Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Ngày 13/1/2014 - Trang Chính phủ bảo vệ Tướng Quang - Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa

  • Nhật Bản lên án lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Trung Quốc (BaoMoi) - Reuters ngày 12-1 đưa tin, Nhật Bản đã lên án việc Trung Quốc áp đặt các quy định mới về hạn chế đánh bắt cá ở biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Tuyên bố trên do Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đưa ra trong buổi thị sát tập trận của Lữ đoàn không quân tinh nhuệ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
  • Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - “Tuy bị mất mát rất lớn nhưng chúng tôi càng quyết tâm ra Hoàng Sa. Dù phía họ có tàu lớn, vũ khí uy hiếp, nhưng với sự đoàn kết của anh em ngư dân trên tàu, cũng như các tàu cá khác, sẽ vững vàng bảo vệ nhau đánh bắt hải sản trên vùng biển của mình. Mình là ngư dân Việt Nam thì phải đánh bắt trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mình...”.
  • Kỷ niệm 40 năm hải chiến oanh liệt tại Hoàng Sa (BaoMoi) - Sau 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép (19/1/1974), nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm ghi dấu về chủ quyền và khẳng định chủ quyền của quần đảo này của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự hy sinh của 74 người lính hải quân thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Việt Nam thời bấy giờ cũng được nhắc đến với một sự tôn vinh tinh thần yêu nước, sự hy sinh anh dũng.
  • Tàu Trung Quốc lần đầu vào vùng biển tranh chấp với Nhật trong năm 2014 (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo ngày 12/1, 3 tàu của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào các vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo đang kiểm soát trên biển Hoa Đông và Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Đây là vụ xâm nhập lãnh hải Nhật Bản đầu tiên của các tàu Trung Quốc trong năm 2014.
  • Nhớ lịch sử để hướng tới tương lai (BaoMoi) - TT - Lễ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực và 74 chiến sĩ hải quân VN cộng hòa đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 được tổ chức ngày 11-1 tại Hà Nội.
  • Giải mã căng thẳng Nhật-Trung (RFI) - Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ ý đồ trở thành bá chủ khu vực Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền gần trọn vùng Biển Đông, gây căng thẳng với các nước trong khu vực. Trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh cũng muốn lấn chiếm. Quan hệ Trung-Nhật đang trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng mà nguyên nhân chính là hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư. Tạp chí Le Monde Diplomatique số đầu tiên năm 2014 quan tâm đến chủ đề này với bài viết chạy tựa trên trang nhất : << Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh : Trận chiến mới trên Thái Bình Dương >>.
  • Một nhà tài phiệt Trung Quốc muốn phá vỡ thế độc tôn của kênh đào Panama (RFI) - Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega và nhà tài phiệt Trung Quốc Vương Tĩnh (Wang Jing) vào hôm qua, 11/01/2014, đã tái khẳng định : Công trình xây dựng con kênh nối liền hai đại dương, xuyên qua nước Nicaragua, sẽ được khởi công vào cuối năm nay (2014). Nếu được hoàn thành, con kênh mới này sẽ phá vỡ thế độc quyền của kênh đào Panama trong việc giúp chuyển vận nhanh chóng hàng hóa từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương.
  • Ðức Giáo Hoàng tấn phong 19 tân hồng y (VOA) - Ðức Giáo Hoàng Phanxicô vừa tấn phong 19 tân hồng y, trong đó có 16 vị sẽ có quyền bỏ phiếu trong hội nghị sẽ diễn ra trong tương lai để bầu chọn người kế vị ngài
  • Dân Thái Lan chuẩn biểu tình tại thủ đô (VOA) - Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình ngày thứ Hai với mục tiêu gây gián đoạn hoạt động của thủ đô Bangkok
  • Syria và tham vọng 'biển xa' của Trung Quốc (BaoMoi) - Trong khi Mỹ và các đồng minh cho rằng Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã có những hành động đang gây bất ổn tại nhiều khu vực biển gần như Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải, thì Trung Quốc tiếp tục từng bước đa dạng hóa sự hiện diện "biển xa" của mình. Chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mà Bắc Kinh mới đây phái đến Địa Trung Hải giúp hộ tống chở kho vũ khí hóa học của Syria đi tiêu hủy cùng với những hoạt động chống cướp biển ở Somalia cho thấy những nỗ lực thực hiện tham vọng nói trên của Trung Quốc.
  • Nhật Bản thề bảo vệ lãnh thổ trước các vụ xâm phạm (BaoMoi) - AFP đưa tin ngày 12/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thề sẽ bảo vệ lãnh thổ của đất nước trong bối cảnh ba tàu của Trung Quốc trước đó cùng ngày đã đi vào vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc tức giận vì bị Mỹ chỉ trích (BaoMoi) - Bình luận về quy định hạn chế đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc, Washington gọi đây là sự “khiêu khích và gây nguy hiểm”. Lời chỉ trích này lập tức vấp phải phản ứng gay gắt của Bắc Kinh.
  • Philippines dồn dập phản đối luật biển mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Sau Bộ Ngoại giao, ngày 11/1, Văn phòng Tổng thống Philippines đã ra thông cáo khẳng định nước này không chấp nhận mọi quy định hạn chế đánh bắt cá trên Biển Đông từ Trung Quốc. Trong khi đó, các nghị sỹ Philippines cũng đang trình nghị quyết phản đối lên Quốc hội khi bản dự thảo đã được sự đồng thuận của Tổng thống Aquino.

Đà Nẵng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa?

Hiện đang có nhiều hoạt động sôi nổi nhân kỷ niệm 40 năm xảy ra cuộc hải chiến Hoàng Sa khiến 74 sĩ quan và binh lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận, và rồi Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Thành phố Đà Nẵng, nơi có trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa tiến hành tưởng niệm sự kiện vừa nói ra sao?

Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – chủ quyền của Việt Nam” được Bảo tàng, UBND huyện đảo Hoàng Sa và Sở ngoại vụ Đà Nẵng tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng ngày 9/1/201. Courtesy dantri.com
Chính quyền thông báo

Sau một thời gian dài không chính thức công bố gì về quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1982, chính phủ Việt Nam mới cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đến năm 1997, huyện đảo này lại được qui định trực thuộc thành phố Đà Nẵng theo Nghị định ký ngày 23 tháng giêng năm 1997.

Nghe tường trình
Hiện nay, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.

Nhân dịp 40 năm kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa và phía Trung Quốc, chúng tôi nêu câu hỏi với ông chủ tịch Đặng Công Ngữ về công tác tưởng niệm biến cố đó, thì được ông thông tin:




Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân

ông Đặng Công Ngữ
Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân. Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục những hoạt động bình thường thôi. Kỷ niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, chúng tôi cũng có tổ chức trưng bày hiện vật, hội thảo, tọa đàm truyền hình… Đó là những hoạt động thường niên mà. 

Người dân không biết

Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH
Trong khi đó thì một người dân Đà Nẵng, từng là cựu chiến binh trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, năm nay đã 82 tuổi, ông Đỗ Xuân Hiền, lại cho biết không nghe thông tin gì về lễ tưởng niệm Hoàng Sa được thông báo cho công chúng như ông, mặc dù ông rất muốn biết để đến tham dự. Ông này cho biết:

Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa, giữ bản lĩnh của ông cha đã bao đời chiến đấu giữ đất nước. 72 người lính Việt Nam Cộng hòa cũng vì đất nước mà chiến đấu, hy sinh. Đó là điều Đảng và Nhà nước nhìn nhận thấy Trung Quốc xâm lược. Trước đây ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị tưởng niệm 72 người lính đó thì họ cho là thiếu quan điểm giai cấp; nhưng nay những người lính đó là dũng sĩ chiến đấu bỏ xương máu bảo vệ đất nước mình. Tôi thấy đó là điều mừng bước đầu cho đất nước mình.

Đà Nẵng họ làm thinh, họ có điều gì đó mà không chịu nhìn vào sự thật của đất nước.

Ý nguyện thu hồi

Theo người cựu binh thuộc quân đội miền bắc Việt Nam thì hiện nay nhiều người dân như ông mong muốn đảo của đất nước mất về tay Trung Quốc cần được thu hồi lại. Khả năng này hiện nay xem ra khó thực hiện, thế nhưng ông mong muốn trở thành hiện thực, ông bày tỏ:




Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa

ông Đỗ Xuân Hiền
Bây giờ chúng tôi cũng tưởng nhớ, cũng muốn đòi lãnh thổ, đất nước của mình; nhưng đến ‘đòi’ thì họ đàn áp; chúng tôi không làm điều đó vì lực lượng của mình quá ít, không đủ khả năng họ sẽ đàn áp. Tôi cũng là người lính, năm nay 82 tuổi rồi, qua hai cuộc chiến đấu. Tôi ức chế lắm. Đất nước phải chiến đấu giữ nước từ các thời Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… bao nhiêu đời, Vua Hùng dựng nước mà bây giờ mất lãnh thổ. Đau lòng, Dân tộc Việt Nam trước sau sẽ bằng mọi giá đòi lại đất nước bị mất, họ thà mất mạng, mất máu nhưng không để mất nước .Người dân đang nhìn nhận chuyển biến của đất nước. Qua hai cuộc kháng chiến họ thấy gian khổ lắm, họ thấy đương đầu nữa cũng gian khổ. Người dân không phải không hiểu đâu. Ở đâu khi nói đến chuyện mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất đất biên giới họ đau lòng lắm!

Nếu Nhà nước kêu chúng tôi sẵn sàng lên đường, sẵn sàng lên tiếng. Chúng tôi sẵn sàng chống Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc mình. Người dân nào không yêu nước, không yêu tổ quốc mình.

Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, Đặng Công Ngữ cũng nói về điều này:

Đây là chủ quyền của Việt Nam, việc này là công việc đấu tranh không thể làm ngày một ngày hai mà phải lâu dài. Phải có phương pháp nhất định. Lãnh thổ Việt Nam, đó là điều khẳng định Chúng tôi xác định mình phải có những giải pháp nhất định để xác định, lấy lại chủ quyền của mình. Đó là điều mà tôi và cả ông đều phải cố gắng làm.

Như trình bày của người cựu binh của quân đội miền bắc Việt Nam từng tham gia trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ tại Việt Nam, thì những người như ông sẵn sàng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trong các cuộc biểu tình; tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nhiều biểu tình viên chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn từng bị đánh đập, sách nhiễu vì biểu hiện lòng yêu nước như thế.

Hành xử của chính quyền hiện nay đối với những người dân có lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo và đất của Việt Nam khiến dư luận thắc mắc không hiểu nhà cầm quyền có thực tâm muốn gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được cha ông truyền lại hay họ đặt quyền lợi của Đảng cộng sản lên trên để rồi quá nhân nhượng, nhún nhường khiến việc bảo vệ và thu hồi lãnh thổ, biển đảo của đất nước khó có thể thực hiện được.
Gia Minh,
biên tập viên RFA
========
Nghe bài này

Trang Chính phủ bảo vệ Tướng Quang

BBC

Bộ trưởng Trần Đại Quang
Bộ trưởng Quang được ca ngợi là ‘quyết liệt chống tham nhũng’
Bộ Công an, nhất là Đại tướng Bộ trưởng Trần Đại Quang, đã quyết liệt truy bắt Dương Chí Dũng và có công lớn trong việc đấu tranh chống tham nhũng và giữ gìn trật tự an ninh xã hội, trang chủ của Chính phủ Việt Nam nhận định.
Lời nhận xét này của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, cơ quan ngôn luận chính thức của Chính phủ Việt Nam, được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines đã bị tuyên án tử hình, đưa ra lời khai chấn động rằng chính Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo tin cho ông ta bỏ trốn.
Bài báo có tiêu đề ‘Đại án Vinalines và quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước’ cũng có lời lẽ lên án ông Dương Chí Dũng nặng nề với hàm ý rằng lời khai của ông này trước Tòa là ‘gian dối’.

‘Viên đạn hiểm ác’

Đáng chú ý là quan điểm này được đưa ra vào lúc vụ án ‘Làm lộ bí mật nhà nước’ vừa mới được khởi tố và lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa vẫn chưa được cơ quan chức năng làm rõ là đúng hay sai.
Thế nhưng, bài báo ký tên Liêm Thanh, Ban Kinh tế Trung ương, lại nói rất rõ rằng ông Dũng có ý đồ trả thù cá nhân và cố tình làm cho vụ án của ông ta thêm phức tạp.
“Đến phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng là cơ hội để cho Dương Chí Dũng tận dụng triệt để để tung hỏa mù, khai theo kiểu ‘trâu lấm vẩy bùn’ cho người khác, bắn các viên đạn hiểm ác đến những người mà Dương Chí Dũng cho là kẻ thù và kéo Cơ quan điều tra xuống bùn nhằm kéo dài thời gian vụ án và che giấu tội lỗi,” bài báo viết nhưng không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh.
Dương Chí Dũng…tung hỏa mù, khai theo kiểu ‘trâu lấm vẩy bùn’ cho người khác, bắn các viên đạn hiểm ác đến những người mà Dương Chí Dũng cho là kẻ thù.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trước đó, một nhà báo công an khác là Đại tá Nguyễn Như Phong cũng có cùng nhận định trên trang mạng PetroTimes rằng ông Dũng ‘trâu lấm vẩy bùn’ và rằng Tướng ‘Phạm Quý Ngọ không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng’.
Bài báo của tác giả Liêm Thanh không nêu rõ danh tính những người bị ông Dương Chí Dũng khai trước Tòa mà chỉ ghi là ‘một số cán bộ’.
Trong lời khai trong phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng hôm mùng 7/1, ông Dương Chí Dũng có thuật lại lời của một người có tên là Tiệp, người đã đưa 1 triệu đô la Mỹ của bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát cho ông Dũng để nhờ chuyển đến tay ông Ngọ. Người tên Tiệp nay có nhắc đến tên ông Trần Đại Quang.
“Anh Tiệp có nói là: ‘Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang… để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ… để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa,” ông Dũng nói trước Tòa.
Tuy nhiên, bài báo trên trang mạng Chính phủ khẳng định rằng Bộ trưởng Trần Đại Quang đã ‘quyết liệt chống tham nhũng’ trong vụ án của Dương Chí Dũng.
Tác giả bài báo dẫn chứng là Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Quang đã có công truy bắt Dương Chí Dũng khi ông này đang lẩn trốn ở Campuchia để đưa về Việt Nam xử lý.

Bộ trưởng được khen

Dương Chí Dũng
Lời khai của Dương Chí Dũng vẫn còn đang được điều tra
Ngoài ra bài báo này cũng dẫn ý kiến của nhiều vị khác nhau, từ đại biểu Quốc hội, tướng lĩnh quân đội, nhà văn, nhà báo, doanh nhân cho đến người nước ngoài ở Việt Nam đều khen ngợi Bộ trưởng Trần Đại Quang.
Theo đó, các Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư Hà Nội và Luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật Trường Sa, đều cho rằng ‘lãnh đạo Bộ Công an đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều tra phá các vụ án, đặc biệt là tham nhũng’.
Ông Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, được dẫn lời nói: “Tôi rất tin lãnh đạo Bộ Công an, đặc biệt là Đại tướng Trần Đại Quang, rất vô tư, khách quan và chỉ đạo nghiêm túc vụ án tham nhũng tại Vinalines.”
Tuy nhiên, ông Tiến không nói rõ tại sao ông lại có sự tin tưởng như vậy.
Tôi rất có cảm tình với Bộ trưởng Bộ Công an, một giáo sư, tiến sĩ, bộ trưởng nho nhã, nói đi đôi với làm.
Tô Hoài Dân, tổng giám đốc Công ty Công Lý
Còn Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Quốc phòng, được dẫn lời khen ngợi Bộ trưởng Quang là ‘đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều tra phá các vụ án, đặc biệt là các vụ án tham nhũng’.
Thậm chí, Tướng Quang còn được cho là đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ‘khen ngợi’ khi ông đến thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, bài báo dẫn lời ông Tô Hoài Dân, tổng giám đốc Công ty Công Lý, người được cho rằng ‘đã gặp trực tiếp’ ông Kerry, nói.
Theo lời ông Dân thì ‘Ngoại trưởng John Kerry có ấn tượng, đánh giá rất tốt về Công an Việt Nam’.
“Tôi rất có cảm tình với Bộ trưởng Bộ Công an, một giáo sư, tiến sĩ, bộ trưởng nho nhã, nói đi đôi với làm, đã hứa là làm, bằng chứng là hứa trước Quốc hội truy tìm bằng được Dương Chí Dũng là phải chỉ đạo quyết liệt truy bắt ngay,” ông Dân được dẫn lời nói.
Bài bào còn dẫn một lá thư được cho là của một nhà đầu tư nước ngoài có tên là Chen Hung Chi, giám đốc Công ty Young Fast Optoelectronices, gửi đến lãnh đạo Bộ Công an để cám ơn.
Cổ nhân có câu: ‘Có tật thì giật mình’.
Nhà Quê bình luận về bài báo của trang mạng Chính phủ trên Facebook BBC Vietnamese
Bức thư ca ngợi rằng công an Việt Nam ‘rất giỏi, hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nước ngoài’.
Tuy nhiên, trên trang Facebook của BBC Việt ngữ, bình luận về bài báo này, một số độc giả đã nhận định rằng đây là dấu hiệu cho thấy vụ việc điều tra về ông Phạm Quý Ngọ ‘sẽ sớm chìm xuồng’ và bày tỏ nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền.
Một người có tên Van Thanh bình luận: “Một thông điệp rất rõ là cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang rêu rao chi là cắt lá tỉa cành mà thôi.”
“Cổ nhân có câu: ‘Có tật thì giật mình’,” một người khác có tên là Nhà Quê viết.
Lòng dân dành cho Đảng cầm quyền đã cạn lắm rồi. Nếu lần này mà không xử tới nơi tới chốn, lấy lại niềm tin ít ỏi trong dân…chưa biết điều gì sẽ xảy ra,” Anh Dang viết.

Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa


Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. (RFA Files)

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-01-12

Để tưởng nhớ trận hải chiến đánh Hoàng Sa và 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi liều chết chống trả tàu Trung Quốc xâm lấn hải đảo nước Việt 40 năm trước, người Việt Nam trong và ngoài nước hưởng ứng lời kêu gọi yểm trợ gia đình các quân nhân đã bỏ mình hay còn sống sót mà hai tổ chức Nhịp Cầu Hoàng Sa và No - U Sài Gòn đang thực hiện mấy hôm nay.

Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa

Đã có hơn 73 triệu đồng đóng góp vào Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa trong 24 giờ đầu tiên, và đến chiều tối ngày thứ Bảy thì số tiền khắp nơi  gởi về đã lên tới hơn một trăm triệu đồng.

Đó là tin đọc được trên trang blog của  Nhịp Cầu Hoàng Sa, với  hướng dẫn chi tiết về cách liên hệ và tài khoản ngân hàng Citibank để gởi tiền,  bên cạnh danh sách những người đóng góp. Ông Đỗ Thái Bình, một thành viên của Nhịp Cầu Hoàng Sa, cho đài Á Châu Tự Do biết:

Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa do mấy anh em chúng tôi cùng nêu ra được hai ngày rồi, sự đóng góp của bà con miền Bắc, miền Nam và của nước ngoài như thấy ở trên blog thì cũng được trên một trăm triệu.

Đến ngày 19 này thì chúng tôi có dự kiến đến thăm các gia đình các bà quả phụ sống ở Sài Gòn. Chúng tôi cố gắng làm thế nào để có được mái nhà cho bà Ngụy Văn Thà đầu tiên, đấy là tất cả ý định của anh em chúng tôi.

Người mà ông Đỗ Thái Bình của Nhịp Cầu Hoàng Sa đang nói tới chính là vợ của trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng đã hy sinh theo chiến hạm HQ-10 trong trận chiến Hoàng Sa 40 năm trước.

Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà hôm Thứ Tư 27-7-2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn ở câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình
Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà hôm Thứ Tư 27-7-2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn ở câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình

Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa do mấy anh em chúng tôi cùng nêu ra được hai ngày rồi, sự đóng góp của bà con miền Bắc, miền Nam và của nước ngoài như thấy ở trên blog thì cũng được trên một trăm triệu
Ông Đỗ Thái Bình
Nhìn chung thì gia đình có người thân tử thương trong trận hải chiến Hoàng Sa, điển hình như bà quả phụ Nguyễn Văn Thà hoặc bà quả phụ của thiếu ta hải quân Nguyễn Thành Trí, cũng chết theo tàu HQ-10, và cả những người sống sót trở về,  ông Đỗ Thái Bình nói tiếp, gần như đều có những khó khăn trong cuộc sống:

Thí dụ như bà Trí thì cũng có những khó khăn của bà Trí. Bà Thà thì hiện nay là chưa có chỗ ở mà phải ở nhờ với cô em. Thông qua bà con , tất cả mọi nơi trong nước, đều đóng góp để giúp đỡ phần nào. Chúng tôi cũng biết rằng trong quá khứ thì bà con ở nước ngoài cũng đã có giúp đỡ hai bà với các thương binh của Hoàng Sa ở trong nước cũng nhiều, đặc biệt những khóa hải quân những bạn đồng môn của hai ông Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí. Nhưng trong dịp này mà nếu có điều kiện và nhiều  bà con khác có thể giúp đỡ được nữa thì rất tốt.

Từ tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, anh Trần Thắng, chủ tịch IVCE, một tổ chức về văn hóa và giáo dục thường có những chương trình hướng dẫn và sinh hoạt với du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng là người từng sưu tập trên 80 tấm bản đồ thế giới trong mục đích xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai dãy đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tự nguyện đứng ra giúp đỡ lời kêu gọi của Nhịp Cầu Hoàng Sa  trong nước bằng cách truyền tải thông tin này cho mọi người ở bên ngoài:
Tình cờ đọc trên blog thì thấy anh Huy Đức và một số bạn bè ở TPHCM đang quyên góp tiền để giúp các gia đình những người lính miền Nam Việt Nam đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thấy vậy thì mình lấy thông tin đó rồi forward lại cho mọi người
anh Trần Thắng, chủ tịch IVCE
Tình cờ đọc trên blog thì thấy anh Huy Đức và một số bạn bè ở thành  phố Hồ Chí Minh đang quyên góp tiền để giúp các gia đình những người lính miền Nam Việt Nam đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thấy vậy thì mình lấy thông tin đó rồi forward lại cho mọi người. Hình thức đóng góp là gởi thẳng  cho Citibank ở Việt Nam, còn người nào chuyển tài  khoản về Việt Nam không được thì có thể chuyển sang IVCE rồi IVCE sẽ chuyển về trong nước.

Biểu ngữ tưởng nhớ những người bỏ mình ở Hoàng Sa, Trường Sa trong cuộc biểu tình. (Anh Ba Sàm)
Biểu ngữ tưởng nhớ những người bỏ mình ở Hoàng Sa, Trường Sa trong cuộc biểu tình. (Anh Ba Sàm)

No-U Sài Gòn và No-U Hà nội

Trong khi đó thì đã ba ngày qua, tổ chức qui tụ những người trẻ là No-U Sài Gòn, thường cùng với No-U Hà Nội lên tiếng phản đối hành động vạch đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông, cũng đã phát động quyên góp với danh sách 10 gia đình chiến sĩ Hoàng Sa 1974 cần giúp đỡ, kèm theo tên và số tài khoản trong Vietinbank để mọi người có thể chuyển tiền vào:

Trên trang web của No-U SG, người ta có thể đọc thấy những giòng chữ cảm động rằng với tinh thần vì Hoàng Sa, Trường Sa và tinh thần yêu nước bất khuất, chúng tôi, No-U Sài Gòn, chân thành kêu gọi mọi người chung tay góp sức để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính ngưỡng đến các anh, những anh hùng vị quốc vong thân, để thế hệ người Việt hôm nay và mai sau sẽ vẫn mãi mãi ghi nhớ đến các anh, để tiếp tục hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam sẽ không  còn chỉ là trong tiềm thức và tiếng hô vang của đồng bào.

Một trong những người của No-U Sài Gòn khởi xướng yểm trợ Hoàng Sa 1974, bạn Nguyễn Hoàng Vi, báo cho biết:

Số tiền ủng hộ em nhận được là 400 đô Úc, 200 đô Canada, 250 đô Mỹ cộng với 3 triệu 3, ba triệu ba trăm ngàn tiền Việt,  của những người bạn ở trong nước góp lại. Hôm nay tụi em chỉ mới thăm được gia đình bác Roa thôi, ngày mai mới thăm được gia đình bác Long.

Như lời Nguyễn Hoàng Vi vừa trình bày, từ hôm qua các bạn trong No U Sài Gòn đã lên Đức Trọng, đến thăm và tặng quà cho  ông Phạm Ngọc Roa, cựu trung úy tàu HQ-4. Hôm nay, Chúa Nhật, No-U Sài Gòn đẽ lên Dalat để thăm gia đình ông Nguyễn Đình Long cũng là HQ-4.

Được biết No-U Sài Gòn sẽ tiếp tục nhận tiền yểm trợ 10 gia đình, có người hy sinh hoặc bị thương nhưng trở về được từ trận hải chiến Hoàng Sa 1974, cho đến hết ngày 17 tới.

’TQ ngày càng phớt lờ luật pháp quốc tế’

BBC

PGS. TS Nguyễn Bá Diến
PGS. TS Nguyễn Bá Diến Trung Quốc tiếp tục lấn tới và phớt lờ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Để đòi lại Hoàng Sa và chủ quyền biển đảo trên biển Đông, Việt Nam chỉ có cách đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, theo một chuyên gia công pháp quốc tế của VN từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 12/01/2013, PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng con đường đấu tranh bằng ngoại giao vốn chủ yếu thông qua đàm phán, nhân nhượng, như với vụ Hoàng Sa tới nay đã 40 năm, cho thấy ‘không hiệu quả’.
Nhà luật học cho rằng xem xét tiền lệ các vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải khác ở quốc tế và khu vực, Việt Nam cần sử dụng ‘con đường pháp lý’ mà ông tin là biện pháp duy nhất và cuối cùng để đương đầu với việc Trung Quốc ‘cố tình làm ngơ’, ‘dẫm đạp’ lên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982 và nhiều quy định quốc tế khác.
Chuyên gia pháp lý đã đang tham gia nhiều đề tài, dự án nghiên cứu liên quan công pháp quốc tế, luật biển và pháp lý chủ quyền của Việt Nam, cho rằng hiện có hai quan điểm ở VN về thời điểm tiến hành đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực khác ở Biển Đông.

‘Trung Quốc càng lấn tới’

Bây giờ trước tình hình như thế này, Trung Quốc càng lấn tới, rõ ràng là Việt Nam cũng phải có các động thái cương quyết hơn, quyết liệt hơn
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến
Ông nói: “Có người nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên Hợp Quốc, như thế cũng là quá muộn rồi,
“Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc.”
Dẫn lại câu nói của Cố lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh vào thời điểm được gọi là “sinh mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc sau Cách mạng Tháng Tám” là “chúng ta càng nhân nhượng, kẻ thù càng lấn tới”, nhà luật học nêu quan điểm:
“Bây giờ trước tình hình như thế này, Trung Quốc càng lấn tới, rõ ràng là Việt Nam cũng phải có các động thái cương quyết hơn, quyết liệt hơn.”
Mở đầu cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, PGS. TS Nguyễn Bá Diễn nêu quan điểm về việc kiện Bấm Trung Quốc công bố quy định hay luật mới về đánh cá trên Biển Đông, được áp dụng từ ngày 01/01/2014, trong đó bắt buộc các hoạt động đánh cá hoặc thăm dò của nước ngoài ở trên một khu vực rộng hơn 2/3 Biển Đông tại vùng biển này, phải xin phép nhà đương cục Bắc Kinh.
“Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 thì quy định của Trung Quốc… như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển 1982 rồi,” ông khẳng định với BBC.


  • Fosun buys Portuguese insurer for $1.4b (Washington Post) - Fosun International Ltd, China's biggest private conglomerate, has bought a controlling stake in Portugal's largest insurance group for 1 billioneuros ($1.36 billion), in a bid to build an investment group focused on the insurance sector.
  • New-energy vehicles 'turning the corner' (Washington Post) - The domestic alternative-fuel vehicle industry has reached a turning point and is on track for rapid development in the next two or three years, said experts.
  • Lenovo challenges Apple, Samsung (Washington Post) - After taking the top position in the global personal computer industry, the Chinese PC giant can't wait to challenge other big players in the industry.
  • Sailing into the future China-style (Washington Post) - "Yachts are becoming the most popular 'toy' among the Chinese super-rich. And I believe China's yacht industry is on the eve of a great boom," said Zhao.
  • China vehicle sales race ahead (Washington Post) - After virtual stagnation for two years, passenger vehicle sales in China surged 17 percent in 2013, which beat industry expectations of a single-digit rise.
  • Greenland inks London deal (Washington Post) - Chinese state-owned developer Greenland Holding Group announced its 1.2 billion pound ($1.97 billion) investment in two overseas development projects in London on Tuesday.
  • Solar firms face 'total eclipse' in the US (Washington Post) - Chinese solar companies will be "entirely blocked" from the United States market if that nation's government imposes new duties on solar cell products made in the Chinese mainland and Taiwan, experts have warned.
  • Second chance (Washington Post) - For students who don't shine in their university entrance examinations, vocational schools offer alternative paths to success. Sun Yuanqing visits one institution in Guizhou.
  • Tilling a field of dreams (Washington Post) - Xing Jianxin worked as a full-time photographer in Qiqihar, Heilongjiang province, and he often accompanied journalists when they covered agriculture-related issues.
  • The tickle of Tango (Washington Post) - The "queen of tango" lifts a leg and slowly rubs down the leg of her male partner, a signature move that's guaranteed to quicken heartbeats in the audience. Then the clicking couple will show off their rapport as they swirl and sway across the stage. The dazzling footwork makes the black-haired woman in a sparkling sequined dress shine like a diamond. Mora Godoy, a contemporary star of Argentine tango, is proof of the dance's growing popularity in China. Her company's just-ending tour to nine cities here aims to present the authentic, sexy partner dance and stimulate the sprouting tango culture in China.
  • Instead of making planes, he creates indie music (Washington Post) - Cui Renyu studied aircraft manufacturing at Northwestern Polytechnic University in Xi'an, Shaanxi province-but instead of constructing planes, he started creating indie music after graduation.
  • Going up (Washington Post) - Hot air ballooning is a new pastime for Chinese, but it's catching on fast. Deng Zhangyu takes to the air with some brave spirits in Changzhou, Jiangsu.
  • Technology helps Chinese designers make good progress (Washington Post) - The new wave of high-end technology is having a significant impact on people's lives, and is providing new opportunities to Chinese designers, according to experts at the recent 2013 China Red Star design award.
  • Threads of a wizard (Washington Post) - Fashion designer Shangguan Zhe sits in the Centro Bar of Kerry Center Hotel in Beijing's CBD. The 29-year-old man seems not to fit in this serious environment - he looks like an ancient sorcerer in a room full of modern businessmen.
  • Japan's hysteric desire for global sympathy (Washington Post) - Just because both invoked the fictional evil wizard of the Harry Potter series, Lord Voldemort, the bickering between Chinese ambassador to the United Kingdom Liu Xiaoming and his Japanese counterpart Keiichi Hayashi in the Daily Telegraph has been a huge media sensation.
  • Auditors tighten grip on govt spending (Washington Post) - From July to the end of October, auditors saved nearly 40 billion yuan ($6.6 billion) in public funds that were prone to waste or embezzlement, the National Audit Office said on Friday.
  • Fishing rules are 'normal practice' (Washington Post) - Hainan province's demand that foreign fishing vessels entering its waters seek China's approval is a normal practice, the Foreign Ministry said.
  • Courts test new ground in year of change (Washington Post) - With "tigers" in the dock and reform in the headlines, 2013 may prove to have been a springboard for major change in the justice system, especially in transparency, legal experts say.
  • Top court seeks judicial transparency (Washington Post) - The top court is to publish an annual work report in English to give the world a better understanding of China's judicial system.
  • Tokyo urged to end militarism (Washington Post) - Japan has to rid itself of the "demon" of militarism to regain trust from the international community, the Chinese Foreign Ministry said on Tuesday, after the war of words between the neighbors escalated, even embroiling a fictional Harry Potter villain.
  • Chinese suspect held for consulate arson attack (Washington Post) - A 39-year-old Chinese national, suspected of an arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day, surrendered to local police by calling 911 two days after the blaze, the FBI said on Monday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét