Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Bài đáng chú ý - THAN NÒI GIỐNG TA

THAN NÒI GIỐNG TA



Ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam cán đích 90 triệu người. Bé Nguyễn Thị Thùy Dung, nặng 3,2kg chào đời vào lúc 2h45 phút, quê Nam Sách, Hải Dương, con sản phụ Lê Thị Duyên, bố là Nguyễn Văn Dũng. 

Buổi lễ công bố công dân 90 triệu ở Việt Nam có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. "Cháu Dung ra đời mang lại niềm vui cho chúng ta", bà Phó Chủ tịch nước nói.  Và bản thân tôi cũng thấy vui, khi nhìn thấy một cháu bé ra đời, được chào đón nồng nhiệt. 

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục dân số Dương Quốc Trọng với 90 triệu người như hiện nay, Việt Nam trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về quy mô dân số, đứng hàng thứ 14 về quy mô dân số, đứng thứ 8 tại châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á. Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.

Con số có vẻ như rất màu hồng. Tuy nhiên thực tế 90 triệu dân đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng lại nằm trong cơ cấu dân số nóng. 

Thứ nhất, những năm gần đây ở nước ta đã diễn ra thực trạng mất cân bằng nghiêm trọng, dự báo những hệ lụy khôn lường, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trong tương lai.  Tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái gần đây sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai. Sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân. Điều này được các chuyên gia dự đoán đến năm 2050 sẽ dư thừa khoảng 4,3 triệu nam giới. 

Thứ hai. Cùng ngày 1/11 trong phiên thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và kế hoạch năm 2014, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh kỳ vọng rằng "Tôi tin tưởng đất nước Việt Nam sẽ phát triển với con người thông minh, không thua kém các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản, Bộ trưởng Vinh kết thúc bài phát biểu trước Quốc hội".

Nhưng  Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh đặt vấn đề hiện nay chất lượng của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Indonesia, 1/20 của Thái Lan, 1/135 của Nhật Bản. 

Ngày 22/10/2013, tại hội thảo Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế, kết luận một cuộc khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay chỉ ở mức trung bình. Thậm chí nhiều tiêu chí còn ở mức dưới chuẩn.

Mong muốn "không thua chị kém em", nhưng ông Vinh quên rằng, đầu năm 2013, Hàn Quốc từng không cấp chỉ tiêu hồ sơ tuyển mới lao động ở Việt Nam. Với lý do  "chúng ta chưa cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn”. "Đây là điều đáng buồn cho xuất khẩu lao động của Việt Nam" ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, nói.

Và hẳn không chỉ mình ông Long buồn, mà tất cả chúng ta cũng thấy buồn. Vì đi làm thuê cho người còn không xong, thì cơ sở nào để Việt Nam "không thua kém Hàn Quốc và Nhật Bản" đây?

Vì vậy, dù là một cường quốc dân số, các nhà thống kê dường như quên mất một dấu ngoặc, đó là chúng ta cũng thuộc vào hàng "cường quốc" "tha hương cầu thực", với các kiểu: cường quốc xuất khẩu cô dâu, cường quốc xuất khẩu người giúp việc (osin), cường quốc xuất khẩu lao động chui, cường quốc ngộ độc thực phẩm, cường quốc dạy thêm học thêm, cường quốc dân tự xử, cường quốc người chết vì những thứ chẳng may (súng tự nổ, cuốc tự bổ vào đầu, mặt tự đạp vào chân...)
Ta cũng không nên quên rằng, vào trung tuần tháng 10/2013, theo tổng kết của WFF (do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập), gần 30 triệu con người trên thế giới hiện nay đang phải sống trong vòng nô lệ, trong đó 76% tập trung tại 10 quốc gia : Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Nga, Thái Lan, Cộng hòa dân chủ Congo, Miến Điện và Bangladesh. Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số. (Xem thêm tại đây).

Đất nước thoát khỏi nô lệ và giành độc lập được 68 năm, 38 năm thống nhất lãnh thổ mà dân ta còn thế. Có buồn, có đau không?

Chợt nhớ tới mấy câu của cụ Phan Bộ Châu viết trong  Chủng diệt dự ngôn  vào đầu thế kỷ ngoái có đoạn

THAN NÒI GIỐNG TA

Giống người thảy giời cha đất mẹ
So mình cùng Âu Mỹ khác gì đâu?
Cớ sao mình thời liệt nó thời ưu?
Nghĩ nông nỗi càng đau vì nông nỗi!
Trời đâu ta? Nghểnh đầu thử hỏi?

Giống mình mà liệt bại có oan không?...

Đinh Nhật Uy: Bản án của tôi là cảnh báo của chính quyền với cộng đồng Facebook VN

VOA Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
Trà Mi-VOA

1
Đinh Nhật Uy và các bạn trẻ đón mừng anh



Một nhà hoạt động trẻ vừa lãnh án 15 tháng tù treo về tội danh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì lên Facebook kêu gọi công lý cho em trai nói bản án của anh là lời cảnh cáo của chính quyền với cộng đồng dùng Facebook tại Việt Nam.
Sau khi bị tuyên án hôm 29/10 tại Long An, Đinh Nhật Uy đã trải lòng với Tạp chí Thanh Niên đài VOA về những ưu tư liên quan đến bản án đang bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế phê phán là bằng chứng vi phạm nhân quyền trắng trợn của chính phủ Hà Nội.   
Đinh Nhật Uy: Tôi rất vui và sung sướng khi thấy những người bạn, anh em đứng trước trại giam rất đông, hò hét, cầm biểu ngữ đón mình ra, tung hô mình lên. Vui sướng không cầm được nước mắt. Cảm giác không thể nào đong, đo, đếm được.
 
Trà Mi: Bản án này đã thể hiện sự công bằng, công lý với anh hay chưa?
 
Đinh Nhật Uy: Bản án này chưa thỏa đáng. Tôi quyết định phải kháng cáo.

Trà Mi: 
Ở Việt Nam thường các bản án tù giam người ta mới kháng cáo vì cũng mất thời gian và công sức, tiền bạc. Vì sao anh kháng cáo bản án tù treo của mình?

 
Đinh Nhật Uy: Vì mình thấy cái nào oan thì mình phải kháng cáo. Tôi không làm gì sai trái cả. Những việc tranh đấu của tôi: chống Trung Quốc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, chống tiêu cực, bảo vệ quyền hợp pháp của người dân..v..v..viết những suy nghĩ bình thường của một người dân lên trang nhật ký cá nhân Facebook là chuyện hợp lý, không phải tội phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trà Mi: Tại tòa phúc thẩm cũng có trường hợp bị tăng án nặng hơn. Anh có cân nhắc điều này không?
Đinh Nhật Uy: Điều đó không quan trọng, nhưng tôi tin ở sự thật. Công lý phải được thực thi chính đáng. Tôi chấp nhận rủi ro khi kháng cáo có thể bản án sẽ nặng hơn.
 
Trà Mi: Bản án này có nằm ngoài dự đoán của anh không?
Đinh Nhật Uy: Lúc nào tôi cũng nghĩ là mình vô tội. Bản án 15 tháng tù treo này không nằm ngòai dự đoán của tôi. Tôi rất tự tin là mình sẽ được trả tự do. Khi biết bên ngoài mọi người đang đứng lên tranh đấu cho những quyền lợi chính đáng, họ ủng hộ tôi, tôi càng tự tin hơn nữa. Tôi không bất ngờ trước bản án. Những yếu tố ghép thành tội của điều 258 là mơ hồ, không chính xác, không rõ ràng. Cho nên, bản án treo này đối với tôi là vẫn nặng nề.
Tôi không làm gì sai trái cả. Những việc tranh đấu của tôi: chống Trung Quốc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, chống tiêu cực, bảo vệ quyền hợp pháp của người dân..v..v..viết những suy nghĩ bình thường của một người dân lên trang nhật ký cá nhân Facebook là chuyện hợp lý, không phải tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đinh Nhật Uy
Trà Mi: Dù sao nó cũng là một bản án nhẹ so với các vụ từng bị truy tố về tội danh 258 này trước đây. Theo anh, nhà nước không thể có một bản án nặng nề hơn đối với anh là do áp lực công luận hay do tính chất của vụ án, tính chất hành vi ‘phạm tội’ của anh?
Đinh Nhật Uy: Sự tranh đấu của mọi người trong và ngoài nước đã làm nên một việc kỳ tích, tạo ra được một hướng nhìn mới, một áp lực để mọi người đều biết về bản án của tôi rằng tôi không có tội. Đó là sự thành công của mọi người. Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã đứng lên tranh đấu vì lẽ phải. Đó là sức mạnh tạo nên dư luận tác động, quyết định cho bản án này. Chính quyền, khi điều tra, họ cũng nói với tôi rằng bản án của tôi không nặng, chỉ ở mức cảnh cáo thôi.
Trà Mi: Đọc cáo trạng của anh, rất nhiều người cảm thấy đó là bản cáo trạng chung của mọi người trong thời đại truyền thông xã hội hiện nay. Thông điệp của anh muốn gửi tới những người dùng trang mạng xã hội, truyền thông xã hội tại Việt Nam là gì?
Đinh Nhật Uy:  Nhà thiết kế làm ra trang Facebook làm nhật ký cá nhân. Tôi sử dụng đúng mục đích đó. Tôi đưa ra trạng thái, ý kiến của mình trên đó mà lại bị khởi tố. Thật bất công. Tôi đã tranh luận điều này trước cơ quan an ninh điều tra và trước tòa. 15 tháng tù treo của tôi là cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook tại Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được, khác với các nước dân chủ ở nước ngoài. Ở nước ngoài, Facebook của tôi nó không là một cái gì cả, tôi muốn nói gì thì nói trên đó. Đó là quyền tự do. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chuyện đó khó khăn rất rất nhiều.
Trà Mi: Người ta nói nói gì thì nói đừng xâm phạm lợi ích của người khác. Đó là điều mà nhà cầm quyền quy tội anh..
Đinh Nhật Uy:  ‘Xâm phạm’ là phải có gây ra hậu quả mà hậu quả tôi gây ra là không có. Họ không chứng minh và đưa ra được hậu quả bị thiệt hại như thế nào và không có bằng chứng về điều đó.
Trà Mi: Cáo trạng nói bằng chứng là những điều anh chia sẻ lên Facebook được nhiều người thích, nhiều người chia sẻ ra, bôi xấu hình ảnh nhà nước.
Đinh Nhật Uy: Việc người ta vào Facebook tôi xem, bình luận là quyền của họ, tôi không thể nào cấm cản được họ. Tôi không phải chịu trách nhiệm về điều đó mà tòa bắt tôi chịu trách nhiệm đó là vô lý.
Trà Mi: Cáo trạng nói anh ‘lôi kéo’, ‘kích động’..
Đinh Nhật Uy: Thì họ phải chứng minh được là tôi ‘lôi kéo’, ‘kích động’ như thế nào. Không có cơ sở để gọi tôi là người khơi mào.
Trà Mi: Trong quá trình anh bị bắt điều tra đã diễn ra sự giằng co. Anh đi từ thỏa hiệp sang quyết định thôi không thỏa hiệp. Cuối cùng anh thấy thái độ nào hiệu quả hơn?
Đinh Nhật Uy: Từ lúc bị bắt, bản thân tôi đã nói mình không có tội. Tôi không từ chối bất kỳ lời đề nghị nào từ phía an ninh điều tra cả. Họ kêu khai thế nào, tôi làm cái gì tôi chấp nhận cái đó. Tôi không hề chối cãi gì hết vì tôi biết việc làm của tôi không vi phạm pháp luật. Tất cả tôi đều làm theo yêu cầu của họ, đúng theo thủ tục tố tụng hình sự. Nhưng đối lại bên truy tố hình sự họ làm không đúng những gì họ đã từng nói, từng hứa hẹn với tôi. Khi họ không nói đúng sự thật, không làm đúng sự thật thì bản thân tôi không nghe nữa. Tôi không làm theo nữa. Tôi phải tự bảo vệ bản thân mình, tự tìm cách thoát ra khỏi những điều không thật để đi tới một kết quả khách quan hơn. Bản án treo tôi thấy cũng là một phần thưởng cho sự kiên định của mình.
Trà Mi: Với án treo vì lên Facebook kêu gọi công lý cho em trai, liệu anh sẽ tiếp tục đi tìm công lý cho em mình trong thời gian tới và bằng cách nào?
Đinh Nhật Uy: Bây giờ có hay không có bản án này, tôi vẫn tiếp tục nói lên những gì đúng, cần làm, và tôi sẽ tiếp tục làm trách nhiệm của một công dân. Tôi không sợ bất kỳ điều gì nữa. Có thể tôi lập trang Facebook, blog hay website khác chẳng hạn. Tôi vẫn tiếp tục viết lên đó và làm những việc có ích cho Đinh Nguyên Kha và những người đang gặp bất công trong xã hội này. Tôi sẵn sàng làm và không chùn bước.
Trà Mi: Anh không gọi mình là một nhà hoạt động xã hội hay một blogger. Anh muốn mọi người biết đến Đinh Nhật Uy như thế nào qua bản án này?
Đinh Nhật Uy:  Tôi chỉ là một công dân bình thường như hàng triệu công dân khác lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Tôi không chống phá nhà nước và họ cũng rất khó khăn khi xử án tôi về điều 258 đó.
Trà Mi: Anh là một cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, một giảng viên, một doanh nhân có doanh nghiệp riêng. Sau vụ án này anh mường tượng cho mình tương lai sắp tới ra sao?
Đinh Nhật Uy: Đó là câu hỏi hóc búa mà bản thân tôi đang phải trả lời. Bị giam hơn 5 tháng đối với tôi mọi chuyện đều sụp đổ toàn bộ. Ở xã hội Việt Nam này mà mang ‘danh tiếng’ như vậy thì không thể nào làm ăn được nữa. Từ khi Kha, em tôi bị bắt, công ty tôi bị khách hàng cắt đứt hợp đồng hết và tôi đã phải sang nhượng công ty. Để tiếp tục làm việc sau này, có lẽ tôi sẽ về nhà ba mẹ ở quê canh tác nông sản. Khi rãnh, tôi sẽ lên đá bóng cùng anh em đội bóng No-U, làm những gì có lợi cho xã hội.
Trà Mi: Một trí thức, một doanh nghiệp, một kỹ thuật viên mà phải chịu khoanh tay bó gối ‘về vườn’ ở tuổi 30, độ tuổi có thể đóng góp, cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa, anh có thấy nuối tiếc?
Đinh Nhật Uy: Phương châm sống của tôi là sống không bao giờ nuối tiếc.
Trà Mi: Một trong những hành vi khiến anh bị khởi tố trong bản án này là trả lời đài báo nước ngoài trong đó có VOA. Liệu cuộc nói chuyện hôm nay có làm ảnh hưởng tới bản án treo anh đang thi hành?
Đinh Nhật Uy: Trả lời phỏng vấn báo đài, mình nói lên sự thật, nói lên suy nghĩ của bản thân mình. Đó là chuyện bình thường, là quyền tự do ngôn luận. Tôi không lợi dụng đài VOA hay đài nào để hô hào, kích động. Đài VOA là kênh có uy tín của thế giới. Tôi trả lời để nói lên những tâm tư của bản thân, không có gì là tội cả. Tôi không có gì phải sợ sệt. 
 
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?

SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?

Alan Phan

29/10/2013


Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta (A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)


Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉ, của một tác giả Việt Kiều. Sau khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt, kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.

Bài viết chứa đựng những chi tiết khá chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.

Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.

Tự hào ngược đời

Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn). Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh” hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến tận đỉnh cao). Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm” chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.

Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra, trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights) được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân Mỹ không kỳ thị.

Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là “sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.

Việt cồ hay vịt con?

Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.

1.      Nghèo là một cái tội

Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”; nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó, nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người không dấu ai được.

Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch, lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá trị của con người Việt.

2.      Kiến thức tụt hậu và suy thoái

Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng bao giờ lấy một người ngu…nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân cách có thể bị phai mờ biến thể…nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong thời buổi của tiến bộ vượt tốc…những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.

Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển…không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với cặp mắt thương hại …vì một sự ngu dốt tập thể…thì ít nhất cũng nên biết đau xót…thay vì hãnh diện ngược đời.

3.      Thường xuyên phạm luật

Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…

Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ là người Nhật hay Singapore yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.

4.      Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm

Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu cường.

Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng là mèo.

Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỹ nữa vì chúng ta rất “kiên định” trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)

Vẫn do ta chọn lựa

Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.

Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng qua.
 Alan Phan

Nỗi lo gần từ con chip xa tận bên Nga

(Dân trí) - Tờ Rosbal Nga đưa tin, hải quan Nga vừa chặn đứng một lô hàng dân dụng khoảng 20 -30 chiếc ấm siêu tốc và bàn là điện gắn chip gián điệp có khả năng khai thác, kết nối wifi mà không cần mật khẩu trong phạm vi lên tới 200m, sau đó “gửi một số dữ liệu tới trang chủ nước ngoài”.
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 (Minh họa: Ngọc Diệp)

Nghe chuyện xảy ra ở tận nước Nga xa xôi mà giật mình kinh sợ.

Ở Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập, đủ loại từ thiết bị công nghiệp cho đến hàng tiêu dùng. Có rất nhiều hàng hóa không đi qua cửa hải quan mà đường nhập lậu qua đường bộ, đường thủy. Dân mình thấy rẻ là mua.

Kể cả hàng hóa đi qua cửa khẩu hải quan, chắc gì Hải quan Việt Nam đã phát hiện được nếu như bên trong có gắn chip gián điệp như Hải quan Nga đã phát hiện trong lô hàng ấm siêu tốc và bàn là điện nêu trên.

Trong các cơ quan nhà nước, văn phòng công ty, doanh nghiệp, sản phẩm của Trung Quốc không thiếu, ai biết được những gì trong sản phẩm đó.

Chưa kể, có rất nhiều công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công, từ Tây Nguyên đến các cảng biển, nhà máy rải khắp đất nước. Càng nghĩ càng lo.

Không lo sao được, khi chính Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam về an ninh cho biết, trong vòng 12 tháng qua, có 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của các công ty Trung Quốc Huawei và ZTE Corp. Hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các hãng viễn thông sử dụng thiết bị của hai tập đoàn công nghệ này.

Chưa ai đưa ra kết luận về có các thiết bị “gián điệp” được cài đặt trong các thiết bị công nghệ của họ hay  không, nhưng xét về mặt bảo mật thông tin, người sử dụng các thiết bị này đang nắm cây dao đằng lưỡi.

Tội phạm mạng đang là mối họa lớn cho mọi quốc gia, ngoài việc tấn công phá hoại bằng các loại virus, điều nguy hiểm hơn có thể là máy chủ của các cơ quan, doanh nghiệp trong nước bị “đối tác” nước ngoài kết nối thường trực để ắn cắp thông tin mật.

Các quốc gia châu Âu và Mỹ đánh giá các sản phẩm viễn thông của Trung Quốc không đảm bảo an ninh. Năm trước, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ công bố có bằng chứng rằng hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc - Huawei và ZTE Corp - đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Hai tập đoàn này không thể kiếm được hợp đồng nào với các hãng viễn thông lớn của Mỹ.

Nhưng Việt Nam lại vô tư sử dụng. Liệu chúng ta có đủ hàng rào kỹ thuật ngăn chặn được những con chip gián điệp, hay cứ nhắm mắt mà xài và hậu quả là “một tiếng ho trong nhà người ta cũng biết”.

Từng có nhiều thông tin áo ngực, phích nước, dép, hoa quả  Trung Quốc có chứa “chất lạ”. Các loại chất lạ đó hủy hoại sức khỏe của con người, còn các “thiết bị lạ” đánh cắp thông tin có thể hủy hoại cả đất nước này.

Tất cả những thứ mà chúng ta chỉ dùng chữ “lạ” đó hóa ra là rất quen.
Lê Chân Nhân

CHEABOL HÀN QUỐC VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT

Bài đọc liên quan:
Cách đây vài hôm, thủ tướng quyết định khai tử tập đoàn Vinashin và thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy - SBIC: Shipbuilding Industry Corporation. Do hậu quả làm ăn thua lỗ vì tham nhũng, và thiếu tinh thần trách nhiệm, cũng như khả năng quản lý của lãnh đạo tập đoàn. Có người cho rằng thu nhỏ tập đoàn để dễ quản lý, thì mới thành công, nhưng tôi không tin nó không còn ăn bám trên mồ hôi nước mắt của dân.
Nhìn chung, các tập đoàn nhà nước khác của Việt Nam hiện nay cũng không thoát khỏi hoàn cảnh của Vinashin, chỉ khác nhau là, một số tập đoàn còn sống vì có nguồn thu để nuôi sống, còn Vinashin thì phải tự bươn chải mà sống. Ví dụ, Tập đoàn điện lực quốc gia nhờ tăng giá điện, bắt dân nuôi để tồn tại; tập đoàn than khoáng sản nhờ móc tài nguyên bán ăn để sống; tập đoàn dầu khí cũng bán tài nguyên để ăn, mà dân thì không được bù giá xăng dầu, ngược lại dân phải đóng đến 33% phí thuế để nuôi, nên giá xăng dầu nước Việt luôn cao hơn nhiều quốc gia khác.
Ngược lại các Cheabol của Hà Quốc, ông Park Chung Hee thành lập từ 1963 ngày càng hùng mạnh và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Chúng đã góp phần trọng yếu đưa đất nước Hàn Quốc chỉ có diện tích, và dân số bằng một nửa của Việt Nam, nhưng kinh tế nằm trong nhóm G20, đứng chung với Trung Hoa có dân số gấp hơn 30 lần so với Hàn Quốc.
Có những khác nhau về sự hình thành và quản lý các tập đoàn ở Hàn Quốc và ở Việt Nam cần rút ra để học hỏi cho tương lai.
Sự khác nhau đầu tiên và cơ bản nhất là nền chính trị đa nguyên của Hàn Quyền làm tản quyền chính phủ và đảng cầm quyền, nên trách nhiệm của các chính khách đối với nền kinh tế quốc gia được ràng buộc cụ thể, đồng thời nạn tham nhũng cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Mặc dù tham nhũng ở đâu cũng có, nhưng tham nhũng ở một chế độ đa nguyên, tản quyền dễ bị phanh phui và quy trách nhiệm đúng lúc, đúng đối tượng hơn là một chế độ chính trị đơn nguyên tập quyền của vua chúa phong kiến, không cần người có khả năng để điều hành, chỉ cần người biết ăn chia để làm quản lý.
Sự khác biệt thứ hai làm cho người quản lý tập đoàn Cheabol ở Hàn Quốc có trách nhiệm với tập đoàn của mình là, các Cheabol là của chính ông chủ tư nhân và các thành viên có cổ đông gầy dựng nên nó. Họ phải lo sự sống còn của chính bản thân và nhân viên của mình. Ngược lại, các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam là của chung, là nơi được chính trị ưu đãi mọi mặt về chính sách, kinh tài, v.v... nên nó là nơi các nhóm lợi ích bâu vào để đục khoét, thua lỗ thì bắt dân đóng thuế, phí để nuôi nó tồn tại.
Trong cuộc họp quốc hội hiện đang diễn ra tại Hà Nội, tôi vẫn chưa thấy các nhà hoạch định chính sách nhìn ra 2 nguyên nhân cơ bản làm nền kinh tế Việt đang sụp đổ, và tìm ra phương án để cứu các tập đoàn kinh tế nhà nước có thể tự sống được. Vì hiến pháp vẫn quy định những điều xưa cũ ủng hộ cho mọi tha hóa và tham nhũng đẩy nền kinh tế nước nhà đi đến chỗ không lối thoát. Hay nói cách khác, tốn thời gian, tiền bạc trong gần 1 năm qua, nhưng hiến pháp nước Việt không có gì thay đổi, chỉ là những cụm từ đánh tráo khái niệm.
Tóm lại, như tôi đã viết, với hình thái chính trị kinh tế Việt, sai lầm là ở thể chế chính trị chứ không phải ở kinh tế. Không thể sửa đổi cái hậu quả kinh tế để hòng cứu được cái nguyên nhân chính trị sai lầm. Đó là mối quan hệ biện chứng và khoa học kinh tế chính trị học mà bất kỳ một sinh viên năm thứ 2 nào, ở bất kỳ một trường đại học nào trên thế giới cũng có thể nhìn ra.

Thực Lực của Người Việt Tỵ Nạn Tại Hải Ngoại

Từ 1975, hơn 3 triệu người Việt Tỵ Nạn định cư và sinh sống tại hải ngoại, trên khắp thế giới tự do, đều chia sẻ cùng một thân phận khắc nghiệt, trầm bổng, hồi sinh.  Đa số đã mất tất cả — tài sản, nhà cửa, địa vị, danh dự, hạnh phúc, liên hệ gia đình, ân tình làng xóm… để bơ vơ nơi đất khách quê người và tại đó cố gắng tạo dựng lại từ đầu một đời sống mới, nhiều thách thức trở ngại, nhiều thương đau, đổ vỡ: chính khách mất chính thể; sĩ tướng mất quân quyền; chủ nhân ông trắng tay, đổi đời; chuyên viên giải nghiệp; trí thức mất thế; gia đình, tập thể, cộng đồng lo âu tái lập truyền thống, lý tưởng, tình người. 
Có một điều họ không mất, đó là niềm tin vào thực lực tồn tại của họ, vào lẽ sống trong thế hội nhập của ba khả năng chọn lựa:
  1. Tồn giữ Nhân phẩm, Chia sẻ Giá Trị Việt Tính;
  2. Yêu Chuộng Tự do, Công Lý, Dân Chủ chân chính;
  3. Gắn bó Đại Nghĩa với Chí Nhân.
Các đặc tính và khả năng trên thụ hình ít hay nhiều, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cá biệt, đa dạng, nhưng hiển nhiên đều là những thành tích tiếp nối  tới ngày nay, sau gần 40 năm phấn đấu.
I. Thực Lực Tồn Giữ Nhân Phẩm, Chia Sẻ Giá Trị Việt Tính
Người Việt Tỵ Nạn bỏ nước ra đi vì họ quyết tâm khước từ thân phận tù đày, vô nhân cách. Họ từng bị “điều kiện hoá”, nhồi sọ; hạ nhục thành loài vật, thành dụng cụ khai thác đoản kỳ; thành kẻ tiêu thụ hạ cấp, lỗi thời, ươn hèn, vô thức.
Họ quyết tâm thoát ly cảnh tù túng, đày đoạ, bất nhân, bất nghịa trong nước là vì họ còn đủ nghị lực kiên trì bảo trọng giá trị làm người tử tế, tự trọng, biết nhận, biết hưởng và biết cho lại.
Phẩm giá làm người chân chính đó có tính cách bẩm sinh, bất khả tước đoạt, mà con người chỉ từ bỏ khi lìa đời.  Nhân phẩm và lòng tự trọng không cho phép mình hạ thấp, quỵ lụy hơn những gì cần thiết; không cho phép con người sống còn trong nhục nhã, sợ hãi, hèn mọn.  Con giun xéo lắm cũng quằn, huống chi là con người? 
Do đó, quyết tâm ra khỏi địa ngục CSVN là vì con người chưa vô cảm, còn biết quằn quại, vùng vẫy, đứng dậy và chạy thoát cảnh nô lệ, thoái hoá và thú hoá vậy.
Ngoài ra, khả năng “vượt” và thoát ra khỏi bế tắc, sa lầy và sai lầm cũng như khả năng “việt ngục” [Hán-Việt có nghĩ là "vượt ngục"] đều chiết tự ngay từ “Việt tính”, mà ông cha chúng ta ra công gắn liền với “siêu việt”, vượt bậc.  Hy sinh của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản dám liều lĩnh thách đố cái chết trăm hình vạn trạng để đổi lấy hy vọng sống thực, sống trọn vẹn có đáng gọi là hành động “siêu việt”, vượt bực hay không? 
Người Việt còn lại trong nước chưa “việt ngục”, chưa “vượt bỏ” CSVN, không hẳn vì hèn nhát, thiếu can đảm, mà chỉ vì họ chưa hồi hướng đúng mức, đúng độ, hay chưa gặp đúng thời, đúng cuộc. Người dân trong nước sẽ tụ tập đứng lên khởi nghĩa khi vỡ lẽ CSVN chỉ là quân bịp bợm, phá hoại, bất tài, vô luân; khi toàn dân thấy rõ xã hội họ đang sống chỉ là “nhà tù tập thể” không còn tầm vóc và mánh khoé bao vây, kìm hãm, doạ nạt họ được nữa. 
II. Thực Lực của Người Việt Yêu Chuộng Tự Do Dân Chủ Chân Chính
Bên cạnh một thiểu số nạn nhân bị thời cuộc rày vò điêu đứng, bị phá hủy nhân vị đến kiết sức phân tâm, nên không sao hội nhập toàn vẹn cuộc sống phấn khởi, rộng lượng hài hoà nơi đất khách quê người, thì may mắn hơn, đa số người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên thế giới tự do đã biết hoàn chỉnh, cải sinh đời sống và thân phận mình từng bị CSVN ngược đãi, hủy hoại.
Sau gần 40 năm gắn bó với nếp sống đáng sống, đa số người Việt Tỵ Nạn và nhất là hậu duệ, con cháu họ đều ý thức rõ rệt phạm vi định chế nhân quyền, dân quyền và trách nhiệm công dân là một thoả ước xã hội chính trực, kết sinh đa thể, linh động và hiển nhiên, luôn luôn cần bảo trọng, tu bổ cho thêm vẹn toàn, siêu thoát. 
Sức mạnh của người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản chỉ hội đủ khi đa số
  • thực thi dân chủ chân chính, pháp trị, hài hoà, tử tế, nhân đạo;  
  • tôn trọng tự do và nhân phẩm của chính mình và tha nhân;
  • ý thức về quyền sở hữu, quyền hành chính trị và trách nhiệm công dân.
Như vậy, người Việt Quốc Gia chúng ta cần thi hành và bảo trọng đúng mức tôn chỉ dân chủ tự do, chứ không thể ỷ lại vào “căn cước” vừa được cung cấp để làm ngược lại.  Đó là trường hợp của một thiểu số cá nhân cố vị, bị lây thói võ đoán hàm hồ, thường khôi phục thủ đoạn võ đoán, mánh mung, bằng cách chụp mũ, chửi-rủa, phá phách bất cứ ai không vừa ý họ, thì chắc chắn họ không thể “thắng cuộc”, vì không sao sánh kịp ma phiệt CSVN…nổi tiếng về các thủ đoạn rừng rú, hèn mọn; ném đá giấu tay, phun máu hại người.
Nếu giả thử tất cả người Việt Tỵ Nạn chúng ta tiếp tục long đong, sai quấy, thiệt thòi, thất thế, thất thểu, thì con cái họ và người dân trong nước lấy gì để trông mong, nhờ vả, noi theo? 
May thay, người Việt Tỵ Nạn đi trước đã từng vượt thoát và thành công chính trực, thì những đợt tỵ nạn sau này cũng có bề vượt thoát và thành tựu như chúng ta mong muốn.  Đó là trách nhiệm quy tụ, bao bọc bằng nghĩa cử dấn thân gương mẫu, bằng thực hành đối chiếu. 
Chúng ta hãy cố hành động đúng nhân cách của người Việt tự do, tự trọng đề thẳng tiến và đem lại hy vọng cho hậu duệ, cho người “đi” sau.  Chúng ta không thể tự hủy bằng cách đi ngược đường hay dùng ngõ tắt thủ lợi sáo mòn, thường bị gài bẫy chia rẽ, ám hại, do địch để lại, như theo “nghị quyết 36” chẳng hạn.[1]

III. 
Đại Nghĩa & Chí Nhân
Thế lực của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản là khả năng dấn thân theo đại nghĩa, đại cuộc: biết cưu mang lẽ phải, bảo trọng công lý; trợ lực nghĩa sống và phúc lợi nhân loại. Đó là cách ứng dụng “chính nghĩa siêu việt” của Ông Cha chúng ta vào đời sống hiện đại:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Nguyễn Trãi, “Bình Ngô đại cáo”[2]
平吳大誥4.jpg平吳大誥3.jpg平吳大誥2.jpg平吳大誥1.jpg
Nguyên văn “Bình Ngô đại cáo” 
Đem Đại Nghĩa Để Thắng Hung Tàn
Đại Nghĩa là Lẽ Sống Chính Đáng, Toàn Diện; là Trào lực Chỉ đạo lấy phẩm giá con người làm trọng tâm cho mọi sinh hoạt hiện hữu.  Do đó, luật pháp công minh và công lý đạo đức phải căn cứ vào nhân phẩm để định chế hoá và hướng dẫn đời sống toàn vẹn.
Phẩm giá làm người chân chính có tính cách bẩm sinh, bất khả tước đoạt. Nhân phẩm phải được kết tạo bằng nguồn gốc nhân sinh, chủng tộc, truyền thống văn hoá của một dân tộc; bằng kích thước và vị trí địa-chính của một lãnh thổ; bằng tầm vóc môi sinh và dưỡng khí bao bọc liên hệ.
Nhân phẩm đòi hỏi một hiện tượng tổng hợp, mà bất cứ kết tố nào khiếm khuyết đều làm nhân phẩm chao đảo, thất tung, bất toàn.
Do đó, con người sẽ mất nhân phẩm khi phải sống cảnh nô lệ, đói khát, bệnh hoạn, ngu xuẩn, tù đày, đe doạ, khinh miệt, kỳ thị, bóc lột, lợi dụng, quên lãng.  Như toàn dân đang sống lây lất dưới ách cộng sản Việt Nam [trừ thiểu số đại gia, băng đảng của chúng].
Hiển nhiên công dân mất nhân phẩm khi đất nước họ bị ngoại bang xâm lấn; khi lãnh thổ họ bị tháo ranh, cắt đất; khi lãnh hải, hải đảo, núi rừng, nguồn lợi thiên nhiên bị tài phiệt đại gia tham ô trục lợi, bị ngoại nhân bất chính cưỡng đoạt, phá hủy; khi dân oan thấy mình thất lạc, hắt hủi ngay nơi chôn nhau cắt rốn, ngay nơi thờ phụng tổ tiên. 
Công dân cũng bị tước đoạt nhân phẩm khi tiếng mẹ đẻ thuần túy mỗi lúc trở nên pha tạp, hổ lốn, ngọng ngịu, sai lạc, bôi bác, sa đoạ.
Vậy “Đại Nghĩa”, song song với công minh chính đại, đòi hỏi
1. người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do phải dứt khoát “Chống Cộng”
  • không chỉ để “chống đỡ, chống cự, phòng thủ, tự vệ” một cách tiêu cực, yếu thế;
  • mà thực sự để vạch rõ làn ranh giữa chính nghĩa nhân bản và ý thức hệ của tội ác;
  • để sáng suốt thu thập tài liệu vạch trần hành động và thủ đoạn của kể hung tàn diệt chủng; bá quyền, bá đạo, vô nhân, thất đức;
  • để xác định lập trường cảnh tỉnh, minh mẫn trong việc chuẩn bị đối phó và ngăn ngừa kẻ trọng tội tái phạm.  Ngăn ngừa đã là thực hiện nửa đường của điều trị.
 2. người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do phải dứt khoát “Diệt Cộng”
  • không bằng thế quân sự, vì lúc này chiến tranh ở ngoài tầm tay “bất bạo động” của người Việt Tỵ Nạn và người chiến sĩ tự do;  hơn nữa, quân sự chỉ là giải pháp ngoại vi, cục diện, tạm bợ, không thể giải quyết toàn thể quốc nạn, tai ương nhân tạo dưới ách cộng sản;
  • cũng không áp dụng chính sách hung tàn để trả đũa trừng phạt, khai trừ, thủ tiêu con người cộng sản, khi họ chỉ là những thành phần mù quáng, lỗi thời, bất tài, bệnh hoạn;
  • mà thực sự để “khử trùng cộng sản”; để điều trị, tảy trừ tận gốc căn bệnh cộng sản hiểm nghèo, ngu xuẩn, điên cuồng bằng cách [a] nâng cao dân trí, [b] phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân, [c] bảo trọng công lý thượng tôn luật pháp, v.v.
  • “Diệt Cộng” vắn tắt là nỗ lực trừ ác tính để trọng sinh, khi dõng dạc, công minh bảo đảm quyền lợi và phẩm giá toàn diện của người dân, tại học đường; trong xã hội mở rộng; tại thương trường; nơi công quyền, pháp quyền, chính quyền; dưới mọi hình thức chọn lựa tín ngưỡng, phát biểu tư tưởng sáng tạo, bảo trọng môi sinh, đời sống căn bản.
Lấy Chí Nhân Để Thay Cường Bạo
Nhưng “Đại Nghĩa” tức lẽ sống chân chính đó phải được thực hiện và bảo trọng một cách ôn hoà, nhân từ, bác ái. Quyền sống phải được thực hiện đúng mức và bảo vệ đúng nghĩa. Công bằng, đạo đức, trách nhiệm.
Trong quan niệm “Chí Nhân”, nhân từ là căn bản.  Khi nhân từ được tôn trọng và thực hiện ở mức cao đẹp, thì mẫu mực nhân từ trở thành chí nhân, ở mức độ toàn hảo, cao vượt.  Do đó:
  • người chiến sĩ tự do phải luôn luôn tố cáo, khai trừ mọi vi phạm nhân quyền;[3] đồng thời cổ võ các biện pháp ôn hoà “phục hồi công lý”; ứng dụng pháp lý công bình[4] thay vì công lý trừng phạt, trả thù.[5] 
  • người chiến sĩ tự do chủ trương hoàn trả, bồi thường, bù đắp tương xứng mọi thiệt hại trong quá khứ giao tranh; mặt khác chỉ trừng phạt những trọng tội, sai phạm quá đáng như tàn bạo, lạm quyền, tham nhũng bất chính; còn các tội danh khác đều được hưởng miễn trách[6] hay ân xá [7] nếu nghi can chỉ thi hành nhiệm vụ giao phó.  Điều này không có gì khó hiểu, vì trước đây, chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã từng áp dụng chính sách “chiêu hồi”.  Dù sao, chính sách “Chí Nhân” không nhằm phục vụ mục tiêu chính trị của “chiêu hồi”, mà thực sự nhằm chấn hưng đạo đức; tái phục nhân phẩm; cải thiện nhân tính công dân.
Khi hoàn tất chủ trương [a] đem đại nghĩa để quyết liệt thắng hung tàn cộng phỉ, [b] lấy chí nhân để thay tận gốc căn bệnh cộng sản, thì  người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và người chiến sĩ tự do đã rõ rệt “vượt cộng” — bằng cách vượt và lìa bỏ căn bệnh ác nghiệt, diệt chủng đó và dồn sức duy trì một nhân sinh quan trong sáng, phồn thịnh, tử tế, khả trọng.
ĐỂ TẠM KẾT:
Thắng lợi là điều hay nếu chúng ta không đánh mất liêm khiết trong lúc thi hành.[8] Vậy, muốn có thế lực đối phó với chính mình, với đối tác và đối thủ, và muốn thực sự “thắng cuộc” một cách chân chính, nhân hậu, người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản cần
  • có can đảm đối mặt với sự thật, để bổ túc lẽ  phải hay kịp thời sửa sai;
  • sống ngay thẳng, làm điều tốt lành, vì như thế sẽ giúp chúng ta sống một cách chính trực, làm gương mẫu cho hậu duệ và đồng bào trong nước;
  • chủ trương công minh, bất bạo động vì cách đó sẽ đưa tới trình độ đạo đức cao nhất, vốn là cứu cánh của mọi tiến hoá;
  • thương xót tất cả những gì thuộc về đời sống, vì đạo đức không khác gì hơn là sự kính cẩn đời sống.[9]
Phẩm chất của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, của người chiến sĩ tự do còn lại sau khi gạt bỏ mọi hư danh, ảo tưởng; mọi mánh mung, thiển cận; mọi mặc cảm tự hủy. Thực lực của họ chỉ đáng kể khi đo lường bằng kinh nghiệm sống chính trực, can đảm; bằng trí tuệ và viễn kiến trong giai đoạn liên kết phục hồi sự vẹn toàn cho đất nước; an sinh, phúc lợi và phẩm giá cho toàn dân. 
Trân trọng,
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
www.vietthuc.org

CHÚ THÍCH
[1] Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị Quyết 36: Xin hãy Cảnh Giác! http://www.vietthuc.org/2012/07/21/ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-36-xin-hay-c%E1%BA%A3nh-giac-2/
[2] “Bình Ngô đại cáo” (平吳大誥) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
[3] human rights violations
[4] equity justice
[5] penal repression, vengeance & retaliation justice
[6] excuse
[7] amnesty
[8] “Winning is nice if you don’t lose your integrity in the process.” Arnold Horshak
[9] “I can do no other than be reverent before everything that is called life. I can do no other than to have compassion for all that is called life. That is the beginning and the foundation of all ethics.” — “Ethics is nothing else than reverence for life.” Albert Schweitzer [1952 Nobel Peace Prize]

Bộ Công an vào cuộc xử lý trốn thuế

(Dân trí) - Bộ Công an sẽ tham gia kiểm tra, xử lý các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt thuế; rà soát tình hình, quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo đúng pháp luật.
 >>  Nhờ công an thu hồi ...thuế
 >>  Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia

Năm nay chắc chắn hụt thu trên 63.000 tỷ đồng.
Năm nay chắc chắn hụt thu trên 63.000 tỷ đồng.

 Theo nhận định tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013 vừa ban hành thì tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều thách thức.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
Trong khi tăng trưởng tín dụng còn thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra, nợ xấu các tổ chức tín dụng chưa được giải quyết căn bản thì sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách chậm so với kế hoạch. Thu ngân sách chậm so với kế hoạch.
 
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo toàn ngành tập trung công tác thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch đề ra. Đồng thời, thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách.
 
Giữa bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn, cơ quan điều hành cũng giao nhiệm vụ cho Bộ tài chính phải tăng cường thực hiện các biện pháp chống nợ đóng thuế.
 
Đáng chú ý, lần này, Chính phủ yêu cầu phải phối hợp với Bộ Công an kiểm tra, xử lý các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt thuế; rà soát tình hình, quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo đúng pháp luật.
 
Vừa rồi, báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ cho biết, thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 752.370 tỷ đồng, giảm 63.630 tỷ đồng (tương đương 7,8%) so với dự toán.
 
Nguyên nhân hụt thu NSNN năm 2013 là do tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nộp thuế gặp nhiều khó khăn, dẫn đến số thuế phát sinh phải nộp thấp làm cho số thu nội địa giảm mạnh; dự toán thu, chi NSNN năm 2013 được Quốc hội quyết định với mức phấn đấu khá cao; thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn một số khoản thu theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và theo một số luật thuế làm giảm thu ngân sách khoảng 16.600 tỷ đồng; số nợ thuế lớn và có xu hướng tăng đột biến ở nhiều địa phương.
 
Trong quý 4 này có cố gắng đến mức nào đi chăng nữa, ngân sách vẫn “cầm chắc” hụt thu 63.630 tỷ đồng, cao hơn con số hụt thu 59.430 tỷ đồng vừa mới được dự báo trước đó.
 
Vừa rồi, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Ngân sách Tài chính của Quốc hội đã thông qua phương án nâng tỷ lệ bội chi năm tới từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP.
 
Trong Nghị quyết lần này, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư kinh doanh hiệu quả.
 
Song song với đó có giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, nhất là giải quyết vướng mắc để đẩy mạnh việc giải ngân các dự án đầu tư công theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của các số liệu kinh tế - xã hội, phục vụ công tác theo dõi, đánh giá, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 
Ngoài ra, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; tích cực điều hành tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy hỗ trợ sản xuất kinh doanh; xử lý nợ xấu có hiệu quả thực chất; duy trì ổn định tỷ giá ngoại tệ và thị trường vàng.
 Bích Diệp

SCIC sẽ "sống" như thế nào?

(PetroTimes) - Ủy ban Tài chính Ngân sách và Chính phủ đã thống nhất báo cáo Quốc hội một số nội dung về việc thu cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước và nếu những đề xuất này được thực hiện, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ giữ vai trò thu hộ khoản tiền này cho ngân sách.
>> SCIC: Câu chuyện của con số và vấn đề trách nhiệm!
SCIC dường như đã quên chức năng đầu tư, là lực lượng tiên phong trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo Bộ Tài chính thì tình hình thu ngân sách Nhà nước năm 2013 là hết sức khó khăn. Và theo thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ tại kỳ họp Quốc hội lần này thì con số hụt thu ngân sách dự kiến của năm 2013 sẽ vào khoảng 63.000 tỉ đồng.
Từ thực tế này, Ủy ban Tài chính Ngân sách đã thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc nâng mức bội chi ngân sách đã được Quốc hội quyết định từ 4,8% lên 5,3%. Giới chuyên gia cho rằng, nếu đề xuất này được thông qua, vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng năm 2013 sẽ được bổ sung một khoản đáng kể (theo tính toán vào khoảng 140.000 tỉ đồng) và đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho ngân sách, Ủy ban Tài chính Ngân sách và Chính phủ cũng nhất trí báo cáo Quốc hội về việc “quản lý” khoản lợi nhuận từ cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước nhưng chưa nộp tập trung vào SCIC. Và nếu đề xuất này được thực hiện, ngân sách Nhà nước sẽ được bổ sung hàng chục ngàn tỉ đồng.
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2013 của Bộ Tài chính, khoản lợi nhuận được cho là lên tới 2 tỉ USD tiền cổ tức tại một số doanh nghiệp Nhà nước đã được đặt ra. Và mới đây, trong một phép tính của ông Bùi Văn Dũng - Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) thì với tổng vốn đầu tư Nhà nước vào các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 700.000 tỉ đồng và dù kinh tế có khó khăn thì dòng vốn này hoàn toàn có thể đem lại mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 5 – 7% (tức là vào khoảng 25.000 – 35.000 tỉ đồng mỗi năm – PV).
Xung quanh đề xuất này, hiện cũng đang có nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ những khoản thu từ cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước nhưng chưa nộp vào SCIC mà ngay cả những khoản đã vốn dĩ đã nộp vào SCIC cũng cần nộp thẳng vào ngân sách Nhà nước. Thậm chí, TS Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh còn cho rằng, khoản thu từ tiền gửi ngân hàng của SCIC cũng cần phải được điều tiết một phần về ngân sách.
Thực tế hoạt động kinh doanh của SCIC năm 2012 cho thấy, nếu những đề xuất trên được áp dụng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này sẽ đi đến đâu khi những khoản thu từ cổ tức và tiền lãi tiền gửi ngân hàng chiếm tới 2/3 tổng doanh thu của công ty.
Như PetroTimes đã phản ánh, theo báo cáo Tổng kết năm 2012 của SCIC: Tổng doanh thu năm 2012 của công ty là 3.888 tỉ đồng. Trong đó, cổ tức mà SCIC nhận về từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước do SCIC làm đại diện đạt tới 2.151 tỉ đồng, tương đương 55,32% tổng lợi nhuận của SCIC (con số này của năm 2011 là 1.937,83 tỉ đồng). Đáng chú ý, có tới 46,58% tổng doanh thu cổ tức trong năm 2012 được SCIC thu về từ cổ tức của Vinamilk với con số lên tới 1.001,95 tỉ đồng.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, doanh thu tài chính năm 2012 của SCIC đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, còn 8%/năm so với mặt bằng chung năm 2011 là 14%/năm nên chỉ đạt 1.568 tỉ đồng. Và theo một phép tính được giới chuyên gia đưa ra thì, tổng số tiền mà SCIC đang gửi tại các ngân hàng có thể lên tới gần 20.000 tỉ đồng (con số này của năm 2011 chỉ là 10.000 tỉ đồng).
Nói vậy để thấy rằng, SCIC hiện đang "sống" dựa phần lớn vào "bầu sữa" cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước mà doanh nghiệp này được giao và lãi tiền gửi ngân hàng. Và nếu "bầu sữa" này mất đi, lợi nhuận của SCIC không biết sẽ đi về đâu?
Thanh Ngọc

Bản Báo cáo tình hình kinh tế xa hội

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đoàn Lâm Đồng.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), việc đánh giá nền kinh tế có thể xuất phát từ góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ cần có nhận định chính xác để đưa ra "phương thuốc" phù hợp, cứu chữa sản xuất, đời sống người dân...

Trước tiên tôi rất đồng tình với báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế. Việt Nam đã hoàn thành vượt được 11/15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, và là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Có 2 chỉ tiêu không đạt. Một là tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012 và thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,5%, thu ngân sách thì hụt thu trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu cho rằng Chính phủ cần phải đánh giá một cách khách quan hơn, bởi tăng trường kinh tế năm nay mà cao hơn năm ngoái thì đáng nghi ngờ.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm chỉ 6,8%. Thu ngân sách của chúng ta hụt đến trên 20.000 tỷ. 9 tháng đầu năm có tới 42.000 doanh nghiệp ra đi, số doanh nghiệp mới thành lập còn rất yếu và chủ yếu là tránh nợ vay mới. Cho nên nghe Báo cáo của Chính phủ chúng ta thấy màu hồng nhưng nghe Báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chúng ta thấy màu xám còn nhân dân thì nói là màu tối.

Mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác nhau, chuyện đó là bình thường. Nhưng theo tôi nền kinh tế phải đánh giá cho đúng, nếu chúng ta đánh giá không đúng nó cũng như người bệnh. Nếu cảm cúm nhẹ thì uống “típ phi” là khỏi nhưng nếu cảm cúm nặng phải có những thứ thuốc khác. Chính vì vậy trong đánh giá tình hình kinh tế - xã hội lần này về an sinh xã hội tôi đồng tình nhưng tăng trưởng kinh tế tôi đề nghị xem xét cân nhắc để đánh giá cho chính xác và khách quan hơn.

Những hạn chế và yếu kém chúng ta thấy được tôi đồng tình với 8 vấn đề Chính phủ đã nêu. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động còn lớn, tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm và cải cách chưa đồng bộ, lĩnh vực văn hoá có nhiều hạn chế yếu kém…

Chống tham nhũng lãng phí chưa được đẩy lùi, cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân, tôi muốn phân tích ý này. Ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ hoà bình lập lại, nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ gọi nhưng dân gọi không nghe. Một bộ phận không nhỏ bây giờ cán bộ mình bảo số lạ gọi không bao giờ nghe.

Thực ra người dân rất muốn tiếp cận gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến được lãnh đạo, có thể là đến tiếp dân cũng không gặp đồng chí cao cấp nhưng điện thoại trực tiếp thì lãnh đạo không nghe. Chính vì vậy chúng ta thấy trong thực trạng xã hội bây giờ nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết. Bộ máy chính quyền đầy đủ từ trên xuống, cái tàu hút cát chạy rầm rầm suốt ngày đêm nhân dân kêu thì bảo không tôi đi giám sát không thấy. Thế là cái gì? 

Nhân dân bức xúc, tự đứng dậy là sai, cần phải phê phán như các đại biểu phát biểu trước rồi nhưng tôi đề nghị chính quyền cũng phải kiểm tra một cách hết sức nghiêm túc, phải đánh giá, chỉ đạo quyết liệt hơn để làm sao chống được quan liêu, tham nhũng, chống được cái xa dân thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề. Nếu chính quyền của chúng ta xuất phát từ dân, vì lợi ích của nhân dân chắc nhân dân không ai chống lại mình.

Về nguyên nhân trong vấn đề này, Chính phủ có nêu ra có 3 ý. Chúng tôi cũng đồng tình nhưng tôi bổ sung thêm nguyên nhân thứ tư theo tôi là có lỗi của hệ thống, bởi chúng ta biết là do tác động tình hình thế giới; nhận thức chủ trương, quan điểm thì không đồng nhất; quản lý kinh tế nhà nước còn nhiều yếu kém nhưng trong đó còn có lỗi về hệ thống.

Chúng tôi kiến nghị mấy điều như sau. Một là phải biết nuôi dưỡng nguồn thu, tức là chúng ta đã có chính sách giãn thuế, giảm thuế, hoãn thuế cho doanh nghiệp nhưng chúng ta lại tăng giá thuê đất lên gấp 10 lần. Chúng ta mở đầu này lại bóp đầu kia, đề nghị Chính phủ phải giảm giá thuê đất xuống, còn cao như thế chúng ta bóp chết doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ngân hàng liên tục hạ lãi suất, có rất nhiều cố gắng nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất chậm vì các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn thì họ không vay, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất thì không tiếp cận nguồn vốn do nợ xấu.

Đề nghị đối với ngân hàng trong điều kiện bình thường thì thủ tục như vậy nhưng trong điều kiện đặc biệt thì cũng phải có thủ tục đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ nhưng có cảnh sát dẫn đường thì đoàn vẫn có thể đi. Ngân hàng phải có điều kiện đặc biệt, phải dẫn doanh nghiệp đi, đồng hành cùng họ. Cho nên tôi đề nghị chúng ta khoanh, giãn nợ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện nguồn thu.

Về vấn đề đối với nông nghiệp, chúng tôi đề nghị quan tâm hơn, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là vấn đề vừa rồi đồng chí Thống đốc ngân hàng có đến Lâm Đồng, nhân dân rất cảm ơn là đã cho gói tín dụng 2.800 tỷ để nhân dân tái canh cây chè và cây cà phê. Tuy nhiên, theo chúng tôi thấy về lâu dài đề nghị Chính phủ phải hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cây chè, cây cà phê.

PV (Tổng hợp)

Một cơ sở nuôi trẻ mồ côi không phép

Các đứa trẻ ở mái ấm Hồng Ân (Tây Ninh) không có giấy khai sinh, nhiều trẻ thất học, tương lai của các em rất mờ mịt.

Theo lời ông Vương Long Vàng (hộ khẩu phường 8, quận Tân Bình, TP.HCM), gia đình ông thành lập mái ấm Hồng Ân để gom những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi về nuôi làm phước.
Những đứa trẻ không giấy khai sinh
Mái ấm Hồng Ân nằm sâu trong con hẻm đường đất của ấp 7, xã Bàu Đồn (huyện Gò Dầu, Tây Ninh). Giữa trưa, trong căn bếp cũ, những đứa trẻ được chia cơm vào các tô nhựa, ăn ngấu nghiến. Ông Vàng cho biết thức ăn hằng ngày của các em do tiểu thương chợ Tân Bình ủng hộ nên mái ấm không phải chật vật lo bữa cho các em.
Em Vương Thành Quân, năm nay 12 tuổi, đã nghỉ học, lặng lẽ ngồi riêng một góc. Ông Vàng cho biết Quân nghỉ học vì hay bị bệnh nhức đầu. Nhưng sau một hồi chúng tôi gặng hỏi, lý do được tiết lộ: Quân không có giấy khai sinh nên không làm được thủ tục chuyển lên bậc THCS. Học hết lớp 5 ở Trường Tiểu học Thuận Tân (xã Bàu Đồn), Quân phải nghỉ học.
Trường hợp của Quân cũng là mẫu số chung của những thiếu niên ở mái ấm này. Xã Bàu Đồn tạo điều kiện cho các em học hết tiểu học nhưng vì không có giấy khai sinh để làm thủ tục chuyển lên bậc học cao hơn nên trình độ cao nhất của các em ở đây là lớp 5.
Ông Vương Long Vàng và các em ở mái ấm. Ảnh: HỒNG MINH
Trả lời thắc mắc vì sao mái ấm không trao các em cho trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) để các em được đi học và được làm giấy khai sinh hợp lệ, ông Vàng giải thích: “Chính quyền không làm giấy cho thì tôi chịu. Tôi nuôi làm phước mà, không trả vô trung tâm được”.
Hỏi về những em đã đủ 16 tuổi, ông Vàng cho biết: “Chúng tôi mới trả năm đứa về gia đình. Mấy đứa khác lớn chút là tụi nó đi hết. Có hai đứa theo chồng mất biệt rồi”. Chúng tôi xin địa chỉ nơi ở mới của các em, ông Vàng khẳng định các em hoàn toàn cắt đứt liên lạc với mái ấm nên ông không biết các em ở đâu.
Em Vương Thị Ngọc Hương, năm nay 13 tuổi, đã nghỉ học. Em có ước mơ được học nghề uốn tóc nhưng chưa nơi nào nhận vì em không có giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân. Ở mái ấm, em phụ công việc lặt vặt hằng ngày và chăm sóc một trẻ bại não. Trong căn phòng nhỏ của các em gái ở chung, mùi hôi bốc lên nồng nặc do bệnh nhân sinh hoạt, vệ sinh ngay tại chỗ. Cũng như nhiều đứa trẻ khác ở đây, Ngọc Hương có đôi mắt rất buồn.
Không được phép hoạt động
Trước năm 2002, gia đình ông Vương Long Vàng nhận nuôi hơn 20 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Sau đó, ông Vàng xin làm giấy khai sinh cho các em và xin mở một mái ấm nhưng không được chính quyền quận Tân Bình (TP.HCM) chấp nhận vì không đủ điều kiện. Ông bèn mua đất ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh mở mái ấm Hồng Ân và đưa các em đến đây.
Đến Tây Ninh, ông Vàng cũng làm đơn xin cấp giấy khai sinh cho các em nhưng xã Bàu Đồn cũng từ chối vì không xác định được nguồn gốc của trẻ và cơ sở không đủ điều kiện hoạt động.
Chi cục Bảo vệ trẻ em tỉnh Tây Ninh đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu ông Vàng đưa các em vào TTBTXH tỉnh để được chăm sóc và làm giấy khai sinh hợp lệ cho các em nhưng gia đình ông Vàng không chấp hành.
Từ năm 2002 đến nay, mặc dù không được phép hoạt động nhưng mái ấm Hồng Ân vẫn nuôi khoảng 20 trẻ. Các em không được làm giấy khai sinh, không có bất cứ một loại giấy tờ tùy thân nào dù đã có vài em rời mái ấm đi làm và không còn liên lạc được.
Anh Nguyễn Ngọc Tú cho biết thêm trong suốt 11 năm qua, nhiều lần cơ quan chức năng đến làm việc nhưng không nắm được số trẻ cố định ở mái ấm này do gia đình ông Vàng đưa các em di chuyển liên tục giữa Tây Ninh và TP.HCM. Gia đình ông Vàng thường in thư cảm tạ của mái ấm bằng song ngữ Việt-Anh gửi các mạnh thường quân, kèm địa chỉ liên hệ giúp đỡ ở TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 16-10, Chi cục Bảo vệ trẻ em tỉnh Tây Ninh và huyện Gò Dầu đã đến mái ấm làm việc với ông Vàng và khẳng định gia đình ông không đủ điều kiện làm cơ sở nuôi dưỡng trẻ (tại thời điểm đoàn kiểm tra, cơ sở có 22 em).
Ông Vương Long Vàng xin đưa trẻ về lại TP.HCM nhưng bà Trương Thị Phú - Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Dầu không đồng ý và chỉ đạo không được di chuyển các em ra khỏi địa phương.
Dự kiến ngày 5-11, huyện sẽ đưa các em vào TTBTXH. Đến khi nào mái ấm đủ điều kiện hoạt động, huyện sẽ xem xét.
Mới đây, khi PV đến, ông Vàng cho biết mái ấm chỉ có gần 20 em. Đối chiếu bản danh sách xin cấp giấy khai sinh với các em đang có mặt ở mái ấm thì thấy một số em trong danh sách vắng mặt. Ông Vàng giải thích một em tên Bảo Ân bị té đã chết, còn hai em đang gửi đi học trường sơ ở TP.HCM.
Ngôi nhà 1028/10 Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình là nhà của bà Vương Ngọc Đẹp đứng tên (không liên quan gì đến ông Vương Long Vàng).
Bà Đẹp bắt đầu nhận trẻ từ khoảng năm 2003, lúc đông nhất tập trung tại ngôi nhà này là tám bé. Khi UBND phường xuống kiểm tra thì bà Đẹp cho biết các bé này vừa ở Củ Chi xuống chơi rồi chiều về nên UBND phường không thể xử lý gì được. Theo như bà Đẹp trình bày, địa chỉ này là nơi tiếp nhận trẻ rồi sau đó đưa về một cơ sở ở Củ Chi để nuôi dạy. UBND phường cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nơi này. Bà Đẹp bị liệt cả hai chân, mọi công việc chăm sóc trẻ đều nhờ con cái và những người hàng xóm.
Bà Đẹp không được phép mở cơ sở vì nhà quá chật hẹp và đặc biệt không có chuyên môn. Vừa qua bà Đẹp có nộp hồ sơ tại phường để làm giấy khai sinh cho năm bé, hiện UBND phường đang xem xét để giải quyết.
Bà BÙI THỊ MAI QUYÊN,Phó Chủ tịch UBND phường 8,
quận Tân Bình, TP.HCM
MINH QUÝ ghi
Trước mắt, với những em xác định có gia đình và đã có giấy khai sinh sẽ được giao về gia đình. Các em khác sẽ được đưa vào TTBTXH, làm giấy khai sinh và tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng.
Ông HỒ THIỆN SƠN, Chi cục phó
Chi cục Bảo vệ trẻ em tỉnh Tây Ninh
(Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tây Ninh)
Các em sẽ rất khó hòa nhập với cộng đồng khi không có bất cứ một loại giấy tờ tùy thân nào. Các em sẽ không thể đăng ký kết hôn, không thể làm giấy khai sinh cho con, khó xin việc làm... Mái ấm càng giữ các em lâu, cơ hội hòa nhập của các em càng khép lại. Mặt khác, mái ấm đã hoạt động trái phép suốt 11 năm qua, đưa các em di chuyển qua lại giữa TP.HCM và Tây Ninh, gây khó cho các cơ quan quản lý ở địa phương, không đảm bảo quyền lợi của các em.
Anh Nguyễn Ngọc Tú, cán bộ chuyên trách LĐ-TB&XH
xã Bàu Đồn
HỒNG MINH
Quan ngại về việc lạm dụng chỉ định thầu
 
02-11-2013 09:27:25
 
Ảnh minh họa: Internet
 

 
(ĐTCK) Câu chuyện làm thế nào hạn chế lạm dụng chỉ định thầu và ngăn chặn thông thầu được các đại biểu Quốc hội quan tâm nhất trong phiên thảo luận về Luật Đấu thầu sửa đổi vừa qua.
 
    4 nội dung chưa thống nhất
    Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, có 4 vấn đề lớn trong dự thảo Luật còn nhận được những ý kiến khác nhau của các đại biểu.
    Trước hết là phạm vi điều chỉnh của Luật, quy định hạn mức vốn của Nhà nước trong dự án chiếm 30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng thì phải tuân theo quy định của luật này.
    Thứ hai là chỉ định thầu, Luật hiện hành quy định có 4 trường hợp được chỉ định thầu và giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
    Tuy nhiên, dự thảo luật tăng lên 6 trường hợp chỉ định thầu và chỉ có 1 trường hợp giao cho Chính phủ quy định, đó là gói thầu cung cấp dịch vụ công.
    Về các gói thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế, đây là một vấn đề mới và dự thảo mới chỉ quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc.
     Trong khi đó, vấn đề này hiện đang gây nhiều bức xúc trong dư luận, nên nhiều đại biểu yêu cầu làm rõ hơn. Cuối cùng là vấn đề thực hiện các cam kết trong hợp đồng với nhà thầu, nhà đầu tư, đó là hợp đồng trọn gói, tức là giá thầu sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
    Với tỷ lệ các gói thầu được chỉ định thầu lên tới trên 7% trong thời gian vừa qua, nhiều đại biểu cho rằng, cần phải có quy định siết chặt vânấn đề này để tránh  tạo ra cơ chế xin - cho.
    Theo đại biểu Nguyễn Doãn Khánh, tiêu cực phát sinh từ chỉ định thầu là không ít. Do đó, luật mới cần quy định cụ thể, chặt chẽ về các điều kiện, thủ tục, thẩm quyền trong việc thẩm định, nhất là đối với các gói thầu  xây dựng cơ bản được đề nghị vận dụng trường hợp khẩn cấp và cấp bách.
    “Đối với các trường hợp cấp bách, cần có thêm tiêu chuẩn về thời gian thực hiện gói thầu trong việc cho phép chỉ định thầu, bên cạnh các tiêu chuẩn về nội dung, tính chất và quy mô dự án.
    Bởi thực tế cho thấy, nhiều trường hợp chỉ định thầu vận dụng trường hợp bất khả kháng là khẩn cấp và cấp bách, nhưng kéo dài thời gian thi công và chả thấy cấp bách ở đâu cả”, đại biểu Khánh nhận định.
    Thậm chí, đại biểu Hà Sỹ Đồng còn cho rằng, sự cố bất khả kháng không phải là trường hợp nên áp dụng hình thức chỉ định thầu.
    Chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay hoặc bí mật an ninh quốc gia và quy định luôn các trường hợp cấp bách như khắc phục hậu quả thiên tai, vỡ đường ống dẫn nước, dẫn dầu… để tránh lạm dụng.
    Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi chỉ định thầu, các địa phương thường thương thảo với nhà thầu giảm giá so với giá chủ đầu tư đưa ra ban đầu.
    Trên thực tế, việc này đã tiết kiệm được 3 - 3,5% dự toán của các gói thầu chỉ định. Chính vì vậy, theo đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An), cần có các quy định về tỷ lệ giảm giá thành là một yếu tố cho việc chỉ định thầu nhằm tăng tính hiệu quả đối với hoạt động này.
    Các đại biểu cũng cho rằng, cần có quy định rõ ràng về thủ tục và khung pháp lý để làm cơ sở yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một gói thầu được coi là thuộc trường hợp được chỉ định thầu, nếu không sẽ có tình trạng chủ đầu tư kiến nghị cho phép chỉ định thầu tràn lan.
    Tuy nhiên, theo Dự luật sửa đổi, hạn mức được chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng.
    Điều này rất khó thực hiện, tốn thời gian chi phí, gây áp lực cho các chủ đầu tư. Do đó, đa số ý kiến đề nghị dự thảo lần này nên giữ quy định hiện hành, tức hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu là 5 tỷ đồng, đối với gói thầu tư vấn là 3 tỷ đồng, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là 2 tỷ đồng.

    Làm rõ sự độc lập của nhà thầu
    Để tránh tình trạng thông thầu, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định với các nhà thầu trong cùng tập đoàn, cùng công ty mẹ.
     Bởi theo các đại biểu, quy định độc lập về tính pháp lý và độc lập về tài chính của các nhà thầu trong cùng một gói thầu tại dự thảo luật chưa giải thích định nghĩa đầy đủ và có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau.
    Trên thực tế, nhiều trường hợp các đơn vị là công ty con của cùng một công ty mẹ tham gia đấu thầu theo kiểu quân xanh - quân đỏ, có trường hợp các đơn vị này sở hữu cổ phần gián tiếp của nhau qua một công ty khác và qua đó có khả năng tác động để thông thầu.
    Quy định trong dự thảo cũng chưa loại trừ được nhiều trường hợp tác động khác, ví dụ vấn đề người có liên quan theo Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, dù các bên độc lập về pháp lý và tài chính, nhưng lại có khả năng tác động, ảnh hưởng hoặc chi phối các giao dịch nhất định.
    Đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng, cần quy định rõ mối quan hệ giữa các nhà thầu độc lập về tư cách pháp nhân, độc lập về tài chính trong cùng tập đoàn, tổng công ty, các đơn vị độc lập trong cùng một trường đại học, một viện nghiên cứu để tránh tình trạng thông thầu trong đấu thầu xây lắp, hoặc trong các dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản...    
Bùi Trang

Khóc Đại tướng [Từ đám tang Phan Chu Trinh đến đám tang Võ Nguyên Giáp]

Người Hà Nội đổ ra đường để tiễn đưa Đại tướng [13.10.2013].   Ảnh: internet
Người Hà Nội đổ ra đường để tiễn đưa Đại tướng [13.10.2013]. Ảnh: internet+>

 Việt Nam, thế kỷ XX có hai đám tang lớn nhất, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần, tình cảm của các tầng lớp nhân dân. Đó là đám tang hai nhà Đại ái quốc Phan chu Trinh và Hồ Chí Minh. Bước sang thế kỷ XXI, chắc chắn đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã và sẽ là đám tang lớn nhất, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hàng chục triệu đồng bào và cả đất nước của ông. Dưới chính thể này, chắc chắn không có sự lặp lại như hai đám tang Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Rất đơn giản, hai ông là bậc vĩ nhân kiến quốc và giữ nước kỳ tài không dễ gặp trong lịch sử.
Võ Nguyên Giáp là một trường hợp đặc biệt bởi ở ông hội tụ nhiều tài năng và nhân cách lớn trong một Con Người. Ông là chính khách hoạch định tương lai; Là nhà văn hóa thâu hóa được các giá trị dân tộc và  thời đại, đông và tây, quá khứ và hiện tại; Là nhà khoa học thắp lửa sáng tạo; Là  con người của các giá trị đạo đức Người nhất; Là danh tướng có lập ngôn, lập thuyết, của những chiến công làm xoay chuyển vận nước và cục diện thời đại…
Đồng bào khóc ông vì thương tiếc ông, tôn vinh ông.
Đồng bào khóc ông vì xót xa những niềm tin mà Hồ Chí Minh và ông cùng các đồng chí cùng thế hệ của ông đem lại cho họ đang ngày càng trở nên mong manh.
Đồng bào khóc ông để biểu thị họ là chủ nhân của đất nước này; Để chứng tỏ rằng nước mắt có thể là nhưng con sóng ngầm cuốn trôi đi tất cả những ác độc, rác rưởi làm phương hại đến độc lập dân tộc, tự do và nhân phẩm của  nhân dân.
Đồng bào khóc ông để những giọt nước mắt kết thành suối, thành sông cho con thuyền Việt Nam vươn ra biển cả, giữ lấy Biển Đông, Hoàng sa, Trường Sa.
Đồng bào khóc ông để thức tỉnh những ai đang bắn vào quá khứ và hiện tại.
Đám tang Phan Chu Trinh thức tỉnh quốc dân vùng lên chống thực dân, làm nền tảng tinh thần cho Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ thành công.
Đám tang Hồ Chí Minh đã biến đau thương thành hành động cách mạng, cả nước xốc tới đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thống nhất non sông.
Đám tang Võ Nguyên Giáp sẽ nối vòng tay lớn của muôn người Việt vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, giữ vững từng tấc đất, thước biển của cha ông, nâng niu tự do, nhân phẩm và hạnh phúc của mỗi con người. 

Giải pháp “cùng khai thác” ở Bãi Cỏ Rong có khả thi?

(Petrotimes) – Philippines và Trung Quốc đã phát triển một mối quan hệ đối đầu công khai trong các vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi giới quan chức cấp cao vẫn duy trì quan điểm cứng rắn thì các công ty năng lượng có liên kết với hai quốc gia lại đang tìm một giải pháp dung hòa và linh hoạt để có thể hợp tác khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp.
>> Philippines, Trung Quốc đàm phán hợp tác khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong
Một giàn khoan dầu trên Biển Đông nhìn từ Seri, Brunei
Dự án dầu khí nước sâu duy nhất của Philippin dự trù sẽ tiến vào giai đoạn thử nghiệm trước năm 2024. Nước này đang gắng hết sức để phát triển các giếng dầu khí mới ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên.

Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jericho Petilla cho hay, ông đặt nhiều hy vọng vào tiềm năng của một sự hợp tác bất ngờ giữa công ty Forum Energy có trụ sở ở Vương quốc Anh và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC). Ông hi vọng, hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại, bất chấp những tranh chấp lâu nay về chủ quyền ở khu vực Bãi Cỏ Rong giữa Manila và Bắc Kinh. Một giải pháp khác không đạt được thỏa thuận là đôi bên sẽ “không bao giờ khai thác”.
Cũng theo Bộ trưởng Năng lượng Philippines, tranh chấp lãnh thổ đã cản trở hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của nước này, nhưng Manila cần tìm cách khai thác trữ lượng dầu khí tiềm năng lớn của mình để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Cả Manila và Bắc Kinh đều cần đến năng lượng nằm bên dưới đáy biển, nhưng vấn đề là họ không thể đồng ý về cách thức chia sẻ, bởi vì nước nào cũng nhận vùng đó thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi vấn đề lớn hơn vẫn chưa được giải quyết, các công ty năng lượng có liên kết với hai quốc gia đang cố gắng tìm ra một giải pháp khác thay vì ngồi yên nhìn “đống của” bỏ không. Công ty Energy Forum là một công ty thuộc quyền sở hữu chính của Philex Petroleum có trụ sở ở Philippines, đã tìm cách lập quan hệ đối tác với CNOOC để giúp lấy được một hợp đồng khoan 2 giếng dầu khí đốt ở Bãi Cỏ Rong, phía Tây tỉnh Palawan của Philippines.

Theo bà Dương Phương, nhà nghiên cứu tại Trung tâm châu Á và Toàn cầu hóa của trường Ðại học Quốc gia Singapore, Trung Quốc và Philippines đang dựa vào các điều khoản trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cho phép các bên trong một cuộc tranh chấp có một sự sắp xếp tạm thời có liên quan đến ranh giới trên biển. Và điều khoản này sẽ không bị đụng chạm đến bởi bất cứ quyết định chung cuộc nào về việc ai sở hữu cái gì.
Tuy nhiên, bất chấp sự lạc quan của giới quản trị năng lượng Philippines về việc tìm ra một cách để đạt được một thỏa thuận, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã khẳng định rõ là bất kỳ sự hợp tác nào giữa Forum Energy và CNOOC sẽ phải theo đúng chủ trương của Philippines trong vụ tranh chấp.
Tổng thống Philippines nói: “Chúng tôi chủ trương khu vực mà Forum Energy đang thăm dò rõ ràng nằm bên trong đặc khu kinh tế của chúng tôi, do đó, bất cứ việc khai thác nào đều phải theo đúng các luật lệ của chúng tôi”.
Xem ra, việc đàm phán giữa Forum Energy và CNOOC sẽ còn kéo dài trừ phi một trong hai nước, hoặc Trung Quốc, hoặc Philippines chịu nhượng bộ với cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác, chưa nói tới chủ quyền thuộc về ai".
Minh Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét