Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Ngày 02/11/2013 - Dân đã mất hết niềm tin?

  • Bảo tồn Nam Cực : Đàm phán thất bại vì Nga và Trung Quốc (RFI) - Cuộc đàm phán về việc thành lập khu bảo tồn động thực vật ở Nam Cực, tổ chức tại Tasmania (Úc), đã kết thúc vào hôm nay 01/11/2013. Đúng như giới quan sát đã tiên liệu, cuộc đàm phán đã không đạt kết quả do thái độ cương quyết chống đối của Nga và Trung Quốc.
  • Paris mê hồn Hội chợ chocolat (RFI) - Trong tuần này, thủ đô Paris tổ chức Hội chợ triển lãm chocolat (Salon du Chocolat) từ ngày 30/10 cho đến 03/11/2013. Hội chợ diễn ra tại khu vực triển lãm Porte de Versailles và tập hợp trên 8000 thước vuông hơn 200 thương hiệu quốc tế, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là các hiệu chococlat của Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp.
  • Nga viết lại sách giáo khoa lịch sử (RFI) - Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày hôm nay, một nhóm chuyên gia sẽ trình lên tổng thống Nga bản đề xuất chỉnh sửa sách giáo khoa lịch sử. Dự án này được chính tổng thống Vladimir Putin yêu cầu do trình độ lịch sử của học sinh Nga giảm hẳn so với thời Xô Viết cũ. Báo Le Figaro đề cập tới vấn đề này dưới tựa đề : << Mátxcơva soạn lại sách giáo khoa lịch sử >> trong số ra ngày hôm nay.
  • Ngoại trưởng Kerry nhìn nhận tình báo Mỹ "đi quá xa" (RFI) - Hoa Kỳ đôi khi << đi quá xa >> trong lãnh vực tình báo. Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhìn nhận như trên, trong lúc Washington đang bị châu Âu chỉ trích về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thu thập lượng thông tin khổng lồ.
  • YouTube : Vũ khí mới của Nhật trong cuộc đấu giành chủ quyền biển đảo (RFI) - Để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của mình, các quốc gia thường dùng các kênh truyền thống như các tuyên bố ngoại giao, các bài viết đăng trên báo chí, thậm chí các cuộc hội thảo khoa học. Mới đây, chính quyền Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đã làm cho hai đối thủ tranh chấp với mình bất ngờ khi cho triển khai một phương tiện mới : vidéo Youtube.
  • Luật ân xá chính trị có nguy cơ đẩy Thái Lan rơi vào vòng xoáy khủng hoảng (RFI) - Một chu kỳ căng thẳng chính trị lại khởi động tại Thái Lan. Một dự luật ân xá do chính phủ đệ trình nhằm miễn truy cứu trách nhiệm cho tất cả những người đã bị kết án hoặc đang trong quá trình xét xử liên quan đến những biến động chính trị từ 9 năm qua, đã làm dấy lên một sự phản đối mạnh.
  • Tham nhũng : Tập đoàn Hàn Quốc KT Corp. bị khám xét (RFI) - Viện Kiểm sát Hàn Quốc hôm nay 01/11/2013 đã ra lệnh khám xét các văn phòng của KT Corp, tập đoàn điện thoại cố định hàng đầu nước này, và là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đứng thứ nhì Hàn Quốc, trong khuôn khổ một cuộc điều tra tham nhũng. Một phát ngôn viên của tập đoàn cho biết như trên.
  • Vụ NSA nghe trộm : Làn sóng phẫn nộ lan sang châu Á (RFI) - Indonesia vào hôm nay, 01/11/2013, đã triệu mời Đại sứ Úc tại Jakarta lên Bộ Ngoại giao để yêu cầu giải thích về thông tin theo đó sứ quán Úc đã được cơ quan tình báo Mỹ NSA dùng làm cơ sở thu lượm thông tin. Malaysia cũng có yêu cầu tương tự đối với Úc, trong lúc Trung Quốc, ngay từ hôm qua, đã lên tiếng cảnh cáo đích danh Hoa Kỳ.
  • Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ân xá đang gây phẫn nộ (RFI) - Dự luật ân xá có tác dụng xóa tội cho mọi hành vi bạo hành mang tính chất chính trị từ năm 2004 đến nay - ngoại trừ tội khi quân - đã được Hạ viện Thái Lan thông qua vào hôm nay 01/11/2013. Để trở thành luật, văn kiện này còn phải được Thượng viện Thái Lan tán đồng.
  • Trung Quốc kết án chung thân cựu Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm vì tham nhũng (RFI) - Ông Điền Học Nhân (Tian Xueren), nguyên Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm ở miền đông bắc Trung Quốc hôm nay 01/11/2013 đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng. Theo báo chí Trung Quốc, Điền Học Nhân bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản từ tháng 7/2012. Viên chức này bị kết tội đã nhận trên 19 triệu nhân dân tệ tiền đút lót (2,3 triệu euro).
  • Tấn công Thiên An Môn : Bắc Kinh lên án một nhóm Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc, Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) hôm nay 01/11/2013 lên án một phong trào ly khai Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng sau vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm thứ Hai làm năm người chết. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ lời tố cáo này, vì tính chất thủ công cũng như việc các phong trào Hồi giáo không có chân đứng tại Trung Quốc.
  • Bắc Kinh tố cáo Tokyo có hành động "khiêu khích nguy hiểm" trên biển (RFI) - Quan hệ Trung - Nhật quả là đang ngày càng căng thẳng thêm. Theo báo chí Trung Quốc vào hôm nay, 01/11/2013, Bộ Quốc phòng nước này vừa gay gắt tố cáo một 'hành vi khiêu khích cực kỳ nguy hiểm' khi can thiệp vào một cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc ở Thái Bình Dương vào tuần trước.
  • Indonesia triệu tập đại sứ Úc vụ nghe lén (BBC) - Indonesia triệu tập đại sứ Úc sau tin đại sứ quán Australia ở Jakarta từng được dùng để do thám như một phần của mạng lưới nghe lén và thu thập dữ liệu do Hoa Kỳ dẫn đầu.
  • TQ thắt chặt an ninh tại Tân Cương (BBC) - An ninh được thắt chặt ở Tân Cương, một ngày sau khi cảnh sát Trung Quốc nói đã bắt năm nghi phạm liên quan đến vụ đâm xe ở Thiên An Môn.
  • Sản xuất của Trung Quốc tăng mạnh (BBC) - Hoạt động sản xuất tháng 10 của Trung Quốc tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất trong 18 tháng qua, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
  • Đảo chính Ngô Đình Diệm (BBC) - Những hình ảnh về tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa nhân 50 năm ngày ông bị đảo chính và sát hại.
  • Snowden được mời làm việc tại Nga (BBC) - Edward Snowden, người tiết lộ hệ thống nghe lén của Mỹ đang tị nạn ở Nga, được mời làm việc cho mạng xã hội tư về bảo vệ dữ liệu.
  • Công an thả blogger Nguyễn Lân Thắng (BBC) - Người hoạt động vì dân chủ trên internet, ông Nguyễn Lân Thắng, đã về nhà sau một thời gian bị tạm giữ ở sân bay Nội Bài.
  • Ninh Thuận-1 'giống nhà máy điện TQ' (BBC) - Nhà thiết kế của Nga cho hay nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Ninh Thuận sẽ giống mô hình nhà máy Điền Loan, Trung Quốc.
  • Mỹ cho dùng smartphone trên máy bay (BBC) - Theo quy định mới, hành khách của các hãng hàng không Mỹ sẽ được dùng smartphone, máy tính bảng, xem video và chơi games suốt chuyến bay.

Dân đã mất hết niềm tin?


Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội. (AFP)

Đạo đức suy đồi, xã hội bất an, người dân mất niềm tin vào Nhà nước là những vấn đề được đại biểu Quốc hội báo động trong các phiên thảo luận trong tuần.

Nghĩ đến công quyền là nghĩ đến tham nhũng

Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Ngọc Bảo đại biểu Vĩnh Phúc phản ảnh: “Tham nhũng khiến người dân ngày càng không tin vào công quyền, mà người ta cứ nghĩ đến công quyền là nghĩ đến tham nhũng.”

Bà Lê Hiền Đức một giáo viên về hưu ở Hà Nội và từng được giải thưởng Liêm chính  của Tổ chức Minh bạch Quốc tế phát biểu với Đài Á châu Tự do:

“Với tôi thì bao nhiêu chuyện tham nhũng phải nghiêm túc giải quyết thì mới lấy lại được niềm tin cho dân. Một điều rất đơn giản là tất cả những gì dân kiến nghị tố cáo phải lắng nghe ý kiến dân, phải nghiêm túc xử lý những người tham nhũng thì mới lấy lại được niềm tin. Chứ còn bây giờ cứ bao che cho nhau bênh vực nhau không giải quyết cho dân thì không bao giờ dân có thể tin tưởng được cả.”

Thời báo Kinh tế Việt Nam bản tin trên mạng ngày 30/10, trích lời ông Bùi Đặng Dũng, phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội báo động là chưa bao giờ lòng dân bất an như thế này. Ông nhấn mạnh: “ Trước tự hào ra ngõ gặp anh hùng thì giờ cử tri nói ra ngõ gặp tội phạm, kẻ cướp mà thậm chí giờ nó còn  vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, lột tài sản, uy hiếp. Từ nông thôn đến thành thị, công sở đến những nơi trang nghiệm như trường học, bệnh viện…đều có tội phạm cả.”
Bây giờ cứ bao che cho nhau bênh vực nhau không giải quyết cho dân thì không bao giờ dân có thể tin tưởng được cả.
-Bà Lê Hiền Đức
Mục sư Nguyễn Trung Tôn hiện sống và phụng vụ đức tin ở Thanh Hóa, bản thân sinh ra sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, một thời kỳ đầy khó khăn. Mục sư phát biểu với Đài ACTD:

“Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng, nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp: Con có thể chửi cha mẹ, chữ hiếu không còn, đạo đức chẳng còn đâu cả. Con người đi ra đường, không nhìn người ta thì người ta bảo mình khinh, nhưng nếu không may vô tình nhìn họ thì họ bảo là mình nhìn đểu! Đây là người dân đối với người dân thôi. Bây giờ ra đường có thể chỉ vì một cái nhìn, chỉ vì một câu nói có thể dẫn tới án mạng; con có thể giết cha, vợ có thể giết chồng, anh em có thể chém giết lẫn nhau.”

Báo điện tử Người Lao Động tường thuật phiên họp ngày 31/10  trích lời đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng đơn vị Bình Dương mô tả tâm trạng bất an và sự suy giảm niềm tin của người dân với Nhà nước mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân tự xử. Nhìn nhận đời sống văn hóa xã hội của đất nước càng ngày càng thêm bức xúc, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng tự xử là quan niệm và hành vi xấu đáng lên án vì vi phạm pháp luật. Theo lời ông, thật xấu hổ và lo lắng với những sự kiện tiêu cực đó nhưng về mặt chính trị và pháp lý cho thấy đang xuất hiện những lo ngại mới về lòng dân. Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nhấn mạnh tới nguyên nhân chính của tâm trạng xã hội này bắt nguồn từ vai trò quản lý của Nhà nước còn mờ nhạt yếu kém.

Dân tự xử

dantri-305.jpg
Hình ảnh các công an bị người dân trói lan truyền trên trang mạng xã hội facebook hôm 08/10/2013.

Trong khi đó VnExpress ngày 30/10 có bài Dân tự xử vì mất niềm tin. Tờ báo mạng dẫn nhập: “Trước tình trạng dân trói công an và đưa clip lên mạng xã hội, đánh chết người trộm chó, đưa quan tài diễu phố…nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương ngày càng suy giảm.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động dân sự bảo vệ dân oan, đã gắn kết tình trạng xã hội nhiễu nhương với điều bà gọi là ru ngủ giới trẻ và sự hướng dẫn dư luận lệch lạc. Từ Hà Nội bà Lê Hiền Đức phát biểu :
“Cướp-Hiếp-Giết, cướp của, hiếp dâm và giết người, những chuyện ấy hở ra một tí có một chuyện gì dù rất nhỏ, nhưng báo chí xô nhau vào để làm rùm beng lên. Tôi muốn nói là những chuyện lớn phải cần cho thanh niên, giáo dục thanh niên cho thấy được cái nguy cơ của đất nước hiện nay là Trung Quốc lăm le xâm chiếm, đảo biển mất gần hết rồi thì không bao giờ nhắc đến cả. Rồi nữa đất nước của mình kinh tế lụn bại như thế này, thì cũng không nói đến chỉ đưa ra những việc theo tôi là nó làm ru ngủ thanh niên, đấy là điều rất đáng lo ngại.”

Tuổi Trẻ Online bản tin trên mạng ngày 30/10 trích lời Đại biểu Thạch Dư (Trà Vinh) khi báo động tình trạng tội phạm nghiêm trọng tràn làn trong xã hội đã khuyến nghị: Cần xem xét lại hệ thống giáo dục, từ gia đình đến nhà trường. Phải chăng theo chỉ đạo chú trọng dạy kiến thức mà lại buông lỏng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục về lòng nhân ái, tình thương yêu giữa con người với con người. Đại biểu Thạch Dư cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đang buông lỏng trong việc giáo dục nhân cách con người.
Đất nước của mình kinh tế lụn bại như thế này, thì cũng không nói đến chỉ đưa ra những việc theo tôi là nó làm ru ngủ thanh niên, đấy là điều rất đáng lo ngại.
-Bà Lê Hiền Đức
Cũng liên quan tới kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 đang diễn ra ở Hà Nội, theo VietNamNet GSTS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi Quốc hội cần minh bạch hơn trong quá trình sửa đổi Hiến pháp liên quan tới qui định đất đai. GS Đặng Hùng Võ góp ý rằng, nguyên tắc “Quyền sử dụng là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ” cần được đưa  trở lại Hiến pháp sửa đổi. Việc Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tự ý đưa nguyên tắc này ra khỏi Dự thảo Hiến pháp sửa đổi bản mới nhất trình ra Quốc hội cần được giải thích rõ ràng, minh bạch trước nhân dân.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến quyền lợi của nông dân về đất đai. Bà nói:

“Nếu như trong trường hợp không thể sửa được Hiến pháp và Luật Đất đai lần này theo hướng công nhận quyền sở hữu tư nhân của nông dân đối với đất đai nông nghiệp, thì ít nhất cũng phải đảm bảo quyền sử dụng của họ dài hạn thay vì 20 năm như trước lên 50 năm. Thứ hai phải bảo đảm quyền sử dụng đó là quyền được luật pháp công nhận như là một quyền tài sản và đã là quyền tài sản thì là bất khả xâm phạm. Ai muốn sử dụng tài sản của họ kể cả Nhà nước thì phải mua chứ không phải thu hồi. Vì vậy cho nên trong Hiến pháp điều qui định vể đất đai cũng như Luật Đất đai phải rất chú trọng điều về thu hồi đất.”

Theo bài viết của Giáo sư Đặng Hùng Võ trên VietNamNet, ở dự thảo Hiến pháp đưa ra lấy ý kiến nhân dân đã có qui định tại khoản 2 Điều 58: “Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Đến nay, trên bản Dự thảo mới nhất trình Quốc hội ngày 17/10 lại có qui định: “Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.” Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng việc bỏ đi ba từ ‘quyền tài sản’gây lo ngại lớn cho người dân.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 được cho là đầy những phiên thảo luận gai góc, câu chuyện quốc nạn tham nhũng, xã hội xuống cấp, đạo đức suy đồi, người dân bất an, được các đại biểu báo động một cách nghiêm trọng. Tuy vậy để khôi phục niềm tin của nhân dân thì cả hệ thống chính trị phải được đổi mới, một điều mà các chuyên gia cho rằng khó thể xảy ra.

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-11-01

Vụ NSA nghe trộm : Làn sóng phẫn nộ lan sang châu Á

Cơ quan tình báo NSA dùng sứ quán Úc làm cơ sở thu thập thông tin tại châu Á - Reuters
Cơ quan tình báo NSA dùng sứ quán Úc làm cơ sở thu thập thông tin tại châu Á - Reuters

Mai Vân (RFI)

Indonesia vào hôm nay, 01/11/2013, đã triệu mời Đại sứ Úc tại Jakarta lên Bộ Ngoại giao để yêu cầu giải thích về thông tin theo đó sứ quán Úc đã được cơ quan tình báo Mỹ NSA dùng làm cơ sở thu lượm thông tin. Malaysia cũng có yêu cầu tương tự đối với Úc, trong lúc Trung Quốc, ngay từ hôm qua, đã lên tiếng cảnh cáo đích danh Hoa Kỳ.

Theo hãng tin AFP, Đại sứ Úc tại Jakarta, ông Greg Moraty, vào sáng nay đã được triệu mời đến Bộ Ngoại giao Indonesia để tiếp xúc với một quan chức ngoại giao cao cấp. Trả lời báo chí lúc ra về, ông Moraty nói ngắn gọn : « Cuộc gặp rất tốt ».

Đại sứ Úc được triệu mời sau khi hai tờ báo Der Spiegel tại Đức và tờ The Sydney Morning Herald tại Úc tiết lộ rằng tình báo Mỹ đã sử dụng các Đại sứ quán Úc ở châu Á để thu thập các dữ liệu, thông tin trao đổi, đặc biệt là qua ngã Internet.

Chính quyền Indonesia đã giải thích là họ đã triệu mời Đại sứ Úc để phản đối vụ việc. Theo Ngoại trưởng Marty Natalegawa, Indonesia « rất quan ngại và không thể chấp nhận một vụ việc như vậy ».

Ngay từ thứ Tư, 30/10, Jakarta cũng đã lên tiếng cực lực phản đối việc bị Mỹ nghe trộm sau khi hai tờ báo Đức và Úc nói trên tiết lộ là có đến 90 phái bộ ngoại giao Mỹ có một hệ thống theo dõi, thu thập dữ liệu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan...

Không riêng gì Indonesia, Malaysia cũng yêu cầu sứ quán Úc tại Kuala Lumpur làm sáng tỏ việc giúp tình báo Mỹ nghe trộm.

Trái với thái độ gay gắt nói trên của Indonesia và Malaysia, Thái Lan và Cam Bốt đã tỏ ý coi nhẹ vấn đề. Theo Bangkok, tiết lộ của giới truyền thông không có cơ sở, trong lúc Phnom Penh cho là các tiết lộ này không có gì mới mẻ. Người phát ngôn của chính phủ Cam Bốt, Khieu Kanarith, cho là Hoa Kỳ đã sử dụng hệ thống theo dõi điện tử từ lâu rồi, cho nên các thông tin hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên.

Về phần Trung Quốc, một trong những đối tượng chủ chốt bị tình báo Mỹ theo dõi, Bắc Kinh vào hôm qua đã bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc ». Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức đòi Hoa Kỳ phải làm sáng tỏ và giải thích vấn đề.

Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu : « Phái bộ ngoại giao các nuớc bạn và nhân viên của họ tại Trung Quốc tuân thủ các hiệp định quốc tế, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào đe dọa an ninh và lợi ích của Trung Quốc ».

Vào hôm nay, thông qua các phương tiện báo chí, Bắc Kinh đã gia tăng sức ép, đòi Hoa Kỳ rút nhân viên tình báo của mình về nước. Tờ China Daily chẳng hạn, đã nhắc nhở rằng hoạt động của các điệp viên Mỹ tại Trung Quốc « về bản chất là phi pháp và không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao ».

Trong bài xã luận của mình, tờ báo không ngần ngại thẩm định : « Đối với nhiều người Mỹ, bất chấp các lập luận chính thức về quan hệ đối tác, Trung Quốc ít ra cũng là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, nếu không muốn nói là kẻ thù ».

YouTube : Vũ khí mới của Nhật trong cuộc đấu giành chủ quyền biển đảo

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (DR)
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (DR)

Trọng Nghĩa (RFI)

Để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của mình, các quốc gia thường dùng các kênh truyền thống như các tuyên bố ngoại giao, các bài viết đăng trên báo chí, thậm chí các cuộc hội thảo khoa học. Mới đây, chính quyền Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đã làm cho hai đối thủ tranh chấp với mình bất ngờ khi cho triển khai một phương tiện mới : vidéo Youtube.

Giới báo chí không ngần ngại xem đây là vũ khí mới của Tokyo trong tranh chấp biển đảo. Vũ khí mới này đã được Nhật Bản triển khai hôm 16/10/2013 vừa qua với việc công bố trên kênh Youtube của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cùng lúc hai đoạn video ngắn có nội dung khẳng định chủ quyền của Tokyo trên quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc và trên đảo Takeshima, đang tranh chấp với Hàn Quốc.

Kênh Youtube của bộ Ngoại giao Nhật, dưới tên đăng ký (username) là MOFAchannel, không phải là một thực thể mới. Được thành lập từ năm 2009, với gần 1000 đoạn video, kênh này cho đến gần đây vẫn được dùng để thông tin về các hoạt động ngoại giao bình thường của Nhật Bản. Thế nhưng hai đoạn video công bố hôm 16/10 đã khác hẳn các khúc phim được giới thiệu trước đó, vì đề cập thẳng thừng đến hai hồ sơ tế nhị là tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc cũng như Hàn Quốc.

Trong vòng 1 phút 29 giây, đoạn video thứ nhất - mang tên tiếng Nhật - Video về quần đảo Senkaku - mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền dưới tên gọi Điếu Ngư) – đã dùng hình ảnh trong đó có những bức ảnh đen trắng cũ để nói về lịch sử thuộc Nhật của vùng lãnh thổ này, khởi đầu bằng một tư liệu năm 1895. Tương tự như vậy, đoạn Video thứ hai – dài 1’27 đã biện minh cho đòi hỏi chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Takeshima, bị Hàn Quốc tranh chấp dưới tên Dokdo.

Sau nửa tháng tồn tại, video về Senkaku đã được gần 300.000 lượt người xem, trong lúc video về Takeshima được gần 450 ngàn khách viếng, một lượng truy cấp cực cao, so với các video khác của kênh ngoại giao Nhật, khó khăn lắm mới được hơn một ngàn lượt truy cập.

Sáng kiến của Tokyo lẽ dĩ nhiên đã bị cả Seoul lẫn Bắc Kinh cực lực chỉ trích.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên "Quần đảo Điếu Ngư và các đảo khác có liên quan", đồng thời xác định : “Cho dù các biện pháp tuyên truyền của Nhật Bản có là gì chẳng nữa, điều đó sẽ không thay đổi thực tế theo đó quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản sửa đổi thái độ và chấm dứt mọi hành vi khiêu khích."

Tại Hàn Quốc, trong lúc các nghị sĩ cam kết sẽ chống lại động thái cũng bị coi là « khiêu khích » của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu mời quan chức ngoại giao Nhật Bản lên để phản đối và yêu cầu Tokyo hủy bỏ đoạn video về đảo Takeshima/Dokdo.

Lẽ dĩ nhiên là Tokyo không lùi bước trước các đòi hỏi nói trên. Thậm chí Nhật Bản còn tăng cường sử dụng vũ khí mới này, bằng cách đưa thêm video đòi chủ quyền lên Youtube. Vào hôm qua, 31/10, trên kênh của bộ Ngoại giao Nhật đã có thêm hai đoạn video mới về vấn đề chủ quyền trên cả Senkaku lẫn Takeshima.

Vũ khí truyền thông của Tokyo lần này có vẻ được hoàn thiện thêm vì có thời lượng dài hơn hai video trước một chút – khoảng 2 phút, thay vì 1 phút rưỡi – và nhất là được thuyết trình bằng tiếng Anh : « The Senkaku Islands - Seeking Maritime Peace based on the Rule of Law, not force or coercion / Quần đảo Senkaku - Tìm kiếm hòa bình trên biển dựa trên Luật pháp, không dùng võ lực hay biện pháp cưỡng ép » và « Takeshima - Seeking a Solution based on Law and Dialogue / Takeshima - Tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật pháp và đối thoại ».

Sau 24 tiếng đồng hồ xuất hiện, hai video này đã được tổng cộng gần 4000 lượt người truy cập, chứng tỏ sức hút tương tự như là kỷ lục của hai video cùng chủ đề trước đó.

Loại vũ khí mới này sắp tới đây có thể sẽ được Tokyo sử dụng trong việc quảng bá quan điểm của họ trên những hồ sơ tranh chấp khác.

Theo hãng tin Nhật Kyodo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nghĩ tới việc tung lên mạng Youtube hai video khác, một về quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nga, và một về tên gọi chính thức của Biển Nhật Bản.

Tấn công Thiên An Môn : Bắc Kinh lên án một nhóm Duy Ngô Nhĩ

Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ (english.gov.cn)
Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ (english.gov.cn)

Người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc, Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) hôm nay 01/11/2013 lên án một phong trào ly khai Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng sau vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm thứ Hai làm năm người chết. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ lời tố cáo này, vì tính chất thủ công cũng như việc các phong trào Hồi giáo không có chân đứng tại Trung Quốc.

Trả lời kênh truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông, ông Mạnh Kiến Trụ tuyên bố : « Vụ tấn công khủng bố tại Bắc Kinh là có tổ chức và dự mưu. Tổ chức ủng hộ ngầm cho vụ này là Phong trào Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ phương đông ».

Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ cũng là ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch Ủy ban Chính trị Tư pháp đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát biểu từ Tachkent nhân chuyến công du Uzbekistan. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp Trung Quốc chỉ ra một tổ chức liên quan đến vụ tấn công hôm thứ Hai 28/10 – khi một chiếc xe jeep lao thẳng vào đám đông trên quảng trường nổi tiếng ở Bắc Kinh rồi bốc cháy.

Theo công an Trung Quốc, ba người trên chiếc xe jeep là người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tân Cương - vùng đất giáp giới nhiều nước Trung Á, cư dân hầu hết theo Hồi giáo. Họ chất đầy những bình xăng trên xe trước khi lao vào Tử Cấm Thành. Người lái xe là Ousmane Hassan cùng với mẹ và vợ đều đã tử vong, hai du khách thiệt mạng và 40 người khác bị thương.

Sau vụ này, an ninh đã được tăng cường trên quảng trường Thiên An Môn – nơi diễn ra vụ đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ năm 1989 - một trong những địa điểm lúc bình thường vẫn được canh giữ nghiêm ngặt.

Phong trào Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ phương đông (ETIM) chuyên đấu tranh cho độc lập của Tân Cương, năm 2002 bị Liên Hiệp Quốc xếp trong số các tổ chức có liên quan đến Al Qaida. Phong trào này thường bị chính quyền Bắc Kinh lên án là tác giả một số vụ bạo động lẻ tẻ tại Tân Cương, nhưng nhiều chuyên gia vẫn ngờ vực về ảnh hưởng thực tế của tổ chức trên. Đặc biệt là ETIM chưa bao giờ có khả năng hoạt động tại nơi nào khác ngoài Tân Cương.

Các nhà phân tích độc lập nhấn mạnh, chưa hề có tổ chức nào lên tiếng nhận là tác giả vụ tấn công. Giáo sư Barry Sautman ở Hồng Kông chuyên nghiên cứu về người Duy Ngô Nhĩ cho rằng giả thiết ba người đi trên xe có liên quan đến một nhóm quan trọng hơn vẫn không rõ ràng. Alim Seytoff, một phát ngôn viên của tổ chức lưu vong mang tên Hội nghị Thế giới Duy Ngô Nhĩ tuyên bố, khẳng định của Bắc Kinh thật khó tin.

Ông Gardner Bovingdon, chuyên gia về Trung Á và Tân Cương của trường đại học Indiana nhận định : « Bắc Kinh muốn chọn lọc thông tin và kiểm soát câu chuyện, tránh việc người ta quan tâm đến những nguyên nhân gây bất ổn ở Tân Cuơng ». Ông bác bỏ ý tưởng cho là những vụ lộn xộn tại Tân Cương « do các thế lực bên ngoài gây ra » và khẳng định « trên thực tế, đa số các vụ bạo động là từ sự bất lực của chính quyền Trung Quốc ».
Thụy My (RFI)

Trung Quốc kết án chung thân cựu Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm vì tham nhũng

Điền Học Nhân, Phó chủ tịch tỉnh kiêm giám đốc Ngân hàng quốc doanh tỉnh Cát Lâm - DR
Điền Học Nhân, Phó chủ tịch tỉnh kiêm giám đốc Ngân hàng quốc doanh tỉnh Cát Lâm - DR

Ông Điền Học Nhân (Tian Xueren), nguyên Phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm ở miền đông bắc Trung Quốc hôm nay 01/11/2013 đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng. Theo báo chí Trung Quốc, Điền Học Nhân bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản từ tháng 7/2012. Viên chức này bị kết tội đã nhận trên 19 triệu nhân dân tệ tiền đút lót (2,3 triệu euro).

Từ năm 1995 đến 2001, Phó chủ tịch tỉnh Điền Học Nhân cũng là chủ tịch Ngân hàng quốc doanh tỉnh Cát Lâm, đã giúp các doanh nghiệp và những người có trách nhiệm giành được những hợp đồng, vay tín dụng hay được thăng chức, để đối lấy tiền bạc và quà cáp. Tòa án Bắc Kinh trên tiểu blog cho biết như trên.

Chủ tịch nước Tập Cận Bình chính thức nắm quyền từ tháng Ba, đã coi chống tham nhũng là ưu tiên của đất nước, cho rằng tệ nạn này là mối đe dọa cho chính bản thân đảng Cộng sản.

Nếu Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ mạnh tay đối với cả « cọp » lẫn « ruồi », thì cho đến nay chỉ mới lác đác có một vài quan chức cao cấp bị kết án, trong đó có một số viên chức của tập đoàn dầu khí Petrochina. Vụ án kịch tính nhất là cựu Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai bị kết án chung thân hồi tháng Chín vì tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực.

Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc không hề có ý định cải cách hệ thống đấu tranh chống tham nhũng, chẳng hạn như thành lập một tổ chức độc lập với đảng cầm quyền.
Thụy My (RFI)
 

 Bản tin tiếng Anh

  • Hainan Airlines reaches out across Canada (Washington Post) - When Mi Bo, the general manager of Hainan Airlines in Toronto, shows off his model of the red-tailed Boeing B787 with the upturned wingtips, it looks like a graceful eagle soaring into the sky.
  • Two firms to debut in US at higher prices (Washington Post) - Two Chinese Internet companies lifted their initial public offering price range on Thursday, hours ahead of their debut on the United States stock market.
  • No clear rules for family trusts: UBS (Washington Post) - Setting up a family trust using wealth management services on the Chinese mainland is still not an option, as existing laws don't have clear rules to protect the interests of clients, said a senior official at UBS Securities Co Ltd.
  • Lenovo's new secret weapon: Hollywood star (Washington Post) - Meet Lenovo Group Ltd's newest employee: American sitcom sensation Ashton Kutcher. Lenovo said on Tuesday that the 35-year-old star is joining Lenovo as a product engineer.
  • FTZ viewed with hope, skepticism (Washington Post) - Shanghai's pilot free trade zone is intended as a showpiece for possible broader reform in China. US investors have high expectations, as well as doubts.
  • Jewelry exhibit dazzles in California (Washington Post) - Through the determined efforts of two passionate Chinese women over a decade, an exhibition from the high-end Parisian jeweler Van Cleef and Arpels opened at Bowers Museum in Santa Ana on Sunday.
  • Demand drives soybean imports (Washington Post) - Soybean imports will rise to a new high in the 2013-14 market year following a drop in domestic output and greater demand for animal feed and edible oil.
  • Trade winds put protectionism on agenda (Washington Post) - Tucked away in a corner of Malaysia is the sultanate of Brunei Darussalam, a tiny country along 161 km of coast with just 415,000 people who enjoy some of the highest standards of living in the region.
  • History under a new light (Washington Post) - A trilogy of historical drama presents situations seemingly remote from our daily lives but with haunting resonance.
  • Color-blind love (Washington Post) - Marrying someone from another race can launch couples into a lifetime of discovery and compromise, Xu Jingxi reports in Guangzhou.
  • Into the unknown (Washington Post) - All kinds of people are jumping on the microfilm bandwagon, but few are clear what constitutes a microfilm and whether it brings expected results.
  • Path to inner peace (Washington Post) - A cultural exchange course offers young Africans a tough but rewarding experience at the famous Shaolin Temple.
  • New film finds a hip-hop-tai chi connection (Washington Post) - The odds were against him from the beginning. Adam Wong Sau-ping was a little-known Hong Kong film director; he made a dance movie, which is not a popular genre in the region; and his cast was not studded with even one star.
  • New Chinese dream in traditional ink (Washington Post) - What's the first thing that comes to mind when someone mentions Chinese culture? Kung fu? Delicious food? The Great Wall? Well, whatever it is, ink painting should be right up there.
  • Chinese cities victim of US spying scheme (Washington Post) - China will beef up its security following a report that the massive US NSA surveillance of world leaders and civilians has spread into major Chinese cities.
  • Chinese Foreign Minister visits Paris (Washington Post) - China and France should strengthen high-level exchanges to enhance mutual trust and deepen strategic cooperation on both bilateral and international issues, Chinese Foreign Minister Wang Yi said on Wednesday.
  • US embassy accused as 'spy hub' (Washington Post) - German magazine Der Spiegel reported that Washington tapped Chancellor Angela Merkel's mobile phone from the US embassy in Berlin.
  • Japanese self-defense force launches charm offensive (Washington Post) - Japan's self-defense force is launching a charm offensive to make itself appealing to young Japanese. It is inviting Japan’s Web surfers to pick the Ms and Mr of Japan's naval service.
  • Former Secretary Albright counsels 'fact' not 'myth' (Washington Post) - Former Secretary of State Madeleine Albright stressed a continuing US-China bilateral relationship that requires commitment from both nations, in addition to recognition of each country's challenges.
  • ABC apologizes for 'Kimmel' joke (Washington Post) - ABC is apologizing for a skit broadcast on its Jimmy Kimmel Live show in which a young boy joked about killing all the Chinese people rather than pay back the money the US owes that country.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét