Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Ngày 05/11/2013 -“Một phút ở Quốc hội tốn 2 triệu đồng” & CÁN CÂN QUÂN SỰ MỸ-TRUNG – MỘT “SO SÁNH TOÁN HỌC”

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

“Một phút ở Quốc hội tốn 2 triệu đồng”

 Đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị rút ngắn thời gian họp để tiết kiệm ngân sách.
quochoi-toan-canh-534da
Đại biểu đề nghị tiết kiệm ngay từ Quốc hội.
Sáng 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 12 với phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Góp ý về dự thảo này, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thẳng thắn cho rằng, có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 – 10 ngày điển hình như tại kỳ họp thứ 6 này, thay vì họp 41 ngày có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày.
“Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước bằng cách chúng ta có thể sắp xếp, bố tri thời gian một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt là trước mỗi kỳ họp chúng ta có thể phát huy quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho Quốc hội”, đại biểu Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, đối với các dự án luật được nêu ở trong các kỳ họp, hoặc những vấn đề mang tính chất không quan trọng lắm thì chúng ta có thể giao quyền mạnh hơn cho Ủy ban thường vụ Quốc hội họp vào giữa các kỳ họp Quốc hội.
“Chúng ta chỉ đưa ra Quốc hội bàn những vấn đề còn chúng ta thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc những vấn đề mang tính chất cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến quốc gia thì chúng ta có thể đưa ra Quốc hội bàn, còn những vấn đề khác chúng ta có thể giao, ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có như vậy thì chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian họp tại mỗi kỳ họp đặc biệt là kỳ họp cuối năm”, đại biểu này phân tích.
“Cách đây 1 năm trong một buổi tập huấn tôi có được nghe một chuyên gia cung cấp một thông tin rằng nếu mỗi một phút chúng ta ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu  đồng để chi cho hoạt động của chúng ta. Bình quân mỗi một kỳ họp như thế một ngày chúng ta mất khoảng 1 tỷ đồng. Một tỷ đồng nó không phải là lớn nếu chúng ta ngồi đây chúng ta đưa ra thảo luận và đi đến quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhưng 1 tỷ đồng cho một ngày họp nó rất lớn nếu chúng ta không làm được những việc đó”, ông Tuấn thẳng thắn.
Việt Nguyễn
Theo Giadinh.net
CÁN CÂN QUÂN SỰ MỸ-TRUNG – MỘT “SO SÁNH TOÁN HỌC”

“Cần đánh Mỹ thì sẽ đánh”! – Trung Quốc không ít lần nói như vậy, ít nhất cũng từ những tờ báo chính thống dẫn lại từ giới chức quân sự diều hâu nước này. Những phát biểu tương tự cho thấy Trung Quốc hẳn rất tự tin vào sức mạnh của họ. Thử so sánh vài con số xem thế nào, dựa vào bài báo của nhà phân tích người Mỹ gốc Hoa Đằng Thiệu Tuấn (Fred Teng, thuộc Tổ chức trao đổi Mỹ-Trung; thành viên Ủy ban quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung; thành viên Nhóm cố vấn tổng thống trực thuộc Viện Đông Tây)…

Xét về ngân sách quốc phòng, như đã biết, Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/7 so với Mỹ (trong thực tế, ngân sách quốc phòng Mỹ bằng tổng ngân sách của Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga, Ấn Độ và Brazil). Trung Quốc và Mỹ có diện tích đất gần như bằng nhau. Trung Quốc có 9.596.960 km2 trong khi Mỹ có 9.629.091 km2. Trung Quốc giáp giới với 14 nước mà bốn trong đó đang sở hữu vũ khí hạt nhân (Ấn Độ, Pakistan, Nga, CHDCND Triều Tiên - trừ Bình Nhưỡng, ba nước còn lại đều có ít nhiều “ân oán giang hồ” với Bắc Kinh trong quá khứ). Trong khi đó, Mỹ chỉ giáp giới với hai nước Canada và Mexico. Cả hai đều không có vũ khí hạt nhân và là đồng minh Mỹ.

Theo tính toán, quân đội Trung Quốc chi 9.534 USD để bảo vệ mỗi km2 đất; trong khi đó, Mỹ chi đến 68.936 USD. Mỹ còn được hai đại dương đóng vai trò như vùng đệm. Theo cách so sánh tương tự, người ta cũng thấy Trung Quốc, do dân số đông, chỉ có thể chi vỏn vẹn 70 USD để bảo vệ mỗi công dân so với 2.119 USD của Mỹ (gấp 30 lần). Và dù kinh tế Trung Quốc đang được đánh giá như một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là anh lùn khi so với Mỹ. Kinh tế Mỹ có giá trị 14,6 ngàn tỉ USD/năm trong khi Trung Quốc là 5,75 ngàn tỉ USD. Do có nền kinh tế lớn gấp ba Trung Quốc nên Mỹ chi đến 4,7% GDP cho ngân sách quốc phòng trong khi Trung Quốc chỉ có thể chi 1,4% GDP.

Nói về quân đội, Trung Quốc có 2.285.000 quân tại ngũ so với con số khiêm tốn hơn 1.580.255 của Mỹ. Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề ở góc độ dân số, mỗi người lính Trung Quốc phải bảo vệ cho 585 công dân trong khi mỗi lính Mỹ bảo vệ 198 công dân. Trung Quốc chi trung bình 40.043 USD cho mỗi người lính trong khi con số đó của Mỹ là 420.058 USD (gấp 10 lần). Do Trung Quốc có quân đội đông nên chi phí để nuôi quân cũng tốn kém hơn. Nếu tiêu chuẩn quân lương của Trung Quốc được cải thiện hơn mức hiện nay, tức được nâng lên khoảng 5 USD/lính/ngày, thì chỉ riêng tiền ăn cũng đã tốn 4 tỉ USD/năm – chiếm gần 4,5% ngân sách quốc phòng!

Trong thực tế, quân đội Trung Quốc còn chưa so nổi với quân đội Đài Loan - nếu theo phép so sánh như trên. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Đài Loan khoảng 10,5 tỉ USD nhưng Đài Loan có một diện tích đất khiêm tốn là 35.980 km2, dân số 22 triệu, nền kinh tế 736 tỉ USD và một đội quân tại ngũ 290.000 người. Điều đó có nghĩa Đài Loan chi 291.828 USD để bảo vệ mỗi km2, cao hơn nhiều con số 9.534 USD/km2 của Trung Quốc và thậm chí cao hơn Mỹ (68.936 USD/km2). Đài Loan chi 458 USD để bảo vệ mỗi công dân, gấp 6,5 lần so với vỏn vẹn 70 USD của Trung Quốc. Với nền kinh tế trị giá 736 tỉ USD, Đài Loan chi 2,5% GDP cho quốc phòng, khoảng gấp đôi so với tỉ lệ 1,4% GDP của Trung Quốc. Đài Loan chi trung bình 36.206 USD cho mỗi người lính (thấp hơn Trung Quốc một chút) nhưng mỗi người lính Đài Loan chỉ phải bảo vệ cho mỗi 70 công dân. Dù thế nào, nếu xảy ra chiến tranh, Đài Loan, cách vỏn vẹn 130 km, không thể địch lại Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ Trung Quốc có mạo hiểm đánh Đài Loan hay không…

Đó là nói sơ thế thôi. Xét vấn đề kỹ hơn, càng thấy rõ thế cục và cán cân nghiêng về bên nào. Chỉ nói riêng về đồng minh, Mỹ đang có những đồng minh cực mạnh về quân sự (Nhật, Úc, Singapore); trong khi đó, toàn bộ khu vực Đông Nam Á, gần như tất cả “đồng minh” của Trung Quốc đều chỉ là những quốc gia có quan hệ với Bắc Kinh ở lĩnh vực thuần túy kinh tế hơn là đối tác quân sự chiến lược. Nếu xảy ra chiến tranh, những quốc gia này, hôm qua còn tay bắt mặt mừng “anh anh tui tui”, hôm nay sẽ nhanh chóng làm mặt vờ lỉnh đi nơi khác để khỏi dây vào cho rách việc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét