Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Trước thềm thông qua hiến pháp sửa đổi: Yêu cầu giải thích rõ cái “Xã hội chủ nghĩa” là cái gì? / Tại sao không muốn Viện Khổng Tử?/ & Đạo đức Mác?

Trước thềm thông qua hiến pháp sửa đổi: Yêu cầu giải thích rõ cái “Xã hội chủ nghĩa” là cái gì?


Có thể nói chắc chắn trong đám gọi là đại biểu quốc hội, tuy đến 92% là đảng viên đấy, nhưng đa số cũng chưa biết cái “xã hội chủ nghĩa” là cái gì! Để tất cà các đại biểu quốc hội hiểu rõ CNXH là cái gí trước khi thông qua dự thảo hiến pháp 1992 sửa đổi, yêu cấu cho đại biểu quốc hội hiểu rõ cụm từ này. Như giáo sư Trần Phương, một nhà lý luận từng được đi học cao cấp Mác Lê ở nước XHCN, từng là phó thủ tướng chính phủ, hiện là Chủ tịch hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã khẳng định công khai: “… họ nói xã hội chủ nghĩa là để bịp…”.
Trong bài phát biểu của GS Trần Phương tại hội thảo góp ý về đại hội đảng lần thứ XI do Hội Khoa học kinh tế VN tổ chức, giáo sư nhiều lần nhấn mạnh: “nói CNXH là bịp! bip! bịp!” Đây là hội thảo có đến gần trăm nhà khoa học toàn là giáo sư tiến sĩ đầu các ngành khoa học và trường đại học. Tất cả họ đều tán thành phát biểu của giáo sư Trần Phương. Nhưng tất cả nội dung hội thảo đều bị đảng ỉm, không cho phổ biến. Vì sao đảng cứ nói CNXH nhưng không nói rõ nó là cái gì mà cứ giải thích vòng vo là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, gần đây, để bịp họ đảo chữ dân chủ lên trên công bằng. Vậy mọi người hãy đặt câu hỏi, các nước tư bản họ có xây dựng CNXH đâu mà họ đã có dân giàu nước mạnh… đơn cử như nước Thụy Điển kia, từ những năm 1970, sau khi đi thăm Thụy Điển về, chính Phạm Văn Đồng đã thán phục họ hơn nhiều nước gọi là XHCN khá nhất bấy giờ như Liên xô, Đức. Cho đến nay, sau khi đi thăm nước Mỹ, Ca-na-đa, Thái Lan, Singapore nhiều lần về, nhiều người có tri thức đều bảo đó là XHCN (theo kiểu nói XHCN là giàu mạnh… mà đảng hay rêu rao). Còn ta xây dựng CNXH kiểu gì mà đất nước cứ lụn bại thụt lùi, đến nay thì suy thoái toàn diện?

Cái mà lãnh đạo đảng không nói ra, cứ dấu đút về CNXH, đã được GS Trần Phương cho biết: Tại cuộc họp của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế (lúc đang thịnh hành nhất, năm 1960), họ đã nhất trí định nghĩa, nước được gọi là nước CNXH đều tuân thủ 4 tiêu chí:

1- Phải thực hiện chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

2- Tất cả công cụ sản xuất thành công hữu do nhà nước quản lý, thực hiện kinh tế nhà nước.

3- Nông thôn phải thực hiện chế độ hợp tác xã .

4- Sản xuất phải theo kế hoạch và do nhà nước phân phối.

Theo 4 tiêu chí này thì cả trăm năm nữa cũng chưa thực hiện được, như Nguyễn Phú Trọng đã nói trước quốc hội là chính xác. Nhưng vì sao Nguyễn Phú Trọng và một nhóm lãnh đạo đảng vẫn ra sức ôm? Họ cố ôm giữ vì chiếu theo đó, họ có quyền làm vua như tiêu chí thứ nhất đã định. Chiếu theo tiêu chí thứ 2, họ giữ “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, để họ tha hồ tham nhũng. Còn cái thứ 3, hợp tác xã đã thất bại rồi, họ không cần nói đến. Còn tiêu chí thứ 4 sản xuất theo kế hoạch cũng thất bại, họ buộc phải theo cơ chế thị trường, nhưng họ còn láu cá thêm cái đuôi XHCN. Điều này nhiều người đã vạch mặt, vì thực hiện CNXH, nên đến một lúc nào đó họ thấy của cải khá nhiều, thu hết lại thì họ sẽ tha hồ xài, họ “nghị quyết thực hiện CNXH ”, thì họ ôm hết của cải xã hội, thực hiện câu hát trong bài đảng ca “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Vì câu hát này mà họ đã lôi kéo được hầu hết những người vô sản, bần cố nông, công nhân và bọn lưu manh đi theo “cướp chính quyền”, sau đó, bằng lừa bịp, họ đã đẩy hàng triệu người chết để họ “thắng cuộc”. Nhưng kết quả đến nay, thì công nhân, nông dân, trí thức những thành phần mà đảng nói là nòng cốt của đảng, trong đó có những đảng viên thì thế nào? Rõ ràng chỉ một số con ông cháu cha, chỉ bọn tay chân của lãnh đạo thu tóm của cải của nhân dân để sống phè phỡn, còn tất cả đều bị xem như cỏ rác.

Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ trước quốc hội cả trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội, nên yêu cầu các đại biểu không thông qua cái thể chế ngu ngốc bịp bợm XHCN, để kéo dài cuộc sống khổ cực của nhân dân ta đến một trăm năm và thậm chí cả ngàn năm nữa!

Nếu cứ bị đảng gò ép cầm tay bấm nút thông qua hiến pháp phản dân hại nước lần này thì các vị là tội đồ ngàn năm bị nhân dân nguyền rủa!

Nhà báo Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com

Về mô hình đại học doanh nghiệp Trần Văn Tùng


Trong bối cảnh hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới, có hai yếu tố chính trị chi phối tới hoạt động giáo dục đào tạo bậc đại học. Thứ nhất, nhà nước phúc lợi đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng, nghĩa là các khoản đầu tư công cho giáo dục, y tế giảm đi. Thứ hai, giáo dục đang trong hoàn cảnh phải cạnh tranh gay gắt để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trước các yêu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động. Cạnh tranh trong giáo dục và khủng hoảng ngân sách nhà nước buộc các trường đại học phải tự chủ tìm các nguồn vốn bên ngoài. Nói cụ thể là chuyển từ đại học công sang đại học tư theo mô hình doanh nghiệp.

1. Trường đại học trong hoàn cảnh cạnh tranh như là doanh nghiệp.

Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là kiến thức có phải là hàng hoá không?

Xét từ mối quan hệ giữa các cơ quan cung cấp kiến thức với người sử dụng kiến thức giống như người sản xuất ra các sản phẩm và người tiêu thụ các sản phẩm đó. Hầu như ai cũng công nhận rằng kiến thức đã được trao đổi, trở thành sức mạnh trong quá trình hoạt động sản xuất. Cạnh tranh kinh tế thời đại ngày nay, đặt kiến thức vào vị trí hàng đầu. Các trường đại học buộc phải ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ có tiềm năng và lợi thế trong cạnh tranh. Từ quan niệm kiến thức được trao đổi như món hàng, các trường đại học nhanh chóng nhập cuộc vào guồng máy tư bản, trở thành đại học thị trường, phục vụ thị trường (từ các hoạt động đào tạo đến nghiên cứu). Đại học đã được hiểu là cơ sở sản xuất trong môi trường tự do cạnh tranh, sinh lợi, nói khác đi là đại học giống như là một doanh nghiệp.

Đại học công vẫn tồn tại, sống bằng tiền nhà nước và cung cấp các dịch vụ công. Tuy nhiên, các lợi ích tư có được từ thị trường đã khiến cho các đại học công cũng bắt đầu có thay đổi về cách thức tổ chức và hoạt động. Với quyền tự trị ngày càng lớn, các đại học công và đại học tư đua nhau tìm các nguồn vốn từ bên ngoài, săn các hợp đồng, liên kết với các doanh nghiệp, mở các chi nhánh đào tạo, đổi mới chương trình, cải cách các hoạt động nghiên cứu, quảng cáo tiếp thị, ứng xử như một doanh nghiệp.

Hình thức mới nhất của các trường đại học Mỹ và Châu Âu là đại học doanh nghiệp (entrepreneurial university), để thực hiện chức năng mới bên cạnh hai chức năng đào tạo và nghiên cứu, là chức năng phát triển kinh tế xã hội. Nhân danh chức năng thứ ba, các đại học này biến các trung tâm nghiên cứu thành các xí nghiệp trong trường. Lý tưởng của các trung tâm đó là tổ chức bằng được một dây chuyền từ khâu khảo sát, nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các đại học công trước đây chú ý nhiều tới công bằng xã hội, các đại học ngày nay chú ý tới hiệu quả hoạt động, nâng cao tính nhân bản và cách thức tiếp thị khả năng. Xã hội tri thức rất cần những đại học hiệu quả như thế để thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Quyền được học đại học đã được công nhận như là một quyền cơ bản của con người. Thực tế cho thấy ở hầu hết các nước trên thế giới đại học công và tư đều tồn tại, loại hình nào thắng thế là dựa vào thái độ chính trị của từng nước. Tại châu Âu, đại học công thắng thế, ngược lại ở Mỹ đại học tư lại chiếm tỷ lệ đa số và đóng góp phần lớn cho quá trình phát triển. Một trường đại học chủ yếu phục vụ công ích thì nguồn tài chính đầu tư chắc chắn không có nhà nước nào đảm đang nổi. Ngược lại, nếu ngân sách nghiêng hẳn vào nguồn tài chính tư, liệu đại học có còn hướng tới các mục tiêu chung không? Nhiều quốc gia đang trong quá trình chuyển tiếp để vừa bảo vệ giá trị của các trường đại học lại vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế, xã hội của các trường đại học. Hệ thống đại học sẽ biến đổi hoàn toàn hay không để thành một thị trường giống như hệ thống khác trong nền kinh tế?

2. Các đặc điểm của mô hình đại học doanh nghiệp

Các cuộc tranh luận về khái niệm đại học doanh nghiệp bắt đầu được tiến hành vào năm 1993 tại hội thảo quốc tế của năm trường đại học ở châu Âu. Các đặc điểm nổi bật mà các học giả trong cuộc hội thảo đó thống nhất được chia ra ba nhóm gồm mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

2. 1. Mục tiêu của trường đại học doanh nghiệp

- Hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu không chỉ tạo thêm khả năng cho sinh viên tìm việc làm trước yêu cầu khắt khe của thị trường lao động mà còn là nguồn tạo thêm việc làm cho những người khác.

- Quản trị của đại học phải giống như là quản trị một doanh nghiệp, luôn gắn liền việc giải quyết các khó khăn trong quá trình phát triển để hướng tới các hoạt động nghiên cứu và hợp tác liên ngành.

- Nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu không phải chỉ để xuất bản mà trở thành nguồn lực đổi mới, đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội đồng thời khơi nguồn cho các ý tưởng mới trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh. Muốn đạt tới các mục tiêu trên, chức năng, nhiệm vụ mô hình tổ chức của trường đại học cần phải thay đổi cho phù hợp theo các tiêu chí.

2. 2. Chức năng nhiệm vụ của trường đại học doanh nghiệp

Thứ nhất, thúc đẩy các hoạt động quản lý của các tổ chức (trung tâm, cơ sở) ở mức tự chủ, tập trung ở mức cao. Trình độ của hoạt động quản lý phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng của các tổ chức giáo dục và năng lực hành chính trong việc kết hợp các giá trị mới của khoa học quản lý hiện đại với giá trị học thuật truyền thống. Do vậy, mỗi cơ sở trong trường đại học phải nỗ lực cải thiện môi trường học thuật, cải tiến cơ chế quản lý.

Thứ hai, tăng cường thiết lập các quan hệ với các đối tác bên ngoài. Đây chính là đặc điểm nổi bật của các tổ chức trong trường đại học hỗ trợ cho các hoạt động có chuyên môn cao của trường đại học. Từ đó thiết lập các quan hệ hợp tác có lợi cho cả hai bên. Kết quả là quan hệ hợp tác đã mở ra hàng loạt chức năng như chuyển giao tri thức, hợp đồng với các ngành công nghiệp triển khai các hoạt động sở hữu trí tuệ, tìm kiếm nguồn vốn và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu tại trường đại học.

Thứ ba, đa dạng hoá các nguồn vốn hỗ trợ. Các trường đại học có các cơ sở huy động vốn từ các nguồn của chính phủ, ngành công nghiệp và khu vực tư nhân. Nếu như một trong các nguồn vốn hỗ trợ này yếu đi, hậu quả kéo theo sẽ làm cho các nguồn vốn khác cũng yếu. Năng lực triển khai (phát triển) của các trường đại học là yếu tố quan trọng để thu hút các nguồn tài trợ. Nguồn kinh phí do nhà nước cấp là không đủ, muốn tăng thêm vốn chỉ có cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tri thức cho các ngành công nghiệp.

Thứ tư, môi trường học thuật tự do và luôn được khích lệ. Đặc điểm này liên quan chặt chẽ tới các hoạt động học thuật. Giá trị học thuật tại các khoa của trường đại học luôn luôn được coi trọng. Khi chuyển hướng sang mô hình đại học doanh nghiệp thì giá trị về học thuật và môi trường tự do học thuật cần được khuyến khích mạnh mẽ hơn. Giá trị học thuật không phải chỉ được hình thành ở một khoa nào đó mà cần phải lan toả sang các khoa khác và tiến tới tham gia cạnh tranh trong một số thị trường nhất định.

Thứ năm, môi trường văn hoá hội nhập của doanh nghiệp. Bốn yếu tố trên là tiền đề tạo ra văn hoá để hỗ trợ cho việc chuyển đổi các giá trị truyền thống của trường đại học, tiếp nhận giá trị văn hoá doanh nghiệp hội nhập với bên ngoài. Bốn yếu tố trên cũng tạo điều kiện cho trường đại học trở thành một tổ chức khác hẳn với sự tự chủ theo hệ thống luật pháp của các trường công phải thực thi với cơ chế tài chính ràng buộc chủ yếu từ nguồn cấp của chính phủ.

Các đặc điểm nêu trên của trường đại học doanh nghiệp thực ra là nằm trong hai nhiệm vụ chính. Một là, trường đại học doanh nghiệp phải đào tạo các sinh viên thành doanh nhân, những người muốn triển khai các ý tưởng kinh doanh. Hai là, tiến hành các hoạt động theo phương thức doanh nghiệp (tạo ra các vườn ươm và khu công nghệ ).

2. 3. Cơ cấu tổ chức

- Cơ quan quản lý quyền lực phải chọn được vị chủ tịch có năng lực lãnh đạo, bộ máy tổ chức có tính tự chủ cao, có khả năng thực hiện các hoạt động đổi mới, là cơ quan trung gian thiết lập các mối quan hệ đối ngoại, đối nội với các cơ quan chính phủ, các ngành công nghiệp, tổ chức hợp tác quốc tế…

- Các bộ phận hành chính quản lý đối nội và đối ngoại trong trường đại học ngày càng phải tương đồng với các bộ phận của một doanh nghiệp, cho dù trường đại học không hoàn toàn giống như là một doanh nghiệp.

- Tinh giảm bộ máy quản lý bằng cách chuyển các khoa, các phòng ban thành nhóm làm việc bán thời gian, hệ thống điều hành chính thức, bán chính thức dựa trên việc áp dụng các thành quả của công nghệ thông tin, liên lạc.

- Tìm cách thay đổi những hoạt động truyền thống cứng nhắc của trường đại học, thay vào đó là cơ chế hoạt động đa dạng, linh hoạt được áp dụng trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Một số quyết định trước đây có thể do bộ phạn học thuật quyết định, sẽ chuyển sang cho các bộ phận khác.

- Giảm nguồn vốn công trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, cần có trung tâm phát triển các quan hệ cạnh tranh giữa các bên bằng cách phối hợp các chính sách riêng biệt của từng bên để đạt được lợi ích chung.

Thực tế cho thấy, những trường danh tiếng thường có thứ bậc cạnh tranh cao, mặc dầu trường đó không chuyển mạnh sang mô hình đại học doanh nghiệp, Cambridge là một thí dụ điển hình. Trường này rất ít khi cải tiến bộ máy quản lý, nhưng vẫn tồn tại và phát triển, bởi vì Cambridge luôn dẫn đầu trong lĩnh vực học thuật so với các trường đại học ở Tây Âu. Nhưng ở những trường đại học thứ bậc thấp hơn, ít danh tiếng hơn thì việc chuyển sang mô hình đại học doanh nghiệp đang trở thành yếu tố sống còn hiện nay.

Các chính sách hướng về doanh nghiệp của các tổ chức giáo dục bậc cao (các trường đại học) dựa vào việc xây dựng các mối liên kết giữa các tổ chức giáo dục bậc cao với các bên liên quan và các mục tiêu lâu dài hướng các hoạt động giáo dục theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các phương thức liên kết, các nghiên cứu đã chứng minh rằng các chương trình chuyển giao công nghệ của các trường đại học của Mỹ là rất hiệu quả, tác động tích cực tới năng suất của các ngành công nghiệp. Sử dụng công nghệ mới là một chính sách rất quan trọng của quốc gia. Điều này thôi thúc sự phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản tìm kiếm các phát minh, sáng chế mới, đồng thời cũng khuyến khích các hoạt động nghiên cứu liên ngành trong quá trình hình thành các mối liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp. Do đó, có khá nhiều bằng chứng ủng hộ quan điểm rằng những chính sách thúc đẩy liên kết đã ảnh hưởng tích cực tới quá trình thương mại hoá các hoạt động nghiên cứu tạo ra tri thức mới, công nghệ mới. Theo Hughes (2003) thì dường như việc hình thành mạng lưới giữa một bên là giới học thuật, một bên là doanh nhân chính thức hay không chính thức là yếu tố chủ chốt đẩy nhanh quá trình thương mại hoá.

Trong hoạt động giáo dục theo mô hình doanh nghiệp, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu ở cấp quốc tế tại Mỹ, châu Âu, chứng tỏ rằng các chương trình giáo dục phù hợp đã phát huy tác dụng đối với tinh thần khởi nghiệp (tự thành lập các doanh nghiệp). Không phải các sinh viên sau khi tốt nghiệp là có thể thành lập được các doanh nghiệp, mà theo thống kê thì thời gian tối ưu để thành lập doanh nghiệp ở độ tuổi từ 26 đến 34 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên là tại các trường chuyên về kinh doanh thì lại không phải là nơi nuôi dưỡng và khởi nguồn các ý tưởng kinh doanh, áp dụng các ý tưởng đó trong thực tế, chỉ khi nào lập được mối liên kết với các doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của các sinh viên sau khi ra trường mới có điều kiện hoạt đông. Rào cản là ở chỗ thiếu các kinh nghiệm để triển khai các ý tưởng kinh doanh. Hoạt động giáo dục hướng về doanh nghiệp phải tạo ra được đội ngũ doanh nhân có khả năng đáp ứng những thay đổi liên tục, có trình độ quản lý phi tập trung, hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu thì cơ cấu trường đại học, khung pháp lý và thể chế phải thay đổi căn bản.

3. Các điều kiện hướng tới mô hình đại học doanh nghiệp

Một câu hỏi được đặt ra, mô hình đại học doanh nghiệp có phải là tốt nhất không? Từ kinh nghiệm hoạt động của các trường đại học của Mỹ và châu Âu, có thể khẳng định rằng trường đại học doanh nghiệp tích cực tối đa hoá lợi nhuận nhờ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của trường và tạo ra các giá trị trong xã hội mà không làm ảnh hưởng tới giá trị truyền thống của đại học là giáo dục, và hoạt động học thuật. Các trường đại học của Mỹ huy động vốn từ bên ngoài chiếm tới 70 – 80% tổng nguồn vốn. Các trường đại học chủ động tham gia với các đối tác cộng đồng dưới nhiều hình thức như tư vấn, đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các vườn ươm công nghệ và tham gia các dự án. Điều đó giải thích rằng các trường đại học có trách nhiệm hơn với cộng đồng, đặc biệt các trường đại học của Mỹ đã giúp cho kinh tế của các bang phát triển, do đó đã thu hút được nguồn tài chính từ các bang chứ không phải là từ chính quyền liên bang. Khi đã nhận các khoản tài trợ, các trường phải cam kết thực hiện các trách nhiệm với các nhà tài trợ, thị trường, các bên liên quan của chính quyền bang. Nhiều nghiên cứu cho rằng, tổ chức của các trường phải thay đổi, được điều hành theo hướng luôn thích ứng với các yêu cầu thị trường, gắn kết với các cơ hội. Clark (2004) cho rằng cần phải tăng cường khả năng tự chủ hoạt động tại các khoa. Theo ông các khoa, phòng ban cần có những người lãnh đạo có đầu óc doanh nghiệp. Việc gắn kết giữa đào tạo hướng nghiệp với thị trường phải được phổ biến đến tận từng nhân viên trong khoa hoặc phòng ban. Các trung tâm nghiên cứu, các hoạt động giáo dục cho sinh viên đại học, sau đai học cần chú ý nhiều hơn tới các hoạt động nghiên cứu có tính liên ngành. Với những cam kết nêu trên, mục tiêu hướng về doanh nghiệp sẽ trở thành chiến lược cơ bản của trường đại học. Kết quả cuối cùng là tạo ra văn hoá doanh nghiệp luôn đối mặt với thay đổi, hoạt động tìm kiếm, giành giật các cơ hội để phát triển.

Theo nghiên cứu của Clark (2004) và một số tác giả khác như Gibb (2005) để xây dựng thành công mô hình đại học doanh nghiệp phải trải qua một quá trình. Sự thay đổi dần dần này diễn ra ở các khoa, các phòng ban truyền thống. Theo kinh nghiệm của các trường đại học Mỹ như Taxas, MIT, Illinois thì quá trình thay đổi này phải được sự ủng hộ bởi các lãnh đạo các trường đại học có xu hướng chuyển đổi mô hình đại học hoạt động theo kiểu doanh nghiệp. Những tài năng lãnh đạo đó đã được nhấn mạnh trong rất nhiều công trình nghiên cứu. Họ là những người có tầm nhìn xa, có khả năng vận động và tuyên truyền quan điểm về vai trò của các trường đại học đối với xã hội. Tại các trường đại học có nhiều người cùng có ý nguyện như vậy thì quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi. Kinh nghiệm của các trường đại học Mỹ cho thấy việc tìm kiếm được những tác nhân và những nhà lãnh đạo có tư chất như vậy sẽ tạo ra những trường đại học theo mô hình doanh nghiệp có uy tín. Từ đó nhiều trường đại học đã nhận được các khoản tài trợ từ các doanh nghiệp địa phương chứ không phải là từ các tập đoàn lớn. Vai trò của lãnh đạo và các cộng sự tích cực vận động thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình đại học là điều kiện quan trọng đầu tiên.

Điều kiện thứ hai là cải cách chương trình đào tạo. Các trường đại học về kinh doanh thường rất chú trọng vào các hoạt động quản lý, thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được hoạch định sẵn. Như vậy hiệu quả của hoạt động giáo dục thấp, không thu được các kiến thức về hoạt động thực tế của doanh nghiệp và không hiểu hết các giá trị của kiến thức qua đào tạo. Ở Mỹ đã có sự thay đổi đáng kể giữa hai chương trình đào tạo, một bên là chương trình của các trường kinh doanh, một bên là chương trình của đại học doanh nghiệp. Chương trình của đại học theo mô hình doanh nghiệp thường độc lập hơn, có sự góp sức của Hội đồng tư vấn các nhà doanh nghiệp. Họ là những nhà khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, các nhà kinh doanh (chủ các doanh nghiệp) cùng hướng tới một mục tiêu xây dựng nên một chương trình đào tạo thúc đẩy các hoạt động đổi mới, kết hợp được các nghiên cứu liên ngành để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Chương trình của đại học doanh nghiệp, thí dụ Đại học Taxas có 16 môn học tín chỉ và một số môn tự chọn bao gồm các vấn đề về tư vấn, kinh doanh, công nghệ thông tin, phát triển cộng đồng, phát triển khả năng tư duy khoa học và nhận biết xu hướng phát triển khoa học công nghệ tương lai. Ngoài ra các kỹ năng viết trình bày các vấn đề cũng được chú ý đặc biệt. Chương trình đào tạo phải đạt tới 4 giá trị cốt lõi, đó là (a) tầm nhìn và khả năng phát hiện; (b) tư cách làm chủ và tinh thần trách nhiệm; (c) suy nghĩ và hành động theo hướng hội nhập; và (d) hợp tác và làm việc theo nhóm.

Mặc dầu có nhiều cách triển khai mô hình đại học doanh nghiệp khác nhau ở Mỹ, châu Âu, điều kiện để thực hiện được mô hình thành công vẫn là cần tạo ra các cơ hội và khai thác các cơ hội, theo đuổi các hoạt động đổi mới. Nói khác đi là phải hình thành các đối tác, đó là điều kiện thứ ba từ đó giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ tương tác giữa các hoạt động nghiên cứu liên ngành với các hoạt động triển khai. Xã hội sẽ nhận thức được rằng, trí tuệ tổng hợp của một trường đại học là tài sản quý giá nhất. Học thuật trong trường đại học là tác nhân phá vỡ rào cản giữa nghiên cứu và triển khai, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. Khi mà uy tín của trường đại học được nâng cao, thì trường có thể khai thác nguồn tài chính từ các quỹ cho chương trình đổi mới, nghiên cứu, đào tạo trình độ bậc cao, nâng cấp thiết bị…

Điều kiện thứ tư là phát triển đội ngũ giảng viên để giảng dạy chương trình đại học doanh nghiệp. Quá trình phát triển này cần phải được hỗ trợ từ các nguồn tài chính của trường hoặc từ các đối tác, thông qua một số quỹ. Chương trình của các trường đại học được xây dựng dựa vào kiến nghị của các khoa. Một số trường đại học cũng có thể tham khảo chương trình đào tạo của các đại học danh tiếng khác. Muốn có một chương trình đào tạo có chất lượng, nói chung phải ưu tiên (ưu đãi) tài chính cho những người xây dựng chương trình và các giảng viên có khả năng phát triển chương trình đó đạt được hiệu quả cao, phải tạo điều kiện cho họ đi khảo sát thực tế.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu về giáo dục Gibb (2006) thì những nỗ lực của các trường đại học ở Mỹ đã được định hướng bởi các chương trình học thuật, tại các trường đại học kinh doanh. Điều này dẫn tới việc hợp pháp hoá hoạt động nghiên cứu và đào tạo theo hướng doanh nghiệp. Nghĩa là các trường đại học đang tìm kiếm sự công nhận cho một ngành học mới phản ánh qua mục tiêu nghề nghiệp trong điều kiện thị trường lao động luôn thay đổi.

4. Chất lượng đào tạo được đánh giá qua tinh thần khởi nghiệp

Ngày nay, các quốc gia phát triển đều nhận thấy tác động tích cực của giáo dục tới tinh thần khởi nghiệp của sinh viên để nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế. Trước đây, có những quan niệm cho rằng doanh nhân được sinh ra do tài năng bẩm sinh, do truyền thống gia đình truyền lại chứ không phải qua đào tạo. Quan điểm đó đã được duy trì trong một khoảng thời gian khá dài, do đó ở Mỹ, Tây Âu chỉ đào tạo ra người làm thuê, quản lý doanh nghiệp chứ không đào tạo họ trở thành chủ doanh nghiệp.

Các trường đại học Mỹ đã đi tiên phong loại bỏ sự thống trị quan điểm kinh doanh do thiên bẩm và xây dựng các chươg trình đào tạo ra các chủ doanh nghiệp. Họ là những người lập ra các doanh nghiệp, đưa ra các ý tưởng kinh doanh, dám chấp nhận rủ ro, có khả năng nhận biết các cơ hội kinh doanh và tìm mọi cách khai thác các cơ hội đó.

Khái niệm về khởi nghiệp trí tuệ ngày càng lan rộng trong cách thức hoạt động của các tổ chức giáo dục đại học, đặc biệt là chuẩn bị điều kiện cho các cá nhân bước vào một thế giới với hoàn cảnh không chắc chắn, phức tạp nhưng lại có nhiều cơ hội chờ đón. Trường đại học doanh nghiệp có các điều kiện như cơ hội tự chủ, theo đuổi mục tiêu hội nhập, chia sẻ và học hỏi tri thức từ cộng đồng rộng lớn. Quan hệ rộng rãi với cộng đồng đã giúp cho các trường đại học tạo lập ra các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ, chuyển giao công nghệ từ đó chất lượng đào tạo được nâng cao ở cả hai mặt, trình độ học thuật và tinh thần hội nhập, khởi nghiệp phục vụ cộng đồng.

Nhu cầu của thị trường lao động luôn thay đổi, cơ hội có việc làm trong môi trường nghề nghiệp thay đổi trở thành áp lực lớn đối với các sinh viên qua đào tạo. Do đã được chuẩn bị về tinh thần khởi nghiệp ngay khi còn học đại học nên các sinh viên chấp nhận học tập suốt đời hoặc lập nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ để kinh doanh. Mỹ là nước có chỉ số tham gia kinh doanh đứng đầu thế giới. Chỉ số được tính từ tỉ lệ của chủ doanh nghiệp so với tổng số dân, chỉ số đó của Mỹ là 10%. Yếu tố làm tăng thêm chỉ số này là do Mỹ có hệ thống đào tạo doanh nghiệp tốt nhất thế giới và trải rộng ở hầu hết các bang. Theo NOCE (2001), ở Mỹ có khoảng 30% số trường đại học có khoa đào tạo về doanh nghiệp, kinh doanh. Nước Mỹ cho rằng cung cấp kiến thức kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp cho nhiều thế hệ thì càng giúp cho kinh tế Mỹ phát triển. Do đó, chương trình đào tạo về doanh nghiệp đã trở thành môn học bắt buộc ở các trường đại học và lan rộng ra các trường phổ thông.

Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng nếu trường đại học hoạt động như doanh nghiệp thì nó có yếu tố thương mại hóa và xa rời mục tiêu giáo dục. Hầu hết các đại học lớn quan trọng nhất trên thế giới, dù là đại học công như Cambridge hay là đại học tư như Princeton, hiện đều là các đại học phi lợi nhuận, còn các đại học vì lợi nhuận chỉ tạo thành một phần nhỏ của hệ thống đại học. Lý do là, các đại học là các tổ chức có ảnh hưởng dương rất lớn đến xã hội (nói theo thuật ngữ kinh tế, là có “positive externality”), làm lợi chung cho toàn xã hội. Chính vì toàn bộ xã hội nhận được ảnh hưởng tích cực rất lớn từ hệ thống đại học, nên có thể coi đại học là của cải chung của xã hội, và xã hội có trách nhiệm “nuôi” nó. Các đại học tư phi lợi nhuận do các doanh nhân giàu có bỏ tiền tài trợ, cũng là một hình thức đóng góp và gây ảnh hưởng đến xã hội của họ. Các đại học vì lợi nhuận có vai trò nhất định trong xã hội, nhưng không đem lại được nhiều lợi công cho xã hội như là đại học phi lợi nhuận, mà mục đích chính của chúng là đem lại lợi tư cho chủ sở hữu. Các đại học vì lợi nhuận sẽ chỉ chú trọng đầu tư vào những gì sinh lời tư nhanh chóng, mà không đầu tư vào những hướng nghiên cứu hay đào tạo có ảnh hưởng tốt lâu dài đến toàn xã hội. Bởi vậy, xã hội muốn được hưởng nhiều thành quả từ hệ thống đại học, thì không thể dựa vào đại học vì lợi nhuận, mà cần dựa vào đại học phi lợi nhuận.

Tại Việt Nam đã có một số trường đại học có liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong nghiên cứu, triển khai, tuy nhiên quá ít sản phẩm được thương mại hóa. Giá trị của hơn 400 trường đại học cao đẳng ở Việt Nam rất thấp, hầu hết đào tạo các ngành kinh tế, kinh doanh cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung chung, không đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, phần đông thất nghiệp. Các trường đại học về công nghệ thiếu vắng, ngoài Đại học Bách khoa Hà Nội, ít thấy các trường đại học khác có các công trình quan trọng đóng góp cho xã hội. Để chuyển sang mô hình đại học doanh nghiệp, theo tôi khối các trường đại học công nghệ cần tiến hành chuyển đổi và nên học tập kinh nghiệm của MIT Hoa Kỳ, Đại học Bách khoa Hà Nội.

T. V. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


----------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Huy Thuần (2008). “Trách nhiệm xã hội của đại học”. Thời đại mới, số 14, 7-2008.
2. Cherwitz, A. R. (2005). “Creating a Culture of Intellectual Entrepreneurship”. Academe 91, Vol 5/August
3. Cherwitz, A. R. (2005). “A new social compact demands real change – Connecting the Unversity to the Community”. Change, Nov/Dec.
4. Clark, B. R. (1998). Creating Entrepreneurial Universities: Organisational Pathways of Transformation. Oxford: Elsevier.
5. Clark, B. R (2004). Sustaining Change in Universities. Buckingham: Society for Research into Higher Education and Open University Press.
6. Etzkowitz, H. (2004). “The Evolution of the Entrepreneurial University”. International Journal of Technology and Globalization, no 01/2004.
7. Gibb, A. A. (2002). “In Pursuit of a New ‘Enterprise’ and ‘Entrepreurship’ Paradigm for Learning: Creative Destruction, New Values, New Ways of Doing Things and New Combinations of Knowledge”. International Journal of Management Reviews, Vol. 4, pp. 213-231, 2002
8. Gibb, A. A. (2005). “Towards the Entrepreneurial University. Entrepreneurship Education as a lever for change”. A Policy Paper for the National Council for Graduate Entrepreneurship (NCGE) UK. http://www.ncee.org.uk/publication/towards_the_entrepreneurial_university.pdf
9. Gibb, A. A. (2007). “Entrepreneurship: Unique Solutions for Unique Environments. Is it possible to achieve this with the existing paradigm?”. International Journal of Entrepreneurship Education, Vol. 5 Senate Hall.
10. Higher Education in Europe (2004). “Entrepreneurship in Europe”. Higher Education in Europe, vol 29, no 2. London: Carfax Publishing.
11. Hughes, A. (2003). “Knowledge Transfer, Entrepreneurship and Economic Growth: Some Reflections and Implications for Policy in the Netherlands”. Centre for Business Research, University of Cambridge, Working Paper no. 273.
12. Kuratko, D.F. (2003). “Entrepreneurship Education: Emerging Trends and Challenges for the 21st Century”. Coleman Foundation White Papers series for U.S. Association of Small Business & Entrepreneurship - USASBE.
13. NCOE (2001). “Report on NCOE”. Kennedy School Conference on Entrepreneurship and Public Policy: New Growth Strategies for the 21st Century. NCOE Update, no 28, April.
14. Rubery, J., Grimshaw, D., Ward Kevin, H Beynon. (2001). “Organisations and the Transformation of the Internal Labour Market.” Work, Employment and Society 15 : 25-54.
15. Trần Anh Tài & Trần Văn Tùng (2009). Liên kết giữa đại học và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
(BVN)

Ngô Nhân Dụng - Tại sao không muốn Viện Khổng Tử?

Dư luận giới trí thức Việt Nam đang bày tỏ nỗi lo lắng về việc chính quyền Trung Quốc sẽ thành lập một Viện Khổng Tử; một thành công của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường trong cuộc công du hai tuần trước ở Việt Nam. Khi chuyến đi kết thúc, hai ông Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố đã thỏa thuận về việc này.


Ngay lập tức, những nhà trí thức có ảnh hưởng trên các mạng như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, học giả Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao về hưu đã từng làm việc ở Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và nhiều người khác, đã lên tiếng bác bỏ việc lập ra một Học viện Khổng Tử trong lúc chính quyền cộng sản ở nước ta tỏ ra không có một ý thức nào về cuộc tấn công “quyền lực mềm” của Cộng sản Trung Quốc.


Có thể nói ông Lý Khắc Cường đã đạt được một thắng lợi đáng kể trong chuyến đi vừa qua. Vì từ năm 2009, đảng Cộng sản Việt Nam đã có công văn cho phép thành lập một “Học viện Khổng Tử” tại Việt Nam; nhưng chưa làm gì cả. Năm 2011, ông Tập Cận Bình, lúc còn làm phó chủ tịch Trung Quốc, tới Hà Nội cũng đã thúc giục cần“xây dựng nhanh chóng Học viện Khổng Tử tại Việt Nam.” Kể từ năm 2009 tới nay đã là hơn bốn năm, guồng máy chính quyền Việt Nam chưa thấy có một chuyển động nào để thực hiện cái công văn cũ, rồi cũng không ai động đậy gì để đáp lời thúc giục của Tập Cận Bình. Có thể đoán, ngay trong số các đảng viên cộng sản đang ngồi trong guồng máy nhà nước, họ cũng biết lo, và tìm cách trì hoãn, không làm gì cả.
Năm nay, Lý Khắc Cường làm cái gì không biết mà đã buộc Nguyễn Tấn Dũng phải ra đứng trước công chúng chấp nhận việc cho Viện Khổng Tử ra đời. Việc thành lập những Viện Khổng Tử có đáng cho dân Việt Nam lo sợ hay không? Nếu có, thì sợ về cái gì? Ðó là điều chúng ta cần bàn trước khi chọn một cách phản ứng.
Có nhà trí thức đã nhìn thấy trong việc thành lập Viện Khổng Tử một mối đe dọa: Chính quyền Cộng sản Trung Hoa tính “cho đạo Khổng nô dịch dân Việt.” Phản ứng này hoàn toàn do cảm tính, vì lòng yêu nước và vì mối lo sợ khi thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn quen giữ thái độ nhu nhược, hèn yếu, Trung Cộng bảo sao cũng nghe. Chúng ta biết rằng đạo Khổng đã được truyền bá ở nước ta từ hàng ngàn năm trước, mà dân ta vẫn không bao giờ chấp nhận bị nô dịch. Có những chính quyền chịu làm nô dịch, nhưng số phận của họ rất ngắn ngủi, vì đi ngược lòng dân. Các chính quyền sử dụng đạo Khổng đầu tiên là đời Lý, đời Trần, đều biết bảo vệ nền độc lập dân tộc, cả về chính trị lẫn văn hóa! Muốn nô dịch dân Việt, không phải dễ làm!
Kế hoạch đồng hóa dân Việt tàn khốc nhất được thi hành mới cách đây 600 năm. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mới cho công bố lại những điều ông khám phá trong sách Việt kiệu thư, cho biết và năm 1406, vua Thành Tổ nhà Minh ra lệnh cho quân đội xâm lược nước ta, sau khi đã đánh vào An Nam rồi, trừ các sách kinh, Ðạo giáo, Phật giáo, “hết thảy sách vở văn tự cho đến sách ghi chép lễ tục, sách dạy trẻ con,... một mảnh một chữ đều phải tiêu hủy hết. Khắp trong nước ấy phàm những nơi di tích có bia do Trung Quốc dựng thì giữ lại, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy hết, một chữ chớ để còn. Một sắc dụ gửi Chu Năng còn căn dặn “các văn tịch (sổ hộ khẩu sổ ghi chép về của cải) và bản đồ cho tới cấp quận ấp, thì không được hủy. Cuộc đô hộ của nhà Minh chỉ kéo dài được 20 năm nhưng đã hủy diệt bao nhiêu tài sản văn hóa của dân tộc Việt. Nhưng nếu nước ta chưa bị Trung Cộng chiếm đóng như thời Minh Thành Tổ, thì dù những Viện Khổng Tử lập ra cũng không hủy diệt được văn hóa dân tộc Việt!
Có thể nói người Việt Nam không hề sợ, cho nên đã thành lập những Viện Khổng Tử từ lâu lắm rồi, gọi là Văn Miếu. Vào trong Văn Miếu ở Hà Nội ai cũng thấy đó là nơi thờ các ông Khổng Tử, Mạnh Tử, và các bậc tiên hiền, người Việt cũng như người Trung Hoa. Nhưng cái “Viện Khổng Tử” này, do Lý Nhân Tông lập ra từ năm 1070, đã “làm xong nhiệm vụ lịch sử” của nó từ trăm năm nay rồi. Vì ngay tại các quốc gia Ðông Á còn giữ truyền thống Khổng Mạnh, như Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn, Singapore, họ cũng biết lưa chọn. Người ta vẫn bảo vệ các nền nếp đạo đức do hai ông thày này để lại, các quy tắc trong đời sống cá nhân, gia đình, bè bạn; những quy tắc luân lý đó còn nhiều điều ích lợi: Sống ngay thẳng, thành thật, kính trọng cha mẹ, hòa thuận với anh chị em, giữ tín nghĩa với bè bạn, vân vân. Còn tất cả các quan niệm khác do môn đồ các ông Khổng Tử, Mạnh Tử đặt ra, về trị quốc, về bình thiên hạ, thì bây giờ không còn ai cần học nữa. Kho kiến thức của loài người đã đầy các điều mới mẻ, tiến bộ, đáng học là làm theo hơn hai ông thầy cũ này.
Biết như vậy, cho nên cũng không nên mang mối lo sợ thứ hai: Sợ Trung Cộng sử dụng các Viện Khổng Tử để thi thố cái gọi là “quyền lực mềm” của họ. Quyền lực mềm có thể gia tăng ảnh hưởng của các quốc gia trên các nước khác, không khác gì các quyền lực “cứng” như súng đạn, và tiền bạc. Vậy quyền lực mềm là những thứ gì mà gây được ảnh hưởng trên các nước khác? Ðó là những định chế xã hội, các sản phẩm văn hóa, các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, cho tới hệ thống pháp luật, thủ tục hành chánh, nghệ thuật quản lý, vân vân. Hiện nay thế giới đang “chạy” bằng các sản phẩm tri thức như vậy, tiến nhanh hay chậm, thấy liền.
Những nước tiến bộ đều nhờ có những định chế hay; đời sống tươi đẹp vì các sản phẩm văn hóa phong phú; xã hội bình an vì cách tổ chức và luật pháp về chính trị, kinh tế có hiệu quả, vân vân. Những thứ đó tự nó hấp dẫn mọi người, không cần ai mua chuộc hay ép buộc phải theo cả. Những nước tiến bộ có “sức mạnh mềm,” vì các nước khác nhìn cảnh tiến bộ của họ mà thèm! Và muốn bắt chước. Do đó, họ có thể gây ảnh hưởng trên các nước khác.
Khi xét như vậy thì các Viện Khổng Tử có giúp chính quyền Trung Cộng sử dụng một thứ sức mạnh mềm nào hay chăng? Có thể nói ngay là không có gì hết! Những nước Á Ðông khác còn biết sử dụng Khổng Giáo để bảo vệ đạo đức cá nhân trong cuộc sống; còn ngay trong Trung Quốc thì không! Có dân tộc nào muốn thiết lập một xã hội bất công và tham nhũng như ở nước Trung Hoa bây giờ hay không? Có trường đại học hay viện nghiên cứu nào của Trung Quốc đáng để sinh viên các nước khác tranh đua vào học hay không? Có thể nói, Sức mạnh mềm của Trung Quốc bây giờ gần như là số không!
Vậy tại sao họ vẫn chi tiền ra để thành lập các Viện Khổng Tử?
Họ muốn dùng đó làm cơ sở tuyên truyền, một sở trường của các chế độ cộng sản. Ðiều đầu tiên họ muốn tuyên truyền là chứng tỏ chính quyền Trung Cộng có một bộ mặt hiền từ, mô phạm, dưới hình ảnh Khổng Tử. Ai tin thì cứ việc tin, nhất là ở những nước ở xa. Nhưng còn những nước ở gần thì sao? Nếu có ai biết sự thật đầy đủ, thấy cả những bộ mặt hung hãn, gian xảo của họ và dám nói lên, thì họ sẽ tìm cách bịt miệng người ta lại.
Chuyện thứ hai họ sẽ nhắm là đào tạo những người hoàn toàn có thiện cảm với họ, qua các cuộc trao đổi, mua chuộc, rồi tìm cách gài những người này vào guồng máy chính quyền bản xứ để lúc nào cũng đồng ý, nhất trí với chính quyền Trung Cộng. Nếu guồng máy cai trị bản xứ mà đã có sẵn những tay sai như vậy rồi thì càng tốt. Vì chính bọn tay sai này sẽ làm công việc bịt miệng dân, không cho ai nói ngược lại những lời tuyên truyền của Trung Cộng!
Viện Khổng Tử chính nó không nguy hiểm; nhưng sẽ tác hại cho nước Việt Nam nếu chúng được sử dụng cho mục đích tuyên truyền cho chế độ cộng sản Trung Quốc.
Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện biểu lộ nỗi quan ngại của ông: “Phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Ðiển hình là vừa rồi có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Thêm vào đó, có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc.” Ðó là trước khi có chuyện lập Viện Khổng Tử! Chính quý vị tăng, ni trong nước đã bày tỏ mối lo ngại là Trung Cộng đang đưa tiền giúp trùng tu các chùa chiền, để gây ảnh hưởng trên cả cách bài trí cho tới các nghi lễ trong các chùa. Nhạc sĩ Trần Văn Khê từng nghiên cứu các cách tụng kinh của người Việt, mỗi miền (Nam, Trung, Bắc) có giai điệu tụng, xướng, niệm, tán, vân vân, khác nhau. Vì nghe thì thấy ngay âm điệu tụng kinh chịu ảnh hưởng của dân ca mỗi miền. Bây giờ Trung Quốc đang xâm nhập vào các chùa Việt Nam. Bao giờ mà Phật tử Việt cũng tụng kinh theo âm điệu Quảng Ðông, Phúc Kiến, thì chắc lúc đó Bắc Kinh cũng không cần lập nhiều Viện Khổng Tử nữa!
Trong khi đó, nhà ngoại giao hồi hưu Dương Danh Dy, với kinh nghiệm ở Trung Quốc nhiều năm, còn nhắc nhở thêm: “Người Trung Quốc thì ý đồ bành trướng xâm chiếm lãnh thổ của họ rất dài. Họ sẵn sàng chờ đợi 10 năm, 20 năm, 30 năm thậm chí là hàng trăm năm. Chưa lấy được biển Ðông thì họ chưa thôi trừ phi đất nước Trung Quốc suy yếu đi.”
Với những điều đáng lo như thế, chúng ta có thể hiểu được tại sao giới trí thức Việt Nam lại phản ứng mạnh mẽ, chống lại thỏa hiệp giữa Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập học viện Khổng Tử.
 
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
 

Hoan hô ông Võ Văn Thưởng

Nhà báo Nguyễn Thông: Trong cuộc đời làm chính trị nhàn nhạt của ông Võ Văn Thưởng từ lúc khởi đầu đến giờ, theo tôi, có lẽ đây là lần đầu tiên ông ấy chứng tỏ được bản lĩnh của mình. Rất đáng quý. Và quý nhất là đối với vụ việc dân chúng bất bình chính quyền, trong khi công an cố sức tìm bắt "kẻ chủ mưu, cầm đầu, quá khích" thì ông Thưởng không hề đổ lỗi cho dân, lại còn xin lỗi dân, bồi thường cho dân, nhận trách nhiệm về mình. Tôi là lính của ông Thưởng nhiều năm nhưng chưa bao giờ phục ông ấy, tuy nhiên lần này tôi khâm phục, bỏ phiếu tín nhiệm cao.  

Vụ Luồng lạch bồi lấp, tàu cá nằm bờ: 
Chi trả thiệt hại cho ngư dân

Sau khi cửa sông Phú Thọ được khơi thông, chiều 1.11 nhiều tàu cá của ngư dân xã Nghĩa An và Nghĩa Phú, H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) bị mắc kẹt trong cửa sông hơn một tháng đã ra khơi. Tuy nhiên, do sóng lớn cộng triều cường dâng cao nên đến sáng 2.11, cửa sông Phú Thọ bị bồi lấp trở lại. 


Ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (trái), đến hiện trường chỉ đạo việc khơi
thông luồng lạch và nạn sạt lở tại khu vực cửa Đại sáng 2.11 - Ảnh: Hiển Cừ 


Sáng sớm cùng ngày, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, tiếp tục đến hiện trường chỉ đạo việc khơi thông luồng lạch và nạn sạt lở tại khu vực cửa Đại. Ông Thưởng chỉ đạo đơn vị thi công phải huy động phương tiện liên tục nạo vét, thông luồng cửa sông Phú Thọ để ngư dân tiếp tục đưa tàu cá ra khơi mưu sinh, đồng thời có biện pháp chắn sóng, hạn chế tối đa việc bồi lấp cửa sông, nhanh chóng xây kè chống sạt lở khu vực cửa Đại.

Theo UBND H.Tư Nghĩa, chính quyền và người dân đã thống kê và thống nhất số lượng tàu thuyền nằm bờ do cửa sông Phú Thọ bị bồi lấp để chi trả tiền hỗ trợ thiệt hại theo phương châm công bằng và chính xác. Ông Lê Trung Thành, Phó chủ tịch UBND H.Tư Nghĩa, cho biết qua thống kê có 125 tàu cá của ngư dân xã Nghĩa An và Nghĩa Phú bị ảnh hưởng, tổng số tiền hỗ trợ hơn 2,5 tỉ đồng. Trong đó, đối với tàu cá có công suất dưới 90 CV hỗ trợ 10 triệu đồng, tàu cá từ 90-200 CV hỗ trợ 15 triệu đồng, tàu cá trên 200 CV hỗ trợ 20 triệu đồng. Riêng 583 ngư dân đi trên các tàu cá không ra khơi được vì luồng lạch bị bồi lấp, mỗi ngư dân được hỗ trợ 2 triệu đồng. Trong chiều 2.11, chính quyền địa phương bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ cho các chủ tàu cá và ngư dân.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đối thoại với người dân xã Nghĩa An, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt trong việc khắc phục cửa sông bị bồi lấp, cửa biển bị sạt lở, việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho dân. Nhìn nhận lại vụ hàng trăm người dân xã Nghĩa An kéo lên QL1A tụ tập, phản đối, gây tắc nghẽn giao thông vào ngày 27.10, ông Võ Văn Thưởng cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc trong công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền khi giải quyết những bức xúc chính đáng và có thật của người dân. “Việc giải quyết bức xúc của bà con ngư dân cần phải có thời gian bởi phụ thuộc nhiều yếu tố của thời tiết, nhưng điều quan trọng nhất là các cấp ủy Đảng, chính quyền phải tập trung giải quyết bức xúc của dân. Chúng tôi quan niệm rằng giải quyết chuyện của dân là chuyện quan trọng nhất của mỗi cấp ủy Đảng, mỗi cấp chính quyền. Mỗi đồng chí bí thư cấp ủy, mỗi đồng chí chủ tịch ủy ban nếu ý thức được việc này thì sẽ kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân, đồng thời tránh được vụ việc đáng tiếc xảy ra”, ông Thưởng nói.
Hiển Cừ
Nguồn: Thanh Niên

“Ngoại cảm” dự đoán Việt Nam vượt Nhật – Hàn!

tr4b

“Việt Nam sẽ không thua kém Nhật Bản, Hàn Quốc”. Câu nói của bộ trưởng Kế hoạch đầu tư tại diễn đàn Quốc hội sáng 1.11 làm nhiều người giật mình.
Ông Bùi Quang Vinh đã tin tưởng và tự hào trí tuệ dân tộc Việt Nam và có một cảm hứng như thế. Dĩ nhiên, tin vào trí tuệ dân tộc là điều tốt, nhưng vin vào đó để thổi phồng lên một điều chưa bao giờ có thật trong vòng mấy chục năm qua của nền kinh tế đất nước so với các nước khu vực và Nhật, Hàn thì quả là… hơn cả tự tin.
Nếu phát huy được lòng người, tình cảm dân tộc thì đất nước chắc chắn phát triển, nhưng với tình trạng như hiện nay về sự thật các mối quan hệ vận hành kinh tế, các quan hệ xã hội… thì thật khó cho niềm tin trên.
Nếu tiếp tục ru ngủ nhau, chắc chắn sẽ còn thua cả Lào và Campuchia. Có ý kiến cho rằng, Campuchia đã hơn Việt Nam ở một số lĩnh vực và thời gian tới, họ sẽ trở thành đất nước tiến xa hơn nhiều với những cảm hứng mới mẻ hơn.
Ông Bùi Quang Vinh “ngoại cảm” như thế cũng khiến nhiều người vui khi nghe ngôn rộn ràng, nhưng nhìn lại, Việt Nam của chúng ta lạc hậu với Nhật Bản, Hàn Quốc quá nửa thế kỷ. Vậy thì cách gì đây để vươn tới trình độ như thế đã là hạnh phúc chứ chưa nói đến vượt cả họ theo cách “ngoại cảm” của ông Vinh.
Mấy năm trước, khi Vinashin lở loét, toàn dân mất hơn 80.000 tỷ đồng qua cung cách làm ăn thua lỗ của nắm đấm thép. Sau nhiều lần phẫu thuật, cái tên Vinashin không còn lõa thể nữa mà được cho “biến mất” và trở thành một cái tên mới Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC), cái tên Vinashin đã trở thành áo giấy, “hóa vàng”, tên mới của SBIC hoàn toàn không có lỗ lũy kế, vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng, không một ai có thể “ngoại cảm” được SBIC sau bao nhiêu năm sẽ có lãi và trả được nợ cho chúa chổm Vinashin. Ve sầu đã thoát xác nhưng món nợ tiền thật vẫn còn đó, không ai lý giải được rằng “trâu” sẽ “cày” như thế nào, người sẽ “bừa” ra làm sao trong khung cảnh nền kinh tế khó khăn để trả nợ cho di sản này.
Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trước đây từng đăng đàn nói như muốn chia đôi giải Nobel kinh tế vì thành tích của đơn vị điều tiết vĩ mô này, cách nói như dội thêm dầu vào lửa trước bao khó khăn lúc đó.
Nhưng ngày 1.11, người từng đòi giải thưởng trứ danh thế giới đã nói rằng: “chúng tôi ý thức sâu sắc rằng cử tri cả nước luôn công tâm, luôn luôn công bằng và nhân ái, nên chúng tôi không ngừng phấn đấu và không ngừng cống hiến, nhưng con đường phía trước còn nhiều chông gai khó khăn, nên mong đại biểu và cử tri tiếp tục ủng hộ và giám sát”.
Cử tri là ai? Nói cho cùng là nhân dân, ông Bình rất biết cách đánh vào lòng “nhân ái” của cử tri để tranh thủ sự thông cảm. Các lần trước ông đưa ra những bình luận và hoạt ngô về vàng, về điều hành vĩ mô như một phương cách “ngoại cảm” đặc biệt cho phép giải thích chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước.
Còn lần này, ông tìm cách khác, lòng “nhân ái” để tiếp diễn cảm hứng riêng của ông và ngành là “cống hiến”, “phấn đấu”. Trong các lần “ngoại cảm” trước đây, vẻ như ông Bình đẩy lên sự lạc quan lãng mạn, còn bây giờ, ông “ngoại cảm” chặng đường phía trước rất khác; “chông gai khó khăn”.

Q.Nam
(Một Thế giới) 

Hình ảnh Sài Gòn trong cuộc đảo chính 1/11/1963

Đảo chính 1993. Ảnh: Redvn.
Đảo chính 1963. Ảnh: Redvn.
Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 1/11/1963, tại Sài Gòn đã xảy ra cuộc đảo chính quân sự đẫm máu lật đổ chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một trong những biến cố lịch sử lớn nhất trong thời gian tồn tại của chế độ Sài Gòn.

Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 là do chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm tham nhũng, độc tài, gia đình trị và thực hiện chính sách đàn áp Phật giáo, khiến làn sóng phản kháng của dân chúng nổi lên trên khắp miền Nam. Một lý do khác là vì chính phủ của ông đã bất đồng với người Mỹ – những kẻ muốn đặt miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát toàn diện hơn.

Cuộc đảo chính kết thúc ngày 2/11/1963 với cái chết thảm của  anh em tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, khiến chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.

Dưới đây là một số hình ảnh về Sài Gòn trong cuộc đảo chính, được đăng tải trên website Vietnam Center and Archive.
 

Những hình ảnh vụ đảo chính.
Những hình ảnh vụ đảo chính.
Theo Red.vn

Chuyện trò với bà Ngô Đình Nhu

5-11-1963 Bà Nhu tại California, vài ngày sau cuộc đảo chánh
Tôi đến thăm Bà Ngô Ðình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhà h5 và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thả hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Ðầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.
Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hội khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Ðó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiệm tạm đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.
Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay Joyn Lennos ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.
Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vãn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên “cái già” cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.
Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Ðông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Ðơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Ðức Cha Ngô Ðình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Ðình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gõ gụ mầu đ3n với những nét chạm trổ Việt Nam quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ Việt Nam qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thi cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thẩm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Ðộc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một “công trình” nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.
Ðứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. “Vui với cái vui của thiên hạ” chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trải. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Phòng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có c9d61n một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong “căn hộ” nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.
Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Ðộc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc dầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.
Ðối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn “gài” Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thôi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối với Bà và lương tâm ngay lành của tôi.
Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục một món tiền lớn và Ðức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Như cho mấy thanh niêm mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.
Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Ðàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về Việt Nam nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn cộng sản. Tôi đã đi ÐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm Việt Nam mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói “tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới”. Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Ðà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bẳng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khổ đau. Ông con trai lớn Ngô Ðình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trách rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình Ông Trách sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Ðình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l’Econmie yet du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Ðình Quyền học trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói “Ông Quỳnh giống Bác”, hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ðang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Ðình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm hình chụp chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.
Cô con gái út Ngô Ðình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới. Lệ Quyên có chồng người Ý nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Ðình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.
Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều “xuống đường” đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chú nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Ðức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Ðấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Ðức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Ðức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Ðức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.
Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thương mang đồ ăn đến cho nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà… thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói “hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh”. Các vị tu sĩ Ấn Ðộ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.
Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu “ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là”kiểu áo Bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc Việt Nam để mua lại. Tổng Thống nghe lời giải bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng Bà Nhu cũng đề cập đến những diễn biến chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Bà có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dẽ dàng bị thuyết phục. Ðiều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé những Bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận. Bà vẫn còn giữ những liên lạc cần thiết với gfiới ngoại giao quốc tế trong một giới hạn cẩn trọng. Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp “phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng”. Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng , chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.
Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với Việt Nam và nhất là đối với Ðệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà đã không còn mang những “hận thù” đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử. Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC với đòi hỏi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Như không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Ðối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Ðó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào. Trong quá khứ đã có vài tờ bào ở Ðức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Ðình Nhu. Tất cả những bài “phỏng vấn” đó đều là những ngụy tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.
Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chống Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người vì thời gian đến gần 40 năm cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh “đó là một bọn ngu dốt”.
Ðồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi nhưng thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Như không tỏ ra mệt mỏi hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách của bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thứ ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết hay những gì gọi là “bí mật lịch sử” sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi. Tôi chợt nghĩ đến “ông tướng phường chèo” Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con… Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá trị gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo “báu vật” đó để làm gì. Ðặt trường hợp “báu vật” đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.
Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris mà trong lòng xôn xao niềm vui vì không ngờ một “bà cụ” gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phủ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trông tuyệt đối nơi sự quan phòng của Ðấng Tạo Hóa. Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui.
Trương Phú Thứ
(gocong.com)
 

2 bức ảnh lộ bí mật cuối cùng vụ Bích Hằng tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên

(PetroTimes) - 2 bức ảnh sau đây đã nói lên tất cả vấn đề. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nên kết thúc vụ việc để giữ sự yên bình cho giấc ngủ của người chiến sỹ đã quên thân vì nước, cũng là trả lại sự công bằng và có thái độ tôn trọng, ghi nhận đúng đắn với công sức, thiện tâm của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Trong biên bản bàn giao, đã ghi rõ phần "di vật của liệt sỹ" (tức là các vật đi kèm chứ không phải hài cốt): 13 mảnh bát vỡ. Vậy là ngay từ đầu, đoàn quy tập đã xác định đây là mảnh bát vỡ chứ không phải hài cốt. Vậy mà về sau, có cơ quan chức năng lại mang mảnh sành này ra kiểm định và tuyên bố là... mảnh sành. Rõ ràng, đã là mảnh sành thì kiểm định 1000 lần cũng là mảnh sành mà thôi.

Theo lý giải của tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA thì: Khi trộm được thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, người dân đã đặt thủ cấp vào một chiếc bát sành và mang đi chôn.

Khi mới đào lên, thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên chỉ còn là khối đất đen nhưng có nguyên hình hốc mắt, mũi và miệng. Trong quá trình cất bốc, đoàn quy tập đã có thể đã gom luôn cả các vật giống hình xương lẫn xung quanh khu đất (trong biên bản cũng ghi rõ: Nghi là răng).

Được biết, trong vụ cất bốc này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng không trực tiếp thực hiện. Sau khi xác định vị trí, khu vực, Phan Thị Bích Hằng phải về Hà Nội gấp vì có người thân mất, nhường phần việc còn lại cho con cháu liệt sỹ và chính quyền địa phương.

Sau khi công bố 2 bức ảnh này, chúng tôi mong muốn sự việc sẽ kết thúc tại đây, để trả lại sự yên tĩnh đáng ra nó phải có.

Ai đúng, ai sai, dư luận sẽ phán xét. Chúng ta tin chắc rằng, người dân sẽ đứng về phía sự thật, về phía những người vì nghĩa mà không quản khó khăn đi tìm phần thi thể còn thất lạc như một sự báo ơn với người đi trước. Dù họ thành công hay không thành công - những nỗ lực đó đều rất đáng ghi nhận. Nó đáng trân trọng hơn nhiều so với những hoài nghi của những người chỉ ngồi một chỗ và… phán

Hoàng Thắng
  (Petrotimes) 

Những đòi hỏi phi lý và trịch thượng!


Như có sự chuẩn bị để phối hợp có lớp lang, bài bản, mỗi khi tại Việt Nam diễn ra một sự kiện quan trọng thì các đài BBC, VOA, RFA, RFI đăng tải tin tức, bình luận theo lối bóp méo, xuyên tạc, hoặc mời gọi vài gương mặt cũ chưa bao giờ có ý kiến thiện chí với Việt Nam tới phỏng vấn, một số tổ chức quốc tế nhân danh nhân quyền cũng lập tức sản xuất các loại "tuyên bố, thông cáo" hoặc gửi thư đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý trịch thượng,...!
Ngày 21-10, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII của nước CHXHCN Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Ngày 22-10, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (đăng trên các trang mạng) với thái độ và lời lẽ trịch thượng để "thúc giục" Việt Nam bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền trong bản Hiến pháp 1992 sửa đổi! Vậy HRW là tổ chức gì mà tự cho mình "quyền" can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam như vậy?
Mở đầu thư gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, HRW tự quảng cáo họ là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, với hơn 400 nhân viên trên toàn cầu, đã công bố hơn 100 báo cáo và hàng trăm đánh giá về tình trạng nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia. Ðối với Việt Nam, HRW đã "nghiên cứu" về tình hình nhân quyền trong hơn hai thập niên vừa qua và từng đưa ra "khuyến nghị" đối với Chính phủ và Quốc hội Việt Nam về nhiều các vấn đề khác nhau! Tuy nhiên, những dòng quảng cáo này lại không phản ánh đúng bản chất của HRW, chỉ là tự thêu dệt để lừa dối dư luận, bởi trên thực tế, dựa trên quan niệm "tiêu chuẩn kép" về nhân quyền, chưa bao giờ tổ chức này công tâm khi đánh giá tình hình nhân quyền, và HRW đã bị nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng như chuyên gia, nhà nghiên cứu trên thế giới lên án. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó Robert L.Bernstein - người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu "nghèo nàn", dựa vào nhân chứng mà không cần kiểm chứng lời kể của họ, hoặc nếu có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor từng cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế... Từ phương pháp nghiên cứu như vậy, liệu có thể tin vào sự khách quan, tính chính xác trong báo cáo, đánh giá mà HRW tự cho mình "sứ mệnh" điều tra và đánh giá, rồi tự cho mình có thái độ "công tâm" khi tiếp cận tình hình nhân quyền trên thế giới? Họ còn đưa ra các khuyến cáo đối với các quốc gia, nhưng chính họ lại luôn bảo lưu định kiến cố hữu mà đằng sau đó là mưu toan tính chính trị đối với các chính phủ cánh tả và các nước phát triển theo mô hình XHCN như Venezuela, Bolivia, Ecuador, Việt Nam... Tháng 3-2013, trên tờ Critical Legal Thinking, nhà báo Garry Leech đã chỉ mặt vạch tên HRW khi cho rằng với các nước ở châu Mỹ la-tinh như Venezuela, Bolivia, Ecuador hay Cuba, HRW chỉ tập trung chỉ trích các vụ việc về quyền dân sự, chính trị, trong khi phớt lờ các thành tựu ấn tượng về bảo đảm nhân quyền trong các lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ tại các quốc gia này. Ðối với Mỹ, báo cáo nhân quyền của HRW chỉ quan tâm đến thành tựu bảo đảm tự do, dân chủ và các quyền dân sự, chính trị của người dân, mà không hề đề cập đến các vi phạm nhân quyền trên lĩnh vực kinh tế - xã hội khi Chính phủ Mỹ không bảo đảm lương thực, chỗ ở, dịch vụ y tế cho người dân (theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Y khoa Harvard năm 2009 có 45.000 người Mỹ tử vong vì không được tiếp cận dịch vụ y tế, còn theo tổ chức Feeding America, ở Mỹ có hơn nửa triệu người vô gia cư, 17 triệu trẻ em bị bỏ đói...)...
Trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam lần này cũng vậy, mặc dù cố tỏ ra khách quan trong khi hoan nghênh việc Quốc hội đưa dự thảo Hiến pháp ra lấy ý kiến của đông đảo nhân dân, ghi nhận các sửa đổi liên quan đến quyền sống (Ðiều 21), cấm phân biệt đối xử vì lý do chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Ðiều 17), cấm phân biệt đối xử về giới tính (Ðiều 27), cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em (Ðiều 38),... nhưng HRW vẫn "ngựa quen đường cũ" khi đưa ra nhận định phiến diện rằng, chính quyền Việt Nam "sách nhiễu" một số người "can đảm vận động cho những thay đổi trong Hiến pháp"! Không dừng lại ở đó, HRW còn tiếp tục lặp lại các luận điệu vốn rất nhàm mà các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam (như tổ chức khủng bố "Việt Tân", "đảng Dân chủ Việt Nam" và RFA, VOA, BBC...) vẫn gieo rắc trong dư luận, từ đó chỉ trích các sửa đổi trong Dự thảo Hiến pháp. Thậm chí HRW còn cho rằng, ngôn ngữ trong Dự thảo Hiến pháp "thiếu chặt chẽ, tăng khả năng hạn chế nhiều quyền cơ bản"! Từ các nhận định sai lầm kể trên, HRW đưa ra cái mà tổ chức này gọi là "kiến nghị quan trọng" đối với Quốc hội Việt Nam, song thực ra là thái độ trịch thượng, xấc xược, tự cho mình quyền "yêu cầu, thúc giục" Quốc hội của một quốc gia độc lập, có chủ quyền phải làm theo điều mà HRW mong muốn!
Trước hết phải nói rằng, trong khi lên giọng "dạy bảo" các nước trên thế giới phải làm thế này thế kia để bảo đảm nhân quyền, HRW lại không biết, hay họ cố tình không biết, phần mở đầu Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, khoản 1 Ðiều 1 đã viết rất rõ: "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Ðiều đó có nghĩa là như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam có quyền do "quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Vì thế, bất kỳ cá nhân nào quan tâm tới việc Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ đều thấy đó là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, nếu thật sự có thiện chí, HRW cần tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam, và nếu có ý kiến đóng góp thì cần hướng theo mục tiêu mà nhân dân Việt Nam lựa chọn, chứ không thể hướng theo ý muốn của HRW. Với tinh thần cầu thị, Việt Nam hoan nghênh, ghi nhận các ý kiến góp ý mang tính xây dựng, song cũng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá.
Các nội dung phi lý trong chỉ trích của HRW liên quan đến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội Việt Nam chỉ là sự lặp lại luận điệu cũ rích vốn đầy rẫy trên internet nên không cần nhắc lại. Ở đây chỉ bàn về cơ sở, "cách tiếp cận" của HRW khi gửi kiến nghị tới Quốc hội Việt Nam. Thực ra thủ đoạn của HRW cũng giống như thủ đoạn của các thế lực thù địch đang mưu toan thực hiện "diễn biến hòa bình" là áp đặt quan niệm "nhân quyền theo kiểu phương Tây" vào Việt Nam. Họ bất chấp sự lựa chọn con đường phát triển, bất chấp các điều kiện, đặc điểm về chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa - lịch sử, tự cho mình quyền được yêu sách, kiến nghị! Bằng việc này, HRW đã chối bỏ vấn đề có tính bản chất: nhân quyền là giá trị cao quý chung được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận và chia sẻ. Nhân quyền không phải là tài sản độc quyền của một nước hay châu lục nào; do đó không ai có thể độc quyền giải thích về nhân quyền của thế giới theo quan niệm riêng, cũng không được tùy tiện áp đặt cách giải thích đó cho khoảng 200 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau có chủ quyền và có quyền bình đẳng như nhau cùng tồn tại trên trái đất. Ðó là nguyên nhân lý giải tại sao các loại quan niệm như "nhân quyền cao hơn chủ quyền", "nhân quyền không có biên giới quốc gia", "nhân quyền không phải là công việc nội bộ của một nước", "nhân quyền không thuộc nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ", thậm chí "những nước phi dân chủ và không quan tâm đến việc tôn trọng nhân quyền đều không được coi là nước có chủ quyền",... đã bị dư luận thế giới vạch rõ chỉ là chiêu bài mị dân, là "giả danh nhân quyền" phục vụ các mục đích đen tối, là hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.
Nhân quyền là giá trị chung, song bao giờ cũng hình thành, phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội, một điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa nhất định, chịu sự quy định của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội ở quốc gia, dân tộc đó. Bên những giá trị có tính nhân loại, mỗi quốc gia - dân tộc đều có quan niệm của mình về nhân quyền; đồng thời cố gắng xây dựng cách thức để bảo đảm các quyền con người phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng. Chính vì thế, trong khi đã ký kết nhiều văn bản quốc tế liên quan tới nhân quyền như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về quyền trẻ em,... thì Việt Nam cũng luôn cố gắng luật pháp hóa, cụ thể hóa quan niệm tiến bộ về nhân quyền trong cuộc sống để mọi người dân được hưởng các quyền của mình. Trong những năm qua, thành tựu về quyền con người ở Việt Nam đã được Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc đánh giá cao, đồng thời được dư luận tiến bộ trên thế giới hoan nghênh và ủng hộ. Do đó, trên con đường hoàn thiện để phát triển, các quy định liên quan tới quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chính là các tiêu chí cụ thể đáp ứng tiêu chuẩn chung về nhân quyền thế giới đồng thời, là sự vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, để từ đó chúng ta sẽ đạt được những thành tựu mới hơn về nhân quyền, để nhân quyền của mọi người dân ngày càng được khẳng định và bảo đảm trong cuộc sống.
(Nhân dân)
 

Nguyễn Văn Tuấn - Đạo đức Mác?


Qua “vụ Cát Tường” dường như ai cũng đồng ý rằng đạo đức xã hội đang suy thoái. Ngay cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước cũng đồng ý với nhận định này. Người ta cũng đồng ý là đạo đức suy thoái bắt nguồn từ giáo dục. Vậy, trong học đường, người ta dạy cái gì cho học sinh? Gs Văn Như Cương trích từ sách “Giáo dục Công dân” lớp 10, trang 34 và 35 đề cập đến khái niệm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng như sau:

”Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật”



”Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới”.

http://tuoitre.vn/Giao-duc/577845/khoang-trong-day-nguoi.html#ad-image-0

Thử hỏi ai có thể hiểu được 2 khái niệm này? Người lớn còn chưa hiểu, nói gì đến học trò lớp 10. Tôi thì phải thú nhận ngay là không hiểu. Viết là một cách suy nghĩ; suy nghĩ mù mờ thì viết cũng mù mờ. Tôi nghi rằng chính người viết ra hai khái niệm đó chưa chắc đã hiểu họ viết cái gì. Vậy mà người ta xem đó là “giáo dục công dân”!

Ngày xưa (thời thập niên 60-70s tôi còn đi học ở miền Nam) nhà trường có môn “Công dân giáo dục” từ cấp tiểu học. Ngay cả tên môn học "Công dân giáo dục" nghe cũng nhẹ nhàng hơn là "Giáo dục công dân" (nghe hơi trịch thượng). Môn này còn được gọi bằng một cái tên rất hay: “Đức Dục” (hiểu theo nghĩa giáo dục về đạo đức). Môn Đức Dục chỉ đơn giản dạy học trò cách hành xử và tương tác trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như lòng yêu nước, kính trọng cha mẹ, thương yêu bà con và chòm xóm, gặp thầy cô ngoài đường thì khoanh tay chào hỏi, đi đường thấy đám tang thì giở nón ra, v.v. Rất đơn giản, chứ không có những triết lí cao siêu kiểu “biện chứng”. Đơn giản mà hiệu quả. Bởi vậy, học giả Nguyễn Hiến Lê có lần viết trong hồi kí là sau 1975 cán bộ ngoài Bắc vào "tiếp quản" ở miền Nam ngạc nhiên thấy trẻ con miền Nam sao mà chúng tử tế quá (ví dụ như lúc nào cũng khoanh tay kính cẩn chào khách).

Chuyện nọ xọ chuyện kia. Hôm nọ đọc trên soha.vn, khi được hỏi y đức là gì, thì một vị luật sư trả lời như sau:

“Y đức là đạo đức nghề y. Còn đạo đức, nói chung theo quan điểm chủ nghĩa Mac, là 1 hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực xử sự định hướng giá trị được thừa nhận. Nó có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn nghề nghiệp. Theo quan điểm này thì đạo đức nghề y gọi tắt là y đức nó có chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn y tế.”

Tôi chẳng thấy định nghĩa y đức gì cả, mà chỉ dịch danh từ "y đức" từ tiếng Việt sang tiếng … Việt. (Trong thực tế, y đức là một hệ thống nguyên lí đạo đức chỉ đạo những ứng xử và tương tác giữa những người làm trong ngành y và bệnh nhân.) Nhưng điều lạ lùng là định nghĩa đạo đức trên bị chi phối bởi chủ nghĩa Mác. Tôi không biết Mác dạy gì về đạo đức và đề ra chuẩn mực gì về đạo đức. Bác nào biết xin nói cho nghe.

Ngạc nhiên thay, ở VN còn có môn đạo đức lái xe! Chẳng hạn như Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP HCM có hẳn môn đạo đức của người lái xe. Trong đó, có vài chuẩn mực như sau:

“1/ Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
- Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức
- Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa
- Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta

2/ Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
- Khái niệm về đạo đức người lái xe ô tô
- Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ô tô:
+ Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
+ Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ô tô.

3/ Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong kinh doanh vận tải.”

http://www.hcmct.edu.vn/Uploads/Files/MON%20ĐAO%20DUC%20NGUOI%20LAI%20XE.pdf

Chẳng hiểu "Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng" là truyền thống gì, và "cách mạng" là cách mạng nào. Ở VN có quá nhiều cuộc cách mạng, nên phải nói cụ thể mới may ra hiểu được. Lại còn "Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"! Ngay cả những lãnh đạo cao cấp nhất đây đó còn thú nhận không biết "định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì, mà đem ra giảng dạy thì thật là ... bó tay.

Đọc xong những khái niệm về giáo dục đạo đức ở trường học, định nghĩa y đức, và đạo đức lái xe, tôi chỉ biết thốt lên: “trời ơi”! Anh bạn tôi đọc xong trích đoạn về giáo dục công dân cũng thốt lên “trời ơi” một cách ngao ngán. Thật đáng kinh ngạc khi cái bóng của một học thuyết nó bao trùm lên tất cả lĩnh vực hoạt động, thậm chí phủ luôn cả khía cạnh sâu thẳm trong người là đạo đức. Một dân tộc đã tồn tại trên 2000 năm, có một nền văn hoá và văn hiến hẳn hoi, đâu cần phải du nhập đạo đức và chuẩn mực đạo đức từ một học thuyết đã lỗi thời và hết sức sống và đã bị chính nơi khai sinh ra nó bác bỏ nó. Bao giờ chúng ta quay về với dân tộc, với truyền thống dân tộc?
 
Nguyễn Văn Tuấn
  (Blog Nguyễn Văn Tuấn)

Hà Nội: Cưỡng chế công trình xây dựng trái phép trị giá hàng chục tỷ

Công trình xây dựng trái phép ở phường Dịch Vọng Hậu đã bị xử lý
Công trình xây dựng trái phép ở phường Dịch Vọng Hậu đã bị xử lý
 
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, ngày 1/11/2013, UBND phường Dịch Vọng Hậu cùng lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công trình “khủng” xây dựng trái phép trên diện tích 1.731m2.

Theo quy hoạch của TP Hà Nội, trên khu đất 1.731m2 tại phường Dịch Vọng Hậu là dự án tòa nhà văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng do Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) thực hiện. Nhưng công ty này không những chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa được cấp phép xây dựng, vẫn tiến hành thi công mà còn vi phạm nghiêm trọng quy hoạch đã được phê duyệt. Công ty INDECO “ép” tòa nhà 23 tầng trở thành một khu nhà 2 tầng và một khu nhà thờ có tường bao quanh kiên cố.

Về công trình xây dựng trái phép trên, ngày 25/10/2013, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 7951 gửi Sở xây dựng, UBND quận Cầu Giấy, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng yêu cầu: “Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy kiểm tra, giám sát việc cam kết tự phá dỡ công trình sai phạm tại lô đất NO-4-X giáp phố Nghĩa Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy của Công ty INDECO theo đúng quy định của Pháp luật; kiên quyết xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng, không để tái phạm. Báo cáo UBND Thành phố kết quả xử lý trước ngày 15/11/2013”.
Văn bản chỉ đạo xử lý sai phạm của UBND TP Hà Nội
Văn bản chỉ đạo xử lý sai phạm của UBND TP Hà Nội
Trước đó, UBND phường Dịch Vọng Hậu đã tiến hành lập biên bản vi phạm, ra quyết định đình chỉ và quyết định cưỡng chế. Công ty INDECO đã nhiều lần gửi văn bản cam kết tự tháo dỡ và hoàn thiện hồ sơ pháp lý xây dựng. UBND phường Dịch Vọng Hậu đã phối hợp với lực lượng chức năng của quận thường xuyên đôn đốc, giám sát việc tự tháo dỡ công trình sai phạm, nhưng Công ty INDECO vẫn “giậm chân tại chỗ” và không có bất cứ hành động nào đúng như cam kết. Chủ đầu tư vẫn “ngầm” tiến hành thi công, hoàn thiện công trình. 
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Cầu Giấy, ngày 22/10/2013, ông Nguyễn Quang Hồng - Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu đã ký và ban hành kế hoạch số 91về việc tổ chức cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm trật tự đô thị trên và được ông Trần Việt Hà - Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy phê duyệt. 

Sáng ngày 1/11/2013, UBND phường đã cùng lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công trình.

Ông Nguyễn Quang Hồng - Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu cho biết: “Các công trình phải phá dỡ có kết cấu phức tạp, bao gồm nhà ở và nhờ thờ có kiến trúc kiên cố, kết cấu gỗ, bê tông, ghép đá tấm lớn. Sau khi công bố quyết định cưỡng chế,các lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ, kiểm kê, niêm phong và chuyển toàn bộ thiết bị, vật dụng còn lại trong căn nhà 2 tầng ra ngoài, sau đó thực hiện các bước phá bỏ, tháo dỡ tiếp theo để tránh lãng phí tài sản. Sau khi hoàn thành phá dỡ khối nhà 2 tầng chúng tôi sẽ báo cáo UBND quận Cầu Giấy kế hoạch tiếp theo để đôn đốc, giám sát chủ đầu tư tự tháo dỡ khối nhà thờ theo đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội…”.

Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy
 (Dân trí)

Huỳnh Uy Dũng: Bill Gates giỏi sang Việt Nam cũng… "chết"

Ngay sau trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh BD Lê Thanh Cung với báo chí, chúng tôi đã gặp và đề nghị ông Huỳnh Uy Dũng - TGĐ Cty CP Đại Nam - cho biết quan điểm của ông ra sao, sau phát ngôn của Chủ tịch UBND tỉnh BD.
Ông Dũng cho biết: “Tất cả mọi quan điểm, cơ sở chứng lý, tôi đã thể hiện trong “đơn tố cáo” gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Tôi không đôi co, đấu khẩu chi tiết với ông Lê Thanh Cung, như ông Cung phát biểu trên báo chí vừa qua. Tôi khẳng định một lần nữa về việc tôi tố cáo Chủ tịch tỉnh BD.
 
Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi tố cáo, nếu tôi tố cáo sai, tôi chịu trách nhiệm trước luật pháp. Còn bây giờ, xin hãy đợi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để cơ quan thứ ba - Thanh tra Chính phủ - vào cuộc, xác minh điều tra làm rõ ai đúng, ai sai, ai làm trái quy định luật pháp, ai đã sử dụng cái “lệ”, coi thường luật pháp do Quốc hội ban hành để Cty cổ phần Đại Nam cũng như nhiều DN khốn khổ nhiều năm nay.

Huỳnh Uy Dũng, Dũng lò vôi, Sóng Thần, Bình Dương, kiện tụng

Tôi không có ý kiến cho rằng mình đúng hay Chủ tịch BD sai vào lúc này. Tất cả hãy chờ cơ quan trung ương vào kiểm tra kết luận”.

Nhưng thưa ông, trả lời báo chí, ông Cung nói “ông Dũng làm không đúng” nên ông Cung từ chối không giải quyết ?

Từ khi tôi mua đất, lập dự án, rồi trình các hồ sơ, thủ tục xin phê duyệt…; không một văn bản nào, không một cơ quan chức năng nào, cũng như không một cá nhân lãnh đạo có thẩm quyền nào của tỉnh BD kết luận rằng tôi hay Cty Đại Nam làm sai cả; cho đến khi Chủ tịch tỉnh BD - ông Lê Thanh Cung - ra văn bản cấm DN chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khu đất ở, dưới mọi hình thức, kéo dài phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500. Từ đó, dẫn đến 50% số nhân viên góp vốn xin nhận lại tiền góp vốn.

Vì vậy, Cty Đại Nam đã hoàn lại vốn cho bất kỳ ai muốn xin nhận lại tiền vốn kèm lãi suất ngân hàng, không một ai khiếu nại bất cứ điều gì đối với Cty Đại Nam.

Ông muốn điều gì trong việc tố cáo đích danh Chủ tịch tỉnh BD?

Tôi chẳng có gì để còn và để mất, nên tôi muốn nói thật, sống thật với những gì mà bản thân tôi đã chịu sự “sắp đặt” của tỉnh BD từ nhiều năm nay. Cá nhân tôi làm đơn tố cáo, để một lần nữa cho thấy họ đã dùng cái “lệ” thay cho luật. Cái “lệ” này được chính quyền ban hành trên cả luật của Quốc hội. Có mấy DN dám nói thật? Bởi khi các DN muốn cất lời hay thực hiện, thì vụ việc sẽ bị kéo dài…

Khi tranh chấp hay tố cáo, khởi kiện mà đợi chờ được xem xét giải quyết, thì DN đã tự “chết”, trước khi biết thắng - bại thuộc về ai. Tôi dám chắc, giỏi cỡ Bill Gates ở Mỹ qua VN mà bị những văn bản từ cái “lệ” này cũng … “chết”. Không DN nào có thể sống được vì kiểu cách làm việc như vậy.

Tôi mua đất để làm dự án, kinh doanh chứ không phải để tiêu xài. Tôi kiến nghị phê duyệt 1/500 sẽ có nhà đầu tư thứ cấp, DN đầu tư vào. Họ mua để xây nhà cho CN, CB-CNV cũng có thể xây nhà trọ CN, làm sao bảo đảm kiến trúc, đúng mục đích phục vụ cho CN ở đó là được. Dự kiến, 30-50 ngàn CN sẽ ở đây.

Tôi đâu có làm nhà cho giới nhà giàu; giàu thì qua thành phố mới BD mà ở. Còn tôi đi vào đối tượng người lao động có thu nhập thấp. Bản đồ quy hoạch 1/500 tôi nộp từ ngày 26.10.2009, cho tới giờ này vẫn không thay đổi so với quy hoạch 1/2.000 đã được duyệt, không phá vỡ cảnh quan đô thị, không sai một mét đất nào…

Tôi đã gửi đơn thư rất nhiều, chờ mãi không thấy trả lời, uất ức, tôi mới tố cáo. Khi làm điều này, tôi như tự đâm vào con tim của mình. Cả cuộc đời tôi, trong giấc ngủ tôi vẫn suy nghĩ làm thế nào để cho BD phát triển suốt mấy chục năm nay. Nhưng hôm nay, họ đã đối xử với tôi như vậy đấy. Tôi đang chờ đợi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng thứ ba vào cuộc kiểm tra và kết luận. Khi đó sẽ biết ai đúng - ai sai trong vụ việc này.

Xin cảm ơn ông!
Hoàng Hưng
(Lao Động) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét