Huyền Như chiếm đoạt tiền cá nhân hay của ngân hàng ?
Những diễn biến sau một tuần xét xử sơ thẩm vụ án Huyền Như cho thấy
ngoài số tiền bị chiếm đoạt vào loại “khủng” nhất từ trước đến nay thì
phát ngôn của đại diện Vietinbank còn khiến nhiều người nghi ngại về
tính an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng…
6 cách đoạt tiền
Theo bản cáo trạng đã công bố và lời khai của bị cáo, người liên
quan, bị hại ở tòa… có thể hệ thống, phân loại thủ đoạn chiếm đoạt tiền
của Huyền Như thành 6 cách.
Thứ nhất, làm hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giả (sử dụng chữ ký giả và
thật, sử dụng con dấu giả và thật) giữa Vietinbank với khách hàng; soạn
thảo giấy xác nhận thật “đã nhận tiền” của Vietinbank; chỉ định chuyển
tiền gửi tiết kiệm vào tài khoản của một doanh nghiệp khác không phải
vào Vietinbank. Sau khi khách hàng chuyển khoản, Như chỉ đạo nhóm giúp
việc rút tiền, chiếm đoạt (có 2 nạn nhân).
Thứ hai, làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank với
khách hàng. Đánh tráo hồ sơ, mạo danh khách hàng để mở tài khoản ở
Vietinbank. Khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản này tại Vietinbank,
Như dễ dàng có chữ ký trùng khớp, mẫu dấu trùng khớp để thực hiện
chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản rồi chiếm đoạt (4 nạn nhân).
Thứ ba, làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank với khách
hàng. Khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản thật của mình mở tại
Vietinbank, Như làm giả lệnh chi, giả chữ ký khách hàng chiếm đoạt (4
nạn nhân).
Thứ tư, làm giả hợp đồng tiền gửi, sử dụng hợp đồng giả này đem thế chấp vay vốn ngân hàng khác (có 1 ngân hàng).
Thứ năm, Như đề xuất lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP.HCM ký hợp đồng
tiền gửi thật với khách hàng. Sau đó, tự ý trích chuyển tiền của khách
hàng này đi trả nợ (4 nạn nhân là người đứng tên giùm Navibank gửi tiền
vào Vietinbank).
Thứ sáu, Như đề xuất lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP.HCM ký hợp đồng
tiền gửi thật với khách hàng. Sau đó, Như dùng nghiệp vụ ngân hàng tự ý
trích tiền trên tài khoản hợp pháp của khách hàng lập sổ tiết kiệm mang
tên khách hàng, rồi nhờ người đứng tên hồ sơ vay giả, giả chữ ký khách
hàng, sử dụng trái phép tiền gửi này cầm cố vay vốn tại chính
Vietinbank. Khi phát hiện bị Như chiếm đoạt, Vietinbank tự ý trích tiền
gửi của khách hàng để thu nợ đã cho Như vay bị thất thoát (có 17 nạn
nhân là người đứng tên giùm trên hồ sơ gửi tiền của ACB vào Vietinbank).
Né tội tham ô ?
Trong các thủ đoạn trên, có những hợp đồng giả từ đầu, tiền không
chuyển vào Vietinbank. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp hồ sơ vay giả
bị Như chiếm đoạt tiền trên chính tài khoản của khách tại Vietinbank. Cá
biệt có 22 trường hợp đứng tên giùm cho ngân hàng ACB và Navibank, hồ
sơ thật, tài khoản thật bị Như “rút” tiền trong tài khoản. Tổng số tiền
Như chiếm đoạt đến nay chưa thu hồi được trên tài khoản của khách hàng ở
Vietinbank lên đến hơn 3.400 tỉ đồng, trong tổng số tiền hiện chưa thu
được là hơn 3.900 tỉ đồng. Tổng số lệnh chi giả do Như lập tại
Vietinbank đã lên hơn 300 lệnh. Số hồ sơ tín dụng giả vay tại Vietinbank
hơn 100 hồ sơ.
Trong quá trình thẩm vấn tại tòa, các luật sư muốn làm rõ trách nhiệm
của Vietinbank trong việc giữ “chìa khóa” tài khoản của khách hàng để
thất thoát. Có luật sư còn chỉ ra hệ thống quản lý của Vietinbank sơ hở,
từ giao dịch đến cho vay. Các quy định pháp luật, các quy trình thủ tục
để kiểm soát, đảm bảo sự an toàn đã bị nhiều cán bộ, nhiều khâu tại
Vietinbank bỏ qua một cách bất thường. Đồng thời, tại tòa, nhiều cán bộ
của Vietinbank trong vai trò bị cáo, như: Trần Thanh Thanh, Đoàn Lê Du,
Huỳnh Trung Chí, Bùi Ngọc Quyên, Hoàng Hương Giang, Vũ Nguyễn Xuân Tiên,
Nguyễn Thị Phúc Ngân… thừa nhận các cá nhân đứng tên trên thẻ tiết kiệm
đã không trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục; thậm chí, nhiều hồ sơ khi
giải ngân không có chữ ký của khách hàng nhưng vì nể nang, tin tưởng
thực hiện theo chỉ đạo của Như hoặc của lãnh đạo Vietinbank làm sai quy
trình để Như có thể chiếm đoạt được tiền trong tài khoản của khách hàng.
Từ đó, có thể hình dung: tiền của khách hàng gửi trong tài khoản của
Vietinbank như bỏ trong một cái túi. Khách hàng giao túi này cho
Vietinbank giữ và chính những người được giao trọng trách giữ túi tiền ở
Vietinbank đã không làm hết trách nhiệm gây thất thoát tiền của khách
hàng.
Cho đến thời điểm này, khi phiên tòa vẫn đang diễn ra, vẫn chưa có
thay đổi nào về tư cách người tham gia tố tụng. Vietinbank chỉ là người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong khi các bên được xác định là
bị hại lên tiếng phản đối kịch liệt, cho rằng Huyền Như chiếm đoạt tiền
của Vietinbank. Ngược lại, cả Huyền Như và Vietinbank lại cho rằng Huyền
Như huy động vốn với danh nghĩa cá nhân, gian dối để lừa đảo và tài sản
của ai thì người đó tự quản lý, còn Vietinbank vô can.
Theo nhiều chuyên gia pháp lý, cách khai của Huyền Như và đại diện
Vietinbank giúp “có lợi cho cả hai”. Nếu Vietinbank nhận trách nhiệm, sẽ
phải bồi thường cho khách hàng hàng ngàn tỉ đồng. Còn dưới góc độ pháp
lý, Huyền Như “né” nhiều câu hỏi, nhanh nhảu nhận mình lừa đảo, có thể,
để tránh không bị truy tố thêm tội khác. Cụ thể, nếu Như chiếm đoạt tiền
của Vietinbank thì có thể phải “gánh” thêm tội tham ô (Vietinbank là
ngân hàng có vốn nhà nước) với khung hình phạt cao nhất là tử hình bên
cạnh hai tội danh “lừa đảo”, “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức” đang bị truy tố.
Hôm nay (13.1), phiên tòa bước sang phần tranh luận.
Theo Thanh Niên
Vinaconex 15: Công nhân 4 năm không được trả lương
Giải thích với công nhân, Giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên
nhân dẫn đến việc chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu
hơn 100 tỉ đồng.
Báo Lao Động nhận được đơn của 9 công nhân là tổ trưởng các tổ thợ
thuộc CTCP xây dựng số 15 – Vinaconex (Vinaconex 15) đề nghị được giúp
đỡ về việc Vinaconex 15 nợ lương của người lao động (NLĐ) kéo dài. Các
tổ công nhân này đang bị Công ty nợ trên 3,7 tỉ đồng tiền lương suốt
hơn 4 năm qua.
NLĐ hết kiên nhẫn
Sáng 10.1, trong buổi làm việc do lãnh đạo Vinaconex 15 hẹn với nhóm
công nhân đang bị Cty nợ lương, Giám đốc Vinaconex 15 Trương Hải Triều
đã giải thích loanh quanh khiến những công nhân có mặt nổi giận. Họ yêu
cầu Cty phải có cam kết cụ thể về thời điểm thanh toán tiề
n công, tiền lương cho NLĐ. Hết giờ làm việc buổi sáng, từ giám đốc đến phó giám đốc
Cty, giám đốc chi nhánh đều không đưa ra được lời hứa khi nào sẽ thanh toán, mức thanh toán là bao nhiêu.
Đặng chẳng đừng, công nhân đã khóa cửa phòng, không cho lãnh đạo Cty
ra ngoài và đến 14h, biên bản cuộc họp với công nhân mới được thông
qua. Tại biên bản, cả giám đốc, phó giám đốc Cty và giám đốc chi nhánh
Hà Nội đều cam kết sẽ thanh toán tiền lương cho công nhân theo lộ
trình, trước mắt từ nay đến trước Tết Nguyên đán sẽ tạm trả cho các nhóm
thợ khoảng 1,5 tỉ đồng.
Anh Thạch Văn Thành – tổ trưởng tổ công nhân điện nước, người hiện
bị Cty nợ tới 967 triệu đồng – cho rằng, số tiền đó không thấm vào đâu
bởi chỉ tính riêng công trình Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí –
Hội Nhà báo VN, Cty còn nợ công nhân khoảng hơn 3,7 tỉ đồng.
Còn anh Nguyễn Văn Hùng – tổ trưởng tổ thợ nề hiện “chỉ” bị Cty nợ
hơn 534 triệu đồng – bức xúc: “Chúng tôi tham gia làm công trình Hội Nhà
báo từ năm 2012 đến nay, hoàn thành toàn bộ khối lượng công trình được
giao, vậy mà từ đó đến nay không được lĩnh một đồng tiền công nào”. Tổ
trưởng tổ CNLĐ phổ thông Hoàng Văn Giang đã không kìm được sự tức giận
đối với lãnh đạo Cty về việc không chịu thanh toán những khoản tiền nhân
công, khiến cuộc sống của anh chị em hết sức khó khăn.
Tổ của anh Giang đã hoàn tất mọi chứng từ, Giám đốc chi nhánh Hà Nội
Nguyễn Văn Cường đã ký xác nhận số tiền phải thanh toán là hơn 696 triệu
đồng – khoản nợ khổng lồ với thu nhập chỉ mỗi tháng vài triệu của công
nhân.
Khó khăn hay cố tình dây dưa?
Giải thích với công nhân, Giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên
nhân dẫn đến việc chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu
hơn 100 tỉ đồng. C
hính vị giám đốc này khẳng định, đã phải bán
nhà riêng để lấy tiền cứu Cty và cá nhân giám đốc cũng đang rất khó khăn
về kinh tế….
Ông Lê Chí Thanh – tổ trưởng tổ cốp pha – tâm sự: “Số tiền 570 triệu
đồng Cty nợ chúng tôi là lương của anh em làm hơn 1 năm không được thanh
toán khiến cho họ vô cùng khốn đốn. Nhiều người trong chúng tôi gia
đình thường xuyên lục đục là bởi đi làm quanh năm suốt tháng mà không có
đồng nào đóng góp nuôi con, lại còn phải lấy tiền nhà đi tiêu pha”.
Theo một CB của Cty, toàn bộ số tiền hơn 4 tỉ đồng từ công trình của
Hội Nhà báo VN là phần việc do Vinaconex 15 tham gia thi công đã được
chủ đầu tư chuyển trả đầy đủ cho Cty.
Ông Hà Minh Huệ – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN – cũng
khẳng định, đã thực hiện đầy đủ mọi thủ tục chấm dứt hợp đồng thi công
của Vinaconex 15. Nhưng đến nay, sau gần 2 tháng ngừng toàn bộ công việc
ở đó, NLĐ vẫn không có lương. Những tổ thợ nề tham gia ngay từ đầu thì
đã có tới 3 – 4 năm làm không công, còn những tổ điện nước, cốp pha,
trần thạch cao… thì ít nhất cũng phải chịu cảnh tương tự trong hơn 1
năm.
Cũng trong ngày 10.1, khi nói về việc thanh toán lương cho công
nhân, Giám đốc Cty Trương Hải Triều còn yêu cầu họ và phòng chức năng
trong quý II và quý III/2014 phải hoàn tất các chứng từ mới có thể làm
thủ tục thanh toán.
Vậy tại sao từ trước tới nay, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng,
NLĐ vẫn không được trả lương, nay bị thúc ép mới vẽ thêm các thủ tục.
Nếu Cty cố tình kéo dài thời gian như vậy, sẽ càng đẩy NLĐ đến chỗ cùng
quẫn.
Theo VNEconomy
Ông lớn’ cũng lao đao, doanh nghiệp kiệt sức
Nhiều doanh nghiệp từng dẫn đầu trong một số ngành sản xuất rơi vào tình trạng lâm nguy do khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Sản xuất tại Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành – từ một trong những
thương hiệu gỗ lớn nhất tại VN nay đang gặp rất nhiều khó khan
Nợ bủa vây
Chỉ cách đây vài năm, Trường Thành (Tập
đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành – TTF) là một trong những thương hiệu gỗ
lớn nhất tại VN. Năm 2011, tập đoàn này dẫn đầu thị trường nội địa về gỗ
chế biến xuất khẩu với kim ngạch trên 3.000 tỉ đồng. Ít ai có thể ngờ
được, vài tháng trước TTF đã rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn khi bị
hàng loạt ngân hàng (NH) chủ nợ thu hồi vốn cũ, từ chối khoản vay mới.
Và đỉnh điểm là TTF có cuộc gặp với 13 NH để xin gia hạn thời gian trả
nợ qua năm sau khi tổng nợ vay đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Trước đó,
TTF phải xin phát hành thêm cổ phiếu dưới mệnh giá để thu về 98 tỉ đồng
bổ sung vốn kinh doanh… Giải pháp bất đắc dĩ này cũng đang được TTF lên
kế hoạch tiếp tục thực hiện với hy vọng có thêm 700 tỉ đồng để xoay xở.
Thế nhưng, số phận thương hiệu gỗ hàng đầu VN đến lúc này cũng chưa biết
thế nào khi những khó khăn chung được dự báo sẽ còn tiếp tục.
Được xem là 1 trong 4 doanh nghiệp (DN)
xuất khẩu cà phê hàng đầu VN và là DN duy nhất hoạt động theo mô hình
khép kín từ canh tác, thu hoạch, chế biến, dịch vụ đến xuất khẩu cà phê,
nhưng lúc này Tập đoàn cà phê Thái Hòa (THV) cũng đang lâm nguy. Tính
đến giữa năm 2013, con số lỗ lũy kế của THV đã lên hơn 622,5 tỉ, cao hơn
cả vốn điều lệ 577,5 tỉ đồng. Đặc biệt, tổng số nợ phải trả lên hơn
2.000 tỉ đồng và trong đó hơn 1.900 tỉ đồng là nợ ngắn hạn. Hủy niêm
yết, xin các NH gia hạn nợ, thậm chí, ông chủ của THV cũng từng thẳng
thắn xin “cơ hội để trả nợ”… Thế nhưng, câu hỏi liệu “ông lớn” trong
ngành cà phê này có vượt qua được cơn “bĩ cực” hay không chưa thể trả
lời.
Tương tự là thương hiệu Xi măng Hà Tiên 1
của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1). Đây là thương hiệu lớn nhất trong
ngành này xét về quy mô, doanh số và công suất. Nhưng cũng như các ông
lớn trên, HT1 đang phải đối mặt số nợ hàng ngàn tỉ đồng và kết quả kinh
doanh bấp bênh, thua lỗ và giá cổ phiếu liên tục rớt chỉ còn một nửa so
với mệnh giá…
Gánh nặng lãi vay
Nguyên nhân dẫn đến kết cục của các DN
nói trên cũng như hàng ngàn DN đã phá sản hay đang “chết lâm sàng” cũng
tương tự nhau. Đầu tư bằng vốn vay, lãi suất tăng chóng mặt trong khi
đầu ra bị “tắc” khiến họ rơi vào tình trạng nan giải. Nếu trước năm
2008, lãi vay ở mức dưới 10%/năm thì từ 2009 – 2011, có thời điểm lãi
suất cho vay lên trên 20%/năm khiến những công ty vay lớn khủng hoảng.
Đơn cử như HT1, năm 2010 chi phí lãi vay của công ty là 311 tỉ đồng thì
một năm sau đã tăng lên hơn gấp đôi. Tổng cộng qua 3 năm từ 2010 – 2012,
HT1 phải trả lãi vay lên đến 1.927 tỉ đồng. Cũng trong vòng 3 năm từ
2010 – 2012, TTF cũng phải trả hơn 600 tỉ đồng lãi, còn số lãi mà THV
phải trả trong giai đoạn này là 667 tỉ đồng.
Trong khi lãi vay tăng chóng mặt thì đầu
ra bị nghẽn lại. Kinh tế khó khăn, người tiêu dùng trong nước và thế
giới đều thắt chặt chi tiêu khiến tiêu thụ của TTF giảm mạnh, dù công
suất được gia tăng gấp đôi. Trong khi đó tồn kho tăng mạnh. Cuối năm
2011, trị giá hàng tồn kho của TTF là 1.668 tỉ đồng thì đến cuối năm
2012 tăng lên 1.962 tỉ đồng… Thiếu đơn hàng phù hợp, tồn kho cao dẫn đến
cạn kiệt vốn lưu động là bài học đắng cay của TTF. Hay như THV, trị giá
hàng tồn kho đến cuối năm 2012 vẫn hơn 600 tỉ đồng… Đặc biệt, các nhà
máy mới xây dựng xong phải nằm không vì thiếu nguyên liệu. Chẳng hạn THV
có hai nhà máy với công suất hơn 110.000 tấn/năm ở Quảng Trị, nhưng
theo Cục Trồng trọt, vào năm 2012 diện tích trồng cà phê tại địa phương
này chỉ có 5.000 ha, đáp ứng khoảng 40% công suất cho các nhà máy tại
đây. Hay tại Điện Biên, Sơn La, sản lượng cà phê ở mức 10.000 tấn trong
khi riêng nhà máy của THV đã có công suất lớn gấp 3 lần. Đại diện THV
từng trao đổi với báo chí rằng, khi xây dựng nhà máy chế biến cà phê,
chè ở Sơn La đã tính toán nguồn nguyên liệu tại chỗ và những tỉnh lân
cận. Nhưng do người dân trồng cà phê quen với cách tự chế biến rồi đem
bán, thay vì bán cà phê tươi, nên nhà máy đã không thể hoạt động đúng
như mong muốn ban đầu.
Tương tự, từ năm 2010, kinh tế càng khó
khăn, thị trường bất động sản trầm lắng thì mức tiêu thụ của ngành xi
măng luôn trong tình trạng cung vượt cầu. Tổng mức tiêu thụ xi măng chỉ
đạt khoảng 54 triệu tấn, thấp xa so với tổng công suất thiết kế của các
nhà máy xi măng trên cả nước đã đưa vào hoạt động là 68,5 triệu tấn. Do
sức ép cung lớn hơn cầu, chi phí sản xuất liên tục gia tăng nhưng giá
bán khó tăng kịp, lại phải giảm công suất nên chuyện các DN ngành xi
măng thua lỗ cũng không gây ngạc nhiên.
Doanh nghiệp kiệt sức
Nhìn nhận về nguyên nhân khiến DN rơi vào tình trạng lâm nguy, ông Võ
Trường Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TTF, thẳng thắn: “Năm
2010, nhiều người cho rằng khủng hoảng đang đi qua sau 3 năm nhưng đến
nay tác động của nó vẫn còn rất nặng nề. Cuộc khủng hoảng kéo dài đến 5 –
6 năm là khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử kinh tế mà tôi từng
biết. Điều này khiến các DN kiệt sức. Cùng với việc không quyết đoán để
đưa ra quyết sách đúng ngay từ sớm nên càng khiến chúng tôi gặp khó
khăn”. Còn theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc THV,
do sử dụng vốn ngắn hạn vào đầu tư dài hạn mà chủ yếu là trồng cà phê
và cao su nên THV đã gặp khó khăn về hoạt động và thua lỗ nặng nề trong
những năm qua. |
Theo Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét