Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Lượm lặt - Vở đại hài kịch đã hạ màn!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Gặp gỡ, giao lưu chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK1 (PNTP). - Làm chủ biển đảo: Không chỉ có bảo vệ chủ quyền (Infoet). Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Canada  (TTXVN)    —-Tướng Vịnh sang TBN bàn hợp tác công nghiệp quốc phòng  (ĐV)
Hết giờ nên Thủ tướng chưa kịp trả lời về tham nhũng  (VNN)    —-Nắm bắt trúng hay lại bỏ qua?  (TVN)
Việt Nam xếp thứ 116/177 về chỉ số cảm nhận tham nhũng  (VNN)   -Việt Nam xếp hạng 116 trên tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ với điểm số bằng năm ngoái: 31/100 (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch).
Quy định về thu, đổi tiền không đủ chuẩn  (TTXVN)   —Từ 20/1/2014, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ không mất phí  (GDVN)
Cho trẻ uống vitamin A bằng hạt đậu giống: Tạm đình chỉ y tá  (TT)   —-Dựng lán trại trước cổng công ty để đòi đất  (TT)
Ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Tiền chính sách, liệt sĩ linh thiêng lắm mà cũng kiếm ăn nữa’(TNO)    —-Bồi dưỡng chỉ ‘đủ mua bánh mì’, CSGT mang laptop đi làm  (ĐV)
Thủy điện xả lũ làm dân khiếp sợ  (TN)   —-Trốn khỏi tàu Đài Loan, thủy thủ VN bị Hàn Quốc bắt  (ĐV)
‘Chúng tôi chỉ là những con dê tế thần’   (BBC)  -Nhà văn Vũ Thư Hiên nói bản thân ông cùng ông Nguyễn Kiến Giang và nhiều người khác chỉ là ‘dê tế thần’ trong vụ án ‘xét lại chống Đảng’.   —

‘Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin’  (BBC)   —-  Học giả Nguyễn Kiến Giang qua đời  (RFI)

Nguyễn Kiến Giang ‘tấm gương phản tỉnh’   (BBC /nghe)  -Sự phản tỉnh để đi tới từ bỏ Đảng Cộng sản cùng học thuyết Marx-Lenin của học giả Nguyễn Kiến Giang vẫn còn mang tinh thần thời sự và là một thái độ, một tấm gương đáng khâm phục đối với nhiều người Việt Nam hiện nay, theo nhà nghiên cứu Lữ Phương từ Việt Nam.
Bày tỏ chính kiến là thể hiện nhân quyền  (BBC / nghe)  -  Ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch UB Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, là một trong những người ký tên.  Ông nói rằng cho tới nay, tức một tuần sau khi kiến nghị gửi đi, những người khởi xướng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Nhọc nhằn người khuyết tật VN   (BBC)  -Vì sao công việc giúp người khuyết tật ở Việt Nam vẫn gặp cản trở?
Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tỏ ý tiếc một “cơ hội bị bỏ lỡ”  - (RFI)   —Hiến pháp Việt Nam 2013 tiếp tục bị chỉ trích  (VOA)
Ăn mày chuyên nghiệp  -(Lê diễn Đức – Nguoiviet)

KINH TẾ
Một ngày tăng giá, đại gia GAS thu gần 2.000 tỷ  (VEF) – Bọn tư bản đỏ bóc lột ăn cướp của Nhân dân khiếp thật!!!
“Giá gas cao thế này, người tiêu dùng phải quay về dùng củi!”   (Dân trí)
Doanh nghiệp ngoại kêu đầu tư vào Cần Thơ gặp khó  (TP)   —Đổ máu giành ‘đất vàng’ vỉa hè làm ăn  (TP)   —-Bộ trưởng Xây dựng nói về gói 30.000 tỷ đồng  (TP)   —-Tan hoang tháp kim cương FPT  (VEF)
Giá vàng thế giới giảm xuống thấp nhất 5 tháng   (Dân trí)
Nợ xấu không hề mất đi  (PLTP) -Sau khi tạm chuyển nợ cho VAMC, ngân hàng lành mạnh hơn về bề ngoài nhưng nợ xấu trong nền kinh tế không hề mất đi.

“Nhập đường của HAGL không ảnh hưởng đến nông dân”  (VnEc)   —-Kinh tế Việt Nam “nguy cơ đi ngang nhiều năm”  (VnEc)  >>>>Chính phủ: “Nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc”

Lượng đường tồn kho trên thế giới sẽ tăng cao kỷ lục  (TTXVN)   —-Khi ‘bóng ma’ Tăng Minh Phụng hiện về  (VEF)
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép với nhiều nước  (TT)
500 doanh nghiệp lớn nhất VN: PVN số 1, Samsung thứ 2  (TT)
Không có giá bình quân cơ sở,chưa thể nói về giá điện  (ĐV)
Hiệp hội Gas mặc cả điều kiện giảm giá 20.000 đồng  -(ĐVO)-Hiệp hội Gas đề nghị chỉnh giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 0%. Trong khi đó hai bộ sẽ lập đoàn kiểm tra giá gas, nếu sai phạm sẽ xử lý.   —-Vinatas: Người tiêu dùng được quyền yêu cầu minh bạch giá gas  (GDVN)
EVN báo doanh số khủng, dọn đường thưởng Tết?  (ĐV)
Deutsche Bank ‘giảm cổ phần ở HAGL’  (BBC)  – Có tin nói Deutsche Bank không còn giữ cổ phần đáng kể nào ở công ty Hoàng Anh Gia Lai sau cáo buộc ‘cướp đất’.   —-  Deutsche Bank bán phần hùn trong công ty Hoàng Anh Gia Lai  (VOA)
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục chết hàng loạt   (RFA)  -Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng khó khăn với số lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng hơn cùng thời gian năm trước.

VĂN HÓA-THỂ THAO
Bóng cọ quê tôi (Tin tức).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục đại học đối mặt với nhiều thách thức: Khó khăn trong bảo đảm chất lượng (GD&TĐ). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Quặn lòng những vụ đắm tàu – Kỳ 2: Trở lại làng Lốc (TP). - Tìm thấy thi thể ngư dân gặp nạn khi cứu người trên biển (DT).
Nghi can trộm bò chết bất thường: tạm giữ 2 công an xã  (TT)
Côn đồ chém xối xả nông dân đi thăm ruộng  (ĐV)
Dùng phương pháp mới tìm kiếm thi thể nạn nhân Cát Tường  (ĐV)
Vợ con người bảo vệ nhà báo Thu Uyên bị đe dọa tính mạng  (NĐT)
Video: Giám đốc TTGDTX huyện “sát phạt” trên chiếu bạc  (GDVN)

QUỐC TẾ 
Người biểu tình Thái Lan bất ngờ chiếm được toà nhà chính phủ  (VnM)   —-Cảnh sát Thái Lan giải tỏa căng thẳng  (BBC)
Cảnh sát Thái Lan để cho người biểu tình tiến vào trụ sở chính phủ  (RFI)
Tướng lĩnh Thái Lan không ủng hộ chính phủ nhưng không muốn đảo chánh  (RFI)   —Căng thẳng ở Thái Lan bất ngờ được giải tỏa  (RFA)
Phe nổi dậy Syria tử chiến với quân Assad  (VnM)
Chú của Kim Jong-un ‘bị sa thải’  (VNN)   —-Chú của Kim Jong-un ‘mất chức’  (BBC)   —-Kim Jong Un cách chức dượng rể và xử tử nhiều quan chức  (RFI)
Ấn Độ tăng cường Bộ tư lệnh trên biển, sẵn sàng ứng phó Trung Quốc  (GDVN)   —Trung Quốc cải chính tin cấm phóng viên Mỹ hoạt động  (RFI)
Bao giờ TQ hết phụ thuộc Nga về hàng không quân sự?  (ĐV)   —-   Nga ký sắc lệnh ‘đề cao cảnh giác’ với Triều Tiên  (ĐV)
Vợ giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba ốm nặng  (RFI)    —Trung Quốc xử ba nhà đấu tranh chống tham nhũng  (RFI)
“TQ áp đặt ADIZ để giảm chỉ trích Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực”   (GDVN)
Đài Loan muốn hòa đàm về vùng phòng không Trung Quốc  (VOA)
Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về khu vực phòng không Trung Quốc  (VOA)
Thụy Điển gia nhập lực lượng phản ứng nhanh NATO, đáp trả Nga  (GDVN)
Phó tổng thống Mỹ khẳng định liên minh kiên định Mỹ-Nhật  (RFI)   —-Toàn văn trả lời phỏng vấn Asahi Shimbun của Phó Tổng thống Mỹ  (GDVN)

Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một "cơ hội bị bỏ lỡ"

Trọng Nghĩa
Năm ngày sau khi bản Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam được Quốc hội thông qua, vào hôm nay, 03/12/2013, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã cho rằng Việt Nam đã thất bại trong việc đáp ứng các nguyện vọng thay đổi và cải cách của người dân. Theo HRW, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ về việc cải thiện nhân quyền, và Việt Nam, trong tư cách là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã không tuân thủ cam kết của mình.

Trong một bản thông cáo báo chí, Human Rights Watch đã nhắc lại rằng khi quá trình sửa đổi bắt đầu được khởi động vào ngày 02/01/2013, chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã kêu gọi quần chúng góp ý cho việc điều chỉnh Hiến pháp. Hàng trăm hàng ngàn người đã trả lời, thể hiện một sự tham gia chưa từng thấy của người dân vào một tiến trình cải cách pháp lý tại Việt Nam.
Theo HRW, nhiều ý kiến ​​đã phê phán Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, với một số lượng lớn lời kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức những cuộc bầu cử đích thực theo định kỳ. Vào ngày 22/11 vừa qua, Human Rights Watch đã gửi thư đến Quốc hội Việt Nam để hối thúc định chế này chấp nhận các đề nghị sửa đổi để phát huy và bảo vệ các quyền căn bản.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch : « Cho dù các đề nghị sửa đổi đã được tranh luận sôi nổi, phe cứng rắn đã thắng thế và Hiến pháp mới đã siết chặt quyền của đảng cầm quyền ». Ông Adams đã tỏ ý rất tiếc trước sự kiện : « Thay vì đáp ứng nguyện vọng của số đông và các cam kết quốc tế về nhân quyền, Việt Nam tiếp tục là một Nhà nước độc đảng với một Hiến pháp cho phép chính quyền hạn chế các quyền cơ bản dựa trên các căn cứ mơ hồ, mỗi khi mà điều đó phù hợp với họ ».
Trong thông cáo của mình, Human Rights Watch còn kêu gọi các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của gia tăng nỗ lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam cải cách hiến pháp và hệ thống pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và lập hội.

Hiến pháp Việt Nam 2013 tiếp tục bị chỉ trích

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua hiến pháp mới tại Hà Nội, ngày 28/11/2013.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua hiến pháp mới tại Hà Nội, ngày 28/11/2013.
 
Human Rights Watch mới lên tiếng cho rằng bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đã không đáp ứng mong muốn thay đổi và cải cách của người dân.

Tổ chức có trụ sở ở New York cũng kêu gọi các nhà tài trợ cũng như đối tác phát triển của Việt Nam tăng cường nỗ lực hơn nữa để thúc ép Việt Nam tiến hành các cải cách hiến pháp và pháp luật để bảo vệ các quyền cơ bản như tự do ngôn luận và hội họp.

Với số phiếu thuận áp đảo, Quốc hội Việt Nam hôm 28/11 đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Theo Human Rights Watch, việc điều 4 Hiến pháp 2013 coi Đảng Cộng sản là ‘đội tiên phong của giai cấp công nhân’ và ‘của dân tộc Việt Nam’ hạn chế hơn nữa quyền được tham gia các cuộc bầu cử được tổ chức một cách tự do với sự tham gia đa đảng.

Hiến pháp sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, nói rằng ở Việt Nam ‘các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’.

‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình’, văn bản mới viết.

Hiến pháp cũng viết rằng ‘mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình’.

Tuy nhiên, ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch được trích lời trong thông cáo ra hôm 3/12 rằng Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng và bản hiến pháp cho phép giới hữu trách giới hạn các quyền cơ bản bằng những ngôn từ mơ hồ bất kỳ  khi nào họ muốn.

Báo chí trong nước, nhất là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đăng bài ca ngợi việc thông qua hiến pháp mới.

Tờ Nhân dân coi hiến pháp 2013 là ‘sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân’.

Trong khi đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được trích lời nói rằng ‘nên tôn trọng các ý kiến khác nhau’ khi trao đổi với các cử tri ở TPHCM về việc Quốc hội bỏ phiếu tán thành bản hiến pháp mới.

Nhiều nhân sỹ trí thức đầu năm nay đã kiến nghị việc sửa đổi hiến pháp phải nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như thay đổi việc nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng giới trẻ Việt Nam đã hưởng ứng kiến nghị sửa đổi hiến pháp ‘rất là nhiều’.

Ông cũng nói thêm rằng việc tham gia tích cực của người dân vào hoạt động chính trị là ‘một điều kiện tiên quyết để nếu có bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng dân chủ thì sự thay đổi đó mang tính bền vững’.

Trong bài viết ‘Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng’ về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi, nhà nghiên cứu về Việt Nam Jonathan London nhận định trên blog của ông rằng ‘không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam’.

Nguồn: HRW, VnExpress, Dân Trí, Nhân dân, VOA

Vở đại hài kịch đã hạ màn!


Người Cộng sản không bao giờ biết nói và nghe chuyện khôi hài nhắm vào họ. Khốn nạn cho ai trong nước vẽ biếm họa hay kể biếm sự về chủ nghĩa, chế độ hay về các lãnh đạo Cộng sản. Nhà tù sẽ lập tức mở cửa chào đón kẻ bạo gan ấy. Thế nhưng có một nghịch lý là người Cộng sản lại biết diễn đủ trò khôi hài và là đối tượng khôi hài, chế diễu số một của nhân dân. Không có chế độ nào trong lịch sử (Việt Nam và cả thế giới) bị công dân đặt ra vô số câu chuyện, thơ ca, hò vè để châm biếm, mỉa mai bằng chế độ CS (xin vào mạng, gõ Google thì biết). Và đây là một trong những chứng liệu, một trong những tiêu chuẩn quan trọng để các sử gia tương lai đánh giá về mức độ được hay mất lòng dân của một triều đại, một chế độ, một lãnh tụ chính trị.

Sở dĩ có sự kiện như thế là vì người Cộng sản đầy tự ái, bất chấp sự thật, lẽ phải, bất chấp dư luận hiện tại và tương lai, hoàn toàn đứt dây thần kinh xấu hổ, huyễn tưởng mình là đỉnh cao trí tuệ loài người và bằng lòng với vẻ bề ngoài dối trá, lời tuyên truyền che đậy hơn là với thực chất và thực lực bên trong. Miễn là hiện tại mình nắm trong tay mọi quyền lực và mọi quyền lợi.

Gần đây có những trò cười ra nước mắt rất hoành tráng. Như cuộc lên đồng tập thể -do sự kích động của đảng- quanh cái chết của một đảng viên vào loại trung thần số một. Vốn là duy vật, chẳng hề tin có thế giới mai hậu lẫn các thực thể linh thiêng, thế mà đảng vẫn cố biến kẻ mình từng đày đọa khinh bỉ trong mấy chục năm trời thành vĩ nhân thế giới, danh tướng mọi thời, thành thánh, thành thần, thành phật và lôi kéo hàng vạn con người ngu ngơ tin chắc như vậy. Gần hơn nữa là màn “các nhà ngoại cảm có “li-xăng” đàng hoàng của nhà nước tìm ra hài cốt của hàng ngàn liệt sĩ” rồi tổ chức lễ quy tập long trọng, xây mộ uy nghi trong các nghĩa trang, nhưng rốt cuộc chỉ là đất đá hay xương động vật. Một màn lừa dối làm đau nhói thêm trái tim hàng triệu thân nhân tử sĩ.

Mới hôm kia đây (28 tháng 11) là màn đại hài kịch “thông qua Hiến pháp sửa đổi” năm 2013. Nhưng trước hết hãy nói về một màn hài kịch khác trong quá khứ, cũng liên quan tới Hiến pháp nước Việt. Đó là vào ngày 9-11-1946, bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được quốc hội phê chuẩn và được khen ngợi (mãi cho đến nay) là hiến pháp khá nhất, nhưng chỉ năm hôm sau, tức ngày 14-9-1946, cũng chính quốc hội nầy, dưới áp lực của Hồ Chí Minh và đảng CS, tuyên bố đình chỉ thi hành bản hiến pháp đó. Đúng là trò hề chính trị mở màn cho một loạt trò hề trên chính trường Cộng sản gần 70 năm qua.

Gọi là màn đại hài kịch Hiến pháp mới 2013 vì trước hết nó đã tiêu tốn vô số tiền của gần cả năm trời: hàng ngàn tỷ đồng thuế của dân đã được tung ra để in mấy triệu văn bản 2 Hiến pháp đối chiếu phát cho các hộ, để tổ chức “hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm với hơn 26.091.000 lượt góp ý” (lời chủ tịch Quốc hội). Riêng cuộc họp sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội kéo dài trên một tháng đã ngốn -theo ước tính của tiến sĩ Lê Đăng Doanh- 250 tỷ. Đó là chưa kể khối thời giờ vĩ đại của nhân dân và các cơ quan nhà nước, để cuối cùng đưa ra một bản Hiến pháp với nội dung xưa cũ và lạc hậu, vất mọi ý kiến chân thành và tiến bộ của trí thức, nhân sĩ và dân thường vào sọt rác.

Thứ đến là tỷ lệ tán thành cao ngất trời vốn chỉ có trong các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản. Vào hồi 9g53′ ngày 28-11, trong thời gian chưa đến 60 giây, với 488 đại biểu tham gia (chiếm 97,99%), Hiến pháp mới đã được thông qua với 486 phiếu chấp thuận, 2 “không biểu quyết”, và zéro “không tán thành”, chiếm tỷ lệ 97.99%. Nhất trí cao, phấn khởi lớn thật! Toàn thể Quốc hội đã đứng dậy vỗ tay ào ào chào mừng “thời điểm lịch sử”, đang lúc dân chúng được một trận cười ngặt nghẽo kèm theo nỗi ngao ngán tiếp đó.

Một lần nữa, theo tác giả Đoan Trang, Việt Nam lại đứng vào “câu lạc bộ 90 phần trăm” mà lịch sử thế giới thế kỷ XX và XXI chứng kiến như một trong các biểu hiện của các chế độ độc tài tồi tệ. Trong các chế độ này, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất, các con số thống kê có lợi cho họ lúc nào cũng trên 90%, có khi còn sát mức tuyệt đối. Xin kể vài ví dụ để độc giả cười cho đỡ tức. Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippin tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippin tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có (nhưng đến năm 1986, ông ta đã bị toàn dân lật đổ). Năm 1979, cuộc trưng cầu dân ý của Giáo chủ Khomeini ở Iran thu được kết quả 98% người bỏ phiếu tán thành việc xây dựng nước cộng hòa Hồi giáo Iran. Năm 2002, Tổng thống Iraq Saddam Hussein tái đắc cử, được 100% phiếu bầu (nhưng cách đây vài năm ông đã bị nhân dân treo cổ). Anh em nhà Tổng thống Cuba, Fidel và Raul Castro, thường xuyên được 99% phiếu bầu. Các cuộc bầu cử ở Liên Xô ngày trước, tỷ lệ trúng cử của đảng viên cộng sản vào các Xô viết địa phương trung bình là 99% (nhưng hậu vận của chế độ này thế nào thì ai cũng rõ).

Thứ ba, sự khôi hài của màn hài kịch phê chuẩn HP biểu lộ qua những tuyên bố phường tuồng đểu giả của Trung ương đảng và của chủ tịch lẫn phó chủ tịch Quốc hội. Ngay sau Hội nghị Trung ương 8 từ 30-9 đến 9-10-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: “Trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp 1992 cũng như thực thi Hiến pháp sau này….” Ngày 18-11, như muốn nhân dân biết mình đã điều hành Quốc hội làm việc hết sức để hòan thành một bản Hiến pháp tốt hảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rất “thổn thức” và “thành khẩn” phát biểu: “Chúng ta đã làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao… Chúng tôi làm việc với tinh thần rất cần mẫn, rất khiêm tốn và rất cầu thị để tiếp thu cho được tinh hoa trí tuệ của nhân dân mà các đại biểu tiếp tục phản ảnh. Có đại biểu phát biểu, có đại biểu chưa phát biểu nhưng gửi ý kiến về, có các vị khách của chúng ta gửi ý kiến chúng tôi cũng nghiên cứu để tiếp thu đầy đủ. Vừa tiếp thu ý kiến phát biểu của đại biểu tại hội trường, vừa tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội gửi đến, vừa tiếp thu ý kiến của các vị khách và nhân dân, một số ý kiến tiếp tục gửi đến” (Báo Quân đội Nhân dân, 18-11-2013). Trước khi bắt đầu bỏ phiếu, để làm cho vở kịch thêm phần hài hước, Nguyễn Sinh Hùng còn trơ trẽn nói trước Quốc hội: “Đây là bản hiến pháp thể hiện được ý Đảng, lòng dân”. 
Sau đó tiếp tục lộng ngôn: "Tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội có thể khẳng định rằng đã đồng tình cao với dự thảo thông qua lần này". Còn Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch, trong diễn văn đọc trên truyền hình hôm ấy thì nói: “Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Sau đó ông ta còn trâng tráo phát biểu với báo chí: “Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi HP trình Quốc hội sáng nay đã khẳng định bản HP sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng… Hiến pháp chúng ta sửa đổi lần này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN… Đây là bản kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân… đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển đất nước.” Đáng cười ra nước mắt nữa là cái bản HP vừa thách đố nhân dân, vừa chà đạp trí thức, vừa tạo đủ nguy cơ cho dân tộc ấy lại được gần 500 kẻ có ăn học và có phương tiện thông tin thông qua mà chẳng một phiếu chống nào, y như cả một bầy cừu ngoan ngoãn, một dàn robot vô tri, một đám nô lệ hèn nhát, một bọn gia nô cung cúc tận tụy. Chắc nhiều thế hệ mai sau sẽ tự hỏi trí thức VN năm 2013 là hạng người gì và chắc con cháu sẽ tạc bia miệng ngàn năm về cái gọi là Quốc hội khóa 13 Cộng sản!

Màn đại hài kịch vụng về này đã bị quốc nội và quốc tế phê phán ngay. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) đã lập tức bình luận: “Thay vì lắng nghe tiếng nói của hàng nghìn công dân VN –những người đã đóng góp ý kiến để làm thế nào HP có thể bảo vệ tốt hơn các quyền con người và nâng cao chất lượng quản trị– thì Quốc hội lại đã đồng loạt bỏ phiếu theo nguyện vọng của nhà nước và đảng CS. Một cơ hội khổng lồ đã bị bỏ lỡ, đó là cơ hội cải cách, đưa đường lối quản trị của đất nước đến gần hơn với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà VN miệng thì nói là tôn trọng nhưng trên thực tế thì thường xuyên vi phạm. Hành động đầu tiên để VN ra mắt Hội đồng Nhân quyền LHQ mà như thế này, thật vô cùng đáng thất vọng” Đúng là vở hài kịch trình làng trước cái định chế hoàn vũ uy nghi đó! Đẹp mặt thật! Nhóm Trí thức 72, hôm 29-11, cũng ra lời tuyên bố: “Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của đảng CSVN, coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; HP này không thật sự là HP của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình”.

Kết: Đại hài kịch vừa thấy khởi đầu cho đại bi kịch: Trước hết là bi kịch cho dân cho nước. Nguy cơ khủng hoảng kinh tế, đàn áp chính trị, lộng hành kiêu binh, nguy cơ cướp đoạt ruộng đất, đày đọa nông dân, bóc lột lao động, nguy cơ gia tăng tham nhũng, băng hoại đạo đức, suy đồi văn hóa, nói chung là nguy cơ chà đạp nhân quyền sẽ càng gia tăng sau cái “bản án treo cổ toàn dân” nghiệt ngã này. Thứ đến là bi kịch cho chính đảng CS. “Bản án” đó sẽ là giọt nước tràn ly phẫn nộ, là sức nén tận cùng lên chiếc “lò xo” để cơn hồng thủy và sức bật ngược của nhân dân sớm thanh toán cái chế độ và và cái chính đảng đã tự định nghĩa qua HP như một lực lượng chiếm đóng và như thế là kẻ thù và tội đồ muôn thuở của Dân tộc. Và sau cùng là bi kịch cho gần 500 tên mạo danh là dân biểu nhưng thực ra là đảng biểu (đảng biểu sao làm vậy). Để cho đảng tính tiêu diệt nhân tính, chúng thực sự là cặn bã của nòi giống Việt và mang lấy ô nhục ngàn thu cho mình và cho con cháu.

BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 184 
(01-12-2013)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét