Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Thứ Bảy, 02-11-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
y2r8<- DUNG DỊ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải). - Ước gì có đội tàu nghìn chiếc ở Trường Sa (ANTĐ).  - 6 tỷ đồng xây trường học ở Trường Sa (CP).

Có không một “Liên minh kim cương” Nhật bản và một tân “liên phòng Đông Nam Á” cho Việt Nam? (DLB).
Hạ viện Mỹ: Thế giới phải phản đối Trung Quốc độc chiếm biển Đông (Tin nóng).
Trung-Phi tranh chấp lãnh hải, công ty dầu khí tìm cách hợp tác (VOA).
Bắc Kinh tố cáo Tokyo có hành động “khiêu khích nguy hiểm” trên biển (RFI). - YouTube : Vũ khí mới của Nhật trong cuộc đấu giành chủ quyền biển đảo (RFI). - Trung Quốc cáo buộc Nhật ‘khiêu khích nguy hiểm’ (VNE).  - Tàu Nhật Bản làm gián đoạn diễn tập quân sự của Trung Quốc (PNTP).  - Thế giới 24h: Nhật “khiêu khích” Trung Quốc? (VNN).
- Lê Diễn Đức: Phiên toà Đinh Nhật Uy: Tuổi trẻ là hy vọng (Blog RFA).
Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động ‘ngay trong nước’ (VOA). - VN lo âu việc giới hoạt động dân chủ ứng dụng hiệu quả mạng xã hội (VOA).
- Ariel BogleLệnh cấm điên rồ của Việt Nam không cho chia sẻ thông tin trực tuyến (Slate.com/DĐXHDS).
- Truyền thông về quyền con người: Cần chủ động, tích cực, gắn “xây” với “chống”  (QĐND). “Trong một số trường hợp, việc đấu tranh phản bác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá cách mạng của các thế lực thù địch còn bị động, một số bài viết trên báo, tạp chí chưa sâu sắc, thuyết phục”. - AFR Dân Nguyễn: Ai nuôi hacker? (Quê Choa).
- Bùi Văn Phú: Oriana Fallaci gặp Đại tướng Giáp (DĐXHDS).
- BNS Tự do Ngôn luận: Ưu quyền và độc quyền!!! (DLB).
Vì Nước bỏ đảng – Vì đảng bỏ Nước!? (DLB).
TỬ TẾ KIỂU ĐỘC QUYỀN? (Phương Bích). - Gia lâm dùng xã hội đen và thương binh để thay chính quyền cướp đất, phá đường đi của dân (Lê Hiền Đức).  - Tin nóng: Cưỡng chế nhà thờ xây dựng trái phép của Nguyễn Sinh Hùng tại Cầu giấy (Xuân VN). - NẾU MỌI THỨ ĐỀU “QUÂN PHÁP BẤT VỊ THÂN ” NHƯ THẾ NÀY ….THÌ “CUỐC HỘI” CHÚNG TA SẼ “TRONG SẠCH” (Bùi Hằng).
Phan Châu Thành – Đảng CSVN: Thu hồi đường phố? (Dân Luận). “Ngay cả Cụ Tôn được họ ‘thờ …hờ’ trong Nhà Bảo tàng chắc cũng muốn kêu oan: Đừng lấy tên tôi để tham nhũng nữa, để hành dân nữa, để bôi nhọ Lịch sử dân tộc nữa, để đưa dân tộc đi ngược Thời đại nữa! Tôi sống làm ‘lãnh tụ bù nhìn’ cũng đã nhục lắm rồi, nay tôi chết rồi hãy đế tôi yên ở quê Long Xuyên, đừng ‘thờ hờ’ tôi trong chùa bà đanh thế này, khổ tôi và đau lòng con cháu tôi lắm các đồng chí đảng viên cộng sản ơi!
Giông bão vẫn tiếp tục trong tháng 10 (DLB). - Bộ công cụ của người bất đồng chính kiến (Foreign Affairs/ DLB).
Nguyễn Duy Vinh – Nhà cầm quyền giả câm giả điếc trong khi người dân trong nước tiếp tục lặn ngụp trong bể trầm luân (Dân Luận). - THỰC RA THÌ… (Hóng hớt tin bốn phương tám hướng) (Nguyễn Quang Vinh). – Võ Trung Hiếu: Tôi cần một cặp kính hồng (Quê Choa).
- Thư ngỏ của TS Vũ Duy Phú: QUỐC HỘI CÓ THỰC SỰ LÀ ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN? (Bùi Văn Bồng).
Tại sao Mỹ cần quan tâm tới Hiến pháp VN (BBC/DĐXHDS).
Đoàn Khắc Xuyên: Chuyện từ chức và văn hóa chính trị (MTG).
Thế sự du du… (DLB). - TÁM CHÚ SÂU CON (TNM). - Dân đã mất hết niềm tin? (RFA).
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 124) : Dậy con từ thủa chưa… móc túi dân ! (Nhật Tuấn).
Nguyễn Văn Thạnh – Những sai lầm “thơm ngon” (Dân Luận). - CHẾT CHẲNG ĐƯỢC CHÔN! (Nguyễn Tường Thụy). – Mời xem lại phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng năm 2010: Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013 (VnEconomy). “Vinashin vẫn tiếp tục lỗ, nhưng nếu thị trường tốt, quản trị tốt, quản lý tốt thì sang năm có thể tiếp tục lỗ ít, và năm 2012 có thể sẽ đứng vững được và giảm lỗ. Từ năm 2013-2014 sẽ trở lại lãi“. Lẽ ra ông Nguyễn Sinh Hùng nên nói rằng: Vinashin có thể có lãi từ năm 2017, vì đến năm 2016 ông mới xong cái chức Chủ tịch Quốc hội, lúc đó ông đã “về vườn” rồi.
“Nếu không rà soát, 31.000 tỉ đồng sẽ vào túi ai?” (MTG) . - “Chắc chắn Việt Nam sẽ không thua kém Hàn Quốc, Nhật Bản” (LĐ).
KẾT THÚC PHIÊN TÒA 22/23 BỊ CÁO LÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: MỘT BỊ CÁO DUY NHẤT CÒN Ở TÙ! (Tân Châu).
Làm thủy điện… mì ăn liền (NLĐ).  - Đề nghị xóa thủy điện nhỏ (VNN).
Chuyện của 3 vị “tướng” (LĐ).
Chấn chỉnh việc thu thập thông tin cá nhân (NLĐ).
2LƯƠNG Y NHƯ DÌ GHẺ ! (Trang Le).  - Bí Thư Phạm Quang Nghị nói về việc quy trách nhiệm vụ TMV Cát Tường (DV) (thế là chả có thằng nào chịu trách nhiệm nhỉ, nói cũng đúng, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân  mà =))).  - ‘Không lấy Cát Tường quy trách nhiệm Bộ Y tế hay HN’ (VNN).
‘Công sở thì sang, bệnh viện thì chật’ (VNE). =>
Hàng trăm công nhân mất việc vì ông Phó chủ tịch huyện ban hành văn bản trái luật! (LĐ).
Họp xử lý Cty Hào Dương xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường: Không cho báo chí tham dự (LĐ).
Cà Mau: Trung úy công an tắm chung với… vợ hàng xóm (DV).  - Vụ trung úy tắm chung với vợ hàng xóm qua lời kể người chồng.
Ém hàng cứu trợ tại Quảng Bình bán lại cho dân (VOV).
Ma quái giữa ban ngày – chuyện các nhà “ngoại cảm” (Chu Mộng Long). - Đạo Hồ và những nhà Ngoại cảm Việt Nam (DLB). - ‘Cậu Thủy’ và ‘Cậu Hồ’ (Blog VOA). - Trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sỹ “hạ nhiệt” sau vụ nhà ngoại cảm rởm (DT). - Giao lưu trực tuyến “Sự thật của nhà ngoại cảm” (PT). “TS Vũ Thế Khanh: Về câu chuyện của Bích Hằng, tôi có thể khẳng định chắc chắn Bích Hằng là một trong những nhà ngoại cảm thật sự…” Làm sao ông tiến sĩ chứng minh được đâu là các nhà ngoại cảm “thật”, đâu là các nhà ngoại cảm “dõm”? - Vì sao người Việt nhẹ dạ tin ngoại cảm? (KP). - Thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên được tìm thấy như thế nào? (ĐSPL).
Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo chủ tịch Bình Dương: “Đổ lỗi cho tỉnh nhằm hợp thức hoá sai trái”? (SGTT).
Hạ Long Bụt sĩ – Nửa thế kỷ- 1963-2013, nhìn lại Sử Việt: Chính Biến Tháng 11-1963 (DĐTK). - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam và bộ sưu tập báo chí về cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (Trần Nhương).
Thánh Lễ Giỗ 50 Năm (Phay Van). - ‘Tưởng niệm ông Diệm cho hy vọng hòa giải?’ (Cùi Các). - Câu nói “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” có phải của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm? (FB Tin Không Lề). “Theo như mình được biết thì câu nói này không phải của ông Diệm mà có lẽ xuất phát từ câu nói của LS Nguyễn Mạnh Tường, trong bài phát biểu ngày 30 tháng 10 năm 1956 sau vụ cải cách ruộng đất.  Nguyên văn câu nói đó như sau: ‘Thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch’. LS Nguyễn Mạnh Tường nói câu đó là để phê phán những người CS trong vụ cải cách ruộng đất“.  – Mời xem lại bài phát biểu của LS Nguyễn Mạnh Tường ngày 30/10/1956, phần phụ lục trong sách của GS Lê Xuân Khoa: Qua Những Sai Lầm Trong cải Cách Ruộng Đất (BS).
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả (Phần 1) (Da Màu). - Mấy lời ngắn ngủi về Ông (Nguyễn Tường Thụy). “Rồi tôi lại được nghe người lớn nói chuyện rằng, Bác Hồ đến kẻ thù nó cũng phải nể phục. Ta gọi là thằng Ngô Đình Diệm, chứ phía chúng nó đâu có dám gọi Bác là thằng.  Lớn lên, có học, có chút kiến thức văn hóa, tôi mới hiểu tại sao miền Bắc gọi ông Diệm là thằng, còn miền Nam không gọi ông Hồ là thằng. Tôi xấu hổ“. – Video Tổng thống Mỹ Eisenhower đón tiếp tổng thống Ngô Đình Diệm: NgoDinhDiem 1954-1956 (molang2).
Hình xưa Bà “chị Hai” Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế (Nam Ròm).
Tổng thống Nga Putin sắp thăm Việt Nam (VNE).
Nga: môn lịch sử sẽ bị loại bỏ cuộc cách mạng “xã hội chủ nghĩa vĩ đại” (Newsland/ Kichbu).
Làm gì có tự do báo chí ở “xứ sở tự do”! (QĐND).
Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 5 (Bùi Văn Bồng).
TQ: Nhóm Hồi giáo ETIM là thủ phạm vụ tấn công ở Thiên an môn (VOA). - Tấn công Thiên An Môn : Bắc Kinh lên án một nhóm Duy Ngô Nhĩ (RFI).
Quan chức Trung Quốc ăn hối lộ suốt 16 năm (NLĐ). - Trung Quốc kết án chung thân cựu Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm vì tham nhũng (RFI).

- Phiếm: Bênh cán bộ (PLTP).

- Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của cố nhạc sĩ Văn Cao: TRÊN SÔNG VẮNG, TRƯƠNG CHI CẤT TIẾNG HÁT (Đặng Huy Văn). “ ‘Phải tiêu diệt bọn Nhân Văn-Giai Phẩm!’/ Cả Trường Chinh cùng Tố Hữu thét gào/ ‘Bắt cải tạo, bỏ tù quân chống đảng!’ ‘Khai trừ ngay bè bạn của Văn Cao’!” - Sám hối (DLB).
SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ? (Alan Phan). “Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc“.
THAN NÒI GIỐNG TA (Phair Zios). “Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số. (Xem thêm tại đây). Đất nước thoát khỏi nô lệ và giành độc lập được 68 năm, 38 năm thống nhất lãnh thổ mà dân ta còn thế. Có buồn, có đau không?
- Nguyễn Quang A: Chống tham nhũng: đả hổ, đập ruồi? (DĐXHDS).  “Chỉ có cải cách thể chế, xây dựng nền dân chủ thật sự, đảm bảo tự do ngôn luận, xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh, đảm bảo các quyền tự do, các quyền con người, …  mới là phương sách tốt nhất để đấu tranh phòng chống tham nhũng.”
‘Không lấy vụ Cát Tường để quy trách nhiệm cho Bộ Y tế’ (VNE). - Ở đời, đứa dốt phải thua (Lê Khả Sỹ). “Đây là vụ án khá phức tạp, những kẽ hở của luật đủ cho kẻ thiếu lương tâm tìm cách cãi để bị can Nguyễn Mạnh Tường không nằm trong khung tội giết người. Đừng vội mơ công bằng, sòng phẳng, minh bạch mà tổn thọ, cứ vui vẻ chấp nhận để sống lâu, mài răng ra mà ăn đổi mới, chờ qua thế lỷ 22 CNXH ở Việt Nam thành công mà hưởng thụ“.
Vụ chôn hóa chất: Dừng khai quật… vì thiếu tiền (VNN) (tiền ở đâu thừa nhiều lắm mà....)
KINH TẾ
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Nợ xấu đang được xử lý tích cực (TBNH).  - Ưu tiên xử lý nợ xấu sẽ tạo lòng tin và tác động trực tiếp đến tăng trưởng (ĐBND). - Phải nuôi con nợ để… đòi nợ (ĐT).
- Audio phỏng vấn Tiến sỹ Trần Đình Thiên: “Mô hình tập đoàn không thành công” (BBC). - “Họ lợi dụng vốn của xã hội để phục vụ lợi ích cá nhân” (Infonet).
Ngân hàng có lãi từ chênh lệch lãi suất? (VnM).
Giá vàng giảm 20% trong 10 tháng qua (BKTSG).
Ông lớn xây dựng đi nhặt bạc lẻ (VNE).  – Video: Nhà ở lội ngược dòng cạnh tranh nhà ở thương mại (VTV).
Ngành công nghiệp không khói – nguy cơ tụt dốc – Kỳ 1: Hậu họa du lịch rẻ (ĐĐK).
Nguy cơ đổ vỡ ngành cà phê (NLĐ).  - “Bàn tay” vô hình đang thao túng giá cà phê (TQ).
xuat-khau-lua-gao-o-dbscl-1-large_92112<- Tiêu thụ lúa gạo trông chờ thương lái (CT). - 3kg thóc chưa bằng 1kg ốc bươu: Nông dân bỏ ruộng (ĐV).
Sản xuất của Trung Quốc tăng mạnh (BBC).
Hoa Kỳ thu hút đầu tư nước ngoài để tạo thêm việc làm (VOA).
4 năm nữa, kinh tế thế giới ra sao? (stockbiz).


VAMC bán nợ xấu, được không? (Nguyễn Vạn Phú).
- Hỏi đáp về TPP: Cần nắm những gì? (Nguyễn Vạn Phú).

2
 VĂN HÓA-THỂ THAO

Thái Hậu Ỷ Lan : Nữ chính trị gia kiệt xuất Việt Nam (RFI).

Làm cháy di sản quý hơn 100 tuổi là nhóm cán bộ, công chức (NLĐ). =>
Thi thiết kế quốc phục: Đem tiền đổ biển (PNTP).
Khoa trương trong thơ Lý Bạch (Trần Nhương).
Truyện dài NGŨ QUỶ (phần 25) (Trọng Bảo).
TRANG. NG. đâu chỉ có riêng tôi là như thế (Du Tử Lê).
TƯỢNG THẰNG CU ĐÁI (Nguyễn Trọng Tạo).
Cũ, mới (Nhị Linh).
Những việc thường lệ trong nhà (Da Màu). - Đêm, hoa hồng và chiến tranh
Chơi TÂY MỖ (Vũ Nho).
Lưu Trọng Văn: giọng hát của “bọ” Lập hay hơn Trần Tiến! (MTG).
Người phát hành CD nhạc Việt tại Hà Lan (SK&ĐS).
Năm du lịch quốc gia 2015: Thúc đẩy du lịch văn hóa, di sản (VH).
Những chiêu trò “nực cười” của showbiz Việt (Kênh 14).  - Không cần tự trọng? (PNTP).
- THÔNG ĐIỆP CỦA HUYỀN CHIP: NGƯỜI VIỆT THẬT LÀ XẤU XÍ! (Phú Nepal).
Paris mê hồn Hội chợ chocolat (RFI).
HLV Hoàng Văn Phúc xin lỗi người hâm mộ (VNE).  - U23 VN dọa bỏ SEA Games (NLĐ).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
2<- Sử dụng SGK Tiếng Việt – 1: Những bài học quý từ cơ sở (GD&TĐ).
25% sinh viên không thích học ngoại ngữ (VOH).
Phạt tối đa 150 triệu đồng với vi phạm trong dạy nghề (GD&TĐ).
Cần xử nghiêm vụ xà xẻo khẩu phần ăn học sinh (TT).
- Đà Nẵng: Ban đại diện cha mẹ trả lại tiền vận động sai (DV).
Bảo mẫu trường mầm non Ánh Dương đánh trẻ (BVPL).
Cha mẹ “bó tay” khi con nghiện facebook? (VH).
Trung Quốc: cấm học sinh phổ thông yêu đương (Polit.ru/ Kichbu).
Bài học Nhật Bản (4) (DCVOnline). Mời xem lại: Bài học Nhật Bản (1)    –   Bài học nhật Bản (2)   –   Bài học Nhật Bản (3)
Việt Nam bào chế thành công Nano Curcumin chữa ung thư (VOA).

Khen và chê (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
BYT gửi công văn hỏa tốc vụ nghi truyền nhầm nhóm máu (KT). - Nguyên Bộ trưởng trăn trở “cứu” Y đức (CP).  - Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra vụ truyền nhầm máu cho sản phụ ở BV đa khoa Sơn Tây – Hà Nội (LĐ).  - Không có chuyện truyền nhầm máu ở BVĐK Sơn Tây (SK&ĐS).  - Bệnh nhân đánh bác sĩ bất tỉnh (TT).
Khởi tố bác sỹ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường (BBC).  – Audio phỏng vấn Luật sư Ngô Thế Thêm:‘Tội danh bác sỹ Tường có thể thay đổi’.  - Vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Tội danh sẽ thay đổi nếu tìm được thi thể nạn nhân (TN).  - Vụ bác sĩ vứt xác: Gia đình bệnh nhân mời luật sư vào cuộc. - Cái chết rình rập sau “giấc mơ Bạch Tuyết”: Tiêm trắng ngay trong bệnh viện công (LĐ).
Siết hoạt động ngoại cảm (NLĐ).  - “Bất kính với liệt sĩ trước sau cũng bị… lộ” (VH).  - Dậy sóng thông tin trái chiều vụ xin lỗi nhà ngoại cảm (ĐSPL).
TP. HCM: Phát hiện nhiều sản phẩm tinh bột khô có chất độc hại (DV).  - Hàng khô tẩm đầy hóa chất (NLĐ).  - Công bố danh sách 4 cơ sở sản xuất bún, bánh khô độc hại (PNTP).  - Mực khô tại Sài Gòn không làm từ nhựa và cao su (Zing).  - Thịt siêu rẻ tràn ngập nhiều chợ ở Hà Nội (Zing).
Thịt gà ươn chảy để cả năm vẫn đắt hàng (Infonet).
Những mảnh đời lang bạt ở Bình Dương (RFA/DĐXHDS).
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền (BBC).
1-1378703204Cả nhà hành hạ bé 3 tuổi (NLĐ) (còn quá súc sinh chứ không phải người nữa ....!!!!).

Việt Nam có công dân thứ 90 triệu (BBC).  - Thách thức “dân số vàng” (NLĐ).
Tương lai mờ mịt của những khu tập thể cũ nát nhất Hà Nội (VNE). => 

Hố phun lửa ở Sài Gòn do ‘khí mêtan tích tụ’ (VNE).
Cá lạ nặng khoảng 350kg mắc lưới ngư dân (VOV).  - Phát hiện xác “cá ông” nặng hàng chục tấn dạt vào bờ (NLĐ).
Phát hiện loài nấm mới ở Lâm Đồng (VNE).
Vatican muốn thu thập ý kiến tín đồ Công giáo về gia đình (VOA).
Mỹ cho dùng smartphone trên máy bay (BBC).
Người Úc bị bắt ở VN vì mang lậu ma túy (BBC).
Philippines bị chê trách vì nương tay với các tay săn trộm người Việt (VOA).


- VỤ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM THẨM MỸ CÁT TƯỜNG NÉM XÁC NẠN NHÂN XUỐNG SÔNG HỒNG: Gia đình nạn nhân mời luật sư vào cuộc (PT). - Nhiều “nhà ngoại cảm” vẫn cố gắng thử tìm xác chị Huyền(GDVN).
QUỐC TẾ 
Đặc sứ LHQ: Hòa đàm Syria cần có sự tham gia của phe đối lập (VOA).   - Israel oanh tạc căn cứ quân sự của Syria (BBC).  - Mỹ xác nhận Israel không kích Syria (NLĐ).  - Quân đội Syria kiểm soát thị trấn Safira (VOV).
Hoa Kỳ, Iraq thảo luận về hiểm họa al-Qaida tại Iraq (VOA).

70490518-0333-4028-87BF-D7EB19902222_w640_r1_s
<- Somalia: Không kích ‘phá hủy’ trại huấn luyện của al-Shabab (VOA). 

Ngoại trưởng Kerry: Chương trình theo dõi của Mỹ ‘đi quá đà’ (VOA). - Ngoại trưởng Kerry nhìn nhận tình báo Mỹ “đi quá xa” (RFI). - Vụ NSA nghe trộm : Làn sóng phẫn nộ lan sang châu Á (RFI). - Indonesia triệu tập đại sứ Úc vụ nghe lén (BBC). - Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén (VOV). - Chính phủ Đức sẵn sàng thảo luận với Edward Snowden (VOV). -Gỡ “mớ bòng bong” nghe lén (NLĐ).
Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông, Bắc Phi (VOA).
Nga viết lại sách giáo khoa lịch sử (RFI). - Nga thu hồi giấy phép một trang mạng tin tức (VOA).
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ân xá đang gây phẫn nộ (RFI). - Luật ân xá chính trị có nguy cơ đẩy Thái Lan rơi vào vòng xoáy khủng hoảng (RFI). - Thái Lan: Dự luật ân xá khơi lại sự lo ngại về đối đầu chính trị (VOA).  - Thái Lan căng thẳng vì dự luật ân xá (NLĐ).
Tham nhũng : Tập đoàn Hàn Quốc KT Corp. bị khám xét (RFI).


 * RFA: Audio:  + Sáng 01-11-2013  Tối 01-11-2013  * RFI: 
Video: + Bản tin video sáng 01-11-2013; + Giáo dục và y tế ở Đak Nông, Việt Nam; + Bản tin video tối 01-11-2013; + VN phạt du khách TQ vi phạm chủ quyền ở Biển Đông; + Gia đình nhạc sĩ Việt Khang, Anh Bình lên tiếng.
* VTV: + Chào buổi sáng – 01/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 01/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 01/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 01/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 01/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 01/11/2013;  + Thời sự 12h – 01/11/2013;  + Thời sự 19h – 01/11/2013.

Việt Nam 1945-1995 – Phụ Lục

Phụ Lục A: Tờ Chiếu của Vua Bảo Đại sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh

Ba ngày sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và hai ngày trước khi Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, Vua Bảo Đại tuyên cáo với quốc dân, xác định tư cách độc lập của Việt Nam, nhưng tiên liệu việc Pháp có thể theo chân Đồng Minh về tái chiếm Đông Dương. Ông kêu gọi tất cả mọi người yêu nước giúp ông lập chính phủ mới để “đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc. ” (Khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim vừa từ chức.) Trước tình hình chính trị sôi động ở trong nước, Vua Bảo Đại đã có một lời nói lịch sử: “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.”
VIỆT NAM HOÀNG ĐẾ BAN CHIẾU
Cuộc chiến tranh thế giới đã kết liễu. Lịch sử nước Việt Nam hiện tới một thời kỳ nghiêm trọng vô cùng.
Đối với dân tộc Nhật Bản, Trẫm có nhiệm vụ tuyên bố rằng: Dân tộc ta có đủ tư cách tự trị và nhất quyết huy động tất cả lực lượng, tinh thần và vật chất của toàn quốc để giữ vững nền độc lập cho nước nhà.
Trước tình thế quốc tế hiện thời, Trẫm muốn mau mau có nội các mới.
Trẫm thiết tha hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh đã nỗ lực chiến đấu cho quyền lợi dân chúng và nền độc lập nước nhà mau mau ra giúp Trẫm để đối phó với thời cuộc. Muốn củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của dân tộc, Trẫm sẵn sàng hi sinh về tất cả các phương diện.
Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Trẫm chắc rằng toàn thể quốc dân cùng một lòng hi sinh như Trẫm.
Trong sự chiến đấu mà ta cần phải đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc, toàn thể dân tộc Việt Nam chắc chắn ở sự đắc thắng của công lý và nhân đạo và tin rằng chỉ một nước việt Nam độc lập mới có thể cộng tác một cách có hiệu quả với tất cả các nước để gây dựng một nền hòa bình vững chắc ở hoàn cầu.
Khâm thử,
Phụng ngự ký: Bảo Đại
Ban chiếu tại Thuận Hoá ngày 10 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (Dương lịch ngày 17 tháng 8 năm 1945)
Số 181 CT Ngự tiền Văn phòng cung lục Thuận Hoá ngày 11 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (Dương lịch ngày 18 tháng 8 năm 1945)
Quan Tổng Lý
Ký tên: Phạm Khắc Hòe
———-

Phụ lục B: Tờ Chiếu Thoái Vị của Vua Bảo Đại

Ngày 25 tháng Tám, 1945, Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị để trao quyền cho chính phủ Hồ Chí Minh vừa được thành lập trước đó một ngày. Ông nhấn mạnh rằng “sự hi sinh của trẫm phải có bổ ích cho tổ quốc Ông đưa ra ba điều mong ước cho chính phủ mới, đối với tông miếu và tăng tẩm nhà Nguyễn, đối với các đảng phái quốc gia, và đối với quốc dân, tất cả đều hướng về chủ đề “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết ”
VIỆT NAM HOÀNG ĐẾ BAN CHIẾU
• Hạnh phúc của dân Việt Nam
• Độc lập của nước Việt Nam
Muốn đạt mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố: Trẫm sẵn sàng hi sinh hết cả mọi phương diện, và cũng vì phương diện ấy nên Trẫm muốn sự hi sinh của Trẫm phải có bổ ích cho Tổ quốc.
Xét thấy điều bổ ích cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng: trong giờ nghiêm trọng này đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam, Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận tiện cho người lợi dụng.
Cho nên, mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ đến công lao liệt thánh, vào sinh ra tử trong gần 400 năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận-hoá tới Hà-tiên.
Mặc dầu trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong 20 năm, mới gần gũi quốc dân được mấy tháng, chưa làm được gì ích lợi cho quốc dân như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hòa.
Trong khi trao quyền cho chính phủ mới, Trẫm chỉ mong ước có ba điều này:
1. Đối với Tông Miếu và Lăng Tẩm của Liệt Thánh, chính phủ mới nên xử trí thế nào cho có sự thể.
2. Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền độc lập quốc gia nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp ở trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.
3. Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết cả các giai cấp, các đảng phái, cho đến cả người Hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ, giữ vững nền độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến Trẫm và Hoàng gia mà sinh ra chia rẽ.
4. Còn về phần Trẫm, sau 20 năm ngai vàng bệ ngọc, đã biết bao ngậm đắng nuốt cay. Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập, chứ Trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của Hoàng gia để lung lạc quốc dân nữa.
Việt Nam độc lập muôn năm!
Dân chủ cộng hòa muôn năm!
Khâm thử
Phụng ngự ký: Bảo Đại
Ban chiếu tại lầu Kiến Trung ngày 18 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (25 tháng 8 năm 1945)
Số hiệu 1871 GT
Ngự tiền văn phòng cung lục
Dấu Ngự tiền văn phòng
——-

Phụ Lục C: Qua Những Sai Lầm Trong cải Cách Ruộng Đất

XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM LÃNH ĐẠO
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), năm 23 tuổi đă đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất mãn vì chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn phòng luật sư. Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà-lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày ký Hiệp định Genève 1954 thì trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại Học Văn Khoa. Với tư cách thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. Vì bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn. Năm 1991, nhân dịp được phép sang Pháp, ông đưa cho nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris in và phát hành cuốn sách tự thuật “L’excommunié ”(Kẻ bị Khai trừ) năm 1992. Ông trở về Hà- Nội và mất năm 1996, thọ 87 tuổi.
Thưa các quí vị,
Hội nghị Mặt trận Trung ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất và chính sách sửa chữa sai lầm ấy. Hôm nay tôi được đúc kết trước toàn thể Hội nghị các ý kiến mà trong mười ngày vừa qua tôi đã trình bày trong tổ thảo luận, với tinh thần thận trọng của người trí thức không bao giờ quên trách nhiệm của mình trước nhân dân và lịch sử nước nhà.
Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao Động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được? Nếu chúng ta duy tâm và tin rằng linh hồn còn tồn tại thì một phần nào ta chuộc lại được tội lỗi của ta. Nhưng ta duy vật và các người ấy lúc chết cũng là duy vật. Do đó, cái nỗi khổ cực của họ ta biết rõ rằng bây giờ ta không thể nào thủ tiêu được nữa. Quyền hạn của ta không tới đó. Nhưng cái gì ta có thể làm được, ta cần làm, để như là đền bù một phần nào sự tổn thiệt của các người ấy, và chứng minh ta thấm thìa nỗi đau khổ của họ khi họ từ trần là ta cương quyết rút bài học kinh nghiệm đau đớn và sửa chữa các sai lầm nghiêm trọng mà họ là nạn nhân.
Với tinh thần của một người trong quần chúng, của một người công dân đau khổ trước bao nhiêu cái chết oan của người vô tội, tôi xin phép trình bày mấy ý kiến xây dựng. Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao Động. Do đó tôi xin được góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của Đảng Lao Động.
Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm, chúng ta sẽ khiếm khuyết với sự tín nhiệm của tất cả các đảng viên Đảng Lao Động, với sự mong đợi của toàn dân. Chúng ta phải kiên quyết không cho các sai lầm ấy tái diễn và tác hại nữa. Đó là nhiệm vụ tối thiểu của chúng ta đối với các người đã chết oan.
Tinh hình nước ta hiện thời ra sao? Tình hình ấy có bi quan không? Đó là vấn đề nhận định thôi. Nhưng cái chủ yếu là ta không nhìn tình hình ấy với con mắt bi quan. Vậy sự thật khách quan như thế nào? Nhìn vào nông thôn, ta thấy hiện thời tình trạng thiếu đoàn kết rất phổ biến. Vì thi hành sai chính sách cải cách, ta đối lập các từng lớp trong giai cấp nông dân, cán bộ cũ và mới, chi bộ cũ và mới của Đảng. Trong khi đập tan giai cấp địa chủ, ta không phân biệt đối xử, ta để cho chết chóc thê thảm những người hoặc già cả hoặc thơ ấu mà ta không chủ trương tiêu diệt. Ta chỉ cần đọc lại các bài giáo huấn cho đồng bào nông thôn trong báo Nhân Dân là ta đủ hiểu mặt mũi nông thôn hiện giờ ra sao. Nhìn vào các công xưởng, công trường, ta thấy gì? Cứ đọc báo Nhân Dân thôi, ta thấy Chính phủ gửi các phái đoàn đi thăm các anh chị em công nhân, ủy lạo họ, bắt buộc thi hành quy chế lao động mà Chính phủ đã ban ra. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là giai cấp công nhân đã phải lao động sản xuất hai năm nay mà không được bồi dưỡng đúng mức. Lắng nghe dư luận đồng bào Hà Nội thôi, ta được biết rằng có it ra một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc, cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc các số lãi khổng lồ.
Về Mậu dịch nửa năm nay, đồng bào ca thán như thế nào, ta đã biết. Nào chèn ép các nhà kinh doanh tư nhân, nào lãng phí bao nghìn triệu trong khi thực hiện chính sách, nào tàn nhẫn với các người bán sức lao động cho mình, nào đưa ra thị trường sữa hư mà không bao giờ nghĩ đến tính mệnh của người ốm, của trẻ sơ sinh, nào tung ra bơ hỏng, thuốc lá mốc, phạm đến sức khỏe của nhân dân, nào bất lực trước hiện tượng vật giá ngày càng lên trong khi nhiệm vụ của mình là phải bình ổn nó. Có thể nói được, suốt ngày đêm không đâu là không có lời oán trách Mậu dịch.
Về hộ khẩu thì cán bộ tỏ vẻ không phải là nhằm duy trì trật tự an ninh, phá vỡ cơ sở của địch, trái lại quấy nhiễu nhân dân, tạo ra một đời sống thành thị điêu đứng cho tất cả. Nếu các vị cần những dẫn chứng cụ thể, tôi chỉ xin nhắc lại hồ sơ mênh mông, thu lượm các thắc mắc cay đắng của đồng bào Thủ đô trong Đại hội lần thứ ba của nhân dân Hà Nội vừa họp cách đây hai tháng.
Nói về chính sách khôi phục kinh tế, ta thấy gì? số vốn mà các nhà công thương mang ra kinh doanh chỉ là một phần ti tiểu, số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân không có nghĩa lý gì. Trái lại ta thấy tất cả một phong trào các nhà tư bản thu hẹp hoạt động của họ, hoặc “chuyển hướng” bằng cách đâm ra quay chỉ, bán nước mía, hay dệt vài thước vải vớ vẩn, hoặc đóng cửa ăn vào vốn để khỏi đụng chạm đến sở Lao động vì vấn đề công nhân, với sở Công thương vì vấn đề đăng ký và nguyên liệu sản xuất, với sở Tài chính vì thuế khoá đặc biệt. Thuế bổ xung đã đưa bao nhiêu người đến chỗ phá sản, có kẻ đến chỗ tự sát. Các người tiểu thương buôn thúng bán mẹt, đẩy chiếc xe hàng tiều tụy trong phố cũng “được” nộp thuế, cũng như các người suốt ngày làm việc ở công sở hay công xưởng, tối về thức đêm dệt vài thước kiếm thêm tiền độ thân. Hàng trăm, hàng nghìn công chức cũ về hưu, với gia đình của họ, trước đây sống bằng lương hưu trí, hai năm nay không được ai chiếu cố đến, chết dần chết mòn, có người đâm đầu xuống sông tự tử, có người hai lần uống độc dược để quyên sinh.
Còn như các cán bộ thì ta có cần nói đến không? Ta cứ trông mặt mũi, quần áo họ, ta chỉ cần hỏi con số những người qua các phòng khám bệnh, các bệnh viện, ta liếc mắt nhìn họ ăn uống những gì trong bữa cơm, là ta đủ hiểu khổ cực của họ.
Ta quên thế nào được các đồng bào tập kết ra ngoài Bắc, số phận con cái họ ở Hà Nội, Hải Phòng, số phận chính của họ bi đát quá nỗi! Khổ cực nhất cho các anh chị em là không nương tựa được vào một đời sống gia đình đề khuây khỏa trong lúc thảm sầu.
Các hiện tượng trên đây có đúng không, tôi chỉ yêu cầu các vị đọc báo Nhân Dân, nghiên cứu các hồ sơ chồng chất lên ở Mặt trận Thành Hà Nội sau Đại hội lần thứ 3 vừa rồi, nghe ngóng lời than phiền của quần chúng, nhìn nhận các quang cảnh diễn ra dưới mắt của các vị là các vị đủ hiểu rồi. Quả thực như ông Trường Chinh đã tuyên bố, uy tín của chính phủ, của Đảng bị tổn thiệt rất nhiều. Thế tại sao đồng bào chúng ta lại khổ cực? Phải chăng vì cán bộ của chúng ta non, hẹp hòi, chưa thấm nhuần lý luận cách mạng, không tôn trọng giá trị của con người và đòi hỏi chính đáng của nó? Phải chăng vì ta đang mắc trầm trọng bệnh ấu trĩ của cách mạng? Các điều đó là có, ta không hề cũng không thể chối cãi được. Nhưng nhận định như vậy vẫn còn . Ta phải đi sâu hơn nữa. Khi trong cải cách Ruộng đất của ta, ta thấy nhiều người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao Động.
Do đó, tôi yêu cầu các vị cho phép tôi bắt đầu nghiên cứu các sai lầm trong cải cách đã rồi sau khi truy nguyên các sai lầm ấy, đề đạt mấy ý kiến về vấn đề lãnh đạo.
I
Vấn đề Pháp lý trong cải cách Ruộng đất
Ta đã sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách Ruộng đất, ta có thể tránh được sai lầm ấy mà vẫn bảo đảm được đường lối căn bản của cách mạng không? Tôi giả nhời cương quyết rằng có.
Đường lối cách mạng của ta đòi hỏi gì? Ruộng phải trở về người cày. Điều này rất đúng không ai có thể chổi cãi được. Nông dân là đại đa số trong nhân dân, nông dân là quân đội chủ lực của cách mạng, nhất định cách mạng không thể nào thành công được nếu ta không thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và cấp bách của nông dân. Không cần phải là một nhà chính trị cao, một nhà cách mạng thạo, cũng nhận thấy điều ấy. Chỉ cần nhìn lịch sử cách mạng từ thời kỳ cổ đại đến giờ là đủ hiểu rồi.
Như vậy về nguyên tắc, ta tán thành chủ trương Cải cách Ruộng đất.
Về phương pháp, ta có nên ban ơn cho nông dân không? Nhất định là không. Nông dân ta trong bao nghìn năm đã khổ cực dưới chế độ bóc lột phong kiến và một trăm năm nay dưới chế độ bóc lột thực dân. Đồng bào nông thôn ta lầm than như vậy, đã mất hết khí thế con người. Ta cần khôi phục khí thế của người nông dân, xây dựng cho họ tinh thần chủ nhân ông trên đất nước. Do đó ta thấy cần thiết phải phát động tư tưởng của họ để họ nhận được phân minh kẻ thù của họ, để họ vùng giậy nắm lấy quyền thế ở nông thôn.
Nhưng từ đây trở đi, ta thấy khởi phát các sai lầm. Sai lầm này, ông Trường Chinh đã nhận thấy là ở chỗ: ta quên hẳn ta hiện thời nắm chính quyền và chính quyền ấy, nếu ta biết sử dụng nó, khai thác nó một cách sáng suốt, nhất định ta vẫn thành công nhưng ta tránh được bao tai họa làm ta đau khổ hiện thời.
Con đường ông Trường Chinh đã đi để tiến tới kết luận ấy là con đường chính trị. Các anh em tôi là những nhà luật học, chỉ là nhà chuyên môn và lý luận trên cơ sở chuyên môn thôi, đã trông thấy kết luận ấy ngay từ khi chính sách phát động và cải cách được đề ra. Tại sao? Vì giải pháp chính quyền cụ thể là giải pháp pháp lý, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của cách mạng nếu ta biết mang nó ra phục vụ chính trị và cách mạng.
Ta muốn gì ? Tìm kẻ thù của nông dân, của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng đồng thời nếu ta biết lo xa, nhìn xa, ta cũng không quên rằng công lý của cách mạng, muốn bảo toàn được uy tín và thắng lợi của cách mạng, phải biết đánh đúng địch. Khi đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. Muốn chứng minh điều này ta chỉ cần nhìn thực tế : kết quả sai lầm ta đã phạm khi thực hiện khẩu hiệu này rất tổn thiệt cho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì là gì?
Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan. ” Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng ta đã thành công. Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ : không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời.
Làm thế nào thực hiện được khẩu hiệu ấy? Kinh nghiệm pháp lý của hàng nghìn năm lịch sử thế giới cho ta biết rằng ta có phương pháp để tìm đúng địch mà đánh, không đánh tràn lan, không đánh người vô tội. Tôi xin phép nhắc tóm tắt sau đây các nguyên tắc căn bản mà pháp lý nêu lên để đạt mục đích ấy.
Một nguyên tắc đầu tiên là không hình phạt các tội đã phạm quá lâu rồi mà bây giờ mới khám phá ra. Tại sao? Vì rằng vấn đề bằng chứng khó giải quyết được, tang vật đã mất, nhân chứng có người đã từ trần, có người không nhớ rõ các sự việc họ đã mục kích. Hơn nữa, sở đĩ hình luật phạt các tội, là vì các tội ấy đã xâm phạm vào trật tự xã hội: tác hại cho nạn nhân và gây tác dụng xấu trong quần chúng. Nhưng khi tội đã phạm quá lâu, trật tự xã hội hết bị xâm phạm rồi, nạn nhân không còn đau khổ, tác dụng xấu của tội cũng hết, thời gian đã hàn gắn các vết thương. Bây giờ lại vạch chuyện cũ thì không những khó thu thập được bằng chứng kết tội mà lại gây một sự náo động trong xã hội không cần thiết. Chính xã hội thấy “quên” lợi hơn là “nhớ”.
Một nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân phải chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình. Nếu trách nhiệm truơc hình luật của các người “có quan hệ” với phạm nhân không những là bất công mà lại còn gây các sự rung động vô ích trong xã hội. Hơn 400 năm nay không một nước Tây phương nào làm việc đó nữa. Trách nhiệm trước hình luật chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà thôi. Không những thế, về phương diện nhân đạo, thì các phạm nhân quá già được miễn nghị, miễn tố và các vị thành niên được chiếu cố.
Một nguyên tắc thứ ba là muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai một cách cụ thể, rõ ràng, chắc chắn. Một nhân chứng thôi chưa đủ, ít ra cũng phải có hai nhân chứng cung khai phù hợp với nhau mới được coi là đáng kể. Cung khai của các nhân chứng phải ăn khớp với nhau và trong quá trình phạm pháp các tang vật thu được phải có tác dụng hợp lý, sát hợp với kết quả do cuộc điều tra mang lại.
Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Tòa phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước tòa, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo rõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Ngươi thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên tòa trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước tòa thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ.
Theo một nguyên tắc căn bản, không phải vì một người tác hại cho một người khác mà người ấy phải chịu trách nhiệm trước hình luật. Tác hại cho ai thì chỉ nêu trách nhiệm về phương diện dân sự, nghĩa là bồi thường thôi — của người đã tác hại. Muốn truy tố người ấy để thi hành hình luật đối với hắn thì phải chứng minh rằng hấn phạm một tội, nghĩa là phạm vào một điều khoản nào qui định trong hình luật, và hình luật không bao giờ có tác dụng đối với quá khứ cả: nếu hành động của một người diễn ra trong thời kỳ mà hình luật chưa quan niệm là một tội thì ngươi ấy không thể mang ra truy tố được. Không những bị can phải phạm một tội đã qui định rồi trong pháp luật, mà ta lại còn phải xét xem rằng lúc phạm tội ấy bị can có ý thức, có ý chí phạm pháp hay không, hay là vô tình mà phạm pháp. Sự đối xử trong hai trường hợp ấy khác nhau.
Lúc tôi nhắc lại các nguyên tắc này thì có vị cho rằng như thế là phiền phức, phức tạp. Dĩ nhiên rồi, nhưng tất cả vấn đề là: ta có muốn giết người vô tội không? Nếu không thì không thể nào làm khác được. Hơn nữa, muốn nhận định vấn đề cho đúng, ta không nên đứng vào vị trí một người hiện thời không dây dưa với pháp luật, một người ở một cương vị chính quyền.Ta phải đứng vào cương vị của bị tố nhân; lúc ấy vấn đề rất sáng tỏ, không những ta đòi thi hành các nguyên tắc pháp luật, ta còn cố gắng tìm hiểu thêm các nguyên tắc mới để đảm bảo người oan khỏi bị chết.
Nếu mang ra áp dụng các nguyên tắc ấy vào cuộc cải cách ruộng đất của ta, ta sẽ làm thế nào? Thủ tục cải cách cứ diễn bài nhưng sự trừng trị bọn cường hào gian ác hay phản động, ta sẽ không giao cho một tòa án nhân dân, đặc biệt như ta đã làm với tất cả sự thiếu sót về phương diện pháp lý mà ta đã biết. Trái lại, sau khi phát động tư tưởng của nông dân, ta sẽ nghe lời họ tố cáo kẻ thù của họ. Ta sẽ ủy nhiệm toà án nhân dân thường lập các hồ sơ, để tòa án, với bộ máy và kinh nghiệm của nó, tiếp tục điều tra, kiểm tra, lấy cung chứng, truy tố, luận tội, xét xử. Ta đảm bảo triệt để cho bị tố nhân quyền bào chữa của họ, ta yêu cầu các luật sư làm tròn nhiệm vụ của họ, ta tôn trọng triệt để con người của bị tố nhân. Ta chỉ thù ghét và kết án, trừng phạt tội của nó đã phạm thôi. Ta tin tưởng ở tòa án, ta đảm bảo cho các vị thẩm phán làm việc ngoài sự điều khiển của chính quyền, một cách biệt lập, tôi nói biệt lập chứ không phải độc lập, theo lương tâm của các vị và căn cứ vào hồ sơ và kết quả của cuộc thẩm vấn.
II
Các nguyên nhân sai lầm
Theo như tôi nhận định, với chủ quan của tôi, các nguyên nhân sai lầm thuộc hai loại, có loại trực tiếp, nhưng nếu ta phân tích loại này thì ta sẽ đi tới một loại thứ hai mà theo tôi là những nguyên nhân chính, ta cần chú ý.
Các nguyên nhân trực tiếp ta trông thấy ngay, sở dĩ mà khi nghiên cứu chính sách cải cách, ta không nghĩ đến giải pháp pháp lý đưa ra để điều hòa với giải pháp chính trị, phải chăng là vì ta không biết giải pháp pháp lý? Nếu không thì là sự thiếu sót nghiêm trọng của cấp lãnh đạo. Nhưng tôi tin rằng không phải như thế đâu. Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì ba lý do:
1. Quan điểm ta-địch, thù-bạn của ta rất mơ hồ
2. Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý
3. Ta bất chấp chuyên môn
Quan điểm bạn-thù, ta-địch mơ hồ — Các hiện tượng trên trường quốc tế và trong nước rất nhiều và rõ rệt.
Trên trường quốc tế, trong các nước dân chủ của ta thôi, ta thấy những điều làm ta suy nghĩ. Ta thấy chẳng hạn những người suốt đời hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, giữ những trọng trách trong chính thể cách mạng, rồi bỗng nhiên phải truất quyền, khai trừ ra khỏi Đảng, tống giam, thậm chí có khi bị giết nữa. Rồi ít lâu sau, ta lại thấy các người ấy được khôi phục công quyền, đảng tịch, cương vị, người nào bị kết án tử hình rồi thì được an táng lại ở các đài kỷ niệm các liệt sĩ mà Tổ quốc ghi tên muôn đời.
Trong nước ta, qua cuộc cải cách ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến (ở ngoại thành Hà Nội) bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình. Ấy là không nói đến các người trong quần chúng bị hi sinh oan. Đối với các nạn nhân này, ta có thể một phần nào hiểu các sai lầm đã phạm, vì họ thiếu hay không có thành tích cách mạng hay kháng chiến. Nhưng đối với các đảng viên ưu tú, tinh hoa của dân tộc, lúc bị xử trí như ta đã biết, thì ta tự hỏi trong đầu óc của những người xử họ có cái gì mà ta gọi là lý tính không? Ngay một thường dân, không phải là một nhà chính trị hay văn hóa, chỉ sử dụng cái lẽ phải của mình thôi, cũng không thể nào hỗn hợp người xấu với kẻ tốt như vậy được. Ta phải đặt vấn đề rằng cán bộ từ trên xuống dưới, tham gia cải cách mộng đất, không phải là người điên cuồng, cũng không phải là người chủ mứu, dụng tâm phá hoại. Nếu như thế thì ta sẽ gửi họ đến bác sĩ chuyên môn chữa bệnh thần kinh, hay đến công tố viện của các tòa án. Nhưng không phải như thế, ta tin như vậy. Do đó, kết luận mà ta tiến tới, dù muốn hay không, là các các cán bộ ấy có một quan điểm rất mơ hồ về ta-thù, bạn-địch.
Còn gì đau đớn hơn là câu ta được nghe “ta đánh cả ta nữa”. Nếu như vậy thì ta cần phải nhận rằng ta không phân biệt được bạn và thù. Ta đọc lại các bài gần đây đăng trong báo Nhân Dân của các đồng chí bị xử trí oan, hoặc các đồng chí ấy nói, hoặc không nói, nhưng ta đều hiểu các đồng chí ấy nghi ngờ những người kết án các đồng chí, không phân biệt được bạn và thù. Vì vậy nên đánh cả bạn, qiết cả bạn.
Tôi thấy đây là một điều cực kỳ quan trọng. Nguyên do ở đâu? Phải chăng ở một tinh thần cảnh giác quá cao đến nỗi mù quáng, ở một tả khuynh mà ta thường mắc trong giai đoạn ấu trĩ của cách mạng? Đây không phải là nơi và lúc mà ta cần phân tích sâu sắc điều ấy. Chủ yếu là ta nhận thấy rằng một nguyên nhân sai lầm là ở trong quan điểm thù bạn rất mơ hồ. Nếu ta không kịp sửa chữa sai lầm, xây dựng lại quan điểm thù bạn, một ngày kia ta sẽ lại phải khóc trên kỷ niệm của những vị có công nhất với cách mạng, với nhân dân. Ta cương quyết không thể nào để tình trạng ấy tái diễn ra được.
Bất chấp pháp luật— Giáo sư Ba-lan Mahelli nói chuyện ở Bộ Tư pháp, cho ta biết rằng bên Ba-lan, khi cách mạng thành công, các nhà chính trị bất chấp pháp luật. Họ quan niệm rằng họ đủ tài năng để đảm nhận các cương vị lãnh đạo trong ngành tư pháp, để bó buộc tư pháp phục vụ triệt để chính trị mà không đếm xỉa đến các nguyên tắc căn bản của pháp lý. Kết quả là chẳng bao lâu bộ máy tư pháp sộc sệch, không những không củng cố được chính thể cách mạng, ngược lại, tác hại quá nhiều gây bao nhiêu khó khăn cho chính quyền cách mạng. Sai lầm ấy được uốn nắn kịp thời: hoàn cảnh khách quan đã dạy một bài học cho chủ quan các nhà chính trị, để lãnh đạo chuyên môn phải nhập trường học tập, trước non 2 năm, sau 5 năm, để qua pháp lý, phục vụ chính trị và cách mạng.
Điều này không làm chúng ta ngạc nhiên. Trong giai đọan đầu tiên, chính trị say sưa với các thắng lợi đã thu —và dĩ nhiên các thắng lợi ấy vĩ đại— lâm vào tình trạng tự mãn và bao biện.
Nhưng quản trị một nước, đặc biệt một nước đang xây dựng chính quyền cách mạng, nghĩa là một cái gì vô cùng mới mẻ và khó khăn— không giống như là đề ra đường lối và khẩu hiệu tranh đấu cách mạng và vận động quần chúng làm cách mạng. Hai khu vực hoạt động ấy tuy quan hệ mật thiết với nhau, nhưng mỗi ngành hoạt động có kỹ thuật và quy luật của nó. Lúc nhà chính trị bao biện, bất chấp hoàn cảnh khách quan kinh nghiệm xương máu của lịch sử, thì chẳng sớm thì muộn ta thấy diễn ra những tai hại hiện thời làm chúng ta đau xót. Trên con đường bao biện và tự mãn ấy, các nhà chính trị đã bị thúc đẩy bởi những thành kiến đối với pháp lý và tin rằng pháp lý là cái gậy chỉ dùng để chọc bánh xe, không hiểu rằng, trái lại, chính pháp lý giúp xe khỏi lật, khỏi gây tai nạn. Nguy hại hơn là chính trị tự đặt mình lên trên pháp luật. Ngay trong trường hợp chính trị sau khi đặt mình lên trên pháp luật, còn giữ vững thái độ chân chính, cũng đã gây ra bao khó khăn rồi. Pháp luật chủ yếu đề ra những cái gì có thể làm được, cái gì không được phép làm, do đó nhân dân vững tâm biết rõ đường mà đi. Nhưng tâm hồn quần chúng chỉ được ổn định khi nào quần chúng biết rõ rằng cái gì bó buộc mình cũng đồng thời bó buộc nhà cầm quyền. Trái lại, khi pháp luật chỉ gò bó quần chúng mà không gò bó nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền mỗi lúc có thể vẽ ra các đường mới mà quần chúng chưa từng biết. Vì vậy quần chúng hoang mang: cái gì hôm qua làm được, ngày mai với sự độc đoán của nhà cầm quyền có thể bị coi là phi pháp. Hoang mang ấy lên tới cực độ khi tác dụng của sự thay đổi thái độ này của nhà cầm quyền không những ảnh hưởng đến tương lai, mà là ảnh hưởng cả về quá khứ nữa. Đó là trường hợp nhà cầm quyền, lúc tự đặt mình lên trên pháp luật, giữ thái độ chân chính đúng mực, huống hồ là khi nhà cầm quyền xử dụng quyền thế của mình một cách lộng quyền, như ông Trường Chinh đã nhận định. Quyền xử tử người một cách đơn giản như vậy trái với luật pháp: đó chỉ là một giải pháp chính trị mà thôi. Nếu mà các người xử dụng quyền ấy lại không xử dụng với tinh thần chính sách của lãnh đạo, xử dụng một cách lộng quyền thì kết quả thế nào, hiện thời ta đã trông thấy rõ.
Bất chấp chuyên môn — Các nhà chính trị bất chấp pháp luật. Nhưng nếu các vị ấy tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn và cho phép các nhà chuyên môn đề đạt ý kiến thì các nhà chuyên môn cũng sẽ yêu cầu các nhà chính trị nên chú ý đến pháp luật, và dùng pháp luật phục vụ cách mạng.
Nhưng tiếc thay, trong 10 năm vừa qua, ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu óc chúng ta đến nỗi hai chữ “lập trường” làm ta mất ăn mất ngủ. Nếu được dùng một hình ảnh “duy tâm”, tôi ví lập trường như cái oan hồn ngày đêm theo đuổi kẻ nào đã hãm hại người chủ của nó. Có một điều lạ, là các anh em công nông, các vị lãnh tụ không bao giờ nói đến lập trường trong sinh hoạt hàng ngày. Trái lại, các cán bộ và đảng viên tiểu tư sản không lo ngại gì bằng sự mất lập trường. Vì vậy, để nhớ đến nó, mở miệng ra là nêu lập trường rồi. Đó là tinh thần tự ti – của một giai cạp mất khí thế, quên rằng mình đứng trong hàng ngũ cách mạng. Dù sao, ở Việt Nam chúng ta cũng đã xẩy ra những sự việc nhự sau đây, ta cần ghi nhớ để con cháu ta cười muôn thuở; khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi : “Có lập trường không?” Kết quả là từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà-nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp” (hiện tượng do B.S. Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra).
Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ các chân lý. Chân lý cho biết rằng chính trị không thể nào thay thế được cho chuyên môn, không làm được việc của chuyên môn. Nếu như vậy thì ít ra chính trị cũng hỏi ý của chuyên môn mới là phải. Nhưng không. Chính trị nghi ngờ chuyên môn, không tin ở chuyên môn. Lúc thì cho rằng chuyên môn là do văn hoá và khoa học tư sản đế quốc xây dựng, là vô dụng (đó là một sai lầm nghiêm trọng các người tin như vậy chưa đọc Lê-nin). Lúc thì cho rằng các nhà chuyên môn không phải xuất hiện ở tầng lớp cơ bản, công hay nông, thì không có đảm bảo vì thái độ lừng chừng, lập trường lỏng lẻo, dù là 10 năm nay họ đã bước chân vào đường cách mạng và chứng minh nhiệt tình của mình đôi với sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiến thiết quốc gia.
Theo ý tôi, đây là một vấn đề then chốt. Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng Đảng Lao động thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua bao nhiêu thử thách, chịu đựng bao nhiêu hi sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, Đảng vẫn chưa tin ở họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm Bộ trưởng hay Đại sứ đâu? Không. Đại đa số các anh em trí thức nói chung, không mơ ước các cương vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường chỗ cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ thiết tha đòi hỏi được mang khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi. Họ đã từng nghe thấy Đảng tuyên bố: Ngươi trí thức là vốn quí của dân tộc. Nhưng họ cảm thấy vốn ấy quí quá đến nỗi phải cất nó đi thật kỹ, giữ gìn nó trong một bán ảnh, một hoàng hôn trường cửu. Nếu có ai cho rằng tôi nói không đúng, tôi cứ đề nghị người ấy quay mặt nhìn chung quanh, ở các cương vị công tác trong chính thể của ta. Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền không? tác dụng “hiếu hỉ” hay “cười gật” thì có, mà lại có nhiều. Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, ngươi trí thức có một trách nhiệm gì không, có quyền nói gì làm gì không, quần chúng đã biết và miễn tôi giả nhời.
Chính trị chèn ép chuyên môn như thế nào? xua đuổi ngươi trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn. Năm 1949, phong trào tư pháp liên khu III tan vỡ vì chính quyền quan niệm tư pháp phải thuộc sự điều khiển của mình. Năm 1951, phong trào quân y, dân y liên khu IV sụp đổ vì các chính trị viên đưa vào các bệnh viện đã đàn áp chuyên môn, thúc đẩy các bác sĩ có công với cách mạng, với kháng chiến, phải gạt nước mắt mà rời bỏ kháng chiến. Đó không phải là chủ trương của Đảng Lao Động. Nhưng có một điều làm ta suy nghĩ: sao mãi bây giờ sau 10 năm Đảng mới nghiên cứu một chính sách cho trí thức? Điều ấy chứng tỏ rằng từ khi cách mạng thành công, ta chưa đánh đúng giá người trí thức, chưa đặt vấn đề trí thức. Do đó, làm thế nào khai thác được tất cả khả năng của ngươi trí thức để họ mang chuyên môn ra phục vụ nhân dân?
Trên đây, tôi nói về ngươi trí thức từ chiến khu trở về. Đối với người trí thức vẫn ở trong Thủ đô, ta thấy sự thiếu tín nhiệm ấy lại còn trầm trọng hơn nữa. Bao lần ta nghe tiếng chua cay của các anh em ấy phàn nàn bị coi như là kẻ thù, mặc dầu các anh em vì yêu nước đã khắc phục mọi lo sợ do tuyên truyền của địch gây ra và ở lại với chúng ta. Ta để cho cán bộ hộ khẩu xâm phạm đến danh dự của các anh em, ta không tìm cách nào sửa chữa sai lầm ta đã phạm đối với anh em. Ở các công sở tình trạng chèn ép của chính trị đối với chuyên môn đã đưa đến cái danh từ bi đát làm cho ta đau lòng: “họ Lưu, họ Kháng”. Không đoàn kết được các anh em, ta lại còn có thái độ úp mở, nhùng nhằng (ta tưởng như vậy là thượng sách), thậm chí ta lại còn nghi ngờ các anh em. Ta không hiểu rằng làm như vậy, ta bất công với các anh em, ta không tôn trọng lời đã hứa qua chính sách tiếp quản và cương lĩnh Mặt Trận, ta đẩy các anh em xa rời ta, ta vô tình ném xuống bể tiêu cực cái vốn chuyên môn của các anh em trí thức trong Thủ đô.
Đó là những nguyên nhân trực tiếp. Đào sâu hơn nữa, ta thấy rằng sở dĩ có những hiện tượng như ta vừa phân tách trên đây, chẳng qua chỉ vì sự Lãnh đạo của ta thiếu dân chủ, xa lìa quần chúng.
Chính thể ta thiếu dân chủ như thế nào, ta đã từng biết. Vai trò của các vị Bộ và Thứ trưởng ngoài Đảng như thế nào, các vị đó làm được những gì trong Hội đồng chính phủ, trong các ngành chuyên môn mà các vị ấy phụ trách, ta không nên đi quá sâu. Ta chỉ cần liếc mắt nhìn qua công việc làm trong mỗi Bộ, ta chỉ cần nghe tiếng than phiền của các cán bộ, công chức làm việc trong các Bộ là ta hiểu, Ta cũng biết rằng chủ trương của Đảng có lẽ không phải như vậy đâu, nhưng trong thực tế công tác, mỗi anh em ta tiếp xúc với các vị Bộ hay Thứ trưởng ngoài Đảng, đều nhận thấy rằng quyền hành của các vị ấy hình như không phải là quan trọng cho lắm. Nhận định như vậy có lẽ ta lầm đấy. Nhất định ta lầm. Nhưng dù sao có “dư luận” không ai chối cãi được. Do đó, nếu chủ trương của Đảng không phải như vậy thì ít ra Đảng cũng mang trách nhiệm không làm thế nào để tiêu tan cái dư luận tai hại mà chúng ta thấy tồn tại từ thời kỳ kháng chiến đến giờ. Nhưng cũng có điều chắc chắn không ai chối cãi được, là các vị Bộ bay Thứ trưởng không có trách nhiệm gì trước Quốc hội, trước nhân dân, chỉ có trách nhiệm trước Chính phủ mà thôi. Chưa bao giờ ta thấy vị Bộ truởng nào bị lật đổ cả. Phải đợi đến các sai lầm đặc biệt nghiêm trọng trong cải cách mới thấy hai vị Thứ trưởng phải rút lui khỏi Hội đồng Chính phủ, Các hiện tượng ấy chứng tỏ rằng Chính phủ ta chưa thực hiện được dân chủ trong khi lập Hội đồng Chính phủ, vì các vị Bộ hay Thứ trưởng đều được cử hay bị truất, ngoài sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp (qua Quốc hội) của quần chúng.
Tình trạng của Quốc hội lại rõ. hơn nữa. Mười năm Quốc hội đã thành lập. Các vị đại biểu Quốc hội còn phản ảnh được ý nguyện của quần chúng không, quần chúng có tín nhiệm ở Quốc hội nữa không, đó là một vấn đề. Nhưng dù vấn đề ấy ta giải quyết như thế nào đi nữa, có một điều chắc chắn là một Quốc hội già 10 năm rồi mà vẫn tồn tại ngoài sự can thiệp của quần chúng, sự lựa chọn của quần chúng, chứng minh rằng quần chúng 10 năm nay đã bị truất quyền cử đại biểu của mình rồi. Dĩ nhiên trong thời kỳ kháng chiến, bầu lại Quốc hội là một điều không làm được. Và hiện thời, Nam-Bắc bị tạm chia cắt, do đó sự bầu lại toàn thể Quốc hội cũng là khó khăn. Nhưng đù sao riêng ở các miền giải phóng này, nếu ta chú ý đến quyền người dân cử đại biểu của họ thì nhất định ta phải cho phép người dân bỏ phiếu rồi. Từ khi hòa bình trở lại, 2 năm đã qua, mãi bây giờ trước phong trào quần chúng đòi thực hiện dân chủ, ta mới nghĩ đến quyền bỏ phiếu của người dân và bổ xung Quốc hội.
Nào có thế thôi đâu? Ngay cái Quốc hội ta đang có hiện thời, ta có thực hiện dân chủ với nó không? Chắc chắn là không. Thỉnh thoảng ta mới họp Quốc hội, và trong các buổi họp đó ta chỉ thấy Chính phủ đưa ra các báo cáo để Quốc hội nghiên cứu, xây dựng, hay các chính sách để Quốc hội tán thành và bổ khuyết. Quyền lập pháp của Quốc hội ở đâu? Quyền đề ra đường lối, chủ trương trong nội trị, ngoại giao, quyền nêu trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, quyền lựa chọn nhân viên trong Hội đồng Chính phủ, bấy nhiêu quyền, Quốc hội có được hưởng dụng không? Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua các chính sách mà thôi. Còn như các sắc lệnh hay đạo luật thì thường thường, quyền thông qua ấy chỉ thuộc ban Thường trực của Quốc hội. Nếu Quốc hội là tổ chức cao nhất của quần chúng, đại diện cho quần chúng, thì ta phải khách quan nhận thấy rằng, với vai trò vô cùng yếu ớt của Quốc hội hiện thời, quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện.
Nói đến Mặt trận thì tình hình cũng tương tự. Mặt trận hiện thời là tổ chức quần chúng có lẽ sát tình hình quần chúng nhiều nhất. Nhưng ta có để nó đóng vai trò của nó không? Không. Tác dụng của nó là động viên quần chúng để tán thành, ủng hộ và thi hành các chính sách. Đứng về phương diện này, nó làm tròn nhiệm vụ của nó. Nó xứng đáng với tín nhiệm của Đảng và Chính phủ. Nhưng hoạt động của nó như thế chỉ có một chiều thôi. Ta chưa khai thác các khả năng của nó. Ta chưa nhận thấy bản chất của nó. Nó có thể là liên lạc “hai chiều” giữa quần chúng và Đảng, Chính phủ. Một mặt như nó thường làm, nó động viên quần chúng để thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ. Nhưng mặt khác, nó có thể là cơ quan phản ảnh lên Đảng và Chính phủ các ý kiến, thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng, góp phần xây dựng các chính sách, nói lên tiếng nói của quần chúng, cung cấp tài liệu nguồn gốc ở quần chúng, tích cực giúp đỡ cấp lãnh đạo tránh khỏi chủ quan, thắt chặt liên lạc giữa cấp lãnh đạo và quần chúng. Nhưng muốn để cho nó đóng vai trò ấy, ta phải “dân chủ” đối với nó, nghĩa là phát động tự do tư tưởng của nó, để nó mạnh dạn nói lên ý kiến của quần chúng, dù là các ý kiến trái ngược với nhận định của cấp lãnh đạo. Nhưng từ trước tới nay, ta không làm như vậy. Ta thấy khó chịu khi nó thỏ thẻ —chỉ thỏ thẻ thôi— những lời làm ta một phút chốc tỉnh giấc mộng chủ quan mà ta trong cấp lãnh đạo đang say sưa. Vì vậy ta chỉ thường cho phép nó, chỉ khuyến khích nó phụ họa ta, tán đồng ta với thái độ của đứa con khen hay khi mẹ nó hát. Tóm lại, ta không dân chủ với nó. Do đó, ta hạn chế khả năng của nó, nó không giúp ích gì cho cấp lãnh đạo.
Thiếu dân chủ là gì? Là xa rời quần chúng, là giam hãm mình vào ngục thất của chủ quan. Tại sao một chính thể cách mạng lại có thể phạm sai lầm nghiêm trọng như vậy được?
Trước đây, ta không trả lời được. Những người kính yêu cách mạng rất ngạc nhiên khi thấy có kẻ đi tìm tự do, rời bỏ hàng ngũ cách mạng để lén sang phía tư bản. Ngay trong thủ đô ta hiện thời, qua Đại hội lần thứ 3 của Mặt trận Thành, ta thấy phản ảnh ý muốn của bao nhiêu đồng bào muốn đi Nam. Ta nghĩ đến các đồng bào, trong thời kỳ kháng chiến, gạt nước mắt mà trở về Hà-nội. Nếu cách mạng mang lại cho họ ánh sáng và hạnh phúc, sao lại có người lo ngại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng? Các người ấy không phải thuộc thành phần kẻ thù của cách mạng, trái lại thuộc thành phần cơ bản trong nhân dân, như nông dân, công nhân. Thế thì đâu là chân lý? Đó là một vấn đề mà trước đây ta chỉ đặt thôi và không giải quyết được.
Bây giờ sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên-sô, sau các cuộc bạo động ở Berlin, Poznan, bên Tiệp, bên Hung, ta hiểu rõ vấn đề, ta giải quyết được nó. Chung quy, mặc dầu cách mạng là tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho dân tộc, sở dĩ vẫn có người xa lánh cách mạng, chẳng qua là vì chính thể cách mạng mắc trầm trọng bệnh xa lìa quần chúng, thiếu dân chủ, do đó đi càng ngày càng sâu vào tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, duy trì một thái độ lãnh đạo hẹp hòi, độc đoán, có khi độc tài. Thái độ một chiều không muốn, không cho phép ai nói cái gì trái ngược ít nhiều với ý kiến nhận định, thành kiến của mình. Mình tự phụ, tự hào mình có độc quyền tìm thấy và gìn giữ chân lý. Đó là tật tự cao tự đại của nhà cách mạng. Ta bay bổng lên trời xanh của ảo tưởng, ta chỉ tin ở ta. Trong tư tưởng, ta không khinh quần chúng, nhưng trong hành động, quả thật con mắt khách quan nhận thấy ta bất chấp quần chúng. Thậm chí, khi ta nghe thấy một tiếng nào từ quần chúng nói lên rằng ta nhầm, ta làm như thế này mới phải, lập tức ta thét ngay đó là tiếng của địch. Sở đĩ quan điểm bạn thù của ta mơ hồ, và đâu ta cũng trông thây địch, chẳng qua là vì ta quá tự phụ, ta sùng bái ta quá đáng mà thôi. Bây giờ ta biết rõ là nếu bệnh ấy phổ biến trong hàng ngũ cách mạng hiện thời thì trách nhiệm chính là Stalin phải chịu. Vì tự cao, tự đại, tự phụ, tự mãn, Stalin không cho phép ai dân chủ với mình, đâu cũng trông thấy địch. Kết quả thế nào ta đã biết: khẩu hiệu nêu lên, thét lên, gào lên là; đề cao cảnh giác. Và lợi dụng tình thế ấy, ta biết Béria đã làm những gì, phạm tội ác như thế nào.
Nếu không có quyết nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên-sô, nếu không có những sai lầm cực kỳ tai hại trong cải cách, ta chưa mở mắt được, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối thành sông, bao nhiêu người kính yêu cách mạng mà vẫn đau sót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả một giá quá cao, nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: ta thiếu dân chủ.
III
Phương hướng sửa chữa các sai lầm
Qua lịch sử tranh đấu của quần chúng hai nghìn năm nay, ta thấy cái gì mà nhân bản của loài người đòi hỏi thiết tha nhất, đó là một đời sống vật chất tương đối đầy đủ êm ấm, đó là một đời sông tinh thần tương đối ổn định, có đảm bảo và tự do. Hạnh phúc của loài người xây dựng trên cơ sở dân sinh và dân quyền. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây về vấn đề dân quyền. Ta được biết từ hai thế kỷ nay chủ yếu trong vấn đề dân quyền là vấn đề dân chủ, nghĩa là quyền của người dân làm chủ trên đất nước, đồng thời là quyền của con người được sống theo các nhu cầu thiết yếu và chính đáng của nhân bản. Từ cuộc Cách mạng tư sản Hoa Kỳ cuối thế kỷ 18, Cách mạng tư sản Pháp 1789, tới cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa của Nga, quần chúng nổi giậy, mang xương máu để dành kỳ được chế độ dân chủ. Sau cuộc đại chiến lần thứ hai, Hiến chương Liên hiệp quốc đúc kết những thành quả của các phong trào lịch sử tranh đấu cho dân chủ và đặt các nước văn minh trước trách nhiệm của họ để thực hiện và đảm bảo các nguyên tắc dân chủ. Đối với các nước tư bản ta không ngạc nhiên thấy chế độ dân chủ thực hiện với những thiếu sót quan trọng. Nhưng ta có quyền ngạc nhiên khi ta thấy các thiếu sót ấy cũng xuất hiện trong các nước đã hoàn thành cuộc Cách mạng dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ 6 của Hội Quốc tế các luật gia dân chủ họp trong tháng 5 vừa rồi tại Bruxelles đã lấy làm tiếc mà nhận thấy rằng trong tất cả các nước, dù tư bản hay xã hội chủ nghĩa, mặc dầu các Hiến pháp, các bộ luật tuyên bố trịnh trọng, tôn trọng thực hiện, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc dân chủ, tuy nhiên các nguyên tắc này vẫn bị dày xéo. Vì vậy trong tất cả các nước, quần chúng tranh đấu kịch liệt.
Ớ nước ta, trong bản Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp cũng như trong các sắc lệnh, đạo luật, nguyên tắc dân chủ đã được ban bố Nhưng qua phong trào phát huy dân chủ mà Chính phủ chủ trương, qua đại hội nhân dân thủ đô lần thứ 3, các Đại hội Mặt trận Trung ương, Mặt trận Thành, qua thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động, của Chính phủ v.v., nhân dân nhận thấy, và Đảng cũng như Chính phủ xác nhận rằng ta thiếu sót về dân chủ khá nhiều. Vì các thiếu sót ấy, ta phạm các sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách ruộng đất như tôi đã trình bày trên đây. Nguyên nhân sâu sắc của các sai lầm ấy, ta có thể quy kết được. Sở dĩ đời sống tinh thần của ta không được ổn định, lúc nào ta cũng nơm nớp lo sợ các hành động “lộng quyền” của nhà đương cục, là vì ta thiếu một chế độ pháp trị phân minh, không đề ra nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, đồng thời cả của cấp lãnh đạo nữa. Sở dĩ cấp lãnh đạo có thể phạm được các sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, tổn thất cho xương máu, mồ hôi nước mắt của đồng bào, cho uy tín của Đảng và Chính phủ, là vì người dân không có quyền, không có phương tiện nói lên ý kiến của mình, tham gia xây dựng các chính sách của Chính phủ.
Do đó, phương hướng sửa chữa các sai lầm là một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự.
Một chế độ pháp trị chân chính — Ở đây, chưa phải lúc và chỗ để tôi trình bàỵ ý kiến về vấn đề pháp trị. Ta sẽ có dịp khác. Ở đây, tôi chỉ muốn trình các quí vị một nhận xét.
Đảng Lao động và chính phủ có nhận thấy cần thiết, trong chính sách sửa chữa các sai lầm trong Cải cách, phải “tăng cường chế độ pháp trị” của ta. Tôi e rằng trong tư tưởng lãnh đạo, sự nhận thức về vấn đề pháp trị chưa được rõ và đầy đủ. Chính trị vẫn coi pháp luật như một “bà con nghèo”. Chữ “tăng cường” là một chứng minh. Tuy rằng trong nước ta có một Bộ Tư pháp, có các toà án, có luật lệ, nhưng chế độ pháp trị hầu như không có. Đó là một điều tôi sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn khi nào tôi trình bày ý kiến về chế độ pháp trị, một chế độ pháp trị chân chính. Theo ý tôi, thì vấn đề không phải là tăng cường mà là xây đựng.
Một chứng minh khác trong chính sách sửa sai trong Cải cách này, tôi vẫn thấy chính trị lấn áp pháp lý. Trước hết bức thư của ông Hồ Viết Thắng tự phê bình và xin rút lui khỏi Mặt trận Trung ương chỉ là một giải pháp chính trị mà thôi. Trong cuộc mạn đàm với các vị đại biểu đến họp hội nghị này, tôi nhận thấy không ai “thông” về ý kiến và biện pháp ông Hồ Viết Thắng trình bày cả. Riêng về phần tôi là một nhà luật học, tôi chưa thể nào nhận định được trách nhiệm của ông Thắng. Có thể trách nhiệm của ông ấy rất lớn, có thể rất nhỏ, Đứng trên tinh thần pháp lý sự nhận tội lỗi của một người không đủ để qui định trách nhiệm của người ấy. Trong cải cách, khi những đảng viên ưu tú bị đoàn cải cách gán cho là phản động, ra trước nhân dân, có người cũng nhận tội trong khi biết là mình oan. Ta nên rút kinh nghiệm vừa qua, sửa sai không phải là phạm các sai lầm khác. Do đó, đứng trên một lập trường pháp trị chân chính, tôi đề nghị phải lập một ủy ban điều tra gồm các vị đại biểu Quốc hội, Mặt trận, Đảng Lao động với sự cộng tác của các vị thẩm phán cao cấp, giàu kinh nghiệm để lập một hồ sơ theo phương pháp pháp lý đã nhận định, trên quá trình đi từ lãnh đạo qua chỉ đạo đến chỗ thực hiện chính sách, trách nhiệm ở chỗ nào và do những ai phải chịu. Sau khi kết thúc cuộc điều tra, ủy ban ấy sẽ phân tách trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý. Ai chịu trách nhiệm chính trị sẽ trả lời trước Quốc hội biến thành Toà án tối cao. Ai chịu trách nhiệm pháp lý sẽ trả lời trước các tòa án tư pháp. Dưới con mắt của quần chúng theo dõi xây dựng cuộc điều tra và xét xử, công lý phát huy, không còn ai thắc mắc nữa.
Có người hỏi làm thế để làm gỉ? Tôi xin phép trả lời. Làm thế để rút kinh nghiệm. Tôi cảm thấy ngay hiện thời ta chưa rút được kinh nghiệm đâu. Chính trị không những lãnh đạo pháp lý —đó là đúng— nhưng vẫn lấn át pháp lý, thay thế cho pháp lý, như trong trường hợp ông Hồ Viết Thắng, như thế là ta vẫn mở cửa cho các sai lầm mới còn nguy hại hơn nữa. Không những thế, ta biết rằng nhu cầu công lý thuộc nhân bản con người văn minh. Từ người bị xử trí oan cho đến các người chỉ chịu thiệt gián tiếp vì các sai lầm, có thể nói được rằng toàn dân đợi chờ công lý. Một biện pháp chính trị xuề xoà không thỏa mãn được ai. Bằng chứng ở nông thôn, ta được biết tình hình “căng thẳng”. Phong trào trả thù, tự xử diễn ra khắp mọi nơi, kéo chúng ta trở về quá khứ của lịch sử. Còn như các đảng viên bị xử trí sai, tâm hồn các anh em như thế nào, ta chỉ cần đọc lại báo nhân Dân. Tuy rằng các anh em kết thúc các bài tường thuật lại đau khổ của mình bằng những lời phấn khởi, nhưng các lời này không làm ta quên được các lời phẫn uất, chua xót, cay đắng mà các anh em nói lại với ta từ đầu bài. Nhưng bi đát hơn hết là các chiếc khăn trắng chít trên đầu họ hàng thân thích của những anh em bị xử tử, những bàn thờ vẫn dựng trong nhà, các thổn thức phá vỡ im lặng của các đêm hiu quạnh, các ngày cúng giỗ nhắc lại hàng năm bi kịch thê thảm đã diễn ra trong gia đình vì cuộc cải cách. Nhân dân đòi hỏi các người có công được thưởng và các người có tội phải đền tội. Trách nhiệm của tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, phải được qui định rõ ràng, dứt khoát. Như thế mới yên được lòng dân, như thế mới thu phục được nhân tâm. Kinh nghiệm lịch sử dạy ta điều ấy. Trong chính sách sửa chữa sai lầm, ta không thể quên được bài học lịch sử. Quần chúng im lặng đợi chờ công lý
Chúng ta thiết tha mong ước ở chính trị một nhận định đúng về vai trò của pháp luật phục vụ cách mạng. Kinh nghiệm đau đớn vừa qua bó buộc ta phải xây dựng lại quan điểm “địch” trên cơ sở pháp lý và pháp trị. Các sai lầm nghiêm trọng ta đã phạm bắt nguồn ở một quan điểm chính trị về địch. Quan điểm ấy linh động quá, “biện chứng” quá, nên ta không biết phân tách địch và ta, do đó ta đánh cả ta nữa. Muốn tránh các sai lầm hôm qua đừng tái diễn ngày mai, ta cần xác định theo hình luật thế nào là địch. Lúc đó ta mới đánh đúng địch, và có đánh đúng địch ta mới củng cố được ta, ổn định được nhân tâm, duy trì lại trật tự và an ninh ở thôn quê, kiến thiết lại đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân ở thôn quê cũng như ở thành thị, đảm bảo cho quần chúng một đời sống tự do, thoát khỏi mọi sự đe dọa của “lộng quyền”, bênh vực các quyền căn bản và thiết yếu của con người.
Tóm lại, nếu chính trị giác ngộ, vui lòng tôn trọng pháp lý, thiết lập một chế độ pháp trị trong đó chính trị vẫn lãnh đạo pháp lý, nhưng đồng thời nêu thật cao gương phục tùng pháp lý và pháp trị thì nhất định chính trị khôi phục được uy tín và được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ.
Một chế độ thực sự dân chủ — Thế nào là một chế độ thực sự dân chủ? Đó là một chế độ trong đó người dân được làm chủ trên đất nước không những trong hiến pháp, mà cả trong thực tế nữa. Đây không phải là lúc, là chỗ, mà ta đi sâu vào vấn đề. Ta chỉ cần nhận thấy rằng trong giai đoạn hiện thời, quần chúng có đòi hỏi cái gì quá đáng đâu, chỉ yêu cầu có một điều thôi, là được đàm thoại với cấp lãnh đạo, được đề đạt lên cấp lãnh đạo, ý kiến về các chính sách do cấp lãnh đạo xây dựng. Các vị lãnh tụ đã bao lần khen dân ta tốt. Mà dân ta tốt thật. Bằng chứng là điều tôi vừa nhắc lại đây. Trong khi quần chúng có quyền đòi hỏi ở một chính thể cách mạng rất nhiều, nhân dân ta chỉ có một yêu cầu mà ai cũng phải nhận là chính đáng. Tại sao nhân dân chỉ có cái yêu cầu nhũn nhặn ấy mà thôi? Là vì nhân dân thông cảm với cấp lãnh đạo phải đương đầu với bao khó khăn. Nhưng nếu nhân dân chỉ đề ra có một yêu cầu, yêu cầu ấy thiết yếu, Tôi tin rằng cấp lãnh đạo cũng nhận thấy như vậy. Tôi không quên lời của ông Trường Chinh đọc bản tự phê của Đảng Lao động tại Hội nghị này. Ta nghe thấy cấp lãnh đạo thú nhận trước Hội nghị rằng Trung ương Đảng đã phạm sai lầm là xa quần chúng, chỉ tiếp xúc với quần chúng qua báo cáo của các cán bộ đảng viên mà thôi. Ta phải nhận định rằng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Do đó, cuộc cải cách ruộng đất của ta đã gặp các thất bại cay đắng. Trái với lời ta thường nói, ta đã thiếu dân chủ với nhân dân.
Nhân dân nhất định không để tình trạng tai hại ấy kéo dài nữa. Tôi xin phép Hội nghị góp một số ý kiến để chấm đứt tình trạng đó. Tôi không đặt vấn đề dân chủ nói chung. Tôi chỉ chú ý đến yêu cầu thiết tha nhất hiện thời của quần chúng là được phản ảnh lên ý nguyện của mình. Theo ý tôi, để thực hiện và đảm bảo yêu cầu vô cùng chính đáng ấy, chỉ cần ba giải pháp.
1. Một chế độ báo cáo của cán bộ. Đảng tín nhiệm ở cán bộ. Đúng! không tài nào khác được. Vậy phải đặt các cán bộ có nhiệm vụ báo cáo trước trách nhiệm của họ. Một báo cáo không phản ảnh trung thành sự thực với các khía cạnh của nó, với các ưu và khuyết điểm của nó, rất tai hại. Cấp lãnh đạo cần đề cao cảnh giác với các con số thống kê, các động cơ bất chính của cán bộ muốn thi đua thành tích, vưà mị dưới, vừa lừa trên, do đó đưa ra một hình ảnh quá hẹp của thực tế, Ta phải tiến tới giải pháp nhận định rằng người nào hữu ý xuyên tạc sự thật vì động cơ bất chính, có thể bị truy tố về tội giả mạo được.
2. Một chế độ cho các đoàn thể nhân dân được quyền mạnh dạn nói lên ý kiến của quần chúng mà họ tập hợp. Từ trước tới nav, ta có thể ví Đảng Lao động như một cây rất to, lá rừom rà che hết ánh sáng của mặt trời, khiến ngay một ngọn cỏ cũng không mọc dưới chân nó được, Vì vậy, Quốc hội cũng như Mặt trận không thể đóng được vai trò của mình. Ở đây, tôi chỉ xin phép nói về Mặt trận của ta thôi. Các vị đã thấy rằng từ khi thành lập Mặt trận Liên Việt cho đến Mặt trận Tổ quốc, chúng ta chỉ có nhiệm vụ động viên quần chúng thi hành chính sách mà thôi. Đó là một nhiệm vụ. Nhưng dù sao chỉ có một chiều. Ta là giây liên lạc giữa các cấp lãnh đạo và quần chúng. Nếu ngược lại, ta có quyền liên lạc giữa quần chúng và cấp lãnh đạo, nghĩa là phản ảnh lên Đảng và Chính phủ ý kiến thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng, công tác của ta thế nào cũng tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Ta gắn liền lãnh đạo và quần chúng, do đó lãnh đạo sát hợp với thực tế hơn. Tôi xin phép đặt mỗi vị ủy viên trước trách nhiệm của mình. Chúng ta ủng hộ Chính phủ, nhưng chúng ta cũng là đại biểu của nhân dân. Công tác của chúng ta có hai mặt, chúng ta không thể chỉ lệch về một bên được. Quần chúng không cho phép chúng ta làm như vậy, muốn theo rõi công việc ta làm vì chúng ta làm đại biểu của quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Quần chúng giao quyền cho chúng ta, chúng ta phải xứng đáng với sự ủy quyền ấy. ta xử dụng quyền ấy thế nào, quần chúng đòi kiểm soát ta.
Để đạt mục đích này, tôi xin phép đề nghị: một là mỗi ủy viên phải có nhiệm vụ phản ánh lên Mặt trận ý kiến của quần chúng. Mặt trận phải có nhiệm vụ đề đạt lên cấp lãnh đạo những phản ảnh của các ủy viên và báo cho các vị ấy thái độ của cấp lãnh đạo giải quyết vấn đề ra sao, xử dụng các phản ảnh ấy như thế nào. khi Mặt trận họp hội nghị, phải cho phép quần chúng đến bàng thính: để quần chúng kiểm soát công việc của Mặt trận làm và thái độ của các ủy viên. Dĩ nhiên các người bàng thính ấy không có quyền tham gia thảo luận, chỉ được nhập hội trường cho tới khi hết số ghế dành cho quần chúng, và phải tôn trọng kỷ luật của hội nghị. Ngoài ra, báo chí, đặc biệt báo chí của Mặt trận như tờ Cứu Quốc, phải phản ảnh trung thành nội dung của các cuộc thảo luận và đăng các tham luận của các vị ủy viên.
3. Một chế độ tự do ngôn luận, xuất bản báo chí — Ta phải đề phòng trường hợp các cán bộ không báo cáo, các ủy viên Mặt trận không phản ảnh ý kiến của quần chúng. Do đó, ta thấy cần thiết phải cho phép quần chúng nói lên tiếng nói của mình qua báo chí. Có người lo ngại rằng tự do ngôn luận này mà ai cũng thấy cần thiết có thể bị xử dụng một cách bừa bãi. Về điều này ta phải suy nghĩ. Mối lo ngại trên đây xuất phát từ động cơ nào? Nếu là động cơ tốt —nghĩa là do một nhiệt tình đối với cách mạng gây ra— ta hoan nghênh. Nhưng ta cũng sẽ trả lời rằng trong một chính thể dân chủ muốn xử đụng tự do nào, dĩ nhiên phải nêu trách nhiệm của người xử đụng tự do ấy trước pháp luật. Nếu xử dụng với tinh thần trách nhiệm hợp pháp, ta không có quyền kêu ca gì, trái lại, ta hoan nghênh. Nếu lạm dụng một cách vô trách nhiệm, ta đã có tòa án để nghiêm trị. Vậy ta không lo ngại. Nhưng nếu mối lo ngại xuất phát từ một động cơ bất chính, nhắm mục đích thủ tiêu các tự do dân chủ, thì tôi chỉ cần khuyên nhủ người lo ngại như vậy nên đọc lại lịch sử các phong trào cách mạng trong hơn một thế kỷ nay. Họ sẽ nhận thấy rằng chưa bao giờ, chưa ai có thể ngăn cản được một phong trào quần chúng tranh đấu đòi các tự do dân chủ.
Không những ta công nhận các tự do dân chủ, ta lại còn cung cấp phương tiện để thực hiện các tự do ấy. Thí dụ tự do ngôn luận. Ta có các báo của Chính phủ, của Đảng, của Mặt trận, ta lại có các báo của tư nhân, ta giúp đỡ cho các báo ấy giây và mực in đầy đủ, ta lại còn quảng cáo cho các báo ấy là đàng khác nữa. Các cơ quan tuyên truyền, báo chí của ta không bao giờ tìm khó dễ cho các báo ấy, và khi nào các báo đó được hàng vạn độc giả hoan nghênh, ta rất lấy làm sung sướng vì trong thâm tâm ta, ta là những người dân chủ.
Các biện pháp tôi đề nghị trên đây đều nhằm mục đích cống hiến các cấp lãnh đạo một nhận thức đúng và sát thực tế mà cấp lãnh đạo không có điều kiện biết đến một cách trực tiếp. Sát với thực tế của quần chúng, cấp lãnh đạo thông cảm với quần chúng, đi đúng đường lối của quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, ủng hộ, mến yêu.
Thưa các quý vị,
Tôi nói đã quá lâu, nhưng tôi tin các vị cũng tha thứ cho, VI biết rằng tôi là một người thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng và tiền đồ của dân tộc. Các ý kiến của tôi, dù sai hay đúng, tôi cứ thành khẩn đề đạt lên các vị, gọi là để góp phần vào hội nghị, một phần nhỏ mọn nhưng chan chứa một niềm hi vọng và tin tưởng vô biên ở tương lai của đất nước.
Luật sư NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Hà-nội, ngày 30-10-1956
—-

Phụ lục D: Thư của Tổng Thống Lyndon B. Johnson gửi Chủ Tịch Hồ Chí Minh, và Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đây là một trường hợp mà cả Hoa Kỳ và VNDCCH đều bị chê trách là đã bỏ lỡ cơ hội hòa bình. Johnson bị trách là đã làm hỏng kế hoạch hòa bình Wilson-Kosygin chỉ vì ông đã “đổi thì của động từ,” (xem trang 369) nhưng Johnson đã cho thấy lý do là mỗi lần Mỹ ngưng ném bom thì việc chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam tấp nập “như một ngày Chủ Nhật trên xa lộ New Jersey Turnpike”1. Nếu đọc kỹ thư trả lời của Hồ Chí Minh thì không thấy có dấu hiệu ông phản ứng về chuyện những chuyến thâm nhập này “sẽ ngưng” hay “đã ngưng”. Lời lẽ cứng rắn trong thư không phản ánh con người Hồ Chí Minh vốn có tài ngoại giao, uyển chuyển, biết nắm bắt thời cơ. Năm 1954, sau khi thắng Pháp, ông đã nhắc tổng biên tập báo Nhân Dân là không nên làm Pháp bị mất mặt vì “sau chiến tranh, chúng ta còn cần Pháp giúp đỡ”. Có thể thái độ cứng rắn này là do sự điều động của Lê Duẩn, người đã nắm thực quyền từ khi làm Tổng Bí thư năm 1959. Hồ Chí Minh thường bị đau yếu trong mấy năm cuối đời (ông mất năm 1969).
Ngày 8 tháng Hai 1967
Kinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Thưa Ngài,
Tôi viết cho Ngài với niềm hi vọng là cuộc chiến Việt Nam có thể chấm đứt. Cuộc chiến này đã gây tổn thất nặng nề — về sinh mạng, về thương tích, về tài sản và tình trạng khốn khổ của con người. Nếu chúng ta không tìm được một giải pháp hòa bình và công chính, lịch sử sẽ nghiêm khắc phán xét chúng ta.
Vì vậy, tôi tin rằng cả hai chúng ta đều có một nghĩa vụ nặng nề là sốt sắng tìm kiếm con đường đưa đến hoà bình. Chính vì cần đáp ứng nghĩa vụ đó mà tôi trực tiếp viết cho Ngài.
Từ mây năm qua, chúng tôi đã cố gắng bằng nhiều cách và qua một số đường liên lạc chuyển đến Ngài và các cộng sự viên của Ngài điều mong muốn của chúng tôi đạt được một giải pháp hòa bình. Vì những lý do nào đó, những nỗ lực đó đã không đem lại kết quả nào.
Có thể là những ý nghĩ của phía chúng tôi và của phía Ngài, thái độ của chúng tôi và của phía Ngài, đã bị bóp méo hay ngộ nhận khi chúng đi ngang những đường liên lạc khác nhau ấy. Quả thật việc thông tin liên lạc gián tiếp luôn luôn nguy hiểm.
Có một cách vượt qua được khó khăn này để tiến tới việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đó là việc chúng ta thu xếp những cuộc hội đàm trực tiếp giữa những đại diện được tin cậy trong một khung cảnh yên ổn và xa cách mọi nguồn quảng bá. Những cuộc hội đàm này sẽ không được dùng như một hoạt động tuyên truyền mà phải là một nỗ lực nghiêm túc để tìm kiếm một giải pháp khả thi và có thể được cả hai bên chấp thuận.
Trong hai tuần qua, tôi có ghi nhận những điều công bố bởi các đại diện chính phủ của Ngài, gợi ý rằng phía Ngài sẵn sàng thương thuyết song phương trực tiếp với các đại diện của chính phủ Hoa Kỳ, với điều kiện là chúng tôi ngưng các cuộc oanh tạc “vô điều kiện” và vô thời hạn trên xứ sở của Ngài và cũng ngưng mọi hoạt động quân sự. Vào ngày chót, có những giới đứng đắn và có trách nhiệm đã đoan chắc với chúng tôi một cách gián tiếp rằng đây quả thật là đề nghị của Ngài.
Tôi xin thành thật nói rằng tôi thấy có hai khó khăn lớn trong đề nghị của Ngài. Vì lập trường công khai của Ngài, một hành động như thế từ phía chúng tôi sẽ không tránh khỏi gây nên sự suy đoán khắp nơi trên thế giới rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra, và sẽ làm phương hại đến tính cách riêng tư và kín đáo của những cuộc thảo luận ấy. Thứ hai là se không tránh khỏi mỗì quan ngại sâu sắc về phía chúng tôi là liệu chính phủ của Ngài có lợi dụng hành động ấy của chúng tôi để tăng cường vị thế quân sự của phía Ngài hay không.
Mặc dù những khó khăn đó, tôi vẫn chuẩn bị tiến đến việc chấm dứt xung đột, xa hơn cả điều chính phủ Ngài đã đề nghị trong những lời tuyên bố công khai hay qua những đường dây ngoại giao riêng. Tôi chuẩn bị ra lệnh ngưng oanh tạc trên xứ sở của Ngài và ngưng gia tăng các lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngay khi tôi được cam kết là sự thâm nhập miền Nam bằng đường bộ hay đường biển đã ngưng. Tôi tin rằng những hành động kiềm chế này của cả hai bên sẽ khiến chúng ta có thể có những cuộc thảo luận riêng tư và nghiêm chỉnh sớm dẫn đến hòa bình.
Tôi đưa đề nghị này cho Ngài bây giờ với một cảm nghĩ khẩn cấp rõ rệt vì những ngày nghỉ Tết sắp tới ở Việt Nam. Nếu Ngài có thể chấp nhận đề nghị này thì tôi không thấy có lý do gì mà nó không có hiệu lực vào cuối những ngày nghỉ Năm Mới hay Tết. Đề nghị của tôi sẽ được thêm nhiều sức mạnh nếu các nhà lãnh đạo quân sự của Ngài và các nhà đối tác bên Chính phủ miền Nam Việt Nam có thể mau chóng thương thảo về một cuộc gia hạn đình chiến ngày Tết.
về địa điểm cho những cuộc thảo luận song phương, tôi đề nghị có nhiều nơi. Chẳng hạn, chúng ta có thể cho các đại diện của chúng ta gặp nhau ở Mat-scơ-va là nơi đã có những cuộc tiếp xúc. Họ có thể gặp nhau ở một nước khác như Miến Điện. Có thể Ngài đã nghĩ đến những cách thu xếp hay địa điểm khác, tôi sẽ cố thoả thuận với đề nghị của Ngài.
Điều quan trọng là chấm dứt một cuộc xung đột đã chồng chất gánh nặng lên hai dân tộc chúng ta, và trên hết là đân chúng miền Nam Việt Nam. Nếu Ngài có những ý kiến gì về những điều mà tôi đề nghị, tôi rất cần nhận được những ý kiến đó sớm chừng nào hay chừng nấy.
Trân trọng kính chào,
Lyndon B. Johnson
Ngày 15 tháng Hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời:
Kính gửi Tổng Thống Lyndon B. Johnson
Hợp Chủng Quôc Hoa Kỳ
Thưa Ngài,
Tôi nhận được thư của Ngài ngày 10 tháng Hai 1967. Đây là phúc đáp của tôi:
Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng chục ngàn dặm. Dân Việt Nam chưa bao giờ làm điều gì hại cho nước Mỹ. Nhưng trái với những lời hứa của đại diện nước Mỹ tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam; chính phủ đó đã mở một cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam và gia tăng cường độ nhằm kéo dài sự chia cắt Việt Nam và biến Nam Việt Nam thành một tân thuộc địa và một căn cứ quân sự của nước Mỹ. Đã hơn hai năm nay, Chính phủ Mỹ đã dùng các lực lượng không quân và hải quân để gây chiến với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước độc lập có chủ quyền.
Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hòa bình và chõng lại loài người. Ở Nam Việt Nam, một nửa triệu binh sĩ Mỹ và chư hầu đã sử dụng những vũ khí vô nhân đạo nhất và những phương pháp chiến tranh dã man nhất, như bom lửa, chất độc hóa học và hơi ngạt, để tàn sát đồng bào chúng tôi, phá hủy mùa màng và san bằng các làng mạc.
Ớ miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ đã trút hàng trăm ngàn tấn bom, phá hủy các thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống, đê điều, đập nước, và ngay cả nhà thờ, chùa chiền, nhà thương, trường học. Trong thông điệp của Ngài, Ngài tỏ vẻ buồn phiền về những nỗi đau khổ và tàn phá ở Việt Nam. Tôi xin hỏi Ngài: Ai đã gây ra những tội ác ghê tởm này? Đó là binh sĩ Mỹ và chư hầu. Chính phủ Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam.
Chiến tranh xâm lược Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một thách thức đối với các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, một đe dọa đối với phong trào dân tộc độc lập vã một mối nguy cho hòa bình ở Á châu và thế giới.
Nhân dân Việt Nam yêu chuộng độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước cuộc xâm lược của Mỹ, họ đã đứng lên, đoàn kết muôn người như một. Không sợ hi sinh và gian khổ, họ quyết tâm kháng chiến cho đến khi giành được độc lập, tự do và hòa bình thật sự. Chính nghĩa của chúng tôi được nhân dân toàn thế giới bày tỏ thiện cảm và ủng hộ mạnh mẽ, kể cả những thành phần rộng lớn của nhân dân Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chính phủ ấy phải chấm dứt xâm lược. Đó là cách duy nhất để khôi phục hoà bình. Chính phủ Mỹ phải ngưng vĩnh viễn và vô điều kiện những cuộc oanh tạc và tất cả mọi hành động gây chiến chống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rút hết quân sĩ Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, và để cho nhân dân Việt Nam giải quyết lấy các vấn đề của họ. Đó là nội dung căn bản của lập trường bốn điểm của Chính phủ VNDCCH, thể hiện những nguyên tắc- căn bản và những điều khoản dự liệu của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở của một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam.
Trong thông điệp của Ngài, Ngài đề nghị những cuộc hội đàm trực tiếp giữa VNDCCH và Hoa Kỳ. Nếu Chính phủ Mỹ thật sự muốn có những cuộc hội đàm này, trước hết chính phủ ấy phải ngưng vô điều kiện các vụ oanh tạc và mọi hành động gây chiến khác chống VNDCCH. Chỉ sau khi có sự chấm dứt vô điều kiện các vụ oanh tạc và các hành động gây chiến khác của Mỹ chống VNDCCH thì VNDCCH và nước Mỹ mới ngồi vào bàn thương thuyết và thảo luận các vấn đề liên quan tới hai bên.
Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh, họ sẽ không bao giờ chấp thuận thương thuyết dưới sự đe dọa của bom đạn.
Chính nghĩa của chúng tôi tuyệt đối đúng. Hi vọng rằng Chính phủ Mỹ sẽ hành động theo lý trí.
Hồ Chí Minh
——-

Phụ lục E: Quyền Tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam và Vấn đề Thống nhất hai miền Nam, Bắc

(Trích Hiệp định Paris 1973)
Hiệp định Paris, được hai bên bốn phái đoàn ký ngày 27 tháng Giêng 1973 trên ba bản riêng (Hoa Kỳ và VNDCCH ký chung một bản nhưng VNCH và CPCMLT ký hai bản riêng), đã cho thấy điềm gở của thoả hiệp về “hoà giải và hòa hợp dân tộc”. Giả thử hai bên miền Nam Việt Nam đã tiên liệu được tình trạng miền Nam sau khi được miền Bắc “giải phóng” và thật tình thi hành các điều khoản trong Hiệp định về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và điều kiện thống nhất đất nước, thì chiến tranh đã không tàn phá thêm hơn hai năm nữa, và tình hình đất nước có thể đã đổi khác. Chính các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, vào thời điểm của Hiệp định Paris 1973, cũng “coi thống nhất là một tiến trình từng bước một, ” và thời gian chuyển tiếp được phỏng định là “từ mười đến hai mươi năm, ” như lời nhà ngoại giao miền Bắc Nguyễn Khắc Huỳnh đã tiết lộ tại Hội nghị Việt-Mỹ năm 1997.1
CHƯƠNG IV
VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 9
Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cam kết tôn trọng những nguyên tắc sau đây về việc sử dụng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, không thể chuyển nhượng, và phải được mọi quốc gia tôn trọng.
b) Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính
1 Xem chương 913 , trang 361..
trị của Nam Việt Nam qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ dưới sự giấm sát của quốc tế.
c) Các nước ngoài không được áp đặt bất cứ một khuynh hướng hay nhân vật chính trị nào lên nhân dân miền Nam Việt Nam.
Điều 10
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngưng chiến và duy trì hoà bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề còn tranh cãi qua thương thuyết, và tránh mọi xung đột vũ trang.
Điều 11
Ngay sau khi ngưng chiến, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, chấm dứt hận thù, cấm đoán mọi hành động trả thù và kỳ thị đối với các cá nhân và đoàn thể đã hợp tác với bên này hay bên kia;
bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền tư hữu, và quyền tự do kinh doanh.
Điều 12
a) Ngay sau khi ngưng chiến, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ tham khảo với nhau trong tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau, và không loại trừ nhau để thành lập một Hội đồng Quốc gia Hoà giải và Hoà hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ hoạt động trên nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hoà hợp Dân tộc đảm nhận nhiệm vụ, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ tham khảo việc thành lập những hội đồng ở các cấp thấp hơn. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một thoả hiệp về các vấn đề nội bộ của Nam Việt Nam càng sớm càng tốt và cố gắng hết sức để hoàn tất thoả hiệp này trong vòng chín mươi ngày sau khi cuộc ngưng chiến có hiệu lực, đúng với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam về hòa bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc có nhiệm vụ thúc đẩy hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, hoàn thành được hoà giải và hòa hợp dân tộc và bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Hội đồng Quốc gia Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ được dự liệu trong Điều 9 (b) và ấn định các thủ tục và thể thức của những cuộc tổng tuyển cử này. Những định chế do các cuộc tổng tuyển cử này thành lập sẽ được thỏa thuận qua những cuộc tham khảo giữa hai bên miền Nam Việt Nam. Hội đồng Quốc gia Hoà giải và Hoà hợp Dân tộc cũng sẽ ấn định các thủ tục và thể thức của những cuộc bầu cử ở địa phương mà hai bên miền Nam Việt Nam đã đồng ý.
Điều 13
Vấn đề quân lực ở miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết bởi hai bên miền Nam Việt Nam trong tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình trạng hậu chiến. Trong số những vấn đề được thảo luận bởi hai bên miền Nam Việt Nam là những bước cắt giảm quân số và giải ngũ số binh sĩ được cắt giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn tất việc này càng sớm càng tốt.
Điều 14
Miền Nam Việt Nam sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao hòa bình và độc lập. Miền đất này sẽ được chuẩn bị để thiết lập quan hệ với tất cả các nước bất kể hệ thống chính trị và xã hội của các nước đó trên căn bản tôn trọng lẫn nhau về độc lập và chủ quyền và nhận viện trợ kinh tế và kỹ thuật từ bất cứ nước nào không có điều kiện chính trị đi kèm. Vấn đề miền Nam Việt Nam nhận viện trợ quân sự trong tương lai sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau những cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam được dự liệu bởi Điều 9 (b).
CHƯƠNG V
THỐNG NHẤT VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ GIỮA BẮC VÀ NAM VIỆT NAM
Điều 15
Vấn đề thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng đường lối hòa bình trên căn bản thảo luận và thỏa hiệp giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam, không có sự ép buộc hay sát nhập bởi bên nào, và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ được thỏa thuận bởi Bắc và Nam Việt Nam.
Trong khi chờ đợi thông nhất:
a) Lằn ranh quân sự giữa hai miền ở vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một biên giới chính trị hay lãnh thổ, như được qui định trong đoạn 6 của Bản Tuyên ngôn Cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
b) Bắc và Nam Việt Nam sẽ tôn trọng Vùng Phi Quân sự ở hai bên của Lằn Ranh Quân sự Tạm thời.
c) Bắc và Nam Việt Nam sẽ mau chóng khởi sự thương thuyết để tái lập quan hệ bình thường trên những lãnh vực khác nhau, trong số những vấn đề được thương thuyết là những thể thức về sự đi lại của dân chúng qua Lằn Ranh Quân sự Tạm thời.
d) Bắc và Nam Việt Nam sẽ không gia nhập bất cứ liên minh quân sự hay khối quân sự nào và sẽ không cho phép thế lực ngoại quốc nào duy trì căn cứ quân sự, quân sĩ, cố vấn quân sự, và nhân viên quân sự trên lãnh thổ của mỗi bên, như đã qui định trong Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngoài những sách, báo đã lưu hành trên thị trường và một số nhân chứng có quan hệ tới các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1945-1975, ba nguồn tài liệu chính được tác giả tham khảo là:
1. Thư Viện Quốc Hội Mỹ, đặc biệt là sách báo Việt Nam tại Asian Reading Room và hai bộ Foreign Relations of the United States, 1950- 1968 (U.S. Department of State: GPO, 1976-1998) và The Pentagon Pa­pers (Gravel edition, Boston: Beacon Press, 1971) tại Main Reading Room.
2. Woodrow Wilson Center, đặc biệt là Working Paper No. 22: 77 Conversations Between Chinese and Foreign Leaders on the Wars in Indochina, Cold War International History Project (Virtual Archive).
3. Centre des Archives d’Outre-Mer (CAOM), đặc biệt là hồ sơ của Cao Ủy Pháp tại Sài-gòn, đã hoặc chưa được giải mật, lưu trữ dưới ký hiệu HCI (Haut Commissariat de France en Indochine).
Những sách hay bài viết của các tác giả liệt kê dưới đây đều là những tài liệu có liên quan đến các đề mục trong sách nhưng không nhất thiết là những tài liệu được trích dẫn:
Amiral Decoux. A la Barre de l’Indochine (Paris: Pion, 1949).
Anderson, Jack. “The Washington Merry-Go-Round” column, The Washington Post, July 21, 1967.
Bảo Đại. Le Dragon d’Annam (Paris: Pion, 1980).
Boudarel, Georges. Cent Fleurs Eclores dans la Nuit du Vietnam. (Paris: Éditions Jacques Bertoin, 1991).
Boudarel, Georges et Francois Caviglioli. “Comment Giap a failli perdre la bataille de Dien Bien Phu”, Le Nouvel Observateur (Paris, 8 Avril 1983).
Bùi Diễm. Gọng Kìm Lịch Sử (Paris: Cơ sở Xuất bản Phạm Quang Khai, 2000).
Bùi Tín. Mây Mù Thế Kỷ (California: Đa Nguyên, 1998).
- “Về Nhân Vật Hồ Chí Minh”, tài liệu phổ biến trên internet, 30.12.2003.
Bunker, Ellsworth. Oral History-Interview, Lịu Library.
Burchett, Wilfred G. Vietnam: inside Story of the Guerilla War (New York International Publishers, 1958).
Buttinger, Joseph. The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam (New York: Frederick A. Praeger, 1958).
Cao Văn Lượng (chủ biên). Lịch sử Việt Nam 1954-1965.
Caputo, Philip. A Rumor of War (New York: Holt, Rinehart and Winston, 1978).
Césari, Laurent. L’Indochine en Guerres 1945-1993 (Paris: Éditions Bélin, 1995).
Chaffard, Georges. “Le gouvernement nord vietnamien doit affronter à son tour le mécontentement populaire”, Le Monde (Paris, 5.12.1956).
Chanda, Nayan. Brother Enemy (New York: Harcourt Brace Jovanovich Publishers, 1986).
Oscar Chapuis. A History of Vietnam: from Hong Bang tứ Tu Duc (Westport, CT:
Greenwood Press, 1995).
Chính Đạo. Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Houston: Văn Hoá, 1996, tập A, B, C)
Cole, Allan B., ed. Conflict in Indochina and International Repercussions: A Documentary History, 1945-1955 (Ithaca: Cornell University Press, 1956).
Cooper, Chester L. The Lost Crusade: America in Vietnam (New York: Dodd, Mead, 1970)
Richard Critchfield. The Long Charade: Political Subversion in the Viet­nam War (New York: Harcourt, Brace and World, 1968).
De Folin, Jacques. Indochine 1940-1’945: La Fin d’Un Rêve (Paris: Perrin, 1993).
-“Les belligérants à la table des négociations”, trong La Guerre d’Indochine 1945-1954. (Paris: Les Dossiers Historia, Éditions Tallandier, 1990).

De Gaulle, Chartes. Allocution prononcée à l’occasion de l’ouverture de la Conférence Brazzaville, 30 Janvier 1944.
Devillers, Philippe. Histoire du Vietnam de 1940 à 1952 (Paris; Editions du Seuil, 1952).
- Paris-Saigon-Hanoi: Les Archives de la Guerre, 1944-1947 (Paris: Gallimard/Julliard, 1988)
Doãn Quốc Sỹ, Khu Rừng Lau.
Dooley, Thomas A. Deliver Us from Evil: the Story of Vietnam’s Flight to Freedom (New York: Farrar, Straus and Cudahy, 1956)
Duiker, William J. Ho Chi Minh (New York: Hyperion, 2000).
- Sacred War: Nationalism and Revolution in a Divided Vietnam (New York: McGraw Hill, 1995).
Elliot, David W.P., ed. The Third Indochina Conflict (Boulder, CO: Westview Press, 1981).
Falk, Richard, ed., The Vietnam War and International Law: A Sympo­sium Sponsored by the American Society of International Law (New Jersey: Princeton University Press, 1969).
Fall, Bernard. The Two Vietnams: A political and military analysis (New York, London: Frederick A. Praeger, 2nd edition, 1968).
- The Vietminh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam (Westport, Connecticut; Greenwood Press, 1975).
Fitzgerald, Françis. Fire in the Lake (Boston: Little, Brown and Com­pany, 1972).
Gaiduk, Ilya. The Soviet Union and the Vietnam War (Chicago: Ivan R. Dee, 1996).
Hammer, Ellen J. A Death in November (New York: E.p. Dutton, 1987).
- The Struggle for Indochina 1940-1954 (California: Stanford Uni­versity Press, 1954).
Hampton, Jane. ed. Internally Displaced People: A Global Survey (Lon­don: Earthscan Publications Ltd., 1998).
Harrison, James Pinckney. The Endless War: Fifty Years of Struggle in Vietnam (New York: Free Press, 1982).
Hess, Gary R. The United States’ Emergence as a Southeast Asia Power (New York: Columbia University Press, 1987).
Hilsman, Roger. “The situation and short-term prospects in South Vietnam”, Memorandum to Secretary’ of State Dean Rusk, December
3, 1962.
Hoàng Văn Chí. Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc (Sài-gòn; Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, 1959).
Hoàng Văn Đào. Việt Nam Quốc Dân Đảng: Lịch sử tranh đấu cận đại, 1927-1954 (Saigon: VNQDĐ tái bản kỳ II).
Hoàng Văn Hoan. Giọt Nước Trong Biển Cả (Portland, OR: NXB Tìm hiểu Lịch Sử, 1991).
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn Tập (Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, 1995).
Hunt, Michael H. The Genesis of Chinese Communist Foreign Policy (New York: Columbia University Press, 1996).
Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền (sưu tầm). La Sơn Yên Đỗ Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội: Nhà Xuất bản Giáo dục, 1998).
Johnson, Lyndon B. The Vantage Point: Perspectives of the Presidency, 1963-1969 (New York: Holt, Rinehart and Winston, 1971).
Karnow, Stanley. Vietnam: A History (New York: Viking, 1991).
Keating, Susan K. “The Draft”, The Washington Times, 30 September 1992).
Kissinger, Henry. Ending the Vietnam War (New York: Simon & Schuster, 2003).
- Years of Renewal (New York; Simon & Schuster, 1999).
Lacouture, Jean. Ho Chi Minh (New York: Penguin Books, 1969).
- Pierre Mendès France (Paris: Editions du Seuil, 1981).
- et Philippe Devillers, La Fin d’Une Guerre (Paris: Editions du
Seuil, 1960).
Lâm Quang Thi. Autopsy: The Death of South Vietnam (Phoenix, AZ: Sphinx Publishing, 1986).
Langguth, A.G. Our Vietnam (New York: Simon & Schuster, 2000).
Lansdale, Edward G. In the Midst of Wars (New York: Harper & Row, 1972).
Lê Giản. Những Ngày Sóng Gió (Hà Nội: NXB Công An Nhân Dân, tái bản năm 2000).
Lê Mậu Hãn (chủ biên). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000 (Hà Nội: NXB Giáo dục, 2001).
Lénine, V.I. La Révolution Prolétarienne et le Renégat Kautsky (Paris, Éditions sociales, 1953).
Lewey, Guenther. America in Vietnam (Oxford, England, 1978).
Louis, William R. Imperialism at Bay 1941-1945: The U.S. and the Decolonisation of the British Empire (Oxford University Press, 1977).
Lữ Giang. Những Bí ẩn Lịch sử Đàng sau Cuộc chiến Việt Nam (Cali fornia, 1998).
Mann, Robert. A Grand Delusion: America’s Descent into Vietnam (New York: Basic Books, 2001).
Marr, David. Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley and Los An­geles: University of California Press, 1995).
Marty, L. Le “Việt Nam Quốc-Dân-Đảng” ou “Parti National Annamite” au Tonkin, 1927-1932 (Hanoi: Gouvernement de l’Indochine.) Docu­ments Vol. II, 1933.
McCortnich, Thomas J. America’s Half Century: United States Foreign Policy in the Cold War and After (Baltimore: Johns Hopkins Univer­sity Press, 1995).
McNamara, Robert s. Argument Without End (New York: Public Affairs, 1999).
- In Retrospect: The Tragedy and Lessons of War (New York: Vin­tage Books, 1995).
Nguyễn Thế Anh. “The Formulation of the National Discourse in 1940- 45, Vietnam”, Journal of International and Area Studies, Vol. 9, No. 1, June 2002.
Nguyễn Phú Đức. Pourquoi les Etats-Unis ont-ils perdu la guerre? (Paris: Godefroy de Bouillon, 1996).
- The Vietnam War, Vol. I (unpublished)
Nguyen Cao Ky with Marvin J. Wolf. Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam (New York; St. Martin’s Press, 2002).
Nguyễn Khắc Ngữ. Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hoà (Montréal: Tủ sách Nghiên cứu Sử-Địa, 1979).
Nguyễn Minh cần. “Xin đừng quên nửa thế kỷ trước: Vấy máu Cải cách Ruộng đất”, phổ biến trên internet, tháng Giêng 2003.
Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội (California: Văn Nghệ, 1995).
Ninh, Kim N.B. A World Transformed: The Politics of Culture in Révolu~ tionary Vietnam,1945-1965 (The University of Michigan Press, 2002).
Nixon, Richard M. No More Vietnams (New York: Arbor House, 1985).
- RN: The Memoirs of Richard Nixon (New York: Grosset and
Dunlap, 1978).
Nye Jr., Joseph s. Bound to Lead: The Changing Nature of American Power (New York: Basic Books, 1990)
O’Connor, Rev. Patrick. “Violations of Article 14 of the Geneva Agree ment”, Terror in Vietnam: A Record of Another Broken Pledge (Wash­ington, D.C: National Catholic Welfare Conference, 1955).
Paterson, Thomas G. and Dennis Merrill, ed. Major Problems in Ameri­can Foreign Policy, vol. II: since 1914, 4th edition (Lexington, MA: D.c. Health and Company, 1995).
Patti, Archimedes L. Why Vietnam? (University of California Press, 1980). Phạm Huấn. Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 (San Jose, CA: Phạm Huấn, 1987).
Phan Lạc Phúc. Bè bạn gần Xa (California: Văn Nghệ Xuất Bản, 2000). Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn. Cuộc Di cư Lịch sử tại Việt Nam (Sài-gòn, 1957).
Pike, Douglas, ed. The Bunker Papers (Berkeley: University of Califor­nia, 1990).
Porter, Gareth. A History of Documents (New York: New American Li­brary, 1981.
- “Vietnamese Policy and the Indochina Crisis”, The Third Indochina Conflict, Pratt, John c. Vietnam Voices: Perspectives on the War Years, 1941-1975 (Georgia: The University of Georgia Press, 1999).
Sainteny, Jean. Histoire d’une Paix Manquée: Indochine 1945-1947 (Paris: Fayard, 1967).
- “Ho Chi Minh and His Vietnam: A Personal Memoir, translated by Herma Briffault (Chicago: Cowles, 1972)
Schoenbrun, David, Av France Goes (New York, 1957).
Schulzinger, Robert D. A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (New York: Oxford University Press, 1997).
Sorley, Lewis. A Better War (San Diego: A Harvest Book, Harcourt Inc., 1999).
Summers Jr., Haưy. “Lingering Fiction About Vietnam”, The Washington Times, 5 February, 1993.
Sutter, Valerie O’Connor. The Indochinese Refugee Dilemma (Baton Rouge and London: Louisiana State University Press, 1990).
Taussig, H.c. “Land Reform Abuses”, South China Morning Post (Hong Kong, 28.11.1956).
Taylor, Maxwell. Swords and Plowbares (New York; Norton, 1972). Thành Tín. Mặt Thật (California, Saigon Press, 1993).
Tôn Thất Đính. 20 Năm Binh Nghiệp (San Jose, CA: Tuân Báo Chẫnh Đạo xuất bản, 1998).
Trần Văn Đôn. Our Endless War Inside Vietnam (San Rafael, CA: The Presidio Press, 1978).
Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi (Sài-gòn: Vĩnh Sơn, 1969).
- Nho Giáo (California: Cơ sở Đại Nam tái bản, Tập I, không đề năm).
Trần Thục Nga (chủ biên). Lịch sử Việt Nam (Hà Nội: NXB Giáo Dục, 1991).
Trần Ph\ương. “The Land Reform”, Vietnamese studies: Pages of History 1945-1954 (Hanoi: 1966).
Trần Quang Vinh. Hồi Ký Trần Quang Vinh và Lịch sử Quân đội Cao Đài (Washington, D.Cư Thánh Thất vùng Hoa Thịnh Đôn tái bản, 1997).
Trịnh Đình Khải. Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Témoigne (Paris: L’Harmattan, 1994).
Trương NhưTảng. A Viet Cong Memoir (New York: Vintage Books, 1986).
Tucker, Spencer c., ed. The Encyclopedia of the Vietnam War (New York: Oxford University Press, 2000).
Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày (California: Văn Nghệ, 1977).
Võ Nguyên Giáp. Đường tới Điện Biên Phủ (Hà Nội: NXB Quân Đội Nhân Dân, 1999).
- Điện Biên Phủ: Điểm hẹn Lịch sử (Hà Nội: NXB Quân Đội Nhân Dân, 2000).
Zhai, Qiang. China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: The North Carolina University Press, 2000).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét