Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Ngày 04/12/2013 - Ông Dương Trung Quốc: ‘Cần sớm có luật trưng cầu dân ý’

  • Nhân dân tệ qua mặt đồng euro (RFI) - Theo cơ quan tài chính Swift, trụ sở tại Bruxelles, trong tháng 10/2013 đồng tiền Trung Quốc được sử dụng nhiều hơn so với đồng tiền chung châu Âu trong các dịch vụ tài chính.
  • Bruxelles phải quan tâm đến ước vọng Châu Âu của dân Ukraina (RFI) - Hai chủ đề thời sự quốc tế được theo dõi và bình luận rộng rãi là tình hình căng thẳng ở Ukraina và Thái Lan, với các cuộc biểu tình rầm rộ đòi chính phủ từ chức. Ukraina được chú ý trước tiên, với nguyên nhân biểu tình liên quan đến Châu Âu : Tổng thống Ukraina không ký hiệp định liên kết với Châu Âu như mong đợi.
  • Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga (RFI) - Hàng ngàn người cấm trại tại quảng trường Maidan (Độc lập), huy động xe ủi đất bao vây trụ sở chính phủ, chiếm được Tòa đô chính Kiev làm Tổng hành dinh và mời tổng thống Viktor Ianoukovitch từ chức. Vì sao một bộ phận dân chúng Ukraina phản ứng quyết liệt như vậy sau khi chính quyền Ukraina, do áp lực của Nga, từ chối ký hiệp ước liên kết với Liên Hiệp Châu Âu ?
  • Vợ giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba ốm nặng (RFI) - Thân nhân của bà Lưu Hà (Liu Xia) cho biết bà đang bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Nhiều người sợ rằng đang bị quản thúc tại gia, tình trạng sức khỏe của bà sa sút đến nỗi, bà có thể bị đưa vào bệnh viện tâm thần.
  • Học giả Nguyễn Kiến Giang qua đời (RFI) - Ngày hôm qua 02/12/2013, tại Việt Nam, học giả Nguyễn Kiến Giang qua đời ở tuổi 83, sau nhiều năm bệnh nặng. Sự ra đi của ông Nguyễn Kiến Giang gây nhiều xúc động trong giới nhân sĩ trí thức.
  • Tham nhũng : Việt Nam vẫn bị xếp vào diện các nước "dưới trung bình" (RFI) - Vào hôm nay, 03/12/2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International - một định chế chống tham nhũng rất có uy tín - đã công bố bảng chỉ số cảm nhận tham nhũng 2013 của mình. Trong số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được đánh giá, tình trạng Việt Nam vẫn bị xem là kém cỏi, bị xếp thứ 116.
  • Cảnh sát Thái Lan để cho người biểu tình tiến vào trụ sở chính phủ (RFI) - Hai ngày trước sinh nhật quốc vương Thái Lan, tình hình tại thủ đô Bangkok lắng dịu sau việc cảnh sát Thái Lan bất ngờ tháo gỡ rào cản bên ngoài phủ Thủ tướng và trụ sở cảnh sát vào sáng nay (03/12/2013). Phe đối lập tiếp tục đòi thủ tướng Yingluck từ chức, trong lúc bà đã rời khỏi Bangkok, đến Hua Hin tiếp kiến nhà vua.
  • Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một "cơ hội bị bỏ lỡ" (RFI) - Năm ngày sau khi bản Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam được Quốc hội thông qua, vào hôm nay, 03/12/2013, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã cho rằng Việt Nam đã thất bại trong việc đáp ứng các nguyện vọng thay đổi và cải cách của người dân. Theo HRW, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ về việc cải thiện nhân quyền, và Việt Nam, trong tư cách là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã không tuân thủ cam kết của mình.
  • Kim Jong Un cách chức dượng rể và xử tử nhiều quan chức (RFI) - Jang Song-Thaek, đệ nhất Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia Bắc Triều Tiên, dượng rể của lãnh đạo Kim Jong Un đã bị cháu của mình cách chức. Nhiều nhân vật thân cận của << nhiếp chính vương >> phò tá Kim Jong Un, trong thời gian đầu lên kế vị cha, bị hành hình.
  • Hỏi đáp Anh ngữ: Phân biệt coach và train (VOA) - Coach, nếu là danh từ, tương đương với trainer, cả hai đều có nghĩa chung là người huấn luyện, nhưng khác là coach biết rõ tâm lý, gần gũi với từng người được huấn luyện
  • Giá gas ở VN tăng đột biến 20% (BBC) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đề xuất cơ chế bình đẳng hơn giữa khu vực nhà nước với tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
  • Bản đồ tham nhũng toàn cầu (BBC) - Việt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong một bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công.
  • Khu 9: Nên giữ hay dẹp? (BBC) - Chủ tịch thành phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, quyết định chấm dứt hoạt động ở khu vui chơi dành cho giới trẻ.
  • Nhiệm vụ khó thành (BaoMoi) - Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 3-12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối mạnh mẽ vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh Washington quan tâm đến việc làm giảm căng thẳng trong khu vực.
  • Triều cường trên sông Đồng Nai đang lên cao (BaoMoi) - Do hoạt động của gió mùa Đông bắc có cường độ mạnh trên Biển Đông cộng với triều cường đầu tháng mười một Âm lịch, mực nước vùng hạ lưu sông Đồng Nai đang ở mức cao và có chiều hướng tiếp tục lên trong những ngày tới.
  • Đến với Nhật, Mỹ quyết liệt phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay (3/12) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối quyết liệt và mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không mới ở trên bầu trời quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Ông Biden đã thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ với một Nhật Bản đang lo âu vì căng thẳng leo thang trong khu vực và vì hành động bất thường của đồng minh Mỹ gần đây.
  • Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối (BaoMoi) - (TNO) Trong gần hai thập niên qua, Trung Quốc đã thiết lập hoặc khoanh nhiều vùng trên không, trên biển, khiến các nước láng giếng phản đổi và nhiều quốc gia khác quan ngại. Thanh Niên Online điểm lại những lần Trung Quốc lập ra các khu vực gây tranh cãi.
  • Thu giữ hàng thời trang nhập lậu hiệu "Tam Sa" (BaoMoi) - (HQ Online)- Đội Thủ tục hàng hóa XNK II, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái ngày 27-11 đã phát hiện trong khu cách ly của hành khách chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh có 3 bọc hàng quấn bao nilon màu xanh. Qua kiểm tra phát hiện số hàng hóa gồm: 70 chiếc quần bò nam, 200 chiếc quần bò nữ, 100 chiếc mắc quần áo. Tất cả số hàng hóa trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc, chưa qua sử dụng, hiệu "Tam Sa".
  • Hàng không Nhật không cần khai báo với Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Bộ trưởng Bộ Vận tải Nhật Bản Akihiro Ota, cho biết các chuyến bay của hãng hàng không Nhật qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc ở biển Hoa Đông vẫn sẽ an toàn ngay cả khi không khai báo với Bắc Kinh.
  • Toan tính của Trung Quốc khi thiết lập ADIZ (BaoMoi) - (HQ Online)- Theo các nhà phân tích, bằng việc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), Trung Quốc hy vọng có thể buộc Nhật Bản quay trở lại bàn thương lượng để giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
  • ADIZ của Trung Quốc "tăng nguy cơ tai nạn" (BaoMoi) - (NLĐO) – Mỹ hôm 2-12 đã thúc giục Trung Quốc từ bỏ các quy định mới trong vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) bị xem là khó hiểu và làm tăng nguy cơ tai nạn.
  • Lầu Năm Góc: Trung Quốc không cản trở máy bay Mỹ (BaoMoi) - (TNO) Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục khẳng định các hoạt động quân sự của Mỹ ngay trong vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông vẫn diễn ra bình thường và Bắc Kinh không hề có hành động cản trở.
  • Thế lực nào “bảo kê” vùng phòng không Trung Quốc? (BaoMoi) - BizLIVE - Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng bảo vệ Vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc và coi đây như phát súng đầu tiên sau hơn 1 năm căng thẳng trên biển Hoa Đông với Nhật Bản nói riêng, và dọn đường cho chiến dịch thâm nhập biển Tây Thái Bình Dương nói chung.
  • Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - Từ phân tích "tâm thức biển đảo" của người xưa mà ngẫm đến những việc làm của ngày hôm nay, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã chia sẻ quan điểm về làm chủ biển đảo Việt Nam, trong bối cảnh hiện tại.
  • Trung Quốc lập ADIZ: Từ Hoa Đông đến Biển Đông (BaoMoi) - Cục diện an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương có biểu hiện nóng lên sau việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) không trên biển Hoa Đông, cũng như khả năng tạo mới một ADIZ khác ở Biển Đông.
  • Xong bước đệm Hoa Đông, Trung Quốc nhắm tới Biển Đông? (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Việc thành lập cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông mới đây có lẽ nhiều quốc gia vẫn chưa thể biết được Trung Quốc thực sự muốn gì, tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố ADIZ ở Hoa Đông chỉ là bước đệm để tiến ra Biển Đông.
  • Quan hệ Việt Nam – Xinh-ga-po: Từ góc nhìn đối thoại quốc phòng (BaoMoi) - Việt Nam và Xinh-ga-po thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, đến năm 2004, hai nước đã kí “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỉ XXI” và năm 2013 đã nâng quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược. Kênh đối thoại quốc phòng đã sớm được thiết lập, đến nay đã trải qua 5 phiên đối thoại. Hai bên đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau và đồng thuận trên nhiều lĩnh vực quan trọng…

Ông Dương Trung Quốc: ‘Cần sớm có luật trưng cầu dân ý’

Ðại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Đại biểu quốc hội Việt Nam đã nêu ý kiến như vậy sau khi có các thông tin trái chiều về việc quốc hội Việt Nam tuần trước đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi. Ông Quốc cho rằng cần phải thực tiễn hóa một trong các nội dung đã đề ra trong bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 để người dân có thể thể hiện quan điểm của mình. Trước hết, ông Dương Trung Quốc giải thích lý do vì sao ông lại không biểu quyết thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi:

Ông Dương Trung Quốc: Tôi thì tôi nghĩ một cách hết sức đơn giản thôi. Tôi chưa cảm thấy thỏa mãn và tôi thấy lẽ ra có thể làm tốt hơn, nhất là với một văn kiện mà có ý nghĩa hệ trọng như thế đối với một quốc gia.

Trong đó, cái mà tôi chưa thỏa mãn lắm ở góc độ người làm sử, như tôi đã phát biểu với nhiều người, rằng không hiểu vì sao đây là lần đầu tiên một văn bản hiến pháp của một quốc gia lại nói thẳng nguyên lý thể chế hóa cương lĩnh của đảng, ở đây là đảng cầm quyền thôi. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là một sự tiến bộ.

VOA: Thưa ông, nếu mà có một sự lựa chọn, thì ông mong muốn thay đổi nhất trong bản hiến pháp mới này là gì?

Ông Dương Trung Quốc: Trong quá trình thảo luận, rất nhiều vấn đề được đặt ra, nói một cách hình tượng là được nâng lên, đặt xuống.

Thí dụ như vấn đề đổi tên nước chẳng hạn. Lấy lại tên dân chủ cộng hòa hay là chúng ta duy trì tên gọi cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng là cái lý tưởng xã hội chủ nghĩa có thể là tốt đẹp nhưng nó còn quá xa vời. Tại sao chúng ta không trở lại những giá trị nó đã từng phổ quát thế giới mà đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi cả một chặng đường rất dài, ít nhất là cho đến năm 1976? Đấy là một trong các ý kiến thôi.

Thứ hai nữa là, còn không ít vấn đề còn đang dang dở. Cuộc trao đổi tôi cảm thấy còn chưa yên ổn, nhất là các vấn đề cụ thể, liên quan tới việc triển khai hiến pháp này, thí dụ như vấn đề chính quyền địa phương, vấn đề hội đồng nhân dân rồi kể cả các vấn đề liên quan đến vai trò của kinh tế nhà nước, sở hữu toàn dân…

Giá mà có một thời gian tốt hơn để mà làm cho đến nơi đến chốn thì chắc chắn giá trị của bản hiến pháp này nó sẽ có một đời sống lâu dài hơn, nhất là trong bối cảnh năm nay những thay đổi đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

VOA: Ngoài những điều ông cảm thấy chưa hài lòng, theo ông, có điểm nào đáng chú ý trong bản hiến pháp không, thưa ông?

Ông Dương Trung Quốc: Thực sự ra mà nói, nếu mà đi sâu vào, phải nói có rất nhiều thay đổi chứ. Ban đầu chỉ là vấn đề sửa đổi thôi, cũng như một lần sửa đổi hiến pháp 1992. Phải nói lần này là một nỗ lực không nhỏ.

Trong quá trình tôi theo dõi và trực tiếp tham gia một phần nào đó vào công việc này, phải nói rằng rất nhiều người nỗ lực muốn làm một cái gì đó để phù hợp với quá trình thay đổi hiện nay. Nếu đọc kỹ bản hiến pháp hiện nay có thể thấy rất nhiều thay đổi chứ.

Thế nhưng mà tôi vẫn cảm thấy rằng các thay đổi ấy nếu nhận thức như là một bước chuyển cho sự phát triển của đất nước thì nó vẫn chưa đạt tới.

VOA: Theo ông, vì sao lại có nhiều người lên tiếng không đồng tình với việc tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành hiến pháp sửa đổi?

Ông Dương Trung Quốc: Rất khó để có thể đánh giá nhiều người không đồng tình. Anh căn cứ vào đâu? Còn nêu dư luận xã hội, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì rất khó định lượng.

Chính vì thế, tôi rất mong muốn, và điều này tôi đã nói ở quốc hội là nên sớm thực tiễn hóa một trong các nội dung đã được đề ra từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, tức là sớm có luật trưng cầu dân ý để mà người dân có thể thể hiện quan điểm của mình và người ta định lượng được.

Chứ bây giờ bên này thì nói rằng là toàn thể nhân dân nhất trí nhưng bên kia thì bảo rằng là số đông dân nhân không tán thành. Cái điều đó tôi không bình luận.
VOA Tiếng Việt

Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân


New York, USA – Ngày 02 .12.2013, Cao ủy nhân quyền LHQ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ngay nhà hoạt động nhân quyền, luật sư Lê Quốc Quân.
Thông cáo báo chí viết:

“Việc giam giữ một blogger Việt Nam, và là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân đã bị Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng.

Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, đã đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.

Trong lúc ông Lê Quốc Quân đi tù vì bị cho là trốn thuế, Ủy Ban nhận thấy rằng việc giam giữ ông có thể là “hệ quả của việc ông thực thi các quyền tự do được luật pháp nhân quyền quốc tế bảo đảm” và “có liên hệ đến các bài viết blog về quyền chính trị và dân sự”. Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện nói thêm là “với quá trình hoạt động về nhân quyền và viết blog, mục tiêu thực sự của việc giam giữ và truy tố ông cuối cùng chỉ là trừng phạt về việc thực thi quyền hạn [tự do ngôn luận] của ông và răn đe những người khác không được làm vậy”.

Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện là để trả lời cho kiến nghị đệ đơn từ các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship and Lawyers’ Rights Watch Canada.

Các tổ chức này kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân theo quyết định của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện và trả tự do cho ông Lê Quốc Quân ngay lập tức. Họ lập lại nhận định là việc kết án và giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, quyền xét xử công bằng và những quyền hạn của một nhà hoạt động nhân quyền.

Phán quyết của Ủy Ban (A/HRC/WGAD/2013) có thể tải xuống từ trang web của Media Legal Defence Initiate tại đây.

Được biết, luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012 về tội cáo buộc trốn thuế vô căn cứ. Sau khi bị bắt, ông bị giam biệt tăm và không được phép gặp luật sư trong hai tháng. Lời yêu cầu của gia đình đi thăm bị liên tiếp từ chối. Ông Quân lần đầu tiên gặp người nhà trong phiên xử 2 tháng Mười năm 2013. Phiên xử này kết tội ông trốn thuế lợi tức công ty và kết án 30 tháng tù giam và nộp phạt 1.2 tỷ đồng (khoảng USD 59,000). Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.

Chính quyền Việt Nam đã đàn áp ông Lê Quốc Quân từ lâu vì các hoạt động nhân quyền. Năm 2007 sau khi bênh vực cho nhiều nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, ông bị tước quyền luật sư vì tình nghi có “những hoạt động lật đổ chế độ”. Ông đã bị bắt giữ nhiều lần vì tiếp tục các hoạt động nhân quyền. Ông phải đi bệnh viện sau khi bị kẻ lạ hành hung vào tháng Tám 2012. Công an đã lờ đi không điều tra vụ hành hung này.

- Nani Jansen, Senior Legal Counsel, Media Legal Defence Initiative

- Gail Davidson, Executive Director, Lawyers’ Rights Watch Canada

- Adrie van de Streek, Executive Director, Lawyers for Lawyers

- Jochai Ben-Avie, Policy Director, Access Now

- HR Dipendra, Director, Media Defence – Southeast Asia

- Eva Galperin, Senior Policy Analyst, Electronic Frontier Foundation

- Benjamin Ismail, Head Asia-Pacific Desk, Reporters Without Borders

- Mary Lawlor, Executive Director, Front Line Defenders

- Cat Lucas, Writers at Risk Programme Manager, English PEN

- Nathalie Muller Sarallier, Avocats Sans Frontières Network

- Kirsty Hughes, Chief Executive, Index on Censorship

- Thomas Hughes, Executive Director, Article 19

Nguồn: mediadefence.org

(Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

"Cuộc chiến" với Thu Uyên: Luật sư Triển xin ngừng thông tin trên Facebook

Cuộc chiến trên báo chí, website, mạng xã hội giữa luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên được đẩy lên đỉnh điểm khi ông Lê Cao Tâm, một người được cho là cung cấp chứng cứ cho luật sư Triển, xuất hiện trên Công luận và khẳng định tài liệu mà luật sư Triển tung lên mạng là giả mạo. Vị tiến sĩ - luật sư này đã lên tiếng cáo buộc ông Lê Cao Tâm "trả lời một cách dối trá" và xin kết thúc tranh luận trên Facebook, chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng...
Cuộc chiến giữa luật sư Trần Đình Triển (giữa) và  nhà báo Thu Uyên (trái)
đã có thêm sự xuất hiện của ông Lê Cao Tâm (phải)


Ông Lê Cao Tâm: Tôi có khả năng quay dây cho người khác nhảy


Trả lời Báo Công luận ngày 2/12, ông Lê Cao Tâm, nguyên giám đốc Sài Gòn Buổi Sáng (công ty sản xuất chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly") cho rằng: "Tất cả các tài liệu mà luật sư Triển có và post lên mạng xã hội trong thời gian vừa qua hoàn toàn giả mạo. Riêng bộ hồ sơ thật chỉ có hai bộ, một bộ gửi Bác Tấn gồm có một báo cáo xác minh và một thư  xin lỗi viết bằng tay của tôi. Tuy nhiên, vừa qua do biết nhiều người muốn có tài liệu này để phá công ty chúng tôi, vợ bác Tấn đã chuyển lại cho tôi cất giữ. Một bộ lưu hiện đang nằm trong nhà tôi. Có nghĩa rằng, tất cả tài liệu thật của vụ tìm kiếm anh Võ Văn Phước hiện chỉ mình tôi lưu giữ, còn tài liệu phát tán trên mạng vừa qua là hoàn toàn giả mạo. Để xác định thật giả hãy xem chữ ký của tôi, chữ ký của tôi lúc đó tôi lấy tên của vợ ghép với họ của tôi. Trong các văn bản được post lên mạng vừa qua hoàn toàn là chữ ký mới của tôi sau này và tất cả đều là bản copy".  

Vẫn theo ông Tâm thì: "Tất cả mọi việc đều xuất phát từ vụ điều tra thầy Thủy, nhà ngoài cảm táng tận lương tâm lấy xương động vật để giả hài cốt liệt sỹ, một hành động xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sỹ của dân tộc. Tội ác này không thể tha thứ.

Chị Thu Uyên và ê kíp chương trình “Trở về từ ký ức” đã phải điều tra ròng rã suốt nhiều năm trời và đã gặp nhiều thế lực đen tối ngăn cản, đe dọa, mua chuộc nhưng cuối cùng cả ê kíp đã cương quyết đưa vụ việc ra được trước ánh sáng công luận. Vì vụ này đã đụng chạm đến quyền lợi, uy tín của một số cá nhân. Sau khi chương trình phát sóng, chúng tôi xác định sẽ có nhiều “thế lực thù địch” tìm kẽ hở công ty chúng tôi để triệt phá trả thù. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi đã đoán trước được mọi việc và đã chủ động trong phòng ngừa. Tuy nhiên, đã không lường trước được sự trả thù đê hèn lại tập trung vào hai vụ này".

Nói về mình, ông Tâm khẳng định: "Riêng tôi, không tài giỏi nhưng có đủ bản lĩnh để đối đầu với bất cứ thế lực nào muốn hại mình. Tôi được đào tạo để trở thành những người có kỹ năng biết cách “quay dây cho người khác nhảy” trong mọi tình huống".

Luật sư Trần Đình Triển: Ông Lê Cao Tâm trả lời "một cách dối trá"

Gần như ngay sau đó, trên trang Facebook của mình, luật sư Trần Đình Triển cho rằng, ông Lê Cao Tâm đã "trả lời một cách dối trá".

Ông Triển viết: "Người đàn ông mà tôi vào Sài Gòn, đi từ nhà bác Minh Nguyễn lên Quận 5 gặp tại quán cà phê (từ trước đến nay tôi hoàn toàn giấu tên và những nội dung làm việc) chính là Lê Cao Tâm – nguyên Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sài Gòn buổi sáng, hiện chiếm giữ 30% cổ phần trong công ty.Chính Cao Tâm cũng đã cung cấp tài liệu cho Bác Minh Nguyễn. Tôi không ngờ hôm nay Lê Cao Tâm lại đánh tráo toàn bộ sự việc.

Lê Cao Tâm khi gặp gỡ tôi, hỏi chuyện sơ qua thì hóa ra quen biết rất nhiều anh em, bạn bè của nhau nên Cao Tâm bộc bạch rất thật với tôi. Cao Tâm cho biết: mang danh là của truyền hình VTV nhưng thực chất 2 chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và “Trở về từ ký ức” là do gia đình Thu Uyên nắm giữ. Chồng là ông Sánh (trước đây công tác ở báo Thanh niên nắm giữ 40% cổ phần, con gái Thu Uyên nắm giữ 30%, tôi nắm giữ 30%, trước đây tôi làm giám đốc nay gia đình Thu Uyên đẩy tôi ra ngoài, đưa cháu của ông Sánh vào làm giám đốc. Hiện nay tôi chỉ còn cổ phần ở đó, tôi cũng lập 1 công ty riêng là Công ty Di sản Quê hương do tôi làm giám đốc.

Chính ông Cao Tâm là người gửi bản đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông Sài Gòn buổi sáng cho tôi qua email (1 số anh em báo chí đã chụp bản đăng ký kinh doanh đó trên màn hình lấy ra từ email của Văn phòng luật sư Vì Dân và có dấu đỏ bản sao). Vậy mà nay ông Cao Tâm nói toàn là tài liệu giả, mọi người nghe được không?"

Luật sư Triển tỏ ra bất ngờ: "Tôi giấu giếm tất cả thông tin Cao Tâm cho tôi biết về nội dung hợp đồng, tài trợ, quảng cáo, ăn chia… Cao Tâm dặn tôi: “Anh đừng để lộ ra, không nó chặt cổ tôi”. Ấy vậy mà hôm nay Cao Tâm lại nói khác với công luận"

Luật sư Trần Đình Triển cũng " xin kết thúc mọi thông tin trên Facebook, để có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết".
BTV (tổng hợp)
  (Infonet)
 

Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga

Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội Ukraina.
Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội Ukraina. (REUTERS/Gleb Garanich)

Tú Anh (RFI)

Hàng ngàn người cấm trại tại quảng trường Maidan (Độc lập), huy động xe ủi đất bao vây trụ sở chính phủ, chiếm được Tòa đô chính Kiev làm Tổng hành dinh và mời tổng thống Viktor Ianoukovitch từ chức. Vì sao một bộ phận dân chúng Ukraina phản ứng quyết liệt như vậy sau khi chính quyền Ukraina, do áp lực của Nga, từ chối ký hiệp ước liên kết với Liên Hiệp Châu Âu ?

∇ Nhà báo Nguyễn Minh Cần tại Matxcơva

Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Matxcơva phân tích

« ….Đây là kinh nghiệm của nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn nhất là cái nước lớn đó nó không có dân chủ, nó độc tài toàn trị… thật ra thì Ianoukovitch rất sợ tổng thống Nga Putin, liên kết chiến lược với Nga có những mối nguy hiểm là có thể mất độc lập…».

Cảnh sát Thái Lan để cho người biểu tình tiến vào trụ sở chính phủ

Đoàn biểu tình xâm chiếm tòa nhà chính phủ Thái Lan, Bangkok, 03/12/2013.
Đoàn biểu tình xâm chiếm tòa nhà chính phủ Thái Lan, Bangkok, 03/12/2013. (REUTERS/Dylan Martinez)

Thanh Hà (RFI)

Hai ngày trước sinh nhật quốc vương Thái Lan, tình hình tại thủ đô Bangkok lắng dịu sau việc cảnh sát Thái Lan bất ngờ tháo gỡ rào cản bên ngoài phủ Thủ tướng và trụ sở cảnh sát vào sáng nay (03/12/2013). Phe đối lập tiếp tục đòi thủ tướng Yingluck từ chức, trong lúc bà đã rời khỏi Bangkok, đến Hua Hin tiếp kiến nhà vua.

Tường trình của thông tín viên đài RFI, Frédéric Belge từ thủ đô Bangkok :

« Cảnh sát Thái Lan buông vũ khí đã tạo bất ngờ trong hàng ngũ người biểu tình. Phe chống chính phủ và nhất là lãnh đạo của phong trào, Suthep Thaugsuban, hô hào chiến thắng. Tuy nhiên phát biểu vào sáng nay, ông Suthep khẳng định chiến thắng này chưa trọn vẹn khi mà ‘gia đình Shinawatra vẫn còn tồn tại’. Phe đối lập Thái Lan vẫn duy trì mục tiêu đòi thủ tướng Yingluck, em gái của thủ tướng Thaksin bị lật đổ phải từ chức và Thái Lan tổ chức bầu cử trước thời hạn.

Ông Suthep tỏ ra khá mệt mỏi sau một tháng liên tục đấu tranh trên đường phố. Là người từng giữ chức phó thủ tướng, Suthep Thaugsuban tuyên bố mục tiêu duy nhất mà ông theo đuổi là nhằm gạt gia đình nhà tỷ phú Thaksin Shinawatra ra khỏi guồng máy quyền lực. Bản thân ông sẽ rút lui khỏi chính trường Thái Lan và ông sẽ không tiếp tục tham gia vào các hoạt động của đảng Dân chủ.

Về phần mình, thủ tướng Yingluck không chính thức lên tiếng về tình hình ở Thái Lan trong những giờ qua. Bà đang tập trung vào việc chuẩn bị lễ mừng sinh nhật quốc vương Bhumibol. Đối với dư luận Thái, sinh nhật nhà vua ngày mồng 5 tháng 12 luôn là thời điểm để mọi người cùng bày tỏ sự tôn sùng và nghĩ đến quốc vương Bhumibol. Có triển vọng là tình hình tại Thái Lan sẽ tiếp tục lắng dịu trong một vài ngày nữa. Ít ra là để không làm xáo trộn lễ mừng sinh nhật nhà vua. Nhưng ở hậu trường thì chính phủ và phe đối lập vẫn ráo riết đàm phán, vì rạn nứt trong dư luận vẫn còn nguyên vẹn ».

Về phản ứng quốc tế, Hoa Kỳ kêu gọi đối lập Thái Lan và chính quyền của bà Yingluck đối thoại để nhanh chóng đưa quốc gia này ra khỏi bế tắc chính trị. Washington lấy làm tiếc là đã có những thiệt hại nhân mạng trong xung đột vào cuối tuần qua.

Riêng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon đang dự cuộc họp tại Lima – Peru bày tỏ « quan ngại sâu sắc » trước tình Thái Lan. Ông kêu gọi giải quyết bất đồng bằng « đối thoại và một cách hòa bình (…) Tất cả các bên phải bảo đảm hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc của một nền dân chủ, của một nhà nước pháp quyền và quyền của con người, trong đó có cả quyền tự do ngôn luận ».

Tướng lĩnh Thái Lan không ủng hộ chính phủ nhưng không muốn đảo chánh

Trụ sở chính phủ Thái Lan, Bangkok, 03/12/2013.
Trụ sở chính phủ Thái Lan, Bangkok, 03/12/2013. (REUTERS/Chaiwat Subprasom)

Trọng Nghĩa (RFI)

Từ nhiều ngày qua, phong trào biểu tình tại Thái Lan chống Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã không ngừng kêu gọi quân đội can thiệp để giúp lật đổ chính phủ. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dù không mấy ưa thích chính quyền hiện nay, giới lãnh đạo quân đội Thái Lan lần này đã dè dặt hơn, không muốn tái lập một cuộc đảo chánh như vào năm 2006, mà hệ quả là một tình trạng bất ổn dai dẳng cho đến ngày nay.

Quan điểm thận trọng của quân đội Thái Lan, một thế lực hàng đầu tại vương quốc này, đã được chính Tướng Prayut Chan -O- Cha, Tư lệnh quân đội Thái Lan nhắc lại vào hôm nay khi ông xác định rằng quân đội sẽ để cho giới làm chính trị « tự giải quyết vấn đề ».

Trong mấy ngày qua, phong trào biểu tình đòi Thủ tướng chính phủ từ chức đã trở nên dữ dội hơn, với việc người xuống đường chiếm lĩnh nhiều cơ quan chính phủ, với một số vụ xung đột đã gây ra thiệt hại nhân mạng. Trước khả năng tình hình có thể vuột khỏi tầm kiểm soát, quân đội Thái Lan đã buộc phải hành động, nhưng một cách rất chừng mực.

Trên hiện trường, họ đã biệt phái hàng trăm binh sĩ không vũ trang đến hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong việc bảo vệ trật tự. Trên bình diện chính trị, họ đã tạo điều kiện cho một cuộc họp giữa nữ Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban vào hôm chủ nhật vừa qua.

Ngoài những biện pháp kể trên, giới tướng lãnh Thái Lan cho đến nay hầu như hoàn toàn không can thiệp vào cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra căng thẳng.

Tuy vậy, phải chăng quân đội Thái Lan đang thay đổi lập trường ?

Theo hãng tin Pháp AFP, một nguồn tin quân sự cấp cao biết rõ nội dung cuộc họp hôm chủ nhật đã tiết lộ rằng các tư lệnh của cả ba quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân đều từ chối hậu thuẫn nữ Thủ tướng.

Theo quan chức xin giấu tên đó : « Không ai trong số ba vị chỉ huy đứng về phía chính phủ… Họ nói rằng nếu chính phủ sử dụng vũ lực, họ sẽ đứng bên cạnh nhân dân. »

Chuyên gia Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại học Chulalongkorn ở Bangkok cho biết là giới tướng lãnh Thái Lan, vốn tự cho mình là thành lũy bảo vệ chế độ quân chủ, có thể cảm thấy là họ cần phải hành động để duy trì trật tự trước lễ sinh nhật thứ 86 của vua Bhumibol Adulyadej vào thứ Năm tới đây.

Trả lời AFP, chuyên gia này nhận định : « Cho đến gần đây, quân đội đã đứng ngoài vòng tranh chấp và đứng bên trên các cuộc đấu đá (chính trị). Thế nhưng giờ đây, tôi nghĩ rằng họ đang ngày càng bị lôi kéo vào cuộc để phá vỡ bế tắc. Và đó là những gì giới lãnh đạo biểu tình mong muốn ».

Tuy nhiên, nhà phân tích này cũng cho rằng Quân đội Thái Lan cũng đã nhận thức được rằng sự can thiệp của họ « có thể chỉ dẫn đến tình trạng hỗn loạn hơn. »

Thái Lan đã phải trải qua ​​18 cuộc đảo chính hay mưu toan đảo chánh từ khi nền quân chủ lập hiến được thành lập từ năm 1932 đến nay. Nhưng giới quan sát cho rằng quân đội nước này biết rõ là một cuộc đảo chánh khác có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.

Kinh nghiệm cần được rút tỉa chính là cuộc đảo chánh năm 2006 lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin, một nhà tỷ phú bị cho là tham nhũng và là một mối đe dọa cho chế độ quân chủ.

Từ đó đến nay, tình hình chính trị Thái Lan vẫn liên tục bị bất ổn định, trong lúc những người thân cận với Thủ tướng bị lật đổ luôn luôn giành thắng lợi trong các bầu cử, với kết quả rõ nhất là chính phủ Yingluck Shinawatra hiện thời.

Với lực lượng thân Thaksin được cho là còn rất mạnh tại Thái Lan, một cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Yingluck có nguy cơ gây nên một tình thế bất ổn dữ dội hơn. Đây là điều có thể giải thích vì sao Quân đội Thái Lan lần này thận trọng hơn.
 
 
  • Testing time for China's tea growers (Washington Post) - What started 5,000 years ago with a haphazard gust of wind dropping foliage into the boiling pot of a wandering Chinese emperor has brewed into a cultural cornerstone worth billions in any currency.
  • Changing the rules of engagement in emerging market (Washington Post) - Emerging nations, particularly the BRICS nations, have through their growing engagements helped Africa chart a new course in geopolitical ties, particularly with the West, says Padraig Carmody, a well-known political geographer from Ireland.
  • General aviation 'set for takeoff' (Washington Post) - The general aviation industry in China is poised for a boom, but the money pouring into the sector may lead to a bubble, industry experts said.
  • PetroChina gets stake in Exxon Mobil field (Washington Post) - PetroChina Co Ltd has finalized an agreement with Exxon Mobil Corp to buy a 25 percent stake in Iraq's West Qurna 1 oilfield, PetroChina said on Thursday.
  • Cities issue new housing policies (Washington Post) - Local governments are issuing new property curbs as soaring housing markets put their 2013 price-rise targets ever further beyond reach.
  • Mr big mama (Washington Post) - Hamid Dehghani is an Iranian man. But Chinese would refer to his job title as "big mama" (dama), or "auntie".
  • Marriage of a life time (Washington Post) - Shanghai does not lack fancy photo studios competing for young customers with avant-garde fashion styles.
  • Luxury looks to locals (Washington Post) - When launching e-commerce platforms in China, most big labels like Emporio Armani, Marni and Bally choose to work with foreign portals like Yoox Group, but French luxury house Lanvin recently announced it has hired Shangpin.com, a local luxury online retailer to create their flagship online store.
  • Italian leather house shifts focus (Washington Post) - When talking about leather goods from Italy, a young Chinese fashionista might namedrop Prada, Gucci or Bottega Veneta, but A. Testoni is less likely to rate a mention.
  • The birth of hope (Washington Post) - The giant panda is one of the most critically endangered species in the world. China Daily shares an exclusive set of photos, showing the cubs’ growth during the first 100 days.
  • Chinese rethink ink (Washington Post) - Tattoos' social insinuations are changing more rapidly, morphing from stigmatizing marks of deviance to acceptable expressions of individuality. Gan Tian looks at their transforming image.
  • Creative scoops (Washington Post) - This summer, Vivi Dolce started selling its homemade gelato and almost immediately attracted a base of loyal fans who not only bought the frozen treats but also helped publicize the fledgling business.
  • Dama dames: China's secret weapon (Washington Post) - Middle-class matrons do not make big money, but to a large extent they control the nation’s spending. Now, they are even influencing global financial markets.
  • Feeding Asia's art (Washington Post) - Experts see professional biennials as a way to elevate the continent's defining contemporary artists, Xu Jingxi reports from Guangzhou.
  • Holiday plans stir up complaints (Washington Post) - China's holiday office announced three vacation options, and in each option, the number of legal holidays would remain at 11 days.
  • Nation's rise 'an opportunity' (Washington Post) - British Prime Minister David Cameron hailed China's transformation as "one of the defining facts of our lifetime".
  • Off to Beijing, US-EPA chief is upbeat about joint clean-up (Washington Post) - US Environmental Protection Agency (EPA) Administrator Gina McCarthy is going to China to discuss the two countries' cooperation on clean air and climate change, a trip she is excited about and hopeful for fruitful results, she said at a briefing in Washington on Monday, the day before her departure.
  • Cameron to arrive with big delegation (Washington Post) - British PM arrives in Beijing Monday to kick off the highest-level bilateral exchange since a dispute over the Dalai Lama severely impacted relations last year.
  • Premier calls for better links (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for improved connectivity among members of the Shanghai Cooperation Organization, to promote regional integration.
  • Liaoning arrives in Hainan for mission (Washington Post) - China's sole aircraft carrier anchored for the first time in the country's southernmost province of Hainan on Friday, in a move analysts said greatly enhances the Chinese navy's combat capability in the South China Sea.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét