Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tàu lạ tấn công ngư dân là quen hay lạ!

Tàu lạ tấn công ngư dân là quen hay lạ!

(Dân trí) - Tàu cá mang số hiệu TH 90095TS bị một tàu lạ tấn công khi đánh bắt trên biển ngày 20.12. Chủ tàu Trương Đình Hùng , xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, khi tàu đang đánh bắt trong vùng đánh bắt cá chung thuộc Vịnh Bắc Bộ, thì bất ngờ bị một tàu lạ lao tới đâm thẳng vào cabin.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Không chỉ đâm, người trên tàu lạ còn ném gạch, đá, các thanh gỗ vào thuyền viên của tàu anh Hùng. Tàu lạ còn lao vào đâm thêm nhiều lần, tàu anh Hùng bị hư hỏng, có thể bị chìm, nên anh Hùng cắt lưới nổ máy chạy và phát tín hiệu cầu cứu. Do có nhiều tàu bạn gần đó cứu ứng kịp thời, nên tàu lạ bỏ chạy.
Theo anh Hùng, tàu lạ sơn màu xanh, đi nghề lưới bao, số hiệu V0770, đó là tàu trong nước?
Tình trạng tàu lạ đâm tàu ngư dân Việt Nam trên biển không phải lần đầu. Vì không xác định được tàu của nước nào, nên cứ gọi là tàu lạ. Cũng có khi biết chắc là tàu của ai, nhưng vì lý do tế nhị nào đó cũng gọi là tàu lạ. Tàu thì lạ nhưng chuyện đã quá quen.
Riêng vụ này, chủ tàu là nạn nhân Trương Đình Hùng cho rằng tàu lạ là tàu trong nước. Cũng có thể với kinh nghiệm đi biển nhiều năm của anh, anh đã đoán đúng. Vấn đề đặt ra là, tàu của ngư dân trong nước có thù oán gì với anh mà cố tình đâm cho tàu của anh chìm, trên tàu có 11 thuyền viên, có thể 11 người bị giết.
Chẳng lẽ người Việt Nam cùng làm ăn sinh tử trên biển lại tìm cách giết nhau như vậy ư!
Một điều nữa, tàu là cả một tài sản đối với ngư dân, khi đâm vào tàu của anh Hùng, chiếc tàu lạ đó cũng bị hư hỏng ít nhiều, cũng tốn kém tiền sửa chữa, chẳng lẽ ngư dân trong nước hại đồng nghiệp và hại luôn chính mình? Nghi vấn này cần được làm sáng tỏ, nếu có trường hợp tàu cá của ngư dân trong nước phá hoại và cố tình giết người như vậy thì phải xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên, cũng cần bình tĩnh để suy nghĩ liệu chiếc tàu lạ đó là của ngư dân trong nước hay là “lạ” thật. Để tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam, cố tình gây sợ hãi để đuổi ngư dân Việt Nam khỏi vùng đánh bắt truyền thống, người ta có thể sử dụng mưu mô thâm độc. Để sơn màu xanh, ghi số hiệu ngụy trang làm tàu cá của ngườiViệt Nam là điều không khó, ai cũng có thể làm được, chưa nói chuyện làm hàng nhái, hàng giả  là “nghề của chàng”.
Ngư dân hành nghề trên biển gặp quá nhiều khó khăn, hiểm nguy do thiên tai và do cả con người gây ra. Ngư dân vừa làm ăn sinh sống, vừa làm công việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho ngư dân là vô cùng quan trọng, không để cho tàu lạ cũng như tàu quen tấn công, phá hoại tài sản của người lương thiện.
Ngư dân Việt Nam bị ức hiếp, bị đánh đuổi, bị bắt làm con tin để đòi tiền chuộc đã nhiều, cho nên cần phải đoàn kết, thương yêu, tương trợ nhau khi hoạt động trên biển, không thể để xảy ra chuyện “huynh đệ tương tàn” khi mà có nhiều thế lực luôn tìm cách hãm hại ngư dân Việt Nam hằng ngày, hằng giờ.
Chính quyền các địa phương và các nghiệp đoàn nghề cá cần tập trung tuyên truyền việc tăng cường đoàn kết của ngư dân trên biển, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểm và đặc biệt là hợp sức để tóm cho được tàu lạ để xem nó lạ hay quen.
Lê Chân Nhân

China needs to change view of Tibet TRUNG QUỐC CẦN THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM VỀ TÂY TẠNG

China needs to change view of Tibet
TRUNG QUỐC CẦN THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM VỀ TÂY TẠNG
By Abanti Bhattacharya
Asia Times
Dec, 4th, 2013
Abanti Bhattacharya
Asia Times
4/12/2013
The source of the problem in India-China relations is not Tibet. The problem is rooted essentially in how China perceives Tibet. China's flawed perception on Tibet both colors and distorts its relationship with India. For India, the intractable border dispute is the primary issue inhibiting closer ties. But for China, Tibet is the determining issue, and it perceives India's giving refuge to exiled Tibetans as an anti-China policy.
Nguồn gốc của các vấn đề trong các mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không phải là Tây Tạng, vấn đề cơ bản bắt nguồn từ cách Trung Quốc nhận thức thế nào về Tây Tạng. Nhận thức sai lầm của Trung Quốc đối với Tây Tạng đã làm thay đổi và bóp méo mối quan hệ giữa nước này với Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, cuộc tranh chấp biên giới kéo dài dai dẳng khó giải quyết là vấn đề chính gây cản trở các mối quan hệ gần gũi hơn giữa nước này và Trung Quốc. Nhưng đối với Trung Quốc, Tây Tạng là vấn đề quyết định, và Trung Quốc nhận thức rằng Ấn Độ là nơi cho phép những người Tây Tạng lưu vong tỵ nạn như là một chính sách chống Trung Quốc.

India is home to some 120,000 Tibetans who have fled China on foot, making the hazardous journey through the hostile mountainous terrain. Tibetans are still transiting to India, but their numbers have considerably declined post-2008 from nearly 2,000 to few hundreds every year. This is as a result of heavy surveillance on the China-Nepal border and Nepal's extradition policies under Chinese pressure that have led to the deportation of several innocent Tibetans.
Ấn Độ là nơi sinh sống của 120.000 người Tây Tạng đã chạy trốn khỏi Trung Quốc bằng cách đi bộ, điều khiến cho cuộc hành trình của họ trở nên khó khăn và nguy hiểm khi băng qua các địa hình đồi núi hiểm trở. Những người Tây Tạng vẫn đang chạy đến tỵ nạn tại Ấn Độ, nhưng số lượng đã giảm đáng kể sau năm 2008 từ mức gần 2.000 người xuống còn vài trăm người mỗi năm. Đây là kết quả của sự giám sát nghiêm ngặt tại khu vực biên giới Trung Quốc-Nepal và các chính sách dẫn độ của Nepal dưới áp lực của Trung Quốc đã dẫn tới việc trục xuất một số người Tây Tạng vô tội.
That Tibetans are still prepared to make the tough journey to India tells us much about China's policy on Tibet and its fallout. The presence of Tibetan refugees in India is indicative of two major policy problems in China. First, there is certainly something atrociously wrong about China's Tibet policy that forces the Tibetans to flee their homeland for safety and wellbeing. Second, that the Tibetans are exiled points to the deeper truth that the Chinese are invaders and Tibet has been occupied. Clearly, the problem of Tibet is China's creation, and therefore its headache.
Những người Tây Tạng đó vẫn chuẩn bị để thực hiện cuộc hành trình khó khăn tới Ấn Độ. Họ đã nói với chúng tôi nhiều điều về chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và những ảnh hưởng của chính sách này. Sự hiện diện của những người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ là biểu hiện của hai vấn đề chính sách lớn tại Trung Quốc, vấn đề đầu tiên là, chắc chắn có một số điều sai trái tàn nhẫn về chính sách Tây Tạng của Trung Quốc, buộc người Tây Tạng phải chạy trốn khỏi quê hương của họ vì sự an toàn và hạnh phúc, vấn đề thứ hai là những người Tây Tạng lưu vong đã cho thấy sự thật rằng Trung Quốc là kẻ xâm lược và Tây Tạng đã bị chiếm đóng. Rõ ràng, vấn đề của người Tây Tạng là do Trung Quốc gây ra, và do đó cũng trở thành vấn đề đau đầu của nước này.
For India, Tibet has never been a problem. India up until the Chinese invasion in 1950 shared a border with Tibet. Historically, trade, culture and religion linked India to Tibet. More significantly, Tibet got its Buddhist identity from India, and also its written script. In other words, India has been the primary source of Tibetan civilization and identity.
Đối với Ấn Độ, Tây Tạng chưa bao giờ là một vấn đề. Cho đến tận cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1950, Ấn Độ vẫn chia sẻ đường biên giới với Tây Tạng. Trong lịch sử, thương mại, văn hóa và tôn giáo đã gắn kết Ấn Độ với Tây Tạng. Quan trọng hơn, Tây Tạng tiếp nhận bản sắc Phật giáo từ Ấn Độ, và cũng tiếp nhận cả văn tự viết tay của Ấn Độ. Nói cách khác, Ấn Độ là nguồn gốc ban đầu của nền văn minh và bản sắc Tây Tạng.
After 1959, India emerged as the home in exile for numerous Tibetans. India does not see any cultural conflict in allowing the Tibetans to come to India. India's culture of atithi dev bhav ("guests are gods") have welcomed refugees through history, be it Afghans, Iranian or Bangladeshis. During the 1971 Bangladesh Independence Movement, 10 million Bangladeshi refugees entered. However, most of the refugees from various countries have gone back home. But China does not want to take back its Tibetan citizens.
Sau năm 1959, Ấn Độ nổi lên như một quê hương cho nhiều người Tây Tạng lưu vong. Ấn Độ không xảy ra bất kỳ xung đột văn hóa nào khi cho phép những người Tây Tạng đến đây. Trong lịch sử, văn hóa Atithi dev bhav (các vị khách là những vị chúa) của Ấn Độ đã chào đón những người tị nạn, có thể là người Afghanistan, Iran hay Bangladesh. Trong suốt thời kỳ Phong trào Độc lập Bangladesh năm 1971, có tới 10 triệu người tị nạn Bangladesh đã chạy tới Ấn Độ. Tuy nhiên, hầu hết những người tị nạn đến từ các quốc gia khác nhau đã trở về nhà. Mặc dù vậy, Trung Quốc không muốn tiếp nhận lại những công dân Tây Tạng của nước họ.
While in the past the Chinese government disclosed a vague willingness to allow his Holiness the Dalai Lama to return to China, it showed no interest in taking back its citizens exiled in India. It also stopped all meetings with the Tibetan government in exile after 2010 on the sole issue that the Dalai Lama has refused to accept the Chinese position of Tibet as historically a part of China.
Mặc dù trong quá khứ Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy một sự sẵn sàng mơ hồ cho phép Đức Đạtlai Lạtma (Dalai Lama) trở về Trung Quốc, nhưng nước này lại cho thấy rằng họ không quan tâm tới việc tiếp nhận lại những công dân của nước mình đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã ngừng tất cả các cuộc họp với chính phủ Tây Tạng lưu vong sau năm 2010 chỉ vì vấn đề duy nhất là Đức Đạtlai Lạtma đã từ chối chấp nhận việc coi Tây Tạng như một phần lịch sử của Trung Quốc.
The Dalai Lama has clearly stated that he cannot lie but is willing to move on without bringing up history. It is ironic that China rakes up history with India and Japan and other countries on contentious territorial issues - in fact, history is the primary irritant in China-Japan relations. Yet, when the Dalai Lama says that he is willing to discuss everything bar the historical status of Tibet, China is averse to it.
Đức Đạtlai Lạtma đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng ông không thể nói dối, nhưng ông sẵn sàng ra đi mà không làm ảnh hưởng tới lịch sử. Thật đáng mỉa mai là Trung Quốc khơi lại lịch sử với Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ – trên thực tế, lịch sử là điều gây khó khăn chính trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, khi Đức Đạtlai Lạtma nói rằng ông sẵn sàng thảo luận về tất cả mọi điều có liên quan tới lịch sử của Tây Tạng, thì Trung Quốc lại phản đối điều này.
Clearly, the problem of Tibet is of China's own making. Its Tibet policy is based on the assumption that with the passing of the Dalai Lama, the Tibetan problem will fizzle out. Such a policy assumption is faulty and trivializes notions of identity.
Rõ ràng, vấn đề Tây Tạng là do chính Trung Quốc gây ra. Chính sách Tây Tạng của Trung Quốc được dựa trên giả định rằng với sự ra đi của Đức Đạtlai Lạtma, vấn đề Tây Tạng sẽ hạ nhiệt nhanh chóng. Chính sách giả định này là sai lầm và làm tầm thường hóa khái niệm về bản sắc.
Arguably, the modern idea of Tibet has formed and consolidated primarily under the impact of Chinese policies. From a purely religious and cultural identity until the 1950s, it incrementally acquired a political identity through its struggle against the People's Republic of China.
Có thể nói rằng, tư tưởng hiện đại của Tây Tạng đã hình thành và được củng cố chủ yếu dưới tác động từ các chính sách của Trung Quốc. Từ một bản sắc và văn hóa thuần tuý tôn giáo tới tận những năm 1950, Tây Tạng đã từng bước có được một bản sắc chính trị thông qua cuộc đấu tranh chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
The 2008 Tibetan protest clearly established the flawed nature of Chinese policies based on integrating Tibetans through economic development. The current spate of self-immolation of Tibetans in Tibet and beyond is testimony to the reality that the situation there is desperate. More significantly, it has exposed the truth that the problems of Tibetans lie within Tibet's borders, not outside.
Cuộc biểu tình năm 2008 của người Tây Tạng đã thể hiện rõ bản chất thiếu hoàn thiện trong các chính sách của Trung Quốc dựa trên việc hợp nhất và đồng hóa người Tây Tạng thông qua việc phát triển kinh tế. Hàng loạt vụ tự thiêu hiện nay và trước đây của người Tây Tạng ở Khu tự trị Tây Tạng là minh chứng cho thực tế rằng tình hình ở đó rất tuyệt vọng. Quan trọng hơn, điều đó đã phơi bày sự thật rằng các vấn đề của người Tây Tạng nằm trong các đường biên giới của Tây Tạng chứ không phải ở bên ngoài biên giới Tây Tạng.
Yet the Chinese government points a finger for all its problems in Tibet at India and the Tibetan exiled groups. It also fears that India will use the Tibetans as a card in dealing with Beijing. Hence, it addresses the Tibetan issue with India from this fear-psychosis.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã quy trách nhiệm trong tất cả các vấn đề của họ ở Tây Tạng cho Ấn Độ và các nhóm người Tây Tạng lưu vong. Trung Quốc cũng lo ngại rằng Ấn Độ sẽ sử dụng người Tây Tạng như một phương tiện để đối phó với Bắc Kinh. Do đó, nước này giải quyết vấn đề Tây Tạng với Ấn Độ xuất phát từ nỗi sợ này.
It scarcely realizes that India, being a civilized state with a strong belief in humanity and pluralism, does not believe in using the Tibetan issue as a card. Also, being a democracy, it cannot curtail the basic rights of the Tibetans in India. Based on its principles, it has welcomed the Dalai Lama in India and values his presence, as this has inevitably allowed India to reclaim its position as the birthplace of Buddhism.
Trung Quốc hầu như không nhận ra rằng Ấn Độ, một nhà nước văn minh với một niềm tin mạnh mẽ vào nhân loại và chủ nghĩa đa nguyên, không tin vào việc sử dụng Tây Tạng như là một phương tiện. Ngoài ra, là một nền dân chủ, Ấn Độ có thể không cắt giảm các quyền cơ bản của người Tây Tạng ở Ấn Độ. Dựa trên các nguyên tắc của họ, Ấn Độ đã chào đón Đức Đạtlai Lạtma và đánh giá cao sự hiện diện của ông, vì điều này đã chắc chắn cho phép Ấn Độ đòi lại vị trí của mình như là quê hương của Phật giáo.
Clearly, China needs to correct its perception of Tibet and revisit its Tibet policy. This will certainly create room for removing the misperceptions afflicting India-China relations.
Rõ ràng, Trung Quốc cần phải sửa chữa nhận thức về Tây Tạng và xem xét lại chính sách Tây Tạng của mình. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra không gian để loại bỏ các nhận thức sai lầm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Abanti Bhattacharya is Associate Professor in the Department of East Asian Studies at the University of Delhi, India.
Phó Giáo sư Abanti Bhattacharya thuộc Khoa Đông Á học của Đại học Delhi (Ấn Độ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét