Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Ngày 05/11/2013 - Hành xử của an ninh và phản ứng của người dân

  • Pháp : Nguy cơ sa lầy tại Mali (RFI) - Chiều thứ Bảy 02/11/2013, hai nhà báo của Đài phát thanh quốc tế Pháp-RFI, Ghislaine Dupont và Claude Verlon, đã bị bắt cóc và bị sát hại tại miền bắc Mali. Sự việc này tiếp tục là để tài nóng trên các báo Pháp hôm nay.
  • Ai Cập : Cựu tổng thống Morsi ra tòa (RFI) - Bốn tháng sau khi bị quân đội Ai Cập truất phế, hôm nay, 04/11/2013, cựu Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi bị đưa ra xử với tội danh << xúi giục giết ...
  • Người cõi trên (VOA) - ...những người có mạng “song ngư” (pisces) như tôi thường chỉ biết mơ tưởng, suy nghĩ vẫn vơ, không thực tế
  • CHDC Congo muốn chấm dứt nổi dậy (VOA) - Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết lời kêu gọi đình chiến của phiến quân M23 chưa đủ, và đang đòi nhóm này chấm dứt nổi loạn
  • BBC giảng dạy báo chí cho Myanmar (BBC) - Phóng viên Bill Hayton của BBC từng làm việc tại Hà Nội đang dạy phóng viên truyền hình và phát thanh nhà nước Miến Điện làm tin thời sự.
  • ‘Không khoan hồng’ Edward Snowden (BBC) - Các nghị sỹ Mỹ bác bất cứ hình thức khoan hồng nào cho Snowden, người tiết lộ về chương trình do thám của Mỹ.
  • Trung Quốc e ngại "Cơn lốc" trên tàu ngầm Kilo 636M của VN? (BaoMoi) - Shkval VA-111 (tiếng Nga: шквал – nghĩa là cơn lốc) là một loại ngư lôi cực kì nguy hiểm và đặc biệt của Hải quân Liên bang Nga. Sắp tới, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có thể được biên chế biến thể xuất khẩu Shkval 2E. Shkval E có thể giúp Việt Nam thay đổi cục diện ở biển Đông.
  • Cựu Phó Tư lệnh QK Nam Kinh: Chính phủ Nhật Bản hãy chuẩn bị tâm lý! (BaoMoi) - (GDVN) - "Theo nguyên tắc đối đẳng, Trung Quốc sẽ bắn hạ các máy bay Nhật Bản bay qua không phận Điếu Ngư (Senkaku) nên là giới hạn phản ứng cuối cùng, chính phủ Shinzo Abe hãy chuẩn bị tâm lý. Thủ đoạn phản kích của Nhật Bản có nhiều tầng nấc, Nhật Bản đừng đánh giá thấp Trung Quốc, cũng đừng phán đoán nhầm", cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh nói.
  • Gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc mua dây tự trói mình (BaoMoi) - Tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết, những hành động ngày càng quá đáng của Trung Quốc theo kiểu chủ nghĩa thực dân cũ, vô hình trung đã thúc đẩy mối quan hệ giữa Philippines với Mỹ và Nhật Bản ngày càng thêm khăng khít.
  • Indonesia với cuộc chơi ‘giữ thăng bằng’ trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo nhận định của các học giả Hội đồng Hợp tác An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức ở Úc, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Indonesia đang có xu hướng hợp tác quốc phòng ngày càng chặt chẽ với Hoa Kỳ như là một chiến thuật mới trong bối cảnh cán cân quyền lực ở Đông Nam Á đang có những biến chuyển mạnh mẽ.
  • PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD (BaoMoi) - Kết quả trên rất có ý nghĩa trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác triển khai các hoạt động dầu khí trên biển Đông rất đúng kế hoạch. Các chỉ tiêu về tài chính của PVN đều đạt và vượt mức kế hoạch, hiệu quả sinh lời vốn của PVN duy trì ở mức cao; đề án tái cấu trúc doanh nghiệp đảm bảo tiến độ; công tác an toàn môi trường trên các công trình dầu khí được đảm bảo; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện nghiêm túc, công tác an sinh xã hội được triển khai theo đúng cam kết; hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn đều giữ được nhịp độ SXKD tốt và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ.
  • Vì sao Hải quân TQ muốn xây pháo đài quanh Biển Đông? (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Dù vừa khoa trương lần đầu về hạm đội tàu ngầm hùng hậu, nhưng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chỉ có thể vùng vẫy ở Biển Đông để thực hiện chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất”.
  • Mỹ không can dự vào tranh chấp biển đảo Trung - Nhật (BaoMoi) - (TNO) Người phát ngôn Jeff Pool của Lầu Năm Góc (Mỹ) từng tuyên bố rằng Mỹ không có bất kỳ kế hoạch hợp tác nào với Nhật Bản để chống lại Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư.
  • Mỹ phủ nhận sẽ giúp Nhật “đả” Trung Quốc ở Senkaku (BaoMoi) - ANTĐ - Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố, báo giới Nhật đưa tin về việc Mỹ-Nhật đã ấn định kế hoạch phòng vệ chung trên đảo Senkaku/Điếu Ngư là "không chính xác", đồng thời tái khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường về vấn đề này.
  • Hệ thống cảnh báo sóng thần đang đình trệ (BaoMoi) - Ông Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Cảnh báo động đất và sóng thần (Viện Vật lý địa cầu Việt Nam) lo ngại Việt Nam khó có khả năng ứng phó với sóng thần, nếu có.

Hành xử của an ninh và phản ứng của người dân


An ninh làm hàng rào ngăn chặn người dân đến dự phiên xử LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 tại Hà Nội. (AFP photo)

Một số người tại Việt Nam do có những hành động yêu nước công khai cũng như dám đứng ra giúp đỡ, bênh vực cho những người dân oan khiếu kiện đã bị đánh đập, sách nhiễu một cách vô cớ. 

Bị đánh do hành động yêu nước

Phiên xử án facebooker Đinh Nhật Uy hồi ngày 29 tháng 10 vừa qua thu hút sự chú ý của những người quan tâm. Lý do theo những người này anh Đinh Nhật Uy không làm gì vi phạm pháp luật, thậm chí hành động của anh này còn chứng tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc gây hấn xâm lấn Việt Nam, cũng như tệ nạn tham nhũng gây hại cho quốc gia...

Trong số những thanh niên trẻ về Long An từ đêm hôm trước để dự phiên xử , có anh Peter Bùi đã bị lực lượng chức năng bắt lên xe và đánh khi anh này hô các khẩu hiệu đòi công lý, tự do và chống bất công xã hội tại Việt Nam. Anh này kể lại sự việc đó:

"Sau khi bị nhốt lên xe, tôi mở cửa sổ thò đầu ra để hô tiếp những câu khẩu hiệu, do lúc đó xe đang đứng ở ngã tư có rất nhiều người xung quanh. Tôi hô ‘Tự do cho Đinh Nhật Uy, tự do cho những người yêu nước, tự do cho dân tộc Việt Nam. Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam. Có một viên an ninh đang cầm máy quay tiến lại đấm tôi  một cái vào mặt. Tôi rất đau vì lúc đó ở trên xe, mọi người giữ phía sau tôi lại, tôi chỉ chồm được một đầu ra thôi. Choáng quá tôi lấy tay che mặt, thì người đó đánh tôi thêm một cái vào mang tai bên kia nữa."

Họ sợ bên ngoài nhìn thấy nên cùm chân chúng tôi và kéo lên tầng trên tra tấn chúng tôi, xích tay đánh. Kết quả tôi bị gãy 3 xương sườn, anh Lê Thiện Nhân bị đánh đến sưng hết cả đầu, cả mặt.
- Ông Trương Văn Dũng
Ông Lưu Trọng Kiệt, một người từ Sài Gòn về Long An dự phiên tòa xử Đinh Nhật Uy cũng bị đánh một cách vô vớ như lời kể của ông này:


"Hôm đó trên facebook có thông báo về cuộc xử một blogger ở dưới Tòa án Long An, một vụ xử công khai. Nghe nói vụ xử công khai tôi cũng xuống để xem phiên xử công khai một blogger đầu tiên dính vào điều 258. Tôi xuống không thấy dân đâu mà thấy toàn công an, an ninh với dân phòng. Tôi lấy máy ra tính chụp hình thì mấy ông an ninh mặc đồ dân sự ‘bay’ lại bẻ tay, giật máy và đánh tôi. Họ đánh mấy phút rồi khiêng lên xe Jeep đưa về Phường 7, ở đó họ đánh tôi một trận nữa." 

Bị sách nhiễu do công khai chống ngoại bang xâm lược


Đôi vợ chồng Paulo Thành Nguyễn - Trịnh Kim Tiến, người có cha bị công an đánh chết, luôn bị địa phương sách nhiễu. Cả hai người này là thành phần từng tích cực tham gia các hoạt động yêu nước như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam, kêu gọi tẩy chay những hàng hóa độc hại của Trung Quốc cũng như lên tiếng cho công lý, hòa bình tại Việt Nam. Họ thường xuyên bị sách nhiễu bằng những hành vi theo dõi, ném sơn vào nhà và gần đây là áp lực chủ nhà không cho họ thuê trọ.

Anh Paulo Thành Nguyễn cho biết:


"Việc ném sơn đến bây giờ vẫn không biết được ai làm, mặc dù mình đã đưa tất cả thông tin camera quay nhưng vẫn chưa biết ai làm. Còn việc mới đây nhất phải chuyển nhà có tác động của địa phương, công an địa phương. Người ta làm khó chủ nhà đủ mọi chuyện. Thật ra khi hỏi họ về quyền tạm trú thì họ không nói đến điều đó mà cứ vòng vo rằng không cấm ở mà có cái này, cái kia chưa được. Họ áp lực chủ nhà bắt mình phải dọn đi. Chủ nhà có công ty nên công an ‘hù’ nếu mình ở đó họ sẽ kiểm tra công ty... nên chủ nhà cũng lo sợ. 


Công an còn lui tới chụp hình tại căn nhà nơi chúng tôi đang ở. Họ cũng đến đánh tiếng hỏi bảo vệ đã dọn đi chưa khiến cho những người đang ở đó hoang mang, không biết chúng tôi thuộc thành phần nào mà ‘rắc rối’ như vậy. Chủ nhà sợ nên bắt buộc phải dọn ngay trong đêm không được ở thêm tiếng nào!"

Bị đánh đến thương tật do giúp dân oan


Một trường hợp bị đánh đến bị thương nhiều lần và lần gần nhất gãy xương sườn ngay tại đồn Công an Thụy Khuê hồi tối ngày 25 tháng 10 vừa qua là ông Trương Văn Dũng khi ông này cùng một số người khác đến hỏi về những tài sản giúp cho bà con H’mong xuống Hà Nội khiếu kiện và bị lực lượng chức năng bắt đưa về lại địa phương.

Trong khi đang phải dưỡng thương tại nhà, ông Trương Văn Dũng kể lại sự việc như sau:


"Chuyện ở công an Thụy Khuê, theo tôi nghĩ đầu tiên cũng không có gì. Hồi ngày 23 tháng 10 rạng ngày 24, lúc 11 giờ đêm tôi nghe điện thoại báo của bà con và tôi đến thì thấy họ đã bắt hết bà con đưa lên xe về Ngô Thì Nhậm. Sau đó tôi tìm hiểu về số chiếu cá nhân mà bà con giúp gần 100 chiếc, với thông tin nhận được là số chiếu này bị đưa về công an phường Thụy Khuê. 

000_Hkg9055046-250.jpg
Một nữ tu Phật giáo yêu cầu trả tự do cho LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 trước TAND Hà Nội. AFP photo

Khoảng 3:30 chiều ngày 25 tôi cùng anh Lê Thiện Nhân cùng hai chị dân oan đến Công an phường Thụy Khuê. Đến đó, anh Lê Thiện Nhân vào trước hỏi xin lại số đồ mua để giúp cho bà con H’mông. (Công an) họ trả lời rất xấc láo ‘Ở đây không thu!’. Nghe câu trả lời như thế chúng tôi rất khó chịu, nhưng anh Lê Thiện Nhân vẫn nhẫn nại hỏi ‘Thế các anh có biết ở đâu thu không?’. Họ trả lời ‘Không biết, tự đi mà tìm’. Họ trả lời thế, chúng tôi cũng không nói câu gì thêm.

Tôi thấy bức xúc quá, nên lấy máy ảnh ra quay chụp những lời nói, hành động xấc xược vì chúng tôi đáng tuổi cha, chú các anh ấy mà trả lời những câu như thế. Tôi lấy máy ảnh ra thì họ lao vào cướp máy ảnh bảo rằng ‘Ở đây không được quay phim, chụp ảnh’. Lời qua tiếng lại, họ lôi vào chúng tôi vào đồn, chúng tôi phản đối nên họ đánh chúng tôi. Sau đó họ cùm tôi với anh Lê Thiện Nhân lại. Họ sợ bên ngoài nhìn thấy nên cùm chân chúng tôi và kéo lên tầng trên tra tấn chúng tôi, xích tay đánh. Kết quả tôi bị gãy 3 xương sườn, anh Lê Thiện Nhân bị đánh đến sưng hết cả đầu, cả mặt."


Vào sáng ngày 4 tháng 10, chúng tôi gọi điện đến số của ông trưởng công an phường Thụy Khuê để hỏi thông tin mà ông Trương Văn Dũng vừa trình bày, thì sau một lúc máy reo, khi người trả lời được hỏi có phải ông Thi, trưởng Công an phường Thụy Khuê Hà Nội hay không, thì được trả lời là nhầm số.

Khiếu nại

Ông Lưu Trọng Kiệt, người bị lực lượng chức năng tại thành phố Tân An, tỉnh Long An đánh đến rạn xương má hồi ngày 29 tháng 10 vừa qua cho biết khi bình phục ông sẽ có đơn khiếu nại về việc đánh ông một cách vô cớ trên đường, cũng như tại Công an Phường 7, thị xã Tân An khi lực lượng chức năng đưa ông về đó:

"Tôi đang xin giấy chứng thương để kiện chính quyền dưới đó."

Ông Trương Văn Dũng, người bị công an tại phường Thụy Khuê, thành phố Hà Nội đánh gãy ba xương sườn hồi ngày 25 tháng 10, lại cho biết việc khiếu kiện cơ quan này cũng mất công vì từ lâu ông từng chứng kiến bao cảnh người dân khiếu kiện rơi vào tỉnh cảnh ‘con kiến mà kiện củ khoai’. Ông nói:
Tôi luôn nghĩ những việc mình làm và quan điểm mình sống là cách sống của mình rồi, mình không thể nào từ chối cách sống của mình được.
- Anh Paulo Thành Nguyễn
"Lần trước chúng tôi đưa hình ảnh lên truyền thông để tố cáo hành vi của họ. Tôi nghĩ trường hợp của tôi cũng như hằng bao nhiêu người dân khác họ; khiếu nại không ăn nhằm gì với họ. Kể cả đánh chết trong đồn công an mà họ phủi tay. Họ chối hết, chẳng làm gì được họ. Chính quyền của họ là một hết!"

Anh Paulo Thành Nguyễn cũng chỉ ra hình thức làm việc thiếu minh bạch của cơ quan chức năng khiến cho việc khiếu kiện họ không dễ dàng gì:

"Thực ra khiếu kiện cũng khó vì hành động họ làm đều lén lút và bằng miệng nên khi mình kiện không có cơ sở; thậm chí họ còn kiện lại mình. Khi hỏi họ chối, thoái thác. Mình chỉ cho họ biết dù họ làm gì mình vẫn sống. Đến lúc họ thấy không làm gì được  mình thì họ cũng xấu hổ về những hành động của họ."

Ông Lưu Trọng Kiệt thì cho rằng dù không tin đơn kiện của ông được giải quyết, nhưng bản thân ông phải làm thế để chứng tỏ cho chính quyền biết là người dân không còn sợ sệt trước những hành xử phi pháp, vô cớ của cơ quan chức năng; đồng thời kêu gọi người khác phải vượt qua nỗi sợ hãi trong họ lâu nay:


"Tôi không tin họ giải quyết, nhưng tôi vẫn phải làm đơn khiếu kiện để báo động cho họ biết nếu nhà cầm quyền làm sai dân có thể khiếu kiện. Mình phải làm cho người dân vượt qua nổi sợ hãi. Đa số dân Việt Nam chưa vượt qua sợ hãi, nhưng mình và ai đó làm thì người ta bắt chước làm theo. Hy vọng từ từ họ hiểu và vượt qua nỗi sợ hãi đó. Qua trang mạng như Dân Làm Báo, tôi biết và thấy được nhà cầm quyền đánh dân vô cớ. Có nhiều chuyện mà không thể nói về nhà cầm quyền này."

Không khuất phục
000_Hkg8650243-250.jpg
An ninh mặc thường phục đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 02/6/2013. AFP photo

Anh Paulo Thành Nguyễn cũng cho biết các biện pháp mà chính quyền liên tục thực hiện đối với hai vợ chồng anh không thể nào buộc bản thân anh này phải thay đổi những việc làm lâu nay mà họ cho là đúng. Anh nói:

"Tôi luôn nghĩ những việc mình làm và quan điểm mình sống là cách sống của mình rồi, mình không thể nào từ chối cách sống của mình được. Dù xảy ra chuyện gì và  họ có sách nhiễu ở mức độ cao hơn nữa, tôi thấy vẫn bình thường. Khi mình đã xác nhận cuộc sống của mình là sống cho sự thật và sống cho đúng lương tâm của mình, thì hình thức xấu nhất tôi cũng đã nghĩ tới, nên vấn đề sách nhiễu đối với tôi là bình thường, và có trả giá theo cách sống của mình thôi! Nhưng trong mọi hoàn cảnh tôi thấy rất bình an vì lương tâm mình rất ‘nhẹ’. Họ có làm gì mình cũng thấy bình thường.


Hôm tối dọn nhà, thực tế chẳng không ai biết, nhưng có 4-5 an ninh mật vụ theo rất sát, từ chiều đến tối luôn. Họ xem làm gì, khi ra ngoài họ hỏi dọn đi chưa. Đến 12 giờ dọn xong họ vẫn theo sát; tôi đến nói chuyện với họ theo từ sáng đến giờ có mệt không. Tôi hỏi họ đang học hay đã ra trường. Họ nói làm bên thành phố và trẻ nên mới có thể theo tôi."
Tôi không tin họ giải quyết, nhưng tôi vẫn phải làm đơn khiếu kiện để báo động cho họ biết nếu nhà cầm quyền làm sai dân có thể khiếu kiện. Mình phải làm cho người dân vượt qua nỗi sợ hãi.
- Ông Lưu Trọng Kiệt
Ông Trương Văn Dũng cho biết dù bị đánh đập đến thương tích qua những lần đi giúp dân oan hay tham dự phiên xử như xử ông Đoàn Văn Vươn, nhưng ông lại được nhiều người thậm chí không quen biết chia xẻ, giúp đỡ, động viên. Ông cho biết:

"Nói thật đợt vừa rồi tôi bị hao tổn về sức khỏe, nhưng tinh thần vui và ấm lòng vì anh em, bạn bè đến hỏi thăm, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất. Nhiều bà con Việt Kiều hải ngoại không biết mặt, biết tên nhưng họ lên mạng biết đến tôi cũng đã điện thoại, chia xẻ gửi quà cho tôi. Những điều đó khiến tôi vui, hạnh phúc vì mọi người nghĩ đến tôi. Trong thâm tâm tôi nghĩ phải làm sao làm những điều tốt hơn trước đây đã làm. Những người nghĩ đến tôi mà tôi chưa hề biết họ, cũng như giúp họ; câu nói của họ làm cho tinh thần tôi được nâng lên một bước là ‘dù ở hoàn cảnh nào, hằng ngày chúng tôi cũng theo dõi từng bước chân của các anh chị, và không để các anh chị đơn độc’. Câu nói đó làm tôi rất cảm kích và rất xúc động."


Những trường hợp được nêu ra mà quí thính giả vừa nghe không phải là cá biệt tại Việt Nam, rất nhiều người phải gánh chịu các hành xử vô lý, bất công từ phía cơ quan chức năng chỉ vì họ là những người yêu nước chân chính, những tiếng nói chống lại cường quyền, bất công và vì công lý, công bằng, sự thật cho tất cả đồng bào của họ.

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-11-04

Bi kịch của ông hoàng tự phong Đàm Vĩnh Hưng

Rất nhiều độc giả đã kêu gọi tẩy chay những thói xấu của showbiz sau một loạt scandal ứng xử của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Độc giả Lã Oanh bức xúc: "Chuyện ca sĩ gây sốc bằng những trò scandal không lạ, nhất là với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Từ chuyện hỗn hào với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tới việc lố bịch tại đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng sự việc giả làm bác sĩ Cát Tường trong buộc tiệc Halloween vừa qua đã vượt quá sức chịu đựng và sự tha thứ của mọi người. Bởi nó không còn là sự ấu trĩ trong cách hành xử, kém cỏi về trí tuệ, ngông nghênh kiểu trẻ con mà hơn thế, nó còn là cách hành xử của một người không có lý trí hay không làm chủ được lý trí".
Đồng quan điểm, độc giả Đặng Ngọc Toàn cho rằng: "Theo tôi, chẳng có gì biện hộ cho những hành vi, phát ngôn của Đàm Vĩnh Hưng. Ngoài giọng ca lạ lẫm của ca sỹ này, anh ta không có những thứ mà người tử tế cần phải có nên mới hành xử và phát ngôn như anh ta đã và chắc chắn sẽ còn tiếp tục làm".

Đàm Vĩnh Hưng, trò lố, bác sĩ Cát Tường, rác rưởi

"Tôi sinh năm 1970, tôi chẳng bao giờ nghe Đàm Vĩnh Hưng hát, tôi thấy cuộc sống tinh thần của tôi vẫn không sao vì còn nhiều điều khác hay hơn Đàm Vĩnh Hưng hát. Nhưng sự việc cười cợt trên nỗi đau của người khác thì thật trơ trẽn, hay anh này thấy cả xã hội đang dồn hết chú ý vào việc đã tìm ra xác của nạn nhân xấu số chưa nên ghen, muốn giở chiêu trò để thu hút dư luận. Nếu mà PR kiểu này thì thật bi kịch", độc giả Tú Bùi Thanh bức xúc.
Độc giả Minh Anh nêu quan điểm: "Nhạc Đàm cũng khá hay. Với xuất phát điểm như thế mà Đàm vươn lên vị trí như bây giờ thì cũng không phủ nhận tài năng của anh ta. Nhưng cái gì cũng có lý của nó. Có thể chẳng cần biết chữ vẫn có thể thành tỷ phú, nhưng ý nghĩa lớn nhất của giáo dục là xây dựng nhân cách con người. Và đó là điều Đàm Vĩnh Hưng mãi vẫn không có được dù rằng rất nhiều scandal ứng xử của anh ta bị báo chí và dư luận lên án".
Độc giả Nguyễn Văn Đông lại cho rằng: "Sau nhiều năm ca hát, Đàm Vĩnh Hưng hết sức, sắp lụi tàn nên đành ngậm đắng nuốt cay bày trò lố lăng để được người đời nhắc đến ấy mà! Tuy nhiều năm ca hát nhưng chẳng có bài nào "sống" được trong lòng công chúng. Nếu còn một chút tự trọng thì Hưng dừng lại vẫn còn kịp đấy!"
"Chả hiểu tại sao cái nhà anh này vẫn được nhiều người ái mộ và nhiều tổ chức uy tín mời làm giám khảo này nọ nữa? Cũng phải xem lại cách đánh giá và cái nhìn về đạo đức con người của các tổ chức này? Cứ lăng xê một người không ra gì về đạo đức như thế chỉ làm tổn hại bao nhiêu công sức giáo dục thế hệ trẻ", độc giả Bình Minh lên án.
Sau hàng loạt những tranh luận, hàng nghìn comment gửi về, độc giả Thu Huong đã chốt lại: "Đã đến lúc người hâm mộ nên tẩy chay những thứ rác rưỡi của làng nghệ thuật! Đàm Vĩnh Hưng đã không những không tôn trọng mọi người chúng ta mà ngay cả người đã khuất cũng bị Đàm làm nhục! Cầu mong hương hồn chị H. thanh thản!
Xuất phát từ tham vọng thích nổi tiếng nên Đàm vĩnh Hưng luôn tìm mọi cách bày trò. Tất cả các chiêu trò của cậu ta có một điểm chung là thiếu văn hóa, phô trương luôn gây tác động tiêu cực cho xã hội. Ngay bản thân cậu ta cũng mất cân đối về nhu cầu và năng lực. Đó chính là bi kịch của ông hoàng tự phong Đàm Vĩnh Hưng".
H.K (tổng hợp)
(VNN)

Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống tham ô

Một người đi khiếu kiện, đứng bên cạnh chiếc xe máy mang biểu ngữ "Tôi muốn gặp các vị trong Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương", trên một phố ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, ngày 04/11/2013
Một người đi khiếu kiện, đứng bên cạnh chiếc xe máy mang biểu ngữ "Tôi muốn gặp các vị trong Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương", trên một phố ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, ngày 04/11/2013 (REUTERS/Wong Campion)

Tú Anh (RFI)

Được phát động từ sáu tháng nay, chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc được mở rộng thêm sáu tỉnh. Hai cơ quan nhà nước là Tân Hoa xã và Bộ Thương mại cũng sắp bị chiếu cố.

Theo Reuters, Ban kiểm tra trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo đã gửi cán bộ thanh tra đến 6 tỉnh mà đặc biệt là Quảng Đông, Sơn Tây và Vân Nam sau đợt một khởi động hồi tháng Năm 2013.

Cũng trong đợt hai này, Bộ Tài nguyên Môi trường và Tổng công ty khai thác đập thủy điện Tam Hiệp cũng bị khám xét.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ khi lên cầm quyền vào tháng Ba năm nay đã ấn định mục tiêu phải « tận diệt tham ô » mà ông gọi là mối đe dọa làm sụp đổ đảng Cộng sản và sẽ đánh từ cấp nhỏ cho đến cấp lớn.

Chính quyền Trung Quốc loan báo là đã bắt giam trong đợt một nhiều quan chức cao cấp, trong đó nhiều người nguyên là cán bộ lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroChina.

Chiến dịch điều tra tham nhũng đợt đầu liên quan đến 5 chính quyền tỉnh trong đó Quý Châu, Giang Tây và Nội Mông cùng 5 cơ quan nhà nước và xí nghiệp quốc doanh.

Theo giáo sư Vương Ngọc Hoa, chuyên gia về nạn tham ô tại Trung Quốc , giáo sư đại học Pennsyvania, Hoa Kỳ thì đợt bài trừ tham nhũng thứ hai này sẽ nghiêm khắc hơn đợt một và ông Vương Kỳ Sơn, Chủ nhiệm Ban kiểm tra kỷ luật trung ương đã nhận được « sự ủng hộ » của các ủy viên khác trong Bộ Chính trị.

Còn theo Reuters, đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ cho biết thông tin về kết quả chống tham nhũng mặc dù Ủy ban kiểm tra trung ương thường xuyên loan tải trên mạng điện tử những vụ điều tra liên quan đến cán bộ cấp thấp.


 Bản tin tiếng Anh

  • Reform roadmap (Washington Post) - Ahead of the Communist Party's much awaited plenum that begins on Nov 9, expectations are high that the meeting will provide the future reform agenda for China and clear the decks for sustainable, balanced development. As the 200 members and 170 alternate members of the Party's Central Committee get ready to meet in Beijing to discuss among other things China's economic blueprint, experts agree that reforms will undoubtedly be the main point of discussions.
  • Home prices still rising in major cities (Washington Post) - Some top-tier cities are likely to miss targets set at the beginning of the year to stabilize home prices, as prices in China's 100 major cities continued to rise in October, a survey showed on Friday.
  • BlackBerry ripe for takeover by Lenovo (Washington Post) - Lenovo Group Ltd will "actively consider" acquisitions in the mobile consumer electronics industry, said chairman and chief executive officer of Lenovo.
  • China, US 'ready to engage' on TPP talks (Washington Post) - China and the US strongly intend to engage each other in Trans-Pacific Partnership, a "high-standard" trade agreement involving the US and other countries including Japan and Australia, according to insiders close to both governments.
  • Hainan Airlines reaches out across Canada (Washington Post) - When Mi Bo, the general manager of Hainan Airlines in Toronto, shows off his model of the red-tailed Boeing B787 with the upturned wingtips, it looks like a graceful eagle soaring into the sky.
  • Two firms to debut in US at higher prices (Washington Post) - Two Chinese Internet companies lifted their initial public offering price range on Thursday, hours ahead of their debut on the United States stock market.
  • No clear rules for family trusts: UBS (Washington Post) - Setting up a family trust using wealth management services on the Chinese mainland is still not an option, as existing laws don't have clear rules to protect the interests of clients, said a senior official at UBS Securities Co Ltd.
  • Growing up with style (Washington Post) - Children's fashion does not only belong to the cute Harper Seven Beckham in Great Britain, or Hong Kong baby celebrities like Lucas and Quintus Tse. Children in Chinese mainland are also dressing to impress with chic styles.
  • On the great divide (Washington Post) - The very name itself conjures up exotic images of veiled belly dancers, whirling dervishes, blue waters and flashes from Indiana Jones and The Raiders of the Lost Ark. In reality, Istanbul is a vibrant city that straddles cultures and continents.
  • Vietnamese street food goes Soho (Washington Post) - Inspired by the street food of Hanoi, chef Peter Franklin has opened Chom Chom Bia Hoi and Eatery in a cozy location on Peel Street in Soho.
  • Legacy of tea traders (Washington Post) - When you hear that a hotel's newest property in China embraces a theme of the ancient Tea Horse Caravan Trail, you might conjure a mental picture that's rather rustic: traders hauling Yunnan tea to Tibet to exchange for sturdy farm horses.
  • History under a new light (Washington Post) - A trilogy of historical drama presents situations seemingly remote from our daily lives but with haunting resonance.
  • Premier Li seeks point of balance (Washington Post) - Premier Li said China must keep up a reasonable and considerable rate of growth, although it is unrealistic to expect the near double-digit growth rate.
  • Fresh new ideas urged on Taiwan issue (Washington Post) - Around 300 people, including Chinese officials, scholars and advocates worldwide for peaceful reunification of China, put their heads together during a two-day summit brainstorming how to construct a breakthrough in the current Cross-Straits relationship between Beijing and Taipei.
  • China in the changing world (Washington Post) - Good evening! First, on behalf of the Chinese government, I wish to extend a sincere welcome to all the distinguished guests and friends coming from afar. Let me also express warm congratulations on the opening of the 21st Century Council Conference in Beijing.
  • Li makes plea on reform (Washington Post) - Premier Li urged local authorities on Friday to follow the central government's lead in reforming government functions — to allow the market to have a bigger say, and provide a better service for the public.
  • New Chinese dream in traditional ink (Washington Post) - What's the first thing that comes to mind when someone mentions Chinese culture? Kung fu? Delicious food? The Great Wall? Well, whatever it is, ink painting should be right up there.
  • Chinese cities victim of US spying scheme (Washington Post) - China will beef up its security following a report that the massive US NSA surveillance of world leaders and civilians has spread into major Chinese cities.
  • Chinese Foreign Minister visits Paris (Washington Post) - China and France should strengthen high-level exchanges to enhance mutual trust and deepen strategic cooperation on both bilateral and international issues, Chinese Foreign Minister Wang Yi said on Wednesday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét