Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Ngày 31/12/2013 - Phải chăng Đảng CSVN đã thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền?

  • Trận Khe Sanh sau 45 năm (BBC) - Một số nhận định về 'Binh thư đánh Mỹ' của Bắc Việt Nam nhân lễ kỷ niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-2014).
  • Phản ứng sau phiên tòa Vinalines (BBC) - Dương Chí Dũng tự viết đơn không qua luật sư để gửi lên Tòa án Tối cao, phủ nhận tội ‘tham ô’ và chống án tử hình.
  • Kilo Hà Nội và Su 30 "phá" chiến thuật Không - Hải chiến Biển Đông bằng cách nào? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã xoay trục chiến lược về Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông để đối phó. Cường quốc quân sự số 1 thế giới cũng đồng thời xây dựng học thuyết quân sự Không – Hải chiến (Air – Battle Sea) nhằm kiểm soát cuộc chơi.
    Trung Quốc cũng "nóng mặt" thiết lập chiến thuật Không – Hải chiến trên Biển Đông nhằm thách thức Mỹ.
  • Vì sao ASEAN chậm phản ứng với “vùng phòng không” của Trung Quốc? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Việc Trung Quốc đơn phương áp đặt “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông mà không có bất kỳ tham vấn nào trước với các nước láng giềng và Mỹ khiến nhiều nước trong khu vực quan ngại, xem đây là động thái làm gia tăng căng thẳng ở Đông Á.
  • Trường Sa mùa biển động: Cờ Tổ quốc trên biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Trước khi nhổ neo làm nhiệm vụ ngoài biển, các tàu Hải quân VN đều nhận thêm cơ số cờ Tổ quốc để đảm bảo màu đỏ sao vàng liên tục hiện diện trên nóc đài chỉ huy, khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
  • Hành trình bay khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (BaoMoi) - Đóng góp ổn định từ 18 - 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm, ngành dầu khí trở thành một trong những mũi nhọn hàng đầu cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một hoạt động rất đặc biệt gắn bó mật thiết với ngành này - "Bay dầu khí (BDK)” còn đóng góp vai trò khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
  • Triển vọng kinh tế 2014 : Hàn Quốc và Philippines dẫn đầu Châu Á (RFI) - Năm 2013 sắp khép lại, nhật báo kinh tế Les Echos có bài dự đoán triển vọng kinh tế năm tới tại các nước Châu Á đang trỗi dậy. Bài viết mang tựa đề “Năm 2014, những lá bài của Châu Á đang trỗi dậy được xáo lại có lợi cho các nước nhỏ”. Les Echos tập hợp nhận định của các chuyên gia làm việc cho ngân hàng Anh Quốc RBS, tập đoàn tài chính Nhật Nomura và công ty tư vấn Pháp TAC.
  • Thêm một quan chức Trung Quốc thân Chu Vĩnh Khang bị điều tra (RFI) - Theo hãng tin AFP hôm nay 30/12/2013, chính quyền Trung Quốc đã thông báo đã mở điều tra về tham nhũng một cựu quan chức thân cận với ông Chu Vĩnh Khang, từng là một trong những lãnh đạo nhiều quyền lực của chế độ Bắc Kinh trong nhiều năm trước đây.
  • Sự im lặng khó hiểu của ASEAN về vùng phòng không Trung Quốc (RFI) - Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Các nước này bày tỏ sự bất bình hoặc chỉ trích Bắc Kinh làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng. Nhưng cho đến nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN vẫn im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu.
  • Đồn công an Tân Cương bị tấn công : 8 người chết (RFI) - Theo thông báo của chính quyền Tân Cương, được hãng tin AFP trích dẫn, vào hôm nay, 30/12/2013, đã có 8 người bị lực lượng an ninh hạ sát. Những người này đã << tấn công >> vào một đồn công an trong vùng. Ngoài ra, còn có một người khác đã bị bắt.
  • Lãnh đạo Trung Quốc sẽ không gặp Thủ tướng Nhật (RFI) - Theo hãng tin Reuters, hôm nay 30/12/2013, Bắc Kinh ngỏ ý cho biết lãnh đạo của họ không muốn có cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Nhật, sau sự kiện Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni, địa danh mà Bắc Kinh vẫn coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Bình Nhưỡng hành quyết nhiều quan chức cùng với Jang Song Thaek (RFI) - Nhiều nguồn tin từ báo chí cũng như quan chức Hàn Quốc hôm nay 30/12/2013, khẳng định, ngoài ông chú rể đỡ đầu của Kim Jong Un, bị hành quyết hôm 12/12/2013 , còn có nhiều quan chức thân cận khác cũng cùng chung số phận với ông Jang Song Thaek.
  • Khủng bố đẫm máu thứ nhì tại Nga (RFI) - Sáng nay, 30/12/2013, tại Volgograd, ở phía tây nam nước Nga, một chiếc xe điện bánh hơi đã phát nổ làm 14 người thiệt mạng và khoảng một chục người bị thương. Đây là vụ khủng bố thứ hai trong vòng 24 giờ qua. Chỉ còn vài tháng nữa là đến Thế Vận Hội mùa đông Sotchi, tình hình an ninh tại Nga gây lo ngại.
  • Nhà riêng của đại sứ Đức tại Hy Lạp bị xả súng (RFI) - Theo nguồn tin của cảnh sát Hy Lạp , sáng sớm hôm nay 30/12/2013,nhiều kẻ lạ mặt đã xả súng vào tư dinh của đại sứ Đức tại Hy Lạp, nằm ở ngoại ô thủ đô Athènes. Vụ tấn công xảy ra lúc 3h30, giờ địa phương. Đơn vị cảnh sát chống khủng bố ngay sau đó đã được điều đến hiện trường để tiến hành điều tra.
  • 2013 : Năm nước Pháp can thiệp ngoại giao và quân sự (RFI) - Lên tuyến đầu can thiệp vào Trung Phi và Mali, chớm nở ý định nhảy vào Syria, hăng hái trong hồ sơ Iran. Đó là những nét nổi bật trong hành động và chính sách đối ngoại của nước Pháp trong năm 2013, điều mà người ta thường thấy rõ nét ở Hoa Kỳ hơn là một nước châu Âu.
  • Nam Cực : Tàu phá băng Úc thất bại trong việc cứu tàu Nga (RFI) - Chiếc tàu phá băng Úc trên đường đến giải cứu một con tàu Nga bị mắc kẹt trong băng gần Nam Cực đã phải quay ngược trở về vào hôm nay 30/12/2013 khi còn cách mục tiêu khoảng 10 hải lý. Theo chính quyền Úc, thời tiết xấu là nguyên nhân khiến cho nỗ lực giải cứu lại thất bại.
  • Cận Đông : Pháp và Ả Rập Xê Út đồng quan điểm (RFI) - Nhân chuyến công du Ả Rập Xê Út, kết thúc hôm nay 30/12/2013, Tổng thống Pháp François Hollande và Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdallah đã có cuộc tiếp xúc thượng đỉnh vào hôm qua. Hai bên đã bày tỏ quan điểm hoàn toàn đồng nhất về các cuộc khủng hoảng đang khuấy động vùng Trung Cận Đông. Trên bình diện kinh tế, trao đổi thương mại song phương cũng sẽ được tăng cường.
  • Vô địch Schumacher bị chấn thương sọ não (RFI) - Cựu vô địch đường đua xe hơi Công thức 1, người Đức Michael Schumacher hôm qua bị ngã trên đường trượt tuyết trên dãy Alpes của Pháp và bị chấn thương não nặng và hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
  • Ai Cập bắt giữ 4 ký giả đài Al-Jazeera (VOA) - Mạng lưới truyền hình Al-Jazeera có trụ sở tại Qatar cho biết Ai Cập đã bắt giữ 4 nhà báo của họ và đã yêu cầu trả tự do ngay tức khắc cho những nhà báo này
  • Myanmar cần tránh áp lực về biển Đông (BaoMoi) - Đó là lời kêu gọi do Phó tổng giám đốc U Aung Htoo của Ban Phụ trách các vấn đề ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Myanmar đưa ra trước khi nước này bắt đầu nhậm chức Chủ tịch ASEAN từ ngày 15.1.2014.
  • Nhật Bản sẽ mở ‘tour chủ quyền’ tới Senkaku cho phóng viên quốc tế (BaoMoi) - Trong nỗ lực mới nhất nhằm thông báo với giới truyền thống quốc tế về lập trường của Tokyo đối với lãnh thổ đang tranh chấp với Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đang lên kế hoạch mời tới hơn 100 nhà báo Mỹ và châu Âu tại Trung Quốc đến thăm Okinawa và Senkaku vào năm tới.
  • Bí mật về căn cứ của "sát thủ Biển Đông" Kilo Hà Nội (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tàu ngầm kilo Hà Nội đang về gần đến Việt Nam. Căn cứ của một trong những tàu ngầm tấn công tối tân nhất thế giới này chính là quân cảng Cam Ranh. Quân cảng Cam Ranh, nơi vẫn được xem là một trong những quân cảng tốt nhất thế giới.
    Giới quân sự vẫn cho rằng: Ai sở hữu quân cảng Cam Ranh sẽ có thể đủ khả năng phong tỏa được cả Biển Đông. Dù hải quân Nga đã trả lại quân cảng này cho Việt Nam nhưng với đa số chúng ta, nơi đây vẫn là một bí mật.
    Hãy cùng PetroTimes tìm hiểu căn cứ mới của "sát thủ Biển Đông" tàu ngầm kilo Hà Nội.
  • Cam kết vì an ninh hàng hải (BaoMoi) - ANTĐ - Có quyền lợi và lợi ích liên quan mật thiết ở Biển Đông, cả Nhật Bản và Mỹ đều đã đưa ra những cam kết bảo đảm an ninh hàng hải cho các quốc gia Đông Nam Á nằm án ngữ trên vùng biển chiến lược quan trọng này.
  • Vì sao Trung Quốc quyết cướp Biển Đông? (BaoMoi) - Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất toàn bộ quyền kiểm soát đối với một tuyến đường sinh mệnh rất dài trên biển, tuyến quốc phòng bị thu hẹp, con đường ra biển của miền Nam Trung Quốc bị chặn đứng.
  • Thời sự tuần qua: Dò được tín hiệu xương cốt ở TMV Cát Tường (BaoMoi) - Hà Nội chính thức có thêm 2 quận mới; Kẻ chặt tay cô gái cướp xe SH lĩnh án tử hình; Xe giường nằm chở 33 khách lao vực sâu; Sinh đôi bằng tinh trùng của người chồng đã mất; Tiết lộ về gia thế cực khủng của vợ Thanh Bùi; Sốc: Phát hiện 3 hộ gia đình sống trên "cây" giữa Thủ đô; 'Nhà ngoại cảm' chỉ nạn nhân Cát Tường dưới ao bèo...là những thông tin thời sự nổi bật tuần qua.
  • Tàu ngầm Hà Nội vào biển Đông (BaoMoi) - Công ty chuyên theo dõi hải trình tàu biển quốc tế exactEarth (Canada) hôm qua dẫn hình ảnh vệ tinh cho Thanh Niên hay tàu Rolldock Sea đang chở tàu ngầm HQ182 Hà Nội đã rời cảng Jurong của Singapore lúc 1 giờ 05 sáng 29.12 (tức 0 giờ 05 giờ Việt Nam cùng ngày).
  • Thời tiết Bắc bộ sẽ ấm dần lên vào năm mới (BaoMoi) - Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, tình trạng rét đậm, rét hại tại miền Bắc sẽ kéo dài đến hết tháng 12. Sang năm mới thời tiết ở Bắc bộ sẽ ấm dần lên.
  • Rét đậm, rét hại ở miền Bắc kéo dài hết tháng 12 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh được tăng cường nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng. Đợt rét đậm, rét hại này có khả năng duy trì đến hết tháng 12/2013, sau đó thời tiết sẽ ấm dần lên. Vùng núi các tỉnh Bắc Bộ cần đề phòng băng giá và sương muối.

Phải chăng Đảng CSVN đã thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền?


Xin thưa với các tiến sĩ, giáo sư của báo Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân. Đây chỉ là câu hỏi giả thiết. Quý vị đừng nhảy cẫng lên chụp mũ chống Đảng, chống băng nhóm gì cả. Câu chuyện có nguyên nhân của nó.

Chả là chúng tôi, những người biểu tình phản đối quân Trung Quốc xâm lược. Khi bị bắt vào trại Lộc Hà, bị cơ quan an ninh xét hỏi. Trong quá trình bị xét hỏi kèm với việc giải thích, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền. Các cán bộ an ninh đưa ra một lý lẽ rằng.

"Giờ chúng ta muốn bảo vệ đất nước, phải giữ ổn định chính trị. Vì sao, vì giữ ổn định chính trị mới phát triển được kinh tế. Có kinh tế mạnh thì chúng ta mới có vũ khí, có phương tiện để bảo vệ chủ quyền..."

Cá nhân tôi đồng ý với lý lẽ của cán bộ an ninh, mặc dù tôi biết lịch sử khi thành lập nhà nước này, kinh tế gần như con số không. Nhưng nhờ ngoại giao được với các cường quốc cộng sản anh em, Việt Nam có được pháo 105 ly, xe tăng, tên lửa... để chiến đấu. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam lúc đó đến cái xe đạp cũng không sản xuất được ra hồn.

Cuộc biểu tình đầu tiên chống quân Trung Quốc xâm lược nổ ra năm 2007, đến năm 2009 tôi bị bắt vì tội in áo Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam... rồi đến năm 2011, năm 2012 cuộc biểu tình như thế lại nổ ra. Tôi lại bị bắt vì tội biểu tình Hoàng Sa - Trường Sa. Phải nói một điều đôi khi trước lúc bắt người biểu tình, chính quyền đã dùng loa trên xe ô tô công an để thuyết phục rằng hành động biểu tình của chúng tôi là gây rối trật tự công cộng, có đánh giá tinh thần yêu nước, nhưng chuyện bảo vệ chủ quyền nhà nước có đường lối bảo vệ.

Trong ngần ấy năm bức xúc vì chuyện chủ quyền tôi vẫn nghe lập luận quen thuộc và rất có lý của cơ quan an ninh.

- Kinh tế phải mạnh mới bảo vệ chủ quyền, giờ phải khéo léo giữ hòa bình để tranh thủ phát triển kinh tế mạnh lên, có tiền mua tàu, tên lửa, khí tài, nuôi quân đội... giờ Đảng và Nhà Nước đang phải lo lắng như thế, các anh đừng nóng vội làm mất trật tự xã hội, khiến cho tình hình bất ổn hơn.

Giờ nhìn lại đã mấy năm trôi qua, nền kinh tế của Việt Nam phát triển hay là lụi bại?

Nếu nền kinh tế của chúng ta không phát triển, thậm chí lụi bại, đời sống cán bộ, nhân dân, chiến sĩ khó khăn hơn. Mọi thứ tăng giá nhiều hơn, thu phí nhiều hơn thì rõ ràng nền kinh tế không phát triển mạnh mà đang vào chỗ suy yếu. Phải suy yếu thì nợ công mới đầm đìa, mới phải tái cơ cấu, mới phải bán cổ phần của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Mới phải tìm cách huy động vàng trong dân để làm vốn nhà nước. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giải thể....

Và nói gì thì nói, thực tế một điều là nền kinh tế chúng ta đi xuống.

Nếu vậy, phải chăng chiến lược phát triển kinh tế để đảm bảo chủ quyền đã thất bại? Rõ ràng theo lập luận các anh đưa ra, phát triển kinh tế để bảo vệ chủ quyền. Thì mệnh đề phát triển kinh tế đã không thành, vậy mệnh đề bảo vệ chủ quyền suy ra cũng thất bại theo?

Ngoài một điểm sáng là phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh mới đây tại hội nghị quân chính toàn quân, ông Thanh khẳng định kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo. Và tàu ngầm Kilo về tới Việt Nam. Tàu ngầm là một chương trình có từ lâu, còn mục tiêu quân đội của ông Thanh lẽ ra phải nhắc thêm trong trách của quân đội rất nặng nề nữa là bảo vệ Đảng, bảo vệ CNXH, sẵn sàng dập tắt biểu tình, bạo động... Những điểm này sáng nhưng chưa tỏ, vì chẳng mới mẻ gì và cũng chẳng hơn gì so với trước. Và nó cũng chẳng đủ để chứng minh luận thuyết kinh tế phát triển mạnh để bảo vê chủ quyền.

Giá như khi tàu ngầm Kilo về tới Việt Nam, giá cả viễn thông, xăng dầu... không tăng vọt. Giá như cả chính phủ phải nhẫy cẫng lên mừng như bắt được vàng vì ngân sách thu hoàn thành kế hoạch. Giá như người công nhân không phải nhận gạch, nước mắm thay tiền thưởng Tết...

Có lẽ Đảng đã thành công trong việc phát triển kinh tế để bảo vệ chủ quyền.

Nền ngoại giao Câu Tiễn

Ngoại giao khéo léo là một trong những biện pháp mà ĐCSVN ca ngợi trong việc bảo vệ chủ quyền. Đó là tăng cường hiểu biết hai nước, tăng cường quan hệ toàn diện từ văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị...

Một ông đại sứ ở Trung Quốc hàm tương đương thứ trưởng mà phải nói

“Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới”.

Xưa nay chuyện ăn ở một hay hai lòng, chỉ dành cho kẻ đầy tớ, bầy tôi. Lẽ nào ở cấp hàm tương đương thứ trưởng ngoại giao, một ông đại sứ không biết về câu cú, chữ nghĩa lại đi sử dụng từ "hai lòng" trong một mối quan hệ tưởng là phải bình đẳng giữa hai nước? Người ta nói một lòng thờ bố, một lòng thờ chủ, một lòng thờ vua... có ai nói một lòng thờ bạn đâu. Với bạn bè chỉ cần chí tình, chí nghĩa là đủ. Trong quan hệ vợ chồng có sử dụng từ một lòng, hai lòng. Nhưng đó dành cho người vợ, vì vai trò người đàn ông trong lịch sử như vai trò của một ông chủ. Người ta khen vợ ăn ở một lòng, không hai lòng hai mặt với chồng là vậy.

Ở quan hệ ngoại giao hai nước có lịch sử văn hóa truyền thống phong kiến, đều biết rõ về sự một lòng, hai lòng là chỉ quan hệ cấp bậc phân chia thế nào. Vậy ông đại sứ Thơ địa diện cho VN nói câu vậy, thì ông định xếp vai vế Việt Nam với Trung Quốc là gì?

Một ông Vũ Xuân Hồng, chức danh là Chủ tịch các hội liên hiệp hữu nghĩ Viêt Trung trả lời báo Tuần Vietnamnet rất chi tiết về ơn nghĩa, công lao của Trung Quốc đối với Việt Nam, ông Hồng kể rõ tên từng địa danh, công trình mà Trung Quốc giúp Việt Nam từ đời nảo đời nào.

"Chúng ta vẫn còn đó bao công trình lớn của Trung Quốc xây dựng trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa: nhà máy thép Thái Nguyên, sợi Nam Định, phân đạm Hà Bắc... các công ty Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn. Biên giới mở cửa để hai nước giao thương buôn bán, hòa bình hữu nghị. Đó là nền tảng lâu dài cho nhân dân cả hai bên. Dứt khoát không nên dấy lên điều gì có thể dẫn đến xung đột."

Thế nhưng chủ quyền của đất nước ông đấy, đang có vấn đề gì, ở đâu, quân Trung Quốc đóng chỗ nào, khoanh vùng chỗ nào, bắn ngư dân Việt lúc nào, thời điểm nào. Ông Vũ Xuân Hồng không nhớ, trái lại ông lại mập mờ nói:

"Biển Đông là một trong những câu chuyện nhạy cảm, phức tạp; nhưng đừng để ảnh hưởng đến đại cục. Chúng ta còn có bao nhiêu lĩnh vực cần cùng nhau phát triển: kinh tế, xã hội, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển..."

Chủ quyền rõ ràng, sao lại là câu chuyện nhạy cảm, phức tạp. Cách mà ông Hồng nói khiến người ta cảm giác câu chuyện chủ quyền là một câu chuyện có lỗi, vấn đề chủ quyền là vấn đề không hay, không nên nhắc đến làm gì. Tại sao ông không kể rõ chi tiết địa danh, thời điểm của vấn đề biển đảo rành rọt như ông kể tên các công trình Trung Quốc giúp Việt Nam?

Lịch sử có nền ngoại giao nín nhịn của Câu Tiễn của nước Việt. Nhưng Câu Tiễn nằm gai, nếm mật, Hàng đêm ngửa cổ nhắc với trời đất mối thù bị mất đất.

Câu Tiễn không nhịn nhục để sắm biệt thự, để mua nhà cho bồ nhí, để mua những món ngon vật lạ trong thiên hạ. Câu Tiễn cũng chẳng vun vén cho con cái nắm những vị trí hái ra tiền. Toàn quân, toàn dân nước Việt của Câu Tiễn ngày đêm cày cấy, tăng gia phát triển kinh tế để nước giàu, quân mạnh. Vua quan nước Việt của Câu Tiễn cùng mặc áo vải gai, cùng dệt vải, cày cấy với dân. Câu Tiễn cũng không gửi con sang Hoa Kỳ với số vốn chuyển theo đề lo chỗ mới làm ăn.

Và đương nhiên chấp nhận nền ngoại giao nhịn nhục để phục quốc, Câu Tiễn ngày ăn cơm rau dưa không quá hai món, sẽ không béo múp ngón tay như Vũ Xuân Hồng...


Câu Tiễn mặc áo gai, làm sao bóng bảy, tóc tai mượt mà, mày râu nhẵn nhụi như đại sứ Nguyễn Văn Thơ.


Vậy thì nền ngoại giao khéo léo của Việt Nam với Trung Quốc là gì? Tất nhiên với những gì chúng ta thấy, nó chẳng phải là nền ngoại giao nhịn nhục để mưu đồ quật khởi như Câu Tiễn.

Một nền ngoại giao sáng tạo.

Đơn giản tên gọi của nó là thế thôi.

Tái bút: Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, phiến diện, chủ quan và thiếu dẫn chứng. Bài viết mang cảm tính hơn là biện chứng khoa học. Bởi người viết trình độ hạn hẹp, chỉ nói vấn đề theo góc nhìn hạn chế của mình. Không phải là quan điểm của những nhà đấu tranh dân chủ, đấu tranh cho tiến bộ xã hội, đất nước. Những nhà đấu tranh đó ở một tầm cỡ lớn hơn nhiều người viết bài này. Vài lưu ý cho bạn đọc khỏi đánh giá lẫn lộn vàng thau.
Người Buôn Gió
Theo blog Người Buôn Gió

Sự im lặng khó hiểu của ASEAN về vùng phòng không Trung Quốc

Hai hãng hàng không dân sự trong khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways cho biết tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc - AFP
Hai hãng hàng không dân sự trong khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways cho biết tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc - AFP

Đức Tâm (RFI)

Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Các nước này bày tỏ sự bất bình hoặc chỉ trích Bắc Kinh làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng. Nhưng cho đến nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN vẫn im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu.

Khi lập vùng phòng không, Trung Quốc không hề tham khảo trước các nước láng giềng hoặc Hoa Kỳ. Điều này cho thấy Bắc Kinh quyết tâm tiến hành đơn phương các hoạt động vì lợi ích riêng của mình, đặc biệt trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Giới chuyên gia về Đông Nam Á rất quan tâm đến khả năng liệu Trung Quốc có lập một vùng phòng không tương tự tại Biển Đông hay không. Dường như đoán trước được câu hỏi này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) đã tuyên bố : « Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác, vào thời điểm thích hợp, sau khi hoàn tất các chuẩn bị cần thiết ».

Ba ngày sau khi tuyên bố lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh điều hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.

Trước các tín hiệu này, ASEAN vẫn không hề có phản ứng. Chỉ có ba hãng hàng không dân sự, trong đó có hai công ty thuộc khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways, hãng thứ ba là Qantas Airways của Úc đều cho biết sẽ tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua vùng phòng không.

Vài ngày sau, Ngoại trưởng Philippines lên tiếng cảnh báo là Trung Quốc có thể tìm cách kiểm soát không phận trên Biển Đông. Thông cáo chung của Thượng đỉnh kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – ASEAN chỉ đề cập một cách gián tiếp đến hành động của Trung Quốc, rằng các bên « đồng ý tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo sự tự do bay trên bầu trời và an ninh hàng không dân sự, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ».

Theo nhà phân tích Dylan Loh Ming Hui, thuộc trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Rajaratnam, đại học Nanyang Technological University, Singapore, thì có ba nguyên nhân giải thích phản ứng chậm trễ của ASEAN.

Trước tiên, dường như lãnh đạo các nước ASEAN muốn áp dụng chính sách « Chờ xem ». Có thể họ nghĩ rằng, tại sao lại chấp nhận rủi ro chọc tức Trung Quốc và làm cho tình hình thêm xấu đi, trong lúc những nước lớn hơn, có ảnh hưởng hơn lại không chủ trương đối đầu với Bắc Kinh.
Nguyên nhân thứ hai là một số nước trong ASEAN cho rằng vùng phòng không Trung Quốc tác động rất ít đến Hiệp hội – và như vậy, không có lý do gì để lo ngại – bởi vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông hoàn toàn khác với tranh chấp ở Biển Đông.

Nguyên nhân thứ ba là do cơ chế ra quyết định của ASEAN đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong toàn khối. Do vậy, rất khó có được một câu trả lời chung, nhất là các nước thành viên có các quan điểm khác nhau về Trung Quốc.

Phản ứng chậm trễ của ASEAN làm cho Trung Quốc hiểu rằng việc lập vùng phòng không được chấp nhận và sẽ khuyến khích Bắc Kinh hành động tiếp ở những nơi khác. Nếu đã lập được vùng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi mà tình hình căng thẳng hơn, quan hệ với Nhật Bản xấu hơn, thì có trở ngại gì mà không làm tiếp ở Biển Đông, nơi mà tình hình tương đối yên ổn hơn ?

Vả lại, cách hành xử của Trung Quốc ở biển Hoa Đông không khác gì so với tại Biển Đông, như điều động tàu hải giám, ngư chính, máy bay xâm nhập vào các vùng đang có tranh chấp.

Theo giới chuyên gia, ASEAN cần có tiếng nói chung, bày tỏ mối lo ngại và yêu cầu Trung Quốc cho biết có ý định lập vùng phòng không ở Biển Đông hay không. Nếu Bắc Kinh trả lời một cách mơ hồ, hoặc tiêu cực, thì ít ra, ASEAN có thời gian để thương lượng nội bộ, cùng nhau đưa ra kế hoạch đối phó chung.

ASEAN có một số cơ chế để giải quyết các tranh chấp, như Hiệp ước bất tương xâm 1976 mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều tham gia hay tuyên bố chung 2002 về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC, nhưng chưa đủ và không hiệu quả.

Nếu ASEAN không có tiếng nói và hành động chung, thể hiện tình đoàn kết nội bộ, thì ít có khả năng ngăn chặn được Trung Quốc tìm cách thống trị vùng trời Biển Đông và ở những nơi khác.

  • Britain, China boost biz ties (Washington Post) - The United Kingdom has experienced a surge of Chinese investment in recent years, among which are some extraordinarily fast-growing companies confidently establishing their footprint on British soil through both organic growth and acquisitions.
  • 'Virtual' era opening up for telecom users, firms (Washington Post) - The Ministry of Industry and Information Technology officially issued the first group of licenses for mobile virtual network operators on Thursday, allowing private domestic companies to offer repackaged mobile services.
  • Year-end bonuses at SOEs to rise: Poll (Washington Post) - More State-owned enterprises in China will offer higher year-end bonuses to employees than foreign and private companies, a recent survey suggests.
  • Hebei faces huge cuts in steel capacity to reduce pollution (Washington Post) - China's largest steel base, Hebei province, will cut 67.26 million metric tons of capacity by 2017 without putting too much emphasis on local growth in gross domestic product in order to create a sustainable development of the industry and improve air quality.
  • ODI on track to outstrip FDI, official says (Washington Post) - China's foreign trade grew at its weakest pace in the past two years since the opening-up of the economy, but its share of global trade and outbound investment is still rising.
  • Elite feet (Washington Post) - The wealthy are swapping golf courses for racetracks.
  • Cruisin' for a fusion (Washington Post) - The food served at Unico by Mauro Colagreco is neither Spanish, nor French, nor Argentine, nor Chinese.
  • Dashing forward (Washington Post) - Running is sprinting ahead in popularity nationwide, despite cultural hurdles and air pollution. Matt Hodges reports in Shanghai.
  • A survivor's game (Washington Post) - The past year has been especially difficult for high-end restaurants in Beijing. Many top Chinese restaurants either closed down or have tried to reinvent themselves for a downscale market. At the same time, some middle and low-end eateries have sustained good business. The closing of Maison Boulud at Qianmen 23 on Dec 8 came as a shock to many gourmets in Beijing. Just three months ago in September, New York-based founder Daniel Boulud himself was in town to celebrate its fifth anniversary. The restaurant had a good reputation and won plenty of media awards for both food and service.
  • Gray skies, black humor (Washington Post) - Someone in Beijing says its smog is so dense he cannot see the Chairman Mao portrait at the Tian'anmen Rostrum.
  • Festivities and food miles (Washington Post) - This week, we demolished about 4 kilograms of baby pork ribs, two whole lamb legs and about another kg of chicken wings. To be fair, we had a lot of help to eat them, and it was over four meals through Christmas Eve, Christmas and Boxing Day.
  • Growing and learning from vegetables (Washington Post) - It was a weekend venture motivated by the desire to feed his children pesticide-free greens, but he definitely reaped more than what he expected when the farm started growing.
  • Flying high once more (Washington Post) - A brain tumor nearly grounded a veteran fighter pilot forever but Shen Wenjie was determined to get back in the air, he tells Peng Yining in Yantai, Shandong province.
  • Language skills a path to jobs for Tibetans (Washington Post) - Without providing any qualifications or certificates, language schools in Lhasa have led many people struggling with literacy to new job opportunities.
  • 3rd high-level official probed (Washington Post) - A senior Sichuan political adviser is being investigated for "suspected serious law and discipline violations", the country's top anti-graft watchdog announced on Sunday.
  • Japan PM 'must correct mistake' (Washington Post) - China is taking a tougher stance toward Japan, observers said, after a state councilor condemned Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to a shrine honoring its war dead, including war criminals.
  • China says Abe must repent for shrine visit (Washington Post) - Chinese State Councilor Yang Jiechi on Saturday declared Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to the Yasukuni shrine was a mistake that must be corrected.
  • Xi joins diners for dumplings (Washington Post) - The public hailed President Xi Jinping after a man-of-the-people appearance at a steamed dumplings restaurant in Beijing on Saturday.
  • Volunteers enriched by exchange (Washington Post) - The first batch of Chinese volunteers to go to Brunei had to make some tough decisions concerning families, education and work. Some of the 23 volunteers, ranging in age from 21 to 53, left babies behind. Some delayed finishing their college education. Others quit their jobs.
  • Shrine visit fury mounts (Washington Post) - Outrage from Asian neighbors and world powers continued to grow on Friday over Japanese Prime Minister Shinzo Abe's visit to a controversial shrine.
  • Anger over Abe's shrine visit (Washington Post) - Shinzo Abe stunned the world by making himself the first sitting Japanese PM in seven years to visit a war crime shrine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét