Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Khi người cộng sản mất phương hướng & Đạo đức xuống cấp

Khi người cộng sản mất phương hướng

Trong bài viết “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác”, Lênin viết: “Trái lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời thành sự thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất cho triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội. Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản.” (Giáo dục", số 3, tháng Ba, 1913).

Đúng 100 năm sau, Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ còn là mớ kinh sách vẫn được dùng để tụng niệm tại một vài nước châu Á. Khi mà các đệ tử môn phái này đang rã rời, buồn ngủ, mơ màng những bữa tiệc linh đình và tìm cách hưởng thụ những món tư bản khổng lồ cướp được nhờ địa vị thống trị của mình, dưới cái nhãn mác cách mạng và ô che của cái Học thuyết Mác – Lênin “vĩ đại” danh cho giai cấp vô sản kia.


Những thực tế đang diễn ra, đã chứng minh rằng những điều Lênin đã viết kia, đã ca tụng và lăng xê trên, chỉ là những món bánh vẽ và là sản phẩm của những sự hoang tưởng dưới sự kiểm chứng của lịch sử. Họ đã phần nào thành công trong một giai đoạn lịch sử, đã ru ngủ cả chục triệu, thậm chí là hàng trăm triệu người. Nhưng họ đã thất bại trong một quá trình lịch sử, cái lý thuyết huyễn hoặc đó đã nhanh chóng bộc lộ những vô lý và tự hủy. Có thể nói, sự thất bại của Chủ Nghĩa Cộng sản không phải ở chỗ thực hành, mà ngay cả phần lý thuyết cũng đã được thực tế chứng minh là: hão huyền và ảo tưởng.

Việt Nam là một trong ba địa chỉ hiếm hoi còn lại trên thế giới đang tiếp tục bám víu vào thứ hỗn mang này. Hai phần ba thế kỷ bám trụ, đi theo, sáng tạo, kiên định… đủ cả mọi ngôn từ và tốn máu xương hàng triệu người, từng phần lãnh thổ đất nước thì thực tế xã hội hôm nay đã chứng minh được điều gì?

Thực tế của “Ba cuộc cách mạng”

Thay cho “một nền sản xuất có năng suất cao hơn hẳn so với nền sản xuất TBCN” thì năng suất lao động của “phương thức sản xuất XHCN” đã trở thành chuyện hài hước nếu đem so sánh. Thay cho mối quan hệ sản xuất tiên tiến, thì phương thức này đã đẻ ra một mối quan hệ sản xuất sử dụng 30% số người làm việc và 30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về. Đó là những kết luận của quan chức, báo chí Việt Nam tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hôm nay.

Thay cho mối quan hệ sản xuất lấy giai cấp công nhân làm trọng tâm, mọi thành phần được hưởng thụ thành quả lao động xã hội, thì sản phẩm xã hội tập trung vào một đám tư bản đỏ là đảng viên Cộng sản. Chức năng của đám này là bòn rút, tích lũy, phá phách sản phẩm xã hội và là giặc nội xâm của đất nước.

Mới mối quan hệ, trình độ sản xuất và năng suất lao động đó, thì đời sống vật chất mà được nâng cao để dần tiến tới “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là chuyện điên rồ.

Ngoài ra, cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật được coi là “then chốt” thì kết quả thảm hại thay. Cả đất nước không tìm nổi một cơ sở sản xuất chiếc đinh ốc đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đảm đương vai trò đại lý sản xuất cho một hãng tư bản con con. Mọi thành quả kỹ thuật của “Phe Xã hội Chủ nghĩa” đều là sự học mót hoặc ăn cắp của “bọn tư bản giãy chết”.

Có lẽ, cần phân tích sâu sắc hơn về cuộc cách mạng thứ 3: Cuộc cách mạng Tư tưởng và văn hóa - Một cuộc phá hủy nền văn hóa lâu đời và niền tin tôn giáo

Khi đảng cộng sản hò hét “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội (CNXH), bằng ba cuộc Cách mạng” thì cả nước rùng mình bởi những trận càn vào tâm linh, tôn giáo, văn hóa cội nguồn. Đặc biệt nhất là trong ba cuộc cách mạng, cuộc “Cách mạng Tư tưởng và văn hóa” có chiều sâu nhất đánh vào tâm tư, suy nghĩ, lối sống, đạo đức và tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc.

Mở đầu là cuộc Cải cách ruộng đất, một chiến dịch làm tan rã quan hệ sản xuất và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc chiếm đoạt công cụ sản xuất, tài sản ruộng vườn của “giai cấp địa chủ”, chiến dịch này còn làm băng hoại những nét văn hóa truyền thống mà để có nó, người dân Việt phải mất hàng ngàn năm chắt lọc và xây dựng. Cuộc “cải cách” đó thực hiện phương châm “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, nghĩa là mọi thành phần ưu tú của dân tộc đều sẽ bị tiêu diệt.

Bên cạnh việc một tầng lớp người dân bị mất tài sản, thì tư duy cướp tập thể, cướp trắng thành quả lao động bao đời, tư duy bất chấp sự công bằng xã hội xóa bỏ sự lương thiện của con người được công khai du nhập, khuyến khích dưới cái tên mỹ miều: Cách mạng vô sản.

Tiếp đến là cuộc cách mạng vào văn hóa, văn học, báo chí… những công cụ trên mặt trận tư tưởng. Vụ Nhân Văn giai phẩm, hàng loạt tác phẩm bị lên án, thủ tiêu, hàng loạt tác giả bị cầm tù, đày đọa, thậm chí là tù đày đến chết.

Thế rồi, hàng loạt chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ, thánh thất bị triệt hạ không thương tiếc. Khi đó, Đức Chúa, Đức Phật, Thánh, Thần… đều được xếp vào thành phần phản động. Một cuộc “cách mạng vô sản” được thực thi nhằm trục xuất Chúa Trời ra khỏi vũ trụ, trục xuất tư hữu ra khỏi xã hội, trục xuất thần thánh ra khỏi đời sống và trục xuất linh hồn ra khỏi con người.

Tất cả để phục vụ một cuộc “cách mạng văn hóa và tư tưởng”.

Điển hình, là những phe nhóm cộng sản vô thần được đưa vào chùa chiền, lập căn cứ, nhen nhóm các lực lượng vũ trang, chém giết… những hành động hoàn toàn đi ngược lại với chùa chiền là nơi tu tâm phát đức. Còn những chùa chiền khác không có tác dụng cho những việc đó thì bị đập bỏ không thương tiếc.

Điển hình là những thánh thất, nhà thờ, đền Thánh... nếu không được sử dụng cho cuộc bạo lực cách mạng, nếu không bị đập bỏ, thì hạn chế đến mức tối đa dẫn tới tự tiêu diệt. Tiến hành chiếm, cướp, lấn lướt và chèn ép đến mức có thể nhằm trục xuất khỏi đời sống xã hội. Đặc biệt, thay vì những nơi tôn nghiêm, thờ tự, nêu cao tình yêu thương, nhà cầm quyền Cộng sản dùng Nhà thờ, thánh thất làm “Nơi ghi dấu tích tội ác”.

Hậu quả là gì?

Một đất nước kiệt quệ, một xã hội hỗn loạn và băng hoại, không có trật tự, con người xử sự với nhau như dã thú. Đạo đức xã hội suy đồi, những hiện tượng con đánh cha, trò đánh thầy, con chửi bố mẹ… là chuyện cực hiếm trong văn hóa đất nước trở thành chuyện thường ngày. Một xã hội ích kỷ và vô cảm, tệ nạn và đồi trụy được hình thành và dẫn đầu bởi chính cái gọi là “Đội ngũ ưu tú của giai cấp công nhân và dân tộc”.

Năm 1977, Liên Xô – được coi là thành trì của phe XHCN - tuyên bố đã hoàn thành giai đoạn xây dựng Chủ Nghĩa xã hội để bắt đầu xây dựng Chủ Nghĩa Cộng sản. Thế mà chỉ 12 năm sau, cả thành trì xây dựng bao công sức máu xương kia đổ cái rụp không thể nào chống đỡ.

Sau mấy chục năm khẳng định con đường quá độ đi lên Chủ Nghĩa xã hội mà “đảng và bác đã chọn” hộ dân tộc Việt Nam là con đường hiện thực, duy nhất đúng đắn, dần dần các lãnh đạo cộng sản mới thừa nhận sự u mê và hão huyền mơ hồ khi đặt niềm tin vào đó. Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh còn mơ hồ theo kiểu “năm ăn năm thua” rằng: “Chủ nghĩa xã hội sẽ dần dần sáng tỏ”. Còn mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản ngao ngán thổ lộ: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nghĩa là, cứ đi hết thế kỷ này theo con đường quá độ và yên chí là chưa có cái Chủ nghĩa xã hội, còn khi đến đó, nó là cái gì thì sẽ biết. Nếu là quả núi thì leo lên ngồi, nhỡ không may là hố sâu, thì cả dân tộc cứ xuống đó mà lặn.

Niềm tin yếu ớt vào “ngày mai tươi sáng của Chủ nghĩa xã hội” đã nhanh chóng rơi rớt ngay chính từ những người lãnh đạo, từ chính những đảng viên cộng sản. Hàng loạt cán bộ cộng sản cao cấp đến cấp thấp, những người đã tự nhận, được tôn xưng là người cộng sản gộc đã từ bỏ tư tưởng của mình cách này cách khác, bằng hình thức này hoặc hình thức khác, khi thì cá nhân, khi thì tập thể, khi thì một nhóm, khi cả hệ thống. Điều này rất dễ thấy.

Với thể chế đảng lãnh đạo tuyệt đối, luôn nghĩ thay, định hướng thay, lựa chọn thay cho người dân, do vậy khi hàng ngũ đảng viên, lãnh đạo mất phương hướng, thiếu niềm tin, thì xã hội cũng khủng hoảng niềm tin là điều không lạ.

Vì vậy, nó tạo nên sự thất vọng ở ngay chính những thành phần cộng sản, tạo nên sự hoang mang và đó là cơ hội cho thói mê tín, dị đoan phát triển. Bên cạnh đó, chủ nghĩa thực dụng, dối trá cũng được dịp bùng nổ ở mọi tầm cao thấp.

Những chiếc phao cứu sinh vội vàng chắp vá

Chính sự hỗn mang đó đã tạo ra một thứ tôn giáo hổ lốn theo ý những người cộng sản. Trước hết, đảng khẩn cấp sáng tác ra cái gọi là Tư tưởng Đạo đức Hồ Chí Minh, một sản phẩm mới được sáng tác vội vàng lấp vào chỗ trống khi phe cộng sản sụp đổ và người ta thấy những giòi bọ nhung nhúc trong nội tạng của nó. Môn đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh như một món ăn mới được chế biến tốn kém nhưng bởi những đầu bếp tồi. Không đủ sức thay thế món bánh vẽ ngọt ngào về Chủ nghĩa Cộng sản mà người ta vẫn được ru ngủ, được xài miễn phí bấy lâu nay. Do vậy, đảng tiếp tục chi tiền dân cho việc lũng đoạn tôn giáo hoặc sáng tác các tôn giáo mới. Đó là thứ tôn giáo phục vụ sự tồn tại và cai trị của đảng bằng bất cứ giá nào. Đó là thứ tôn giáo “Đoàn kết Công giáo”, là thứ Phật giáo “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” dần dần bị hủ hóa miễn là đảng nắm được thứ tôn giáo đó từ gốc đến ngọn.

Đó cũng là các thứ tà đạo như tà đạo Hồ Chí Minh, các chùa chiền khổng lồ, các loại ngoại cảm, bói tướng, thầy pháp, đồng bóng, vàng mã… những thứ mà đã một thời là kẻ thù của Chủ nghĩa Cộng sản.

Người ta không cần e ngại đảng có trăm tay, nghìn mắt khi người ta đốt vàng mã hàng trăm triệu đồng. Người ta không sợ hãi khi “gọi hồn” chính ông Hồ Chí Minh – ông tổ Cộng sản vô thần ở Việt Nam lên để mà truy hỏi… Người ta cũng không ngại dùng “nhà ngoại cảm” để gọi hồn Hà Huy Tập, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Phùng Chí Kiên, thậm chí là cả Trần Phú.

Thậm chí, ngay cả khi người ta đúc tượng Thánh Gióng, họ còn đúc cả tim cho tượng Thánh Gióng và tượng con ngựa. Điều đặc biệt hài hước, là ý tưởng này lại xuất phát từ Thủ tướng Chính phủ, một người đã tự hào là đi theo đảng tận 51 năm nay.

Nếu như, những người cộng sản hôm nay còn có niềm tin vào Chủ nghĩa Mác – Lenin, thì những hành động này, là sự phỉ báng công khai cái lý tưởng Cộng sản, cái mà cả đời ông Hồ Chí Minh, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Võ Nguyên Giáp… đã theo đuổi.

Nếu như Các Mác, người đã dành cả đời hoạt động, chiến đấu cho cái “Công”, để rồi khi chết, lại phải chui vào một nghĩa địa “Tư” để nằm, thì những người Cộng sản Việt Nam đã phấn đấu cả đời để chứng minh cho Chủ nghĩa Cộng sản không thần thánh, mà quỷ và linh hồn… đã phải cậy nhờ ma quỷ, thần thánh và linh hồn để tìm lại thân xác mục nát của mình.

Và khi sử dụng những biện pháp này, nghĩa là người ta đã phủ nhận công khai những gì họ nói, rằng Chủ nghĩa Mác – Lenin luôn là sợi chỉ đỏ, là nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản. Hoặc nói cách khác, họ ngang nhiên coi đảng cộng sản mà họ là thành viên chẳng có ký lô giá trị nào trong thực tế.

Thế nhưng, từ chỗ không tin thần thánh, ma quỷ theo chủ thuyết cộng sản, đến chỗ khủng hoảng và vơ váo bất cứ thần thánh nào, miễn giúp họ thực hiện được giấc mơ thực dụng về vật chất và thăng quan tiến chức bằng mọi giá để thỏa mãn nhu cầu đó, họ đã làm băng hoại các tôn giáo để phục vụ mục đích của họ.

Đó là những thể hiện sinh động của mất phương hướng của người Cộng sản Việt Nam hôm nay.

Hà Nội, ngày 31/10/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
  (RFA Blog's)

Nguyễn Văn Thạnh - Những sai lầm "thơm ngon"

Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu - phải nói là đến con nít cũng biết - mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?
image001_32.jpg


Vậy là điều gì đến cũng đã đến. Với món nợ lên gần cả 100.000 tỷ, trong khi thực lực chỉ là vài chục con tàu nát vương vãi khắp thế giới, phá sản là điều không thể tránh khỏi của quả đấm thép hùng tráng một thời: Vinashine. Điều đặc biệt ở đây không phải phá sản theo lệ thông thường mà đổi tên từ Vinashine thành SBIC. Một ảo thuật để (gần) 90 triệu dân đang đói kém quên đi nguồn cơn của nỗi khốn khó?

Cũng như những con quái vật, trước khi chết, chúng cũng sẽ ra sức giãy dụa, tiêu hao sinh lực rất nhiều. Ban đầu, chúng được những vị quan to nhất nước trấn an tinh thần kiểu như “sau tái cơ cấu, Vinashine sẽ phục hồi và có lãi” rồi “Vinashine tự vay tự trả, nhà nước không chịu trách nhiệm” rồi “tái cơ cấu chuyển Vinashine cho Vinaline tiếp quản” rồi “chính phủ bảo lãnh trả nợ thông qua phát hành trái phiếu”,... và cuối cùng là đổi tên. Thật hồi hộp và chóng mặt với đường đi đầy ảo thuật của quả đấm thép bao năm qua. Mỗi chặn đường tiêu tốn không biết bao mồ hôi, nước mắt của muôn dân vì phải đóng thuế, gánh nợ.

Kết quả thực tế là món nợ càng ngày càng tăng theo lãi suất và hàng chục con tàu nát ngày càng mục hơn và vẫn vươn vãi khắp nơi trên thế giới.

Không có gì phải vội với món tiền lãi chóng mặt, đơn giản vì đó không phải tiền của các vị có trách nhiệm. Đã có mồ hôi, sức lao động và tài nguyên “gái đẹp” của cả dân tộc gánh vác. Chẳng những gánh vác món nợ khổng lồ đó mà còn gánh vài chục biệt thực, siêu xe cho các vị lãnh đạo Vinaline cưng chiều bồ nhí.

Thật là thảm họa. Đây có phải là sai lầm đầu tiên dân tộc Việt Nam mắc phải? Xin thưa không?

Ngay từ khi cướp chính quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện nền kinh tế nhà nước chủ đạo với hợp tác xã nông nghiệp. Kết quả là đói vàng mắt với thảm cảnh:

Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho quản trị xây nhà xây sân."

(Tương tự với nông nghiệp là chương trình cải tạo công thương nghiệp với chủ trương quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp kho tàng. Kết quả là một số hưởng lợi khi nắm quyền lãnh đạo, điều khiển còn công nhân thì lương ba cọc, ba đồng. Nền công thương nghiệp lụn bại).

Đói quá thì đầu óc cũng phải mềm đi, đỡ sắc máu, đỡ kiên định trong mê muội. Lãnh đạo cũng buộc phải suy nghĩ lại và phát hiện ra sai lầm căn bản “cha chung không ai khóc, tiền chùa không ai quản lý nổi”. Ok, một nguyên lý kinh tế học rất đơn giản, dễ hiểu. Thế là đổi mới, giao ruộng lại cho cá nhân. Vinh quang khoán 10 mà có vị còn tuyên bố chắc nịch đó là sáng tạo của Đảng trong đổi mới, hay “không có Đảng CS không có đổi mới”.

Người dân sau bao năm tháng đói mòn đói mỏi, hẳn họ không còn nghĩ gì cao siêu hơn là lăn ra đồng cày cấy để có bát cơm đầy, ăn no mặt ấm cho ra con người. Điều kỳ diệu là không những họ đủ ăn mà còn xuất cảng hàng năm vài triệu tấn thóc. Dù bị hai công ty lương thực độc quyền thu mua, bán giá rẻ như bèo ra thị trường thế giới để đạt thành tích trên giao, nhưng hàng năm cũng thu về cho đất nước món tiền $ kha khá.

(Bên cạnh đó hàng triệu con em nước Việt bị vắt kiệt sức lao động trong các nhà máy gia công hay xuất khẩu lao động cũng mang về cho tổ quốc món tiền $ kha khá không kém.

Tài nguyên được cào bán cũng thu về kha khá $).

No cơm ấm cật, các quan to lại nghĩ cách tiêu tiền. Những đại dự án liên tiếp ra đời như chương trình một triệu tấn đường, chương trình xi măng, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình bò sữa,… Toàn những giấc mơ hoành tránh với lời tuyên bố chắc nịch là đã rút kinh nghiệm, chắc chắn thành công.

Kết cục lại như nhau: phá sản, đổ bể!

Mỗi một đại dự án đổ bể là một hội nghị tổng kết, phân tích, nghiên cứu và cuối cùng nguyên nhân vẫn là “cha chung không ai khóc, tiền chùa không ai quản lý nổi”. Lại quá đúng!

Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu - phải nói là đến con nít cũng biết - mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?

Sau nhiều lần trăn trở với câu hỏi trên, tôi phát hiện ra một nguyên nhân rất đơn giản: vì đó là sai lầm thơm ngon!

Sai lầm thơm ngon này, ai hưởng, hẳn các bạn cũng biết.

Cái dã man của tình đồng bào là ở chỗ này: vì một chút thơm ngon mà một nhóm nhỏ người sẵn sàng xô cả một dân tộc vào bãi lầy hết lần này, đến lần khác: mặc bao em thơ đói rét không có tương lai, bao mẹ già bước chân không ngừng nghỉ kiếm ăn qua cọc vé số, bao cô gái trẻ bán mình nơi xứ người, bao chàng trai khôi ngô, sáng láng bán sức cho thiên hạ khắp năm châu bốn biển xa gia đình vợ con,… Viết những dòng này mà lòng đau như cắt!

Thông thường, một đứa trẻ, sau khi vấp ngã, chúng sẽ ghi nhớ lỗi lầm mà tránh. Nhờ thế chúng ngày càng trưởng thành.

Xem ra một dân tộc đến 90 triệu khối óc, qua bao nhiêu vấp ngã đau thương tại cùng một vị trí mà không rút được kinh nghiệm thì có lẽ dân tộc đó vẫn còn là trẻ con hoặc là bị đần.
Nguyễn Văn Thạnh
(Dân luận)

Nguyễn Văn Thạnh - Những sai lầm "thơm ngon"

Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu - phải nói là đến con nít cũng biết - mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?
image001_32.jpg


Vậy là điều gì đến cũng đã đến. Với món nợ lên gần cả 100.000 tỷ, trong khi thực lực chỉ là vài chục con tàu nát vương vãi khắp thế giới, phá sản là điều không thể tránh khỏi của quả đấm thép hùng tráng một thời: Vinashine. Điều đặc biệt ở đây không phải phá sản theo lệ thông thường mà đổi tên từ Vinashine thành SBIC. Một ảo thuật để (gần) 90 triệu dân đang đói kém quên đi nguồn cơn của nỗi khốn khó?

Cũng như những con quái vật, trước khi chết, chúng cũng sẽ ra sức giãy dụa, tiêu hao sinh lực rất nhiều. Ban đầu, chúng được những vị quan to nhất nước trấn an tinh thần kiểu như “sau tái cơ cấu, Vinashine sẽ phục hồi và có lãi” rồi “Vinashine tự vay tự trả, nhà nước không chịu trách nhiệm” rồi “tái cơ cấu chuyển Vinashine cho Vinaline tiếp quản” rồi “chính phủ bảo lãnh trả nợ thông qua phát hành trái phiếu”,... và cuối cùng là đổi tên. Thật hồi hộp và chóng mặt với đường đi đầy ảo thuật của quả đấm thép bao năm qua. Mỗi chặn đường tiêu tốn không biết bao mồ hôi, nước mắt của muôn dân vì phải đóng thuế, gánh nợ.

Kết quả thực tế là món nợ càng ngày càng tăng theo lãi suất và hàng chục con tàu nát ngày càng mục hơn và vẫn vươn vãi khắp nơi trên thế giới.

Không có gì phải vội với món tiền lãi chóng mặt, đơn giản vì đó không phải tiền của các vị có trách nhiệm. Đã có mồ hôi, sức lao động và tài nguyên “gái đẹp” của cả dân tộc gánh vác. Chẳng những gánh vác món nợ khổng lồ đó mà còn gánh vài chục biệt thực, siêu xe cho các vị lãnh đạo Vinaline cưng chiều bồ nhí.

Thật là thảm họa. Đây có phải là sai lầm đầu tiên dân tộc Việt Nam mắc phải? Xin thưa không?

Ngay từ khi cướp chính quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện nền kinh tế nhà nước chủ đạo với hợp tác xã nông nghiệp. Kết quả là đói vàng mắt với thảm cảnh:

Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho quản trị xây nhà xây sân."

(Tương tự với nông nghiệp là chương trình cải tạo công thương nghiệp với chủ trương quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp kho tàng. Kết quả là một số hưởng lợi khi nắm quyền lãnh đạo, điều khiển còn công nhân thì lương ba cọc, ba đồng. Nền công thương nghiệp lụn bại).

Đói quá thì đầu óc cũng phải mềm đi, đỡ sắc máu, đỡ kiên định trong mê muội. Lãnh đạo cũng buộc phải suy nghĩ lại và phát hiện ra sai lầm căn bản “cha chung không ai khóc, tiền chùa không ai quản lý nổi”. Ok, một nguyên lý kinh tế học rất đơn giản, dễ hiểu. Thế là đổi mới, giao ruộng lại cho cá nhân. Vinh quang khoán 10 mà có vị còn tuyên bố chắc nịch đó là sáng tạo của Đảng trong đổi mới, hay “không có Đảng CS không có đổi mới”.

Người dân sau bao năm tháng đói mòn đói mỏi, hẳn họ không còn nghĩ gì cao siêu hơn là lăn ra đồng cày cấy để có bát cơm đầy, ăn no mặt ấm cho ra con người. Điều kỳ diệu là không những họ đủ ăn mà còn xuất cảng hàng năm vài triệu tấn thóc. Dù bị hai công ty lương thực độc quyền thu mua, bán giá rẻ như bèo ra thị trường thế giới để đạt thành tích trên giao, nhưng hàng năm cũng thu về cho đất nước món tiền $ kha khá.

(Bên cạnh đó hàng triệu con em nước Việt bị vắt kiệt sức lao động trong các nhà máy gia công hay xuất khẩu lao động cũng mang về cho tổ quốc món tiền $ kha khá không kém.

Tài nguyên được cào bán cũng thu về kha khá $).

No cơm ấm cật, các quan to lại nghĩ cách tiêu tiền. Những đại dự án liên tiếp ra đời như chương trình một triệu tấn đường, chương trình xi măng, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình bò sữa,… Toàn những giấc mơ hoành tránh với lời tuyên bố chắc nịch là đã rút kinh nghiệm, chắc chắn thành công.

Kết cục lại như nhau: phá sản, đổ bể!

Mỗi một đại dự án đổ bể là một hội nghị tổng kết, phân tích, nghiên cứu và cuối cùng nguyên nhân vẫn là “cha chung không ai khóc, tiền chùa không ai quản lý nổi”. Lại quá đúng!

Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu - phải nói là đến con nít cũng biết - mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?

Sau nhiều lần trăn trở với câu hỏi trên, tôi phát hiện ra một nguyên nhân rất đơn giản: vì đó là sai lầm thơm ngon!

Sai lầm thơm ngon này, ai hưởng, hẳn các bạn cũng biết.

Cái dã man của tình đồng bào là ở chỗ này: vì một chút thơm ngon mà một nhóm nhỏ người sẵn sàng xô cả một dân tộc vào bãi lầy hết lần này, đến lần khác: mặc bao em thơ đói rét không có tương lai, bao mẹ già bước chân không ngừng nghỉ kiếm ăn qua cọc vé số, bao cô gái trẻ bán mình nơi xứ người, bao chàng trai khôi ngô, sáng láng bán sức cho thiên hạ khắp năm châu bốn biển xa gia đình vợ con,… Viết những dòng này mà lòng đau như cắt!

Thông thường, một đứa trẻ, sau khi vấp ngã, chúng sẽ ghi nhớ lỗi lầm mà tránh. Nhờ thế chúng ngày càng trưởng thành.

Xem ra một dân tộc đến 90 triệu khối óc, qua bao nhiêu vấp ngã đau thương tại cùng một vị trí mà không rút được kinh nghiệm thì có lẽ dân tộc đó vẫn còn là trẻ con hoặc là bị đần.

Nguyễn Văn Thạnh
(Dân luận)

Đoàn Nam Sinh - Đạo đức xuống cấp

Từ những năm 60-90 cả lớp tuổi chúng mình bị ám ảnh thường xuyên với sách tuyên truyền "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Cá thể không còn tồn tại, chỉ có cá nhân lãnh tụ là phải suy tôn, ngay cả Hiến Pháp sửa đổi đã có lúc chỉ những người là "nông dân tập thể" mới được xếp vào “nhân dân”.
Đến nay, cùng những giáo trình tồn tại vô tích sự như Triết học Mác - Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ chí Minh,...đang hàng ngày hàng giờ nhồi nhét vào đầu các lớp sinh viên học sinh, học viên trường Đảng các cấp- chương trình giáo dục nước ta đang tiếp tục dùng môn Đạo đức học đại cương để truyền bá đạo đức mới XHCN với tinh thần chủ nghĩa tập thể.
Tôi bảo đảm rằng chẳng ai còn nhớ được gì, dùng được vào việc gì những "kiến thức" tù mù đó, dù đã mất nhiều thời gian và mòn nhiều "nơ-rôn" cho chúng. Giống như suốt hai thập kỷ buộc hệ đại học phải thi tốt nghiệp môn quốc gia tiếng Nga (và có thể ít nữa buộc phổ cập tiếng Tàu).

Bao năm xóa đi cái cá nhân, đến 86 thì công nhận nền kinh tế nhiều thành phần có kinh tế tư nhân và sản xuất cá thể, gọi là "đổi mới". Nay giáo trình này lại nói tôn trọng đạo đức cá nhân ?
Đạo đức là cái mà chỉ con người là chủ thể, chỉ xã hội loài người mới có được và đã có từ khi có con người. Khi Luật mẹ cũng giảm thiểu vai trò cá nhân con người trong cộng đồng xã hội, để chỉ còn nhân dân với toàn dân mà không thấy xã hội công dân, thì cái gọi là đạo đức XHCN chỉ còn trơ ra cái tên gọi rỗng tuếch. “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu” thì pháp quyền nào cũng được chắt lọc ra từ đạo đức xã hội để áp dụng cho chính xã hội đó. Pháp quyền của nhà nước XHCN long lay ngay từ chỗ này.
Con người với lương tâm của mình, với tình thương, trách nhiệm, bổn phận,… với phẩm hạnh cá nhân đã bị vùi dập trong thời buổi tư bản hoang dã- nền kinh tế thân hữu/ bảo kê, móc ngoặt- khoác chiếc áo giả danh kinh tế thị trường định hướng XHCN đã khiến mọi giá trị đảo điên, thiện ác đúng sai lẫn lộn như hiện nay, thì đạo đức xã hội làm gì còn cấp nữa để xuống ? Khoa học, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Nghệ thuật,... cũng cùng một duộc- đụng đâu nát đấy.
Đến kẻ "bảo hoàng", thủ cựu nhất của Đảng cầm quyền cũng không biết bao năm nữa ta mới đi được một bước quá độ, thử hỏi đạo đức xã hội này sẽ tệ hại đến mức nào, hay lại tái hiện cảnh mẹ đổi con đi cho xa để ăn thịt ít ám ảnh, để mà tồn tại như thời "cách mạng văn hóa" chưa xa bên nước đang có nền kinh tế thứ nhì thế giới ?
Kiên trì mục tiêu định hướng, giữ độc quyền lãnh đạo, giành sở hữu toàn dân, cấm lập hội, cấm biểu tình, bóp nghẹt tự do, chà đạp nhân quyền cơ bản,... sẽ lợi cho ai mà sự tác tệ, độc hại, khốn khó đều buộc dân nước phải chiu ?
Không, dân tộc này không thể nào chấp nhận một cái chết biết trước và dùng đồng hồ đếm ngược khi tình trạng thối rữa sẽ xảy ra trong một tiến trình e ra chưa quá ngàn ngày.
Phải thay đổi, phải chuyển hóa ngay từ căn bản, đó là trách nhiệm con dân với đất nước đang suy sụp, trách nhiệm làm người trong một dân tộc kiêu hùng, làm công dân trong một nước độc lập.
Sài gòn, 11/1/2013.
Đoàn Nam Sinh
(Quê Choa)

Trao bằng khen 38 nhà ngoại cảm, bà Nguyễn Thị Kim Ngân hối hận

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ. Chưa dừng ở đó, một số nhà ngoại cảm còn nói bừa là đã gặp gỡ, thân mật với tôi để trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tìm mộ liệt sĩ nhưng kỳ thực tôi chưa bao giờ biết mặt mũi, gặp gỡ họ lần nào cả…”
Sau hơn một tuần dư luận dậy sóng, đỉnh điểm là vụ Cơ quan an ninh Quảng Trị bắt “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thúy (tức ‘’cậu Thủy’’) về hành vi lửa đảo tìm hài cốt liệt sĩ, bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về chính sách người có công đã chính thức lên tiếng.

Bộ LĐ-TB-XH đã có nghi vấn từ lâu

Tại buổi thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của Quốc hội ngày 31/10, bộ trưởng LĐ-TB-XH hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có cuộc trao đổi với báo chí. Trước việc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCS) Việt Nam chi tiền cho “Cậu Thủy” 75 triệu đồng/bộ hài cốt liệt sỹ mà không xin ý kiến của bộ, bà Chuyền cho biết: Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân được cùng với Nhà nước phối hợp phát hiện và xử lý. Lẽ ra khi làm việc này Ngân hàng chính sách phải phối hợp với chính quyền địa phương và Bộ Quốc phòng để xử lý chứ không phải là Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc đó.

Theo quy định, khi hài cốt được đưa về thì Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc tiếp nhận và đưa vào các nghĩa trang.

Theo quan điểm của lãnh đạo Bộ quản lý nhà nước, khi phát hiện hài cốt liệt sĩ ở các địa phương như Đắc Lắk, Bình Phước, lẽ ra Ngân hàng CSXH cùng với chính quyền địa phương ở đó cũng như cơ quan quân sự ở đó làm. “Mà tôi tin các anh có làm rồi, chính quyền địa phương cũng như quân sự địa phương có đồng ý như thế nào đó thì Ngân hàng chính sách mới tiếp tục làm” bà Chuyền nói.

Bà cũng cho biết thêm, khi phát hiện hài cốt liệt sỹ ở Quảng Trị, Bộ LĐ-TB-XH thấy có dấu hiệu nghi vấn nên đã có văn bản yêu cầu Viện pháp y của Quân đội, Viện khoa học LĐ-XH phải giám định AND những hài cốt liệt sỹ được tìm thấy.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH hội Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với báo chí. Ảnh Dân trí

“Khi khẳng định, không có cơ sở “hài cốt” tìm thấy là xương người thì chúng tôi phải yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ. Tháng 8/2013, tôi có văn bản đề nghị cơ quan an ninh của Bộ Công an xem xét sự việc”, bà Chuyền nói.  Khi phát hiện ra các hiện tượng này, từ tháng 7/2011 Bộ đã có văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện đúng Nghị định của Chính phủ. Khi phát hiện ra  hài cốt thì phải báo cáo với chính quyền, lực lượng quân đội địa phương để phối hợp tìm.  
 
Riêng trường hợp “cậu Thủy”, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đã có công văn đề nghị cơ quan an ninh vào điều tra. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Quan điểm của chúng tôi là phải sớm tìm ra sự thật và xử lý nghiêm những trường hợp lừa đảo này”.
 
Phải giám định AND với mọi hài cốt tìm kiếm được 
 
Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện đề án tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, Bộ LĐ-TB-XH thực hiện việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ. 
 
Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ LĐ-TB-XH đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, yêu cầu tất cả các hài cốt liệt sỹ tìm được nằm ngoài kênh thông tin của lực lượng quân đội, hoặc là bạn bè, chiến hữu của liệt sỹ đưa về, đều phải làm giám định AND. Nếu đúng, lúc đó mới được làm lễ truy điệu và đưa các liệt sỹ vào nghĩa trang. 
 
Về việc gần đây nhiều nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sỹ liên tục xuất hiện từ đó dẫn đến việc lừa đảo, bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá: Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ đưa về quê hương là nguyện vọng chính đáng của toàn xã hội. Chính phủ ngoài việc giao cho Bộ Quốc phòng cũng đồng ý cho các tổ chức, cá nhân khi phát hiện được thì báo cáo với chính quyền địa phương nơi phát hiện để phối hợp làm. Thực chất đã có một bộ phận trục lợi từ việc làm nhân văn này và để làm tốt thì phải tuyên truyền hơn nữa để bản thân người dân cảnh giác với vấn đề này. Với bất kể đối tượng nào trục lợi việc tìm hài cốt liệt sỹ phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Thực ra, không phải gần đây mới có dư luận về câu chuyện lợi dụng tâm linh để trục lợi. Đầu năm 2011, theo sự tham mưu của cấp dưới, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đã ký quyết định số 13/QĐ-LĐTBXH về việc Tặng Bằng khen – tặng bằng khen cho 38 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong số này, có sự góp mặt của phần lớn là nhà ngoại cảm. 
 
Quyết định số 13 khen thưởng các nhà ngoại cảm

Sau đó ít tháng, giữa tháng 8/2011, theo tường thuật của báo Pháp luật TP.HCM, tại hội nghị giao ban sáu tháng đầu năm với Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phía Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói: Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ. Chưa dừng ở đó, một số nhà ngoại cảm còn nói bừa là đã gặp gỡ, thân mật với tôi để trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tìm mộ liệt sĩ nhưng kỳ thực tôi chưa bao giờ biết mặt mũi, gặp gỡ họ lần nào cả…”. Bà tiếp: “Đây là vấn đề rất nhạy cảm, vì vậy tôi đề nghị khi tham mưu cho bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ký các quyết định, bằng khen các nhà ngoại cảm phải hết sức lưu tâm”.
  Huế Bùi 
  (Người đưa tin)

Sự không tưởng của thuyết CNXH


Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.

Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng: “Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Thế nhưng đội ngũ giai cấp công nhân ấy sau bao nhiên năm chịu sự lãnh đạo của đảng không hề có một chút gì thay đổi so với trước, khác chăng là người công nhân không bị sự kềm cặp của những tay cặp rằn của thời Pháp thuộc để thay vào đó là những quản đốc hay giám thị nước ngoài trong các khu công nghiệp  của thời kỳ đổi mới. Điều quan trọng và cần thiết nhất cho giai cấp công nhân là hệ thống công đoàn độc lập do họ lập nên lại không hề xuất hiện tại Việt Nam.

Bài viết trong Tạp chí Cộng sản này có đoạn: “Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi.”

Trên bình diện dân tộc, dù là người yêu đảng nhất cũng không thấy được điều gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại tại Việt Nam từ khi theo chân Liên Xô theo đuôi chủ nghĩa này như theo đuôi một phong trào, một lý thuyết. Trên bình diện quốc tế lại càng là một con số không tròn trĩnh vì Việt Nam luôn tự phủ định chủ nghĩa xã hội đối với quốc tế khi liên tục khẩn khoản yêu cầu họ thừa nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường, khắc tinh của CNXH

Đối với Karl Marx chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế-xã hội chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít của dân chúng sang tay tập thể qua một cuộc cách mạng để dành lấy quyền hành từ một chế độ tư bản hay quân chủ, phong kiến.

Ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chủ đạo đã thúc đẩy Việt Nam thực hiện một nền kinh tế tập trung cho phép nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất lẫn phương tiện sản xuất. Nền kinh tế tập trung tuy sau đó được cải tổ thành kinh tế thị trường nhưng phương tiện sản xuất như đất đai vẫn nằm trong tay nhà nước.

Sau nhiều năm sống chung với khẩu hiệu và kiên trì với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:  “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Đại tá Phạm Xuân Phương, người nhiều năm công tác trong Cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trả lời câu hỏi tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định là Việt Nam không thay đổi mục tiêu tiến tới chủ nghĩa xã hội mặc dù nhìn nhận con đường của nó là mịt mùng không có điểm đến:

“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng đề ông ấy hiều nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những cái đó nó quan hệ với nhau nó tạo ra những mối rang buộc và cú như thế mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam kể cả những người bảo hoàng nhất người ta cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.”
Đường đi không đến

Nhà văn Xuân Vũ có một cái tựa rất hay cho một trong những tác phẩm của ông, đó là “Đường đi không đến”. Tựa cuốn hồi ký này thật thích hợp với câu nói của ông Tổng bí thư trong thời gian hiện tại mặc dù hai sự việc xảy ra cách nhau đúng 40 năm.

Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân một lần trước khi tạ thế đã nói với chúng tôi về vấn đề này, ông giải thích tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư ôm cái lý thuyết tuy hay nhưng đã phá sản là chủ nghĩa xã hội:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”

Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại Việt Nam vẫn kỳ vọng một thay đổi có tính cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của chủ nghĩa xã hội để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào dòng chảy quốc tế. Tuy nhiên kỳ vọng này theo đại tá Phạm Xuân Phương khó được ông Tổng Bí thư chấp nhận:

“Cái gốc chính là ông ta không có khả năng để thay đổi. Không khả năng quan sát để nhận thức hiện thực trong khi thế giới nó đã khác rồi. Mọi người đã thấy khác nhưng ông ta thì không bao giờ thấy khác. Vẫn cứ nhìn xã hội Việt Nam, nhìn chung quang khu vực, nhìn thế giới như những năm 60. Vì vậy ông ta cứ tiếp tục hò hét Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, vẫn là chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, khó khăn của cách mạng Việt Nam chỉ là tạm thời…những luận điểm từ những năm trước đây bất kỳ một người nào ở trường lý luận ở trình độ sơ cấp người ta cũng biết được điều đó mà ông Trọng ổng lại mang trình độ sơ cấp ra ông ấy làm.”

Và Giáo sư Đặng Phong nhận xét:

“Thế bây giờ đang đi theo cái mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận mô hình đó là thất bại là sai lầm, đổ bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con người toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy nhà nước nữa cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không biết bao giờ tới nơi nhưng không bỏ được.”

Nhiều đảng viên cao cấp và kỳ cựu không còn thiết tha chú ý tới những lý luận hay nghị quyết mà đảng đưa ra trong các kỳ đại hội nữa là điều hiện đang trở thành phổ biến. Khi niềm tin của họ bị coi thường thậm chí lạm dụng thì mọi tuyên bố dù của cấp nào cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc cái ghế mà họ đang ngồi. Đại tá Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo của tờ Văn Nghệ Quân Đội cho biết sự thật này:

“Những cái phát biểu, bàn luận hay lý luận của họ càng ngày càng lạc hậu thụt lại quá xa cuộc sống. Thí dụ như cái câu ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “hiến pháp nó quan trọng sau cương lĩnh của đảng” thì nó lạc lỏng vô cùng. Điều này chỉ có thể nói được ở những năm 60 của thế kỷ trước. lúc mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang thắng thế thì người ta có thề bỏ qua nhưng đến bây giờ mà vẫn nói như thế thì thật là sai trái.”

Câu hỏi mà nhiều đảng viên đang đặt ra, khi lý luận và chủ thuyết đã phá sản, đảng sẽ chứng minh vai trò dẫn dắt toàn đảng toàn dân bằng phương pháp gì trong cái gọi là thực tiễn của xã hội hôm nay?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-30

Sạn mật


image
Nếu bạn thỉnh thoảng lại đau bụng phía ngang với dạ dầy, dưới gan 1 chút, rất khó chịu nhiều khi lại buồn nôn nữa thì rất có thể là bạn bị sạn mật. Sạn mật rất thông thường cứ 12 người Mỹ thì lại một người bị sạn mật và mỗi năm có thêm 1 triệu người bị bệnh này và bạn phải đi khám bác sĩ ngay vì để lâu ngày sạn lớn ra càng nguy hiểm hơn.

Mật là gì ?

image
Mật là một chất có mầu xanh lá cây do gan tiết ra để đánh tan chất mỡ và giúp tiêu hoá thức ăn. Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới là gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt, bóp vào và tiết ra vào ruột non qua những ống dẫn mật li ti.
Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu cân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf. Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy theo trường hợp. Có 2 loại sạn mật:

image
1.- Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người sinh sống ở Mỹ và Âu Châu là loại này.

2.- Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.
Xem [hình phiá trên] người ta nhận thất là khi túi mật bóp và tiết ra mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại những ống dẫn mật nêngây nên đau đớn khó chịu phải giải phẫu ngay. Khoảng 30,40 năm trước thì người ta chỉ mổ túi mật ra để lấy viên sạn mật ra rồi khâu lại, nhưng có nhiều trường hợp chỉ vài năm sau túi mật lại có thêm sạn mật nữa, phải mổ đi mổ lại. Về sau thì y khoa kết luận là nên cắt túi mật đi luôn để trừ hậu hoạn. 15, 20 năm trước thì người ta phải giải phẫu lớn nghĩa là rạch 1 đường dài 10, 20 cm trên bụng mới lấy túi mật ra được, bệnh nhân phải nằm nhà thương cả tuần lễ và phải nghỉ dưỡng bệnh ở nhà chừng 1,2 tháng để trị vết thương. Bây giờ họ cũng dùng kiểu giải phẫu "cũ" này nếu túi mật đã bị sưng to.

image
Ngày nay cứ theo hình dưới đây thì họ đục 4 cái lỗ, một lỗ để đút giây video camera chiếu hình lên màn ảnh, một lỗ để đút giây đèn vào soi, một lỗ nhìn, một lỗ sỏ kéo vào để cắt. Kỹ thuật giải phẫu tân tiến này chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ và bệnh nhân có thể ra về trong ngày và đi làm trở lại trong vòng 2-3 ngày.

Tại sao có sạn mật

Có nhiều yếu tố gây nên sạn mật. Một là có nhiều cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan và nếu trong mật lại có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có giờ thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm vào nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó sẽ đông lại và đóng thành sạn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố như:

image
a.- Phái tính: Đàn bà có cơ nguy bị sạn thân gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) có nhiều mỡ trong mật, thêm vào nữa là những thuốc ngừa thai làm tăng số lượng mỡ trong mật.

b.- Lên cân quá mức: Mập quá cũng làm tăng số lượng mỡ trong mật và làm cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài.

c.- Ăn uống: Nếu ăn uống nhiều mỡ quá và ít chất sơ cũng làm tăng mỡ trong mật.

d.- Dùng thuốc chống cholesterol: Nếu dùng các loại thuốc giảm cholesterol như TRICOR hay LOPID cũng làm tăng xác xuất có sạn mật vì thuốc ảnh hưởng đến mật.

e.- Tuổi tác: Càng già càng có nhiều cơ hội có nhiều cholesterol trong mật.

f.- Di truyền: Gia đình có người có sạn mật cũng sẽ ảnh hưởng di truyền đến người khác.

g.- Sắc tộc: Người Mỹ da đỏ đứng đầu sau đó đến người gốc Mễ Tây Cơ là 2 sắc dân có nhiều sạn mật nhất tại Hoa Kỳ.

Khi nào cần chữa trị ngay

image
Khi túi mật co thắt để bài tiết mật vào ruột non, thì một viên sạn hay nhiều viên sạn theo nhau chạy ra không có gì trở ngại cả, trừ phi viên sạn quá lớn làm nghẽn ống chuyển mật, làm bệnh nhân đau nhói không chịu được ở phần bụng trên, lan ra cả sau lưng và bả vai kéo dài từ 15 phút đến 1 vài giờ. Sau đó đến màn nôn mửa, nóng, lạnh, mắt trắng da vàng, nước tiểu mầu đậm, phân mầu lợt lạt.

Nếu bạn có những triệu chứng như vậy thì vào nhà thương ngay. Có thể ít giờ sau, cơn đau sẽ qua đi nhưng túi mật có thể bị nhiễm trùng và bị bể ra nếu viên sạn vẫn chặn lối. Và nếu bị chặn thì lá lách cũng có thể bị sưng, có thể gây ra chết chóc.

Muốn chẩn bệnh sạn mật, thừờng phải thử máu để xem có bị nhiễm trùng không sau đó làm "ultrasound" là phương pháp hữu hiệu nhất để tìm sạn mật. Một cách khác là dùng một sợi giây có gắn máy chụp hình, chuyền từ cổ họng xuống để xem có viên sạn nào chặn lối ống dẫn mật vào ruột non không, nếu có thì họ có thể lấy ra ngay. Còn một cách là MRI (magnetic resonance imaging).

Những cách chữa trị sạn mật

image
Nếu sạn mật không gây ra đau đớn hay biến chứng gì thì không cần chữa trị. Còn những viên sạn khuấy rối gây ra đau đớn thì cách tốt nhất là cắt tuí mật đi, vì túi mật không phải là một cơ phận thiết yếu của con người, nếu không cắt đi mà chỉ lấy sạn ra thì ít lâu sau sạn sẽ trở lại. Giải phẫu lấy túi mật rất thông thường tại Hoa Kỳ.

Con người sống không có túi mật ra sao

Sau khi cắt túi mật, thì gan vẫn bài tiết mật như thường nhưng thay vì mật được dự trữ trong túi mật thì chẩy thẳng vào các ống dẫn vào ruột non. Trong trạng thái "mất túi mật" này thì sẽ đi đại tiện nhiều hơn và phân sẽ lỏng hơn khi trước rồi sẽ trở lại bình thường. Nếu không trở lại bình thường và vẫn tiếp tục bị "tiêu chảy" thì phải nên khám bác sĩ để xin thuốc trợ mật và lá lách.


Lan Hương

Viết theo tài liệu báo Mayo Clinic 5/2006)

Khi 'đất nước' lười đọc

image
Thị trường sách Việt đang phát triển như vũ bão với nhiều đầu sách ra trong một tháng. Sách là kho tàng tri thức mà ở đó, thông qua ngòi bút, tác giả muốn truyền tải một thông điệp nào đó đến với người đọc.

Văn hóa đọc sách trong nước

Ngày xưa, đọc sách là một cái thú. Với người xưa, đọc sách chính là thưởng thức, cả về nội dung lẫn hình thức. Bởi trước kia, kỹ thuật in ấn còn hạn chế, mỗi cuốn sách được ra đời là cả một công trình tâm huyết. Chính vì việc ra sách khó khăn nên các tác giả càng chăm chút nội dung, người làm sách cũng cẩn thận trong công việc của mình, đặc biệt là khâu biên tập. Còn ngày nay, sách ra nhan nhản, đến độ những người làm trong ngành kiểm định xuất bản cũng không thể nào nhớ hết số lượng sách được cấp phép trong một tháng.

Việc cấp phép xuất bản ngày nay đơn giản hơn, điều đó có cả lợi lẫn hại. Điểm lợi là các tác giả dễ dàng đưa tác phẩm của mình đến với công chúng. Hại là đã có không ít cuốn sách có những nội dung phản cảm, nhảm nhí, khi ra thị trường thì độc giả mới tá hỏa về nội dung lẫn hình thức. Nhiều cuốn sách chỉ mới ra thị trường được vài tháng rồi bị đình chỉ phát hành, thu hồi cũng vì vậy.


image
Thường thì độc giả chọn sách theo sở thích của mình. Nhưng chẳng mấy ai có đủ thời gian để dạo các nhà sách, đọc thử và tìm một cuốn sách phù hợp. Do đó, hầu như việc mua sách đều dựa những bài review (phê bình) sách trên báo chí.

Ở Việt Nam ngày nay, người ta thích đọc báo hơn đọc sách. Nhất là trong những năm trở lại đây, người ta chuộng báo mạng hơn báo giấy. Và dù vô tình hay hữu ý thì chuyên trang văn hóa - văn nghệ của các tờ báo chính là trang điểm sách dành cho những người thích đọc.


image
Tôi để ý thấy các tựa sách bán chạy trên thị trường đều là những cuốn sách được chăm chút kỹ về truyền thông, nói theo thuật ngữ chuyên ngành là PR. Những cuốn sách ấy được hậu thuẫn bởi các công ty sách, được quảng bá ầm ĩ, thậm chí có không ít scandal đi kèm. Tin bài về văn hóa - văn nghệ của mỗi tờ báo trong một số đều có hạn mức nhất định, mà các tin bài có “dấu hiệu” PR kia thì rất nhiều, khiến cho các bài review sách chân chính càng ít đi.

Tôi thấy không thiếu những cuốn sách về khoa học, khảo cứu, lịch sử, văn hóa, học làm người… được xuất bản nhưng tin bài về những cuốn sách như thế thường vắng bóng trên các báo, hoặc nếu có cũng chỉ xuất hiện dưới dạng tin ngắn.




image
Những người từ trung niên trở lên thường bận bịu với công việc và gia đình, có nhiều người còn kém thị lực nên họ cũng ít đọc dần theo độ tuổi. Báo chí lại càng ít giới thiệu các tựa sách mới thuộc thể loại họ quan tâm, nên lớp độc giả này càng ngày càng ít đi. Còn giới thanh niên hiện nay, tôi thấy họ chuộng các loại sách ngôn tình, diễm tình... Có lẽ loại sách này phù hợp với lứa tuổi họ. Tuy nhiên, sở thích này theo tôi cũng bị ảnh hưởng không ít bởi việc truyền thông quá tập trung về loại sách này.

Thanh niên chính là đối tượng có sức đọc mạnh nhất. Việc truyền thông quá tập trung vào một loại sách nào đó đã vô tình định hướng thói quen đọc sách của họ. Bởi trong văn hóa đọc, người ta cũng nên đa chiều, đọc nhiều loại sách để mở mang kiến thức, mà theo tôi truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn người đọc.

Đến các cây bút cũng lười đọc!


image
Việt Nam được xem là một xứ thơ, bởi đa số những người có một vốn chữ nghĩa nhất định đều có thể làm thơ, đặc biệt hơn vì nước ta là nơi xuất phát của thể thơ lục bát. Nhưng tôi để ý thấy nhiều cây bút rất lười đọc. Thường thì họ chỉ lo viết. Còn việc mua sách để đọc thì càng ít hơn. Họa may, năm ba dịp, khi bạn bè xuất bản tập thơ hay tập truyện mang tặng thì họ mới dành thời gian để đọc.

Tôi có nhiều người bạn nước ngoài, họ rất chú trọng vào việc đọc sách. Họ thường mang theo sách bên mình và khi có thời gian là đọc. Đối với họ, đọc sách là một thói quen, và họ rất coi trọng thói quen này. Bởi theo họ, càng đọc nhiều thì càng biết nhiều, càng mở mang kiến thức.

Quay lại các cây bút trong nước, việc ít đọc mà chỉ tập trung sáng tác theo tôi có một cái hại. Đó là họ sẽ bị bó cứng trong tư tưởng của mình, lâu dần sẽ dẫn đến thói bảo thủ trong cách viết, cách nghĩ. Thật ra, vừa viết vừa đọc mới là điều tốt cho các tác giả. Điều này khiến họ đón nhận được nhiều tư tưởng khác biệt, học hỏi thêm nhiều kỹ năng viết, nảy sinh nhiều ý tưởng hay.

image
Như các bạn bè trong giới văn nghệ, tôi cũng sáng tác. Nhưng tôi cũng thường có thói quen review sách trên trang facebook cá nhân của mình. Tức là mỗi khi đọc xong một cuốn sách hay thì tôi sẽ viết một bài để giới thiệu về cuốn sách đó. Nếu nhiều người cũng làm việc này thì sẽ góp một phần không nhỏ cho việc tiếp cận sách hay của độc giả thêm dễ dàng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng có ít thời gian để đọc, thì báo chí chính là nơi cần có những bài viết review sách chuyên nghiệp với đa dạng các thể loại để độc giả dễ dàng tiếp cận hơn.

Một khi văn hóa đọc của mỗi cá nhân, suy rộng ra là của toàn dân tộc, càng phát triển thì văn hóa của dân tộc mới phát triển vững chắc được. Bởi càng đọc, người ta càng suy nghĩ chín chắn hơn, càng quyết định kỹ càng hơn trong công việc cũng như cuộc sống.

image
Thiện Ngộ



Lời nhắn của ông Thiệu

Tôi không biết ông Thiu,
Yêu m
ến li càng không,
Nh
ưng buc phi tha nhn
M
t thc tế đau lòng,

R
ng ông y nói đúng,
Th
i còn Min Nam:
“Đ
ng nghe cng sn nói.
Hãy xem c
ng sn làm!”

Tôi s
ng Min Bc
Sáu m
ươi lăm năm nay,
Và bu
c phi tha nhn
M
t thc tế thế này:

R
ng ta, đng, chính ph,
Th
ường hay nói mt đàng
Mà l
i làm mt no.
Nhi
u khi không đàng hoàng.

Đ
ng, chính ph luôn nói,
Mà nói hay, nói nhi
u,
R
ng sn sàng chp nhn
Nh
ng ý kiến trái chiu.

V
y mà mt nhà báo,
Nói ý ki
ến ca mình,
Nói đàng hoàng, ch
ng chc,
Có lý và có tình,

Li
n b buc thôi vic.
Ai cũng hi
u vì sao.
Không khéo l
i tù ti.
Nh
ư thế là thế nào?

Nh
ư thế là các v
M
c nhiên tha nhn mình
Không làm nh
ư đã nói,
Gây b
c xúc dân tình.

Là m
t người yêu nước
Là công dân Vi
t Nam,
Tôi mong đ
ng đã nói,
Là nh
t thiết phi làm.

Vì đó là danh d
,
Ni
m tin và tương lai.
Hãy ch
ng minh ông Thiu
Nói nh
ư thế là sai.


Tôi không biết ông Trng,
Yêu m
ến li càng không,
Nh
ưng là ch người ln,
Tôi thành th
t khuyên ông

Rút cái gi
y sa thi
M
t nhà báo công minh.
Ph
n ông, nếu phc thin,
Cũng nên xem l
i mình.

Tôi nh
n hưu nhà nước
Cũng đã m
y năm nay.
Hy v
ng còn được nhn
Sau bài th
ơ ngn này.
409

Đ
ng lãnh đo sáng sut,
L
ch s thì v vang,
Dân anh hùng, vĩ đ
i,
Bi
n bc và rng vàng.

Th
ế mà ta, tht ti,
Ch
ng dám mơ cao xa
Thành bác M
, bác Nht
Bác EU, bác Nga.

Cái dân ta m
ơ ước,
Ng
m mà thy đau lòng,
M
ơ được như Miến Đin,
Mà r
i cũng chng xong.

T
i my bác lãnh đo,
Nói gì cũng toàn sai,
B
dân tình la ó,
Nhi
u lúc đến khôi hài.

Là vì danh không chính,
Ngôn không thu
n được đâu.
C
my cũng không đúng,
Khi đã sai t
đu

Thái Bá Tân


Từ ngày Bác vô đây

Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu ch
ưa có mt trên đt nước này
Má cháu còn đi đ
ến trường mi sáng
Đúng tu
i trăng tròn, đôi má hây hây.

K
t sau ngày các bác vô đây
Ông Ngo
i bng nhiên b bt, tù đày
Bà Ngo
i nh chng rưng rưng mi ti
Má cháu
ưu su đánh mt thơ ngây.

Hai năm sau ngày các bác vô đây
M
t sáng mùa Đông sương trng giăng đy
Các bác đ
ến nhà, lưng đeo súng đn
B
t Má đi làm thy li min Tây.

M
t tháng đi làm thy li min Tây
Má v
m o, thân xác hao gy
Má ôm Ngo
i khóc, thì thm k l:
Cán b
hiếp con, có lúc c by!

R
i cháu ra đi không Ba, có Má
Ngo
i va nm xung nên Má trng tay
Bán buôn t
o tn Má nuôi cháu ln
Dù không bi
ết rng Ba cháu là ai!

M
ười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài s
n, ca nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đ
i sau cơn bo bnh
Còn gì bán n
a? – Ngoài thân cháu đây?

G
n hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu m
ười sáu tui thân xác héo khô
V
y mà phi bán, ly tin mua go
Tính ra sáng chi
u – ch khong mt tô!

Nguyễn Thành Bửu

Ever Since You Came
("You "  means Ho Chi Minh.)

Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen

After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost

Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp

After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!

And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!

Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?

Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!


Translated by Anne

Nguyễn Ngọc Già - Sống có yên nổi không?!

Vì không có đủ hai trăm ngàn đồng để nộp theo đòi hỏi của một tên cướp cạn khoác áo công an, ông Trịnh Xuân Tùng đành "nộp cổ" cho hắn. Từ đó, người ta biết ông có một cô con gái xinh đẹp tên là Trịnh Kim Tiến.
Từ thường dân...

Sau khi gạt nước mắt, chôn cất cha xong, cô gái đứng lên, đi đòi công lý cho người cha chết oan và "được" "đảng và nhà nước" "ghi nhận" sự bền chí bằng cái án 4 năm tù [1] "dành cho" tên côn đồ Nguyễn Văn Ninh - cựu trung tá công an. Tất nhiên, lon trung tá bị lột xuống chỉ vì 200.000 đồng là một hành động đần độn của người cộng sản. Tuy nhiên, cho đến lúc nhận án tù, có thể Nguyễn Văn Ninh không bao giờ nghĩ các "đồng chí" lại đối xử "bạc bẽo"

với hắn như thế (!), vì kẻ gãy cổ chỉ là một... "ông chủ" - người không phải cùng "giai cấp" với hắn.

Qua cái chết tức tưởi của cha mình, Trịnh Kim Tiến càng hiểu thấu gốc rễ gây ra thảm họa cho không chỉ gia đình cô, nó xuất phát từ chế độ độc đảng toàn trị. Cái chết của cha trở thành động lực cho cô hòa mình cùng người dân trong những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam.

Cũng từ đó, cô gái xinh đẹp và nhân hậu ấy đã tìm thấy một nửa cuộc đời mình với đám cưới cùng chàng trai khôi ngô có tên Nguyễn Hồ Nhật Thành.

Đôi "chim câu" đáng yêu này sử dụng việc kinh doanh để kiếm sống đồng thời góp tay cảnh báo cho người dân hiểm họa mất nước, kêu gọi mọi người ủng hộ hàng nội địa và tẩy chay hàng hóa độc hại từ Trung Quốc, thông qua cửa hàng "No China Shop" [2].

Đôi vợ chồng trẻ này đã nhiều lần bị xách nhiễu, đe dọa, khủng bố bằng nhiều hình thức khác nhau. Vào ngày 18/7/2013, Nguyễn Hồ Nhật Thành đã làm đơn tố cáo công an [3], có kẻ đã phá hoại cửa hàng kinh doanh của anh, bằng cách tạt sơn. Sự việc rơi vào im lặng.

Mới đây, Paulo Thành Nguyễn - một nick từ trang facebook của Nguyễn Hồ Nhật Thành cho hay, anh cùng người vợ đang mang thai phải dọn ra khỏi căn hộ vừa mới thuê trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vì chủ nhà bị công an o ép đuổi vợ chồng anh nếu muốn... "yên ổn". Paulo Thành Nguyễn cho biết [4]:

*"Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó. Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình. Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà. Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi…"*

Đương nhiên, đôi vợ chồng trẻ này có thể tiếp tục đi thuê chỗ khác và tiếp tục bị... đuổi nữa, như luật sư Lê Trần Luật [4] đã từng bị nhiều lần cùng với việc bị tước thẻ hành nghề khi ông "chuyên trị" các án động chạm đến chế độ.

Đó không thể gọi là trừng phạt người bất đồng chính kiến, mà phải gọi nó là hành vi trả thù vặt của những tâm địa tiểu nhân. Hơn thế, nó còn phô bày ra sự bế tắc đến ngu dốt, khi người cộng sản không biết làm sao cho hình ảnh "đảng ta là đạo đức là văn minh" sạch sẽ hơn một chút sau những bọc mắm tôm, chất thải, hết chọi vào nhà người này đến liệng vào nhà người khác như: ông Hoàng Minh Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy, bà Bùi Thị Minh Hằng v.v...

Đôi khi tôi cố suy nghĩ có cách gì "giúp" cho cộng sản Việt Nam có thể trả thù (nếu họ muốn trả thù) đỡ bẩn thỉu hơn chút ít, nhưng mãi không nghĩ ra cách nào(!).

Chẳng lẽ trong óc của người cộng sản, ngoài những chất bã, chất thải, o ép chủ nhà đuổi khách thuê, lột truồng, bóp và cắn vú phụ nữ, tông xe, chọi đá v.v...  họ không thể nghĩ ra bất kỳ cách gì khác, sao cho "trí tuệ" hơn?!
Đến giới nghệ sĩ...

Nữ ca sĩ Siu Black vỡ nợ cách đây không lâu, trở thành câu chuyện ồn ào đầy trên các diễn đàn và báo chí. Phương Thanh - một nữ ca sĩ và là bạn thân của Siu Black - cho phóng viên biết [5] việc cô giúp Siu Black trở lại sàn diễn để đối diện với lỗi lầm trước khán giả, sau khi nợ nần của Siu Black không thể dấu giếm được nữa:

"Cuối cùng cũng xong rồi. Chương trình hôm qua cứ như một bộ phim xã hội đen của Mỹ. Đến giờ tôi vẫn còn thấy rụng rời vì nghĩ lại mình quá bạo gan khi đối mặt với hàng chục tay giang hồ đòi nợ".

Lời trò chuyện của Phương Thanh làm nảy ra câu hỏi: công an ở đâu lại để cho cả bầy giang hồ cho vay nặng lãi, xuất hiện nghênh ngang bao vây, đe dọa con nợ như chỗ không người?

Vợ chồng đôi nghệ sĩ Phước Sang - Kim Thư cho hay, ngôi nhà họ "liên tục bị ném mắm tôm khủng bố" [6], cũng vì Phước Sang đang nợ ngập đầu. Trang danviet.vn cho biết thêm:

"Diễn viên Kim Thư cũng khẳng định hệ thống camera an ninh quan sát cũng đã ghi hình được người gây ra vụ việc trên và sẵn sàng cung cấp cho lực lượng công an, nếu những người này tiếp tục tái diễn hành động khủng bố gia đình mình".

Những "màn" ném mắm tôm của bọn cho vay nặng lãi đối xử với Kim Thư cho thấy chúng cùng một "lò võ" với công an khi so sánh những vụ khủng bố các nhà hoạt động xã hội. Thật băn khoăn, tại sao Kim Thư không gởi ngay những chứng cớ rõ ràng đó cho công an mà phải đợi "tái diễn"? Liệu sự khủng bố "tái diễn" ở mức nguy hiểm hơn có quá muộn không?

Câu chuyện không bàn đến món nợ của Siu Black và Phước Sang mà điều cần suy nghĩ ở đây là vai trò của "công an nhân dân".

danchimviet-250.jpg
Trịnh Kim Tiến và di ảnh cha. Photo courtesy of danchimviet
Nợ nần là chuyện dân sự. Tòa án là nơi sẽ phân định tất cả "lỗi phải" và bản án tòa là chung cuộc để đôi bên thi hành. Nói điều này với dân cho vay nặng lãi chắc chúng vỗ bụng mà cười(!)

Không chắc khi Siu Black và Phước Sang đi vay, lại nghĩ có ngày cần cầu viện đến tòa án để giải quyết ôn hòa, êm đẹp, nhưng có lẽ trong thâm tâm họ, hai chữ "tòa án" ít khi được nghĩ tới.  Ngay đây, bật lên ý nghĩa: Tòa án tại Việt Nam giờ đây khó còn là nơi để cho bất cứ ai, dù là con nợ hay chủ nợ, tìm đến nhằm mưu cầu sự thật và lẽ công bằng; nó cũng không còn là nơi đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi cho mình, dù dân Việt Nam đang sống trong một đất nước, nơi luôn kêu gọi "thượng tôn pháp luật"(!)

Ai dám bảo đảm những hành động của bọn cho vay nặng lãi không dẫn đến kết quả xấu hơn, một khi Siu Black, Phước Sang không chu toàn nổi những con số mà người đời hay gọi là "cắt cổ" người vay? Chẳng lẽ đợi đến lúc hậu quả xảy ra tồi tệ hơn, lúc đó khuyên Kim Thư và Siu Black đi "thẩm mỹ viện"...Cát Tường để "cải tạo" dung nhan (?!)

Người ta nhớ lại Năm Cam từng "tung hoành ngang dọc" dưới sự bảo kê của "công an nhân dân" và "báo chí", một dạo bằng những vụ giết người như ngóe; giết công khai; giết chớp nhoáng, nhưng tất cả trôi tuột trong im lặng nhiều năm, trước khi "đảng và nhà nước" "quyết liệt" làm "tới nơi tới chốn" (!)

Chứng cớ nào cho thấy, hiện nay thế giới ngầm thôi hay giảm hoạt động? Coi bộ, sự lộng hành của "bọn giang hồ" ngày càng "đen" như dầu hắc vấy bẩn ngôi nhà của Kim Thư, với sự bảo kê đều đặn thông qua những khoản "hụi chết" khá... "dầy" đóng cho ai đó!

Sống có yên nổi không?!
Và cả những "nhà tài phiệt"

Ông Huỳnh Uy Dũng thống thiết [8]: "...Nói thật, khi viết đơn tố cáo, tôi thức suốt gần một tuần lễ. Bên cạnh Đại Nam còn biết bao doanh nghiệp khác đang thiếu nợ ngân hàng, chỉ cần một văn bản ra là lãi suất vay ngày một nâng lên, hay bị ngăn lại dẫn đến sập tiệm, mất hết tài sản, phá sản, ngậm đắng nuốt cay và “chết” tức tưởi.

Nếu họ không có lương tâm đi nữa nhưng cố gắng làm đúng luật pháp là doanh nghiệp mừng lắm rồi. Khi quyết định làm vụ này, tôi xác định từ giã con đường doanh nghiệp, trong di chúc dành cho con trai tôi cũng không mong muốn nó làm doanh nghiệp nữa. Tôi sợ quá rồi. Tôi may mắn thoát ra được. Vợ chồng tìm cách tháo gỡ xóa hết nợ nần. Tôi nghĩ nếu tiếp tục làm, mình sẽ chết vì cái “lệ” này..."

Ở đây cũng không bàn đến những góc khuất mà tất cả những ai đang kinh doanh lớn nhỏ tại xứ "thiên đường mù", nếu muốn "yên ổn", bằng cách này hay cách khác phải cam chịu, thỏa hiệp hay đồng lõa, tiếp tay. Điều đáng suy nghĩ thông qua câu chuyện "đại gia" Huỳnh Uy Dũng cũng xoay quanh hai chữ "yên ổn".

Có thể tin ông Dũng: "...khi viết đơn tố cáo, [...] thức suốt gần một tuần lễ...", bởi bề dày lăn lộn nhiều năm ngay trong lòng chế độ, ông là một trong những người biết nhiều và hiểu rõ hơn tất cả thường dân về cái mà ông dùng rất nhẹ để né tránh - "lệ". Huỳnh Uy Dũng có lẽ đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết chọn "con đường" tố cáo đích danh Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng, thay vì khiếu nại hay kiện ra tòa hành chính. Ông hẳn biết rõ hơn ai hết khi đã "rửa tay" nhưng chưa thể "gác kiếm" trong "nghiệp" kinh doanh ở Việt Nam.

Điều buồn cười khi Huỳnh Uy Dũng nhắc đến "lương tâm" và "luật pháp", nghe cứ ngỡ như hai khái niệm rời rạc, chẳng dính líu gì nhau, lại không thấy chúng "tuy hai mà một", được điều khiển dưới bàn tay của "Đảng". "Lương tâm" có thể "bán", "pháp luật" có thể "mua", chỉ cần "soát lại" túi tiền bạn "dày" hay "mỏng" có đủ "chung" theo "nhu cầu" hay không. Chi tiết này cho thấy có vẻ ông Dũng hơi "ngây ngô" như bị người đời chê, nếu đó là tâm trạng thật của ông mà không liên quan đến bất kỳ toan tính nào khác(?).

Tuy nhiên, không ai biết sự lo xa của một doanh nhân - thông qua việc cho cậu con trai bé xíu thừa hưởng tài sản lớn - có đảm bảo "yên ổn" cho cả đứa bé cũng như gia đình ông không, nếu không ai phản đối mệnh đề* "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối"*?
Kết

Lâu ngày, gặp cô cháu gái giỏi giang đang làm cho một công ty nước ngoài với mức lương gần 2.000 USD/tháng, thấy cô bé vẫn đi chiếc xe gắn máy cũ thay vì chiếc SH đời mới, mà trước đây dự định sắm, tôi hỏi: "Sao con chưa sắm xe mới?", "Thôi cậu! Con nghĩ lại rồi, đi xe "xịn" bây giờ, một là "làm mồi" cho bọn cướp, hai là cho... "công an". Đi xe cũ chẳng ai để ý, hư gì sửa đó, vậy khỏe và an toàn hơn". Tự bao giờ hai "chức vụ" này bị "đồng hóa" đến thê thảm thế này (?!)

Người Việt đang sống trong một "xã hội... hình sự" và đang cố đi tìm một "xã hội dân sự" (!).

Sống có yên nổi không?!

Nguyễn Ngọc Già, 
Việt Nam 31-10-2013

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
(RFA)

Công ty tư ở Việt Nam: Muốn có hợp đồng, phải hối lộ

Có tới 68% doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam phải trả “hoa hồng” để có hợp đồng với các doanh nghiệp nhà nước và 70% trong số này chủ động đưa hối lộ.

Quang cảnh hội thảo "Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam" diễn ra ở Hà Nội. (Hình: Đất Việt)

Đó là kết quả một cuộc khảo sát do Thanh tra của chính phủ CSVN phối hợp với  Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Sứ quán Anh thực hiện trước cuộc hội thảo "Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam", vừa diễn ra hôm 30 tháng 10 ở Hà Nội.
 
Cả cuộc khảo sát lẫn hội thảo vừa kể nhằm chuẩn bị cho cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 12, sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng tới.

Phía thực hiện khảo sát nhận định, tham nhũng - đưa hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân rất phổ biến. Giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước nhận “hoa hồng”, ra giá khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân là chuyện bình thường.
Một viên phó tổng thanh tra của chính phủ Việt Nam, tên là Trần Đức Lượng, nói thêm là trong 68% doanh nghiệp tư nhân xác nhận đã trả “hoa hồng”, có 70% chủ động đưa hối lộ để được việc. Nhân vật này nhận định, hầu hết doanh nghiệp tư nhân xem tham nhũng là vấn đề đáng ngại thứ hai, sau thực trạng vật giá gia tăng. 
Cuộc khảo sát cho thấy, có tới 60% số doanh nghiệp khẳng định các “chi phí không chính thức” gây tốn kém cho họ và những “chi phí không chính thức” này tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Kết quả cuộc khảo sát còn cho thấy một kết quả đáng chú ý khác, đó là “tham nhũng vặt” đang lan tràn ở Việt Nam. “Tham nhũng vặt” được định nghĩa là những khoản tiền hối lộ nhỏ để không bị công chức hoặc các cơ quan cung cấp dịch vụ công nhũng nhiễu. Có tới 80% nhân viên các doanh nghiệp tư nhân khẳng định tham nhũng vặt là “rất phổ biến”.

Nhũng nhiễu được nhân viên các doanh nghiệp tư nhân mô tả là việc cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, cố tình đặt ra các quy trình sai quy định, không giải thích rõ quy trình để bắt lỗi và kiếm tiền.

Hôm 24 tháng 10, một cuộc hội thảo tương tự đã được tổ chức tại Sài Gòn. Ở cuộc hội thảo đó, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Cố vấn thể chế của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam, cho rằng, muốn chống tình trạng tham nhũng đang bành trướng trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nhân Việt Nam cần “hành động tập thể”. Theo bà Liên, doanh nhân không thể hành động đơn lẻ. Hành động tập thể là sự liên kết nhiều chủ thể giữa doanh nhân với xã hội dân sự và chính phủ để cùng chống tham nhũng trong từng lĩnh vực, có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, có cam kết và được giám sát của bên thứ ba.
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam về hội thảo vừa kể ở Sài Gòn, đại diện nhiều doanh nghiệp công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng câu kết giữa doanh nghiệp với viên chức chính quyền và giới làm luật, hình thành những “nhóm lợi ích”. 
Đại diện một doanh nghiệp xuất cảng ở Sài Gòn cảnh báo, lúc này muốn đưa hối lộ nhưng không được các “nhóm lợi ích” ủng hộ cũng khó mà thực hiện. Nhiều doanh nghiệp không còn đất sống vì bị các nhóm lợi ích muốn loại bỏ.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Thuế xuất nhập cảng Đồng Nai, nhận định, sự câu kết giữa doanh nghiệp với viên chức không chỉ gói gọn trong phạm vi địa phương mà mở rộng tới cả hệ thống chính quyền trung ương. Hối lộ lúc này không còn đơn giản là để hoàn thành thủ tục cho nhanh hay để được trúng thầu, được che chở, hối lộ bây giờ là để hoạch định chính sách nhằm tạo cơ hội trục lợi lớn. 
(Người Việt)

Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội?

vietbao.vn-305.jpg
Các phóng viên phỏng vấn Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khoá XII. Ảnh minh họa. Photo courtesy of vietbao.vn

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XIII hôm 30 tháng 10 vừa qua, phóng viên các báo đã bất ngờ trước qui định mới là không được phép phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu quốc hội trong giờ giải lao như trước đây nữa.

Theo bản tin trên báo Người Lao Động Online, lực lượng bảo vệ kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa XIII đã ngăn không cho phóng viên đến gần để phỏng vấn và chụp ảnh các đại biểu quốc hội trong giờ giải lao với lý do đó là lệnh mới.

Khi các phóng viên tỏ ý thắc mắc thì lực lượng bảo vệ chìa ngay văn bản không có dấu đỏ cũng không có tên và chức vụ người ký, nói rằng họ đang thi hành nhiệm vụ được giao và yêu cầu báo chí nghiêm túc tuân thủ.

Vẫn tin của Người Lao Động Online, đó chính là thông cáo báo chí do Trung Tâm Báo Chí kỳ họp thứ 6, Quốc Hội Khóa XIII, gởi cho giới truyền thông và lực lượng bảo vệ cuộc họp. Theo thông cáo báo chí này, phóng viên không được phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu quốc hội tại nơi giải lao là khu vực sảnh trước cửa hội trường Bộ Quốc Phòng, mà chỉ được tác nghiệp tại khu vực dành riêng cho báo chí ở hai bên hành lang tầng một và tại phòng phát thanh, truyền hình trên tầng hai của hội trường Bộ Quốc Phòng.

Trước qui định mới xem ra có tính cách hạn chế nghiệp vụ của báo chí tại quốc hội, một số phóng viên trong nước e ngại không nêu ý kiến, một số khác cho rằng tin đã lên báo rồi thì còn gì mà bàn cãi:

Nếu đã thông tin trên mặt báo rõ ràng và đã công khai rồi thì luật pháp nào cũng thế thôi, là cái quyền của một nơi nào đó một tổ chức nào đó chứ còn quan điểm riêng thì nói thật ra hơi khó…

Ký giả Huỳnh Ngọc Chênh, từng là phóng viên báo Thanh Niên trước đây, nhận định rằng qui định mới này có thể khiến người ta suy diễn một một cách sai lạc:

Hồi mà tôi làm phóng viên tác nghiệp ở đó thì chuyện tiếp xúc với đại biểu quốc hội rất dễ. Cũng nhờ là qua cái giờ giải lao ở quốc hội thì mới tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp được những ông như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng…rất dễ dàng. Còn bây giờ tôi không hiểu là vì sao lại có cái thay đổi khó khăn như vậy.

Ông nói đã có thời kỳ mà báo chí gặp một vài yêu cầu nghiêm túc như phải có thẻ hay phải duyệt danh sách mới được vào quốc hội:

Rồi tôi thấy càng ngày càng khó hơn và bây giờ mà nghe là không cho phỏng vấn những lúc giải lao nữa thì có lẽ là khó quá rồi. Theo tôi nghĩ thì cái này không phải o ép báo chí mà là cái kỹ luật gì đó đối với đại biểu quốc hội. Người ta không muốn để đại biểu quốc hội trả lời tự do, vì có khi những phát biểu của đại biểu quốc hội vào lúc giải lao như vậy  thì nó mang tính cá nhân, nó không theo khuôn khổ không theo chỉ đạo của nhà nước của đảng, tức không đúng theo chủ trương đường lối. Bởi vì theo kinh nghiệm tôi biết những lúc đó họ tương đối nói thật nhất, và tôi nghĩ có lẽ rút kinh nghiệm thì bây giờ quá nhiều chuyện xảy ra người ta cũng ngại đại biểu quốc hội qua những giờ  giải lao sẽ nói thật lòng của mình, mà khi nói thật lòng thì cũng không đúng theo đường lối chủ trương, không theo khuôn khổ mà đảng qui định. Đó là cái suy diễn chứ không biết sự thực có phải như vậy hay không, cái đó không phải làm khó cho báo chí mà làm khó cho đại biểu đó.

Nhà văn Võ Thị Hảo, trước là phóng viên phụ trách văn phòng đại diện  tờ Phụ Nữ Sài Gòn ở Hà Nội, kế đó cộng tác với báo Gia Đình Xã Hội, nói rằng bà ngỡ ngàng khi nghe nói về qui định báo chí không được phỏng vấn đại biểu quốc hội ngay tại sảnh giải lao :

Tôi nghĩ quốc hội phải hoạt động theo nguyên tắc công khai và dân chủ. Lẽ ra tất cả những người trong Quốc Hội cũng như giới lãnh đạo trong Quốc Hội, cũng như những người đến quan sát, phải thấy rằng trách nhiệm tối thiểu và đầu tiên của mình là phải trả lời báo chí, phải thấy rằng nếu báo chí lao vào phỏng vấn mình thì đấy là một cơ may bởi vì đại biểu là những người mà dân bỏ phiếu cho họ.

Nếu có những người trả lời phỏng vấn và có những người  ngăn cản việc phóng viên phỏng vấn những quan chức của quốc hội, nếu để quốc hội cũng như là chính phủ thì tôi thấy hành động đó vi phạm vào quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Đó là một vấn nạn kinh khủng của Việt Nam.

Gây khó cho cả hai phía

Rất khó để biết rằng ai là người trực tiếp ra lệnh đó, nhà văn Võ Thị Hảo trình bày tiếp. Nhưng dù bất kỳ là ai đi nữa, bà nói, thì người đó cũng không được phép hành động sai trái như thế:

Tôi đã từng trước đây tôi đã từng làm phóng viên, từng có lúc tham dự những kỳ họp Quốc Hội thì tôi thấy thời đại chúng tôi bao giờ phỏng vấn các đại biểu quốc hội trong giờ giải lao cũng dễ dàng hơn là sau này.

Về phần cựu đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông, cấm ký giả tiếp xúc phỏng vấn và chụp ảnh các đại biểu khi họ đang nghỉ giải lao ở ngoài sảnh quốc hội là một qui định cần xem xét lại vì nó quá cứng nhắc và gây phiền hà không ít cho cả hai phía:

Trừ trường hợp Quốc Hội đang họp thì không được làm phiền vì đại biểu phải tập trung cho kỳ họp, nhưng trong giờ giải lao hoặc ngoài giờ mà nếu phóng viên có nhu cầu phỏng vấn thì đại biểu quốc hội không được từ chối yêu cầu của phóng viên.

Trong những năm mà tôi làm đại biểu quốc hội thường khi giải lao, hoặc trước hay sau giờ họp quốc hội, các phóng viên phỏng vấn chưa bao giờ bị từ chối cả. Cho nên tôi nghĩ cái qui định phải bố trí và hẹn nơi gặp thì  nó không tạo điều kiện cho phóng viên cũng như cho đại biểu tiếp cận và thể hiện quan điểm của mình. Quốc hội đã qui định thì mọi phóng viên phải chấp hành thôi nhưng mà quan điểm cá nhân mà nói thì như thế là gò bó. Qui định cứng nhắc như thế không những gây phiền hà cho phóng viên mà cả cho đại biểu quốc hội.

Cũng hôm qua, ngày qui định mới được thực hiện ở quốc hội, một số đại biểu quốc hội ít nhiều tỏ ra băn khoăn vì từ đầu cuộc họp tới giờ các vị vẫn thường trả lời báo chí trong những phút giải lao trước sảnh hội trường.

Trao đổi  với phóng viên báo Người Lao Động,  ông Nguyễn Sĩ Cương, ủy viên thường trực trong Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội, phát biểu là là rất tốt nếu có một khu vực riêng cho báo chí nhưng chỉ có điều  là không phải lúc nào cũng dễ dàng tiếp cận với đại biểu quốc hội, chưa kể chuyện họ có đồng ý hay không khi được mời ra hai bên hành lang của hội trường để trả lời phỏng vấn.

Ông nói ông chưa rõ qui định mới do ai ban hành nhưng cái khó gây ra cho báo chí là điều cần thiết phải xem lại.

Bản tin của Người Lao Động Online còn cho hay  trước đây từng có một văn bản chỉ đạo mang tính hạn chế tác nghiệp đối với báo chí tại khu vực hành lang Quốc Hội. Sau đó, do phản ứng khá mạnh từ báo giới và các đại biểu quốc hội, qui định tương tự đã được hủy bỏ.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-10-30

Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc

Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi năm 1955, ít phút sau một âm mưu ám sát ông
Đã tròn năm thập kỷ trôi qua kể từ khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập Việt Nam Cộng Hòa bị ám sát trong một cuộc đảo chính quân sự với sự tiếp tay của Hoa Kỳ.
Trong mắt các sử gia phương Tây và Việt Nam thời hậu thuộc địa, Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, gắn liền ý nghĩa trong một cụm từ đầy mỉa mai và thóa mạ là “bè lũ Mỹ-Diệm”, và rằng chính phủ của Diệm cũng chỉ là một sự sáng tạo của Hoa Kỳ phục vụ cho mục đích địa chiến lược trong Chiến tranh lạnh.

Diệm cũng được miêu tả như là một sản phẩm truyền thống của đạo Thiên Chúa và Khổng Giáo, đại diện cho sự hòa trộn giữa tư tưởng phương Tây và phương Đông trong tiến trình xây dựng một chính quyền chống cộng sản ở Đông Nam Á.

Phủ nhận những quan điểm này, trong Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam ( tạm dịch: Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Miền nam Việt Nam), Miller đưa ra một cách giải thích mới về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ của ông ta với Hoa Kỳ, được soi sáng từ những điểm nhìn văn hóa chính trị của Việt Nam.[1]

Đóng góp nổi bật nhất của tác giả là cung cấp một sự diễn giải tinh vi và công phu về mối xung đột giữa Diệm - Chiến lược kiến quốc của ông, và phía đồng minh Hoa Kỳ.
Ngô Đình Diệm là một nhà trị quốc hiện đại

Tác giả đã khẳng định rằng vị lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa là một nhà trị quốc hiện đại với những viễn kiến riêng và mới mẻ về quốc gia, khác xa với quan điểm của Hoa Kỳ.

Dù cùng chung mục tiêu chống Cộng sản nhưng hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra những bất đồng, tạo nên những xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà Miller gọi là: “Nguyên lý kiến quốc”, vốn đã hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn, biểu hiện cho cuộc xung đột giữa các sứ mệnh của nền văn minh hơn là giữa các nền văn minh.

Nghiên cứu quá trình xung đột từ góc nhìn chính trị và luân lý, quốc gia và cá nhân, đặt nó trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, Miller đã phô bày những va chạm trong nhận thức và động lực về tư tưởng chính trị, chiến lược quân sự, khủng hoảng tôn giáo, và chương trình xây dựng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn.

Sự xung khắc này không chỉ làm cho liên minh Mỹ-Diệm sụp đổ vào năm 1963 mà còn góp phần làm thay đổi kết quả cuộc chiến.
Tư tưởng chính trị và tôn giáo của Diệm

Theo Miller, kế thừa tinh thần quốc gia mạh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa của người cha Ngô Đình Khả, Diệm đã trở thành một nhà yêu nước nhiệt thành, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc.

Hoạt động đối lập với chính quyền thuộc địa Pháp, từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong chính phủ Bảo Đại, tôn sùng Phan Bội Châu và kiến thức về đạo Khổng của nhà nho yêu nước này, thông cảm và ủng hộ với tổ chức Chấn Hưng Dân Tộc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, thành lập lực lượng thứ ba để vận động những người theo quốc gia, chống cộng sản kết nối lại thành một liên minh đấu tranh cho một đất nước Việt Nam của người Việt Nam, và cuối cùng là bỏ qua mối thù cá nhân của gia đình để sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Minh của Hồ Chí Minh, mọi nỗ lực của Diệm đã đã minh chứng rằng ông là một “nhà hộ quốc tận tụy của nước Việt” (27)
Ngô Đình Diệm không được Mỹ ủng hộ trong năm 1954

Miller, bằng việc lột bỏ những thiên kiến chống lại Diệm trong năm mươi năm qua, khẳng định rằng quan điểm của ông không phải được sinh ra từ sự mờ mịt, hay những ảo niệm được dựng lên bởi Hoa Kỳ vào năm 1954.

Diệm thực sự là một trong những nhân vật xuất chúng và năng động nhất trong số các nhà chính trị ở Đông Dương.

Và vì vậy ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi chính sự quyết định của cựu hoàng Bảo Đại.

Tác giả lưu ý, hầu hết các cứ liệu cho rằng Diệm được sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, đứng đầu là hồng y Francis Spellman, hay bởi sự vận động bí mật của CIA, sự ủng hộ của các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như John Foster Dulles… là thiếu thuyết phục vì không có chứng cứ xác đáng.

Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản... Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.”

Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông.

Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu.
Bất đồng về quan điểm dân tộc và dân chủ

Diệm tự xem mình vừa như một tấm khiên phòng thủ, đồng thời là ngọn giáo tấn công những đe dọa đối với hệ thống chính trị ở Nam Việt Nam, bao gồm độc lập, lợi ích quốc gia, bổn phận đạo đức kết thành nền tảng của dân chủ và đời sống dân sự trong một quốc gia.

Khác với những công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam khác, Miller đã khai phá một cách nhìn mới về chủ nghĩa dân tộc của Diệm.

Diệm không phải là một thuyết gia truyền thống, cũng không phải là một viên quan thuộc địa phản động. Ông là một nhà chính trị xảo trí và là một nhà lãnh đạo “dân chủ” với một đường lối chấn hưng đất nước dựa trên cơ sở gắn kết có chọn lọc tư tưởng Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, và sự đặc trưng chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam.

Vận dụng văn hóa Việt Nam để làm rõ quan điểm chính trị và tôn giáo của Diệm, Miller chỉ ra cách nhìn của Diệm về giá trị của dân chủ và sự phát sinh của những giá trị đó từ quan niệm dân chủ truyền thống mang tính bản địa của người Việt hơn là từ quan điểm tự do thuần túy của phương Tây.

Thấm nhuần những chuẩn mực, phẩm hạnh của triết lý xã hội như ý thức tự lập, tự hoàn thiện, và hiến dâng cho lợi ích cộng đồng của đạo Khổng, vốn được xem là phù hợp với quan điểm chủ nghĩa nhân vị của triết gia Thiên chúa giáo Emanual Monier, Diệm tin rằng: “ Dân chủ trước hết là một trạng thái tinh thần, một lối sống tôn trọng bản thân chúng ta và người khác.” Như vậy, thay vì kết nối dân chủ với tự do dân sự, Diệm diễn tả nó như một quá trình tiến bộ của xã hội tập thể.

Tổng thống Diệm cố gắng hiện đại hóa và liên kết những tư tưởng chính trị-tôn giáo này với chương trình kiến quốc đương thời khi ông tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại."

Quan niệm dân chủ của Diệm đã mâu thuẫn với Học thuyết Dân chủ của Mỹ. Miller kết luận “Diệm tìm cách định nghĩa dân chủ như một đặc tính xã hội dựa vào bổn phận đạo đức luân lý. Định nghĩa này quá khác xa với quan điểm của những thuyết gia người Mỹ khi họ quan niệm dân chủ là một hình thái đa nguyên chính trị.

Bất đồng về chương trình xây dựng nông thôn

Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân.

Giải pháp này, như tác giả phân tích, là phân bố lại dân số hơn là phân bố đất đai. Việc di dân đến vùng đất mới không chỉ cung cấp đất cho người dân, mà còn là tiền đề mở rộng các mục tiêu kinh tế, an ninh, và tư tưởng do Diệm vạch ra.

Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước.


Ảnh chụp hôm 1/11/1963
Ông Diệm bất đồng với người Mỹ về cách điều hành miền nam

Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ.

Đối với Mỹ, trung tâm của chính sách cải cách ruộng đất là phân bố ruộng đất cho người không có, tạo ra những điều kiện và cơ hội để họ nâng cao và triển khai những dự án hơn là bóc lột sức lao động của họ cho việc xây dựng nhà nước.

Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương.

Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt.

Ngô Đình Nhu tuyên bố rằng công nghiệp hóa và sự thay đổi kinh tế chỉ có thể đến với miền Nam Việt Nam sau khi họ có thể rời xa một cách dứt khoát xã hội truyền thống với ý nghĩ, tổ chức và kỹ thuật mà chúng họ đã từng gắn kết.

Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng.

Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới.
Bất đồng về chiến lược an ninh và quân sự

Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm.

Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ.

Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ.

Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự.

Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích.

Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế.

Do đó, Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ như là một cơ quan thiết kế, quản lý, và điều khiển các chương trình phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, ý tưởng của Diệm không giống với hoạch định từ phía Mỹ, đặc biệt là về mục tiêu chương trình Ấp Chiến Lược.

Với các cố vấn Mỹ, một giá trị phổ quát của nền dân chủ đa nguyên là yếu tố chính mang lại thành công của chương trình, cũng như kết quả của cuộc chiến.

Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng.

Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ.

Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam.

Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam.

Khủng hoảng phật giáo và bất đồng về chính sách kiến quốc

Số phận và kế hoạch của họ Ngô đã bị chặn đứng bởi cuộc khủng khoảng Phật Giáo.

Nổi bật giữa các sử gia về chiến tranh Việt Nam, Miller nghiên cứu cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 như là một sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của quá trình chấn hưng Phật giáo, vốn đã diễn ra trong những năm 1910 và 1920 của thế kỷ 20.

Miller đưa ra một cái nhìn mới về phong trào Phật giáo trong kỷ nguyên của Diệm, rằng nó không chỉ đấu tranh cho sự bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng, mà thực sự là nó còn bộc lộ sự lo lắng sâu sắc về sách lược kiến quốc của Diệm, đặc biệt là về cuộc cách mạng nhân vị điều mà giới Phật tử thấy như là mối đe dọa đến việc làm hồi sinh sức mạnh Phật giáo Việt Nam.

Theo quan điểm của Miller, Phật giáo đã tham gia vào một cuộc cách mạng tự do dân tộc và hiện đại hóa như một sự đóng góp vào tiến trình kiến quốc.

Cuộc xung đột giữa Diệm và Phật giáo đã đẩy cuộc chiến kiến thiết quốc gia lên đỉnh điểm.

Diệm, cho đến phút cuối cùng vẫn tin rằng ông ta sẽ giải quyết sự xung đột này từ vị thế thượng phong như cách anh em ông nghĩ khi bắt đầu mở kênh đối thoại bí mật với cộng sản Bắc Việt.

Nhưng Diệm không bao giờ có thể vãn hồi trật tự như sự trả lời kiên cường và cứng rắn của ông với đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, vì anh em ông đã bị hạ sát bởi chính những viên tướng phản bội.

Miller kết luận rằng: những vấn đề của sự bất đồng không đơn giản bắt nguồn từ lời tuyên bố thâm thúy và khó hiểu về cuộc cách mạng nhân vị của anh em nhà Ngô.

Chúng bắt nguồn từ mối bất hòa trong thực tế giữa nhà họ Ngô và Mỹ về những ý niệm chính như dân chủ, cộng đồng, an ninh, và cách mạng xã hội.

Khiếm khuyết của cả Diệm và đồng minh Mỹ là sự miễn cưỡng trong việc hợp tác với các phong trào cách mạng ở miền Nam.
Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc

Misalliance của Miller đã thành công khi soi sáng một cái nhìn mới về Diệm và chương trình kiến quốc mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa và độc lập trong nhãn quan chính trị của ông.



Chủ tịch Hồ Chí Minh coi ông Diệm là "nhà yêu nước"

Những tác phẩm trong tương lai không thể bỏ qua những luận điểm của Miller rằng chính sự xung đột nảy sinh từ nhận thức sai lệch đã hình thành mối quan hệ đầy thăng trầm của Mỹ - Diệm và cả số phận miền nam Việt Nam.

Sau năm mươi năm, hình ảnh nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm dần được sáng tỏ trong mắt các sử gia Mỹ.

Đáng tiếc là tại Việt Nam, việc nghiên cứu về ông vẫn là một đề tài cấm kỵ.

Phải chăng, không đi theo chủ nghĩa cộng sản là không phải người Việt yêu nước? Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại tuyên bố Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc?

Những người cộng sản Việt Nam không ngờ, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ đã có một cái nhìn khác về đối thủ chính trị ở miền Nam.

Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.”

Chỉ có những đối thủ xứng tầm nhau mới dành cho nhau lời nhận xét xứng tầm như vậy. Quan điểm của Hồ được nhà sử học Edward Miller lưu tâm vì nó đã gợi lên cho người đọc một cách nhìn khác lạ nhưng không xa lạ về Diệm, một nhân vật chính trị nổi bật và không thể thiếu được khi đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.

Việt Nam vừa tổ chức một lễ quốc tang trọng thể cho tướng Giáp, trong khi nhân vật chính trị và quân sự lớn cùng sinh ra từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình với tướng Giáp - Cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được trả lại tên thật trên mộ phần.

Sự thật lịch sử về Diệm, cho dù còn nhiều tranh cãi, là “ một lãnh đạo độc tài với chế độ gia đình trị hay là một tổng thống ái quốc” cần phải được trả lại đúng nguyên vị của nó.
Văn Cầm Hải
Texas Tech University, USA

[1]Edward Miller, Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam(Cambridge: Harvard University Press, 2013)
 
* Bài do tác giả gửi cho BBC qua điện thư và thể hiện văn phong và cách nhìn cá nhân của tác giả.
  (BBC)

Trăn trở tìm giải pháp phòng, chống tham nhũng

Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ. Ảnh: NGUYÊN ĐĂNG
Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ. Ảnh: NGUYÊN ĐĂNG
Phòng, chống tham nhũng (PCTN) luôn là vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước hết sức quan tâm, mong sớm được giải quyết triệt để. Trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, tệ tham nhũng (TN) càng trở thành mối nguy hại khôn lường. Đây cũng chính là nội dung được các đại biểu tập trung bàn thảo, nhằm tìm ra những giải pháp thật sự hữu hiệu.

Những con số nhức nhối
Ngành thanh tra phát hiện vi phạm 12.639,6 tỷ đồng và 1.438 ha đất, đã thu hồi được 2.390 tỷ đồng, 18,2 ha đất, kiến nghị xử lý 550 tập thể, 1.051 cá nhân; cơ quan điều tra khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can; Viện kiểm sát truy tố 335 vụ, 803 bị can phạm tội về TN trong năm 2013, nhiều vụ gây thiệt hại "khủng" tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng bị bóc gỡ - những con số ấn tượng đó khẳng định nỗ lực, quyết tâm tuyên chiến "quốc nạn" TN. Rồi hàng loạt biện pháp như hoàn thiện thể chế, chính sách, củng cố bộ máy, tổ chức thực hiện pháp luật... được triển khai đồng bộ đã tạo "bước chuyển" tích cực "hạ nhiệt" nạn TN hoành hành.
Tuy nhiên, dư luận vẫn coi TN là mối họa đe dọa sự tồn vong của chế độ, đúng như đánh giá của Chính phủ "tình hình TN chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực... gây bất bình trong xã hội". Tổ chức minh bạch thế giới xếp hạng chỉ số cảm nhận TN của Việt Nam (CPI năm 2012) đứng thứ 123/176 nước (chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100). Tình trạng TN chưa giảm là bởi còn nhiều "ung nhọt" tồn tại dai dẳng, như báo cáo thẩm tra mà Ủy ban Tư pháp của QH "bắt bệnh": Hoàn thiện thể chế chậm, hiệu quả hoạt động cơ quan chuyên trách PCTN hạn chế; thiếu công khai, minh bạch; bất cập và chậm trễ trong cải cách hành chính; giám sát, kiểm tra chưa thường xuyên...
Không chỉ cử tri bức xúc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ĐBQH cũng rất trăn trở, suy tư và day dứt trước nạn TN nghiêm trọng, dẫu biết phòng, chống không đơn giản.
Phát hiện chậm, thu hồi ít
Đó là nhận định của nhiều ĐBQH.
Thực tế, TN chủ yếu bị phát giác qua tố cáo của người dân và báo chí; việc tự phát hiện và phát hiện qua thanh tra, kiểm tra rất hạn chế. Đã vậy, xử lý còn biểu hiện nương nhẹ, lạm dụng xử lý kỷ luật hành chính, xử án treo, phạt cảnh cáo; số vụ án TN xử lý tăng nhưng xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra TN lại giảm.
Trong khi đó, đối tượng TN thường có chức vụ, quyền hạn, thủ đoạn tinh vi, thậm chí có cả cán bộ bảo vệ pháp luật. Có ĐBQH ví von hình ảnh "đầu voi đuôi chuột" bởi cách xử lý nể nang "giơ cao đánh khẽ" nên một số vụ TN nghiêm trọng ban đầu khởi tố "hoành tráng" nhưng dần "chìm xuồng" khiến nhân dân hoài nghi, bất bình. Số vụ phát hiện xử lý chủ yếu vẫn là TN "vặt", chưa tương xứng tình hình; thu hồi tiền, tài sản đạt tỷ lệ rất thấp (mới thu hồi hơn 900 tỷ đồng, chiếm dưới 10%) mà nếu thu hồi triệt để sẽ góp phần giúp ngân sách Nhà nước trang trải trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Xử lý không nghiêm dẫn đến "nhờn thuốc", khiến dân thiếu niềm tin và ngại tố cáo TN. Đó là hệ lụy tất yếu.
Cơ chế nào biểu dương tố cáo tham nhũng?
Thực trạng căn bệnh "vô cảm" đang phổ biến, khiến việc tự phát hiện và tố cáo TN càng trở nên "hiếm hoi". Khi bệnh quan liêu, bệnh thành tích còn khá nặng, việc khen thưởng kịp thời và bảo vệ người tố cáo TN là rất quan trọng. Tâm lý người tố cáo thường sợ bị trả thù, trù dập, ảnh hưởng đến cả người thân nên ngần ngại, trong khi đó có người dũng cảm tố cáo lại nhụt chí bởi bất cập trong cơ chế bảo vệ họ.
Chạnh lòng dẫn chuyện không tặng hoa khi khen thưởng ba cá nhân vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) trong khi hành động dũng cảm rất xứng đáng được tặng hoa, một số đại biểu cho rằng việc biểu dương, khen thưởng có lúc còn "hình thức". Bởi vậy, cần có quy định khen thưởng, vinh danh điển hình tố cáo ở lĩnh vực đặc thù như PCTN, nhất là phanh phui các vụ TN có tầm ảnh hưởng lớn với xã hội.
Bên cạnh đó, cần cân đối giữa mức khen thưởng trong khối doanh nghiệp và khối hành chính sự nghiệp nhằm khích lệ thêm nhiều cá nhân tích cực tố cáo. Dẫu biết, nhiều người hành động vì tâm huyết, căm ghét TN, nhưng nhiều ĐBQH vẫn lo lắng, nếu không động viên thỏa đáng và có quy chế bảo vệ sẽ triệt tiêu động lực PCTN và TN càng có cơ hội phát sinh.
Thực tiễn chứng minh, chỉ khi toàn xã hội chung tay và mỗi người dân luôn ý thức đấu tranh, bài trừ TN, đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích cá nhân thì PCTN mới thật sự hiệu quả. Trong bối cảnh đạo đức, phẩm chất một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, việc củng cố niềm tin và nâng cao nhận thức không thể thiếu. Việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu. Song, nhận thức đúng cũng chưa đủ, cho nên hoạt động của các cơ quan, đơn vị, thu nhập, tài sản, chính sách... cần công khai minh bạch hơn, để người dân có điều kiện giám sát, phát hiện, tố giác kịp thời.
Sẵn quyết tâm chính trị, hành lang pháp lý đầy đủ, lại có Nghị quyết T.Ư 4 làm"đòn bẩy", tái lập Ban Nội chính T.Ư, sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, cử tri hy vọng PCTN sẽ trở thành hành động thiết thực, quyết liệt chứ không phải hô hào suông, góp phần làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân với đất nước.
(Nhân dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét