Từ những vụ “triệu đô” liên quan đến những cán bộ có tên “Dũng”
Vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nhìn lại những quan chức của một đảng đang cố tình độc quyền lãnh đạo phạm tội phải rơi vào vòng lao lý, mặc dù số bị xử lý theo pháp luật chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng đủ làm cho mọi người chúng ta phải suy ngẫm, trăn trở về hiện tình đội ngũ cán bộ đảng, cán bộ công chức ngày nay.Sau khi Dương Chí Dũng làm nhân chứng nhắc lại lời khai của mình, những lời đã khai trước đó với cơ quan điều tra ngay khi bị bắt, tại phiên tòa xử em trai mình (Dương Tự Trọng) tổ chức cho người khác ra nước ngoài trái phép. Rằng, ông đã đưa hối lộ tổng cộng hơn 1 triệu đô la cho ông Phạm Quý Ngọ, một cán bộ cao cấp trong ngành công an. Không ít người dân đặt nghi vấn rằng tại sao lại có nhiều ông tên Dũng là đảng viên , làm cán bộ cấp to hẳn hoi lại bị dân tình và pháp luật săm soi kỹ đến như vậy.
Vài năm về trước vụ án con bạc triệu đô cũng liên quan đến một đối tượng cộm cán mang tên Dũng mà thủ phạm chính là ông Bùi Tiến Dũng – nguyên tổng giám đốc PMU 18 – đã đánh bạc và tổ chức đánh bạc với số tiền khủng khiếp, lên đến 1,8 triệu đô la Mỹ. Ngoài Bùi Tiến Dũng trogn vụ án đó còn có các cán bộ mà chắc chắn đều là đảng viên, mặc dù truyền thông nhà nước cố tình quên không đính kèm cho các bị cáo đó các danh hiệu với cụm từ “nguyên đảng viên cộng sản Việt Nam” mà điểm mặt đều là cán bộ lãnh đạo công ty hay cán bộ lãnh đạo công an phường trở lên. Có lẽ nếu khai thác thêm cụm từ này vào vụ án sẽ làm căn cứ để giải quyết vụ án một cách đầy đủ toàn diện nhất, để xem xét cân nhắc lượng hình cho các bị cáo, bởi họ là đảng viên nên họ đã từng phải có lời thề suốt đời trung thành và tận tụy phục vụ nhân dân. Và qua đó nhân dân cũng sẽ hiểu việc không đưa cụm từ “là đảng viên” (nếu bị cáo là đảng viên) để bào chữa cho bị cáo Tòa án mà cụ thể hội đồng xét xử đã không đánh giá vụ án một cách khách quan toàn diện và đầy đủ để định tội.
Trở lại vụ án “con bạc triệu đô” của ông Dũng họ Bùi, từ vụ án này đã lộ ra biết bao nhiêu là chuyện khác nhưng cũng không khác mấy những chuyện của ông Dũng (Dương) trong vụ án tham ô tham nhũng tại Vinalines, ví như cũng bao gái từ nguồn tiền tham nhũng lậu lạm. Điều đó cho thấy đạo đức cách mạng mà đảng trau dồi cho họ đã hết thiêng.
Chả biết có vô tình không, ngay tại thời điểm vụ “triệu đô” Dương Chí Dũng nóng nhất. Báo chí lại đưa ra một ông Dũng khác, đó là ông Dũng họ Trịnh – đương kim bộ trưởng xây dựng Trịnh Đình Dũng – bị chính người dân quê ông, cũng chính là công dân của ông khi ông còn làm chủ tịch tỉnh, và họ cũng đã là những quần chúng tốt đầy khí thế cách mạng của đảng khi ông làm bí thư tỉnh ủy tỉnh, đã cả gan chặn xe ông chỉ với một đòi hỏi rất bình thường là cán bộ của đảng có cả “triệu đô” để đi đánh bạc, để bao gái nuôi bồ nhí, để chạy án, chạy dự án… trong khi đó nhà nước, đảng mà những cán bộ ấy là đại diện khi bồi thường cho dân lại quá rẻ mạt. Dân cũng hỏi rằng, để ra được cái quyết định bồi thường rẻ mạt ấy, nhà nước lại bắt nhân dân – những công dân đã chặn xe – phải đóng bao nhiêu loại phí, thuế cao quá mức chịu đựng của họ nhằm nuôi thêm không biết bao nhiêu cán bộ trong cái hội đồng tư vấn cho nhà nước ra các quyết định bồi thường quá rẻ mạt kia.
Trên Wikipedia, ông Trịnh Đình Dũng được ca ngợi là có quan điểm “công nghiệp hóa nhưng không làm bần cùng hóa người dân”, và Vĩnh Phúc thời kỳ ông làm lãnh đạo “là địa phương đầu tiên thực hiện chính sách cấp đất dịch vụ khi nhà nước thu hồi đất đã giúp cho trung ương bài học về giải phóng mặt bằng”!
Nhưng thực tế thì sao? Khi đã 10 năm nay các khu công nghiệp mọc lên trên địa bàn Vĩnh phúc kể cả nơi đã chuyển về Hà Nội chưa thấy có nơi nào người dân được cấp đất dịch vụ, và nếu mục tiêu của ông là không làm bần cùng hóa người dân thì tại sao người dân quê ông lại phải chặn xe để khiếu nại về tiền công, tiền đền bù rẻ mạt?
Để hiểu hơn về ông Dũng họ Trịnh này, có lẽ chính xác nhất là nhà nước hãy biết lắng nghe và biết cách hành xử đúng pháp luật để người dân Vĩnh Phúc lên tiếng, bởi địa phương Vĩnh Phúc cũng là một địa chỉ có tỷ lệ dân oan cao trên bản đồ dân oan cả nước.
Trên địa bàn cả nước chắc sẽ còn rất nhiều cán bộ “cộm cán” của đảng và nhà nước liên quan đến những cái tên “Dũng” mà trong phạm vi bài viết không thể liệt kê ra hết.
Chỉ biết rằng báo chí đang cho nhân dân thấy rằng nếu chỉ cần tập trung giải quyết những vụ việc có liên quan đến những cái tên “Dũng” trong các cơ quan đảng và nhà nước mà nhân dân đang phẫn nộ bất bình ắt sẽ có rất nhiều điều thú vị và sẽ giúp dân lành thêm tin yêu đảng, tin yêu chế độ biết bao nhiêu.
Liệu một mình ban nội chính có làm xuể? Đừng ngại rằng nếu xử lý hết cán bộ sẽ lấy ai làm việc như lời một cán bộ “to”đang lãnh đạo cơ quan lập pháp đã tuyên bố, bởi nhân dân đâu có cần những cán bộ như thế!
Đức Thành
Theo BVN
Tổng bí thư: Sẽ xử thêm đại án tham nhũng
Tổng bí thư cho hay sẽ xem xét
đưa thêm một số vụ án, vụ việc vào diện Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng
theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo trong năm 2014.
Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ, TTXVN ngày 12/1 đăng tải phỏng vấn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời câu hỏi "Gần đây, nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, đã bị xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Phải chăng đây là bước quyết liệt hơn trong việc thực hiện nghị quyết TƯ 4 khóa XI về xây dựng Đảng?", Tổng bí thư nhấn mạnh: Sau gần một năm được thành lập trực thuộc Bộ Chính trị và đi vào hoạt động, Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng bước đầu đã làm được một số việc.
Bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng được kiện toàn với việc tái lập Ban Nội chính từ TƯ tới địa phương. Bảy đoàn công tác đã được cử tới các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả các cơ quan tư pháp TƯ để kiểm tra việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ, TTXVN ngày 12/1 đăng tải phỏng vấn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời câu hỏi "Gần đây, nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, đã bị xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Phải chăng đây là bước quyết liệt hơn trong việc thực hiện nghị quyết TƯ 4 khóa XI về xây dựng Đảng?", Tổng bí thư nhấn mạnh: Sau gần một năm được thành lập trực thuộc Bộ Chính trị và đi vào hoạt động, Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng bước đầu đã làm được một số việc.
Bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng được kiện toàn với việc tái lập Ban Nội chính từ TƯ tới địa phương. Bảy đoàn công tác đã được cử tới các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả các cơ quan tư pháp TƯ để kiểm tra việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội ngày 28/9/2013. Ảnh: Minh Thăng |
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một công việc lâu dài; rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phòng phải là cơ bản, chống phải làm quyết liệt.
"Tốt nhất là đừng để nó xảy ra; phải tìm cách ngăn chặn, răn đe trước, làm cho người ta không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng... Còn khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tích cực", ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư cũng nhận định: Tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết TƯ 4 khóa XI về xây dựng Đảng ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý...
Theo ông, việc thực hiện nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng đã giúp mỗi tổ chức và cán bộ, đảng viên tự nhìn nhận, soi xét lại mình, tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động của bản thân, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn những tiêu cực, sai phạm. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên đã có nhiều việc làm thiết thực để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.
Ở TƯ, đó là việc xây dựng một loạt cơ chế, chính sách, quy chế, quy định nhằm phát huy mặt tích cực, xây dựng mặt tốt và ngăn ngừa, hạn chế những mặt xấu, tiêu cực. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp chiến lược; mở lớp bồi dưỡng cho các ủy viên TƯ khóa XI, mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn; ban hành Quy định về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy định những điều đảng viên không được làm; quy định việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên...
Nhiều địa phương đã rà soát, điều chỉnh, thu hồi các dự án được cấp phép nhưng chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không có khả năng thực hiện; sắp xếp lại tổ chức bộ máy và bố trí lại một số cán bộ; tập trung xem xét, giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài, các vụ việc phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm... Nhiều cơ quan, đơn vị đã có sự đổi mới, cải tiến về việc sử dụng xe công, tổ chức hội nghị, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc... Hay như đi công tác địa phương, đã cắt giảm lễ nghi, hình thức, tập trung vào làm việc thực chất hơn...
Tổng bí thư nói: Những việc làm đó dù nhỏ nhưng rất có ý nghĩa, rất cần thiết, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình. Nhân dân mong muốn: Đã là cán bộ, đảng viên thì phải luôn gương mẫu, tự rèn giũa mình, gần gũi gắn bó với dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, lắng nghe, học hỏi nhân dân, từ những việc cụ thể, nhỏ nhất.
Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, thì việc tiếp tục thực hiện thật tốt ba vấn đề cấp bách và bốn nhóm giải pháp nêu trong nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh đạo đất nước - ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
Theo TTXVN
Tổng bí thư: Xử lý nghiêm để phòng tham nhũng
Chia sẻ về những kết quả đã đạt được và những công
việc cần tập trung làm tốt trong chặng đường còn lại của nhiệm kỳ Đại
hội khóa XI, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh yếu tố nội lực và niềm tin.
Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ 2014, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn
xã Việt Nam (TTXVN).
Chia sẻ về những kết quả đã đạt được
và những công việc cần tập trung làm tốt trong chặng đường còn lại của
nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh yếu tố nội lực
và niềm tin, coi đây là động lực đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp
tục phát triển bền vững.
* Thưa Tổng Bí thư, đất nước đã đi
qua nửa chặng đường của nhiệm kỳ khóa XI, trong bối cảnh nhiều khó
khăn, thách thức. Tổng Bí thư có thể cho biết những kết quả lớn nhất đã
đạt được sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng?
* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhìn
lại 3 năm qua, có thể thấy tình hình thế giới bên cạnh mặt thuận lợi
cũng có những diễn biến rất phức tạp; xung đột xảy ra ở nhiều nơi, khủng
hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu... đã tác động
bất lợi đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Ở trong
nước, lạm phát, nợ công tăng cao đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô; kinh tế
tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề...
Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta
đã kịp thời điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách, biện pháp đưa kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt
được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng. Nổi bật nhất là đã kiềm chế
được lạm phát, cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức
hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 18,13% năm
2011 đã giảm xuống còn hơn 6% năm 2013, thấp nhất trong 10 năm qua.
Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bình quân 5,6%/năm. Các chính sách an
sinh xã hội tiếp tục được thực hiện, đã tạo gần 1,6 triệu việc làm, trên
2,5 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, tỉ lệ hộ nghèo
tiếp tục giảm. Các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển
gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và chương
trình xây dựng nông thôn mới. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững; quốc phòng được tăng cường, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia được bảo vệ.
Công tác đối ngoại được đẩy mạnh toàn
diện và đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Cùng với việc nâng cấp, đưa quan hệ song phương với nhiều nước đối
tác đi vào chiều sâu, thiết thực hơn, Việt Nam đã chủ động và tích cực
tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực và toàn cầu.
Lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Ủy
ban Di sản UNESCO, Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
tế (IAEA)... chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trên
trường quốc tế.
Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm,
nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn tăng bình quân 22%/năm, cán
cân thương mại được cải thiện đáng kể. Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện
năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;
riêng năm 2013 vốn FDI đăng ký đạt 22 tỉ USD, tăng 35% so với năm 2012.
Du lịch Việt Nam tiếp tục gặt hái nhiều thành công; toàn ngành đã đón
7,5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt
200.000 tỉ đồng, về đích trước 2 năm so với mục tiêu năm 2015 mà Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đã đề ra...
Các nghị quyết, kết luận của Trung
ương đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Việc
tiến hành ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế đạt một số kết quả bước đầu. Công tác quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng;
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, gắn
với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Không khí dân chủ trong
Đảng, trong xã hội không ngừng được mở rộng và phát huy.
Đặc biệt là, với sự tham gia tích cực,
có trách nhiệm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Hiến pháp mới
đã được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ
họp thứ 6 vừa qua, tạo tiền đề để dân tộc ta tự tin, tiếp tục vững bước
đi trên con đường đã chọn, xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bài học kinh nghiệm của những kết quả,
thành tựu rất đáng trân trọng đạt được trong 3 năm qua chính là phải
biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn chăm lo, giữ vững
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
khai thác tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực phục vụ cho việc hoàn
thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
* Gần đây, nhiều vụ tham nhũng
lớn, phức tạp, đã bị xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, đánh
giá cao. Phải chăng đây là bước quyết liệt hơn trong việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, thưa Tổng Bí thư ?
* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng,
chống tham nhũng là một yêu cầu, nội dung lớn của Nghị quyết Trung ương
4 về xây dựng Đảng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
được thành lập là theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành
Trung ương.
Sau gần một năm được thành lập trực
thuộc Bộ Chính trị và đi vào hoạt động, Ban đã có nhiều nỗ lực, cố gắng
và bước đầu làm được một số việc. Bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng
được kiện toàn với việc tái lập Ban Nội chính từ Trung ương tới địa
phương. Bảy đoàn công tác đã được cử tới các bộ, ngành, địa phương,
trong đó có cả các cơ quan tư pháp Trung ương để kiểm tra việc điều tra,
truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận đặc biệt quan
tâm.
Đã thúc đẩy việc xử lý, giải quyết một
số vụ tham nhũng tồn đọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ban Chỉ
đạo đã quyết định đưa 8 vụ án, 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi,
đôn đốc, chỉ đạo trong năm 2013 và sẽ xem xét đưa thêm một số vụ án, vụ
việc khác vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo trong năm
2014.
Tuy nhiên, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng là một công việc lâu dài; rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải
tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trong đó
phòng phải là cơ bản, chống phải làm quyết liệt. Tốt nhất là đừng để nó
xảy ra; phải tìm cách ngăn chặn, răn đe trước, làm cho người ta không
muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng... Còn khi
đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy
định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tích cực.
Tham nhũng như ung nhọt nhức nhối,
nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài
nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây
dựng Đảng ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng
phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất
trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý... Thực tế cho
thấy, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã giúp
mỗi tổ chức và cán bộ, đảng viên tự nhìn nhận, soi xét lại mình, tự điều
chỉnh suy nghĩ, hành động của bản thân, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh
báo, răn đe và ngăn chặn những tiêu cực, sai phạm. Qua kiểm điểm tự phê
bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên đã
có nhiều việc làm thiết thực để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Ở Trung
ương, đó là việc xây dựng một loạt cơ chế, chính sách, quy chế, quy
định nhằm phát huy mặt tích cực, xây dựng mặt tốt và ngăn ngừa, hạn chế
những mặt xấu, tiêu cực. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược; mở lớp bồi dưỡng cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI, mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn; ban hành Quy định về
việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; quy định
việc lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản
lý; quy định những điều đảng viên không được làm; quy định việc kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên,... Nhiều địa phương
đã rà soát, điều chỉnh, thu hồi các dự án được cấp phép nhưng chậm triển
khai hoặc chủ đầu tư không có khả năng thực hiện; sắp xếp lại tổ chức
bộ máy và bố trí lại một số cán bộ; tập trung xem xét, giải quyết các vụ
khiếu kiện kéo dài, các vụ việc phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm...
Nhiều cơ quan, đơn vị đã có sự đổi mới, cải tiến về việc sử dụng xe
công, tổ chức hội nghị, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc... Hay như
đi công tác địa phương, đã cắt giảm lễ nghi, hình thức, tập trung vào
làm việc thực chất hơn... Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với dân để hiểu
thêm tình hình đời sống, sản xuất, tâm tư nguyện vọng của dân. Bằng việc
trao đổi cởi mở, thẳng thắn, lãnh đạo Trung ương có điều kiện hiểu rõ
hơn thực tế của địa phương, đơn vị; những kinh nghiệm hay, cách làm tốt
cần phát huy, nhân rộng; những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ... từ đó có
thêm thông tin, tư liệu thực tế cho việc hoạch định chủ trương, chính
sách.
Những việc làm đó dù nhỏ nhưng rất có ý
nghĩa, rất cần thiết, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình. Nhân
dân mong muốn: Đã là cán bộ, đảng viên thì phải luôn gương mẫu, tự rèn
giũa mình, gần gũi gắn bó với dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân,
lắng nghe, học hỏi nhân dân, từ những việc cụ thể, nhỏ nhất.
Trong khi mặt trái của kinh tế thị
trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến
nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân
dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà
nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, thì việc tiếp tục thực hiện
thật tốt ba vấn đề cấp bách và bốn nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết
Trung ương 4 về xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn,
nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh
đạo đất nước.
* Thưa Tổng Bí thư, trong 2 năm
còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XI, tình hình kinh tế đất nước còn nhiều
khó khăn, chúng ta sẽ phải tập trung ưu tiên vào những việc gì để có thể
hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra?
* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong
2 năm còn lại của nhiệm kỳ khóa XI (2014 - 2015), yêu cầu nhiệm vụ rất
nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cố gắng, nỗ lực
rất nhiều để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Ưu tiên hàng đầu vẫn là
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý,
bảo đảm an sinh xã hội. Trước mắt, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, hướng
mạnh các nguồn lực cho khu vực sản xuất kinh doanh, tạo động lực và
niềm tin cho người dân và doanh nghiệp, phục hồi nhịp độ tăng trưởng.
Đồng thời vẫn phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (cả về thể chế,
nhân lực và cơ sở hạ tầng) gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu
lại nền kinh tế bằng những bước đi, giải pháp cụ thể, phù hợp, để vừa hỗ
trợ ngay cho phục hồi tăng trưởng, vừa bảo đảm phát triển nhanh, bền
vững trong các năm sau.
Qua 8 kỳ hội nghị, Trung ương đã ban
hành nhiều nghị quyết, kết luận nhằm định hướng giải quyết các vấn đề có
tính “sâu rễ bền gốc” đối với sự phát triển lâu dài của đất nước, như
phát triển khoa học công nghệ; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào
tạo; ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất đai, rừng, khoáng sản; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ
tầng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước... Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã
hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,...
Mục tiêu là vậy, hướng đi đã rõ, nhưng
để tạo được chuyển động trên thực tế cần có bước đi cụ thể, có sự vận
dụng sáng tạo của các cấp, các ngành, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và
điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị. Đi khảo sát thực tế, làm
việc ở một số địa phương, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, thực hiện
công nghiệp hóa không có nghĩa là phát triển công nghiệp một cách tràn
lan, bằng bất cứ giá nào, mà phải chọn lọc, đầu tư có trọng tâm trọng
điểm, tùy điều kiện của từng nơi, đồng thời phải phát huy cho được ảnh
hưởng gia tăng của công nghiệp đối với phát triển nông nghiệp. Trong
điều kiện kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,
chính nông nghiệp đã phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an
sinh xã hội. Đối với những địa phương có ưu thế phát triển nông, lâm
nghiệp cần tập trung tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu
quả, các sản phẩm chủ lực, có giá trị chất lượng cao, phục vụ thị trường
trong nước và mở hướng xuất khẩu. Ngay cả những địa phương có tốc độ
công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh...
cũng không được xem nhẹ nông nghiệp, mà vẫn phải chú trọng phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao. Trong phát triển
công nghiệp, cần chọn lọc các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, ít ảnh
hưởng đến môi trường; quan tâm đầu tư cho công nghiệp phụ trợ, giảm dần
sự phụ thuộc vào nhập khẩu; chú trọng đến giá trị và chất lượng tăng
trưởng, tăng trưởng thực chất và mang lại lợi ích thiết thân cho người
dân.
Bước sang năm 2014, tình hình đất nước
bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, cũng còn nhiều khó khăn, thách
thức. Trong khó khăn càng phải vững niềm tin, đồng thuận và quyết tâm
cao; mọi hành động, việc làm phải nhằm thực hiện cho được mục tiêu nhiệm
vụ đã đề ra, tạo cho được chuyển biến trên thực tế.
Nhân dịp Xuân mới, tôi thân ái gửi tới
đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng tốt
đẹp nhất. Chúc các gia đình Việt Nam ta đón Tết cổ truyền thật đầm ấm,
yên vui và bước vào năm mới Giáp Ngọ với khí thế mới, quyết tâm mới,
niềm tin mới, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi
các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp
tục phát triển bền vững.
* Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư./.
Nguồn: Vietnamplus
Tham Nhũng & Nhân Quyền Việt Nam : Thời đại đồ đểu!
Tham nhũng: Đặc thù Việt Nam
Tại Việt Nam với cách tham nhũng ‘thượng vàng hạ cám’ đã nhanh chóng phá đổ những huyền thoại về đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình bấy lâu:
- Đảng yêu nước ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng yêu dân và lo cho dân ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng anh hùng và sáng suốt ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
- Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? – Người ta chỉ thấy tham nhũng!
Huyền thoại ấy không còn nữa và được đánh dấu theo thời gian: Thời đại đồ đểu!
Đất nước rồi sẽ chỉ còn trơ lại khung xương!
Tham nhũng tác động ra sao ?
Ngành nào tham nhũng?
Dễ trả lời nhưng không kể hết được vì mỗi ngày ra đường là nhìn thấy tham nhũng!
Tham nhũng đã biến cả cơ thể đất nước gầy nhom, ốm yếu. Mức dư nợ vượt quá 50%!
Tham nhũng vỗ béo quan chức ngày càng to bụng, mập mặt chảy mỡ. Cả nhà quan vinh thân phì gia.
Tham nhũng gậm mòn sức vóc người dân làm họ ngày càng gầy mòn, khẳng khiu, mang nhiều bệnh tật.
Tham nhũng đẩy hàng triệu trẻ em cơ nhỡ ra đường ăn xin. Phụ nữ phải bán thân nuôi miệng.
"Thực đơn" tham nhũng ở VN vô cùng phong phú. Người ta ăn từ bê tông cốt thép đến uống cả xăng, dầu.
Tham nhũng dự án, công trình, quỹ đầu tư, hàng viện trợ là bầu sữa ngọt mà quan chức rất thích…ngậm bình.
Tham nhũng ăn từ tiền cứu trợ, tiền bảo hiểm, ăn luôn cả gạo thóc, áo quần, giẻ rách cho người nghèo vùng lũ.
Tham nhũng lên rừng thì ăn xẻ thịt rừng núi, thú hoang, quặng bauxite.
Tham nhũng xuống biển thì ăn cả tàu bè. cảng biển.
Tham nhũng từ cửa khẩu biên giới cho đến trạm thu phí đi đường, từ nhà ra phố thị.
Tham nhũng tàn phá hết cơ đồ đất nước, biến đất nước rơi vào thời kỳ đồ...đểu.
Tham nhũng sinh dối trá, lọc lừa đã trở thành thứ văn hóa ứng xử mặc nhiên ngoài xã hội.
Đất nước rồi sẽ chỉ còn trơ lại khung xương!- Amazon.com- NguyenQuang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét