Cáp quang và câu chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam
Dường như đứt cáp đã trở thành một sự kiện thường niên, tạo nên sự khác biệt của Internet Việt Nam.
Cáp quang xuyên đại dương
Đường dây cáp quang đầu tiên xuyên Đại Tây Dương sử dụng loại sợi
quang TAT-8, được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1988. Do có đường đi
rất dài, nên đường dây cáp quang dưới biển được trang bị các bộ lặp tín
hiệu đặc biệt, giúp tín hiệu được xuyên suốt. Mỗi một bộ lặp này được
trang bị trên các sợi quang học, có một bộ khuếch đại quang học thể rắn,
đo lường tín hiệu và điều chỉnh lỗi.
Cấu tạo của cáp quang – Ảnh: ST
Tính đến năm 2012, các nhà khai thác đã lặp đặt thành công những
tuyến cáp quang dưới biển dài tới 6.000km với vận tốc truyền dữ liệu lên
tới 100Gb/s.
Cho đến nay, các tuyến cáp biển đóng vai trò vô cùng quan trọng, liên
kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập Quốc tế,
trong khi phần còn lại được thực hiện bởi cáp ngầm dưới biển. Trong khi
liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài megabit mỗi giây cùng độ trễ
cao, thì tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài
terabit mỗi giây cùng với độ tin cậy cao, độ trễ thấp.
Những tuyến cáp biển trị giá hàng trăm triệu USD không chỉ được các
công ty xây dựng và vận hành chúng quan tâm vì lợi nhuận, mà còn được
Chính phủ các Quốc gia xem như một trong những tài sản quốc gia cần được
bảo vệ. Ví dụ như Chính phủ Úc xem hệ thống cáp biển của nước mình có
tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn với nền kinh tế quốc gia, do đó
Chính phủ đã tạo ra những vùng bảo vệ đặc biệt để hạn chế cac sự cố có
thể gây đứt cáp.
Các sự cố, rủi ro và sửa chữa cáp biển
Cáp biển có thể gặp sự cố, bị đứt bởi tàu đánh cá, neo của tàu vướng
phải, có thể do động đất hoặc thậm chí bị cá mập cắn đứt. Dựa trên khảo
sát tại vùng biển Đại Tây Dương và Caribe, người ta thấy rằng ít hơn 9%
nguyên nhân là do tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do lưới hoặc neo của
các tàu đánh cá bị vướng vào đường dây cáp, để gỡ ra các ngư dân có thể
đã lặn xuống và cắt đường dây cáp.
Trong thời kỳ chiến tranh, cắt cáp biển cũng được xem như một cách
phá hoại quốc gia đối địch, hoặc dùng với mục đích để đẩy lượng thông
tin dồn về tuyến cáp đang được giám sát để thu thập được thông tin của
kẻ địch. Việc giám sát các tuyền cáp dưới đáy biển là công việc hết sức
khó khan. Trong chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ và NSA đã thành công trong
việc đặt các thiết bị theo dõi trên các tuyến cáp thông tin liên
lạc của Liên Xô.
Việc sửa chữa cáp không hề đơn giản – Ảnh: ST
Trung tâm ở đất liền có thể xác định tương đối vị trí cáp bị đứt bằng
cách đo điện. Một tín hiệu quang phổ Spread được phát đi, sau đó họ
quan sát tín hiệu phản hồi của nó. Bằng các thuật toán và đo thời gian,
họ có thể tính toàn khoảng cách và xác định được vị trí gặp sự cố.
Sau khi đã xác định được vị trí, một tàu sửa chữa cáp sẽ được gửi đi.
Khi đến được vị trí đường dây cáp gặp sự cố, các thợ lặn sẽ có nhiệm vụ
xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Sau đó một cánh tay cần cẩu sẽ được
thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong tàu và tiến hành nối lại. Ở
những vùng nước nông, người ta có thể sử dụng một tàu ngầm mini để tiến
hành việc sửa chữa.
Chuyện đứt cáp quang biển ở Việt Nam
Chiều tối ngày 20/12, một sự cố đã xảy ra khiến tuyến cáp quang AAG
(Asia America Gate Way) phân đoạn Vũng Tàu – Hồng Kông bị đứt, khiến cho
60% lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam bị ảnh
hưởng.
Theo thông tin được đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG
công bố thì sự cố xảy ra vào hồi 18 giờ ngày 20/12 (theo giờ Việt Nam).
Vị trí xảy ra sự cố cách bờ Vũng Tàu khoảng 278km. Sự cố này khiến tốc
độ truy cập Internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt
Nam đang khai thác trên tuyến cáp này đều bị ảnh hưởng.
AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới
AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế
giới, với độ dài hơn 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, thông
qua Thái Bình Dương, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Kể từ khi
đưa vào sử dụng cho đến nay, tuyến cáp này đã không ít lần gặp sự cố,
hầu hết xảy ra sụ cố trong phân đoạn nối liền giữa Hồng Kông và
Singapore.
Dường như đứt cáp đã trở thành một sự kiện thường niên, tạo nên sự
khác biệt của Internet Việt Nam. Search thông tin đứt cáp quang biển các
năm 2012, 2011, 2010, 2009 hay đến tận năm 2004 đều có hai chữ “Việt
Nam” gắn liền. Những sự cố xảy ra liên tiếp hàng năm khiến người ta đặt
dấu chấm hỏi cho chất lượng của tuyến cáp quang biển này, cùng những
nguyên nhân chưa bao giờ được làm rõ.
Quay ngược thời gian lại năm 2007, khi người ta phát hiện ra việc ngư
dân Việt Nam “khai thác” tuyến cáp quang biển TVH, hay nói cách khác là
cắt cáp rồi mang đi bán phế liệu. Gần 100km cáp quang TVH đã bị “khai
thác” triệt để. Mặc dù có nhiều nguồn tin cho rằng các thương lái của
Trung Quốc thu mua cáp quang phế liệu với giá rất cao khiến các ngư dân
nổi lòng tham mà lặn xuống biển cắt trộm cáp quang.
Gần 100km cáp quang TVH đã bị ngư dân “khai thác” triệt để năm 2007
Tuy nhiên sự thật câu chuyện năm đó là do cái công văn của UBND tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu cho phép bộ đội biên phòng tỉnh “phối kết hợp” với tư
nhân thu gom “cáp phế liệu” – tức đường cáp quang được kéo trước 1975
trên biển – tại các tọa độ “đã xác định trước”. Nếu chỉ như thế thì đã
không có chuyện gì xảy ra. Nhưng vì dân mình đâu có khả năng phân biệt
tọa độ nào “đã được xác định trước” và tọa độ nào “chưa được xác định”,
càng không có khả năng phân biệt tuyến cáp nào là “cáp trước 1975″ còn
tuyến cáp nào đang hoạt động (tuyến TVH) một khi chúng đều chìm dưới
biển. Vả chăng, khi người này khai thác được thì người khác “thấy người
ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”, họ có biết đâu, hoặc có biết cũng mặc
kệ, là có thể “khai thác” tuyến cáp nào đã bỏ, và không được phép “khai
thác” tuyến cáp nào đang hoạt động, đang là “mạch máu thông tin của quốc
gia”.
Rồi sau đó lại đến câu chuyện thuyền đánh cá của ngư dân vướng vào
cáp quang dưới biển và vô tình làm đứt. Trong khi đó cấu tạo của tuyến
cáp quang dưới biển đã được các nhà khoa học tính toán kĩ lưỡng để có
thể chống chịu sức ép cũng như các lực tác động từ bên ngoài. Thật khó
hiểu khi một tuyến cáp quang trị giá tới 500 triệu USD và mới được triển
khai từ năm 2009 lại liên tiếp gặp sự cố trong thời gian qua.
Theo TechDaily
Sinh ra là người Việt Nam đã là một gánh nặng
Cái gánh nặng mà tôi nói ở đây chính là
việc, cứ tồn tại ở đất nước này là phải chịu đựng hàng tá các quy định
bất thành văn rất cực đoan của xã hội. Đến mức, muốn làm gì đó khác đi,
muốn thay đổi, muốn loại bỏ… đều phải nghĩ tới việc thay đổi cả một xã
hội mấy chục thế hệ chứ chẳng phải một bộ phận “thiếu tiến bộ”.
Đầu tiên là chủ nghĩa yêu nước cực đoan.
Cứ hễ ai nói gì không hay về Việt Nam, là ở đó có những quần thể cư dân
mạng bước vào thể hiện hổ báo. Bất kể đúng sai, bất kể các khía cạnh của
vấn đề, phải cãi nhau trước đã. Như mấy hình ảnh về biển báo trước các
cửa hàng ở nước ngoài với những dòng chữ Việt rõ to về việc không vứt
rác, không khạc nhổ… chưa gì mà các bạn trẻ đã ùn ùn kéo tới “ném đá”,
chửi rủa.
Nhớ đợt rồi, FB của ông chủ Microsoft có đăng một cái ảnh điện đóm ở
Việt Nam. Vậy là, người ta đổ xô nhau và nói cười, bình buận, chửi bới,
“đặc trưng của Việt Nam nè”, “Ồ, BG thật quan tâm tới Việt Nam, tự hào
quá!”. Cả “Việt Nam điểm danh” cũng có. Hài hước! Một đất nước từng thua
Việt Nam, giờ quay lại cười vào mặt mình như vậy, mà cũng đủ can đảm
nói cười. Nếu bạn đừng hùa vào đám đông, thử ngồi yên và đọc các lời
bình, chắc cũng nhận ra căn nguyên vấn đề và cảm thấy xót xa như tôi.
Đợt rồi tôi có viết một bài về Sài Gòn, tôi nói nó tạp nham, những thứ
nổi bật nhất ở đây không có tí mùi đặc trưng của người Việt. Thế là như
đúng rồi, tôi bị các bạn ấy hù tát cho một cái vào mặt. Sợ thật. Tôi cam
đoan là 80% người đọc muốn đánh, chửi, giết tôi, không đọc hết bài
viết. Cứ thấy nó chê Sài Gòn của mình, là phải chửi nó ngu trước. Bởi,
chẳng biết tới khi nào người ta mới can đảm nhìn nhận những hạn chế của
đất mình mà làm cho nó tốt hơn. Chứ không phải xỉ vả những kẻ “thiếu yêu
nước” rồi ru ngủ một thế hệ bằng lòng dân tộc cực đoan của mình.
Một gánh nặng nữa, chắc là phải kể đến cái tính nhược tiểu của người mình.
…Nó như vầy:
- Phó thủ tướng Đức là người gốc Việt đó!
- Quán quân MasterChef 3 là người gốc Việt đó!
- Thằng bé dễ thương trong Gangnam style là người gốc Việt đó!
Cứ cái gì hay ho trên thế giới, dính líu một tí tới máu Việt là người ta
vui như họ hàng trong 3 đời nhà mình vừa làm được chuyện đại sự. Tôi
chẳng biết tại sao chúng ta lại phải tự hào, trong khi đất nước nuôi lớn
họ không phải là Việt Nam. Phó thủ tướng Đức còn từng có một lần bảo
rằng không muốn quay về Việt Nam, vậy thì bà con gì mà vui? Cả những
nhân vật khác, chúng ta tự hào, mời họ phỏng vấn báo chí các kiểu, mà
đến tiếng Việt cũng chỉ biết nói ngọng nghịu “Xin chào”. Họ mất gốc rồi,
việc tung hô những tấm gương đó chẳng khác nào việc chúng ta đang mất
lòng tin vào người trẻ đang sống trên đất Việt. Vì không tin bản thân và
bạn bè làm được những việc lớn nên người ta mới phải vin vào sự thành
công những người Việt Nam mất gốc khác.
Dù rằng đất nước nuôi ông trong thời gian quan trọng nhất của đời người
là Pháp, nhưng nếu nói GS.Ngô Bảo Châu làm rạng danh nước nhà tôi còn
đồng ý được. Ít ra ông nói rành rỏi tiếng Việt, biết nhà mình ở đâu trên
dải đất hình chữ S.
Thành ra, sống trong một xã hội mà người ta tôn vinh “người ngoài”,
thiếu niềm tin vào “người trong”, riết cũng mất tự tin khi làm bất cứ
điều gì. Ra nước ngoài vài năm rồi quay về với cái mác Việt kiều chắc dễ
thành công hơn.
Cái thế lực ghê gớm và nặng nề nhất mà người sống ở Việt Nam phải chịu, chắc là tính bầy đàn.
Một cách vô thức, đứa trẻ sinh ra đã cảm thấy áp lực với việc phải giống
“con nhà người ta”. Mặc kệ nó thích thể loại nghệ thuật gì, mở mắt ra
là phải học ba lê, học vẽ, học ngoại ngữ, học bơi… cho bằng bạn bằng bè.
Tâm lý đám đông lớn lên, người ta không cần phải biết bản thân mình
thích gì, cứ mọi người chọn gì, mình cũng sẽ chọn đó. Chưa biết mình đam
mê gì cũng thi đại học rồi lên thành phố với chúng bạn. Vì ai cũng như
vậy cả, học hết cấp 3 phải lên đại học!
Riết như tôi hồi mấy năm trước, ra trường ngồi nhà chưa kịp biết có nên
mở quán café hay không, đã bị mẹ gặng hỏi: “Sao bạn con đi làm văn phòng
cả rồi mà con cứ ở nhà?” Vậy cái lý nào cho việc ra trường là phải đi
làm ngày 8 tiếng? Gánh nặng bầy đàn nó phổ biến tới mức tôi sẽ bị chửi
tơi tả là thiếu hiểu biết nếu sử dụng đến, nó đi sâu vào tiềm thức người
Việt tới mức chẳng ai thấy nó bất thường mà đổi thay. Người ta xem đó
là cuộc sống, là nghiễm nhiên nên như vậy.
Dễ thấy nhất thì cứ lên mấy diễn đàn đang ùa nhau ném đã một nhân vật.
Cứ lặng lẽ ngồi xem rồi thử hỏi một vài người quen biết, xem chuyện gì
đang xảy ra. Tôi cam đoan là người ta cũng chẳng tức giận gì nhiều. Thấy
mọi người chửi thì ùa vào cho vui thôi. Kiểu nó vậy! Còn nếu mà bạn
muốn nói ngược lại điều đám đông đang nói, thì bạn sẽ sớm có đủ gạch đá
để xây nhà vì tỏ ra nguy hiểm đấy!
Kết.
Ngay cả khi tôi viết cái bài này, tôi cũng chẳng mong mình nhận được sự
hưởng ứng tích cực. Dù rằng đó là một tham vọng. Vì tôi nói xấu người
Việt, tôi moi móc khí chất yếu kém của xã hội trong khi bản thân chắc
chưa làm được gì hay ho. Vậy đó, sinh ra là người Việt Nam, làm gì cũng
lo sợ và cảm thấy nặng nề!
Theo edaily.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét