Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Ngày 30/12/2013 - Bản đồ chủ quyền: Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam - Vinalines: Án tử hình rồi sao nữa?

  • Rét đậm, rét hại ở miền Bắc kéo dài hết tháng 12 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh được tăng cường nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng. Đợt rét đậm, rét hại này có khả năng duy trì đến hết tháng 12/2013, sau đó thời tiết sẽ ấm dần lên. Vùng núi các tỉnh Bắc Bộ cần đề phòng băng giá và sương muối.
  • Trung Quốc liên tiếp ‘trả đũa’ Nhật sau vụ Yasukuni (BaoMoi) - Sau hàng loạt các chỉ trích ngoại giao gay gắt gần như ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm ngôi đền Yasukuni, hôm 29/12, các tàu Trung Quốc đã tiến gần tới đảo Senkaku do Tokyo quản lý, như một động thái đáp trả lại hành động gây tranh cãi của ông Abe.
  • Hàng nghìn người biểu tình trước tư dinh Tổng thống Ukraina (RFI) - Hôm nay, 29/12/2013, phong trào thân Châu Âu tiếp tục biểu tình. Khoảng 50.000 nghìn người xuống đường tại quảng trường Maidan (Kiev), trong khi đó hàng nghìn người tập hợp trước nhà riêng của Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch, tại nông thôn, để lên án vụ một nữ phóng viên bị đánh đập dã man, sau khi cô điều tra về các cáo buộc tham nhũng liên quan đến Tổng thống Ukraina.
  • Ấn Độ thông qua luật chống tham nhũng lịch sử (RFI) - Mới đây, ngày 18/12/2013, Quốc hội Ấn Độ bỏ phiếu thông qua một bộ luật lịch sử, cho phép lập ra một cơ quan chống tham nhũng độc lập, gọi là << Lokpal >>, sau phong trào do Anna Hazare lãnh đạo. Sự ra đời của luật Lokpal mang lại hy vọng đẩy lùi nạn tham nhũng tại Ấn Độ.
  • TQ ‘cấm xây công sở trong 5 năm’ (BBC) - Hơn 500 đại biểu hội đồng địa phương ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, từ chức vì đã nhận đút lót để bán phiếu bầu.
  • Tàu chở hóa chất bốc cháy trên biển, 91 người thoát nạn (BaoMoi) - (TNO) Ngày 29.12, một chiếc tàu hàng Hàn Quốc va phải một tàu chở hóa chất ngoài khơi bờ biển đông nam nước này, khiến tàu chở hóa chất bốc cháy. May mắn toàn bộ 91 người trên cả 2 tàu đều được giải cứu an toàn, theo hãng tin Yonhap.
  • Đã có thêm niềm tin và hy vọng (BaoMoi) - Chúng ta bước vào năm 2013 khởi đầu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014 trong một bối cảnh thật khó khăn. Nhịp độ phát triển kinh tế đã chậm lại, tỷ lệ nợ xấu rất cao. Lạm phát đang có dấu hiệu "hạ nhiệt”, lãi suất ngân hàng có thấp đi so với đầu năm 2012, nhưng tồn kho vẫn lớn, sức mua sút kém, hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoặc sản xuất cầm chừng, hoặc thu hẹp sản xuất thậm chí đã phá sản, công ăn việc làm của người lao động cực kì khó khăn…Thế nhưng, với những gì đã đạt được như kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và có cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, dân chủ được phát huy, đấu tranh chống tham nhũng, tội phạm có bước tiến mới; vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế … thì tình hình đã có thêm những điểm sáng để chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng.
  • Những chuyện thật như đùa của ngành giáo dục Việt Nam 2013 (BaoMoi) - Phần mềm "đường lưỡi bò" tồn tại hơn 5 năm; hàng loạt sách trẻ em với hình ảnh cờ Trung Quốc; trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành; học sinh bị gạ tình đổi điểm; nhà vệ sinh hơn nửa tỉ đồng… là những câu chuyện giáo dục khiến dư luận rất bức xúc trong năm qua. Phần mềm cho học sinh THCS chứa “đường lưỡi bò”
  • Tàu ngầm Hà Nội cách Cam Ranh hơn 1.000km (BaoMoi) - Theo thông tin mới nhất từ trang Marinetraffic, tàu Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Hà Nội đã chính thức vào Biển Đông và còn cách cảng Cam Ranh chưa tới 1.200km. Với vận tốc hơn 23km/h, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam sẽ về tới nước ta khoảng 15 giờ ngày 31/12.
  • Hà Nội rét đậm, Sài Gòn lạnh nhất trong 10 năm qua (BaoMoi) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh được tăng cường liên tục nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bao gồm Thủ đô Hà Nội trời tiếp tục rét đậm, rét hại trên diện rộng. Trong khi đó, Tại TP.HCM nhiệt độ cũng xuống mức thấp 18-19 độ C.
  • Giáo dục Việt Nam 2013: Những chuyện thật... như đùa (BaoMoi) - (TNO) Phần mềm 'đường lưỡi bò' tồn tại hơn 5 năm trong các trường học; hàng loạt sách trẻ em 'cắm' cờ Trung Quốc; trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành; học sinh bị gạ tình đổi điểm; nhà vệ sinh hơn nửa tỉ đồng…, là những câu chuyện giáo dục khiến dư luận rất bức xúc trong năm qua.
  • Top 5 sự kiện ICT trong tuần qua (BaoMoi) - ICTnews - Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ TT&TT đã diễn ra trong tuần qua với cái nhìn tổng quan về hoạt động của ngành CNTT-VT trên cả nước…
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Ngang hàng đối thoại (BaoMoi) - (PetroTimes) - Nhiều chuyên gia cảnh báo, Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông của Trung Quốc có thể trở thành ngòi nổ của một cuộc xung đột mới ở Đông Bắc Á. Còn Hãng Reuters Anh cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập ở Biển Đông, bất kể từ góc độ quân sự hay chính trị, đều mang ý nghĩa to lớn. Bởi khẳng định vị thế nước lớn của Trung Quốc trong khu vực và đáp trả trước chiến lược quay lại Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
    Điều này đồng nghĩa với việc, chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang bị Trung Quốc chi phối. Giới quân sự cho rằng, Biển Đông dù sao cũng không phải là biển Caribbe, nên hoạt động tuần tra của Hải quân Mỹ tại khu vực này chắc chắn động chạm tới Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không ngừng khiến cho Mỹ cảm thấy sự khác biệt này.

Vinalines: Án tử hình rồi sao nữa?

Nguyễn Lễ
BBCVietnamese.com
Phiên tòa Vinalines
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có án tử hình tham nhũng kể từ năm 1950.

Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình. Tiếng nức nở của vài gia đình lạc lõng trong tiếng hoan hô của muôn vạn người khác!

Dẫu sao cũng mạng người. Trước hết tôi xin chia sẻ nỗi đau thương với người thân hai tử tội.

Mạng người hết sức quý giá. Nhưng kỷ cương của đất nước, sự nghiêm minh của pháp luật, lẽ công bằng của Trời Đất còn quý hơn nhiều.

Nghĩ đến người dân quanh năm suốt tháng làm lụng đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, chắt bóp cả đời cũng không bằng được một mẩu móng tay mà Dương Chí Dũng và đồng bọn sung sướng hưởng thụ ai mà không sôi máu?

Nghĩ đến vùng sâu trăm ngàn thiếu thốn, dân nghèo cơm chưa đủ ăn, người bệnh nặng không tiền mua thuốc, công nhân viên chức giật gấu vá vai, đồng bào thiên tai thiếu tiền cứu trợ còn họ tiêu hoang hàng trăm tỷ ai mà chẳng ứa gan?

Thế nên bản án phán ra biết bao người vui lòng hả dạ.

Tin được không?

Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh đã đích thân đến theo dõi phiên tòa xử Dương Chí Dũng

Có một thực tế là án tử hình ở Việt Nam năm nào cũng có nhưng tử hình vì tham nhũng thì phải đến sau 63 năm mới có!

Mà đâu phải Việt Nam là xứ sở thanh liêm gì cho cam mà 'nhung nhúc một bầy sâu', 'ăn không chừa cái gì của dân' như lời các vị lãnh đạo đã thừa nhận.

Dễ hiểu vì sao không ít người cho rằng sẽ có 'phúc thẩm, giảm án', sẽ được 'ngồi tù, ân xá', rồi sẽ sớm 'về nhà, hưởng thụ'.

Có người còn nói ngày nào còn Dương Chí Dũng thì họ còn chưa tin có chuyện tử hình.

Cá nhân tôi tin rằng Đảng đang thật sự có quyết tâm chống tham nhũng, ít nhất cũng vì sự tồn vong của Đảng vào lúc này.

Tham nhũng tràn lan - lòng dân phẫn nộ thế nào chắc chính quyền hiểu rõ, cho nên hai mạng người vào lúc này quả rất đúng lúc để xoa dịu lòng dân đang sục sôi.

Có người cho rằng chính quyền đang dùng kế 'Tào Tháo mượn đầu Vương Hậu'. Tôi thì không nghĩ như vậy.

Đây là chuyển biến lớn từ sau khi công cuộc chống tham nhũng của Đảng đi vào quy củ: Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tái cơ cấu, Ban Nội chính tái lập, Nguyễn Bá Thanh ra Ba Đình.

Tám 'đại án' đã được khoanh vùng. Vinalines mới chỉ là mở màn. Sẽ còn nhiều màn nữa. Sẽ có nhân vật từng là ủy viên Trung ương Đảng như ông Trần Xuân Giá ra công đường. Hứa hẹn sẽ có nhiều gay cấn để mọi người theo dõi.

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Bá Thanh đi Trung Quốc tiếp xúc với Ban kỷ luật và Ban Chính pháp của nước này trong lúc họ đang có chiến dịch đánh cả 'ruồi và hổ' - nghe phong thanh đụng đến cả cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

'Phiên tòa của Đảng'

Ụ nổi 83M
Đến nay cái ụ nổi này được cho là đã làm tiêu tan của Nhà nước trên 500 tỷ đồng

Rõ ràng Đảng đang hành động. Tôi cho rằng đây là nỗ lực đáng hoan nghênh và khích lệ.

Xét hệ thống ở Việt Nam 'tam quyền như một', quyền nào cũng là quyền của Đảng, thì chắc chắn trong vụ án to như Vinalines không tránh khỏi bàn tay chỉ đạo của Đảng.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã đến dự Tòa. Chứng tỏ Đảng giám sát rất sát sao. Đảng đã quan tâm sát sao mà không chìa tay vào mới lạ.

Cho nên bản án không hoàn toàn khách quan mà ít nhiều thể hiện ý chí của Đảng. Tòa chỉ xử những gì Đảng muốn xử và dân chỉ biết những gì Đảng muốn cho dân biết.

Có những điều tôi muốn biết rõ hơn nhưng theo dõi phiên tòa tôi cảm thấy tù mù hơn.

Đầu dây mối nhợ của tất cả mọi việc 'tham ô' và 'làm trái' là cái ụ nổi 83M.

Nhưng căn nguyên của ụ nổi này là Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Phải có dự án này thì mới được nhập về ụ nổi dùng trong việc sửa chữa tàu thuyền.

Dự án này từ đâu mà có? Các cấp có thẩm quyền có biết, có phê duyệt hay không?

Có hai điểm cần lưu ý trong lời khai của Dương Chí Dũng về dự án này.
Dương Chí Dũng
Dương Chí Dũng cho là mình đã bị cấp dưới 'qua mặt' trong thương vụ ụ nổi 83M

Trong lời nói cuối cùng trước Tòa được báo Tuổi Trẻ dẫn lại, Dương Chí Dũng nói: "do nhận thức của Hội đồng quản trị Vinalines hiểu về dự án đầu tư nhà máy sửa chửa tàu biển Phía Nam đã được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đồng ý".

Bị cáo Dũng và toàn thể hội đồng quản trị đều hiểu là dự án đã được đồng ý. Vậy thì có căn cứ gì để họ 'tưởng là' như thế? Vấn đề này Tòa chưa làm rõ.

Thứ hai, trong một lời khai của bị cáo Dũng trong phiên xử đầu tiên được báo chí trong nước dẫn lại rộng rãi, ông nói 'có sai nhưng nay mới biết'.

Cái 'sai' mà bị cáo nói ở đây là mua ụ nổi khi dự án nhà máy 'vẫn chưa được phê duyệt'.

Lẽ nào một công chức cao cấp như ông Dũng cùng toàn thể Hội đồng quản trị lúc đó lại không thấy cái 'sai' này - cái 'sai' mà các điều tra viên đều biết?

Ông Dũng cũng được Tuổi Trẻ dẫn lời nói là đã 'báo cáo về dự án nhà máy sửa tàu với Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải'. Đã báo cáo nhưng phản hồi thế nào? Nếu cấp trên không gật đầu với dự án thì Hội đồng Quản trị Vinalines có dám xúc tiến mua ụ nổi không?

Cho 'có sai nhưng nay mới biết' là một câu nói đầy ẩn ý của Dương Chí Dũng khiến người khác không khỏi nghi ngờ.

Ụ nổi và mớ rau


Ông Dương Chí Dũng được đưa lên ghế cục trưởng khi Vinalines bắt đầu bị thanh tra.

Một điểm khác cũng khiến tôi nghi ngờ là tại sao Tòa lại tranh cãi quyết liệt về chuyện cái 83M ấy là ụ nổi hay tàu biển.

Ở đây cần nhắc lại là Thủ tướng Chính phủ từng có nghị định không cho phép nhập về tàu biển quá 15 tuổi. Nếu 83M là tàu biển thì rõ ràng ban lãnh đạo Vinalines cùng toàn bộ đăng kiểm và hải quan đã làm trái lệnh thủ tướng.

Theo tường thuật của báo chí trong nước thì việc định nghĩa 83M thế nào là một điểm tranh luận gay gắt nhất tại tòa mà cả hai bên xử và bên bị xử không ai nhượng bộ.

Tôi không hiểu về chuyên môn hàng hải nên không dám có ý kiến, nhưng tôi thấy lạ là những người nắm rõ nhất về vấn đề này là những chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, đăng kiểm, hải quan mà vẫn không cãi lại quan Tòa!

Tôi không có mặt tại tòa nên không biết được Tòa định nghĩa 83M là tàu biển thì có dẫn ra các yếu tố kỹ thuật gì để giải thích hay không chứ không thể nói một cách chắc nịch nhưng hồ đồ là 'ụ nổi 83 M không phải là tàu biển thì là mớ rau à?'.

Về phía đăng kiểm và hải quan, tôi hồ nghi là họ gây án vì động cơ gì? Cáo trạng không hề nhắc đến việc họ có nhận được cắc bạc nào không. Họ thừa biết nhập ụ nổi đó về sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản quốc gia mà vẫn cho qua không vì tư lợi gì cả thì thật khó hiểu!

Một điểm nghi vấn nữa là giải thích như thế nào về dáng vẻ bình thản, ung dung tự tại của Dương Chí Dũng trong suốt phiên tòa?

Rõ ràng khi bị nghị án và tuyên án tử hình thì ông ta vẫn dửng dưng như không, không hề mảy may xúc động. Ông ta là người sắt đá chăng?

Tử hình thì không sợ, vậy tại sao chỉ mới nghe sẽ bị truy tố và bị bắt thì đã 'lo sợ, hoảng loạn' rồi bỏ chạy như lời ông ta khai trước Tòa?

Nhân vật bí ẩn

Dương Tự Trọng
Dương Tự Trọng sắp ra tòa vị tội tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài

Một vấn đề quan trọng nhưng tiếc là chỉ được đề cập thoáng qua là 'ai là người mật báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn?'

Bị cáo Dũng quyết không khai nhưng nói là đã khai với cơ quan điều tra rồi. 'Đã khai rồi' nhưng đến giờ này khi chuẩn bị xét xử vụ 'tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn' mà vẫn chưa chính thức truy tố ai về tội 'tiết lộ bí mật' thì hơi lạ.

Dù không biết người mật báo cho ông Dũng là ai, nhưng tôi tin rằng người bí ẩn này phải là người có chức trách cao nên mới nắm được thông tin mật như thế. Hơn nữa người này biết rõ Dương Chí Dũng phạm tội và muốn ông ta bỏ trốn.

Rõ ràng khi báo tin này người báo tin đang mạo hiểm phạm một tội lớn. Nếu ai đó nghĩ rằng ông Dũng vô tội thì họ sẽ không mạo hiểm như vậy.

Nhưng có thể bạn bè thân hữu hoặc ai đó chịu ơn nhà họ Dương 'vì nghĩa diệt thân' chăng? Nhưng một lần nữa, để báo tin này thì người đó phải biết ông Dũng có tội, tức là phải rất gần gũi với ông ta. Người gần gũi với bị cáo thì có thể tiếp cận thông tin điều tra hay không?

Việc bị cáo bỏ trốn khác nào đã thừa nhận tội trạng, nhất là một người có trình độ tiến sỹ như ông Dũng sao lại không hiểu điều đó?

Dù bị cáo Dũng có kêu oan như thế nào đi nữa thì tôi vẫn tin rằng ông ta có tội. Không phải vì quá trình xét xử của Tòa mà những chứng cứ rõ ràng trước mắt.

Cái ụ nổi hay tàu biển gì đó còn sờ sờ ra đó và vẫn tiếp tục 'bốc mùi hôi thối', hai căn hộ cao cấp trị giá 10 tỷ bị cáo Dũng mua cho bồ nhí bằng tiền mà vợ ông nhận là của mình mà khó có thể tin được có người vợ tốt đến mức đã không ghen lại còn bỏ số tiền lớn như vậy để mua cho vợ bé của chồng không những một mà hai căn hộ.

Các bị cáo Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều cũng đã bán tài sản đền cho Nhà nước. Nếu không tham ô thì họ có bỏ tiền túi ra đền không? Bị cáo Chiều chỉ có vai trò nhỏ trong thương vụ 83M còn được chia thì các ông Dũng, Phúc có phần không?

Không hợp vai?


Dương Chí Dũng từng là một trong những đại biểu đi dự Đại hội Đảng lần thứ XI

Rõ ràng, trong vụ án Vinalines, thông qua Tòa án, Đảng đang đóng vai Bao Công bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.

Thế nhưng, xét kỹ ra thì vị 'Bao Công' này không thể vô can mà đứng ra đảm bảo công bình cho được.

Đảng không thể xét xử một sai lầm mà chính Đảng cũng góp phần tạo ra sai lầm đó. Đảng xử tội Dương Chí Dũng thì ai xét lỗi của Đảng đây?

Ở đây tôi muốn nhắc lại câu nói mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng trả lời trước Quốc hội khi được hỏi về việc từ chức: "Nhiệm vụ là do Đảng giao phó".
Vậy khi Dương Chí Dũng bị xử tội, ông ấy cũng có thể nói là 'do Đảng giao' được vậy?
"Trách Dương Chí Dũng tham thì cũng phải trách cái cơ chế đã tạo điều kiện cho cái tham đó hoành hành thì mới công bằng"
Trước hết, phải khẳng định rằng Dương Chí Dũng phạm tội thì trước hết là do chính bản thân ông ấy. Ông chỉ có thể tự trách mình tham lam mà thôi.

Tuy nhiên, một người sinh ra và lớn lên trong hệ thống của Đảng, được Đảng đào tạo, đề bạt, cất nhắc và còn đại diện đảng viên dự Đại hội Đảng lại phạm sai lầm nghiêm trọng thì Đảng không tránh khỏi trách nhiệm.

Dương Chí Dũng có thật sự tham ô hay không hay chỉ là 'không biết, không quan tâm, không can thiệp' trong vụ ụ nổi như lời ông ta kêu oan trước tòa thì cũng vẫn đáng thương cho tài sản của nhân dân: hoặc là bị bu vào xâu xé hoặc là bị mặc kệ chẳng ai ngó ngàng!

Ở đây tôi muốn đặt hai dấu hỏi lớn.
Mai Văn Phúc
Mai Văn Phúc nói ông ăn chia gì trong vụ mua ụ nổi 83M

Nếu như ông Dũng không là chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước mà là một công ty tư nhân hay cổ phần thì ông ta có sẵn sàng trả 9 triệu để mua món hàng 5 triệu hay không trong khi số tiền đó hoặc là của ông ta hoặc là của các cổ đông khác?

Nếu như không phải Dương Chí Dũng mà là một ai khác trong trường hợp ông ta thì của cải để như thế, lấy bỏ vào túi dễ như thế trong khi đồng lương công chức đời nào sắm được nhà đẹp xe sang thì có tham ô hay không?

Cái đó còn tùy vào mỗi người. Nhưng vụ hôi bia ở Biên Hòa cho thấy lòng tham là bản năng trong mỗi con người. Nó trỗi dậy trước khi chúng ta dùng lý trí để kiềm chế.

Mà của cải của Nhà nước, đồng tiền xương máu của nhân dân không thể đặt vào yếu tố may rủi - trông chờ vào liêm sỉ của người được giao giữ của được mà đến 99% là rủi.

Cho nên trách Dương Chí Dũng tham thì cũng phải trách cái cơ chế đã tạo điều kiện cho cái tham đó hoành hành thì mới công bằng.

Lỗ hổng nghiêm trọng

"Tôi thì nghĩ cha ông hy sinh gây dựng chính quyền không có nghĩa con cháu được quyền dựa vào chính quyền đó mà hưởng thụ chứ đừng nói là ăn tàn phá hại."
Nhưng nếu nói 'Đảng không hợp vai' để xử Dương Chí Dũng thì chả lẽ ở các nước khác quan chức tham ô thì chính quyền cũng không thể đứng ra xử được sao?

Hệ thống tư pháp của người ta độc lập không có sự can thiệp của chính quyền. Bản thân Đảng cầm quyền mà cán bộ họ có lỗi nặng như vậy thì tất sẽ không yên với đảng đối lập ở Quốc hội và cũng sẽ không yên với người dân trong lần bầu cử sau.

Cứ nhìn vào các câu trả lời của đại diện các bộ chúng ta sẽ thấy hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của chính quyền có lỗ hổng nghiêm trọng đến mức nào.

Khi Tòa hỏi Bộ Tài chính có kiểm tra hoạt động của Vinalines không thì đại diện bộ này được dẫn lời nói là 'không nắm được, không phát hiện và cũng không nhận được báo cáo'.

Thật không còn có câu trả lời nào có trách nhiệm hơn!

Bộ Giao thông-Vận tải cũng chẳng thua kém khi đại diện của họ nói 'họ không có quyền giám sát trực tiếp' mà phải là Thanh tra Chính phủ. Huề vốn!

Tàu thủy của Vinalines
Vinalines từng được trông đợi là trụ cột trong chiến lược kinh tế biển của Việt Nam

Vậy thì cơ quan nào có trách nhiệm quản lý số tiền hàng ngàn tỷ của dân đây? Tiếc là Thanh tra Chính phủ không có mặt tại Tòa để coi câu trả lời của họ đi đến đâu.

Mà nếu thật sự như Bộ Giao thông nói, một cơ quan quản lý ngành dọc của Vinalines mà không có trách nhiệm giám sát họ khó tránh khỏi các lãnh đạo Vinalines có thể thò tay lấy tài sản của Nhà nước dễ như lấy đồ vật trong túi!
Nhưng lỗ hổng lớn không chỉ có một.

Trong lời nói cuối trước Tòa, bị cáo nào cũng kể gia đình có công hay nhân thân tốt. Riêng Dương Chí Dũng thì 'gia đình nội ngoại hai bên đều là cách mạng'.

Tôi không rõ là khi những bị cáo này đem sự hy sinh của ông cha ra hòng gỡ gạc chút ít tội lỗi thì họ có xấu hổ không?

Tôi thì nghĩ cha ông hy sinh gây dựng chính quyền không có nghĩa con cháu được quyền dựa vào chính quyền đó mà hưởng thụ chứ đừng nói là ăn tàn phá hại.

Các bị cáo Vinalines đều có gốc gác. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng đầy những người có gốc gác như thế. Mà đây là thành phần dễ sinh hư hỏng vì đa phần sẵn có tâm lý ỷ lại vào công lao tiền nhân.

Bổ nhiệm ra sao?

Tổng công ty hàng hải Việt Nam
Các lãnh đạo ở Vinalines được tuyển chọn như thế nào?

Dựa vào thành tích gì mà Dương Chí Dũng lên làm người lãnh đạo cao nhất tại Vinalines, nắm số vốn mấy ngàn tỉ, nhân lực mấy ngàn người cùng mấy chục công ty?

Ông ta có dày dạn thương trường không? Có đề ra được chiến lược kinh doanh trước khi lên nắm quyền không? Có cạnh tranh với ứng viên khác không?

Các tập đoàn lớn trên thế giới đều tuyển dụng giám đốc điều hành (CEO) một cách công khai, minh bạch và cạnh tranh để chọn được người giỏi nhất, thậm chí cả người nước ngoài, để yên tâm trao gửi tài sản. Người được chọn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất vì nếu anh làm không xong sẽ bị sa thải.

Còn lãnh đạo các tập đoàn, các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu người xuất thân từ quan chức bàn giấy? Quá trình bổ nhiệm họ dựa vào tiêu chuẩn và quy trình thế nào có ai biết không? Trong khi những vị trí đấy đều béo bở không ít người thèm thuồng.
"Hoặc là Đảng bất lực trước nạn tham nhũng tràn lan để ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, hoặc là Đảng phải xử lý nặng tay với nhiều án tử hình cho cán bộ của mình. Đằng nào Đảng cũng đau đớn cả!"
Nói tóm lại nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ, không có cơ chế tuyển chọn người công bằng thì các doanh nghiệp nhà nước không khác nào những cái ổ đầy tiền giao vào tay con ông cháu cha tha hồ kiếm chác.

Cứ cách dùng người như thế thì ngoài kia còn bao nhiêu Dương Chí Dũng nữa trong hệ thống? Cứ ăn tiền dễ như thế thì bao nhiêu tiền của dân đã bị ăn hết rồi?

Đất nước còn nghèo muốn chi tiêu thêm cái gì cũng khó trong khi các doanh nghiệp nhà nước đã sai từa lưa lại còn phá nát tiền của dân mà Đảng không những không bỏ mà còn cho giữ vai trò chủ đạo và còn nói là dân muốn thế thì thật sự tôi không thể nào hiểu nổi.

Nếu còn duy trì hệ thống như hiện nay thì chắc chắn sẽ còn nhiều Dương Chí Dũng nữa. Hoặc là Đảng bất lực trước nạn tham nhũng tràn lan để ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, hoặc là Đảng phải xử lý nặng tay với nhiều án tử hình cho cán bộ của mình. Đằng nào Đảng cũng đau đớn cả!

Bản đồ chủ quyền: Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U. (eia.doe.gov)

Trọng Nghĩa (RFI)

Từ một tuần lễ nay, dư luận báo chí tại Việt Nam đã sôi nổi hẳn lên sau phát hiện của báo Thanh Niên, theo đó, Bộ Giáo Dục Việt Nam, từ năm 2007, đã bắt học sinh phải sử dụng một phần mềm tin học bản đồ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau khi vụ việc bùng lên, Bộ Giáo dục Việt Nam đã ra lệnh cấm, nhưng vụ này đã lập tức bị báo Trung Quốc khai thác để nhấn mạnh rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một bản tin công bố vào hôm nay, 29/12/2013, ấn bản trên mạng của tờ báo Đài Loan Want China Times đã loan tin về quyết định của chính quyền Việt Nam, yêu cầu trường học trên toàn quốc đình chỉ việc dùng một tấm bản đồ điện tử, theo đó, Biển Đông và các quần đảo trong vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Tờ báo Đài Loan đã trích dẫn một bản tin ngày 27/12 trên tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cho biết là Bộ Giáo dục Việt Nam đã ban hành lệnh cấm nói trên vào ngày 24/12, yêu cầu các trường trung học không được sử dụng phần mềm tin học bản đồ đó trong chương trình địa lý.

Tuy nhiên, nhân sự kiện diễn ra tại Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo đã khẳng định rằng chính Việt Nam đã công nhận là vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc trước năm 1975, vì vào năm 1974, bản đồ và sách vở tại Việt Nam, trong phần giới thiệu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đều nói rằng các hòn đảo ở Biển Đông đã tạo thành một bức tường lớn bảo vệ lục địa Trung Quốc.

Cũng theo Hoàn cầu Thời báo, từ năm 1975, Việt Nam thay đổi quan điểm và bắt đầu đòi chủ quyền trên một phần của Biển Đông, và cho quân đội chiếm đóng một số đảo.

Tờ báo dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc như vậy là đã khéo lợi dụng một kẽ hở tại Việt Nam để quảng bá cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng Biển Đông và đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Vấn đề là ngay tại Việt Nam, nhận thức về nhu cầu quảng bá và giáo dục nhận thức về chủ quyền biển đảo vẫn chưa cao, và vụ phần mềm tin học bản đồ lần này nằm trong một chuỗi những vụ tương tự, như bản đồ in trên giấy, bản đồ trên các quả địa cầu thể hiện lập trường Trung Quốc về Biển Đông đã từng được lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.

Tuy vậy, vụ việc lần này được cho là nghiêm trọng hơn vì phần mềm tin học xác định chủ quyền của Trung Quốc bên trong đường lưỡi bò ở Biển Đông lại được giảng dạy chính thức trong trường học, trong chương trình tin học và địa lý của lớp 7, và từ năm 2007 đến nay.

Theo các nguồn tin báo chí trong nước, phần mềm đó mang tên là Earth Explorer, do Trung Quốc sản xuất và được Bộ Giáo dục Việt Nam cho nhập và đưa vào bắt buộc sử dụng trong nhà trường.
Về phần mềm này, báo Người Lao Động ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận : « Trong chương trình tin học lớp 7, bài học Học địa lý thế giới với Earth Explorer, học sinh vừa mở phần mềm Earth Explorer, vừa quan sát, vừa làm bài tập theo yêu cầu. Điều lạ là cũng trong phần mềm này, khi học sinh thao tác xem đường biên giới các nước, hình ảnh “đường lưỡi bò” cũng hiện ra rõ nét…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ hệ thống các trường trung học cơ sở đều dạy tin học theo quyển sách này từ năm 2007. Thông tin từ các giáo viên tin học một số trường trung học cơ sở ở quận 5, quận Tân Bình, quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) và một số chuyên viên công nghệ thông tin các phòng giáo dục đều xác nhận có “đường lưỡi bò” trong phần mềm ».

Sau khi vụ việc bị tiết lộ, ngày 24/12 vừa qua, Bộ Giáo dục Việt Nam đã ra lệnh cấm dùng phần mềm này, và yêu cầu nhà xuất bản sửa đổi các sai sót.

Các quyết định trên được cho là hợp lý, nhưng vấn đề đặt ra là giới chức chịu trách nhiệm cho lưu hành các tài liệu sai lạc kể trên đã có nhận thức ra sao về vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam vì tranh chấp với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông đã xẩy ra từ lâu.

Dẫu sao thì trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, sơ suất từ phía Việt Nam đã nhanh chóng bị Trung Quốc khai thác. Bài báo trên tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 27/12/2013 là một ví dụ điển hình.

Điện lực, viễn thông “lãi khủng”: điểm sáng đáng ngại

TT - Chuyện “lãi khủng” của Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (VNPT) có thể là điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần được làm rõ khi “lãi khủng” phần lớn xuất phát từ tăng giá.

TS Lê Đăng Doanh - Ảnh: Việt Dũng
* Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:
Xem lại lộ trình tăng giá điện
Thông tin EVN báo có lãi khoảng 4.404 tỉ đồng trong năm 2012 thoạt nghe có vẻ là tin mừng. Mừng vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tập đoàn này đã làm ăn có lãi, đồng vốn nhà nước sinh sôi nảy nở. Nhưng có thể thật sự mừng được như vậy hay không, khi còn hàng loạt câu hỏi cho EVN và cơ quan quản lý nhà nước về giá điện xuất phát từ con số lợi nhuận của tập đoàn này?
Trước hết, lợi nhuận của EVN có thật là 4.404 tỉ đồng hay còn có thể cao hơn thế rất nhiều? Bởi song song với công bố khoản lợi nhuận trên, EVN lại xử lý được khoản lỗ tồn đọng từ các năm trước (khoảng 18.200 tỉ đồng). Như vậy nếu không đưa số lỗ tồn đọng này vào giá thành điện trong năm 2012, EVN có thể lãi tới 22.600 tỉ đồng? Tôi cho rằng những thông tin công bố của EVN còn quá mù mờ. Cơ quan kiểm toán cần phải làm rõ lãi của EVN là bao nhiêu. Đặc biệt, vì sao năm 2012 lại có được khoản lãi vọt lên như vậy? Họ lãi do thực tài điều hành, quản trị doanh nghiệp hay nhờ vào việc tăng giá điện?
"Chúng ta cần xem lại vì sao mỗi lần tăng giá điện là EVN than lỗ. Lần nào cũng như lần nào. Nhưng tại sao giờ lại lòi ra con số lợi nhuận lớn như vậy? Và ngành điện đã có lãi như thế này thì có cần thiết phải tiếp tục tăng giá điện nữa hay không?"
Thứ hai, EVN có lãi nhưng đóng góp của EVN vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu? Nếu lãi nhiều, đóng góp nhiều, trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác như Viettel, VNPT cũng vừa công bố lợi nhuận cực lớn, tại sao ngân sách nhà nước lại khó khăn đến thế?
Tôi cho rằng cần phải tính toán lại lộ trình tăng giá điện thêm 22% từ nay đến năm 2015. Ngành điện lấy lý do kinh doanh không có lãi nên không có vốn đầu tư, không thu hút được các nhà đầu tư tham gia, vì thế phải tăng giá điện. Nhưng có lãi tới mức dư ra con số 4.404 tỉ đồng sau khi đã đưa vào giá thành khoảng 18.200 tỉ đồng khoản lỗ của những năm trước, thì thực tế giá điện hiện nay đã có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy không cần thiết phải tiếp tục tăng giá điện.
Điều này càng hợp lý hơn khi xét trong bối cảnh doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước rất nhiều khó khăn, trong đó có nguyên nhân do chi phí đầu vào (giá xăng dầu, giá điện tăng cao). Việc các doanh nghiệp hoạt động đình đốn, không có lợi nhuận, thậm chí ngày càng lỗ nặng vì chi phí đầu vào quá lớn, trong khi ngành điện lời lớn là bất hợp lý. Đây là ngành ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự vận hành của nền sản xuất, đang có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước nên việc chia sẻ là cần thiết.
Ảnh nhân vật cung cấp
* TS Nguyễn Ngọc Sơn (khoa luật cạnh tranh Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM):
Tin mừng cay đắng
EVN lời 4.404 tỉ đồng. Viettel có mức lợi nhuận trước thuế tới 35.086 tỉ đồng. VNPT lời 9.265 tỉ đồng... Ba tập đoàn nhà nước vừa công bố những con số lợi nhuận mà bất cứ nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng phải mơ ước trong bối cảnh kinh tế ảm đạm hiện nay.
Nếu nhìn dưới góc độ đây là các doanh nghiệp nhà nước, tiền của Nhà nước được họ quản lý, kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao thì chúng ta phải mừng chứ! Nhưng tôi thấy đây là tin mừng trong cay đắng. Bởi ba doanh nghiệp này đang hoạt động trong những ngành độc quyền. Và EVN lời lớn khi giá điện tăng liên tục. Viettel lợi nhuận “khủng”, VNPT cũng vậy, khi ngành viễn thông không cải thiện chất lượng dịch vụ mà chỉ tăng giá.
Lợi nhuận mà các tập đoàn này công bố cho thấy nguyên lý độc quyền luôn có lợi vẫn luôn luôn đúng. Nhưng cái bất hợp lý là sự lời lớn này và căn nguyên của lời lớn cho thấy những mâu thuẫn trong quản lý kinh tế. Trên thế giới, không một nguyên lý kinh tế nào, không một lý thuyết nào chấp nhận được nhà công quyền quản lý kinh tế lại lo sợ doanh nghiệp độc quyền bị lỗ.
Nhưng ở ta, cơ quan quản lý nhà nước mới đây đã liên tiếp đi giải thích cho các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone rằng họ bị lỗ và cần tăng giá cước 3G, mặc dù không nói được lỗ vì đâu và tìm giải pháp nào khác khắc phục ngoài việc tăng giá. Thậm chí cứ tạm cho rằng họ bị lỗ dịch vụ 3G như họ vẫn than vãn, thì với mức tổng lợi nhuận lên tới vài chục ngàn tỉ đồng như hiện nay, chắc chắn họ phải có những dịch vụ khác lời cực lớn.
Vậy nếu Nhà nước đã lên tiếng kêu lỗ thay doanh nghiệp và cho họ tăng giá, thì giờ đây Nhà nước có tiếp tục lên tiếng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá những dịch vụ lời khủng vì quyền lợi của người tiêu dùng hay không?
Ảnh: Việt Dũng
* Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường):
Nếu đã có lãi sao lại tăng giá?
Tôi là đại biểu Quốc hội cũng thấy băn khoăn, thắc mắc về lỗ, lãi của EVN. Trong trường hợp EVN đã có lãi cao thì phải xem lại lộ trình tăng giá điện. Vì sao tôi đặt vấn đề như vậy? Vì trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đông đảo người dân có cuộc sống chật vật với thu nhập ít ỏi, tại sao ngành điện đã có lãi rồi mà vẫn muốn tăng giá?
Vấn đề ở đây điện là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, giá điện có tác động tức thời đối với giá cả các mặt hàng khác, vì vậy EVN với tư cách là doanh nghiệp nhà nước thì phải có trách nhiệm chia sẻ với những khó khăn chung của đất nước cũng như của người dân. Chúng ta nói kinh tế thị trường nhưng phải có sự quản lý của Nhà nước, và suy cho cùng mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Muốn như vậy, một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay là phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với giá điện. Cần làm rõ và công khai, minh bạch chi phí sản xuất, giá thành để có chủ trương hợp lòng dân.
B.HOÀN - C.V.KÌNH - V.V.THÀNH ghi
* TS Nguyễn Sơn (Viện Kinh tế chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN):
Không thể cứ lỗ là... tăng giá
Tại các thị trường cạnh tranh, không phải các tập đoàn cứ kêu lỗ là tăng giá. Nếu tăng, rất có thể tập đoàn đó sẽ phá sản bởi người dân có một thị trường để lựa chọn. Giải pháp, theo tôi, có thể phải tính đến chia nhỏ các tập đoàn ra, tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Cũng cần sửa Luật cạnh tranh để chống độc quyền bởi Luật cạnh tranh hiện nay thực tế không có nhiều ý nghĩa... Việc xác định, công khai giá thành như trường hợp của EVN cần được giao cho các tổ chức độc lập, chứ không phải các bộ ngành quản lý, như Bộ Công thương là chủ quản của EVN. Việc “bố” khám con rồi công khai không có nhiều ý nghĩa...
(Tuổi trẻ)
 

Những bầy sâu

Nói đến sâu ai cũng sợ, nhất là quý cô quý bà. Con sâu cải với màu xanh của cải non, trông hiền là thế, nhưng nhỡ rơi vào nồi canh, thì dù có ngon đến mấy cũng phải đem đi đổ.
Con sâu làm rầu nồi canh là vậy.
Đến con sâu róm thì thực là kinh hãi. Bộ lông dựng ngược của nó cứ như một con nhím. Lỡ chạm vào, ngứa gãi đến tuột da.

Nhưng đó là sâu local. Sâu ngoại còn kinh khiếp hơn nữa. Những năm đầu 50 thế kỷ trước, sau những chiến dịch quân sự không thành, thực dân Pháp liền mở mặt trận kinh tế. Chúng đem hàng tấn sâu, nghe nói từ những hoang mạc châu Phi xa xôi, thả xuống những ruộng đồng bốn tỉnh Nam-Ngãi-Binh-Phú.
Những con sâu xanh đỏ, tím vàng, rằn rịt, mặt như mặt quỷ, có sừng có mỏ. Chỉ trong một đêm, bao nhiêu cây lúa tốt tươi bị chúng cắn xé tận ruột gan trở nên vàng úa, nằm chết rũ.
Hồi đó không có thuốc trừ sâu, nên dân làng chỉ có mỗi một cách là lội xuống ruộng, vạch từng bụi lúa ra mà bắt. Sâu nhiều đến nỗi, mỗi sáng “thu hoạch” đến cả trăm ký. Người ta đào những cái hố, đổ chúng xuống, phủ trấu lên, đốt.
Mùi tanh theo khói bay lên, nồng nặc đến tận giời.
Vì ăn lúa non nên con nào cũng béo trục béo tròn, lớn nhanh như thổi. Chỉ mới nở dăm hôm, đã biết quấn lấy nhau rồi sinh con đẻ cái.
Có mấy tay cốt cán thấm nhuần cách mạng lý luận rằng: sâu ăn lúa chớ có ăn cứt đâu. Nó ăn lúa của ta thì ta ăn lại nó. Vừa no cái bụng, vừa thể hiện lòng căm thù giặc. Thế là, bọn họ hào hứng bắc ngay cái nồi to tổ chảng lên bếp, đổ cả chục ký sâu vào luộc, ăn như ăn gỏi.
Có lẽ vì ăn quá nhiều, mà cũng có thể vì lũ sâu quỷ quái ấy rất độc, nên chẳng mấy chốc cả bọn nằm lăn quay, phùi bọt mép xanh lè.
Cả làng phát hoảng, chẳng ai dám xuống ruộng bắt sâu nữa.
Từ đó, sâu nhung nhúc bò đi khắp hang cùng ngõ hẽm. Sâu vào từng nhà, leo lên giường, chui vào tận giấc mơ. Vì vậy những đứa bé thiếu ăn không mơ thấy gặp bác Hồ mà chỉ thấy lổn nhổn toàn sâu là sâu!
May sao, năm đó Trời hành cơn lụt sớm, mà lại lụt rất to, nên bao nhiêu sâu đều bị cuốn trôi ra biển.
Giờ, cả nước hòa bình, lúa khoai tràn bờ, nhưng dân chúng vẫn đói khổ hoang mang, vì xuất hiện một loại sâu mới.
Chúng không rằn rịt xanh đỏ, không trần truồng bò tới bò lui với hai hàng chân nhiều như chân rết. Mà Trời ạ, chúng chỉ có hai chân, lúc nào cũng diện đồ veste, đi xe đời mới và ngự trong những cái tổ xinh đẹp có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Chủ tịch nước bảo không chỉ có một con tên X hay tên Y nào đó, mà cả bầy. Ngài bảo dân phải chỉ mặt điểm tên, mỗi người phải xắn tay vào, như trước kia đã từng xuống ruộng bắt sâu của thực dân Pháp.
Ngài bảo vậy là nghe vậy, chứ cho kẹo dân đen cũng không dám.
Bên phủ chính trị rất bực mình, bảo nói mà không làm thì ai nghe. Người ta liền lập ra những đội quân diệt trừ sâu bọ có tên rất kêu, từ trung ương đến địa phương. Rồi trống giong cờ mở, bảo kiếm tuốt trần, tưởng chừng một con kiến cũng không trốn thoát.
Nhưng những con sâu thời hiện đại, chẳng những không lo sợ, mà còn hí hửng kéo nhau ra tận phi trường chào đón. Bởi vì, hồ hỡi quá, đó cũng lại là những bầy lũ từng trốn núp trên rừng Trường Sơn, hay những cháu con của các bậc đại sâu tiền bối.
Cũng có một vài con được đem ra chường mặt trước bàn dân thiên hạ. Cũng có án tử cho oai danh bốn biển. Nhưng thay vì chích thuốc độc lại âm thầm chích thuốc bổ. Đừng có mơ bắn ngay tút xuỵt trước sân tòa như Kim Yong Un bắn dượng ruột của mình.
Vậy nên, chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cả nước tràn ngập lũ sâu hai chân, mỗi ngày một nhiều. Chúng chui vào tận trường học, nhà thương. Chúng không thèm ăn lúa ăn khoai, (bõ bèn gì), chúng ăn rừng ăn biển, ăn dầu khí, ăn than đá, ăn bauxite và ăn cả hài cốt liệt sĩ!
Chúng không chỉ có một bầy mà nhiều bầy, gọi là tập đoàn hay nhóm lợi ích.
Đến nước này thì chỉ có Trời mới diệt được chúng. Nhưng hỡi ôi, ngay cả Trời mà cũng đang thấp thỏm lo sợ. Nghe đâu chúng thò thụt định bán cả cái ông Trời nghèo và nhỏ này cho ông Trời giàu và to hơn bên cạnh, mà không thèm mời Thiên Lôi kia đấy!
Vậy thì, chỉ còn có nước botay.com thôi!
29/12/2013
Khuất Đẩu
(Dân luận)
  • 'Virtual' era opening up for telecom users, firms (Washington Post) - The Ministry of Industry and Information Technology officially issued the first group of licenses for mobile virtual network operators on Thursday, allowing private domestic companies to offer repackaged mobile services.
  • Year-end bonuses at SOEs to rise: Poll (Washington Post) - More State-owned enterprises in China will offer higher year-end bonuses to employees than foreign and private companies, a recent survey suggests.
  • Hebei faces huge cuts in steel capacity to reduce pollution (Washington Post) - China's largest steel base, Hebei province, will cut 67.26 million metric tons of capacity by 2017 without putting too much emphasis on local growth in gross domestic product in order to create a sustainable development of the industry and improve air quality.
  • ODI on track to outstrip FDI, official says (Washington Post) - China's foreign trade grew at its weakest pace in the past two years since the opening-up of the economy, but its share of global trade and outbound investment is still rising.
  • GDP growth to hit 7.6% this year (Washington Post) - China's GDP growth will be 7.6 percent this year, enabling the economy to maintain momentum into 2014, the head of the country's top economic planning authority said on Wednesday.
  • Reform plans give US 'hope about trade' (Washington Post) - Washington has new hopes for fairer trade since Beijing endorsed a "decisive role" for market forces, an annual report on China's World Trade Organization practices has suggested.
  • Cruisin' for a fusion (Washington Post) - The food served at Unico by Mauro Colagreco is neither Spanish, nor French, nor Argentine, nor Chinese.
  • Dashing forward (Washington Post) - Running is sprinting ahead in popularity nationwide, despite cultural hurdles and air pollution. Matt Hodges reports in Shanghai.
  • A survivor's game (Washington Post) - The past year has been especially difficult for high-end restaurants in Beijing. Many top Chinese restaurants either closed down or have tried to reinvent themselves for a downscale market. At the same time, some middle and low-end eateries have sustained good business. The closing of Maison Boulud at Qianmen 23 on Dec 8 came as a shock to many gourmets in Beijing. Just three months ago in September, New York-based founder Daniel Boulud himself was in town to celebrate its fifth anniversary. The restaurant had a good reputation and won plenty of media awards for both food and service.
  • Gray skies, black humor (Washington Post) - Someone in Beijing says its smog is so dense he cannot see the Chairman Mao portrait at the Tian'anmen Rostrum.
  • Festivities and food miles (Washington Post) - This week, we demolished about 4 kilograms of baby pork ribs, two whole lamb legs and about another kg of chicken wings. To be fair, we had a lot of help to eat them, and it was over four meals through Christmas Eve, Christmas and Boxing Day.
  • Growing and learning from vegetables (Washington Post) - It was a weekend venture motivated by the desire to feed his children pesticide-free greens, but he definitely reaped more than what he expected when the farm started growing.
  • Flying high once more (Washington Post) - A brain tumor nearly grounded a veteran fighter pilot forever but Shen Wenjie was determined to get back in the air, he tells Peng Yining in Yantai, Shandong province.
  • Language skills a path to jobs for Tibetans (Washington Post) - Without providing any qualifications or certificates, language schools in Lhasa have led many people struggling with literacy to new job opportunities.
  • China says Abe must repent for shrine visit (Washington Post) - Chinese State Councilor Yang Jiechi on Saturday declared Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to the Yasukuni shrine was a mistake that must be corrected.
  • Xi joins diners for dumplings (Washington Post) - The public hailed President Xi Jinping after a man-of-the-people appearance at a steamed dumplings restaurant in Beijing on Saturday.
  • Volunteers enriched by exchange (Washington Post) - The first batch of Chinese volunteers to go to Brunei had to make some tough decisions concerning families, education and work. Some of the 23 volunteers, ranging in age from 21 to 53, left babies behind. Some delayed finishing their college education. Others quit their jobs.
  • Shrine visit fury mounts (Washington Post) - Outrage from Asian neighbors and world powers continued to grow on Friday over Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to a controversial shrine.
  • Anger over Abe's shrine visit (Washington Post) - Shinzo Abe stunned the world by making himself the first sitting Japanese PM in seven years to visit a war crime shrine.
  • Tokyo's global tour against China (Washington Post) - Japanese PM Shinzo Abe has demonstrated New Year's diplomatic resolution with plans to visit at least six nations in Africa, the Middle East and Europe.
  • Navy lauded for foiling pirates (Washington Post) - Since 2008, authorized by the UN, the navy of the PLA has sent 16 escort flotillas, including 42 frigates and destroyers, to the gulf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét