vì tiền. Hãy đọc những gì TKTT viết: "Anh Nguyễn Kim Nhàn càng tệ, trước đó nhận được 50 USD một tháng để giúp việc cho dân oan (dưới sự điều hành của mình) bị hai lần tù, tổng cộng 7,5 năm thì cả năm trời chẳng có lấy của Việt Tân một xu", "đầu tháng 2-2008, khi mình vừa rời khỏi nhà tù lần thứ nhất, được chị Bích Huyền kê ghế cho ngồi, mình được hưởng lương 400 USD một tháng (cao gấp đôi Việt Tân).
Hơn một năm sau,... viết bài cho trang nhà Việt Tân rồi VNN, Dân lên tiếng, Tin tức hàng ngày (cũng của Việt Tân), viết cho Người Việt chỉ là phụ, đối phó, nên chỉ còn 200 USD (đến khi ngồi tù vẫn được hưởng khoản lương này)", "Mấy tháng trời mọi thành viên trong ban tổ chức cùng phối hợp nhịp nhàng, từ in thiệp mời, kêu gọi bà con, anh em đóng góp, ủng hộ mới gom được... khoảng chục nghìn USD, chứ có phải bỗng dưng tiền nhảy vào túi của các nhà đấu tranh dân chủ tại quốc nội?", "Mình quả là "vô ơn" với Việt Tân, khi bao nhiêu năm trời trong nước chỉ cắm đầu cắm cổ viết về đủ thể loại từ dân oan đến dân chủ, văn hóa, xã hội, giải trí để hưởng 20 USD một bài? Trong khi không báo nào ở hải ngoại dám mua mình với giá bèo bọt đến vậy? Từ Ðàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo v.v...? Bèo nhất cũng trả 25 USD (Ðàn chim Việt), cao nhất là Người Việt: 80 - 100 USD/bài. Còn lại từ 30 - 50 USD một bài. Thử hỏi từ đâu có hãng thông tấn VNN để bán mỗi tháng cả chục bài của đủ các tác giả: Nguyễn Nại Dương, Võ Quế Dương, Nguyễn Quý Dân, Mai Xuân Thưởng, nhóm phóng viên Hà Nội, nhóm phóng viên VNN"!
Thế là rõ, khi TKTT kể lể về khoản "lương bổng" hằng tháng, so sánh nhuận bút mà chị ta vẫn nhận được từ mấy địa chỉ truyền thông do các thế lực thù địch ở nước ngoài dựng lên, qua việc TKTT mô tả quan hệ "mua - bán" rất thản nhiên như kể trên, đã có thể thấy người này viết lách chỉ với mục đích duy nhất là "bán" bài vở kiếm tiền. Mà những kẻ "mua" sao có thể trả tiền cho các bài được viết một cách lương thiện, chúng chỉ thu nạp, chứa chấp loại bài chửi bới, vu cáo, vu khống, bịa đặt, đổi trắng thay đen,... mà thôi. Rốt cuộc, dù có tự bôi trát cho bản thân và đồng bọn các nhãn hiệu mỹ miều như thế nào thì "dân chủ, yêu nước" chỉ là món hàng để họ mua - bán với nhau. Từ TKTT suy ra, không biết công việc mua - bán của mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" có bài vẫn được đăng tải trên một số địa chỉ truyền thông của các thế lực thù địch mà TKTT liệt kê diễn ra như thế nào, hay họ "sống bằng không khí để vắt óc viết lách vì nước, vì dân"!?
Trên thực tế, chuyện các "nhà dân chủ, người yêu nước" lên internet để tranh cãi, bới móc nhau biển lận tiền bạc, ăn chia không đều vốn không phải là mới mẻ. Cũng thấy bóng gió đây đó chuyện nơi này nơi khác từ nước ngoài chi tiền để họ "đấu tranh" song chưa cụ thể. Tới khi TKTT công khai hóa chuyện mua - bán, công khai hóa phần "lương bổng" hằng tháng chị ta nhận từ nước ngoài thì xem ra mọi sự đã rõ ràng. Không biết đến nay, các tổ chức, cá nhân mấy năm trước từng xăng xái đứng ra bảo vệ TKTT (từ Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức quan sát nhân quyền (HRW),... đến các vị dân biểu Hoa Kỳ như Loretta Sanchez) đã biết sự kiện TKTT công bố cụ thể chuyện mua - bán và giá cả bài vở với một số địa chỉ truyền thông của các thế lực thù địch với Nhà nước Việt Nam hay chưa? Nếu đã biết thì theo họ: Phải chăng một người được cấp "lương bổng", nhận tiền bạc từ nước ngoài chỉ để viết bài nói xấu, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, rồi kích động và tập hợp một số người thực hiện các hành vi chống đối chính quyền,... cũng là biểu thị của "tự do ngôn luận", "tự do báo chí"? Và không rõ sau khi "chiếc mặt nạ" đã rơi xuống, TKTT lộ rõ bản chất một kẻ trục lợi từ việc đầu cơ tinh thần dân chủ và lòng yêu nước của người Việt Nam, họ sẽ nghĩ gì?
Mấy chục năm qua, đã có quá nhiều bằng chứng cho thấy một số kẻ vi phạm luật pháp ở Việt Nam bị các cơ quan bảo vệ luật pháp xử lý lại luôn được một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài bênh vực, bao che, bảo vệ, lấy đó làm "bằng cớ" để phê phán Nhà nước Việt Nam; đồng thời họ cố tình làm ngơ trước những cố gắng, những thành tựu mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong các lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong vấn đề nhân quyền. Ðó là việc làm rất thiếu lương thiện mà thiết nghĩ sau sự việc của TKTT, họ cần tỉnh táo hơn trước khi đưa ra đánh giá, vì nếu không thì không có ý nghĩa nào khác, việc làm của họ chính là tiếp tay cho cái xấu. Riêng với những ai đang học theo TKTT để đầu cơ danh dự, uy tín của đất nước, dân tộc, hãy chiêm nghiệm từ lời than thở của TKTT trong bài Cây muốn lặng gió chẳng ngừng, khi người này viết: "Ra khỏi ảo ảnh rồi, khắp xung quanh mình là bao xác chết của những ước mơ không thành, những dự định bị "bỏ rơi", những lý tưởng bị bóp méo... không việc làm (không thu nhập), không vị trí"!
HỒNG QUANG 
(Nhân dân) 

Chuyện đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên

Tối hôm qua 23/1, có một người mặc thường phục ngang nhiên yêu cầu gỡ bỏ hai dải băng trên hai vòng hoa tang, một ghi “Bauxite Việt Nam kính viếng” và một ghi “Diễn đàn Xã hội Dân sự kính viếng”. Tất nhiên tang quyến không đồng ý và người ấy phải bỏ về. Xử sự như thế là họ vẫn còn lịch sự chán. Nhưng sáng hôm sau, chúng tôi mới hiểu vì sao họ dễ dàng rút lui: lợi dụng đêm khuya, mọi người mệt mỏi, một kẻ nào đó đã lẻn vào nhà tang lễ lấy trộm mất hai dải băng.

Mất thì thôi, chúng tôi đặt làm thêm hẳn bốn dải băng. Mất dải này ta sẽ bày ngay dải khác! Một giờ trưa nay 24/1, cửa hàng bán hoa cho người đưa dải băng đến. Đang ngồi tiếp khách, tôi nghe tiếng người gằn giọng: “Cái này là cái gì? Đưa xem!”. Tôi xoay người về phía tiếng nói. Chàng thanh niên của cửa hàng hoa thấy tôi mừng rỡ: “Chú này đặt làm, tôi phải đưa cho chú ấy”, và không chịu buông dải băng cho kẻ mặt thường phục đứng bên cạnh. Tôi phản ứng rất nhanh, vươn tay nắm chặt một đầu dải băng, trầm giọng: “Tôi là người đặt làm và là người trả tiền. Tại sao anh cướp dải băng của tôi?”. Anh ta lúng túng, trả lời: “Thì tôi trả tiền?”. Tôi quát: “Anh là ai? Nếu là nhân viên an ninh thì cũng phải xử sự đàng hoàng, chứ sao lại thế này!”. Những người xung quanh đứng bật cả dậy, khiến cho anh ta hơi hoảng, lỏng tay, nhờ thế tôi giật được dải băng. Đến đây thì anh ta thối lui và đi ra khỏi cổng chùa.
clip_image002
Người mặc áo trắng đòi kiểm tra và sau đó giật giải băng
clip_image004
clip_image006
clip_image008
Dải băng méo mó, phải vuốt cho thẳng thớm một chút để gắn lên vòng hoa như cũ. Chữ Bauxite lần này cửa hàng làm thiếu chữ e, nhưng thôi, sau một sự cố như vậy, cầu toàn làm gì!
clip_image010
Hai dải băng trước khi bị trộm
clip_image012
Dải băng giành lại được và gắn lên vòng hoa như cũ
Tôi điện cho luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kể rõ sự việc. Anh Thuận điện cho những người có trách nhiệm ở Bộ Công an, Công an Thành phố và Công an Quận. Họ đều tỏ ra ngạc nhiên và nói sẽ kiểm tra sự việc.
Anh Lê Công Giàu điện thông báo cho bà Võ Thị Dung, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, để yêu cầu bà phải có tiếng nói đối với cơ quan công quyền vì trong ban tổ chức lễ tang có đến ba người của Mặt trận Tổ quốc, do đó Mặt trận Tổ quốc không thể không có trách nhiệm gì trước sự việc vừa xảy ra. Bà Võ Thị Dung nói sẽ kiểm tra sự việc và nhấn mạnh chưa có bằng chứng gì để khẳng định những kẻ gây rối là nhân viên an ninh.
Nghe các anh Trần Quốc Thuận và Lê Công Giàu kể lại, anh em đều thở phào, nghĩ rằng thế là yên ổn. Thì “các vị có trách nhiệm” chẳng đã hứa thế hay sao?
Nhưng chừng một giờ rưỡi sau bỗng có tiếng la rất to trước cổng chùa: “Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao dân oan đến viếng bác Lê Hiếu Đằng mà lại giữ vòng hoa, không cho vào?!”. Anh em đều ùa cả ra. Người kêu là một cô gái xinh xắn, mặc áo vàng, tay nắm chặt vòng hoa phía trên là một bảng giấy ghi “Hiệp hội Dân oan Việt Nam kính viếng”. Thấy mọi người ùa ra đông đảo, những kẻ mặc thường phục lùi lại. Đoàn dân oan chừng 20 người thừa cơ xông thẳng vào nhà tang lễ. Họ cử người viết sổ tang, số còn lại xếp hàng đứng chờ vào viếng, tỏ ra rất có tổ chức. Làm lễ xong, họ đứng hai hàng trước linh cữu anh Lê Hiếu Đằng, chụp ảnh kỷ niệm.
clip_image014
clip_image016
clip_image018
Đoàn dân oan vừa ra khỏi nhà tang lễ thì anh Nguyễn Quốc Thái hớt hải báo tin: hai vòng hoa, một của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam và một của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình vừa đưa đến cổng chùa đã bị những người mặc thường phục giật mất giải băng ghi Ủy ban Công lý và Hòa bìnhCâu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, chỉ còn trơ mấy chữ kính viếng.
clip_image020
Chưa hết: cháu Lê Thanh An, con gái anh Lê Hiếu Đằng, phát hiện trên ban công chùa có hai người đang quay phim khu vực đám tang, bèn lấy máy ảnh ra chụp. Lập tức họ phản ứng rất nhà nghề, cúi xuống nấp, khiến cho cháu chỉ chụp được hai cái đầu!
clip_image022
Không chịu thua, cháu rình chụp được ảnh người đàn ông giả vờ như người đi chùa và cả người đang quay phim. Người sau che mặt và sừng sộ nạt cháu vì chụp hình anh ta không xin phép nhưng bị cháu quật lại: “Thế tại sao anh quay phim tang lễ mà không xin phép tang gia?”.
clip_image024
clip_image026
Trưa hôm qua, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và phu nhân đến viếng, ngồi trò chuyện rất thân mật với anh em; chiều thì Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua đến viếng, cũng ngồi trò chuyện rất thân mật với anh em. Và dẫu cả hai đều không có vòng hoa và không ghi sổ tang nhưng sự có mặt của các vị khiến anh em nghĩ đám tang anh Lê Hiếu Đằng sẽ được yên ổn. Sự cố xảy ra phải chăng do sự mẫn cán quá mức của một số anh em cấp dưới?
Chỉ sau vụ giật dải băng lần thứ hai vài phút, thì nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến viếng. Ông viết vào sổ tang đúng hai câu:
Ngày 24.01.2014
Cuộc đời này còn lắm gian truân.
Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát.
Nguyễn Minh Triết
clip_image028
clip_image030
Từ trái qua: nhà báo tự do Phạm Chí Dũng và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Và một chốc sau, thì xuất hiện phu nhân của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bà làm lễ trước linh cữu anh Lê Hiếu Đằng xong, nán lại trò chuyện rất thân thiết với chị Giang Thị Hồng, vợ anh Lê Hiếu Đằng.
clip_image032
Từ trái qua: Chị Giang Thị Hồng và phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sự xuất hiện của hai nhân vật Bí thư và Phó Bí thư Thành ủy không đủ ngăn những chuyện gây rối. Thì sự xuất hiện của nguyên Chủ tịch nước và phu nhân của Chủ tịch nước đương nhiệm chắc gì khiến “những kẻ mặc thường phục” chùn bước?
Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có mặt và chứng kiến những chuyện xảy ra, thốt lên: “Đến hôm nay, đám tang Lê Hiếu Đằng đã đạt mức ba mươi phần trăm của đám tang Trần Độ!”. Nghĩa là mức độ gây rối còn có thể tăng lên trong hai ngày tới?! Nghĩa là người ta không biết rút ra bài học từ đám tang của tướng Trần Độ?! Nghĩa là người ta có thể bất chấp đạo lý?!
Tôi nói với ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh rằng dù những kẻ gây rối không phải là nhân viên an ninh đi nữa thì trách nhiệm vẫn thuộc về phía an ninh do đã không bảo vệ chu đáo tang lễ, nhất là tang lễ của một người như anh Lê Hiếu Đằng. (Nhà báo Phạm Chí Dũng đứng bên cạnh nói thêm: “Cần phải thi hành kỷ luật những người đã để xảy ra những sự cố như thế này!”). Tôi đề nghị Mặt trận Tổ quốc phải yêu cầu công an cử nhân viên mặc sắc phục hẳn hoi đến bảo vệ tang lễ. Ông Trần Tấn Hùng không nói gì về đề nghị này, nhưng quả quyết nhất định sẽ không xảy ra chuyện tương tự.
Cháu Lê Thanh An nói với các chú các bác rằng ban đêm chỉ vài người trong nhà tang lễ, cháu rất sợ xảy ra “chuyện gì”. Thế là các anh Phạm Chí Dũng, Kha Lương Ngãi và Hạ Đình Nguyên tình nguyện ở lại canh gác, cho cháu Lê Thanh An yên tâm. Anh em vốn cả tin. Nhưng lần này tốt nhất là “quân tử phòng thân”.
Để kết thúc, xin kể một chuyện lặng lẽ hơn rất nhiều, vì xảy ra sau hậu trường, ít người biết. Anh Kha Lương Ngãi, vốn là Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, được anh em ủy quyền lo chuyện đăng tin buồn trên tờ báo này với nội dung như sau.
clip_image034
Và phải trả cho báo một số tiền là 950.000 đ.
clip_image036
Nhưng hôm nay, tờ Sài Gòn giải phóng đăng nguyên văn như sau:
clip_image038
Anh Kha Lương Ngãi hòi tờ báo: “Báo có đăng nhầm không? Nếu không, thì xin đăng vào ngày hôm sau đúng như nội dung chung tôi yêu cầu.” Tòa soạn trả lời mong thông cảm, đó là do chỉ đạo của cấp trên và sẵn sáng trả lại tiền.
Phải trả chứ, nếu không thì khác gì (những) kẻ đã cướp giật dải băng? Anh em bàn nhau, số tiền 950.000 đ báo trả, sẽ đem hiến cho quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa. Tôi tưởng tượng như có anh Lê Hiếu Đằng bên cạnh, gật gật đầu cười hiền: “Mấy ông là như vậy là phải lắm!”.
H. D.Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Kế hoạch cải cách: Tuyên ngôn của Tập Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc công bố những kế hoạch cải cách ấn tượng nhất trong 2 thập kỷ. Chúng kết hợp sự táo bạo khác thường và một số điềm thận trọng đặc trưng.
Kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, chưa bao giờ có vị lãnh đạo Trung Quốc nào nhanh chóng công bố một kế hoạch thay đổi trên phạm vi rộng như thế. Ngay cả Đặng Tiều Bình, sau khi lên tiếp quản năm 1978, cũng dần dần mới tiết lộ ý định của mình. Chủ tịch Tập Cận Bình, trong một văn kiện dài 22.000 chữ công bố vào ngày 15/11/2013, đã hứa hẹn những cải cách sâu rộng, từ nới lòng chính sách một con nghiêm khắc của nước này và xóa bỏ các trại cải tạo lao động cho đến bãi bỏ các biện pháp kiểm soát lãi suất. Nhưng hiếm khi nào một nhà lãnh đạo phải đối mặt với một thách thức như vậy đối với các kế hoạch của mình.
Bất chấp đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn phải vật lộn để tìm cách giải quyết vấn đề lợi ích của thế giới trong các tuyên bố chính sách chính thức của mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) thông báo họ đã thông qua văn kiện trên vào ngày 12/11/2013 sau một cuộc họp kín của Ủy ban Trung ương gồm 370 thành viên. Nhưng như mọi khi, họ đã hy vọng giữ bí mật nội dung của nó trong một tuần trong khi thông báo tóm tắt cho các thành viên của mình. Cuối cùng, họ đã giảm bớt thời gian giữ bí mật xuống còn 3 ngày; dường như là do bị thúc ép bởi sự đồn đoán (thậm chí trên báo chí Trung Quốc) rằng hội nghị đã không tương xứng với lời quảng cáo của nó là một bước ngoặt cho cải cách. Đảng CSTQ thậm chí đã đi một bước khác thường là công bố một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong đó ông tiết lộ rằng đích thân ông đã lãnh đạo nhóm soạn thảo văn kiện gồm 60 người. Truyền thông nhà nước cho biết ông là nhà lãnh đạo đảng đầu tiên kể từ năm 2000 đảm nhận vai trò đó. Trên thực tế, họ nói rằng văn kiện trên là tuyên ngôn của Tập Cận Bình.
Theo tiêu chuẩn của các văn kiện chính sách vốn thường không gây hứng khởi của Đảng CSTQ, văn kiện lần này rất đáng chú ý. Nó mô tả đầy đủ chi tiết thông cáo ngắn gọn đầu tiên của Đảng CSTQ ngày 12/11/2013 rằng các lực lượng thị trường từ nay trở đi sẽ đóng một vai trò “quyết định” trong việc định hình nền kinh tế (một sự đột phá về quan niệm mà trước đây đã né tránh Đảng CSTQ, bất chấp từ lâu họ đã đi theo chủ nghĩa tư bản). Văn kiện kêu gọi “đẩy nhanh” những động thái để khiến thị trường quyết định lãi suất. Có thể là để mở đầu, văn kiện nói rằng một hệ thống bảo hiểm sẽ được thiết lập để bảo vệ những người gửi tiền: các quan chức lo ngại rằng những ngân hàng nhỏ hơn có thể gặp rắc rối nếu lãi suất đối với các khoản tiền gửi được thả nổi. Các biện pháp kiểm soát lãi suất cho vay đã bị dỡ bỏ vào tháng 7/2013. Có những kỳ vọng rằng chương trình bảo hiểm này sẽ được thiết lập trong vài tháng tới. Văn kiện cũng kêu gọi Trung Quốc xúc tiến và làm cho đồng tiền của mình, nhân dân tệ, có thể hoàn toàn chuyển đổi được, một điều mà nước này đã hứa hẹn thực hiện trong hai thập kỷ.
Văn kiện đã lặp lại những cam kết trước đó của đảng là để thị trường quyết định giá của các tài nguyên chủ chốt như nước, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện và vận tải. Nhưng nó đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn hơn. Văn kiện viết: “Thị trường nên được quyền quyết định giá của bất kỳ thứ gì có thể được quyết định bởi thị trường, và chính phủ không nên có bất kỳ sự can thiệp bất hợp lý nào”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình định nghĩa vai trò của chính phủ bằng những thuật ngữ nghe có vẻ gần gũi với những người chủ trương ôn hòa ở bất kỳ đâu trên thế giới: duy trì sự ổn định kinh tế, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm cạnh tranh công bằng, bảo vệ các quy trình thị trường và can thiệp khi thị trường thất bại.
Tuy nhiên, ngôn ngữ để thị trường chèo lái của ủy ban Trung ương đã dao động khi đề cập một trong những vấn đề cải cách gây bất đồng nhất, cụ thể là vai trò của các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu (SOE). Văn kiện này đã mang lại hy vọng nào đó cho những nhà cải cách vốn lo ngại trước nội dung khẳng định mang tính sáo mòn nêu trong thông cáo ban đầu rằng các SOE nên cấu thành “bộ phận chính” của nền kinh tế. Văn kiện nói rằng vào năm 2020, các SOE dự kiến sẽ chuyển hơn 30% lợi nhuận của họ dưới dạng cổ tức cho chính phủ (tăng lên từ mức 15% hoặc ít hơn hiện nay). Đúng như yêu cầu của các nhà cải cách bấy lâu nay, một số tài sản của các SOE sẽ được chuyển cho quỹ an sinh xã hội của chính phủ trung ương. Và khu vực tư nhân sẽ được tạo cơ hội lớn hơn để đầu tư vào các SOE và kinh doanh trong những khu vực do các SOE thống trị, gồm cả ngành ngân hàng. Những văn kiện này không đòi hỏi các SOE phải rút khỏi những khu vực phi chiến lược như khách sạn hay bất động sản. Và nó lặp lại ngôn ngữ của thông cáo khi kêu gọi củng cố khả năng “kiểm soát và gây ảnh hưởng” của các doanh nghiệp nhà nước.
Xuống đến nông thôn
Trong một lĩnh vực cải cách sống còn khác – quyền sở hữu đất nông thôn và nhà ở tại làng quê – kế hoạch này đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng. Vào cuối những năm 1990, một thị trường bất động sản sôi động bắt đầu xuất hiện ở các thành phố Trung Quốc, nhưng không phải ở nông thôn, nơi quyền sở hữu bất động sản mơ hồ hơn nhiều. Năm năm trước, Đảng CSTQ nói rằng các thị trường bất động sản thành thị và nông thôn nên được sáp nhập, nhưng tiến trình vẫn chậm chạp. Hiến pháp vẫn quy định tất cả đất đai nông thôn là thuộc sở hữu “tập thể”, một khái niệm được thừa hưởng từ kỷ nguyên Mao Trạch Đông, và luật pháp cấm bán đất đai ở nông thôn cho người không phải dân địa phương hay cấm thế chấp bất động sản ở nông thôn. Tuy nhiên, kế hoạch mới nói rằng nông dân nên được cho phép thế chấp nhà cửa của họ. Một số nơi đã và đang thử nghiệm việc này. Bất chấp đòi hỏi phải thận trọng của văn kiện, những thử nghiệm như vậy có thế mở rộng nhanh hơn (và các luật có thể được thay đổi), vì rằng đảng đã cho phép điều đó.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát đã ca ngợi những bước đi này theo một ngôn ngữ đầy cảm xúc có thể đoán trước được. Như thế Trung Quốc vừa nhận được một bản nâng cấp phần mềm, kế hoạch trọn gói của ông Tập Cận Bình được gán cho cái tên là “cải cách 2.0”. Một số bài báo gọi nó là một “cột mốc lịch sử” trên con đường hoàn thành “giấc mộng Trung Hoa”, một thuật ngữ được ông Tập Cận Bình phổ biến và hiện là chủ đề chính trên các bảng tuyên truyền khắp đất nước. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng việc thực hiện sẽ không dễ dàng. Nhưng ông đã trích dẫn câu nói của Đặng Tiểu Bình năm 1992 rằng nếu không có cải cách hơn nữa, đất nước sẽ đi đến một “ngõ cụt”. Ông rõ ràng thích được so sánh với Đặng Tiểu Bình, và ông dường như đã tích lũy được quyền lực để đem lại cho mình ảnh hưởng tương tự.
Giống như Đặng Tiểu Bình, và quả thực giống như mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình tỏ ra quyết tâm duy trì sự độc quyền quyền lực của đảng. Như dự kiến, kế hoạch của ông đề cập rất ít đến sự thay đổi chính trị. Nó đề cập đến cải cách tư pháp nhưng lại không đưa ra chi tiết, và cũng đề cập đến sự cần thiết phải tạo nhiều không gian hơn cho “các tổ chức xã hội” – tên Đảng CSTQ gọi các tổ chức phi chính phủ – trong khi kêu gọi củng cố sự “quản lý”của chính phủ đối với các cơ quan đó.
Văn kiện thực sự đưa ra những nhượng bộ trong hai lĩnh vực liên quan đến nhân quyền. Một là cam kết sẽ hủy bỏ các trại “cải tạo thông qua lao động” mà Liên hợp quốc ước tính vào năm 2009 rằng có 190.000 người bị giam giữ ở đó không qua xét xử với những thời hạn lên đến 4 năm. Các trại này thường được dùng để tống giam những người chống đối về chính trị và tôn giáo. Ngay cả truyền thông do nhà nước điều hành cũng đã phát sóng các lời kêu gọi giải tán chúng và các quan chức đã báo hiệu trong nhiều tháng qua rằng sắp có sự thay đổi. Tuy nhiên, kế hoạch này không đề cập đến việc cấm các hình thức giam giữ không qua xét xử khác, điều hiện đang phổ biến.
Sự thay đổi đáng chú ý khác là quyết định nới lỏng chính sách một con bằng cách cho phép các cặp vợ chồng có 2 con miễn là người vợ hoặc người chồng là con một. Trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng vốn đều là con một đã được cho phép có 2 con. Các gia đình nông thôn thường có thể có 2 con nếu con đầu của họ là gái. Tuy nhiên, chính sách mới này không thể gây nên một cuộc bùng nổ sinh đẻ. Nhiều cặp vợ chồng ở đô thị nói họ thích chỉ có một con, vì chi phí nhà ở, chăm sóc y tế và giáo dục cao. Văn kiện này không hứa hẹn chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với các quyết định sinh sản, hoặc giảm bớt các khoản phạt đôi khi méo mó vì vi phạm các quy định kế hoạch hóa gia đình.
Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với sự phản đối cứng rắn. Văn kiện này đã kêu gọi cải cách nhanh hơn hệ thống đăng ký hộ tịch, tức hộ khẩu, vốn ngăn cản người di cư nông thôn tiếp cận hệ thống phúc lợi ở đô thị và thậm chí đôi khi cả quyền mua một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà. Các chính quyền địa phương sẽ do dự trước điều này, trừ khi họ nhận được hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các trường học, bệnh viện và các dịch vụ khác. Người dân thành thị trung lưu cũng sẽ e dè về việc chia sẻ các nguồn lực cho giáo dục và chăm sóc y tế cho người ngoài. Các SOE, các viên chức quan liêu ngoan cố và những nhà lý luận của đảng, tất cả sẽ chống lại những cải cách mà dường như đe dọa đến lợi ích của họ. Zhang Li Fan, một nhà phân tích ở Bắc Kinh, cho rằng những cải cách của ông Tập Cận Bình có thể đã có một cơ hội tốt hơn vào thời điểm cách đây một thập kỷ, trước khi các nhóm lợi ích đã sâu rễ bền gốc.
Tuy nhiên, có khả năng quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể cho phép ông thúc đẩy thông qua những đề xuất của mình. Ông đã báo hiệu rằng ông đang nắm quyền kiểm soát trực tiếp an ninh nội địa bằng việc thiết lập một “ủy ban an ninh quốc gia” (người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, đã nhượng lại vai trò này cho một đồng nghiệp). Ông cũng đang thành lập một “nhóm lãnh đạo nhỏ” để chèo lái các cải cách, mà nhóm này có thể lại nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Việc nắm chặt ngành an ninh sẽ là một điều thuận lợi đối với ông: văn kiện nói trên, trong những nội dung kêu gọi đưa ra áp đặt các biện pháp kiểm soát mạng Internet, nói bóng gió về một ban lãnh đạo đang lo ngại sâu sắc về sự bất ổn xã hội và sức mạnh của hoạt động tuyên truyền (chống phá) trực tuyến. Ông Tập Cận Bình sẽ ghen tị với Đặng Tiểu Bình, người đã bắt đầu những cải cách trong một kỷ nguyên ít hỗn loạn hơn.
Trích từ Một góc của tôi
(Tạp chí Phía trước) 

Ai sẽ chạy án cho Dương Chí Dũng?

Diễn biến vụ “kỳ án” Vinashin làm dư luận trong và ngoài nước phê phán gay gắt, người ta tự hỏi tại sao quan tòa không cho tử tội Dương Chí Dũng tiếp tục khai trong phiên tòa buổi chiều ngày 7 tháng 1, 2014, rằng ông đã đưa hối lộ cho những ai khác để chạy tội cho ông ta.
Ngoài việc đưa nửa triệu Mỹ kim cho Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, và thêm 20 tỉ đồng nhắn gởi Bộ Trưởng Công An Trần Ðại Quang. Còn ai nữa? Và những tình tiết nào khác mà quan tòa sợ, phải cắt lời, gạt ngang nói “thôi anh Dũng ạ, anh nên dừng ở đây...” Mặc dù trước khi lên tiếng ông Dũng trịnh trọng thưa: “Kính thưa hội đồng xét xử, tôi nói những điều mà tôi đã tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi với hoàn cảnh, với con người của tôi hiện nay, tôi không thể nói những gì khác cho ai cả.” Cử chỉ và thái độ của Dương Chí Dũng trước tòa được mô tả là bình thản, tự nhiên, hình như ông tin rằng sẽ được người cứu vớt như người ta đã từng hứa hẹn với ông, tại sao bây giờ đưa ông vào chỗ chết.
Quan tòa sợ rằng những sự thật khai ra sẽ dính líu đến nhiều cấp quyền lực cao nhất của chế độ. Những người đã từng bao che, hứa hẹn sẽ chạy án cho ông Dũng, hoặc nếu bị kết án tù lâu năm thì sẽ được ân xá dần, trả tự do sớm, miễn sao ông phải giữ kín miệng trước tòa. Ông Dũng không thể ngờ những số tiền khổng lồ mà ông đã từng biếu xén, chia chác với những thượng cấp nào đó đã từng đề bạt, bao che ông trong lúc ông thi hành chức vụ và đã dùng mọi thủ đoạn để cướp tiền phi pháp. Rồi bây giờ họ để cho ông lãnh án tử hình. Ông Dũng không còn đường nào khác ngoài việc lôi kéo những cấp cao nhứt vào tròng, ông muốn khai hết, khai thật rằng đã ăn chia với họ ra sao, và có những nhân chứng nào biết rõ trong thời gian đã qua. Chỉ trong điều kiện đó ông mới hy vọng có người “chỉ đạo” làm thế nào để tháo gỡ cho ông. Ông Dũng nói: “Anh Tiệp bảo tôi yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Ðại Quang, bộ trưởng công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ, anh Ngọ sẽ không gây khó cho anh. Và anh Quang sẽ điện cho anh sau.” Dương Chí Dũng xác định trước tòa rằng ông “có gặp chính Bộ Trưởng Trần Ðại Quang” và được ông này nhắc tới chuyện đó.
Phần băng ghi âm lời khai của Dương Chí Dũng được báo Tuổi Trẻ và một số báo khác đưa lên online, nhưng đã bị buộc phải gỡ xuống hết. Nhiều bản tin khác có tựa đề liên quan đến vụ kỳ án này hay vụ PMU 18 không còn tìm thấy trên Internet. Những sự kiện nói trên chứng minh lời khai của Dương Chí Dũng hiện đang làm rúng động đảng Cộng Sản Việt Nam.
Người ta còn nhớ sự liên kết giữa Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú Trọng nhằm tước quyền Nguyễn Tấn Dũng vì chính phủ của Dũng để cho “nhóm lợi ích” của ông hoành hành một cách quá lộ liễu, làm cho nhà nước cộng sản mang tiếng xấu với các nước viện trợ, đồng thời bị kiều bào hải ngoại phê phán nặng nề. Do đó Bộ Chính Trị đề nghị Trung Ương Ðảng kỷ luật “đồng chí X,” đích danh là Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thành.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bèn chuyển quyền đặc trách bài trừ tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng đảm nhiệm về Bộ Chính Trị do Tổng Bí Thư Trọng trực tiếp điều khiển, đồng thời ông Trọng cử Nguyễn Bá Thanh nguyên bí thư thành phố Ðà Nẵng làm trưởng ban Nội Chính phụ trách việc “phòng chống tham nhũng.” Ngày xử án vụ Vinashin, chính Nguyễn Bá Thanh bất ngờ đến dự phiên tòa. Dư luận cho rằng bản án tử hình do ông Thanh đề nghị. Ông Thanh còn hứa hẹn một kỳ án khác là vụ Bầu Kiên có liên quan khá nhiều đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình.
Người ta cho rằng đảng cộng sản đang cố gắng thu xếp tấn bi hài kịch xoay quanh vấn đề tham nhũng, làm cho nó lần lượt chìm xuống một cách êm thấm; nếu không, nó có thể phơi bày tất cả một hệ thống ăn chia giữa các quan chức cộng sản lộng hành. Theo nhận xét của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A thì một người từng đứng đầu cơ quan điều tra sẽ là “bậc thầy” để xóa mọi dấu vết. Cho nên vụ án gây sôi nổi một thời gian rồi sẽ chìm trong im lặng do sự chỉ đạo của cấp quyền lực cao nào đó đang run sợ vì lời khai của tử tội có thể dẫn đến mình.
Chuyện mua quan bán chức, sự hối lộ công khai hay qua trung gian kín đáo, tạo thành một loại thuế đặc biệt, bất thành văn, mà các quan chức từ nhỏ đến lớn phải biết thi hành một cách kín đáo, rộng rãi, để bảo vệ quyền “rút ruột” công quỹ, quyền khảo tiền dân chúng. Chế độ Hà Nội đang thực thi hai loại thuế “công khai” dành cho dân phải đóng vào công quỹ, và một loại thuế “kín đáo” dành cho quan chức cầm quyền phải đút lót cho cấp trên.
Tham nhũng trong vụ Vinashin buộc nhà nước Việt Nam phải mang nợ Ngân Hàng Thế Giới không trả nổi đúng kỳ hạn. Tham nhũng trong vụ PMU cho phép Bùi Tiến Dũng, tổng giám đốc ban quản lý dự án PMU-18, con trai của Thiếu Tướng Bùi Bá Bổng, chơi cá độ bóng tròn với số tiền lên đến 7 triệu Mỹ kim, ông còn bị tố cáo dùng tiền “rút ruột” công quỹ để thuê bao gái mại dâm dâng hiến cho thượng cấp.
Vụ PMU-18 gây xôn xao tại Nhật Bản, làm Việt Nam mang tai tiếng, khiến ông Masayoshi Taga, cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International cùng ba quan chức đồng nhiệm của ông bị nhà cầm quyền Nhật Bản bắt giữ hồi tháng 8, 2008 và xử phạt vì tội hối lộ. Báo Yomiuri Shimbun cho biết ông Taga đút lót cho tổng quản lý PMU-18 hai lần tiền vào tháng 12, 2003 và tháng 8, 2006, tổng cộng 820 ngàn Mỹ kim. Ông tổng quản lý PMU buộc PCI phải chia 15% tiền hoa hồng đổi lấy gói thầu cho PCI. Báo chí Nhật Bản cho rằng vụ PMU-18 chỉ là “phần nổi của tảng băng” hối lộ trên đất Việt Nam, và nghi ngờ tính hiệu quả của viện trợ ODA (Office Development Assistance) do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp.
Vụ PMU cũng như Vianashin khui ra nhiều quan chức cao cấp thời đó như Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, bị bắt giam, Thiếu Tướng Cao Ngọc Oánh, thứ trưởng Bộ Công An, mất chức, Nguyễn Văn Lâm, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ, có liên lụy. Trong khi báo chí đang sốt sắng loan tin về vụ án thì có lệnh buộc phải ngưng, không cho các báo loan tin nữa.
Sau 18 tháng gọi là điều tra, các quan chức cao cấp nói trên được miễn trách nhiệm, nội vụ chìm trong im lặng với bản án phạt Bùi Tiến Dũng 6 năm tù về tội đánh bạc và 7 năm tù về tội đưa hối lộ. Không có một quan chức cao cấp nào đã nhận hối lộ của Bùi Tiến Dũng bị truy tố. Những bài viết về PMU trên Internet được bôi bỏ không còn dấu vết.
Hài kịch PMU còn đem lại tai nạn cho hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên, chuyên viết về các đề tài tố cáo tham nhũng, bị bắt giam và điều tra... Ngày 1 tháng 8, 2008, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên trong đó có Nguyễn Quốc Phong, phó tổng biên tập báo Thanh Niên, và Bùi Văn Thanh, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Những người này bị kết tội “đã trực tiếp viết, biên tập, duyệt đăng các tin và bài về vụ PMU 18 với những thông tin sai sự thật.” Ðó là cách răn đe báo chí không nên chúi mỏ vào vùng cấm địa là tham nhũng của chế độ.
Cơn bệnh tham nhũng của Hà Nội còn được chứng minh bằng vụ phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc Trăng, Nguyễn Văn Lèo đánh cờ tướng với Trần Văn Tân, giám đốc Trung Tâm Sát Hạch Bằng Lái Xe Hạng 3, và Ðinh Văn Mười, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy Sóc Trăng. Họ ăn thua nhau mỗi ván cờ tới 5 tỉ đồng. Thử hỏi một công chức nhà nước hưởng lương mỗi tháng được bao nhiêu? Dù có tổ chức kinh doanh trong tỉnh thu lợi được cỡ nào mà thản nhiên chơi cờ ăn thua đến 5 tỷ đồng một ván?
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận định với đài BBC rằng lời khai của tử tội Dương Chí Dũng cho thấy “sự thối nát của chế độ không thể tưởng tượng được.” Sự thối nát mà Nguyễn Phú Trọng đã phó thác cho Nguyễn Bá Thanh bài trừ có thể thành công hay không? Người ta nghi ngờ sẽ là không, bởi lẽ nó sẽ lôi kéo gần như tất cả đảng viên cầm quyền, những con “sâu” tham nhũng phân chia thành phe nhóm có “sâu đầu đàn” đề bạt bao che. Một khi phe này thanh toán phe khác thì phe khác cũng có đủ tài liệu tố cáo lại. Cái thế gọng kềm đôi ba nhóm có thể sẽ dàn xếp với nhau để cùng tồn tại. Cũng giống như nhiều đảng cướp thuộc “xã hội đen” trong vùng, bọn chúng phân chia địa bàn hoạt động để thu lợi.
Cũng có thể một phe nhóm nào đó tại Việt Nam yếu thế, không “ăn chia” được bao nhiêu, nổi máu anh hùng mượn thế nhân dân để vươn lên nắm quyền cai trị. Hay là một phe nhóm mạnh nhứt ra tay loại trừ đối thủ để làm bá chủ một mình khai thác mồ hôi nước mắt của đồng bào. Những người này đã từng tự hào làm cách mạng cộng sản chống bá quyền bóc lột. Bây giờ họ thực thi chỉ thị của nguyên Tổng Bí Thư Trường Chinh tuyên bố năm 1983: “Ta sẽ bóc lột những người đã bóc lột.” Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng sẽ chiếm toàn quyền bóc lột quần chúng? Hay một tướng công an, một tướng quân đội nào đó sẽ có gan lộ diện?
Võ Long Triều
(Người Việt)

Lê Hiếu Đằng - Thư gửi Thanh niên, Học sinh, Sinh viên


THƯ GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN SINH VIÊN HỌC SINH

Các em thân mến, trong thời gian tôi bịnh, các em đến thăm. Hỏi hoàn cảnh sống từng em, có em sống cực khổ trăm chiều. Đa số các em đều là con em của công nhân nghèo đang sống lầm than trong các căn nhà cho thuê chật chội, nóng bức, thiếu mọi phương tiện sinh hoạt, nhất là các em nữ, có em là con của nông dân ở miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long, gia đình bị bọn quan chức tước đoạt hết ruộng vườn mà tổ tiên bao đời các em dày công đổ mồ hôi sôi nước mắt, kể cả máu, khai phá thành những mảnh đất ruộng vườn màu mỡ nuôi sống biết bao đời cha ông đến các em khôn lớn thành người như ngày nay. Hỏi hoàn cảnh từng em, có em làm tôi rơi nước mắt, nghẹn ngào thương các em quá. Tôi cũng mất mẹ từ lúc lên ba tuổi (1947) sống ở vùng quê Tiên Phước, Quảng Nam, sau đó là Bồng Sơn, Bình Định. Tôi hiểu một khi gia đình đã tan tác, ly hương, tha phương cầu thực là khổ đau biết chừng nào. Tôi muốn bắt đầu lá thư này bằng mấy câu thơ trong bài “Gởi các bạn sinh viên” của Thiết Sử, người bạn thân, là anh Phan Duy Nhân thời học trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng:

Nỗi căm hờn sôi trong lòng tuổi trẻ

Trong mắt anh, trong tiếng chị kêu gào

Trong vỗ tay cười trước nỗi thương đau

Ta bừng giận sóng xô trời biển dậy

Ta đã khát trăm năm rồi cổ cháy

Thèm kêu la trên nỗi chết không rời

Những anh hùng tuổi trẻ Việt Nam ơi,

Ba mươi triệu con người đang muốn nói…”

Đất nước hòa bình gần ¼ thế kỷ, một thời gian đủ để một nước như Việt Nam “cất cánh” sánh vai cùng các nước Đông Nam Á, nhưng nay thì bọn tham nhũng cường quyền tước đoạt hết tất cả của cải, tài nguyên, giang sơn gấm vóc cha ông ta đã đổ biết bao xương máu để lại cho chúng ta. Cái chế độ toàn trị do ĐCS dựng lên cướp hết các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, phá nát, cướp đất, tài nguyên môi trường, các quyền cơ bản của con người mà cả loài người tiến bộ, trong đó

THƯ GỬI CÁC BẠN THANH NIÊN SINH VIÊN HỌC SINH

Các em thân mến

Trong thời gian tôi bịnh, các em đến thăm tôi. Hỏi hoàn cảnh từng em, đa số các em đều là con em của công nhân, nông dân nghèo từ mọi miền đất nước đến. Gia đình bị mất đất, mất ruộng vườn phải ly tán, chia lìa, tha phương cầu thực, kiếm ăn từng ngày thật thê thảm, thương tâm mà chẳng được gì để đỡ đói khát, kiếm ăn từng ngày từng giờ mà chẳng có gì để kiếm, miếng cơm chẳng có gì no đủ lấp đầy cơn đói khát đang hành hạ phá nát cuộc sống đầy bất hạnh thương đau vô cùng, cuộc sống đầy dữ dội tột cùng của con người chẳng ra con người như mọi người khác đang sống bình thường, chẳng ra con người như mọi người, đang sống nhưng như đã chết, như những người bình thường khác đang sống từng ngày từng giờ như những con người bình thường đang sống từng ngày từng giờ như những con người bình thường đang sống dữ dội trong cuộc sống đầy sóng gió giữa cuộc đời nầy trong cuộc sống đầy bất công, áp bức của những bầy sâu tham nhũng độc ác của một chế độ toàn trị chưa từng có trong lịch sử văn minh, tiến bộ một thời gian dài làm khổ biết bao người dân lương thiện hiền hòa của Việt Nam thân yêu chúng ta… chưa từng có trong lịch sử lâu dài của dân tộc, đất nước chúng ta đầy gian lao đấu tranh bảo vệ giang sơn gấm vóc. Cha ông chúng ta đã oanh liệt đấu tranh không ngừng vì độc lập tự do cho Tổ quốc, cho tương lai của chúng ta và cho con cháu mai sau của chúng ta được sống trong một đất nước văn minh, tiến bộ, hòa trong cuộc sống chung trong một thế giới vì con người, cho con người, được sống TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, chẳng còn áp bức, bất công, sống vui, sống có ích vì cuộc sống vô cùng tươi đẹp trong một thế giới hòa bình, vô cùng vui vẻ, hạnh phúc, bình đẳng, tự do, bác ái, đầy tình người, tình đồng loại, trong một thế giới không còn bạo lực, hận thù, chỉ có tình thương yêu giữa con người xem nhau như người thân, bạn bè, đồng loại, đồng anh em thương yêu nhau bằng tình người được sống trong khung cảnh của một xã hội mà đến con trâu cũng “nghé ngọ yêu người, người yêu người yêu cuộc sống đến muôn năm, yêu anh em yêu xã hội công bằng, yêu con người yêu cuộc sống đến trăm năm…”. Ở đó, các quyền tự do, dân chủ cơ bản mà loại người tiến bộ trong đó có Thanh niên sinh viên học sinh đi tiên phong đang hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước không ngừng nghỉ, khoan nhượng, lùi bước trước bạo lực, áp bức, dù phải đối đầu với sống chết, tù ngục, đánh đập, tra tấn, kể cả cái chết.

Các em thân mến,

Hoàn cảnh các em phải sống tha phương, cầu thực, thiếu hẳn sự chăm sóc, thương yêu, đùm bọc của gia đình, là bất hạnh biết chừng nào. Giống như hoàn cảnh của tôi mất người mẹ thương yêu từ lúc mới lên 3 tuổi (1947) vì bệnh lao ở vùng nước độc Tiên Phước, Quảng Nam. Tôi hiểu hoàn cảnh các em, nhưng tất cả chúng ta phải nuốt khổ đau vào lòng để hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước những chiến sĩ đang xung trận xem thường tù đày, đánh đập, làm nhục, kể cả cái chết, để bảo vệ đất nước, giang sơn, gấm vóc mà bao đời cha ông ta đã đấu tranh với giặc TQ xâm lược không tiếc máu xương, không bao giờ chịu khuất phục như những chiến sĩ luôn luôn dũng cảm xông lên phía trước để khôi phục lại giá trị con người Việt Nam, đất nước VN oai hùng một thời làm cả bọn giặc TQ xâm lược kinh hồn bạt vía chạy thục mạng một cách ô nhục trước bọn vua quan triều thần TQ xâm lược với lời tuyên ngôn đanh thép của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo: “NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ”.

Các em thân mến,

Chúng ta là những chiến sĩ noi gương tiền nhân đấu tranh không bao giờ chịu khuất phục trước tù đày, đàn áp, làm nhục, kể cả cái chết. Chúng ta có chết để con cháu chúng ta sống với tất cả các quyền được làm người “tử tế”, hưởng hạnh phúc của cuộc sống tươi đẹp như các trẻ em trên thế giới đang sống một thời trẻ thơ hạnh phúc.

Các em thân mến,

Chúng ta, nhân sĩ trí thức, những người còn tấm lòng với đất nước hãy vì tương lai con em thương yêu của chúng ta tay trong tay chiến đấu không bao giờ lùi bước vì phẩm giá, nhân cách, vì phẩm hạnh của một con người tự do, tay trong tay hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước như những chiến sĩ dũng lược chiến đấu vì con người, cho con người, cho các quyền dân sinh dân chủ mà lâu nay chúng ta bị tước đoạt đánh cắp.

Chúng ta, nhân sĩ trí thức, những người còn lương tri, hãy vì phẩm hạnh, nhân cách của con người tự do, không phải là đàn cừu vô tri, vô giác, vô minh, vì con người, cho con người, cho con người đầy phẩm hạnh với các quyền dân sinh, dân chủ, vì nền độc lập dân tộc đang bị đe dọa nghiêm trọng, hãy hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước, tay trong tay tiến lên phía trước như những chiến sĩ chiến đấu không khoan nhượng, lùi bước, bất chấp hiểm nguy đang đe dọa từng ngày từng giờ, vì con người và nhân cách, phẩm giá con người, không phải như đàn cừu vô tri, vô giác, vô minh, tay trong tay tiến lên không lùi bước trước cường quyền, bất chấp tù đày, kể cả cái chết vì đất nước thiêng liêng, vì giang sơn gấm vóc mà cha ông chúng ta đã hi sinh xương máu mới có Việt Nam ngày nay mà nền độc lập tự do đang bị thật sự đe dọa nghiêm trọng vì tệ nạn tham nhũng, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền hiện nay.

HÃY VÌ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA, HÀNG HÀNG LỚP LỚP TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC TAY TRONG TAY VÌ VN THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA MÀ TIẾN LÊN KHÔNG LÙI BƯỚC TRƯỚC BẤT CỨ TRỞ LỰC NÀO DÙ CHO PHẢI CHỊU TÙ ĐÀY, TRA TẤN, LÀM NHỤC, KỂ CẢ CÁI CHẾT.

CHÚNG TA SỐNG VINH VỚI ĐẦY ĐỦ QUYỀN SỐNG CON NGƯỜI ĐẦY PHẨM GIÁ VỚI DŨNG KHÍ NHƯ NHỮNG CHIẾN SĨ VÌ ĐẤT NƯỚC VIÊT NAM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA…

HÃY TAY TRONG TAY HÀNG HÀNG LỚP LỚP TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC…

LÊ HIẾU ĐẰNG

Công dân Quận 10, Sài Gòn

Ngày 12- 12- 2013
Mặt sau của trang 1:

 (BVN) 

“Miếu thờ quan” và các quan “lợi ích”

Từ ngàn xưa, đã có thành ngữ một người làm quan cả họ được nhờ. Có điều, xưa thì còn nhờ, chứ thời nay thì… bổ luôn. Thời hội nhập nên “hiện đại” hơn.
I- Năm cũ Quý Tỵ sắp qua, năm mới Giáp Ngọ sắp đến, bỗng có câu chuyện về một ông quan khiến dân lập đền thờ, nổi bật trên nhiều trang báo, giữa lúc xã hội ồn ào bàn luận không ngớt những vụ “đại án” toàn các quan chức tham nhũng, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của công. Ông quan đó là Phan Thế Phương, nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên- Huế.
Nghe mà như chuyện cổ tích thời hiện đại. Có tấm lòng thơm thảo thương dân, thương người nghèo. Có những gian khó như thử thách phẩm cách một ông quan chính trực. Và có cả mất mát thương đau. Nhưng những mất mát thương đau, lại làm bộc lộ cái tình, sự tri ân sâu sắc của người dân với ông quan Phan Thế Phương, đến mức ông đã thành… “thần” trong tâm linh họ. Khi người dân vùng phá Tam Giang lập miếu thờ ông là “ông tổ” nghề nuôi tôm, tôn ông là Thành hoàng làng. Những ngày giỗ, ngày lễ tết, họ đến thắp hương cầu nguyện cho ông.
miếu, lợi ích, siêu lưa, huyền như
Nhờ ông Tổ nghề Phan Thế Phương, nhiều ngôi nhà khang trang đã được mọc lên. Ảnh: V.Long
Nhân dân và lịch sử, rút cục bao giờ cũng rất công bằng, công tâm. Nếu nhìn rộng ra ở đời.
Phá Tam Giang vốn nổi tiếng, cả khi bước chân vào văn chương, với hai câu ca dao: Thương emanh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang. Phá Tam Giang (vụng biển hiểm trở, sóng gió, nhiều con nước xoáy) trong quá khứ xa xưa, người dân chài rất hãi sợ bởi nơi đây đầy đầm lầy lau lách, nơi trú ngụ của đạo tặc. Nhưng những năm 80, hơn 30000 người dân chài sống vất vưởng trên những vạn đò, còn hãi sợ hơn một loại giặc khác-“giặc đói”.
Đã thế, con người luôn mong manh trước thiên tai. Trận bão 1985 khiến hàng ngàn người dân bị chết, hơn 300 người bị cuốn trôi ra biển không tìm thấy xác, những người còn sống “trắng tay”.
Cũng là lúc ông Phan Thế Phương về với dân làng chài. Vận động dân lên bờ định cư. Thôn 14, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) với vỏn vẹn 36 hộ dân, lần đầu tiên ra đời. Không ai nói đến sự vất vả của ông những ngày vận động người dân định cư để định canh, thay đổi tập quán sống từ dưới nước lên trên bờ, từ nay đây mai đó hoang sơ đến có một nếp nhà trên đất liền.
Chỉ biết, lần đầu tiên người dân vạn chài quen đánh bắt tôm cá tự nhiên, bản năng kiểu “trôngtrời trông đất trông mây”, đến biết bắt tay “nuôi trồng” thủy sản.
Lần đầu tiên họ làm quen với be bờ, đắp ao, cho tôm ăn, theo dõi tôm bị bệnh. Lần đầu tiên họ biết đến khái niệm “chuyển giao kỹ thuật” từ các kỹ sư nuôi trồng thủy sản do ông đưa về.
Lần đầu tiên, năm 1988, 02 hec ta tôm nuôi đầu tiên ở thôn 14 thành công, lãi hàng chục triệu đồng.
Và lần đầu tiên, năm 1989, sau thành công bước đầu, là “hội nghị đầu bờ” tại thôn 14, để rồi việc nuôi trồng thủy sản triển khai toàn tỉnh Thừa thiên- Huế.
Tất cả những lần đầu tiên ngỡ ngàng, gian nan, mầy mò vất vả ấy để có một cái kết cuối cùng có hậu- năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thừa thiên- Huế lên tới 6200 hec ta, với sản lượng gần 10000 tấn hải sản, và hàng vạn hộ dân đầm phá Tam Giang đổi đời. Giặc đói hoàn toàn đẩy lùi.
Thôn 14 giờ đã có những “vua tôm”, đời sống dân chài vào loại sung túc nhất, diện mạo sầm uất như phố thị.
Chỉ có điều ông Phan Thế Phương không còn nữa, để được nhìn những thành quả lao động của mình- mà đất nước công nhận- Anh hùng Lao động thời đổi mới. Ông đã ra đi sau một tai nạn giao thông bất ngờ trên đường công tác.
Nhưng đến lượt dân vạn chài phá Tam Giang, giờ đây không rời xa ông. Hệt như khi còn sống, ông đã không bao giờ rời xa họ.
Nhiều người dân ở phá Tam Giang đã già đi, con cháu họ lại tiếp tục gắn bó với tinh thần, tấm lòng và phẩm cách của một ông quan vì dân. Khi ngôi trường THCS xã Quảng Công mới đây được mang tên ông- Trường THCS Phan Thế Phương. Ngôi miếu thờ ông dựng ngay bên bờ những ruộng tôm, quay mặt ra phía trời, nước phá Tam Giang. Người dân như muốn để ông chứng kiến một phá Tam Giang đã thay da đổi thịt, từ ông. Còn ông thực ra, đã được “tạc” ngay trong tâm khảm họ.
Có công, dân dựng đền thờ. Câu nói của người xưa đã linh nghiệm vào chính con người và cuộc đời của ông quan Phan Thế Phương. Một cuộc đời công bộc đầy ý nghĩa và đáng kính trọng.
*********
II- Thế nhưng, trong xã hội này, có bao nhiêu ông quan được như ông Phan Thế Phương. Sống dân trọng, chết dân thương, thậm chí thờ như thần linh? Chắc chắn là rất hiếm, cực hiếm!
Bởi một điều, cái sự “vì dân thì ít, vì tham thì nhiều” của không ít vị quan chức giờ đây, nó … điển hình quá. Nhiều như hàng chục vụ đại án tham nhũng đã và sắp xử nay mai trong năm mới 2014, mà vụ nào cũng phải cả dây, đã là một câu trả lời sinh động và chát chua.
Trả lời báo laodong. com, ngày 20/01 mới đây về các vụ đại án, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UBVHGD Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH có một nhận xét đáng chú ý: Các đại án cho thấy đục khoét ngân khố lớn nhất là các nhóm lợi ích.
miếu, lợi ích, siêu lưa, huyền như
Nhóm lợi ích có thể thấy, là “nhân vật ngầm”, không thấy diện mạo nhưng vòi bạch tuộc của nó có thể thò vào bất cứ đâu, chi phối tất thảy các vấn đề lớn của kinh tế- xã hội. Từ những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như tham nhũng, đến chủ trương tích cực như tái cơ cấu kinh tế. Một câu hỏi từng được đặt ra: Vì sao tiến độ triển khai tái cơ cấu kinh tế rất chậm chạp?
Và chính các chuyên gia kinh tế trả lời, bằng sự nghi vấn: Hình như vẫn còn chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, muốn níu kéo lại những gì đã có, nên chưa có những cải cách đáng kể thực sự theo cơ chế thị trường và hội nhập. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn: Chính nhóm lợi ích là vật cản lớn nhất quá trình tái cơ cấukinh tế. Đương nhiên nhóm lợi ích ở đây phải là có quyền, có lực, có thế- là các “quan… lợi ích”.
Còn Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN rất tinh tế khi cho rằng: Phải “cưỡng chế” tái cơ cấu! Phải tiếp cận tái cơ cấu từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên theo đề xuất tái cơ cấu, thì áp lực tái cơ cấu mới mạnh. Nhu cầu khách quan từ dưới lên tức là từ cuộc sống nhưng áp lực phải từ trên xuống, như thế mới gọi là cưỡng chế tái cơ cấu, buộc phải tái cơ cấu nếu không sẽ rơi vào tình trạng dưới đi xin tái cơ cấu là rất khó.(Đất Việt, ngày 20/01)
Bản chất của cơ chế quản lý các tập đoàn, DNNN là nặng tính xin- cho. Tái cơ cấu càng chậm chạp, là càng kéo dài cơ chế xin- cho, cũng càng là cơ hội để các nhóm lợi ích trục lợi, mà thực chất, là mảnh đất mỡ màu cho tham nhũng nảy nở. Cái vòng luẩn quẩn có “động lực riêng” của nó.
Dân gian từ xa xưa có câu nói buôn có bạn, bán có phường. Nhưng thực ra ngày nay, tham cóphường, tù có bạn, chả ai dại gì tham một mình, tù một mình. Chả thế, các vụ đại án nào ra hầu tòa, cũng một lô một lốc các vị quan chức, từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, đủ mặt ‘anh tài, chị tài”. Không tin, cứ hỏi các… đại án!
Thậm chí, có những đại án, giữa chủ tịch và tổng giám đốc tổng công ty, trong đời sống họ rất ghét nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng trong tham nhũng, họ vẫn là “hai anh em chung… chi một chiến hào”. Điều đó, nó phản ảnh tính chất hệ thống, phản ánh “lỗi hệ thống” ăn sâu, bám chắc vào cơ thể tập đoàn, DNNN từ trên xuống dưới, tạo ra một vỏ bọc tự vệ cực kỳ cốt thép, trước cái cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, hình thức và cực kỳ lỏng lẻo, nhưng lại nặng bệnh nói dối.
Chính vì thế, chỉ là một chức quan tép riu- Phó Trưởng phòng quản lý rủi ro của Vietinbank (t/p HCM), và thủ đoạn chỉ cần táo tợn, “siêu lừa” Huyền Như vẫn đủ sức chiếm đoạt gần 4000 tỷ đồng, qua mặt cả các ngân hàng “cáo già”.
Nhóm lợi ích là “con đẻ” của bất cứ quốc gia nào, của xã hội nào. Như ở nước Nga, năm 2013, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatiev cho biết có tới 49 tỉ USD đã bị tuồn khỏi nước này một cách bất hợp pháp vào năm trước. Các vụ chuyển vốn này, bằng khoảng 2,5% sản lượng kinh tế hàng năm của Nga, được điều khiển bởi "một nhóm cá nhân có tổ chức chặt chẽ.(LĐO, ngày 22/02/2013)
Nhưng chắc chắn “nhóm lợi ích” sẽ lớn nhanh, lớn mạnh, lớn vững chắc, chừng nào nền quản trị của bất cứ quốc gia nào còn xơ cứng về tư duy, bảo thủ và duy ý chí về phương cách quản lý kinh tế- xã hội. Đó là cái giá đắt phải trả.
Bằng cách sống vì dân, vô vụ lợi, cuộc đời ông quan Phan Thế Phương hẳn sẽ truyền cảm hứng sống cho những thế hệ trẻ, là những em học sinh ở ngôi trường mang tên ông- THCS Phan Thế Phương, kế thừa tinh thần và nhân cách sống của ông. Còn các "quan lợi ích", họ cũng có cách của họ.
Không phải ngẫu nhiên, ngày 13/01, Tạp chí Cộng Sản có bài viết Hậu duệ và trí tuệ. Ở bài viết này, tác giả phân tích hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ qua câu vè dân gian với nhiều dị bản khác nhau: "Nhất hậu duệ/ Nhì quan hệ/ Ba tiền tệ/ Tư trí tuệ". Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp. Và từ thực tế, thì cầu vè “xếp hàng” thứ tự: Nhất hậu duệ…., là phản ánh sinh động và “yêu thương” nhất, cách bổ nhiệm cán bộ kế cận. Nói như tác giả bài báo là, các cụ “bế” con, cháu mình lên đặt vào những chiếc ghế đầy quyền lực.
Thật ra, câu vè hiện đại này không mới. Vì từ ngàn xưa, đã có thành ngữ một người làm quan cảhọ được nhờ. Có điều, xưa thì còn nhờ, chứ thời nay thì… bổ luôn. Thời hội nhập nên “hiện đại” hơn.
Đương nhiên, cũng vẫn có những “hậu duệ” tài năng. Nhưng về nguyên tắc, cái sự bổ “hậu duệ” khi mà chưa trải qua thực tiễn đời sống, vượt qua tất cả những quy định tổ chức, và “hậu duệ” còn được bế bồng lên ghế thì đương nhiên, nó chỉ báo hiệu ba điều: Một, “hậu duệ” phải đứng kiễng chân, tự làm khổ mình, làm khổ tập thể. Hai, là tạo ra những kẻ cơ hội, nịnh bợ lăm le xây dựng e kip. Ba, là bản thân “hậu duệ” cũng phải xây dựng cho mình một nhóm lợi ích măng non, kiểu cha mẹ truyền con nối. Cái câu vè - lý thuyết mầu xám đó mà càng hoàn thiện, càng đi vào thực tiễn, thì “cây đời” kinh tế- xã hội chỉ có xám xịt.
Nhưng dù sao Xuân sắp về, những tín hiệu mới cũng phát lên, che lấp những bi kịch đại án chả lạc quan tý nào nay mai sắp được xử.
Mới đây, ngày 22/01, làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn, người đứng đầu Chính phủ cho biết trong năm nay 2014, và năm 2015, phải cổ phần hóa 500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN (VietNamNet, ngày 23/01).
Đó cũng là công việc trọng tâm, giải pháp căn bản bảo tài sản công, vốn liếng được đầu tư hiệu quả, đồng thời theo đó, doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường. Sẽ công khai danh sách các công ty phải cổ phần hóa. Ngoài giá xăng đã theo cơ chế thị trường không còn bù lỗ, than theo giá xuất khẩu, giá điện sẽ phải được “minh bạch” để xem các yếu tố hình thành giá, chi phí khấu hao, công khai rõ để xã hội kiểm soát.
Sự công khai, minh bạch bao giờ cũng là “khắc tinh” của đi đêm, tham nhũng.
Rõ ràng, những tín hiệu tích cực bước đầu đã phát lên giữa thanh thiên bạch nhật. Chỉ còn chờ thái độ tiếp nhận của 500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN.
Hay là, các quan “lợi ích” trả lời?
Kỳ Duyên
(VNN)
 

Sớ Táo Quân 2014

Sớ Táo Quân. Graphic: RFA/Phạm Điền
Mõ trời: Loa loa loa…cuối năm con rắn

Ngọc Hoàng ra chiếu đối với các táo về chầu năm nay

Lệnh rằng:

Các táo quân hãy nghe cho kỹ:

Bất kể nước nào bắt thăm lấy số

Không được ăn gian ỷ mình to xác

Lấn chiếm láng giềng để mong vào trước

Lệnh cho Thiên lôi xử ngay tại chỗ.

Loa loa loa…

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Thứ tự trước sau nay đà kết quả

Việt Nam khai hỏa rồi tới Miến Điền

Trung quốc ưu tiên được vào sau chót!

Việt Nam đâu, trình diện…

Táo Lớn: Dạ dạ có chúng thần đây ạ

Mõ trời: Sao mọi năm táo Việt Nam tới ba mạng mà năm nay còn có hai là sao?

Táo Vợ: Dạ thưa Mõ trời, Táo Việt Nam nguyên có ba người nhưng Táo Nhỏ của thần thiếp còn bận lượm đá nên lấy chuyến bay kế tiếp ạ.

Ngọc Hoàng: Cha chả gan như gan cóc tía

Táo Việt Nam sao dám cà kê đá gì mà lấy trong những ngày giáp tết?

Táo Lớn: Dạ! xin Ngọc Hoàng bớt cơn giận dữ, Táo Nhỏ sở dĩ phải chờ lấy cho được cục đá cuối năm để làm bằng chứng về một cái tội, trời không dung đất không tha của vua quan Hà Nội đó là bọn tiểu nhân giả vờ đục đá làm ồn để che giấu hành vi bán nước.

Ngọc Hoàng: Được rồi ta bỏ qua việc này, nhưng cớ sự ra sao phải trình cho rõ. Táo Vợ kia nói mau.

Táo Vợ: Muôn tâu Ngọc Đế số là như vầy.

Tháng Giêng mười chín hôm nay

Nhân dân tụ hội nhớ ngày Hoàng Sa

Tượng đài ầm ỉ tiếng loa

Tiếng khoan tiếng cắt đá ra bụi mù

Nhân dân đứng thổi phù phù

Vậy là xong cuộc biểu tình chống Trung!

Ngọc Hoàng: Ta hiểu rồi. Này Nam Tào Bắc đẩu mau ghi chép ngọn ngành về cục đá lưu manh phá tan lòng yêu nước....

Thôi tiếp tục đi, từ đầu năm tới nay việc gì quan trọng hẳn nói ta còn bận họp...

Táo Lớn: Tâu Ngọc Hoàng, việc lớn nhất năm, mấy tay quốc hội, bấm nút thông qua, sửa sang hiến pháp, dân chúng càm ràm, sửa như không sửa, điều 4 y chang, đè đầu dân chúng.

Táo Vợ: Đã vậy tự khen, nước ta dân chủ, số một địa cầu, không ai bì kịp

Ngọc Hoàng: Thôi được thôi được, Táo Vợ đừng nên bức xúc, loạn chốn công đường, ta sẽ ghi tâm, những điều ngươi nói.

Táo Lớn: Muôn tâu bệ hạ, chuyện lạ nước Nam, vào năm con rắn, đó là sự cố, Đại tướng Võ Nguyên, Giáp ta nằm xuống, quần thần luống cuống, tổ chức lễ tang, cả nước xếp hàng, chờ vào phúng điếu, nhân dân cũng hiểu, ông đại tướng này, phải chịu bó tay, bởi phe Lê Duẩn, từ khi bộ trưởng, của bộ tránh thai, đại tướng ra oai, với bà sản phụ, không còn Biên phủ, cũng chẳng Him Lam, dân khóc rầm rầm, như là cha chết.

Táo Vợ: Xem như chấm hết, câu chuyện tướng tài, y tế lai rai, về bao cái chết, hàng chục thiếu nhi, vắc xin tầm bậy, Chị Tiến nói lại, không có lỗi nào, không hiểu tại sao, lăn đùng ra chết.

Táo chồng: Cát Tường là một, vụ việc động trời, mổ xẻ khơi khơi, giết người như ngóe, nạn nhân bị xé, thành mảnh nhỏ to, chứng cứ phi tang, đến giờ chưa biết, nhân dân quán triệt, tòa sẽ công bằng, vụ án tiếng tăm, khó mà bỏ túi

Táo Vợ: Ngọc hoàng yêu dấu, chưa hết chuyện đâu, tù bị bỏ oan, vẫn còn nhiều lắm, ông Nguyễn Thanh Chấn, bị án chung thân, về tội hiếp dâm, nằm hết 10 năm, lòi ra vô tội.

Táo chồng: Cái gã giết người, bỗng dưng hối hận,  trình diện công an, chính mình hung thủ, người dân nổi giận, nhà nước tỉnh queo, vẫn thói hứa lèo, sẽ mang xử lại.

Ngọc Hoàng: Này táo gái, sao người lại gọi ta là Ngọc Hoàng yêu dấu hở? Ngươi có biết như vậy là khi quân hay không? Cũng may Ngọc Hoàng vợ không có ở đây nếu có bả thì người xấu số nghe chưa.

Táo Vợ: Dạ dạ thần xin rút khuyết điểm, Tâu bệ hạ, tiêp tục phần báo cáo thường niên năm nay thần xin nói về một phong trào đang nổi lên tại Việt Nam đó là đòi thành lập xã hội dân sự ạ.

Ngọc Hoàng: Ủa cái vụ này nước nào chả có sao Việt Nam bây giờ mới làm. Đâu nói ta nghe thử.

Táo Lớn: Tâu Ngọc hoàng chuyện là như vầy:

Xã hội dân sự, ở các nước người, nhan nhản như rươi, cốt gần dân lại, giúp nhau tồn tại, từ chuyện gia đình, tới việc mưu sinh, bên ngoài xã hội, người dân họp lại, thành những hội đoàn, hiệp hội tiểu thương, hay là nghề nghiệp.

Táo Vợ: Thế nhưng chính phủ, cấm tiệt không cho, lại bảo đừng lo, để cho nhà nước, Mấy ông trí thức, thành lập diễn đàn, mặc kệ công an, liếc ngang liếc dọc, Có người nói móc, an ninh thâm độc, im lặng cho làm, tới lúc thấy cần, đưa tay hốt trọn.

Ngọc Hoàng: Có gì hấp dẫn nữa không táo ...vợ!

Táo Vợ: Dạ bẩm anh trời, cuối năm quý tỵ, ngựa sắp hí vang, đại án tham ô, là Dương Chí Dũng, Hối lộ công an, nửa triệu tiền xanh, người nghe choáng váng, Thứ trưởng thứ trung, quý ngọ quý ngung, sắp vào nhà đá, Người dân tá hỏa, nghe Chí Dũng khai, nửa triệu lót tay, cho anh Quý Ngọ, Mở lời bày tỏ, nên trốn cho xa, kẻo gặp oan gia, phải tù suốt kiếp.

Táo chồng: Bẩm lạy Ngọc Hoàng, thần dân nước Việt, hiện rất hoang mang, về bộ chính trị, Không biết không màng, nỗi niềm dân chúng, Thứ nhất nông dân, không còn ham muốn, trồng lúa trồng khoai, mà trồng cái khác, Họ trồng con người, tận mãi Đài Loan, hay là Hàn Quốc, những cô con gái, bỏ ruộng bỏ đồng, mong muốn lấy chồng, nước ngoài giàu có, nghèo khổ quanh năm, không còn mơ ước.

Táo Vợ: Người dân khắp nước, sợ nhất đồ ăn, ngậm hàng Trung Quốc, sợ chiếu sợ chăn, ung thư như bỡn, Đã vậy năm nay, thuế chồng lên thuế, bán lẻ bán buôn, cũng đều than ế, Cửa nhà hoang phế, doanh nghiệp vắng tanh, phá sản tanh bành, lấy đâu ra job?

Ngọc Hoàng: Thật là tội nghiệp, các táo cho ta nhắn lời an ủi người dân còn mấy tên cường hào ác bá thời mới thì Nam Tào Bắc Đẩu ghi hết tên của chúng cho ta.
Trống liên thinh......

Táo em: Muôn tâu Ngọc Hoàng Thượng đế, Thần là Táo em, xin chịu tội trước Ngọc Hoàng vì đến trễ.

Ngọc Hoàng: Ta biết rồi, có phải ngươi chờ lấy cục đá tại tượng đài Lý Thái Tổ nên tới trễ phải không? Mau đi, chuyện gì xảy ra làm ngươi phải đổi cá chép vậy?

Táo em: Tâu Ngọc Hoàng, số là như vầy:

Quần đảo Hoàng Sa, của người nước Việt, trăm năm sử viết, thuộc về dân Nam, Trung Quốc tham lam, cứ đòi lấn chiếm, Tháng giêng mười chín, một chín bảy tư, tàu chiến tới nơi, bao vây nhiều đảo, Binh lính Việt nam, tục gọi Cộng Hòa, anh hùng kháng cự, lực yếu thế cô, tàu chìm đảo mất, bảy mươi bốn người, trở thành bất tử, cùng với non sông, cha ông đất Việt, vậy mà hùng liệt, cùng bị chối từ, bởi một nhóm người, trong Bộ chính trị.

Táo Vợ: Thôi chàng cứ thở, rồi hãy tường trình, Ngọc đế anh minh, sẽ không bắt tội.

Táo Nhỏ: Then kìu nàng.

Mới đây cả nước, đem chuyện Hoàng Sa, vạch rõ phong ba, trong ngày lịch sử, Báo đăng tắp lự, chuyện bốn mươi năm, có gì nói nấy, dân tình phấn khởi, tưởng đảng anh minh, nhìn thấy người mình, vẫn tin vào đảng, Hỡi ơi bão loạn, lại nổi lên ngay, trước đó một ngày, cấm không cho nói, Hoàng Sa – Trường Sa, trở thành cấm kỵ, đảng sợ người dân, hay đang sợ giặc, Sợ ai cũng mặc, cũng là tội đồ, mị dân lừa cán, đàn áp dân tình, đảng chỉ quyết sinh, mặc cho dân tử.

Sáng ngày mất đảo, dân chúng biểu tình, đảng cử đội binh, cầm máy cắt đá, gây ồn gây bụi, cắt cắt loa loa, dân chúng tránh xa, rút về nghỉ mệt.

Vậy là chấm hết, một chút niềm tin, không bằng cục đá, thần đây thấy lạ, mang cục đá về, để Ngọc Hoàng xem, và cho ý kiến.

Ngọc Hoàng: Ô hô ta thấy, trên cục đá này, ba chữ rất hay, là “Lê Chiêu Thống”.

Thế thôi tan nhé, các táo nghỉ ngơi, ta muốn thảnh thơi, những ngày giáp tết, Không buồn không mệt, vì cả năm qua, đã lắm phong ba, cũng như tin dữ, Dân Nam cứ thử, ngồi ngẫm lại mình, vì bởi hiền lành, hay là vô cảm, Thế nên bọn nhảm, cứ lộng hành hoài, dân chúng rụt vai, chuyện người mặc kệ.
Vì vậy hôm nay, chuyện mình mới thế.

Bãi chầu.
Mặc Lâm,
 biên tập viên RFA
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét