Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Định hướng và kiểm duyệt báo chí xuất bản, một cách sát thương dân tộc - Những lời nói lừa gạt vô lương tâm của “ngài” đại sứ Nga về điện hạt nhân tại Ninh Thuận!

Những lời nói lừa gạt vô lương tâm của “ngài” đại sứ Nga về điện hạt nhân tại Ninh Thuận!

Hôm 28 tháng 12 năm 2013 lúc 21:45, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa một bản tin nong về dự án điên hạt nhân tại Ninh Thuận với đề tựa:
“NGA ỦNG HỘ XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI NINH THUẬN” ( Xem tại đây!)
Đi vô chi tiết của bản tin, phóng viên Đức Ánh viết:
“Ngài Andrey G. Kovtun nhấn mạnh, phía Nga luôn có chính sách ưu tiên và ủng hộ Việt Nam xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.”
Ôi thật vinh hạnh cho dân chúng Việt Nam được một “ngài” đại sứ của nước Nga của các chú gấu Bắc Cực nhiễm nặng phóng xạ nguyên tử ưu tiên và ủng hộ (phải trả đủ tiền cộng chi phí hoa hồng cho phía Việt Nam) cho nước cho dân Việt mình món quà quỉ ám hạt nhân vĩ đại cỡ Chernobyl, Fukushima. Không ưu tiên và ủng hộ sao được với món tiền từ 10 đến 20 tỷ được rót vào hồ bao của nước Nga và không biết còn thêm bao nhiêu tỷ nữa cho mỗi năm phía Việt Nam phải trả cho nguyên liệu và phụ tùng thay thế để chạy những cái lò tạo hạt nhân địa ngục trần gian. Để “lại quả” cho chính phu Nga, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ trao cho tập đoàn mafia hạt nhân Rosatom món quà phong bì từ 10 đến 20 tỷ USD, tương đương khoảng từ 200 đến 400 ngàn tỷ đồng tiền bác Hồ.
Giới thiệu mặt bằng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Nguồn: TTXVN)
Ô hô, ô hô! “ngài” đại sứ Nga chỉ ủng hộ thì bằng cái miệng để bán được món hàng hời trị giá vài chục tỷ USD nhưng nhân dân Việt nghèo rớt mồng tơi, ngoài cái đại nạn phải cung phụng cả đời cho 3 triệu sâu-giun, nay phải còng lưng trả thêm món nợ vài chục vạn tỷ đồng tiền cụ Hồ – tương đương vài chục Tỷ Đô Mỹ- cho bọn đại gia điện hạt nhân Nga với lãi suất cắt cổ, lãnh về của nợ hạt nhân di họa ngàn đời – khối sắt phóng xạ của lò hạt nhân mà toàn thế giới đang ớn tận xương lạnh tận tủy khi nghe nhắc đến nhà máy điện hạt nhân là vội vàng nhất bộ nhất bái, bái bai (bye bye) loại địa ngục hạt nhân diệt chủng này. Đảng và nhà nước cộng sản Việt tiếp tục vô tư nhảy vào hố đen hạt nhân bất kể những lời can ngăn của nhiều chuyên gia nguyên tử trong ngoài nước. Trong khi vụ nhà máy điện hạt nhân bị nổ tung Fukushima của Nhật càng lúc càng đi vào bế tắc, phóng xạ giết hại hàng loạt sinh mạng tiếp tục rò rỉ phát tán không có cách nào giãi quyết dứt điểm và sẽ tiếp tục kéo dài hằng trăm năm, không nói là hằng ngàn hằng chục ngàn năm. Chi phí thu dọn các thiết bị và những cơ sở bị nhiểm phóng xạ cứ tăng lên đều đều mỗi khi có cuộc họp báo cáo về tình trạng của khu nhà máy hạt nhân bị nổ tại Fukushima: lúc đầu ước tính chỉ vài tỷ USD, nay đã nhảy vọt lên trên 20 tỷ USD (khoảng 400 ngàn tỷ đồng VN) và sẽ không dừng tại ở con số này mà sẽ tăng lên đến hằng trăm tỷ USD.
Không dừng tại đó, “ngài” đại sứ Nga tiếp tục “nổ” thêm về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Ngài láo lếu tuyên bố sẽ tổ chức cuộc tranh tài “Olympic hạt nhân” cho các em bé học sinh các bạn trẻ sinh viên cháu ngoan bác Hồ thi đua. Con em của dân Nga có bị chập điện đâu mà tham gia trò hề khuyến dụ này. Những cháu ngoan nào của bác Hồ chiếm hạng nhất nhì ba về các bộ môn điền kinh, chạy, nhảy, phóng, leo trong khu nhà mồ Chernobyl, bơi lội trong các hồ nước làm nguội thanh nhiên liệu phóng xạ tại Chernobyl,v.v. sẽ được chính phủ Putin/tập đoàn mafia Rosatom tưởng thưởng các huy chương Uranium làm từ các thanh nhiên liệu Uranium hạt nhân phế thải về treo cạnh tượng bác Hồ.
Không dừng “nổ” bậy bạ, “ngài” đại sứ Nga còn trắng trợn chơi trò lót đường (đút lót) với các “ngài” quan sâu bằng những các cuộc đi du hí tại Nga mà “ngài” đại sứ hô hoán là tìm hiểu về kỹ thuật hạt nhân. Đề nghị các đồng chí quan đảng nếu được bao cho đi Nga du hí thì hãy vào khách sạn nhà mồ 5 sao Chernobyl tham quan và nghỉ ngơi tại đó rồi tiện đường thăng luôn lên thiên đường cộng sản gặp và hưởng thụ cùng bác Hồ, bác Mac, bác Lenin, bác Mao, bác Staline, bác Mao, cha con bác Kim.
Còn một điều khủng khiếp hơn nữa là bọn chuyên thủy tán dân chúng Việt mỗi năm khi mùa mưa lũ đến trên khắp nước với hằng trăm cái đập thủy điện dỏm do các công ty Tàu khựa toa rập với bọn lợi ích trong đảng và các đại gia đỏ rút ruột công trình khi xây dựng, đó là Tập đoàn Điện Lực Việt Nam – Vietnam Electricity (EVN). Tập đoàn đầy tai tiếng, nổi tiếng giết dân, nổi tiếng tham nhũng rút ruột, được cha chú lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam giao cho công việc béo bở trông coi dự án điện hạt nhân diệt chủng này, với chỉ cần 10% hoa hồng là cả đảng ăn 10 đời.
Nếu mà đảng cộng sản Việt Nam và các nhóm lợi ích tư bản đỏ cứ ngoan cố cấu kết với tập đoàn mafia Rosatom/Putin tiếp tục tiến hành dự án điện hạt nhân thì thảm họa tai nạn phóng xạ hạt nhân sẽ nhanh chóng xảy ra và cả nước Việt Nam sẽ bị bao trùm bởi phóng xạ tương đương với hằng ngàn trái bom nguyên tử.
Toàn dân Việt Nam cần phải quyết tâm nói không với điện hạt nhân.
Ngày 30/12/2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
(Diễn đàn XHDS) 

Tư duy lỗi thời và ảo tưởng ngây thơ

QĐND - Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP, dài 4 ngày từ ngày 7 đến ngày 10-12-2013, tại Xin-ga-po) mặc dù đã có những kết quả nhất định, song cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc. Các cuộc thương thảo về TPP vẫn còn tiếp tục trong những hội nghị tiếp theo. Dự kiến TPP sẽ được hoàn tất và sớm thông qua trong năm 2014.
Mục tiêu của TPP là hội nhập và phát triển các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước: Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân và Xin-ga-po thông qua (ký vào ngày 3-6-2005). Cho đến nay đã có 12 nước tham gia và đang thỏa thuận trở thành thành viên TPP. Ngoại trừ 4 nước sáng lập như trên, 8 nước đang đàm phán gồm: Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Pê-ru, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Ca-na-đa, Nhật Bản. Người ta gọi TPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ II. TPP có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao quát nhiều khía cạnh của một hiệp định thương mại tự do với những yêu cầu chặt chẽ hơn WTO, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của nhà nước về doanh nghiệp, môi trường, quyền của người lao động, chống tham nhũng... 
Ảnh minh hoạ.
Khác với WTO - các nước gia nhập phải chấp nhận “luật chơi” và những quy định đã có. TPP đang trong quá trình hình thành, các quốc gia tham gia thương thảo đều bình đẳng trước khi hiệp định được ký kết. Thế nhưng cũng như trước đây, một số cá nhân, tổ chức hành nghề chống Cộng ở nước ngoài, đang cản trở Việt Nam tham gia TPP. Họ tiếp tục dùng con bài bịa đặt, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Một số nghị sĩ Hoa Kỳ vốn là những người kỳ thị với Việt Nam đã xuyên tạc rằng, chính phủ Việt Nam đàn áp các tiếng nói đối lập với Nhà nước bằng cách sách nhiễu, đe dọa, và bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ. Họ đòi ông John Kery “cần ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền, không ủng hộ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội có các bước cụ thể chứng minh cải thiện thành tích nhân quyền!”...
Thật đáng buồn cho những kẻ đang cố tình chống lại xu thế chính trị của thế giới ngày nay. Đó là hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Đó là xu hướng không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước phát triển mới, vững chắc. Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống B. Ô-ba-ma (trong chuyến thăm Hoa Kỳ, tháng 7 năm 2013), ra tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, xác định nguyên tắc, phương hướng hợp tác trên 9 lĩnh vực cụ thể gồm: Chính trị và ngoại giao; kinh tế và thương mại; khoa học và công nghệ; giáo dục; môi trường và y tế; các vấn đề hậu quả chiến tranh; quốc phòng và an ninh; bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; văn hóa, du lịch và thể thao; đã phản ánh mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Chuyến công du của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Việt Nam (từ 13 đến 17-12-2013) , theo Thông cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ là nhằm “thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện đã được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công bố hồi tháng Bảy năm ngoái”.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã bày tỏ thiện chí, phát triển quan hệ sẵn có với những nội dung cụ thể, liên quan đến xây dựng năng lực hàng hải; hợp tác kinh tế; các vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường; hợp tác giáo dục và thúc đẩy tôn trọng quyền con người.
Trong quan hệ song phương Việt - Mỹ, TPP cần có sự thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực, song then chốt vẫn là những thỏa thuận về hàng hóa.
Như các các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài cho biết: Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, song các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đang đứng trước những thách thức lớn trong cạnh tranh quốc tế, nhất là với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm 2012, mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã lên mức kỷ lục 315 tỷ USD[1]. Tham gia TPP, Hoa Kỳ sẽ có cơ hội giảm thiểu cán cân thương mại này bằng cách mở rộng các quan hệ kinh tế với các quốc gia TPP, trong đó có Việt Nam. Được biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến TPP giữa hai nước. Trong các cuộc thương thảo về TPP giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại Mỹ, số đại diện doanh nghiệp Mỹ đến tham dự còn lớn hơn thành viên của hai đoàn đàm phán chính thức của hai quốc gia. Nhiều tập đoàn Hoa Kỳ đã đề nghị sớm được ký kết hợp tác với Việt Nam, không cần chờ TPP!
Đối với Việt Nam, tham gia TPP, không chỉ có thuận lợi mà còn có nhiều thách thức, do năng suất lao động còn rất thấp (trừ thủy, hải sản). Với thuế xuất về 0% trong nội bộ TPP, doanh nghiệp của Việt Nam còn phải có nhiều nỗ lực nữa mới đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là chưa kể đến những quy định khác của TPP, như nguyên liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu phải có xuất xứ nội khối... Về khách quan, TPP chỉ góp thêm một cơ hội để Việt Nam giải quyết những vấn đề nội tại của mình. Những khó khăn, thách thức của Việt Nam, trước mắt là tái cơ cấu kinh tế sẽ được tính đến khi tham gia TPP. Tất nhiên, điều này phải do chúng ta tự giải quyết, không thể trông chờ vào áp lực từ TPP. Càng không thể trông cậy vào “hảo tâm” của các đối tác. Tuy nhiên, Việt Nam coi đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để vươn lên. Rút cuộc, sức mạnh nội lực, nhất là về sản xuất mới là điều quyết định của một nền kinh tế.
Trong chuyến thăm và làm việc của Trưởng đại diện Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, ông Michael Froman với lãnh đạo Việt Nam, hai bên đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình. Ông Froman khẳng định quan điểm: Hoa Kỳ “hết sức xem trọng chính sách hướng về châu Á của Hoa Kỳ”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp ông Froman cũng đã khẳng định “Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong tiến trình này và đề nghị cần có sự linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, trong đó quan tâm đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam”. Và “điều này phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo các nước thành viên TPP là hướng tới một hiệp định cân bằng về quyền lợi của các thành viên”.
Trên tinh thần đó Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ rỡ bỏ những rào cản thuế quan không công bằng đối với hàng hóa Việt Nam, chấp nhận những bước đi của một nền kinh tế đang phát triển đối với những tiêu chuẩn cao của TPP. Trên lĩnh vực quyền con người, Việt Nam không phủ nhận rằng về quan điểm và thực tiễn pháp lý giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn có sự khác biệt nào đó, song hai bên vẫn đang đối thoại nghiêm túc để tạo sự hiểu biết và thu hẹp khoảng cách. Tư duy dùng vấn đề dân chủ, nhân quyền để áp đặt chính sách lên các quốc gia đã ngày càng tỏ ra lỗi thời trong quan hệ quốc tế. Những ai nghĩ rằng, để được Hoa Kỳ chấp nhận trở thành thành viên TPP, Việt Nam phải thay đổi chế độ xã hội, pháp luật quốc gia chỉ là một ảo tưởng ngây thơ. Không một quốc gia nào lại từ bỏ chế độ xã hội, giá trị của dân tộc vì lợi ích kinh tế. Hơn nữa TPP đơn giản chỉ là một cơ hội bình đẳng và lợi ích công bằng giữa các bên.
BẮC HÀ - THÀNH NAM
[1]- Trung Quốc - Mỹ thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại (theo VOV, Thứ sáu 20-12-2013).
(Báo QĐND)

Tại sao Hun Sen thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải Trung Quốc?

Chuyến thăm của ông Hun Sen mang ý nghĩa chính trị cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi xem xét trong mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam. Câu hỏi lớn nhất đặt ra là: tại sao Hun Sen lại thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải là Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu và nhà đầu tư lớn nhất của nước này?
Từ ngày 26.12 đến 28.12, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chọn Việt Nam làm điểm đến thăm chính thức đầu tiên khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ mới.
Trong cuộc gặp gỡ, hai bên đã thông báo cho nhau những nét mới của tình hình mỗi nước, bày tỏ quyết tâm làm sâu sắc hơn, đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới trong những năm tiếp theo, vì lợi ích của nhân dân hai nước,…
Câu trả lời là vì mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Campuchia mang lại cho ông Hun Sen hai lợi ích lớn, trong khi quan hệ với Trung Quốc lại tồn tại quá nhiều rủi ro.
Tại sao Hun Sen thăm Việt Nam đầu tiên mà không phải Trung Quốc?

Thân tình Việt Nam
Thứ nhất, ông Hun Sen muốn khẳng định rõ ràng với Đảng đối lập của Rainsy rằng ông không hề gian lận trong quá trình bầu cử. Việc ông thực hiện chuyến thăm Việt Nam là thể hiện quyền lực thực tế và truyền thống xưa nay của các nguyên thủ khi nhậm chức đều đi thăm các đối tác quan trọng bậc nhất. Đồng thời, đưa ra lời thách thức với Rainsy – kẻ luôn chống chính quyền Việt Nam và chia rẽ quan hệ truyền thống hai nước.
Thứ hai, Việt Nam luôn là đồng minh ủng hộ ông Hun Sen và đất nước Campuchia rõ ràng nhất. Trong suốt lịch sử Campuchia từ khi chống Pháp ngoại xâm cho đến Pol Pot diệt chủng, Việt Nam luôn là đứng ra hỗ trợ cho nhân dân Campuchia bằng tất cả nguồn lực của mình.
Chính vì vậy, trong chuyến thăm vừa qua, ông Hun Sen đã bày tỏ lòng biết ơn của mình với Việt Nam. “Vì Campuchia, Việt Nam đã bị chống phá kinh tế, bị bao vây nhiều mặt. Vừa hy sinh cả quân đội, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh về chính trị, ngoại giao, bị bao vây cấm vận, mà phải hơn 30 năm sau, bằng phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng với Iêng Xary, thế giới mới giải tỏa”. Tổng thống Hun Sen cũng khẳng định, Việt Nam – Campuchia, cùng với Lào luôn là quan hệ truyền thống, ổn định lâu dài và không thay đổi.
Hiện nay, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế lớn thứ hai của Campuchia. Vào 2012, tổng giá trị thương mại Việt Nam – Campuchia đạt 3,3 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 23% tổng giá trị thương mại của Campuchia.
Rủi ro Trung Quốc
Trong khi đó, dù Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất và là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia, đồng thời hai nước đã tuyên bố tăng cường hợp tác kinh tế và quan hệ song phương vào tháng 8.2013, nhưng Hun Sen vẫn có lý do để không sang thăm Trung Quốc đầu tiên. Bỏi lẽ hợp tác với Trung Quốc luôn tồn tại rủi ro, nếu nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm.
Rủi ro thứ nhất là do hành động trục lợi, lũng đoạn kinh tế của Trung Quốc. Như trường hợp Trung Quốc mở rộng chủ nghĩa bành trướng kinh tế ở châu Phi khi khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước đối tác, đẩy hàng hóa giá rẻ kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường, lũng đoạn nền kinh tế và làm thoái hóa chính phủ các nước đó do hối lộ và tham nhũng.
Còn tại Myanmar hay Lybia, Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ các chế độ độc tài quân sự, bất chấp sự khổ cực của người dân để có thể đạt được lợi ích kinh tế - chính trị.
Rủi ro thứ hai là tham vọng quá lớn của Trung Quốc có thể sẽ nuốt chửng cả Campuchia. Bằng chứng là từ 2009 đến nay, Trung Quốc đã liên tục gây hấn với các nước láng giềng nhằm chiếm toàn bộ biển Đông, thậm chí gần đây Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với di tích lịch sử tại khu vực biên giới của Triều Tiên – đồng minh quan trọng nhất của nước này tại Đông Á.
Nếu muốn “làm thân” với Trung Quốc, Campuchia chắc chắn sẽ phải hi sinh chủ quyền và quyền tự quyết của mình, thậm chí là phải lặp lại các hành động tương tự như việc không thông qua Tuyên bố chung về vấn đề biển Đông tại AMM 45, vốn đã khiến Campuchia bị chỉ trích rất nặng nề.
Chưa kể tới vấn đề quá khứ, trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Campuchia, thì Trung Quốc chính là kẻ hậu thuẫn cho Pol Pot, đồng thời ngăn cản và thậm chí tấn công Việt Nam vì đã giúp đỡ nhân dân Campuchia vào năm 1979.
Chính vì vậy, là một người lính, một người đã từng chiến đấu cùng những người bạn cộng sản Việt Nam chống lại Pol Pot, Hun Sen có thể thấy rằng Việt Nam là người bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất đối với nhân dân Campuchia từ quá khứ, tới hiện tại và cả tương lai.
Vũ Thành Công
(Một thế giới)

Định hướng và kiểm duyệt báo chí xuất bản, một cách sát thương dân tộc

Thủ tướng rồi bộ trưởng bộ TTTT tại Việt Nam đã tuyên bố: VN không thể có báo chí, nhà xuất bản tư nhân. Nghĩa là toàn bộ cái quyền đọc, viết phải nằm trong sự kiểm duyệt và định hướng của nhà cầm quyền. Điều này đã, đang và sẽ tạo ra những hệ lụy khủng khiếp, mà tôi cho là có tính sát thương dân tộc.

Ngày nay chúng ta thấy chuyện giết người, cướp của, hiếp dâm... liên tục xảy ra, tội phạm ngày càng trẻ, hành động ngày càng tàn bạo, mất hẳn tính người. Chuyện này chẳng cần đưa ví dụ vì nó xảy ra hằng giờ và báo chí, các trang mạng khai thác tối đa mọi ngóc ngách, nhằm câu độc giả với mục đích cuối cùng là kiếm tiền.


Nhiều khi tôi tự nghĩ, có khi nào những cây bút chuyên mô tả và dệt chuyện phản văn hóa đó, những người lãnh đạo các tờ báo đó, nghĩ một chút về lương tâm của người cầm bút, về con cái, gia đình mình, bởi không chỉ các trang mạng chuyên đưa tin giật gân, giờ đây ngay cả các tờ báo từng có tiêu chí đàng hoàng như vietnamnet, Thanh Niên... sau vài lần thay đổi nhân sự cũng nhảy vào khai thác chuyện giết và chuyện cởi!

Điều này ảnh hưởng nhãn tiền và như một qui luật Nhân- Quả vào cuộc sống người dân. Báo chí càng khai thác, cướp hiếp và khiêu dâm càng nhiều, cướp hiếp càng nhiều, báo chí càng có đề tài để viết. Chỉ cần quan sát, chúng ta sẽ nhìn thấy từ cái nền đã đổ vỡ toàn diện của giáo dục, những thế hệ lớn lên, không có một chút lý tưởng nào về nhân bản, không tin ở ý thức công dân bởi từ nhà trường cho đến xã hội và phương tiện giải trí, bày ra cho bọn trẻ nhìn thấy những khốc liệt của tranh đấu giành quyền chức, miếng ăn... bày ra cho bọn trẻ cách thức kiếm tiền nhanh và hưởng thụ, bày ra cho bọn trẻ thấy cuộc sống là những chuỗi bất công nhưng không chỉ cho họ cách thức lành mạnh để xóa bỏ cái bất công đó. Và hệ lụy là sự giả dối lên ngôi, bạo lực bùng phát, tệ nạn lan tràn...

Chính cách định hướng và kiểm duyệt báo chí xuất bản là một nhân tố quan trọng đưa đến bi kịch này của dân tộc. Những người cầm quyền đã quá nhạy cảm để cấm báo chí tự do nhưng một mặt họ thả ga cho báo chí khai thác những mặt trái của xã hội, ai cũng biết tại VN vào một trang web sex dễ dàng trong khi đó vào các trang "lề trái", thậm chí facebook phải vượt tường lửa!

Về mặt văn hóa đọc, chính không có tự do báo chí và xuất bản nên mức độ suy đồi cũng diễn ra như một bi kịch. Trong khi các sách rẻ tiền, thậm chí có hại như thứ gọi là "ngôn tình" của Trung quốc xuất bản hằng ngày, đưa người trẻ vào những cơn mơ phi thực tế, dìm sâu cái cảm thụ ngôn ngữ văn chương xuống đáy bùn thì các sách kinh điển một số cấm in, một số in ra bị thu hồi và nhiều cuốn chỉ bán lèo tèo vì cái cách nghĩ, cách sống đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách đọc của những thế hệ đi sau. Điều này càng nguy hiểm hơn cả thời "ngăn sông cấm chợ" những năm trước 1980, vì thời đó các danh tác được in vẫn khá chỉn chu và được đọc một cách mê say... Giờ đây văn chương, cụ thể là sáng tác của các nhà văn được in tại các nhà xuất bản đã đánh mất hoàn toàn giá trị nhân bản và thẩm mỹ. Bởi trước khi ra đời, nó chỉ còn lại là những văn bản méo mó vì người viết phải tự kiểm duyệt sau đó đến lưỡi kéo của các biên tập viên phần lớn là dốt nát và chữ ký của ông TBT luôn sợ mất ghế. Không có một môi trường văn hóa lành mạnh, một không khí sáng tác trong ý niệm tự do tuyệt đối của người nghệ sĩ, những tài năng dần thui chột và tàn lụi, hoặc trở thành dị dạng nếu thỏa hiệp. Đó chính là lưỡi kiếm sát thương một nền văn học nghệ thuật của độc tài và kiểm duyệt!

Có biện luận rằng chính nghệ sĩ phải là người có ý thức sáng tạo tự do tuyệt đối và khi viết anh phải vượt thoát những ràng buộc về mọi mặt cuộc sống, kể cả chính trị. Thế nhưng thực tế một nghệ sĩ tài hoa không phải bao giờ cũng là một dũng sĩ. Xuất bản một cuốn sách không cần kiểm duyệt ở nước ngoài ư? Hay là trên internet? Chuyện này hoàn toàn trong tầm tay người viết hiện nay, nhưng sau đó là gì? Là mất việc nếu anh đang làm việc ở một cơ quan nào đó. Là phải đối đầu với bao rắc rối nảy sinh từ chính bộ phận kiểm soát của nhà cầm quyền. Và khủng khiếp hơn, là có thể phải đối mặt với tòa án vì những điều luật vô lý khác... trong khi có thể không nhận lại được một sự tưởng thưởng nào, liệu có mấy ai dám chấp nhận sự thật khắc nghiệt này?
Những người cầm quyền tin rằng một chuyện không thật thì khi nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên hệ thống tuyên truyền nó sẽ trở thành sự thật, thành niềm tin. Nhưng chính cái cách vừa ràng buộc, vừa buông lỏng báo chí và xuất bản, xem nó chỉ là phương tiện tuyên truyền và kiếm tiền đã hũy họai nhanh nhất nền văn hóa dân tộc, làm tha hóa đạo đức những thế hệ mới, giết chết từ trong trứng nước những sáng tạo tài hoa khác biệt, làm tha hóa nhân cách hoặc thủ tiêu ý thức sáng tạo của tầng lớp nghệ sĩ khi bắt họ phải chọn lựa, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là đóng vai một tên tù nhân hay một kẻ đầy tớ!
Nguyễn Đình Bổn 
  Theo FB Nguyễn Đình Bổn
 

Lê Thăng Long - Dân chủ VN là đàn Vịt con!

Thân gửi: Các bạn và các lực lượng hoạt động vì dân chủ, vì quyền con người Việt Nam!
Tôi là Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê, người hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Vừa qua, sau sự kiện tôi xin tuyên bố ra khỏi phong trào Con đường Việt Nam và làm đơn xin gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có rất nhiều người thuộc lực lượng dân chủ Việt Nam “ném đá” tôi rất dữ dằn trên diễn đàn mạng. Sau những gì đã diễn ra ở thực tiễn thời gian qua tôi có một số điều suy ngẫm, đánh giá về lực lượng dân chủ Việt Nam. Những gì tôi thực hiện vừa qua đó mới chỉ ví như là mấy nước cờ đầu tiên của ván cờ hay chỉ ví như mấy bước đi đầu tiên trong chặng đường dài nhiều vạn dặm thôi. Đó chỉ là phép thử tựa như là ném đá dò đường để đánh giá lực lượng và sự phản ứng của các bên mà thôi. Những gì đã diễn ra vừa qua cho thấy trong lực lượng dân chủ Việt Nam còn hiểu tôi quá ít. Rất khó lượng hóa một vấn đề trừu tượng vô hình nhưng tôi tạm đánh giá là rất nhiều người trong lực lượng dân chủ Việt Nam mới chỉ hiểu tôi được khoảng 0,1%.

Đã từ nhiều chục năm qua đến nay tôi luôn có thói quen nhìn sự phản ứng của mỗi người trước từng sự việc để đánh giá xếp hạng đẳng cấp của họ. Trong bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung hội nghị Diên Hồng mới để bàn về kế hoạch hòa giải dân tộc tôi có nêu vấn đề sẽ làm cho bên “lề phải” tức là ĐCSVN, chính quyền Việt Nam (CQVN) hợp tác với bên “lề trái” tức là bên những lực lượng dân chủ Việt Nam. Tôi nói nôm na dân giã là muốn làm cho bên lề phải và bên lề trái sẽ “ngồi cùng mâm” để cùng hợp tác cống hiến lợi ích cho dân tộc Việt Nam. Đã có quá nhiều người bên lề trái phản đối tôi kịch liệt về điều này. Họ nói tôi đó là điều không tưởng, không thể có, không thể xảy ra. Họ còn nói là nghi tôi bị bệnh tâm thần, hoang tưởng, mơ ngủ nữa. Trong lực lượng dân chủ Việt Nam có nhiều người là Việt kiều, các bạn đi xa đất nước đã lâu do vậy có lẽ nắm bắt tình hình Việt Nam chưa được sâu sắc.
Các bạn dân chủ Việt Nam lên án bên lề phải quá độc tài, quá độc ác, vì vậy các bạn cho rằng cần phải đánh đổ hoàn toàn ĐCSVN để lập nên một chính thể Việt Nam dân chủ mới hoàn toàn không có chế độ cộng sản. Tôi nghĩ các bạn dân chủ Việt Nam cần điều chỉnh lại tư duy nhận thức và cảm xúc của mình. Chính các bạn đang mơ ngủ và hoang tưởng đấy chứ không phải là tôi. Các bạn đang có xu hướng trở thành một kiểu độc tài mới, một kiểu độc ác mới rồi đấy.
Theo quan điểm của các bạn dân chủ Việt Nam là sẽ phải đánh đổ hoàn toàn ĐCSVN thì các bạn sẽ dùng phương pháp nào, phương pháp hòa bình hay bạo lực?!
Có bạn trong lực lượng dân chủ Việt Nam từng ví những quan chức ĐCSVN và CQVN là bọn cáo già độc ác. Vậy có thể ví các bạn dân chủ Việt Nam là gì vậy?!
Tôi thường xuyên tâm sự trao đổi lý luận với nhiều người cả bên lề phải và bên lề trái. Một người bạn của tôi từng ví lực lượng dân chủ Việt Nam hiện nay vẫn chỉ như đàn vịt con thôi!!!!! Đàn vịt con trông đáng yêu lắm, chúng nó chạy lăng xăng và kêu líu ra líu ríu, các các các, cạc cạc cạc nghe vui tai lắm. Nhưng mà đàn vịt con chưa làm nên thành công gì lớn to tát cả. Bầy cáo già độc ác vẫn cứ thản nhiên “chén” từng con vịt con trong đàn vịt con ngon lành. Ví lề phải như cầm tinh con cáo già và lề trái cầm tinh con vịt con thì lề trái cho dù một ngàn năm nữa không thắng nổi lề phải. Chỉ khi nào lề trái thôi cầm tinh con vịt con để hóa thành cầm tinh con hổ, con báo, con gấu, con voi … thì mới có thể thắng được lề phải.
Hỡi các bạn dân chủ Việt Nam Việt kiều Mỹ, Úc … hãy về Việt Nam thử xem, các bạn thử làm theo kiểu các bạn nói xem. Tôi tin “vịt con các bạn” sẽ bị ăn thịt đấy. Nhà tù Việt Nam sẵn sàng mở cửa thật rộng để hân hoan chào đón bạn vì các bạn là những con vịt con thơm ngon béo ngậy. Việt kiều nói trại, ai đó nói ngọng sẽ bị nghe nhầm thành “Việt cừu” hoặc “vịt kiều”. Cừu non hay vịt non thì đều là món rất hợp khẩu vị của lũ cáo già độc ác đấy!
Có một câu chuyện ngụ ngôn rất phổ biến toàn thế giới có tên là ‘chú thỏ con soi gương’. Nhiều người biết câu chuyện nhưng lại rất ít người thấu hiểu sâu sắc câu chuyện ngụ ngôn đó. Chuyện kể rằng có một chú thỏ con ra bờ suối nhìn xuống dòng suối mặt nước phẳng lặng. Dưới dòng suối tựa như là một tấm gương soi. Chú thỏ con giơ nắm đấm tức thì có một con thỏ khác trong gương cũng giơ nắm đấm lên. Chú thỏ con nhe răng hù dọa thì cũng lại có một con thỏ khác cũng lại nhe răng ra với nó trong gương. Chú thỏ con sợ quá chạy về nhà mách thỏ mẹ. Thỏ mẹ hiểu ra vấn đề và nói với thỏ con: Con hãy ra cười với cái con thỏ hung dữ đó thì nó sẽ cười lại với con. Chú thỏ con lại chạy ra bờ suối làm như mẹ dạy và ngay lập tức chú thỏ con trong suối lại cười với chú thỏ con. Câu chuyện ngụ ngôn đó cho thấy sự tương phản, bạn hành động nghĩ thế nào thì sự việc là thế đó. Các bạn và tôi có những cảm xúc, cách tư duy khác nhau do vậy có nhận thức khác nhau.
Có một thực tế hoàn toàn đúng trong căn nhà tôi từ nhiều năm qua đến nay là lề phải và lề trái luôn vui vẻ ăn cùng mâm, ở cùng nhà với nhau. Cha tôi năm nay 55 năm tuổi đảng viên ĐSCSVN. Tức có nghĩa cha tôi là thuộc bên lề phải chính hiệu. Tôi thì các bạn biết rồi đó. Nhiều năm qua đến nay các bạn luôn coi tôi là một thành viên nòng cốt, tích cực của bên lề trái. Cha tôi rất yêu thương, hãnh diện vì tôi mặc dầu cha tôi biết rất rõ tôi là bên lề trái. Ngược lại tôi cũng rất yêu thương cha tôi mặc dầu tôi cũng biết rất rõ cha tôi là thuộc bên lề phải. Như vậy các bạn đã được tôi chứng minh rõ hùng hồn rồi đấy! Lề phải và lề trái luôn ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà trong sự tràn đầy yêu thương trong căn nhà của gia đình tôi từ nhiều năm qua đến nay. Thế hệ ông bà, cha mẹ tôi là lề phải chính hiệu do vậy tôi hiểu rõ lề phải hơn cả tổ chấy. Con người ta không có ai là người hoàn thiện, trong mỗi con người có cả điều tốt và điều xấu. Vật chất và tinh thần luôn vận động, không có gì là đứng im tuyệt đối cả. Bản thân tôi khi còn đang là học sinh phổ thông tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin (CNCS M-L) đến mức gọi là “tin sái cổ”! Nhưng đến khi lên đại học tôi nhận ra sai lầm của CNCS M-L và bắt đầu chuyển từ lề phải sang lề trái.
Tục ngữ Việt Nam có câu: ”Con hơn cha mẹ, cháu hơn ông bà là nhà có phúc!” Tôi nghĩ câu tục ngữ này về mặt văn phạm chưa rõ ràng. Con hơn cha mẹ, cháu hơn ông bà về những điều tốt, điều hay thì mới đáng được gọi là nhà có phúc. Con cháu mà hơn cha mẹ, ông bà về sự độc ác, ngu muội, u mê, dốt nát thì đó chính là nhà vô phúc. Người khôn thì biết tiếp thu tinh hoa và gạt bỏ sai lầm của thế hệ ông bà, cha mẹ. Kẻ dại thì chỉ biết tiếp thu những điều sai lầm của thế hệ ông bà, cha mẹ truyền lại.
Tôi và nhóm doanh nhân, trí thức Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ để nhận định rằng: Hệ lý luận CNCS M-L sai lầm và thiếu sót tới 99%. Chúng tôi đã chắt lọc toàn bộ tinh hoa và loại bỏ toàn bộ sai lầm của hệ lý luận CNCS M-L để viết thành một hệ lý luận mới có tên là chủ nghĩa Cộng đồng. Hệ lý luận chủ nghĩa Cộng đồng kế thừa toàn bộ tinh hoa của CNCS M-L và tinh hoa của nhiều chủ thuyết khác cùng với nhiều sự sáng tạo mới của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng sau khi đọc hệ lý luận chủ nghĩa Cộng đồng sẽ làm cho hầu hết những người thuộc lề phải bừng tỉnh cơn u mê tăm tối sùng bái hệ lý luận CNCS M-L sai lầm tại Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua đến nay. Chúng tôi muốn giúp đỡ và hợp tác với bên lề phải chứ hoàn toàn không phải muốn phá hoại bên lề phải. Sau khi tỉnh ngộ, hiểu ra sự sai lầm về CNCS thì lề phải sẽ được chuyển hóa từ cầm tinh con cáo già độc ác trở thành cầm tinh con thỏ xinh ngoan hiền. Tôi tin chắc chắn là như vậy. Thỏ con và vịt con có thể sống chung vui vẻ với nhau lắm chứ!
Sắp tới đây tôi đề nghị mở hội nghị Diên Hồng hòa giải dân tộc Việt Nam, tôi đề nghị mời cả lề phải, lề trái, nhân dân Việt Nam ở trong nước, kiều bào ở nước ngoài, bè bạn quốc tế tham gia. Tôi mong đợi cả lề phải và lề trái hãy cùng tham gia ngồi cùng mâm. Bên nào không chịu ngồi vào mâm thì nhịn ăn cỗ, tự loại mình khỏi cuộc chơi tuyệt vời thú vị. Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới chính là hồn thiêng sông núi Việt Nam mới để hòa giải dân tộc, để giúp Việt Nam sớm trở thành cường quốc.
Tôi còn muốn nói với các bạn lề trái rất nhiều, tôi sẽ đáp lễ các bạn bằng nhiều bài viết khác nữa. Tôi xin nói lời cảm ơn các bạn lề trái vừa qua đã “ném đá” tôi thật là đáng yêu. Vịt con cũng đáng yêu như là con nít (trẻ em) vậy. Tôi có hai con nhỏ, cháu gái lớn năm nay 10 tuổi, con trai nhỏ năm nay 7 tuổi. Tôi rất yêu con tôi, tôi cảm thấy rất vui và yêu thương chúng. Tất cả những khi chúng cười, khóc, mếu, hay càu nhàu, rủa xả, bực tức khi tôi không thể cho chúng đi chơi công viên vào ngày trời mưa hoặc ban đêm.
Nhà thơ, nhà triết học Đức Gớt từng chia sẻ với nhân dân của mình rằng: “Người ta cao bởi vì nhà ngươi tự quỳ xuống! Hỡi nhân dân hãy tự đứng dậy!” Tôi mượn lời của Gớt để nói với các bạn rằng: Hỡi các bạn lề trái các bạn hãy đứng dậy, hãy lớn lên thật nhanh, hãy đừng cầm tinh con vịt con nữa, hãy trở thành cầm tinh con gấu vừa sức mạnh nhưng lại rất hiền lành! Cáo già không dám ăn thịt gấu đâu. Tôi không dám nói tất cả mọi người thuộc lề trái là vịt con, chỉ một số nào các bạn lề trái vừa qua “ném đá” tôi thì đáng gọi là vịt con thôi. Bên lề trái có rất nhiều người đáng kính trọng. Tôi chỉ là một kẻ tầm thường. Xin hãy lấy tôi làm điểm mốc so sánh, điểm xuất phát để các bạn lớn hơn, cao hơn, vượt xa tôi. Tôi chỉ là một trong những người tham gia cuộc đua chạy tiếp sức. Tôi chỉ đủ sức chạy một vài đoạn. Sứ mệnh của dân tộc Việt Nam thì mọi người dân tộc Việt Nam cần phải chung vai gánh vác.
Tôi muốn trở thành “Lý Quang Diệu Việt Nam” để cống hiến sớm đưa Việt Nam trở thành cường quốc. Tôi muốn trở thành người hòa giải dân tộc tựa như là N. Mandela cựu tổng thống Nam Phi. Tôi muốn trở thành một nhà hoạt động nhân quyền tựa như mục sư Luther King của Mỹ. Tôi muốn trở thành một người tựa như thánh Gandi của Ấn Độ. Nhưng tôi chỉ có thể phất cờ bay trong gió khi có cờ trong tay. Không có cờ trong tay không có ai phất cờ được. Tôi muốn nhân dân Việt Nam, lề phải, lề trái cùng ủng hộ tôi để tôi có thể cống hiến được nhiều nhất cho dân tộc Việt Nam. Tôi muốn sớm đưa Việt Nam trở thành cường quốc. Tôi muốn Việt Nam tiến hành hòa giải dân tộc xong êm đẹp mỹ mãn ngay trong năm 2014.
Từ hơn một năm qua đến nay cả lề phải và lề trái đều tích cực bàn luận, hành động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Như vậy là lề phải và lề trái đã cùng nhìn về một hướng. Tôi muốn giúp ĐCSVN cải cách để trở thành một đảng thực sự dân chủ. ĐCSVN từ nhiều năm qua đến nay vẫn luôn tự nhận mình cũng là một đảng dân chủ. Nhưng đó là dân chủ nửa vời, dân chủ một chút thôi, dân chủ thiếu triệt để, thiếu toàn diện. Tôi muốn giúp cho ĐCSVN dân chủ triệt để hơn, toàn diện hơn. Lề phải và lề trái hãy ngồi cùng mâm, hãy đoàn kết lại vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.
Tôi chúc vịt con sớm biến thành gấu, chúc cho cáo già sớm trở thành thỏ con!
Tôi chúc toàn thể lề phải, lề trái, đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế luôn nhiều sức khỏe, bình an, may mắn, thành công, hạnh phúc!
Sài Gòn – TP.HCM, Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2013,
Người khởi xướng Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới
Lê Thăng Long – Lincoln Lê
Địa chỉ nhà riêng: 80 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM.
Điện thoại di động: +84-967375886 . Email: thanglong67@gmail.com
 

Chung quanh ngôi Võ Miếu ở Hà Tĩnh

vo-mieu-ha-tinh-305.jpg
Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, ảnh chụp trước đây.
RFA


Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Theo như bản lược sử di tích thì miếu xây dựng vào năm 1833, vào đời vua Minh Mạng, năm thứ 14. Sau đó, qua nhiều lần trùng tu, Võ Miếu chính thức được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010. Và cũng từ thời gian đó đến nay, vấn đề nhang khói, sùng bái đầy chất đầu độc mê tín văn hóa Tàu và thần tượng Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến quan niệm về văn hóa, lịch sử của cư dân Hà Tĩnh, điều này góp phần lý giải vì sao người Trung Quốc dễ dàng xâm nhập Hà Tĩnh và biến Hà Tĩnh thành sân nhà đầy quyền uy của họ.

Thờ phụng hay tuyên truyền cho TQ

Một người dân Hà Tĩnh tên Nguyễn Phương Kỳ, bức xúc nói với húng tôi rằng ông hết sức buồn cười khi một dic tích văn hóa lịch sử ấp quốc gia lại thờ gia đình nhà Quan Công, tức Quan Vân Trường, trong đó thờ Vân Trường đứng vị trí trung tâm, sau đó là Quan Bình, con trai nuôi của Quan Vân Trường và Châu Xương, tướng dưới trướng của Quan Công, sau đó mới đến Trần Hưng Đạo. Điều này vô hình trung đặt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xuống hạng con cháu hoặc là tướng dưới trướng của Quan Vân Trường.
Đó là chưa muốn nói đến trong bản lược sử nền đỏ, chữ vàng trước cổng miếu còn có đoạn ghi đại ý Quan Vân Trường là người liêm chính, nghĩa khí, nhân ái, nhưng do điều kiện chiến tranh loạn lạc, mọi thứ vật phẩm, bài vị thờ cúng của ông đã bị lưu lạc rất nhiều, những thứ còn lại được tập trung tại Võ Miếu, là những đồ thờ hiện tại.
Nói như vậy chẳng khác nào nói rằng Hà Tĩnh trước đây là quê hương của Quan Vân Trường, thậm chí tư gia của ông này nằm ngay tại địa bàn tỉnh này, chính ở vị trí Võ Miếu hiện tại. Và kinh khủng hơn nữa, trong đền Võ Miếu, vị trí cao nhất đặt tại bàn thờ trung tâm dành cho Quan Vân Trường, sau đó mới đến Đức Phật Thích Ca, thần linh, thổ địa rồi con nuôi, tướng dưới trướng của Quan Vân Trường, cuối cùng mới đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cách bố trí bàn thờ như thế, chẳng khác nào dùng biểu tượng tâm linh để đánh thằng vào niềm tin nhân dân rằng Trung Quốc là ông chủ, là đàn anh, ngay cả bậc thần thánh của họ cũng là ông chủ, là đàn anh của thánh thần Việt Nam.
vo-mieu-ha-tinh-3-250.jpg
Bảng nội quy bên trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Một người dân tên Mỹ, lắc đầu, than thở: “Làm như thế không đúng đâu! Vì sao biết không, vì làm như thế thì nó đánh giá, đề cao bên Trung Quốc quá. Lối làm đó không được vì nó có phần nào thiên vị Trung Quốc. Đó chính xác là yếu tối mị dân rồi, nói đúng nghĩa là vậy đó!”
Một người dân khác, sống ở phường Tân Giang đã lâu năm, buồn rầu nói với chúng tôi rằng ông rất đau lòng và cay đắng nhận ra Võ Miếu là cơ quan tuyên truyền lớn nhất của nhà cầm quyền để nhồi sọ nhân dân phải tin rằng Trung Quốc là ông thầy, là ông chủ của Việt Nam. Bởi vì từ ngày được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia đến nay, với không biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về sự linh hiển ở Võ Miếu đã lần lượt kéo người dân khắp tỉnh về đây thắp nhang, cầu xin tài lộc và cầu xin thần linh phù hộ tai qua nạn khỏi. Võ Miếu nghiễm nhiên trở thành chiếc nôi tâm linh của Hà Tĩnh.
Trong khi đó, với cách bố trí đầy bưng bê thần phù của Tàu và đầy nhục mạ thần linh xứ Việt như thế, chắc chắn người dân vào đây cầu nguyện, xin xỏ sẽ thấy rằng ông thần Tàu quá quyền uy, quá to lớn, ngay cả vị thần trấn quốc cỡ như Trần Quốc Tuấn còn dưới vế của ông Quan Vân Trường kia, huống hồ gì người còn sống. Và trong cách thờ này ngầm mách bảo với người dân rằng Việt Nam vốn là lãnh địa của Trung Quốc, được cai quản bởi thần linh Trung Quốc. Điều này dễ dàng làm cho tâm lý người dân tê liệt và cam chịu mọi sự bành trướng của Trung Quốc trên đất Hà Tĩnh.

Quan chức xúm nhau cầu lộc

Theo một cư dân Hà Tĩnh, yêu cầu giấu tên, ông này cho biết là hằng tháng, các bà vợ quan chức và các quan chức xuất hiện ở Võ Miếu với đầy đủ hương đăng hoa quả để cúng kính, cầu xin. Thái độ kính cẩn và đầy nghiêm trang của họ trước một ông thần người Tàu có gốc gác mang tính huyền sử nhiều hơn là sự thật này càng làm cho người dân cảm thấy tin cậy vào thần linh Trung Hoa ở Võ Miếu bội phần.
vo-mieu-ha-tinh-2-250.jpg
Bên trong Ngôi Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. RFA PHOTO.
Vì suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ phía Bắc miền Trung Việt Nam, quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào và hơi biển nóng rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ kim. Cái nghèo làm cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng chính sự nghèo khổ dễ dàng làm cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh của kẻ giàu với hy vọng làm giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có giống như họ.
Đây là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu tài trong đại bộ phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu cầu xin của giới hức địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn ra ở Võ Miếu, trong đó có xả những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho lộc, chữa bệnh cho người dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhập vào xác, mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay quanh sự thần phục Quan Vân Trường.
Với đà tuyên truyền dị đoan như thế, hẳn nhiên người dân phải mê tín tuyệt đối vào những thần linh Trung Hoa và cho rằng người Trung Quốc sang Hà Tĩnh làm ăn là một cơ hội đổi đời cho họ, là những ông thần tài mang lộc đến cho dân Hà Tĩnh, và sâu xa hơn nữa là người dân Hà Tĩnh sẽ ngầm mang ơn người Trung Quốc, thần phục người Trung Quốc.
Một bạn trẻ người Hà Tĩnh, là sinh viên học viện hành chính quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Về mặt văn hóa thì em thấy không ổn, là người Việt, ai cũng biết rõ điều đó. Đó là một vấn đề lớn!”
Suy cho cùng, với cách truyên truyền thông qua mê tín dị đoan như thế này, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã hoàn toàn thành công trong chiến dịch bơm vào não trạng đại bộ phận nhân dân sự mê tín Trung Quốc. Và một khi Võ Miếu trở thành di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia, không thể nói rằng trách nhiệm và tội lỗi chỉ riêng của nhà cầm quyền Hà Tĩnh. Bởi chỉ có Bộ văn hóa thông tin Việt Nam mới đủ chức năng và quyền lực để công nhận di tích cấp quốc gia!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Cần có “Điện Biên Phủ về kinh tế”

TT - Năm 2013 sắp khép lại với một loạt chỉ tiêu mà nền kinh tế đạt được như tăng trưởng đạt 5,4%, lạm phát kiềm chế mức 6,04% song vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Giải pháp cho năm 2014 là gì?
Ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng bước sang năm 2014, chúng ta có những tiền đề để thực hiện một công cuộc chấn hưng nền kinh tế, có thể coi là chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”.
"Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế"
Ông Trương Văn Phước

* Ông nói có cơ sở để chúng ta tiến hành một “Điện Biên Phủ về kinh tế”. Cơ sở nào để ông đưa ra đề xuất này?

- Cách nay 60 năm, năm 1954, chúng ta đã lẫy lừng với chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng năm 2014 tại sao chúng ta không kỷ niệm sự kiện đó trong tinh thần là “Điện Biên Phủ về kinh tế” để đưa đất nước vào một vận hội mới? Lịch sử nhiều khi cũng lặp lại những điều hết sức kỳ diệu như thế. Đó là cảm nhận hết sức cá nhân, nhưng tôi cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn đây, nếu chúng ta khởi động một chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này.

Điều mà tôi đánh giá rằng tín hiệu chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” đã khá rõ là tại cuộc họp trực tuyến về kinh tế - xã hội cuối tuần qua, Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chúng ta mở cửa tối đa cho người nước ngoài mua bất động sản. Chúng ta đã trải qua bao khó khăn trong suốt mấy năm qua, nhưng chúng ta rút ra một điều rằng chúng ta ngày càng trở nên nhạy bén hơn, linh hoạt hơn, khôn ngoan hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Hàng hóa tồn kho chất đầy, công nhân thất nghiệp, ngân hàng không cho vay được, nhân viên ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng đều bị cắt giảm... Đó là cái giá phải trả mà nhiều quốc gia cũng như vậy chứ không chỉ riêng VN.

Kinh nghiệm ngăn ngừa những rủi ro làm bất ổn nền kinh tế phải chăng là chúng ta có rồi? Đương nhiên chúng ta không chủ quan, nhưng cũng phải tự tin mà nói rằng những cái gì đạt được trong năm vừa qua cho thấy chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm rồi. Do đó, đề xuất thực hiện chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” cũng xuất phát từ thực tiễn đó.

* Ông có thể phác thảo qua về chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”?

- Chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản phải được tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, ngay từ đầu tháng 1-2014. Kể cả việc đầu tư công của Nhà nước cũng như tín dụng của ngân hàng phải được phối hợp hài hòa làm sao cho một lượng vốn ra ngoài thị trường nhanh nhất. Đương nhiên chúng ta cũng phải đo lường lượng vốn ra thị trường thì tác động đến chỉ số giá như thế nào? Đó là câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng về góc độ vĩ mô thì lượng vốn phải được ra nhanh nhất kể cả đầu tư của Nhà nước, kể cả đầu tư của tư nhân.

Bằng những đột phá trong chính sách đầu tư của Nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu lên, tức là tăng trưởng kinh tế cao hơn trên nền chúng ta đảm bảo các điều kiện để lạm phát ở mức 6-7% như hai năm qua là hợp lý. Làm rất liều lượng, chặt chẽ giữa lượng tiền đưa ra thị trường thông qua tín dụng. Điều quan trọng là quá trình đầu tư của nền kinh tế phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.
Nhìn lại chỉ tiêu kinh tế năm 2013, theo ông Trương Văn Phước, như lạm phát, không phải đơn giản để chúng ta kéo chỉ số này trong cả năm nay xuống 6,04%. Lạm phát cả năm vẫn thấp như vậy cho thấy đây là kết quả sự kết hợp hài hòa của nhiều chính sách khác. Đó là, thứ nhất: chính sách tiền tệ trong quá trình quản lý cung tiền tệ của nền kinh tế đạt 10%. Đây là con số khả quan trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế thấp. Thứ hai: tỉ giá tăng 1% nhưng xuất khẩu vẫn tăng trên 15%, điều đó có thể thấy rằng ở khía cạnh nào đó chính sách điều hành tỉ giá như thế là phù hợp.

* Để kinh tế phát triển, doanh nghiệp và người dân phải tiếp cận tín dụng một cách bình thường. Thế nhưng điều này đang vô cùng khó khăn do nợ xấu. Ông đánh giá việc xử lý nợ xấu thời gian qua?

- Chúng ta thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để mua bán và xử lý nợ xấu. Thực tế, VAMC không thể xử lý hết nợ xấu của nền kinh tế này một cách nhanh nhất, ít tốn tiền nhất. Việc chúng ta tạm thời chuyển dịch nợ xấu từ ngân hàng thương mại vào trong VAMC để rồi tiếp tục phân loại tài sản đảm bảo, thiết lập các điều kiện của thị trường. Có thể nói với cách xử lý nợ xấu mà VAMC đang làm là mua lại của các tổ chức tín dụng, đây là một lối thoát gần như duy nhất trong bối cảnh ngân sách của chúng ta còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn.

* Cho tới nay, gần 30.000 tỉ đồng nợ xấu - một phần nhỏ tổng nợ xấu của nền kinh tế - được VAMC mua. Có tín hiệu nào cho thấy sẽ có sự đổi thay lớn trong việc xử lý nợ xấu không?

- Chính là thông điệp sẽ cho phép người nước ngoài mua các bất động sản. Tôi cho đó là cú hích rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Và tôi cũng mong rằng trong năm 2014, việc này cần phải triển khai sớm từ ý tưởng biến thành chính sách, từ chính sách đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội. Nếu như người nước ngoài bỏ tiền vào mua với điều kiện giá nhà đất thấp như hiện nay thì sẽ kích thích bao nhiêu nhà đầu tư trong nước hiện đang có rất nhiều tiền cũng chung tay vào mua nhà đất. Khi đó thị trường bất động sản sẽ ấm áp hơn. Điều này sẽ tạo ra không khí hưng phấn, sức cầu mới cho thị trường. Đó mới là điều quan trọng.

Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế. Mọi người có lẽ thấy rằng việc bỏ tiền vào đâu, tiết kiệm hay chứng khoán, hay bất động sản thì ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn.

* Có nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu bán bất động sản lúc này cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ bị hớ vì giá xuống quá thấp so với vài năm trước?

- Đúng là có rất nhiều ý kiến nói rằng trong bối cảnh giá bất động sản xuống thấp, việc chúng ta bán cho người nước ngoài được xem là bán tài sản quốc gia với giá rẻ. Nhưng tôi cho rằng mấy chục năm nay, Nhà nước cho phép đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào thì họ lấy những gì của đất nước ta? Đương nhiên họ mang vốn liếng vào đây thì phải có mức sinh lời mang về đất nước họ. Đó là lẽ sòng phẳng. Không có gì được mà không mất và cũng chả có gì mất mà không được.

Qua việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài, điều lớn nhất mà chúng ta nhận được là nợ xấu của VN sẽ từng bước được xử lý. Thực tế chúng ta đang sở hữu một lượng tuy nợ là xấu nhưng lại có tài sản đảm bảo không xấu tí nào. Nếu có lượng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ kích thích các nhà đầu tư trong nước tham gia vào đây. Như thế đây là cú hích, cú đột phá quan trọng về mặt chính sách. Một tín hiệu rất rõ ràng, rất mạch lạc, rất thuyết phục với thị trường góp phần tăng tổng cầu lên. Tổng cầu tăng lên thì phục vụ nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, tăng trưởng cao hơn không phải là một khẩu hiệu suông mà cần có những chính sách để tạo ra một kỳ vọng của thị trường rất hợp lý.

Khi nợ xấu được xử lý, các ngân hàng mạnh dạn cho vay ra. Doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn và kinh doanh nhiều hơn, kinh doanh có lãi thì họ đóng thuế nhiều hơn. Thuế đóng nhiều hơn thì ngân sách thu được nhiều hơn. Ngân sách nhiều hơn thì đầu tư công nhiều hơn. Đầu tư công nhiều hơn thì tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Khi đó, kỳ vọng của con người nhiều hơn và sẽ biến thành hành động kinh doanh nhiều hơn. Như vậy, phục hồi kinh tế nhanh hơn. Đó là vòng lan tỏa của chính sách đó.
LÊ THANH thực hiện
(Tuổi trẻ)

TS Alan Phan: Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR?

TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016... 
"Đóng băng" đến năm 2016?
 
PV: - Về mặt quản lý nhà nước, gói 30.000 tỷ được kỳ vọng như liều thuốc cứu bất động sản. Trong suốt quá trình triển khai, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra các đề xuất nới điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng vay, cho phép chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội... Tuy nhiên, thất bại của gói 30.000 tỷ đã nhìn thấy rõ. 
 
Theo ông, những biện pháp giải cứu bất động sản năm qua đã thực chất chưa, đã xử lý được vấn đề của bất động sản Việt Nam chưa?
 
TS Alan Phan: - Theo tôi, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR vì thực tình không ai muốn bỏ tiền ra như "muối bỏ biển" nhất là thời điểm đang phải ráo riết truy thu thuế, ngân sách đang thiếu hụt, rất nhiều thứ để chi, lại mang 30.000 tỷ đưa vào bất động sản chẳng đi đến đâu vì nợ xấu bất động sản đang đầy rẫy.
 
Thêm nữa, gói 30.000 tỷ là tin PR tác động tâm lý để người dân có nhu cầu mua nhà nên mọi cách họ làm sau đó để nới điều kiện cho vay với gói 30.000 tỷ cũng khó ai có thể tiếp cận được.
 
TS Alan Phan: Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR
TS Alan Phan: Gói 30.000 tỷ là một chiêu PR
 
Chẳng hạn nếu muốn giúp người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội sẽ dễ thôi, ai đủ khả năng, điều kiện cấp giấy, phiếu đi ra ngân hàng nhận tiền, số tiền nhiều ít tùy từng trường hợp cụ thể thì chỉ 3 ngày sẽ hết ngay 30.000 tỷ. Vấn đề muốn làm thì dễ, còn đây không ai muốn thực làm. 
 
Khi kinh doanh họ biến thành doanh nghiệp chứ không còn là cơ quan kiểm soát. Họ tìm cách để các thành viên trong hiệp hội bán được hàng. Tôi thấy điều này không đáng ngạc nhiên khi mà nền kinh tế Việt Nam không phải là kinh tế thị trường.
 
PV: - Xin ông cho biết, kịch bản cho thị trường bất động sản sắp tới sẽ như thế nào, bất động sản sẽ đổ vỡ rồi phục hồi hay phải chạm đáy rồi phục hồi dần?
 
Theo ông, biện pháp nào có thể giải cứu thị trường bất động sản sắp tới? Nhà đầu tư có nên kỳ vọng vào thị trường bất động sản năm 2014?
 
TS Alan Phan: - Vấn đề bất động sản ở Việt Nam không phải là vấn đề nhu cầu vì nhu cầu rất lớn, cũng không phải là vấn đề người dân không có tiền, tiền của dân rất nhiều dù bất cứ phân khúc nào.
 
Vấn đề của bất động sản là vấn đề giá cả. Giá thị trường còn cao vì các công ty địa ốc luôn nói giá như vậy là sát lắm rồi, không thể bán dưới giá vì sẽ lỗ. Nhưng nếu lỗ thì ai bắt ông làm nên vấn đề lỗ lãi là vấn đề của doanh nghiệp, giá thị trường là giá thị trường người dân thấy đúng giá họ sẽ mua, không đúng giá họ sẽ chê. 
 
Những người sản xuất bất động sản họ nhất định không xuống giá trong khi thu nhập của người dân giỏi lắm chỉ tăng khoảng 10% trong vòng vài năm tới thì giá bất động sản cũng còn xa cách như vậy thì thị trường không có gì thay đổi. Thị trường không lên không xuống mà sẽ đi ngang. 
 
Sẽ không có bất kỳ sự chuyển động nào của thị trường bất động sản đến khi 1 trong 2 điều thu nhập của người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm xảy ra. Không cần giải pháp của nhà nước hay bất kỳ ai, vấn đề là để thị trường lo liệu. 
 
Nếu không có gì thay đổi về giá cả thì tình trạng bất động sản sẽ đóng băng cho đến năm 2014, 2015, 2016...  Nếu doanh nghiệp muốn bán phải giảm giá, bán tống, bán tháo sẽ có người mua ngay. 
 
Lợi ích đằng sau những dự báo thị trường
 
PV: - Thời gian vừa qua, nhiều công ty nghiên cứu thị trường đưa ra những dự báo thị trường sai, có lợi cho doanh nghiệp mình. Ông bình luận như thế nào về hiện tượng này? Liệu có sự làm ngơ để cứu vãn bất động sản bằng mọi giá trong trường hợp này không, thưa ông?
 
TS Alan Phan: - Điều này xảy ra trên khắp thế giới, doanh nghiệp bỏ tiền ra để thu lợi nên bất cứ chiêu PR nào cũng đều có mục đích đằng sau có khi là mục đích dài hạn có khi là mục đích ngắn hạn, có khi họ cải trang là nghiên cứu thị trường nhưng thực chất trong nền kinh tế thị trường cần phải có lợi nhuận và đều phải có mục tiêu để gia tăng lợi cho doanh nghiệp.
 
Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016...
Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả, tình trạng bất động sản đóng băng có thể tiếp diễn đến năm 2016. Ảnh: Nguyên Thảo
 
PV: - Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chưa có dự án nhà ở nào giảm giá trên địa bàn Hà Nội, thông tin giảm giá chỉ có trên các báo cáo. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phản pháo Chủ tịch Hà Nội, tiếp tục khẳng định các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, nhiều dự án giảm 50% về mức giá của năm 2006. Ông bình luận như thế nào về 2 ý kiến trái chiều trên? 
 
TS Alan Phan: - Tất cả những số liệu thống kê của Việt Nam luôn bị bóp méo theo lợi ích nào đó khó có thể kiểm chứng được vì mỗi bên đều muốn che giấu con số chính xác để không ai tìm ra. 
 
Thứ hai, bất cứ ai khi tuyên bố điều gì đều phải xem lại mục đích đằng sau của mỗi tuyên bố. Tôi không quan tâm ai nói thế này, ai nói thế kia nhưng những người đó họ chắc chắn sẽ có những mối lợi khi nói những điều này. 
 
Ở Mỹ hay các quốc gia khác đều có những công ty hay cơ quan độc lập không thuộc về chính phủ hay những công ty địa ốc kể cả là người tiêu dùng, họ lấy dữ liệu từ 4-5 nơi khác nhau như từ ngân hàng, từ báo cáo mua bán... và tổng hợp lại, những cái phi lý sẽ được bỏ đi.
 
Không lệ thuộc vào ai thì mới tin được còn anh vừa bán hàng vừa nói thì ai tin được?
 
PV: - Có ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng đã lạc quan khi đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, ông có đồng tình với quan điểm này hay không? 
 
TS Alan Phan: - Ở Mỹ, châu Âu họ không hề có Bộ Xây dựng vì có những luật lệ về hành chính, tài chính ví dụ hành chính ở thành phố, chính quyền thành phố phải lo, người kiểm soát thanh tra bảo đảm xây dựng theo đúng luật, họ chỉ có mục tiêu áp dụng luật. Chính quyền không dính dáng đến việc kinh doanh xây dựng còn ở Việt Nam Hiệp hội địa ốc, xây dựng đều có Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch, Phó chủ tịch tức là bằng hình thức nào đó liên quan rất mật thiết đến doanh nghiệp. 
 
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (Thực hiện)
(Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét