- Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đang về cảng Cam Ranh (DT). - Tàu ngầm Hà Nội sẽ tự bơi vào cầu cảng Cam Ranh (VTC).
- Đã có thêm niềm tin và hy vọng (ĐĐK).
- Thêm chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐĐK). - Để thoát nghèo bền vững: Đầu tư trọng điểm thay vì rải “mành mành” (ĐĐK). - Thiên tai và thủy điện khiến công tác giảm nghèo chậm lại (LĐ).
- Kỳ án 10 năm 12 lần xử (MTG). - Mạn đàm về án tử hình (TN).
- Khủng hoảng giá trị (TN).
- Chủ tịch Tập Cận Bình mạnh tay chống tham nhũng (VOV). - Chủ tịch TQ xếp hàng ăn như ‘thường dân’ (VNN). - Trung Quốc: Chủ tịch Chính hiệp Tứ Xuyên bị điều tra (TTXVN/PNTP).
Di sản Mao với quan hệ Trung – Việt
-(BBC /nghe) – “Việc đánh chiếm Hoàng Sa lần thứ hai ngày 17/1/1974,
đánh chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam nói thẳng là Mao Trạch Đông là
người quyết định đánh,” nhà nghiên cứu Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói
với BBC nhân dịp đánh dấu 120 năm sinh của cố Chủ tịch Mao. “Tôi có
tài liệu, Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là
người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra
cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận.”Chủ quyền quốc gia là rất nghiêm trọng, thưa ông Giám đốc! -(Dantri) – Tàu lạ tấn công ngư dân là quen hay lạ! -(DT)
J-20 TQ có khả năng bao trùm lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam? -(GDVN) – Đà Nẵng gắn biển tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp -(VNN) — La liệt biển hiệu chữ Trung Quốc trên đường Hoàng Sa-Trường Sa -(ĐV)
Ông Hun Sen:VN phải trả giá rất cao để hồi sinh Campuchia -(ĐV) –Trung Quốc muốn ngoại giao bằng tàu chiến tại Biển Đông? -(Infonet)
Chỉ vài ‘lãnh đạo tốt’, khó thay đổi đất nước -(TVN) — Phê bình lãnh đạo 3 Bộ trốn họp -(TN) —‘Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!’ -(TVN)
Quy định ‘vợ chửi chồng bị phạt tiền’ bắt đầu có hiệu lực -(TN) -Nhưng chồng bán vợ…thì … Nỗi đau của người phụ nữ bị chồng bán sang Trung Quốc -(TN) — Nghị định 167…: Văn minh nhưng vẫn vướng “vòng kim cô” – (Dân trí)
“Thiệt là tào lao hết sức” -(NLĐ) -Mấy cái chuyện đánh đập, chửi mắng, chì chiết… nếu người trong cuộc không khai ra thì ai mà biết đâu để xử phạt? Nhưng nếu đi tố cáo để người thân mình bị phạt thì mặt mũi nào mà nhìn nhau nữa? Rồi thì lại phát sinh từa lưa vấn đề rắc rối phức tạp… —Chuẩn bị tiền phạt trước khi chửi vợ! - (DT)
Các hãng hàng không chuyển nơi làm thủ tục tại sân bay Nội Bài -(TNO)
Vietnam Airlines (VNA) chiều nay 28.12 thông báo chuyển một phần quầy
làm thủ tục sang khu vực mở rộng của nhà ga T1 sân bay Nội Bài kể từ
ngày 30.12.
Độc vào theo đũa -(SGTT) —100% mỳ tôm nhiễm độc -(VNN)
Tầm vóc thời đại và sự tái sinh -(TVN) — Lý luận bất ngờ của PGĐ Sở khai gian 3 bằng cấp -(ĐV) –Bạc Liêu: Phó giám đốc sở khai man bằng cấp -(DV)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ‘nhận làm MC’ -(VNN) — Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và câu chuyện cảm động từ 2 bộ quần áo ngày nhập học – (TNO) – Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam mất ngủ vì giáo dục -(DV) — PTT Vũ Đức Đam: Đổi mới giáo dục phải ngay từ Bộ GD&ĐT -(GDVN) —PTT Vũ Đức Đam: Bộ Giáo dục phải đổi mới quản lý -(ĐV) — Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và câu chuyện thạc sỹ làm thợ may -(Infonet) -Ông PTT trở thành “Hotquan”.
Bầu Kiên ở tù, cùng vợ lọt top giàu nhất NH Việt Nam -(VEF) —Có đúng “không ai chất vấn” tư lệnh ngành y tế? -(VnEc)
Chạy 26 km cao tốc Nội Bài – Lào Cai có thể mất phí 150.000 đồng -(VnEc) —-Thị xã Lai Châu “lên” thành phố -(VnEc) — Chính phủ đã thông qua đề án lập hai quận Từ Liêm -(VnEc) — Hơn 15 tỷ đồng mở cửa Hầm đường bộ Đèo Cả –(Dân trí) — Ngôi làng không có… “đàn ông” -(DV)
Rút ruột đường qua Long Thành thu phí đường Hà Nội-Lào Cai -(ĐV)
Người Việt xài sang – (NLĐ) -Năm 2013, kinh tế đầy khó khăn nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn mạnh tay chi hàng tỉ USD để sắm xe hơi cao cấp, điện thoại di động đắt tiền
Dân đảo Lý Sơn thoát cảnh cô lập với đất liền – (NLĐO) — Tập thể báo Sài Gòn Tiếp thị kêu cứu -(BBC)
‘Chào năm mới 2014 và những cơ hội’ -(BBC) -Năm 2014 đem lại cơ hội nào cho ‘dân chủ và phát triển’ ở VN theo LS Nguyễn Văn Đài.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng -(RFA) ->>> Việt Dzũng, niềm thương nhớ khôn nguôi
Hát từ thiện, Hương Lan bị dọa phạt ‘hát chui’ -(NV) — Bí thư xã đánh dân thiểu số vì lý do tôn giáo -(NV)
Bỏ đảng hay xóa đảng -(Ngô nhân Dụng – NV) – “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, mỗi gia đình bất hạnh thì bất hạnh theo cách riêng.”
Nền kinh tế cưỡi cọp của Trung Quốc -(Nguyễn xuân Nghĩa – NV) — Ðẩy năm cũ ra đi - (Lê diễn Đức – NV)
Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn – Bùi Văn Phú – (Boxitvn)
Sinh ra là người Việt Nam đã là một gánh nặng -(DL) —- Việt Man – Phác họa 12 bức tranh ảm đạm của Việt Nam 2013 -(DL)
Nguyễn Văn Thạnh – NÉ -(DL) —Nhân quyền ở đâu khi quan đánh đập, xua lùa, cấm cản dân đánh trống kêu oan ở chốn công đường? -(DL) —- Người Buôn Gió – Vàng đâu hỡi các quần chúng nhân dân! -(DL)
Nelson Mandela – Hồ Chí Minh -(DLB) — Chào năm mới 2014 và những cơ hội -(DLB)
Lịch sử đảng CSVN sẽ phải được viết lại từ năm 1940 -(DLB) — Đạo đức cộng sản -(DLB) —-40 năm Hoàng Sa! Nỗi hận ngàn đời! -(DLB) — Hunxen qua Việt Nam làm gì? -(DLB)
Tin tổng hợp 28-12-2013 -(DLB)
Duy trì quyền lực của nước Nga: Putin đã qua mặt phương Tây ra sao [kết] » - -.
Tuy nhiên đã rõ là Putin đã làm hại Ukraine bằng sự can thiệp của mình
và biến Yanukovych thành bù nhìn. Nhà chính trị học người Nga Inozemtsev
nghĩ rằng cơ…Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ: Một kho báu đang ngủ yên? (Việt Hoàng) – Thongluan
Chang Song-thaek có thật sự tạo phản ? (Lucy Williamson) – Thongluan
Thông điệp gì sau những thông tin về Triều Tiên -(NBG) -Đến đây thì chúng ta có thể thấy rõ, lần truyền thông về Triều Tiên này không phải là thông điệp cho nhân dân Việt Nam như cảnh đói khổ trước. Mà thông điệp này là nếu VN có đồng chí X nào đang có dấu hiệu tụ tập phe cánh, tha nhũng, bè phái, cấu kết linh tinh, coi thường phán quyết Đảng ( không vỗ tay nhiệt tình chẳng hạn )…chắc chắn số phận sẽ có kết cục dù không bi thảm như đồng chí Jang thì cũng khốn nạn….
Một sự dọn đường tuyệt vời, hoặc là lời cảnh cáo tuyệt vời đến đồng chí X nào đó ở Việt Nam.
Vàng đâu hỡi các quần chúng nhân dân.! hay câu truyện vàng và máu – (NBG)
ĐẸP SỐ LIỆU THÊM MẬP MỜ ! – (Bùi Văn Bồng) —- Dân nuôi còn xẻo túi dân -(Trần Nhương)
Cái ác hoành hành -(Nguyễn Đình Bổn FB) — Kỷ vật của người bị chết oan – (Minh Diện – Buivanbong)
Án tử gây tranh cãi và sự phẫn nộ của ông Nguyễn Bá Thanh – (Quechoa)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi về bảo vệ biển đảo -(VOV) —- “100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” -(ND)
Kiện Trung Quốc không phải là hành động ‘không thân thiện’ -(NĐT)
11 ngư dân hoảng loạn sau khi bị uy hiếp trên biển -(VnEx) — Trung Quốc giám sát thực thi ADIZ -(ND)
CSGT nhận hối lộ bị phạt bảy năm tù -(PLTP) —18 bị cáo gây rối tại trại giam Xuân Lộc lãnh án -(NLĐ) — Từ ngày mai, chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền -(Kim Dung) —Chủ nhiệm đề tài tố bị gợi ý chia phần trăm -(Kinh tế biển) —Ban hành quy chế hoạt động của “hiệp sỹ” săn bắt cướp -(TTXVN)
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Chấm dứt tình trạng làm khó dân – (SGGP) — Trợ giúp pháp lý chưa tới với người có nhu cầu: Vì sao?- (ĐĐK) —-Hầu hết các bị cáo vụ tham ô tại Vinalines kháng án - (NĐT) — “Kiên đầu bạc” – “bố già” lũng đoạn ngân hàng -(LĐ)
Nhà văn hóa phơi “xương”, sân vận động thành chợ hoang -(MTG)
Việt Nam chưa có cải thiện chế độ lao tù -(DCCT) —Mỹ Cộng (16): Cánh tả và bất mãn. CIA … -(DCCT)
Cộng đồng mới nổi của châu Á - Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước – Fidel V. Ramos, Project Syndicate
Luật pháp và hòa giải chính trị – Các kinh nghiệm quốc tế (III) - Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước - Neil J. Kritz, U.S. Institute of Peace Press >>> Phần I: Luật pháp và hòa giải chính trị – Các kinh nghiệm quốc tế >>> Phần II: Yếu tố chủ yếu về cấu trúc và thủ tục
___________________________________________________________________________
PTT Nguyễn Xuân Phúc ‘phê’ lãnh đạo 3 Bộ trốn họp -(ĐV) — Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ cho quân đội -(ĐV)
Quân đội tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng -(VOV) —Bộ Công an xây dựng khu Công nghiệp An ninh -(ĐV)
Án tử hình nhiều nói lên điều gì? -(NLĐO)
– Loại bỏ án tử hình là mục tiêu mà một xã hội văn minh hướng tới.
Trong khi đó, ở nước ta, thật đáng buồn khi dư luận xã hội luôn nhiệt
tình kêu gọi và ủng hộ các bản án tử hình. Đó không phải là bất nhẫn mà
là sự bất lực trước cái xấu, cái ácBình Định: Cơn lũ lịch sử đã làm tăng thêm 66 hộ nghèo -(Tamnhin)
- Năm 2013 – Điểm sáng trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô (VTV).
- Phải có vàng mới có tiền trả nợ! (Stockbiz).
- CHUYỆN TIỀN LẺ (Tầm nhìn).
- Siêu cổ phiếu ở Hong Kong tăng 130 lần (Tin tức). - Năm 2014: Hy vọng gì ở sàn chứng khoán? (ĐĐK).
Gam màu trầm
-(TN) -Kết thúc năm 2013, số lượng doanh nghiệp chết tiếp tục tăng so
với năm trước gần 12% với tổng cộng hơn 60.000 công ty. Đây là gam màu
trầm lớn nhất trong bức tranh kinh tế vĩ mô được đánh giá là ổn định hơn
với hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành kế hoạch đề ra. >>> Động lực mới cho Tam nông ở đâu ? >>> Độc quyền nhóm
Hàng điện máy cuối năm: Vẫn xem nhiều, mua ít -(SGTT) — “Năm 2014-2015: sẽ có nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam” -(SGTT) — Doanh nghiệp đã tưởng dễ vay vốn hơn -(SGTT)
2014, điện tăng giá và sẽ còn tăng nữa – (VEF) >>> Tăng giá điện, EVN lãi hơn 4.000 tỷ >>> Đói vốn, EVN đổ thừa do giá thấp >>> Nợ ‘khủng’ 150.000 tỷ, nhà băng hãi EVN >> EVN cấm sếp về hưu phát ngôn làm lộ bí mật
Giá vàng có thể tăng trong tuần chốt năm -(VnEc) >>> Cuối tuần, giá vàng trong nước giảm tiếp —- 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật 2013 -(Dân trí)
9 tàu đóng mới Vinashin:Hóa “ma“, mòn mỏi chờ bán sắt vụn! -(ĐV) — Quỹ đầu tư của Trung Quốc thành cổ đông lớn của Vinacafe -(ĐV)
Thống đốc: “Biết rõ bao nhiêu vàng bị đầu cơ, tham nhũng” -(Infonet) —Thanh tra lộ nhiều ngân hàng che giấu nợ xấu, thua lỗ BĐS -(Infonet)
Kẹo TQ, bò Úc hết hạn 2 năm chuẩn bị ăn Tết -(ĐV) — Bộ Công Thương công bố giá thành sản xuất điện -(Tamnhin) —Điện lực, viễn thông “lãi khủng”: phần lớn do tăng giá -(VOV)
- “Chân dung nghệ thuật Võ Nguyên Giáp” (ĐĐK).
- Nhộn nhịp lễ hội văn hóa Nhật tại Hà Nội (PT). - “AKE OME! 2014” – Ngập tràn màu sắc văn hóa Nhật Bản (VOV).
- Sập nền (TP).
- Đổi gió (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và câu chuyện “con gà, quả trứng” (PT).
- Từ bản xa đến giảng đường đại học (GD&TĐ). - 5 năm, hàng triệu thí sinh được tư vấn thi ĐH, CĐ (VOV). - Công bố lịch 3 đợt thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2014 (PT).
Náo loạn tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM – (TNO) –Gần 100 người lạ xông vào, sinh viên ĐH Hùng Vương “cố thủ” trong trường -(DT)Đẻ con từ tinh trùng của người chồng đã chết – (TNO)
Cái phanh vô hình của Bộ trưởng Giáo dục -(VNN) — Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đào tạo Đại học đang có vấn đề -(Dân trí) — Bộ GD-ĐT chạy đua đạt 20.000 bằng tiến sĩ -(ĐV)
Công bố lịch thi ĐH, CĐ năm 2014 -(DT) - >>> Điều chỉnh hàng loạt chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” đoạt giải bạc sách hay 2013 -(GDVN) — Gần 100 ấn phẩm đạt giải thưởng sách Việt Nam 2013 -(DT) —Phát hiện nhiều “phí lạ” trong trường ĐH -(DV) — Xấu hổ vì xuất ngoại:Bộ GD đi thì Chính phủ…bao toàn bộ! -(ĐV)
Điều chỉnh đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh đại học -(Tamnhin) — Giáo dục Việt Nam 2013: Những chuyện thật… như đùa -(TP)
- Hà Nội: Tử vong khi phẫu thuật cắt trĩ tại phòng khám tư nhân (PT).
- Bước qua hủ tục (ĐĐK).
- Từ “nghiện yêu” đến “cuồng yêu” (DT).
- Lửa bùng cháy trong đêm, thiêu rụi nhà máy gỗ (GDVN). - Cháy lớn khu tập thể giữa Hà Nội (PNT).
Siêu mẫu Quốc tế Diệu Huyền tung hình ‘bỏng mắt’ -(ĐV) ===>>>
Thêm một thẩm phán TAND huyện Nam Đàn bị bắt vì nhận tiền chạy án -(NLĐO)
Mỹ: Tài xế taxi trả lại 300.000 USD được thưởng 10.000 USD -(Dân trí) — Một người lái xe thồ bị phạt… 85 triệu đồng -(TN) - Đã chạy xe thồ là tận cùng của xã hội , mà phạt 85 triệu thì là Đại gia Vô sản rồi.
Cháy khách sạn, nhiều người hoảng hồn -(TN) — Dân khổ vì chung cư không ai quản lý -(TN) —Dương Chí Dũng làm đơn kháng án -(VNN)
Côn đồ truy sát cựu đặc công trong tiệm internet -(VNN) —Vòng một của vợ và thể diện của chồng -(VNN) — Dịch vụ thuê vợ giá trăm triệu vẫn “cháy hàng” vào mùa cưới -(Dân trí)
Hai “cẩu tặc” bị dân vây đánh nhập viện, đốt xe máy – (Dân trí) —Một nam sinh lớp 8 đâm người trọng thương -(DT)
Bắt quả tang hai cô gái bán trinh cho Việt kiều -(DV) —Bị thu xe chở tang vật, chém trưởng công an xã -(DV) —Trung Quốc giải cứu 2 phụ nữ Việt bị lừa bán -(DV)
Vụ bắt giam hòn đá: Thương lượng bồi thường nhân phẩm -(ĐV) —- Trộm chó lại chém trọng thương người dân lành -(ĐV) —Vụ 7 học sinh mất tích ở biển Cần Giờ: Đã tìm được một thi thể -(NLĐ) —- Xe máy “đấu đầu” xe buýt, hai người tử nạn -(NLĐ)
“Hiệp sĩ” tóm nhóm lừa người bán vé số dạo – (NLĐO) >>>> Giả sinh viên trường múa đi sex tour giá ngàn đô cho đại gia >>> Tạm giữ đối tượng giả thuê phòng “chôm” đồ khách sạn >>>> Sập bẫy “em gái 19 tuổi” cơ nhỡ tại bến xe
Vụ bắt giam 2 hòn đá – Yêu cầu chủ tịch huyện xin lỗi -(Tamnhin) — Cháy căn hộ, chủ nhà ngất xỉu vì ngạt khói -(TP) >>> Đưa con đi khám bệnh, mẹ chết thảm dưới bánh xe ben >>>Người đàn ông chết trên đường, đầu dập nát >>> CSCĐ quật ngã 2 tên côn đồ cầm dao >>> Bị chém rách đầu vì không cho nợ tiền mua nhà >>> Đang ngủ bị chồng ‘hờ’ dùng búa đinh sát hại
- Lực lượng Chính phủ Syria áp đảo trên chiến trường (VOV).
- Bạo lực ở Ai Cập vẫn tiếp diễn (VOV).
- Israel nã pháo trả đũa Li Băng (TN). - Lebanon và Israel đấu pháo ở biên giới (VOV).
- Trung Quốc gợi ý các nước dùng chung vệ tinh của mình (MTG). - Trung Quốc choáng váng trước “kho” vũ khí khủng Mỹ bán cho Đài Loan (ANTĐ).
- Ngoại giao bí mật cứu cựu trùm dầu mỏ Nga (DT). - Nepal mua 2 trực thăng quân sự Mi-17V-5 của Nga (ANTĐ).
- Nam Sudan: Đổ vỡ chỉ sau một tuần (ĐĐK).
Lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi binh sĩ ‘xả thân’ – (TNO) — Kim Jong-un cần ‘bom người’, nguy cơ đảo chính ở Thái Lan -(ĐV)
‘Phát súng’ của Nhật đẩy Trung – Hàn xích gần? -(TVN) — Các hãng xe Nhật lo làn sóng tẩy chay mới ở Trung Quốc -(VnEc)“Nhật Bản cần triển khai quân ở Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải” -(GDVN) >>>Mỹ ngăn ông Abe đi đền Yasukuni bất thành, TQ chỉ chờ mâu thuẫn — Ngoại trưởng Philippines mở tiệc chia tay Đại sứ Trung Quốc -(GDVN)
Nghị sĩ Mỹ: Nếu TQ bắn hạ máy bay dân sự, họ là chính phủ tội phạm -(GDVN) — Mỹ ‘gậy ông đập lưng ông’ với tên lửa đạn đạo TQ -(ĐV) —Trung Quốc lặng nhìn Nhật–Mỹ lập căn cứ gần Senkaku -(ĐV) —Tàu ngầm ‘hồn Trương Ba, da hàng thịt’ của Trung Quốc -(ĐV) — Mưu tính của Hải quân TQ khi tham gia chống cướp biển -(ĐV)
Người Trung Quốc chính thức có quyền sinh 2 con -(Infonet) — TQ nới lỏng chính sách một con -(BBC) — Trung Quốc chính thức xóa bỏ lao cải và nới lỏng chính sách một con -(RFI) — TQ chính thức bãi bỏ các trại cải tạo lao động và nới lỏng chính sách 1 con -(VOA)
Hơn 500 cán bộ Trung Quốc từ chức đồng loạt – (NLĐO)
– 512 đại biểu Hội đồng nhân dân tại thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam –
Trung Quốc đã từ chức vì liên quan đến một vụ bê bối hối lộ, trong khi
56 đại biểu địa phương cấp dưới bị cách chức.Trung Quốc: 56 đại biểu tỉnh Hồ Nam bị cách chức vì nhận hối lộ -(RFA)
‘Cái tát Trung Quốc’? -(BBC) -Hành quyết Jang Song-thaek, Bắc Hàn cho Trung Quốc ‘ra rìa?’ — Trung Quốc : Từ 3 đến 11 năm tù trong vụ đánh chết người bán hàng rong -(RFI)
Đối lập Cuba được tự do đi lại, nhưng mất dần ảnh hưởng-(RFI) — 2015 : Đảng của Aung San Suu Kyi sẽ ra tranh cử-(RFI)
Quân đội Thái đe dọa can thiệp để ổn định tình hình -(RFI) — Thái Lan: Người biểu tình bị bắn chết – (NLĐO) —Thái Lan : Sẽ có một cuộc đảo chánh tư pháp ?-(RFI) – Một người chết trong vụ bạo lực chính trị ở Thái Lan -(VOA)Ai Cập: Cảnh sát, người ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo đụng độ, 1 sinh viên bị bắn chết -(VOA)
Bạo động tiếp diễn ở Ai Cập: 6 người chết, 300 người bị bắt-(RFI) – THỔ NHĨ KỲ : Thủ tướng Erdogan đối mặt với phong trào phản kháng chưa từng thấy -(RFI) – Thần đồng Hy Lạp sáng chế mạng xã hội mới-(RFI)
Chương trình giám sát của NSA là “hợp pháp” ?-(RFI) —Pháp yêu cầu LHQ can dự nhiều hơn vào Trung Phi-(RFI) —LHQ sắp cắt giảm nhân viên và ngân sách -(RFA)
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực khi tới giải cứu tàu Nga -(VOA) –Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực -(RFI) —Giới lãnh đạo trước thách thức của thời đại internet-(RFI)
Philippines: 164 người nhập viện vì đốt pháo mừng năm mới -(RFA) — Philippines: còn 1.400 xác chết chưa được chôn cất ở Tacloban -(RFA)
EU kêu gọi Iraq điều tra vụ pháo kích trại tạm cư -(RFA) —Một nghị sĩ Iraq bị bắt trong vụ bố ráp làm 6 người chết-(VOA)
Syria: 20 người chết trong cuộc không kích của chính phủ ở Aleppo -(VOA)
Ấn Độ: Nhà hoạt động chống tham nhũng trở thành tân thủ hiến của New Delhi-(VOA) —26 người chết trong vụ cháy tàu ở Ấn Độ-(VOA)
4 nhân viên quân sự Mỹ đã được thả ở Libya-(VOA) —Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ giữ nguyên chương trình theo dõi của NSA-(VOA)
Libăng: Đánh bom rung chuyển thủ đô, cựu bộ trưởng thiệt mạng-(VOA) —Đại sứ Triều Tiên tại Thụy Điển bị triệu về nước – (NLĐ)
Dụng ý TQ khi tăng sức mạnh cho Hạm đội Đông Hải -(ĐV)
Hàn Quốc hủy các buổi họp bàn quốc phòng với Nhật -(NLĐ)
Vụ khủng bố đẫm máu ở Nga do một phụ nữ thực hiện -(TP) — Số người chết trong vụ đánh bom tự sát tại Nga có thể tăng -(VOV)
Chương trình giám sát của NSA là “hợp pháp” ?-(RFI) —Pháp yêu cầu LHQ can dự nhiều hơn vào Trung Phi-(RFI) —LHQ sắp cắt giảm nhân viên và ngân sách -(RFA)
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực khi tới giải cứu tàu Nga -(VOA) –Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực -(RFI) —Giới lãnh đạo trước thách thức của thời đại internet-(RFI)
Philippines: 164 người nhập viện vì đốt pháo mừng năm mới -(RFA) — Philippines: còn 1.400 xác chết chưa được chôn cất ở Tacloban -(RFA)
EU kêu gọi Iraq điều tra vụ pháo kích trại tạm cư -(RFA) —Một nghị sĩ Iraq bị bắt trong vụ bố ráp làm 6 người chết-(VOA)
Syria: 20 người chết trong cuộc không kích của chính phủ ở Aleppo -(VOA)
Ấn Độ: Nhà hoạt động chống tham nhũng trở thành tân thủ hiến của New Delhi-(VOA) —26 người chết trong vụ cháy tàu ở Ấn Độ-(VOA)
4 nhân viên quân sự Mỹ đã được thả ở Libya-(VOA) —Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ giữ nguyên chương trình theo dõi của NSA-(VOA)
Libăng: Đánh bom rung chuyển thủ đô, cựu bộ trưởng thiệt mạng-(VOA) —Đại sứ Triều Tiên tại Thụy Điển bị triệu về nước – (NLĐ)
Dụng ý TQ khi tăng sức mạnh cho Hạm đội Đông Hải -(ĐV)
Hàn Quốc hủy các buổi họp bàn quốc phòng với Nhật -(NLĐ)
Vụ khủng bố đẫm máu ở Nga do một phụ nữ thực hiện -(TP) — Số người chết trong vụ đánh bom tự sát tại Nga có thể tăng -(VOV)
2180. VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC
Thứ Ba, ngày 24/12/2013
TTXVN (Hong Kong 23/12)
Tờ “Đại Công báo” (Hong Kong) dẫn nguồn tạp chí “South Reviews” có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) cho biết ngày 24/10/2013, Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng với sự có mặt của toàn bộ 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Chính sách ngoại giao với quy mô cấp cao chưa từng có và hàm ý “Nước lớn là nhân tố quyết định, láng giềng là quan trọng hàng đầu” đã có sự điều chỉnh khéo léo. Bên cạnh đó, với việc thành lập ủy ban An ninh Quốc gia, dư luận cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được tính chất gay go, phức tạp của công tác đảm bảo an ninh xung quanh, trong tương lai nhiều khả năng sẽ tập trung giải quyết vấn đề hiện thực nhất của an ninh quốc gia nước này, đó là quan hệ với các nước láng giềng.
Hiện nay, hợp tác kinh tế Đông Á đang phát triển với tốc độ nhanh, tuy nhiên một thời gian dài trở lại đây, Mỹ đóng vai trò trung tâm trong trật tự an ninh của khu vực này, đồng thời chia rẽ quan hệ an ninh và kinh tế khu vực mà Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy nhất thể hóa. Trong tương lai làm thế nào để hình thành và duy trì lâu dài “chuỗi giá trị châu Á Thái Bình Dương” phụ thuộc vào việc Trung Quốc liệu có thể bù đắp những khiếm khuyết về an ninh, về vấn đề này, tạp chí “South Reviews” đã có buổi phỏng vấn ông Chu Phương Ngân, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược láng giềng và toàn cầu của Trung Quốc trực thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Dưới đây là nội dung buổi phỏng vấn:
South Reviews: Hội nghị cấp cao về công tác ngoại giao láng giềng cách đây không lâu liệu có cho thấy sách lược ngoại giao đối với quan hệ láng giềng của Trung Quốc đã có sự thay đổi? Điều này có bắt nguồn từ những phán đoán thực tế về tranh chấp đảo Điếu Ngư (Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Senkaku) cũng như Biển Đông không ngừng xảy ra trong hai năm gần đây?
Chu Phương Ngân: Trong quá khứ, chính sách ngoại giao của Trung Quốc có một cách nói đơn giản là: “Nước lớn là nhân tố quyết định, láng giềng là quan trọng hàng đầu”. Giữa nhân tố quyết định và quan trọng hàng đầu có sự khác biệt nhất định. Mặc dù “láng giềng” là quan trọng nhất, song trong cách nói trên lại đặt sau “nước lớn”. Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng tính quan trọng của láng giềng ngày càng nổi bật. Trong một thời gian dài trở lại đây, quan điểm của rất nhiều người là phải xuất phát từ góc độ ngoại giao với nước lớn để suy xét ngoại giao láng giềng, đồng thời hi vọng thông qua việc ổn định quan hệ Trung-Mỹ để ổn định tình hình các nước xung quanh. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của tư duy này không cao, hoặc ít nhất tại thời điểm trước mắt, tình hình đã nảy sinh những thay đổi nhất định.
Quy mô và cách thức của hội nghị lần này cho thấy mức độ coi trọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với công tác ngoại giao láng giềng. Có thể nói đây là một hội nghị về công tác láng giềng có quy mô cấp cao chưa từng thấy trong lịch sử. Từ đây phát đi một tín hiệu, ngoại giao láng giềng cần thoát ra khỏi cái bóng của ngoại giao nước lớn và cần phải có tính độc lập hơn nữa so với trước đây. Trên thực tế, quan điểm mới về ngoại giao láng giềng cũng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với ngoại giao nước lớn. Nếu Mỹ muốn tiến hành các hành động tiêu cực đối với Trung Quốc, Mỹ cần phải bắt đầu với các nước láng giềng của Trung Quốc. Nếu như môi trường xung quanh ổn định, không gian hành động của Mỹ ở các nước láng giềng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp, điều này có lợi cho việc cải thiện vị thế, tình hình của Trung Quốc so với Mỹ.
Tình hình trước mắt cho thấy quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai gần tương đối rõ ràng: vừa không để xảy ra vấn đề lớn, vừa khó có thể đạt được cục diện tốt đẹp. Trong bối cảnh này, nếu ngoại giao láng giềng không có sự khởi sắc rõ rệt, thời gian căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ có thể dài hơn; ngược lại, trong bối cảnh Mỹ cảm thấy không có nhiều biện pháp hữu hiệu đối với Trung Quốc cũng như khó có thể tiến hành thuận lợi các công việc với các nước láng giềng của Trung Quốc, Trung Quốc và Mỹ càng có khả năng thực hiện sự phân chia quyền lực một cách hòa bình.
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc có một sự thay đổi lớn là tiến hành phân biệt về tính chất đối với các quốc gia này, thực hiện chính sách ngoại giao có sự khác biệt nhất định. Quan điểm công tác ngoại giao trước đây của Trung Quốc là làm bạn với tất cả các nước, mong muốn cải thiện quan hệ với tất cả các quốc gia. Quan điểm này không thể nói là không hay, song, trong thực tế lại rất khó thành công. Từ cách thức của chính sách hiện nay có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với mỗi quốc gia Đông Nam Á có sự khác biệt.
South Reviews: Sự khác biệt cụ thể ở đây là gì?
Chu Phương Ngân: Tôi nghe được một cách nói rằng chính sách hiện nay của Trung Quốc đối với các điểm nóng xung quanh là “đối đầu với Nhật Bản, kiềm chế Philippines và lôi kéo Việt Nam”. Đương nhiên, bất kỳ cách nói nào như thế này đều khó tránh khỏi việc đơn giản hóa, vì chính sách trên thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Song, đằng sau cách nói này là chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam có sự khác biệt về mức độ, thậm chí về phương hướng chính sách cũng tồn tại sự khác biệt nhất định.
Cụ thể, hiện nay tính đối kháng của Trung Quốc đối với Nhật Bản đã dữ dội hơn một chút và Trung Quốc vẫn duy trì áp lực đối với Philippines, song nếu Philippines thay đổi thái độ, khả năng thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Philippines sẽ lớn hơn. Trong khi đó, những suy tính của Việt Nam trong các tranh chấp có liên quan lại càng phức tạp. Thái độ của Việt Nam đối với Mỹ vừa có sự lợi dụng công khai, vừa có tâm lý đề phòng tiềm tàng. Nói chung, Việt Nam chỉ coi Mỹ như một công cụ lợi dụng, Việt Nam không giống như Nhật Bản, Philippines kiên quyết đứng về phía Mỹ và Việt Nam cũng sẽ không dễ dàng đi xa đến vậy trong việc đối kháng với Trung Quốc.
Mỹ có 5 nước đồng minh chính thức là ở xung quanh Trung Quốc là Nhật Bản, Hán Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Trong đó, lập trường của Thái Lan và Hàn Quốc đã có sự thay đổi. Năm 2012, Trung Quốc và Thái Lan đã thành lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, lãnh đạo Thái Lan cũng từng bày tỏ quan hệ Thái Lan-Trung Quốc quan trọng hơn quan hệ Thái Lan-Mỹ. Đối với Hàn Quốc, sau khi Tổng thống Park Geun-hye lên nhậm chức, quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng. Đối với Australia – một nước được bao bọc xung quanh bởi biển – xét về địa lý, đây là một quốc gia vô cùng an toàn. Australia không phải đối mặt với những uy hiếp an ninh từ bên ngoài, hơn nữa, quan hệ kinh tế giữa nước này và Trung Quốc rất mật thiết, khoảng 30% xuất khẩu của nước này là sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, Australia không dễ dàng công khai đối đầu với Trung Quốc. Ngoài ra, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam – những đối tác an ninh của Mỹ ở khu vực cũng đều chú ý duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Điều này có lợi cho Trung Quốc trong việc triển khai cục diện ngoại giao láng giềng.
South Reviews: Hiện nay Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy RCEP (quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực), có bình luận cho rằng Trung Quốc cảm nhận nguy cơ từ đàm phán TPP (Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương), nhằm thiết lập thương mại khu vực, quy tắc đầu tư do Mỹ làm chủ đạo nên muốn thông qua việc xây dựng RCEP để cân bằng với Mỹ. Điều này có phải cho thấy sự cạnh tranh quyền chủ đạo kinh tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đã bước vào giai đoạn mới, trong đó bao gồm những cạnh tranh an ninh phức tạp?
Chu Phương Ngân: Trọng tâm hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là sự tranh giành quyền chế định quy tắc kinh tế. Việc Mỹ thúc đẩy TPP có mục đích chính trị tương đối rõ ràng, nhằm lôi kéo các lực lượng phản đối, đối đầu với Trung Quốc, đồng thời lợi dụng ưu thế của Mỹ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh để phát động và mượn lực lượng kinh tế ở khu vực này đế sửa đổi, loại bỏ quy tắc kinh tế vốn có của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thiết lập lại quy tắc mới. Nhìn từ quá trình xây dựng TPP có thể thấy một số điểm không phù hợp với tính toán kinh tế. Bởi vì TPP là hiệp định kinh tế khu vực vô cùng chặt chẽ, có tiêu chuẩn cao. Nếu chỉ xuất phát từ tính toán kinh tế, Mỹ nên tìm kiếm các thực thể kinh tế tiếp cận được các yêu cầu nội hàm của TPP để đàm phán, song việc lựa chọn đối tượng kết nạp TPP hiện nay của Mỹ không căn cứ theo điều kiện kinh tế của đối tượng, mà căn cứ theo mức độ quan hệ gần gũi, hay xa cách và giá trị lợi dụng chiến lược.
Từ góc độ hợp tác khu vực, cho dù là “10+3” hay “10+6”, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều có sức ảnh hưởng lớn trong đó. Mỹ không bằng lòng với mô hình “10+X” đã định, nếu như để mô hình hợp tác kinh tế như thế này tự do phát triển, quan hệ giữa Trung Quốc-ASEAN sẽ ngày càng mật thiết. Đặc biệt là Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN phát huy vai trò thúc đẩy rất lớn trong mối liên hệ kinh tế giữa. Trung Quốc và ASEAN.
Trong mô hình hợp tác kinh tế khu vực vốn có, cùng với sự xoay chuyển của thời gian, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với lĩnh vực kinh tế ở khu vực ngày càng lớn. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của đại đa số các nước láng giềng và khối ASEAN. Trong 5 nước đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoài Philippines, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ cũng là Trung Quốc. Nếu xu thế này tiếp tục phát triển thì nó sẽ là cục diện Mỹ không mong đợi. Trong bối cảnh này, ý đồ của Mỹ là lôi kéo một số quốc gia ủng hộ chính trị, an ninh Mỹ; đồng thời loại Trung Quốc ra ngoài, thiết lập một bộ quy tắc kinh tế nhằm đạt được hiệu quả khiến Trung Quốc nằm ngoài lĩnh vực hợp tác kinh tế. Có thế nói, Mỹ đã đạt được thành công nhất định với cách làm này.
Trong hợp tác kinh tế khu vực, việc bị đứng ra bên ngoài, đặc biệt là hoàn toàn mất đi quyền chế định quy tắc hợp tác kinh tế khu vực là một cục diện mà Trung Quốc hết sức lo ngại. Dù vậy hiện nay, Trung Quốc không gia nhập TPP, đồng thời đang nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn hành vi kinh tế của mình; như vậy, một khi Trung Quốc chuẩn bị gia nhập TPP thì nước này sẽ không cảm thấy khó khăn, đồng thời cái giá phải chấp nhận trong một thời gian ngắn sẽ không lớn. Ở một mức độ nhất định, khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải cũng có thể thúc đẩy kinh tế Trung Quốc chuyển biến trên một số phương diện, tăng cường hơn nữa khả năng thích ứng của kinh tế nước này đối với sự thay đổi tình hình kinh tế quốc tế.
Dưới áp lực của TPP, khối ASEAN cũng cảm thấy căng thẳng. Trong số 10 quốc gia khối ASEAN, một số nước đã tham gia đàm phán TPP như Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam. Về mặt khách quan, tình trạng này sẽ phân chia khối ASEAN thành hai nhóm: nước thành viên TPP và nước phi thành viên TPP. Kết quả của việc này sẽ là làm suy yếu sự đoàn kết của khối ASEAN cũng như tính thống nhất về mặt kinh tế của khối này. Để nâng cao sự đoàn kết, ASEAN đã phát động RCEP và nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, ở một mức độ nhất định, RCEP có thể làm dịu xung đột do TPP mang lại, tránh được tình trạng Trung Quốc bị cô lập trong lĩnh vực hợp tác kinh tế khu vực. Diện mạo hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, một phương diện quan trọng được quyết định bởi các cơ chế hợp tác kinh tế khác nhau, cơ chế hợp tác nào thúc đẩy càng nhanh thì hiệu quả càng lớn. Giữa RCEP và TPP, hiệp định nào tiến triển nhanh, thì quy tắc kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ có sự khác biệt rất lớn.
Trong quá trình này, xét một cách tổng thể, tình hình của Nhật Bản tương đối có lợi. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, là đối tượng tiềm tàng trong hợp tác kinh tế khu vực mà Mỹ, ASEAN và Trung Quốc đều muốn tranh thủ. Nhật Bản nghiêng về phía nào, phía còn lại sẽ cảm thấy áp lực. Nhưng xét về lâu dài, chỉ cần Trung Quốc duy trì được xu thế tăng trưởng kinh tế, vấn đề sẽ không nghiêm trọng.
South Reviews: Gần đây, Nhật Bản thông qua Dự thảo Đặc khu chiến lược quốc gia, nghe nói, việc xây dựng chính sách rất giống với Khu thương mại tự do Thượng Hải. Liệu có phải Nhật Bản cũng muốn đọ sức với Trung Quốc về quyền chủ đạo kinh tế?
Chu Phương Ngân: Xét về tương quan lực lượng Trung – Nhật có thể thấy Nhật Bản “dưới cơ” Trung Quốc. Năm 2010, chỉ số GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản. Chỉ trong vòng chưa đến 3 năm, chỉ số GDP năm 2013 của Trung Quốc đã gấp 1,5 lần của Nhật Bản, thậm chí còn cao hơn. Nếu thêm vài năm nữa, chỉ số này của Trung Quốc sẽ gấp 2 lần của Nhật Bản. Điều này sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với Nhật Bản. Dự thảo Đặc khu chiến lược quốc gia của Nhật Bản cho dù có nhằm vào Khu thương mại tự do Thượng Hải hay không đều thể hiện sự gấp rút của Tokyo. Đặc biệt là Học thuyết kinh tế “3 mũi tên” của Thủ tướng Shinzo Abe đã phóng đi 2 mũi tên, chính sách tiền tệ với trung tâm là hạ giá đồng yên Nhật và chính sách tài chính nhằm thúc đẩy chi tiêu công đã đạt được thành quả nhất định. Song mũi tên thứ ba với nội dung chủ yếu là “thành lập Đặc khu kinh tế chiến lược” liệu có đạt được hiệu quả hay không hiện rất khó nói. Quan sát phản ứng của Nhật Bản từ 2 năm trước có thể thấy chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe đối với Trung Quốc không để lại khoảng trống xoay sở lớn. Thủ tướng Abe luôn cho rằng trong cuộc đọ sức giữa hai nước Trung – Mỹ, ưu thế vẫn nghiêng về phía Mỹ. Một năm trở lại đây, Thủ tướng Abe liên tục có các chuyến thăm đến Đông Nam Á, Ấn Độ và Nga, song lại lựa chọn thái độ đối kháng tương đối cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình nửa cuối năm nay cho thấy cục diện không có lợi cho Nhật Bản. Sự phục hồi kinh tế Mỹ không lạc quan, cộng thêm các vấn đề như trần nợ công, Chính phủ đóng cửa nên Tổng thống Mỹ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đồng thời hủy bỏ chuyến công du Đông Á đã khiến cho uy thế của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị suy yếu. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường lần lượt có chuyến công du đến Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, vốn là những nền kinh tế quan trọng của khối ASEAN. Tình hình của Trung Quốc, Mỹ tại khu vực Đông Nam Á đã có sự thay đổi lớn. Điều này chắc chắn động chạm đến Nhật Bản. Do vậy, thái độ hiện nay của Nhật Bản hòa dịu hơn, lập trường về vấn đề sửa đổi Hiến pháp cũng lung lay.
South Reviews: Cho dù tốc độ phát triển nhất thể hóa kinh tế Đông Á như thế nào đi nữa cũng không thoát khỏi bối cảnh thực tế là hệ thống đồng minh quân sự do Mỹ chủ đạo tách rời với hợp tác kinh tế do Trung Quốc tích cực chủ đạo. Cục diện hai trung tâm liệu có phải là trở ngại lớn nhất trong trật tự lành mạnh của khu vực Đông Á?
Chu Phương Ngân: Mỹ là trung tâm trong trật tự an ninh Đông Á, song Mỹ không phải quốc gia châu Á. Điều này có nghĩa là trung tâm an ninh của khu vực được đặt ngoài phạm vi khu vực này, đây là một quan hệ an ninh không bình thường. Đây là kết quả hòa giải chiến lược mà giữa các quốc gia chủ đạo của khu vực Đông Á chưa thể thực hiện một cách hiệu quả và có chiều sâu. Mục đích Mỹ thống trị trật tự an ninh khu vực Đông Á không nằm ở chỗ làm thế nào để khu vực này trở nên an toàn hơn đối với tất cả các quốc gia thành viên, mà là duy trì vị thế thống trị của Mỹ, đề phòng cục diện trong khu vực xuất hiện một quốc gia nào đó nắm vai trò chủ đạo. Để duy trì vị thế của mình ở khu vực Đông Á, về khách quan, Mỹ cần duy trì “đủ nhiều” các mâu thuẫn khó giải quyết ở khu vực này. Gần 2 năm nay, sau khi tranh chấp quyền chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đối với vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku và vấn đề Biển Đông xảy ra, tác dụng phụ của
cách thức thao túng mâu thuẫn khu vực Đông Á của Mỹ ngày càng tăng. Do vậy, hai trung tâm này không thể tiếp tục duy trì.
Xét về lâu dài, chỉ khi Trung Quốc thực hiện hòa giải sâu sắc về vấn đề chính trị và an ninh với các quốc gia xung quanh, loại bỏ các hiểm họa an ninh thì mới có thể có trật tự an ninh lành mạnh và có khả năng duy trì. Ví dụ, ở châu Âu, đầu tiên thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO để giải quyết vấn đề an ninh trong nội bộ khối, sau đó tiến hành nhất thể hóa kinh tế trên cơ sở này, do vậy, hợp tác kinh tế tương đối thuận lợi. Nếu như khu vực Đông Á có thể giải quyết tốt vấn đề an ninh, hợp tác kinh tế sẽ phát triển tương đối lành mạnh. Trong tương lai gần, Trung Quốc cần mang lại nhiều hơn nữa các “sản phẩm công cộng” về an ninh và kinh tế cho khu vực để giúp xây dựng môi trường hợp tác khu vực tốt đẹp hơn.
South Reviews: Trung tâm kinh tế và trung tâm an ninh trong tương lai có tồn tại tình trạng chia rẽ lâu dài không?
Chu Phương Ngân: Hai sự thật cơ bản là ưu thế an ninh lâu dài của Mỹ và ưu thế kinh tế đang lên của Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì trong một khoảng thời gian trong tương lai, song quan hệ giữa hai nước không nhất định sẽ phát triển theo xu hướng chia rẽ. Hiện nay, cả Trung Quốc và Mỹ đều ý thức được hậu quả của cơ cấu “nhị nguyên”. Mỹ cho rằng chỉ có ưu thế an ninh thì chưa đủ, nên đẩy nhanh các bước hình thành TPP, trong khi Trung Quốc cũng đang cải thiện quan hệ với các nước xung quanh. Xu thế hiện nay là Trung Quốc muốn xóa bỏ ưu thế an ninh của Mỹ, ngược lại Mỹ có ý đồ làm suy yếu ưu thế kinh tế của Trung Quốc. Trong tương lai, quan hệ an ninh và quan hệ kinh tế của khu vực sẽ ngày càng đan xen phức tạp. Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh phải bù đắp yếu điểm an ninh của nước này, ý thức rõ ràng rằng không thể phát triển lâu dài dưới ưu thế an ninh của Mỹ. Nếu như yếu điểm an ninh của Trung Quốc được bù đắp, Mỹ khó mà giữ được vị thế độc quyền trong lĩnh vực an ninh khu vực Đông Á. Nếu như Trung Quốc có được ưu thế tại “Chuỗi đảo thứ nhất”, nếu như lực lượng quân sự Mỹ có thể thực sự rút khỏi chuỗi đảo này, hai nước sẽ hình thành trạng thái tương đối cân bằng trong lĩnh vực an ninh. Trong bối cảnh này, Mỹ vẫn có ưu thế an ninh trên toàn cầu, song sự cân bằng lực lượng ở khu vực Đông Á đã có thay đổi. Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc mang lại đảm bảo an ninh quân sự mạnh mẽ. Trung Quốc và Mỹ cũng có thể tiến hành hợp tác ở khu vực này trên cơ sở cân bằng quan hệ song phương.
South Reviews: Hội nghị trung ương 3 khóa 18 quyết định thành lập ủy ban An ninh Quốc gia, điều này có ảnh hưởng gì đối với quan hệ của Trung Quốc và các quốc gia xung quanh?
Chu Phương Ngân: Cá nhân tôi cho rằng việc thành lập ủy ban An ninh Quốc gia không thể nói là nhằm ứng phó với tình hình an ninh xung quanh mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt, bao gồm các vấn đề như đảo Điếu Ngư/Senkaku, Biển Đông… Trên thực tế, cách nói như vậy đã đánh giá thấp vai trò của ủy ban An ninh Quốc gia. Về chiến lược, với tư cách là một thiết kế thượng tầng, ủy ban này có thể tập trung nhận thức chung ở cấp bậc cao nhất, làm cho chiến lược trỗi dậy trong tương lai của Trung Quốc trở nên rõ ràng. Về chính sách, ủy ban này có thể tăng cường năng lực thực hiện chính sách ngoại giao xung quanh; tập trung lực lượng, thống nhất các nguồn lực khác nhau, cân đối 2 phương diện trong nước và quốc tế tốt hơn; quán triệt chính sách có liên quan đến chiến lược. Đồng thời, về mặt khách quan, việc thành lập ủy ban An ninh Quốc gia sẽ khiến cho an ninh quốc gia trở thành hạt nhân của lợi ích quốc gia và được bảo vệ có hiệu quả; đồng thời cũng sẽ thay đổi sự kỳ vọng của một số quốc gia xung quanh trong quá trình thiết lập quan hệ với Trung Quốc trong tương lai, khiến cho các nước này lĩnh hội rõ ràng hơn ý chí, năng lực cũng như quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc tế, an ninh quốc gia của Chính phủ Trung Quốc.
* * *
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng
(Hong Kong), một cuộc chiến tranh lạnh về mặt tâm lý bị làm trầm trọng
thêm bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng trở thành một
vấn đề đáng quan ngại.Việc công bố trên mạng Internet bộ phim tài liệu có tên “Cuộc đấu tranh lặng lẽ” do Đại học Quốc phòng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sản xuất, đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Bộ phim tài liệu này tuyên bố rằng Trung Quốc đang bị Mỹ thâm nhập và phá hoại giống như Liên Xô từng gặp phải trước khi sụp đổ.
Đây là một sự trái ngược đáng chú ý đối với những tuyên bố của Trung Quốc trên trường quốc tế, nơi các nhà lãnh đạo nước này đã nhiều lần nói rằng họ không tìm cách trở thành bá chủ thế giới. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thậm chí đã nói rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ nên giống như mối quan hệ “giữa vợ và chồng”. Vậy thì có một câu hỏi là: Đâu mới là Trung Quốc thực sự? Với việc mua và sửa chữa lại tàu sân bay Varyag và đặt tên là tàu Liêu Ninh cùng những tranh chấp với Nhật Bản xung quanh chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như đang gây ra sự nghi ngờ và phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Ba thập kỷ bùng nổ kinh tế đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt tổng giá trị sản phấm quốc nội (GDP), và nhiều người Trung Quốc đang cảm thấy rất giàu có đồng thời muốn tiếp quản thế giới. Thế hệ lãnh đạo cấp cao mới (hầu hết là các cựu Hồng Vệ binh) đang tiếp thêm ngọn lửa chống lại “những âm mưu của nước ngoài” và “sự thâm nhập của nước ngoài”, vận dụng tốt những kỹ năng chiến đấu mà họ đã học được trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông: chỉ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vĩ đại mới có thể bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi bị nước ngoài làm nhục lần nữa.
Đã đến lúc Trung Quốc thức tỉnh. Có bao nhiêu người bạn – những người bạn thực sự – mà họ có, cả xa lẫn gần?
Trong khi đó, Nhật Bản dường như áp dụng hiệu quả hơn trụ cột chính sách ngoại giao mới của họ là “vòng cung tự do và thịnh vượng”, thiết lập các mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, Philippines, Việt Nam, và gần đây thậm chí là với Nga, thông qua cuộc họp của các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng. Chúng ta cũng nên đề cập đến vấn đề Nhật Bản đã di chuyển trụ sở Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đến một căn cứ quân sự của Mỹ và Mỹ đã triển khai máy bay chiến đấu Raptor F-22, máy bay trực thăng Osprey và tên lửa Patriot trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.
Có vẻ cứ như thể là chiến tranh lạnh đã quay trở lại, chỉ khác là địch thủ đã thay đổi từ Liên Xô thành Trung Quốc.
Trung Quốc, mặt khác, dường như thay đổi ở bên trong, trở lại với tư tưởng Chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông, thẳng tay đàn áp “những người tung tin đồn” trên Internet và tổng giam những nhân vật bất đồng chính kiến, chỉ làm bạn với một số ít quốc gia bị cô lập và lạc hậu. Phải đối đầu với những tình hình nguy hiểm như vậy, đã đến lúc Trung Quốc phải chậm lại.
Một cuộc chiến tranh với Nhật Bản sẽ dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy trước (trong số nhiều hậu quả) như sau: hàng tỷ USD lãng phí vào việc tăng cường mua sắm các loại vũ khí; hàng tỷ USD tiền vốn bay đến Mỹ; lực lượng quân sự nắm giữ quyền lực; giá nhà ở tại Trung Quốc và Nhật Bản không thể kiểm soát; nhiều người thiệt mạng; và các căn cứ Mỹ sẽ được duy trì ở Đông Á trong 100 năm tới.
Vậy làm thế nào để có thể tránh được một kịch bản như vậy? Trước hết, những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam cần cảm thấy rằng thật là ngu xuẩn khi tiến tới chiến tranh với “cường quốc số một ở Đông Á”, hoặc để tranh giành một số bãi đá cằn cỗi.
Trong thực tế, các quốc gia này cùng có chung đặc điểm và truyền thống văn hóa, và các chế độ của họ đều dựa trên cơ sở một chính quyền trung ương vững mạnh, về mặt kinh tế, họ là những nước phù hợp nhất để thành lập một thị trường chung và nhiều nước đã thiết lập những chuỗi sản xuất phức hợp và các mạng lưới thị trường trong khu vực.
Sự hợp tác không chỉ duy trì hòa bình, mà nó cũng có thể dẫn đến những cơ hội vô hạn cho tất cả các bên để cùng chia sẻ các thị trường, các nguồn tài nguyên tự nhiên và con người, cách quản lý và bí quyết quản trị.
Nếu như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tạo thành trụ cột của “Cộng đồng Đông Á” – giống như Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ – không chỉ họ sẽ là người có lợi, mà thế giới cũng vậy. Những lợi ích của một cách tiếp cận như vậy là rõ ràng, nhưng các nhóm lợi ích đặc biệt, chẳng hạn như quân đội, sẽ không để điều đó xảy ra; ngược lại, họ đang tìm kiếm một cuộc chạy đua tiến tới chiến tranh.
Đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với các vấn đề như tham nhũng, ô nhiễm môi trường, già hóa dân số và các xung đột ở Tân Cương, Tây Tạng. Những vấn đề này có thể đẩy Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung bình và ngừng tăng trưởng kinh tế.
Điều cấp bách hơn là tập trung vào các biện pháp chi tiết để giải quyết ngay lập tức những vấn đề này thay vì theo đuổi một “Thế kỷ Trung Quốc”. Việc thành lập cơ chế nào đó giống như một “Cộng đồng Đông Á” có thể cho phép Trung Quốc học hỏi những công nghệ tiên tiến và bí quyết sản xuất của Nhật Bản và Hàn Quốc, và có thể thoát khỏi cái bẫy đó.
Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong hơn 30 năm qua, phần nhiều trong số đó là nhờ sự chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự trợ giúp của một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới” trong lĩnh vực sản xuất. Tại sao nhiều người Trung Quốc không nhìn thấy điều này và thay vào đó hãy tiếp quản thế giới.
Đúng là có sự phân phối bất bình đẳng chiếc bánh phát triển, đơn giản là bởi vì Trung Quốc là một quốc gia lớn như vậy. Trong khi các khu vực ven biển gần như theo kịp một số nước giàu, những khu vực sâu trong nội địa vẫn còn nghèo và lạc hậu. Việc hiện đại hóa toàn bộ đất nước cần phải có thời gian. Trong tiến trình lâu dài này, sẽ có sự lo lắng và đôi khi là các cuộc đấu tranh xuất phát từ bất bình đẳng khu vực và bất bình đẳng thu nhập, gây nên xung đột bên trong và xung đột bên ngoài.
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, không quốc gia nào có thể trở thành một siêu cường hoặc thậm chí là cường quốc khu vực mà không có những người ủng hộ và những người bạn. Đối với Trung Quốc, để phát triển, sự hợp tác của Nhật Bản và các nước láng giềng khác là điều quan trọng. Không có điều này, cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Còn đối với Nhật Bản, cũng sẽ không thể có hòa bình thực sự hoặc tăng trưởng bền vững nếu không có sự hợp tác với Trung Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét