Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Ngày 04/12/2013 - TỰ SƯỚNG với con số tăng trưởng ẢO & VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

TỰ SƯỚNG với con số tăng trưởng ẢO

Sự chênh lệch quá lớn giữa GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và GNI (Tổng thu nhập quốc dân) trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng: Tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi các doanh nghiệp nội phần nhiều đã suy kiệt.
Trong khi kinh tế Việt Nam mải say sưa với con số GDP vẫn tăng trưởng qua các năm mà quên một điều cốt yếu rằng: GDP không loại bỏ số tiền mà người Việt Nam phải dành ra để trả nợ, và khoản lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài chuyển về nước họ. Trong khi đó, GNI – chỉ tính theo hoạt động sản xuất kinh doanh của công dân hay pháp nhân một nước, bất kể họ đang ở đâu – phản ánh chân thực hơn nền kinh tế Việt Nam thực sự đã làm được những gì – lại thường xuyên bị bỏ quên trong các báo cáo.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong 3 quý đầu năm, đã có 122 doanh nghiệp tại 23 tỉnh, thành bị thanh tra đặc biệt do nghi án chuyển giá với tổng số tiền bị buộc truy thu hơn 200 tỷ đồng.
Theo số liệu của WB, trong khi GDP 2012 của Việt Nam đạt được 141,7 tỷ USD thì GNI lại chỉ đạt 134,2 tỷ USD. Điều đó cũng có nghĩa là chênh lệch giữa hai con số lên đến 7,5 tỷ USD – quá nhiều so với mức chênh 0,6 tỷ USD năm 2003. Nếu tính theo bình quân đầu người thì lại càng thấy rõ cách biệt khi năm 2003, GDP bình quân đầu người chỉ hơn GNI bình quân đầu người 12 USD, đến năm 2012, khoảng cách này đã tăng gấp 16 lần, lên đến 196 USD. Và dự báo sự chênh lệch này có thể còn mở rộng hơn nữa trong tương lai, khi Việt Nam phải trả nợ lãi nước ngoài ngày càng nhiều, doanh nghiệp nội bán một phần tài sản cho nước ngoài, hay doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước, hoặc đến một thiên đường thuế nào đó, khiến cho GDP không bị ảnh hưởng, tiếp tục tăng, song GNI có thể bị tụt giảm đáng kể. Trong khi đó, nợ nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nợ công – vốn là hệ quả của những khoản vay dài hạn và ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ công bố hôm 22/11, cứ mỗi quý, Việt Nam phải trả nợ nước ngoài 25.000 – 26.000 tỷ đồng. Tình hình sẽ càng bi đát tùy theo mức độ mất giá của tiền đồng. Từ đó khiến thu nhập của người dân Việt Nam cũng bị kéo xuống theo, dù trên danh nghĩa vẫn tăng, thoát khỏi nhóm nước nghèo nhất thế giới và đánh mất một khoản viện trợ không nhỏ vốn chỉ dành cho người nghèo.
Tương tự, xuất khẩu vẫn tăng trưởng hàng năm, song khoảng cách giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa vẫn còn quá xa. Trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2013, phần doanh nghiệp trong nước chiếm cũng chỉ vào khoảng 40%. TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế VN – chỉ ra một sự thật rằng: Riêng xuất khẩu của các nhà máy Samsung đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, bằng với xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông nghiệp cộng lại.
Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp, và thời hạn cho mục tiêu đó đang ngày càng đến gần. Song, sau hơn 20 năm đổi mới, dù xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đạt 22,92 tỷ USD, Việt Nam thực chất cũng chỉ đóng vai trò của một nước gia công. 60% số tiền mà trên danh nghĩa FPT kiếm được lại về tay IBM hay Oracle. Thế nên, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM mới xếp FPT vào nhóm “bán buôn máy móc và thiết bị phụ tùng”!
Lĩnh vực dệt may cũng trong tình trạng tương tự, khi đến 70% vẫn là gia công thuần túy, và 70% nguyên phụ liệu là hàng nhập khẩu, phần lớn lại từ Trung Quốc. Trong khi đó, giá nguyên liệu, chi phí sản xuất như điện nước, xăng dầu đều tăng hơn 100% còn giá gia công chỉ tăng có 20-30% trong vòng 10 năm qua, nên thu nhập thực chất của ngành phải nói là giảm, chứ không tăng. Rồi một loạt các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, nông sản, cà phê… đều không khả quan gì hơn. Thế nên, mới có chuyện, dù kinh tế Việt Nam chạy với 4 động cơ tăng trưởng, song chỉ nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là mang về con số tăng trưởng khủng, còn kinh tế nhà nước, kinh tế dân doanh và khu vực nông nghiệp đều rơi vào trạng thái ảm đạm và đầy bi quan.
Rob Subbaraman – kinh tế trưởng khu vực châu Á của Nomura – từng chỉ ra rằng: Kinh tế châu Á đang mắc cơn nghiện dòng tiền nóng, và việc này đang làm yếu các nền tảng kinh tế.
Không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài với bất kỳ một nền kinh tế nào. Đặc biệt với một quốc gia đang phát triển lại ở trong thế khá bế tắc, khi doanh nghiệp nội địa trở nên co cụm, một loạt chương trình hỗ trợ chưa tỏ ra hiệu quả… thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI vẫn mang đến sự lan tỏa tích cực nhất định. Chẳng hạn như góp phần phát triển cải tiến kỹ thuật, yêu cầu nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, gia tăng việc làm, thúc đẩy cạnh tranh, đóng góp một chút thuế phí cho ngân sách luôn chi nhiều hơn thu… Thế nhưng, về lâu dài, cái cần hướng tới vẫn là con số tăng trưởng và thu nhập thực chất cho người dân Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp FDI hiển nhiên không thể được coi là một thành phần thực sự trong quá trình được gọi là “công nghiệp hóa” của một quốc gia, mà chỉ có thể đóng vai trò chất xúc tác. Hơn nữa, quá lệ thuộc vào nước ngoài, thì một khi kinh tế thế giới chịu cú sốc bất lợi, như cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn xuất phát từ Mỹ năm 2007-2009 vừa qua, thì rất nhanh chóng, nhà đầu tư sẽ phải rút vốn về để bảo toàn lực lượng. Khi ấy, Việt Nam sẽ lại rơi vào cảnh giật gấu vá vai để tồn tại.
THEO SỐNG MỚI

BỘ CÔNG THƯƠNG: Giá gas cao thế này, người tiêu dùng phải quay về dùng củi!

Đại diện Bộ Công thương cho biết, giá gas tăng sốc không chỉ gây bức xúc cho hộ gia đình mà còn tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện..
Xung quanh quyết định tăng giá gas lên khoảng 475.000 – 485.000 đồng/bình 12kg bắt đầu từ tháng 12 này (cao nhất kể từ tháng 2/2012), ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã có những chia sẻ với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ vào chiều 2/12/2013.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 0%

Theo đó, ông Chiến đánh giá, diễn biến giá gas đã gây bức xúc lớn trong dư luận, không chỉ với các hộ gia đình sử dụng gas mà cả với những tổ chức sản xuất kinh doanh tiêu dùng gas. Người tiêu dùng ai cũng cảm thấy rất bất ngờ khi giá gas đã tăng lên từ 70.000- 80.000 đồng/kg.
“Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh cũng cảm thấy rất khó khăn. Nếu với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện…”, ông Chiến phân tích.
Tuy nhiên, theo ông, giá gas tăng chủ yếu là do giá gas thế giới. Giá gas thế giới đã tăng 267,5 USD/tấn so với đầu tháng 10/2013, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Để giảm được giá gas trong thời gian tới, Bộ Công thương cũng đồng tình với ý kiến của Hiệp hội gas, đề nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống 0%. Ngoài ra, về góc độ quản lý Nhà nước phải có những biện pháp để hạn việc chế lợi dụng thực hiện theo cơ chế thị trường để thao túng giá, nâng giá tùy tiện.
Theo ông Chiến, có những giải pháp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với mặt hàng này. Cụ thể, Bộ Công thương có thể đề nghị và phối hợp với Bộ tài chính tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh gas. Các doanh nghiệp được quyền quyết định giá gas phải kê khai giá theo quy định của Luật giá và cơ quan quản lý sẽ kiểm tra các yếu tố hình thành giá, nếu kết luận cho thấy có sai phạm thì phải có biện pháp xử lý.
Cùng với đó, cơ quan quản lý thị trường sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm.
Ngoài ra, ông Chiến cho biết, có một công cụ sắp tới sẽ được áp dụng đó là Nghị định 107 của Chính phủ, hướng dẫn chi tiết thị hành Luật Giá. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu hướng dẫn cụ thể, quy định cụ thể. Bộ Công thương cũng đã tiến hành rà soát đánh giá việc thực hiện Nghị định 107 về kinh doanh gas để phát hiện những vấn đề không còn phù hợp và đề nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn năm 2014.

Không để doanh nghiệp muốn làm gì cũng được!

Về nghi vấn mà dư luận đặt ra, liệu PVGas với thị phần lớn liệu có lợi dụng độc quyền hay không, ông Chiến khẳng định, doanh nghiệp mặc dù chiếm thị phần lớn nhưng không vi phạm bất cứ quy định nào trong Luật cạnh tranh, không lợi dụng vị trí thống lĩnh để thao túng thị trường thì cũng không vi phạm Luật cạnh tranh.
Hơn nữa, tuy rằng gas là mặt hàng do doanh nghiệp tự định giá và chỉ việc kê khai giá, nhưng không phải các doanh nghiệp gas kể cả những doanh nghiệp lớn, muốn quyết định giá thế nào cũng được mà phải tuân theo những định của Luật giá và Nghị định 107 – đại diện Bộ Công thương cho hay. “Tôi muốn nói đến tầm quan trọng của cơ quan kiểm tra Bộ Tài chính và Bộ Công thương trong việc kiểm tra cơ cấu giá, xem có phù hợp hay không. Không phải là doanh nghiệp muốn làm gì cũng được mà phải chịu sự giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng”.
Cũng theo ông Chiến, về mặt hàng gas, Việt Nam hiện không thể tự túc được khi sản xuất gas trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, trên 50% là phải nhập khẩu. Lực lượng sản xuất trong nước cứ 6 tháng 1 lần tổ chức đấu giá giữa các doanh nghiệp có quyền sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu gas theo quy định Bộ Tài chính, do vậy, theo ông Chiến, cũng không thể có lợi ích nhóm ở đây.
Trên thị trường chứng khoán, sau 5 phiên giao dịch lình xinh (2 phiên giảm và 3 phiên đứng giá tham chiếu), đóng cửa phiên 2/12, cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt nam đã tăng điểm 1.000 đồng tương ứng 1,6% lên 65.000 đồng/cp. GAS đang là một trong những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán với 123.175 tỷ đồng.
Tại phiên họp báo chiều 2/12, liên quan đến vụ phân phối sữa Abbott của Công ty Song Nam được cho là không theo giấy ủy quyền của Abbott và bán sữa Ensure không có nguồn gốc rõ ràng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đỗ Thanh Lam , Cục quản lý thị trường cho hay, ngày 29/11, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã mời công ty Song Nam lên làm việc.
Theo đó, công ty này đã trình bày và cũng đã đưa ra nhiều hồ sơ tài liệu liên quan đến việc bán sản phẩm Ensure tại Việt Nam. Tuy nhiên, để xử lý, cơ quan chức năng vẫn cần thêm những thông tin khác. Trong tuần này, Cục QLTT sẽ có buổi làm việc với Tổng cục Hải quan và Cục An toàn thực phẩm để tiếp tục xử lý những thông đã được phản ánh trên các kênh thông tin đại chúng và những nguồn thông tin mà QLTT đã tiếp cận được từ các cơ quan chức năng. Kết luận của vấn đề này như thế nào sẽ được làm rõ và thông tin trong thời gian sắp tới

THEO DÂN TRÍ

Hết giờ nên Thủ tướng chưa kịp trả lời về tham nhũng

Theo Phó đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch, không phải Thủ tướng tránh né câu hỏi về tham nhũng ở phiên chất vấn của QH hôm 21/11, mà vì hết thời gian chất vấn nên ông chưa kịp trả lời. Thủ tướng hứa sẽ trả lời và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Sáng nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 4.

Đại án tham nhũng, tội đâu xử đó

Thủ tướng, chất vấn, tham nhũng, Trần Du Lịch
Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch: Muốn nói ai tham nhũng thì phải chứng minh chứ không thể nói suông

Cũng như cử tri quận 3 hôm qua, cử tri quận 4 đặt nhiều câu hỏi về tham nhũng. Bà Phan Bạch Tuyết (phường 4) cho hay, vấn nạn tham nhũng gia tăng làm cho người dân hết sức buồn lòng. Các tập đoàn nhà nước gây thất thoát hàng tỉ đồng ngân sách, trong khi đất nước còn nghèo, phải đi vay mượn để chi tiêu.
“Để tình trạng này xảy ra là có tội rất lớn với dân. Tôi tha thiết được nhìn thấy những hành động cụ thể chống tham nhũng mạnh mẽ từ lãnh đạo Đảng và Chính phủ”, bà Tuyết trăn trở.
Bà cũng nêu, trong phiên chất vấn của QH, Thủ tướng đã chưa trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị): Thủ tướng đã cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt tham nhũng?
Thay mặt tổ đại biểu, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch cho rằng, trong vấn đề chống tham nhũng ông cũng rất trăn trở nhưng không phải cái gì cũng làm được. “Vấn đề này cũng dữ dằn lắm nhưng để chỉ ai cụ thể tham nhũng thì chỉ không ra. Muốn nói ai tham nhũng thì phải chứng minh chứ mình không thể nói suông được”, ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, muốn chống được tham nhũng phải chống từ gốc chứ không phải chống từ ngọn, trong đó phải đi vào đổi mới thể chế pháp luật, không để lỗ hổng có quá nhiều cơ hội tham nhũng. Còn đối với những đại án tham nhũng thì chắc chắn phải xử nghiêm, tội đâu xử đến đó để làm gương cho những người khác.
Liên quan đến ý kiến bà Tuyết, ông Lịch cho hay, không phải Thủ tướng không trả lời mà vì hết thời gian chất vấn nên ông chưa kịp trả lời. Thủ tướng hứa sẽ trả lời và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chứ không phải tránh né gì hết.
“Có lẽ nay mai Thủ tướng sẽ trả lời, bà con theo dõi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ xem Thủ tướng trả lời vấn đề này thế nào”, ông Lịch nói.

Chất vấn tẻ nhạt

Cũng trong buổi tiếp xúc, khá nhiều cử tri cho rằng, phiên chất vấn tại nghị trường QH tẻ nhạt, bộ trưởng trả lời lòng vòng chưa đi thẳng trực diện vấn đề.
“Phải chăng do thời gian quá ít mà nội dung quá nhiều nên phần chất vấn khiến chúng tôi chưa thỏa mãn”, cử tri Nguyễn Vinh Ngọc hỏi.
Ông đặt vấn đề: “Chẳng hạn vấn đề thủy điện và lũ lụt miền Trung, vấn đề lãng phí và tham nhũng, vấn đề y đức… Ai chịu trách nhiệm, ai giải quyết thiệt hại cho dân?”.
THEO VIETNAMNET

VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?

ChisoThamNhung
Việt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Năm ngoái Việt Nam xếp thứ 123 trên tổng số 176 nước trong bảng xếp hạng này, với số điểm không đổi là 31/100.
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mức độ tham nhũng trong khu vực công.
Minh bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công.
Họ gọi đây là phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ tham nhũng một cách tương đối giữa các quốc gia.
Năm nay, Tây Ban Nha sụt 6 điểm, xếp thứ 40 sau khi chứng kiến nhiều bê bối liên quan tiền chuyển cho chính khách và gia đình hoàng gia.
Chỉ có Syria, đang hứng chịu nội chiến, mất nhiều điểm hơn trong khảo sát năm nay của tổ chức đặt ở Berlin.
Đan Mạch và New Zealand cùng dẫn đầu với 91/100 điểm.
Anh xếp thứ 14, so với hạng 17 năm ngoái, với 76/100 điểm.
Mỹ xếp thứ 19 và Trung Quốc 80, không đổi so với năm ngoái.
Nga cải thiện chút ít, với vị trí 127 so với 133 năm ngoái.
Các vị trí chót bảng vẫn là Somalia, Bắc Hàn và Afghanistan.
Tại Tây Ban Nha, cựu thủ quỹ của Đảng Nhân dân cầm quyền nói với quan tòa rằng ông ta đã chuyển tiền tài trợ từ các công ty xây dựng vào túi giới chính trị gia.
Bản thân ông ta có gần 50 triệu euro trong một tài khoản ở Thụy Sĩ.
Con rể của nhà vua cũng bị truy tố trong năm nay vì biển thủ quỹ công.
THEO BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét