Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Ngày 04/11/2013 - Từ tinh thần Trung Hoa tới chủ nghĩa bá quyền

  • Ấn Độ chuẩn bị phóng vệ tinh Sao Hỏa ‘low cost’ (RFI) - Ấn Độ vào hôm nay, 03/11/2013, đã khởi động tiến trình đếm ngược cho một chương trình không gian đầy tham vọng : Đưa một vệ tinh đến Sao Hỏa, mà theo dự kiến sẽ được phóng lên vào ngày thú Ba 05/11. Vệ tinh Mars Orbiter - nặng 1,3 tấn - sẽ được một hỏa tiễn 350 tấn phóng đi từ căn cứ Sriharicota, vịnh Bengal.
  • Ghislaine Dupont, Claude Verlon : Những nhà báo hết mình vì nghề nghiệp (RFI) - Tin hai phóng viên của RFI Ghislaine Dupont et Claude Verlon bị bắt cóc và sát hại ngày 2/11/2013 trong chuyến công tác đặc biệt tại Kidal, phía bắc Mali đã gây xúc động mạnh trong giới báo chí Pháp cũng như các đồng nghiệp tại RFI. Ghislaine Dupont và Claude Verlon là những phóng viên rất dày dạn kinh nghiệm ở các điểm nóng. Họ rất hiểu Châu Phi, yêu mến vùng đất này và trên hết, họ là những nhà báo đầy nhiệt huyết, không ngại nguy hiểm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp thông tin.
  • Tin tặc Philippines tham gia chống tham nhũng (RFI) - Đồng loạt năm trang mạng kể cả WebSite “Ombudsman” chống tham nhũng của chính phủ Philippines bị tin tặc xâm nhập. Nhóm tin tặc tự xưng là “Anonymous Philippines” kêu gọi dân chúng xuống đường chống tình trạng tham ô tại quốc gia Đông Nam Á có nền dân chủ non trẻ này.
  • Malaysia phản đối Mỹ và Úc do thám (BBC) - Malaysia triệu lãnh đạo ngoại giao Mỹ, Úc ở Kuala Lumpur để phản đối về vụ Mỹ, Úc bị cáo buộc 'do thám' ở châu Á, theo giới chức.
  • TQ nổ nhà máy pháo hoa, 11 người chết (BBC) - Vụ nổ ở một nhà máy sản xuất pháo hoa tại Quảng Tây, Trung Quốc làm ít nhất 11 người chết, 17 người bị thương, theo truyền thông nhà nước.
  • Sức mạnh “Hố đen đại dương” của Việt Nam (BaoMoi) - Chiếc tàu ngầm đâù tiên do Nga sản xuất được Hải quân Mỹ đặt biệt danh "Hố đen đại dương”, bơỉ gần như không thể bị phát hiện khi lặn sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào ngày 7-11. Thông tin trên thu hút nhiêù bình luận và phân tích của truyền thông quốc tế.
  • Bộ đôi sát thủ uy hiếp tàu ngầm TQ ở biển Đông (BaoMoi) - Hai loại ngư lôi White Shark và Black Shark trang bị trên tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia và tàu ngầm Type 209/1300, Chang Bogo của Hải quân Indonesia được đánh giá là môí đe dọa lớn vơí tàu ngầm Trung Quốc ở biển Đông.
  • "Mỹ không can dự, TQ có thể đánh bại các nước ở Biển Đông, Hoa Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc tấn công lực lượng Nhật Bản ở Hoa Đông và các nước ven Biển Đông, Fisher cho rằng nếu Mỹ không làm gì để chống lại sự xâm lược này, có một nguy cơ là các đồng minh của Mỹ có thể bị Bắc Kinh đánh bại trong các cuộc giao tranh.
  • Malaysia muốn liên kết căn cứ hải quân với cảng Cam Ranh của Việt Nam? (BaoMoi) - (GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishamuddin Hussein cho biết ông đã thảo luận về những nỗ lực để tạo ra kết nối hàng hải khu vực giữa một căn cứ hải quân ở Kuantan, Malaysia với "căn cứ hải quân miền Nam Việt Nam" khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hôm thứ Sáu tại Hà Nội.
  • Lãnh đạo Quốc hội Mỹ: “Phải chặn đứng âm mưu chiếm đoạt Biển Đông” (BaoMoi) - Nếu thế giới không lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố đầy mập mờ và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông thì hòa bình và ổn định trong khu vực khó có thể được bảo đảm, Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ tuyên bố.
  • Malaysia bảo vệ lợi ích trước tham vọng của TQ (BaoMoi) - Động thái gần đây của Malaysia trong việc gia tăng phòng thủ hàng hải ở bang Sabah và Sarawak được các nhà phân tích coi là bắt nguồn từ các lợi ích hàng hải hoặc tranh chấp lãnh thổ.
  • Việt Nam và Canada tăng cường hợp tác quốc phòng (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Canada, đoàn cán bộ quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã thăm chính thức Canada từ ngày 30.10 - 1.11. Đây là lần đầu tiên đoàn lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Canada.

Đoan Trang - Từ tinh thần Trung Hoa tới chủ nghĩa bá quyền

Một cuộc biểu tình chống Nhật của thanh niên Trung Quốc.
Không người dân nước nào không có tinh thần dân tộc. Nhưng để trở thành chất keo gắn kết một khối hơn 1,3 tỷ con người trên khắp thế giới, khiến họ cùng tin và luôn tin vào hình ảnh một đất nước rộng mở, thân thiện, phải là một thứ chủ nghĩa dân tộc đặc biệt, chỉ người Trung Hoa mới có.

Hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Trung Quốc đã dựa vào tinh thần dân tộc để tồn tại như một thể thống nhất suốt từ thời Tần Thủy Hoàng (259 - 210 trước Công nguyên) đến nay. Đến lượt mình, Bắc Kinh ngày nay cũng đang sử dụng lòng yêu nước, tự hào dân tộc như một loại "thuốc kích thích" cho sự đoàn kết và phát triển đất nước, để từ đó duy trì sự bền vững của chính thể.

Tự hào để phát triển, phát triển để tự hào

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách mở cửa nền kinh tế, chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng chủ nghĩa dân tộc làm công cụ đoàn kết và thúc đẩy sức mạnh toàn dân. Điều này càng trở nên bức thiết sau vụ Thiên An Môn năm 1989 và sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 - hai sự cố khiến nhiều người tưởng rằng ngày tàn của chế độ đã gần kề.

Tuy nhiên, sau hai thập niên, dự đoán về sự sụp đổ đã sai và chính thể vẫn ổn định. Trung Quốc có thể đối diện hàng chục vấn đề, nhưng nó có một thứ mà chính phủ của mọi nước đang phát triển đều thèm muốn, đó là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới: 8-9% trong 30 năm liên tục.

Suy cho cùng, nhờ thế, người dân Trung Quốc càng có lý do để tự hào. Họ chỉ mất 30 năm công nghiệp hóa để chứng kiến những gì châu Âu phải mất 200 năm trải qua. Cứ sau 8 năm, quy mô nền kinh tế Trung Quốc lại tăng gấp đôi. Trong cuốn "The Post-American World" (1), tác giả Fareed Zakaria viết: "Một chiếc bánh phình to có thể làm cho mọi vấn đề, dù là đáng bi quan nhất, trở nên ít nhiều dễ xử trí hơn".

"Ý thức hệ mới của người Trung Quốc"

"Chính phủ ở Trung Quốc hiện nay là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc hơn là sản phẩm của ý thức hệ mác-xít hay cộng sản" - GS Liu Kang, một nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, thuộc Đại học Duke, nhận định. Theo ông, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành "ý thức hệ chính đáng và mạnh mẽ nhất" tại đất nước hơn một tỷ dân này. Nếu bóc đi ánh sáng dẫn đường của tư tưởng Mao Trạch Đông, thì chỉ còn lại chủ nghĩa dân tộc như chất keo kết dính toàn xã hội.

Mai, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, cho hay, Trung Quốc tổ chức phát triển đảng rất mạnh mẽ trong giới trẻ. Thanh niên được kết nạp đảng sớm, nhanh chóng, dễ dàng. Ở trường, họ được học ba môn quan trọng là Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình.

Cô đã gặp không ít người Trung Hoa trẻ tuổi thể hiện một niềm tin tưởng sâu sắc vào chế độ. "Đừng ngạc nhiên nếu họ vui vẻ nói với bạn rằng "Ôi, chủ nghĩa xã hội thật là ưu việt!", và sự kiện Thiên An Môn là cách xử lý không thể tốt hơn của chính phủ trong hoàn cảnh đó" – Mai nói. "Theo tôi, cái mà họ ủng hộ mang màu sắc của một thứ "chủ nghĩa Trung Hoa", thực chất là “chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc”, chứ không hẳn là chủ nghĩa xã hội".
 
"Thuốc kích thích"

Năm 2002, Trịnh Tất Kiên - phó hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương - đã sáng tạo ra thuật ngữ "trỗi dậy hòa bình" (peaceful rise) nhằm chuyển tải mục đích âm thầm vươn tới địa vị quyền lực trên thế giới. Từ này bây giờ được sử dụng thường xuyên để mô tả nguyện vọng và phần nào là học thuyết ngoại giao (chưa bao giờ được công bố) của Bắc Kinh.

Chính quyền đại lục cũng đang thực hiện nhiều cách để đảm bảo rằng nhân dân Trung Quốc nắm rõ chiến lược "trỗi dậy hòa bình" của đất nước mình. Năm 2006 - 2007, Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng loạt phim 20 tập - "Sự trỗi dậy của những dân tộc vĩ đại". Thông điệp mà Chính phủ mong muốn bộ phim truyền tải đến cho người dân là: đoàn kết dân tộc, thành công về kinh tế và công nghệ, ổn định chính trị, sức mạnh quân sự, một nền văn hóa sáng tạo và quyến rũ, đó là những chìa khóa để một dân tộc vươn thành vĩ đại. Cũng qua đây, Trung Quốc vẽ nên trong mắt người dân hình ảnh một đất nước yêu hòa bình và sẽ chỉ vươn lên địa vị bá chủ một cách hòa bình và hấp dẫn.

Thử hỏi người Trung Quốc có ai lại không tự hào làm dân một đất nước như thế?

Lòng ái quốc, tinh thần dân tộc luôn phát huy hiệu quả rất tốt nếu được đặt đúng vị trí. Cho đến giờ, Bắc Kinh vẫn tỏ ra khéo léo trong việc huy động "chủ nghĩa Trung Hoa" vào công cuộc phát triển kinh tế và giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc. Các chính phủ hay các công ty nước ngoài tới Trung Quốc làm ăn cũng nên học tập tấm gương đó.

Một ví dụ (được nhà báo Fareed Zakaria nêu trong cuốn "The Post-American World"): Trong bao nhiêu năm trời, Microsoft không tài nào bắt Trung Quốc thi hành luật bản quyền. Tình hình chỉ thay đổi khi tập đoàn này bỏ ra rất nhiều nỗ lực phát triển quan hệ với chính quyền, khiến họ thấy rõ là Microsoft muốn góp phần thúc đẩy kinh tế và hệ thống giáo dục Trung Quốc. Đến lúc đó, những quy định pháp luật tương tự mới bắt đầu có hiệu lực.

Còn một khi chính quyền trung ương Trung Quốc đã nổi giận thì hậu quả thật khó lường. Sau khi Nhật Bản cho lưu hành sách giáo khoa với nội dung "nói giảm, nói tránh" về những tội ác mà phát-xít Nhật gây ra tại Trung Quốc trong quá khứ, phong trào bài Nhật đã bùng nổ ở đại lục. Người dân tẩy chay hàng Nhật, thậm chí tấn công cả vào đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh.

Cũng với tinh thần dân tộc được đẩy tới mức cao nhất này mà ở Trung Quốc lâu nay có một phong trào "Trung Hoa hóa" những nhân vật nước ngoài nổi tiếng. Chẳng hạn, một bộ phận khá đông dân chúng tin rằng Thành Cát Tư Hãn là người Trung Quốc.

Vụ việc mới đây và có liên quan đến Việt Nam là cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" của GS Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, phát hành tháng 11-2008. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính danh là Hồ Tập Chương, nguyên là một người Khách Gia (2), tức thuộc Hán tộc.

Còn khi phía nước ngoài có các phát hiện theo hướng "ngoại quốc hóa" các nhân vật ưu tú của Trung Quốc, thì dĩ nhiên là sóng gió đùng đùng nổi lên. Học giả Hàn Quốc từng lưu truyền một tài liệu chứng minh Khổng Phu Tử là người Hàn, hay nghề in khắc - một trong "tứ đại phát minh" của Trung Hoa - té ra lại xuất xứ từ... Hàn Quốc. Kết quả là theo một khảo sát không chính thức, người Hàn Quốc bị dân chúng Trung Quốc ghét ngang Nhật Bản.
 
Đập phá xe của hãng Honda để biểu thị tinh thần chống Nhật.
 Tác hại của thuốc kích thích

Điều đặc biệt là, thứ chủ nghĩa dân tộc mà Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đuổi không chỉ gắn kết dân chúng ở lục địa, mà còn kết nối người Hoa trên toàn cầu. Đó là nhờ sự bùng nổ của mạng Internet. Chính Internet đã tạo ra một dòng chảy thông tin giữa người Trung Quốc ở trong nước với cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Nhưng Internet cũng là môi trường cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển. Tháng 5-1999, máy bay Mỹ ném bom trúng đại sứ quán Trung Quốc tại Belgade. Phong trào phản đối dâng khắp đại lục. Chính phủ Trung Quốc đòi Mỹ phải xin lỗi, tuyên bố "CHDCND Trung Hoa vĩ đại không dễ bị bắt nạt". Cùng lúc đó, làn sóng phẫn nộ lan tràn trên không gian mạng.

Ngập lụt trong hàng nghìn e-mail chửi rủa từ Trung Quốc, website của Nhà Trắng bị sập một thời gian. Hacker còn tấn công website của đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, chèn dòng chữ "Đả đảo bọn man rợ" lên trang chủ.

Tinh thần dân tộc Trung Hoa cũng được đẩy tới mức cực đoan trong cuốn best-seller của họ năm 1996 là "China Can Say No" (Trung Quốc có thể nói Không). Sách tràn ngập tư tưởng chống phương Tây và Nhật Bản. Có đoạn: "Trung Quốc phải mong muốn chiếm chỗ ngồi của cường quốc thế giới chứ có đâu tự bằng lòng bắt chước xã hội Tây phương một cách thảm hại như Nhật Bản trước đây!"

Theo các chuyên gia, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một công cụ hiệu quả cho chính quyền Trung Quốc gây thiện cảm với người dân và đoàn kết họ vì một mục tiêu phát triển chung, nhưng nó lại đe dọa khao khát "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc. Nó làm các nước khác lo ngại, và là một trở ngại cho việc Trung Quốc xây dựng hình ảnh như một người anh lớn đầy trách nhiệm.

Và thuốc kích thích sẽ tăng liều!

Trung Quốc tự coi mình là một dân tộc chỉ mong muốn trỗi dậy hòa bình. Nhưng lịch sử cho thấy rất nhiều nước lớn cũng đã tự vẽ mình như thế – cho đến khi tinh thần dân tộc của họ biến thành cực đoan, và họ bắt đầu bành trướng tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh.

Khi một nước lớn gia tăng lợi ích, tất yếu họ sẽ thấy sự cần thiết phải hành động bảo vệ lợi ích của mình. Nhất là nếu lợi ích ấy sinh ra từ thứ thuốc kích thích mang tên chủ nghĩa dân tộc, thì họ không có lý do gì để dừng lại. Nói cách khác, thứ thuốc kích thích mang tên chủ nghĩa dân tộc này sẽ không ngừng buộc người dùng phải tăng liều. Từ tinh thần dân tộc tới chủ nghĩa cực đoan, bành trướng và bá quyền chỉ là một bước ngắn so với lịch sử.

Đoan Trang
 
------------------

(1) "The Post-American World", NXB W.W. Norton & Co., tháng 4-2008. Tác giả Fareed Zakaria là BTV tờ "Newsweek". Bản tiếng Việt "Thế giới hậu Mỹ" sẽ được phát hành tại Việt Nam trong năm 2009.

(2) Khách Gia (tiếng Anh: Hakka, tiếng Việt gọi là người Khách hay người Hẹ) là một tộc Hán từ miền bắc Trung Hoa di cư xuống miền Nam nước này. Ngoài ra, họ cũng di tản đến nhiều nước khác ở Đông Nam Á. Tôn Trung Sơn, Đặng Tiểu Bình, Lý Quang Diệu, Thaksin Shinawatra… là những người Khách Gia nổi tiếng.
(Nhịp Cầu Thế Giới)

Bao nhiêu đồng phạm giúp "cậu Thủy" lừa hài cốt liệt sĩ?

Nhiều người vẫn chưa thỏa mãn khi nhà tâm linh cậu Thủy bị bắt, bởi họ còn băn khoăn không biết vụ này có bao nhiêu đồng phạm và phải chịu hình phạt như thế nào?
Sự việc “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh cậu Thủy) làm giả hài cốt liệt sĩ, hiện vật để lừa đảo đã gây chấn động và phẫn nộ trong dư luận.
Hiện, kẻ lừa đảo đội lốt nhà tâm linh này bị công an bắt giữ và đang trong quá trình điều tra để có những kết luận cuối cùng về hình phạt, tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ làm thỏa mãn dư luận khi nhiều người còn băn khoăn không biết vụ “cậu Thủy” có bao nhiêu đồng phạm và những đồng phạm này sẽ phải chịu hình phạt như thế nào.
 
 Đối tượng Nguyễn Thanh Thúy đã bị công an bắt giữ. Người mặc áo xanh trong ảnh là Mẫn Thị Duyên, vợ Thúy. 

Đồng phạm đầu tiên phải kể đến đó là bà Mẫn Thị Duyên, vợ của Nguyễn Thanh Thúy. Vợ của nhà tâm linh “rởm” này cũng là người từng có tiền án, tuy không trực tiếp tìm mộ cùng Thúy nhưng biết rõ hành vi làm hiện vật, hài cốt giả và cũng tham gia vào các hoạt động của Thúy. 

Theo Luật sư Phạm Hồng Hải, qua xem xét các tình tiết vụ án, qua hành vi của Mẫn Thị Duyên, chúng ta có thể khẳng định đối tượng này biết rõ và giúp sức một cách tích cực cho Nguyễn Thanh Thúy lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi của Mẫn Thị Duyên phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự là đồng phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng thứ hai mà dư luận có quyền nghi ngờ là Ngân hàng Chính sách xã hội và những cán bộ có liên quan của ngân hàng này, vì họ đã tham gia vào các vụ tìm mộ lừa đảo của đối tượng Thúy, còn ngân hàng thì đã “giải ngân” tiền cho nhà tâm linh rởm này. 

Luật sư Phạm Hồng Hải cho rằng, theo các quy định pháp luật, không truy tố hình sự tổ chức, tập thể nên không quy kết ngân hàng chính sách tham gia tìm mộ liệt sĩ là đồng phạm với Nguyễn Thanh Thúy trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng nếu cơ quan điều tra phát hiện được cá nhân nào trong ngân hàng biết rõ Thúy lừa đảo mà vẫn giúp sức cho hắn lừa các gia đình liệt sĩ, cá nhân đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm với đối tượng Thúy. Mặt khác, nếu Nguyễn Thanh Thúy gây ra hậu quả nghiêm trọng vì có sự giúp sức của Ngân hàng chính sách, có thể lãnh đạo ngân hàng sẽ bị khởi tố theo tội danh: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật Hình sự.

Ngân hàng chính sách là một tổ chức của Nhà nước, trong vụ việc này dẫu bị lợi dụng hay giúp sức cho Nguyễn Thanh Thúy lừa đảo, lãnh đạo ngân hàng và các cán bộ tham gia cũng sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ công chức. 

Có thể ngân hàng chính sách chỉ là nạn nhân của nhà tâm linh lừa đảo Thúy, song đây cũng là bài học cho những cán bộ công chức lạc hậu, mê tín dị đoan.

Đối tượng thứ 3 mà cơ quan công an cần xem xét xem có phải là đồng phạm với Thúy hay không, đó là nhóm những người cung cấp những “dụng cụ” cho Thúy để làm giả hiện vật, hài cốt liệt sĩ như tiểu sành, xương lợn, dép cao su, bình tông nước để khắc tên liệt sĩ… Cơ quan điều tra cần làm rõ việc Thúy mua những “dụng cụ” trên là do hắn tự thực hiện hay có hành vi giúp sức của các đối tượng khác không. Nếu có sự giúp sức của các đối tượng khác được Thúy phân công đi mua và biết mục đích sử dụng của hắn mà vẫn thực hiện thì cần phải truy tố các đối tượng đó về tội đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc tội không tố giác tội phạm, tùy vào tình tiết cụ thể của vụ việc. 

Những việc làm lừa đảo và bất lương của kẻ tự xưng là nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy và những đồng phạm của hắn không chỉ khiến người dân phẫn nộ mà ngay cả các nhà ngoại cảm có tiếng cũng vô cùng tức giận. Trong một cuộc giao lưu trực tuyến với báo chí mới đây, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã thốt lên: “Tôi rất phẫn nộ trước việc làm của Nguyễn Thanh Thúy. Bất kể ai chứ không cứ gì cậu Thủy, theo giáo lý đạo Phật, làm điều gì sai trái, gian trá, lừa đảo, đổi trắng thay đen trước sau gì cũng bị trừng trị. Chỉ có điều là sớm hay muộn mà thôi”.
 
Minh Hiếu tổng hợp

Giới thiệu blog: Hồ Sơ Đất Đai


Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nhức nhối nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 70% các vụ khiếu kiện trong cả nước có liên quan tới đất đai. [1]

Số liệu tổng hợp của nhiều địa phương cho thấy chính quyền sai sót trong gần 50% các vụ khiếu kiện về đất đai. Tỷ lệ này ở một số địa phương lên tới gần 70%. Thêm vào đó, trong số các vụ tranh chấp được đưa ra xét xử tại tòa án, tỷ lệ người kiện đúng hoặc đúng một phần chiếm gần 20%. [2]

Con số thực có lẽ lớn hơn đáng kể.

Chắc chắn rằng, trong số hàng ngàn người khiếu kiện về đất đai mỗi năm, số được giải quyết thỏa đáng hết sức khiêm tốn. Số còn lại hoặc phải chấp nhận mất mát khi bỏ cuộc, hoặc phải chịu rủi ro khi đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Dù họ chọn cách nào, dường như họ luôn cô đơn...

Cô đơn, kèm theo sợ hãi và thiếu hiểu biết về pháp lý... là tình cảnh chung của những người khiếu kiện.

Xuất phát từ thực trạng đáng buồn ấy, blog này được lập ra với mục đích giản đơn là trở thành một người đồng hành với những người khiếu kiện về đất đai.

Tiếp nối nhưng khác biệt blog Hồ Sơ Long Khánh, blog này đưa các tin tức, tài liệu về tranh chấp đất đai tại khắp các tỉnh, thành của Việt Nam.

Hi vọng rằng, với sự xuất hiện của blog này, những ai đang khiếu kiện về đất đai, những ai đang đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của họ sẽ thấy mình không còn cô đơn nữa!

02/11/2013
Nhóm Hồ Sơ Đất Đai
Liên hệ: hosodatdai@gmail.com
 
 Bản tin tiếng Anh

  • Home prices still rising in major cities (Washington Post) - Some top-tier cities are likely to miss targets set at the beginning of the year to stabilize home prices, as prices in China's 100 major cities continued to rise in October, a survey showed on Friday.
  • BlackBerry ripe for takeover by Lenovo (Washington Post) - Lenovo Group Ltd will "actively consider" acquisitions in the mobile consumer electronics industry, said chairman and chief executive officer of Lenovo.
  • China, US 'ready to engage' on TPP talks (Washington Post) - China and the US strongly intend to engage each other in Trans-Pacific Partnership, a "high-standard" trade agreement involving the US and other countries including Japan and Australia, according to insiders close to both governments.
  • Hainan Airlines reaches out across Canada (Washington Post) - When Mi Bo, the general manager of Hainan Airlines in Toronto, shows off his model of the red-tailed Boeing B787 with the upturned wingtips, it looks like a graceful eagle soaring into the sky.
  • Two firms to debut in US at higher prices (Washington Post) - Two Chinese Internet companies lifted their initial public offering price range on Thursday, hours ahead of their debut on the United States stock market.
  • No clear rules for family trusts: UBS (Washington Post) - Setting up a family trust using wealth management services on the Chinese mainland is still not an option, as existing laws don't have clear rules to protect the interests of clients, said a senior official at UBS Securities Co Ltd.
  • Lenovo's new secret weapon: Hollywood star (Washington Post) - Meet Lenovo Group Ltd's newest employee: American sitcom sensation Ashton Kutcher. Lenovo said on Tuesday that the 35-year-old star is joining Lenovo as a product engineer.
  • On the great divide (Washington Post) - The very name itself conjures up exotic images of veiled belly dancers, whirling dervishes, blue waters and flashes from Indiana Jones and The Raiders of the Lost Ark. In reality, Istanbul is a vibrant city that straddles cultures and continents.
  • Vietnamese street food goes Soho (Washington Post) - Inspired by the street food of Hanoi, chef Peter Franklin has opened Chom Chom Bia Hoi and Eatery in a cozy location on Peel Street in Soho.
  • Legacy of tea traders (Washington Post) - When you hear that a hotel's newest property in China embraces a theme of the ancient Tea Horse Caravan Trail, you might conjure a mental picture that's rather rustic: traders hauling Yunnan tea to Tibet to exchange for sturdy farm horses.
  • History under a new light (Washington Post) - A trilogy of historical drama presents situations seemingly remote from our daily lives but with haunting resonance.
  • Color-blind love (Washington Post) - Marrying someone from another race can launch couples into a lifetime of discovery and compromise, Xu Jingxi reports in Guangzhou.
  • Into the unknown (Washington Post) - All kinds of people are jumping on the microfilm bandwagon, but few are clear what constitutes a microfilm and whether it brings expected results.
  • China in the changing world (Washington Post) - Good evening! First, on behalf of the Chinese government, I wish to extend a sincere welcome to all the distinguished guests and friends coming from afar. Let me also express warm congratulations on the opening of the 21st Century Council Conference in Beijing.
  • Li makes plea on reform (Washington Post) - Premier Li urged local authorities on Friday to follow the central government's lead in reforming government functions — to allow the market to have a bigger say, and provide a better service for the public.
  • New Chinese dream in traditional ink (Washington Post) - What's the first thing that comes to mind when someone mentions Chinese culture? Kung fu? Delicious food? The Great Wall? Well, whatever it is, ink painting should be right up there.
  • Chinese cities victim of US spying scheme (Washington Post) - China will beef up its security following a report that the massive US NSA surveillance of world leaders and civilians has spread into major Chinese cities.
  • Chinese Foreign Minister visits Paris (Washington Post) - China and France should strengthen high-level exchanges to enhance mutual trust and deepen strategic cooperation on both bilateral and international issues, Chinese Foreign Minister Wang Yi said on Wednesday.
  • US embassy accused as 'spy hub' (Washington Post) - German magazine Der Spiegel reported that Washington tapped Chancellor Angela Merkel's mobile phone from the US embassy in Berlin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét