Không được học chữ ‘ngờ’
Boxitvn
Ngô Nhân Dụng
Bài viết rất lý thú mà chúng tôi đăng lại dưới đây kết thúc bằng một câu: “Nước
Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp”. Có
lẽ tác giả ở nước ngoài lâu quá rồi nhầm lẫn chăng? Trong một xã hội
quan chức ngày càng giàu sụ như ở Việt Nam, “sâu” thì bò lổm ngổm mà
những kẻ có chức năng “nhặt sâu” đều làm lơ đâu có ai dám bắt, vậy mà
lại nảy nòi ra những vị biện lý công minh như ông Preet Bharara của nước
Mỹ thì để mà chết cả nút à! Không, nước chúng tôi nó khác thưa bác
Dụng, bác còn lạ gì nữa câu nói nổi danh của học giả Hoàng Ngọc Hiến:
“Cái nước mình nó thế”. Đến những vụ việc lùm xùm liên quan đến thể diện
quốc gia lớn hơn nhiều như vụ việc in tiền polyme ở Úc mà cũng nhanh
chóng chìm vào bóng tối nữa là. Vài chục nghìn euro giắt lưng đối với họ
chỉ là con muỗi, trước nay qua mặt hải quan các nước chắc phải đến hàng
nghìn vạn vụ rồi ấy chứ, ai ranh ma quỷ quyệt nhất thế kỷ XX nếu chẳng
phải là “con cháu” mấy bác Xít, Mao? Nhưng họ chỉ ranh ma quỷ quyệt ở
độc một phương diện xoay xở cho cái ghế và gia đình họ thôi. Ngay cái
đầu đề ý nhị bác dùng như trên e cũng là quá cao với họ rồi đấy.
Bauxite Việt Nam
|
Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm
luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, Phó Tổng lãnh sự
của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai
nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ
xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một
bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao.
Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man
khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người
chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà.
Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4.500 đô la mỗi tháng. Trong
thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì
tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là
7,25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho
nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250.000 đô la
tiền thế chân.
Báo chí bên Ấn Ðộ loan tin này, với các chi tiết do
bà Khobragade kể trong email gửi cho các đồng sự. Bà than đã bị còng
tay, bị lột áo để khám xét như một tội phạm, trong lúc mới đưa con đến
trường học. Chính phủ Ấn Ðộ phản đối mạnh mẽ. Ðể trả đũa, họ gỡ bỏ hàng
rào bảo vệ an ninh quanh sứ quán Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã điện
thoại cho ông cố vấn anh ninh của chính phủ Ấn Ðộ, bày tỏ ý “ân hận”
(regret), là một cách xin lỗi. Một ông bộ trưởng Ấn Ðộ nói rằng chỉ “ân
hận” thôi chưa đủ. Thân phụ bà Khobragade tuyên bố ông sẽ tuyệt thực nếu
Chính phủ Mỹ không xin lỗi con ông. Ông còn nói sẽ không thèm nhận tiền
bồi thường, nếu có, “Vì chúng tôi không phải ăn mày!”.
Ngoại trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid yêu cầu Chính phủ
Mỹ hủy bỏ ngay lập tức việc truy tố nhà ngoại giao của nước ông. Nhưng
lời yêu cầu này có nghĩa là ông đang đòi ngành hành pháp nước Mỹ can
thiệp vào công việc của ngành tư pháp. Một quy tắc được ghi trong Hiến
pháp cả nước Ấn Ðộ lẫn nước Mỹ là hệ thống tư pháp có quyền độc lập.
Người gây ra cơn bão ngoại giao này là Biện lý khu
Nam New York, Preet Bharara, 45 tuổi. Ông này rất nổi tiếng, đã từng
được tuần báo Time liệt kê danh sách trong 100 người “quyền lực”
mạnh nhất, nhất “thế giới” chứ không riêng nước Mỹ. Trong cuộc đời biện
lý, ông đã điều tra và truy tố những tội phạm mafia thuộc các “gia đình”
Gambino và Colombo nổi tiếng. Văn phòng ông phụ trách truy tầm hơn bảy
tỷ (7,2) đô la để trả lại cho một số nạn nhân của tay đại bịp Bernard L.
Madoff, người đã đánh lừa hàng trăm triệu phú và nhiều tỷ phú. Ông đang
lo truy tố các nhân viên công ty tài chánh của Madoff. Từ năm 2009,
Preet Bharara mở cuộc điều tra 60 nhà đầu tư Wall Street phạm luật dùng
tin tức mật để thủ lợi, đến nay còn đang tiếp tục. Tình cờ, mấy tay đứng
đầu nhóm này cũng là mấy người gốc Ấn Ðộ, giống như Preet Bharara. Cho
nên không ai có thể nghi ngờ nền tư pháp nước Mỹ kỳ thị.
Trong vụ bắt bà Khobragade, Preet Bharara nhấn mạnh
động cơ duy nhất là “bảo vệ luật pháp, bảo vệ nạn nhân bị bóc lột, và
buộc những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giàu có, quyền thế
hay có liên hệ quan trọng như thế nào”. Ông minh xác bà Khobragade không
hề bị còng tay. Việc một nữ cảnh sát khám xét bà là thông lệ với bất cứ
người nào bị giữ điều tra. Bà Khobragade được nhân viên Bộ Ngoại giao
đối xử lễ độ, họ để cho bà ngồi trong xe của mình gọi điện thoại, còn
mua cà phê và đề nghị mua thức ăn cho bà.
Chính phủ Ấn Ðộ làm ồn về vụ này cũng vì năm tới sẽ
tổng tuyển cử, đảng đối lập Bharatiya Janata nhân cơ hội đang công kích
Chính phủ. Ông Yashwant Sinha, cựu Ngoại trưởng trong Chính phủ Janata
trước đây đã yêu cầu Ấn Ðộ phải trả đũa bằng cách bắt mấy nhà ngoại giao
Mỹ đồng tính luyến ái, theo một đạo luật có từ trước khi Ấn Ðộ độc lập.
Vì vậy, đương kim Ngoại trưởng Salman Khurshid phải lớn tiếng. Ông bênh
vực nhân viên của mình: “Ðiều tệ nhất mà người Mỹ có thể kết tội bà ta
là không trả lương người làm công theo luật (lương tối thiểu) của nước
Mỹ”. Ông biện hộ: “Lương nhân viên ngoại giao của Ấn Ðộ không được cao
như lương Mỹ”.
Bà Khobragade là người thứ ba bị lôi thôi về việc trả
lương người làm. Năm 2011, một cô làm công đã tố cáo ông Prabhu Daval
bắt cô làm việc như nô lệ, giữ giấy thông hành, hộ chiếu của cô. Năm
2010, một quan tòa New York đã phán bà Neena Malhotra và chồng phải bồi
thường cho cô người làm một triệu rưỡi đô la vì không trả lương và đối
xử với cô “một cách man rợ”. Khi một nhà báo hỏi ông Khurshid tại sao
không rút bà Khobragade về, sau khi Chính phủ Mỹ đã báo trước rằng bà
phạm luật nước Mỹ từ tháng 9, vị Ngoại trưởng Ấn Ðộ đã trả lời: “Chúng
tôi đâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”.
Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild
ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường
Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan
thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi rửa tiền. Nước Ðức vẫn
là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng.
Số tiền 20.000 tiền mặt tương đương với 27.000 đô la Mỹ, mà luật lệ các
nước thường bắt ai mang 10.000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu
ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt. Một ông đại sứ
chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó
khai báo. Chỉ khi bị câu lưu ông mới khai đó là tiền nhân viên sứ quán ở
Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp các nạn nhân bão lụt ở Việt Nam!
Mạng lưới Vietinfo.eu nhặt được câu chuyện này trên báo Bild
vào lúc nửa đêm ngày 19 tháng 12; vừa loan tin ra nội trong ngày 20
tháng 12, người Việt khắp thế giới bàn tán. Người ta hỏi: Tại sao tiền
giúp nạn nhân bão lụt không thể chuyển qua các ngân hàng được mà phải
đem cả đống tiền mặt đi một vòng từ Thổ Nhĩ Kỳ qua nước Ðức? Tòa Tổng
Lãnh sự Việt Nam đã phản đối quan thuế Ðức về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thế
Cường, coi là vi phạm công ước quốc tế về quyền đặc miễn của các nhân
viên ngoại giao. Nhưng họ lại chỉ gửi “thông điệp miệng” (Verbalnote
trong tiếng Ðức). Tại sao không gửi văn thư chính thức? Ông Nguyễn Thế
Cường qua Ðức trong một nhiệm vụ ngoại giao, hay là đi việc riêng? Nếu
vì công vụ, tại sao ông ta không dùng các thủ tục đem hành lý theo quy
chế ngoại giao, để khỏi bị khám xét? Hay là ông nghĩ chắc chẳng ai lại
đi hỏi một ông đại sứ, dù đại sứ của Việt Nam mà lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, về
một xấp tiền mặt 20.000 quá nhỏ. Nhưng tại sao quan thuế Ðức lại đi xét
hỏi túi xách tay của một hành khách từ chuyến máy bay Turkish Airlines
1619 từ Ankara tới Rhein-Main? Có người nào mật báo khiến cho hải quan
Ðức đặc biệt chiếu cố?
Bây giờ nếu ai nêu lên mấy câu hỏi đó, chắc ông
Nguyễn Thế Cường cũng trả lời như Ngoại trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid:
“Ðâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!”.
Ngoại trưởng Khurshid không học được chữ ngờ. Có lẽ
vì trong xã hội Ấn Ðộ, những người giàu sang như bà Khobragade vẫn quen
bóc lột người làm công mà không ai thắc mắc. Ở xứ Ấn Ðộ, một người vi
phạm luật pháp với một tội nho nhỏ như khai man trong đơn xin visa chắc
ai cũng thấy là đáng bỏ qua. Không ai đụng tới những người giàu có và
quyền thế! Nước Ấn Ðộ đã sống mấy ngàn năm với một hệ thống đẳng cấp,
người thuộc đẳng cấp cao coi thường tất cả các đẳng cấp thấp hơn. Những
người giàu sang có thể phạm luật nhưng không lo, họ không thể bị truy
tố. Tuy đã sống dưới chế độ tự do dân chủ hơn nửa thế kỷ, những thói
quen ngàn năm đó vẫn chưa bỏ được. Ở nước Ấn Ðộ chỉ cần nghe tên một
người là biết người đó thuộc đẳng cấp nào. Một kỹ sư Ấn Ðộ thuộc đẳng
cấp thấp được tuyển vào làm trong một công ty lớn. Anh được đón tiếp,
được giải thích là trong công ty tất cả mọi người đều bình đẳng. Các bạn
đồng sự chuyện trò vui vẻ, nồng nhiệt, lương anh được trả ngang với các
kỹ sư cùng khả năng, dù họ thuộc các đẳng cấp cao hơn. Nhưng trước bữa
ăn đầu tiên, một bạn đồng nghiệp ghé tai anh dặn dò: “Anh nhớ dùng cái
nhà vệ sinh ở chỗ đầu nhé, cái toilet ở đầu này dành cho những người
thuộc đẳng cấp chúng tôi đấy”. Nền văn hóa phân biệt, kỳ thị đẳng cấp
mấy ngàn năm rất khó xóa bỏ. Ông Khurshid đâu có ngờ ở nước Mỹ nó khác.
Trước pháp luật, tất cả mọi người được đối xử như nhau!
Ông Nguyễn Thế Cường không học được chữ ngờ cũng vì
ông quen sống như một người thuộc đẳng cấp cao nhất ở nước Việt Nam. Các
đảng viên cộng sản đã là một đẳng cấp được ưu tiên rồi. Bên trong đảng,
mỗi người cố leo lên những đẳng cấp cao hơn nữa. Hệ thống đẳng cấp
trong xã hội đã được phân chia thành nếp từ nửa thế kỷ nay. Trước đây,
ngay cả việc đi chợ cũng phân biệt có hệ cấp rõ ràng: “Tôn Ðản là của
vua quan; Vân Hồ là của trung gian nịnh thần; Ðồng Xuân là của thương
nhân; Vỉa hè là của nhân dân anh hùng”.
Những người đã quen sống trên đầu trên cổ “nhân dân
anh hùng” đâu có ngờ khi bước chân xuống phi trường một nước dân chủ tự
do nó lại coi mình cũng như mọi người dân bình thường!
Nguyễn Thế Cường chưa sống trong một xã hội có những
người như Preet Bharara. Họ làm bổn phận bảo vệ luật pháp, và “bắt những
người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giàu có, quyền thế hay có liên
hệ lớn như thế nào.” Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara
trong ngành tư pháp.
N.N.D.
Nguồn: addhaid.com
Danlambao 25/12/2013.
Mừng Giáng Sinh, Mừng Năm Mới
Dân Làm Báo mến chúc bạn bè trong thôn
Giáng Sinh êm đềm và Năm Mới nhiều an lành. Xin gửi đến cho nhau, gia
đình và đất nước những lời nguyện ước tốt đẹp nhất. Gửi đến các cô chú,
anh chị còn đang chịu khổ nạn tù đày lời cầu chúc sức khoẻ, chân cứng đá
mềm. Ước mong 2014 sẽ là bình minh trên quê hương và ước mơ chung của
chúng ta sẽ trở thành hiện thực.
Ngân sách nhà nước thất thu trăm tỉ. Phục vụ lợi ích tập thể hay cá nhân?
Thêm một đơn vị thuộc Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) giảm doanh thu mạnh trong năm 2013
Nguyễn Sơn (Danlambao) - Năm
2012; Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam (TCTHK) lãi 69,8 tỷ VND. Chỉ
trong 11 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của văn phòng chi nhánh
TCTHK tại Pháp (VPCN Pháp) đã giảm 3 triệu euro so với năm 2012 (88 tỷ
VND), hụt hơn 5 triệu euro (145 tỷ VND) so với kế hoạch TCTHK giao.
Tháng 12/2013, doanh thu tiếp tục giảm.
Việt Dzũng đi rồi, hiệu ứng cánh Chim Lửa “Firebird” ở lại!
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) – Lời cuối cho Việt Dzũng dường như với tôi là hình ảnh của một cánh Chim Lửa đã bay lên, gợi hứng cho từng cánh, từng cánh Chim Lửa khác cùng bay lên, cố sức bay lên khỏi những tro tàn đổ nát của quê hương. Bay lên và vút khỏi những đường “chân trời không có đường bay”, như một ý thơ của Trần Dần. Bay lên để thấy ước mơ ngay cả của một nhạc sĩ như Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trúc Hồ, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Anh Bằng, Nam Lộc, Tuấn Khanh, Đoàn Chính… đơn thuần cũng chỉ là: “Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình”, như một câu nhạc trong ca khúc “Một Chút Quà Cho Quê Hương” rất cảm động của Việt Dzũng.
Đinh Đăng Định và Khodorkovsky – Nhân ái và vô nhân đạo
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – “Khodorkovsky” người từng là tỉ phú giàu nhất nước Nga (2004), là đối thủ đầy tiềm năng đe dọa quyền lực TT Putin đã bị kết án tù 9 năm vì tội trốn thuế (y hệt như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Luật sư Lê Quốc Quân tại Việt Nam). Khodorkovsky được TT Nga Putin “ân xá” trước Giáng Sinh (20/12/2013).
Bức thư ngỏ cuối năm 2013 chúc tết sếp
Đặng Huy Văn (Danlambao) – Tôi có một người bạn cùng học THPT. Hai mươi năm lại đây, anh ta là một quan chức có máu mặt tại Bộ Xây Dựng, phụ trách việc xây dựng các nhà máy thủy điện trong cả nước. Hôm rồi cùng chúng tôi về họp đồng môn, anh ấy nói đã nghỉ hưu, chỉ còn làm cố vấn cho bộ thôi nên rất cởi mở. Anh ấy nhỏ nhẹ, gia đình anh thật ra chỉ có dăm căn biệt thự thôi. Còn nhà liền kề mặt phố thì đứng tên vợ, tên bạn gái, tên các con nên không nhớ mấy căn vì chúng rải rác ở các thành phố khác nhau.
Xuân về hay chưa?
Nguyên Thạch (Danlambao) – Mỗi lần nhìn những cánh thiệp No-en lấp lánh sao trời tuyệt dịu, cùng những ngọn nến ấm nồng qua những cánh thư hoặc trên trang báo, những hình ảnh như báo hiệu sự hiện hữu của thời gian cho những tâm tư luôn bâng khuâng trăn trở về Quê Hương và những nỗi đau của nó thì cảm nhận của tôi lại hiện lên rõ nét băn khoăn, nhủ thầm… lại một năm qua!
Xin đừng đùa giỡn với tử thần
Lê Quốc Trinh (Danlambao) - Sáng nay vào Trang NguoiViet.com (USA) đọc thấy tin người dân tỉnh Bình Phước đua nhau múc xăng dưới 4 giếng nước ở thôn Long Hà để chạy xe, tôi hốt hoảng vội đánh vài hàng gửi đến mọi Trang Báo trong nước để báo động hiện tượng vô cùng nguy hiểm này.
Khi báo chí đưa những mẩu chuyện làm quà
Minh Dân (Danlambao)
– Kể từ khi đường lưỡi bò hiện diện trên hộ chiếu của Trung Quốc
11-2012 đã có nhiều bất bình phản đối chính trong đất nước 1.3 tỷ người
này, nhiều nước cũng không công nhận loại hộ chiếu này. Đó là dã tâm thể
hiện ý đồ bành trướng mang hình lưỡi bò trên bản đồ của họ từ năm 1948
như một vết dầu loang với tầm trải rộng hết 75% diện tích biển Đông.
Chẳng ai lấy làm lạ khi nước CHXHCNVN không hề bình luận và phản đối
về cái lưỡi bò liếm gần sạch VN của ông anh 16 chữ vàng cộng thêm 4 tốt,
vì vàng quá rồi và tốt quá rồi.Hương Xuân trên những lớp áo tù
Nguyên Thạch (Danlambao) – Năm mới, không quên trân quí những nhà đấu tranh cho Tự do Dân chủ đang bị giam hãm trong ngục tù cộng sản.
Tôi đã thấy những hoa xuân chớm nở
Màu rực ngời trên lớp áo anh mang
Chào xuân nay
Mai rực sắc huy hoàng
Ôi cao cả… những tim vàng chiến sĩ.
Nhà cầm quyền tiếp tục ép ông Ngô Hào nhận bản án bất công
HT- VRNs
(23.12.2013) – Sài Gòn – Ông Ngô Hào y án trong phiên tòa phúc thẩm với
bản án là 15 năm tù giam và 5 quản chế, với cáo buộc “âm mưu lật đổ
chính quyền nhân dân” vào Điều 79 BLHS, vào ngày 23.12.2013.
Anh Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào xác nhận với VRNs: “Ba y án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.”
Năm mới, niềm tin và hành động mới
Le Nguyen (Danlambao) -
Giáng sinh đến có nghĩa rằng vài hôm nữa là hết năm cũ để nhân loại
chào đón một năm mới dương lịch trải dài trước mắt. Theo lẽ thường người
ta có thói quen kết toán công việc cuối năm lên kế hoạch hành động cho
năm mới, nói ngắn gọn văn hoa bóng bẩy là “tống cựu nghinh tân” tức là
xua ra cửa xui xẻo của năm cũ để chào đón may mắn vào nhà trong năm mới.
Thiết nghĩ phong trào dân chủ, lực lượng đấu tranh cho dân chủ cũng
không phải là ngoại lệ, là cũng cần phải xem xét lại trong năm qua đã
làm được gì và những gì chưa làm được để điều chỉnh những hạn chế tồn
tại nhằm hoạch định đường hướng hoạt động cụ thể cho những ngày tháng
sắp tới, có hiệu quả hơn trong tương lai.
Năm mới, chuyện cũ: Cánh thiệp cuối năm
Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.
Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Nghĩa là cái lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng.
Lê Thăng Long, ông tuyên bố gì thế thưa ông?
LMH Tuấn (Danlambao) – Vừa qua, ông Lê Thăng Long có một tuyên bố xin ra khỏi phong trào “Con đường Việt Nam” và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tin này đã được đăng tải rộng rãi trên các blog lề trái và sẽ sớm được nhắc trên các tờ báo, mạng điện tử nhà nước trong thời gian sắp tới như là một yếu tố tuyên truyền hiệu quả về sự lầm đường lạc lối của những cá nhân tự xưng là dân chủ trong nước và sự khoan hồng của Đảng và nhà nước Việt Nam. Tôi nghĩ sẽ là thế.
Toàn văn biên bản “phiên tòa” xử kín Nicolae và Elena Ceausescu vào ngày 24 tháng 12, 1989 * Transcript of the closed “trial” of Nicolae and Elena Ceausescu, December, 1989
Chnm.gmu.edu/Trần Quốc Việt dịch (Danlambao) - Sau
đây là biên bản phiên tòa xử kín nhà độc tài Romania Nicolae Ceausescu
và vợ, Elena được ghi lại từ buổi phát hình của đài truyền hình Romania
và đài truyền hình Áo. Bản dịch tiếng Anh của Sở Thông tin Phát thanh
Ngoại quốc của chính phủ Hoa Kỳ. Những phần in nghiêng là bình luận của
đài truyền hình Áo.
Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tại sao cộng sản Việt Nam ráo riết bắt cho bằng được Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng)? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Do đó bài viết này chỉ góp phần nói rõ thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét