Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Lượm lặt - ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Bản đồ chủ quyền: Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam  -(RFI)   —Việt – Trung: có thể hóa giải ‘thông tin trái ngược’  -(TVN)
“Thủ trưởng” cưỡng dâm  – (Canhco -RFA)  – Qua câu chuyện này người đọc báo có quán tính bầy đàn sẽ rung đùi thích chí. Người đứng đắn sẽ lắc đầu ngao ngán, người ưu tư cho văn hóa Việt sẽ tuyệt vọng vì một nền báo chí đã bị tinh trùng và nội y bao phủ.
Mẹ Nấm – Ngày mai tôi thành dân oan  -(Menam RFA / Danluan)
 QUỐC KHÁCH BỊ BÁO TIỀN PHONG “CƯỠNG DÂM”  -(Huynhngocchenh)
Nhìn lại năm 2013  -(Jonathan London)   —  Tư duy lỗi thời và ảo tưởng ngây thơ  -(QĐND /XHDS)
Khuất Đẩu – Những bầy sâu  – (DL)   —David Marr – Vai trò các Đảng Chính trị trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (P.1)  - (DL)
Mười sự kiện nổi bật về chính trị – xã hội của Việt Nam trong năm 2013 do Bauxite Việt Nam chọn  -(Boxitvn)
ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC – Phạm Đình Trọng -(Boxitvn)
Hỏi và Đáp  – Hồ Cương Quyết – André Menras -(Boxitvn)

Các quan chức ở Đơn Dương – Lâm Đồng thu nhập và giàu lên từ đâu? -(DLB)

“Thông Lăng”: Chuyển hóa đảng!? -(DLB)  — Lê Thăng Long – ông có khùng không?! -(DLB)  —Lên Đồng! -(DLB)

Chào năm mới 2014 và em đã về trên quê hương yêu dấu! -(DLB)   —Đảng luôn sợ tiến trình đa đảng phái! -(DLB)

Mơ ước một ngày  -(DLB) -  Đọc bài của anh Nguyễn Lân Thắng thăm lại nghĩa trang Biên Hòa vào một ngày cuối năm thật nhiều xúc động. Với đa số người Việt hải ngoại, những bài viết như thế này là một nghĩa cử ấm lòng mà thế hệ trẻ sinh ra sau 75 có thể làm được bất chấp bọn CS có cho phép hay không. Hành động của Thắng chứng minh cho bọn CS thấy rằng giữa chúng ta, người Việt hải ngoại và nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có chia rẽ, chưa bao giờ có xung khắc đến mức độ cần đến nỗ lực hòa hợp hòa giải theo kiểu nghị quyết 36. Nhưng rõ ràng là có một xung khắc rất lớn giữa người Việt hải ngoại và nhân dân Việt Nam đối với đảng CS đang ngồi chồm hổm trên đầu trên cổ nhân dân ta.
Tổ Quốc là cái chi chi?  -(DLB)

KINH TẾ
Tỷ đô âm thầm chảy dưới băng giá BĐS  -(VEF)
Những vụ bể hụi mất ngàn tỷ rung động 2013  -(VEF)
Điện lực, viễn thông “lãi khủng”: Điểm sáng đáng ngại  -(GDVN)
Mứt kẹo ‘ba không’ chiếm lĩnh các chợ Hà Nội trước Tết  -(GDVN)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Phụ nữ đánh bom tự sát giết chết 14 người ở Nga  -(VOA)   —  Tấn công liều chết tại nhà ga ở Nga  -(BBC)   —-  Nga : Đánh bom tự sát làm ít nhất 18 người chết  -(RFI)    —Tàu Nga đang bị kẹt ở Nam Cực chờ đợi tàu Úc giải cứu  -(RFI)
Hàng nghìn người biểu tình trước tư dinh Tổng thống Ukraina  -(RFI)   —Ukraine tiếp tục biểu tình phản đối việc chính phủ không liên hiệp với EU   -(RFA)
Thái Lan: Công tác đăng ký ứng cử viên tiến hành, bạo động tiếp diễn  -(VOA)   — Đối lập Cam Bốt xuống đường rầm rộ tại Phnom Penh   -(RFI)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ khởi sự năm 2014 ở Trung Đông  -(VOA)   —Báo cáo tình báo của Mỹ dự đoán tương lai ảm đạm ở Afghanistan  -(VOA)
Một người Mỹ gốc Việt thú nhận âm mưu giúp đỡ Al Qaeda  -(RFI)   — Mỹ trang bị cho Đài Loan tên lửa bắn đi từ tầu ngầm  -(RFI)   — NSA thu thập tin tức từ các tuyến cáp dưới biển ở Châu Âu  -(RFA)
Ấn Độ : Lãnh đạo đảng chống tham nhũng làm Thủ tướng vùng Delhi  -(RFI)   —Ấn Độ thông qua luật chống tham nhũng lịch sử   -(RFI)   —Cháy tàu hỏa ở Ấn Độ, 26 người chết  -(BBC)
Tàu ngầm rẻ TQ đe dọa tàu sân bay đắt tiền Mỹ?  -(VNN)
Tổng thống Pháp công du Ả Rập Xê Út nhằm thúc đẩy các hợp đồng quân sự  -(RFI)  —  Ả Rập Xê út cấm mừng năm mới dương lịch?  -(RFA)
Israel dọa trả đũa mạnh nếu Liban tiếp tục pháo kích  -(RFI)   —Rocket bắn từ Li băng nổ tung tại miền bắc Israel  -(VOA)   —  Báo NY Times: Al-Qaida không đóng vai trò trong vụ tấn công Benghazi  -(VOA)
Trung Đông 2013:Tưởng bế tắc bỗng biến động ngoạn mục  -(TVN)
Người dự tang lễ cựu bộ trưởng Li-băng hô khẩu hiệu chống Hezbollah  -(VOA)   — Đạo binh Trắng’ đe dọa thêm bạo động tại Nam Sudan  -(VOA)
Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân với phương Tây?  -(RFA)
Philippines : Cứu trợ nạn nhân khó khăn do kình địch Aquino – Marcos  -(RFI)   —  Chống ma túy tại Miến Điện : Vấn đề nan giải  -(RFI)
Nhật Bản đã coi Trung Quốc là mối đe dọa từ 20 năm trước?  -(GDVN)   —  “Nhìn lại vụ Jang Song-thaek, người Trung Quốc phải thấy mình may mắn”  -(GDVN)  >>>  Báo Nhật: Quan hệ TQ-Nhật rơi vào thời kỳ băng giá nhất trong lịch sử   >>>   Hầu hết các nước láng giềng “gần mà không thân” với Trung Quốc

ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC

Phạm Đình Trọng
Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điều đó cũng vẻ vang lắm chứ, phải thế nào thì mới được cộng đồng thế giới chín mươi chín phần trăm nhất trí mời ngồi lên chiếc ghế nóng này, mặc dù những chuyện đánh đập, bắt bớ, vi phạm nhân quyền của Việt Nam lúc nào cũng sôi sục trên cửa miệng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì vậy, nhìn vào thực tế hành pháp, chúng tôi muốn đưa ra một lời khuyên: nếu có lấy làm oai về cái tư thế mới đầy oai phong của mình thì cũng xin các vị đừng quên mất tỉnh táo mà tăng cường trấn áp dân chúng. Như nhận xét của dư luận kể từ hôm các vị được khoác “chiếc áo nhân quyền” đến nay, hình như số người bị hành hạ, sách nhiễu lại càng tăng lên, người bị gọi vào đồn rồi “tự dưng chết bất đắc kỳ tử” vẫn không thấy giảm. Chiếc áo ấy có hai mặt đấy và dân Việt cũng như đứa trẻ không biết nói dối, sẵn sàng lên tiếng với thế giới rằng có ông vua cởi truồng ở nước tôi đây này, bàn dân thiên hạ hãy đến mà chiêm ngưỡng.
Và ở một phương diện khác, về đường hướng mở rộng pháp quy, chính sách, cũng xin hãy cho phép trí thức được soát xét lại các đạo luật mà các vị vừa ban bố ít lâu trước và sau ngày “lên ngôi nhân quyền” đến nay, xem các đạo luật ấy phù hợp hay trái ngược đến đâu so với vai trò và chức năng trọng đại các vị đang sắm trước con mắt của thế giới; quan trọng hơn, xem xem từ trong buồng tim lá phổi của các vị có bụng “vì dân” – hay đúng hơn là khôn ngoan kiểu bà Yingluck Shinawatra – được đến mức nào. Bài viết dưới đây của nhà văn Phạm Đình Trọng chính là nhằm thực hiện công việc rất có ích đó, mong giúp các vị nếu thấy có gì chưa thích hợp thì điều chỉnh kịp thời.
BVN xin trân trọng đăng lên để giới thiệu với bạn đọc, và người viết, trong trường hợp này, chịu trách nhiệm về những điều mình viết.
Bauxite Việt Nam

Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã có nhiều điều luật vi Hiến. Chỉ điểm những điều luật vi Hiến quyền tự do ngôn luận: Điều 88, Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 258, Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. Năm 2013 lại có tiếp Nghị định 72/2013NĐ-CP vi Hiến.
Vi Hiến vì Nghị định và các điều trên trong bộ Luật Hình sự năm 2009 đã vi phạm, vô hiệu điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến pháp 2013 cho phép công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Các điều 88; 258 Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã mở ra biên độ vô cùng rộng để buộc tội công dân và xác định hành vi phạm tội rất chung chung, mơ hồ, vận dụng thế nào cũng được, tạo điều kiện cho công cụ bạo lực của Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được.
Nay theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ lại ban hành Nghị định 208/2013NĐ-CP ngày 17.12.2013 cho phép lực lượng công cụ bạo lực của Nhà nước cộng sản Việt Nam được nổ súng vào người dân bị cho là “có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Các Nhà nước dân chủ đều ra đời bằng lá phiếu bầu chọn của người dân và tồn tại bằng ý nguyện của số đông người dân. Ngược lại, các Nhà nước cộng sản trên thế giới đều ra đời từ bạo lực cướp chính quyền và tồn tại bằng bạo lực áp đặt. Chính Mao Trạch Đông đã khái quát và thú nhận điều này bằng câu nói nổi tiếng “Họng súng đẻ ra chính quyền”.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam ra đời trong bạo lực, tồn tại bằng bạo lực và đã quá lạm dụng bạo lực gây nhiều tội ác với dân tộc, đã quá ưu ái, nuông chiều, dung túng công cụ bạo lực gây nhiều nợ máu với nhân dân. Do đó những “người thi hành công vụ” đã vô cùng hung hãn trong ứng xử với người dân thân cô thế yếu.
Hiến pháp cho người dân quyền biểu tình nhưng công an của Nhà nước cộng sản Việt Nam đã coi người dân yêu nước biểu tình phản đối Tàu Cộng xâm chiếm biển đảo của ta, bắn giết dân ta là “gây rối trật tự công cộng”. Với danh nghĩa “thi hành công vụ”, lực lượng đông đảo công an nổi, công an chìm cùng với đủ sắc áo “thi hành công vụ”: dân phòng, thanh niên xung phong, trật tự đô thị, thanh tra giao thông... đã chà đạp lên pháp luật, hành xử vô cùng tàn bạo, hung ác với người dân yêu nước trong tay chỉ có tờ giấy in chữ lớn khẳng định độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Cơ bắp tay, chân đấm, đạp người dân. Công cụ hỗ trợ, dùi cui vụt xuống đầu, roi điện chích vào da thịt người dân.
Bị thu hồi đất đai bất hợp pháp, người dân ra ruộng giữ đất cũng bị nắm đấm, dùi cui, roi điện của lực lượng cưỡng chế thu hồi đất đai trái pháp luật gồm công an và đám côn đồ không rõ xuất xứ hành hung. Hành hung dân, những kẻ nhân danh quyền lực Nhà nước “thi hành công vụ” còn hành hung cả nhà báo đến chứng kiến vụ việc.
Một Nhà nước mà Hiến pháp của đất nước, bản khế ước xã hội của người Dân chỉ là thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản, vì thế Hiến pháp phải có điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, chấp nhận để Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ngoài và đứng trên Hiến pháp. Một Nhà nước mà Hiến pháp của đất nước buộc quân đội cũng của đất nước phải trung thành với một đảng chính trị đã gây nhiều tội ác với nhân dân và đất nước. Một Nhà nước mà lực lượng công an bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân lại nêu tiêu chí tồn tại “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình”.
“Người thi hành công vụ” có súng chính là “công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” và quân đội phải trung thành với một đảng đứng ngoài và đứng trên pháp luật, một đảng trong suốt lịch sử tồn tại luôn dùng bạo lực với người dân, luôn dùng bạo lực với cả dân tộc, một đảng đã có quá nhiều nợ máu với dân tộc Việt Nam.
Với Nghị định 208/2013NĐ-CP, đám người “thi hành công vụ” là “công an nhân dân chỉ biết còn Đảng còn mình” và quân đội trung thành của Đảng không phải chỉ có dùi cui, roi điện đàn áp dân mà họ còn được trang bị súng bắn vào dân!
Một Nhà nước tồn tại bằng bạo lực, say bạo lực, quá lạm dụng bạo lực trong những mối quan hệ dân sự với người dân, đẩy người dân sang phía “thế lực thù địch” để trừng trị bằng bạo lực chỉ vì người dân nói tiếng nói tâm huyết, xây dựng nhưng khác biệt với chính kiến của Đảng Cộng sản cầm quyền thì khái niệm “chống người thi hành công vụ” trong Nghị định 208/2013NĐ-CP cũng trở nên mơ hồ, mênh mông như khái niệm “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” trong điều 258 bộ Luật Hình sự.
Các điều 88, 258 bộ luật Hình sự đã cho bộ máy công cụ bạo lực Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được. Nghị định 208/2013NĐ-CP lại cho bộ máy công cụ bạo lực hung dữ đó muốn bắn ai cũng được.
Những điều luật vi Hiến trong bộ luật Hình sự và Nghị định 208/2013NĐ-CP vi Hiến đã tạo hành lang pháp lí đầy đủ cho một Nhà nước tùy tiện dùng bạo lực ứng xử với dân, tùy tiện giam giữ, bỏ tù, bắn giết người dân. Đó là Nhà nước chống lại người dân, chống lại tự do, dân chủ.
Bộ luật hình sự với những điều luật 88, 258 tùy tiện tước quyền con người, quyền công dân của người dân ra đời khi Nhà nước cộng sản Việt Nam đã kí kết tham gia thực hiện Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân. Nghị định Chính phủ 208/2013 NĐ-CP cho phép lực lượng công cụ bạo lực Nhà nước tùy tiện bắn giết người dân ra đời khi Nhà nước cộng sản Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bộ luật hình sự và Nghị định Chính phủ vi Hiến đó không phải chỉ là sự thách thức với người dân Việt Nam mà còn là sự thách thức với cả loài người văn minh.
P. Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Đại án Dương Chí Dũng: Đâu là "gót chân Asin" trong công tác cán bộ?

Vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tạm khép lại ở phiên xét xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 với mức án dành cho các bị cáo khá nghiêm khắc.Vụ án đang được dư luận đặc biệt quan tâm và về cơ bản là đồng tình với mức án mà Toà đã tuyên.
 
Đại án Dương Chí Dũng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận - Ảnh: Nam Anh
Vấn đề mà người viết muốn đề cập trong bài viết này là ở một góc độ khác: công tác cán bộ hiện nay đang có những lỗ hổng chết người, thậm chí đến mức khó hiểu, khi "có chuyện", rất khó quy trách nhiệm.

Với việc bổ nhiệm một cán bộ lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91 như Dương Chí Dũng trở lên (hoặc chủ tịch tập đoàn và cấp thứ trưởng) thì sau khi có đề xuất của bộ chủ quản, theo tôi tìm hiểu, sẽ còn phải xin ý kiến nhận xét của cơ man nào là các cơ quan khác nữa như Ban Tổ chức Trung ương (TW), Ban Nội chính TW (trước đây thì như vậy), Ủy ban Kiểm tra TW, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp TW (hoặc Khối cơ quan TW nếu là cấp thứ trưởng... ). Sau đó sẽ được chuyển tiếp tới Ban Bí thư TW để thông qua trước khi chuyển cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ rồi tiếp theo đó sẽ là Thủ tướng Chính phủ ký.

Vậy, nếu khi "có chuyện", ai sẽ là cơ quan phải chịu trách nhiệm lớn nhất ? Nếu mọi việc được quy trách nhiệm ngay từ nơi trực tiếp quản lý nhân sự và đề xuất, xem đó như là yết hầu của công tác cán bộ, tôi nghĩ sẽ đỡ đi rất nhiều nếu so với cách làm có quá nhiều đề nghị của nhiều Ban, Bộ mà thực ra, rất ít nơi có khả năng nắm chắc.

Quay trở lại vấn đề bổ nhiệm của nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Trí Dũng năm nào, chúng ta sẽ thấy quy trình đã bộc lộ những lỗ hổng khó lý giải và rất khó thuyết phục. Đành rằng, người thay mặt Ban Bí thư TW thông qua cũng như Thủ tướng Chính phủ ký bổ nhiệm, làm sao có thể biết hết để có những nhận xét xác đáng về quá trình, về năng lực, phẩm chất của mỗi người khi ở dưới đã có rất nhiều cơ quan "kính đề nghị" gửi lên.

Theo tài liệu điều tra thì Dương Chí Dũng khi tốt nghiệp phổ thông năm 1974 đã không vào được đại học mà đi lao động ở Cộng hòa Dân chủ Đức cho tới khi bức tường Berlin bị sụp đổ (1990), Dũng buộc phải trở về nước như nhiều người khác. Không có chuyên môn, Dũng làm nhân viên cho Văn phòng Công đoàn của Cảng Hải Phòng rồi trưởng thành dần từ cái nôi thuộc ngành Hàng hải là như vậy. Năm 1994, anh ta mới chỉ là cán bộ của Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét đường thủy, vậy mà 9 năm sau (có thể) nhờ cái thế "danh gia vọng tộc" của gia đình ở đất Cảng một phần, rồi nhờ có tấm bằng đại học tại chức (!), Dũng đã trở thành Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ (Vinawaco), một doanh nghiệp cũng khá bề thế nếu chỉ xét về cơ cấu tổ chức. Song với 2 năm tại vị, doanh nghiệp này lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề, bị kiện cáo triền miên và khá bế tắc, không tìm được đường ra. Duy chỉ có Dương Chí Dũng là tìm được đường... thoát hiểm!  Đó chính là dấu hỏi lớn về công tác cán bộ của chúng ta mà tôi muốn nêu .

Phải chăng, Dương Chí Dũng là một cán bộ có năng lực, có tài  vực các doanh nghiệp làm ăn kém khá lên? Từ đó mới được tìm để tiến cử cho tổ chức xem xét, giúp đỡ? Thực tế hoàn toàn không có chuyện đó!

Phải chăng lúc đó Vinalines thiếu cán bộ giỏi hoặc đang làm ăn kém cỏi nên cần người có tài về "vực" nó dậy?

Cũng hoàn toàn không phải vậy!

Thực ra, khi đó (2005), Vinalines cũng đang là Tổng công ty mạnh nếu xét về cơ cấu tổ chức, vốn liếng hoạt động và đặc biệt là khả năng kinh doanh khi đó cũng như nhân sự không hề kém cỏi gì. Chỉ có điều, nội bộ lúc này của họ đang lình xình, bất phục nhau nên buộc cấp trên phải điều một thứ trưởng về làm Chủ tịch HĐQT, và Dương Chí Dũng, có lẽ nhờ có cái "tài" vận động cùng cái bằng tiến sĩ tại chức về kinh tế (?) nên đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines, để rồi một năm sau đó tiếp tục lên nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT của tổng công ty.

Cái cần xem ở đây là sai lầm trong lựa chọn nhân sự và cũng là mấu chốt trong cái sự đi xuống của Vinalines. Đó chính là công tác tổ chức và có lẽ bắt đầu từ đây, sai lầm nối tiếp sai lầm. Liệu khi đó có gì bất ổn và tiêu cực của Bộ Giao thông vận tải không?

Thông thường, người tham mưu về công tác nhân sự phải tìm cho ra những người giỏi, có quá trình công tác, có phẩm chất đạo đức và bề dày thành tích ở một đơn vị làm ăn tốt mà đôn lên chức vụ cao hơn ở một đơn vị khác đang gặp khó khăn này nọ. Còn ở câu chuyện này, không hiểu sao Bộ Giao thông vận tải lại làm quy trình bổ nhiệm lên chức cao hơn với một cán bộ đang lãnh đạo một doanh nghiệp làm ăn bết bát? Không lẽ Bộ có ý "nhân rộng điển hình" kiểu này sao? Nhân vụ việc này, ngành Giao thông cũng nên xem lại hồ sơ để tìm nguyên nhân, ai là người đề xuất? Lý do? Thành tích của Dương Chí Dũng khi đó thế nào mà tính bổ nhiệm Tổng giám đốc Vinalines?

Qua câu chuyện ở một doanh nghiệp và cũng từ thực tiễn đau xót này, chúng ta cần sớm xem lại quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện nay. Qua một ví dụ nhỏ và rất cụ thể này mà rút kinh nghiệm, để tìm ra cái "gót chân Asin" nó là từ đâu, hy vọng sẽ hoàn thiện nó hơn. Thực tế, càng có nhiều cơ quan có ý kiến nhận xét đánh giá để bổ nhiệm nhân sự cũng chưa thật đã là chuẩn xác, rồi tới khi để xảy ra chuyện sẽ rất khó quy ai là người có trách nhiệm nhất. Đó chính là điều băn khoăn của rất nhiều người. Nên chăng, cần có sự phân cấp cụ thể hơn so với hiện nay và phải trao trách nhiệm rõ ràng cho cấp lãnh đạo trực tiếp (nơi đề xuất bổ nhiệm cán bộ - bộ chủ quản), chỉ có vậy, khi họ định bổ nhiệm ai, họ đều phải cẩn trọng hơn .
Nguyễn Hành Thiện
(Thanh niên)

Nguyễn Văn Thạnh - Anh Lê Thăng Long nếu có khùng?

Thời gian rồi, anh Lê Thăng Long làm xôn xao các diễn đàn bằng việc tuyên bố rút lui khỏi phong trào Con Đường Việt Nam - PT mà anh là một người sáng lập - và có đơn xin gia nhập Đảng CSVN. Nhiều người cho rằng anh bị khùng, người đa nghi hơn cho rằng “thuốc” đã đến lúc phát huy tác dụng, người cẩn thận hơn cho rằng anh “hoang tưởng”.

Tôi viết bài này, chia sẻ suy nghĩ của tôi, một người có ủng hộ phong trào CĐVN, có tiếp xúc với anh vài lần. Hy vọng rằng, trong bài viết này tôi giữ được sự công tâm, có cái nhìn đa chiều.

Là một người cổ xúy cho dân chủ, tôi tôn trọng quyền được lên tiếng của mọi người, dù xấu hay tốt, nói vô hay nói ra, khen hay chê. Tôi tôn trọng các ý kiến và làm việc trên các giả thuyết.

Đầu tiên, phải nói rằng những người lên tiếng như anh và tôi nhiều lúc rất mệt mỏi, không chỉ là chuyện sách nhiễu, tù đày, hành hung, đánh đập, tạm giam,… mà còn là từ gia đình, người thân. Mấy hôm nay, tôi thấm thía chuyện này. Mẹ tôi thì khóc lóc, kể lể. Tôi xuống Qui Nhơn làm CMND về muộn bà cũng lo, lên mạng truy cập thông tin bà cũng ngăn. Đến giờ ăn cơm hay cả nhà xem tivi, tôi cũng bị “dàn đồng ca”. Má tôi nhiều lần muốn nhốt tôi vô buồng (một phòng nhỏ trong kiến trúc nhà ở quê, nơi để lúa gạo, vật quý,..), bà muốn chăm tôi như đứa trẻ lên ba. Bà nói nửa đùa, nửa thật “con cứng đầu quá, làm vậy má mới an tâm”. Anh em ruột cũng ngán tôi, sợ tôi vô nhà, công an lại đụng đến. Đứa em trai mà tôi ở nhờ phòng trọ, sau khi rắc rối, chủ nhà cũng đuổi đi. Nó cũng mệt mỏi phần vì đi tìm phòng, phần vì nó cũng bị chứng máu khó đông, đi lại cũng khó khăn như tôi.

Phần ba má đẻ, gia đình đã vậy; bên vợ, ba má vợ tôi cũng bị “huyết áp và yếu tim”. Tôi thật sự thấy có lỗi, rất nặng nề với các bậc sinh thành.

Rồi vợ tôi, một cô gái phố cổ Hội An, chân yếu tay mềm, vì thương tôi mà chấp nhận ưng tôi rồi bị cuốn vào công việc. Cô ấy hết bị đe dọa hành hung ở nhà, lại bị làm “ầm ĩ” ở trường (trong vụ xe hàng). Tôi thấu hiểu áp lực, nỗi khổ của cô ấy chịu đựng nhưng nhiều lúc vì không nghe lời tôi dặn nên tôi cũng nổi nóng. Sống trong tâm trạng vừa thương vừa tức giận; vừa muốn nghe lời ba má, làm con có hiếu; vừa muốn sống như con người tự do, làm điều mình cho là đúng, làm tôi nhiều lúc thấy bức bối, “khùng khí”. Một cảm giác thật kinh khủng.

Tôi nghĩ anh Long trải qua cảm giác “ác liệt, khủng khiếp” hơn thế nhiều lần. Khi anh đi tù, con anh đứa rất nhỏ, đứa nằm nôi. Tôi chưa có con nên chưa có cảm giác nhung nhớ, thương con. Rồi gia đình anh bao nhiêu người là “đảng viên gộc”. Bố mẹ tôi, dòng họ tôi chỉ là lương dân, không chút gì tình cảm với đảng, không ăn một “giọt lộc” nào của đảng, chỉ vì lo lắng cho tôi thôi mà tôi đã thấy sự quyết liệt, huống chi là anh (theo tôi thấy ba má, gia đình anh Long rất thành công, hưởng nhiều “lộc” của chế độ)? Anh hẳn sẽ bị sức ép gia đình ghê gớm lắm.

Khi anh đi tù, anh là một doanh nhân thành đạt, nắm tiền tỷ trong tay, đi tù là mất tất cả. Tôi thấy nhiều người mất vài triệu bạc đã tiếc đứt tóc, đứt ruột; thậm chí là khóc lăn lộn (cảnh quê tôi). Mất từng đó của tiền, hẳn không phải là chuyện thường?

Tổng hợp những gì anh đã trải qua, anh có “khùng” thật, cũng là điều có thể.

Là một người quan tâm đến chính trị, tôi thường đọc những chuyện hậu cung ở các nước độc tài như Liên Xô, Trung Quốc,…thấy nhiều câu chuyện người ta đầu độc, tiêu diệt đối thủ chính trị, tù nhân chính trị bằng thuốc độc, thuốc gây mất trí nhớ, thuốc gây điên mà rùng mình. Ai dám chắc điều này không xảy ra ở xứ ta? Giữa thanh thiên bạch nhật, người ta còn mượn tay côn đồ đánh người máu me đầy mặt, chấn thương sọ não thì trong thế giới âm u nhà tù, ai mà biết được điều gì? Khi người ta biết rằng, một tay có thể che bầu trời thì không gì là không dám làm!?!

Nếu anh bị nạn (đầu độc), anh là người rất đáng thương, một con người dù có khùng cũng đáng để nghiêng mình. Người khùng mà lòng còn canh cánh với nước non, với dân tộc thì cũng đáng yêu lắm.

Trên đây là suy luận theo giả thiết anh khùng thật như ai đó nói về anh, còn đây là cảm nhận của tôi. Khi có dịp vô Sài Gòn, tôi thường ghé đến thăm anh, thậm chí là có lần ngủ lại nhà anh. Cảm nhận của tôi về anh: anh là người hết sức bình thường, giàu tình cảm, rất thương yêu gia đình, con cái, có trách nhiệm với công việc, bạn bè. Có lần anh nói với tôi: “nếu anh không nhận tội, giờ anh vẫn còn ở tù, má anh đang bệnh thế này chắc anh không có cơ hội chăm sóc, báo hiếu. Có khi bà xanh cỏ, anh còn chưa ra,…”. Đó là lúc anh đang chăm sóc mẹ anh khi cụ đang chiến đấu với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Thời gian ngắn sau thì nghe má anh mất. Nghĩ về câu nói đó của anh, tôi rất ngậm ngùi.

Vì cùng cổ xúy cho phong trào CĐVN, chúng tôi cũng trao đổi với nhau về các vấn đề chính sự cùng quan tâm, tôi nhận thấy trong anh có sự chân thành, chung thủy với bạn bè cùng lý tưởng (tôi có cảm nhận anh là một người bạn chân thành, một “phụ tá” thân tín cho anh Trần Huỳnh Duy Thức). Không dám nhận xét về anh, nhưng nếu nói quan điểm thì tôi thấy anh có phần “ngây thơ chính trị”, kiểu tin rằng ĐCS là một đảng còn có nhiều con người tốt, có lý tưởng cao đẹp, có thể chuyển hóa để lãnh đạo đất nước (tôi nghĩ điều này có thể anh hấp thu tình cảm đảng của gia đình?). Anh thật tâm, chân thành muốn làm điều gì đó cho đất nước, nhưng có vẻ nôn nóng trong việc mong muốn giải quyết vấn đề. Anh hay nói với tôi “nếu không hóa giải được thì sẽ đổ máu, con người sẽ bắn giết nhau, cắt cổ nhau, thủ tiêu nhau,… rất kinh khủng (có lẽ anh nghe những chuyện giết nhau từ bố mẹ, ông bà hồi chiến tranh?).

Đọc các bài anh công bố gần đây, thấy nhiều điều “quái quái”, nhưng tôi tôn trọng anh, dù anh “ngây thơ chính trị”, chân thành quá mức hay “đang đánh võ say”,… Một danh nhân thế giới đã nói “chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Ai mà biết được điều gì?

Khi anh công bố PT CĐVN, nhiều người công kích anh là chim muồi, là “con đường vô liêm sỉ”, nhưng tôi thì đăng ký ủng hộ, đơn giản là tôi đọc nội dung của nó. Phong trào CĐVN bàn đến vấn đề quyền con người (QCN), một vấn đề có vẻ mới mẻ, cần thiết cho cuộc sống. Cổ xúy cho QCN mà đi tù thì cũng đáng.

Qua câu chuyện về anh Lê Thăng Long và liên hệ bản thân, tôi suy ngẫm và rút ra kinh nghiệm “người có tấm lòng, lên tiếng cho lẽ phải, cho công lý rất là hiếm, họ bị nhiều áp lực khó khăn, thiệt hại. Họ có thể làm được hay không làm được, họ làm tiếp hay nghỉ, tiến lên hay rút lui,… ta cũng nên tôn trọng. Dù gì họ cũng đã có thành ý tốt. Dù có thất bại, “hoang tưởng”,… nếu không góp được hòn đá, viên sỏi trên con đường dân chủ thì ít ra họ cũng có lòng, hơn bao người xa lánh sự đời, tìm kiếm hạnh phúc, thành đạt trong lối sống ích kỷ”.

Thời đại dân chủ, ai cũng có quyền nói nhưng nói lời đau người khác cho sướng miệng thì mình cũng tổn thương uy tín! (Chưa xét đến hậu quả làm lòng người ly tán, kéo dài con đường đến đích dân chủ).

Tây Sơn 30/12/2013
Nguyễn Văn Thạnh
www.danquyen.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét