Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Không vùng cấm, chống tham nhũng sẽ bắt được 'cọp' - Kế hoạch xử lý và điều tra Phạm Quý Ngọ (Phần 2)

Không vùng cấm, chống tham nhũng sẽ bắt được 'cọp'

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH trao đổi với VietNamNet về nỗ lực chống tham nhũng nhìn từ những “đại án” vừa đưa ra xét xử. Đặc biệt với “đại án” liên quan Dương Chí Dũng, ông khẳng định nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Chớ cắt đầu, cắt ngọn
Ý ông có đồng thuận với điều dư luận xã hội đang nôn nóng như còn ai, còn chuyện gì đằng sau những lời khai động trời của bị cáo chăng, hay những bản án nghiêm khắc đủ thỏa mãn sự bất bình về mức độ phạm tội tham nhũng?
Về bản án, tôi cho rằng, thỏa mãn của người dân không phải nặng về trừng trị bằng các mức án, bởi, thực tế án tử hình cũng không thú vị gì. Có lẽ cái để người dân thỏa mãn vẫn còn ở phía trước, đó là phải truy tìm bằng được ngọn nguồn của vụ án, tức cái gốc của tham nhũng.
Trần Quốc Thuận, tham nhũng, Dương Chí Dũng
Trần Quốc Thuận, tham nhũng, Dương Chí Dũng
LS Trần Quốc Thuận: Trong vụ án xét xử Dương Chí Dũng, lời khai về người mật báo rõ ràng là một thử thách cho cơ quan điều tra. Ảnh do nhân vật cung cấp
Ai là người đứng sau vụ đó, kể cả những người có chức vụ cao cỡ nào? Để đảm bảo không có “vùng cấm” như nghị quyết TƯ 4 nói, chúng ta phải truy ra đến tận cùng về mặt trách nhiệm, và liệu còn có ai nữa đằng sau? Nếu móc ra chỗ đó, truy đến tận cùng sự việc thì dân sẽ thỏa mãn. Còn cắt đầu cắt ngọn sẽ không thể làm dân thỏa mãn được.
Cũng như trước đây vụ tham nhũng liên quan đến dự án Đại lộ Đông Tây, có phải một mình Giám đốc Ban quản lý dự án Huỳnh Ngọc Sỹ dám tham nhũng số tiền lớn như thế, hay đằng sau ông ta còn ai? Chống tham nhũng chỉ có cách truy tới cùng chứ đừng làm nửa vời, nếu nửa vời sẽ chỉ làm người dân thêm ấm ức.
Điều dư luận lo ngại, đó là sự cấu kết với nhau rất chặt chẽ giữa một bên là người phạm tội và một bên là người chống tội phạm trong những thỏa hiệp riêng của họ về lợi ích. Giải quyết vấn đề này không đơn giản, thưa ông?
Trong vụ án xét xử Dương Chí Dũng, lời khai về người mật báo rõ ràng là một thử thách cho cơ quan điều tra, thử thách cho ông Bộ trưởng Công an. Nếu không điều tra ra thì thế nào? Đó cũng là một thử thách cho quyết tâm của Bộ Chính trị, quyết tâm của Đảng.
Lời khai dù chưa có bằng chứng công bố xác thực nhưng bản thân nó đã đặt lên những người có trọng trách trong cuộc chiến chống tham nhũng phải làm đến cùng, bóc cho đến tận cùng, tách bạch ra dân mới tin cuộc đấu tranh chống tham nhũng này quyết liệt. Không thể đấu theo kiểu đầu voi đuôi chuột.
Đơn giản hay khó còn phụ thuộc sự quyết tâm. Quyết tâm làm sẽ không có cản trở gì, không chừa bất cứ ai, không có vùng cấm nào thì trong thời gian tới thế nào cũng bắt được cọp chứ không phải chỉ mèo con.
Tìm “đầu sỏ”
Bắt được cọp càng không dễ. Cách nào bây giờ, thưa ông?
Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao? Đáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói tham nhũng như ghẻ ngứa, nếu đánh tràn lan thì loạn xã hội. Chúng ta phải đánh vào đầu sỏ, bắt những vụ án đầu sỏ. Phải đánh từ trên xuống.
Không phải chúng ta không đủ sức. Ai là người ngăn cản chống tham nhũng? Trả lời được câu hỏi này là xong.
Tôi từng đặt vấn đề cần có những cơ quan độc lập chống tham nhũng và trao cho họ “thượng phương bảo kiếm”. Bên cạnh đó là cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ. Khi quyền lực càng tuyệt đối, tham nhũng càng tuyệt đối.
Nhưng có quyết liệt, quyết tâm không, có chấp nhận hy sinh gian khổ hay không, đó là một vấn đề. Những người tham gia vào cuộc chiến này phải chấp nhận hy sinh gian khổ như những người lính trước đây xông vào trận mạc tiêu diệt giặt ngoại xâm.
Tham nhũng là giặc nội xâm nhưng phải đối xử như với giặc ngoại xâm. Nếu giặc đầu hàng thì xử theo kiểu đầu hàng chứ không phải tự nhận tội thế này thế kia rồi rút lui. Phải mạnh tay lên mới có thành công, nếu chúng ta còn vừa đánh vừa run thì đừng mong đánh tham nhũng, coi chừng bị đánh bật trở lại.
Và chống tham nhũng phải tuyệt đối không có vùng cấm. Như vậy mới thoát được vòng luẩn quẩn, chỉ xử được mèo con mà chưa thể tìm được cọp.
Tá Lâm

Kế hoạch xử lý và điều tra Phạm Quý Ngọ (Phần 2)


(Đề xuất cho Ban chuyên án)
4. Tập trung xác minh lời khai của Dương Chí Dũng liên lạc với Ngọ từ 29/4/2012 đến 17/5/2012.

a) Lấy lời khai của vợ Dũng, lái xe của Dũng (xác minh Dũng có gặp Ngọ không trong các ngày 29/4, 2/5, 6/5, 13/5/2012, trong ngày 17/5/2012 Dũng ở khu vực nào ở Hà nội, có ở gần tòa nhà Pacific, nơi Ngọ ở như theo lời khai của Dũng tại tòa).
b) Xác minh list điện thoại của Dũng và Ngọ từ 29/4/2012 đến 17/5/2012 (Lưu ý: Cơ quan An ninh Điều tra đã phải thu thập hai list điện thoại này cho thời gian này).
c) Đề nghị đơn vị quản lý tòa nhà Pacific, 83 Lý Thường Kiệt, Hà nội cung cấp video giám sát trong các ngày 2/5, 6/5, 13/5/2012. Nếu đến nay đơn vị này không còn lưu giữ, đề nghị đơn vị này cho biết có cơ quan điều tra nào đã thu thập những video này chưa. Nếu chưa có cơ quan điều tra nào của Bộ Công an thu thập những video này vào tháng 9/2012 (khi Dũng bị bắt và đã khai về Ngọ), dẫn đến nay không thể có những bằng chứng này, cần yêu cầu thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra và cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an phải giải trình. Tại sao một nghiệp vụ điều tra đơn giản như vậy chưa được thực hiện?
d) Xác minh chiều 17/5/2012, Trưởng Ban chỉ đạo chống tham nhũng lúc đó – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với những ai để xem xét về vụ án của Dương Chí Dũng. Xác định trong số những người đó có ai quan hệ với Dương Chí Dũng?
e) Cho dù chưa thu thập được bằng chứng (list điện thoại) Ngọ và Dũng liên lạc với nhau vào chiều 17/5/2012 nhưng nếu xác định những lời khai về việc Dũng gặp Ngọ trong các ngày 29/4, 2/5, 6/5, 13/5/2012 là có căn cứ, cần khởi tố bị can ngay đối với Phạm Quý Ngọ về tội tiết lộ bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự, trước đó đề nghị các cơ quan chức năng của Đảng và Chính phủ đình chỉ  mọi chức vụ đối với Phạm Quý Ngọ.
g) Lưu ý thêm: ngày 14/6/2012, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội về việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Theo ông Quang, ngay chiều 17/5/2012 “sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngay trong buổi chiều hôm đó, có thể nói rất nhanh, trong vài chục phút thôi, cơ quan cảnh sát điều tra triển khai các tổ công tác đến để thi hành lệnh bắt khám xét đối với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Vinalines, sau này là Vụ phó Vụ vận tải – Bộ GTVT, ông Trần Hữu Chiều, Phó TGĐ Vinalines. Cơ quan cảnh sát đã bắt ông Phúc và ông Chiều, còn bị can Dương Chí Dũng thì không có ở cơ quan, không có ở nhà. Cơ quan cảnh sát điều tra đã mời ông Dũng về làm việc nhưng sau khi xác minh thấy bỏ trốn.” Như vậy theo Bộ trưởng Công an, chiều 17/5/2012, cơ quan điều tra đã triển khai bắt Dũng và có người của cơ quan điều tra liên lạc với Dũng để mời Dũng về làm việc. Cần xác minh lại thông tin này (cơ quan điều tra dưới sự chỉ đạo của Ngọ thực sự có triển khai bắt ngay Dũng, liên lạc với Dũng trong chiều 17/5 hay chỉ đến sáng ngày 18/5/2012 mới triển khai lệnh bắt). Nếu Ngọ chỉ đạo sáng 18/5/2012 mới triển khai bắt Dũng, cần xem xét truy cứu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự.
5) Cho Phạm Quý Ngọ một ân huệ cuối cùng 
a) Giải thích với Ngọ rằng, tội tiết lộ bí mật theo Điều 263 Bộ luật Hình sự không thể cãi được đối với Ngọ vì:
- việc tiết lộ bí mật cho Dũng là sự thật hiển nhiên, cả nước đều biết và đều phẫn nộ ngày từ khi Dũng trốn.
- Dũng đã khai ra Ngọ, là nhân chứng trực tiếp, đáng tin cậy
- Dũng và Ngọ có quan hệ với nhau từ trước, Ngọ có động cơ để tiết lộ cho Dũng.
- Nếu Ngọ không tiết lộ, theo Ngọ ai là người tiết lộ?
b) Thuyết phục Ngọ rằng: hIện Ngọ sức khỏe kém, căn bệnh cũ nghiêm trọng có thể tái phát, cấp trên biết điều đó nên sẽ có cử chỉ nhân đạo với Ngọ. Có thể chỉ khoanh vùng tội danh theo Điều 263 cho Ngọ, nếu Ngọ nhận tội này. Tuy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 263 (hình phạt từ 10-15 năm tù), nhưng nếu Ngọ nhận tội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ sẽ được xử dưới khung, ví dụ chỉ nhận 5 năm tù giam và thực tế chỉ sau 2 năm cải tạo tốt sẽ được tự do như trường hợp của Tướng Bùi Quốc Huy, cựu Thứ trưởng Bộ Công an trong vụ Năm Cam. Ngọ có thời gian 30 ngày để suy nghĩ. Cho phép đồng nghiệp thân thiết, người thân của Ngọ thuyết phục Ngọ nhận tội trong sự giám sát chặt chẽ
c) Trường hợp Ngọ ngoan cố (khả năng này xảy ra nhiều), kiên quyết mở rộng vụ án sau khi hết thời hạn 30 ngày trên (xem phần 3 kế hoạch sau).
Tư Mã Phong 
(Quê Choa)

Thể chế và nhóm lợi ích

Nhóm lợi ích theo tôi được chia làm hai loại nhóm lợi ích tốt và nhóm lợi ích xấu. Nhóm lợi ích tốt hoạt động theo pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngược lại, nhóm lợi ích xấu là nhóm một số người có chức vụ cao trong cơ quan đảng CSVN và cơ quan nhà nước kết hợp với những người có thế lực kinh tế, chính trị đứng trên pháp luật, hoạt động vì lợi ích cá nhân, tham nhũng, bẻ lái các chính sách kinh tế xã hội có lợi cho họ, gây nên bất ổn về kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng.

Nhóm lợi ích có thể được tạo ra nhờ truyền thống văn hóa, thí dụ các Tù trưởng tại Trung Đông-Bắc Phi chiếm nhiều đất đai, dưới lòng đất lại có dầu khí. Các vị đó có nhiều vợ (theo luật Hồi giáo được lấy 4 vợ) và sinh ra hàng chục người con, dĩ nhiên con cháu được thừa hưởng rất nhiều tài sản. Chế độ phong kiến Việt Nam trước đây cũng vậy. Tại Trung Đông-Bắc Phi truyền thống văn hóa kết hợp với thể chế không dân chủ đã dẫn tới Mùa xuân Ả Rập. Tuy nhiên, ngày nay nhóm lợi ích xấu hình thành và phát triển chủ yếu là do thể chế không dân chủ hổ trợ.


Tham nhũng tại Việt Nam được xem là quốc nạn. Tại sao hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác lại không thể dẹp bỏ được tình trạng này?

Một nhà nước pháp quyền thì cần quản lý dựa pháp trị, hệ thống luật pháp chứ không phải dựa vào cách quản lý theo kiểu nhân trị học tập đạo đức ông này ông nọ (phong kiến). Thiếu các thiết chế dân chủ, không công khai, không minh bạch, chế tài luật pháp không có hiệu lực, quyền của công dân không được coi trọng, nhà nước không lắng nghe dân thì tham nhũng sẽ xảy ra tràn lan ở mọi cấp, lợi ích theo nhóm tiếp tục phát triển. Tham nhũng của người có chức quyền tăng nhanh. Vinashin, Vinalines, bất động sản, điện lực, dầu khí… đã không những tạo ra hậu quả xã hội xấu, mà còn để lại khoản nợ khổng lồ đang đè nặng lên vai mỗi người dân, làm suy kiệt nền kinh tế. Thiệt hại của nhà nước nhân dân rất lớn vì một bộ phận quan chức năng lực yếu kém, đạo đức suy đồi, ít quan tâm tới ý thức hệ chính trị, coi thường nguyện vọng người dân, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân họ được lại đảng CSVN, chính phủ giao trọng trách rồi đứng trên pháp luật, hiến pháp và vẫn không bị loại bỏ. Tại sao nhóm lợi ích nở rộ thời gian qua? Một số người đổ lỗi cho kinh tế thị trường, con người tham lam, ích kỷ, muốn giàu có nhanh bằng mọi thủ đoạn. Điều đó chỉ đúng một phần. Theo tôi, lợi ích nhóm xấu do:

1) Kinh tế thị trường định hướng XHCN , một đảng lãnh đạo tự cho mình đi từ thành công này tới thành công khác, nhưng không chịu thừa nhận đang mất dần lòng tin ở mọi tầng lớp nhân dân đã góp phần quan trọng tạo ra các nhóm lợi ích.

2) Quản lý xã hội theo nghị quyết của đảng lả bảo vệ đặc quyền của đảng và đảng viên. Một người giữ chức vụ cao trong đảng CSVN khi có biểu hiện tham nhũng, quá trình khởi tố rất khó.

3) Quản lý xã hội theo luật pháp nhưng không chấp nhận tam quyền phân lập theo quan điểm phổ quát. Không phải rỗi hơi mà các nhà khai sáng Pháp đề xướng ra tam quyền phân lập, quốc hội Hoa Kỳ vô cớ đề ra cơ chế kiểm soát quyền lực.

4) Luật do các bộ xây dựng có lợi cho bộ quản lý một ngành nào đó thì luật pháp chỉ tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích trong các ngành nảy sinh, kẻ xấu trong và ngoài đảng thoát tội, làm cho các thành phần kinh tế không thể phát triển bình đẳng lành mạnhđược. Việt Nam rất ít những đại biểu Quốc hội hiểu biết về luật. Họ cứ bấm nút thông qua mà không hiểu các điều khoản của luật . Nên hiệu lực của luật rất yếu, vừa thông qua đã lại phải sửa đổi. Cho nên trộm cắp vài triệu đồng bị tù giam , tham nhũng hàng chục tỷ đồng , thất thoát hàng trăm tỷ đồng lại xử nhẹ, có trường hợp cho hưởng án treo, người phụ trách ngành không hề bị truy cứu trách nhiệm , không chịu từ chức.

Hậu quả là thể chế kinh tế định hướng XHCN đã tạo ra hệ thống luật pháp như đất đai, đấu thầu, đầu tư, ngân hàng, luật tạo ưu đãi cho các doanh nghiêp nhà nước, tư nhân (có quan hệ về lợi ích với một số lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước) trong một số lĩnh vực kinh doanh… giúp cho các nhóm lợi ích chiếm đoạt tài sản nhà nước, nhân dân, ngang nhiên độc quyền kinh doanh những lĩnh vực lợi tức cao lại được nhà nước bảo hộ.

Cuối cùng để tạo ra sự đồng thuận xã hội, xác định tính đúng đắn của các tiêu chuẩn và nội dung cải cách thể chế, cần có các tổ chức, cá nhân kiểm định. Ai là người kiểm định tính đúng dắn của một chương trình cải cách được một chính phủ đề ra? Một xã hội dân chủ thì tính đúng đắn của chương trình cải cách được kiểm định bởi lực lượng tiến bộ xã hội, tức là tầng lớp tri thức đích thực. Họ là những người luôn có các ý kiến độc lập, có khi là đối lập với ý kiến của nhà cầm quyền, hoặc luôn tìm thấy những khiếm khuyết trong chương trình cải cách của chính phủ. Do đó, cần mở rộng các hoạt động phản biện độc lập có thể thông qua các tổ chức, cá nhân. Một quốc gia chỉ dùng trí thức để minh hoạ chính sách của nhà nước hay chủ trương của đảng cầm quyền, ngăn chặn các ý kiến phản biện trái chiều mang tính xây dựng thì chính phủ đó chắc chắn không được người dân tín nhiệm, đội ngũ tri thức chỉ làm đẹp chế độ mà thôi. Làm sao để có tầng lớp tri thức đích thực không phải chỉ có danh (bằng cấp, học hàm)? Theo tôi phải cải cách giáo dục theo lối khác, cách tốt nhất là cung cấp cho người học tri thức để cho họ nhận biết đúng sai, nhận biết được xu thế phát triển của thời đại, trên cơ sở đó có tư duy và tiếng nói độc lập phục vụ cho mục tiêu phát triển, chứ giáo dục không phải tạo ra các thế hệ nối tiếp nhau chấp nhận máy móc một ý thức hệ chính trị nào đó, để tiếp tục làm theo, nói theo.

Trong xu thế hội nhập người lãnh đạo cần có chuyên môn, không được học hành tử tế lại có chức vụ quá cao thường đưa ra các quyết định sai lầm có hại cho đất nước. Rất tiếc họ có sai lầm nhưng lại không chịu từ chức. Muốn vậy các vị lãnh đạo của Việt Nam cần có thái độ học hỏi nghiêm túc, từ bỏ lối tư duy theo nhiệm kỳ , ngắn hạn, cần có thái độ khoan dung và đối thoại với những ý kiến trái chiều có tính xây dựng, tiếp tục trào lưu đổi mới. Mặt khácViệt Nam cũng phải có luật buộc những người phụ trách lĩnh vực có sai lầm phải thôi chức. Cần đối chứng và luôn so sánh các chính sách phát triển của Việt Nam với các nước đi trước, những nước cùng điều kiện hoàn cảnh sau chiến tranh để tránh sai lầm. Quan chức Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc người thân của họ bị phát hiên dính dáng tới vụ việc tiêu cực thì họ xin từ chức ngay. Muốn loại bỏ nhóm lợi ích cần phải: (1)Chưa thể đa đảng thì đa nguyên chính trị là đòi hỏi khách quan để tạo ra các cơ chế kiểm soát quyền lực, cần thay đổi một số điều cơ bản trong Hiến pháp 1992 tiến tới nền chính trị dân chủ . (2) Chuyển sang thể chế kinh tế thị trường tự do, giá cả do thị trường quyết định, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. (3) Hệ thống luật pháp thay đổi có lợi cho đại đa số dân chúng chứ không phục vụ lợi ích một nhóm nhỏ đặc quyềnđặc lợi. (4) Cần phải lắng nghe người dân thông qua trưng cầu dân ý.

Trần Văn Tùng
----------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hayek, F. A (editor) (1935). Collectivist Economic Planning – Critical Studies on the Possibilities of Socialism. G. Routledge, London.
2. Landes, David (1998). The Wealth and The Poor of Nations: Why Some Are So Rich and Some So Poor. W. W. Norton & Company, New York.
3. Sen, Amatya (2002). Phát triển là quyền tự do. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Hậu, Trần Văn Tùng (2007). Chất lượng thể chế và tăng trưởng. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6.
5. Vũ Đức Thanh, Trần Văn Tùng (2011). Thể chế yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Trần Bạt (2007). Suy tưởng. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội. 
(BVN)
 

Nguời Buôn Gió - Đại Vệ chí dị - Đại chiến hoàng thành

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Năm đó nước Vệ tiêu điều thảm hại, người đói kém đi cướp trộm đầy đường. Đến hơn mười tỉnh cả nước thiếu gạo ăn làm đơn xin triều đình phát chẩn. Trong khi đó quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa, vợ bé con riêng tậu biệt thự hàng nghìn tỷ. Các doanh nghiệp nhà Sản làm ăn thua lỗ, triều đình phải gánh hàng trăm nghìn tỉ thất thoát, thua lỗ.

Như thế bảo sao dân không đói.?

Quyền lực của vương phủ rơi vào tay phủ chúa. Cũng tại bởi đời Vệ Cường Vương khi trước bất tài, háo sắc, bỏ bê chính sự. Cường Vương lúc tuổi ngoài bảy mươi, răng chắc , tóc đen, khí lực sung mãn. Vương ngự ngôi cao chỉ lo kiếm chuyện tìm gái đẹp hầu hạ gôi chăn. Bảy ngày có thể lâm trận mây mưa đến năm buổi, lúc về già còn rước thêm gái tơ về làm ái phi. Đến các con mình Vương cũng bỏ mặc đừng nói chi là xã tắc.

Việc nước do phủ Chúa điều hành, Bạo tể tướng nhân đấy mà thành lập vây cánh, thu nạp thủ hạ đưa vào các vị trí béo bở trong triều. Ban phát bổng lộc hậu hĩnh, thế và lực ngày càng mạnh. Chúa lấn át cả quyền của Vương Phủ.

Kính Vương lên ngôi, dốc lòng thiết lập lại quyền lực cho Vương Phủ. Ban hành khế ước toàn dân, quân phải một lòng phụng sự nhà Sản do Vương Phủ đứng đầu. Năm nhà Sản thứ 68, đại thần nghị chính Hoàng Sanh cầm quyền nghị hội, tuyên bố thiên hạ rằng kết quả lấy ý kiến tất cả nghị dân đại diện cho nhân dân đều nhất trí đồng ý nhà Sản là thế lực duy nhất lãnh đạo nước Vệ. Ngoài nhà Sản ra, bất cứ thế lực nào ngo ngoe, tạo vây cánh, lập bè đảng đều là thế lực phản nghịch.

Vương nói với đại thần trong phủ.

- Nay tuy nhà Chúa lộng hành, tước đoạt quyền bính của phủ. Nhưng danh chính ngôn thuận thì Vương Phủ vẫn là tối cao, Vương là nhà Sản, nhà Sản là Vương. Chân lý ấy không bao giờ thay đổi, con đường đi lên thiên đàng có thể đến thế kỷ sau mới tới nơi. Nhưng trước mắt không để quyền lãnh đạo nhà Sản lọt vào tay những phường bè lợi ích tư túi. Giả bộ phụng sự nhà Sản mà trục lợi cá nhân, đàn áp nhân dân với danh nghĩa bảo vệ nhà Sản mà thực ra là tập luyện binh mã, củng cố binh lực để khống chế nhà Sản làm bình phong. Cái này dân gian gọi là cú kêu cho ma nó ăn. Nay quân của Vương Phủ đã được rèn luyện tinh nhuệ, đại tướng Trăm Xanh lập tức dẫn cánh Chính Nội đi đầu phá giặc lập công. Trận đầu phải quyết thắng đánh vào bộ Hình và tập đoàn tàu thủy, làm sao chiến thắng phải vang dội để cổ vũ khí thế toàn quân.

Trăm Xanh mình cao bảy thước, vóc dáng vạm vỡ, mặt mũi dữ tợn, tiếng sang sảng như chuông đồng. Xanh cắp đại đao ra giữa triều thưa lớn.

- Đại tướng Trăm Xanh, phụng mệnh vua ra trận. Thề quyết trận đầu đánh tan quân giặc. Bắt hết, hốt hết.

Nói rồi Xanh khoa đại đao một vòng, khí trên đao toát ra lạnh lẽo đầy sát khí, Trăm Xanh bước ra cửa nhảy thốc lên ngựa, hô quân tùy tùng nhắm hướng trung tâm kinh thành tiến tới.

Đại tướng Trăm Xanh vừa đi. Vệ Kính Vương khoát tay gọi đại thần nghị chính tổng quản kinh thành Trí Sáng lại bảo nhỏ.

- Xanh là người miền Trung, tính nóng nảy. Lại đang nóng lòng trả mỗi thù năm xưa bị quân nhà Chúa vào đất ấm tập, dùng thế trận Thanh Tra đánh tập hậu. Trận ấy Thanh mất 3400 tinh binh, cũng vì tính không đề phòng. Nay trận này mà lỡ có gì thì hỏng đại sự. Người dùng quân bản bộ ém sẵn, lúc thừa cơ dùng trận Truyền Thông mai phục bất ngờ đánh tạt ngang hông địch, như thế chiến thắng mới chắc chắn được.

Trí Sáng mặt mũi sáng sủa, học rộng, binh thư đọc nhiều, giỏi trận Truyền Thông. Lĩnh ý vương, khoan thai phe phẩy quạt lên kiệu về phủ sắp đặt quân bản bộ, gọi bộ hạ thủ túc là Lộc Sáng vào. Dặn dò cẩn mật, cứ ngày ấy lúc ấy, xuất quân ra chỗ ấy, đánh thẳng luôn vào Báu Mã không cần nói nhiều.

Vương lại gọi đại tướng Kinh Tài là Chùa Lan lại thì thầm.

- Khi Trăm Xanh đánh trận này, Trí Sáng ở trong xuất bất kỳ ý ra quân. Đich hỗn loạn, không phòng bị lương thảo.Ngươi nhân lúc ấy chẩn bị binh mã đánh trận Kinh Tài, nắm hết nguồn lợi trong thiên hạ về đây.

Đại Tướng Chùa Lan lĩnh mệnh đi ra.

Lại nói về bên phủ Chúa, thấy Vệ Kính Vương dăm lần bảy lượt sửa chính sách, thu nạp bộ hạ, dựng tiền quân, hậu quân. Lại cho tướng lãnh đi tập huấn binh thư đánh Tham Nhũng. Biết là thế nào cũng có chuyện đến mình. Chúa mới họp bầy tôi lại bảo.

- Phép đánh trận đầu tiên là gì .?

Thủ hạ nhao nhao, người nói phải tinh thông võ nghệ, người nói phải rành trận đồ, người nói vũ khí đầy đủ sắc bén. Chúa cười nhạt hỏi.

- Kia một người tráng sĩ, vai năm tấc rộng thân mười thước cao, tay cầm phương thiên họa kích, tay kia cắp thanh Mạc Gia, mặc giáp bạc, cưỡi ngựa xích thố. Nếu một ngày không có cơm ăn, nước uống thì liệu đánh được bao nhiêu lâu, chém được bao nhiêu giặc.

Tướng coi ngân khố là Vạn Bành nói.

- Nếu thế sợ mới đến cửa trận là lăn quay cả người lẫn ngựa vì đói khát. Phải lính đi đánh trận mà tiền lương cho vợ con ở nhà không đầy đủ nữa, ra trận không có đồ ăn, ở nhà vợ con đói kém. Tráng sĩ trời đi nữa cũng phải thua. Binh thư có câu thực túc binh cường.

Chúa nghe thấy cắt ngang.

- Không nói binh thư, nói điều dễ hiểu đị.

Vạn Bành nói.

- Thưa, giang hồ đạo tặc có câu, bản lĩnh có nhưng đói không chịu được.

Chúa bật cười ha hả.

- Nói đúng ý ta, cứ thế có phải là dễ hiểu không. Binh thư cái con mẹ gì.? Bọn hủ nho , mọt sách trong thiên hạ toàn lũ lợn bị ta khóa mõm từ lâu rồi.

Đoạn Chúa nghiêm mặt quát.

- Vạn Bành nghe lệnh.

Vanh Bành giật mình, tóc rẽ sang hai bên, mồ hôi đổ ra, lập bập quỳ khấu đầu.

- Vạn Bành xin nghe lệnh.

Chúa lệnh.

- Ta cho nhà người cai quản ngân khố, đặt tên cho là Vạn Bành. Nay là lúc cần người thu hết ngân lượng trong thiên hạ, đủ một vạn bành về kho cất giữ. Kẻ kia không có lương, không có bổng , liệu xem đánh được mấy hồi. Chúng bày trận gì mặc chúng, không có cái chúng ăn tất hàng ngũ lộn xộn, không đánh cũng tan. Lúc đó lại đến phủ Chúa mà xin xỏ xùi bọt mép cũng nên.

Vạn Bành lĩnh ý Chúa, tức tốc lên ngựa về phủ soạn trận Kim Ngân dùng phép tăng thuế, tăng phí, gom vàng cho quân bủa đi tứ xứ triển khai ráo riết gom lương thảo trong thiên hạ. Vì thế mà dân đói càng đói thêm, khiến 11 tỉnh giáp Tết Canh Ngọ còn không có gạo mà ăn phải đệ đơn xin triều đình phát chẩn cứu đói.

Vạn Bành đi, Chúa quay sang gọi Đàm Cận.

Đàm Cận tuổi trẻ, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, bộ dạng nho nhã. Vốn được Văn Thụ thừa tướng bộ Hình tiến cử. Đã từng kinh qua nhiều chức vụ, làm tổng trấn phủ Ninh giáp Tề mấy năm.. Vỗ về dân chúng yên ổn, hòa hiếu với Tề, mỗi năm thu về phủ Chúa hàng chục ngàn lượng. Đàm Cận nhờ hòa hiếu với Tề qua việc cho thuê đất đầu nguồn nên tạm được lòng Vương Phủ, lại thu về ngân khố phủ Chúa.

Chúa ôn tồn dặn Đàm Cận.

- Việc của ngươi là trấn an thiên hạ, cho thấy vận khí nhà Chúa còn dài. Có thế lòng người mới không hoang mang, dao động. Ngày mai người cứ đóng bộ đẹp, đi đây đó lăng xăng tạ hình ảnh người nhà Chúa khí lực còn sung mãn. Đến đâu cũng phải giữ hình ảnh nhà Chúa qua bộ dạng thật trẻ trung, năng động. Làm sao để thiên hạ thấy phủ Chúa là nơi gửi gắm lâu dài. Chớ có thấy can qua mà nghiêng về những kẻ già nua, sắp chết.

Rồi Chúa quay sang, thấy phó thương thư bộ hình coi việc an ninh là Điền Vẽ đang đứng chờ đến lượt. Chúa vẫy Điền Vẽ lại ghé tai.

- Một số bọn cứng đầu, không chịu bán cổ phần đi. Chả may Vương Phủ cho người nắm lại hết các cơ sở thương nghiệp thì nguy. Ngay lập tức phải cho người của ngươi đi thúc ép bọn này, chậm trễ xử êm ngay tức khắc làm gương.

Ngày nọ, tháng nọ. Trăm Xanh dẫn quân bản bộ đại hình chém Dương Bạo, bắt Dương Kính. Thừa thế tấn công Báu Mã bộ hình. Báu Mã hoang mang đối phó, binh pháp có phần loạn, vội vã điều quân bản bộ do Tư Tứ chỉ huy hợp cùng quân bên ngoài là toán Nhiên Liệu Mới ra trận hòng đánh thế gọng kìm.

Toán ấy hùng hổ xung trận. Bất ngờ mới ra khỏi thành vài dặm, bị phục kích của toán Hà Thành Mới do Lộc Sáng chỉ huy đổ ra. chưa kịp chào hỏi thì Lộc Sáng bất ngờ cho quân khai cung bắn tên như mua. Tư Tứ vỡ trận hoảng sợ dẫn quân quay ngược vào thành chỉnh đốn lại, im bặt tiếng luôn.

Báu Mã chủ quan lúc tiễn Tư Tứ đi, còn đứng đó nhìn theo, bị luôn một mũi tên Đích Danh trúng ngực, đeo cả tên chạy vào thành. Bênh càng thêm bệnh.

Phúa Chúa bị bất ngờ, không tính được Vương Phủ đánh vào bộ Hình ráo riết thế. Đương lúc chưa biết làm sao thì Chùa Lan dẫn đại quân đến áp thành bày trận Kinh Tài. Thế mới là họa vô đơn chí, chưa xong trận nầy đã đến trận khác.

Chúa cho người phia ngày đêm về Ninh phủ hỏi ý kiến lão tướng Văn Thụ. Lão tướng Văn Thụ viết bốn chữ cho người đưa tin. Chúa mở ra xem thấy bốn chữ '' thế lực thù đich ''. Chúa gọi Điền Vẽ và các tướng lại hội ý. Các tướng bảo.

- Văn Thụ đại thần xưa nay chuyên trận Thế Lực Thù Địch, cứ lập trận này ra rồi đen trắng nhốt hết lại, bởi thế nhà Chúa mới mạnh như ngày nay. Có lẽ giờ ý lão đại thần là nên dùng trận này.

Chúa bảo:

- Giờ trận này đem ra đánh thẳng với Vương Phủ, e rằng mang tiếng phản nghịch. Không đánh chúng không sợ, chi bằng cứ giả bộ đánh vào bọn Dương Bạo và bọn xúi nó tố giác thăm dò xem sao.

Bọn Nhiện Liệu Mới, bọn Phủ Chính bèn thổi kèn xung trận mở đầu. Tố bọn Dương Bạo là thế lực thù địch chống phá bên trong bên ngoài cùng với bọn Cù Tiên Sinh. Nhăm nhe đánh tới đại thần nghị chính Trí Sang và đại thần nghị chính Công Tới. Thế trận cũng hiểm độc khôn lường.

Mới trước đó bọn này ca ngợi nhà Dương Bạo có truyền thống yêu nước, cả gia đình cách mạng. Giờ cần giở mặt đánh ngược bàn tay. Thế mới biết bọn lưỡi không xương, bồi bút thật ghê tởm. Khổ thân phụ thân Dương Bạo tuổi cao, sức yếu, cả đời theo nhà Sản cùng với Cù Tiên Sinh cũng dòng dõi công thân như vậy, bị vướng họa can qua.

Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.
  Người Buôn Gió
  (Blog Người Buôn gió) 

Kinh nghiệm Miến Điện: Sự cần thiết của một tổ chức đối lập

Khi quan sát quá trình dân chủ hóa ôn hòa xảy ra ở Miến Điện trong vài năm gần đây, nhiều người Việt Nam thầm ước mong rằng chính quyền Việt Nam cũng sẽ sáng suốt tự cải cách thành một chính quyền dân chủ. Họ hi vọng vậy một phần vì nghĩ rằng đảng Cộng Sản là một lực lượng bất khả chiến bại vì có số lượng thành viên áp đảo, nắm quân đội và công an, và mọi phương tiện, vật chất khác, trong khi các phong trào dân chủ quá nhỏ lẻ. Với một niềm tin như thế, họ ngại ngần tham gia vào các tổ chức dân chủ đối lập dù ôn hòa nhất, và nhiều lắm là đứng lên góp một tiếng nói hay vài kiến nghị với hi vọng thức tỉnh được những lãnh đạo đảng Cộng Sản. Mỗi khi các lãnh đạo đảng Cộng Sản có một vài phát biểu hàm ý dân chủ, họ lại tiếp tục nuôi hi vọng.

Những nghiên cứu chính trị nghiêm túc cho thấy rằng đảng cầm quyền không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực nếu họ không gặp các thách thức to lớn về chính trị mà nguy cơ là họ sẽ bị mất quyền. Chỉ khi đối mặt với một nguy cơ mất quyền họ mới thỏa hiệp. Cũng như chơi cờ, một đấu thủ sẽ không bao giờ chịu hòa nếu anh ta đang nắm phần thẳng; anh ta chỉ đồng ý hòa khi anh ta cảm thấy bắt đầu núng thế. Miến Điện cũng không phải là một ngoại lệ.

miendien1a.jpg

Năm 1948, Miến Điện chính thức độc lập khỏi Anh và trở thành một nước cộng hòa nghị viện. Chính quyền đầu tiên của Miến Điện dưới sự dẫn dắt của thủ tướng U Nu định hướng biến Miến Điện thành một nhà nước phúc lợi và tiến hành một nền kinh tế tập trung. Chính sách kinh tế này đẩy Miến Điện từ một nền kinh tế thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á trong thời thuộc địa Anh vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế khủng hoảng, thu thuế không đủ chi cho nhân viên chính phủ, chính quyền xử lý bằng cách in thêm tiền, và lạm phát tăng vọt.

Năm 1962, tướng Ne Win đảo chính và tiến hành thành lập một nền kinh tế kiểu xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa tất cả các ngành công nghiệp, trừ nông nghiệp. Đất nước tiếp tục rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Tình trạng kinh tế quá đói khổ dẫn đến các cuộc biểu tình diễn ra và lập tức bị đàn áp. Năm 1962, sinh viên trường đại học Rangoon biểu tình, bị dập tắt, chết 15 sinh viên. Năm 1974, các cuộc biểu tình chống chính phủ nhân đám tang của U Thant, cựu Tổng Thư Kí Liên Hiệp Quốc người Miến Điện, bị dập tắt. Các cuộc biểu tình của sinh viên sau đó diễn ra trong các năm 1975, 1976, và 1977 đều lần lượt bị đàn áp.

Ngày 8 tháng 8 năm 1988, Cuộc Nổi Dậy 8888 bắt đầu với các cuộc biểu tình chống chính phủ ban đầu bởi các sinh viên ở Rangoon sau đó nhanh chóng lan ra toàn quốc. Phong trào phản kháng lúc này bao gồm đủ mọi thành phần xã hội. Một tháng sau, phong trào phản kháng bị dập tắt khi đảo chính quân sự xảy ra và chính quyền quân nhân Miến Điện được thiết lập. Sau Cuộc Nổi Dậy 8888, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi được thành lập.

Lúc này, dưới áp lực cô lập của thế giới dẫn đầu bởi các nước Phương Tây, chính quyền quân nhân bắt đầu tìm kiếm một giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng bị áp lực. Họ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử nhằm chọn ra một ủy ban để soạn thảo hiến pháp mới cho Miến Điện. Trong cuộc tổng tuyển cử này, NLD của Aung San Suu Kyi dành được 392 trên tổng số 492 ghế. Chính quyền quân nhân từ chối kết quả.

Các chính phủ phương Tây sau đó tiếp tục lên án, cô lập và cấm vận kinh tế Miến Điện. Nền kinh tế lâm vào bi đát hơn. Cung không đủ cầu khiến mức lạm phát cao đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng lạm phát triền miên. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, thu ngân sách không đủ trả lương cho nhân viên nhà nước, chính quyền in tiền và đẩy nền kinh tế tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng. Trong suốt thập niên 1990 cho đến năm 2007, lạm phát trung bình khoảng 25%/ năm. Tháng 4 năm 2006, chính quyền tăng mức lương cho nhân viên nhà nước vì lạm phát quá cao và lương không đủ tiêu, giá cả lập tức tăng vọt từ 30% đến 60% ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Nền kinh tế chao đảo liên tục, trong suốt thập niên 2000, lạm phát cao nhất là năm 2002-2003 với 58% và thiểu phát vào năm 2001-2002 với -1.7%/năm. Tỉ giá hối đoái của chính thức của chính phủ cao hơn mức giá chợ đen đến hai trăm lần.

Mặc dù chìm trong các cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên, chính quyền quân nhân Miến Điện vẫn không hề nao núng và tiếp tục cầm quyền với bàn tay sắt. Năm 2007, lúc lạm phát vọt lên 30%/năm, cuộc nổi dậy của các nhà sư diễn ra và họ tiếp tục đàn áp.

Tuy vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vào năm sau đó đã đánh gục họ. Mặc dù bị cô lập với thế giới phương Tây, chính quyền quân nhân Miến Điện vẫn nhận được sự đầu tư và giao dich từ vài nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Gỗ và đá quý của Miến Điện là nguồn thu ngoại tệ chính của Miến Điện bên cạnh du lịch và nguồn kiều hối từ các Miến Kiều. Cuộc khủng hoảng kinh tế một cách gián tiếp đã khiến khoản thu nhập nầy giảm sút đáng kể, và hậu quả là nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Lúc này, chính quyền quân nhân Miến Điện đứng trước hai lựa chọn hoặc là tiếp tục đàn áp duy trì quyền lực, đối diện với các cuộc nổi dậy sắp diễn ra vì kinh tế khủng hoảng nặng hơn và người dân quá đói khổ, hoặc là bắt tay với NLD như một chiếc phao để dân chủ hóa và nhận được viện trợ từ phương Tây nhằm tiếp tục giữ được phần nào đó quyền lợi và quyền lực cho mình. Chính quyền quân nhân Miến Điện đã lựa chọn chọn lựa thứ 2.

Bắt tay với NLD để cải cách dân chủ là một giải pháp thỏa hiệp của chính quyền quân nhân nhằm cứu vãn quyền lực và duy trì quyền lợi cho chính mình. Ở đây chúng ta phải có một nhận xét rằng cuộc cải cách dân chủ của Miến Điện sẽ không hề dễ dàng nếu tổng thống Thein Sein của Miến Điện không có được sự ủng hộ rộng rãi của các tướng lĩnh trong quân đội, những người đang thấy quyền lợi kinh tế của mình giảm sút và quyền lực chính trị đang bị đe dọa.

Trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế của Miến Điện nằm trong tay các tướng lĩnh. Các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế Miến Điện đều do cách thành viên gia đình hay thân thích của các tướng lĩnh kiểm soát. Sau cuộc nổi dậy 1988, đứng trước sự cô lập và cấm vận của phương Tây nguy hại đến mối lợi kinh tế của các tướng lĩnh, họ nghĩ đến giải pháp cởi mở chính trị với hi vọng nhận được sự nới lỏng trừng phạt từ các nước phương Tây. Họ đã cẩn thận bắt giam các lãnh tụ nổi tiếng, kể cả đã giam lỏng Aung San Suu Kyi tại nhà, và hi vọng rằng việc thiếu các lãnh tụ dân chủ có tiếng và sự sợ hãi sẽ giúp phe quân nhân dành thắng lợi trong cuộc bầu cử chọn ra các thành viên soạn thảo hiến pháp năm 1990. Họ đã mắc một sai lầm là đánh giá quá thấp người dân. Đa số ghế dành cho NLD là một tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của người dân đối với phe quân nhân. Đứng trước sự sợ hãi mất quyền lực và quyền lợi, phe quân nhân quay lại đàn áp.

Mặc dù sống trong sự cấm vận của các nước phương Tây, giới quân nhân vẫn còn làm ăn được nhờ hợp tác với một vài nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Cuộc khủng hoảng năm 2008 một lần nước đe dọa mối lợi kinh tế của các tướng lĩnh bên cạnh nguy cơ người dân nổi dậy một lần nữa khiến phe tướng lĩnh lần thứ hai chọn giải pháp thỏa hiệp chính trị. Lần này phe quân nhân cẩn thận hơn thảo ra sẵn một hiến pháp với đặc quyền dành cho giới quân đội và chuẩn bị sẵn một đảng của quân đội trước khi đưa ra trưng cầu dân ý.

Quan sát quá trình dân chủ hóa Miến Điện chúng ta thấy rằng phe cầm quyền Miến Điện chỉ thực sự thỏa hiện khi quyền lợi và quyền lực của họ bị đe dọa, năm 1990 cũng như năm 2010. Sự đe dọa chỉ thực sự diễn ra khi phe cầm quyền đứng trước một đối thủ tiềm năng có khả năng quy tụ được nhân dân, ở đây là NLD với Aung San Suu Kyi. Mặc dù các lãnh tụ của NLD đa số bị bắt hoặc giam lỏng, NLD vẫn sống và hiện diện trong suy nghĩ của người dân Miến Điện. Nếu không có một lực lượng đối lập mạnh và cương quyết, mạnh theo nghĩa lực lượng đối lập chiếm được cảm tình của người dân và là lựa chọn của người dân cho tương lai của đất nước, những xáo trộn cho dù rất lớn cũng sẽ không bao giờ là đe dọa đối với phe cầm quyền. Trong một ván cờ, đấu thủ sẽ không bao giờ cảm thấy bị đe dọa hay nao núng, nếu biết rằng đối phương không có quyết tâm và hậu thuẫn. Chính vì vậy, khi muốn tiến trình dân chủ diễn ra, trí thức không thể chỉ ngồi hi vọng giới cầm quyền của đảng Cộng Sản tự cải cách. Nhiệm vụ của trí thức phải là góp phần xây dựng đội ngũ lãnh đạo nòng cốt lực lượng dân chủ và gây dựng và động viên niềm tin nơi nhân dân. Dân chủ và tiến bộ có cái giá của nó và cũng chính vì cái giá mà một dân tộc dám trả đó mới làm nên giá trị của dân chủ và tiến bộ.
Minh Việt
(Dân luận)

Hậu duệ và trí tuệ

TCCS - Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của ta trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ”. Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản. Thí dụ: Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/ Thứ nhì hậu duệ/ Thứ ba đồ đệ/ Thứ tư trí tuệ”. Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/ Thứ nhì quan hệ/ Thứ ba tiền tệ/ Thứ tư trí tuệ”. Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.
Với các dị bản nêu trên, theo tôi, dị bản 2 xem ra là phù hợp nhất với những hiện tượng có trong thực tế của nước ta hiện nay. Bởi vì, dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc nhảy phóc lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty cực lớn có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên nếu không phải là “con, cháu các cụ”. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.
Người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.
Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết với những cán bộ “cốp” mà thiếu tiền thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế, trong bảng tổng sắp, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.
Còn trí tuệ? Xin mời xuống cuối bảng. Tôi biết, có không ít sinh viên học rất giỏi ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... nhưng không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các em chẳng có nghĩa lý gì.
Từ một số hiện tượng nêu trên, tôi xin nêu ra ba trường hợp với mong muốn cùng độc giả trao đổi. Một là, nếu “con, cháu các cụ” thật sự có năng lực và phẩm chất tốt thì cho dù họ còn rất trẻ cũng xứng đáng được giao những chức vụ quan trọng, và chúng ta phải mừng vì đó cũng là hiện tượng “hổ phụ sinh hổ tử”. Hai là, nếu “các cụ” đặt con, cháu mình vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng thấy họ không đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương công việc, “các cụ” lại tỉnh táo động viên, khuyên bảo họ từ chức để người khác làm thay. Trường hợp này đương nhiên không thể khen, song cũng không đáng trách. Ba là, “các cụ” bế con, cháu mình lên đặt vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng khi thấy con, cháu không đủ năng lực và phẩm chất đảm đương công việc mà “các cụ” vẫn “cố đấm ăn xôi”, quyết dùng ảnh hưởng của mình để giữ ghế cho họ. Trường hợp này chẳng những đáng phê phán mà còn phải có hình thức kỷ luật thích hợp; bởi vì, như vậy rõ ràng là “các cụ” đã vi phạm nghiêm trọng Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về những điều đảng viên không được làm”.
Các cụ ta từ xưa đã tổng kết: “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Thâm thúy quá!
Tiến Hải
(Tạp chí Cộng sản)

Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao?

(ĐSPL) – Cái kết cuối cùng cho con đường phạm tội của các “sếp” là trại giam. Tuy nhiên, sau những án tù, án tử dành cho các bị cáo, những “bóng hồng” một thời của các sếp sẽ ra sao?
 
Án tử Dương Chí Dũng, nỗi đau lớn cho người tình?
 
Cựu Tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng mới đây bị tòa tuyên án tử hình vì tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại gần 400 tỷ đồng và tham ô tài sản nhà nước.
 
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng “bồ nhí” tên Ph.T.T - người đã có con riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng. Vì là tiền tham ô nên đến khi ông bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 1
Căn hộ cao cấp mà Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí của mình
 
Câu chuyện về người tình Ph.T.T là một dấu mốc tạo nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Do gia đình khó khăn, Ph.T.T chỉ học hết lớp 10.
 
Cô ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó, Ph.T.T ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và phải lòng cô. Hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng một đứa con trai. Phải chăng, vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú của mình, đẩy ông vào con đường phạm tội?
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 2
Đối mặt với án tử của Dương Chí Dũng, người tình có xót xa?
Xung quanh vụ bê bối của Dương Chí Dũng, sau khi CQĐT tiến hành kê biên hai căn nhà mà ông Dũng đã mua cho T., vợ của Dũng là bà Phạm Thị Mai Phương đã lên tiếng khẳng định số tiền Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền “vay của vợ”.
Dương Tự Trọng sa chân, bồ nhí và 2 con ngoài giá thú ra sao?
 
Trong 5 anh em ông Dũng, người được coi là học hành nghiêm túc nhất, tính tình ngay thẳng và đầy chất nghệ sĩ là đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng). Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng gia nhập lực lượng Công an Hải Phòng.
 
Với tố chất thông minh, bản lĩnh của lính hình sự, ông Trọng nhanh chóng được đồng nghiệp nể phục, cấp trên tin dùng khi chỉ huy triệt phá nhiều băng nhóm giang hồ đất Cảng.
 
Con đường quan lộ đầy hứa hẹn của đại tá Trọng bỗng chốc tiêu tan, lâm cảnh lao lí khi luỵ tình tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Cuộc trốn chạy của ông Dũng kéo theo gần chục cán bộ công an Hải Phòng nhúng chàm chỉ vì giúp sức ông này bỏ trốn.
 
Khi bị bắt giam điều tra về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn, cựu đại tá Dương Tự Trọng cũng bị phát hiện có bồ nhí và con riêng ở Hà Nội như anh trai. Đó là người phụ nữ có tên Hoàng Thị Kim N. (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội).
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 3
Căn nhà ở Cầu Giấy nơi "bạn gái" Dương Tự Trọng sinh sống
Cụ thể, chiều 17/5/2012, ngay khi anh trai gọi điện thông báo mình sẽ bị khởi tố và bắt giữ, ông Trọng đã ngay lập tức hướng dẫn ông Dũng tạm trốn vào nhà của cô N. để lánh nạn. Sau đó, từ Hải Phòng, ông Trọng liên tục thực hiện những cuộc điện thoại cho tay chân để "điều" ông Dũng về trốn tại nhà bố đẻ của cô N. ở phố Mỹ Sơn, Quảng Hà, Hải Hà, Quảng Ninh.
 
Ngay khi Dương Chí Dũng bị bắt giữ, bản thân cô Hoàng Thị Kim N. và bố đẻ đã nhiều lần bị triệu tập lên cơ quan điều tra, song xét các tình tiết liên quan không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nên VKSND Tối cao không truy cứu trách nhiệm hình sự của hai người này.
 
Liên quan đến tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" mới bị khởi tố, cơ quan chức năng cáo buộc ông Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu nhân viên cấp dưới cấp 2 CMND ghi thông tin giả và dùng một trong hai CMND này để đăng ký khai sinh tên cha cho hai người con của cô N.
 
Cụ thể, từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với cô N. khi cô đang là sinh viên trường đại học Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại và nảy sinh tình cảm. Sau khi cô Hoàng Thị Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy, cả hai vẫn giữ liên lạc và cô N. có thai, sinh hai con gái.
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 4
Dương Tự Trọng lĩnh án 18 năm tù
Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con mình, vào tháng 4/2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND với những thông tin giả mạo. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho cô N. để làm khai sinh cho hai con.
 
Theo tin tức đã đưa, tại khu vực nơi mẹ con người phụ nữ được cho là "bồ nhí" của Dương Tự Trọng trú ngụ, được biết, trong căn nhà khang trang xây 4 tầng thường chỉ có 3 mẹ con và người giúp việc sinh sống, chưa ai từng nhìn thấy chồng của cô N. đâu mặc dù gia đình đã đến sống được nhiều năm.
 
Bác Bùi Thị Thảo (tổ trưởng tổ dân phố) cho biết: "Trong đăng kí tạm trú của cô N. ghi rõ tên người chồng là Dương Đ.C. và hiện đang làm trong lĩnh vực xây dựng ở tận Bố Trạch - Quảng Bình, nhưng tôi cũng chưa từng gặp người này. Cô N. sống khép kín nhưng cũng luôn gương mẫu trong các phong trào đóng góp của tổ, khu phố".
 
Theo miêu tả, cô N. là một người phụ nữ có nhan sắc, mặc dù đã hai con nhưng vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp, dáng người khá cao ráo. Các con cô N. cũng rất đáng yêu và ngoan ngoãn.
 
TGĐ PMU 18 Bùi Tiến Dũng và câu chuyện về các “bóng hồng”
 
Trong thời gian diễn ra vụ bê bối PMU 18, cơ quan điều tra đã  tiến hành làm rõ nguồn tiền và khối tài sản của cựu tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng. Kết quả xác minh cho thấy đã có sự xuất hiện của những người đẹp, hoặc là đối tượng được hối lộ, hoặc đứng tên tài sản cho Bùi Tiến Dũng, hoặc có quan hệ “trên mức bình thường” với vị tổng giám đốc lắm tiền nhiều của này.
 
Nữ ca sĩ Trần Thị Hồng Hải (biên chế thuộc Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2) đã từng bị triệu tập đến trụ sở Phòng Trực ban Hình sự Cơ quan Cảnh sát điều tra ở số 14 phố Hồ Giám-Hà Nội để giải trình về nguồn gốc số tài sản lớn đứng tên mình (có căn cứ cho thấy Bùi Tiến Dũng mua tặng) cũng như mối quan hệ của cô đối với Bùi Tiến Dũng.
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 5
Có rất nhiều các bóng hồng vây quanh Bùi Tiến Dũng
Theo tin tức đã đưa, Trần Thị Hồng Hải (sinh năm 1975) quê ở Thái Nguyên. Trước khi đầu quân về làm ca sĩ trong Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2, hơn 10 năm trước, Hồng Hải công tác trong một đoàn nghệ thuật khác cũng thuộc quân đội. Hồng Hải vẫn nói rằng mình có quen biết với Bùi Tiến Dũng do từng làm chương trình với PMU 18.
Từ năm 2000, sau một lần biểu diễn ở PMU 18, cô đã hoàn toàn không còn quan hệ gì với PMU 18, cụ thể là cá nhân ông Dũng.

Ngoài Hồng Hải, danh sách người tình của Bùi Tiến Dũng còn xuất hiện một cựu diễn viên múa của một Đoàn Văn công KQ, có tên là Chu Thanh H. (sinh năm 1977). Hiện người đẹp Chu Thanh H. không còn công tác trong lĩnh vực nghệ thuật mà đã chuyển sang một công ty chuyên về vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

H. khá nổi tiếng trong giới doanh nghiệp với bề ngoài xinh đẹp của mình. H. sống với bố ở Nghĩa Đô, còn mẹ cô thì vẫn ở quê. Trước khi cặp kè cùng hội Bùi Tiến Dũng, H. là bồ của T. – giám đốc một doanh nghiệp tư nhân chuyên về xây dựng các công trình giao thông, thực chất cũng là một “sân sau” của Bùi Tiến Dũng. Trong một buổi liên hoan tại Dragon, một nhà hàng nổi tiếng trên đường X.D, H. được T. tự nguyện “nhường” lại cho sếp của Bùi Tiến Dũng. Kể từ khi trở thành bạn gái của vị sếp của sếp Dũng, tài sản tiền bạc của cô này đột nhiên nhiều khủng khiếp.
 
Anh em Dương Chí Dũng lĩnh án, bồ nhí sẽ ra sao? - Ảnh 6
Cựu Tổng của PMU 18 nhận án 13 năm tù
Do đó, cơ quan điều tra đã triệu tập H. để làm rõ những thông tin về mối quan hệ giữa cô và Bùi Tiến Dũng cũng như nguồn gốc căn hộ chung cư cao cấp mà cô được “tặng”.

Ngoài nữ diễn viên Chu Thanh H. và ca sĩ tai tiếng H.N, liên quan đến Bùi Tiến Dũng, lại xuất hiện thêm 2 người đẹp khác: H. và Tr. Tuy nhiên, cả 2 cô này đều không phải là ca sĩ, người mẫu hay diễn viên gì ghê gớm mà chỉ là 2 “nhân viên đặc biệt” của quán cà phê N.T nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong thời gian cặp kè, Tr. hầu như theo sát tổng giám đốc PMU 18, ngay cả khi ông Dũng đi công tác tại các dự án. Một số nguồn tin cho biết cả H. và Tr., ngoài việc có quan hệ tình cảm với tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng còn có liên quan đến “thú tiêu khiển” cá độ bóng đá của ông này.

Với những sai phạm trong vụ án PMU18, Bùi Tiến Dũng là lĩnh án 13 năm tù giam, một cái kết đáng buồn cho cựu TGĐ PMU18.

Minh Hiền

Điểm sách "Vang Bóng Một Thời" của Nguyễn Tuân


Trong nền Văn Học Việt Nam, Nguyễn Tuân (1933-1987) được mệnh danh là người viết tùy bút xuất sắc nhất. Tác phẩm đầu tay "Vang Bóng Một Thời" của ông do nhà in Tân Dân Hà Nội xuất bản năm 1940, vừa phát hành đã được giới văn nghệ sĩ và người đọc hết sức tán thưởng, khen ngợi. Tác giả ngay lập tức trở thành nhà văn nổi tiếng, "Vang Bóng Một Thời" được trao tặng giải thưởng Gia Long, kiêu hãnh đứng ngang hàng với "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng, "Đôi Bạn" của Nhất Linh. Từ năm 1940 cho đến nay "Vang Bóng Một Thời" đã tái bản nhiều lần, và vẫn được công chúng thân ái đón nhận. Là cây bút tài hoa bậc nhất của văn đàn Việt Nam từ năm 1938 đến năm 1987 và là người có kiến thức uyên bác, Nguyễn Tuân không chỉ sính văn chương, am tường hội họa, âm nhạc, điêu khắc, mà còn hiểu biết rất rõ hoàn cảnh chính trị, thời cuộc thuở ấy. Ông thích lãng du giang hồ, từng bị chính phủ bảo hộ Pháp bắt giam, vì dám đi Bangkok dù không có giấy thông hành. Cá tính của ông thật đặc biệt, không giống bất cứ ai, có vẻ "hách xì xằng," ngạo mạn, bất cần đời; nhưng thực sự Nguyễn Tuân là người nhân ái, độ lượng, hết sức cảm thông với mọi người, vì ông hiểu rõ nguồn cơn bối rối của mỗi một cảnh đời.

Mặc dù đầu đề là tập truyện, nhưng "Vang Bóng Một Thời" được xem như thiên tùy bút tuyệt vời của Nguyễn Tuân. Toàn bộ tác phẩm gồm mười hai đoản văn, xếp theo thứ tự: "Chém Treo Ngành (Bữa Rượu Máu), Những Chiếc Ấm Đất, Thả Thơ, Đánh Thơ, Ngôi Mả Cũ, Chữ Người Tử Tù, Ném Bút Chì, Chén Trà Trong Sương Sớm, Một Cảnh Thu Muộn, Báo Oán (Khoa Thi Cuối Cùng), Trên Đỉnh Non Tản." Ngòi bút tài hoa và văn tài lỗi lạc của Nguyễn Tuân đã mô tả chi tiết những cảnh đời rất thực, những cảnh đời hư ảo, những chữ tình thanh cao, những oán khí cuồng nộ. Mỗi một đoản văn là một tâm cảnh, một ván cờ bày trắng bông đào, một thế sự du du nại lão hà [*] khiến người đọc cảm động chung chia nước mắt ngậm ngùi, chung chia một tiếng cười vui với từng nhân vật.

"Chén Trà Trong Sương Sớm" như bức tranh nghệ thuật, bàng bạc nét đẹp của hồn dân tộc, mời gọi người đọc tham dự nghi thức uống trà tuy thanh đạm nhưng vô cùng thành kính của cụ Ấm: "Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất… La liệt trên chiếc cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất giòn, rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao trùm lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già, muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức."

Khung cảnh liêu trai chí dị của trường thi trong "Báo Oán," khiến người đọc tưởng như nhìn thấy linh hồn của người phụ nữ tài sắc nổi tiếng một thời, trở về đòi món nợ tiền kiếp, khi người lính bắc ống loa hô trong đoạn:" - Báo oán giả tiên nhập. Báo ân giả thứ nhập. Sĩ tử thứ thứ nh…ập."

Có lẽ đoạn khấn này là khoản chú trọng nhất của lễ tam sinh và đã được quỷ và thần chứng giám. Người lính tuần mặc áo nẹp đỏ vừa được lệnh đổ chén rượu cúng xuống tàn lửa đống vàng đang hoá dở, thì những đầu ngọn cỏ may im lìm nơi bãi trường thi đều rung lên một nhịp và theo một chiều. Người ta, hồi nãy sống một cơn mơ giữa khoảng ban ngày u uất, bây giờ trông thấy một cơn mơ đang tàn dần. Một thứ gió u hiển thổi thốc mãi vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng người chen chúc và chạy vào choán chỗ. Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết. Không gì xa vắng bằng cái động đậy trong đìu hiu của muôn loài…Tiếng loa đồng xoáy sâu vào màn mưa lạnh. Ông Đầu Xứ Anh nghe tiếng hô, mặt nhợt nhạt, luôn luôn nhìn trộm em...” Hai anh em ông Đầu Xứ nổi tiếng hay chữ nhất vùng Sơn Nam hạ, đành ngậm ngùi ca thán thi không ăn ớt thế mà cay [2], khi nàng hầu của cha họ thề báo oán.

Ngoài "Vang Bóng Một Thời," nhà văn sinh trưởng ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, còn có những tác phẩm nổi tiếng khác, như: "Ngọn Đèn Dầu Lạc -1939," "Chiếc Lư Đồng Mắt Cua -1941," "Tàn Đèn Dầu Lạc - 1941," "Một Chuyến Đi - 1938," "Tùy Bút -1941,"…v.v…Cho dẫu viết dưới chủ đề nào, tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn đẹp như tranh vẽ, vẫn đầy chất thơ, chẳng khác gì cuộc đời phiêu lãng rất nghệ sĩ của ông. Những buổi chiều máu lửa chém treo ngành; những hình ảnh hư thực gợi giấc mơ hoài cổ theo giòng suy tưởng về cái ấm đất, về chén trà trong sương sớm; cảnh nước nhược non bồng trên đỉnh non Tản, không khí ma quái trong báo oán; thú chơi thư pháp tao nhã đã khiến viên quan cai ngục khiêm tốn kiên nhẫn, xin cho được chữ người tử tù… Nguyễn Tuân thinh lặng làm sống dậy một giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử, để công chúng tự đọc, tự suy nghĩ, tự nhận xét, tự phê bình về một thời vang bóng.

Hoàng Nhất Phương

11:31am Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2013

_______________________________________

"Thuật Hoài." Của Đặng Dung.
"Mai Mà Tớ Hỏng." Của Trần Tế Xương.
(Dân luận)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét