Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Ngày 02/11/2013 - Vỡ đập thủy điện hàng loạt… “lòi” đủ thứ! &

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Cưỡng chế phá dỡ “nhà khủng” xây không phép (thấy bảo là nhà Đ/C SH???)

Sáng 1-11, các lực lượng của quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện cưỡng chế, phá dỡ các hạng mục thuộc công trình được ví là “nhà khủng” xây dựng không phép nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu.
Ông Nguyễn Quang Hồng, chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu, cho biết công trình thuộc diện phải cưỡng chế gồm một khu nhà 2 tầng và một khu nhà thờ được xây dựng kiên cố với nhiều loại gỗ quý, nhưng không có giấy phép xây dựng. “Trước mắt, chúng tôi cho các lực lượng tháo dỡ toàn bộ thiết bị trong căn nhà 2 tầng sau đó mới thực hiện việc phá dỡ”, ông Hồng nói.
Theo báo cáo của UBND quận Cầu Giấy, công trình xây dựng không phép nêu trên thuộc Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) được thành phố giao 1.731m2 đất tại phường Dịch Vọng Hậu từ tháng 4-2012 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng theo quy hoạch được duyệt.
UBND quận Cầu Giấy cho biết dù chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và chưa được cấp phép xây dựng, nhưng tháng 11-2012 công ty đã khởi công xây dựng các công trình. Tuy nhiên thay vì thực hiện dự án tòa nhà văn phòng kết hợp nhà ở, công ty này lại xây dựng hai công trình nhà ở thấp tầng.
Theo ghi nhận trong buổi sáng 1-11, việc cưỡng chế mới chỉ dừng ở việc phá dỡ phần tường rào. Đối với ngôi nhà 2 tầng dự kiến sẽ phá dỡ trong ngày 1-11 mới chỉ thực hiện bước di chuyển đồ đạc trong nhà.
Ông Nguyễn Quang Hồng khẳng định sau khi cưỡng chế phá dỡ ngôi nhà 2 tầng sẽ tiếp tục thực hiện việc đôn đốc, cưỡng chế đối với công trình vi phạm thứ hai. Về thời điểm hoàn thành việc cưỡng chế, phá dỡ xong cả hai công trình, theo ông Hồng, các lực lượng của phường sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất, tuy nhiên ông không cho biết thời điểm cụ thể sẽ hoàn thành.
THEO TUỔI TRẺ

BÀI ĐÃ BỊ XÓA: Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và những chuyện mập mờ

 LINK GỐC BÀI BÁO ĐÃ BỊ XÓA TẠI ĐÂY:
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/giam-doc-so-y-te-ha-noi-va-nhung-chuyen-map-mo-2358749/


Theo tìm hiểu thì người thanh niên chụp X- Quang cho bệnh nhân này không mặc áo của bệnh viện, không phải là người của bệnh viện và khi chụp xong thì đưa phim và giấy kết quả cho một bác sĩ ngồi ở phòng khác ký.

Năm 2003, ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – nguyên Giám đốc bệnh viện Đa khoa Sơn Tây đã huy động vốn từ hơn 400 nhân viên của bệnh viện để mua máy chụp cắt lớp (CT) để đưa vào bệnh viện hoạt động với cam kết 10 năm sau mới thanh lý, có lợi nhuận chia đều theo khoản đóng góp của mỗi người.
Thế nhưng, máy mua về đang hoạt động tốt thì được 3 năm đã bán. Hơn nữa, theo gần 100 cán bộ nhân viên bệnh viện Sơn Tây phản ánh, việc mua bán máy này có nhiều điểm khuất tất, chưa được rõ ràng gây nhiều bức xúc cho cán bộ nhân viên ở bệnh viện.
Theo y tá Bùi Thị Thanh Phong – Khoa RHM (Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây) phản ánh với báo Đất Việt, vào năm 2003, ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội (Khi đó ông Hiền đang là giám đốc bệnh viện Đa khoa Sơn Tây) đã ra chủ chương huy động vốn từ nhân viên trong bệnh viện góp tiền vào mua máy CT để hoạt động trong bệnh viện, lỗ lãi sẽ chia tính theo số tiền mà từng nhân viên đóng góp.
Bà Phong cho biết: “Nhân viên bệnh viện có tới hơn 400 cán bộ, 2 người ít nhất đóng 500.000 đồng, người nhiều nhất đóng 10 triệu, còn lại là phấn lớn những người đóng từ 1 – 3 triệu. Chính ông Nguyễn Khắc Hiền đã cam kết 10 năm sau mới thanh lý máy và lời lãi thế nào sẽ chia cho từng người theo khoản đóng góp.
Tuy nhiên, khi máy đang hoạt động bình thường thì năm 2006, Giám đốc bệnh viện lại thông báo bán máy này cho một công ty tư nhân. Điều lạ lùng là sau khi bán máy, chiếc máy đó vẫn ở bệnh viện hoạt động từ đó cho đến nay.
Chỉ khác là có thêm một người từ công ty đã mua máy đến quản lý và thực hiện việc chiếu chụp cho bệnh nhân còn người ký vào phim chụp thì lại là người khác”.


Căn phòng để máy CT ở bệnh viện Sơn Tây luôn được đóng kín, khi có người lạ tiếp cận luôn có một người ở bên trong hỏi dò xét kỹ càng.

Bà Phong cho biết thêm: “Việc mua bán máy hết bao nhiêu không được ban lãnh đạo công bố với toàn thể nhân viên bệnh viện, mặc dù tiền mua máy là của tất cả mọi người góp vào.
Có những người khi bán máy được cả năm trời ban lãnh đạo bệnh viện mới hoàn lại vốn đóng ban đầu cho người ta mà cũng không công bố kinh doanh lỗ lãi ra làm sao. Thú thật, đến bây giờ tôi chẳng biết được số tiền mình đóng cho ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội mua máy được sử dụng như thế nào.
Việc này diễn ra trong suốt 7 năm nay, không ai trong bệnh viện là không biết nhưng ban lãnh đạo bệnh viện vẫn ỉm đi mà không công khai cho nhân viên.
Nhân viên bệnh viện hết sức bức xúc về cách làm ăn của ông Nguyễn Khắc Hiền và những người tiền nhiệm của bệnh viện”.
Chiều ngày 30/10, tìm đến phòng chụp CT để tìm hiểu về tình trạng chiếc máy mà bà Phong phản ánh. Chiếc máy này luôn được bảo vệ kỹ lượng, hạn chế cho nhiều người tiếp cận. Bên trong lúc nào cũng có một nhân viên mặc áo blue ngồi. Vừa mở cửa, nam nhân viên này đã nhăn mặt, tỏ thái độ dò xét.
Khi hỏi về tình hình chiếc máy, thì được một nam nhân viên này cho biết máy đang hỏng nên không thể hoạt động được. Trong khi đó, trong phòng máy vẫn mở điều hòa, vẫn sáng đèn.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV, máy X-Quang của bệnh viện Sơn Tây cũng đều đưa từ công ty tư nhân bên ngoài vào sử dụng.
Trong chiều ngày 30/10, PV ghi lại được hình ảnh một người đàn ông không mặc áo blue những vẫn tiến hành chụp X-Quang cho bệnh nhân rồi đưa kết quả chiếu chụp X-Quang đó đưa cho một bác sĩ ký.
Theo tìm hiểu của báo Đất Việt thì người thanh niên chụp X- Quang cho bệnh nhân này không mặc áo của bệnh viện, không phải là người của bệnh viện và khi chụp xong thì đưa phim và giấy kết quả cho một bác sĩ ngồi ở phòng khác ký.
Theo nguồn tin riêng của báo Đất Việt, người đàn ông này không phải là nhân viên của bệnh viện mà là người của công ty tư nhân đưa vào và việc họ có bằng cấp về ngành y hay không thì không ai được rõ.
Bà Phong phản ánh: “Sự việc này xảy ra từ năm 2006, lúc bệnh viện lên tiếng bán máy xong là người này về túc trực hẳn ở đây. Hàng năm Sở Y tế Hà Nội đều về kiểm tra tại sao lại không xử lý vi phạm này? Trách nhiệm này thuộc về những người đứng đầu quản lý ngành Y tế của Hà Nội”.

Ban lãnh đạo bệnh viện lảng tránh

Bà Bùi Thị Thanh Phong cho biết: “Trong nhiều cuộc họp giao ban. Khi cán bộ trong bệnh viện yêu cầu ban lãnh đạo bệnh viện minh bạch trong việc mua bán máy này nhưng họ – ban lãnh đạo bệnh viện vẫn luôn lảng tránh.
Từ thời ông Nguyễn Khắc Hiền (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) làm giám đốc bệnh viện cho tới bây giờ là ông Trường cũng chưa thấy công bố được mua máy bao nhiêu, bán máy bao nhiêu, kinh doanh lỗ lãi thế nào, công ty nào là người mua máy, tại sao trên danh nghĩa máy bán đi rồi mà vẫn còn nguyên ở chỗ cũ và hoạt động bình thường?”.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Đình Đính – Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Sơn Tây cho biết: Việc mua bán máy diễn ra vào năm 2003 và năm 2006, khi đó tôi đi học nên không biết sự việc diễn ra như thế nào.
“Việc này do ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội – nguyên Giám đốc bệnh viện mua và ông Phùng Xuân Trường – Giám đốc bệnh viện (hiện tại) bán. Việc thu chi như thế nào là do hai ông này và trưởng phòng tài chính của bệnh viện nắm giữ”.
Tất cả những điều bất minh này chỉ có người đứng đầu ngành y tế Hà Nội là ông Nguyễn Khắc Hiền trả lời được rõ ràng. Các cấp lãnh đạo của Hà Nội sẽ trực tiếp xác định trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Khắc Hiền về hàng loạt vụ việc gây chấn động vừa qua như vụ Thẩm Mỹ viện Cát Tường, vụ nhân bản tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, nghi truyền nhầm máu cho sản phụ ở ngay chính bệnh viện ông Nguyễn Khắc Hiền từng làm giám đốc.

Công ty sân sau hay hợp đồng kì lạ kiểu bệnh viện Hoài Đức?

Ngày 21/11/2011, GĐ BVĐK Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm đã có văn bản gửi Công ty CP dược Hà Tây, trình bày máy xét nghiệm huyết học và phân tích sinh hóa của bệnh viện thường xuyên hỏng hóc, nguồn kinh phí tự chủ chưa có, đề nghị được mượn một máy xét nghiệm huyết học và một máy xét nghiệm phân tích sinh hóa để đảm bảo khám chữa bệnh.
Trong khi theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, BVĐK Hoài Đức mới được đầu tư máy xét nghiệm mới do Đức sản xuất năm 2010.
Ngay sau khi nhận được văn bản này, Chi nhánh Đông dược- vật tư y tế của Công ty CP dược Hà Tây đã có văn bản mượn một máy phân tích huyết học tự động 18 thông số và một máy phân tích sinh hóa bán tự động, rồi nhanh chóng cho BVĐK Hoài Đức mượn lại.
Theo đại diện Công ty CP dược Hà Tây, trong 2 chiếc máy này thì chiếc mới 100% họ phải đi thuê để cho BVĐK Hoài Đức mượn, còn chiếc đã qua sử dụng thì họ mượn để… cho mượn. “Nếu xét theo lý lẽ thông thường thì mọi người sẽ thấy việc này là lạ, nhưng người đi bán hàng (hóa chất – PV) thì lại phải chiều theo khách hàng”- vị đại diện này cho biết.
Cũng theo tổng hợp của Công ty CP dược Hà Tây, nhờ cho mượn máy mà 2 năm 2011-2012, Chi nhánh Đông dược – vật tư y tế của công ty này đã trúng thầu tổng cộng hơn một tỷ đồng hóa chất vàoBVĐK Hoài Đức. Và cũng công ty cũng giải thích thêm ở mặt hàng hóa chất là họ chỉ trúng thầu vào Bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Tuy nhiên đến năm 2013 này, Công ty không trúng thầu hóa chất vào BVĐK Hoài Đức cũng như bất kỳ bệnh viện nào khác.
“Hợp đồng mượn máy là từ 1-3 năm, năm nay không trúng thầu cung cấp hóa chất không biết vì lý do gì”- đại diện Công ty CP dược Hà Tây cho biết.
THEO ĐẤT VIỆT

Tham ô, lãng phí, “Quốc hội luôn tự cho mình là vô can”

Đại biểu Dương Trung Quốc nói, Quốc hội phải liên đới trách nhiệm trong những sai phạm của bộ máy hành pháp…

`0-12db1

Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc
“Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn tự cho mình là vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp. Theo tôi, Quốc hội phải liên đới trách nhiệm!”, đại biểu Dương Trung Quốc khép lại hơn một ngày thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại nghị trường, sáng 1/11.

Trước đó, hơn 60 vị đại diện cho dân đã đăng đàn, vừa bày tỏ chính kiến, vừa phản ánh tâm tư của cử tri. Nhiều vị không ngần ngại “đòi” địa chỉ trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém kéo dài của nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội.
Song theo nhận xét của một số vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm nghị trường, thì khá nhiều thời gian đã được dành để lặp lại hoặc minh họa báo cáo, thay vì tranh luận để tạo ra được sự thống nhất trong nhận định, đánh giá chung về nền kinh tế cũng như giải pháp cho thời gian tới.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét, báo cáo của Thủ tướng tại kỳ họp này không chỉ nhìn lại công việc của Chính phủ trong một năm vừa qua, mà của cả 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm (2011-1915).
“Chặng đường đầy thử thách này được Thủ tướng đánh giá là đã vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất, đã tạo được sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đạt được nhiều chỉ tiêu, ứng phó với thiên tai, quan tâm an sinh xã hội… Chúng ta ghi nhận những nỗ lực đó. Tuy nhiên để cho những nỗ lực trong thời kỳ tiếp theo phát huy hiệu quả tích cực, cái còn thiếu, cũng có nghĩa là cái Chính phủ cần quan tâm là gây dựng và cùng cố lòng tin của nhân dân”, ông Quốc nói.
Theo ông Quốc, vẫn còn quá nhiều cái khiến lòng tin của nhân dân không những chưa xác lập mà còn bị giảm sút. Trong khi nhân tố bền vững nhất tạo dựng của lòng tin của nhân dân đối với nhà nước là nhận thức tự giác của họ qua thực tiễn đời sống chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng như một số vị đại biểu khác, ông Quốc cũng nhấn mạnh “sự kiện” lần đầu tiên Chính phủ phải đặt vấn đề Quốc hội xem xét chấp thuận mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2013-2014 là 5,3%GDP và “phát hành thêm trái phiếu Chính phủ trong trần nợ công cho phép”…
Những nội dung này chỉ được trình bày trong vài dòng của một trong những “giải pháp chủ yếu” là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát” ở trang 15 của báo cáo, nhưng phải đây coi là một dấu ấn lịch sử của Chính phủ và Quốc hội vì nó là lần đầu tiên, mà đã là lần đầu tiên thì cũng có thể sẽ trở thành một tiền lệ để nó không còn là lần cuối cùng, đại biểu Quốc nhấn mạnh.
Nhấn mạnh nhiệm vụ “giữ tay hòm chìa khoá” cho nhân dân của Quốc hội, đại biểu Quốc cho rằng, hiệu qủa sử dụng ngân sách trước tiên thuộc về Quốc hội, và Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được uỷ thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
“Trong khi đó, trên thực tế ở nước ta, mọi thất thoát, lãng phí hay tham ô ngân sách của nhà nước, chúng ta chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ. Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn tự cho mình là vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp. Theo tôi, Quốc hội phải liên đới trách nhiệm!”, ông Quốc tỏ rõ chính kiến.
Quan điểm của nhà sử học này, là phải coi những đề nghị về mức bội chi ngân sách của Chính phủ như một dự án được tính toán chi ly. Và số tiền này phải được thể hiện cụ thể là bao nhiêu, bằng những con số tuyệt đối, chứ không chỉ căn cứ vào những chỉ số phần trăm. Đồng thời, cũng cần làm rõ cơ sở khoa học và khả thi của những chỉ số đó.
Quyết định về việc Chính phủ đề nghị, theo ông là không đơn giản, bởi “với cơ cấu của Quốc hội Việt Nam, số người am hiểu về kinh tế, chi tiêu ngân sách chủ yếu là những thành viên của bộ máy hành pháp tham gia Quốc hội, dễ thoả hiệp với Chính phủ; một số chuyên gia kinh tế am hiểu và đặc biệt là các ủy ban chuyên trách của Quốc hội có liên quan đến việc thẩm định báo cáo của Chính phủ và một số đông các đại biểu, trong đó có tôi, rất hạn chế hiểu biết về lĩnh vực quan trọng này”.
Nhưng dù thế, vị đại biểu này không ngần ngại nói thẳng là ông không thể chia sẻ việc một số đại biểu đơn giản bày tỏ sự ủng hộ Chính phủ với những lời dặn dò như chỉ dùng vào việc này, không đựoc dúng vào việc kia… Theo ông, nó phải được xử lý như một dự án lớn với những phương án thu chi và việc giám sát thật chặt chẽ và minh bạch. Chính phủ cũng phải cam kết trách nhiệm về hiệu quả của việc sử dụng khoản ngân sách đặc biệt đó.
Cùng nỗi lo của không ít đại biểu về kỷ luật tài chính, đại biểu Quốc cho rằng, trong ký ức của nhân dân vẫn còn nóng hổi biết bao nhiêu tài sản trong đó có cả những tín phiếu Chính phủ phát hành quốc tế đã thất thoát cùng Vinashin. Rồi những món tiền khổng lồ mà chỉ một người đứng đầu Vinalines có thể định đoạt để mua một khối sắt vụn theo giá “trên trời” để tham ô, một số cán bộ của một ngân hàng có vốn của nhà nước có thể  lừa khách hàng của mình hàng nghìn tỷ đồng một cách dễ dàng…
Và, “cho dù những vụ việc này sắp được đưa ra trước vành móng ngựa, thì lòng tin của nhân dân vẫn đòi hỏi Quốc hội chúng ta phải cẩn trọng hơn nữa, không phải là bó tay Chính phủ, mà là ủng hộ Chính phủ bằng chính trách nhiệm của mình”.
Bởi vậy, trước khi kết thúc 7 phút phát biểu, đại biểu Dương Trung Quốc nhắc lại: “Cái đầu tiên không có nghĩa là cái cuối cùng và rất có thể sẽ tạo thành tiền lệ. Quốc hội phải chịu trách nhiệm nếu để Chính phủ sử dụng ngân sách không có hiệu quả”.
Minh Thúy
Theo Vneconomy

Chuyện từ chức và văn hóa chính trị



Tất nhiên, không phải cứ có vụ việc gì xảy ra trong lĩnh vực mình phụ trách thì quan chức phải nghĩ ngay đến việc từ chức. Tuy nhiên, điều người ta thấy là ở nhiều nước, chỉ cần một cây cầu gãy là ông bộ trưởng giao thông đã có thể tuyên bố từ chức để nhận trách nhiệm vì đã để xảy ra sự cố trong hệ thống do mình phụ trách, mặc dù có thể ông ta không có trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng hay vận hành chiếc cầu ấy. Ở ta thì có lẽ đó là chuyện trong mơ.
“Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”, “Cần sự góp sức của toàn xã hội”… Thường nghe các quan chức của ta phát biểu như vậy khi xảy ra những vụ việc, sai phạm nghiêm trọng khiến công luận bức xúc. Và rồi bắt đầu kịch bản đổ lỗi: ngành dọc đổ cho địa phương, cấp trên đổ cho cấp dưới, bộ đổ cho sở, sở đổ cho phòng. Trái bóng trách nhiệm cứ thế lăn, ngày càng mù mờ, thậm chí cuối cùng trách nhiệm không còn biết là của ai, mà là của “toàn xã hội”.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, xã hội có thể có tác động lên hành xử của con người trong bộ máy công quyền. Nhưng xã hội là một khái niệm quá rộng để có thể nói là phải chịu trách nhiệm về hành xử của một con người trong bộ máy. Bởi khi được tuyển dụng vào làm việc trong bộ máy, được đặt để vào một vị trí nào đó, họ đã được giao nhiệm vụ, với quyền hạn và trách nhiệm tương đối rõ ràng, với những điều phải làm và những điều phải tránh, không được làm.
Chuyện y đức là một chuyện như vậy. Bác sĩ cũng là một con người, sống trong xã hội này họ cũng chịu sự tác động của xu hướng chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, tác động của sự suy đồi đạo đức xã hội nói chung. Nhưng, là người được đào tạo và được giao nhiệm vụ cứu người, họ phải nắm chắc đâu là việc phải làm và đâu là những giới hạn không thể vượt qua. Một khi vi phạm giới hạn ấy họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc làm của mình. Còn với quan chức lãnh đạo ngành y, một nhiệm vụ không thể thoái thác là làm thế nào để mọi bác sĩ và nhân viên trong ngành của mình luôn tuân thủ y đức vì đó là lẽ sống của nghề. Không làm tròn nhiệm vụ đó, họ không thể đổ cho ai khác.
Nhưng tiếc thay, chúng ta đã chứng kiến điều ngược lại, đó là đổ lỗi cho xã hội nói chung và đổ lỗi qua lại sau những vụ việc chấn động liên quan đến ngành y vừa qua . Không ai nghĩ mình phải gánh trách nhiệm cá nhân, không ai nghĩ đến việc từ chức.
Nếu việc biết từ chức là một thứ văn hóa thể hiện thái độ trách nhiệm cá nhân của quan chức đối với việc làm sai trái hoặc chỉ là không đúng mực của chính mình hoặc của thuộc cấp trong hệ thống do mình phụ trách thì ngược lại, việc không biết hoặc không dám từ chức gắn liền với một thứ văn hóa chính trị trong đó trách nhiệm cá nhân không được đề cao, mọi sai trái, yếu kém đều được đổ cho tập thể, mặc dù khi có thành tích thì người ta vẫn có thể vơ vào cho riêng mình để tiếp tục thăng quan tiến chức.
Đó là một thứ văn hóa chính trị gắn liền với cơ chế trong đó quan chức chủ yếu chỉ phải chịu trách nhiệm trước tổ chức, trước cấp trên đã cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm họ chứ không phải trước người dân. Trong thứ văn hóa chính trị ấy, người dân nhiều lúc cảm thấy mình đứng ngoài những quá trình chính trị chính thức mà họ không sao tác động tới được. Sự bất bình của họ, nếu có, cũng không tác động gì được tới sự vận hành của những quá trình ấy. Hệ quả là, nói theo ngôn ngữ lý thuyết văn hóa chính trị, tính tham dự của người dân và lòng tin của họ vào hệ thống chính trị, nhân tố chủ yếu trong văn hóa chính trị, dựa trên sự thỏa mãn ngày càng nhiều các giá trị vật chất (như sự an toàn kinh tế và thân thể) và hậu vật chất (như sự bình đẳng xã hội) ngày càng suy giảm.
Như vậy, việc thiếu dũng cảm nhận lãnh trách nhiệm cá nhân, thiếu văn hóa từ chức của quan chức trước những sai phạm nghiêm trọng cuối cùng chỉ làm tổn hại cho văn hóa chính trị của cả hệ thống. Để có được lòng tin của người dân, một hệ thống với văn hóa chính trị lành mạnh phải dám đối diện và nhận lãnh trách nhiệm đối với những yếu kém, sai phạm của chính mình.
THEO Người Đô Thị 

‘Cậu Thủy’ và ‘ngoại cảm… kinh tế’

Câu chuyện “ngoại cảm’ của một cá nhân, ở góc độ nào đó, lại cho thấy, sự liên tưởng mong manh với số phận một dân tộc.
I- Con người, từ thời cổ đại đến thời hiện đại, dù khoa học phát triển tột bậc, vẫn có một khoảnh riêng của thế giới tinh thần, tâm linh họ phải “vịn” vào, tựa nương vào, trước những bí ẩn đời sống mà họ không làm chủ được.
Trong cái dòng chảy ấy, luôn xuất hiện những người có khả năng khác thường, siêu nhiên mà người thường không có. Chả thế, trong cổ tích vẫn có những thầy phù thủy biết hô gió gọi mưa. Nhưng những năng lực siêu nhiên thật hay giả, cũng … “phù thủy” như cách hành nghề của họ.
Xã hội Việt không nằm ngoại lệ. Từ xa xưa, đã có những người được gọi là thầy bói, bước chân vào văn học với sự chế giễu thâm thúy của nhân gian – thầy bói nói dựa. Ở góc độ khác, từ thời cổ đại, đã có những danh xưng “văn hóa tâm linh”, mà sản phẩm của nó là ông thầy tử vi.
Lại có những người khả năng sinh học tự nhiên cao hơn, gọi là nhà ngoại cảm. Ngày nay, xã hội ta có hẳn Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Có điều, trong khi các đề tài của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người còn chưa ra tấm ra miếng, bởi thế giới thì vô hạn, còn hiểu biết con người vô cùng hữu hạn, thì không hiếm các nhà nhân danh ngoại cảm đã xăng sái ứng dụng, nhất là việc tìm hài cốt- một công việc tâm linh, nhạy cảm.
'cậu Thủy', ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng, kinh tế Việt, Vinashin, Doanh nghiệp nhà nước
“Cậu” Thủy bị bắt giữ tại nhà
Trong khi quản lý văn hóa xã hội thì thất thường. Từ thái cực định kiến cứng nhắc, tất cả cho vào cái rọ “mê tín”, phủ nhận sạch trơn mọi bí ẩn của năng lực sinh học tự nhiên ở con người, chuyển sang một thái cực khác, vừa sùng bái nô lệ, vừa thêu dệt.
Một đồn 10, 10 đồn 100, khiến cho những thầy tử vi, nhà ngoại cảm, nhà tâm linh thực hư lẫn lộn, vàng… vừa vừa, còn thau chính hiệu, luôn được khoác lên lớp sương khói mờ ảo, bí ẩn, lúc được trọng vọng, nể phục, lúc bị khinh khi, “đồng bóng” như thời tiết.
Người Việt, trong cái màn sương khói đó, luôn là nạn nhân của chính mình. Khi đó, quản lý văn hóa… trốn biệt ở đâu? Hay cũng đang “lên đồng”?
Minh họa hài hước và đáng buồn, cho sự cao tay ấn của những nhà ngoại cảm “thời thượng”, mà sự thật vừa lộ rõ chỉ là nhà lừa đảo chính hiệu- hô biến không thành có, biến xương động vật thành hài cốt các liệt sĩ- là vụ việc “cậu Thủy”, tức nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy, cùng cô “vợ hờ” Mẫn Thị Duyên, vừa bị cơ quan chức năng bắt, với tội danh “lừa đảo làm giả hài cốt liệt sĩ để trục lợi”.
Sự lừa đảo, bình thường đã đáng lên án. Sự lừa đảo “chạm” đến xương cốt, linh hồn những liệt sĩ, ngã xuống vì đất nước, vì dân tộc, nó có gì đó quá thất đức. Cho thấy trước đồng tiền, mọi sự thiêng liêng, đều vô nghĩa.
Cho thấy, chất “con buôn” bán trời không văn tự của “cậu Thủy” đã thành công, trong sự tính toán táo bạo ở một cuộc lừa đảo quy mô, liều lĩnh, nhân danh “ngoại cảm”, đã đánh trúng vào nỗi đau của người sống với người đã khuất, đánh trúng vào sự nhẹ dạ, cả tin đến mù quáng của con người. Nếu biết rằng trong quá khứ, “cậu Thủy” đã từng bị tù vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản. Lừa đảo nối tiếp lừa đảo.Vậy nhưng người ta vẫn tin, tin đến mức dù người hy sinh nằm xuống ở một địa danh, còn hài cốt tìm được lại ở địa danh khác (?)
Đi tiên phong trong chuyện này, là ông Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH. Để từ đó, kéo cả một đơn vị dưới quyền vào những mê muội, tiến hành tới 04 cuộc tìm kiếm, quy tập hàng trăm hài cốt liệt sĩ, bằng… xương động vật, làm tổn thương vong linh người đã khuất đã đành, mà còn chuốc tiếng chê cười của thiên hạ.
Còn “cậu Thủy”, cho dù bỏ túi gần 08 tỷ đồng, tham thì thâm, đi đêm có ngày gặp ma, là thành ngữ dân gian, cuối cùng lại ứng nghiệm nhất vào “cậu”- để rồi của thiên trả địa?
Sự nhẹ dạ, cả tin của một con người, một gia đình, một cộng đồng làng xóm, có thể hiểu được bởi đó cũng là đặc tính của con người. Nhưng cả tin đến thành “a dua” thì quả là khó giải thích. Trong khi Bộ LĐ-TB-XH từng quy định không cho phép sử dụng ngoại cảm như một biện pháp tìm kiếm và xác định danh tính liệt sỹ.
Vì sao? Hay chính Ngân hàng này đã được “cậu Thủy” cho “vong nhập đầu- tiên”? Dân trí của cả một ngân hàng chính sách thua xa tiền trí một kẻ lừa đảo.
Vụ việc của “cậu Thủy” nổi cộm vì tính chất quy mô, trên nền tảng nhiều vụ việc nhân danh ngoại cảm để lừa đảo, hoặc trục lợi, bất chấp nỗi đau của con người, mà bài báo mới đây Các nhà “ngoại cảm” làm náoloạn chỗ tìm kiếm chị Huyền, (VietNamNet, 29/10) nạn nhân bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác xuống sông Hồng, phản chiếu trong thực tế, luôn tồn tại một mảng bi hài- “kinh tế ngoại cảm”. Chưa bao giờ, y tế, giáo dục, văn hóa làm tổn thương xã hội Việt như những năm tháng này, xoay quanh mỗi chữ tiền.
II- Cũng từ thời cổ đại đến thời hiện đại, luôn xuất hiện những luận thuyết về kinh tế của các nhân vật kinh điển cho nhân loại, mỗi dân tộc, quốc gia chọn lựa, làm định hướng phát triển của dân tộc, quốc gia mình. Có thể kể đến Adam Smith (Scotland) cha đẻ của kinh tế học hiện đại; Karl Max (Đức); Thomas Robert Malthus (Anh); Leon Walras (Pháp)….
Tuy nhiên, việc ứng dụng từ luận thuyết, học thuyết đến thực tiễn mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là cả một hành trình trường kỳ. Ở đó có cả mồ hôi, máu, và nước mắt để mỗi dân tộc tự khẳng định trí tuệ, bản lĩnh và tài năng dân tộc mình. Ở đó, kinh tế- xã hội phải luôn vận động, điều chỉnh và không có luận thuyết nào có thể coi là “duy nhất đúng”.
Bởi những nhân vật, những nhà kinh tế, nhà tư tưởng, triết học, dù kiệt xuất trong sáng tạo, học thuyết của họ vẫn thuộc thì quá khứ, còn những người ứng dụng, vận dụng thuộc thì tương lai. Khác nhau cả một hoặc nhiều thời đại lịch sử với vô vàn biến thiên, thăng trầm mỗi quốc gia, khác nhau cả tầm nhìn, nhận thức, nền tảng văn hóa lãnh đạo.
Giữa bối cảnh đó, kinh tế VN, sau sự tan rã của Liên bang Xô viết (cũ), cuộc Đổi mới lịch sử- 1986, từ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường (định hướng XHCN), vừa là một sự rẽ ngoặt mới mẻ hoàn toàn về tư duy, phương cách tổ chức hoạt động, vừa là một thử thách về tư duy kinh tế, bởi chưa có một luận thuyết lẫn mô hình kinh tế nào là tiền lệ.
Trong khi bản thân người Việt vốn yếu về lý luận. Có nhà lý luận, nhà tư duy kinh tế Việt nào dám bảo đảm, những luận điểm về kinh tế thị trường VN có định hướng XHCN của mình hoàn toàn chuẩn không cần chỉnh, và không có chút… ngoại cảm (tiên đoán chủ quan, thậm chí duy ý chí) kinh tế? Mà vì thế, vô tình, họ cũng là những nhà “ngoại cảm kinh tế”?
Thực tiễn là thước đo chân lý. Và thực tiễn nhiều khi là thước đo lý luận rất khắc nghiệt. Nó cho thấy các quan điểm khác nhau xung quanh vị thế của doanh nghiệp Nhà nước- con đẻ, và con trưởng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nổi lên gần đây, khi ở trong nghị trường, lúc trên mạng truyền thông, là sự mổ xẻ, sự “phẫu thuật” không thể tránh khỏi, trước những khuyết tật ngày càng nặng, không tương xứng vai trò.
Bởi bản chất cơ chế quản lý các DNNN là cơ chế xin- cho, dù mang tiếng là một thành phần trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh. Nhưng đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sòng phẳng, với sự ưu tiên, ưu đãi rót vốn đầu tư, mà cơ chế xin- cho, ban phát, là nguyên nhân căn cốt nhất của tệ nạn tham nhũng, “nhóm lợi ích”.
Người ta thống kê, có tới 10 vụ “trọng án” tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp, hầu hết đều thuộc các DNNN: Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines. Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Công ty cho thuê tài chính II (Ngân hàng NN-PTNT). Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT (TP HCM), Vụ tham ô tài sản ở Tập đoàn Vinashin, v. v. và v.v…
Trong khi, sự đóng góp sản phẩm của các DNNN với xã hội rất khiêm tốn, thậm chí còn “khước từ gánh nặng xã hội”, tuy khối lượng tài sản và nguồn lực ưu tiên hoành tráng.
Năm 2005 -2009, nếu như DNNN đóng góp 19,6% cho ngân sách, cao gần gấp rưỡi so với khu vực tư nhân, thì năm 2006-2009 tỷ lệ này giảm còn 17%, chỉ bằng 4/5 so với khu vực kinh tế tư nhân. Còn tỷ trọng lao động của khu vực DNNN giảm rất nhanh, từ 44% (giai đoạn 2001 – 2005) xuống chỉ hơn 22%.
Tương ứng, tỷ lệ tạo ra việc làm mới cũng giảm, từ -4% xuống -22%, tức là DNNN không những không tạo ra việc làm mới mà còn cắt giảm lao động. Tiến sĩ Võ Trí Hảo, trong bài viết của mình trên Tuần Việt Nam, ngày 29/10, đã chỉ ra, hoạt động kém hiệu quả của khu vực DNNN đã góp phần làm giảm tốc độ giàu lên của người dân Việt.
CònBáo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về “Môi trường kinh doanh 2014, cho thấy VN tiếp tục xếp thứ 99/189 nền kinh tế trong năm 2013, tương đương thứ hạng năm 2012. Và dù đã thực hiện được 21 cải cách kể từ năm 2005, nhiều nhất trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, nhưng xếp hạng môi trường kinh doanh của VN vẫn không có nhiều cải thiện (Người lao động, ngày 29/10).
Người ta chưa quên, sự hồ hởi của người Việt, vào cái ngày nước Việt gia nhập  WTO (11/1/2007), thì giờ đây, sau 06 năm là thành viên, người Việt- vốn lạc quan nhất nhì thế giới, đã không còn vẻ hồ hởi đó nữa. Từ “Ngôi sao Việt Nam!” đã chuyển thành “Vì sao, Việt Nam?(Tuần Việt Nam, ngày 31/10),
Vẫn là “sao”, nhưng một bên là đang hứa hẹn sự thăng hoa, một bên thành tụt hậu. Một bên là khẳng định, một bên là câu hỏi.
'cậu Thủy', ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng, kinh tế Việt, Vinashin, Doanh nghiệp nhà nước
Người ta thống kê, có tới 10 vụ “trọng án” tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp, hầu hết đều thuộc các DNNN
Cũng theo bài báo, trên thực tế các DN đang “lãn công”. Cả 04 động cơ của cỗ máy tăng trưởng kinh tế đang trục trặc: 1) DNNN phổ biến tình trạng tham ô lãng phí. 2) DN 100% vốn nước ngoài-  (FDI) thì chuyển giá. 3) DN tư nhân thiếu cơ hội và động lực.4) Nông nghiệp bấp bênh, bất an.
Sự thay đổi, tái cấu trúc kinh tế, cải tổ các DNNN là tất yếu. Có điều, đây chính là lúc “va chạm”, cọ sát quyết liệt giữa hai luồng tư duy: Thức thời, thực tiễn, hay ngược lại, bảo thủ và ngụy biện? Giữa cái dấn thân vào dòng chảy chung của thời đại, hay chỉ dám quẩn quanh trongchiếu chèo nhỏ hẹp nơi sân đình? Cái gốc đều xuất phát từ nhận thức có kịp với tư tưởng thời cuộc hay không?
Doanh nghiệp NN chủ đạo hay không chủ đạo? Nếu kinh tế NN không chủ đạo thì ai lo công tác bảo đảm an sinh xã hội, là chủ đề gây ra những tranh luận đa chiều, đòi hỏi những chuyên gia, những nhà quản trị, quản lý đất nước cần nhìn thẳng vào sự thật, vào vị thế, chức năng, bổn phận của anh con trưởng DNNN, vừa có thế vừa có quyền, nhưng vừa lắm tật. Nhìn thẳng vào thiết chế chính trị xã hội đang rất cần điều chỉnh.
Không phải không có lý khi Ts Võ Trí Hảo thẳng thắn: Trước sự bê bối của các DNNN, cũng như trước áp lực phải tuân theo luật chơi chung của các điều ước quốc tế mà VN là thành viên, nhiều ý kiến cho rằng, Hiến pháp không nên quy định vai trò chủ đạo cho bất kỳ thành phần kinh tế nào. Thay vào đó, hãy để sức mạnh tự nhiên của mỗi thành phần kinh tế xác lập vị trí của mình trong thịtrường. Đó thực chất là môi trường cạnh tranh bình đẳng và sòng phẳng, giữa các tài năng kinh bang tế thế.
Không phải không có lý, khi ông lật ngược lại một câu hỏi khó bác bỏ: Vậy ở những quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới, họ có cần đến “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”?, với mấy lý do làm sáng tỏ trách nhiệm quản lý.
Khi mà an sinh xã hội xưa nay là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải của kinh tế nhà nước.
Và điều này mới là thực tế, hơn 70% dân cư VN là nông dân sống ở nông thôn được hưởng gì từ kinh tế Nhà nước? Khi tuổi già, sức yếu, ốm đau bệnh tật họ nương tựa vào con cái, họ hàng thân thích hay trông chờ vào các loại quỹ?
Câu trả lời vẫn còn ở phía trước, trong những ngày tháng căng thẳng, hồi hộp sắp tới, khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngã ngũ. Đó cũng là thời khắc vận mệnh dân tộc Việt được quyết định, với tất cả những thách thức và cơ hội lớn của nó. Phát triển hay tiếp tục tụt hậu?
Hóa ra, câu chuyện “ngoại cảm’ của một cá nhân, ở góc độ nào đó, lại có sự liên tưởng mong manh số phận một dân tộc.
Những nhà “ngoại cảm” đích thực, hay nhân danh ngoại cảm, có thể không làm chủ được các tình huống thực tiễn, bị hoài nghi, phủ nhận và phải trả giá. Nhưng “ngoại cảm… kinh tế”- với tất cả sự duy ý chí, xơ cứng tư duy, bảo thủ về ý thức hệ, và già nua về nhận thức, chỉ khiến cho dân tộc trả giá đắt, trong sự phát triển và hội nhập kinh tế thị trường, thời hiện đại.
THEO VIETNAMNET

Vỡ đập thủy điện hàng loạt… “lòi” đủ thứ!

Vỡ đập thủy điện hàng loạt… ???
Việt Nam có hàng nghìn công trình thủy điện, nhưng gần như chưa có một kịch bản vỡ đập nào hoàn thiện, cũng chưa có một chủ đầu tư nào làm đúng quy định này.
Theo quy định, bất cứ công trình thủy điện lớn nhỏ đều phải có kịch bản vỡ đập để ứng phó với rủi ro có thể xảy ra…
Tính toán kịch bản rất phức tạp
TS Đào Trọng Tứ, Trung tâm Bảo tồn tài nguyên nước và Thích nghi với biến đổi khí hậu cho biết, ông chưa bao giờ nghe thấy có kịch bản vỡ đập ở Việt Nam, đối với những đập nhỏ và vừa thì lại càng không có. Có thể khẳng định đến 99% rằng các đập nhỏ và vừa ở Việt Nam không có kịch bản vỡ đập.
Về nguyên tắc, xây dựng kịch bản vỡ đập vô cùng khó khăn. Phải tính toán và dựng mô hình, đưa ra các tình huống xấu nhất, tính toán lan truyền sóng như thế nào. Phải có các số liệu đầu vào về khí tượng thủy văn, mực nước sông thay đổi trong các mùa, nguy cơ xảy ra lũ. Phải đưa ra giả thiết nếu xảy ra động đất thì đập sẽ vỡ thế nào. Nếu đập vỡ thì phải tính bằng mô hình hóa nó sẽ vỡ từ đâu, bao nhiêu lâu thì sẽ vỡ đến điểm A, bao nhiêu lâu đến điểm B. Chỗ nào ngập nặng, chỗ nào ngập nhẹ. Vỡ điểm A thì chỗ nào phải chạy trước.
“Tôi thử đặt câu hỏi cho các nhà thiết kế thủy điện, thiết kế đập thủy lợi, liệu họ có tính toán chi tiết những khả năng này hay không? Hơn nữa, không phải ai cũng làm được. Phải có kiến thức chuyên môn tốt, đầu tư kinh phí để tính toán, thu thập dữ liệu thì mới tính toán chuẩn xác được. Trong khi đó, thủy điện ở Việt Nam phát triển quá nóng, quá nhiều lực lượng tham gia vào làm thủy điện. Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà ít để ý đến các tác động khác. Quản lý thì lỏng lẻo, chứ nếu quản lý tốt thì sẽ không có chuyện đó”, TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.
TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng chung ý kiến. Ông cho rằng, việc đánh giá tác động môi trường, xem xét các khả năng vỡ đập là yêu cầu buộc phải làm, thế nhưng chẳng ai chú ý đến điều này. Ngay trong giới khoa học cũng đã lên tiếng cảnh báo, thế nhưng ban quản lý các công trình này dường như không để ý. Các tình huống vỡ đập có được đưa ra thì cũng chỉ nói qua loa chứ không được tính toán kỹ càng.
Không quy định cụ thể phương án kỹ thuật
Trước tình trạng hàng loạt đập bị vỡ trong thời gian qua, TS Lê Bắc Huỳnh cho rằng, nguyên nhân là do trong chính các văn bản quy phạm pháp luật quy định về an toàn của đập cũng không quy định rõ ràng các phương án kỹ thuật để phòng tránh và chủ động trước các nguy cơ vỡ đập. Thậm chí có những thủy điện vỡ ngay khi đang thi công như thủy điện Cửa Đạt. Để có phương án kỹ thuật đúng thì phải tập dượt các phương án, tính toán các nguy cơ để giảm thiểu tác hại.
TS Đào Trọng Tứ cho biết, các công trình thủy điện lớn trên thế giới họ đều không bỏ qua khâu kịch bản vỡ đập. Để xây dựng kịch bản hoàn chỉnh thì phương án kỹ thuật đưa ra cũng phải hoàn thiện. Nhưng ở Việt Nam, ngay như thủy điện Sông Tranh 2 hay thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng đều không có kịch bản này. Họ mới chỉ đưa ra một vài dự báo sơ sài. Hệ quả là khi có sự cố, không có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Một vấn đề cần tính đến trong kịch bản vỡ đập là hệ thống thủy điện bậc thang khá phổ biến. Nếu xảy ra vỡ đập thì nguy cơ cho người dân hạ du sẽ khủng khiếp. Ví dụ, cụ thể là trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có 10 dự án thủy điện bậc thang. Nếu chỉ một công trình sự cố vỡ đập sẽ kéo theo vỡ đập liên hoàn, thảm họa sẽ vô cùng lớn. Vì vậy, việc xây dựng phương án ứng phó sự cố vỡ đập thủy điện là hết sức cần thiết nhằm giúp cho địa phương chủ động ứng phó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.
Vì không đơn vị nào xây dựng kịch bản vỡ đập, nên khi có sự cố, người dân chính là đối tượng chịu hậu quả nặng nề.
“Nhiều khi, chính những người xét duyệt thông qua công trình thủy điện cũng không có chuyên môn sâu. Họ chỉ nhìn sơ sơ xem phối cảnh nó thế nào, mỗi năm thu được bao nhiêu tiền thuế. Họ không biết rằng đó chỉ là bức tranh vẽ. Thực tế thi công, vận hành thì khác xa rất nhiều bức phác họa ban đầu đó”.
THEO KIẾN THỨC

THẰNG ĐẦN


Một quý ông Do Thái lớn tuổi tên là “Kinh Tế Nhà Nước” cưới một cô vợ trẻ tên là “Thị Trường”, và họ yêu nhau thắm thiết. Tuy nhiên, dù đức ông chồng nỗ lực cách mấy trên giường, chị vợ cũng không bao giờ đạt cực khoái.
Vì một người vợ Do Thái có quyền hưởng khoái cảm, nên họ quyết định đến hỏi giáo sĩ. Nghe đôi vợ chồng trình bày xong, ông giáo sĩ vuốt râu, và đưa ra lời gợi ý sau đây: “Hãy thuê một thanh niên to khỏe. Khi hai người làm tình, thì nhờ anh ta vẫy vẫy chiếc khăn tay ở phía trên. Việc đó sẽ giúp cho người vợ trở nên mơ màng và hẳn sẽ đem lại cực khoái.”
Đôi vợ chồng đi về nhà và làm theo lời khuyên của giáo sĩ. Họ thuê một anh chàng đẹp mã tên là “Tư Nhân” đứng vẫy chiếc khăn khi họ làm tình. Vô ích, chị vợ vẫn không thỏa mãn.
Bối rối, họ lại tìm tới ông giáo sĩ. “Thôi được”, giáo sĩ nói với đức ông chồng, “hãy thử làm ngược lại. Để người thanh niên làm tình với vợ ông, còn ông thì vẫy khăn phía trên họ.”
Một lần nữa, hai vợ chồng lại làm theo lời khuyên của giáo sĩ. Anh chàng Tư Nhân lên giường với chị vợ, còn ông chồng đứng vẫy khăn. Chàng trai vào việc hết sức khí thế, chẳng mấy chốc chị vợ đã cực khoái, la hét vang nhà.
Người chồng mỉm cười nhìn chàng trai, đắc thắng nói, “Thằng đần ạ, phải biết vẫy khăn như thế chứ!”
THEO FB NGUYÊN ANH

Dùng kế “ve sầu thoát xác” để xóa lỗ

Từ việc thua lỗ chồng chất, nợ hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng, một số doanh nghiệp bất ngờ thoát lỗ, hết nợ khi lột xác thành một cái tên hoàn toàn mới.
Sáng 31/10/2013, thông cáo báo chí của Bộ Giao thông – Vận tải chính thức thông báo việc chuyển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.
Từ một doanh nghiệp thua lỗ chồng chất, nợ trên 80.000 tỷ đồng, Vinashin lột xác thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới, không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng, với ngành nghề chính vẫn là đóng mới tàu thủy, hoán cải tàu thủy, tư vấn, thiết kế tàu thủy…
Tái cấu trúc Vinashin là vấn đề nóng không chỉ với dư luận trong nước, nay đã có hướng giải quyết. Trong ngành chứng khoán, tuy ở phạm vi hẹp hơn, nhưng câu chuyện tái cấu trúc đã và đang diễn ra mạnh mẽ, bắt đầu có những công ty quyết tâm “làm lại từ đầu”.
Thương vụ hợp nhất CTCK MBS và VIT là một ví dụ. Với khoản lỗ lũy kế trên 500 tỷ đồng của MBS, hợp nhất với một CTCK khác là cách tốt nhất để định giá lại vốn chủ sở hữu, điều chỉnh vốn điều lệ, xóa hết lỗ lũy kế, để MBS bắt đầu lại. Một số CTCK có lỗ lũy kế lớn khác, đặc biệt là SBS, đã từng tính phương xóa lỗ bằng cách giảm vốn điều lệ, nhằm đưa Công ty về “vạch xuất phát” và làm lại từ đầu.
Điểm chung của 3 trường hợp trên là tổ chức “mẹ” của các DN không muốn cắt đứt “đứa con” của mình.
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), phương án giữ MBS hay không, khi công ty này lâm vào cảnh lỗ nặng hồi cuối năm 2011 (lỗ lũy kế 600 tỷ đồng), đã từng được đặt lên bàn cân. Tuy nhiên, cuối cùng, Ngân hàng mẹ quyết định giữ lại CTCK, vì định hướng chiến lược của Ngân hàng là trở thành tập đoàn kinh tế, trong đó có một mảng kinh doanh là chứng khoán.
Nhưng khi quyết định giữ lại MBS, MB đã đặt mục tiêu không đơn giản cho DN này. Định vị của MB là nằm trong Top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam vào năm 2015 và vì thế, MBS cũng phải có tên trong Top 3 – 5 CTCK tốt nhất sau 2 năm nữa, cộng với một nhiệm vụ rất cụ thể là phải trả được cổ tức tăng dần cho cổ đông.
Thương vụ hợp nhất MBS và VIT sắp hoàn tất để sau đó, MBS sẽ phải hướng đến mục tiêu chiến lược, như một cách đền đáp sự giúp sức của tất cả các cổ đông, đặc biệt là cổ đông mẹ MB.
Với Vinashin thì sao? Thông điệp từ Bộ Giao thông – Vận tải không nói gì đến mục tiêu mà Tổng công ty được hình thành sau quá trình tái cấu trúc Vinashin phải đạt được trong một vài năm tới.
Khoản nợ Vinashin để lại cho nền kinh tế không tự nhiên mất đi, rất nhiều chủ thể, trong đó cả ngân hàng, đã “mất nghiệp” từ sự chìm xuồng của Vinashin.
Việt Nam không thể thiếu một DN mạnh trong ngành công nghiệp đóng tàu và đó có lẽ là lý do chính khiến Vinashin được hỗ trợ nhiệt tình để thay tên, đổi vận…
Nhưng Vinashin khi đã trở lại, cần phải hướng đến những mục tiêu cụ thể, định vị mình ở đâu trong ngành công nghiệp đóng tàu quốc tế, chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế cho ngân sách nhà nước như thế nào trong thời gian tới. Bởi với người dân, Vinashin chỉ đáng giữ lại nếu DN này mang lại những hiệu quả cụ thể để “trả nợ” cho nền kinh tế và hướng đến tương lai đóng góp cho nền kinh tế thịnh vượng hơn.
THEO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét