Đảng CSVN: Thu hồi đường phố?
Mấy năm gần đây, cả đất nước VN rối loạn lên khắp nơi bởi những vụ
chính quyền “thu hồi’ đất của dân, mà thực chất là cướp đất sinh sống
của nhân dân bởi tập đoàn cán bộ cộng sản và bè lũ “lợi ích nhóm” của
chúng, nhân danh các “dự án phát triển kinh tế” do chúng vẽ ra và trên
cơ sở hiếp pháp do chúng viết và “thông qua”, hiếp pháp với điều khoản
“đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”…
Mới đây, có một bài viết của Thanh Hương “Lưu manh: hai chữ “thu hồi”, tất nhiên trên lề dân, tôi đọc trên Dân Luận, la thất thanh về sự lưu manh vô độ của Cuốc hội khi vẫn sẽ đưa vào hiếp pháp và luật (cướp) đất đai điều khoản “thu hồi đất cho các dự án”. Đúng là lưu manh vô độ thật, thế giới chưa từng có, vì người ta thu hồi cái người ta không phát ra và không làm chủ nó. Đó đơn giản là ăn cướp. Trên năm trăm (có thể là hàng nghìn) ngôn ngữ của loài người các dân tộc trên thế giới này đã nghĩ ra, đều sẽ có một từ chung cho cách hành xử đó, đó là ăn cướp. Thế nhưng, trong ngôn ngữ mới rất “sáng tạo” của đảng cộng sản Việt Nam áp đặt cho người Việt hiện thời, thì đó là… “thu hồi”.
Thực ra, quá trình cướp bóc tài sản và nguồn sống của dân Việt đó của đảng cộng sản VN không chỉ gần đây mới diễn ra với đất đai của dân, mà “họ ăn không từ một cái gì”, và nó đã diễn ra ngay từ những ngày đầu họ cướp được chính quyền, từ 1954 ở miền Bắc và ngay sau 1975 ở miền Nam đất nước…
Với bài này, tôi muốn nói đến các vụ cướp đất đai của Đảng cộng sản VN mà không có dân oan, không có biểu tình khiếu kiện đám đông, không có súng hoa cải và bình gas nổ, không có tiếng súng colt tuyệt vọng nào của dân bắn lại vào đầu họ, nhưng tôi tin nhất định sẽ có tiếng phán xét đanh thép công minh và xét xử hồi tố của Lịch sử dân tộc Việt, đối với họ.
Ở đây, tôi muốn nói đến những vụ… thu hồi đường phố của cộng sản Việt Nam từ 1975 đến nay.
Vâng, theo đúng cách nói ngon lành, “vô tư và trong sáng” của cộng sản, và trên cơ sơ hiếp pháp của CS thì đó sẽ phải là …thu hồi đường phố!
Từ sau 30/4 năm 1975, trên khắp các đô thị và nông thôn miền Nam, việc đầu tiên chính quyền cộng sản làm khắp nơi nơi bằng họn súng còn nóng hổi của mình là … thu hồi đường, phố! Trên các xa lộ và trong các thành phố, thị trấn họ lập các baries, họ bịt đường… để “kiểm soát”, để chiếm tất cả!
Đường xá, phố phường là để đi, là của chung xã hội, dành cho toàn xã hội để lưu thông làm ăn sinh sống với nhau, nhưng khi cộng sản cướp được chính quyền, chức năng tự thân của các con đường, con phố trên đất nước bị… biến mất. Họ bịt đường, ngăn sông cấm chợ để chẹt đường sống kinh tế và văn hóa của dân (mà họ muốn kiểm soát), họ chẹt đường tự do đi lại lưu thông của dân với nhau (mà họ càng muốn kiểm soát hơn vì sợ dân đoàn kết với nhau? …).
Chỉ tính ở Sài gòn, sau 1975, tính riêng ba quận Q1, Q3 và Q5, họ đã xóa sổ ngay lập tức, tức là “thu hồi” (bằng cách bịt hẳn hai đầu đường) vài chục con phố (chúng tôi đã đếm kiểm được trên 30 đường bị cắt cụt, thực tế có thể nhiều hơn nhiều…), để chiếm thành “của chung” (lúc đầu), để “quản lý” các thành thị, khu dân cư cho các mục đích “quân sự”, “hành chính”… Rồi hầu như họ không trả lại hiện trạng vốn có nữa.
Chúng tôi đã nghiên cứu so sánh bản đồ Sài Gòn trước 1975 với thực tại, rồi đi kiểm tra thực địa khắp ba quận (tức bốn quận trung tâm SG cũ, trong đó Q1 và Q2 được chính quyền hiện nay ghép thành Q1), thì thấy chỉ riêng Quận 1 hiện nay có tới 12 đoạn đường đã bị cộng sản “thu hồi” và chiếm hoàn toàn từ sau 1975 mà nay họ chỉ trả lại một con đường đã bị “thu hồi” là đường Trương Định đi qua Tao Đàn… Ở Quận 3, có gần một chục đường bị “thu hồi”, họ cũng chỉ mở lại một con đường sau khi bị bịt chiếm mấy chục năm là đường Trần Quốc Toản, đoạn từ NKKN đến Trần Quốc Thảo…, nhưng cũng còn nhiều con đường vẫn bị chiếm và xóa tên luôn (nhất là trong khu T72 dành riêng cho cán bộ TW)…
(Với bài này chúng tôi muốn nói về hiện tượng và bản chất “thu hồi đường phố” của nó, qua các ví dụ cụ thể, chưa nói đến số lượng hay mức độ của hiện tượng, như có tổng số chính xác bao nhiêu con đường tại Tp.Sài Gòn đã bị cắt hay xóa tên sau 1975. Ai quan tâm điều này có thể kiểm chứng dễ dàng mọi chi tiết của ví dụ hay hiện tượng chung, cũng như chúng tôi đã làm: so sánh bản đồ và tài liệu cũ và mới, kiểm tra thực địa, kiểm chứng với người Sài gòn sinh sống từ trước 1975…)
Người dân những tưởng đó là những “nhu cầu chung” thật, “thu hồi” tạm rồi thì họ sẽ mở lại ra những con đường đó cho dân đi, nhưng rồi đa số thành của riêng, và …họ thay đổi luôn bản đồ thành phố theo thực trạng đã “thu hồi” mới! Trong thực trạng sau “thu hồi đường phố” đó, có những con đường có từ mấy trăm năm cùng lịch sử thành phố và đã được ghi lại trên các bản đồ lịch sử… cũng biến mất.
Ở đây, tôi xin lấy hai đoạn đường phố ngay tại Trung tâm Q1 bị chính quyền “thu hồi” sau 1975 là đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Thi Sách đến Thái Văn Lung – 100m) và Thái Văn Lung (đoạn từ Nguyễn Siêu đến Tôn Đức Thắng hiện nay -250m) để phân tích làm ví dụ tiêu biểu đặc trưng cho hiện tượng “thu hồi đường phố” phổ biến trên của Đảng CSVN.
Hai đoạn phố này đều thuộc phường Bến Nghé, Q1, và đến nay sự “thu hồi” hay ăn cướp của công chúng, hay xóa sổ cả đường phố trung tâm đó của cộng đồng dân cư thành phố và cả nước, đã được họ “chính thức hóa” trên các bản đồ thành phố HCM mới (nhưng trong hồ sơ chi phí của Cty Công viên Cây xanh Tp. thì họ vẫn chưa xóa “dấu vết” cắt mất hai đoạn phố đó, vẫn để nguyên độ dài phố như nguyên thủy để… vẫn tính đủ công “quét” vỉa hè, “trồng cây” và mắc điện đường, sửa sang đường phố… suốt hàng mấy chục năm nay!)
Nguyên thủy, từ trước thế kỷ 18, khi cha ông ta xây thành Bát Quái (Thành Qui, năm 1790) rồi mở rộng củng cố thành Thành Gia Long (Thành Phụng, năm 1836), đã có hai con đường này, nằm trong trung tâm hành chính thương mại của thủ phủ Prei Nokor (thủ phủ Chân Lạp, tiền thân của Sài Gòn hiện nay), rồi Sài gòn Gia định thuộc Nhà Nguyễn, rồi Sài Gòn thuộc địa Pháp, rồi Sài Gòn thủ phủ VNCH. Đến thời CSVN hiện nay thì sao?
Con đường thứ nhất là đường Thái Văn Lung hiện nay, (nguyên thủy là đường Đồn Đất, rồi Pháp đổi thành đường Pasteur, VNCH giữ nguyên tên (?), rồi CSVN đổi về Đồn Đất năm 1975, rồi lại đổi thành Thái Văn Lung khoảng năm 1980), là đường dài 560m chạy từ Cửa chính phía Nam của Thành Bát Quái/Thành Gia Long xây từ năm 1790, ra đến bờ sông Sài gòn, gọi là Cửa Li Minh (hay còn gọi cửa Gia Định). Cửa chính thứ hai phía Nam của Thành Gia Long là Cửa Càn Nguyên, chính là đường Đồng Khởi hiện nay, cũng đi từ cửa thành đến sông Sài Gòn. Đó là hai đường huyết mạnh phong thủy hệ trọng (hai con rồng Nhật-Nguyệt) của thành Gia Long nối Thành với sông Sài Gòn từ khi lập đô phía Nam của Nhà Nguyễn suốt hơn 300 năm nay… Khởi thủy và long mạch của Thành phố và cộng đồng dân cư Sài Gòn cũng bắt nguồn từ đó, liên quan đến và có sự góp vào không thể thiếu của hai con đường cửa Thành này.
Nối ngang hai hai con rồng Nhật-Nguyệt đó là đường Denis Freres (thời Pháp), thời VNCH và ngày nay gọi là Ngô Đức Kế, dài 400m chạy từ Đồng Khởi đến Đồn Đất. Ba đường tạo thành chữ Vương nối vững chắc sông Sài Gòn với hai cửa Nam Thành Gia Long, cũng từ trên 300 năm nay.
Bên bờ song Sài Gòn, chính giữa hai đường Đồng Khởi và Thái Văn Lung hiện nay, hai cửa Nam chính của Thành Gia Long, và đường Ngô Đức Kế, ngay từ sau 1790 được một người Pháp thiết kế cho nhà Nguyễn một Quảng trường hình ngôi sao bán nguyệt để chấn bên bờ sông giữa hai cửa rồng/lân Càn Nguyên và Li Minh (nay là quảng truòng Mê Linh), sau VNCH đạt tượng Trần Hưng Đạo chỉ ra sông… thật là dẹp về phong thủy, cân đối và đẹp về kiến trúc. Quảng trường đó chính là tâm kiến trúc và tâm Tâm linh mấy trăm năm của thành phố…
Người Pháp, sau khi chiếm thành Gia Long, đã phá thành hoàn toàn, nhưng không xóa hai con đường cửa thành Gia Long, mà chỉ phá cửa Càn Nguyên, san bằng và cho xây nhà thờ chính lên đó, nay là Nhà Thờ Sài Gòn, để “yểm”. Còn Cửa Li Minh (hay Minh Nguyệt) thì họ để nguyên dùng làm cửa chính Bệnh viện Pasteur (nay là cổng sau Bệnh viện Nhi đồng II), và đổi tên đường từ cửa Nguyệt ra sông Sài gòn thành đường Pasteur, dùng hầu như toàn bộ diện tích trong thành Gia Long làm bệnh viện Pasteur và trường học (sau này thành đại học Xã hội Nhân văn hiện nay). Đó cách “yểm” và “trị” dân Việt của thực dân Pháp ngày xưa lên di tích quan trọng nhất của Nhà Nguyễn ở Sài gòn là thành Gia Long: xây nhà thờ, trường học và bệnh viện. Tóm lại, ngoài việc phá thành, họ không bịt đường cắt phố, không vẽ lại bản đồ đường phố khu trung tâm. Họp vẫn để lại kiến trúc cân đối của trung tâm thành phố. Chính quyền VNCH cũng thế, họ nhấn mạnh thêm kiến trúc trung tâm thành phó hình sao bán nguyệt đó bằng tường đức Thánh Trần uy nghi, không thấy có hiện tượng họ “thu hồi đường phố” nào khi lên cầm quyền như thế.
Còn Đảng CSVN thừa kế Thành phố và đường phố Sài Gòn thì thế nào? Họ bịt và chiếm nhiều đường phố, ta gọi tạm là “thu hồi đường phố”, họ dùng làm của riêng, sau đó họ vẽ lại bản đồ đường phố.
Từ 1975, trong ví dụ hai con đường cụ thể này, Đảng CSVN cho bịt và “cắt và chiếm” mất 2 đoạn cuối của hai con đường trên, đường Ngô Đức Kế là từ đoạn Thi Sách đến Đồn Đất (mất 100m), và đường Thái Văn Lung thì từ đoạn Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng (mất khoảng 200m), đường rộng khoảng 12-14m cả vỉa hè hai bên. Kết quả là hai con đường này không nối với nhau như hơn 300 năm nay chúng đã từng nữa, cả trên thức tế lẫn trên bản đồ mới. (Trên các bản đồ mới cảu CSVN, đoạn đường Đồn Đất/Thái Văn Lung bị họ xóa đi là từ Thi Sách đến sông Sài Gòn, khoảng 250m). Rất nhiều đường phố khác cũng bị “cắt cụt” hay “thu hồi” sau chiến thắng như vậy.
Ngoài việc gây thêm rối tắc giao thông giữa trung tâm thành phố thì ảnh hưởng phong thủy của cả thành phố bị tắc Long mạch Li Minh (Lân Sáng) là vô cùng quan trọng. Rồi cấu trúc kiến trúc bán nguyệt sao tỏa đẹp và cân đối vốn có của trung tâm thành phố bị bẻ gẫy, quảng trường Mê Linh với Trần Hưng Đạo không có vành đai vuông vức kín xung quanh mà bị “hở”, bị lệch… Tất cả, đó là những giá trị văn hóa, tinh thần, tâm linh, tình cảm… lớn lao bị phá, bị mất, bị mòn… chỉ vì họ “thu hồi đường phố” vô cớ vô duyên vô trách nhiệm như thế, chả lẽ không đáng cho chúng ta quan tâm? Chúng tôi thì hết sức quan tâm và quan ngại…
Câu hỏi đặt ra ở đây là họ làm việc “thu hồi đường phố” như thế để làm gì? Họ có nhu cầu an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa… gì chính đáng để làm thế?
Xin thưa: Không hề. Chỉ vì họ muốn thế, và có thể làm thế (họ dùng cả chính quyền để làm thế…).
Đoạn phố Ngô Đức Kế “thu hồi” được họ chia nhau (tất nhiên là cán bộ CS) xây nhà riêng trên mặt đường luôn, nối liền đường Thí Sách lại, nay là khách sạn tư nhân 3-4 tầng, như chưa hề có… 300 năm lịch sử trước đó. Đoạn mặt phố dài khoảng 70m còn lại phía sau nhà mới xây đó họ cho các nhóm lợi ích phường Bến Nghé cho thuê làm kho lạnh trữ hoa quả TQ, tạo “thu nhập phụ” cho UBND Phường Bến Nghé (hay cho vài cán bộ chính trong đó) suốt mấy chục năm qua, từ 1975 đến nay. Hiện nay, nghe đâu họ đã “dán xong sổ đỏ” cho đoạn đường nhựa dài 70m đó, cho “ai đó”, và họ chuẩn bị làm dự án xây cao ốc trên mặt đường lịch sử đó (cùng với lô đất số 3 Thái Văn Lung bên cạnh), quay ra mặt đường Thái Văn Lung, lấy địa chỉ số 3 TVL.
Đoạn phố Đồn Đất (hay Thái Văn Lung) đẹp nhất – đoạn ra bờ sông Sài Gòn thì họ “thu hồi đường phố” bằng cách xây tường chặn lại (khoảng gần 200m) rồi ghép vào cho Nhà Bảo tàng Tôn Đức Thắng, vốn chỉ là ngôi biệt thự số 1 Đồn Đất hay TVL (tư gia cũ của Phó TT VNCH Nguyễn Thiện Khiêm), lấy địa chỉ số 4 đường Tôn Đức Thắng. Như vậy, Bảo tàng TĐT bịt Cửa Thành Gia Long/Cửa Li Minh và quay lưng lại cửa thành này.
Đây là một trong hai Bảo tàng cá nhân duy nhất của CSVN (cái kia to hơn là cho HCM), vắng hơn chùa bà đanh. Bảo tàng Tôn Đức Thắng rất vắng là vì ai cũng biết cụ Tôn chỉ là bù nhìn của cộng sản VN để mị dân thôi, không có tài năng và thực quyền gì. Sống đã là bù nhìn thì chết cũng vẫn chỉ là bù nhìn, ai đi thăm bù nhìn… ma, làm gì?
Vậy hãy xem họ làm gì với cái gọi là Bảo tàng Tôn Đức Thắng để phải ngăn đường Đồn Đất, bịt cửa Thành Gia Long, “thu hồi” cả diện tích 200m mặt phố Đồn Đất đã tồn tại mấy trăm năm trong trung tâm Thành phố? Việc người ta ngăn con phố lịch sử của Thành phố, của nhân dân lại, mang tiếng để “thờ cụ Tôn”, thực chất chỉ để mở rộng thêm sân vườn đế họ …cho thuê mặt bằng kiếm tiền. Vâng, công việc chính của Bảo tàng TĐT có lẽ là cho thuê mặt bằng, như hiện nay họ đang làm: cho thuê quán Café Nhà hàng Zest, cho thuê và làm dịch vụ đám cưới liền kề Zest, làm trạm dịch vụ kỹ thuật sửa xe cho hãng BMW (thật là hợp với tay nghề cơ khí của cụ Tôn!), và cho thuê bãi để xe hơi qua đêm…trên đường nhựa phố Thái Văn Lung dài gần 200m đó… Đó là các chức năng chính của cái gọi là Bảo tàng TĐT hiện nay, vì nếu bạn vào thăm Nhà Bảo tàng đó, xác suất để bạn là người thăm duy nhất trong ngày (phí 2000đ/người) có thể là… 100%. Tôi đã 3 lần vào thăm cụ Tôn và đều nhận vinh dự đó: người khách duy nhất trong ngày! Có khi “duy nhất” của cả tháng đó cũng nên, vì lần nào những nhân viên Bảo tàng cũng cuống cuồng chạy đi …bật điện lên cho tôi thăm cụ Tôn! Và chắc họ phải rủa thầm tôi lắm vì tội …tham quan Bảo tàng (!), nhìn mặt thấy họ rất khó chịu với tôi, ngay cả khi tôi cảm ơn để ra về.
Qua hai ví dụ “thu hồi đường phố” của CSVN ngay tại trung tâm Tp. HCM sau 1975 đến nay như trên, chỉ là ví dụ đặc trưng thôi, tôi muốn chỉ ra cái vô cùng lưu manh và thô bỉ của chế độ CSVN khi giữ và thực hành quyền “thu hồi đất đai” và thậm chí trong thực tế là cả đường phố trong hiếp pháp ngày nay.
Họ không chỉ thu hồi đất, họ đã và đang thu hồi cả đường phố, cả lịch sử, cả văn hóa dân tộc. Họ không chỉ cướp con đường sống ngày nay và ngày mai của người dân, họ đã và đang cướp cả văn hóa và lịch sử của cộng đồng.
Về qui hoạch và phát triển đô thị, loài người thì chỉ cố gắng mở thêm đường khi có thể để làm đô thị thông thoáng thêm, đẹp đẽ hơn, còn họ thì có thể “thu hồi” để chiếm cả các đường phố có lịch sử dài bằng cả lịch sử thành phố hay đát nước làm của riêng (khách sạn tư nhân trên mặt đường Ngô Đức Kế) hay làm nguồn thu nhập riêng (các dịch vụ thêm của Bảo tàng Tôn Đức Thắng bịt cửa Minh Nguyệt của Thành Gia Long vốn có trên 300 năm)… Họ coi thường và đi ngược Lịch sử và văn minh dân tộc!
Không có từ nào hơn là từ lưu manh để mô tả họ như bài viết đã nói trên. Tôi muốn nói kiểu người Bắc: lưu manh có súng, có còi!
Họ không chỉ làm thế ở phường Bến Nghé, ở Quận 1, ở Tp. Sài Gòn này suốt từ 1975 đến nay, mà chắc chắn họ làm thế ở khắp các đô thị miền Nam và cả nước này. Chỉ là vì, “thu hồi đường phố” thì không có người dân nào đứng tên chính chủ đường phố cả, chỉ là chính họ: chính quyền, nên họ có thể làm mà không có dân oan…
Có thực không có dân oan không? Dân oan chính là Lịch sử Thành phố, Lịch sử Dân tộc.
560 mét đất đường Đồn Đất/Thái văn Lung trong sử sách người Pháp ghi nhận và để lại vẫn là 560m, ghi trong sổ sách thành phố lưu trữ mấy trăm nay nay, bàn giao cho VNCH vẫn là 560m phố dài, nay vào tay cộng sản tự nhiên “biến thành” chỉ còn 300m trên thực tế, tên phố vẫn còn nguyên, sổ sách vẫn thế để Cty Công viên cây xanh vẫn chi phí bảo dưỡng duy tu 560m đường hàng năm… Đó là chuyện ngụ ngôn cộng sản VN thu hồi đường phố hôm nay.
Ngay cả Cụ Tôn được họ “thờ …hờ” trong Nhà Bảo tàng chắc cũng muốn kêu oan: Đừng lấy tên tôi để tham nhũng nữa, để hành dân nữa, để bôi nhọ Lịch sử dân tộc nữa, để đưa dân tộc đi ngược Thời đại nữa! Tôi sống làm “lãnh tụ bù nhìn” cũng đã nhục lắm rồi, nay tôi chết rồi hãy đế tôi yên ở quê Long Xuyên, đừng “thờ hờ” tôi trong chùa bà đanh thế này, khổ tôi và đau lòng con cháu tôi lắm các đồng chí đảng viên cộng sản ơi!
Phan Châu Thành
Mới đây, có một bài viết của Thanh Hương “Lưu manh: hai chữ “thu hồi”, tất nhiên trên lề dân, tôi đọc trên Dân Luận, la thất thanh về sự lưu manh vô độ của Cuốc hội khi vẫn sẽ đưa vào hiếp pháp và luật (cướp) đất đai điều khoản “thu hồi đất cho các dự án”. Đúng là lưu manh vô độ thật, thế giới chưa từng có, vì người ta thu hồi cái người ta không phát ra và không làm chủ nó. Đó đơn giản là ăn cướp. Trên năm trăm (có thể là hàng nghìn) ngôn ngữ của loài người các dân tộc trên thế giới này đã nghĩ ra, đều sẽ có một từ chung cho cách hành xử đó, đó là ăn cướp. Thế nhưng, trong ngôn ngữ mới rất “sáng tạo” của đảng cộng sản Việt Nam áp đặt cho người Việt hiện thời, thì đó là… “thu hồi”.
Thực ra, quá trình cướp bóc tài sản và nguồn sống của dân Việt đó của đảng cộng sản VN không chỉ gần đây mới diễn ra với đất đai của dân, mà “họ ăn không từ một cái gì”, và nó đã diễn ra ngay từ những ngày đầu họ cướp được chính quyền, từ 1954 ở miền Bắc và ngay sau 1975 ở miền Nam đất nước…
Với bài này, tôi muốn nói đến các vụ cướp đất đai của Đảng cộng sản VN mà không có dân oan, không có biểu tình khiếu kiện đám đông, không có súng hoa cải và bình gas nổ, không có tiếng súng colt tuyệt vọng nào của dân bắn lại vào đầu họ, nhưng tôi tin nhất định sẽ có tiếng phán xét đanh thép công minh và xét xử hồi tố của Lịch sử dân tộc Việt, đối với họ.
Ở đây, tôi muốn nói đến những vụ… thu hồi đường phố của cộng sản Việt Nam từ 1975 đến nay.
Vâng, theo đúng cách nói ngon lành, “vô tư và trong sáng” của cộng sản, và trên cơ sơ hiếp pháp của CS thì đó sẽ phải là …thu hồi đường phố!
Từ sau 30/4 năm 1975, trên khắp các đô thị và nông thôn miền Nam, việc đầu tiên chính quyền cộng sản làm khắp nơi nơi bằng họn súng còn nóng hổi của mình là … thu hồi đường, phố! Trên các xa lộ và trong các thành phố, thị trấn họ lập các baries, họ bịt đường… để “kiểm soát”, để chiếm tất cả!
Đường xá, phố phường là để đi, là của chung xã hội, dành cho toàn xã hội để lưu thông làm ăn sinh sống với nhau, nhưng khi cộng sản cướp được chính quyền, chức năng tự thân của các con đường, con phố trên đất nước bị… biến mất. Họ bịt đường, ngăn sông cấm chợ để chẹt đường sống kinh tế và văn hóa của dân (mà họ muốn kiểm soát), họ chẹt đường tự do đi lại lưu thông của dân với nhau (mà họ càng muốn kiểm soát hơn vì sợ dân đoàn kết với nhau? …).
Chỉ tính ở Sài gòn, sau 1975, tính riêng ba quận Q1, Q3 và Q5, họ đã xóa sổ ngay lập tức, tức là “thu hồi” (bằng cách bịt hẳn hai đầu đường) vài chục con phố (chúng tôi đã đếm kiểm được trên 30 đường bị cắt cụt, thực tế có thể nhiều hơn nhiều…), để chiếm thành “của chung” (lúc đầu), để “quản lý” các thành thị, khu dân cư cho các mục đích “quân sự”, “hành chính”… Rồi hầu như họ không trả lại hiện trạng vốn có nữa.
Chúng tôi đã nghiên cứu so sánh bản đồ Sài Gòn trước 1975 với thực tại, rồi đi kiểm tra thực địa khắp ba quận (tức bốn quận trung tâm SG cũ, trong đó Q1 và Q2 được chính quyền hiện nay ghép thành Q1), thì thấy chỉ riêng Quận 1 hiện nay có tới 12 đoạn đường đã bị cộng sản “thu hồi” và chiếm hoàn toàn từ sau 1975 mà nay họ chỉ trả lại một con đường đã bị “thu hồi” là đường Trương Định đi qua Tao Đàn… Ở Quận 3, có gần một chục đường bị “thu hồi”, họ cũng chỉ mở lại một con đường sau khi bị bịt chiếm mấy chục năm là đường Trần Quốc Toản, đoạn từ NKKN đến Trần Quốc Thảo…, nhưng cũng còn nhiều con đường vẫn bị chiếm và xóa tên luôn (nhất là trong khu T72 dành riêng cho cán bộ TW)…
(Với bài này chúng tôi muốn nói về hiện tượng và bản chất “thu hồi đường phố” của nó, qua các ví dụ cụ thể, chưa nói đến số lượng hay mức độ của hiện tượng, như có tổng số chính xác bao nhiêu con đường tại Tp.Sài Gòn đã bị cắt hay xóa tên sau 1975. Ai quan tâm điều này có thể kiểm chứng dễ dàng mọi chi tiết của ví dụ hay hiện tượng chung, cũng như chúng tôi đã làm: so sánh bản đồ và tài liệu cũ và mới, kiểm tra thực địa, kiểm chứng với người Sài gòn sinh sống từ trước 1975…)
Người dân những tưởng đó là những “nhu cầu chung” thật, “thu hồi” tạm rồi thì họ sẽ mở lại ra những con đường đó cho dân đi, nhưng rồi đa số thành của riêng, và …họ thay đổi luôn bản đồ thành phố theo thực trạng đã “thu hồi” mới! Trong thực trạng sau “thu hồi đường phố” đó, có những con đường có từ mấy trăm năm cùng lịch sử thành phố và đã được ghi lại trên các bản đồ lịch sử… cũng biến mất.
Ở đây, tôi xin lấy hai đoạn đường phố ngay tại Trung tâm Q1 bị chính quyền “thu hồi” sau 1975 là đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Thi Sách đến Thái Văn Lung – 100m) và Thái Văn Lung (đoạn từ Nguyễn Siêu đến Tôn Đức Thắng hiện nay -250m) để phân tích làm ví dụ tiêu biểu đặc trưng cho hiện tượng “thu hồi đường phố” phổ biến trên của Đảng CSVN.
Hai đoạn phố này đều thuộc phường Bến Nghé, Q1, và đến nay sự “thu hồi” hay ăn cướp của công chúng, hay xóa sổ cả đường phố trung tâm đó của cộng đồng dân cư thành phố và cả nước, đã được họ “chính thức hóa” trên các bản đồ thành phố HCM mới (nhưng trong hồ sơ chi phí của Cty Công viên Cây xanh Tp. thì họ vẫn chưa xóa “dấu vết” cắt mất hai đoạn phố đó, vẫn để nguyên độ dài phố như nguyên thủy để… vẫn tính đủ công “quét” vỉa hè, “trồng cây” và mắc điện đường, sửa sang đường phố… suốt hàng mấy chục năm nay!)
Nguyên thủy, từ trước thế kỷ 18, khi cha ông ta xây thành Bát Quái (Thành Qui, năm 1790) rồi mở rộng củng cố thành Thành Gia Long (Thành Phụng, năm 1836), đã có hai con đường này, nằm trong trung tâm hành chính thương mại của thủ phủ Prei Nokor (thủ phủ Chân Lạp, tiền thân của Sài Gòn hiện nay), rồi Sài gòn Gia định thuộc Nhà Nguyễn, rồi Sài Gòn thuộc địa Pháp, rồi Sài Gòn thủ phủ VNCH. Đến thời CSVN hiện nay thì sao?
Con đường thứ nhất là đường Thái Văn Lung hiện nay, (nguyên thủy là đường Đồn Đất, rồi Pháp đổi thành đường Pasteur, VNCH giữ nguyên tên (?), rồi CSVN đổi về Đồn Đất năm 1975, rồi lại đổi thành Thái Văn Lung khoảng năm 1980), là đường dài 560m chạy từ Cửa chính phía Nam của Thành Bát Quái/Thành Gia Long xây từ năm 1790, ra đến bờ sông Sài gòn, gọi là Cửa Li Minh (hay còn gọi cửa Gia Định). Cửa chính thứ hai phía Nam của Thành Gia Long là Cửa Càn Nguyên, chính là đường Đồng Khởi hiện nay, cũng đi từ cửa thành đến sông Sài Gòn. Đó là hai đường huyết mạnh phong thủy hệ trọng (hai con rồng Nhật-Nguyệt) của thành Gia Long nối Thành với sông Sài Gòn từ khi lập đô phía Nam của Nhà Nguyễn suốt hơn 300 năm nay… Khởi thủy và long mạch của Thành phố và cộng đồng dân cư Sài Gòn cũng bắt nguồn từ đó, liên quan đến và có sự góp vào không thể thiếu của hai con đường cửa Thành này.
Nối ngang hai hai con rồng Nhật-Nguyệt đó là đường Denis Freres (thời Pháp), thời VNCH và ngày nay gọi là Ngô Đức Kế, dài 400m chạy từ Đồng Khởi đến Đồn Đất. Ba đường tạo thành chữ Vương nối vững chắc sông Sài Gòn với hai cửa Nam Thành Gia Long, cũng từ trên 300 năm nay.
Bên bờ song Sài Gòn, chính giữa hai đường Đồng Khởi và Thái Văn Lung hiện nay, hai cửa Nam chính của Thành Gia Long, và đường Ngô Đức Kế, ngay từ sau 1790 được một người Pháp thiết kế cho nhà Nguyễn một Quảng trường hình ngôi sao bán nguyệt để chấn bên bờ sông giữa hai cửa rồng/lân Càn Nguyên và Li Minh (nay là quảng truòng Mê Linh), sau VNCH đạt tượng Trần Hưng Đạo chỉ ra sông… thật là dẹp về phong thủy, cân đối và đẹp về kiến trúc. Quảng trường đó chính là tâm kiến trúc và tâm Tâm linh mấy trăm năm của thành phố…
Người Pháp, sau khi chiếm thành Gia Long, đã phá thành hoàn toàn, nhưng không xóa hai con đường cửa thành Gia Long, mà chỉ phá cửa Càn Nguyên, san bằng và cho xây nhà thờ chính lên đó, nay là Nhà Thờ Sài Gòn, để “yểm”. Còn Cửa Li Minh (hay Minh Nguyệt) thì họ để nguyên dùng làm cửa chính Bệnh viện Pasteur (nay là cổng sau Bệnh viện Nhi đồng II), và đổi tên đường từ cửa Nguyệt ra sông Sài gòn thành đường Pasteur, dùng hầu như toàn bộ diện tích trong thành Gia Long làm bệnh viện Pasteur và trường học (sau này thành đại học Xã hội Nhân văn hiện nay). Đó cách “yểm” và “trị” dân Việt của thực dân Pháp ngày xưa lên di tích quan trọng nhất của Nhà Nguyễn ở Sài gòn là thành Gia Long: xây nhà thờ, trường học và bệnh viện. Tóm lại, ngoài việc phá thành, họ không bịt đường cắt phố, không vẽ lại bản đồ đường phố khu trung tâm. Họp vẫn để lại kiến trúc cân đối của trung tâm thành phố. Chính quyền VNCH cũng thế, họ nhấn mạnh thêm kiến trúc trung tâm thành phó hình sao bán nguyệt đó bằng tường đức Thánh Trần uy nghi, không thấy có hiện tượng họ “thu hồi đường phố” nào khi lên cầm quyền như thế.
Còn Đảng CSVN thừa kế Thành phố và đường phố Sài Gòn thì thế nào? Họ bịt và chiếm nhiều đường phố, ta gọi tạm là “thu hồi đường phố”, họ dùng làm của riêng, sau đó họ vẽ lại bản đồ đường phố.
Từ 1975, trong ví dụ hai con đường cụ thể này, Đảng CSVN cho bịt và “cắt và chiếm” mất 2 đoạn cuối của hai con đường trên, đường Ngô Đức Kế là từ đoạn Thi Sách đến Đồn Đất (mất 100m), và đường Thái Văn Lung thì từ đoạn Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng (mất khoảng 200m), đường rộng khoảng 12-14m cả vỉa hè hai bên. Kết quả là hai con đường này không nối với nhau như hơn 300 năm nay chúng đã từng nữa, cả trên thức tế lẫn trên bản đồ mới. (Trên các bản đồ mới cảu CSVN, đoạn đường Đồn Đất/Thái Văn Lung bị họ xóa đi là từ Thi Sách đến sông Sài Gòn, khoảng 250m). Rất nhiều đường phố khác cũng bị “cắt cụt” hay “thu hồi” sau chiến thắng như vậy.
Ngoài việc gây thêm rối tắc giao thông giữa trung tâm thành phố thì ảnh hưởng phong thủy của cả thành phố bị tắc Long mạch Li Minh (Lân Sáng) là vô cùng quan trọng. Rồi cấu trúc kiến trúc bán nguyệt sao tỏa đẹp và cân đối vốn có của trung tâm thành phố bị bẻ gẫy, quảng trường Mê Linh với Trần Hưng Đạo không có vành đai vuông vức kín xung quanh mà bị “hở”, bị lệch… Tất cả, đó là những giá trị văn hóa, tinh thần, tâm linh, tình cảm… lớn lao bị phá, bị mất, bị mòn… chỉ vì họ “thu hồi đường phố” vô cớ vô duyên vô trách nhiệm như thế, chả lẽ không đáng cho chúng ta quan tâm? Chúng tôi thì hết sức quan tâm và quan ngại…
Câu hỏi đặt ra ở đây là họ làm việc “thu hồi đường phố” như thế để làm gì? Họ có nhu cầu an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa… gì chính đáng để làm thế?
Xin thưa: Không hề. Chỉ vì họ muốn thế, và có thể làm thế (họ dùng cả chính quyền để làm thế…).
Đoạn phố Ngô Đức Kế “thu hồi” được họ chia nhau (tất nhiên là cán bộ CS) xây nhà riêng trên mặt đường luôn, nối liền đường Thí Sách lại, nay là khách sạn tư nhân 3-4 tầng, như chưa hề có… 300 năm lịch sử trước đó. Đoạn mặt phố dài khoảng 70m còn lại phía sau nhà mới xây đó họ cho các nhóm lợi ích phường Bến Nghé cho thuê làm kho lạnh trữ hoa quả TQ, tạo “thu nhập phụ” cho UBND Phường Bến Nghé (hay cho vài cán bộ chính trong đó) suốt mấy chục năm qua, từ 1975 đến nay. Hiện nay, nghe đâu họ đã “dán xong sổ đỏ” cho đoạn đường nhựa dài 70m đó, cho “ai đó”, và họ chuẩn bị làm dự án xây cao ốc trên mặt đường lịch sử đó (cùng với lô đất số 3 Thái Văn Lung bên cạnh), quay ra mặt đường Thái Văn Lung, lấy địa chỉ số 3 TVL.
Đoạn phố Đồn Đất (hay Thái Văn Lung) đẹp nhất – đoạn ra bờ sông Sài Gòn thì họ “thu hồi đường phố” bằng cách xây tường chặn lại (khoảng gần 200m) rồi ghép vào cho Nhà Bảo tàng Tôn Đức Thắng, vốn chỉ là ngôi biệt thự số 1 Đồn Đất hay TVL (tư gia cũ của Phó TT VNCH Nguyễn Thiện Khiêm), lấy địa chỉ số 4 đường Tôn Đức Thắng. Như vậy, Bảo tàng TĐT bịt Cửa Thành Gia Long/Cửa Li Minh và quay lưng lại cửa thành này.
Đây là một trong hai Bảo tàng cá nhân duy nhất của CSVN (cái kia to hơn là cho HCM), vắng hơn chùa bà đanh. Bảo tàng Tôn Đức Thắng rất vắng là vì ai cũng biết cụ Tôn chỉ là bù nhìn của cộng sản VN để mị dân thôi, không có tài năng và thực quyền gì. Sống đã là bù nhìn thì chết cũng vẫn chỉ là bù nhìn, ai đi thăm bù nhìn… ma, làm gì?
Vậy hãy xem họ làm gì với cái gọi là Bảo tàng Tôn Đức Thắng để phải ngăn đường Đồn Đất, bịt cửa Thành Gia Long, “thu hồi” cả diện tích 200m mặt phố Đồn Đất đã tồn tại mấy trăm năm trong trung tâm Thành phố? Việc người ta ngăn con phố lịch sử của Thành phố, của nhân dân lại, mang tiếng để “thờ cụ Tôn”, thực chất chỉ để mở rộng thêm sân vườn đế họ …cho thuê mặt bằng kiếm tiền. Vâng, công việc chính của Bảo tàng TĐT có lẽ là cho thuê mặt bằng, như hiện nay họ đang làm: cho thuê quán Café Nhà hàng Zest, cho thuê và làm dịch vụ đám cưới liền kề Zest, làm trạm dịch vụ kỹ thuật sửa xe cho hãng BMW (thật là hợp với tay nghề cơ khí của cụ Tôn!), và cho thuê bãi để xe hơi qua đêm…trên đường nhựa phố Thái Văn Lung dài gần 200m đó… Đó là các chức năng chính của cái gọi là Bảo tàng TĐT hiện nay, vì nếu bạn vào thăm Nhà Bảo tàng đó, xác suất để bạn là người thăm duy nhất trong ngày (phí 2000đ/người) có thể là… 100%. Tôi đã 3 lần vào thăm cụ Tôn và đều nhận vinh dự đó: người khách duy nhất trong ngày! Có khi “duy nhất” của cả tháng đó cũng nên, vì lần nào những nhân viên Bảo tàng cũng cuống cuồng chạy đi …bật điện lên cho tôi thăm cụ Tôn! Và chắc họ phải rủa thầm tôi lắm vì tội …tham quan Bảo tàng (!), nhìn mặt thấy họ rất khó chịu với tôi, ngay cả khi tôi cảm ơn để ra về.
Qua hai ví dụ “thu hồi đường phố” của CSVN ngay tại trung tâm Tp. HCM sau 1975 đến nay như trên, chỉ là ví dụ đặc trưng thôi, tôi muốn chỉ ra cái vô cùng lưu manh và thô bỉ của chế độ CSVN khi giữ và thực hành quyền “thu hồi đất đai” và thậm chí trong thực tế là cả đường phố trong hiếp pháp ngày nay.
Họ không chỉ thu hồi đất, họ đã và đang thu hồi cả đường phố, cả lịch sử, cả văn hóa dân tộc. Họ không chỉ cướp con đường sống ngày nay và ngày mai của người dân, họ đã và đang cướp cả văn hóa và lịch sử của cộng đồng.
Về qui hoạch và phát triển đô thị, loài người thì chỉ cố gắng mở thêm đường khi có thể để làm đô thị thông thoáng thêm, đẹp đẽ hơn, còn họ thì có thể “thu hồi” để chiếm cả các đường phố có lịch sử dài bằng cả lịch sử thành phố hay đát nước làm của riêng (khách sạn tư nhân trên mặt đường Ngô Đức Kế) hay làm nguồn thu nhập riêng (các dịch vụ thêm của Bảo tàng Tôn Đức Thắng bịt cửa Minh Nguyệt của Thành Gia Long vốn có trên 300 năm)… Họ coi thường và đi ngược Lịch sử và văn minh dân tộc!
Không có từ nào hơn là từ lưu manh để mô tả họ như bài viết đã nói trên. Tôi muốn nói kiểu người Bắc: lưu manh có súng, có còi!
Họ không chỉ làm thế ở phường Bến Nghé, ở Quận 1, ở Tp. Sài Gòn này suốt từ 1975 đến nay, mà chắc chắn họ làm thế ở khắp các đô thị miền Nam và cả nước này. Chỉ là vì, “thu hồi đường phố” thì không có người dân nào đứng tên chính chủ đường phố cả, chỉ là chính họ: chính quyền, nên họ có thể làm mà không có dân oan…
Có thực không có dân oan không? Dân oan chính là Lịch sử Thành phố, Lịch sử Dân tộc.
560 mét đất đường Đồn Đất/Thái văn Lung trong sử sách người Pháp ghi nhận và để lại vẫn là 560m, ghi trong sổ sách thành phố lưu trữ mấy trăm nay nay, bàn giao cho VNCH vẫn là 560m phố dài, nay vào tay cộng sản tự nhiên “biến thành” chỉ còn 300m trên thực tế, tên phố vẫn còn nguyên, sổ sách vẫn thế để Cty Công viên cây xanh vẫn chi phí bảo dưỡng duy tu 560m đường hàng năm… Đó là chuyện ngụ ngôn cộng sản VN thu hồi đường phố hôm nay.
Ngay cả Cụ Tôn được họ “thờ …hờ” trong Nhà Bảo tàng chắc cũng muốn kêu oan: Đừng lấy tên tôi để tham nhũng nữa, để hành dân nữa, để bôi nhọ Lịch sử dân tộc nữa, để đưa dân tộc đi ngược Thời đại nữa! Tôi sống làm “lãnh tụ bù nhìn” cũng đã nhục lắm rồi, nay tôi chết rồi hãy đế tôi yên ở quê Long Xuyên, đừng “thờ hờ” tôi trong chùa bà đanh thế này, khổ tôi và đau lòng con cháu tôi lắm các đồng chí đảng viên cộng sản ơi!
Phan Châu Thành
(Dân luận)
Quốc Hội có thực sự là Đại biểu của Nhân dân
Kính gửi- - Quốc hội
- - Đồng kinh gửi Trung ương đảng,
- - Bộ Chính trị và Chính phủ
I. Đôi lời thật ngắn về cái “gốc”.
Từ xưa đến nay, mọi vĩ nhân về tư tưởng đều đã biết đứng trên vai của
những vĩ nhân sống ở những thời đại trước mình. Các Mác đã biết tổng
kết, chắt lọc những tư duy vĩ đại của “CNXH không tưởng” của thế kỷ 17,
tư tưởng Cách mạng vô sản Pháp thế kỷ 18 , và triết học Đức thế kỷ 19 . .
. ..để đưa ra học thuyết Mác.
Ấy vậy mà, trên cơ sở diễn biến nhanh của thực tiễn (là chân lý) chỉ
ngay trong thời đại của ông, Mác cũng tự cho là trí tuệ - tư duy của
mình chưa được hoàn chỉnh, cần phải thay đổi, nên vẫn cố hoàn thiện từng
bước, thậm chí tự bác bỏ nhiều phần của cái cũ (thời QTCS I) , đề xuất
tư tưởng mới (dẫn tới QTCS II- XHDC ). Nhưng Lênin thì khác và thực chất
là cuối cùng đã thất bại, vì ông hầu như chỉ bám chặt lấy “Tư tưởng vĩ
đại” giai đoạn đầu còn nông nổi của chỉ một mình chàng thanh niên Các
Mác (“Chế độ xưa ta mau đập tan tành”,mặc dù có lúc Lênin đã ngộ ra, đã
làm “Chính sách kinh tế mới”, nhưng sửa sai không kịp (vì Stalin còn lâu
mới hiểu nổi đường lối, chiến lược mới của Lênin khi đó) ! Mao Trạch
Đông thì lại càng tự phụ, thiếu am hiểu và tham khảo rộng rãi nhiều vĩ
nhân thế giới. Riêng Hồ Chí Minh của Việt Nam, nói một cách ngắn gọn, Hồ
Chí Minh đã hoàn toàn biết đứng trên vai của rất nhiều những Nhà tư
tưởng khổng lồ: Đức Phật Thích ca, Thánh Giê su, Khổng tử, Các Mác,
Lênin, Tôn Dật tiên, Găng đi . . .và nhiều tinh hoa khác của nhân loại,
chính vì vậy Người đã chiến thắng được mọi trở ngại để đưa đất nước đến
độc lập, tự do (cho cả nước, như một tổng thể). Vì vậy, nếu chúng ta tự
nhận xứng đáng là học trò của Hồ Chí Minh, thì chúng ta không thể “bám
lấy” chỉ riêng có một Người khổng lồ nào đó, hay một Chủ nghĩa nào đó,
trường hợp của ta hiện nay, là Chủ nghĩa hỗn hợp Mác – Lê! Nếu giả dụ,
CN Mác – Lê mà là đúng với mọi thời đại, thì cùng lắm cũng chỉ như các
Định luật của Niwtơn vĩ đại hay Einstein thiên tài: Người đời chẳng cần
nói rằng tôi đang vận dụng đinh luật của các Ông Niwton và Einstein, khi
thiết kế các công trình, dù chúng vĩ đại đến mấy, trên Trái đất này.
Nhưng nếu chúng ta dương cao ngọn cờ tư tưỏng đường lối học thuyết Hồ
Chí Minh, thì cũng tức là chúng ta cùng một lúc đã dương cao tư tửong
của tất cả những Nhà hiền triết khổng lồ của Nhân loại mà Hồ Chí Minh đã
chắt lọc những tinh tuý của họ và tinh hoa nhân loại truyền đạt lại cho
chúng ta hôm nay. Đó là tư tưởng “Lấy Dân làm gốc”, là “tình yêu nhân
loại bao la như đại dương”, là Đại đoàn kết, là Dân chủ, không Độc
quyền, Người không câu nệ sự khác biệt, hơn nữa, chính từ khác biệt, đối
lập . . . sẽ nẩy ra sáng tạo, đổi mới, và đột phá ! Với học thuyết Hồ
Chí Minh, Việt Nam không thể rơi vào “Vết ngứa 70 năm” mà Larry Diamond
(*) đã tổng kết. Vinh dự thay dân tộc Việt Nam đã có học thuyết của
chính mình – Học thuyết Hồ Chí Minh - để mà . . .thoát mọi khó khăn và
vươn tới !
-- (*) Larry Diamond đã nghiên cứu tổng kết đi đến kết luận rằng: Các
chế độ độc tài đảng trị (dù “XHCN” hay không XHCN”) cũng đều chỉ tồn tại
được tối đa là 70 năm, mà Liên Xô là điển hình.
II. Việc dễ, có thể làm ngay
Đảng ta đã quen với tâm niệm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Đảng
chỉ lãnh đạo bằng chủ trương đường lối đúng đắn chung, chăm nom công tác
cán bộ, kiểm tra và gương mẫu thực hiện. Còn mọi thắng lợi trước đây
đều là do toàn dân góp công sức, trí tuệ và xương máu vào mà thành tựu.
Nhưng trong thực tế từ khi hoà bình lập lại, mọi việc lãnh đạo của Đảng
diễn ra trên toàn quốc đã mở rộng một cách sai lầm ra tất cả trong sự ôm
đồm, độc quyền toàn diện của Đảng, mà trên thực tế là dưới sự lãnh đạo
toàn diện chỉ của các cấp uỷ Đảng, thậm chí là quyền quyết định cuối
cùng chỉ của đ/c bí thư đảng, từ trung ương đến mọi cấp uỷ đảng ở từng
cơ sở. Như vậy thực chất là trái với quy luật tự nhiên “Đảng với Dân như
cá sống trong nước” và đường lối “Lấy dân làm gốc” của Đảng.
(Hãy thử điểm nhanh qua những sự việc vẫn diễn ra hàng ngày có thực ở mọi nơi từ xưa đến nay làm thí dụ :
Tại xã X, Chủ tịch xã xin ý kiến chỉ đạo và quyết định của Bí thư đảng
uỷ xã: Mấy xuất đất chân đê, đảng uỷ đã quyết định thu hồi,bán đi lấy
tiền xây lại hội trường và nhà văn hoá. Doanh nghiệp xây dựng thì thúc
đẩy, nhưng nông dân đang phản đối. Vậy xin anh cho ý kiến quyết định ?
Tại huyện Y, giám đốc phòng giáo dục huyện xin ý kiến quyết định cuối
cùng của Bí thư huyện uỷ: Có ý kiến đề nghị huyện hãy cho xây lại nhà ở
đã quá dột nát của giáo viên và nhà nội chú của học sinh, trong khi bên
thương nghiệp lại đòi cho sửa chữa chợ huyện trước (và đang “bám riết”
Bí thư ! )
Tại tỉnh Z, Phó chủ tịch UB ND tỉnh (được chủ tịch UB phân công) xin ý
kiến quyết định cuối cùng của bí thư đảng bộ tỉnh về việc có dứt khoát
điều Đ/C bí thư huyện uỷ huyện T lên làm giám đốc sở thông tin và truyền
thông hay không (Đồng chí này được biết là có vấn đề tham nhũng đã bị
lộ tại huyện ấy, nên phải điều đi)
Tại xí nghiệp đóng tầu nọ, câu chuyên rắc rối trong việc mua một chiếc
tầu cũ về tân trang lại, chưa biết nên khai báo với tài chính theo giá
trị mới , hay giá trị mua tầu cũ. Nếu khai theo giá trị mới, như đảng uỷ
đã bàn, có thể sau này bên kiểm tra người ta phát hiện ra thì rất
phiền. Vậy theo chỉ thị của Giám đốc: tốt nhất là xin ý kiến quyết định
cuối cùng của đ/c chí Bí thư xí nghiệp cho “ăn chắc”. Sau này có chuyện
gì thì là “đã có ý kiến lãnh đạo của Bí thư . . .”
Doanh nghiệp D vừa thầu một vùng đất để làm dự án mới. Nếu khai khống từ
100 tỷ lên 500 tỷ, theo quy định thì có thể được vay NH đến 60 %, số
tiền dôi ra đó lên tới gần 300 tỷ. Phần chênh lệch này đem gửi ngân hàng
với lãi suất 16% để . . .”cùng sử dụng” trong DN và “có đi có lại” với
NH, thì rất có lợi. Nhưng việc lớn như vậy, “bố ai mà dám quyết”, tốt
nhất là xin ý kiến đảng uỷ, hay để cho đỡ bị dò rỉ thông tin lộ ra, chỉ
nên xin quyết định của Bí thư thôi !
Tại trường N, các thày cô cũng thấy dậy thêm lấy tiền như hiện nay là
việc làm quá trớn. Mấy vị lớn tuổi luôn luôn đem thí dụ về việc bồi
dưỡng vài học sinh yếu kém ở trong lớp (nhưng không đòi tiền thù lao của
cha mẹ học sinh) trước đây ra làm dẫn chứng, rằng việc bòi dưỡng học
sinh yếu kém vẫn nằm trong phạm trù nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên.
Nhưng khi xin ý kiến bí thư đảng bộ của trường, thì đ/c bí thư vẫn quyết
là cứ làm như cũ cái đã, vì chính đ/c này cũng rất tích cực dậy thêm để
“cải thiện” !
Trong dịp bầu cử HĐNN tại đơn vị nọ, mọi người hỏi nhau nên bầu ai, bỏ
ai. Một công dân tuyên bố ráo hoảnh: Đảng đã chọn và quyết cả rồi, việc
gì cần phải suy nghĩ cho mệt. Tôi cứ xoá luôn 2 vị cuối cùng. Muốn trúng
ai cũng được ! Vậy là, có HĐNN cũng được, mà không có cũng được. Nhưng
có thì “đẹp mặt”, nhưng mà lại tốn tiền thuế của nhân dân, ý kiến, ý có
lắm chuyện, lại phải “ăn chia” cho bên HĐNN, nên tốt nhất là bỏ quách đi
còn hơn !
Bộ Kế hoạch và đầu tư của ta, trước kia thì làm kế hoạch chi tiết cho
đến tận sản phẩm, đến từng huyện và doanh nghiệp, làm thay nhân dân (!).
Từ khi đi vào kinh tế thị trường, thì quên cả CN Mác – Lê, chỉ nhăm
nhăm chạy theo “đầu tư” (chạy theo “mầu”), để cho nền sản xuất chung cả
nuớc lộn xộn, nhiều thứ lớn (nguyên liệu, cảng biển, sân gôn, Vinashine,
Vinaline, vốn – lãi ngân hàng, đập thuỷ điện, thu hồi đất . . . mất cân
đối lớn và sai nguyên tắc nghiêm trọng). Đó là những sai lầm lớn vì ỉ
lại vào quyết định của lãnh đạo đảng. Nếu để cho “kinh tế thị trường
chính hiệu” và nhân dân tự chủ, được tự điều tiết thực sự thì lại khác.
Sau khi đi thăm Nam Hàn về, Đ/C Tổng Bí thư Đảng thời đó, học tập nước
bạn, cứ nhất quyết quyết định nhập các doanh nghiệp quốc doanh lại lập
thành các “tập đoàn DN nhà nước” để tạo “những quả đấm thép”. Cuối cùng
bên Chính phủ cũng phải tuân lệnh. Đ/C TBT ấy, không hiểu rằng, các Tập
đoàn quả đấm thép của Nam Hàn là của tư nhân, đi lên từ các Doanh nghiệp
làm ăn giỏi, lãnh đạo các DN ấy đầy đủ trí thức chuyên môn và dầy dạn
kinh nghiệm thương trường, vì vậy chính phủ Nam Hàn đã lựa chọn để có
chính sách ưu đãi và cho vay lãi thấp chút ít về tài chính khi cần
thiết. Cái chính là các Tập đoàn này họ không được độc quyền và họ không
dại gì lại “tham nhũng” của chính họ.
Trong các Hội nghị TƯ Đảng, dường như Đ/C Tổng Bí thư luôn ngăn chặn
ngay từ đầu là: Kiên định CN Mác – Lê là đúng đắn, là việc không phải
bàn nữa. Trong khi tại cái nôi sinh ra CM Mác – Lê, tại nước Nga Xô viết
và khối các nước Đông Âu cũ, và cả bên Trung Quốc anh em, nhân dân đã
từ bỏ hoàn toàn CN Mác – Lê vì nó đã hoàn toàn hết vai trò lịch sử rồi.
Thực ra, CNXH chính hiệu (Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng
văn minh) thì các nước văn minh tiến bộ trên thế giới lâu nay họ đều
lẳng lặng đặt mục tiêu đó để hướng tới, có điều họ không đại ngôn nói
ra, nhưng về biện pháp thực hiện, họ không câu nệ tuân theo riêng một
chủ nghĩa nào, một kinh thánh nào. Cứ cái gì có lợi cho nhân dân, cho
đất nước họ thì họ cương quyết làm.
Vân vân, và vân vân).
Thực ra, theo quy định chung, không phải việc gì mọi người bên chính
quyền và đoàn thể cũng phải xin ý kiến quyết định của cấp uỷ hoặc bí thư
đảng. Nhưng do cái thể chế “Độc đảng lãnh đạo toàn diện” (đảng chủ) đã
kéo dài mấy chục năm, nên trên toàn lãnh thổ đã rất quen cái luật và lệ
đảng quyết định ấy rồi. Vì theo cái thể chế đó, thì bên chính quyền và
đoàn thể tha hồ ỉ lại, dựa dẫm, làm ẩu, thậm chí làm liều, tiêu cực,
tham nhũng, tuỳ tiện lấy thêm biên chế, v. v. .sau đó khi cần thì đổ vấy
cho bên đảng “đã chỉ đạo và quyết định”, vì vậy không ban kiểm tra,
kiểm soát nào dám làm gì cả. Còn bên đảng do có kinh thánh CN Mác – Lê
che trở, tự coi mình đã lãnh đạo giành được độc lập, thì cũng tự giành
lấy quyền lãnh đạo xây dưng và phát triển đất nước, măt khác, chẳng có
chỗ nảo trong Hiến pháp và luật ghi trách nhiệm cụ thê của đảng cả, vậy
thì tội gì mà không nắm lấy quyền quyết định tất cả, để các cấp chính
quyền và đoàn thể phải vị nể và . . .buộc phải cung phụng để được che
chắn và còn phối hợp “làm ăn lâu dài” ? Cái gốc độc quyền quyết định đó –
tuy trong chiến đấu vũ trang (cùng nhiều yếu tố khác) đã đem lại thắng
lợi to lớn – thì trong xây dựng hoà bình và hội nhập quốc tế đã làm nẩy
sinh ra mọi sự tiêu cực, tệ nạn, suy thoái xã hội, kìm hãm sự phát triển
của đất nước, mà chúng ta (đảng và chính quyền) – vì quyền lợi của cả
hai bên gắn chặt với nhau - nên đang “bàn mãi” giải pháp khắc phục mà
chưa dũng cảm chỉ ra nguyên nhân thực chất và biện pháp có hiệu quả tận
gốc. Cần nhớ sự thực sau đây khi bàn luận: Cạnh tranh đa nguyên thì
tưởng chừng lộn xộn, nhưng thực tế nếu luật pháp gốc đã đúng đắn, thì xã
hội vẫn ổn định, chỉ có các thế lực chính trị muốn lên làm lãnh đạo là
phải cạnh tranh thẳng thắn công khai minh bạch với nhau để nhân dân có
thể tự do bình đẳng chọn lựa đúng hơn người lãnh đạo. Còn độc quyền một
đảng như của nước ta, thì cứ tưởng rằng như thế là ổn định, song trên
thực tế đó là chế độ còn dở hơn cả chế độ phong kiến, là nguyên nhân chủ
yếu tạo ra sự suy thoái đạo đức mọi mặt toàn xã hội, chính nó đến lượt
mình làm vô hiệu hoá hoặc làm méo mó tất cả những chủ trương đúng đắn
của TƯ Đảng, của Bộ Chính trị, những sáng kiến, những đề xuất cải cách
của nhân dân, của chính phủ và sự giúp đỡ chân tình của các nước tiên
tiến, nó đang âm ỉ gây ra sự bất bình trong nhân dân như hiện nay, và
nguy cơ bùng phát khi có “giọt nước tràn ly” như đã xẩy ra ở nhiều nước
theo thể chế này. Càng cố gắng “chỉ đạo” bàn kế lập mưu dẹp bỏ và dấu
diếm sự bất bình của nhân dân, thì sự căm giận của nhân dân ngày càng
tăng lên và sự bùng phát nổi loạn của xã hội ngày càng tới gần.
Nói cách khác rõ thêm, lâu nay tại mỗi một đơn vị hành chính hay kinh tế
từ nhỏ đến lớn trong cả nước đã có một ông vua (tức là các cấp uỷ đảng
và bí thư đảng tại chỗ), ông vua này có quyền trên cả luật pháp (vì có
quyền tại chỗ lãnh đạo độc quyền toàn diện và duy nhất, có quyền nhân
danh Đảng CS quyết định mọi chủ trương cụ thể và số mệnh chính trị của
mọi người, mà cấp trên thì quan liêu, bị bịt mắt ). Vì vậy, ông vua này –
vì cũng là con người, như mọi người- do “độc quyền lãnh đạo” nên có thể
quyết định thiên về bảo vệ quyền lợi của cái tổ chức “vua” ấy của mình,
bằng cách dung túng, bao che cho các cấp dưới để họ có thể an toàn mà
vi phạm pháp luật, có thể làm bậy, trong đó điển hình nhất là tham nhũng
tiêu cực, lựa chọn nhân sự thân quen, và được tự phán xét tội lỗi của
chính mình và chân tay của minh (phê và tự phê, chỉ đạo xét xử), bằng
cách đó, các cấp dưới sẽ trả ơn, sẽ “nuôi” trở lại các cấp uỷ đảng bằng
rất nhiều cách thức khác nhau. Tham nhũng, tiêu cực càng dễ trót lọt,
hiệu quả tham nhũng tiêu cực càng tăng, thì càng củng cố cái vòng quan
hệ “tung – hứng” có đi, có lại gắn bó này, tức là càng củng cố “lòng
tin” (của giới chức) vào chế độ độc đảng toàn trị, ở dạng “các cấp uỷ
đảng trị” hiện nay. Nói khác đi cái quyền lãnh đạo toàn diện và quyền
được quyết định của các cấp uỷ đảng cơ sở chính là nguyên nhân trực tiếp
của mọi loại sai trái đã xẩy ra và sẽ tiếp tục xẩy ra tại mỗi đơn vị
hành chính kinh tế xã hội của đất nước, cho đến toàn quốc (mà Vinashine,
Vinaline, Đoàn Văn Vươn, Thái bình, và rất nhiều những sai trái khác. .
. là những ví dụ rõ nhất). Còn Ban Nội chính vẫn sẽ khó khăn, thậm chí
bất lực.
Vì vậy, cách khắc phục tận gốc và trực tiếp đầu tiên trong tầm tay của
TƯ và QH hiện nay là truất quyền quyết định của mọi cấp uỷ đảng cơ sở,
trả quyền đó ngay lập tức về cho nhân dân, mà người có thẩm quyền duy
nhất là pháp luật, là Quốc hội và HĐND các cấp. Mọi cấp uỷ đảng cơ sở
chỉ có nhiệm vụ duy nhất là lãnh đạo nhân dân và tất cả các tổ chức
chính quyền và đoàn thể tại cơ sở mình nghiêm chỉnh thực hiện đường lối
của đảng là “lấy dân làm gốc” , “Tất cả cái gì có lợi cho dân, cho nước
thì làm, cái gì có hại cho dân, cho nước thì chống”, lãnh đạo và kiểm
tra nhân dân và các tổ chức chính quyền tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp
và pháp luật mà nhân dân đã phúc quyết. Bước đầu, hãy bỏ cái quyền lãnh
đạo toàn diện và duy nhất của các cấp uỷ Đảng ở mọi cơ sở là việc làm
đầu tiên để bước đầu trả lại trực tiếp quyền làm chủ của Nhân dân, coi
Luật pháp, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là người đại diện.
Cải cách dứt khoát và dần từng bước là một trong những cách tốt nhất, dễ
quyết định nhất để xây dựng và bảo vệ Đảng, Chống lại những tư duy đổi
mới tương tự, chính là vô tình đẩy Đảng đến ngõ cụt, càng làm Đảng mau
chóng mất vị trí lãnh đạo cách mạng và làm mất ổn định, dẫn đến xung đột
toàn xã hội.
TS.Vũ Duy Phú
Viện Những vấn đề phát triển (VIDS)
(Blog Bùi Văn Bồng)
Cưỡng chế nhà thờ xây dựng trái phép của CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Cầu giấy (!?)
Cưỡng chế nhà thờ xây dựng trái phép của ông Nguyễn Sinh Hùng tại Cầu giấy
Sáng nay, Hà nội tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng trái phép tại
khu vực Cầu giấy, đây là công trình nhà thờ do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh
Hùng cho quân xây dựng.
Các ngả đường dẫn đến công trình đều bị chốt chặn, máy xúc máy ủi đã được huy động, báo chí cũng kéo tới đông đủ.
Tuy nhiên, đến giờ này việc cưỡng chế vẫn đang bị dừng chân tại chỗ, các thế lực bảo kê đang đàm phán và vẫn chưa có máy xúc nào vào bên trong công trình để phá dỡ.
Các phóng viên của chúng tôi đang có mặt tại công gần đó để tác nghiệp, sẽ cập nhật sớm nhất khi có clip và ảnh về vụ cưỡng chế này.
PS : Tin thêm về vụ các thế lực nhóm đánh nhau thông qua việc " đánh " các nhà ngoại cảm : Bình ruồi là trùm của ngân hàng chính sách, Bình đã tạo ra các phi vụ rút tiền ẩn sau việc đứng ra tài trợ cho các phi vụ tìm mộ Liệt sỹ.
Nay Bình đang bị lôi ra ánh sáng bởi nhóm khác nên việc VTV hay vài báo đánh mạnh vào các nhà ngoại cảm chỉ là đòn của đám trâu bò húc nhau.
(Dân oan)
------------------Cưỡng chế phá dỡ “nhà khủng” xây không phép
Sáng 1-11, các lực lượng của quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện cưỡng chế,
phá dỡ các hạng mục thuộc công trình được ví là “nhà khủng” xây dựng
không phép nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu.
(Tuổi trẻ)
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc đang thách thức Mỹ? (PT).
- Nhật bắt tay với Nga, cương quyết với Trung Quốc? (TN). - Nhật bác bỏ cáo buộc ‘can thiệp’ tập trận của Trung Quốc (SM). - Trung Quốc cáo buộc Nhật quấy rối tập trận trên biển (DT). - Nhật huy động 34.000 binh sĩ cho cuộc tập trận quy mô lớn (DT).
- Tham ô, lãng phí, “Quốc hội luôn tự cho mình là vô can” (VnEco). - ĐBQH Dương Trung Quốc: Quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách (LĐ).
- Bộ trưởng KH-ĐT: Số liệu thống kê cơ bản chấp nhận được (VOV). - Kinh tế năm nay tăng hơn thì đáng ngờ (ĐV).
- Quy hoạch thủy điện có quá nhiều lỗ hổng (VOV). - Quy hoạch thủy điện: Điểm mờ khó lý giải (ĐTCK). - Làm thủy điện theo phong trào, không ai chịu trách nhiệm? (SGGP).
- Quy tập hài cốt liệt sĩ ở Đắk Lắk: “Thấy di vật nên rất tin” (VOV). - Gia đình liệt sĩ không tin “nhà ngoại cảm” Vũ Thị Hòa (NLĐ). - Vụ 73 bộ hài cốt: “Không có liệt sĩ được mai táng ở khu vực quy tập” (DT). - Nhiều gia đình đang thờ hài cốt do “cậu” Thủy làm giả (DT).
- Khủng bố Turkmenistan đứng sau vụ Thiên An Môn (VOV). - Khủng bố Hồi giáo hỗ trợ vụ đâm xe Thiên An Môn (TN). - Vì sao Tân Cương luôn là điểm nóng của Trung Quốc? (Soha).
KINH TẾ
- Thống đốc nói gì về nợ xấu và VAMC trước Quốc hội? (VnEcO). - Đã cơ cấu lại trên 300.000 tỉ đồng nợ (TBKTSG).
- TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới (VOV). - ĐB Quốc hội đề nghị Thống đốc NH vi hành (KP).
- Đấu thầu ế 200 lượng vàng ở phiên thứ 68 (VOV). - Giá vàng và tỷ giá ngày 1/11/2013 (BVPL). - Đông khách, vàng đấu thầu chỉ tồn 200 lượng (VnEco). - Tuần này vàng rớt giá gần 2% (Tin tức).
- Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra dự án chung cư Đại Thanh (DT). - Cưỡng chế phá dỡ “nhà khủng” xây không phép (TT). - Sự thật giá nhà đất ở Việt Nam (CafeLand). - Xử lí thế nào là đúng? (PL&XH).
- Ngày 1/11: Khối ngoại mua ròng 11,83 tỷ đồng trên HOSE (NDH). - Hứa hẹn trên Nghị trường không “xốc” nổi chứng khoán (DT).
- Trung Quốc sẽ thay đổi mô hình phát triển? (Tin tức).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 (Tin tức).
- Đại sứ Du lịch VN: Chẳng có đũa để chọn cột cờ! (PNT). - “Không thể chọn bừa Đại sứ Du lịch” (PT). - Sẽ không có Đại sứ du lịch nhiệm kỳ 2013-2014? (VOV).
- 2.000 đồng: vừa ăn cơm, vừa xem tranh (TTVH).
- Sẽ có cáp treo lên đỉnh Fansipan (PNT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Rút ruột” khẩu phần ăn của học trò… tiểu học! (NLĐ). - Vụ bớt miếng ăn của học sinh Tiểu học: Thừa xô thịt do… chia nhầm (DV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Với 90 triệu dân, Việt Nam trở thành cường quốc về quy mô dân số (VTV). - Xung quanh con số 90 triệu dân: Tôi lo lắng lắm! (Soha).
- Sưa đỏ bị cưa trộm giữa thủ đô (TTXVN).
QUỐC TẾ
- Mỹ tạm thời không buông tay với Iraq (VOV).
- Gót chân Achilles của Iron Dome (ĐV).
- Đài Loan vẫn muốn “săn” tàu ngầm Mỹ (ANTĐ).
- Mỹ “hối lỗi” sau bê bối nghe lén (VOV). - Đức có thể mời Snowden làm chứng chống lại NSA (TTVH). - Tài liệu mật hé lộ “hành tung” cơ quan nghe lén các đại sứ quán (DV).
2086. NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH AI CẬP HIỆN NAY
Thứ Tư, ngày 30/10/2013
TTXVN (Paris 29/10)
Báo Le Monde mới đây đăng bài phân tích của Sophie Pommier, chuyên gia nghiên cứu Ai Cập thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Sciences Po Paris), về các diễn biến tình hình tại Ai Cập, nội dung như sau:
Từ khi phế truất Tổng thống Morsi ngày 3/7, quân đội Ai Cập ngày càng dấn sâu vào lô gích thanh toán. Các vụ bắt bớ, giam giữ đã được quân đội tiến hành hàng loạt nhằm vào tổ chức Anh em Hồi giáo đặc biệt vào lực luợng cốt cán của tổ chức này. Tổ chức phi chính phủ từng tạo tính hợp pháp cho tổ chức này đã bị giải tán, bị tịch thu của cải, trong khi các đền thờ thuộc quyền sở hữu của tổ chức này cũng đã bị kiểm soát. Ở Sinai, quân đội đã phát động một chiến dịch quy mô lớn nhằm vào các nhóm thánh chiến thống trị khu vực bằng luật riêng từ nhiều năm nay. Sau nhiều tháng bất ổn triền miên, việc tái lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lãnh thổ Ai Cập là điều cần thiết. Tuy nhiên, dư luận vẫn có thể đặt vấn đề đối với sự hợp thức của lựa chọn “an ninh là trên hết” và đối với các cơ hội thành công trong trung hạn mà lựa chọn này có thể mang lại.
Nhận định đầu tiên đối với hành động của quân đội Ai Cập là bạo lực sinh ra bạo lực, khiến cho bạo lực diễn ra triền miên không dứt. Bằng chiên dịch lên án Anh em Hồi giáo, quy kết tổ chức này là “khủng bố” và kêu gọi người dân quay lưng chống lại họ, giới lãnh đạo mới tại Ai Cập đã giải phóng các lực lượng có tiềm năng trở nên không thể kiểm soát được. Các hành động trấn áp thực ra còn xẩy ra trước khi Tổng thống Morsi bị phế truất, nhằm vào các đối tượng bị nghi ngờ là “xấu xa” hoặc các tín đồ Shiite bị cho là cực đoan.
Một bộ phận dân chúng “nhân danh pháp luật” và sẵn sàng xuống phố để “hiện thực hóa quan điểm” của giới lãnh đạo mới, dù là vì mục đích ngăn chặn một tiến trình chính trị hay phế truất một tổng thống như trường hợp xẩy ra ngày 30/6, bằng các phương tiện riêng đang có nguy cơ trở nên không thể kiểm soát được. Quân số các lực lượng an ninh đã được tăng cường, nhiều đến nỗi khiến dư luận nhớ tới những điều tồi tệ nhất dưới thời Mubarak: cảnh sát và lực lượng an ninh quốc gia tái xuất hiện các tòa án quân sự làm khuynh đảo xã hội, tình trạng khẩn cấp được khôi phục tùy tiện, quân nhân và sĩ quan cảnh sát đảm nhận cả vai trò cầm quyền (18 thống đốc trong tổng số 27).
Nguy cơ khủng bố gia tăng
Có vẻ như nguy cơ khủng bố đang ngày càng gia tăng tại Ai Cập trong tình trạng thờ ơ của các chính quyền địa phương. Việc bắt giữ các lanh đạo Hồi giáo được thả lỏng cho các lực lượng không được kiểm soát mở đường cho một vòng xoáy bạo lực mà người Copt chính là các nạn nhân đầu tiên. Rất tích cực tham gia chiến dịch thu thập chữ ký do phong trào Tamarod tổ chức nhằm lật đổ Mohamed Morsi, người Copt đã phơi mình trước cơn thịnh nộ của các phân tử Hồi giáo vốn không ưa gì các cộng đồng Cơ Đốc giáo. Và dư luận cũng có quyền nghi ngờ quân đội Ai Cập còn ở vị trí thuận lợi để ngăn chặn các cuộc tàn sát người Cơ Đốc giáo vì đã đánh đồng Hồi giáo với khủng bố trong khi cộng đồng quốc tế không phải lúc nào cũng có phản ứng thích đáng. Bất hạnh của Anh em Hồi giáo đã trở thành lý lẽ hành động của những phần tử theo đường lối cứng rắn, những kẻ cho rằng chỉ có các nhóm Hồi giáo vũ trang – như Hezbollah và Hamas – mới đủ khả năng trường kỳ kháng chiến và có ngày giành được chiến thắng trong một dự án Hồi giáo.
Về phần mình, các nhóm thánh chiến bị dồn vào đường cùng ở Sinai đều có lợi ích trong việc xuất khẩu bạo lực sang các điểm khác của lãnh thổ và chính họ là tác giả của một vụ mưu sát hụt Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập ngày 5/9 vừa qua. Ở khu vực giáp biên dải Gaza, việc phá hủy các địa đạo buôn lậu đã bóp nghẹt đời sống của người Palestine và nuôi dưỡng tình cảm đối đầu với các quân nhân Ai Cập, những người muốn phong trào Hamas phải trả giá”vì tội có quan hệ thân cận với Anh em Hồi giáo. Buộc phải lui vào hoạt động bí mật, bị cấm hoạt động chính trị, tôn giáo và thậm chí từ thiện, Anh em Hồi giáo không còn bất cứ lựa chọn nào khác – một khi không lựa chọn lưu vong – là duy trì sự động viên để tìm cơ hội hồi phục.
Cho đến thời điểm hiện tại, tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn kiên nhẫn theo đuổi đường lối hòa bình và công bằng chủ nghĩa, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc phong trào này sẽ tiếp tục cam kết từ bỏ bạo lực được đưa ra từ những năm 1970. Không thể loại trừ việc một số phần tứ trở nên cấp tiến hóa và nuôi dưỡng quan hệ với các phong trào khác cực đoan hơn.
Chi phối tiến trình chính trị
Sau một năm chung sống nhẫn nhịn với các phần tử Hồi giáo, rất có lý khi khẳng định rằng giới quân sự luôn muốn can thiệp mạnh mẽ vào tiến trình chính trị tại Ai Cập mà không nhất thiết phải xuất hiện ở tuyến đầu. Có vẻ như tướng Si si, một nhân vật được cho là rất được lòng dân, có nhiều quyền lợi để chinh phục trong tư cách Bộ trưởng Quốc phòng hơn là khoác lên mình bộ đồ cua một vị tổng thống cộng hòa. Đối với quân đội, điều quan trọng là duy trì các đặc quyền đặc lợi và tái lập trật tự trong cả nước. Lộ trình tại Ai Cập chỉ là sắp đặt các thuộc tính bề ngoài của tiến trình dân chủ. Không có sự tham gia của các thành viên Anh em Hồi giáo, những người có thể sẽ được thay thế bởi các đại diện Salafi của Đảng Al- Nour và các đại diện Hồi giáo “được tuyển lựa”, các cuộc bầu cử tới đây sẽ đánh dấu chấm hết cho giai đoạn chính trị đa nguyên có được sau “Mùa Xuân Ai Cập”. Chắc chắn các cuộc bầu cử này sẽ được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ.
Trong ủy ban phụ trách biên soạn hiến pháp mới của Ai Cập, chỉ có mặt hai đại diện Hồi giáo (và 5 phụ nữ) trong tổng số 50 thành viên, ủy ban này đã thông qua một văn bản quy định lại ngân sách dành cho quân đội dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Điều khoản loại trừ vai trò chính trị của các nhân vật từng làm việc cho chế độ cũ trong Hiến pháp 2012 sẽ được bãi bỏ. Các văn bản khác đã chấp thuận quy định quyền biểu tình hoặc quyền bãi công. Thời hạn tạm giam, được ấn định hai năm trong hiến pháp cũ, được quy định không hạn chế trong hiến pháp mới.
Quyền tự do ngôn luận, một thành quả của cách mạng, đã được xem xét lại nhân danh bảo vệ nhà nước. Bởi vậy, do đề cập đến các nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc oanh tạc của quân đội tại Sinai, phóng viên Ahmed Abu Draa đã bị kết án 6 tháng tù treo. Đã có nhiều nhà báo nước ngoài bị đe dọa hoặc bị buộc tội ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Các thanh niên tham gia “Cách mạng 25/1” và những người ủng hộ “Con đường thứ ba” (không thuộc quân đội cũng không thuộc các phần tử Hồi giáo) đã bị đưa vào tầm ngắm và phải nhường chỗ cho các thanh niên Tamarod, “đồng minh khách quan” của quân đội.
Cải thiện điều kiện sống để thay đổi thực trang xã hội
Bức tranh phản cách mạng đầy màu sắc đang tiếp tục được tô đậm thêm. Từ nay, do đã quen với việc bầy tỏ trên các đường phố, người dân Ai Cập sẽ phải được trấn an nhờ việc cải thiện các điều kiện sống để có thể chấp nhận nhượng bộ về các quyền tự do mà quân đội yêu cầu.
Các đội ngũ chính phủ mới hậu thuẫn luật gia Adly Mansour, Tổng thống lâm thời do giới quân sự chỉ định, đã xử lý tốt nguy cơ xã hội tiềm tàng tại Ai Cập. Kế hoạch kinh tế khẩn cấp mà họ vừa thông báo tỏ ra phù hợp với các biện pháp xã hội: tăng lương tối thiểu trong giới công chức, miễn học phí tại các trường công lập, hạ giá các sản phẩm tiêu dùng phổ thông. Các cải cách cấu trúc đau đớn đang chờ đợi các cuộc bầu cừ sắp tới. Từ nay tới đó, chính phủ tạm quyền sẽ tìm cách khôi phục ngành du lịch và thực hịện một chương trình phát triển hạ tầng để nhanh chóng cung cấp việc làm và thu hút vốn đầu tư. Nhưng kế hoạch khẩn cấp này chưa chắc hấp dẫn được vốn đầu tư do khu vực công Ai Cập đang cho thấy một tình trạng hết sức rệu rã. Hơn nữa, để thành công cần phải bảo đảm có sự ổn định lâu dài trở lại trên cả nước. Và điều này chắc chắn phụ thuộc vào việc Ai Cập phải không còn tình trạng đàn áp và cuộc đối thoại dân tộc phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tổ chức Anh em Hồi giáo sẽ không biến mất
Sẽ là ảo tưởng khi nghĩ ràng tổ chức Anh em Hồi giáo sẽ biến mất hoàn toàn khỏi bức tranh. Được thành lập năm 1928, phong trào này đã bám rễ rất sâu vào lịch sử Ai Cập. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển Anh em Hồi giáo đã quen với việc phải hoạt động trong bí mật và thực tế đã từng nhiều phen phải đối mặt với các hành động đàn áp rất bạo lực. Các thành viên của tổ chức, mà không ai biết được tổng số chính xác (khoảng từ 2 đến 5 triệu, không tính các cảm tình viên và những người chịu ơn) đã rất biết cách xây dựng khả năng quảng giao xã hội xung quanh tổ chức này. Các hoạt động từ thiện trên thực địa của Anh em Hôi giáo, nếu bị loại bỏ lâu dài, sẽ để lại một khoảng trống hoàn toàn không dễ lấp đầy.
Hiện đang có những đồn đại về khả năng thương lượng với giới chức trách trong chính quỵền, nhưng Anh em Hôi giáo là một tổ chức có cấu trúc chặt chẽ, không dễ cam kết nếu vẫn bị đối xử như một lực lượng hạng hai. Có rất nhiều phần tử sẵn sàng quay lưng lại nếu quân đội tiếp tục các cuộc đàn áp và bắt giữ, trừng phạt các thủ lĩnh phong trào. Một cách khái quát rất khó để hình thành một trào lưu Hồi giáo cởi mở hơn với thế giới hiện đại và với các trào lưu chính trị khác trong một bầu không khí căng thẳng tột độ và tiêu cực như hiện nay. Tuy nhiên, dường như cũng đang xuất hiện các yếu tố khởi đầu cho một sự vận động như vậy và hiện tượng này có thể được khích lệ nếu bầu không khí hòa dịu hơn. Cựu ứng cử viên tổng thống Abdel Moneim Abul Futuh có thể trở thành một thủ lĩnh của trào lưu. Chỉ có điều người dân và giới quân sự Ai Cập chưa chứng tỏ nghiêng theo hướng này. Nhiều thập kỷ sống dưới chế độ độc tài đã tạo ra cho Ai Cập một lực lượng dân số không mấy quen với sự khoan dung và đối thoại. Bởi vậy, xã hội Ai Cập sẽ phải thực hiện một cuộc “cách mạng” thực sự đối với chính người dân của mình để có thể khám phá ra sức mạnh của sự thỏa hiệp.
*
* *
TTXVN (Cairo 29/10)
Trong cuộc trao đổi mới đây với tạp
chí “Afrique Asie”, nhà lý ỉuận-kinh tế Samir Amin, người gốc Ai Cập,
hiện đang sống tại Dakar, Senegal, cho rằng Ai Cập nên thoát khỏi cái
bẫy của chủ nghĩa tự do hóa nền kinh tế, thiết lập các mối quan hệ quốc
tế mới với những nước mới nổi (BRICS) để độc lập về chính trị và thoát
khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vân:- Hỏi: Ai Cập đang đi về đâu?
- Trả lời: Hiện tại không thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tích các chiến lược và cuộc chơi khác nhau. Chúng ta đang có sự hiện diện của ba tác nhân chính. Thứ nhất, sức mạnh hiện tại chiếm ưu thế trong cả nước mà người ta gọi là Phong trào. Phong trào không nhất thiết đồng nhất, bởi vì nó tập hợp các lợi ích kinh tế và xã hội mâu thuẫn nhau và cũng đưa ra các lựa chọn chính sách khác nhau. Ở phía đối diện là những người Hồi giáo, tổ chức Anh em Hồi giáo và người Hồi giáo Salafi. Xu hướng này đã chứng kiến sự thất bại đẫm máu sau một năm nắm quvền. Anh em Hồi giáo đã cho thấy bộ mặt thật của họ, chính sách kinh tế và xã hội cực kỳ phản động của họ, hoàn toàn phục vụ cho “bộ Ba!‘ đang điều khiển khu vực, cụ thể là Mỹ, Israel và các chế độ quân chủ vùng Vịnh. Những ảo tưởng lớn của cuộc bầu cử tổng thống cách đây một năm đã hoàn toàn biến mất sau một vài tháng, chính quyền Hồi giáo trong con mắt đa số người dân Ai Cập là không công bằng và ít nhất cũng xấu xa như chính quyền của Mubarak. Sự thất bại thảm hại này chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng, thậm chí vượt ra ngoài biên giới của Ai Cập, tuy nhiên, đây chỉ là một thất bại. Tổ chức Anh em Hồi giáo là một nhóm thiểu số, nhưng được tổ chức rất tốt. Mọi người đều biết rằng họ không có nhiều người để nắm “dây cương”, nhưng họ có hàng trăm nghìn dân quân vũ trang sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả hành động khủng bố. Tác nhân thứ ba là quân đội cũng không thống nhất. Kể từ khi Sadat năm quyền cách đây 40 năm, bộ tư lệnh quân đội đã bị Mỹ kiểm soát và mua chuộc. Thừa nhận rằng bộ chỉ huy tối cao đã chấp nhận vai trò này, nhưng điều đó không nói lên tất cả về quân đội Ai Cập. Hiện có hàng nghìn sĩ quan mà chúng ta không biết họ nghĩ gì và nhiều người đã cho thấy sự đồng cảm và ủng hộ đối với phong trào nhân dân chống Morsi. Nói đó là sự hoài cổ về chủ nghĩa Nasser (Tổng thống Ai Cập từ 1956 đến 1970) chắc chắn có phần đúng, nhưng hiện vẫn chưa rõ chính sách nào hôm nay tương ứng với các lý tưởng của Nasser. Có rất nhiều điểm không rõ trong vấn đề này. Trong quân đội, các nhóm hoặc cá nhân nào đó có một dự án chính trị, nhưng đó là các lực lượng rất khác nhau.
- Hỏi: Ông giải thích như thế nào sự hoài cổ về thời đại Nasser? Người ta chưa bao giờ thấy nhiều bức chân dung của Nasser như vậy…
- Trả lời: Sự tái hiện hình ảnh của Nasser có thể được giải thích bởi sự cần thiết của các phong trào nhân dân ở các nước Arập, đặc biệt là sau thất vọng về chính quyền Hồi giáo, để tìm ra các nhà lãnh đạo quốc gia được lựa chọn một cách độc lập vì lợi ích quốc gia. Có một số giai đoạn trong thời kỳ lãnh đạo của Nasser. Ông đã tạo ra bước ngoặt có tính dân tộc chủ nghĩa, nhất là sau khi tham gia hội nghi của Phong trào Không liên kết tại Bandung năm 1955. Sau thảm kịch xâm lược của Israel năm 1967 nhìn thấy sự suy giảm trong chính sách kinh tế của mình, Nasser đã rẽ sang ngả khác, được người kế nhiệm Anwar Sadat tiếp bước con đường.
- Hỏi: Ông dự báo như thế nào về tương lai của phong trào chống Morsi?
- Trả lời: Đó là đại đa số người dân Ai Cập, họ đã thu thập được 22 triệu chữ ký cho việc phế truất Morsi và ít nhất huy động được nhiều người biểu tình trên đường phố tại các thành phố chính. Cảnh sát ngay lập tức đã công nhận cuộc biểu tình ngày 30/6, lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình “lịch sử” chống Mubarak vào ngày 25/1. Trong phong trào này, có một bên hữu và một bên tả, thậm chí có cả các phe tả, phe hữu, cung như phe trung tả. Nhưng không có nghi ngờ gì về sức mạnh của cánh tả, trong đó có một bộ phận các đảng xã hội chủ nghĩa và cộng sản. Có khoảng từ 4 đến 5 triệu người lao động trong các tổ chức công đoàn theo truyền thống cánh tả với yêu sách cụ thể liên quan tới tiền lương, trợ cấp hưu trí… Đất nước có tới 5.000 cuộc đình công trong một năm. Một yếu tố quan trọng khác là phong trào của nông dân chống lại đói nghèo, đòi tước quyền sở hữu của địa chủ và các tập đoàn thực phẩm nông nghiệp, một tiến trình được thúc đẩy trước các chính sách kinh tế tự do mới, giống như các hiệp hội đòi quyền dân chủ trong lĩnh vực lao động, các quyền xã hội, hoạc quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ khu phố đã tham gia phong trào với một cách rất đặc biệt: họ sáng suốt và có tính chiến đấu, hỗ trợ người đình công và người biểu tình, cung cấp cho họ thức ăn hoặc nhà ở nếu cần thiết. Tầng lớp trung lưu cũng có sự hiện diện mạnh mẽ trong phong trào thông qua các tổ chức của kỹ sư, luật sư, thẩm phán, công chức… Bước tiến của lực lượng tiến bộ gây bất lợi cho các lực lượng của tổ chức Anh em Hồi giáo thể hiện trong các cuộc bầu cử tại Đại học Cairo tháng 3 vừa qua. Những người ủng hộ cánh tả và trung tả giành được 80% số phiếu bầu so với 10% của tổ chức Anh em Hồi giáo. Tất cả điều này cho thấy có một lực lượng rất đáng kể, ở đó mạng lưới của những người trẻ tuổi rất năng động, đặc biệt là những người thành lập phong trào Tamarod (nổi dậy) và chữ ký của 22 triệu người đòi ông Morsi từ chức. Rất khó để phân loại chính trị những mạng lưới này, bởi vì họ rất độc lập và không muốn gia nhập bất kỳ đảng phái nào. Phân lớn họ theo đường lối cánh tả: phản đối chính sách kinh tế tự do mới của Mubarak và Morsi. Các tổ chức cánh tả đã đưa ra các chương trình có thể được thế hệ thanh thiếu niên hiểu và ủng hộ Trong phong trào này, có một bộ phận là các nhà tư bản bị chế độ của tổ chức Anh em Hồi giáo khinh rẻ. Bộ phận này đã thông đồng với chính quyền dưới thời Mubarak để tìm kiếm lợi nhuận. Câu hỏi là liệu phong trào này có thể hợp nhất các đảng phái và tạo ra một tiến trình chuyển tiếp hay không, mặc dù sự đa dạng của nó đã vượt ra ngoài cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội:
- Hỏi: Chúng ta có nên lạc quan và nghĩ rằng người Ai Cập đã không bỏ lỡ cơ hội lịch sử này?
- Trả lời: Trước hết cánh tả cần hiểu rằng có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời giữa chủ nghĩa tự do kinh tế mới và sự lệ thuộc của Ai Cập vào “bộ Ba” – Mỹ, Israel và các chế độ quân chủ vùng Vịnh. Chính phủ hiện tại không đặt câu hỏi về chính sách tân tự do trước đó. Nhiều người có thể nghĩ rằng không có sự thay thế vì họ tin chủ nghĩa xã hội đã sang trang và người ta có thể đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tự do và hội nhập vào nhóm các nước mới nổi. Thậm chí ở cánh tả, nhiều người tin rằng các thị trường mới nổi thực hiện chính sách tự do. Điều này không hoàn toàn đúng sự thật. Những nước mở cửa, mà không kiểm soát nguồn vốn nước ngoài, chấp nhận chủ nghĩa tự do như châu Phi, Arập và Ai Cập hôm nay, đang tự lừa dối mình: họ sẽ chỉ nhận được nguồn vốn mà họ cần để phát triển khi không cân nhắc thiệt hơn hoặc để các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình bị cướp bóc. Các nước mới nổi trong đó có Trung Quốc không phải là những chế độ có nền kinh tể tự do, mà họ còn đặt điều kiện cho việc thâm nhập của nguồn vốn. Sự thành công của BRICS không phải là kết quả của việc hội nhập của họ với chủ nghĩa tự do mới. Ngược lại, tình hình sát hơn với thực tế. Việc tẩy não tại Ai Cập là điều đáng lo ngại. Trong các trường đại học, kinh tế chính trị đã được bãi bỏ. Thay vào đó là những trường kinh doanh ở Mỹ đóng vai trò là nơi nghiên cứu các vấn đề về kinh tế.
- Hỏi: Ai Cập không có các biện pháp để tự giải phóng mình, thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế, chính trị và chiến lược của Mỹ? Liệu trục kháng chiến được hình thành bởi những nước thuộc BRICS có ý chí và các phương tiện để vượt qua thách thức, như họ đã làm với Syria?
- Trả lời: Mỹ đã ủng hộ Tổng thống Mubarak cho đến phút cuối cùng. Sau đó, họ cũng đã ủng hộ Tổng thống Morsi cho tới cùng, trong khi nhắc đi nhắc lại rằng đó là “tổng thống được bầu lên”. Nhưng khi quân đội phế truất Morsi, Mỹ cuối cùng đã đồng ý, họ hoàn toàn không có sự lựa chọn. Nhưng họ vẫn gây áp lực buộc chính phủ hiện tại thực hiện các chính sách kinh tế tự do mới. Sức ép của Mỹ đặt ra một thách thức kép: kinh tế và chính trị. Ai Cập là một tù binh của chính sách tự do mới do chủ nghĩa tư bản bè phái Ai Cập áp đặt. Để tồn tại trong bối cảnh này, Ai Cập cần viện trợ của Mỹ, sự ủng hộ từ Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng như nguồn vốn của vùng Vịnh, về mặt chính trị, Mỹ không cho phép Ai Cập thoát ra khỏi sự lệ thuộc này. Một Ai Cập độc lập, với một dự án độc lập dân tộc và tiến bộ, sẽ là mối nguy hiểm cho ảnh hưởng của Mỹ, không chỉ ở Ai Cập mà còn ở Trung Đông, tại các nước Arập và châu Phi. Điều này sẽ hạn chế sự bành trướng của Israel ở Palestine, cũng như chấm dứt ảnh hưởng của các nước vùng Vịnh. Các nước này có lợi ích chung trong việc kiểm soát Ai Cập, cũng như họ có lợi ích trong việc hủy diệt Iraq. Do đó, cần có một chương trình nghị sự chung để giải quyết các thách thức trước mắt, và nhất là một chương trình để thoát khỏi cái bẫy của chủ nghĩa tự do hóa nền kinh tế, khôi phục quyền lực của nhà nước và thiết lập các mối quan hệ quốc tế mới, chẳng hạn với những nựớc thuộc BRICS để thực hiện độc lập về chính trị và thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
- Hỏi: Như vậy, trong thế giới Arập, phải lựa chọn hoặc lực lượng Hồi giáo hoặc quân đội?
- Trả lời: Đúng trong ngắn hạn, cho dù đây là sự lựa chọn khó khăn. Đó là trường hợp ở Algeria, tại đây quân đội đã lật đổ Mặt trận Cứu nguy Hồi giáo sau cuộc bầu cử quốc hội năm 1992. Chúng ta đã thấy điều này và hiện điều này đang diễn ra ở Syria. Và bây giờ ở Ai Cập. Lý do chỉ đơn giản là phong trào dân chủ và nhân dân, mặc dù có sức mạnh của khoảng 33 triệu người biểu tình ngày 30/6 nhưng vẫn còn chia rẽ và không thể đáp ứng các yêu cầu để cùng nhau xây dựng một tiến trình chuyển tiếp.
*
* *
Trong hai ngày 13 và 14/7/2013, khách
sạn Holiday Inn, gần sân bay Ataturk tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), đã đăng
cai một hội nghị của tổ chức quốc tế của Anh em Hồi giáo. Cuộc họp diễn
ra trong bối cảnh: Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi bị lật đổ và sau đó
là sự sụp đổ của chính quyền Anh em Hồi giáo tại Ai Cập, nhánh chính
của hiệp hội – sự kiện này có lẽ chỉ có các quan chức có liên quan và
một số. chuyên gia quan tâm. Tuy nhiên, các cuộc họp này được tổ chức
thường lệ từ 3 đến 6 tháng, tại cùng một thành phố.Ý nghĩa quan trọng của cuộc họp này là việc lựa chọn Istanbul là “thủ đô của Caliphate (vương quốc Hồi giáo) trong sự mong muốn của chúng ta, vương quốc mà chúng ta hy vọng phục hồi trong thời gian tới” như lời Ahmed Abdel Ati, một quan chức cấp cao của tổ chức quốc tế, đã nói trong năm 2007. Cuộc họp này còn phản ánh chính sách thận trọng của Anh em Hồi giáo. Bị tổn thương trong gần một thế kỷ của sự đàn áp, họ gặp nhau tại những địa điểm (thường là Istanbul, nếu không sẽ là Khartum, Mecca, London hay Cairo dưới thời Morsi) dễ dàng phân tán với sân bay quốc tế gần đó, trong trường hợp khẩn cấp. Khi nhận thấy sự có mặt của các nhà báo tại cuộc họp, Rached Ghannouchi, lãnh tụ của Đảng Ennahda ở Tunisia và có thể trở thành “ông chủ” mới của tổ chức quốc tế này, ngay lập tức đã quay về thủ đô Tunis, với lý do chỉ đến thăm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể, ông ta muốn che giấu lý do thực sự cho sự hiện diện và trọng trách quan trọng của mình.
Các cuộc tham vấn cũng nhằm tâp trung và phối hợp các chính sách, xây dựng các phương pháp tiếp cận chung cho tất cả các tố chức thành viên và để dung hòa sự khác biệt nẩy sinh một cách tự nhiên giữa họ. Các tổ chức này trên thực tế đã có nhiều chủ trương và lợi ích khác nhau, đôi khi mâu thuẫn với nhau do sự phát triển và phân tán của họ về địa lý. Liên Hồi giáo là dự án xuyên quốc gia vì những mâu thuẫn nổi lên liên tục và cần được giải quyết. Một vài ví dụ minh họa. Trong cuộc xâm lược Kuwait của Iraq vào năm 1991, trái ngược với phần lớn các thành viên của tổ chức, Anh em Hồi giáo của Iraq ủng hộ quan điểm của Saddam Hussein. Như Hamas, nhánh Palestine của Anh em Hồi giáo, đã chung sống nhiều năm, cho đến giữa năm 2011, với chế độ đảng Baath Syria, ban lãnh đạo của họ được thành lập và được bảo vệ tại Damascus. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, những thành viên Syria của Anh em Hồi giáo đã bị chế độ đàn áp, đơn giản chỉ một việc gia nhập cũng đủ bị kết án tử hình về mặt pháp lý. Thậm chí, khó khăn hơn, đó là việc cân bằng trong nội bộ giữa sự cố chấp giáo phái của chủ nghĩa Sunni độc quyền với các tín đồ đạo Hồi cởi mở với tất cả người Hồi giáo. Môi một xung đột tiềm tàng này có thể phá vỡ sự thống nhất về bề mặt của tập hợp này. Nhưng với sự linh hoạt cũng như sự ổn định của nó, bộ máy quốc tế của Anh em Hồi giáo đã vượt qua được những khó khăn này nhờ sự “giúp đỡ” vô tình của việc Anh em Hồi giáo bị phủ nhận và đàn áp. Nói cách khác, kẻ thù mạnh giúp họ siết chặt hàng ngũ.
Phương thức hoạt động
Tổ chức quổc tế của Anh em Hồi giáo hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám sát được hỗ trợ bởi một Tổng thư ký và một văn phòng hướng dẫn, trực thuộc một Hội đồng cố vấn. Tổ chức quốc tế này có cơ cấu giống và phụ thuộc một phần vào tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập. Mahdi ’Akef, lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo tại Ai Gập, đã mô tả vào năm 2009 việc phân chia trách nhiệm trong tổ chức quốc tế này. Văn phòng hướng dẫn có 8 người Ai Cập và 5 người không phải Ai Cập và Hội đồng cố vấn bầu ra Tổng giám sát. Hội đồng này gồm 90 người thường trú tại Ai Cập và 40 người khác ở ngoài Ai Cập. Mặc dù Tổng giám sát không phải là người Ai Cập (trước đây là người Syria), nhưng người Ai Cập lại chiếm đa số trong ban lãnh đạo. Hơn thế nữa, mọi thành viên của Anh em Hồi giáo đều phải thề trung thành với lãnh tụ tối cao, người duy nhất mang danh hiệu này, trong khi thực hiện quy tăc “Lăng nghe và vâng lời”. Quy tắc này ít nhất có hai lý do. Một mặt, quyền lực trên lý thuyết này bị giới hạn bởi thực tế ở nước ngoài và khó khăn trong việc áp đặt các quyết định từ xa và không có phương tiện thực hiện cưỡng chế. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng hai trong số các lãnh tụ tinh thần tối cao gần đây (Moustafa Machhour 1996-2002 và Mehdi’Akef, 2004-2010) đã trực tiếp tham gia vào đời sống của tổ chức quốc tế trong những năm tháng sống lưu vong và họ đã đóng góp cho sự phát triển, đặc biệt là ở Munich CHLB Đức. Hiện nay, việc quản lý Anh em Hồi giáo Ai Cập đặt dưới sự giám sát của tổ chức quốc tế, một sự thay đổi ấn tượng sau khi những người biểu tình xông vào trụ sở chính của Anh em Hồi giáo tại quận Mokattam (ngoại ô Cairo) ngày 1/7/2013 và thu giữ một số hồ sơ cua họ. Tổ chức quốc tế đã giao lại việc này cho Tổng giám sát của Jordan, Hammam Said. Thông tin về cơ cấu nội bộ với tên gọi và trách nhiệm của một số thành viên nổi bật của tổ chức quốc tế nằm rải rác ở nhiêu nguồn. Những nguồn thông tin mới được tiếp cận sau khi một số thành viên của Anh em Hồi giáo bị xét xử và kết án vì những cáo buộc đe dọa trật tự an ninh tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Một bao mạng của UAE, dường như được cơ quan tình báo của nước này cung cấp tài liệu, đã tiết lộ một số thông tin về tổ chức quốc tế này. Những thông tin nay có sự chồng chéo với những thông tin do báo mạng của Mỹ “The Global Muslim Brotherhood Daily Report” và các ấn phẩm khác cung cấp.
Cơ cấu tổ chức
Ở cấp độ thứ nhất, tổ chức quốc tế của Anh em Hồi giáo tập hợp phong trào Hồi giáo hiện nay ở các nước Hồi giáo (ngoại trừ những nước vùng Vịnh). Họ được chia thành bốn vùng: thế giới Arập, Trung Á, Đông Nam Á, châu Phi. Ở cấp độ thứ hai, Anh em Hồi giáo hiện diện tại các nước vùng Vịnh (có lẽ ngoại trừ Kuwait) được đặt dưới quyền trực tiếp của Ban liên lạc quốc tế và Văn phòng hướng dẫn Ai Cập. Vì hai lý do: thứ nhất, vai trò là người sáng lập lịch sử của Anh em Hồi giáo Ai Cập – những người nhập cư trong khu vực và là nguồn gốc của việc thành lập các chi nhánh địa phương, mặt khác, sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ những quốc gia vùng Vịnh này cho toàn bộ Anh em Hồi giáo, ở cấp độ thứ ba là các tổ chức xuyên quốc gia hơặc quốc gia hoạt động tại các nước phi Hôi giáo ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi. Các tổ chức này liên kết theo khu vực hoặc mối quan hệ mà đứng đầu là Liên minh các tổ chức Hồi giáo, cùng với Liên minh các tổ chức Hôi giáo ở châu Âu, Liên minh các tổ chức Hồi giáo ở Mỹ và các liên minh khác như Hội đồng giáo chủ châu Âu, Hội sinh viên, Hội hàn lâm, Liên minh phụ nữ Hồi giáo… Cuối cùng, một bộ phận đặc biệt của ban liên lạc quốc tế chịu trách nhiệm tuyển dụng các tín đồ mới để mở rộng các cơ sở của tổ chức trên toàn thế giới. Đặc biệt, “các phái viên” của bộ phận này tìm cách tuyển mộ sinh viên nước ngoài của Đại học Hồi giáo Al-Azhar ở Ai Cập, những người này được kêu gọi trở về đất nước của họ. Mỗi một cấp độ cử một hoặc nhiều đại biểu bên cạnh tổ chức quốc tế. Họ có vị trí tại Hội đồng cố vấn hoặc văn phòng hướng dẫn, trong khi vẫn giữ trọng trách ban đầu của họ tại phong trào hay hiệp hội. Vì vậy, họ giống như một băng chuyền và có quyền lực theo cả hai đầu. Tất cả đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của ban liên lạc quốc tế, bản thân ban này chịu sự kiểm soát của văn phòng hướng dẫn Ai Cập. Bổ sung thêm cho tất cả điều này là phong trào rộng lớn xuất phát từ Anh em Hồi giáo: Salafi Takfiri, chiến binh thánh chiến, ly khai đã bị phá vỡ trong khi duy trì khuôn khổ và hệ tư tưởng, tri thức chính thống độc lập… Mặc dù tách ra từ Anh em Hồi giáo, họ được đánh dấu bởi nguồn gốc của họ và văn hóa được hình thành trong lòng họ. Tất cả các cá nhân và những tập hợp này rất nhậy cảm với những khẩu hiệu và hành động của tổ chức quốc tế. Họ thường giúp đỡ tổ chức vào những thời điểm quan trọng, đôi khi được chỉ đạo bằng những hoạt động ngầm.
Điểm mạnh và yếu
Quy mô, phạm vi và tính đa dạng của tổ chức quốc tế của Anh em Hồi giáo rất ấn tượng bởi cấu trúc giàn giáo này, thêm vào đó là các mối quan hệ không chính thức, thông đồng ngầm và liên minh theo hoàn cảnh hoặc thắt nút ở nơi này và nơi khác. Phân cực bởi mục tiêu khôi phục lại một xã hội với các giá trị Hồi giáo theo mô hình một vương quốc Hồi giáo, Anh em Hồi giáo quốc tế biết mình muốn gì và đi về đâu. Việc tập trung quyền lực theo kiểu kim tự tháp trong tay một thiểu số (xuất phát từ văn phòng hướng dẫn của Ai Cập) góp phần tạo cho Anh em Hôi giáo một lực lượng lớn hơn. Tuy nhiên, một vấn đề là ở chỗ: “kim tự tháp” đó đang đảo ngược. Nếu nó bị tấn công, toàn bộ hệ thống sẽ rung chuyển. Giống như những gì đã xẩy ra với sự kết thúc của Liên Xô cũ, sự sụp đổ cuối cùng của Anh em Hồi giáo Ai Cập có thể dẫn đến thất bại của dự án, ít nhất là dưới hình thức hiện tại của nó. Ngoài ra, bởi vì đạo Hồi trong nhiều năm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều quốc gia, sự sụp đổ của chính quyền Morsi tại Ai Cập và cuộc đấu tranh quyền lực còn kéo dài tại đây sẽ quyết định tương lai của thế giới./.
“Nếu không rà soát, 31.000 tỉ đồng sẽ vào túi ai?”
Rất nhiều công trình xây xong bỏ hoang. Ảnh TL |
Sáng nay 1/11, Quốc hội ghi nhận nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn từ các
đại biểu về nhiều vấn đề quan trọng trong báo cáo của Chính phủ và vai
trò giám sát, trách nhiệm của Quốc hội.
“Không bấm nút thì không được, bấm nút thì áy náy”
Đại biểu Hà Nội Bùi Thị An: “Bộ Giao thông tiết kiệm được 19.000 tỉ
đồng, 11 bộ ngành khác rà soát tiết kiệm được 12.000 tỉ. Nếu không có rà
soát, 31.000 tỉ này sẽ vào túi ai, quan tham hay lợi ích nhóm?”. Ảnh:
Ngọc Thắng.
Nói về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, Đại biểu (ĐB) Bùi Thị An
(Hà Nội) đề nghị cần phân tích rõ, nhất là nguyên nhân chủ quan của
những tồn tại trong thời gian qua. Bà cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm
ẩn trong nợ và đề nghị Chính phủ công khai các khoản nợ.
Đưa ra con số 19.000 tỉ đồng tiết kiệm được sau khi rà soát các dự án
của Bộ Giao thông vận tải để chứng minh cho việc tham nhũng lãng phí
không giảm, bà An chất vấn:
“Bộ Giao thông tiết kiệm được 19.000 tỉ đồng, 11 bộ ngành khác rà soát
tiết kiệm được 12.000 tỉ. Nếu không có rà soát, 31.000 tỉ đồng này sẽ
vào túi ai, quan tham hay lợi ích nhóm?”
Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời gian tới, ĐB Bùi Thị An đề
nghị: “Rà soát lại toàn bộ quy hoạch, loại bỏ tư duy thành tích, tư duy
nhiệm kỳ; đồng ý bội chi nhưng phải chi hiệu quả và giám sát chặt chẽ;
đồng ý mức lạm phát dự kiến 7% nhưng phải nâng cao thu nhập tối thiểu
của người dân, đồng ý phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư cho phát
triển, đặc biệt là phát triển giao thông”.
Cuối bài phát biểu của mình, ĐB Bùi Thị An trăn trở: “Chính phủ phải làm
cho các đại biểu đồng thuận, thuyết phục trước mỗi quyết định bấm nút
đồng ý bởi có những khi đại biểu không bấm nút thì không được mà bấm nút
thì áy náy”.
Không đổ hết trách nhiệm cho Chính phủ
Đại biểu Dương Trung Quốc: “Cho dù những vụ việc này sắp được đưa ra
vành móng ngựa thì lòng tin của nhân dân đòi hỏi Quốc hội phải cẩn trọng
hơn nữa”. Ảnh: Ngọc Thắng
Bênh cạnh việc đánh giá những điểm được và chưa được trong Báo cáo của
Chính phủ, ở một góc nhìn khác, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) khẳng
định, Quốc hội quản lý ngân sách, quyết định thu chi đặc biệt và giám
sát việc thực thi của Chính phủ. “Chính phủ được giao chi tiêu theo luật
và chịu sự giám sát của Quốc hội. Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân. Chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội”, ĐB Quốc
nói.
Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Quốc hội giám sát không phải là để bó
tay Chính phủ, mà là ủng hộ Chính phủ bằng chính trách nhiệm của mình”.
Nhắc lại nhiều vụ thất thoát lớn trong thời gian gần đây, ĐB Dương Trung
Quốc cảnh báo: “Cho dù những vụ việc này sắp được đưa ra vành móng ngựa
thì lòng tin của nhân dân đòi hỏi Quốc hội phải cẩn trọng hơn nữa”.
Chương trình nghị sự sáng nay 1/11 của Quốc hội cũng ghi nhận nhiều ý
kiến đóng góp của các cử tri. Tổng kết lại 1,5 ngày thảo luận tại Hội
trường được tường thuật trực tiếp tới cử tri cả nước, Phó chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã có 64 ý kiến phát biểu, đóng góp của
các ĐB và ý kiến giải trình của 5 bộ trưởng.
Ngày mai, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện dự toán
ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán và phương án phân bổ ngân sách
trung ương năm 2014 và phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 2014 – 2016.
Tuấn Ngọc.(Một Thế giới)
Hàng loạt nhà ngoại cảm rởm bị công an “sờ gáy”
Dùng xương động vật, cài sẵn các lọ pê-ni-ci-lin có chứa các mảnh giấy
ghi tên người trong “mộ”…là chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất của các nhà
ngoại cảm rởm. Bất chấp mọi thủ đoạn, những kẻ này vì hám lợi đã trục
lợi trên niềm tin, nỗi đau của các gia đình liệt sĩ.
Ra tù …thành nhà ngoại cảm
Vụ việc Nguyễn Thanh Thúy (SN 1959) và vợ hờ là Mẫn Thị Duyên (SN 1962), ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ, theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) đã khiến nhiều người bàng hoàng.
Được biết, Thúy và Duyên từng có thời gian bóc lịch trong tù. Sau khi ra tù Thúy chính thức bước vào “nghề” tìm hài cốt liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”.
Chân dung “Cậu Thủy” (đeo kính, bìa phải) |
Trò bịp tạo mộ giả đã đem lại cho “cậu Thủy” những khoản tiền công hậu
hĩnh. Từ đó, đời sống vật chất của Thủy và vợ hờ cùng các “đồ đệ” khá
hẳn lên khi hắn vung tay mua xe hơi hạng sang, xây nhà cao tầng...
Vụ việc này đã khiến dư luận xã hội trở nên hoài nghi với nhiều dấu hỏi lớn về đội ngũ tự xưng là “nhà ngoại cảm” làm mưa làm gió trong nhiều năm qua.
Dùng xương động vật làm hài cốt liệt sĩ
Gia đình ông Nguyễn Đình Nhu, cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh), thân nhân của liệt sĩ Nguyễn Hữu Điền hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị, cũng bị “ăn quả lừa” tương tự từ nhà ngoại cảm rởm.
Ông Nhu được Đặng Xuân Ba (Nam Định) và Nguyễn Đình Mai (Lâm Đồng) nhận lời tìm giúp mộ em trai đã khuất. Nhờ sự chỉ dẫn của hai "nhà ngoại cảm”, gia đình ông Nhu đã nhanh chóng tìm thấy "mộ" liệt sĩ ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) qua lọ pê-ni-ci-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sĩ, kèm theo một ít xương được chôn trong “mộ”.
Sự việc diễn ra quá nhanh chóng khiến thân nhân các gia đình liệt sĩ đều tỏ ý nghi ngờ. Đoàn tìm mộ đã đề nghị ngừng đào và mời hai nhà ngoại cảm về cơ quan quân sự huyện để làm việc.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai thì phát hiện nhiều lọ pê-ni-ci-lin có chứa các mảnh giấy ghi tên người và nhiều túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn.
Với hành vi này, tháng 10/2006, Đặng Xuân Ba đã bị Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bắt về tội lừa đảo.
Trước đó, trong một cuộc quy tập hài cốt liệt sỹ hi sinh ở Bắc Kạn, một gia đình liệt sĩ cũng đã mắc phải mà lừa bịp của một nhà ngoại cảm tên Cường ở Phú Thọ. Sau khi “ăn” một số tiền không nhỏ từ gia đình liệt sỹ, “thầy” Cường đã sử dụng xương động vật giả làm xương liệt sỹ ở Bắc Kạn.
Rất may cơ quan chức năng đã điều tra và bắt quả tang, khiến nhà ngoại cảm bị truy tố trước pháp luật và chịu mức án 8 năm tù giam.
Màn kịch "nền nhà có mộ"
Nhà ngoại cảm tự xưng Dương Văn Lâm (41 tuổi, ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cũng bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc này đã khiến dư luận xã hội trở nên hoài nghi với nhiều dấu hỏi lớn về đội ngũ tự xưng là “nhà ngoại cảm” làm mưa làm gió trong nhiều năm qua.
Dùng xương động vật làm hài cốt liệt sĩ
Gia đình ông Nguyễn Đình Nhu, cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh), thân nhân của liệt sĩ Nguyễn Hữu Điền hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị, cũng bị “ăn quả lừa” tương tự từ nhà ngoại cảm rởm.
Ông Nhu được Đặng Xuân Ba (Nam Định) và Nguyễn Đình Mai (Lâm Đồng) nhận lời tìm giúp mộ em trai đã khuất. Nhờ sự chỉ dẫn của hai "nhà ngoại cảm”, gia đình ông Nhu đã nhanh chóng tìm thấy "mộ" liệt sĩ ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) qua lọ pê-ni-ci-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sĩ, kèm theo một ít xương được chôn trong “mộ”.
Sự việc diễn ra quá nhanh chóng khiến thân nhân các gia đình liệt sĩ đều tỏ ý nghi ngờ. Đoàn tìm mộ đã đề nghị ngừng đào và mời hai nhà ngoại cảm về cơ quan quân sự huyện để làm việc.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai thì phát hiện nhiều lọ pê-ni-ci-lin có chứa các mảnh giấy ghi tên người và nhiều túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn.
Với hành vi này, tháng 10/2006, Đặng Xuân Ba đã bị Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bắt về tội lừa đảo.
Trước đó, trong một cuộc quy tập hài cốt liệt sỹ hi sinh ở Bắc Kạn, một gia đình liệt sĩ cũng đã mắc phải mà lừa bịp của một nhà ngoại cảm tên Cường ở Phú Thọ. Sau khi “ăn” một số tiền không nhỏ từ gia đình liệt sỹ, “thầy” Cường đã sử dụng xương động vật giả làm xương liệt sỹ ở Bắc Kạn.
Rất may cơ quan chức năng đã điều tra và bắt quả tang, khiến nhà ngoại cảm bị truy tố trước pháp luật và chịu mức án 8 năm tù giam.
Màn kịch "nền nhà có mộ"
Nhà ngoại cảm tự xưng Dương Văn Lâm (41 tuổi, ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cũng bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Dương Văn Lâm tại cơ quan công an (Ảnh: Công an nhân dân) |
Bằng cách đóng giả làm nhà ngoại cảm đi tìm mộ, Lâm đã “phán” trong nhà
anh Huỳnh Hữu Huynh ở TP Buôn Ma Thuột có 2 bộ hài cốt vô danh và căn
nhà bên cạnh của bà Đặng Thị Hằng, mẹ ruột của anh Huynh, có đến… 8 bộ
hài cốt.
Hắn yêu cầu chủ nhà tiến hành đào mộ với chi phí 1 triệu/bộ hài cốt. Trong lúc đào nền nhà, Lâm đã dùng vài mảnh xương vỡ vụn để lừa chủ nhà. Ngờ rằng có dấu hiệu lừa đảo, gia đình anh Huynh đã báo ngay cho Công an TP Buôn Ma Thuột.
Tại cơ quan Công an, kiểm tra "thầy" Dương Văn Lâm, cơ quan chức năng phát hiện một gói các mảnh xương nhỏ được bọc trong túi nilon.
Bước đầu, Lâm khai nhận, trước đây, có đi làm nghề bốc hài cốt thuê cho các công trường giải tỏa mặt bằng ở Đà Nẵng, trong những lần bốc mộ này, Lâm đã lén lút thu lượm những mảnh xương vụn đem về cất giấu rồi đem lên Đắk Lắk tìm cách lừa nhiều gia đình “nhẹ dạ cả tin”.
Bỏ mạng vì tin “thầy” ngoại cảm
Trong thời gian qua, đã có nhiều trường hợp việc tin "thầy" ngoại cảm dẫn tới hậu quả thân chủ bị tâm thần, suy sụp hoặc nghiêm trọng hơn là khiến nạn nhân tử vong.
Hắn yêu cầu chủ nhà tiến hành đào mộ với chi phí 1 triệu/bộ hài cốt. Trong lúc đào nền nhà, Lâm đã dùng vài mảnh xương vỡ vụn để lừa chủ nhà. Ngờ rằng có dấu hiệu lừa đảo, gia đình anh Huynh đã báo ngay cho Công an TP Buôn Ma Thuột.
Tại cơ quan Công an, kiểm tra "thầy" Dương Văn Lâm, cơ quan chức năng phát hiện một gói các mảnh xương nhỏ được bọc trong túi nilon.
Bước đầu, Lâm khai nhận, trước đây, có đi làm nghề bốc hài cốt thuê cho các công trường giải tỏa mặt bằng ở Đà Nẵng, trong những lần bốc mộ này, Lâm đã lén lút thu lượm những mảnh xương vụn đem về cất giấu rồi đem lên Đắk Lắk tìm cách lừa nhiều gia đình “nhẹ dạ cả tin”.
Bỏ mạng vì tin “thầy” ngoại cảm
Trong thời gian qua, đã có nhiều trường hợp việc tin "thầy" ngoại cảm dẫn tới hậu quả thân chủ bị tâm thần, suy sụp hoặc nghiêm trọng hơn là khiến nạn nhân tử vong.
"Thầy" Nguyễn Văn Thạo (Ảnh: An ninh thủ đô) |
Tháng 3/2012, tại Bắc Giang cũng xảy ra một vụ việc làm dư luận phẫn nộ.
Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Bính (ở xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc
Giang), chị Bính đã đến nhà "thầy" Nguyễn Văn Thạo (huyện Hiệp Hòa) đặt
lễ để nhờ tìm mộ người thân của mình.
Gọi hồn người đã khuất mãi không được, "thầy" Thạo bắt chị Bính ngồi,
lấy cành dâu quất vào người chị để... xua đuổi ma quỷ. Việc làm này đã
khiến chị Bính tử vong ngay sau đó, "thầy" Thạo thì bị cơ quan công an
bắt giữ vì tội danh hoạt động mê tín dị đoan.
Cũng như chị Bính, chị Cấn Thị Lâm (SN 1986, xã Phụng Thượng, huyện Phúc
Thọ, Hà Nội) cũng tử vong sau khi đến gặp và “uống nước thánh” của nhà
ngoại cảm tên là Hoàng Thị Hồng (xã Châu Sơn, Duy Tiên, Hà Nam).
"Nhà ngoại cảm" Hồng tên thật là Nguyễn Thị Thành. Từ khi bị “nhập”, bà
Thành luôn nhận mình là anh Hồng và hành nghề tìm hài cốt .Vụ việc này
gây xôn xao dư luận trong thời gian dài tại huyện Phúc Thọ
Nhà ngoại cảm mê đỏ đen
Một nhà ngoại cảm khác rơi vào vòng lao lý là Nguyễn Văn Lành (SN 1965, ở Lê Chân, Hải Phòng).
Tin “thầy” Lành có khả năng giúp nhiều nhà tìm thấy mồ mả ông bà tổ tiên
chẳng mấy chốc lan khắp huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) khiến nhiều gia đình
không ngại tốn kém quyết tâm nhờ cậy được “thầy”. Việc tâm linh chẳng ai
ra giá, nhưng thông thường mỗi gia đình tìm mộ xong cũng “hậu tạ”
khoảng 10 triệu đồng.
Chiêu thức lừa đảo của Lành khá tinh vi, lúc tìm mộ, Lành yêu cầu gia
đình chỉ được thắp nến, không cho bật điện và các gia đình ở xa không
được đến gần thầy khi làm lễ.
Khi đào lên tìm được “tiểu”, không được mở nắp mà cho ngay vào quan,
quách ngay, tuyệt đối không được mở ra, sẽ “phạm” vấn đề tâm linh. Cách
tìm mộ đầy bí hiểm này khiến không ít người nghi ngờ.
Tại cơ quan công an, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Lành thừa
nhận là đối tượng lang thang, chuyên cờ bạc nên dùng thủ đoạn tâm linh
tìm mộ để kiếm tiền dốc vào thói ham mê đỏ đen.
Lê Lan (Tổng hợp)
(VNN)
Nguyên thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm – “Họ lợi dụng vốn của xã hội để phục vụ lợi ích cá nhân”
“Ngân hàng có những khiếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập
ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn
của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân…”.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm – Nguyên thống đốc NHNN
chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội
sáng 31/10 về vấn đề chủ trương tái cơ cấu hiện nay.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp sáng 31/10. Ảnh ND |
Ông Kiêm nói: trong thời gian qua, các
tập đoàn nhà nước đã phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, tính hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý tài chính, cũng như hiệu
quả kinh tế có những cái không đáp ứng yêu cầu. Thậm chí có những đơn vị
còn làm tổn hại cho nền kinh tế, ví dụ như trường hợp Vinalines,
Vinashin.
Những tập đoàn này trước đây chúng ta tái cơ cấu theo nguyên tắc gộp lại thôi. Giờ phải tách ra rõ ràng, vì khâu thí điểm trước đây ta chưa làm chặt chẽ.
Bên cạnh đó tính liên kết ở đây không cao, khả năng phát triển theo quy luật kinh tế không nhiều.
Bối cảnh đó, bây giờ chúng ta phải sắp xếp lại các tập đoàn. Làm thế nào cho nó phát triển đúng quy luật kinh tế, phát huy được tiềm năng, có sự liên kết với nhau và có thể khắc phục được những tồn tại, khiếm khuyết do chúng ta quản lý yếu kém và làm chưa đúng.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, mà NHTM là trọng tâm, thời gian qua đã phát triển quá nhanh. Điều kiện đảm bảo cho quản lý về vốn chưa chặt chẽ nên xảy ra một số NH kém hiệu quả, hoặc đe dọa an ninh kinh tế, hoặc gây khó khăn cho thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy chúng ta phải sắp xếp lại.
Các ngân hàng (NH) đang bị thiếu hiệu quả, mất thanh khoản và có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế chúng ta cần tập trung ưu tiên sắp xếp lại NH yếu kém, sau đó cần phải sắp xếp cả hệ thống NH.
- Lâu nay DNNN đã bị gắn với các đánh giá hoạt động thiếu hiệu quả, tiếp cận nguồn tài nguyên rất lớn, tiêu tiền "khủng". Vậy theo ông việc sắp xếp phải thế nào để khắc phục những “bệnh” này?
Cái lớn nhất là chúng ta phải tạo nên một thể chế, quy luật bình đẳng. DN nhà nước cũng như DN bình thường vẫn phải đảm bảo sức cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả.
Như vậy bây giờ cần phải cắt những khoản ưu tiên, ưu đãi không hợp lý đang tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Bên cạnh đó cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong hệ thống DN này, và thước đo của nó chính là hiệu quả kinh tế, sự đóng góp cũng như hiệu quả của đồng vốn, chi phí, sức cạnh tranh.
Trong chủ trương tái cấu trúc lần này có yếu tố nào đảm bảo được những yếu tố đó chưa?
Trong tất cả các hệ thống chính sách điều hành đều phải gắn được với những nội dung ấy.
Theo ông nguồn vốn hiện nay đã phân bổ hợp lý chưa? Nếu chưa chúng ta sẽ phải làm thế nào để giải được bài toán đó?
Phân bổ nguồn vốn hiện nay chưa hợp lý. Có những chỗ chưa hiệu quả lại chưa đưa vốn đến được, ngược lại có chỗ chưa hiệu quả thì ta lại đưa vốn vào, dẫn đến vốn lãng phí.
- Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nói rằng, vấn đề thiết yếu của Việt Nam hiện nay là phải thực hiện cải cách thể chế về kinh tế, nếu không thì sẽ bị tụt hậu so với Lào và Campuchia. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Đúng như vậy. Vì động lực và niềm tin của nền kinh tế chúng ta còn đang yếu.
Như vậy chúng ta phải cải cách, đổi mới nền kinh tế mạnh mẽ và triệt để hơn, tạo nên động lực, niềm tin, làm thay đổi mạnh mẽ quyết liệt hơn như thời kỳ chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập.
Nếu chúng ta cứ thực hiện kiểu bao cấp, mệnh lệnh, xin cho thì chắc chắn tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của ta vẫn bị thụt lùi.
- Trong khi nguôn vốn còn có hạn nhưng lại xuất hiện quá nhiều ngân hàng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy, và việc giải quyết sẽ thế nào, thưa ông?
Cái này báo cáo của Chính phủ đã nói rồi, là thời gian qua NH phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, chất lượng một số NH chưa đảm bảo làm méo mó thị trường tài chính tiền tệ, tạo ra sự ganh đua không hợp lý, như mặt bằng lãi suất, gây rủi ro cho các NH yếu kém, và gây rủi ro cho nền kinh kế, cho DN cũng như cho cả hệ thống NH.
NH có những khuyếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân, không an toàn, làm cho nguồn vốn không vào đúng chỗ, tạo nên lợi ích cục bộ… Những cái này làm cho bản thân NH rất gay go.
Với NH cần phải thực hiện sở hữu chéo. Nếu không vì lợi ích cục bộ, thì có thể khai thác mặt tích cực của nó.
- Xin cảm ơn ông!
Những tập đoàn này trước đây chúng ta tái cơ cấu theo nguyên tắc gộp lại thôi. Giờ phải tách ra rõ ràng, vì khâu thí điểm trước đây ta chưa làm chặt chẽ.
Bên cạnh đó tính liên kết ở đây không cao, khả năng phát triển theo quy luật kinh tế không nhiều.
Bối cảnh đó, bây giờ chúng ta phải sắp xếp lại các tập đoàn. Làm thế nào cho nó phát triển đúng quy luật kinh tế, phát huy được tiềm năng, có sự liên kết với nhau và có thể khắc phục được những tồn tại, khiếm khuyết do chúng ta quản lý yếu kém và làm chưa đúng.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, mà NHTM là trọng tâm, thời gian qua đã phát triển quá nhanh. Điều kiện đảm bảo cho quản lý về vốn chưa chặt chẽ nên xảy ra một số NH kém hiệu quả, hoặc đe dọa an ninh kinh tế, hoặc gây khó khăn cho thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy chúng ta phải sắp xếp lại.
Các ngân hàng (NH) đang bị thiếu hiệu quả, mất thanh khoản và có thể dẫn đến đổ vỡ. Vì thế chúng ta cần tập trung ưu tiên sắp xếp lại NH yếu kém, sau đó cần phải sắp xếp cả hệ thống NH.
- Lâu nay DNNN đã bị gắn với các đánh giá hoạt động thiếu hiệu quả, tiếp cận nguồn tài nguyên rất lớn, tiêu tiền "khủng". Vậy theo ông việc sắp xếp phải thế nào để khắc phục những “bệnh” này?
Cái lớn nhất là chúng ta phải tạo nên một thể chế, quy luật bình đẳng. DN nhà nước cũng như DN bình thường vẫn phải đảm bảo sức cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả.
Như vậy bây giờ cần phải cắt những khoản ưu tiên, ưu đãi không hợp lý đang tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Bên cạnh đó cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong hệ thống DN này, và thước đo của nó chính là hiệu quả kinh tế, sự đóng góp cũng như hiệu quả của đồng vốn, chi phí, sức cạnh tranh.
Trong chủ trương tái cấu trúc lần này có yếu tố nào đảm bảo được những yếu tố đó chưa?
Trong tất cả các hệ thống chính sách điều hành đều phải gắn được với những nội dung ấy.
Theo ông nguồn vốn hiện nay đã phân bổ hợp lý chưa? Nếu chưa chúng ta sẽ phải làm thế nào để giải được bài toán đó?
Phân bổ nguồn vốn hiện nay chưa hợp lý. Có những chỗ chưa hiệu quả lại chưa đưa vốn đến được, ngược lại có chỗ chưa hiệu quả thì ta lại đưa vốn vào, dẫn đến vốn lãng phí.
- Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh nói rằng, vấn đề thiết yếu của Việt Nam hiện nay là phải thực hiện cải cách thể chế về kinh tế, nếu không thì sẽ bị tụt hậu so với Lào và Campuchia. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Đúng như vậy. Vì động lực và niềm tin của nền kinh tế chúng ta còn đang yếu.
Như vậy chúng ta phải cải cách, đổi mới nền kinh tế mạnh mẽ và triệt để hơn, tạo nên động lực, niềm tin, làm thay đổi mạnh mẽ quyết liệt hơn như thời kỳ chúng ta thực hiện đổi mới và hội nhập.
Nếu chúng ta cứ thực hiện kiểu bao cấp, mệnh lệnh, xin cho thì chắc chắn tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của ta vẫn bị thụt lùi.
- Trong khi nguôn vốn còn có hạn nhưng lại xuất hiện quá nhiều ngân hàng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy, và việc giải quyết sẽ thế nào, thưa ông?
Cái này báo cáo của Chính phủ đã nói rồi, là thời gian qua NH phát triển quá nhanh, chưa được chuẩn bị, chất lượng một số NH chưa đảm bảo làm méo mó thị trường tài chính tiền tệ, tạo ra sự ganh đua không hợp lý, như mặt bằng lãi suất, gây rủi ro cho các NH yếu kém, và gây rủi ro cho nền kinh kế, cho DN cũng như cho cả hệ thống NH.
NH có những khuyếm khuyết trong sở hữu chéo. Người ta thành lập ra công ty con, rồi vay lẫn nhau. Sự thực thì họ đã lợi dụng nguồn vốn của xã hội để phục vụ cho lợi ích cá nhân, không an toàn, làm cho nguồn vốn không vào đúng chỗ, tạo nên lợi ích cục bộ… Những cái này làm cho bản thân NH rất gay go.
Với NH cần phải thực hiện sở hữu chéo. Nếu không vì lợi ích cục bộ, thì có thể khai thác mặt tích cực của nó.
- Xin cảm ơn ông!
(Infonet)
Yêu tổ quốc nhưng trước tiên phải yêu... bản thân
Do ảnh hưởng từ văn hóa của một xã hội phong kiến kéo dài, nên nhiều
người mỗi khi nhắc đến vấn đề "con người cá nhân" thường hay tránh né,
thậm chí kỳ thị.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 11/10/2013 có đăng bài viết của nhà văn Nguyễn
Quang Thân nhan đề "Biết yêu gia đình..." và bài trả lời phỏng vấn của
ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Ủy viên Ban chỉ
đạo đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục) nhan đề "Đổi mới GD
từ "yêu gia đình".
Nội dung chủ yếu của hai bài viết này đều xoay quanh vấn đề GD cho thế
hệ trẻ trước hết là tình "yêu gia đình". Đây cũng là vấn đề đã được
khẳng định trong phần "mục tiêu tổng quát" (điểm a) của "Đề án đổi mới
toàn diện nền GD..." do Bộ GD&ĐT soạn thảo. Theo đó, những người
soạn thảo đề án khẳng định rằng:
"Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ
quốc; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản
thân, sống tốt và làm việc hiệu quả - thực học, thực nghiệp; phát triển
tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; đóng góp tích cực vào sự phát triển
của đất nước;".
Trên tinh thần tôn trọng "sự khác biệt", trước hết chúng tôi khẳng định
vấn đề GD cho thế hệ trẻ biết "yêu thương gia đình" là đúng đắn, cần
thiết. Tuy vậy, chúng tôi mạo muội nghĩ rằng, mục tiêu của GD trước hết
là phải giúp cho những mầm non của đất nước ý thức được, nhận thức được
sự tồn tại của bản thân với tư cách là một cá nhân, cá thể độc lập trong
mối quan hệ với xã hội và cộng đồng.
Giáo dục trước hết phải giúp cho mỗi cá nhân biết yêu và sống có trách
nhiệmvới bảnthân mìnhsau đó mới tính đến những chuyện khác!?
Tại sao phải "yêu bản thân" mình?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, vấn đề "yêu bản thân" ở đây không
phải là sự cổ vũ cho lối sống cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Chỉ biết có mình
mà không biết đến cộng đồng và mọi người xung quanh; không quan tâm gì
đến xã hội hay rộng hơn là quê hương, đất nước.
"Yêu bản thân" mình ở đây cần được hiểu là sự tự ý thức, tự khám phá khả
năng, tiềm năng trong chính con người mình với tư cách là một cá thể
tồn tại độc lập. Một người mà không biết "yêu bảnthân" mình; không biết
thương mình; không hiểu mình là ai, đang ở đâu và đang làm gì, thì con
người ấy là một gánh nặng cho cộng đồng và xã hội.
Con người phải biết yêu bản thân mình? |
Không những vậy, một khi không biết "yêu bản thân" mình rất dễ đưa đến
sự vô trách nhiệm với bản thân. Mà một khi đã vô tráchnhiệmvới bản thân
thì khó có thể có trách nhiệm với người khác chứ đừng nói chi là với gia
đình, với Tổ quốc.
Trong ý nghĩa này, có thể nói, việc GD cho con người biết trước hết phải
yêu và sống có trách nhiệm với bản thân mình là vấnđề liên quan đến
phạm trù triết học về con người đã được rất nhiều triết gia, vĩ nhân
trên thế giới thừa nhận.
Theo đó GD phải hướng đến giải phóng cho con người cá nhân ra khỏi mọi
ràng buộc và định kiến ích kỷ và hẹp hòi. Giáo dục phải làm sao tạo ra
những con người tự do; giúp mỗi cá nhân ý thức về quyền và bổn phận của
họ trong cuộc đời. Trước hết là quyền được thừa nhận "cái tôi" và bổn
phận của nó đối với chính nó; sau đó là quyền và bổn phận của nó đối với
cộng đồng và xã hội... Đây mới thực sự là mục tiêu và sứ mệnh trước hết
của bất kỳ nền GD chân chính nào.
Thực lòng mà nói, ở xã hội ta hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được nhìn
nhận một cách nghiêm túc và đúng mức. Do ảnh hưởng từ văn hóa của một xã
hội phong kiến kéo dài, đặc biệt do sự ảnh hưởng từ hai cuộc chiến
tranh chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ trước, nên nhiều người mỗi khi nhắc
đến vấn đề "con người cá nhân" thường hay tránh né, thậm chí kỳ thị.
Theo đó, những người này chỉ chấp nhận, chỉ thừa nhận hay thậm chí tôn
thờ "chủ nghĩa tập thể", "chủ nghĩa cộng đồng", "chủ nghĩa... mình vì
mọi người"... mà thôi.
Đây là cách nhìn phiến diện nếu không muốn nói là sai lầm. Vì nếu chúng
ta biết rằng lịch sử phát triển nhân loại trên thế giới hiếm có thành
tựu hay chiến công nào được quyết định bởi "trí tuệ tập thể", bởi số
đông cả.
Như nhà bác học vĩ đại Einstein là"tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều
được tạo ra bởi một cá nhân trong sự phấn đấu tự do". Hay "chỉ cá thể
đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới cho xã
hội...". [1]
Ngoài ra, nói như nhà văn Ayn Rand trong tác phẩm The Foutainhead (Suối
nguồn) rất nổi tiếng là:"Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá
phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra
cái gì chứ không phải anh ta đã làm được hay không làm được gì cho người
khác. Không có gì thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có tiêu
chuẩn nào khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập." [2]
Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, nhiều người trong chúng ta lâu
nay hay nói rằng:"những tư tưởng lớn thường hay gặp nhau". Điều này đúng
không? Xin thưa là sai.
Thực ra, lịch sử nhân loại đã chứng minh, những bộ óc vĩ đại, những cá
nhân vĩ đại tư tưởng của họ chưa bao giờ gặp nhau. Vì sao như vậy? Vì
cuộc sống con người vốn đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Mỗi cá thể là một
sự độc lập và hoàn toàn khác biệt nên suy nghĩ và những đóng góp thông
qua lao động và sáng tạo của họ cũng sẽ khác biệt...
Chính điều này mới làm cho cuộc sống trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Vì
lẽ ấy mà tư tưởng của Phật đương nhiên sẽ khác với tư tưởng của Chúa,
Khổng tử khác với Lão tử, và hàng loạt triết gia khác như: Socracte,
Plato, Descartes, Hegel, Kant, Marx, Freud,... tư tưởng của họ cũng
không bao giờ "gặp nhau" (nếu gặp nhau thì người ta phân ra trường phái
này, trường phái nọ, học thuyết này, học thuyết kia làm gì...?)
Đến đây, có thể nói việc GD cho con người trước hết phải biết yêuvà có
trách nhiệm với bản thân mìnhlà vô cùng quan trọng và cần thiết. Làm
được điều này, là GD đã góp phần giúp mỗi cá nhân tự khám phá và hiểu
đầy đủ hơn những phẩm chất và giá trị của họ trong tư cách của một con
người.
Đó cũng là cách để GD góp phần mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi
cá nhân; trên cơ ấy, mỗi cá nhân sẽ có thêm động lực, sẽ ý thức hơn
trách nhiệm của mình từ đó sẽ tạo ra niềm vui mới cho cộng đồng và xã
hội.
Trong ý nghĩa này, mục tiêu của GD nói như nhà bác học Einstein là: "Mục
tiêu của nhà trường là đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy
nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của
cuộc đời"[3].
Không nên đổ lỗi cho thế hệ trẻ
Trở lại bài viết "Biết yêu gia đình..." của nhà văn Nguyễn Quang Thân
trên báo Tuổi trẻ,theo đó tác giả cho rằng: "Điều lạ lùng mà cũng là sự
thật là không ít người trong lớp trẻ ngày nay bỗng cảm thấy gia đình quá
chật chội, gia đình luôn mâu thuẫn với tuổi teen và khuynh hướng muốn
sớm thoát khỏi sự kiềm tỏa của gia đình càng sớm càng tốt.
Họ sớm yêu đương và cũng sớm chán gia đình. Họ muốn nương tựa vào bạn bè
hơn cha mẹ, muốn chìm đắm sâu vào thế giới ảo của các loại game độc
hại. Nói cách khác, gia đình không còn là tổ ấm đầy trìu mến khi gần và
thương nhớ khi xa. Tình yêu gia đình, nghĩa là tình yêu ông bà, bố mẹ,
anh chị em, họ hàng, rộng hơn chút là bà con quê hương lối xóm, dần phai
nhạt.
Những sợi dây trói tinh thần truyền thống xưa nay vẫn giữ chân tay những
thiên thần tuổi nhỏ thừa năng động và thiếu khôn ngoan, dễ bất trắc
trong quỹ đạo luân lý, đạo đức như danh dự gia đình, dòng họ đang bị đứt
từng mảng một..."
Phải thừa nhận vấn đề mà nhà văn Nguyễn Quang Thân đề cập là một thực tế
đang diễn ra trong xã hội ta hiện nay. Tuy nhiên, đi đến khẳng định
"gia đình không còn là tổ ấm đầy trìu mến khi gần và thương nhớ khi xa.
Tình yêu gia đình, nghĩa là tình yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ hàng,
rộng hơn chút là bà con quê hương lối xóm, dần phai nhạt" thì có gì đó
hơi chủ quan và phiến diện.
Bởi lẽ, một người trẻ nào đó có suy nghĩ thoát ly khỏi gia đình, "nương
tựa vào bạn bè hơn cha mẹ" để sống một cuộc sống tự lậpthì đó là quyền
cá nhân của họ, có gì là sai?Hơn nữa cũng không thể nói rằng ai đó
"thoát khỏi sự kiềm tỏa củagia đình" thì tình yêu của họ dành cho gia
đình sẽ phai nhạt hay thậm chí không còn nữa.
Ngoài ra cũng cần thấy rằng, sở dĩ giới trẻ hiện nay có xu hướng
muốn"thoát khỏisự kiềm tỏa gia đình"; hay cảm thấy gia đình là "chật
chội"... phần nhiều rơi vào trường hợp mà ở đó"gia đình không còn là tổ
ấm",không còn là "gia đình" với đúng nghĩacủa hai từ này nữa.
Nói cách khác, những gia đình mà phần nhiều cha mẹ suốt ngày chỉ lo làm
giàu, lo tính toán các mánh lới làm ăn. Hoặc là gia đình mà cha mẹ đã ly
tán, không quan tâm gì đến con cái. Hoặc những gia đình mà ông bà, cha
mẹ lúc nào cũng "độc quyền chân lý", mọi nhất cử nhất động của con cái
đều phải đặt dưới sự giám sát rất nghiêm ngặt và bảo thủ. Họ can thiệp
vào tất cả mọi vấn đề dù là nhỏ nhất của con cái...
Chính những việc làm này đã vô tình đã thủ tiêu quyền tự do cá nhân của
các bạn trẻ... Với những gia đình như vậy, thử hỏi những người trẻ "có
chán", có nên "thoát ly" không, có nên thông cảm cho họ không?
Một vấn đề nữa, nếu như chúng ta nhìn vấn đề này trong sự so sánh với
các nước tiên tiến trên thế giới (các nước phương Tây) sẽ thấy tại sao
những người trẻ ở đây có xu hướng "thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của gia
đình", thoát khỏi cha mẹ để sống một cuộc sống tự lập từ rất sớm? Tại
sao những bậc làm cha làm mẹ ở các nước ấy cũng không muốn con cái họ cứ
suốt ngày ru rú trong nhà?
Và đặc biệt họ ít khi quyết định thay hay can thiệp sâu vào cuộc sống
riêng tư khi con cái đến tuổi trưởng thành...? Câu trả lời là, ngoài
những yếu tố văn hóa bản địa thì vấn đề liên quan đến quyền tự do và vai
trò của con người cá nhân ở các nước ấy rất được coi trọng.
Như vậy có thể thấy, những vấn đề mà nhà văn Nguyễn Quang Thân nêu ra
trong bài viết trên nếu có đi chăng nữa thì suy cho lỗi này không phải
do những người trẻ không biết hay không còn yêugia đình mà là lỗi chung -
"lỗi hệ thống" của xã hội mà ở đó định kiến về quyền tự do cũng như vai
trò của con người cá nhân còn quá nặng nề; chưa được khơi thông, chưa
được giải phóng.
Qua đây, một lần nữa có thể nói, nếu như ngay từ đầu GD làm tốt sứ mệnh
giúp thế hệ trẻ trước hết biết yêu thương bản thân và sống có trách
nhiệm trước hết với cuộc đời mình thì cho dù sau này họ có sống ở môi
trường nào đi nữa cũng không có gì phải lo sợ. Và cũng không có gì phải
lo sợ cho tình yêu gia đình, tình yêu Tổ quốc của những người trẻ. Nếu
như GD làm tốt sứ mạng đánh thức giá trị của mỗi cá nhân; giúp mỗi cá
nhân nhận ra quyền và bổn phận làm người của họ trong cuộc đời.
Nguyễn Trọng Bình
-------------------------
Chú thích nguồn dẫn:
[1], [3]: "Albert. Einstein - Thế giới như tôi thấy". NXB Tri thức, 2011
[2]: Ayn Rand - The Fountainhead (Suối ngồn). Nhà xuất bản Trẻ, 2011
(Tuần VN)
Làm gì mà giẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy?
Vừa qua, sau khi nghe công ty Phan Thị, (TP/HCM) công bố dự án bộ truyện
tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mười tập, và tập đầu
đã được phát hành; thì ngay lập tức, giới truyền thông Trung Quốc, đã
có phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ, nhảy như “cào cào, châu chấu”, dẫy nẩy như
“đỉa phải vôi”, vậy.
Trước hết là những trang mạng báo “diều hâu” Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ.
Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunsi.com) ngày 1/10 giật tít bài:
“Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của
mình”; rồi vừa lo lắng và thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam
sẽ coi Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ, và họ giáo dục cho lớp
trẻ, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ”. Một báo mạng quân sự
khác (www.junshier.com) ngày 2/10, cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ, đã
viết: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng, biển Đông Trung Quốc
là của riêng họ”; vừa không thừa nhận cách gọi tên Hoàng Sa, Trường Sa,
và khẳng định, hai quần đảo này là của mình. Báo mạng truyện tranh Quốc
tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30/9, cũng đăng bài: “Việt Nam
xuất bản truyện tranh tuyên truyền chủ quyền từ với con nít”. Báo mạng
Nam Đô (nandu.oeeee.com) cũng ngày 30/9, đăng bài Việt Nam xuất bản:
“Thần Đồng Việt Nam…”, tuyên truyền rằng, Việt Nam là nước đầu tiên phát
hiện ra quần đảo Trường Sa. Một số báo mạng quân sự khác
(milytaly.china.com) ngày 30/9 cũng đăng bài: “Việt Nam dùng tryện tranh
“Thần Đồng Đất Việt…”, để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của
Trung Quốc v.v… Không chỉ báo mạng, mà cả các báo in giấy, của các cơ
quan báo lớn như Tân Hoa Xã, QGPND, cũng đăng bài, với lời lẽ gay gắt,
như Việt Nam dùng truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để gây hấn vấn đề
chủ quyền biển đảo Tây Sa, Nam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc - NV);
và cuối cùng, là những lời cảnh cáo, có ý đe dọa, như: “kết quả Việt Nam
đối chọi với Trung Quốc, sẽ là mất cơ hội phát triển đất nước lâu dài.”
Ngoài ra, còn nhiều báo mạng khác ở Trung Quốc lục địa; rồi truyền thông
Hồng Kông, Đài Loan, cũng đưa tin tương tự, tuy lời lẽ có ít gay gắt
hơn, về sự ra đời bộ truyện tranh, và đánh giá về tác động của nó đối
với chủ quyền ở hai quần đảo này. Nếu như gõ tám chữ “Thần Đồng Đất Việt
- Hoàng Sa - Trường Sa”, bằng tiếng Hoa, sẽ lập tức có ngay 54 nghìn
kết quả; hiện đang thu hút nhiều lời bình luận, trên nhiều diễn đàn lớn,
của nước này, như: tuku.milytary.china.com, foroom.china.com.cn,
tiexue.net, q.115.com,…
Vì sao một cuốn sách viết cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, mà họ gọi
có ý giễu cợt là “con nít”, với cái tên “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa -
Trường Sa”, mới phát hành, hệ thống truyền thông Trung Quốc đã phản ứng
rộng rãi và gay gắt như vậy? Trước hết, phải chăng từ bản chất của sự
việc quyết định; đó là Hoàng Sa, Trường Sa, thực tế là của Việt Nam; còn
họ dùng bạo lực, đi xâm lấn mà có, nên tâm lý thông thường là, đồ của
ăn cắp, ăn cướp được, cứ giữ riết khư khư, không muốn ai động đến, nhắc
đến. Vì vậy cũng dễ hiểu, khi bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt -
Hoàng Sa - Trường Sa” ra đời, như một luồng sáng sự thật, chiếu rọi vào
chỗ nhạy cảm, mưu đồ độc địa, đen tối, nên họ phản ứng dồn dập, quyết
liệt, giẫy nảy như “đỉa phải vôi”, vậy.
Còn đối với dư luận trong nước, đây là một tin rất đáng vui! Trong khi
chúng ta đang bế tắc, khủng hoảng việc dạy môn sử trong nhà trường; thì
sự ra đời dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường
Sa”, của công ty Phan Thị (TP/HCM), do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm giám đốc,
quả là một tín hiệu, một điểm sáng rất đáng hoan nghênh và trân trọng
biết bao? Bằng cách làm thông minh và sáng tạo này, bộ truyện tranh
“Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, truyền cho thế hệ trẻ hiểu
biết lịch sử về chủ quyền biển đảo của đất nước mình, bằng phương pháp
nhẹ nhàng mà hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi các cháu. Ta thử tính, số trẻ
từ 15 tuổi trở xuống hiện có khoảng 27 triệu em; là đối tượng độc giả
chủ yếu, là những công dân tương lai; các em được đọc tập truyện tranh
này, hiểu biết chủ quyền đất nước, phải chăng là niềm hy vọng tương lai
của dân tộc. Cho nên hệ thống truyền thông Trung Quốc mới nghe họ đã
nhạy cảm về dự báo tác động này, và đã mất bình tĩnh, có phản ứng dồn
dập, gay gắt, giẫy nẩy như “ĐỈA PHẢI VÔI”, là lẽ đương nhiên./.
Hữu Quả (Nhà báo - đã nghỉ hưu)(Quê Choa)
Hoa Kỳ, ASIAN và Trung Quốc
Những ai nghĩ rằng khái niệm “phạm vi ảnh hưởng” là một quan điểm đã
lỗi thời trong quan hệ quốc tế nên xem lại kỹ hơn chiến dịch ve vãn của
Trung Quốc đối với Đông nam Á. Tại hội nghị khu vực thường niên vừa qua ở
Brunei, Bắc Kinh đã chủ động thúc đẩy một thoả thuận để có được những
cuộc thảo luận thường xuyên giữa các bộ quốc phòng với Đông nam Á. Hiện
tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không hưởng ứng đề xuất
này. Nhưng chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ lời mời gọi trên.
Bất chấp hàng loạt yêu cầu từ Thủ tướng Lý Khắc Cường, bản tuyên bố của cuộc họp “ASEAN cộng Trung Quốc” chỉ “nhắc” qua đề nghị của Bắc Kinh. Nói thẳng ra là ASEAN đã không chấp nhận và cũng không phản đối lời kêu gọi của Bắc Kinh. Thực tế là vì những dị biệt lớn lao giữa các quốc gia thành viên trong việc chấp nhận một đường lối quốc phòng riêng với Trung Quốc. Nên nhớ là ASEAN đã đồng ý tổ chức một đối thoại quốc phòng “cộng một” tương tự với Hoa Kỳ. Đầu năm nay, các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN đã nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel để tham dự một cuộc họp chung tại Hawaii vào năm 2014.
Không gì ngạc nhiên khi ASEAN lại trở nên rụt rè trước việc đón nhận lời mời thảo luận quốc phòng của Trung Quốc, qua việc Bắc Kinh đang leo thang các tranh chấp lãnh hải với Việt Nam và Philippines. Các quốc gia Đông nam Á cũng tỏ vẻ nghi ngờ trước một đề xuất khác của Lý về một thoả ước Trung Quốc - ASEAN “Láng giềng hữu nghị và hợp tác nhằm củng cố nền tảng chính trị cho niềm tin cậy lẫn nhau”. Trông có vẻ như Trung Quốc đang nôn nóng bày tỏ rằng họ không là mối đe doạ đối với ASEAN và đưa ra dấu hiệu mong muốn có được một quan hệ đối tác toàn diện với khu vực này.
Một số người xem đề xuất trên là phản ứng đối với lời kêu gọi của Jakarta nhằm đạt được một hiệp ước hữu nghị và hợp tác Indo - Thái Bình Dương. Trong khi Jakarta muốn sát nhập quan hệ ASEAN với Trung Quốc vào một cơ cấu rộng hơn về quân bình khu vực, thì Bắc Kinh lại muốn có một lĩnh vực ảnh hưởng riêng biệt.
Chào bán xe lửa cao tốc
Thái độ miễn cưỡng hiện tại của ASEAN trong việc đón nhận Trung Quốc vào lĩnh vực quốc phòng đã không ngăn bước Lý trong việc phác thảo một đề xuất hoà nhập kinh tế sâu đậm hơn với Đông nam Á. Nếu quan hệ giữa hai bên trong mười năm qua được xem là thời kỳ vàng, Lý muốn mười năm tới sẽ là “thập kỷ kim cương.”
Sau hội nghị ASEAN, Lý đã đến Thái Lan để đề xướng tuyến đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Trong buổi khai trương khu trưng bày kỹ thuật đường ray cao tốc của Trung Quốc ở Bangkok, Lý đã kêu gọi việc mở rộng và hiện đại hoá các tuyến đường sắt trong khu vực.
Những thoả thuận trước đây giữa Bangkok và Bắc Kinh trong việc xây dựng các tuyến đường ray cao tốc giữa hai nước đã bị đình chỉ vì những tranh cãi tại Thái về giá thành dự án cao, phương pháp tài trợ và các tuyến đường được đề xuất. Việc vị thủ tướng Trung Quốc công khai ủng hộ dự án được cho là sẽ khiến Bangkok có được quyết định nhanh chóng để thi hành dự án.
Mỉm cười với Hà Nội
Trong khi củng cố quan hệ tốt đẹp với Thái Lan, Lý cũng đã có một nỗ lực táo bạo trong việc phục hồi mối quan hệ vốn căng thẳng với Việt Nam. Các tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực biển Đông đã sôi sục trong những năm qua.
Việt Nam đã tích cực tìm kiếm quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những quốc gia châu Á khác nhằm cân bằng người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Nếu thế hệ lãnh đạo trước ở Bắc Kinh từng khó chịu trước sự xấc láo của Hà Nội, thì giờ đây Trung Quốc lại xoay qua sử dụng chính sách “ngoại giao nụ cười”. “Bản hoà âm ngoại giao Trung - Việt đã nâng lên tầm cao mới,” cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã tuôn lời khi Lý đến thăm Hà Nội vào cuối tuần trước.
Lý đã ký kết một số các thoả thuận nhằm đẩy mạnh mối hợp tác song phương. Hai bên đã đồng ý tăng cường thương mại song phương lên đến mức 60 tỉ Mỹ kim vào năm 2015 và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực tài chính và cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng hơn nữa là quyết định thành lập một nhóm làm việc chung để cùng thăm dò và phát triển tài nguyên trong Vịnh Bắc Bộ trong khi hai bên tiếp tục thương lượng để đạt được một giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ.
Tại một cuộc họp báo chung ở Hà Nội, Lý đã tuyên bố rằng bất chấp những khác biệt hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều quyết tâm phát triển tính ổn định trên “Biển Nam Hải”. Đối tác của ông là Nguyễn Tấn Dũng đã không đồng thanh mấy khi ông lưu ý rằng hai bên đã thoả thuận giữ gìn hoà bình trên “Biển Đông”.
Hãy tạm thời đừng quan tâm đến những tên gọi khác nhau mà Lý và Dũng đã sử dụng để đề cập đến cùng một vùng biển đang bị tranh chấp, nhưng nên lưu ý đến việc những bậc thầy thực dụng ở Bắc Kinh và Hà Nội vờn nhau ra sao trong những tháng tới.
Bất chấp hàng loạt yêu cầu từ Thủ tướng Lý Khắc Cường, bản tuyên bố của cuộc họp “ASEAN cộng Trung Quốc” chỉ “nhắc” qua đề nghị của Bắc Kinh. Nói thẳng ra là ASEAN đã không chấp nhận và cũng không phản đối lời kêu gọi của Bắc Kinh. Thực tế là vì những dị biệt lớn lao giữa các quốc gia thành viên trong việc chấp nhận một đường lối quốc phòng riêng với Trung Quốc. Nên nhớ là ASEAN đã đồng ý tổ chức một đối thoại quốc phòng “cộng một” tương tự với Hoa Kỳ. Đầu năm nay, các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN đã nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel để tham dự một cuộc họp chung tại Hawaii vào năm 2014.
Không gì ngạc nhiên khi ASEAN lại trở nên rụt rè trước việc đón nhận lời mời thảo luận quốc phòng của Trung Quốc, qua việc Bắc Kinh đang leo thang các tranh chấp lãnh hải với Việt Nam và Philippines. Các quốc gia Đông nam Á cũng tỏ vẻ nghi ngờ trước một đề xuất khác của Lý về một thoả ước Trung Quốc - ASEAN “Láng giềng hữu nghị và hợp tác nhằm củng cố nền tảng chính trị cho niềm tin cậy lẫn nhau”. Trông có vẻ như Trung Quốc đang nôn nóng bày tỏ rằng họ không là mối đe doạ đối với ASEAN và đưa ra dấu hiệu mong muốn có được một quan hệ đối tác toàn diện với khu vực này.
Một số người xem đề xuất trên là phản ứng đối với lời kêu gọi của Jakarta nhằm đạt được một hiệp ước hữu nghị và hợp tác Indo - Thái Bình Dương. Trong khi Jakarta muốn sát nhập quan hệ ASEAN với Trung Quốc vào một cơ cấu rộng hơn về quân bình khu vực, thì Bắc Kinh lại muốn có một lĩnh vực ảnh hưởng riêng biệt.
Chào bán xe lửa cao tốc
Thái độ miễn cưỡng hiện tại của ASEAN trong việc đón nhận Trung Quốc vào lĩnh vực quốc phòng đã không ngăn bước Lý trong việc phác thảo một đề xuất hoà nhập kinh tế sâu đậm hơn với Đông nam Á. Nếu quan hệ giữa hai bên trong mười năm qua được xem là thời kỳ vàng, Lý muốn mười năm tới sẽ là “thập kỷ kim cương.”
Sau hội nghị ASEAN, Lý đã đến Thái Lan để đề xướng tuyến đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Trong buổi khai trương khu trưng bày kỹ thuật đường ray cao tốc của Trung Quốc ở Bangkok, Lý đã kêu gọi việc mở rộng và hiện đại hoá các tuyến đường sắt trong khu vực.
Những thoả thuận trước đây giữa Bangkok và Bắc Kinh trong việc xây dựng các tuyến đường ray cao tốc giữa hai nước đã bị đình chỉ vì những tranh cãi tại Thái về giá thành dự án cao, phương pháp tài trợ và các tuyến đường được đề xuất. Việc vị thủ tướng Trung Quốc công khai ủng hộ dự án được cho là sẽ khiến Bangkok có được quyết định nhanh chóng để thi hành dự án.
Mỉm cười với Hà Nội
Trong khi củng cố quan hệ tốt đẹp với Thái Lan, Lý cũng đã có một nỗ lực táo bạo trong việc phục hồi mối quan hệ vốn căng thẳng với Việt Nam. Các tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực biển Đông đã sôi sục trong những năm qua.
Việt Nam đã tích cực tìm kiếm quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những quốc gia châu Á khác nhằm cân bằng người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Nếu thế hệ lãnh đạo trước ở Bắc Kinh từng khó chịu trước sự xấc láo của Hà Nội, thì giờ đây Trung Quốc lại xoay qua sử dụng chính sách “ngoại giao nụ cười”. “Bản hoà âm ngoại giao Trung - Việt đã nâng lên tầm cao mới,” cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã tuôn lời khi Lý đến thăm Hà Nội vào cuối tuần trước.
Lý đã ký kết một số các thoả thuận nhằm đẩy mạnh mối hợp tác song phương. Hai bên đã đồng ý tăng cường thương mại song phương lên đến mức 60 tỉ Mỹ kim vào năm 2015 và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực tài chính và cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng hơn nữa là quyết định thành lập một nhóm làm việc chung để cùng thăm dò và phát triển tài nguyên trong Vịnh Bắc Bộ trong khi hai bên tiếp tục thương lượng để đạt được một giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ.
Tại một cuộc họp báo chung ở Hà Nội, Lý đã tuyên bố rằng bất chấp những khác biệt hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều quyết tâm phát triển tính ổn định trên “Biển Nam Hải”. Đối tác của ông là Nguyễn Tấn Dũng đã không đồng thanh mấy khi ông lưu ý rằng hai bên đã thoả thuận giữ gìn hoà bình trên “Biển Đông”.
Hãy tạm thời đừng quan tâm đến những tên gọi khác nhau mà Lý và Dũng đã sử dụng để đề cập đến cùng một vùng biển đang bị tranh chấp, nhưng nên lưu ý đến việc những bậc thầy thực dụng ở Bắc Kinh và Hà Nội vờn nhau ra sao trong những tháng tới.
Diên Vỹ chuyển ngữ
(Dân luận)
Đặng Huy Văn - Trên sông vắng, Trương Chi Cất tiếng hát
TRÊN SÔNG VẮNG, TRƯƠNG CHI CẤT TIẾNG HÁT
(Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của cố nhạc sĩ Văn Cao)
Trên sông vắng, Trương Chi cất tiếng hát
Xao xuyến lòng ai hằng đợi Suối Mơ
Để Lưu Nguyễn tới Thiên Thai lạc bước
Cung Đàn Xưa vang vọng đến bây giờ!
Người nhạc sĩ kiếm tiền không đủ sống
Bỗng có người nhờ viết Tiến Quân Ca
Để được nhận những bữa cơm cứu đói
Mắt trẻ thơ thúc nét nhạc vỡ oà! (1)
Rời Hà Nội lên đường đi kháng chiến
Từ Bến Xuân, Đàn Chim Việt tung trời
Dòng Sông Lô Trường Ca vang tiếng hát
Giữa Ngày Mùa đồng lúa chín vàng tươi!
Cùng Bắc Sơn mới ngày đầu khởi nghĩa
Quyết xứng danh là Chiến sĩ Việt Nam
Nhằm giành lại non sông từ tay giặc
Để Tiến Về Hà Nội của ngàn năm!
Vừa lập lại hoà bình chưa kịp sống
Thì hàng trăm cố vấn của Trung Hoa
Sang chỉ đạo cải cách khắp huyện tỉnh
Đã giết “nhầm” thêm vài vạn dân ta! (2)
Còn trái tim lẽ nào không đau đớn?
Nên Nhân Văn - Giai Phẩm đã ra đời (3)
Để gửi gắm những nỗi niềm oan khuất
Của biết bao người Đông Chí Của Tôi! (4)
“Phải tiêu diệt bọn Nhân Văn-Giai Phẩm!”
Cả Trường Chinh cùng Tố Hữu thét gào
“Bắt cải tạo, bỏ tù quân chống đảng!”
“Khai trừ ngay bè bạn của Văn Cao!”
Bị giam lỏng, bác âm thầm chịu đựng
Đời đói nghèo nước mắt nuốt buồn đau!
Như Trương Chi, trái tim hồng tinh khiết
Ngày biệt ly, bác dâng tặng đồng bào!
Nay Làng Tôi ruộng vườn “đầy tớ” cướp
Chốn Bồng Lai nhạc sĩ có biết rằng?
Chúng đang bán dần non sông biển đảo
Gò Đống Đa khóc gọi…Bạch Đằng Giang!(5)
Đã mười tám năm qua không còn bác
Nhưng những lời bác gửi gắm cháu con
Những tráng ca ngàn năm đời vẫn hát
Tới mai sau dẫu sông cạn, núi mòn!
Hà Nội, 1/11/2013
Đặng Huy Văn
Bài do tác giả gởi. VAOL biên tập và minh hoạ.
(1). Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca? - TIN VAN HOME PAGE - UNICODE ...
(2). Cải cách ruộng đất tại Miền Bắc VN (1954-1956) đã làm chết oan trên 2 vạn người.
(3). Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm – Wikipedia tiếng Việt
(4). BÀI THƠ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA VĂN CAO | Nhà thơ ...
(5).Trương Chi, Suối Mơ, Thiên Thai, Cung Đàn Xưa, Tiến Quân Ca, Bến Xuân, Đàn Chim Việt, Trường Ca Sông Lô, Ngày Mùa, Bắc Sơn, Chiến Sĩ Việt Nam, Tiến Về Hà Nội, Làng Tôi, Gò Đống Đa, Hò Kéo Gỗ Bạch Đằng Giang là tên một số ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, 1941-1954.
(Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của cố nhạc sĩ Văn Cao)
Trên sông vắng, Trương Chi cất tiếng hát
Xao xuyến lòng ai hằng đợi Suối Mơ
Để Lưu Nguyễn tới Thiên Thai lạc bước
Cung Đàn Xưa vang vọng đến bây giờ!
Người nhạc sĩ kiếm tiền không đủ sống
Bỗng có người nhờ viết Tiến Quân Ca
Để được nhận những bữa cơm cứu đói
Mắt trẻ thơ thúc nét nhạc vỡ oà! (1)
Rời Hà Nội lên đường đi kháng chiến
Từ Bến Xuân, Đàn Chim Việt tung trời
Dòng Sông Lô Trường Ca vang tiếng hát
Giữa Ngày Mùa đồng lúa chín vàng tươi!
Cùng Bắc Sơn mới ngày đầu khởi nghĩa
Quyết xứng danh là Chiến sĩ Việt Nam
Nhằm giành lại non sông từ tay giặc
Để Tiến Về Hà Nội của ngàn năm!
Vừa lập lại hoà bình chưa kịp sống
Thì hàng trăm cố vấn của Trung Hoa
Sang chỉ đạo cải cách khắp huyện tỉnh
Đã giết “nhầm” thêm vài vạn dân ta! (2)
Còn trái tim lẽ nào không đau đớn?
Nên Nhân Văn - Giai Phẩm đã ra đời (3)
Để gửi gắm những nỗi niềm oan khuất
Của biết bao người Đông Chí Của Tôi! (4)
“Phải tiêu diệt bọn Nhân Văn-Giai Phẩm!”
Cả Trường Chinh cùng Tố Hữu thét gào
“Bắt cải tạo, bỏ tù quân chống đảng!”
“Khai trừ ngay bè bạn của Văn Cao!”
Bị giam lỏng, bác âm thầm chịu đựng
Đời đói nghèo nước mắt nuốt buồn đau!
Như Trương Chi, trái tim hồng tinh khiết
Ngày biệt ly, bác dâng tặng đồng bào!
Nay Làng Tôi ruộng vườn “đầy tớ” cướp
Chốn Bồng Lai nhạc sĩ có biết rằng?
Chúng đang bán dần non sông biển đảo
Gò Đống Đa khóc gọi…Bạch Đằng Giang!(5)
Đã mười tám năm qua không còn bác
Nhưng những lời bác gửi gắm cháu con
Những tráng ca ngàn năm đời vẫn hát
Tới mai sau dẫu sông cạn, núi mòn!
Hà Nội, 1/11/2013
Đặng Huy Văn
Bài do tác giả gởi. VAOL biên tập và minh hoạ.
(1). Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca? - TIN VAN HOME PAGE - UNICODE ...
(2). Cải cách ruộng đất tại Miền Bắc VN (1954-1956) đã làm chết oan trên 2 vạn người.
(3). Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm – Wikipedia tiếng Việt
(4). BÀI THƠ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA VĂN CAO | Nhà thơ ...
(5).Trương Chi, Suối Mơ, Thiên Thai, Cung Đàn Xưa, Tiến Quân Ca, Bến Xuân, Đàn Chim Việt, Trường Ca Sông Lô, Ngày Mùa, Bắc Sơn, Chiến Sĩ Việt Nam, Tiến Về Hà Nội, Làng Tôi, Gò Đống Đa, Hò Kéo Gỗ Bạch Đằng Giang là tên một số ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, 1941-1954.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét